1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ P2 - Đề tài: "KHÁI NIỆM BẢO HIỂM ? BẢN CHẤT VÀ HÌNH THỨC CỦA BẢO HIỂM ? TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM LÀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH ?" pdf

30 1,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

*************

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ P2

ĐỀ TÀI:

KHÁI NIỆM BẢO HIỂM? BẢN CHẤT VÀ HÌNH THỨC CỦA BẢO HIỂM? TẠI SAO NÓI BẢO HIỂM LÀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH?

Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thu Hằng

Nhóm sinh viên thực hiện: 11

Trang 2

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2012.

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước sang một thời

kỳ phát triển mới Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thànhtựu kinh tế - xã hội to lớn cho đất nước Nhiều lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh, đờisống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao Trong quá trình phát triển đó, bảohiểm đã và đang chứng minh được vai trò tích cực của mình đối với hoạt động sảnxuất - kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung Đồng thời, bảohiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rấtnhiều lao động

Ngành bảo hiểm nước ta mới thực sự bắt đầu phát triển từ cách đây khoảng

10 năm khi thế độc quyền kinh doanh bảo hiểm được xoá bỏ theo nghị định 100 CPđược Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993 Kể từ đó đến nay, ngành bảo hiểm đã

có những bước tiến đáng kể và nếu được phát triển đúng hướng, ngành sẽ góp phầnrất tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷmới Việc tìm hiểu thực trạng tình hình kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam để từ đó,đưa ra được những giải pháp nhằm phát triển ngành bảo hiểm trong giai đoạn tới làrất cần thiết

Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, em xin chọn đề tài: “Khái niệm bảo hiểm?

bản chất và hình thức của bảo hiểm? Tại sao nói bảo hiểm là trung gian tài chính”

làm bài tiểu luận của mình, với nội dung:

Chương I: Cơ sở lý luận về bảo hiểm

Chương II: Bảo hiểm là một trung gian tài chính.

Chương III: Kết luận.

Trang 4

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1.KHÁI NIỆM BẢO HIỂM.

Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng dotính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩathống nhất về bảo hiểm Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ vàthích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quĩ tiền tệ (quĩ bảohiểm), sự hoán chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đốitượng riêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tươngtác

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm Theo Dennis Kessler: Bảo

hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người

được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhậnđược một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ

chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm

Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc quá thiên về góc độkinh tế, kĩ thuật, ít nhiều cũng còn thiếu sót, chưa phải là một khái niệm bao quát,hoàn chỉnh Nói một cách chính xác, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính, dựa trên cơ

sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động nhiều người, nhiều đơn vị cùng

Trang 5

tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thường thiệt hại về tài chính dotài sản hoặc tính mạng của người được bảo hiểm gặp phải tai nạn rủi ro bất ngờ.

Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế

này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công

ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì

“kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích

sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."

Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đưa ra

định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người

được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro

đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.

2 BẢN CHẤT CỦA BẢO HIỂM.

Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quĩ chung, khi có rủi ro, quĩ

sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít Mỗi cá nhânhay đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảohiểm Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro đượcbảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường Khoản tiền bồi thườngnày được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp Tất nhiên,chỉ có một số người tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, còn những người không gặp

tổn thất sẽ mất không số phí bảo hiểm Như vậy, có thể thấy, thực chất của bảo

hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người

Trang 6

tham gia bảo hiểm cùng chịu Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiến hành được

phải có nhiều người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật

số đông (the law of large numbers), càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy rarủi ro đối với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi

Với hình thức số đông bù cho số ít người bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm sẽgiúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay đơn vị khi gặp rủi ro, tiếtkiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước Như vậy, thực chất mối quan hệtrong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm, mà suy rộng ra, nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những ngườiđược bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quĩ bảohiểm Quĩ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số ngườitham gia càng đông thì quĩ càng lớn Quĩ được sử dụng trước hết và chủ yếu là để

bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự liêntục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế Ngoài

ra, quĩ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội.Bảo hiểm thực chất là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phânphối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sử dụngquĩ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với người đượcbảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục

3 CHỨC NĂNG CỦA BẢO HIỂM.

Xét ở góc độ chủ thể tham gia bảo hiểm

Cung cấp sự bảo vệ chống lại những tổn thất tài chính: Bằng việc nhận chi trảthiệt hại khi xảy ra biến cố rủi ro, nhà bảo hiểm đã cung cấp sự đảm bảo chắc chắn

về mặt tài chính, giúp người được bảo hiểm và gia đình họ bù đắp được những tổnthất to lớn do hậu quả của rủi ro mang lại

Chia sẻ rủi ro: Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm đã đặtmình vào hoàn cảnh rủi ro và sẵn sàng chia sẻ tổn thất mất mát mà người khác đanggánh chịu

Trang 7

Xét ở góc độ toàn xã hội

- Cải thiện năng lực và hiệu quả làm việc của toàn xã hội

- Góp phần phát triển kinh tế

4 ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM.

Bảo hiểm là một loại dịch vụ tài chính đặc biệt

- Doanh thu trước, chi phí sau, do đó luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi để đầutư

- Sản phẩm vô hình: là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro, chỉ có cam kếtgiữa nhà bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, trong đó người tham gia bảo hiểmcam kết nộp phí, còn nhà bảo hiểm cam kết bồi thường khi có sự cố bảo hiểm xảy ra

Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn và không bồi hoàn

Trong thời gian được bảo hiểm nếu không có rủi ro ảnh hưởng đến người muabảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm không được bồi thường Ngược lại bên bảohiểm sẽ bồi thường trong phạm vi bảo hiểm Như vậy quan hệ giữa người bảo hiểm,người được bảo hiểm và người mua bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tínhkhông bồi hoàn

- Số đông bù số ít

+ chỉ bồi thường cho người gặp rủi ro

+ Thể hiện tính chất: xã hội, nhân đạo và cộng đồng

5 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM.

Đảm bảo bảo toàn vốn kinh doanh và ổn định đời sống xã hội

- Khi gặp rủi ro ảnh hưởng rõ nhất là ảnh hưởng về tài chính, sản xuất kinh doanh

bị ngừng trệ, bảo hiểm góp phần bảo toàn vốn để tiếp tục kinh doanh

- Ổn định đời sống xã hội: đảm bảo về mặt tài chính, khắc phục khó khăn, nhất làtrong trường hợp bảo hiểm cho người là lao động chính trong gia đình

Trang 8

Góp phần phòng tránh, hạn chế tổn thất

- Bảo hiểm sẽ tuyên truyền, lắp đặt thiết bị phòng tránh rủi ro, tổ chức, theo dõi

- Xây dựng bệnh viện, tham gia nghiên cứu đề tài để hạn chế rủi ro, tổn thất

Góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế

Bảo hiểm luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi, đầu tư trở lại nền kinh tế

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- Do lượng vốn nhàn rỗi đầu tư, đồng thời khoản bồi thường của bảo hiểm giúpcác doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất

- Kìm hãm sự phát triển kinh tế trong trường hợp:

+ Sự đổ vỡ của Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ làm giảm GDP, đồng thời ảnh hưởngđến nhiều đối tượng trong nền kinh tế

6 CÁC HÌNH THỨC CỦA BẢO HIỂM.

1.6.1.Bảo hiểm kinh doanh

1.6.1.1.Khái niệm bảo hiểm kinh doanh

Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài chínhnhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm

1.6.1.2.Đặc điểm của bảo hiểm thương mại

- Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm;

- Là một biện pháp hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và an toàn với đời sống cộng đồng

1.6.1.3 Nguyên tắc của bảo hiểm thương mại

Trang 9

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;

- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh;

- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tuân theo luật pháp quy định cho doanh nghiệp nói chung, và cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng;

- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít;

- Doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính

1.6.1.4.Hình thức của bảo hiểm thương mại

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm

1 Bảo hiểm tài sản:

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô, ;

- Bảo hiểm hỏa hoạn

2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3 Bảo hiểm con người:

- Bảo hiểm nhân thọ;

- Bảo hiểm phi nhân thọ

Căn cứ vào tính chất hoạt động

1 Bảo hiểm tự nguyện;

2 Bảo hiểm bắt buộc

1.6.1.5 Cơ chế, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm thương mại

Cơ chế hình thành quỹ bảo hiểm thương mại

- Vốn kinh doanh;

- Doanh thu và thu nhập

Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm thương mại

- Ký quỹ;

Trang 10

- Quỹ dự trữ bắt buộc;

- Bồi thường tổn thất và trả tiền bảo hiểm;

- Dự phòng nghiệp vụ;

- Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước;

- Chế độ phân phối lợi nhuận

1.6.2.Bảo hiểm xã hội

1.6.2.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họkhi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động

1.6.2.2 Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Công ước Giơnevơ năm 1952

- Trợ cấp cho người bị mất người nuôi dưỡng

Ở Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện 6 chế độ

- Bảo hiểm thất nghiệp;

- Trợ cấp ốm đau;

- Trợ cấp thai sản;

- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp hưu trí;

Trang 11

- Trợ cấp tử tuất.

1.6.2.3.Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

- Người sử dụng lao động đóng góp;

- Người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình;thu từ các đốitượng tham gia BHXH tự nguyện

- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ

Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Chi các khoản trợ cấp và chi phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong cáctrường hợp:

- Gặp phải các biến cố đã quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội;

- Người được bảo hiểm là thành viên của bảo hiểm xã hội;

- Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn;

- Chi khác: chi quản lý, nộp bảo hiểm y tế theo quy định, chi hoa hồng đại lý, v.v

1.6.3 Bảo hiểm y tế

1.6.3.1 Khái niệm bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau

1.6.3.2 Đặc điểm của bảo hiểm y tế

- Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;

- Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ

Trang 12

1.6.3.3 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế

- Vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng;

- Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảo hiểm những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra;

- Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít

1.6.3.4 Đối tượng của bảo hiểm y tế

Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của người được bảo hiểm (rủi ro ốm đau, bệnh tật, )

1.6.3.5 Hình thức của bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm y tế bắt buộc;

- Bảo hiểm y tế tự nguyện

1.6.3.6 Phạm vi của bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong

xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm;

- Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chiphí khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế;

- Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trả trong trường hợp này

1.6.3.7 Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

Hình thành quỹ bảo hiểm y tế

- Ngân sách nhà nước cấp;

- Tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện;

Trang 13

- Phí bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu, mất sức: do bảo hiểm xã hội đóng góp;

- Phí bảo hiểm của tổ chức sử dụng người lao động

Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

- Thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm theo định mức;

Trang 14

CHƯƠNG II:

BẢO HIỂM LÀ MỘT TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

2.1 BẢO HIỂM LÀ MỘT TÀI CHÍNH TRUNG GIAN.

2.1.1 TÀI CHÍNH TRUNG GIAN.

Khái niệm tài chính trung gian.

Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa làngười người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, cáccông ty bảo hiểm, các công ty tài chính

1.2 Vai trò của các trung gian tài chính

Các trung gian tài chính ngày càng quan trọng trong hệ thống tài chính Các tổ chứcnày đã thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho người có vốn, cần vốn, cho cảnền kinh tế xã hội và bản thân nó Vai trò của nó thể hiện thông qua việc nó góp phần giảm bớt các chi phí phát sinh khi thực hiện đầu tư vốn hoặc huy động vốn cho mỗi cá nhân và toàn bộ nền kinh tế; đáp ứng đủ và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn cần đầu tư sinh lãi; thực hiện hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro;…

Để có thể thấy được vai trò của các trung gian tài chính, cần tìm hiểu những hạn chế của các thị trường tài chính trong việc lưu chuyển vốn, qua đó thấy được các

Trang 15

trung gian tài chính đã làm như thế nào để khắc phục những hạn chế đó để trở thành kênh tài chính quan trọng của nền kinh tế.

Người được bảo hiểm

Người được bảo hiểm bao gồm mọi công dân Việt Nam từ 16 đến 70 tuổi

và những người trên 70 tuổi đã được bảo hiểm theo nghiệp vụ này ít nhất từ năm 69tuổi DNBH không nhận bảo hiểm các đối tượng sau:

- Người bị bệnh thần kinh

- Người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên

- Người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, tai nạn

Tuy nhiên việc loại trừ này không áp dụng đối với những người được bảo hiểm nghiệp vụ này liên tục từ năm thứ hai trở đi Người được bảo hiểm ở nghiệp

vụ bảo hiểm này vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các nghiệp vụ bảo hiểm khác

DNBH nhận bảo hiểm trường hợp tử vong của người được bảo hiểm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường cho khoản chi phí cần thiết để sửachữa các thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm Với phần lớn các trường hợp, chiphí phát sinh là khoản chi phí cho việc thay thế, cho việc sửa chữa hoặc tổn thấttừng phần Giá trị của từng phần còn sử dụng được và giá trị còn lại của nguyên vậtliệu được bán thanh lý sẽ được đối trừ vào phần thanh toán bồi thường

Thêm vào đó, chi phí của việc tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt lại cũng đượcbảo hiểm Công ty bảo hiểm cũng có thể bồi thường cho cả chi phí làm thêm cầnthiết, chi phí chuyển phát nhanh, chi phí vận chuyển hàng không, chi phí dọn dẹphiện trường và các loại chi phí bổ sung khác được nêu trong hợp đồng bảo hiểm.Tuy nhiên, chi phí sửa lỗi có thể phát sinh mà không có sự kiện tổn thất xảy ra thì

sẽ không được bảo hiểm

Ngày đăng: 07/03/2014, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Quyết định 175/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chớnh phủ phờ duyệt “Chiến lược phỏt triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phỏt triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010
1. Bảo hiểm trong kinh doanh, TS. Hoàng Văn Chõu, TS. Vũ Sĩ Tuấn, TS. Nguyễn Như Tiến, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002 Khác
2. Bảo hiểm - nguyờn tắc và thực hành, TS. David Bland, NXB Tài chớnh, 1998 Khác
3. Giỏo trỡnh bảo hiểm, PGS.TS Hồ Sĩ Hà (chủ biờn), NXB Thống kờ, 2000 Khác
4. Nghị định 100/1993/NĐ - CP của Chớnh phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Khác
6. Bảo hiểm và thị trường chứng khoỏn (Tạp chớ Tài chớnh - số 11/2002) 7. Thụng tư 71/2001/TT - BTC của Bộ Tài chớnh qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm Khác
8. Nghị định 77/2003/ NĐ - CP của Chớnh phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chớnh Khác
9. Quyết định 153/2003/QĐ - BTC của Bộ Tài chớnh về việc ban hành hệ thống chỉ tiờu giỏm sỏt doanh nghiệp bảo hiểm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w