Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
847,06 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 37 (2012-2014)
Đề Tài
PHÂN BIỆT TƯ CÁCH
CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Mạc Giáng Châu
Bộ môn Tư pháp
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phong Trần
MSSV: B110149
Lớp: LK1163B2
Cần Thơ, 4/2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ
CÁCH NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tư cách người tham gia tố
tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.1. Khái niệm người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1.1. Định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1.2. Đặc điểm về tư cách người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
1.1.2. Những người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
1.1.2.1. Người bị hại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.2.2. Nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
1.1.2.3. Bị đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.1.2.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.1.2.5. Người làm chứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.1.2.6. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
1.2. Cơ sở lý luận về tư cách người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19
1.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc phân biệt tư cách của
những người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19
1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. . . . . . . 19
1.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.2.1.3. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng. . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21
1.2.2.1. Xác định làm rõ sự thật của vụ án. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.2.2.2. Giải quyết đúng đắn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham
gia tố tụng có liên quan đến hành vi phạm tội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. DẤU HIỆU ĐỂ PHÂN BIỆT TƯ CÁCH GIỮA NHỮNG
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
MÀ TRONG THỰC TIỄN DỄ BỊ NHẦM LẪN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
2.1. Phân biệt căn cứ vào thiệt hại đã xảy ra và mối quan hệ giữa hậu quả
với hành vi phạm tội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.1. Người bị hại và nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
2.1.2. Người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án. . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.1.3. Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự. . . . . . . . 29
2.2. Phân biệt căn cứ vào nội dung việc thực hiện nghĩa vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32
2.2.1. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . .32
2.2.2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người làm chứng.
...........................................................................................................
35
2.2.3. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT. . . . . . . . . . . . . . . 42
3.1. Những quan điểm khác nhau về việc xác định tư cách tham gia tố tụng
của người tham gia tố tụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
3.1.1. Nhầm lẫn giữa người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
3.1.2. Nhầm lẫn giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.1.3. Nhầm lẫn giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn
dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
3.1.4. Nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân
sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .51
3.1.5. Nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người làm chứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .56
3.1.6. Nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .57
3.1.7. Các trường hợp nhầm lẫn khác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
3.2. Một số biện pháp khắc phục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .60
3.2.1. Đối với người bị hại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .61
3.2.2. Đối với nguyên đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3.2.3. Đối với bị đơn dân sự. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3.2.4. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. . . . . . . . . . . . . . .63
3.2.5. Đối với người là chứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
3.2.6. Đối với người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .65
KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người tham gia tố tụng có vai trò nhất định trong tố tụng hình sự, tuy họ
không có nghĩa vụ chứng minh như các chủ thể khác, nhưng sự tham gia của họ có
ý nghĩa nhất định trong quá trình chứng minh nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án và
việc giải quyết triệt để các quyền, lợi ích bị xâm phạm. Bộ luật tố tụng Hình sự quy
định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm giải
thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố
tụng theo quy định của pháp luật. Trước khi giải thích quyền và nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định
họ tham gia tố tụng với tư cách gì?
Tư cách tố tụng là khách quan, cần phải được tôn trọng và xem xét một cách
khách quan, toàn diện cả về mặt luật pháp và cả về vấn đề xã hội. Việc xác định
đúng đắn tư cách của người tham gia tố tụng là trách nhiệm của cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng, là sự thực thi triệt để những quy định của pháp luật
vào trong đời sống xã hội. Việc xác định chính xác tư cách của người tham gia tố
tụng là một yêu cầu và là một nhiệm vụ quan trọng của Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán… Những nhầm lẫn về việc xác định tư cách người tham gia tố
tụng sẽ làm sai lệch quyền và nghĩa vụ của họ hoặc đặt họ vào quan hệ pháp luật tố
tụng hình sự không cần thiết, nghiêm trọng hơn có thể sẽ tước đi quyền tố tụng mà
pháp luật bảo đảm cho họ.
Hậu quả của việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng không
những ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn
gây lãng phí thời gian, tiền của cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, trong một
số trường hợp, việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng là một
trong những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến cho bản án hoặc quyết định
bị hủy và phải giải quyết vụ án lại từ đầu theo quy định của pháp luật.
Để đảm bảo việc xác định đúng, chính xác tư cách người tham gia tố tụng
đòi hỏi cần phải có sự nhận thức đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật
về tư cách người tham gia tố tụng. Nhằm tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về khái
niệm của người tham gia tố tụng, đưa ra dấu hiệu phân biệt người tham gia tố tụng
này với người tham gia tố tụng khác để trách những nhầm lẫn là lý do mà người viết
chọn nội dung đề tài “Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo
Luật tố tụng Hình sự Việt Nam”.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
1
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong vụ án hình sự, những người tham gia tố tụng được xác định với nhiều
tư cách khác nhau, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể. Theo đó, có thể là người bị tạm
giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người bào chữa; người bảo vệ
quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch. Ngoài ra, trong từng
trường hợp cụ thể còn có những người như: người đại diện hợp pháp của người bị
tạm giữ, của bị can, của bị cáo; người đại diện hợp pháp của người bị hại, của
nguyên đơn dân sự, của bị đơn dân sự, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án. Trong một vụ án cụ thể không cùng một lúc có đầy đủ những người tham
gia tố tụng với các tư cách này, nhưng trong tất cả các vụ án hình sự thì buộc phải
có bị can, bị cáo. Theo từng tư cách cụ thể, pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của từng người khi tham gia tố tụng, nhưng để xác
định quyền và nghĩa vụ đối với vụ án thì có người chỉ có quyền, có người chỉ có
nghĩa vụ, có người vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ. Do vậy, khi giải quyết một vụ án
cụ thể, việc xác định chính xác tư cách của người tham gia tố tụng đóng vai trò rất
quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên,
trong thực tế, do cách hiểu không thống nhất nên vẫn có một số tư cách người tham
gia tố tụng trong quá trình xác định thường xảy ra tranh cãi, bị nhầm lẫn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết không đi sâu nghiên cứu địa
vị pháp lý của những người tham gia tố tụng, mà chỉ tập trung vào việc phân biệt
các loại người tham gia tố tụng mà trong thực tiễn dễ bị nhầm lẫn. Đó là các cập:
Người bị hại và nguyên đơn dân sự; Người bị hại và người có quyền lợi liên quan
đến vụ án; Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự; Người có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án và người làm chứng; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung quy định về tư cách người tham gia tố tụng
trong Bộ luật tố tụng Hình sự và các vấn đề liên quan đến lý luận về việc xác định
tư cách người tham gia tố tụng khi giải quyết một vụ án hình sự, đề tài chỉ ra những
tư cách tố tụng thường dễ bị nhầm lẫn, có thể dẫn đến xác định sai tư cách tố tụng.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm người tham
gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003, đưa ra những dấu hiệu để phân
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
2
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
biệt tư cách của những người tham gia tố tụng thường có sự nhầm lẫn trong thực
tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức khoa học
luật tố tụng hình sự, các bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời
đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật, tạo điều kiện
cho việc áp thống nhất, đúng đắn và khách quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu nội dung quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự
năm 2003 về tư cách người tham gia tố tụng, các giáo trình, tài liệu, sách báo, các
văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật… và tham khảo các tài liệu pháp lý có liên
quan, đề tài sẽ được nghiên cứu bằng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
phân tích, so sánh và phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp với những cán bộ có
nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự, từ đó đánh giá, rút ra kết
luận và đề xuất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về việc xác định tư cách người tham gia tố
tụng.
- Chương 2: Dấu hiệu để phân biệt tư cách giữa những người tham gia tố tụng
theo quy định của pháp luật mà trong thực tiễn dễ bị nhầm lẫn.
- Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất.
Đề tài “Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam” rất phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến
thức sâu, rộng. Do bản thân người viết chưa có kinh nghiệm thực tiễn, vốn kiến
thức hiểu biết ít và điều kiện nghiên cứu về lý luận có hạn nên chất lượng của đề tài
chắc chắn có rất nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Tuy
bản thân là một sinh viên học văn bằng 2, nhưng đây là lần đầu tiên làm quen với
một đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, vì vậy, hạn chế, thiếu
sót và sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Người viết rất mong nhận được ý kiến
đánh giá, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
3
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tư cách người tham gia tố tụng
Trong một vụ án hình sự, người phạm tội bao giờ cũng hướng tới một đối
tượng tác động nhất định để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho đối tượng
tác động đó. Bất cứ tội phạm nào cũng làm biến đổi tình trạng bình thường của
những đối tượng tác động cụ thể. Khi đối tượng tác động của tội phạm là con người,
người phạm tội đã gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
con người; còn đối tượng tác động là tài sản, người phạm tội đã làm biến đổi tình
trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật bằng các hành vi chiếm đoạt,
chiếm giữ, sử dụng, hủy hoại hoặc làm hư hỏng và hậu quả làm cho tài sản bị mất,
bị hư hỏng hoặc giảm sút giá trị sử dụng của chúng.
Khi giải quyết một vụ án hình sự, nếu có sự thiệt hại là tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người hoặc là tài sản của cá nhân, tổ chức thì nhiệm vụ
của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chỉ dừng lại ở việc
làm sáng tỏ vụ án, xử lý về hình sự đối với người phạm tội mà còn phải giải quyết
vấn đề dân sự có liên quan tới lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã bị thiệt hại.
Thực chất đây là quan hệ pháp luật dân sự, cụ thể là quan hệ pháp luật bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng (quan hệ pháp luật này không phát sinh từ những giao dịch
dân sự trước đó, mà chỉ xuất hiện khi có hành vi trái pháp luật của người phạm tội
gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác và tài
sản của cá nhân, tổ chức). Đây là chế định pháp luật dân sự được giải quyết bằng
pháp luật tố tụng hình sự1. Trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra,
người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường, yêu cầu trả lại tài sản và họ có thể là
người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án hoặc
người đại diện hợp pháp của những người này. Còn bên có trách nhiệm phải bồi
thường, phải trả lại tài sản, thì họ có thể là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của những người này.
Thực tế việc giải quyết một vụ án hình sự đã không ít trường hợp xảy ra sự nhầm
lẫn trong việc xác định tư cách giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người đại
1
Điều 28 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
4
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về tư cách của những người tham gia tố tụng này.
1.1.1. Khái niệm người tham gia tố tụng
Khi xét xử vụ án hình sự, ngoài những người tiến hành tố tụng thì trong vụ
án phải có những thành phần khác tạo thành một mối quan hệ nhất định, theo đó,
một bên xâm phạm và một bên bị xâm phạm, hoặc có liên quan đến mối quan hệ xã
hội bị xâm phạm đó… Và thành phần này được gọi là những người tham gia tố
tụng. Xem xét một cách khái quát, có thể hiểu người tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự là người được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác
định họ có vai trò nhất định vào việc làm rõ các tình tiết của vụ án và họ phải có
những quyền lợi, nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì người tham gia tố tụng là
những chủ thể như thế nào?, chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
1.1.1.1. Định nghĩa
Người tham gia tố tụng là những chủ thể có quyền và lợi ích bản thân cần
được bảo vệ trước pháp luật, những người có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào
việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; và những
người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho những người tham gia tố tụng khác.2
Định nghĩa cho thấy, người tham gia tố tụng gồm những chủ thể sau: Những
người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật; những người
có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự; những người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho
những người tham gia tố tụng khác.
- Những người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật
là những cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc những người
có lợi ích bị xâm phạm liên quan đến hành vi phạm tội. Những thiệt hại và lợi ích
này được pháp luật bảo vệ.
Ngoài ra, người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật
còn là những người bị tình nghi phạm tội. Pháp luật bảo đảm các quyền của họ
trong tố tụng hình sự.
2
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 49.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
5
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Ví dụ: Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra; Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội
phạm gây ra; Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất
hoặc tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo. Thiệt hại
của người bị hại, của nguyên đơn dân sự và lợi ích của người có quyền lợi liên quan
đến vụ án được pháp luật bảo vệ.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người bị tình nghi phạm tội, các
quyền của họ khi tham gia tố tụng hình sự được pháp luật bảo vệ.
- Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý là người bắt buộc phải tham
gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có trách nhiệm phải tham
gia tố tụng, nếu họ không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
hoặc người tiến hành tố tụng đặt ra thì họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khi tham
gia tố tụng, những người này không có quyền lợi cá nhân mà chỉ là những người có
nghĩa vụ do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập hoặc trưng cầu để giải quyết vụ án
hình sự3.
Ví dụ: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người bị tình nghi phạm tội,
họ có thể bị khởi tố về hành vi phạm tội của mình và có thể bị Tòa án quyết định
đưa ra xét xử. Họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng theo yêu cầu của các cơ quan
tiến hành tố tụng, nếu họ không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng đặt ra thì họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế
của Nhà nước hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự có trách nhiệm dân sự đối
với những thiệt hại mà tội phạm đã gây ra và họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng
theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; Người làm chứng là người biết được
những tình tiết liên quan đến vụ án và họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng khi
được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập; Người giám định và người phiên dịch
được các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu để giải quyết vụ án hình sự.
- Người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho những người tham gia tố tụng
khác là người có kiến thức pháp luật hoặc kiến thức về những vấn đề chuyên môn
có liên quan cần phải có để trợ giúp cho những người tham gia tố tụng nếu họ có
yêu cầu hoặc được chỉ định. Họ tham gia tố tụng không chỉ để bảo vệ quyền lợi của
những người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp các cơ quan tiến
3
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 55.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
6
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
hành tố tụng làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ án, góp phần đảm bảo tính
chính xác, khách quan, bảo vệ pháp chế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong một số trường hợp nhất định, sự tham gia của những người này là bắt buộc
để đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong hoạt động tố tụng4.
Ví dụ: Người bào chữa là người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ những tình
tiết của vụ án nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp họ những hoạt động pháp lý cần thiết.
Trong trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố hoặc xét xử về tội có khung hình phạt
cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự hoặc bị can, bị cáo là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì sự tham
gia của người bào chữa là bắt buộc, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp
của họ không mời người bào chữa thì người bào chữa sẽ được các cơ quan chức
năng hoặc tổ chức có trách nhiệm cử ra; Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là
người tham gia tố tụng (có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác)
có kiến thức pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người bị hại, của nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người
bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy
định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án và giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.1.1.2. Đặc điểm về tư cách người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng khi tham gia vào quan hệ tố tụng sẽ thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình với tư cách cá nhân hoặc tổ chức không mang quyền lực nhà
nước.5
Trong việc giải quyết vụ án hình sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể được
người tiến hành, cơ quan tiến hành tố tụng xác định tư cách tham gia tố tụng là
người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự;
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người bào
chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch.
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể còn có những người như: người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, của bị can, của bị cáo; người đại diện hợp pháp của
người bị hại, của nguyên đơn dân sự, của bị đơn dân sự, của người có quyền lợi,
4
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 57.
5
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 49.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
7
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Khi tham gia vào quan hệ tố tụng, những người này
sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách cá nhân hoặc tổ chức không
mang quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện trong các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự.
Ví dụ: Một công an viên bị truy tố về tội “sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ”
theo Điều 233 Bộ luật tố tụng Hình sự, thì người công an viên này được cơ quan
tiến hành tố tụng xác định tư cách tham gia tố tụng là bị cáo phạm tội “sử dụng trái
phép công cụ hỗ trợ”. Trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự này thì những người
tiến hành tố tụng như: Chủ tọa phiên tòa, Thư ký phiên tòa... là những người mang
quyền lực nhà nước, còn người công an viên được xác định là bị cáo và không còn
mang quyền lực nhà nước.
Đối với vụ án chống người thi hành công vụ. Nếu các bị cáo bị truy tố về tội
“chống người thi hành công vụ” thì người thi hành công vụ không phải là người
tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, nếu người thi hành công vụ bị gây
thương tích có tỷ lệ thương tật 50% sức khỏe thì người thi hành công vụ được xác
định tư cách tham gia tố tụng là người bị hại trong vụ án nhưng là người bị hại đối
với bị cáo phạm tội “cố ý gây thương tích” chứ không phải người bị hại đối với bị
cáo phạm tội “chống người thi hành công vụ”. Trong trường hợp này, người thi
hành công vụ tham gia tố tụng hình sự với tư cách một cá nhân và không phải là
người mang quyền lực nhà nước (người thi hành công vụ) trong vụ án “cố ý gây
thương tích” ở trên.
Một ví dụ khác, trên cơ sở những quy định Bộ luật Dân sự 2005 thì bị đơn
dân sự trong tố tụng hình sự có thể là:
- Cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật phải bồi thường những
thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ
chức mình gây ra.
Cơ quan, tổ chức này tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự trong vụ
án hình sự và trong quan hệ tố tụng này, cơ quan, tổ chức không còn mang quyền
lực nhà nước (nếu là cơ quan, tổ chức có mang quyền lực nhà nước), đồng thời có
trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo
là cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra.
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
8
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan mang quyền lực nhà nước, có thẩm
quyền thực hiện các chức năng tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng được xác
định là bị đơn dân sự trong vụ án hình sự và không còn mang quyền lực nhà nước,
đồng thời phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong
khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.
1.1.2. Những người tham gia tố tụng
1.1.2.1. Người bị hại
Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Người bị hại là người
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự, người bị hại trong vụ án
hình sự phải là một con người cụ thể, họ là đối tượng bị tội phạm gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại. Người bị thiệt hại về thể chất có thể là bị thiệt hại về tính mạng
(bị giết, bị gây tai nạn…), có thể bị thiệt hại về sức khỏe (bị gây thương tích, bị gây
tổn hại cho sức khỏe…); người bị thiệt hại về tinh thần như bị lăng nhục, bị xúc
phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm…; người bị thiệt hại về tài sản như tài
sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng… Do đó, người bị hại được coi là
đối tượng tác động của tội phạm.
Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam chỉ coi con người cụ thể là người bị hại. Đều
là những thiệt hại về tài sản, nếu bên bị thiệt hại là cá nhân thì họ có thể được xác
định là người bị hại hoặc là nguyên đơn dân sự (nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hại), nếu bên bị thiệt hại là cơ quan, tổ chức thì họ chỉ có thể được xác định là
nguyên đơn dân sự.
Theo Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì người bị hại là người bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Có ý kiến cho rằng, “tội
phạm” ở đây là hành vi của người phạm tội trong vụ án hình sự đã gây ra những
thiệt hại thể chất, tinh thần hoặc tài sản và ai là người bị thiệt hại đều là người bị hại
trong vụ án hình sự. Ví dụ: Trong vụ án gây rối trật tự công cộng có hành vi phá
phách làm hư hỏng một số tài sản, nhưng hành vi này chưa đến mức cấu thành tội
“cố ý làm hư hỏng tài sản” nhưng người bị hư hỏng tài sản vẫn là người bị hại, vì họ
là người bị thiệt hại về tài sản do hành vi của người phạm tội gây ra.
Cách hiểu như trên là không đúng, đã đồng nhất khái niệm “tội phạm” với
“hành vi vi phạm” của người phạm tội là một, vì trong quá trình thực hiện tội phạm,
người phạm tội không chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi cấu thành một tội
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
9
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
phạm mà trong số những hành vi đó, có hành vi cấu thành tội phạm (hành vi phạm
tội), có hành vi chưa cấu thành tội phạm (hành vi vi phạm). Những hành vi cấu
thành tội phạm và hành vi đó đã gây ra những thiệt hại về thể chất, về tinh thần
hoặc về tài sản thì người bị thiệt hại mới là người bị hại trong vụ án hình sự6.
Các văn bản pháp luật trước đây cũng đã xác định cụ thể, rõ ràng về người bị
hại và khái niệm về người bị hại cũng giống như khái niệm được quy định trong Bộ
luật tố tụng Hình sự hiện hành. Để xác định là người bị hại thì thiệt hại mà tội phạm
đã gây ra phải là thiệt hại trực tiếp, là hậu quả của tội phạm (một dấu hiệu thuộc mặt
khách quan của cấu thành tội phạm). Tức là thể chất, tinh thần hoặc tài sản phải là
đối tượng của sự xâm hại. Nếu đối tượng tác động (bộ phận hợp thành của khách
thể) chưa bị xâm hại thì chưa có thiệt hại xảy ra, vì đối tượng tác động của tội
phạm là bộ phận hợp thành của khách thể của tội phạm mà chỉ có thông qua việc
tác động đến nó tội phạm mới có thể xâm hại được đến các quan hệ xã hội (khách
thể) được luật hình sự bảo vệ7. Khi đã có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó là hậu quả
của hành vi phạm tội thì thiệt hại đó được coi là thiệt hại trực tiếp (thiệt hại xảy ra
có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, phù hợp với mục đích của người
phạm tội). Nếu thiệt hại xảy ra là thiệt hại trực tiếp thì người bị thiệt hại đó được
xác định là người bị hại, nếu thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả với
hành vi phạm tội (thiệt hại gián tiếp) thì người bị thiệt hại đó có thể được xác định
là nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Hậu quả (thiệt hại) đối với người bị hại trong một số trường hợp được coi là
một trong những yếu tố cấu thành tội phạm, trong một số trường hợp khác lại được
coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Hậu quả này
chính là đối tượng cần chứng minh trong vụ án hình sự.
Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có
quyền như người bị hại (Khoản 5 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự). Trường hợp
người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm
thần thì theo tinh thần nội dung Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự, người đại diện
hợp pháp của người bị hại trong trường hợp này được tham gia tố tụng nhưng
không được thực hiện các quyền của người bị hại. Tuy nhiên, theo tinh thần của quy
định tại Điều 59 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì người bảo vệ quyền lợi cho người bị
6
Đinh Văn Quế, trang tin Luật Hình sự: Một số quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự về người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng, http://luathinhsu.wordpress.com/2011/11/18/mot-so-quy-dinh-cua-bo-luatto-tung-hinh-su-ve-nguoi-tien-hanh-to-tung-va-nguoi-tham-gia-to-tung/, [truy cập ngày 14/4/2014].
7
Phạm Văn Beo: Luật Hình sự Việt Nam – Quyển 1: Phần chung, Tái bản lần 1 có sữa chữa, bổ sung, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.170.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
10
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
hại được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Nội dung các
quyền của người này không khác nhiều so với nội dung các quyền quy định cho
người bị hại tại Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự. Do đó, trong trường hợp người bị
hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì
người đại diện hợp pháp có thể đại diện người bị hại để thực hiện quyền của người
bị hại8.
Trong trường hợp người bị hại được xác định là mất tích thì Bộ Luật tố tụng
Hình sự chưa có quy định cụ thể và người đại diện hợp pháp của họ có thể đại diện
người bị hại để thực hiện quyền của người bị hại hay không. Mặc khác, trường hợp
nếu không xác định được ai là người đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc người
bị hại không còn ai là người đại diện hợp pháp thì Bộ Luật tố tụng Hình sự cũng
chưa có quy định cụ thể. Ngoài ra, nếu người đại diện hợp pháp của người bị hại có
quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với nhau thì quy định cũng không rõ ràng.
Tóm lại: Người bị hại phải là con người cụ thể chứ không phải là cơ quan, tổ
chức. Họ là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Người bị hại
là đối tượng tác động của tội phạm. Các thiệt hại về thể chất, về tinh thần, về tài sản
phải là thiệt hại do tội phạm gây ra, thiệt hại xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả
với hành vi phạm tội, phù hợp với mục đích của người phạm tội. Nếu đó là những
thiệt hại xảy ra nhưng không phải do tội phạm gây ra thì người bị thiệt hại không
phải là người bị hại.
Hậu quả (thiệt hại) đối với người bị hại trong một số trường hợp được coi là
một trong những yếu tố cấu thành tội phạm, trong một số trường hợp khác lại được
coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
1.1.2.2. Nguyên đơn dân sự
Theo Khoản 1 Điều 52 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Nguyên đơn dân
sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại”.
Từ quy định trên có thể thấy rằng, cũng giống người bị hại, thiệt hại xảy ra
đối với nguyên đơn dân sự phải là thiệt hại do tội phạm gây ra.
8
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 52.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
11
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên đơn dân sự trước
hết là cá nhân khi người đó chỉ bị thiệt hại về vật chất và có đơn yêu cầu bồi thường
thiệt hại do tội phạm gây ra. Tuy nhiên, những thiệt hại về vật chất do tội phạm gây
ra không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm tác động tới và không phù hợp
với mục đích của họ.
Nguyên đơn dân sự còn là người tuy không bị người phạm tội trực tiếp xâm
hại, nhưng bị thiệt hại về vật chất vì tội phạm gây ra hoặc tuy bị người phạm tội
trực tiếp xâm hại đến tài sản, nhưng hành vi này chưa đến mức hoặc không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hành vi khác.
Ví dụ: Do mẫu thuẫn với Trung từ trước, Quốc đánh Trung để trả thù trong
quán cơm làm hư hỏng chiếc tivi của chị Hoa. Quốc bi truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội “Cố ý gây thương tích”. Chị Hoa có đơn yêu cầu bồi thường chiếc tivi bị hư
hỏng. Rõ ràng chiếc tivi của chị Hoa bị hư hỏng không phải là đối tượng mà Quốc
nhằm hướng tới. Mục đích của Quốc chỉ nhằm gây thương tích cho Trung. Trong
vụ án này, Trung được xác định là người bị hại, chị Hoa tham gia tố tụng với tư
cách là nguyên đơn dân sự.
Thiệt hại đối với nguyên đơn dân sự là cá nhân không phải là tình tiết để
đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời cũng không
được xem là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội
khi quyết định hình phạt.
Nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là người bị hại trong vụ án, trong trường
hợp này thì họ có cả quyền của người bị hại và quyền của nguyên đơn dân sự. Tuy
nhiên, họ chỉ sử dụng quyền của người bị hại khi tham gia tố tụng là đủ. Thiệt hại
trong trường hợp này là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cần được khắc phục9.
Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc là người có nhược
điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp có thể thay mặt họ thực
hiện những quyền của nguyên đơn dân sự10. Trong trường hợp người được người bị
hại ủy quyền kháng cáo (nếu chỉ kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại) có thể
tham gia tố tụng như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
9
Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án hình
sự?, http://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-nao-thanh-nguyen-don-trong-an-hinh-su-447437.html, [truy cập ngày
14/4/2014].
10
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 53.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
12
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Ngoài ra, nguyên đơn dân sự còn có thể là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật
chất do tội phạm gây ra. Ví dụ như tài sản của cơ quan bị trộm cắp, tham ô, hủy
hoại… Tuy nhiên, để được xác định tư cách là nguyên đơn dân sự thì cơ quan, tổ
chức đó phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc xác định tư cách tố tụng của
cơ quan, tổ chức bị thiệt hại không khó khăn và ít có sự nhầm lẫn với những người
tham gia tố tụng khác (nguyên đơn dân sự là cơ quan hoặc tổ chức thì cơ quan, tổ
chức này phải là cơ quan, tổ chức bị người phạm tội gây thiệt hại về tài sản11).
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội
phạm gây ra và chỉ khi họ có đơn yêu cầu mới xác định tư cách tham gia tố tụng của
họ là nguyên đơn dân sự. Việc họ có lời khai trước cơ quan điều tra không thể coi là
đơn yêu cầu. Nếu trong báo cáo, kê khai thiệt hại đã thể hiện rõ nội dung yêu cầu
bồi thường thiệt hại thì cũng được coi là có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và họ
được xác định tư cách tham gia tố tụng là nguyên đơn dân sự.
Tóm lại: Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội
phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nguyên đơn dân sự là cơ quan hoặc tổ chức thì cơ quan, tổ chức này phải là
cơ quan, tổ chức bị người phạm tội gây thiệt hại về tài sản.
Nguyên đơn dân sự là cá nhân là người tuy không bị kẻ phạm tôi trực tiếp
xâm hại nhưng bị thiệt hại về tài sản vì tội phạm gây ra hoặc tuy bị người phạm tội
trực tiếp xâm hại đến tài sản nhưng hành vi này chưa đến mức hoặc không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hành vi khác.
Thiệt hại của nguyên đơn dân sự là do tội phạm gây ra nhưng thiệt hại này
không phải là đối tượng tác động của tội phạm. Hay nói một cách khác, thiệt hại của
nguyên đơn dân sự là do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng thiệt hại này
không phải là hậu quả của hành vi khách quan mà người phạm tội bị truy cứu.
Nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là người bị hại trong vụ án. Thiệt hại
trong trường hợp này là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cần được khắc phục.
Hậu quả (thiệt hại) đối với nguyên đơn dân sự không có ý nghĩa với việc
định tội hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
11
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 53.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
13
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
1.1.2.3. Bị đơn dân sự
Khoản 1 Điều 53 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Bị đơn dân sự là cá
nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối
với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”.
Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự trước hết là bị can, bị cáo là người đã gây
ra thiệt hại khi thực hiện tội phạm. Nếu có thiệt hại xảy ra, cho dù vụ án được giải
quyết ở giai đoạn nào thì bị can, bị cáo vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt
hại mà họ gây ra.
Trên cơ sở những quy định tại các Điều 618, 619, 620, 621 Bộ luật Dân sự
2005 thì bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự có thể là:
- Cha, mẹ, người giám hộ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Đây là đối tượng khi phạm tội còn hạn
chế năng lực hành vi, phần lớn sống phụ thuộc vào cha, mẹ nên không có khả năng
bồi thường. Do vậy cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại
do hành vi của con cái mình hoặc người được giám hộ gây ra.
- Bệnh viện, trường học phải liên đới cùng cha, mẹ, người giám hộ của bị
can, bị cáo dưới 15 tuổi hoặc hạn chế năng lực hành vi bồi thường những thiệt hại
do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo gây ra trong thời gian bệnh viện, trường học
quản lý (nếu các cơ quan này cũng có lỗi trong việc quản lý người đó).
- Bị đơn dân sự còn có thể là cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp
luật phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là cán
bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra.
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.
Ngoài ra, trong một vụ án đồng phạm, nếu có bị can tuy được miễn trách
nhiệm hình sự những vẫn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại thì họ tham gia tố
tụng với tư cách là bị đơn dân sự để thực hiện việc bồi thường những thiệt hại mà
mình và các bị can khác đã gây ra cho người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người
có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Tóm lại: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định
phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
14
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Bị đơn dân sự có trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại do người khác
gây ra hoặc có trách nhiệm phải bồi thường nếu bản thân đã tham gia và gây thiệt
hại cùng các đồng phạm khác.
Bị đơn dân sự là cá nhân là người đã gây thiệt hại vật chất cho các nguyên
đơn dân sự. Nếu người gây ra thiệt hại về vật chất là người chưa thành niên thì họ
phải có người đại diện hợp pháp. Cơ quan, tổ chức là bị đơn dân sự khi cán bộ, công
nhân viên chức của cơ quan này là người gây thiệt hại vật chất cho nguyên đơn dân
sự12.
1.1.2.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Bộ Luật tố tụng Hình sự không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Theo khoản 4 Điều 56 Bộ Luật tố tụng Dân sự thì:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người mà việc giải quyết vụ án
có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Vì vậy, từ khái niệm này cũng có thể
hiểu và áp dụng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong vụ
án hình sự vì có cùng nội dung giống nhau.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quyền lợi và
nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Tòa án13. Khi giải quyết vụ án dân sự
hay vụ án hình sự đều phải giải quyết vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên cũng có thể hiểu họ là người mà quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 54 Bộ Luật tố tụng Hình sự
quy định hai tư cách tham gia tố tụng có quyền và lợi ích hoàn toàn khác nhau,
thậm chí đối lập nhau, đó là “người có quyền lợi liên quan đến vụ án” và “người có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Đây là hai tư cách tố tụng được quy định trong cùng
một điều luật. Không phải trường hợp nào họ cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án mà nhiều trường hợp họ chỉ có quyền lợi chứ không có nghĩa
vụ hoặc ngược lại họ chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền lợi. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp họ vừa có quyền lợi và vừa có nghĩa vụ nên thường có sự nhầm lẫn
giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người bị hại, nguyên đơn dân sự;
nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự, người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Do đó cần phải phân biệt tư cách tham gia tố tụng
của hai loại người này (người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người có nghĩa
12
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 54.
13
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 54.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
15
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
vụ liên quan đến vụ án), từ đó xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của họ trong
vụ án hình sự.
- Người có quyền lợi liên quan đến vụ án: Là người có lợi ích vật chất hoặc
tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo và được cơ
quan tiến hành tố tụng công nhận. Chỉ những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có liên
quan đến hành vi phạm tội thì người có lợi ích đó mới được công nhận là người có
quyền lợi liên quan đến vụ án.
Người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải là người bị thiệt hại trực
tiếp do hành vi phạm tội gây ra, tức là thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác
động của tội phạm, thiệt hại xảy ra do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng
hành vi gây thiệt hại chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.
- Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Là người mà hành vi của họ có liên
quan đến tội phạm do bị cáo thực hiện và theo pháp luật họ phải có trách nhiệm về
hành vi của mình, trách nhiệm này chủ yếu là trách nhiệm vật chất. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án chỉ có trách nhiệm về
mặt tinh thần.
Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án có thể là người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm,
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Hoặc có thể là người không liên quan đến việc thực hiện tội phạm, nhưng các cơ
quan tiến hành tố tụng phải xử lý theo pháp luật về những vấn đề có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Hay nói một cách khác: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là
người không tham gia thực hiện tội phạm nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ gián tiếp bị
tác động bởi hành vi phạm tội hoặc có tham gia thực hiện tội phạm nhưng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ14.
Nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người chưa thành
niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp
pháp của họ có thể thay mặt họ để thực hiện quyền và nghĩa vụ15.
14
Lê Thái Sơn: Một số ý kiến về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong luật tố tụng hình sự,
Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, tháng 9/2013, tr. 56.
15
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 54.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
16
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
1.1.2.5. Người làm chứng
Khoản 1 Điều 55 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Người nào biết được
những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.
Người làm chứng trước hết là những người biết được những tình tiết có liên
quan đến vụ án, tức là những tình tiết cần phải chứng minh (sự việc phạm tội, thời
gian, địa điểm xảy ra hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ, mục
đích phạm tội…) họ có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hoặc được người khác kể
lại về những tình tiết có liên quan. Điều cần thiết là họ phải chỉ ra được nguồn của
những tin tức đó. Theo sự triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc họ tự nguyện
đến để khai báo về các tình tiết mà mình biết, được xác định là người làm chứng
trong vụ án hình sự. Trong tố tụng hình sự, vai trò của người làm chứng rất quan
trọng, họ là người biết các tình tiết liên quan đến vụ án nhưng vì họ không có quyền
và lợi ích liên quan đến vụ án nên lời khai của họ thường trung thực, khách quan
giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án. Với vai trò
của người làm chứng có ý nghĩa nhất định đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách
quan của vụ án nên việc tham gia tố tụng của người làm chứng không thể thay thế
và cũng không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình. Họ được
cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia tố tụng để khai báo những gì mà họ biết
về vụ án nên họ phải trực tiếp tham gia mà không thể thông qua người đại diện để
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Để bảo đảm tính xác thực, khách quan của chứng cứ, pháp luật quy định
những người có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không có khả năng nhận thức
được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn và những
người là người bào chữa của bị can, bị cáo thì không được làm chứng16.
1.1.2.6. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Trong Bộ Luật tố tụng Hình sự không có điều luật riêng quy định về người
đại diện nhưng dựa trên cơ sở những quy định tại các Điều 139, 140, 141, 142, 143,
144 Bộ luật Dân sự 2005 thì có thể hiểu đại diện là việc một người (gọi là người đại
diện) nhân danh một người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao
dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp
luật hoặc ủy quyền.
16
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 55.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
17
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Bộ
luật Dân sự 2005 về người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc
tâm thần ta thấy rằng:
Trong tố tụng hình sự, người bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự có thể tự mình tham gia tố tụng hoặc
ủy quyền cho người khác tham gia. Nhưng không phải người tham gia tố tụng nào
cũng có thể ủy quyền cho người khác mà phải tự mình tham gia tố tụng. Bởi vì vai
trò của họ trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là không thể thay thế được như
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự
nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất
hoặc tâm thần khi tham gia tố tụng phải có người đại diện. Sở dĩ họ phải có người
đại diện vì người chưa thành niên là người ở lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về
thể chất và trí tuệ, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi họ còn bị tác động mạnh bởi những điều kiện
bên ngoài. Đối với bị can, bị cáo là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
(như người bị mù, câm điếc, khuyết tật về tâm, sinh lý…) khi tham gia tố tụng cũng
cần phải có người đại diện, vì đây là những đối tượng có khó khăn trong việc biểu
lộ ý chí khi tham gia tố tụng và nhiều trường hợp không có khả năng gánh vác
nghĩa vụ
Người đại diện cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có
nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần là những người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định. Họ bao gồm: Cha, mẹ người chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Trường hợp bị can, bị cáo không còn
cha, mẹ hoặc cha, mẹ cũng là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không
có người giám hộ thì những người thân thích trong gia đình (ông, bà, anh, chị, cô,
chú…) cử ra một người đại diện.
Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có phạm vi quyền rất rộng, họ có
quyền có mặt khi hỏi cung bị can, được tham gia phiên tòa, có quyền đề nghị thay
đổi người tiến hành tố tụng, quyền được tranh luận, quyền được kháng cáo hoặc
khiếu nại bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng… nhưng họ có nghĩa vụ
phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi phạm tội của người mà họ đại
diện gây ra nên họ có thể được xác định là bị đơn dân sự. Nếu là bị đơn dân sự, họ
chỉ được kháng cáo phần liên quan đến trách nhiệm bồi thường, trong khi đó, người
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
18
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
đại diện hợp pháp có thể được kháng cáo toàn bộ bản án (tội danh, trách nhiệm hình
sự, trách nhiệm dân sự, án phí…), do đó, trong những trường hợp này họ được ưu
tiên xác định là người đại diện hợp pháp chứ không chỉ là bị đơn dân sự.
1.2. Cơ sở lý luận về tư cách người tham gia tố tụng
1.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc phân biệt tư cách của
những người tham gia tố tụng
1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
Điều 3 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải
được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”.
Pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội, trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của những người có
chức vụ, quyền hạn và của công dân. Đây là nguyên tắc Hiến định (được quy định
trong Hiến pháp) được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán trong việc tuân thủ và
chấp hành các quy định của pháp luật. Trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc
này được cụ thể hóa trong việc xác lập trật tự, tiến trình giải quyết vụ án hình sự.
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được luật điều chỉnh
chặt chẽ, cụ thể và các quy định của pháp luật phải được mọi tổ chức, công dân tuân
thủ một cách triệt để và nghiêm minh. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là tư
tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự17.
1.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Điều 12 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Trong quá trình tiến hành tố
tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực
hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi,
quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Việc xác định đúng đắn tư cách của người tham gia tố tụng là trách nhiệm
của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, là sự thực thi triệt để những
17
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 7.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
19
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
quy định của pháp luật vào trong đời sống xã hội. Việc xác định chính xác tư cách
của người tham gia tố tụng là một yêu cầu và là một nhiệm vụ quan trọng của Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… Những nhầm lẫn về việc xác định tư cách
người tham gia tố tụng sẽ làm sai lệch quyền và nghĩa vụ của họ hoặc đặt họ vào
quan hệ pháp luật tố tụng hình sự không cần thiết, nghiêm trọng hơn có thể sẽ tước
đi quyền tố tụng mà pháp luật bảo đảm cho họ.
Nguyên tắc đòi hỏi tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng và người có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án hình sự phải áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và phù hợp mà pháp luật cho phép để giải quyết vụ án một cách
kịp thời, đảm bảo truy cứu đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không
làm oan người vô tội. Việc thực hiện các hoạt động tố tụng phải đảm bảo tính chính
xác, có căn cứ, đúng đối tượng; người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự18.
1.2.1.3. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Điều 28 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Việc giải quyết vấn đề dân sự
trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong
trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có
điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có
thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Khi giải quyết một vụ án hình sự, nếu có sự thiệt hại là tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người hoặc là tài sản của cá nhân, tổ chức thì nhiệm vụ
của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chỉ dừng lại ở việc
làm sáng tỏ vụ án, xử lý về hình sự đối với người phạm tội mà còn phải giải quyết
vấn đề dân sự có liên quan tới lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã bị thiệt hại.
Thực chất là quan hệ pháp luật dân sự, cụ thể là quan hệ pháp luật bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng (quan hệ pháp luật này không phát sinh từ những giao dịch dân
sự trước đó, mà chỉ xuất hiện khi có hành vi trái pháp luật của người phạm tội gây
thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác và tài sản
của cá nhân, tổ chức). Đây là chế định pháp luật dân sự được giải quyết bằng pháp
luật tố tụng hình sự.
18
Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố
tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr. 14.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
20
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được áp dụng trong
việc giải quyết những quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi giải
quyết vụ án hình sự, không phải tất cả vấn đề nào liên quan đến tiền hoặc tài sản mà
cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết cũng đều là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
và được giải quyết theo nguyên tắc này. Thực chất vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự chỉ bao gồm việc đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, đòi bồi thường giá trị tài sản do
bị can, bị cáo chiếm đoạt nhưng bị mất hoặc bị hủy hoại, buộc phải sửa chữa tài sản
bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác
tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt;
đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm hại hay nói một cách khác vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự chỉ được xác định trong phạm vi “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” theo quy định tại chương XXI Bộ luật Dân sự19.
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng có vai trò nhất định trong tố tụng hình sự, tuy họ
không có nghĩa vụ chứng minh như các chủ thể khác, nhưng sự tham gia của họ có
ý nghĩa nhất định trong quá trình chứng minh nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án và
việc giải quyết triệt để các quyền, lợi ích bị xâm phạm.
1.2.2.1. Xác định làm rõ sự thật của vụ án
Việc xác định tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
là một khâu quan trọng. Xác định đúng thì dẫn đến việc giải quyết tốt về quyền, về
nghĩa vụ của họ và ngược lại. Xác định, phân biệt đúng tư cách của người tham gia
tố tụng là đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được làm sáng tỏ, khách
quan, toàn diện và đầy đủ, tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án, gây lãng
phí thời gian, tiền của, đảm bảo truy cứu đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội
phạm và không làm oan người vô tội.
1.2.2.2. Giải quyết đúng đắn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham
gia tố tụng có liên quan đến hành vi phạm tội
Xác định, phân biệt đúng tư cách của người tham gia tố tụng là thực hiện
đúng các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm cho họ thực hiện
đúng, đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi xét xử vụ án hình sự, Tòa án
19
Nguyễn Ngọc Chí, trang tin Luật Hình sự: Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ,
http://luathinhsu.wordpress.com/2011/11/28/ban-ve-nguyen-tac-giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinhsu/, [truy cập ngày 14/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
21
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
không chỉ giải quyết về vấn đề hình sự nhằm trừng trị, giáo dục đối với người phạm
tội mà còn phải giải quyết thỏa đáng các lợi ích bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Do
đó, có phân biệt và xác định đúng tư cách của người tham gia tố tụng thì mới có cơ
sở giải quyết đúng, đầy đủ, kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm
phạm.
Việc xác định đúng đắn tư cách người tham gia tố tụng không chỉ có ý nghĩa
đối với người tiến hành tố tụng mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với những người
tham gia tố tụng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định
của pháp luật.
* Tóm lại: Việc phân biệt và xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng
hình sự nhằm xác định làm rõ sự thật của vụ án, đồng thời bảo đảm việc giải quyết
đúng đắn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng có liên quan đến
hành vi phạm tội.
Để phân biệt những trường hợp thường có sự nhầm lẫn trong thực tế, người
viết đã phân chia người tham gia tố tụng thành hai nhóm nhỏ.
Nhóm những người có quyền lợi gồm: Người bị hại, người có quyền lợi liên
quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự. Dấu hiệu để phân biệt những người này căn cứ
vào thiệt hại đã xảy ra và mối quan hệ giữa hậu quả với hành vi phạm tội.
Nhóm những người phải thực hiện nghĩa vụ gồm: Người có nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Dấu hiệu
để phân biệt giữa những người này căn cứ vào nội dung việc thực hiện nghĩa vụ.
Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của pháp luật để xác định tư cách
người tham gia tố tụng trong từng trường hợp vẫn có sự nhầm lẫn, không thống
nhất, người viết sẽ đưa ra các dấu hiệu để phân biệt tư cách giữa các cặp người tham
gia tố tụng hình sự mà trong thực tiễn áp dụng dễ nhầm lẫn ở chương tiếp theo.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
22
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
DẤU HIỆU ĐỂ PHÂN BIỆT TƯ CÁCH
GIỮA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT MÀ TRONG THỰC TIỄN DỄ BỊ NHẦM LẪN
2.1. Phân biệt căn cứ vào thiệt hại đã xảy ra và mối quan hệ giữa hậu quả với
hành vi phạm tội
2.1.1. Người bị hại và nguyên đơn dân sự
Từ quy định về tư cách người tham gia tố tụng đã phân tích ở Chương I,
người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Để được xác định là
người bị hại thì thể chất, tinh thần, tài sản của một người phải là đối tượng tác động
của tội phạm. Cũng là đối tượng tác động của tội phạm, nhưng nếu là tài sản của cơ
quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức được xác định là nguyên đơn dân sự.
Trước khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 thì nguyên đơn
dân sự được xác định là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại “về vật chất” do tội
phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng trong thực tế nhiều
trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ bị thiệt hại về vật chất mà cá nhân
còn có thể bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; cơ quan, tổ chức còn có
thể bị thiệt hại về uy tín do tội phạm gây ra. Từ thực tế đó nên Điều 52 Bộ luật tố
tụng Hình sự năm 2003 đã sửa đổi quy định đối với nguyên đơn dân sự và bỏ cụm
từ “về vật chất” cho phù hợp với thực tế đời sống xã hội. Có nghĩa là, những thiệt
hại của nguyên đơn dân sự do tội phạm gây ra không chỉ có thiệt hại về vật chất mà
còn có thể là những thiệt hại khác như thiệt hại về tinh thần, uy tín… Như vậy,
nguyên đơn dân sự bao gồm: cá nhân, cơ quan, tổ chức; còn người bị hại chỉ là
những con người cụ thể.
Một tiêu chí khác để phân biệt nguyên đơn dân sự với người bị hại là hành vi
đưa đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mặt dù bị thiệt hại do tội phạm gây ra nhưng
người bị thiệt hại không có đơn yêu cầu bồi thường thì cũng không phải là nguyên
đơn dân sự. Còn đối với người bị hại, khi xác định có thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra thì đương nhiên họ có quyền được tham gia tố tụng mà không cần phải có
đơn yêu cầu bồi thường. Hậu quả (thiệt hại) đối với người bị hại trong một số
trường hợp được coi là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm, trong trường
hợp khác lại được coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị
cáo. Hậu quả này chính là đối tượng cần chứng minh trong vụ án hình sự.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
23
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Mặt khác, họ có thể là người chứng kiến hành vi phạm tội (như người bị gây
thương tích, bị cướp tài sản…). Do đó, họ tham gia tố tụng không chỉ giúp cơ quan
tiến hành tố tụng làm rõ hành vi của người phạm tội mà còn tham gia vì quyền lợi
của chính họ.
Phân biệt người bị hại và nguyên đơn dân sự là phân biệt hai loại người tham
gia tố tụng với hai tư cách khác nhau. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức bị thiệt
hại thì trong thực tế không có sự nhầm lẫn trong trường hợp này (nguyên đơn dân
sự là cơ quan hoặc tổ chức thì cơ quan, tổ chức này phải là cơ quan, tổ chức bị
người phạm tội gây thiệt hại về tài sản) mà chỉ có sự nhầm lẫn giữa hai tư cách tố
tụng này khi mà người bị thiệt hại là cá nhân.
Người bị hại và nguyên đơn dân sự chỉ tham gia tố tụng khi có thiệt hại xảy
ra. Thiệt hại của người bị hại là thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần, tài sản từ
hành vi phạm tội.
Ví dụ: Do có mâu thuẫn với nhau từ trước, Nhật đã dùng dao chém Trung.
Anh Mỹ là người có mặt tại đó đã vào can ngăn, trong lúc vật lộn với Nhật để tước
đoạt con dao, anh Mỹ đã bị Nhật làm vỡ chiếc đồng hồ đeo tay. Nhật bị truy tố về
tội “Cố ý gây thương tích”, Trung tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại. Anh
Mỹ có đơn yêu cầu bồi thường chiếc đồng hồ bị vỡ, anh Mỹ được xác định là
nguyên đơn dân sự. Trong vụ án này, mục đích của Nhật là gây thương tích cho
Trung, đối tượng tác động mà Nhật nhằm hướng tới là sức khỏe của Trung chứ
không phải là tài sản của anh Mỹ.
Tỷ lệ thương tích của Trung là hậu quả (thiệt hại) mà cơ quan tiến hành tố
tụng xem xét để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nhật. Thiệt
hại về tài sản của anh Mỹ tuy cũng là hậu quả cần phải giải quyết, khắc phục trong
vụ án, nhưng không có ý nghĩa trong việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị
cáo Nhật (hay nói cách khác, thiệt hại về tài sản của anh Mỹ không phải là tình tiết
định tội hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối Nhật). Nếu
hành vi gây thiệt hại cho anh Mỹ đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác, độc lập
với tội danh mà Nhật bị truy tố, xét xử thì Nhật ngoài việc phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” còn phải chịu trách nhiệm về tội đã gây thiệt
hại cho anh Mỹ và do đó, trong trường hợp này, anh Mỹ được tham gia tố tụng
trong vụ án với tư cách là người bị hại.
Ngoài ra, có trường hợp người bị thiệt hại được xác định là nguyên đơn dân
sự vì có thiệt hại do tội phạm gây ra mà sự thiệt hại này là hậu quả tiếp theo từ hậu
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
24
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
quả mà người phạm tội đã gây ra cho người bị hại (nguyên đơn dân sự đồng thời là
người bị hại trong vụ án hình sự).
Như vậy, dấu hiệu để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự (là cá
nhân) có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Là tình tiết định tội hoặc
tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự đối với bị cáo
Hậu
quả
-Không có ý nghĩa với việc
định tội hoặc là tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với bị cáo
-Là hậu quả tiếp theo mà
người bị hại cần được khắc
phục
Người bị thiệt hại
Được xác định là
Người bị thiệt hại
Được xác định là
Người bị hại
Nguyên
đơn dân sự
Sơ đồ 1: Phân biệt người bị hại và nguyên đơn dân sự
2.1.2. Người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, người bị hại là người bị thiệt
hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Xét về hình thức, người bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình
sự khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận, thông qua việc triệu tập họ đến
khai báo với tư cách là người bị hại. Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị
phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại mặc dù
trên thực tế có người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội
gây ra thì người đó cũng không trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.
Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất hoặc tinh
thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo và được cơ quan
tiến hành tố tụng công nhận. Chỉ những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có liên quan
đến hành vi phạm tội thì người có lợi ích đó mới được công nhận là người có quyền
lợi liên quan đến vụ án.
Ví dụ: Bình mượn xe máy của An nói là để đưa vợ vào bệnh viện khám
bệnh, nhưng Bình đã dùng xe của An để chở hàng phạm pháp qua biên giới và bị
Bộ đội Biên phòng bắt quả tang. Bình bị truy tố về tội “Buôn lậu”. Khi xét xử vụ
án, Tòa án đã xác định An là người có quyền lợi liên quan đến vụ án, vì An có lợi
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
25
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
ích vật chất liên quan đến vụ án đó là chiếc xe máy mà Bình đã mượn và dùng nó để
chở hàng buôn lậu nhưng An không biết.
Ngược lại, nếu lợi ích vật chất hoặc tinh thần không liên quan đến hành vi
phạm tội của bị cáo thì không được công nhận là người có quyền lợi liên quan đến
vụ án.
Ví dụ: Cường cho Đức vay 500 triệu đồng chưa đến hạn thanh toán, nhưng
Đức lại lừa đảo chiếm đoạt của Công ty Hoa Hồng 08 tỷ đồng nên đã bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nhân việc Đức bị truy tố,
Cường đã làm đơn đề nghị Tòa án buộc Đức phải trả cho cường 500 triệu đồng. Rõ
ràng việc Đức nợ Cường 500 triệu đồng nói trên là quan hệ pháp luật dân sự không
có liên quan gì đến hành vi phạm tội của Đức, nên Tòa án không thể coi Cường là
người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, khi có vụ án hình sự xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng không gặp
mấy khó khăn trong việc xác định người bị hại. Nếu người bị hại chết thì người đại
diện hợp pháp của họ được tham gia tố tụng, người đại diện hợp pháp có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người bị hại. Nếu chỉ bị thương tích,
bị tổn hại sức khỏe, bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm thì bản thân họ được xác
định là người bị hại và trực tiếp tham gia tố tụng. Đối với nhóm tội xâm phạm sở
hữu, nếu tài sản bị chiếm đoạt, bị hư hỏng… thì chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp tài sản đương nhiên được xác định là người bị hại. Tuy nhiên, không phải vụ
án hình sự nào cũng có đối tượng tác động là con người, là tài sản mà đối tưọng tác
động còn có thể là hoạt động bình thường của chủ thể, là trật tự công cộng, trật tự
quản lý hành chính…
Việc xác định tư cách người bị hại đối với những tội phạm mà tên tội (tội
danh) đã thể hiện rõ đối tượng tác động của tội phạm cũng không gặp mấy khó
khăn, tuy nhiên trong thực tế vẫn có những tranh cãi trong việc xác định tư cách
người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án khi mà đối tượng tác động
của tội phạm không phải là con người, là tài sản. Chẳng hạn, trong vụ án Gây rối
trật tự công cộng, người bị hành vi của người phạm tội gây thiệt hại về thể chất,
tài sản nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội độc lập, họ tham gia tố tụng với tư
cách gì? Có ý kiến cho rằng, những người này là người bị hại vì thiệt hại của họ
do hành vi của người phạm tội gây ra, nếu không xác định họ là người bị hại sẽ
ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ý kiến khác lại cho rằng, những người này
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
26
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
không phải là người bị hại vì thiệt hại của họ không phải là đối tượng tác động của
tội phạm, những thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho họ không phải là kết quả
trực tiếp của hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, nên họ có thể là nguyên
đơn dân sự hoặc là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Ví dụ: Tuấn, Bảo, Chiến đang ngồi uống bia tại quán bia của chị Minh thì
xảy ra xô xát với Dũng và một số thanh niên trong quán bia dẫn đến đánh nhau.
Trong lúc đánh nhau Tuấn, Bảo, Chiến và Dũng đã dùng chai bia, cốc bia, bàn ghế
ném nhau gây thiệt hại cho chị Minh tổng giá trị là 2.800.000 đồng. Tuấn, Bảo,
Chiến và Dũng đều bị truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 Điều
245 Bộ luật hình sự. Khi xét xử Toà án đã xác định chị Minh là người bị hại trong
vụ án vì cho rằng các bị cáo đã gây thiệt hại cho chị Minh do hành vi “gây rối trật tự
công cộng” của các bị cáo. Trong vụ án này, chị Minh không phải là người bị hại vì
theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội gây rối trật tự công cộng không có người bị
hại. Chị Minh chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Trong một vụ án hình sự, không phải bất cứ người nào bị thiệt hại về thể
chất, tinh thần hoặc tài sản cũng đều trở thành người bị hại, mà họ có thể là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án khi những thiệt hại mà người phạm tội
gây ra cho họ không phải là kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội đó. Nếu đã xác
định có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác thì
những thiệt hại đã xảy ra phải là hậu quả của tội phạm do hành vi phạm tội gây ra.
Xét về mối quan hệ nhân quả, chỉ được coi là hậu quả của tội phạm khi những thiệt
hại đó là hậu quả do hành vi phạm tội, là nguyên nhân gây ra (giữa hành vi và hậu
quả có mối quan hệ nội tại và tất yếu). Nếu hành vi chưa cấu thành một tội phạm cụ
thể được quy định trong Bộ luật Hình sự thì không có người bị hại trong vụ án hình
sự, mặt dù thực tế có thiệt hại xảy ra, nhưng sự thiệt hại đó thuộc trách nhiệm dân
sự. Do vậy, những người bị thiệt hại do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng
hành vi gây thiệt hại chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập thì nên xác
định tư cách tham gia tố tụng của họ là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Có thể nói rằng, người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có quyền
lợi gián tiếp bị tác động bởi hành vi phạm tội được cơ quan tiến hành tố tụng công
nhận để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của họ. Người có quyền
lợi liên quan đến vụ án không phải là người bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm
tội gây ra, tức là thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác động của tội phạm,
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
27
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
thiệt hại xảy ra do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng hành vi gây thiệt hại
chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.
Như vậy, người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án có điểm
giống nhau về quyền yêu cầu đối với những thiệt hại mà tội phạm đã gây ra để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm
hại). Người có quyền lợi liên quan đến vụ án còn có quyền yêu cầu cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết vấn đề về tài sản khi tài sản của họ có liên quan đến việc
giải quyết vụ án và tài sản này không phải là đối tượng tác động của tội phạm, mà
chỉ bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc bị cơ quan
tiến hành tố tụng kê biên cùng tài sản của người phạm tội.
Tóm lại: Trong từng trường hợp cụ thể, đối với những tội phạm mà tên tội
(tội danh) đã thể hiện rõ đối tượng tác động như: Tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài
sản… thì người bị thiệt hại được xác định là người bị hại. Còn đối với những tội
danh khác, để tránh sự nhầm lẫn trong việc xác định tư cách của người bị hại với
người có quyền lợi liên quan đến vụ án thường căn cứ vào mối quan hệ nhân quả
giữa hậu quả (thiệt hại) với hành vi mà người phạm tội đã thực hiện.
- Nếu thiệt hại là kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội, phù hợp với mục
đích của người phạm tội thì người bị thiệt hại được xác định là người bị hại.
- Nếu thiệt hại không phải là kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội, không
có mối quan hệ mật thiết với hành vi phạm tội, không phù hợp với mục đích của
người phạm tội thì người bị thiệt hại được xác định là người có quyền lợi liên quan
đến vụ án.
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Hậu
quả
-Có mối quan hệ nhân quả
với hành vi phạm tội
-Phù hợp với mục đích của
người phạm tội
-Không có mối quan hệ trực
tiếp với hành vi phạm tội
-Không phù hợp với mục
đích của người phạm tội
Người bị thiệt hại
Người bị hại
Được xác định là
Người bị thiệt hại
Được xác định là
Người có
quyền lợi
liên quan
đến vụ án
Sơ đồ 2: Phân biệt người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
28
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
2.1.3. Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự
Bộ luật tố tụng Hình sự không quy định cụ thể người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án là người như thế nào, bao gồm những ai, nhưng trong thực tế,
rất ít có trường hợp một người tham gia tố tụng hình sự vừa có quyền lợi, vừa có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đây là hai tư cách tố tụng khác nhau được quy định
trong cùng một điều luật. Trước hết, họ được xác định là người có quyền lợi, như:
quyền đòi trả lại tài sản mà người phạm tội đã sử dụng làm công cụ, phương tiện
phạm tội; đòi tài sản trong số tài sản của bị can, bị cáo mà cơ quan tiến hành tố tụng
đã kê biên; đòi bồi thường những thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai
thác tài sản… Hoặc họ được xác định là người có nghĩa vụ, như: họ đã tham gia
thực hiện một tội phạm trong một chừng mực nhất định nhưng không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự và được hưởng một số thu
nhập bất hợp pháp, được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để giải quyết những
vấn đề liên quan đến nghĩa vụ phải trả lại tài sản…
Vậy, khi phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với
những người tham gia tố tụng khác, như trường hợp phân biệt với người bị hại đã
nêu trên, chúng ta chỉ xem xét để phân biệt những người cùng có quyền lợi hoặc
cùng có nghĩa vụ “gần giống nhau”. Do đó, chúng ta chỉ xem xét phân biệt tư cách
của người có quyền lợi liên quan đến vụ án với nguyên đơn dân sự, vì hai loại người
này đều có những quyền và lợi ích gần giống nhau khi tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự.
Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự giống nhau về
quyền yêu cầu bồi thường hoặc đòi trả lại tài sản hay lợi ích vật chất khác nhằm
khắc phục đối với những thiệt hại do tội phạm gây ra. Theo quy định của Bộ luật tố
tụng Hình sự thì người bị thiệt hại được xác định là người có quyền lợi liên quan
đến vụ án thông qua việc cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập họ đến để giải quyết
những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi của họ trong vụ án (đó là những lợi
ích vật chất hoặc tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị
cáo). Khác với điều đó, để trở thành nguyên đơn dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ
chức bị thiệt hại phải có đơn yêu cầu bồi thường. Trong phạm vi để phân biệt người
có quyền lợi liên quan đến vụ án với nguyên đơn dân sự, người viết chỉ đề cập việc
phân biệt người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự khi họ là
những cá nhân, là con người cụ thể.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
29
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Việc xác định tư cách tố tụng giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và
nguyên đơn dân sự là cá nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật còn có sự tranh cãi,
nhất là đối với trường hợp thiệt hại do người có hành vi phạm tội trực tiếp gây ra,
nhưng thiệt hại đó không phải là hậu quả của tội phạm do người có hành vi phạm
tội thực hiện mà đó chỉ là thiệt hại do hành vi thực hiện một tội phạm khác gây ra.
Khi nguyên đơn dân sự là cơ quan, tổ chức thì tư cách của họ dễ dàng phân
biệt với người bị hại, người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, khi họ là
cá nhân thì việc xác định rõ tư cách của từng đối tượng không dễ. Chẳng hạn,
trong vụ án Gây rối trật tự công cộng, người bị hành vi của người phạm tội gây
thiệt hại về thể chất, tài sản nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội độc lập, họ tham
gia tố tụng với tư cách gì? Có ý kiến cho rằng, những người này là người bị hại vì
thiệt hại của họ do hành vi của người phạm tội gây ra, nếu không xác định họ là
người bị hại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ý kiến khác lại cho rằng, những
người này không phải là người bị hại vì thiệt hại của họ không phải là đối tượng
tác động của tội phạm nên họ có thể là nguyên đơn dân sự. Ngoài ra, còn có ý kiến
cho rằng, người bị hại, nguyên đơn dân sự là người có thiệt hại do tội phạm gây
ra, trong khi thiệt hại này không phải do tội phạm gây ra mà là do hành vi của
người phạm tội gây ra nên người này phải được xác định là người có quyền lợi
liên quan đến vụ án.
Ví dụ: Phương và Quân gây gỗ đánh nhau tại nhà văn hóa của tổ nhân dân
đang liên hoan văn nghệ, trong lúc đánh nhau hai tên đã dùng gạch đá ném làm Mẫn
và Ngọc bị thương nhẹ và không xác định được tên nào đã gây ra thương tích cho
hai người này. Phương và Quân bị truy tố và xét xử về tội “Gây rối trật tự công
cộng”, Mẫn và Ngọc đều có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây rối trật
tự công cộng gây ra. Trong ví dụ trên, có nhiều quan điểm khác nhau đối về việc
xác định tư cách tố tụng của những người bị thương (Mẫn và Ngọc) trong vụ án
này.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cần phải xác định Mẫn và Ngọc được tham
gia tố tụng với tư cách là người bị hại mới phát huy được đầy đủ quyền và nghĩa vụ
mà pháp luật quy định đối với người bị hại, đồng thời mới bảo đảm tính nghiêm
minh của pháp luật.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Những người bị thiệt hại trong vụ án này
(Mẫn và Ngọc) phải xác định và triệu tập họ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
30
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
đơn dân sự (vì cả Mẫn và Ngọc đều có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại). Người
viết cũng đồng tình với quan điểm này.
- Quan điểm thứ ba xác định Mẫn và Ngọc đều là người có quyền lợi liên
quan đến vụ án vì thiệt hại của Mẫn và Ngọc không phải do tội phạm gây ra mà là
do hành vi của người phạm tội gây ra.
Người viết đồng ý với quan điểm cho rằng, để xác định người bị thiệt hại
trong trường hợp này với tư cách nào cần phải làm rõ khách thể của tội “Gây rối trật
tự công cộng”. Khách thể của tội “Gây rối trật tự công cộng” được hiểu là trật tự, an
toàn công cộng mà trực tiếp là các quy tắc sống lành mạnh cũng như hoạt động bình
thường của xã hội tại những khu vực công cộng. Như vậy, quyền sở hữu tài sản,
quyền bất khả xâm phạm về thân thể không phải là đối tượng tác động của tội này
nên người bị thiệt hại không phải là người bị hại. Tuy nhiên, trong vụ án này, để
xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng thì người phạm tội phải tác động đến quy
tắc sống lành mạnh, hoạt động bình thường của xã hội, đó có thể là việc bảo đảm
quyền của chủ sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người
cụ thể ở nơi công cộng. Thiệt hại của các chủ thể này cũng được xác định do tội
phạm gây ra, nhưng họ không phải là người bị hại, vì họ không phải là đối tượng tác
động của tội phạm. Họ cũng không phải là người có quyền lợi liên quan đến vụ án
vì người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất, tinh thần liên
quan đến vụ án và không phải là người bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây
ra. Vì vậy, việc xác định người bị thiệt hại trong vụ án này là nguyên đơn dân sự là
phù hợp với lý luận và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự20.
Từ ví dụ nêu trên có thể thấy rằng, trong vụ án hình sự, thiệt hại đối với
người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải là kết quả trực tiếp của hành vi
phạm tội. Mặc dù đã gây nên hậu quả, nhưng hậu quả này không phù hợp với mục
đích của người phạm tội, không phải là đối tượng mà họ hướng tới để gây thiệt hại,
mà người phạm tội nhằm xâm hại một khách thể khác nhưng đã gây ra những thiệt
hại này. Còn thiệt hại đối với người được coi là nguyên đơn dân sự (cá nhân), tuy là
hậu quả do tội phạm gây ra, nhưng không phải là hậu quả thuộc mặt khách quan của
tội phạm mà người phạm tội bị truy cứu, vì nếu thiệt hại đối với họ là hậu quả trực
tiếp do hành vi phạm tội (là nguyên nhân) gây ra thì họ chính là người bị hại rồi.
20
Thái Chí Bình – Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc/tỉnh An Giang, trang tin Tòa án nhân dân tối cao : Vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thuộc trường hợp xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_i
d=8610523&article_details=1 [truy cập ngày 14/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
31
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Thiệt hại đối với nguyên đơn dân sự (cá nhân) và người có quyền lợi liên quan đến
vụ án không phải là tình tiết để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội, đồng thời cũng không được xem như một tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khi quyết định hình phạt. Hậu quả đối với
nguyên đơn dân sự có khi chỉ là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cần được khắc
phục (người bị hại đồng thời là nguyên đơn dân sự).
Dấu hiệu phân biệt người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn
dân sự (cá nhân) có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:
Quyền yêu cầu đối với những
thiệt hại mà tội phạm gây ra
Hành vi phạm
tội xâm hại
một khách thể
khác nhưng đã
gây ra những
thiệt hại này
Người có
tài sản liên
quan đến
đến việc
giải quyết
vụ án
Người có quyền lợi liên
quan đến vụ án
Thiệt hại không
phải là hậu quả
của hành vi
khách quan mà
người phạm tội
bị truy cứu
Hậu quả tiếp
theo mà
người bị hại
cần được
khắc phục
Nguyên đơn dân sự
Sơ đồ 3: Phân biệt người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự
2.2. Phân biệt căn cứ vào nội dung việc thực hiện nghĩa vụ
2.2.1. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự
Như phần trên đã đề cập, khi phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án với những người tham gia tố tụng khác, chúng ta chỉ xem xét để
phân biệt những người cùng có quyền lợi hoặc cùng có nghĩa vụ “gần giống nhau”.
Do đó, để phân biệt những người cùng có nghĩa vụ gần giống nhau, chúng ta cần
xem xét phân biệt người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự.
Việc xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với
việc giải quyết đúng đắn vụ án và bảo đảm các quyền lợi, nghĩa vụ của họ được giải
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
32
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
quyết kịp thời, thỏa đáng. Trong quá trình giải quyết vụ án đã không ít trường hợp
có sự nhầm lẫn, tranh cãi trong việc xác định tư cách giữa bị đơn dân sự và người
có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan đến
vụ án giống nhau về trách nhiệm dân sự. Họ đều có thể có trách nhiệm “bồi thường”
hoặc “hoàn trả” để khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra.
Như Chương I đã đề cập, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người mà
hành vi của họ có liên quan đến tội phạm do bị cáo thực hiện và theo pháp luật họ
phải có trách nhiệm về hành vi của mình, trách nhiệm này chủ yếu là trách nhiệm
vật chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ
án chỉ có trách nhiệm về mặt tinh thần. Trong thực tế chúng ta thường gặp người có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án là một con người cụ thể, rất ít trường hợp là cơ quan,
tổ chức. Trước đây, cơ quan Bảo hiểm Nhà nước (Bảo Việt) theo chế độ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trong các vụ án về tai nạn giao thông, cơ
quan Bảo Việt thay chủ xe trả tiền bồi thường cho bên bị thiệt hại, do đó, Tòa án đã
xác định và triệu tập cơ quan Bảo Việt tham gia tố tụng với tư cách là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của
cơ quan Bảo Việt trong các vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” như nêu trên là chưa chính xác, vì quan hệ giữa chủ xe cơ giới và
cơ quan Bảo Việt trong việc thanh toán tiền bảo hiểm là quan hệ pháp luật dân sự,
không có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo nên không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toà án khi xét xử vụ án hình sự.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì những cơ quan, tổ chức được xác định
là bị đơn dân sự gồm:
- Người của cơ quan, tổ chức gây thiệt hại liên quan tới cán bộ, công chức
thực hiện nhiệm vụ mà cơ quan, tổ chức đó giao. Trước hết cơ quan, tổ chức phải
bồi thường thiệt hại, sau đó mới yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật (nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành
công vụ).
- Trường học, bênh viện trong thời gian quản lý người dưới 15 tuổi, người
hạn chế năng lực hành vi (nếu có lỗi trong việc quản lý các đối tượng này).
- Các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án)
phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện
nhiệm vụ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
33
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Bị đơn dân sự là cá nhân, là cha, mẹ, người đỡ đầu của người chưa thành
niên phải bồi thường thiệt hại do con cái mình gây ra. Trong trường hợp bị can, bị
cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần
khi tham gia tố tụng phải có người đại diện. Phạm vi quyền và nghĩa vụ của người
đại diện cho bị can, bị cáo trong những trường hợp này được pháp luật quy định
theo thủ tục đặc biệt, nên phải xác định họ là người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo mà không nên xác định họ là bị đơn dân sự. Tuy nhiên, trong vụ án hình sự, khi
phạm tội nếu bị cáo là người chưa thành niên nhưng đến khi xét xử bị cáo là người
đã thành niên thì bị cáo là người có trách nhiệm phải bồi thường (nếu bị cáo có tài
sản riêng) mà cha, mẹ không có nghĩa vụ phải bồi thường nữa. Nhưng nếu họ không
có tài sản để bồi thường thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải có trách nhiệm bồi
thường thay cho con cái mình. Do đó cha, mẹ, người giám hộ của những người này
phải được xác định là bị đơn dân sự.
Trong trường hợp một người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng
không bi truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì họ
thường được xác định là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, rất ít trường hợp là
người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Bởi lẽ, đã tham gia vào việc thực hiện tội
phạm thì thường là đã gây ra thiệt hại và phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt
hại đó. Do đó, người có nghĩa vụ phải bồi thường có thể là bị đơn dân sự hoặc
người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Trong một vụ án đồng phạm, nếu có bị can tuy được miễn trách nhiệm hình
sự những vẫn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại thì họ tham gia tố tụng với tư
cách là bị đơn dân sự để thực hiện việc bồi thường những thiệt hại mà mình và các
bị can khác đã gây ra cho người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi
liên quan đến vụ án.
Dấu hiệu phân biệt người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự
có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
34
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Trách nhiệm dân sự
đối với những thiệt hại
mà tội phạm đã gây ra
Trách nhiệm hoàn trả
những lợi ích mà bản
thân đã được hưởng
từ việc phạm tội
Trách nhiệm phải
bồi thường những
thiệt hại do người
khác gây ra
Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Trách nhiệm phải bồi
thường nếu bản thân đã
tham gia và gây thiệt hại
cùng các đồng phạm khác
Bị đơn dân sự
Sơ đồ 4: Phân biệt người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự
2.2.2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người làm chứng
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được phân biệt với người
làm chứng là những con người cụ thể. Bởi vì người làm chứng là người với năng
lực nhận thức của mình có thể ghi nhớ lại những sự việc, tình tiết có liên quan đến
vụ án và có khả năng diễn tả lại các sự kiện đã ghi nhớ. Nói tới năng lực nhận thức
là nói tới một con người, chứ không phải là một tổ chức hay một tập thể người.
Trước khi xác định một cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách gì thì
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xem xét tất cả các vấn đề có
liên quan đến vụ án, những quy định của pháp luật, kể cả việc xem xét khi cá nhân,
tổ chức tham gia với một tư cách tố tụng nào đó thì Tòa án có thể có quyết định, bản
án như thế nào đối với cá nhân, tổ chức đó.
Trong việc phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người làm chứng, người viết chỉ đề cập xem xét phân biệt hai tư cách tố tụng này
trong phạm vi nhất định, như trường hợp người bị thiệt hại tuy không bị kẻ phạm tội
trực tiếp xâm hại, nhưng bị thiệt hại về vật chất vì tội phạm gây ra; hoặc các đối
tượng là những người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, thì họ sẽ tham gia tố
tụng trong vụ án hình sự với tư cách gì? Đây là những vấn đề có nhiều tranh cãi,
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
35
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người mà trong quyết
định của cơ quan tiến hành tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ (như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền nhận lại tài sản đã cho kẻ
phạm tội mượn, hoặc nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đã xảy ra…).
Khác với điều đó, người làm chứng không có quyền và nghĩa vụ này mà chỉ có
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, khai báo trung thực tất cả những tình tiết có liên quan
đến vụ án mà mình biết để cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ sự thật vụ án. Nói cách
khác, nghĩa vụ của người làm chứng là nghĩa vụ khai báo chứ không có nghĩa vụ
liên quan đến việc bồi thường, bồi hoàn.
Thực tế, một người tuy đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng được
miễn trách nhiệm hình sự thì họ có thể trở thành người làm chứng khi có căn cứ xác
định nội dung giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng không liên quan gì đến
vấn đề bồi thường, bồi hoàn hoặc lợi ích vật chất, tinh thần của người tham gia tố
tụng và thường gặp ở những vụ án có tội danh mà đối tượng tác động không phải là
con người, tài sản mà thường chỉ là những lợi ích chung…
Ví dụ: An và Bình cùng một số người khác bị khởi tố về tội “Đánh bạc”. Quá
trình điều tra vụ án, An tích cực giúp cơ quan điều tra làm rõ những tình tiết của vụ án.
An được miễn trách nhiệm hình sự về tội “Đánh bạc”. Nhưng để làm rõ hành vi của
những bị cáo khác, Tòa án vẫn triệu tập An đến tham gia tố tụng với tư cách là người
làm chứng để khai báo những tình tiết liên quan đến việc buộc tội các bị cáo khác.
Đối với trường hợp người bị thiệt hại trong vụ án tuy không bị kẻ phạm tội
trực tiếp xâm hại, nhưng bị thiệt hại về vật chất vì tội phạm gây ra, thì họ được tham
gia tố tụng với tư cách gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Ví dụ: Phạm Văn Khanh phạm tội “Cố ý gây thương tích” cho Nguyễn
Thanh Phong, theo yêu cầu của bệnh viện, gia đình cần phải có một người phục vụ
chăm sóc và chi phí một phần thuốc men cho nạn nhân; Nguyễn Thanh Quang là
em ruột của Nguyễn Thanh Phong phải nghỉ việc để chăm sóc và bỏ tiền ra mua
thuốc cho Phong trong thời gian điều trị và bị mất một phần thu nhập. Quang có
đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, Quang được xác định tư cách là nguyên đơn
dân sự và có quyền yêu cầu bồi thường số tiền đã bỏ ra để mua thuốc điều trị cho
Phong và khoản thu nhập thực tế bị mất do phải nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
36
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
- Quan điểm thứ hai cho rằng, Quang được xác định tư cách là người có
quyền lợi liên quan đến vụ án, vì những lợi ích vật chất mà Quang bị thiệt hại chỉ là
hậu quả gián tiếp do hành vi phạm tội của Khanh đã gây ra, nên Quang được tham
gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi các cơ quan tiến hành tố tụng
giải quyết các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án.
- Quan điểm thứ ba và cũng là quan điểm chính thống hiện nay cho rằng,
người chăm sóc nạn nhân đã bỏ tiền ra mua thuốc cho nạn nhân điều trị được xác
định tư cách tham gia tố tụng là người làm chứng. Bởi vì, các khoản chi phí của
người chăm sóc, kẻ cả số tiền bỏ ra mua thuốc cho người bị thiệt hại được tính vào
tổng số thiệt hại mà bị cáo phải bồi thường cho người bị hại. Do đó, trong trường
hợp nêu trên, Quang được triệu tập tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là
người làm chứng.
Trong trường hợp vụ án tuy có đối tượng tác động của tội phạm là con
người, là tài sản, nhưng hậu quả của tội phạm đã được khắc phục xong và người bị
thiệt hại không có yêu cầu gì thêm, hoặc chưa xác định được người bị hại trong vụ
án và phải tách phần trách nhiệm dân sự để giải quyết sau, thì người đã tham gia
vào việc thực hiện tội phạm nhưng được miễn trách nhiệm hình sự có thể được triệu
tập tham gia tố tụng là người làm chứng.
Ví dụ: Lâm Xung và Yến Thanh cùng gây thương tích cho Cao Cầu, Cao Cầu
bị thương đã phải điều trị. Trong thời gian này, Yến Thanh không những đã có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho Cao Cầu mà còn giúp cơ quan điều tra làm rõ một số
hành vi khác mà trước đây Lâm Xung và Yến Thanh đã thực hiện. Lâm Xung bị truy
tố về tội “Cố ý gây thương tích”, Yến Thanh được miễn trách nhiệm hình sự. Phần
trách nhiệm dân sự đã giải quyết xong và Cao Cầu không yêu cầu gì nữa.
Qua ví dụ trên, có hai loại ý kiến khác nhau trong việc xác định tư cách tố
tụng của Yến Thanh.
- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, mặc dù Yến Thanh được miễn trách nhiệm
hình sự nhưng bản thân Yến Thanh cũng đã có nghĩa vụ, trách nhiệm về vật chất đối
với người bị hại Cao Cầu. Tuy người bị hại không có yêu cầu gì thêm, nhưng vẫn
phải xác định và triệu tập Yến Thanh tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án để không những làm rõ hành vi phạm tội của Lâm
Xung và Yến Thanh mà còn kiểm tra và xác định những vấn đề thuộc về trách
nhiệm và nghĩa vụ của Yến Thanh đã thực hiện đối với người bị hại.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
37
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
- Loại ý kiến thứ hai và cũng là quan điểm của người viết là Yến Thanh tuy là
người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng đã được miễn trách nhiệm hình
sự và đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự, người bị hại không có yêu cầu gì
thêm. Như vây, theo quy định của pháp luật khi giải quyết vụ án, Yến Thanh không
còn phải có nghĩa vụ gì về hành vi của mình, đồng thời Yến Thanh cũng không có lợi
ích vật chất hoặc tinh thần bị xâm hại. Do đó khi xét xử vụ án, Tòa án cần xác định và
triệu tập Yến Thanh tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng để làm rõ
những tình tiết có liên quan đến vụ án là đúng với quy định của pháp luật.
Như vậy, một người có tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng được
miễn trách nhiệm hình sự có thể trở thành người làm chứng khi:
- Bản án, quyết định của Tòa án không liên quan gì đến quyền lợi, nghĩa vụ
hoặc trách nhiệm dân sự đối với họ.
- Lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng hoặc có vai trò nhất định trong việc
làm sáng tỏ sự thật của vụ án, sự có mặt của họ là cần thiết để đối chất với các bị
cáo khác.
Dấu hiệu phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người làm chứng có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Có tham gia vào việc thực hiện
tội phạm nhưng không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc
được miễn trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm bồi
hoàn hoặc trả lại
những lợi ích đã
được hưởng từ
việc phạm tội
Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án
- Bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố
tụng không phát sinh quyền lợi, nghĩa vụ hoặc
trách nhiệm dân sự đối với họ
- Sự có mặt là cần thiết để làm sáng tỏ sự thật
của vụ án
Người làm chứng
Sơ đồ 5: Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người làm chứng
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
38
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
2.2.3. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo
Theo những phân tích về nội dung việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa
vụ liên quan đến vụ án ở các phần trên thì người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án có
thể là người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng được người phạm tội
tặng, cho tài sản do phạm tội mà có, nên phải có trách nhiệm bồi hoàn những lợi ích
đã được hưởng từ việc phạm tội. Họ có thể là người thực hiện tội phạm nhưng không
bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nhưng bản thân
cũng được hưởng những lợi ích nhất định từ việc phạm tội này.
Còn người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi,
người đỡ đầu, anh, chị, em ruột và những người theo quy định của pháp luật đối với
bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm
thần. Do những đặc điểm về thể chất, tinh thần cũng như đặc điểm xã hội của người
chưa thành niên, việc xử lý họ đòi hỏi phải rất thận trọng, nhằm vừa đảm bảo hiệu
quả tố tụng, vừa thực hiện được các yêu cầu của chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội, hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý
người chưa thành niên.
Xuất phát từ lý do này mà Điều 306 Bộ luật tố tụng Hình sự đã quy định một
cách rộng rãi những người được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà bị can, bị
cáo là người chưa thành niên. Việc tham gia tố tụng không chỉ là quyền mà còn là
nghĩa vụ của những người đại diện, đó là gia đình của người chưa thành niên, nhà
trường, Đoàn thanh niên Cộng sản, các tổ chức khác nơi người chưa thành niên sinh
sống, học tập và lao động. Chính vì vậy, một số cơ quan tiến hành tố tụng đã có sự
nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng nên
đã xác định không đúng tư cách tố tụng của người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong một số vụ án có
người phạm tội là người chưa thành niên, khi phạm tội họ đang sinh sống, học tập
tại các trường nội trú hoặc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Theo quy định của pháp luật, người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ
đối với bi can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất
hoặc tâm thần phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của con
mình hoặc người được giám hộ gây ra.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
39
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này thì người gây
thiệt hại (nếu không bị truy tố) tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự và cha,
mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án21.
- Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì
trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Người mất năng lực hành vi dân sự gây
thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì
bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu trường học, bệnh viện,
tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người
giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi
thường22.
- Thực tiễn xét xử còn cho thấy, trường hợp bị cáo là người đã thành niên
không có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà người thân thích của bị can, bị
cáo tuy không phải là luật sư, bào chữa viên nhân dân nhưng lại yêu cầu được tham
gia tố tụng để bào chữa cho bị cáo vì họ là người có trình độ pháp lý, đã từng hoạt
động trong các cơ quan pháp luật nay nghỉ hưu; hoặc để thực hiện nghĩa vụ về tài
sản hay bồi thường thay cho bị cáo và không yêu cầu bị cáo phải hoàn lại số tiền…
Vậy những người này có được bào chữa cho bị cáo hay không? Về vấn đề này, tuy
còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng thực tiễn xét xử Toà án đã công nhận và cấp
giấy chứng nhận cho họ để họ thực hiện việc bào chữa cho bị cáo23. Còn việc người
thân thích của bị cáo nếu chỉ có yêu cầu được thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi
thường thay cho bị cáo và không yêu cầu bị cáo hoàn lại thì có thể được xác định và
triệu tập họ tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án để có căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án.
Ở các trường hợp trên, cha, mẹ, người thân thích… là người có thể có trách
nhiệm, nghĩa vụ phải bồi thường những thiệt hại, họ là người đại diện hợp pháp đối
với bi can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc
tâm thần và họ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị
can, bị cáo gây ra.
Như vậy, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp
của bị can, bị cáo giống nhau về trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại do tội
21
Tiểu mục 3.1 mục 3 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
22
Điều 621 Bộ luật Dân sự 2005
23
Đinh Văn Quế, trang tin Tòa án nhân dân tối cao: Một số vấn đề về người bào chữa trong Luật tố tụng Hình sự 2003,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_detail
s=1&item_id=14077018, [truy cập ngày 14/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
40
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
phạm gây ra. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải bồi hoàn (trả lại) những
lợi ích mà mình đã được hưởng từ việc phạm tội. Còn người đại diện hợp pháp của
của bị can, bị cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi của người mà mình đại diện
gây ra khi những người này phạm tội là người chưa thành niên hoặc người có nhược
điểm về thể chất, tâm thần.
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Trách nhiệm dân sự đối với
những thiệt hại mà tội phạm gây ra
Trách nhiệm bồi hoàn những lợi ích
đã được hưởng từ việc phạm tội
Người có nghĩa vụ liên
quan đến vụ án
Trách nhiệm phải bồi thường
những thiệt hại do người mà
mình đại diện gây ra
Người đại diện hợp
pháp của bị can, bị cáo
Sơ đồ 6: Phân biệt người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp
pháp của bị can, bị cáo
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
41
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.1. Những quan điểm khác nhau về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của
người tham gia tố tụng
Bộ luật tố tụng Hình sự đã dành một chương để quy định về tư cách cũng như
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Có một số điều luật đã đưa ra được khái niệm về người tham gia tố tụng (như khái
niệm về người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...) nhưng cũng có những
điều luật mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra tên gọi của một chủ thể tham gia tố tụng mà
không nêu ra được khái niệm cụ thể (như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án) nên dẫn đến tình trạng xác định không đúng tư cách tố tụng của họ.
Việc xác định tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
thường hay có sự nhầm lẫn với tư cách của những người tham gia tố tụng khác.
Nguyên nhân là do Bộ luật tố tụng Hình sự không quy định cụ thể và cũng không có
sự giải thích chính thống của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên phạm vi xác
định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là rất rộng.
Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời có nhiều tội danh mới, phức tạp xuất
hiện…nên quá trình giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng
đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập khi xác định tư cách người tham gia
tố tụng. Điều đó đã dẫn tới việc áp dụng, xử lý đối với một số vụ án không thống
nhất. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số tình huống có thể bị nhầm lẫn trong việc
xác định tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng.
3.1.1. Nhầm lẫn giữa người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án
Các chế định người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
thường được áp dụng trong hầu hết các vụ án hình sự khi giải quyết các vấn đề về
dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình xác định tư cách người bị hại và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn có nhiều vướng mắc trong một số loại tội
phạm. Chẳng hạn như tội “Gây rối trật tự công cộng”, nếu hậu quả của việc “gây
rối” xảy ra mà thiệt hại chưa đến mức cấu thành tội phạm khác như tội “cố ý gây
thương tích”, tội “cố ý làm hư hỏng tài sản”…có nghĩa là hậu quả thương tích của
người bị thiệt hại dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự hoặc tài sản bị
thiệt hại có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu về tội
“Gây rối trật tự công cộng”. Còn những người bị thiệt hại trong vụ án này, có
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
42
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
trường hợp được xác định là người bị hại, trường hợp khác lại được xác định là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Tại Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự…”. Theo đó, một hành vi nguy hiểm cho
xã hội phải được quy định trong Bộ luật Hình sự mới được coi là tội phạm. Tuy
nhiên, theo Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định : “Những hành vi tuy có dấu
hiệu tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải
là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Tuy nhiên, do cách hiểu không
thống nhất về Điều này nên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế, vướng mắc trong việc xem xét, đánh giá phân biệt hành vi vi phạm pháp
luật và hành vi được coi là tội phạm để xác định tư cách người bị hại và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đặc biệt là đối với các tội phạm mà yếu tố
định lượng được coi là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Để khởi tố vụ án hình sự về tội “Trộm cắp tài sản”, nếu người thực
hiện hành vi này không có thêm các tình tiết khác thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt
phải từ 2.000.000 đồng trở lên. Tương tự như vậy, đối với hành vi xâm phạm sức
khỏe có tỷ lệ thương tích đối với người bị thiệt hại từ 11% trở lên (nếu không có
thêm tình tiết khác). Đối với những vụ án mà yêu cầu định lượng đã đủ yếu tố cấu
thành tội phạm thì điều này không cần phải bàn luận vì người bị thiệt hại là người bị
hại. Nhưng đối với những vụ án mà hành vi gây thiệt hại chưa đủ định lượng để cấu
thành tội phạm thì theo Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự chỉ được coi là những hành
vi vi phạm pháp luật và xử lý bằng biện pháp khác (như xử lý hành chính, trách
nhiệm dân sự…).
Vấn đề đặt ra là, nếu trong một vụ án có yếu tố định lượng để cấu thành tội
phạm, vụ án có nhiều người bị thiệt hại, trong đó có người bị thiệt hại đã đạt đến
định lượng cần và đủ, có người bị thiệt hại chưa đủ định lượng và không có các tình
tiết khác là yếu tố để định tội…thì việc xác định tư cách tố tụng của những người
này sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu xác định người bị thiệt hại đã đạt đến định lượng
cần và đủ là người bị hại, còn những người mà thiệt hại chưa đạt đến định lượng
được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì điều này sẽ
dẫn tới sự không công bằng giữa những người bị thiệt hại. Trong thực tế có những
vụ án các thiệt hại không chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội mà còn là hậu quả của
hành vi vi phạm pháp luật khác.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
43
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
- Vụ án Huỳnh Hữu Hậu phạm tội “Trộm cấp tài sản”24 (Bản án số
47/2012/HSST ngày 24/12/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Sông Cầu/tỉnh Phú
Yên).
Khoảng 12 giờ ngày 01/8/2012, Huỳnh Hữu Hậu là nhân viên sửa xe của cửa
hàng xe máy Yamaha Nghiêm, do ông Trần Thiện Nghiêm làm Giám đốc, thấy
trong hộc bàn làm việc của chị Mai Thị Song, nhân viên thủ quỹ của công ty, có
một túi ni lông màu đen, bên trong có 59.400.000 đồng. Hậu lấy số tiền trên bỏ vào
túi ni lông màu đen khác rồi đem cất giấu dưới kệ để vải trong buồng rửa xe. Sáng
ngày 02/8/2012, chị Song phát hiện mất tiền nên đến trình báo Công an. Hậu sợ bị
phát hiện nên đã trả lại tiền bằng cách ngày 05/8/2012 thấy chị Song ở cửa hàng
một mình, Hậu giả vờ nhìn thấy túi tiền ở dưới kệ rửa xe và gọi chị Song đến thu lại
số tiền trên. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng đã xác
định được Hậu là người đã lấy số tiền trên.
Bản án hình sự sơ thẩm sổ 47/2012/HSST ngày 24/12/2012 của Tòa án nhân
dân thị xã Sông Cầu đã xác định tư cách tham gia tố tụng của chị Mai Thị Song là
người bị hại; ông Trần Thiện Nghiêm là người làm chứng và áp dụng điểm e khoản
2 Điều 138; điểm b, p, g khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật Hình sự xử
phạt bị cáo Huỳnh Hữu Hậu 01 năm 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” cho
hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo
cho ủy ban nhân dân phường Xuân Thành/thị xã Sông cầu/tỉnh Phú Yên, giám sát,
giáo dục.
Trong quá trình giải quyết vụ án trên, cấp sơ thẩm đã có vi phạm trong việc
áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến nhầm lẫn trong việc xác
định tư cách tham gia tố tụng. Bản án sơ thẩm xác định chị Mai Thị Song là người
bị hại; ông Trần Thiện Nghiêm là người làm chứng là không đúng pháp luật.
Bị cáo Huỳnh Hữu Hậu đã chiếm đoạt số tiền 59.400.000 đồng thuộc sở hữu
của Cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm do ông Trần Thiện Nghiêm làm Giám đốc.
Chị Mai Thị Song chỉ là nhân viên của Công ty, có nhiệm vụ làm thủ quỹ, cất giữ số
tiền nói trên. Do đó, trong vụ án này, Cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm bị thiệt hại
về tài sản và thiệt hại này là thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra,
đồng thời do Cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm không phải là một cá nhân bị thiệt
hại mà là một cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản nên được xác định tư cách tố
24
Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án Huỳnh Hữu Hậu phạm tội “Trộm cấp
tài sản”, trang tin http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6855_71__Thong-bao-rut-kinh-nghiem-vu-an-xam-phamso-huu-bi-khang-nghi-giam-doc-tham.html , [truy cập ngày 30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
44
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
tụng là nguyên đơn dân sự (nếu là cá nhân thì được xác định là người bị hại trong
vụ án này), còn chị Mai Thị Song là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến
vụ án thì mới đúng với những quy định của pháp luật.
Từ những lý do trên, ngày 21/01/2013, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên
đã kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm. Ngày 10/5/2013, Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên đã chấp nhận kháng nghị và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Qua những ví dụ và vụ án trên thấy rằng, ranh giới để xác định “thiệt hại trực
tiếp” và “thiệt hại gián tiếp” không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này phụ thuộc
rất nhiều vào trình độ nhận thức của người tiến hành tố tụng.
3.1.2. Nhầm lẫn giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự
Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Người bị hại là người
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật tố tụng Hình sự thì “Nguyên đơn
dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn
yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Vậy, người bị hại và nguyên đơn dân sự (là cá nhân) đều là những người bị
thiệt hại do tội phạm gây ra.
Nếu căn cứ vào quy định trên thì nguyên đơn dân sự, nếu là cá nhân cũng
giống như người bị hại, vì người bị hại cũng là người bị thiệt hại do tội phạm gây
ra. Vậy tiêu chí nào để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự là cá nhân?
- Vụ án La Thị Dom cùng đồng bọn phạm tội “Cướp tài sản”25. (Bản án số
38/2012/HSST ngày 27/7/2012 của TAND huyện Văn Bàn/tỉnh Lào Cai).
Ngày 26/11/2011, La Thị Dom và Hoàng Văn Quy cùng 05 đối tượng khác
được mời đến dự tiệc ở nhà của Hoàng Văn Trung. Trong khi ra ngoài đi vệ sinh,
Quy phát hiện có 01 tàu cuốc của Công ty Ecotech do ông Tạ Hải Đăng là giám đốc
chi nhánh tại Lào Cai, đang khai thác vàng giữa lòng suối gần đất nhà mình nên
Quy quay về gọi Hoàng Văn Trung cùng cả nhóm đem theo 02 con dao ra bờ suối
xua đuổi tàu cuốc. Các đối tượng chửi bới, đe doạ, ném đá liên tiếp lên tàu làm cho
25
Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai thông
báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự bị Tòa án phúc thẩm tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại, trang tin
http://laocai.gov.vn/sites/vienkiemsat/tintucsukien/tintrongtinh/Trang/20121030132501.aspx, [truy cập ngày
30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
45
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
hai công nhân người Trung Quốc là Hoàng Kiến Vĩ và Trần Yểm, làm việc trên tàu
sợ hãi, Hoàng Kiến Vĩ bị các đối tượng ném đá trúng tay nhưng không gây thương
tích nặng. Trước tình hình đó, Hoàng Kiến Vĩ và Trần Yểm đành phải tắt máy rời
khỏi tàu bơi sang bờ suối bên kia. Thấy vậy, La Thị Dom xúi các đối tượng lên tàu
lấy các tấm nỉ chứa cát có lẫn vàng được đãi ở suối đem về với ý định bán chia tiền.
Ngày 01/12/2011, cơ quan điều tra đã thu hồi số cát trên và tìm được 01 trong số 03
tấm nỉ chứa cát mà các đối tượng đã lấy ở trên tàu cuốc.
Tòa án cấp sơ thẩm đã triệu tập ông Tạ Hải Đăng tham gia tố tụng trong
phiên tòa với tư cách là người bị hại; Hai công nhân người Trung Quốc là Hoàng
Kiến Vĩ và Trần Yểm được xác định tư cách tố tụng là người làm chứng. Bản án sơ
thẩm tuyên bị cáo La Thị Dom, Hoàng Văn Trung và 06 đối tượng khác phạm tội
“Cướp tài sản”, đồng thời buộc các bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường
những thiệt hại đã gây ra cho ông Tạ Hải Đăng.
Qua vụ án trên thấy rằng, Tòa án cấp sơ thẩm đã có sự nhầm lẫn trong việc
xác định tư cách tham gia tố tụng. Tòa án đã không xác định Hoàng Kiến Vĩ và
Trần Yểm tham gia với tư cách tố tụng là người bị hại trong vụ án mà xác định ông
Tạ Hải Đăng là người bị hại là không chính xác. Bởi lẽ, ông Tạ Hải Đăng là Giám
đốc chi nhánh Công ty cổ phần Ecotech chi nhánh tại Lào Cai, đại diện cho Công
ty. Khi vụ việc xảy ra, ông Tạ Hải Đăng không có mặt trên tàu khai thác vàng,
không bị xâm phạm trực tiếp về tài sản, tinh thần cũng như thể chất, nhưng Tòa sơ
thẩm xác định ông Tạ Hải Đăng tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại là
không đúng. Ông Tạ Hải Đăng tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là nguyên
đơn dân sự được sự ủy quyền của Tổng Công ty để giải quyết vụ việc theo quy định
của pháp luật mới đúng. Bởi lẽ, khi các bị cáo ném đá lên tàu, chửi bới, ngăn cản
không cho tiếp tục khai thác vàng thì trên tàu cuốc chỉ có hai người quốc tịch Trung
quốc đang làm việc là Hoàng Kiến Vĩ và Trần Yểm. Tàu cuốc của Công ty Ecotech
và toàn bộ tài sản trên tàu cuốc do hai anh này trực tiếp quản lý. Hành vi ném đá, hô
hét của các bị cáo đã làm cho hai người này hoảng sợ phải tắt máy, bỏ tàu và bơi lên
bờ, trong đó có Hoàng Kiến Vĩ bị các bị cáo ném đá trúng tay nhưng không gây
thương tích nặng. Như vậy người bị xâm hại về tài sản và tinh thần ở đây phải là 02
công nhân đang làm việc cho công ty Ecotech trên tàu. Tuy nhiên, Tòa sơ thẩm đã
xác định anh Hoàng Kiến Vĩ và anh Trần Yểm tham gia tư cách tố tụng là người
làm chứng trong vụ án là không đúng, mà phải xác định anh Hoàng Kiến Vỹ và anh
Trần Yểm tham gia tư cách tố tụng là bị hại mới đúng theo quy định điều 51 Bộ
luật tố tụng hình sự; ông Tạ Hải Đăng tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
46
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
nguyên đơn dân sự được sự ủy quyền của Tổng Công ty để giải quyết vụ việc theo
quy định của pháp luật chứ không phải với tư cách là người bị hại.
Từ những nhầm lẫn trên, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã chấp nhận đề nghị
của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm hình sự
số 38/2012/HSST ngày 27/7/2012 của Tòa án nhân dân huyện Văn Bàn để điều tra,
xét xử lại vụ án.
3.1.3. Nhầm lẫn giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn
dân sự
Việc xác định tư cách tố tụng giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và
nguyên đơn dân sự là cá nhân trong thực tiễn áp dụng pháp luật còn có sự tranh cãi,
nhất là đối với trường hợp thiệt hại do người có hành vi phạm tội trực tiếp gây ra,
nhưng thiệt hại đó không phải là hậu quả của tội phạm do người có hành vi phạm
tội thực hiện mà đó chỉ là thiệt hại do hành vi thực hiện một tội phạm khác gây ra.
Cũng giống như người bị hại, thiệt hại của nguyên đơn dân sự cũng là do tội
phạm gây ra, tuy nhiên thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác động của tội
phạm và những thiệt hại này không được xem là hậu quả để đánh giá tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cũng không phải là tình tiết để tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo (hay nói một cách khác, mặt dù thiệt hại xảy
ra do hành vi khách quan của người phạm tội trực tiếp xâm hại nhưng thiệt hại xảy
ra không phải là hậu quả của hành vi khách quan mà người phạm tội bị truy cứu).
Còn thiệt hại đối với người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải là
kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội. Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm
hướng tới một khách thể khác nhưng đã gây thiệt hại đến đối tượng này. (Hay nói
một cách khác, người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất,
tinh thần liên quan đến vụ án và không phải là người bị thiệt hại trực tiếp do hành vi
phạm tội gây ra).
Vậy điểm khác nhau cơ bản của nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi
liên quan đến vụ án là việc xem xét thiệt hại xảy ra có phải là thiệt hại trực tiếp do
hành vi phạm tội gây ra hay không? Trong việc xem xét này còn có nhiều tranh
cãi, nhầm lẫn.
Chẳng hạn, trong vụ án Gây rối trật tự công cộng, người bị hành vi của
người phạm tội gây thiệt hại về thể chất, tài sản nhưng không đủ yếu tố cấu thành
tội độc lập, họ tham gia tố tụng với tư cách gì? Có ý kiến cho rằng, những người
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
47
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
này là người bị hại vì thiệt hại của họ do hành vi của người phạm tội gây ra, nếu
không xác định họ là người bị hại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ý kiến khác
lại cho rằng, những người này không phải là người bị hại vì thiệt hại của họ không
phải là đối tượng tác động của tội phạm nên họ có thể là nguyên đơn dân sự.
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng, người bị hại, nguyên đơn dân sự là người có
thiệt hại do tội phạm gây ra, trong khi thiệt hại này không phải do tội phạm gây ra
mà là do hành vi của người phạm tội gây ra nên người này phải được xác định là
người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Tương tự, đối với việc xác định tư cách người ngồi sau xe bị cáo mà bị thiệt
hại về sức khỏe và có yêu cầu bị cáo bồi thường trong vụ án “vi phạm quy định về
điều khiển phương tiên giao thông đường bộ” cũng không thống nhất. Có ý kiến
cho rằng, người này là người bị hại vì thiệt hại của họ do hành vi của bị cáo gây
ra, nếu không xác định người này là người bị hại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của
họ. Có ý kiến cho rằng, người này phải được xác định là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án vì người bị hại, nguyên đơn dân sự là người có thiệt hại do
tội phạm gây ra, trong khi thiệt hại này không phải do tội phạm gây ra mà là do
hành vi của bị cáo gây ra.
Ý kiến khác lại cho rằng, người này là nguyên đơn dân sự (người viết đồng
tình với ý kiến này) vì khách thể của tội này là sự an toàn của hoạt động giao
thông vận tải đường bộ cũng như sự an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của
người khác. Sức khỏe của người khác được xác định là khách thể của tội phạm khi
chúng là đối tượng tác động của tội phạm. Tuy nhiên, sức khỏe của người ngồi sau
xe bị cáo không phải là đối tượng tác động của tội phạm này, nên người bị thiệt
hại này không phải là người bị hại trong vụ án. Còn ý kiến cho rằng họ là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng không ổn. Rõ ràng rằng, trách nhiệm
khi gây ra tai nạn thuộc về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông,
người ngồi sau không có hành vi liên quan đến tội phạm xảy ra và họ không thể
chịu trách nhiệm về cái không liên quan đến mình nên họ không phải là người có
nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, họ là người bị thiệt hại, không có lợi
ích vật chất, tinh thần liên quan đến hành vi phạm tội nên không thể được công
nhận là người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Vì vậy họ không thể được xác
định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, người này có
bị thiệt hại do tội phạm gây ra và họ có đơn yêu cầu bồi thường nên cần xác định
tư cách tham gia tố tụng của người ngồi sau xe bị cáo là nguyên đơn dân sự thì
phù hợp với lý luận và quy định của pháp luật hơn.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
48
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Ngoài ra, có một số trường hợp, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại từ
chối tham gia tố tụng khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia phiên
tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự. Vậy trong trường hợp này thì cần xác định tư
cách tố tụng của họ như thế nào? Có các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có
quan điểm cho rằng, họ có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn
dân sự.
Quan điểm khác cho rằng, nếu cơ quan tiến hành tố tụng cứ gán ghép và xác
định họ là nguyên đơn dân sự và triệu tập họ ra tòa là vi phạm tố tụng. Việc tham
gia tố tụng đối với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là quyền chứ không phải
nghĩa vụ, nếu xét thấy sự có mặt tại phiên tòa của họ là cần thiết để xác định sự thật
vụ án thì tòa án chỉ có thể triệu tập họ đến phiên tòa với tư cách người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án26.
Việc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là
một trong những biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự.
Theo tinh thần của điều luật thì người phạm tội phải bồi thường các thiệt hại vật
chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Những người bị thiệt hại khi
tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự trong những trường hợp tương tự như
nhau có thể người này được xác định là nguyên đơn dân sự nhưng người khác lại
được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
- Vụ án Đặng Văn Tế phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ” (Thông báo số 421/TB-VKSTC-V3 ngày 27/11/2007)27.
Đặng Văn Tế lái xe ôtô thuê cho bà Lê Thị Hới, hưởng lương theo tháng.
Khoảng 22 giờ 50 phút ngày 29/9/2004, Tế điều đang khiển xe ô tô khách với tốc
độ từ 50 - 55km/h thì phía trước xuất hiện hai xe môtô đi ngược chiều, trong đó có
xe anh Đặng Thanh Phú điều khiển chạy lấn sang phần đường bên trái. Lúc này Tế
không giảm tốc độ, không phát hiệu còi, không nháy đèn cảnh báo. Khi xe của Tế
cách xe anh Phú khoảng 8-10m thì Tế mới lái xe sang bên trái để tránh và anh Phú
cũng lái xe về bên phải phần đường của mình nên xe ôtô do Tế điều khiển đã đâm
vào xe máy của anh Đặng Thanh Phú làm xe anh Phú văng ngược về phía sau, xe
26
Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án
hình sự?, http://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-nao-thanh-nguyen-don-trong-an-hinh-su-447437.html, [truy cập
ngày 14/4/2014].
27
Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án Đặng Văn Tế phạm tội “Vi phạm
quy
định
về
điều
khiển
phương
tiện
giao
thông
đường
bộ”,
trang
tin
http://tks.edu.vn/portal/detail/4661_71__Ve-cac-toi-xam-pham-tinh-mang,-suc-khoe,-nhan-pham,-danh-ducua-con-nguoi-(phan-I)--.html, [truy cập ngày 30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
49
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
của Tế tiếp tục lao sang bên trái phần đường đâm tiếp vào xe mô tô anh Đinh Công
Phú điều khiển đang lưu thông cùng chiều với xe của anh Đặng Thanh Phú, phía
sau chở anh Phạm Trung Dũng. Hậu quả, anh Đặng Thanh Phú và anh Phạm Trung
Dũng bị chết, anh Đinh Công Phú bị thương tỉ lệ thương tật 86%. Công ty xi măng
Hoàng Mai (nơi anh Đặng Thanh Phú, Đinh Công Phú và anh Phạm Trung Dũng
làm việc) đã chi phí cho việc cấp cứu và mai táng cho các nạn nhân.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 163/2005/HSST ngày 22/6/2005, Toà án cấp sơ
thẩm tuyên phạt Đặng Văn Tế 5 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ"; buộc người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là
bà Lê Thị Hới, chủ xe ô tô gây tai nạn, phải bồi thường cho; người đại diện của bị
hại Đặng Thanh Phú; đại diện bị hại Phạm Trung Dũng; đại diện bị hại Đinh Công
Phú. Ngoài ra còn phải bồi thường cho nguyên đơn dân sự là Công ty xi măng
Hoàng Mai chi phí cấp cứu và mai táng các bị hại.
Ngày 4/7/2005, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là bà Lê Thị Hới
kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường dân sự.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1036/2005/HSPT ngày 30/9/2005, Toà phúc thẩm
Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội giữ nguyên án sơ thẩm. Ngày 8/5/2007, Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ bản án hình sự phúc
thẩm số 1036/2005/HSPT ngày 30/9/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 163/2005/HSPT ngày 23/6/2005 của
Toà án cấp sơ thẩm về phần quyết định buộc bà Lê Thị Hới phải bồi thường cho
người đại diện của những bị hại và nguyên đơn dân sự là Công ty xi măng Hoàng
Mai để xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.
Quá trình xét xử vụ án này, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều
có những sai lầm thiếu sót nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Bà Lê Thị Hới là chủ sở hữu xe ôtô thuê Đặng Văn Tế lái xe hưởng lương
theo tháng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì bà Hới là bị đơn dân sự
trong vụ án này. Việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xác định bà Lê
Thị Hới là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là không đúng. Những người bị
hại trong vụ án này đều là công nhân của Công ty xi măng Hoàng Mai, khi tai nạn
xảy ra Công ty đã chi phí cấp cứu và mai táng cho các nạn nhân và có yêu cầu bồi
thường. Nhưng Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xác định Công ty xi
măng Hoàng Mai là nguyên đơn dân sự là không đúng với qui định của Bộ luật tố
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
50
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
tụng hình sự. Trong trường hợp này thì Công ty xi măng Hoàng Mai là người có
quyền lợi liên quan đến vụ án.
3.1.4. Nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự
Việc xác định tư cách của người đã có hành vi tham gia vào việc thực hiện
tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm
hình sự hoặc người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng phải chịu
trách nhiệm liên đới cùng với bị cáo bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì họ
có thể được xác định với tư cách gì?, khi nào xác định là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án và trường hợp nào được xác định là bị đơn dân sự. Trong
vấn đề này vẫn có những nhầm lẫn, tranh cãi.
- Vụ án Nguyễn Đức Huy cùng đồng bọn phạm tội "Giết người" và tội "Gây
rối trật tự công cộng" (Thông báo số 135/TB-VKSTC-V3 ngày 31/5/2010)28.
Do có mâu thuẫn với nhau, nhóm thanh niên do Lê Minh Sơn, Huỳnh Bá
Trọng cầm đầu và nhóm thanh niên do Phan Gia Lợi, Huỳnh Tấn Huy, Nguyễn Việt
Hùng cầm đầu, đem theo hung khí kéo đi ẩu đả lẫn nhau. Trong lúc đánh nhau, Lê
Minh Sơn bị Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và đồng bọn đánh và chém đến chết.
Huỳnh Bá Trọng bị đánh và chém làm bị thương 78% sức khỏe. Tham gia trong vụ
ẩn đả này còn có 07 đối tượng khác gồm: Lê Quang Tiến, Nguyễn Quang Long,
Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng, Ngô Lê Trung Hiếu, Trần Công Vinh,
Nguyễn Trần Thanh Quang.
Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định: Bị cáo Phan Gia Lợi, Huỳnh
Tấn Huy và Nguyễn Việt Hùng phạm tội “Giết người; Gây rối trật tự công cộng”;
Bị cáo Lê Quang Tiến, Nguyễn Quang Long, Trần Quốc Minh, Hoàng Xuân Hùng,
Ngô Lê Trung Hiếu, Trần Công Vinh và Nguyễn Trần Thanh Quang phạm tội “Gây
rối trật tự công cộng”. Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo Phan Gia Lợi, Huỳnh Tấn
Huy và Nguyễn Việt Hùng phải liên đới bồi thường cho gia đình bị hại Lê Minh
Sơn và bị hại Huỳnh Bá Trọng.
Ngày 05/4/2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có quyết
định Giám đốc thẩm số 08/2010/HS-GĐT, trong đó có hủy phần trách nhiệm dân sự
đối với các bị cáo để điều tra lại. Bởi lẽ, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có sự
thiếu sót khi chỉ xác định 03 bị cáo Phan Gia Lợi, Huỳnh Tấn Huy và Nguyễn Việt
28
Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án Nguyễn Đức Huy cùng đồng bọn
phạm
tội
"Giết
người"
và
tội
"Gây
rối
trật
tự
công
cộng",
trang
tin
http://www.tks.edu.vn/portal/print/3900_71_0, [truy cập ngày 30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
51
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Hùng có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho những người bị hại mà không
xác định 07 bị cáo còn lại phải cùng liên đới chịu trách nhiệm.
Mặt dù 07 bị cáo không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”
nhưng đây là vụ án đồng phạm, các bị cáo đều phải chịu trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại cho các gia đình Lê Minh Sơn Và Huỳnh Bá Trọng. Việc Toà án
cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm chỉ buộc 3 bị cáo Huỳnh Tấn Huy, Phan Gia Lợi và
Nguyễn Việt Hùng phải liên đới bồi thường cho các gia đình bị hại mà không buộc
các bị cáo trong nhóm cùng phải liên đới bồi thường là sai lầm nghiêm trọng, vi
phạm Điều 604, 616 Bộ luật dân sự và mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, tất cả 10 bị cáo trong vụ án này phải liên đới bồi
thường thiệt hại cho gia đình anh Sơn và gia đình anh Trọng.
Vấn đề đặt ra là, khi một người đã có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội
phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm
hình sự như trường hợp 07 bị cáo trên thì họ có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hoặc có thể là bị đơn dân sự. Đây là vấn đề cần phải nghiên
cứu, xem xét trong từng trường hợp cụ thể để xác định đúng tư cách tố tụng của họ.
Thực tế, người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm thì thường là đã gây
thiệt hại và phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại đó. Do đó, người “có nghĩa
vụ phải bồi thường” thì cần xác định tư cách của họ là bị đơn dân sự. Còn trường
hợp xác định là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án khi họ phải “có trách nhiệm
hoàn trả” những lợi ích mà bản thân họ đã được hưởng từ việc phạm tội. Do đó,
trong vụ án trên 07 bị cáo còn lại phải được xác định tư cách tham gia tố tụng là bị
đơn dân sự, vì họ đều phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
- Vụ án Đặng Hồng Cừu phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ”. (Thông báo số 114/TB-VKSTC-V3 ngày 31/5/2011)29
Vào khoảng tháng 12/2006, Đặng Hồng Cừu được cha ruột là Đặng Hồng
Thanh cho quản lý, sử dụng xe môtô trên 50 cm3 để làm phương tiện đi lại. Ngày
19/02/2007, Đặng Hồng Cừu điều khiển xe mô tô chở bạn gái đi chơi. Khoảng 14
giờ cùng ngày, xe môtô do Đặng Hồng Cừu điều khiển đã va chạm với xe môtô do
29
Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án Đặng Hồng Cừu phạm tội “Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, trang tin http://tks.edu.vn/portal/print/4157_71_0,
[truy cập ngày 30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
52
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
anh Nguyễn Thanh Mùi (có giấy phép lái xe hợp lệ) điều khiển chạy ngược chiều,
chở mẹ phía sau là bà Võ Thị Thiên làm bà Thiên bị ngã xuống đường, bị thương
nặng được đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị và chết vào ngày 21/02/2007 do bị
chấn thương sọ não, xương hộp sọ bị vỡ nứt. Cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ kết
luận đây là vụ tai nạn giao thông do lỗi hỗn hợp của Đặng Hồng Cừu và Nguyễn
Thanh Mùi, trong đó Đặng Hồng Cừu là người có lỗi nhiều hơn (Đặng Hồng Cừu
không có giấy phép lái xe). Đặng Hồng Cừu bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Anh Nguyễn Thanh Mùi cũng có
một phần lỗi, nhưng anh Mùi có mẹ đã chết trong vụ tai nạn giao thông nên được
miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Đặng Hồng Thanh biết rõ Đặng Hồng Cừu chưa có giấy phép lái xe,
không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông có dung tích xi lanh trên 50
cm3, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn giao xe cho Đặng Hồng
Cừu quản lý, sử dụng và Đặng Hồng Cừu đã sử dụng gây tai nạn làm chết một
người. Hành vi của Đặng Hồng Thanh đủ yếu tố cấu thành tội "Giao cho người
không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ" theo quy định
tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự. Quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến
hành tố tụng đã xem xét Đặng Hồng Thanh có nhân thân tốt, sai phạm lần đầu thuộc
trường hợp ít nghiêm trọng nên Viện kiểm sát đã áp dụng khoản 2 Điều 25 Bộ luật
hình sự quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với Đặng Hồng Thanh.
Qua vụ án này có thể thấy rằng, tuy được miễn trách nhiệm hình sự nhưng
ông Thanh phải có trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại đã xảy ra, vì vậy ông
Thanh cần được xác định là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc là bị đơn
dân sự. Có ý kiến cho rằng ông Thanh là bị đơn dân sự, ý kiến khác lại cho rằng ông
Thanh là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Để xem xét ông Thanh là bị đơn dân sự hay là người có nghĩa vụ liên quan
đến vụ án thì ta cần phải xem xét trách nhiệm dân sự của ông Thanh. Đó là “trách
nhiệm bồi thường” hay “trách nhiệm hoàn trả”. Trong vụ án này, ông Thanh phải
được xác định tư cách tố tụng là bị đơn dân sự. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2
Điều 263 Bộ luật dân sự và theo hướng dẫn tại Điểm b Mục 2 phần III Nghị quyết
sô 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng" thì ông Nguyễn Hồng Thanh là người phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại là bà Võ Thị Thiên tương ứng với
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
53
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
mức độ lỗi của Đặng Hồng Cừu gây ra trong vụ tai nạn giao thông này. Vì có “trách
nhiệm bồi thường” nên ông Đặng Hồng Thanh phải được xác định tư cách tố tụng là
bị đơn dân sự. Trách nhiệm phần bồi thường còn lại do Nguyễn Thanh Mùi.
- Vụ án Nguyễn Thị Thu phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ” (Thông báo số 290/TB-VKSTC-V3 ngày 18/8/2008)30.
Ngày 22/5/2005, anh Nguyễn Văn Anh giao xe mô tô của mình cho chị gái là
Nguyễn Thị Minh Phượng (có giấy phép lái xe) mượn. Sau đó, chị Phượng lại đưa
xe cho Nguyễn Thị Thu điều khiển còn chị Phượng ngồi phía sau. Đến khoảng 20
giờ 45 phút cùng ngày, để vượt xe bò đi cùng chiều, Nguyễn Thị Thu đã điều khiển
xe mô tô lấn sang phần đường bên trái nên đã đâm vào xe môtô chạy ngược chiều
do anh Đinh Văn Béo điều khiển chở anh Trần Điền ngồi phía sau. Tai nạn xảy ra
làm anh Trần Điền bị thương nặng với tỷ lệ thương tật là 61%; anh Béo, chị Phượng
bị thương nhẹ, hai xe mô tô bị hư hỏng nặng. Nguyễn Thị Thu bị truy tố về tội "Vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Vụ án đã trải qua nhiều lần xét xử.
Bị cáo Nguyễn Thị Thu bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 09 tháng tù về tội
"Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" và buộc phải
có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại là anh Trần Điền 15.206.000 đồng. Sau
khi có kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về phần hình phạt
của bán án hình sự sơ thẩm, hủy phần dân sự của bản án hình sự sơ thẩm để xét xử
sơ thẩm lại. Bản án hình sự sơ thẩm áp dụng điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999,
Điều 609 và Điều 623 Bộ luật dân sự năm 1995 buộc Nguyễn Thị Thu và anh
Nguyễn Văn Anh là bị đơn dân sự phải liên đới bồi thường cho người bị hại là anh
Trần Điền số tiền là 14.492.915 đồng.
Sau khi có kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm huỷ bản án hình sự sơ thẩm trên
để xét xử sơ thẩm lại. Bản án hình sự sơ thẩm áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự năm
1999, Điều 613, 627 Bộ luật dân sự năm 1995, buộc anh Nguyễn Văn Anh là bị đơn
dân sự phải tiếp tục bồi thường cho người bị hại là anh Trần Điền số tiền
14.492.915 đồng.
30
Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án Nguyễn Thị Thu phạm tội “Vi phạm
quy
định
về
điều
khiển
phương
tiện
giao
thông
đường
bộ”,
trang
tin
http://tks.edu.vn/portal/detail/3894_71__Vu-an-Nguyen-Thi-Thu-pham-toi-_quot;Vi-pham-quy-dinh-vedieu-khien-phuong-tien-giao-thong-duong-bo_quot;.html, [truy cập ngày 30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
54
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Sau khi anh Nguyễn Văn Anh kháng cáo không chấp nhận bồi thường cho
người bị hại. Bản án hình sự phúc thẩm áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999,
Điều 613, 627 Bộ luật dân sự năm 1995, buộc anh Nguyễn Văn Anh là bị đơn dân
sự phải bồi thường tiếp cho anh Trần Điền số tiền tổn thất tinh thần là 14.492.915
đồng. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 17/2008/HS - GĐT ngày 26 tháng 6 năm
2008, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định:
Huỷ bản án hình sự phúc thẩm ở trên để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của
pháp luật.
Trong vụ án này, riêng về phần trách nhiệm dân sự, có thể thấy rằng, các cơ
quan tiến hành tố tụng đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định tư cách tố tụng của
người tham gia tố tụng trong vụ án. Anh Nguyễn Văn Anh (là chủ sở hữu xe môtô)
biết chị gái là Nguyễn Thị Minh Phượng có giấy phép lái xe môtô nên đã giao xe
môtô cho chị Phượng mượn. Đây là một giao dịch dân sự hợp pháp, đúng pháp luật.
Phải khẳng định rằng từ thời điểm nhận xe, chị Phượng là người chiếm hữu hợp
pháp đối với chiếc xe môtô này. Sau đó, chị Nguyễn Thị Minh Phượng giao xe cho
Nguyễn Thị Thu điều khiển, không có sự đồng ý của anh Nguyễn Văn Anh. Chị
Phượng ngồi phía sau xe nên chị Phượng vẫn là người đang chiếm hữu xe mô tô
theo ý chí của mình.
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 1995; các điểm d và đ mục
2 phần III Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân
sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì chị Nguyễn Thị Minh Phượng là
người được anh Nguyễn Văn Anh (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) giao chiếm
hữu, sử dụng xe mô tô theo đúng quy định của pháp luật nên phải có trách nhiệm
bồi thường cho người bị hại. Ngoài ra, cần phải làm rõ việc chị Phượng giao xe cho
Nguyễn Thị Thu điều khiển xe mô tô như thế nào để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thuộc về chị Phượng hay chị Phượng và Thu cùng liên đới chịu.
Toà án các cấp buộc anh Nguyễn Văn Anh phải bồi thường thiệt hại cho người bị
hại là không đúng và không đưa chị Nguyễn Thị Minh Phượng tham gia tố tụng với
tư cách là bị đơn dân sự là sai lầm nghiêm trọng.
Nếu áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành thì anh Nguyễn Văn Anh
và Chị Nguyễn Thị Minh Phượng sẽ có tư cách tố tụng gì trong vụ án này?
Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005; các điểm d và đ mục 2 phần III Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
55
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
dân tối cao và các quy định khác, thì anh Nguyễn Văn Anh có thể được xác định và
triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng (nếu xét thấy cần thiết)
hoặc là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án; còn chị Nguyễn Thị Minh Phượng
tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3.1.5. Nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người làm chứng
Đối với trường hợp nhầm lẫn giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án và người làm chứng xảy ra không nhiều vì việc phân biệt giữa hai tư cách
này được pháp luật quy định rõ ràng hơn. Tuy nhiên, việc xác định không chính xác
tư cách tố tụng cũng sẽ đem lại hậu quả pháp lý nặng nề nếu họ là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà xác định họ là người làm chứng tức là làm mất
đi quyền kháng cáo của họ. Nếu họ là người làm chứng mà lại xác định là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi đồng
thời đặt họ vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự không cần thiết.
- Vụ án Nguyễn Văn Bình phạm tội “Hủy hoại rừng” (Bản án số
22/2013/HSST ngày 27/9/2013 của Tòa án nhân dân huyện Bắc Trà My/tỉnh Quảng
Nam)31.
Ngày 25/10/2011, Nguyễn Văn Bình sang nhượng của chị Đỗ Thị Thanh
Thương 10 ha đất rừng tại khoảnh 05/tiểu khu 808 thuộc thôn 05/xã Trà Giác/huyện
Bắc Trà My/tỉnh Quảng Nam, việc chuyển nhượng này được sự xác nhận của chính
quyền địa phương xã Trà Giác nhưng chưa làm thủ tục để được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Đến khoảng tháng 02/2012, Nguyễn Văn Bình thuê các
anh Nguyễn Viết Hùng, Kdum, Đinh Tấn Phú và Đinh Văn Bôn, đến khu vực đất
này để phát dọn rừng. Tại đây, theo sự chỉ dẫn của Nguyễn Văn Bình, những người
làm thuê đã phát dọn diện tích 1,239 ha. Sau khi phát dọn xong, Nguyễn Văn Bình
thuê máy đào của anh Trần Văn Lộc san lấp 0,290 ha nhằm mục đích thăm dò
khoáng sản, diện tích còn lại trồng cao su.
Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa Nguyễn Văn Bình ra xét xử về tội “Hủy hoại rừng”,
đồng thời triệu tập Nguyễn Viết Hùng, KDum, Đinh Văn Triều, Đinh Văn Bôn tham
gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
31
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam: Vụ án Nguyễn Văn Bình phạm tội “Hủy hoại rừng”, trang tin
http://vksquangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=672%3Athong-bao-rut-kinhnghim-v-nguyn-vn-binh-phm-ti-hy-hoi-rng-b-cp-phuc-thm-hy-an--iu-tra-li&catid=69%3Ahinhs&Itemid=78&lang=vi, [truy cập ngày 30/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
56
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Qua vụ án này thấy rằng, Tòa án cấp sơ thẩm đã có sự nhầm lẫn trong việc
xác định tư cách tố tụng. Tòa án đã không triệu tập Ủy ban nhân dân xã Trà Giác là
nguyên đơn dân sự trong vụ án đến tham gia phiên tòa là một thiếu sót. Trong vụ án
này, Nguyễn Viết Hùng, KDum, Đinh Văn Triều, Đinh Văn Bôn là những người
làm thuê, họ có tham gia phát dọn rừng nhưng họ chỉ thực hiện theo chỉ dẫn của
Nguyễn Văn Bình, họ là người biết việc, là nhân chứng trong vụ án nhưng cấp sơ
thẩm đã xác định tư cách của họ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không
đúng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự. Do đó, Tòa án chỉ có thể
triệu tập Nguyễn Viết Hùng, KDum, Đinh Văn Triều và Đinh Văn Bôn tham gia
phiên tòa với tư cách là người làm chứng.
Ngoài ra, việc buộc Nguyễn Văn Bình phạm tội “Hủy hoại rừng” của các cơ
quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm cũng không đủ căn cứ. Từ các lý do trên, ngày
23/01/2014, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã thống nhất quan điểm của Viện
kiểm sát, hủy bản án sơ thẩm để giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm điều tra lại do
chưa đủ căn cứ để quy buộc hành vi phạm tội đối với bị cáo và có vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng.
3.1.6. Nhầm lẫn giữa người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần có nghĩa vụ bồi thường những thiệt
hại do con cái mình gây ra hoặc người mà mình giám hộ khi thực hiện tội phạm.
Trong quan hệ tố tụng dân sự thì những người này được xác định là bị đơn dân sự,
nhưng trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thì họ không chỉ có nghĩa vụ bồi
thường những thiệt hại mà còn có thể bào chữa cho hành vi phạm tội của người mà
họ đại diện32. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người đại diện theo
pháp luật vì họ có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự do người mà họ đại
diện gây ra mà không phải là đại diện theo ủy quyền. Nếu chỉ xác định họ là bị đơn
dân sự là thu hẹp quyền tố tụng mà pháp luật đã quy định. Thực tế người đại diện
hợp pháp của bị can, bị cáo và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án giống nhau về
nghĩa vụ dân sự, nên nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng đã có sự nhầm lẫn.
Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, người có nhược điểm về
thể chất, tâm thần thì trong những trường hợp này phải được ưu tiên xác định là
người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.
32
Điểm b Khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
57
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Ví dụ: Nguyễn Văn Kiên phạm tội “Giết người” theo Khoản 2 Điều 93 Bộ
luật Hình sự. Khi phạm tội, bị cáo Kiên là bệnh nhân tâm thần ở mức độ nhẹ, hạn
chế năng lực hành vi. Khi xét xử, bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ mà pháp
luật quy định. Ông Hồng là cha ruột của Kiên đã thay mặt gia đình bồi thường cho
gia đình nạn nhân Phạm Văn Mạnh 23 triệu đồng. Tòa án đã triệu tập ông Hồng
tham gia phiên tòa với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Bản án
hình sự sơ thẩm đã xử phạt bị cáo Kiên 05 năm tù và buộc ông Hồng phải tiếp tục
bồi thường thêm 20 triệu đồng cho gia đình nạn nhân Mạnh. Sau khi xét xử sơ thẩm
ông Hồng làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho Kiên. Tòa án phúc thẩm
đã chấp nhận kháng cáo và xác định lại tư cách tham gia tố tụng của ông Hồng là
người đại diện hợp pháp của bị cáo Kiên.
Trong vụ án này, Kiên là người có nhược điểm về tâm thần, không thể tham
gia tố tụng một cách độc lập để tự bào chữa cho hành vi phạm tội của mình. Hơn
nữa, là bệnh nhân tâm thần Kiên khó có thể gánh vác nghĩa vụ bồi thường những
thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Ông Hồng là cha ruột của Kiên có
thể là người bào chữa cho con mình vì Kiên không nhận thức được hết tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nếu trong quan hệ pháp luật dân sự thì ông Hồng
sẽ trở thành bị đơn dân sự, có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại mà Kiên đã gây
ra. Nhưng đây là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, ông Hồng tham gia vừa là
người bào chữa, vừa là bị đơn dân sự. Do vậy, xác định ông Hồng là đại diện hợp
pháp của bị cáo Kiên mới chính xác. Nếu xác định ông Hồng chỉ tham gia tố tụng
với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án do phải thực hiện nghĩa vụ bồi
thường những thiệt hại do con trai mình gây ra là chưa đảm bảo quyền lợi của ông
Hồng và bị cáo Kiên.
3.1.7. Các trường hợp nhầm lẫn khác
Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án hình sự?33
Thời gian qua, một số phiên tòa xét xử các vụ án có liên quan đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra xuất hiện tình
trạng cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại không nhận mình là người bị hại hoặc
nguyên đơn dân sự.
33
Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án
hình sự?, http://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-nao-thanh-nguyen-don-trong-an-hinh-su-447437.html, [truy cập
ngày 14/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
58
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Không thừa nhận mình là nguyên đơn dân sự cũng tức là từ chối tham gia tố
tụng nhưng tòa án vẫn xác định họ là nguyên đơn dân sự và tuyên bị cáo phải bồi
thường. Đây không phải chỉ là vấn đề xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự mà nó liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự,
cần được làm rõ.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc
tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Điều kiện cần và đủ để xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là:
Bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thiếu một trong hai tiêu chí trên thì không thể là nguyên đơn dân sự trong vụ án
hình sự được.
Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự khác với nguyên đơn trong vụ án dân
sự. Trong vụ án dân sự người khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình là nguyên đơn dân sự nhưng không phải người khởi kiện nào cũng bị thiệt
hại; thiệt hại không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn có những thiệt hại khác, và
nhất thiết không phải là thiệt hại do tội phạm gây ra. Còn nguyên đơn dân sự trong
vụ án hình sự chỉ có một loại thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại đó chỉ
do tội phạm gây ra.
Nếu bị thiệt hại nhưng người bị thiệt hại không có đơn yêu cầu bồi thường
thì cũng không phải là nguyên đơn dân sự. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng cứ gán
ghép và xác định họ là nguyên đơn dân sự và triệu tập họ ra tòa là vi phạm tố tụng.
Nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là người bị hại trong vụ án, trong trường
hợp này thì họ có cả quyền của người bị hại và quyền của nguyên đơn dân sự. Tuy
nhiên, họ chỉ sử dụng quyền của người bị hại khi tham gia tố tụng là đủ. Thực tiễn
xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần xác định họ là người bị hại mà không
cần phải xác định họ là nguyên đơn dân sự vì không cần thiết.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là
người đứng đầu các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, có
đủ tư cách pháp nhân bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra; người được nguyên
đơn dân sự ủy quyền; người bảo vệ quyền lợi của đương sự gồm: luật sư, bào chữa
viên nhân dân hoặc một người khác được tòa án chấp nhận theo quy định tại Điều
42a Bộ luật Tố tụng hình sự.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
59
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Nếu cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức tuy có bị thiệt hại nhưng họ không muốn
tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự thì cơ quan tiến hành tố tụng
cũng không buộc họ phải tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Trong trường hợp
này, tòa án phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Việc tham gia tố tụng đối với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là quyền chứ
không phải nghĩa vụ; nếu xét thấy sự có mặt tại phiên tòa của họ là cần thiết để xác
định sự thật vụ án thì tòa án chỉ có thể triệu tập họ đến phiên tòa với tư cách “người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”.
Các cơ quan, tổ chức và cá nhân không nhận mình là nguyên đơn dân sự chỉ
cần không làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tòa án cũng không được xác định
họ là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự; nếu họ từ chối tham gia tố tụng thì
người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng không được tham gia phiên tòa.
3.2. Một số biện pháp khắc phục
Trong việc xác định tư cách người tham gia tố tụng còn có những tranh cãi,
nhầm lẫn là do những nguyên nhân sau:
- Mặt dù Bộ luật tố tụng Hình sự đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện, nhưng vẫn còn có những điều luật chưa được quy định đầy đủ, cụ thể và chặt
chẽ, dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất của các cơ quan tiến hành tố
tụng và người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, chưa có các văn bản chính thống nào
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể và chi tiết việc xác định tư
cách của các loại người tham gia tố tụng nên khó tránh khỏi những nhầm lẫn dẫn
đến sai sót.
- Phần lớn những người tham gia tố tụng tuy đã được luật quy định cụ thể,
nhưng do nhận thức của người tiến hành tố tụng khác nhau nên việc xem xét, áp
dụng những quy định của pháp luật khác nhau (điều này hoàn toàn phụ thuộc vào
việc nhận thức của những người tiến hành tố tụng). Hiện nay vẫn tồn tại những
quan điểm trái ngược nhau đối với việc xác định tư cách người tham gia tố tụng
trong các tội phạm liên quan đến trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính mà
đến nay vẫn chưa có quan điểm giải thích chính thống của cơ quan chức năng.
Từ những nguyên nhân kể trên, để tránh sự nhầm lẫn trong việc xác định tư
cách người tham gia tố tụng, trước hết cần phải hoàn thiện các quy định của pháp
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
60
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
luật về tư cách người tham gia tố tụng. Việc xây dựng các quy phạm pháp luật phải
đạt yêu cầu:
- Đưa ra được khái niệm.
- Mô tả cụ thể khái niệm. Nếu không thể mô tả được hết trong điều luật thì
cần có văn bản hướng dẫn đảm bảo cho việc áp dụng được thống nhất.
Sau đây là những đề xuất cụ thể về phương hướng hoàn thiện pháp luật về tư
cách người tham gia tố tụng.
3.2.1. Đối với người bị hại
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật tố tụng Hình sự thì những cá
nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản phải do tội phạm gây ra. Điều đó có
nghĩa là hành vi phạm tội phải có mối quan hệ nhân quả với hậu quả mà hành vi đó
gây ra.
Trong một vụ án hình sự, nếu có nhiều hành vi gây thiệt hại, trong đó có
hành vi được coi là tội phạm (hành vi đó phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội
phạm), có hành vi không phải là tội phạm thì người bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản do hành vi không phải là tội phạm gây ra không phải là người bị hại.
Như vậy sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong thực tế để xác định tư cách tham
gia tố tụng của nhiều người trong cùng một vụ án. Chúng ta nên tránh việc áp dụng
máy móc: Người bị hại là người mà “thiệt hại” đã thỏa mãn yếu tố cấu thành tội
phạm, còn người mà “mức độ thiệt hại” chưa thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm
thì không được xác định là người bị hại. Thực tế trong cùng một vụ án, cùng một tội
danh có thể có cả người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, có người bị thiệt hại
chỉ do hành vi vi phạm pháp luật (vì chưa đạt tới định lượng). Nếu xác định người
này là người bị hại mà những người khác không phải là người bị hại mà chỉ là
người có quyền lợi liên quan đến vụ án thì vô tình đã thể hiện sự bất bình đẳng và
thiếu công bằng của những người bị thiệt hại.
Một tiêu chí khác để phân biệt người bị hại với người có quyền lợi liên quan
đến vụ án là mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội đó
gây ra. Qua phần dấu hiệu phân biệt đã phân tích, để xác định là người bị hại thì
thiệt hại phải có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội. Tội phạm nào cũng gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể mà luật hình sự bảo vệ, nhưng thiệt
hại phải được coi là thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội thì người bị thiệt hại về
thể chất, tinh thần, tài sản mới được coi là người bị hại. Do vậy, người viết cho rằng
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
61
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
cần phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với những hành vi vi phạm
pháp luật có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với từng loại quan hệ xã hội (khách thể) mà luật hình sự bảo vệ.
3.2.2. Đối với nguyên đơn dân sự
Trong thực tiễn hoạt động tố tụng đã thừa nhận đối với những vụ án mà thiệt
hại không phải là hậu quả của hành vi khách quan mà người phạm tội bị truy cứu thì
người bị thiệt hại (là cá nhân) được xác định là nguyên đơn dân sự, vì nếu thiệt hại
là hậu quả của hành vi khách quan mà người phạm tội bị truy cứu thì họ đương
nhiên là người bị hại. Người viết đề nghị cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi
tiết của cơ quan có thẩm quyền về việc xác định tư cách người tham gia tố tụng đối
với các trường hợp như trên để tránh những cách hiểu khác nhau dẫn đến nhầm lẫn.
Trong nhóm tội “chiếm đoạt tài sản” mà tài sản là của cá nhân công dân thì
người bị thiệt hại được xác định là người bị hại. Còn nếu bên bị thiệt hại về tài sản
là cơ quan, tổ chức thì họ chỉ có thể được xác định là nguyên đơn dân sự. Vì vậy cá
nhân bị thiệt hại về tài sản trong trường hợp này thì được xác định là người bị hại và
có quyền kháng cáo về hình phạt đối với bị cáo, còn nếu bên bị thiệt hại về tài sản là
cơ quan, tổ chức thì họ chỉ có thể được xác định là nguyên đơn dân sự và do đó họ
không được quyền kháng cáo về hình phạt đối với bị cáo là không bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật. Do đó, người viết đề nghị, đối với các tội xâm phạm
đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì nên
xác định họ là người bị hại để họ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định tại Điều 51 Bộ luật tố tụng Hình sự.
3.2.3. Đối với bị đơn dân sự
Những đối tượng được xác định là bị đơn dân sự cũng rất đa dạng, nên
không thể mô tả hết trong luật. Khái niệm về bị đơn dân sự mà Bộ luật tố tụng Hình
sự đưa ra đã khái quát một cách chung nhất là các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà
pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra.
Những đối tượng được xác định là bị đơn dân sự do không mô tả hết trong
luật, nên phải có văn bản hướng dẫn cụ thể và để tránh những cách hiểu khác nhau,
trong một số trường hợp, bị đơn dân sự cần được xác định cụ thể là: Cha, mẹ, người
giám hộ của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm
thần.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
62
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
Trường học, bệnh viện trong thời gian quản lý bị can, bị cáo dưới 15 tuổi
thuộc quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2005 thì có trách nhiệm phải bồi
thường những thiệt hại do bị can, bị cáo gây ra. Vì có “trách nhiệm bồi thường” nên
cần xác định bệnh viện, trường học trong trường hợp này là bị đơn dân sự.
Xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người phạm tội là
người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần nên trong
mọi trường hợp cần ưu tiên xác định cha, mẹ, người giám hộ của họ là người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Họ sẽ là bị đơn dân sự có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thay bị can, bị cáo nếu bị can, bị cáo gây thiệt hại.
Như vậy, trừ người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì những đối tượng còn lại
được xác định là bị đơn dân sự gồm:
- Cơ quan, tổ chức có cán bộ, nhân viên gây thiệt hại trong khi thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
- Trường học, bệnh viện trong thời gian quản lý bị can, bị cáo dưới 15 tuổi
(nếu trường học, bệnh viện cũng có lỗi trong việc quản lý).
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm trong vụ án có đồng phạm
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự
có thể được xác định là bị đơn dân sự khi việc thực hiện tội phạm đã gây ra hậu quả
và hậu quả này cần phải được khắc phục.
3.2.4. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Trong các vụ án hình sự cho thấy, các đối tượng là chủ thể có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án không chỉ là cá nhân, mà nhiều trường hợp còn là cơ
quan, tổ chức cũng có những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng không
được giải quyết vì họ không có tư cách tố tụng. Trong những trường hợp này, các
cơ quan tiến hành tố tụng thường xác định họ là tư cách tố tụng này hoặc tư cách tố
tụng khác để giải quyết những quyền lợi, nghĩa vụ mà họ có liên quan trong vụ án.
Nội dung và tên gọi của Điều luật quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án đã chỉ rõ họ là một con người cụ thể. Nhưng trong thực tiễn áp dụng
pháp luật tố tụng, không ít trường hợp các tòa án vẫn xác định người có quyền lợi,
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
63
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia tố tụng trong các
vụ án hình sự.
Ví dụ: Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan
hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Điều kiện cần và đủ để xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án
hình sự là: Bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Thiếu một trong hai tiêu chí trên thì không thể là nguyên đơn dân sự trong
vụ án hình sự được. Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chỉ có một loại thiệt hại
đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại đó chỉ do tội phạm gây ra.
Nếu cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức tuy có bị thiệt hại nhưng họ không muốn
tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự thì cơ quan tiến hành tố tụng
cũng không buộc họ phải tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Trong trường hợp
này, tòa án phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Việc tham gia tố tụng đối với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là quyền chứ
không phải nghĩa vụ; nếu xét thấy sự có mặt tại phiên tòa của họ là cần thiết để xác
định sự thật vụ án thì tòa án chỉ có thể triệu tập họ đến phiên tòa với tư cách “người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”34.
Từ những lý do trên, người viết thấy rằng, nếu chỉ quy định “người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” là chưa đầy đủ mà cần được sửa đổi, bổ sung
Điều 54 Bộ luật tố tụng Hình sự như sau:
Điều 54. Người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
1. Người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc
người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a)…
3.2.5. Đối với người làm chứng
Bộ luật tố tụng Hình sự đã có một chế định riêng quy định về người làm
chứng. Thông thường được hiểu là người biết được những tình tiết của vụ án và
được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo, góp phần làm sáng tỏ sự
thật của vụ án. Những người biết được những tình tiết của vụ án có thể là:
34
Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án
hình sự?, http://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-nao-thanh-nguyen-don-trong-an-hinh-su-447437.html, [truy cập
ngày 14/4/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
64
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
- Người không liên quan đến việc thực hiện tội phạm (chỉ là người nhìn thấy,
nghe thấy hoặc được người khác kể lại các tình tiết của vụ án);
- Người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm trong các vụ án đồng phạm.
Họ tham gia với những vai trò khác nhau (người giúp sức, người thực hành, người
xúi giục) nhưng sau đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách
nhiệm hình sự, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng khi cần thiết vẫn triệu tập họ để
khai báo về những tình tiết liên quan đến vụ án, đến việc buộc tội đối với các bị cáo
khác. Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể trở thành người làm
chứng, mà họ có thể trở thành người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc bị đơn
dân sự (nếu hành vi của họ đã gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của
cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc được hưởng những lợi ích từ việc
phạm tội mà trong bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có đề cập đến
trách nhiệm dân sự). Họ chỉ có thể trở thành người làm chứng khi xét thấy sự có
mặt của họ là cần thiết để khai báo và đối chất với các bị cáo khác trong vụ án.
Như vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc một người có tham gia
vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
được miễn trách nhiệm hình sự có thể được xác định là người làm chứng khi:
1. Bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng không phát sinh quyền
lợi, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm dân sự đối với họ.
2. Xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết để khai báo và đối chất với các bị
can, bị cáo khác.
3.2.6. Đối với người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Trong chế định về người bào chữa tại Điều 56, Bộ luật tố tụng Hình sự quy
định người bào chữa có thể là: Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo; đồng thời quy định trường hợp người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo được quyền lựa chọn và thay đổi người bào chữa, nhưng không quy định người
đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người như thế nào?. Người đại diện hợp
pháp của bị can, bị cáo cũng là một trong những người tham gia tố tụng hình sự
nhưng lại chưa có quy định nào xác định tư cách và địa vị pháp lý của họ. Trong
nhiều trường hợp, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần được cơ quan tiến hành tố
tụng xác định họ là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, có trường hợp họ lại
được xác định là bị đơn dân sự. Rõ ràng, việc xác định tư cách tố tụng của họ như
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
65
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
vậy chưa mang tính pháp định mà chủ yếu vẫn dựa trên sự hướng dẫn mang tính
nhất thời, đó chỉ là những giải pháp tình thế nên chưa bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho
chính bị can, bị cáo cũng như người đại diện hợp pháp của những người này. Người
viết cho rằng nên sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng Hình sự đưa người đại diện
hợp pháp của bị can, bị cáo là một chủ thể tham gia tố tụng hình sự và quy định
riêng thành một điều luật ngay sau điều luật quy định về tư cách và địa vị pháp lý
của bị can, bị cáo.
Điều 50a. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.
1. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là cha, mẹ hoặc người giám hộ của
những người này.
Sau đó quy định quyền và nghĩa vụ của họ (có thể quy định thành một hoặc
hai khoản trong một điều luật).
* Tóm lại: Mặt dù pháp luật tố tụng Hình sự đã có những quy định về tư cách
người tham gia tố tụng, nhưng khi áp dụng vẫn có nhầm lẫn khi xác định tư cách
của họ trong những vụ án hình sự. Hậu quả của việc xác định không đúng tư cách
của người tham gia tố tụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, cơ quan, tổ chức; nó có thể tước đi một số quyền mà pháp luật quy
định khi họ tham gia tố tụng hoặc đặt họ vào một tình thế bất lợi khi tham gia vào
quan hệ pháp luật tố tụng không cần thiết. Mặt khác, việc xác định không đúng tư
cách của người tham gia tố tụng còn gây lãng phí về thời gian, tiền của cho Nhà
nước. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, việc xác định không đúng tư cách người
tham gia tố tụng là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến các cơ quan tiến
hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết sau đó không thể khắc phục được, vì hậu quả
của nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc
những người tham gia tố tụng khác.
Để khắc phục những vướng mắc như nêu trên, biện pháp quan trọng hàng
đầu là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tư cách người tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người tiến hành tố tụng; tăng
cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
và các cơ quan, đơn vị có liên quan, bảo đảm cho các hoạt động điều tra, truy tố và
xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
66
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm người tham gia tố
tụng trong Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003, đưa ra những dấu hiệu để phân biệt tư
cách của những người tham gia tố tụng thường có sự nhầm lẫn trong thực tiễn, trên
cơ sở nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức khoa học luật tố tụng
hình sự, các bản án, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bằng phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích và đàm thoại trực tiếp với những
cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự, đề tài “Phân
biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt
Nam” tiếp cận một cách tổng quát nhưng quy định của pháp luật về tư cách người
tham gia tố tụng, đồng thời đề xuất việc hoàn thiện một số quy định của pháp luật
liên quan đến việc xác định tư cách người tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu của
đề tài cho phép đưa ra kết luận sau:
1. Tư cách tố tụng là khách quan và cần phải được tôn trọng và xem xét một
cách khách quan, toàn diện cả về mặt luật pháp và cả về vấn đề xã hội. Trong khoa
học tố tụng hình sự cũng như trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố và xét xử
các vụ án hình sự cho thấy: Việc xác định đúng tư cách của người tham gia tố tụng
là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, là sự thực
thi triệt để những quy định của pháp luật vào đời sống xã hội, là yêu cầu, nhiệm vụ
không thể thiếu được của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán... Những sự
nhầm lẫn về việc xác định tư cách người tham gia tố tụng đã làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp do xác
định sai tư cách tham gia tố tụng nên đã tước đi quyền tố tụng mà pháp luật đã quy
định cho họ.
2. Tiêu chí để phân biệt tư cách tham gia tố tụng đối với những người có
quyền yêu cầu như người bị hại, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, nguyên
đơn dân sự là xem xét hậu quả mà tội phạm gây ra (xem xét mối quan hệ giữa hậu
quả với hành vi phạm tội).
- Nếu hậu quả (thiệt hại) xảy ra là đối tượng tác động của tội phạm, phù hợp
với mục đích của người phạm tội mong muốn, có mối quan hệ nhân quả với hành vi
phạm tội thì người bị thiệt hại (là con người cụ thể) được xác định là người bị hại.
Nếu bên bị thiệt hại (về tài sản) là cơ quan, tổ chức thì được xác định là nguyên đơn
dân sự.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
67
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
- Nếu thiệt hại xảy ra không phù hợp với mục đích của người phạm tội,
người phạm tội thực hiện hành vi nhằm hướng tới một khách thể khác nhưng đã gây
thiệt hại đến đối tượng này hoặc sự thiệt hại của người có tài sản liên quan đến việc
phạm tội (bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội, tài sản bị
kê biên cùng tài sản của người phạm tội) thì họ được xác định là người có quyền lợi
liên quan đến vụ án.
- Nếu thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác động của tội phạm và
những thiệt hại này không được xem là hậu quả để đánh giá tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội, cũng không phải là tình tiết để tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, hoặc những thiệt hại xảy ra là hậu quả tiếp theo
hậu quả mà tội phạm đã gây ra cho người bị hại thì những người bị thiệt hại này
được xác định là nguyên đơn dân sự.
3. Tiêu chí để phân biệt những người tham gia tố tụng phải thực hiện nghĩa
vụ như người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị đơn dân sự, người đại diện hợp
pháp của bị can, bị cáo dựa vào nội dung của việc thực hiện nghĩa vụ. Họ đều là
những người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc có tham gia vào việc
thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn
trách nhiệm hình sự.
- Họ trở thành người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án khi được hưởng những
lợi ích từ việc phạm tội nay phải có “nghĩa vụ hoàn trả” những lợi ích này cho
người bị hại hoặc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định tịch thu những lợi ích mà họ
đã được hưởng để sung vào công quỹ Nhà nước (nếu là nguồn thu lợi bất chính).
- Họ trở thành bị đơn dân sự khi “phải bồi thường” thiệt hại từ hành vi phạm
tội của người mà họ có trách nhiệm quản lý giáo dục; họ có tham gia vào việc thực
hiện tội phạm và đã gây ra thiệt hại nên có nghĩa vụ “phải liên đới bồi thường” cùng
các đồng phạm khác.
4. Hậu quả của việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng
không những ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
mà còn gây lãng phí thời gian, tiền của cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ,
trong một số trường hợp việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng
là một trong những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến cho bản án hoặc
quyết định bị hủy và phải giải quyết vụ án lại từ đầu theo quy định của pháp luật.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
68
Phân biệt tư cách của những người tham gia
tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
5. Để đảm bảo việc xác định đúng, chính xác tư cách người tham gia tố tụng
đòi hỏi cần phải có sự nhận thức đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp
luật. Trước hết, pháp luật cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể đối với từng
loại người tham gia tố tụng. Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật phải đạt
yêu cầu chỉ ra được những dấu hiệu, những tiêu chuẩn để phân biệt giữa tư cách của
người tham gia tố tụng này với tư cách người tham gia tố tụng khác, tạo điều kiện
cho việc áp dụng được dễ dàng. Việc quy định cụ thể tư cách người tham gia tố
tụng không chỉ giúp cho người tiến hành tố tụng dễ nhận biết trong việc áp dụng,
mà còn tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng đều có thể biết được tư cách của
mình khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự từ đó họ có những ứng xử phù hợp.
6. Cùng với việc hoàn thiện những quy định của pháp luật thì công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ cho những người tiến hành tố tụng cũng là một việc làm hết sức
cần thiết. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ những người tiến hành tố tụng, đảm bảo cho họ không những giỏi về chuyên
môn mà còn tinh thông về nghiệp vụ, kịp thời nắm bắt những thông tin mới phục vụ
cho công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp tuyên truyền, giáo
dục sâu rộng nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, góp
phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh,
phòng chống vi phạm, tội phạm trong tình hình mới.
Các biện pháp nêu trên, nếu được thực hiện một cách triệt để và tiến hành
một cách đồng bộ thì chắc chắn hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng ngày càng được nâng cao, chất lượng giải quyết các
vụ án hình sự ngày càng tốt hơn, bảo đảm thực hiện đúng đắn, đầy đủ các quyền và
lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng./.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Nguyễn Phong Trần
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật tố tụng Hình sự 1988.
2. Bộ luật Dân sự 1995.
3. Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
4. Bộ luật tố tụng Hình sự 2003.
5. Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011).
6. Bộ luật Dân sự 2005.
7. Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân
sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
8. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân
sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
9. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTPBLĐTBXH ngày 12/7/2011 của Việm Kiểm sát Nhân dân tối cao-Tòa án Nhân dân
tối cao-Bộ Công an-Bộ Tư pháp-Bộ Lao động, thưong binh và xã hội, hướng dẫn thi
hành một số quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự đối với người tham gia tố tụng là
người chưa thành niên.
Danh mục giáo trình, sách, tạp chí
1. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố
tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ,
2010.
2. Phạm Văn Beo: Luật Hình sự Việt Nam – Quyển 1: Phần chung, Tái bản
lần 1 có sữa chữa, bổ sung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.170.
3. Lê Thái Sơn: Một số ý kiến về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án trong luật tố tụng hình sự, Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, tháng 9/2013,
tr.56.
Danh mục các trang tin điện tử
1. Đinh Văn Quế, trang tin Luật Hình sự: Một số quy định của Bộ luật tố
tụng Hình sự về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng,
http://luathinhsu.wordpress.com/2011/11/18/mot-so-quy-dinh-cua-bo-luat-to-tunghinh-su-ve-nguoi-tien-hanh-to-tung-va-nguoi-tham-gia-to-tung/, [truy cập ngày
14/4/2014].
2. Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào
thành nguyên đơn trong án hình sự?, http://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-nao-thanhnguyen-don-trong-an-hinh-su-447437.html, [truy cập ngày 14/4/2014].
3. Đinh Văn Quế, trang tin Tòa án nhân dân tối cao: Một số vấn đề về người bào
chữa
trong
Luật
tố
tụng
Hình
sự
2003,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid
=1751909&article_details=1&item_id=14077018, [truy cập ngày 14/4/2014].
4. Nguyễn Ngọc Chí, trang tin Luật Hình sự: Bàn về nguyên tắc giải quyết
vấn
đề
dân
sự
trong
vụ
án
hình
sự,
http://luathinhsu.wordpress.com/2011/11/28/ban-ve-nguyen-tac-giai-quyet-van-dedan-su-trong-vu-an-hinh-su/, [truy cập ngày 14/4/2014].
5. Thái Chí Bình – Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc/tỉnh An Giang, trang tin
Tòa án nhân dân tối cao : Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thuộc trường hợp
xác
định
không
đúng
tư
cách
người
tham
gia
tố
tụng,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_
cateid=1751909&item_id=8610523&article_details=1, [truy cập ngày 14/4/2014].
6. Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án
Đặng Văn Tế phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”, trang tin http://tks.edu.vn/portal/detail/4661_71__Ve-cac-toi-xampham-tinh-mang,-suc-khoe,-nhan-pham,-danh-du-cua-con-nguoi-(phan-I)--.html,
[truy cập ngày 30/4/2014].
7. Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án
Đặng Hồng Cừu phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”, trang tin http://tks.edu.vn/portal/print/4157_71_0, [truy cập ngày
30/4/2014].
8. Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án
Nguyễn Thị Thu phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”, trang tin http://tks.edu.vn/portal/detail/3894_71__Vu-an-Nguyen-ThiThu-pham-toi-_quot;Vi-pham-quy-dinh-ve-dieu-khien-phuong-tien-giao-thongduong-bo_quot;.html, [truy cập ngày 30/4/2014].
9. Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án
Huỳnh Hữu Hậu phạm tội “Trộm cấp tài sản”, trang tin
http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6855_71__Thong-bao-rut-kinh-nghiem-vu-anxampham-so-huu-bi-khang-nghi-giam-doc-tham.html, [truy cập ngày 30/4/2014].
10. Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án
Nguyễn Đức Huy cùng đồng bọn phạm tội "Giết người" và tội "Gây rối trật tự công
cộng", trang tin http://www.tks.edu.vn/portal/print/3900_71_0, [truy cập ngày
30/4/2014].
11. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam: Vụ án Nguyễn Văn Bình phạm
tội
“Hủy
hoại
rừng”,
trang
tin
http://vksquangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=672
%3Athong-bao-rut-kinh-nghim-v-nguyn-vn-binh-phm-ti-hy-hoi-rng-b-cp-phucthm-hy-an--iu-tra-li&catid=69%3Ahinh-s&Itemid=78&lang=vi, [truy cập ngày
30/4/2014].
12. Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai: Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Lào Cai thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự bị Tòa án phúc
thẩm tuyên
hủy án
để
điều
tra,
xét
xử
lại,
trang
tin
http://laocai.gov.vn/sites/vienkiemsat/tintucsukien/tintrongtinh/Trang/20121030132
501.aspx, [truy cập ngày 30/4/2014].
[...].. .Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam Luận văn tốt nghiệp diện hợp pháp của bị can, bị cáo Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tư cách của những người tham gia tố tụng này 1.1.1 Khái niệm người tham gia tố tụng Khi xét xử vụ án hình sự, ngoài những người tiến hành tố tụng thì trong vụ án phải có những thành... luận về tư cách người tham gia tố tụng 1.2.1 Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng 1.2.1.1 Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Điều 3 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”... các dấu hiệu để phân biệt tư cách giữa các cặp người tham gia tố tụng hình sự mà trong thực tiễn áp dụng dễ nhầm lẫn ở chương tiếp theo GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 22 Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 DẤU HIỆU ĐỂ PHÂN BIỆT TƯ CÁCH GIỮA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MÀ TRONG... tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 54 13 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 54 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 15 Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam Luận văn tốt... pháp luật còn là những người bị tình nghi phạm tội Pháp luật bảo đảm các quyền của họ trong tố tụng hình sự 2 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 49 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 5 Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam. .. hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; và những người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp lý cho những người tham gia tố tụng khác.2 Định nghĩa cho thấy, người tham gia tố tụng gồm những chủ thể sau: Những người có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật; những người có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình. .. đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 53 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 13 Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam Luận văn tốt nghiệp 1.1.2.3 Bị đơn dân sự Khoản 1 Điều 53 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy... luật tố tụng hình sự, Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, tháng 9/2013, tr 56 15 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 54 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 16 Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam Luận văn tốt nghiệp 1.1.2.5 Người. .. đơn dân sự phải là thiệt hại do tội phạm gây ra 8 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 52 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 11 Phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam Luận văn tốt nghiệp Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện... nhiệm hình sự Việc xác định đúng đắn tư cách của người tham gia tố tụng là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, là sự thực thi triệt để những 17 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu: Những vấn đề chung của Luật tố tụng Hình sự, Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 7 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần 19 Phân biệt tư cách của