Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 69)

Trong các vụ án hình sự cho thấy, các đối tượng là chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không chỉ là cá nhân, mà nhiều trường hợp còn là cơ quan, tổ chức cũng có những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng không được giải quyết vì họ không có tư cách tố tụng. Trong những trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng thường xác định họ là tư cách tố tụng này hoặc tư cách tố tụng khác để giải quyết những quyền lợi, nghĩa vụ mà họ có liên quan trong vụ án. Nội dung và tên gọi của Điều luật quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã chỉ rõ họ là một con người cụ thể. Nhưng trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng, không ít trường hợp các tòa án vẫn xác định người có quyền lợi,

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự.

Ví dụ: Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều kiện cần và đủ để xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là: Bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thiếu một trong hai tiêu chí trên thì không thể là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự được. Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chỉ có một loại thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại đó chỉ do tội phạm gây ra.

Nếu cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức tuy có bị thiệt hại nhưng họ không muốn tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng không buộc họ phải tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Trong trường hợp này, tòa án phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của bị cáo. Việc tham gia tố tụng đối với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là quyền chứ không phải nghĩa vụ; nếu xét thấy sự có mặt tại phiên tòa của họ là cần thiết để xác định sự thật vụ án thì tòa án chỉ có thể triệu tập họ đến phiên tòa với tư cách “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”34.

Từ những lý do trên, người viết thấy rằng, nếu chỉ quy định “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” là chưa đầy đủ mà cần được sửa đổi, bổ sung Điều 54 Bộ luật tố tụng Hình sự như sau:

Điều 54. Người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. 1. Người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

a)…

3.2.5. Đối với người làm chứng

Bộ luật tố tụng Hình sự đã có một chế định riêng quy định về người làm chứng. Thông thường được hiểu là người biết được những tình tiết của vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để khai báo, góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Những người biết được những tình tiết của vụ án có thể là:

34 Đinh Văn Quế, trang tin Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh: Điều kiện nào thành nguyên đơn trong án hình sự?, http://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-nao-thanh-nguyen-don-trong-an-hinh-su-447437.html, [truy cập ngày 14/4/2014].

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

- Người không liên quan đến việc thực hiện tội phạm (chỉ là người nhìn thấy, nghe thấy hoặc được người khác kể lại các tình tiết của vụ án);

- Người đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm trong các vụ án đồng phạm. Họ tham gia với những vai trò khác nhau (người giúp sức, người thực hành, người xúi giục) nhưng sau đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng khi cần thiết vẫn triệu tập họ để khai báo về những tình tiết liên quan đến vụ án, đến việc buộc tội đối với các bị cáo khác. Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể trở thành người làm chứng, mà họ có thể trở thành người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc bị đơn dân sự (nếu hành vi của họ đã gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc được hưởng những lợi ích từ việc phạm tội mà trong bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có đề cập đến trách nhiệm dân sự). Họ chỉ có thể trở thành người làm chứng khi xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết để khai báo và đối chất với các bị cáo khác trong vụ án.

Như vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc một người có tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự có thể được xác định là người làm chứng khi:

1. Bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng không phát sinh quyền lợi, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm dân sự đối với họ.

2. Xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết để khai báo và đối chất với các bị can, bị cáo khác.

3.2.6. Đối với người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo

Trong chế định về người bào chữa tại Điều 56, Bộ luật tố tụng Hình sự quy định người bào chữa có thể là: Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; đồng thời quy định trường hợp người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo được quyền lựa chọn và thay đổi người bào chữa, nhưng không quy định người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người như thế nào?. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo cũng là một trong những người tham gia tố tụng hình sự nhưng lại chưa có quy định nào xác định tư cách và địa vị pháp lý của họ. Trong nhiều trường hợp, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần được cơ quan tiến hành tố tụng xác định họ là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, có trường hợp họ lại được xác định là bị đơn dân sự. Rõ ràng, việc xác định tư cách tố tụng của họ như

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

vậy chưa mang tính pháp định mà chủ yếu vẫn dựa trên sự hướng dẫn mang tính nhất thời, đó chỉ là những giải pháp tình thế nên chưa bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho chính bị can, bị cáo cũng như người đại diện hợp pháp của những người này. Người viết cho rằng nên sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng Hình sự đưa người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là một chủ thể tham gia tố tụng hình sự và quy định riêng thành một điều luật ngay sau điều luật quy định về tư cách và địa vị pháp lý của bị can, bị cáo.

Điều 50a. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo.

1. Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là cha, mẹ hoặc người giám hộ của những người này.

Sau đó quy định quyền và nghĩa vụ của họ (có thể quy định thành một hoặc hai khoản trong một điều luật).

* Tóm lại: Mặt dù pháp luật tố tụng Hình sự đã có những quy định về tư cách người tham gia tố tụng, nhưng khi áp dụng vẫn có nhầm lẫn khi xác định tư cách của họ trong những vụ án hình sự. Hậu quả của việc xác định không đúng tư cách của người tham gia tố tụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; nó có thể tước đi một số quyền mà pháp luật quy định khi họ tham gia tố tụng hoặc đặt họ vào một tình thế bất lợi khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng không cần thiết. Mặt khác, việc xác định không đúng tư cách của người tham gia tố tụng còn gây lãng phí về thời gian, tiền của cho Nhà nước. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết sau đó không thể khắc phục được, vì hậu quả của nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác.

Để khắc phục những vướng mắc như nêu trên, biện pháp quan trọng hàng đầu là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tư cách người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người tiến hành tố tụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các cơ quan, đơn vị có liên quan, bảo đảm cho các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm người tham gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003, đưa ra những dấu hiệu để phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng thường có sự nhầm lẫn trong thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức khoa học luật tố tụng hình sự, các bản án, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bằng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích và đàm thoại trực tiếp với những

cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự, đề tài “Phân

biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt

Nam” tiếp cận một cách tổng quát nhưng quy định của pháp luật về tư cách người

tham gia tố tụng, đồng thời đề xuất việc hoàn thiện một số quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định tư cách người tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép đưa ra kết luận sau:

1. Tư cách tố tụng là khách quan và cần phải được tôn trọng và xem xét một cách khách quan, toàn diện cả về mặt luật pháp và cả về vấn đề xã hội. Trong khoa học tố tụng hình sự cũng như trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cho thấy: Việc xác định đúng tư cách của người tham gia tố tụng là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, là sự thực thi triệt để những quy định của pháp luật vào đời sống xã hội, là yêu cầu, nhiệm vụ không thể thiếu được của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán... Những sự nhầm lẫn về việc xác định tư cách người tham gia tố tụng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp do xác định sai tư cách tham gia tố tụng nên đã tước đi quyền tố tụng mà pháp luật đã quy định cho họ.

2. Tiêu chí để phân biệt tư cách tham gia tố tụng đối với những người có quyền yêu cầu như người bị hại, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự là xem xét hậu quả mà tội phạm gây ra (xem xét mối quan hệ giữa hậu quả với hành vi phạm tội).

- Nếu hậu quả (thiệt hại) xảy ra là đối tượng tác động của tội phạm, phù hợp với mục đích của người phạm tội mong muốn, có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội thì người bị thiệt hại (là con người cụ thể) được xác định là người bị hại. Nếu bên bị thiệt hại (về tài sản) là cơ quan, tổ chức thì được xác định là nguyên đơn dân sự.

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

- Nếu thiệt hại xảy ra không phù hợp với mục đích của người phạm tội, người phạm tội thực hiện hành vi nhằm hướng tới một khách thể khác nhưng đã gây thiệt hại đến đối tượng này hoặc sự thiệt hại của người có tài sản liên quan đến việc phạm tội (bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội, tài sản bị kê biên cùng tài sản của người phạm tội) thì họ được xác định là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.

- Nếu thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác động của tội phạm và những thiệt hại này không được xem là hậu quả để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cũng không phải là tình tiết để tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, hoặc những thiệt hại xảy ra là hậu quả tiếp theo hậu quả mà tội phạm đã gây ra cho người bị hại thì những người bị thiệt hại này được xác định là nguyên đơn dân sự.

3. Tiêu chí để phân biệt những người tham gia tố tụng phải thực hiện nghĩa vụ như người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo dựa vào nội dung của việc thực hiện nghĩa vụ. Họ đều là những người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc có tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

- Họ trở thành người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án khi được hưởng những lợi ích từ việc phạm tội nay phải có “nghĩa vụ hoàn trả” những lợi ích này cho người bị hại hoặc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định tịch thu những lợi ích mà họ đã được hưởng để sung vào công quỹ Nhà nước (nếu là nguồn thu lợi bất chính).

- Họ trở thành bị đơn dân sự khi “phải bồi thường” thiệt hại từ hành vi phạm tội của người mà họ có trách nhiệm quản lý giáo dục; họ có tham gia vào việc thực hiện tội phạm và đã gây ra thiệt hại nên có nghĩa vụ “phải liên đới bồi thường” cùng các đồng phạm khác.

4. Hậu quả của việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng không những ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn gây lãng phí thời gian, tiền của cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, trong một số trường hợp việc xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng là một trong những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến cho bản án hoặc quyết định bị hủy và phải giải quyết vụ án lại từ đầu theo quy định của pháp luật.

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

5. Để đảm bảo việc xác định đúng, chính xác tư cách người tham gia tố tụng đòi hỏi cần phải có sự nhận thức đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật. Trước hết, pháp luật cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể đối với từng loại người tham gia tố tụng. Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật phải đạt yêu cầu chỉ ra được những dấu hiệu, những tiêu chuẩn để phân biệt giữa tư cách của

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 69)