Người bị hại và nguyên đơn dân sự

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

Từ quy định về tư cách người tham gia tố tụng đã phân tích ở Chương I, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Để được xác định là người bị hại thì thể chất, tinh thần, tài sản của một người phải là đối tượng tác động của tội phạm. Cũng là đối tượng tác động của tội phạm, nhưng nếu là tài sản của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức được xác định là nguyên đơn dân sự.

Trước khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 thì nguyên đơn dân sự được xác định là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại “về vật chất” do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng trong thực tế nhiều trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ bị thiệt hại về vật chất mà cá nhân còn có thể bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; cơ quan, tổ chức còn có thể bị thiệt hại về uy tín do tội phạm gây ra. Từ thực tế đó nên Điều 52 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 đã sửa đổi quy định đối với nguyên đơn dân sự và bỏ cụm từ “về vật chất” cho phù hợp với thực tế đời sống xã hội. Có nghĩa là, những thiệt hại của nguyên đơn dân sự do tội phạm gây ra không chỉ có thiệt hại về vật chất mà còn có thể là những thiệt hại khác như thiệt hại về tinh thần, uy tín… Như vậy, nguyên đơn dân sự bao gồm: cá nhân, cơ quan, tổ chức; còn người bị hại chỉ là những con người cụ thể.

Một tiêu chí khác để phân biệt nguyên đơn dân sự với người bị hại là hành vi đưa đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mặt dù bị thiệt hại do tội phạm gây ra nhưng người bị thiệt hại không có đơn yêu cầu bồi thường thì cũng không phải là nguyên đơn dân sự. Còn đối với người bị hại, khi xác định có thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì đương nhiên họ có quyền được tham gia tố tụng mà không cần phải có đơn yêu cầu bồi thường. Hậu quả (thiệt hại) đối với người bị hại trong một số trường hợp được coi là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm, trong trường hợp khác lại được coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Hậu quả này chính là đối tượng cần chứng minh trong vụ án hình sự.

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

Mặt khác, họ có thể là người chứng kiến hành vi phạm tội (như người bị gây thương tích, bị cướp tài sản…). Do đó, họ tham gia tố tụng không chỉ giúp cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ hành vi của người phạm tội mà còn tham gia vì quyền lợi của chính họ.

Phân biệt người bị hại và nguyên đơn dân sự là phân biệt hai loại người tham gia tố tụng với hai tư cách khác nhau. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức bị thiệt hại thì trong thực tế không có sự nhầm lẫn trong trường hợp này (nguyên đơn dân sự là cơ quan hoặc tổ chức thì cơ quan, tổ chức này phải là cơ quan, tổ chức bị người phạm tội gây thiệt hại về tài sản) mà chỉ có sự nhầm lẫn giữa hai tư cách tố tụng này khi mà người bị thiệt hại là cá nhân.

Người bị hại và nguyên đơn dân sự chỉ tham gia tố tụng khi có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại của người bị hại là thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần, tài sản từ hành vi phạm tội.

Ví dụ: Do có mâu thuẫn với nhau từ trước, Nhật đã dùng dao chém Trung. Anh Mỹ là người có mặt tại đó đã vào can ngăn, trong lúc vật lộn với Nhật để tước đoạt con dao, anh Mỹ đã bị Nhật làm vỡ chiếc đồng hồ đeo tay. Nhật bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”, Trung tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại. Anh Mỹ có đơn yêu cầu bồi thường chiếc đồng hồ bị vỡ, anh Mỹ được xác định là nguyên đơn dân sự. Trong vụ án này, mục đích của Nhật là gây thương tích cho Trung, đối tượng tác động mà Nhật nhằm hướng tới là sức khỏe của Trung chứ không phải là tài sản của anh Mỹ.

Tỷ lệ thương tích của Trung là hậu quả (thiệt hại) mà cơ quan tiến hành tố tụng xem xét để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nhật. Thiệt hại về tài sản của anh Mỹ tuy cũng là hậu quả cần phải giải quyết, khắc phục trong vụ án, nhưng không có ý nghĩa trong việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Nhật (hay nói cách khác, thiệt hại về tài sản của anh Mỹ không phải là tình tiết định tội hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối Nhật). Nếu hành vi gây thiệt hại cho anh Mỹ đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác, độc lập với tội danh mà Nhật bị truy tố, xét xử thì Nhật ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” còn phải chịu trách nhiệm về tội đã gây thiệt hại cho anh Mỹ và do đó, trong trường hợp này, anh Mỹ được tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người bị hại.

Ngoài ra, có trường hợp người bị thiệt hại được xác định là nguyên đơn dân sự vì có thiệt hại do tội phạm gây ra mà sự thiệt hại này là hậu quả tiếp theo từ hậu

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

quả mà người phạm tội đã gây ra cho người bị hại (nguyên đơn dân sự đồng thời là người bị hại trong vụ án hình sự).

Như vậy, dấu hiệu để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự (là cá nhân) có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Phân biệt người bị hại và nguyên đơn dân sự 2.1.2. Người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Xét về hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận, thông qua việc triệu tập họ đến khai báo với tư cách là người bị hại. Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại mặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra thì người đó cũng không trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.

Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất hoặc tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo và được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Chỉ những lợi ích vật chất hoặc tinh thần có liên quan đến hành vi phạm tội thì người có lợi ích đó mới được công nhận là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.

Ví dụ: Bình mượn xe máy của An nói là để đưa vợ vào bệnh viện khám bệnh, nhưng Bình đã dùng xe của An để chở hàng phạm pháp qua biên giới và bị Bộ đội Biên phòng bắt quả tang. Bình bị truy tố về tội “Buôn lậu”. Khi xét xử vụ án, Tòa án đã xác định An là người có quyền lợi liên quan đến vụ án, vì An có lợi

Hậu quả

Là tình tiết định tội hoặc tăng nặng, giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự đối với bị cáo Người bị hại

Nguyên đơn dân sự

-Không có ý nghĩa với việc định tội hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo

-Là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cần được khắc phục

Người bị thiệt hại Được xác định là

Người bị thiệt hại Được xác định là

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

ích vật chất liên quan đến vụ án đó là chiếc xe máy mà Bình đã mượn và dùng nó để chở hàng buôn lậu nhưng An không biết.

Ngược lại, nếu lợi ích vật chất hoặc tinh thần không liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo thì không được công nhận là người có quyền lợi liên quan đến vụ án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Cường cho Đức vay 500 triệu đồng chưa đến hạn thanh toán, nhưng Đức lại lừa đảo chiếm đoạt của Công ty Hoa Hồng 08 tỷ đồng nên đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nhân việc Đức bị truy tố, Cường đã làm đơn đề nghị Tòa án buộc Đức phải trả cho cường 500 triệu đồng. Rõ ràng việc Đức nợ Cường 500 triệu đồng nói trên là quan hệ pháp luật dân sự không có liên quan gì đến hành vi phạm tội của Đức, nên Tòa án không thể coi Cường là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.

Đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, khi có vụ án hình sự xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng không gặp mấy khó khăn trong việc xác định người bị hại. Nếu người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ được tham gia tố tụng, người đại diện hợp pháp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người bị hại. Nếu chỉ bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe, bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm thì bản thân họ được xác định là người bị hại và trực tiếp tham gia tố tụng. Đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu, nếu tài sản bị chiếm đoạt, bị hư hỏng… thì chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đương nhiên được xác định là người bị hại. Tuy nhiên, không phải vụ án hình sự nào cũng có đối tượng tác động là con người, là tài sản mà đối tưọng tác động còn có thể là hoạt động bình thường của chủ thể, là trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính…

Việc xác định tư cách người bị hại đối với những tội phạm mà tên tội (tội danh) đã thể hiện rõ đối tượng tác động của tội phạm cũng không gặp mấy khó khăn, tuy nhiên trong thực tế vẫn có những tranh cãi trong việc xác định tư cách người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án khi mà đối tượng tác động của tội phạm không phải là con người, là tài sản. Chẳng hạn, trong vụ án Gây rối trật tự công cộng, người bị hành vi của người phạm tội gây thiệt hại về thể chất, tài sản nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội độc lập, họ tham gia tố tụng với tư cách gì? Có ý kiến cho rằng, những người này là người bị hại vì thiệt hại của họ do hành vi của người phạm tội gây ra, nếu không xác định họ là người bị hại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ý kiến khác lại cho rằng, những người này

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

không phải là người bị hại vì thiệt hại của họ không phải là đối tượng tác động của tội phạm, những thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho họ không phải là kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, nên họ có thể là nguyên đơn dân sự hoặc là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.

Ví dụ: Tuấn, Bảo, Chiến đang ngồi uống bia tại quán bia của chị Minh thì xảy ra xô xát với Dũng và một số thanh niên trong quán bia dẫn đến đánh nhau. Trong lúc đánh nhau Tuấn, Bảo, Chiến và Dũng đã dùng chai bia, cốc bia, bàn ghế ném nhau gây thiệt hại cho chị Minh tổng giá trị là 2.800.000 đồng. Tuấn, Bảo, Chiến và Dũng đều bị truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 Điều 245 Bộ luật hình sự. Khi xét xử Toà án đã xác định chị Minh là người bị hại trong vụ án vì cho rằng các bị cáo đã gây thiệt hại cho chị Minh do hành vi “gây rối trật tự công cộng” của các bị cáo. Trong vụ án này, chị Minh không phải là người bị hại vì theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội gây rối trật tự công cộng không có người bị hại. Chị Minh chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Trong một vụ án hình sự, không phải bất cứ người nào bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản cũng đều trở thành người bị hại, mà họ có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án khi những thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho họ không phải là kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội đó. Nếu đã xác định có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác thì những thiệt hại đã xảy ra phải là hậu quả của tội phạm do hành vi phạm tội gây ra. Xét về mối quan hệ nhân quả, chỉ được coi là hậu quả của tội phạm khi những thiệt hại đó là hậu quả do hành vi phạm tội, là nguyên nhân gây ra (giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nội tại và tất yếu). Nếu hành vi chưa cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự thì không có người bị hại trong vụ án hình sự, mặt dù thực tế có thiệt hại xảy ra, nhưng sự thiệt hại đó thuộc trách nhiệm dân sự. Do vậy, những người bị thiệt hại do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng hành vi gây thiệt hại chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập thì nên xác định tư cách tham gia tố tụng của họ là người có quyền lợi liên quan đến vụ án.

Có thể nói rằng, người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có quyền lợi gián tiếp bị tác động bởi hành vi phạm tội được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của họ. Người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải là người bị thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra, tức là thiệt hại xảy ra không phải là đối tượng tác động của tội phạm,

tố tụng theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Phong Trần

thiệt hại xảy ra do hành vi của người phạm tội gây ra nhưng hành vi gây thiệt hại chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.

Như vậy, người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án có điểm giống nhau về quyền yêu cầu đối với những thiệt hại mà tội phạm đã gây ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại). Người có quyền lợi liên quan đến vụ án còn có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vấn đề về tài sản khi tài sản của họ có liên quan đến việc giải quyết vụ án và tài sản này không phải là đối tượng tác động của tội phạm, mà chỉ bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc bị cơ quan tiến hành tố tụng kê biên cùng tài sản của người phạm tội.

Tóm lại: Trong từng trường hợp cụ thể, đối với những tội phạm mà tên tội (tội danh) đã thể hiện rõ đối tượng tác động như: Tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản… thì người bị thiệt hại được xác định là người bị hại. Còn đối với những tội danh khác, để tránh sự nhầm lẫn trong việc xác định tư cách của người bị hại với

Một phần của tài liệu phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)