1 Tóm tắc về vua Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442 là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê (tính cả Lê Bang Cơ và Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành , còn có tên khác là Lê Hạo . Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. • Ngoài ra, ông đã tiến hành công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành (1471), sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước vào năm 1479. Vua Lê Thánh Tông mất ngày 30 Đinh Tỵ ( 1497 ), ở ngôi 38 năm ,thọ 56 tuổi, táng ở Chiêu Lăng. 2Cải cách của vua Lê Thánh Tông 2.1 Bối cảnh lịch sử: Mới nhìn tưởng rằng cuộc cải cách này chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân đơn giản trước mắt từ sự yếu kém của bộ máy hành chính đã được cải tổ từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông.
Trang 1Bài thuyết trình môn lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X-XIX
1 Tóm tắc về vua Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442 là vị Hoàng đế thứ năm của nhà
Hậu Lê (tính cả Lê Bang Cơ và Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ
năm 1460 đến 1497 Ông tên thật là Lê Tư Thành , còn có tên khác là Lê Hạo
- Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài
- Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp
• Ngoài ra, ông đã tiến hành công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành (1471), sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước vào năm 1479
- Vua Lê Thánh Tông mất ngày 30 Đinh Tỵ ( 1497 ), ở ngôi 38 năm ,thọ 56 tuổi, táng ở Chiêu Lăng
2
Cải cách của vua Lê Thánh Tông
2.1 Bối cảnh lịch sử:
Mới nhìn tưởng rằng cuộc cải cách này chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân đơn giản trước mắt từ sự yếu kém của bộ máy hành chính đã được cải tổ từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông
- Nhưng thực tế nó bắt nguồn từ nguyên nhân xâu xa mà từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông muốn làm nhưng chưa thực hiện được
- Nguyên nhân trước hết là do khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra vào cuối thời Trần Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhằm thay thế thiết chế quân chủ quý tộc bằng 1 thiết chế mới quân chủ quan liêu là đúng đắn, cần thiết nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nó thất bại nhanh chóng
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi.Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và xây dựng cường quốc mới theo chế độ cũ của nhà Trần
Thiết chế chính trị theo chế độ cũ của nhà Trần chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang tính phân tán
- Trong hoàn cảnh mới nhưng vẫn duy trì chế độ cũ là không phù hợp với sự phát triển của đất nước, xu thế của thời đại Yêu cầu đặt ra cần phải thiết lập một bộ máy hành chính mới phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước
Trang 2Mặt khác, sau khi Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi (10 tuổi và 2 tuổi).Mọi quyền quyết đoán trong triều đình nằm trong tay các đại thần
- trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi sa đọa diễn ra khá phổ biến
Hàng loạt “công thần khai quốc” như Nguyễn Trãi ….bị giết.
Để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyềg mạnh, đòi hỏi phải chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước, phải cải cách cả thiết chế chính trị , cả về cơ chế vận hành của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương
- Khắc phục tình trạng bất cập từ tập trung đến phân tán
- Tình hình trên đặt ra yêu cầu phải tiến hành cuộc cải cách đặt biệt là về mặt hành chính
- Lê Thánh Tông là vị vua đảm đương việc cải cách này
2.2 Nội dung của cải cách:
Quân sự:
• Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các
bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo
• Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương gọi là chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có giặc ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng 43 điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao
• Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh thuỷ binh tượng binh kị binh Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, gồm đao, kiếm, giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo
• Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.
• Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi cùng với binh lính và là tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị
• Dấu tích trong một lần tuần tra tại khu vực cửa biển và vùng biển Hạ Long là một bài thơ đề trên vách núi đá mà sau này dân Đại Việt gọi tên là núi Bài Thơ ở thành phố Hạ Long ngày nay Bài thơ vua Lê Thánh Tông khắc :
Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào
Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời
Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ
Hàm hào cửu tam (đã định)
Trang 3Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió
Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên
Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt
Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững
Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn
- Theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc,
do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ về vũ khí tầm xa như hỏa thương, hỏa hổ, súng thần công, hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh đã tạo nên cho Đại Việt một kho vũ khí đa dạng và hùng mạnh, có thể vượt xa so với vũ khí Châu Âu cùng thời về sát thương
và chất lượng
- Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc tích trữ lương thảo ở các vùng biên cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết Một nghệ thuật làm lương khô thời Lê Thánh Tông được sử sách ghi lại
là một kỹ thuật đặc biệt của Đại Việt, đó là đồ (hấp) thóc chín và sấy khô Loại lương khô này có thể cất giữ vài năm không bị mất phẩm chất và rất tiện cho việc vận chuyển và sử dụng trong chiến tranh, đặc biệt là dùng cho quân đội viễn chinh
- Nhà vua cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc Mỗi phủ có vệ, sở Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương 43 điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao
Hành chính
• Lên nắm triều chính, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ của triều đình Ông làm việc không biết mệt mỏi, làm gương cho các quan lại Lê Thánh Tông khẩn trương tổ chức củng cố và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo
• Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ) Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:
• Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
• Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
Trang 4• Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
• Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
• Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
• Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền
• Các bộ đều có 1 thượng thư đứng đầu
• Mỗi bộ có 1 sổ ty nhất đinh chuyên làm công việc đặt biệt như: bộ lại có ty Khuyên thảo thanh lại do Lam trung phụ trách, 1 viên ngoại lang và 80 viên thuộc lại Bộ hộ có 2 ty thanh lại ( Bản lịch và Độ chi ) mỗi ty có 1 lang trung và 2 viên ngoại lang với 110 thuộc lại
Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái
Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo (thừa tuyên)
Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần
Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức
Kinh tế
Tình hình ruộng đất: Thời Lê Thánh Tông chế độ lộc điền được ban hành, theo đó các quan lại
từ tam , tứ phẩm trở lên cho đến các vươn hầu bá được cấp 1 số ruộng tùy chức tước
Vua Lê Thánh Tông ban hành phép quân điền.
Theo phép này cứ 6 năm ruộng công làng xã được chia lại 1 lần cho các thành viên
Nông nghiệp:
- Tội ăn trôm ăn cắp bị trừng phạt nặng nề
- Pháp luật nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiêp
- Năm 1489 Thánh Tông ra lệnh cấm giết trâu , bò ban đêm
Lập đồn điền.
Thời Lê Thánh Tông, chính sách đồn điền được thực hiện rộng rãi Vua ban chiếu lập đồn điền, mở rộng quy mô các đồn điền tại các địa phương, tận dụng sức lao động của người lưu vong, tội đồ Tới năm 1481, trong cả nước có 43 đồn điền Các đồn điền ở Bắc Bộ thường nhỏ và mang tên xã; trong khi
Trang 5các đồn điền từ Thanh Hóa trở vào rộng lớn hơn và mang tên huyện, do những vùng đất này còn nhiều nơi chưa được khai thác
Trị thủy và làm thủy lợi
• Thời Lê Thánh Tông, việc đắp đê sông và đê biển được chú trọng hơn các thời trước Con đê
chống nước mặn đắp trong niên hiệu Hồng Đức được gọi là đê Hồng Đức dài gần 25 km, hiện
vẫn còn dấu tích tại phía bắc huyện Hải Hậu
• Năm 1475, Lê Thánh Tông ra sắc lệnh về sửa đắp đê điều và đường xá Cùng năm, ông đặt ra chức quan Hà đê để trông coi đê điều và chức quan Khuyến nông để đôn đốc nhân dân việc cày cấy
Di dân và khẩn hoang
• Không chỉ tận dụng sức lao động của tù binh và người phạm tội, nhà Lê còn chú trọng tới lực lượng lao động là nông dân tại các địa phương để mở mang những vùng đất hoang Thời Lê Thánh Tông hình thành hai loại ruộng mới là “ruộng chiếm xạ” và “ruộng thông cáo
• Ruộng thông cáo là ruộng bỏ hoang ở các làng xã được triều đình cho phép cày cấy sau khi tâu báo lên Người khai phá được hưởng lợi trên ruộng cày cấy đó và truyền cho con cháu nhưng không được biến thành ruộng tư hữu
• Ruộng chiếm xạ cũng là ruộng khẩn hoang nộp thuế, làm được trên diện tích bao nhiêu thì được hưởng lợi sau khi nộp thuế và có thể xin làm ruộng tư
• Với chính sách khẩn hoang và cho phép người nông dân được sở hữu ruộng tư, nhà Lê đã khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, giảm bớt mâu thuẫn trong xã hội về ruộng đất
• Thủ công nghiệp
• Các nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón ,đúc đồng ngày càng phát triển
• Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công của nhà nước , bây giờ được chia làm
36 phố phường
• Các công xưởng của nhà nước có tên gọi chung là Bách tác
Thương nghiệp
• Chợ họp theo phiên,lần lượt từ chợ này đến chợ khác
• Để tiện cho việc buôn bán nhà Lê bỏ tiền giấy thời Hồ, đúc tiền đồng mới và quy định rõ : 1 quan
=10 tiền 1 tiền= 60 đồng Các đơn vị đo lường cũng được thống nhất
Trang 6• Về ngoại thương thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao đổi.
Bản đồ kinh thành Thăng Long
Thời vua Lê Thánh Tông
Tình hình văn hóa –xã hội
Tình hình xã hội:
• Được sự cho phép của nhà nước, những nông dân nghèo không có ruộng đất có thể họp nhau đi khai hoang,xây dụng làng xóm, đồng ruộng mới
• Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm nghặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân đi tự do làm nô tì Tình Hình văn hóa:
1467 Thánh Tông đặt chức bác sĩ dạy ngũ kinh, mỗi người nghiên cứu 1 kinh đễ giảng dạy Hằng năm nhà nước cho in và ban các trường ở phủ các sách Ngũ kinh, tứ thư, đăng khoa lục…
Thánh tông cho xây dựng lại văn miếu
- 1462 Thánh Tông đặt lệ “Bảo kết thi hương” qui định rõ thủ tục giấy tờ của những người ứng thí Sau
đó cứ 3 năm nhà nước mở 1 kỳ thi
Dưới thời ông, việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt
và thành danh
1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài Ngoài Hàn lâm viện, Quốc
sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lậpmHội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái Việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh
Đặc biệt ông rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tránh gian lận trong thi cử Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài thi có nghi ngờ
Tôn giáo
• Dưới thời Hậu Lê nói chung, và trong thời vua Lê Thánh Tông trị vì nói riêng, Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới Nho học Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này Mặt khác do trước đó
Trang 7chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các Phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ
- Nho giáo:
- Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng
- Ông cải cách đưa ra 24 điều, nhà nước thường xuyên ban hành về các điều lệ lễ giáo trong nhân dân, giảng giải và theo doi việc thưc hiện
- Lê Thánh Tông hạn chế phật giáo và đạo giáo chặt chẽ hơn thời Lê Lợi, ông đặt ra ti tăng luật và đạo luật chuyên trách phập giáo và đạo giáo
Luật pháp:
- Thời vua Lê Thánh Tông, triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến
- Sách Hồng Đức thiện chính thư và Thiên Nam dư hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố
và thi hành trong thời Thánh Tông, theo thứ tự từng năm Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập, còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470-1497)
- Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các phép lệnh đó ban
bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, san định lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh
- Đó là bộ Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông Thực ra bộ luật đó không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê sơ
- Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy
Như vậy, khoảng thời gian từ 1471 trở đi, thông qua cải cách, vua Lê Thánh Tông đã tạo lập được một hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất Hệ thống tổ chức khá rõ ràng, trách nhiệm phân minh, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung quyền lực của Nhà nước Trung ương
Những thành công của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông không chỉ là bài học của lịch
sử mà còn có giá trị cho cả hôm nay