Về phía nhà nướ c

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 105 - 108)

6. BỐC ỤC

3.5.1 Về phía nhà nướ c

3.5.1.1 Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích thay đổi tập quán bảo hiểm

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F

như: giảm thuế xuất nhập khẩu cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ

hàng được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam.

3.5.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý

Cần sớm đưa ra và hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động của thị trường bảo hiểm hàng hải được minh bạch. Cụ thể nên xây dựng Luật bảo hiểm hàng hải mới hoặc kiện toàn Bộ luật Hàng hải Việt Nam đảm bảo các định chế áp dụng đối với hoạt động bảo hiểm hàng hải tương đương như hệ thống luật của các nước có ngành bảo hiểm hàng hải phát triển.

3.5.1.3 Dỡ bỏ quy định mức trần đối với tỷ lệ chi hoa hồng

Bộ Tài chính cần dỡ bỏ quy định mức trần đối với tỷ lệ chi hoa hồng để có thể hạn chế tình trạng biến tướng như hiện nay vì trong thời điểm này, khi nền kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần nên mọi việc chi tiêu liên quan đến chi phí, lợi nhuận đều do các chủ sở hữu quyết

định nên các doanh nghiệp có thể tựấn định hoa hồng cho mình để phù hợp với tình hình kinh doanh. Việc gỡ bỏ quy định mức trần đối với hoa hồng này cũng phù hợp với thông lệ kinh doanh bảo hiểm trên thế giới.

3.5.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra về việc tuân thủ quy định pháp luật

Bộ Tài chính cần phải tăng cường kiểm tra doanh nghiệp về việc đáp ứng các điều kiện về tái bảo hiểm, phí bảo hiểm. Cần phải có những biện pháp mạnh để xử lý những vi phạm của các doanh nghiệp như đăng công khai trên website của Bộ Tài chính, thậm chí những sai phạm lớn sẽđưa lên các phương tiện thông tin đại chúng

đồng thời có các biện pháp để tôn vinh các doanh nghiệp làm ăn tốt.

Bộ Tài chính cần ra quy định những dịch vụ bảo hiểm nào lỗ trong 3 năm thì các doanh nghiệp phải ngồi lại và ký kết với nhau một mức phí tối thiểu

Cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm những công ty vi phạm pháp luật để đảm bảo tính công bằng đối với các công ty hoạt động nghiêm túc, mặt khác đảm bảo tính nghiêm túc của pháp luật.

3.5.1.5 Chú trọng chất lượng của các cơ quan đăng kiểm

Các cơ quan đăng kiểm cần chú trọng việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ

của mình để bắt buộc các chủ tàu phải chú trọng đến việc bảo dưỡng, nâng cấp đảm bảo kỹ thuật của đội tàu, nhằm đảm bảo an tòan sinh mạng, tài sản, môi trường trong họat động hàng hải, giúp các công ty bảo hiểm hạn chế bớt rủi ro.

3.5.1.6 Tăng cường chất lượng của các cơ quan giám định

Chất lượng của giám định ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ bồi thường bảo hiểm. Hiện nay thị trường các công ty giám định đang gia tăng về lượng nhưng lại giảm sút về

chất do thiếu công tác đạo tạo bài bản, dịch chuyển nhân sự có kinh nghiệm giữa các công ty. Do vậy, muốn tồn tại và cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngòai các công ty bảo hiểm cần chú trọng công tác đào đạo nhân sự cả về kiến thức nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp.

3.5.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngành đóng tàu

Nhà nước chú trọng phát triển ngành công nghiệp đóng tàu để trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn bằng cách tập trung vào một vài cụm công nghiệp đóng tàu nơi có sẵn lợi thế. Đồng thời, tập trung vào những công đoạn phù hợp, phát huy được lợi thế khi so sánh với đóng tàu quốc tế trong chiến lược phát triển các ngành phụ

trợ. Áp dụng phương thức kết hợp lợi thế vốn có của mình là lao động rẻ với công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhà nước có thể xem xét mở rộng thêm cơ hội và phương thức đầu tư cho các đối tác nước ngoài, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên cơ sở đó thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hạ nguồn. Việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu cũng nhằm trẻ hóa và nâng cao chất lượng, số lượng của đội tàu Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế việc mua tàu già của các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam.

3.5.1.8 Có chương trình đạo tạo đội ngũ thuyền viên

Hiện nay thực trạng của đội ngũ thuyền viên họat động trên các tàu Việt Nam rất kém cả về lượng lẫn chất, đa số các thuyền viên có năng lực đều tham gia làm việc cho các tàu nước ngòai. Một số lại chuyển lên bờ làm các công việc liên quan đến

hàng hải. Cần phải có chương trình đào tạo đội ngũ thuyền viên để đáp ứng tốc độ

pháp triển của các đội tàu Việt Nam đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích thuyền viên ở lại phục vụ cho các tàu Việt Nam

3.5.1.9 Có chiến lược phát triển hệ thống cảng biển

Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ về lượng hàng hoá và tàu thuyền ra vào hệ thống cảng biển, đặc biệt tại các vùng kinh tế

trọng điểm miền Bắc, miền Nam và miền Trung, nơi mà việc vận chuyển hàng côngtennơ, hàng than quặng và xăng dầu có nhu cầu rất lớn. Theo dự báo lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020. Việt Nam cần khẩn trương xây dựng các cảng biển nước sâu quy mô lớn hiện đại, có thể tiếp nhận được các tàu biển trọng tải lớn từ 50.000 đến 100.000DWT, đồng thời cần có những cảng chuyên dụng cho xếp dỡ hàng hóa côngtennơ, cảng chuyên dụng cho hàng than, quặng, xăng dầu quy mô lớn phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, lọc dầu, luyện thép.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)