Những quan điểm khác nhau về việc xác định tư cách tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48)

người tham gia tố tụng

Bộ luật tố tụng Hình sự đã dành một chương để quy định về tư cách cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Có một số điều luật đã đưa ra được khái niệm về người tham gia tố tụng (như khái niệm về người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...) nhưng cũng có những điều luật mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra tên gọi của một chủ thể tham gia tố tụng mà không nêu ra được khái niệm cụ thể (như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án) nên dẫn đến tình trạng xác định không đúng tư cách tố tụng của họ.

Việc xác định tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thường hay có sự nhầm lẫn với tư cách của những người tham gia tố tụng khác. Nguyên nhân là do Bộ luật tố tụng Hình sự không quy định cụ thể và cũng không có sự giải thích chính thống của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên phạm vi xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là rất rộng.

Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời có nhiều tội danh mới, phức tạp xuất hiện…nên quá trình giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập khi xác định tư cách người tham gia tố tụng. Điều đó đã dẫn tới việc áp dụng, xử lý đối với một số vụ án không thống nhất. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số tình huống có thể bị nhầm lẫn trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng.

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48)