Nhầm lẫn giữa người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án.

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 51)

Các chế định người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thường được áp dụng trong hầu hết các vụ án hình sự khi giải quyết các vấn đề về dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình xác định tư cách người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn có nhiều vướng mắc trong một số loại tội phạm. Chẳng hạn như tội “Gây rối trật tự công cộng”, nếu hậu quả của việc “gây rối” xảy ra mà thiệt hại chưa đến mức cấu thành tội phạm khác như tội “cố ý gây thương tích”, tội “cố ý làm hư hỏng tài sản”…có nghĩa là hậu quả thương tích của người bị thiệt hại dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự hoặc tài sản bị thiệt hại có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Còn những người bị thiệt hại trong vụ án này, có

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

trường hợp được xác định là người bị hại, trường hợp khác lại được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Tại Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự…”. Theo đó, một hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật Hình sự mới được coi là tội phạm. Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định : “Những hành vi tuy có dấu hiệu tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Tuy nhiên, do cách hiểu không thống nhất về Điều này nên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc trong việc xem xét, đánh giá phân biệt hành vi vi phạm pháp luật và hành vi được coi là tội phạm để xác định tư cách người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đặc biệt là đối với các tội phạm mà yếu tố định lượng được coi là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Để khởi tố vụ án hình sự về tội “Trộm cắp tài sản”, nếu người thực hiện hành vi này không có thêm các tình tiết khác thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên. Tương tự như vậy, đối với hành vi xâm phạm sức khỏe có tỷ lệ thương tích đối với người bị thiệt hại từ 11% trở lên (nếu không có thêm tình tiết khác). Đối với những vụ án mà yêu cầu định lượng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì điều này không cần phải bàn luận vì người bị thiệt hại là người bị hại. Nhưng đối với những vụ án mà hành vi gây thiệt hại chưa đủ định lượng để cấu thành tội phạm thì theo Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự chỉ được coi là những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý bằng biện pháp khác (như xử lý hành chính, trách nhiệm dân sự…).

Vấn đề đặt ra là, nếu trong một vụ án có yếu tố định lượng để cấu thành tội phạm, vụ án có nhiều người bị thiệt hại, trong đó có người bị thiệt hại đã đạt đến định lượng cần và đủ, có người bị thiệt hại chưa đủ định lượng và không có các tình tiết khác là yếu tố để định tội…thì việc xác định tư cách tố tụng của những người này sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu xác định người bị thiệt hại đã đạt đến định lượng cần và đủ là người bị hại, còn những người mà thiệt hại chưa đạt đến định lượng được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì điều này sẽ dẫn tới sự không công bằng giữa những người bị thiệt hại. Trong thực tế có những vụ án các thiệt hại không chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội mà còn là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật khác.

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

- Vụ án Huỳnh Hữu Hậu phạm tội “Trộm cấp tài sản”24 (Bản án số

47/2012/HSST ngày 24/12/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Sông Cầu/tỉnh Phú Yên).

Khoảng 12 giờ ngày 01/8/2012, Huỳnh Hữu Hậu là nhân viên sửa xe của cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm, do ông Trần Thiện Nghiêm làm Giám đốc, thấy trong hộc bàn làm việc của chị Mai Thị Song, nhân viên thủ quỹ của công ty, có một túi ni lông màu đen, bên trong có 59.400.000 đồng. Hậu lấy số tiền trên bỏ vào túi ni lông màu đen khác rồi đem cất giấu dưới kệ để vải trong buồng rửa xe. Sáng ngày 02/8/2012, chị Song phát hiện mất tiền nên đến trình báo Công an. Hậu sợ bị phát hiện nên đã trả lại tiền bằng cách ngày 05/8/2012 thấy chị Song ở cửa hàng một mình, Hậu giả vờ nhìn thấy túi tiền ở dưới kệ rửa xe và gọi chị Song đến thu lại số tiền trên. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng đã xác định được Hậu là người đã lấy số tiền trên.

Bản án hình sự sơ thẩm sổ 47/2012/HSST ngày 24/12/2012 của Tòa án nhân dân thị xã Sông Cầu đã xác định tư cách tham gia tố tụng của chị Mai Thị Song là người bị hại; ông Trần Thiện Nghiêm là người làm chứng và áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138; điểm b, p, g khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Huỳnh Hữu Hậu 01 năm 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho ủy ban nhân dân phường Xuân Thành/thị xã Sông cầu/tỉnh Phú Yên, giám sát, giáo dục.

Trong quá trình giải quyết vụ án trên, cấp sơ thẩm đã có vi phạm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến nhầm lẫn trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng. Bản án sơ thẩm xác định chị Mai Thị Song là người bị hại; ông Trần Thiện Nghiêm là người làm chứng là không đúng pháp luật.

Bị cáo Huỳnh Hữu Hậu đã chiếm đoạt số tiền 59.400.000 đồng thuộc sở hữu của Cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm do ông Trần Thiện Nghiêm làm Giám đốc. Chị Mai Thị Song chỉ là nhân viên của Công ty, có nhiệm vụ làm thủ quỹ, cất giữ số tiền nói trên. Do đó, trong vụ án này, Cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm bị thiệt hại về tài sản và thiệt hại này là thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, đồng thời do Cửa hàng xe máy Yamaha Nghiêm không phải là một cá nhân bị thiệt hại mà là một cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản nên được xác định tư cách tố

24 Thông báo rút kinh nghiệm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vụ án Huỳnh Hữu Hậu phạm tội “Trộm cấp tài sản”, trang tin http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6855_71__Thong-bao-rut-kinh-nghiem-vu-an-xam-pham- so-huu-bi-khang-nghi-giam-doc-tham.html , [truy cập ngày 30/4/2014].

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

tụng là nguyên đơn dân sự (nếu là cá nhân thì được xác định là người bị hại trong vụ án này), còn chị Mai Thị Song là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì mới đúng với những quy định của pháp luật.

Từ những lý do trên, ngày 21/01/2013, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đã kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm. Ngày 10/5/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã chấp nhận kháng nghị và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm.

Qua những ví dụ và vụ án trên thấy rằng, ranh giới để xác định “thiệt hại trực tiếp” và “thiệt hại gián tiếp” không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức của người tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 51)