6. BỐC ỤC
1.7.4 Các bài học có thể áp dụng cho Việt Nam
Với các kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể rút ra các bài học
để phát triển tốt nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam như sau:
1.7.4.1 Về marketing
Để làm tốt công tác marketing nhằm đem lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các công việc cụ thể như sau :
1.7.4.1.1 Xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm
Các doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo nhu cầu thực tế
của khách hàng để phát triển thêm các sản phẩm mới. Đối với các sản phẩm đang cung cấp cho khách hàng cần rút kinh nghiệm từ các khâu xét nhận bảo hiểm, giám
định, bồi thường để sửa đổi các điều khỏan cho phù hợp với luật pháp và quyền lợi của khách hàng hơn.
1.7.4.1.2 Có cơ chếđịnh phí phù hợp
Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình biểu phí thích hợp dựa trên các số liệu thống kê tổn thất qua các năm để đảm bảo dịch vụ của mình không bị bán đắt cho khách hàng và cũng đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh. Đối với bảo hiểm hàng hải, cần có biểu phí chi tiết và linh họat cho từng lọai hàng, lọai tàu và có chính sách cụ thể giảm phí cho từng lọai khách hàng.
1.7.4.1.3 Nâng cao chất lượng phục vụ hướng đến khách hàng
hiểm, giám định, bồi thường, vì vậy, các công ty cần phải có chính sách hướng đến khách hàng ngay từ khâu đầu tiên: tư vấn đầy đủ cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm, các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm phù hợp và có lợi nhất cho mình; rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường, cải tiến các công đọan giám định, bồi thường để nhằm bồi thường đúng, đủ, nhanh chóng cho khách hàng.
1.7.4.1.4 Có chính sách quản lý rủi ro tốt
Kết quả kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm
đến công tác quản lý rủi ro thông qua các công việc: xem xét ngừng bảo hiểm các lọai hình có tỷ lệ tổn thất quá cao, chọn lọc các nhà thầu phụ (công ty tái bảo hiểm, công ty giám định, chuyên gia phân bổ tổn thất, công ty luật…) tốt, có uy tín để
tăng cường thương hiệu và giảm tỷ lệ bồi thường, có các biện pháp đề phòng hạn chế thích hợp như thực hiện công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm.
1.7.4.1.5 Chú trọng phát triển thị trường
Các doanh nghiệp cần chú trọng việc mở rộng mạng lưới phân phối, có chiến lược kinh doanh cụ thể, có các chính sách phù hợp cho các đối tượng khách hàng để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thông qua các kênh đại lý, môi giới, website và các kênh truyền thông.
1.7.4.2 Về tài chính
Để có thể phát triển mạnh, các doanh nghiệp cần củng cố khả năng vững chắc về tài chính bằng cách:
1.7.4.2.1 Tăng cường khả năng tài chính
Các doanh nghiệp cần tăng cường khả năng tài chính bằng cách tái cấu trúc cơ cấu sở hữu, có thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngòai, chọn nhà Tái bảo hiểm tốt, sát nhập các công ty bảo hiểm nhỏ… để có thểđảm bảo nguồn vốn, tăng mức giữ
lại nhằm tăng cường lợi nhuận.
1.7.4.2.2 Tìm kiếm cơ hội, kênh đầu tư tốt
quả kinh doanh nghiệp vụ và từ lợi nhuận đầu tư. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm khi đã có nguồn vốn lớn thì các doanh nghiệp phải chú trọng tìm kiếm các cơ hội và các kênh đầu tư tốt để tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư.
1.7.4.3 Về công tác quản trị
Để cải tiến công tác quản trị còn nhiều bất cập của mình, các doanh nghiệp cần:
1.7.4.3.1 Tách biệt các bộ phận của cơ cấu tổ chức
Về mặt cơ cấu tổ chức cần có các bộ phận tách biệt: marketing, xét nhận bảo hiểm, giải quyết bồi thường, tái bảo hiểm để tránh tình trạng trục lợi, tham nhũng trong bảo hiểm và tăng cường chuyên môn hóa nhằm tăng năng suất lao động.
1.7.4.3.2 Tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực
Về mặt nhân sự các doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo kiến thức nghiệp vụ, và quản lý cán bộ một cách bài bản. Trang bị các kiến thức về quản lý cho các cán bộ
lãnh đạo. Cần xây dựng cơ chế trả lương, thưởng thích hợp để giữ cán bộ. Chú trọng tăng cường đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ để tránh tình trạng tham nhũng, trục lợi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và giảm tỷ lệ bồi thường, tăng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm.
1.7.4.4 Về hệ thống thông tin:
Với thực trạng quản lý bằng phương pháp thủ công hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải trang bị cho mình công cụ quản lý hiện đại để có thể tồn tại trong thời kỳ hội nhập:
1.7.4.4.1 Trang bị hệ thống phần mềm quản lý
Cần trang bị hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụđể xây dựng được cơ sở dữ liệu nhằm định phí bảo hiểm hợp lý, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp và đưa ra những định hướng kinh doanh đúng đắn.
1.7.4.4.2 Ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến
Doanh nghiệp nên ứng dụng phương pháp bán hàng này để tiết kiệm thời gian, nhân lực cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.
1.7.4.5 Về sự hỗ trợ của chính phủ, ngành
Sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam và các ngành liên quan là động lực rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc :
1.7.4.5.1 Cải thiện môi trường pháp lý
Cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, môi trường pháp lý cũng dần hòan thiện, tuy nhiên, đối với lĩnh vực bảo hiểm hàng hải vẫn còn phải cải tiến một số bất cập: các quy tắc bảo hiểm hàng hải đều áp dụng theo luật và tập quán Anh, vì vậy, cần phải xây dựng một Luật bảo hiểm hàng hải mới hoặc thay đổi Bộ
luật hàng hải Việt Nam đảm bảo phù hợp với hệ thống luật của các nước có ngành bảo hiểm hàng hải phát triển.
Ngòai ra, cần phải kiện tòan bộ máy Tòa án, trang bị các kiến thức về bảo hiểm hàng hải cho các thẩm phán, chánh án để nhằm có những phán quyết chính xác trong các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm hàng hải.
1.7.4.5.2 Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp
Nhà nước cần có các quy định thông thóang trong đầu tư, cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng hơn và tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp bảo hiểm mạnh dạn sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mình nhằm mục
đích tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư vốn.
Với cơ sở lý thuyết trình bày ở Chương 1 về lịch sử và vai trò của bảo hiểm hàng hải, các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải, khái niệm về bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu; bảo hiểm tàu biển và kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ở một số nước trên thế giới sẽ là nền tảng để phân tích đánh giá hoạt động bảo hiểm hàng hải của các công ty bảo hiểm Việt Nam cùng với các yếu tố ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập WTO, từđó đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH SWOT
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KINH DOANH BẢO HIỂM
HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT
NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO