1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời thực tiễn tại thành phố cần thơ

66 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 527,75 KB

Nội dung

Theo pháp luật Việt Nam, quan niệm về quảng cáo cũng có những thay đổi qua từng giai đoạn như sau: Trước năm 2001, quảng cáo được định nghĩa như một hoạt động kinh tế thuần túy mà cụ thể

Trang 1

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Khóa: 2012 - 2014

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI

THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:

Lâm Bá Khánh Toàn

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Thanh Thúy

MSSV: B110144 Lớp: Luật Hành chính (Bằng 2)

Cần Thơ, tháng 5/2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập ở Trường Đại học Cần Thơ, được Quý thầy, cô giảng dạy, hướng dẫn chuyên ngành Luật Hành chính, tôi tiếp thu được kiến thức pháp luật điều chỉnh về nhiều lĩnh vực trong xã hội Với kiến thức học tập bước đầu được trang bị, giúp tôi có thể vận dụng trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn

Có được kết quả đó, là nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy, cô trên cơ sở lý thuyết kết hợp với liên hệ thực tiễn, đã truyền đạt cho tôi kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực trong xã hội đã được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn

Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của cá nhân, người viết nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy – Lâm Bá Khánh Toàn và những người thầy, người cô trong hội đồng phản biện Bên cạnh đó, về tài liệu tham khảo, người viết cũng nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp chung cơ quan – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ

Một lần nữa, người viết xin chân thành kính gửi lời tri ân đến tất cả người thầy, người cô và những người đồng nghiệp quý!

Người viết

Lê Thị Thanh Thúy

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: Khái quát chung về quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo ở Việt Nam 1.1 Khái quát chung về quảng cáo 1.1.1 Khái niệm quảng cáo 4

1.1.2 Đặc điểm của quảng cáo 6

1.1.3 Chức năng của quảng cáo 6

1.1.4 Vai trò của quảng cáo 8

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển về lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam 1.2.1 Giai đoạn trước khi Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành 9

1.2.2 Giai đoạn sau khi Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành 10

1.2.3 Giai đoạn từ khi Luật Quảng cáo được ban hành 13

1.3 Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 1.3.1 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo 14

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 14

1.3.3 Chủ thể quản lý nhà nước về quảng cáo 16

1.3.4 Các quy định cấm trong hoạt động quảng cáo 20

Chương 2: Quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời - thực tiễn tại thành phố Cần Thơ và phương hướng hoàn thiện 2.1 Quản lý nhà nước đối với từng loại hình quảng cáo ngoài trời 2.1.1 Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn 22

2.1.2 Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo 23

2.1.3 Quảng cáo trên phương tiện giao thông 23

2.1.4 Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự 24

2.1.5 Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh 24

Trang 4

2.2 Chủ thể quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời

2.2.1 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 25

2.2.2 Bộ Xây dựng 25

2.2.3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 25

2.2.4 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 26

2.2.5 Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện 27

2.3 Quy hoạch quảng cáo ngoài trời 2.3.1 Nguyên tắc cơ bản về quy hoạch quảng cáo ngoài trời 28

2.3.2 Nội dung quy hoạch quảng cáo ngoài trời 28

2.3.3 Yêu cầu đối với các vị trí được quy hoạch quảng cáo ngoài trời 29 2.3.4 Đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời 29

2.4 Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo ngoài trời 2.4.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo ngoài trời 31

2.4.2 Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo 33

2.4.3 Vi phạm quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông 35

2.4.4 Vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự 35

2.4.5 Vi phạm quy định về biển hiệu 36

2.5 Thực tiễn quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời tại thành phố Cần Thơ 2.5.1 Tình hình hoạt động quảng cáo ngoài trời 37

2.5.2 Công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời 39

2.5.3 Một số hạn chế trong công tác quản lí nhà nước về quảng cáo ngoài trời tại thành phố Cần Thơ 46

2.5.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lí nhà nước về quảng cáo ngoài trời tại thành phố Cần Thơ 47

Trang 5

2.6 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về

quảng cáo ngoài trời tại thành phố Cần Thơ

2.6.1 Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước về

quảng cáo ngoài trời 48 2.6.2 Đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục

pháp luật quảng cáo ngoài trời 49 2.6.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 51 2.6.4 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý

nhà nước về quảng cáo ngoài trời tại thành phố Cần Thơ 52

Kết luận 54 Tài liệu tham khảo 56

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong 10 năm trở về đây, cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế

- văn hóa xã hộ của đất nước, hoạt động quảng cáo ngoài trời đã có những bước phát triển cả về chất lượng và số lượng Gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế

và xu hướng thương mại hóa toàn cầu đã tạo đà cho hoạt động quảng cáo thương mại không ngừng mở rộng và phát triển trở thành một yếu tố quan trọng, gắn kết hữu cơ với sự tăng trưởng của mỗi sản phẩm, mỗi doanh ngiệp nói riêng và của

cả nền kinh tế nói chung Quảng cáo chuyên nghiệp ở Việt Nam ngày nay đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh độc lập, là hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh chung của cả nền kinh tế Quảng cáo là một trong những công cụ marketing hữu hiệu thúc đẩy và kích thích phát triển nền kinh tế hàng hóa, có thể nói quảng cáo là một ngành “công nghiệp không khói” thứ hai sau du lịch

Hệ thống quảng cáo trực quan ngoài trời là loại hình quảng cáo có tốc

độ phát triển mạnh mẽ, đa dạng vào bậc nhất trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Ở Việt Nam quảng cáo ngoài trời phát triển tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,

Bên cạnh yếu tố thương mại, hệ thống các phương tiện quảng cáo ngoài trời còn đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể cảnh quan đô thị hiện đại, đồng thời hệ thống này cũng sẽ mang lại một hiệu quả to lớn khi sử dụng vào việc tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị

Lợi ích về kinh tế của hệ thống quảng cáo ngoài trời mang lại là rất to lớn Tuy nhiên, đi kèm với nó là những tồn tại, hạn chế, như: việc lắp dựng không theo quy hoạch quảng cáo của địa phương, chưa tuân thủ qui chuẩn về kết cấu, hình thức, kích thước, chưa đảm bảo độ an toàn và đạt chuẩn thẩm mỹ, Tất cả đã gây tác động tiêu cực đến mỹ quan đô thị và khó khăn trong công tác

Trang 7

quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này Đây là tình trạng chung của hầu hết các thành phố lớn ở nước ta, thành phố Cần Thơ cũng không ngoại lệ

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời Đó là lí do người

viết chọn đề tài ''Quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời – thực tiễn tại thành

phố Cần Thơ'' để thực hiện luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, người viết chủ yếu đi nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản lý Nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời, mà cụ thể là công tác quản lý Nhà nước về quảng cáo ngoài trời tại thành phố Cần Thơ Qua đó, có thể nhận thấy xem việc thực thi pháp luật vào thực tiễn có gặp những khó khăn, trở ngại

gì hay không? Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời của thành phố Cần Thơ cho phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay

Qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết sẽ được trang bị những kiến thức rất hữu ích về chuyên ngành làm hành trang cho công việc hiện tại và nghiên cứu sau này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là lĩnh vực quảng cáo ngoài trời Tìm hiểu sâu hơn những quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh đối với quản lý nhà nước về các loại hình quảng cáo ngoài trời; quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch quảng cáo ngoài trời Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn là: thực tiễn tại thành phố Cần Thơ

4 Phương pháp nghiên cứu

Sau khi thu thập tài liệu, người viết tiến hành xử lý tài liệu: thống kê và chọn lọc tài liệu

Trang 8

Người viết vận dụng phương pháp lịch sử và so sánh trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh về lĩnh vực quảng cáo ngoài trời

Với phương pháp khái quát và tổng hợp, người viết đưa ra khái niệm, vai trò, đặc điểm, chức năng, vai trò của quảng cáo

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Khái quát chung về quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo ở Việt Nam

Chương 2: Quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời - thực tiễn tại thành phố Cần Thơ và phương hướng hoàn thiện

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về quảng cáo

1.1.1 Khái niệm quảng cáo

Ở góc độ ngôn ngữ học, quảng cáo có nghĩa là thông báo, thông tin một cách rộng rãi Việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh, mà nó còn là công việc rất cần thiết để đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội

Trong tiếng La Tinh, quảng cáo (Adverture): có nghĩa là thu hút lòng người, gây sự chú ý và gợi dẫn Sau này thuật ngữ trên được sử dụng trong tiếng Anh là “Advertise” – gây chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.1

Theo từ điển “quảng cáo” (Advertising) định nghĩa: “Quảng cáo là một

thông tin phải trả tiền có tính đơn phương không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng, nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích, một ứng cử viên hoặc một tổ chức nào đó,… được nêu danh trong quảng cáo”

Quảng cáo là tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều hình thức về hàng hóa, dịch vụ hay về hãng kinh doanh những hàng hóa đó nhằm hấp dẫn và thuyết phục người mua để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa

Dưới góc độ kinh tế, quảng cáo là việc giới thiệu hàng hóa đến người tiêu dùng, tuyên truyền về hàng hóa trong nhân dân do các xí nghiệp và cơ quan sản xuất, thương nghiệp, văn hóa tiến hành

Khái niệm quảng cáo nhìn từ góc độ văn hóa: Quảng cáo không phải là khoa học mà là sản phẩm của văn hóa và tấm gương của nó Tấm gương đó phản ánh truyền thống, niềm tin và hệ thống giá trị của văn hóa

1

Từ điển Anh – Anh Việt, tr 28, Nxb Thanh Niên, năm 2007

Trang 10

Theo pháp luật Việt Nam, quan niệm về quảng cáo cũng có những thay đổi qua từng giai đoạn như sau:

Trước năm 2001, quảng cáo được định nghĩa như một hoạt động kinh tế thuần túy mà cụ thể được quy định ở Điều 1 Nghị định 194/1994/NĐ-CP ngày

31/12/1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam: “Hoạt động quảng

cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hóa dịch vụ, nhãn hiệu, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ”

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, tại Điều 186: “Quảng cáo

thương mại là hành vi của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa dịch vụ để xúc tiến thương mại”

Luật Thương mại 2005, tại Điều 102: quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình

Năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành, tại Điều 4: quảng cáo được hiểu là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lợi và dịch vụ không có mục đích sinh lợi

Theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Quảng cáo năm 2012 nêu rõ “Quảng cáo là

việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”

Phương tiện quảng cáo, bao gồm: Báo chí; trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác; các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác; bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; phương tiện giao thông; hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo; các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật

Trang 11

Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức,

cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch

vụ

Nhìn chung, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều xem quảng cáo không phải là một hoạt động thông tin đơn thuần, mà là một hoạt động thông tin mang tính thương mại Tuy các nước có cách nhìn nhận khác nhau về quảng cáo, nhưng tựu trung lại có một số điểm tương đồng Đó là hoạt động truyền bá, tạo

sự chú ý của công chúng về một hàng hóa, một hoạt động, một yêu cầu xã hội nào đó, nhằm mục đích sinh lợi hoặc không sinh lợi, góp phần kích thích cung cầu, nâng cao dân trí và góp phần phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2 Đặc điểm của quảng cáo

Quảng cáo là một hoạt động mang tính phổ biến và được các cá nhân, tổ chức sử dụng một cách có hiệu quả trong quá trình giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình đến công chúng Có được hiệu quả to lớn như vậy là vì quảng cáo có những đặc điểm sau đây:

Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người ra thông báo, nhằm mục tiêu đã định là thái độ ứng xử cuối cùng của khách hàng đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo

Quảng cáo chỉ mang tính độc thoại, thường là tổ chức, cá nhân tự đề cao về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình; tất nhiên là không có đối thoại

Nội dung quảng cáo là nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào công chúng về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân quảng cáo Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau

Đặc biệt, thông qua hoạt động quảng cáo, tổ chức, cá nhân quảng cáo còn

có khả năng tiếp cận đến một bộ phận khách hàng tiềm năng mà họ hướng đến trong tương lai

1.1.3 Chức năng của quảng cáo

Trang 12

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, quảng cáo đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, quảng cáo đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng; cũng như việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức

1.1.3.1 Quảng cáo là công cụ bán hàng, thuyết phục người tiêu dùng, hướng dẫn, định hướng cho người tiêu dùng

Quảng cáo là công cụ bán hàng, thực chất là công cụ bán hàng một cách gián tiếp, các mẫu quảng cáo tốt được thể hiện qua việc: phản ánh trung thực về chất lượng thật của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thì khách hàng sẽ nhanh chóng tìm đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó

Quảng cáo là công cụ thuyết phục người tiêu dùng Bởi lẽ, khi cá nhân, tổ chức muốn đưa ra thị trường một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nhằm chiếm lĩnh thị trường và có một thương hiệu bền vững, thì chỉ có quảng cáo mới có thể đưa những thông tin của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến với công chúng một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất

Quảng cáo là công cụ hướng dẫn, định hướng cho người tiêu dùng Quảng cáo không chỉ là công cụ bán hàng, thuyết phục người tiêu dùng, mà còn giúp cho công chúng trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, sẽ giúp cho công chúng biết được các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt và có nhu cầu mong muốn tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch

Trang 13

nghiệp vụ cao, chất lượng của nội dung ngày càng được nâng cao, hình thức phong phú hấp dẫn hơn Hay nói cách khác, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích nhu cầu của công chúng, nó còn giúp họ tiết kiệm được thời gian trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế thị trường như hiện nay, quảng cáo được xem là một công cụ đắc lực cho các cá nhân, tổ chức trong việc thúc đẩy nhu cầu của công chúng tiêu thụ, mua sắm đối với sản phẩm, hàng hóa và sử dụng dịch vụ của họ

1.1.3.3 Quảng cáo góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Quảng cáo không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho cá nhân, tổ chức (trừ khi

cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo), nhưng thông qua quảng cáo sẽ tạo cơ hội cho việc trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa, sử dụng dịch vụ của

cá nhân, tổ chức diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn Nhờ vậy doanh số bán hàng của cá nhân, tổ chức sẽ tăng lên, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, nhanh chóng tiếp tục có nguồn vốn để tái đầu tư Vì vậy, quảng cáo trong lĩnh vực thương mại được ví như chiếc cầu nối giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với các tầng lớp công chúng trong xã hội

Sự phát triển của quảng cáo thương mại đã kéo theo một số ngành nghề khác phát triển như: các ngành nghề thiết kế mỹ thuật, in ấn, sản xuất mẫu mã, bao bì,… Qua đó, thúc đẩy cho sự phát triển chung của nền kinh tế

1.1.4 Vai trò của quảng cáo

1.1.4.1 Chức năng xã hội của quảng cáo

Với chức năng này, quảng cáo góp phần tạo nên tính thống nhất về nhu cầu

và thị hiếu của công chúng trong một địa phương, khu vực, quốc gia Quảng cáo kích thích lao động, tăng cường việc chuyên môn hóa lao động cho lực lượng sản xuất,tạo ra việc làm cho người lao động

1.1.4.2 Chức năng giáo dục của quảng cáo

Quảng cáo có tác động ảnh hưởng lên suy nghĩ, nhận thức, quan điểm của chúng ta trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Quảng cáo góp phần định

Trang 14

hướng cho chúng ta thấy trong từng trường hợp có thể xác định được cái gì là tốt, cái gì là xấu Đối với những quảng cáo phi thương mại, liên quan đến lĩnh vực phúc lợi xã hội có tác dụng giáo dục rất lớn, đó là những quảng cáo về bảo

vệ trẻ em, phụ nữ, người già; phòng, chống ADIS, ma túy; cai nghiện rượu, cấm hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh; bảo

vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường sống của chúng ta, chống biến đổi khí hậu,

1.1.4.3 Chức năng văn hóa của quảng cáo

Quảng cáo cũng là một thành tựu của văn hóa, nhưng văn hóa ở đây nên hiểu theo nghĩa văn hóa đại chúng, nghĩa là chủ yếu liên quan đến giải trí Quảng cáo góp phần làm đa dạng cho nền văn hóa của dân tộc Quảng cáo được xem là một kênh thông tin trong việc tuyên truyền tích cực cho các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống, những nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống; đồng thời, góp phần đưa nền văn hóa của dân tộc hòa nhập vào nền văn hóa tiên tiến của nhân loại

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển về lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam

1.2.1 Giai đoạn trước khi Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành

Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo, như: Nghị định 194/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 quy định về quản lý hoạt động quảng cáo thuộc ngành thương mại; Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch

vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng; Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 trong đó xác định việc quản lý hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; Chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý, thiết lập kỷ cương trong hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; Thông

tư số 37/VHTT-TT ngày 1/7/1995 của Bộ Văn hóa Thông tin

Những văn bản nêu trên là những văn bản pháp lý đầu tiên về quảng cáo ở Việt Nam - cho một ngành nghề còn non trẻ, có nhiều nội dung chồng chéo,

Trang 15

chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của thị trường Trong khi đó, các Văn phòng đại diện của các Tập đoàn quảng cáo đa quốc gia được Nhà nước cho phép hoạt động tại Việt Nam, liên kết với các công ty quảng cáo trong nước

tổ chức nhiều đợt tiếp thị và quảng cáo các nhãn hiệu của sản phẩm nhập khẩu

mà họ làm đại diện Những chiến dịch quảng cáo có quy mô bắt đầu nở rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Hoạt động quảng cáo giai đoạn này hầu hết là tự phát, các bảng quảng cáo ngoài trời đua nhau chen chân, chiếm lĩnh các vị trí trung tâm của các thành phố, nhất là những thành phố lớn, thường tập trung tại các giao lộ, với chất liệu thô

sơ, kích thước không đồng bộ, chồng lấn, lẫn lộn giữa bảng hiệu và bảng quảng cáo, rất nhiều bảng quảng cáo dựng trên nóc nhà, mất an toàn và mỹ quan đô thị Nội dung quảng cáo đưa nhiều mặt hàng xa xỉ, đắt tiền, xa lạ với lối sống, phong tục tập quán của người dân

Công tác quản lý nhà nước thể hiện sự lúng túng, trùng lắp, lỏng lẻo, sơ hở, không đồng bộ, không thống nhất giữa các quận, huyện của cùng một tỉnh, thành phố; thủ tục cấp phép rườm rà, thiếu minh bạch, kiểm tra xử lý sau khi cấp phép hầu như bỏ ngỏ; ngay cả công tác tuyên truyền cổ động chính trị trực quan chưa được quy hoạch, đầu tư đúng mức

Quy định pháp luật về lĩnh vực quảng cáo của Trung ương chưa đồng bộ; thủ tục cấp giấy phép còn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý, một panô quảng cáo phải có giấy phép xây dựng và thủ tục như xin giấy phép xây dựng nhà Trong một thời gian dài, ở các tỉnh, thành trong cả nước (nhất là các thành phố lớn), số lượng cấp giấy phép xây dựng bảng quảng cáo cho các doanh nghiệp rất hạn chế Do đó, việc thực hiện các vị trí quảng cáo của các tỉnh, thành hết sức khó khăn, do nhu cầu tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp đã tự ý thực hiện hàng trăm bảng quảng cáo trái phép, tiếp tục tạo sự lộn xộn trong hoạt động quảng cáo

1.2.2 Giai đoạn sau khi Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành

Trang 16

Năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành, đây là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất thời gian này, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và điều chỉnh, định hướng hoạt động quảng cáo Đây là giai đoạn ngành nghề quảng cáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ Nội dung của Pháp lệnh một mặt là

để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời quy định

cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ và điều kiện cho tổ chức, cá nhân hành nghề quảng cáo, xác định hoạt động quảng cáo là một ngành nghề kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, Pháp lệnh Quảng cáo chậm đi vào đời sống xã hội do phải chờ Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa và Thông tin hướng dẫn chi tiết thực hiện

Tại các thành phố lớn, công tác quản lý nhà nước đứng trước trách nhiệm cấp bách là thực trạng hoạt động quảng cáo đang từng ngày làm thay đổi, biến dạng cảnh quan đô thị; trật tự, vệ sinh, an toàn xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Vì vậy, Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở các quy định tại Pháp lệnh Quảng cáo và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đã ban hành Quyết định quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn mình quản lý; Chỉ thị về tăng cường kiểm tra xử lý quảng cáo rao vặt nơi công cộng Việc ban hành các văn bản như trên là đúng thời điểm và rất cần thiết, nhằm tăng cường các biện pháp hành chính để chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, lập lại trật tự kỷ cương, đưa công tác quản lý hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, thực hiện mục tiêu trước mắt và lâu dài là xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Pháp lệnh Quảng cáo là văn bản quy định tương đối toàn diện về hoạt động quảng cáo Tuy nhiên, do sự phát triển của hoạt động quảng cáo nên có nhiều nội dung chưa được điều chỉnh hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tiễn,

cụ thể như sau:

Trang 17

Về hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài: Pháp lệnh Quảng cáo quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài được đặt Chi nhánh tại Việt Nam Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài được hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam nhưng không được thành lập chi nhánh Như vậy, quy định về quảng cáo

có yếu tố nước ngoài tại Pháp lệnh Quảng cáo không còn phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO

Về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo: Pháp lệnh Quảng cáo chưa quy định cụ thể về hành vi quảng cáo so sánh; sử dụng sản phẩm quảng cáo gây hại cho sức khoẻ và sự hình thành nhân cách của trẻ em; quảng cáo bằng hình thức phát tờ rơi, tờ gấp, dán vẽ sản phẩm quảng cáo nơi công cộng không theo quy định, dùng đoàn người để quảng cáo Việc quy định

về “cấm quảng cáo sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo” không phù hợp với chiến lược tiếp thị, khai thác thị trường của các doanh nghiệp (trừ trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo)

Về phương tiện quảng cáo: Pháp lệnh Quảng cáo chưa có định nghĩa về phương tiện quảng cáo; các phương tiện quảng cáo đang phát triển như mạng viễn thông, phương tiện điện tử, người chuyển tải khối lượng lớn sản phẩm quảng cáo chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh

Về quảng cáo trên báo chí: Pháp lệnh Quảng cáo đã quy định về tỷ lệ diện

tích, thời lượng quảng cáo trên báo chí Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng, quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập và chưa phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí, thúc đẩy sự phát triển hoạt động quảng cáo, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Đồng thời, quy định phải cấp phép phụ trang, phụ bản, kênh, chương trình chuyên quảng cáo, quy định không được quảng cáo trên trang nhất, bìa một của báo in áp dụng tương tự với báo điện tử

tại Pháp lệnh Quảng cáo cũng không còn phù hợp

Trang 18

Về quảng cáo trên mạng thông tin máy tính: Pháp lệnh Quảng cáo quy định việc cấp phép thực hiện quảng cáo trên phương tiện này Trên thực tế, đây là quy định không có tính khả thi vì nội dung quảng cáo trên mạng thông tin máy tính chuyển tải liên tục, thay đổi thường xuyên với số lượng rất lớn nên không thể quản lý bằng cấp phép mà nên áp dụng phương pháp quản lý bằng hậu kiểm

Về quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn: Trong thực tế, quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn là một hoạt động cần phải có sự quản lý của nhiều ngành tại địa phương Tuy nhiên, Pháp lệnh Quảng cáo chưa quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan, nhất là trong việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời để đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về phát triển quảng cáo, những bất cập của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành thì việc ban hành Luật Quảng cáo - văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo ở nước ta là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.2.3 Giai đoạn từ khi Luật Quảng cáo được ban hành

Luật Quảng cáo năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo đạt hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn Tuy nhiên, Luật Quảng cáo năm 2012 chậm đi vào đời sống

xã hội, do phải chờ Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết thực hiện

Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo – Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch cũng gặp trở ngại trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra và xử lí vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo Trên

cơ sở hướng dẫn chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở và Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục áp dụng Nghị định số 75/2010/NĐ-CP xử lí những hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực quảng cáo

Do đó, mức xử phạt có thể không còn phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm đó Qua đó, phần nào hạn chế tính răn đe, giáo dục đối với cá nhân, tổ chức vi phạm

Trang 19

Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Quảng cáo năm 2012, tại các địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra và xử lí vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn mình quản lí Sau gần một năm Luật Quảng cáo năm 2012 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Quảng cáo

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, công tác quản lí nhà nước về quảng cáo phát huy được tính hiệu quả trong việc quản lí trật tự, an toàn và mỹ quan đô thị; đưa các quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo đi vào đời sống xã hội một cách thiết thực Qua đó, bộ mặt đô thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày càng văn minh, tươi đẹp, khang trang hơn trong mắt du khách và bạn bè bốn phương khi đến thăm quan thưởng ngoạn; góp phần làm tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của địa phương

1.3 Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

1.3.1 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo 2

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo

Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo

Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu

2

Điều 3 Luật Quảng cáo

Trang 20

quả vào quảng cáo

Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 3

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo Luật Quảng cáo được ban hành là sự thể chế hóa Thể chế hoá chủ trương đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Đảm bảo tính thống nhất của bộ máy quản lý nhà nước, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta; phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam

đã tham gia trong lĩnh vực quảng cáo Xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quảng cáo; Thông tư quy định chi tiết

và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quảng cáo

Luật Quảng cáo kế thừa các quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động quảng cáo của nước ngoài Điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam với các quy định tương đối cụ thể, rõ ràng để khi ban hành tạo cơ sở pháp lý thích hợp

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo

3

Điều 4 Luật Quảng cáo

Trang 21

Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo Tổ chức phổ biến Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan để cá nhân, tổ chức hiểu được lợi ích của quảng cáo đối với đời sống xã hội trong việc phát triển kinh tế -

xã hội; đến cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan báo chí, doanh nghiệp hoạt động quảng cáo, Hội nghề nghiệp; trang thông tin điện tử của cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp quảng cáo Cử cán bộ

đi tập huấn tập trung ở một số trung tâm đào tạo chuyên ngành về quản lý, tuyên truyền, quảng cáo

Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo

1.3.3 Chủ thể quản lý nhà nước về quảng cáo

1.3.3.1 Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành pháp và thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội của Việt Nam Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo Để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật quảng cáo

1.3.3.2 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Cục Văn hoá cơ sở; các cơ quan, đơn vị và Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

* Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

Trang 22

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn ở Trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên phạm vi cả nước

Luật Quảng cáo quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo Đây là điểm mới của Luật Quảng cáo so với Pháp lệnh Quảng cáo về quy định trách nhiệm

quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

Theo Điều 26 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo

Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo

Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo

Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

* Cục Văn hoá cơ sở:

Cục Văn hoá cơ sở có cơ cấu tổ chức gồm: Cục trưởng và các Phó Cục trưởng; các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Văn phòng Cục, Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Quảng cáo và Tuyên truyền, Phòng Văn học, Phòng Thiết chế văn hóa cơ sở, Phòng Nếp sống văn hóa, Phòng Nghệ thuật quần chúng; tổ chức sự nghiệp trực thuộc: Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa; thường trực Văn phòng Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống.văn hóa”4

4

Điều 3 Quyết định số 37/2008/QĐ-BVHTTDL

Trang 23

Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và

Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước

Chủ trì Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân

Có ý kiến tham gia trong việc khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo

* Các cơ quan, đơn vị và Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm phối hợp với Cục Văn hoá cơ sở giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo

Thanh tra Bộ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật

1.3.3.3 Bộ và cơ quan ngang bộ

* Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm sau đây:

Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo trên báo nói, báo hình Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp

trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

* Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương:

Trang 24

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về quảng cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của mình

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quảng cáo thuộc lĩnh vực được phân công quản lý

1.3.3.4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền chung cao nhất ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội trong phạm vi địa phương Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền Cụ thể, trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh5:

Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài

Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương

5

Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP

Trang 25

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền

Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

1.3.3.5 Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền6 Do đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền như:

Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các hoạt động quảng cáo trên địa bàn do địa phương quản lý

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước

về hoạt động quảng cáo tại địa phương

Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn

1.3.4 Các quy định cấm trong hoạt động quảng cáo

1.3.4.1 Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định cụ thể

trong Điều 7 Luật Quảng cáo như sau: hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; thuốc lá; rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;

6

Khoản 4 Điều 5 Luật Quảng cáo

Trang 26

thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế

1.3.4.2 Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định cụ thể trong Điều 8 Luật Quảng cáo như sau:

Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật Quảng cáo

Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng

Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông,

an toàn xã hội

Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật

Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được

cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép

Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản

Trang 27

phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố

Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác

Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”

hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ

Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em

Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn

Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng

CHƯƠNG 2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI –

THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.1 Quản lý nhà nước đối với từng loại hình quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời là một hoạt động thường được sử dụng để tuyên truyền về nội dung của một sự kiện, giá trị, ý nghĩa của hoạt động nào đó trong đời sống xã hội, hoặc cá nhân, tổ chức sử dụng để giới thiệu về sản phẩm, hàng

Trang 28

hóa, dịch vụ của mình đến công chúng Bởi vì, hoạt động quảng cáo ngoài trời là một hình thức tuyên truyền, quảng bá mà mọi người dễ tiếp cận với các loại hình như sau: quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn; quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo; quảng cáo trên phương tiện giao thông; quảng cáo bằng loa

phóng thanh và hình thức tương tự; biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản

xuất, kinh doanh Do đó, đối với từng loại hình quảng cáo ngoài trời cần có sự quản lý của nhà nước riêng biệt

2.1.1 Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

Trong thực tế, quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn là một hoạt động cần phải có sự quản lý của nhiều ngành tại địa phương Tuy nhiên, Pháp lệnh Quảng cáo chưa quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan

có liên quan, nhất là trong việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời để đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị

Để khắc phục hạn chế trên, Luật Quảng cáo quy định rõ: Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện

Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:

Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang7

Trang 29

Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày2

2.1.2 Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo

Màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự

Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật Quảng cáo, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương Chẳng hạn như: Địa phương quy hoạch quảng cáo ngoài trời quy định quảng cáo bằng màn hình điện tử (Led) phải đặt tại các khu vực công viên, trung tâm thương mại, tòa nhà, cao ốc, cơ quan doanh nghiệp thuộc trung tâm các quận, huyện, thị xã, thành phố

Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh Quảng cáo trên màn hình không thuộc màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường

2.1.3 Quảng cáo trên phương tiện giao thông

Quảng cáo trên phương tiện giao thông là việc thể hiện sản phẩm quảng cáo

ở hai mặt bên của phương tiện giao thông Quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và pháp luật về giao thông

Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc

của phương tiện giao thông Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe

Trang 30

trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông

2.1.4 Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự

Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định: Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện Không được quảng cáo trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn

Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị

2.1.5 Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh

Biển hiệu phải có các nội dung: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Địa chỉ, điện thoại

Thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luậtquảng cáo: thể hiện bằng tiếng Việt Trừ những trường hợp: Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài

Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng

nước ngoài

Kích thước biển hiệu được quy định: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà Đối

Trang 31

với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng

Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành

2.2 Chủ thể quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời

2.2.1 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về quảng cáo ngoài trời đã ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày

06 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo Bộ

Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc công tác xây

dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương

chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành

2.2.3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời tại địa phương theo thẩm quyền

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm8: Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật Quảng cáo có hiệu lực; điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương; niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ

8

Điều 38 Luật Quảng cáo

Trang 32

chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo quy trình9: Xây dựng dự thảo Đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời; Lấy ý kiến công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân

có liên quan; hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời; công bố quyết định phê duyệt và niêm yết đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời

và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; triển khai thực hiện quy hoạch và tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo ngoài trời nằm trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu

2.2.4 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành ở địa phương xây dựng quy hoạch quảng cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn theo quy trình sau đây:

Trực tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng-rôn

Sau khi nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 29 của Luật Quảng cáo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có giấy tiếp nhận hồ sơ gửi tổ chức, cá nhân (Mẫu số 3)3 và vào sổ tiếp nhận hồ sơ (Mẫu số 4)4

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được ghi trong sổ tiếp nhận hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân thông báo sản phẩm quảng cáo Trong trường hợp không đồng ý với các nội dung trong hồ sơ thông báo sản phẩm

Trang 33

quảng cáo của tổ chức, cá nhân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời, nêu rõ lý do và yêu cầu nội dung cần chỉnh sửa

Gửi nội dung văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo và văn bản yêu cầu chỉnh sửa (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện để phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Cục Văn hoá cơ sở) trước ngày 31 tháng 12 hằng năm với các nội dung sau đây:

Văn bản quản lý nhà nước về quảng cáo của địa phương đã ban hành Quy hoạch quảng cáo của địa phương, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch

Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo có trụ sở trên địa bàn; số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo có chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại địa phương Số lượng, tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại địa phương

Số lượng hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo (cụ thể đối với từng phương tiện quảng cáo) Các vi phạm về hoạt động quảng cáo và kết quả xử lý vi phạm trên địa bàn Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

2.2.5 Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện

Kiểm tra việc thực hiện quảng cáo trên địa bàn Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý đối với các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật Phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

2.3 Quy hoạch quảng cáo ngoài trời

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời là việc xác định những nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời mang tính chiến lược lâu dài của địa phương và những quy định về địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, trong nội thành, nội thị, được cơ quan quản lý nhà nước

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Minh Trí: Từ điển Anh – Anh Việt (200.000 từ), Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Anh – Anh Việt (200.000 từ)
Nhà XB: Nxb. Thanh Niên
2. Tiến sĩ Phan Trung Hiền: Lý luận về nhà nước và pháp luật (quyển 1), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về nhà nước và pháp luật (quyển 1)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật
3. Tiến sĩ Phan Trung Hiền: Lý luận về nhà nước và pháp luật (quyển 2), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về nhà nước và pháp luật (quyển 2)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật
4. Tài liệu hướng dẫn học tập: Môn Hành chính 3 (lưu hành nội bộ), Khoa Luật – Đại học Cần Thơ, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môn Hành chính 3 (lưu hành nội bộ)
5. Võ Nguyễn Nam Trung, Lâm Bá Khánh Toàn: Tài liệu hướng dẫn học tập pháp luật về thanh tra (lưu hành nội bộ), Đại học Cần Thơ, năm 2012.* Trang thông tin điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn học tập "pháp luật về thanh tra (lưu hành nội bộ)
1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: http://www.chinhphu.vn Link
2. Cổng thông tin điện tử Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: http://www.moj.gov.vn Link
3. Cổng thông tin điện tử Cục Văn hóa cơ sở: http://www.vhttcs.org.vn Link
5. Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ: http://www.cantho.gov.vn Link
2. Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2003 Khác
3. Luật Xây dựng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 Khác
4. Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 Khác
5. Luật Giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 Khác
6. Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 Khác
7. Luật Quảng cáo đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 Khác
8. Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2001 Khác
9. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Khác
10. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Khác
11. Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Khác
12. Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w