Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở khu vực Đông Bắc Á, là một nước được biết đến với nhiều tên gọi: đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đào, đất nước phù tang..v.v. đặc biệt Nhật Bản là nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị xã hội, kinh tế ,khoa học kỹ thuật, ngoại giao..v.v. Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, lại thường xảy ra những thiên tai, động đất, sóng thần. Nhưng cho đến nay nhờ biết điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa họckỹ thuật hiện đại mà Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc đứng thứ hai trên thế giới.Điểm lại quá trình phát triển của Nhật Bản, trong bài tiểu luận này đi sâu vào nghiên cứu lịch sử Nhật Bản giai đoạn 1945nay.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ
ĐỀ TÀI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945- NAY
GVHD: TS HOÀNG THỊ NHƯ Ý SVTH: Lê Hoàng Dung
MSSV : 1210928 Lớp : LSK36
Trang 2Đà lạt ngày 27, tháng 11 năm 2015
Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.Đóng góp của đề tài
6.Bố cục của đề tài
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lý do chon đề tài
Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở khu vực Đông Bắc Á, là một nước được biết đến với nhiều tên gọi: đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đào, đất nước phù tang v.v đặc biệt Nhật Bản là nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị -xã hội, kinh tế ,khoa - học kỹ thuật, ngoại giao v.v Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, lại thường xảy ra những thiên tai, động đất, sóng thần Nhưng cho đến nay nhờ biết điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa học-kỹ thuật hiện đại mà Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc đứng thứ hai trên thế giới
Điểm lại quá trình phát triển của Nhật Bản, trong bài tiểu luận này đi sâu vào nghiên cứu lịch sử Nhật Bản giai đoạn 1945-nay
2 sử nghiên cứu vấn đề
Trang 3Nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản đã được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu rất nhiều cụ thể:
Trong cuốn “Lịch sử Thế giới hiện đại” của tác giả Nguyễn Anh Thái , NXB giáo dục Việt Nam (2011) nói về Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000 nhưng chỉ ở mức khái quát chưa đi vào cụ thể
Giáo trình lịch sử Nhật Bản của tác giả Nguyễn Nam Trâm nói về Nhật Bản trải qua các thời kỳ trong đó có giai đoạn thời Tai sô cho đến hiện nay
Trong tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á cũng có phần nghiên cứu về Nhật Bản đặc biệt
là quan hệ Việt Nam Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề “ngoại giao”
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, phương pháp nghiên cứu đã sử dụng là phương pháp lịch sử Ngoài ra, bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu giữa phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh
5 Đóng góp của đề tài:
Dựa vào nguồn tài liệu thu thập được, qua đó, có thể thấy được nguyên nhân,
thay đổi trong chính trị, kinh tế, đối ngoại Nhật Bản và đối ngoại Nhật Bản đối với Việt Nam Ngoài ra, bài tiểu luận này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập của sinh viên chuyên ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế, chính trị học, là tài liệu chuyên khảo cho những người quan tâm đến các vấn đề lịch sử quan hệ quốc
tế, tìm hiểu tình hình Nhật Bản từ năm 1945- nay
6 Bố cục đề tài
Bài tiểu luận này gồm 2 chương:
CHƯƠNG 1 NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GiỚI THỨ 2 (1945-1953)
Trang 4Chương này trình bày về vị trí địa lý Nhật Bản, những thiệt hại Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, đồng thời trình bày những cải cách Nhật Bản đưa ra nhằm khắc phục kinh tế sau chiến tranh
CHƯƠNG 2 NHẬT BẢN 1953 –NAY
Chương này trình bày về tình hình kinh tế - khoa học kỹ thuật, chính trị, đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1953 đến này
Trang 5CHƯƠNG1 NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GiỚI THỨ 2 (1945-1953) 1.1.Vị trí địa lý Nhật Bản:
Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi
là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn
về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau
1.2 Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 :(1945-1953)
Chính trị:
Là nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa, và bản thân nước Nhật bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản Người giữ trách nhiệm “ chỉ huy tối cao của Bộ tổng tư lệnh quân đội đồng minh chiếm đóng tại Nhật Bản” ( SCAP) là tướng Mác Áctơ, trước đó là chỉ huy quân đội Mĩ ở Thái Bình Dương
Tuy chính phủ Nhật vẫn cai trị đất nước mình, nhưng lực lượng chiếm đóng SCAP là người thực sự thảo ra những chính sách cơ bản đối với nước Nhật thời kỳ đầu chiến tranh
Ngày 3-11-1946, hiến pháp mới của Nhật Bản được công bố, thay cho hiến pháp Minh Trị (1889) Hiến pháp này do lực lượng chiếm đóng SCAP soạn thảo
và sau đó được Quốc hội Nhật thông qua Theo hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thiên hoàng chỉ
là người đứng đầu nhà nước có tính chất tượng trưng
Trang 6Hiến pháp mới công nhận và đảm bảo quyền tự do dân chủ của mọi công dân, quyền nam nữ bình đẳng, quyền đình công v v Một đặc điểm của hiến pháp mới
là “ tuyên ngôn hòa bình”, tuyên bố Nhật không dùng chiến tranh để giải quyết những tranh chấp quốc tế và không xây dựng lực lượng vũ trang (điều 9) Nhà nước Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 về hình thức vẫn là chế độ quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là một nhà nước theo chế độ dân chủ đại nghị, mọi quyền lực trong tay 6 tập đoàn tài phiệt khổng lồ: Mitsubisi, Mitxui, Sumitômô, Phugi, Đaichi, Sanma
Ở Nhật Bản có 5 đảng chính trị lớn đều có đại biểu tham gia Quốc hội: Đảng dân chủ tự do, Đảng dân chủ xã hội Nhật Bản (trước gọi là Đảng XHCN Nhật Bản), Đảng Komeito, Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng XHCN dân chủ
KINH TẾ
Về kinh tế, SCAP thực hiện đồng thời 3 cuộc cải cách lớn”
Thứ nhất thủ tiêu sự tập trung kinh tế mà trọng tâm là giải thể các Daibatx xư, nguồn gốc thúc đẩy Nhật thực hiện chiến tranh xâm lược 83 công ti cổ phẩn và 57 gia đình Daibat xư phải giao nộp tài sản Các cổ phần được bán cho các cá nhân và hiệp hội
Thứ 2: cải cách ruộng đất được tiến hành với nội dung chuyển quyền sở hữu ruộng phát canh đất cho tá điền Các địa chủ được giữ chi ô ruộng đất (1 chi ô = 0,99 ha), số ruộng đất còn lại chính phủ mua và bán lại cho nông dân Ruộng đất phần lớn lọt vào tay bọn phú nông Cuộc cải cách ruộng đất đã tạo điều kiện cho sự phát triển các quan hệ TBCN ở nông thôn
Thứ ba: dân chủ hóa lao động được thực hiện thông qua các đạo luật về lao động, đảm bảo cho công nhân các quyền tổ chức công đoàn, bãi công
Như vậy trong thời gian đầu của chiến tranh , quân đội Đồng minh chiếm đóng Nhật
đã thực hiện nghị quyết của hội nghị Poxdam về việc “phi quân sự hóa nền kinh tế Nhật ”, “khuyến khích các lực lượng dân chủ”, “thủ tiêu sự tập trung” trong sản xuất
và chiếm hữu tài sản, trong đó có cả việc thanh trừ những tên quân phiệt và tài phiệt
Từ năm 1947, do sự bùng nổ của “chiến tranh lạnh”, giữa hai phe Nhật Bản được coi là “bức tường chống cộng” ở Châu Á – Thái Bình Dương Mĩ đã thi hành chính sách đảo ngược” đối với Nhật Nhiều tên tội phạm chiến tranh được giảm tội Mĩ
Trang 7tuyên bố giảm tiền bồi thường chiến tranh của Nhật xuống còn 1/4 Mĩ “viện trợ kinh tế” cho Nhật dưới hình thức cho vay để phục hồi nền kinh tế ( 1945-1950), Nhật nhận viện trợ, đầu tư của Mĩ và nước ngoài khoảng 14 tỉ đô la)
Nhờ vậy, nền kinh tế Nhật được phục hồi nhanh chóng, năm 1951 đã đạt được mức trước chiến tranh Sau khi phục hồi, kinh tế Nhật liên tục phát triển nhanh từ giữa những năm 50 đến 60
Về công nghiệp, Nhật đã đạt được những bước phát triển mạnh nhất và nhanh nhất Trong những năm 50-60, tốc độ tăng trưởng cổng nghiệp trung bình hàng năm Nhật là 15,9% gấp 6 lần Mĩ (2,6%) hơn 5 lần Anh (2,9%), 3 lần Pháp và 2 lần Tây Đức
Về nông nghiệp, Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh, với trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa cao Nên mặc dù thiếu đất canh tác, năm 1967san lượng lương thực vẫn đủ cung cấp hơn 80% nhu cầu trong nước
Về ngoại thương, trong vòng 21 năm (từ 1950-1971) tổng ngạch ngoại thương đã tăng lên 25 lần ( từ 1,7 tỉ đô la năm 1950 lên 43,6 tỉ đô la năm 1971), xuất khẩu tăng
30 lần
Do đó, tổng sản phảm quốc dân (GNP) của Nhật tăng rất nhanh Năm 1950 giá trị tuyệt đối GNP của Nhật mới đạt 20 tỉ đô la, nhỏ hơn bất kì một nước phương Tây nào
và chỉ băng 1/17 của Mĩ (349,5 tỷ đô la) Nhưng Nhật đã nhanh chóng vượt qua Canada năm 1960, vượt Anh, Pháp vào những năm 60 , vượt Tây Đức năm 1968 và trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản, sau Mĩ, với 183 tỉ đô la Sự tăng trưởng này được dư luận phương Tây suy tôn là “thần kì Nhật Bản” Sự thần kì của kinh tế Nhật Bản do nhiều nguyên nhân bên trong, bên ngoài tác động
Trước hết là do điều kiện quốc tế thuận lợi Sự tiến bộ khoa học –kĩ thuật vào những năm đầu sau chiến tranh đã tạo ra những khả năng thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới Nhật là nước đã tận dụng được những thuận lợi này rất tốt Cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam cũng là hai “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản, vì Nhật kiếm được lợi nhuận khổng lồ do thực hiện những đơn đặt hàng của Mĩ, làm căn cứ hậu cần cho Mĩ trong chiến tranh Nhật lại tranh thủ được viện trợ to lớn của Mĩ và quỹ tiền tệ quốc tế Tóm lại, Nhật đã biết tận dụng thời cơ do hoàn cảnh quốc tế bên ngoài đem đến
Trang 8Nhưng cái quyết định nhất là ở chỗ Nhật đã tạo ra được “một xã hội có năng lực cao” để tận dụng đến mức tối đa những thuận lợi về chính trị và kinh tế, tận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật cảu thế giới Có thể thấy rõ điều đó qua 5 điểm sau: Một là, sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: người Nhật trong khi mau chóng tiếp thu nền văn hóa giáo dục và khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình Nhật bản thực hiện khẩu hiệu “học bên ngoài để biến thành của Nhật” Thời gian đầu, Nhật Bản các bằng phát minh sáng chế của nước ngoài để
đỡ tốn kém và rút ngắn được thời gian rồi sau đó cải tiến hoàn thiện cho phù hợp với đất nước của mình
Hai là, hệ thống tổ chức, quản lí hữu hiệu của các xí nghiệp công ti tư nhân Nhật Bản: tầm nhìn xa, tính năng động, táo bạo của giới quản lí ở Nhật (phần lớn là các giám đốc trẻ có năng lực, thay thế các giám đốc già của các Dai bát xư cũ); chế độ làm việc suốt đời, lương tăng theo thâm niên, kết hợp với một hệ thống những kích thích về vật chất và động viên về tinh thần rất đa dạng, tinh tế của công ti đã làm cho công nhân gắn bó suốt đời và làm việc hết mình vào nhà máy
Ba là, cơ cấu hai tầng là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Nét phát triển độc đáo của Nhật Bản là sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất, kinh doanh nhỏ và
sự đóng góp to lớn của nó vào quá trình hiện đại hóa nước Nhật Khu vực sản xuất nhỏ thu hút lao động “thừa” của xã hội Nhật Bản vào guồng máy sản xuất, góp phần
ổn định xã hội, hạn chế nạn thất nghiệp “công khai” Khi kinh doanh phát triển, khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng nhanh chóng sản xuất bằng chế độ gia công đặt hàng Chính phủ và các công ti lớn giúp đỡ các đơn
vị kinh doanh nhỏ ứng dụng kĩ thuật hiện đại, cải tiến công nghệ, giúp sắp xếp việc liên doanh, liên kết với nhau v v
Bốn là, vai trò của nhà nước: chính phủ tham gia vào việc phát triển kinh tế một cách tích cực và sâu rộng hơn nhiều các chính phủ ở các nước phương Tây bằng việc
sử dụng hệ thống các kế hoạch và các chính sách Theo nhận định của một số chuyên gia, nền kinh tế Nhật Bản là “một hệ thống kinh tế chỉ huy thông minh nhất trên thế giới”
Năm là, con người Nhật Bản- là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế Người lao động Nhật được đào tạo nghề nghiệp rộng rãi, có trình độ văn hóa –kĩ thuật cao, kĩ năng đổi mới và được bổ sung tri thức nhanh chóng, đồng thời lại hết sức cần
cù và chăm chỉ, tiết kiệm và kỉ luật Ở Nhật, con người được coi là “công nghệ cao
Trang 9nhất” và được sử dụng đến mức tối đa tiềm năng sáng tạo mà họ có Nhật Bản hết sức coi trọng việc phát triển khoa học kĩ thuật và cải cách nền giáo dục quốc dân một cách năng động để thích nghi với những biến đổi của thế giới
Đối ngoại
Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật”, chấp nhận đặt quân đội Nhật dưới “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ và để quân đội Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Hiệp ước này đã được gia hạn hai lần 1960 và năm
1970, sau đó kéo dài vô hạn Giới cầm quyền Nhật cho thỏa thuận an ninh tay đôi Mĩ – Nhật này là “Hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản” Các quan hệ Mĩ- Nhật được tăng cường liên tục suốt thời kì sau chiến tranh, bất chấp những xung đột gay gắt về kinh tế
1.3 Sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh (Mĩ):
Ngày 14-8-1945, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà cầm quyền Nhật Bản lúc này là phải thực hiện nghiêm túc các sắc lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng chiếm đóng đưa ra Chính phủ Nhật Bản giữ vai trò là chính quyền thứ 2 sau Bộ chỉ huy Đồng minh
Mục tiêu chủ yếu của lực lượng chiếm đóng là thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và
“dân chủ hóa nước Nhật”
Bước đầu của cải cách chính trị, lực lượng Đồng minh tiến hành những biện pháp triệt để nhằmloại bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xóa bỏ guồng máy chiến tranh Nhật Bản trong một thời gian ngắn
Đến ngày 16-9-1945 lực lượng vũ trang Nhật Bản đã bị giải trừ hoàn toàn
Trong giai đoạn 1948- 1951 quân chiếm đóng Mĩ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp nới lỏng chính sách chiếm đóng, đẩy mạnh phục hồi kinh tế, cấu kết với Nhật, thực hiện mưu đồ biến Nhật thành một Đồng minh của Mĩ và là một bức tường ngăn chặn “làn sóng Cộng sản” ở Châu Á”
Trong giai đoạn 1948- 1951 quân chiếm đóng Mĩ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp nới lỏng chính sách chiếm đóng, đẩy mạnh phục hồi kinh tế, cấu kết với Nhật, thực hiện mưu đồ biến Nhật thành một Đồng minh của Mĩ và là một bức tường ngăn chặn “làn sóng Cộng sản” ở Châu Á”
Trang 10CHƯƠNG 2 NHẬT BẢN 1953 – NAY 2.1 Chính trị
Suốt từ năm 1955 đến 1973, Đảng dân chủ tự do, chính đảng của tư bản tài chính độc quyền liên tiếp cầm quyền ở Nhật Bản Dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ và câu kết chặt chẽ với Mĩ, giai cấp cầm quyền của Nhật Bản đã thi hành một số chính sách đối nội, đối ngoại làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Nhật Bản
Trong chính sách đối ngoại giới cầm quyền Nhật Bản tìm mọi cách thủ tiêu hoặc thu hẹp các quyền tự do dân chủ mà nhân dân Nhật Bản đã giành được trước đây, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân tiến
bộ Nhật Bản, nhất là định sửa đổi điều của hiến pháp Cùng với việc ráo riết phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, chúng ra sức tái vũ trang Nhật Bản, bất chấp hiến pháp và sự phản đối của nhân dân Nhật
Đến kế hoạch phát triển quân sự lần thứ 4, giới cầm quyền Nhật Bản đã tăngcường lực lượng vũ trang lên tới 280.000 người, bao gồm đầy đủ các quân chủng hải, lục, không quân và các loại vũ khí hiện đại Sau đó, Nhật Bản thực hiện kế hoạch phát triển quân sự 5 năm lần thứ 6, trọng tâm hướng vào hải quân, không quân, mở rộng binh chủng tên lửa và vũ khí tấn công
Tháng 8-1993 sau bốn thập niên cầm quyền và lãnh đạo, Đảng dân chủ tự do phải nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập
Cuối tháng 9-1996, thủ tướng Nhật Bản Ryutarô giải tán quốc hội và quyết định tổng tuyển cử trước thời hạn 20-10-1996