Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo ngoài trờ

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 36)

Ngày nay với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, quảng cáo ngoài trời là hành vi không thể thiếu của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào môi trường cạnh tranh, để đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ở mức tối ưu. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân dễ dàng có thể thực hiện quảng cáo ngoài trời không trung thực như: tâng bóc giá trị của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm lên quá mức. Bên cạnh đó, tổ chức và cá nhân vì lợi ích trước mắt thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: hết hạn quảng cáo mà không chịu tháo dỡ các bảng quảng cáo, quảng cáo những hình ảnh, nội dung “nhạy cảm, phản cảm” ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc,... Cần phải có biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm này một cách có hiệu quả.

Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo ngoài trời được quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy 32 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn

chuyên ngành; hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm quảng cáo ngoài trời: quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo; quảng cáo trên phương tiện giao thông; quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự; biển hiệu.

2.4.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo ngoài trời

2.4.1.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân

dân các cấp10

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số158/2013/NĐ-CP.

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

10

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy 33 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn

2.4.1.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra

chuyên ngành11

* Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số158/2013/NĐ-CP.

* Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 70.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số158/2013/NĐ-CP.

* Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

SVTH: Lê Thị Thanh Thúy 34 GVHD: Lâm Bá Khánh Toàn

* Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt tương tự thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nêu ở trên.

* Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch:

Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 36)