công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh cà mau hiện nay – thực trạng và giải pháp

70 693 1
công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh cà mau hiện nay – thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ *** LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S_GVC PHAN VĂN THẠNG NGUYỄN THỊ NHỎ MSSV: 6106636 MSL: ML1068A1 Cần Thơ: 10/2013 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giảng dạy trong trường Đại học Cần Thơ nói chung và thầy cô thuộc Khoa khoa học Chính trị nói riêng, những người đã truyền đạt kiến thức hữu ích, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Văn Thạng. Người đã tận tình hướng dẫn cho tôi. Mặc dù trong quá trình làm luận văn tôi còn nhiều bất cập và thiếu sót nhưng với sự tận tâm thầy đã giúp tôi vượt qua được khó khăn. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ, Thư viện Khoa khoa học Chính trị, Công an tỉnh Cà Mau… đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn. Do vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Tôi xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày 20, tháng 10, năm 2013 NGUYỄN THỊ NHỎ MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tà........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Kết cấu luận vă .................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ TRẤN ÁP TỘI PHẠM .................................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm tội phạm và các loại tội phạm .......................................................... 4 1.2. Quan điểm của Đảng, pháp luật về công tác trấn áp tội phạm .........................15 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU THỜI GIAN QUA ..............................................................................22 2.1. Điều kiện tự nhiên, con người và tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau .......................................................................22 2.2. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau thời gian qua..................................................................................................32 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU TRONG THỜI GIAN TỚI .. ..............................................................................................................................47 3.1. Xây dựng và phổ biến chiến lược trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau .... ..............................................................................................................................47 3.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh sát và cơ chế pháp luật trong khu vực tỉnh Cà Mau ..................................................................................................................51 3.3. Tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật rộng rãi cho người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................................................................................................55 3.4. Tăng cường công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội về công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau .............................................................................59 3.5. Tăng cường lực lượng tinh nhuệ, các trang thiết bị hiện đại trong công tác trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................................................................62 PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................66 DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................68 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhanh chóng và khó lường. Trong nước, diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại quyết định sự phát triển của đất nước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016... Đảng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, là những hoạt động chống phá quyết liệt và thâm độc của các thế lực thù địch; tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và mặt trái cơ chế thị trường đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với nhu cầu, tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự của đất nước. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp như: tội phạm cướp có vũ trang, cướp nhà băng, bắt cóc, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, gian lận thương mại và lừa đảo trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài, tội phạm rửa tiền, buôn bán ma túy… Các loại tội phạm kể trên không những gây hại ở các trung tâm, các thành phố lớn trong nước mà còn có ở tỉnh Cà Mau. Đây là vùng đất tận cùng của Tổ quốc, dù sinh sau đẻ muộn nhưng với sự không ngường phấn đấu vươn lên trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, trong những năm gần đây Cà Mau đã khoát lên mình chiếc áo mới. Vì thế không thể tránh khỏi những u nhọt mà cả nước đang mang. Tội phạm hiện đang là vấn đề nhức nhối luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và tìm cách trấn áp, tiêu diệt không để nó thành đại dịch làm ảnh hưởng đến toàn xã hội. Mầm mống tội phạm luôn tiềm ẩn ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào cũng có thể gây án, đôi khi chỉ trong tích tắc và nó luôn rình rập, đe dọa an nguy xã hội, sự bình yên của người dân. Ai cũng biết rằng công tác trấn áp tội phạm không 1 thể nào chỉ thực hiện khi có chủ trương mở đợt tấn công tội phạm hay cao trào chống tội phạm. Rõ ràng, tội phạm nếu không trấn áp tiêu diệt hằng ngày, hằng tháng, hằng năm thì chúng rất dễ trỗi dậy. Bởi lẽ, bất cứ đâu cũng có tội phạm. Tội phạm không phân biệt địa bàn trọng điểm hay không trọng điểm. Do đó, giải quyết bài toán tội phạm phải luôn là vấn đề trọng tâm, liên tục vì sự bình yên cuộc sống của người dân. Với những lý do nêu trên tác giả chọ đề tài : “ Công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình, 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau từ năm 2010 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác trấn áp tội phạm ở Tỉnh Cà Mau, từ đó Tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác trấn áp tội phạm của Công an tỉnh Cà Mau. - Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kết quả đạt được, tồn tại, và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao tăng cường của công tác trấn áp tội phạm tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau: 2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp tổng kết thực tiển, nghiên cứu điển hình. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ TRẤN ÁP TỘI PHẠM 1.1 . Khái niệm tội phạm và các loại tội phạm 1.1.1 Khái niệm tội phạm Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, cho nên để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định hành vi nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người nào thực hiện các hành vi đó. Do đó, tội phạm lại mang bản chất là một hiện tượng của pháp lý. Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội – pháp lý, tội phạm luôn chứa đựng đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Tội phạm cũng mang tính lịch sử, nó có nguồn gốc xã hội, tồn tại và phát triển cùng với tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, đấu tranh trấn áp tội phạm, đồng thời tìm ra nguyên nhân và điều kiện của nó phải xuất phát từ xã hội. Cũng như việc đưa ra các biện pháp phải phù hợp và dựa trên những quy luật kinh tế - xã hội khách quan và có tính tất yếu gắn liền với từng giai đoạn tương ứng của xã hội. Nói chung, tội phạm ở các quốc gia trên thế giới khác nhau tùy theo bản chất giai cấp của mỗi nhà nước, cũng như phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do đó, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa pháp lý của việc xác định rõ khái niệm tội phạm, Luật hình sự Việt Nam cũng như Luật hình sự các nước xã hội chủ nghĩa đều có định nghĩa thống nhất khái niệm tội phạm về phương diện nội dung và pháp lý, thể hiện rõ bản chất xã hội của tội phạm, qua đó phản ánh quan điểm, đường lối đúng đắn chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn của lịch sử và cách mạng, bảo vệ các lợi ích của toàn thể nhân dân. Đặc biệt, nó phản bác quan điểm phản khoa học đã từng tồn tại trong Luật hình sự một số Nhà nước tư sản trước đây như Luật Mỹ Tanhen Isum cho rằng: “Tội phạm sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng với xã hội, nó là một hiện tượng vĩnh viễn cũng giống như 4 bệnh hoạn, sự điên dại và chết chóc. Tội phạm sẽ mãi mãi nở ra như mùa xuân và lập lại một cách không thay đổi như mùa đông” [21,tr25]. Trong khoa học Luật hình sự, trước đây và hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung lẫn nội hàm khái niệm tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với xu thế chung của tình hình thì việc mở rộng nội hàm và cách nhìn nhận khái niệm tội phạm dưới góc độ hiện đại hơn qua nhiều góc độ kinh tế, xã hội, pháp lý, văn hóa, địa lý, dư luận xã hội…Mặt dù vậy, điều cơ bản và quan trọng hơn cả, tội phạm chính là cơ sở pháp lý để phân biệt nó với các vi phạm pháp luật khác và với hành vi trái đạo đức, cũng như với các trường hợp không phải là tội phạm, qua đó bảo vệ pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Còn dưới góc độ khoa học Luật Hình sự Việt Nam, khái niệm tội phạm được nghiên cứu dưới phương diện tĩnh và có thể được hiểu ngắn gọn như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [21, tr.33]. Khái niệm tội phạm được coi là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam. Khái niệm này một mặt là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, mặt khác cũng trực tiếp thể hiện một cách rõ nét những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Nội dung của khái niệm tội phạm là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lí khác. Khái niệm tội phạm là cơ sở để xây dựng phần quy định của những điều luật thuộc phần các tội phạm và đồng thời qua đó cũng là cơ sở để quy định những 5 khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền tuy dựa vào các điều luật thuộc phần các tội phạm để xác định tội phạm cụ thể nhưng chỉ trên cơ sở của sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất cũng như những đặc điểm của tội phạm nói chung mới có thể áp dụng được luật hình sự một cách nghiêm minh qua việc xác định đúng tội danh, đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Định nghĩa này không những là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể. Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể định nghĩa tội phạm một cách khái quát như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”[26, tr.33]. Tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam, phải là hành vi của con người. Những gì mới chỉ trong tư tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi của mình, con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội và những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người cũng chỉ có thể được xác định qua chính những biểu hiện bên ngoài mà trước hết là qua chính hành vi của họ. Trong luật hình sự Việt Nam, sự xác nhận tội phạm chỉ có thể là hành vi được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản. Đó là “ nguyên tắc hành vi”. Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên, tuy chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm tội phạm trong luật nhưng cũng đã có nhiều định nghĩa tội phạm trong các sách báo pháp lí. Những định nghĩa này đều đã thể hiện được “ nguyên tắc hành vi”. Ví dụ: Trong cuốn Một số vấn đề pháp lí phổ thông Việt Nam ( xuất bản năm 1963), tội phạm đã được định nghĩa là hành vi nguy hiểm cho những quan hệ xã hội chủ nghĩa, chống đối pháp luật, tội lỗi và phải chịu hình phạt. Theo nguyên tắc hành vi, luật hình sự Việt Nam không những không đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với tư tưởng của con người mà còn không đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với cả những biểu hiện của con người ra thế giới khách quan mà không phải là hành vi. 6 Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua bốn dấu hiệu. Đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là điểm khác so với quan điểm trong luật hình sự của Việt Nam Cộng hòa trước đây. Bộ luật hình sự Việt Nam cộng hòa năm 1972 tuy không có định nghĩa riêng về tội phạm nhưng những quy định của nó thể hiện rất rõ quan điểm cho rằng tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Năm điều đầu tiên của Bộ luật này nói về tội phạm đều đề cập dấu hiệu hình thức pháp lí này của tội phạm. Xuất phát từ khái niệm tội phạm trong luật như vậy, giáo trình của Đại học Luật khoa Sài Gòn năm 1972 đã định nghĩa tội phạm là sự vi phạm một điều luật của quốc gia do sự hành động bên ngoài của một người hành động tích cực hay tiêu cực bị trừng trị bởi một hình phạt. Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam đã xác định những quan hệ xã hội đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân... Những hành vi bị coi là tội phạm, phải là những hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội đã được luật xác định. Việc thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của tội phạm cho phép làm sáng rõ tính giai cấp trong quan niệm về tội phạm và qua đó cũng cho phép khẳng định thêm tính giai cấp của luật hình sự nói riêng cũng như của pháp luật nói chung. Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của tội phạm đã công khai khẳng định một cách rõ ràng bản chất giai cấp của luật hình sự. Ngay lời nói đầu của Bộ luật hình sự cũng đã ghi nhận: “Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc 7 bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [23, tr.56]. Nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật. Với ý nghĩa là thuộc tính khách quan của tội phạm, tội nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có thể được con người nhận thức và nhận thức đúng. Do vậy, khi khẳng định hành vi nhất định là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có nghĩa đó là sự áp đặt theo ý muốn chủ quan của con người mà đó chỉ là sự xác nhận thực tế khách quan đã được nhận thức qua việc đánh giá nhiều tình tiết khác nhau của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi. Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi có thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Xử sự của người bình thường bao giờ cũng là sự thống nhất của các yếu tố khách quan và chủ quan. Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có liên hệ chặt chẽ với nhau. Không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi của người phạm tội. Chính vì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã bao gồm cả tính có lỗi, cho nên có ý kiến cho rằng không thể coi tính có lỗi là dấu hiệu độc lập với dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh tính chất quan trọng có tính có lỗi. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là quy trách nhiệm hình sự cho người chỉ căn cứ vào việc người 8 đó đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ. Mục đích giáo dục, cải tạo này chỉ có thể đạt được nếu hình phạt được áp dụng cho người có lỗi. Đối với người không có lỗi, hình phạt không thể phát huy được tác dụng giáo dục, cải tạo. Theo Điều 8 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu ”… được quy định trong Bộ luật hình sự…”. Như vậy, tính được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Việc quy định này là sự thừa nhận nguyên tắc đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc: “ Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” ( khoản 2 Điều 11) . Trong sự thống nhất với việc xóa bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồi tố, việc khẳng định tính trái pháp luật hình sự của tội phạm là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm không những là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm cho quyền dân chủ của công dân khỏi bị xâm phạm bởi hành vi xử lí tùy tiện mà còn là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình chính trị, xã hội của tội phạm nhưng vẫn có tính độc lập tương đối và ý nghĩa quan trọng. Nếu bỏ qua tính trái pháp luật hình sự vì chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc. Nhằm tránh những trường hợp như vậy. Luật hình sự Việt Nam coi tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội - dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Hai dấu hiệu – tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự có quan hệ biện chứng của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Tính trái pháp luật hình sự tuy có tính độc lập tương đối nhưng vẫn là dấu hiệu được xác định bởi dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội. Chỉ trên cơ sở thừa nhận tính nguy hiểm cho xã hội kết hợp 9 tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự mới có thể nhận thức được tính trái pháp luật hình sự một cách đầy đủ. Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải thuộc tính bên trong của tội phạm như hai dấu hiệu trên. Hành vi bị coi là tội phạm vì về nội dung, có tính nguy hiểm cho xã hội về hình thức, có tính trái pháp luật hình sự chứ không phải vì nó có tính chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội vừa là cơ sở để cá thể hóa tính chịu hình phạt trong từng trường hợp phạm tội cụ thể. Tính nguy hiểm cho xã hội vừa là cơ sở để cá thể hóa hình phạt trong thực tiển áp dụng luật hình sự. Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không có tội phạm thì cũng không có hình phạt. Như vậy nói tội phạm có tính chịu hình phạt, nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào, di tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế hình phạt cụ thể là có tính chất bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp phạm tội. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt. 1.1.2 Các loại tội phạm Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Tội phạm bao gồm từ những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh quốc gia, như hành vi phản bội Tổ quốc (Điều 78) đến những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, không lớn như hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 114). Những hành vi phạm tội cụ thể không những có sự khác nhau về nguyên nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi 10 phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác. Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cá thể hóa hình phạt đã được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa khi áp dụng luật hình sự mà trước hết nó đòi hỏi phải có sự phân hóa trách nhiệm hình sự ngay trong luật và đó là cơ sở để có thể cá thể hóa hình phạt trong thực tiễn áp dụng. Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam phân loại tội phạm ra thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: - Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. - Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Sự phân biệt bốn nhóm tội phạm như vậy vừa là biểu hiện cơ bản của sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bội luật hình sự. Sự phân biệt này là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể cũng như cho việc xây dựng trong luật hình sự và trong các ngành luật khác có liên quan các quy định thể hiện sự phân hóa trong đường lối đấu tranh phòng chống các loại tội khác nhau. Đó là những căn cứ pháp lý thống nhất, giúp các nhà hoạt động thực hiện được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt khi áp dụng luật hình sự. Các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí. Nếu như tội phạm nói chung có dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và tính nguy hiểm cho xã hội và có dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí là tính phải chịu hình phạt thì các nhóm tội phạm cũng có những dấu hiệu đó, vì đều là tội phạm nhưng với những nội dung cụ thể khác nhau. 11 Sự xác định dấu hiệu về mặt hậu quả quản lí biểu hiện ở mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là kết quả của quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các nhà làm luật về sự cần thiết khách quan của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định, khung hình phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm với nhau, không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng. Trong thực tiễn, việc phân biệt các nhóm tội phạm với nhau có ý nghĩa trước hết đối với việc áp dụng nhiều quy định của Bộ luật hình sự. Ngoài ra, việc phân biệt cũng còn có ý nghĩa đối với cả việc áp dụng một số quy định của các ngành luật có liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự như luật tố tụng hình sự… Những điều luật của Bộ luật hình sự mà việc áp dụng đòi hỏi phải có sự xác định ranh giới giữa các nhóm tội phạm với nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặt biệt nghiêm trọng) là những điều luật về nguyên tắc xử lí, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, về thời hiệu, về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp. Các tội xâm phạm An ninh quốc gia. - Tội phản bội tổ quốc: Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Là hành vi hoạt động thành lập tổ chức hoặc tham gia tổ chức với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. - Tội gián điệp: Là hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây cơ sở hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp… 12 - Tội xâm phạm An ninh lãnh thổ: Là hành vi xâm phạm lãnh thổ, làm sai lệch đường biên giới Quốc gia hoặc có hoạt động khác gây phương hại choan ninh lãnh thổ của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tội bạo loạn: Là hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức với mục đích chống chính quyền nhân dân. - Tội hoạt động phỉ: Được biểu hiện là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản với mục đích chống chính quyền nhân dân. - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Là hành vi xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe, đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân với mục đích chống chính quyền nhân dân. - Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Được hiểu là hành vi làm hủy hoại hoặc gây hư hỏng tài sản, cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục đích chống lại chính quyền nhân dân. - Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội: Phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội được hiểu là hành vi làm cho các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước bị cản trở hoặc không thực hiện đượcvới mục đích chống lại chính quyền nhân dân. - Tội phá hoại chính sách đoàn kết: Là hành vi gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo. - Tội tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân. 13 - Tội phá gối an ninh: Là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, với mục đích chống chính quyền nhân dân. - Tội chống phá trại giam: Chống phá trại giam được hiểu là hành vi phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam với mục đích chống chính quyền nhân dân. - Trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân: Được hiểu là hành vi của công dân Việt Nam lén lút ra nước ngoài mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Ngoài ra còn có các tội phạm khác như: Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ( Từ Điều 93 đến Điều 122). Các tội xâm phạm sở hữu (Từ Điều 133 đến Điều 145). Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Từ Điều 146 đến Điều 152). Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Từ Điều 153 đến Điều 181). Các tội phạm về môi trường (Từ Điều 182 đến Điều 191). Các tội phạm về ma túy ( Từ Điều 192 đến Điều 201). Các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Từ Điều 202 đến Điều 256). Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Từ Điều 257 đến Điều 276). Các tội phạm về chức vụ (Từ Điều 278 đến Điều 291). Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ( Từ Điều 293 đến Điều 314) . Các tội phạm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân ( Từ Điều 316 đến Điều 340). 1.2. Quan điểm của Đảng, Pháp luật, Công trong công tác trấn áp tội phạm Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Động viên đoàn viên, thanh niên lực lượng vũ trang nhân dân hăng hái rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tích cực học tập về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, làm chủ vũ khí, thiết bị kỹ thuật hiện đại, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao; tuyển chọn, hướng nghiệp cho những tài năng trẻ gia nhập quân đội, công an, tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực mũi nhọn khoa học công nghệ phục vụ quốc 14 phòng, an ninh, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hoà bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia... Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh. Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp quân đội, công an và các tổ chức chính trị - xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định phải “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng 15 bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân....Xây dựng Quân đội nhân dân với quân số thường trực hợp lý, có sức chiến đấu cao, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp” [18,tr.82]. Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân trên đây thể hiện việc xử lý một cách tài tình của Đảng ta về “bài toán” số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang nhằm bảo đảm cho Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ sức làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nhưng đồng thời bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực của đất nước để tạo điều kiện tốt nhất cho kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến công tác trấn áp tội phạm. Kết quả thực hiện công tác trấn áp tội phạm là một trong những tiêu chí để bình xét, phân loại đối với mỗi tổ chức đảng và đảng viên. Chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm. Cán bộ, đảng viên có vợ (hoặc chồng), con bị xử lý hình sự thì tùy theo mức độ liên đới phải xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo hoặc miễn nhiệm, cách chức nếu cán bộ, đảng viên đó đang giữ chức vụ lãnh đạo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác thống kê tội phạm và ban hành quy chế thẩm định về bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng và nhân dân vào công tác trấn áp tội phạm. Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố và tiếp tục xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm an toàn về an ninh, trật tự. Xây dựng và nhân rộng các mô hình trấn áp tội phạm có hiệu quả, các điển hình tiên tiến. Vận động nhân dân tích cực trong công tác trấn áp tội phạm, truy bắt các đối tượng bị truy nã nhưng đang lẩn trốn. Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực trong việc phát hiện, điều tra, trấn áp tội phạm. Có chính sách bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia làm công tác trấn áp tội phạm. Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với các tập 16 thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia công tác này. Củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp trấn áp tội phạm từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm, có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tập trung đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng cho công tác trấn áp tội phạm. Tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo cán bộ trấn áp tội phạm thuộc các bộ, ngành chuyên môn. Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ trấn áp tội phạm vững vàng về chính trị, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu của công tác này. Ban hành chế độ phụ cấp đối với những cán bộ kiêm nhiệm, những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác trấn áp tội phạm. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vũng mạnh để làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác trấn áp tội phạm. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Để góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ngay sau khi có Chỉ thị số 48 – CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, từ năm 2011 đến nay, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành Chương trình hành động tập trung lãnh, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phòng chống tội phạm đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm; tăng cường giám sát công tác trấn áp tội phạm. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chỉ thị đã đề ra, thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị và báo cáo Bộ Chính trị. 17 Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng Công an đã phối hợp có hiệu quả với lực lượng quân đội, các ban, ngành, đoàn thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; không để đột xuất, bất ngờ; bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh cũng như của huyện; kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự được tăng cường; các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an được tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Công an nhân nhân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ" và các phong trào thi đua khác. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập rà làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", kỷ cương, kỷ luật trong lực lượng Công an được tăng cường góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ thị 21- CT/TW ngày 26/03/2008 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy trong tình hình mới", Chỉ thị số 48 - CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới" gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về trấn áp tội phạm, phòng, chống ma túy, chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 và chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trấn áp tội phạm, kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; chủ động mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, truy quét tệ nạn xã hội, tập trung đấu tranh mạnh đối với tội phạm hình sự nguy hiểm gây án nghiêm trọng, tội phạm do nguyên nhân xã hội, tội phạm kinh tế trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, tội phạm ma túy, vi phạm pháp luật về môi trường... các tụ điểm phức tạp về ma túy và tệ nạn xã hội, kiên quyết không để hình thành băng, ổ nhóm tội phạm. 18 Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp. Củng cố, kiện toàn cơ quan điều tra các cấp đáp ứng yêu cầu công tác trấn áp tội phạm. Nâng cao chất lượng công tác điều tra , khám phá án, công tác tiếp nhận, xử lý giải quyết tin báo tố giác tội phạm, chấp hành đúng pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an. Tăng cường lãnh đạo công tác truy tố, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh trật tự. Thực hiện hiệu quả Nghị định số 80/201l/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của Chính phủ về quy định các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Thường xuyên thanh kiểm tra, chấn chỉnh toàn diện công tác tạm giam, tạm giữ, thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp và tái hòa nhập cộng đồng cho số người đặc xá, chấp hành xong án phạt tù về cư trú. Tiếp tục xã hội hóa công tác phòng chống tệ nạn xã hội; lồng ghép các chương trình trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế - xã hội khác của địa phương. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các mặt công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Chấn chỉnh công tác quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/19/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" và Chương trình hành động số 38- CTr/TU ngày 26/12/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhằm đảm bảo trật. tự an toàn giao thông trong năm 2013. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật giao thông đường bộ tới mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện xử lý triệt để, nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ để đạt mục tiêu 3 giảm. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm chỉ đạo triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung của Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. 19 Đảng uỷ Công an Tỉnh chỉ đạo cụ thể hoá Chỉ thị bằng kế hoạch, chương trình công tác với những chỉ tiêu, yêu cầu, biện pháp sát hợp với từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng lực lượng để thực hiện có hiệu quả nội dung yêu cầu công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn và có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện. Chỉ đạo mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, triển khai có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 09 ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 11 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác trấn áp tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình; đề ra các nghị quyết, chương trình để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình trấn áp tội phạm. Người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình tội phạm và tổ chức thực hiện công tác trấn áp tội phạm ở ngành, địa phương mình. 20 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU THỜI GIAN QUA 2.1. Điều kiện tự nhiên, con người và tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và con người của tỉnh Cà Mau 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam có tọa độ địa lý khoảng 8º 33’ đến 9º 34’ vĩ độ Bắc và 104º 32’ đến 105º 24’ kinh độ Đông. Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông giáp với biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan, phía Bắc của tỉnh Cà Mau giáp với hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Như đã nói, tỉnh Cà Mau là tỉnh mới được tái lập năm 1997, Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên 5201 km² chiếm 13,1 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chánh, bao gồm: thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh. Trong đó thành phố Cà Mau là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của cả tỉnh. Tỉnh Cà Mau nằm ở trung tâm trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á. Tỉnh Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, với trục giao thông từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà phía) quốc lộ 63 – Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi, trong đó khu vực mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến giao thông này. Từ đó mở ra những khả năng mở rộng và kết nối phát triển các ngành kinh tế của tỉnh rất lớn. Địa hình: Có vị trí ở rìa giáp biển của Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là vùng đất mới, bằng phẳng và thấp so với mặt nước biển ( trung bình chỉ từ 0,5 đến 1,5 so với mặt nước biển. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, 21 trong đó có vùng đất khá lớn thường xuyên bị ngập nước. Ngập mặn, đất phèn, than bùn, Cà Mau có diện tích bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển nông nghiệp. Toàn tỉnh có 254 km đường biển, chiếm 7,8 % chiều dài bờ biển cả nước. Trong đó có 107 km bờ biển đông và 147 km bờ biển tây ( Vịnh Thái Lan). Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối, Đá Bạc… có vị trí chiến lược quan trọng, các đảo này không những có vai trò là cầu nối để khai thác kinh tế biển nói chung mà còn là tiêu điểm bảo vệ Tổ quốc. Khí hậu: Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu gió mùa xích đạo có nền nhiệt độ trung bình hàng năm cao. Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc, bên cạnh một số con sông lớn như: Sông Tam Giang, sông Bảy Giáp, sông Gành Hào, Sông Đốc, sông Trẹm…Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy. Lớn nhất là sông Tam Giang dài 58 km, sâu 20 km và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30 km. Chế độ thủy văn của hệ thống sông ngòi, kênh gạch ở đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều quanh năm do địa hình thấp và có nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Cửa Bồ Đề ( sông Tam Giang), cửa Bảy Háp ( sông Bảy Háp), cửa Ông Đốc ( sông Đốc) là cửa rộng nhất ở đây (500m), cửa Gành Hào rộng 300 m,…phần lớn các sống nội hạt Cà Mau đều chảy ra biển theo chế độ nhật triều và bán nhật triều, phía ngoài cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều mạnh, ảnh hưởng này giảm dần sau khi vào sâu bên trong nội địa. Kết quả điều tra cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau khá phong phú với bảy tầng nước chứa trong đó 5 tầng 2 đến tầng 6 chứa các nước mềm không nhiễm mặn, tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17 vạn m3/ ngày đêm. Sinh vật: 22 Với diện tích 71.00 km² vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài nguyên của Việt Nam do tỉnh quản lý cùng hơn 100.00 ha rừng nơi có đa dạng sinh học cao. Biển Cà Mau được đánh giá là vùng trọng điểm hải sản của cả nước không chỉ có trữ lượng hải sản lớn mà các loại hải sản cũng rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Trữ lượng cá ở vùng biển Cà Mau ước tính khoảng 320 tấn cá đáy với 661 giống loài, thuộc 138 họ. Nhiều loại có giá trị và sản lượng lớn như cá thu, cá chim, cá hồng, cá gộc, sò huyết, cua, tôm… Mạng lưới sông ngòi kênh gạch chằng chịt cũng mang lại cho Cà Mau một nguồn lợi thủy sản nước ngọt khá lớn, nguồn thủy sản này tập trung chủ yếu ở U Minh, Thời Bình, Trần Văn Thời với sự đa dạng và phong phú về số lượng lẫn chủng loại. Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt ở nước ta hiện nay, diện tích rừng ngập mặn Cà Mau chiếm khoảng 77% tổng diện tích rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích xấp xĩ 600 ha rừng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo hải dương. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các loại rừng tự nhiện, không chỉ có giá trị cao về mặt kinh tế mà còn có giá trị cao về phòng hộ và bảo vệ môi trường. 2.1.1.2 Đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Cà Mau Lịch sử hình thành: Cà Mau – một vùng đất trẻ giàu tiềm năng kinh tế. Vào thế kỷ XVII, khu vực Cà Mau, Hà Tiên hãy còn hoang sơ, cho đến cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu mới lập nên thị trấn Hà Tiên bao gồm cả Cà MaCùng với sự phát triển của lịch sử, Nam bộ được chia thành 6 tỉnh (Nam kỳ lục tỉnh): Biên Hòa, Đình Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Lúc này Cà Mau thuộc Hà Tiên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Tỉnh Bạc Liêu gồm một phần đất thuộc Sóc Trăng và phần Cà Mau thuộc Rạch Gía, được thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1882. Ngày 9 thành 3 năm 1956, chính quyền 23 Sài Gòn lập tỉnh Cà Mau bằng việc sát nhập quận Cà Mau và quận Quảng Xuyên và một phần huyện Gía Rai, ngày 22 tháng 10 năm 1956 đổi tên thành tỉnh An Xuyên. Sau ngày thống nhất đất nước tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải – một tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long và thứ nhì Nam bộ. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê duyệt tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào ngày 6 tháng 1 năm 1996 và việc tách tỉnh được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Dân cư, dân tộc và lao động: Dân số tính đến cuối năm 2010 của tỉnh Cà Mau là 1.205.108 người, bằng 7% dân số Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,47 dân số cả nước. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 97%), tiếp đến là dân tộc Khơme ( chiếm 1,86% ) và người Hoa (chiếm 0,95%), tỷ lệ dân số nữ giới chiếm 50,59 % tổng dân số. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 232 người/km² trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/ năm. Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số. Dân tộc: Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơme chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác. Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động. Là vùng đất trẻ, những người dân Việt đầu tiên khai phá vùng đất này vào cuối thế kỷ XVIII. Họ là những người thiếu đất và người bị thế lực phong kiến chèn ép hoặc có thái độ bất hợp tác với chế độ cai trị hà khắc mà tìm đến vùng đất khai hoang mở ấp. Vì vậy, người dân Cà Mau có tinh thần dũng khí nghĩa hiệp, quá trình khẩn hoang mở đất để hình thành vùng đất Cà Mau như hiện nay gắn liền với quá trình 24 cộng cư của ba dân tộc anh em Việt – Khơme – Hoa, những người dân này đã đoàn kết gắn bó với nhau, vừa bảo tồn vừa phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống vốn có, để hình thành nên tính cách bản lĩnh của con người Cà Mau hiện nay: phóng khoáng, chân thật và quả cảm. 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau hiện nay Cà Mau nối với các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh bằng cả ba hệ thống giao thông: đường bộ, đường sông, đường hàng không. Giao thông đường bộ Hệ thống đường bộ Cà Mau có nhiều chuyển biến. Hiện tất cả các trung tâm huyện lỵ đều có hệ thống giao thông đường bộ đến tận nơi, số xã có đường ô tô đến tận nơi chiếm 60% tổng số xã trên toàn tỉnh. Có hai tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 63 chạy qua tỉnh với chiều dài qua địa bàn 108 km. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường chiến lược này cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km với các tuyến chính: Cà Mau – U Minh – Khánh Hội, Cà Mau – Đầm Dơi, Cà Mau – Cái Nước, Tân Lộc Thới Bình. Tổng số phương tiện vận tải hàng háo đường bộ khoảng 120 chiếc các loại. Tổng số lượng xe chở khách gần 3000 chiếc. Giao thông đường thủy Cà Mau có mạng lưới kênh rạch chằng chịt với một số sông lớn như: Tam Giang, Bảy Háp, Quan Lộ, Gành Hào, Sông Đốc…nên rất thuận lợi cho việc đi lại trên khắp đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cảng Năm Căn là cảng thương mại quan trọng trong hệ thống cảng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vòng cung của vùng Đông Nam Á và đang được đầu tư xây dựng. Tuyến giao thông chủ yếu: Cà Mau – Ngã Bãy – Phụng Hiệp – Cần Thơ – TP.HCM. Tuyến giao thông tỉnh gồm: thành phố Cà Mau đi trung tâm các huyện, trung tâm kinh tế, cụm dân cư Tân An, Gành Hào, Sông Đốc, Bồ Đề… 25 Giao thông hàng không Sân bay Cà Mau gần đây được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Trong tương lai ngành hàng không Cà Mau sẽ đầu tư xây dựng thêm một số tuyến máy bay mới phục vụ cho nhu cầu khách du lịch như: Cà Mau – Phú Quốc, Cà Mau – Côn Đảo, Cà Mau – Đà Lạt, Cà Mau – Nha Trang,…và trong nhiều năm tới khi có nhu cầu phát triển thì một số sân bay nhỏ ở Năm Căn và Hòn Khoai có thể khôi phục và đi vào hoạt động. Năm 2012 tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp, trong nước những khó khăn nội tại của nền kinh tế bộc lộ trong năm 2011 tiếp tục tác động kéo dài trong năm 2012; từ đó tác động bất lợi đến một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt của tỉnh nhất là lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người nông dân và công nhân lao động trong tỉnh. Trong bối cảnh đó được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và sự cố gắng của các tầng lớp dân cư trong tỉnh nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Mức tăng trưởng GDP đạt 11,5 % năm 2010 tăng 12,4% năm 2011 tăng 10,0 %. Bình quân 3 năm ( 2010 – 2012) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11%. Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể: năm 2012 tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 14,25% năm 2012, 11,12 % năm 2010 và 12,09 % năm 2011, bình quân 3 năm (2010 – 2012) tăng 12.5 %. Nông nghiệp: ngoài cây lúa, còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm. Lâm nghiệp: rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ. Diện tích lâm phần hiện nay khoảng trên 100.000, hàng năm cho phép khai thác từ 120.000 – 150.000 m³ gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, ván dăm, gỗ ghép… 26 Ngư nghiệp: Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km², diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha ( trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha ). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay đạt khoảng trên 420.000 tấn/ năm, trong đó tôm 143.000 tấn/ năm. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 9/2013 ước đạt 32,50 nghìn tấn, không đổi so tháng trước và cùng kỳ; trong đó: tôm ước đạt 10,10 nghìn tấn, giảm 2,24% so tháng trước, giảm 3,81% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 339,77 nghìn tấn, đạt 78,29% kế hoạch, tăng 3,20% so cùng kỳ; trong đó: tôm 114,22 nghìn tấn, đạt 78,23% kế hoạch, tăng 4,59% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 9/2013 ước đạt 22 nghìn tấn, giảm 2,22% so tháng trước; giảm 4,35% so cùng kỳ; trong đó: tôm 9,30 nghìn tấn, giảm 2,11% so tháng trước và so cùng kỳ. Sản lượng tháng 9/2013 giảm so tháng trước do nhiều hộ cải tạo, sên vét ao, đầm và đang cấy, sạ trên diện tích nuôi tôm. Sản lượng nuôi trồng 9 tháng năm 2013 ước đạt 222,71 nghìn tấn, đạt 78,14% kế hoạch, tăng 6,42% so cùng kỳ; trong đó: tôm 102,79 nghìn tấn, đạt 77,87% kế hoạch, tăng 5,36% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 9/2013 ước đạt 10,50 nghìn tấn, tăng 5% so tháng trước, tăng 10,53% so cùng kỳ; trong đó: tôm 0,80 nghìn tấn, giảm 5,88% so tháng trước, giảm 20% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 117,06 nghìn tấn, đạt 78,56% kế hoạch, giảm 2,42% so cùng kỳ; trong đó: tôm 11,43 nghìn tấn, đạt 81,61% kế hoạch, giảm 1,91% so cùng kỳ. Tình hình nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định và phát triển. Dịch bệnh trên tôm ít xảy ra, người dân có nhiều tiến bộ trong việc tiếp thu ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp có nhiều chương trình hỗ trợ cho người nuôi tôm. Đặc biệt trong phát triển nuôi tôm công nghiệp, tôm bán công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến năng suất cao nên sản lượng tôm tăng hơn so với cùng kỳ. 27 Đề án tôm – lúa bắt đầu phát huy hiệu quả, đời sống nuôi tôm dần cải thiện, bền vững hơn. Tuy nhiên, những tháng đầu năm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, sương mù, con giống không rõ nguồn gốc,…nên đã xuất hiện tôm đỏ, cạnh đó, còn xuất hiện những cơn mưa lớn trong những tháng gần đây, dẫn đến tình hình bệnh trên tôm có chiều hướng gia tăng, vì thế có hộ nuôi nếu không thận trọng hơn trong việc quản lý ao/đầm nuôi, nhất là nguồn nước từ môi trường bên ngoài sông, rạch rất dễ mang mầm bệnh. Khu vực công nghiệp – xây dựng: đã có bước tăng trưởng cao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, năm 2010 tăng 28,3 %, năm 2011 tăng 25,4 %, năm 2012 tăng 27,54%, bình quân 3 năm (2010 – 2012) tăng 27,0 %. Khu vực dịch vụ: đã có những bước chuyển biến đáng kể, giá trị gia tăng khu vực năm 2010 là 14,8%, năm 2011 tăng 16,7% năm 2012 tăng 18,2%, bình quân 3 năm ( 2010 – 2012) tăng 16.5 %. Về công tác xây dựng và phát triển kết cấu tầng được quan tâm từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa 35 chợ nông thôn và ngày 8/1/2010, trung tâm thương mại Cửu Long, dự án thương mại đón đầu cụm khí – điện – đạm Cà Mau, đã được khánh thành tại tỉnh Cà Mau. Tổ hợp trung tâm thương mại có tổng diện tích 90,700 m² gồm các hạng mục công trình như Cửu Long Plaza, khu triển lãm và diện tích hạ tầng khác với tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Trung tâm thương mại Sông Đốc ở thị trấn sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời của thành phố Cà Mau. Phố biển này nằm gần các điểm du lịch khá nổi tiếng ở Cà Mau như hòn Đá Bạc, đảo Hòn Chuối, cửa biến Cái Đôi Vàm…nên thu hút rất đông du khách. Đặc biệt, với hệ thống các di tích văn hóa – lịch sử như chùa, làng nghề đan lưới, đóng ghe xuồng, nghề làm tôm khô, luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ với du khách phương xa. Bạn có thể theo các thuyền đánh cá trên biển để khám phá những điều lý thú mà cũng không kém phần vất vả của nghề đi biển ngay tại chính cửa sông này. Khi các thuyền trở về, thường là vào ngày rằm hàng tháng thì nơi đây 28 nhộn nhịp hẳn lên bởi các khoang thuyền đã đầy ắp cá tôm và mọi người cùng nhau vận chuyển… Thị trấn nhỏ bé ở vùng đất cuối cùng của Việt Nam này cũng là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông – còn gọi là lễ rước “ Đại tướng quân Nam Hải”, tổ chức vào tháng hai âm lịch hằng năm. Du khách đến phố biển này vào thời điểm lễ hội diễn ra sẽ được tắm mình vào những sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân địa phương như nghi thức điểm nhãn cho những con tàu, nghi lễ hạ thủy gợi nhớ thời ông cha mình chinh phục biển cả, khai hoang lập ấp…Hệ thống bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2012 ước đạt 3.208,79 tỷ đồng, tăng 4,12% so tháng trước, tăng 39,55% so cùng kỳ. Nguyên nhân do vào dịp nghỉ hè của học sinh nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, vui chơi, du lịch giải trí tăng. Bên cạnh đó, tình hình giá cả nhóm hàng lương thực, thực phẩm trên thị trường tăng, nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng vật liệu xây dựng và xăng dầu tăng đã đẩy tổng mức bán lẻ tăng. Về du lịch: là tỉnh cực nam của Việt Nam, mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, Cà Mau có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch ven biển, biển đảo, với các điểm đến hấp dẫn như Bãi Khai Long, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Đặc biệt nhất là khu du lịch sinh thái rừng ngập bãi bồi Mũi Cà Mau – Năm Căn, Khu liên hợp Khí Điện – Đạm, với một nhà máy đạm công suất 800 ngàn tấn/ năm, hai nhà máy điện đã hào mạng vào lưới điện quốc gia với công suất một năm từ 7 - 8 tỷ KW/h. Một số tuyến đường quan trọng khác như tuyến Phụng Hiệp – Cà Mau, tuyến Năm Căn – Mũi Cà Mau cũng đang được khẩn trương thi công. Những công trình trọng điểm này đã tạo cho Cà Mau một diện mạo mới và cơ hội mới. Về địa phương, tỉnh cũng đang tích cực triển khai lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như Khu Công nghiệp Khánh An, Khu Công nghiệp Hòa Trung, Khu Công nghiệp Sông Đốc, Khu Công nghiệp Năm Căn, Khu Tiểu thủ công nghiệp phường 9, An Xuyên; đồng thời cũng đã lập huy hoạch một số khu cụm công nghiệp tại địa bàn các huyện. 29 Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2015 và 2020, tỉnh Cà Mau xác định tích cực phải phát huy nội lực gắn với việc tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà tiềm năng và nhu cầu như: xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ các khu – cụm công nghiệp, các khu kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp có sử dụng khí thấp áp; lĩnh vực y tế - giáo dục đào tạo; các dự án sử dụng nhiều lao động địa phương. Nhìn chung, tình hình kinh tế năm 2012 còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và sự cố gắng của các tầng lớp dân cư trong tỉnh nên kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được kết quả tương đối khá. 2.2. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau thời gian qua 2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.1.1 Những kết quả đạt được Thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra, từ đầu năm đến nay Công an thành phố Cà Mau đã tập trung làm tốt công tác trấn áp tội phạm với mục tiêu giảm phạm pháp hình sự, xây dựng tác phong nhạy bén, linh hoạt của cán bộ chiến sĩ trong tiếp nhận tin, đấu tranh với các loại tội. Vì vậy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, phạm pháp hình sự giảm so với cùng thời năm trước, công tác đấu tranh với tội phạm trộm cắp, cướp giật, tội phạm ma túy, và nhiều tội phạm phác đạt kết quả cao. Về trấn áp tội phạm ma túy, mại dâm và tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS Công an thành phố Cà Mau, thời gian qua thường xuyên tổ chức tuần tra, triệt xóa các loại tội phạm liên quan đến ma tuý. Phát hiện 72 vụ, liên quan đến 106 đối tượng, thu giữ 3,168gr hêrôin, 430,5gr cần sa khô, so với cùng kỳ năm trước giảm 9 vụ và 7 đối tượng. Công tác cai nghiện, phục hồi và quản lý sau cai nghiện cũng được quan tâm đúng mức. Từ đầu năm 2013 đến nay, Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh đã tiếp nhận mới 55 học viên, nâng tổng số học viên đang 30 được chữa trị tại Trung tâm lên 254 học viên. Tại đây các học viên đều được tổ chức chữa trị cắt cơn, xét nghiệm phân loại quản lý, lao động sản xuất, luyện tập thể dục thể thao theo quy trình cai nghiện và được quản lý chặt chẽ theo nội quy của Trung tâm… Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thường xuyên được củng cố, kiện toàn và triển khai đồng bộ các biện pháp công tác phù hợp với tình hình, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia kết hợp giải quyết các địa bàn trọng điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. Thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; Lập hồ sơ đưa 04 người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Xây dựng mô hình giáo dục, dạy nghề cho người bán dâm tại các xã phường trọng điểm về tệ nạn mại dâm. Dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai tại trên 90% số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV huy động trên gần 100 tuyên truyền viên đồng đẳng và 453 cộng tác viên, y tá tham gia; tiếp cận 1.145 người nghiện chích ma túy bằng 52% số người nghiện có hồ sơ quản lý tại cộng đồng. Phân phát 364.210 bơm kim tiêm sạch, 42.175 bao cao su và thu về 367.450 bơm kim tiêm bẩn.Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: tổ chức tháng hành động về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con do Ủy ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phát động; tổ chức tư vấn xét nghiệm HIV cho 745 phụ nữ mang thai, phát hiện 7 trường hợp dương tính, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 20 trường hợp. Công tác giám sát phát hiện HIV: triển khai xét nghiệm 795 mẫu, phát hiện 125 trường hợp dương tính với HIV. Thực hiện triển khai điều trị tại một số xã phường thuộc 4 huyện nhằm đưa dịch vụ chăm sóc và điều trị đến gần với người dân, tăng số người được chăm sóc điều trị HIV/AIDS. Tội phạm hình sự 31 Năm 2010 tình hình tội phạm hình sự xảy ra : 544 vụ, 725 đối tượng, chết 17 người, bị thương 73 người ( có 70 vụ chưa xác định đối tượng). Điều tra làm rõ 474 vụ, 752 đối tượng (752/726), chết giảm 7 người (17/24), bị thương giảm 21 người (31/52). Trong năm 2011 xảy ra 2.167 vụ, liên quan 5.319 đối tượng, làm chết 92 người, bị thương 148 người ( có 80 vụ chưa chưa xác định đối tượng). Điều tra làm rõ 2.087 vụ, 5.339 đối tượng, tỉ lệ điều ta đạt 96,30%, so (148/123). Phát hiện 2.338 vụ phạm tội trong năm 2012, liên quan 4.701 đối tượng, làm chết 81 người, bị thương 776 người ( có 64 vụ chưa xác định đối tượng). Điều tra làm rõ 2.274 vụ, 4.701 đối tượng ( 4.701/ 5.339), chết tăng 11 người (81/92), số người bị thương tăng 575 người ( 776/201). Tính đến tháng 10/2013 trong tỉnh xảy ra 1.957 vụ, liên quan 4.381 đối tượng, làm chết 58 người, bị thương 551 người ( có 68 vụ chưa xác định đối tượng). Điều tra làm rõ 1.889 vụ, 4.381 đối tượng, tỉ lệ điều tra đạt 96,53%. So với cùng kỳ năm 2012 tăng 160 vụ (1.957/1.797), tặng 476 đối tượng (4.381/3.905), chết giảm 27 người ( 58/85), số người bị thương 61 giảm người ( 429/490). Trên các lĩnh vực khác Cùng với việc trấn áp mạnh vào các loại tội phạm, trong 6 tháng đầu năm nay lực lượng công an toàn tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp vào công tác quản lý Nhà nước về trật tự xã hội như tăng cường quản lý vũ khí vật liệu nổ, phòng cháy chữa cháy, thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, tiếp tục duy trì hoạt động tổ công tác đặc biệt tuần tra vào ban đêm, góp phần kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn, như tội phạm cướp giật tài sản giảm trên 55%, trộm cắp tài sản giảm trên 11%. Công an thành phố Cà Mau đã chủ động, tích cực, trách nhiệm trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tỷ lệ điều tra khám phá các vụ trọng án cao (đạt trên 80,25%); nắm chắc tình hình, liên tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công tác, tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện xử lý tội phạm…Trong tháng 10 năm 2013, Công 32 an Thành phố Cà Mau đã triệt phá 278 băng nhóm, bắt 768 tên tội phạm các loại; điều tra 129 vụ với 93 đối tượng vi phạm về kinh tế, gian lận thương mại… Lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành, mở nhiều đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm, thực hiện nhiều kế hoạch đấu tranh chuyên đề về hệ loại đối tượng, giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Góp phần kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, không để tội phạm diễn biến phức tạp hơn, đồng thời kéo giảm tội phạm tại nhiều địa phương, nhất là một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, giết người, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, cướp tài sản. Tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm chung toàn quốc trên 70%; tỷ lệ điều tra khám phá các vuán rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%. Thời gian qua, cán bộ, chiến sỹ phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là lực lượng chủ công trong đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân.Phòng đã chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo Công an tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Với khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách niệm, hiệu quả” lực lượng Công an toàn tỉnh Cà Mau đã tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn, không để xảy ra đột xuất bất ngờ, hình thành điểm nóng về an ninh, trật tự. Thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bóc gỡ nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm hình sự, không để hình thành các băng ổ nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu xã hội đen. Thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và đảm bảo, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác trọng tâm, trọng điểm trong từng lĩnh vực, đối tượng và địa bàn; tập trung lực lượng, phương tiện, huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân tham gia 33 phòng chống tội phạm; tạo thế áp đảo tội phạm, không để xảy ra đột biến, bất ngờ, không để xảy ra các vụ cháy nổ, khủng bố, khiếu kiện trong nhân dân, giảm tao nạn giao thông, phòng chống đua xe trái phép. Tiếp tục nâng cao khí thế tấn công tội phạm, tăng cường bóc gỡ, triệt xóa các băng nhóm tội phạm, không để chúng hoạt động lộng hành, gây bức xúc trong nhân dân. Tập trung giải quyết các đường dây cờ bạc, số đề, các tụ điểm ma túy, mại dâm. Phát hiện và đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy… Qua điều tra, nghiên cứu công an tỉnh xác định: tội phạm cờ bạc tuy là tội phạm ít nghiêm trọng nhưng lại là nguyên nhân và điều kiện phát sinh các loại tội phạm khác như: xiết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, thậm chí giết người... Trong đó, nhiều sòng bạc, đối tượng cầm đầu là những tên lưu manh, côn đồ, thủ đoạn hoạt động rất manh động và tinh vi. Nhiều vụ chúng sử dụng cả công nghệ cao trong hoạt động cờ bạc, tổ chức các sòng bạc tại khu vực hẻo lánh, bố trí nhiều vòng cảnh giới, bảo vệ, đối phó gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng công an. Do nắm chắc tình hình, xây dựng phương án chặt chẽ, Công an Cà Mau đã xác lập nhiều chuyên án đấu tranh triệt xóa hàng trăm sòng, ổ nhóm cờ bạc chuyên nghiệp, có quy mô lớn; bắt giữ nhiều đối tượng cầm đầu, nguy hiểm. Trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện một số băng nhóm tội phạm hình sự nhưng hoạt động can dự vào các lĩnh vực kinh tế như kinh doanh bất động sản, du lịch, thủy hải sản, vận tải hành khách, dịch vụ quản lý bến bãi, chợ... Thủ đoạn của bọn chúng chủ yếu là: Đứng ra thành lập doanh nghiệp, “núp bóng” doanh nghiệp để hoạt động phạm tội; không lập doanh nghiệp nhưng điều hành doanh nghiệp để can dự vào các lĩnh vực kinh tế; đứng ra bảo kê, liên kết với các doanh nghiệp hoạt động kinh tế để chia lợi nhuận hoặc khống chế các doanh nghiệp để điều tiết lợi ích, ăn chia tỷ lệ phần trăm... Nhiều đối tượng côn đồ can dự vào lĩnh vực kinh tế sẵn sàng sử dụng vũ khí, hung khí đâm chém, sát hại nạn nhân chỉ vì mâu thuẫn tức thời hoặc do tranh chấp địa bàn kinh doanh. Thực hiện đề án phòng chống tội phạm có tổ chức trên địa bàn tỉnh, từ năm 2011 đến nay, Công an Cà Mau đã đấu tranh, triệt xóa gần 300 băng, ổ nhóm tội 34 phạm với hơn 1 nghìn đối tượng. Trong đó, đã triệt xóa được nhiều băng, ổ nhóm tội phạm phức tạp, tồn tại nhiều năm trên địa bàn; bắt, xử lý hàng trăm đối tượng hình sự , cầm đầu các băng nhóm. Ngoài các đối tượng đã nêu trên, còn nhiều đối tượng khác không kém phần nguy hiểm Công tác phối hợp giữa 3 ngành Tư pháp gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân các cấp đã luôn được quan tâm và phát huy hiệu quả. Nhiều cuộc họp giữa lãnh đạo và chuyên viên của 3 ngành tư pháp đã được tổ chức nhằm trao đổi, bàn bạc và thống nhất những giải pháp tăng cường hiệu quả công tác phối hợp liên ngành giữa Công an- Viện Kiểm sát và Tòa án trong đấu tranh- truy tố- xét xử tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức hoạt động theo băng ổ nhóm. Công tác giao ban rút kinh nghiệm cũng thường xuyên được tổ chức. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả các hoạt động tư pháp đã luôn đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Nhiều vụ án, nhờ có sự thống nhất cao ngay từ đầu giữa 3 ngành công an, viện kiểm sát và tòa án nên đã khởi tố, bắt tạm giam và đưa ra xét xử được các đối tượng cầm đầu, mà lâu nay chưa thể xử lý được. Chính điều này đã góp phần quan trọng giữ nghiêm kỷ cương phép nước, củng cố thêm lòng tin của cấp ủy, chính quyền và nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh. Từ thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức hoạt động băng, ổ nhóm theo kiểu xã hội đen trên địa bàn tỉnh Cà Mau rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trong phối hợp giữa các lực lượng, các ngành chức năng. Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của lực lượng công an Cà Mau trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc, sáng tạo các chỉ thị 21, chỉ thị 48 của Bộ Chính trị, Nghị 09, Quyết định 138 của Chính phủ và nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Tỉnh ủy, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, giữ gìn An ninh trật tự ngay từ cơ sở Lực lượng công an trong tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác nghiệp vụ cơ bản, phát hiện điều tra 12 vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thu giữ hàng hoá trị gần 300 triệu đồng. Tăng cường biện pháp quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công 35 cụ hỗ trợ. Thu hồi gần 1000 đồ chơi nguy hiểm cùng nhiều vũ khí thô sơ tự tạo khác. Cùng thời gian này, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tăng cường tuần tra kiểm soát phá hiện xử lý 845 trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ, tạm giữ 716 phương tiện, tước và đánh dấu 274 giấy phép lái xe. Kết quả các đợt cao điểm và các chiến dịch đã triệt phá được nhiều băng, ổ, nhóm tội phạm, bóc gỡ nhiều tổ chức tội phạm, bắt nhiều kẻ cầm đầu, xóa bỏ nhiều tụ điểm phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, tạo được niềm tin trong người dân. 2.2.1.2. Những nguyên nhân Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên nâng cao nhận thức về pháp luật, về ý thức trách nhiệm công dân; cảnh giác với hoạt động tác động, lôi kéo của các thế lực thù địch; xây dựng lối sống, nếp sống lành mạnh; chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội. Tiếp tục nhân rộng các mô hình tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả của Đoàn như: chiến dịch truyền thông phòng, chống ma túy; thi tuyên truyền viên giỏi thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03; cuộc vận động “3 không với ma túy”; “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”; “Thanh niên với văn hoá giao thông”, xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Văn hoá giao thông với bình yên sông nước”… Đoàn thanh niên các cấp tham gia tích cực công tác trấn áp tội phạm. Duy trì hiệu quả các câu lạc bộ, đội, nhóm thanh niên xung kích trấn áp tội phạm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội. Phát huy vai trò của thanh thiếu niên trong cung cấp thông tin tố giác tội phạm và phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự tại các địa bàn dân cư. Trong đó, có việc tăng cường lãnh đạo phong trào “Thanh niên Công an nhân dân học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy - Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc”, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và xây dựng đơn vị vững mạnh; nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, tinh thần tận tuỵ với công việc và kiên quyết tấn công tội phạm; đấu tranh chống mọi biểu hiện cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây phiền hà đối với nhân dân. Kịp thời cổ vũ, biểu 36 dương gương thanh niên Công an tiêu biểu, xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân đẹp trong lòng nhân dân. Công an tỉnh – lực lượng nòng cốt trong phòng chống tội phạm đã chủ động phối hợp với Tỉnh đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, nhất là đảm bảo an ninh trường học và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng thanh thiếu niên; ban hành các nghị quyết về phối hợp hành động phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên và thường xuyên chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tích cực phối hợp, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội ngay tại địa bàn cơ sở. Hai là, tỉnh đoàn Cà Mau đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp giáo dục, vận động thanh thiếu niên phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội. Đồng thời lồng ghép nhiều phong trào và nội dung hoạt động gắn với công tác phòng chống, ngăn chặn và trấn áp tội phạm. Đoàn viên thanh niên; tham gia giải mâu thuẫn ở cơ sở; cảm hóa, giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ vật chất, tinh thần cho các đối tượng phạm tội và tệ nạn xã hội, giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Cùng với đó là áp dụng các biện pháp, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và phòng chống tệ nạn xã hội. Tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự. Chú trọng thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, công tác cải cách hành chính. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vân động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ” gắn với các phong trào thi đua khác. Tích cực phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, tuyên truyền, phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, nhất là tội phạm về hình sự, tội phạm về ma tuý.. Ba là, các ngành chức năng các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc chung tay giữ 37 gìn an ninh trật tự, đến việc tăng cường tuần tra, triệt xóa các loại tội phạm. Đóng vai trò chủ động, bằng nhiều hình thức tích cực, lực lượng Công an tỉnh luôn thể hiện bản lĩnh chính trị, khả năng nghiệp vụ trong trấn áp tội phạm. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, nhiều mô hình phòng chống ma túy ở các khóm, ấp, khu dân cư đã được xây dựng và nhân rộng. Nhờ đó, các ngành chức năng đã kịp thời nắm bắt, xử lý nhanh nguồn tin tố giác của quần chúng nhân dân về việc mua, bán, tàng trữ chất ma túy ở các địa phương. Các cơ quan, đơn vị và chi bộ Đảng các cấp tích cực tham gia phong trào thi đua "Nói không với ma túy", gắn với phong trào "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Ngành giáo dục - đào tạo tỉnh phát huy tốt hiệu quả phong trào "3 không" trong trường học là "Không nghiện, không thử, không giữ các chất ma túy”. Để kiềm chế tội phạm, giữ vững trật tự trên địa bàn, ngay từ đầu năm Đảng ủy, lãnh đạo Công an thành phố đã chú trọng triển khai nhiều biện pháp cấp bách như: đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành pháp luật, củng cố nâng cao hiệu quả đội ngũ đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở như ban bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ. Đặc biệt đơn vị có nhiều kế hoạch công tác nghiệp vụ chuyên sâu để phòng ngừa tội phạm như quản lý đối tượng, nắm tình hình, tuần tra đêm tại các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, có nguy cơ cao xảy ra các vụ trộm cắp, gây rối trật tự công cộng. Đồng thời việc giáo dục tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ, xây dựng tác phong nhanh nhẹn trong xử lý tin, triển khai nhanh các phương án đấu tranh đã thực sự đem lại hiệu quả trong đấu tranh với các tội phạm. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong 6 tháng đầu năm nay Công an tỉnh tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm, ma túy trong tình hình mới, Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới…; đồng thời, chủ động triển khai các kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch chuyên đề về phòng chống tội phạm băng nhóm, tội phạm có tổ chức tội phạm trộm cắp tài 38 sản… Nhờ vậy toàn lực lượng đã tập trung đánh trúng, đánh mạnh vào các loại tội phạm hình sự. Bốn là, trong thời gian tới, lực lượng Cảnh sát Nhân Dân tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, không ngừng củng cố, nâng cao sức chiến đấu, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc và cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm Điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”; đổi mới các phương thức, biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm chắc tình hình, nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy của Chính phủ. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, huy động sức mạnh của quần chúng tham gia giải quyết những vấn đề nổi cộm ở các địa bàn, khu dân cư, nhân rộng các mô hình sáng tạo trong phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với các ngành nâng cao hiệu quả các mặt công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Phòng chống ma túy… Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma tuý. Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cường đầu tư xây dựng, quản lý các trung tâm cai nghiện có hiệu quả. Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện. Có giải pháp kiểm soát và hạn chế tệ nạn mại dâm, giảm thiểu tác hại của các tệ nạn xã hội. Nhân rộng mô hình xã, phường, thôn, ấp, bản không có tệ nạn xã hội. 39 Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật giao thông. Tăng cường hạ tầng kỹ thuật, phương tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức giao thông; thực hiện phương án điều tiết hợp lý cơ cấu và quản lý chất lượng các phương tiện giao thông để giảm tới mức thấp nhất tai nạn giao thông. Thời gian qua, xuất phát từ thực tiễn công tác, chiến đấu, lực lượng cảnh sát đã thể hiện tinh thần khôn khéo, mưu trí, dũng cảm trong công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm. Qua đó, lực lượng công an đã phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị, của toàn tỉnh trong phòng ngừa, tiến công trấn áp tội phạm. Các đợt cao điểm tiến công trấn áp tội phạm đã đáp ứng kịp thời giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực, hiệu quả. 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1 Những Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác trấn áp tội phạm tỉnh Cà Mau thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Một là, lực lượng Công an tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt, sáng tạo, dẫn đến hạn chế về kết quả công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Một số nơi có lúc buông lỏng, thiếu kiên quyết trong công tác đấu tranh trấn áp, để tội phạm hoạt động manh động, trắng trợn, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với lực lượng công an. Tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội ở tỉnh Cà Mau vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và côn đồ. Thời gian gần đây, xuất hiện một số loại tội phạm mới sử dụng công nghệ cao để phạm tội, tội phạm rửa tiền, buôn người... gây án đặc biệt nghiêm trọng với những diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nổi lên một số băng cướp manh động hơn, giết chủ tiệm vàng, bắn chết nạn nhân ngay trên phố để cướp xe máy, tiền vàng; tội phạm cướp tài sản của lái xe tacxi, cướp xe taxi... xảy ra trên địa bàn thành phố. 40 Ðáng chú ý, nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động, đâm thuê, chém mướn; hoạt động theo kiểu xã hội đen có biểu hiện hoạt động trở lại; băng nhóm có tổ chức hoạt động xuyên quốc gia có xu hướng gia tăng với sự tham gia của một số đối tượng là người nước ngoài và sẵn sàng chống người thi hành công vụ, làm nhiều chiến sĩ công an bị thương, thậm chí hy sinh. Hai là, hiệu quả phòng ngừa tội phạm còn chưa cao, nhiều người dân không dám tố giác, đấu tranh với tội phạm vì sợ bị trả thù; hiệu quả công tác tuyên truyền vẫn còn thấp, nhất là đối với số đối tượng có nguy cơ phạm tội cao; công tác quản lý nhà nước về, trật tự ở một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, còn để tội phạm lợi dụng hoạt động... Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp hình sự tăng 2,4%, nhất là tội phạm trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, bắt cóc trẻ em, bắt giữ người trái pháp luật, tội phạm có tính chất băng nhóm,số vụ án tạm đình chỉ chiếm tỷ lệ cao. Việc tấn công trấn áp chưa thực sự đủ mạnh để làm cho tội phạm khiếp sợ, chùn tay. Công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, nhất là đối với người dân làm việc, sinh sống nhưng chưa có hộ khẩu thường trú chưa sâu rộng; việc phối hợp quản lý, giáo dục, cảm hóa các loại đối tượng hình sự còn hạn chế, nhất là đối tượng đã chấp hành xong án phạt tù về địa phương, thanh, thiếu niên hư; một bộ phận quần chúng vẫn còn biểu hiện vô cảm với tình hình tội phạm. Ba là, công tác trấn áp tội phạm có nơi “ chưa thật quyết liệt, mạnh mẽ ”. Một bộ phận người dân còn vô cảm với tình hình tội phạm. “ Trấn áp chưa đủ mạnh. Việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa kịp thời. Một bộ phận nhân dân còn cho rằng việc phòng, chống tội phạm là của cơ quan công an”. Công tác xử lý tin tố giác tội phạm của nhân dân chưa thật tốt. Việc vận động toàn dân tham gia trấn áp tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp quy mô, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn, số lượng người thất nghiệp tăng ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Tác động của văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực 41 trên internet…cũng dẫn tới lối sống không lành mạnh của một bộ phận thanh niên và nảy sinh các hành vi tội ác khó lường. Trong khi đó, công tác quản lý cấp tỉnh trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở thiếu sót làm phát sinh tội phạm. Công tác trấn áp của các lực lượng chức năng còn hạn chế, có nơi, có lúc chưa chủ động kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế. Việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để tội phạm lộng hành có nơi còn chưa nghêm. Bốn là, công tác thống kê, nắm tình hình người nghiện còn thiếu chính xác, các biện pháp ngăn chặn sử dụng trái phép chất ma tuý tổng hợp chưa có hiệu quả. Chậm đưa ra các tiêu chí xác định người nghiện ma tuý tổng hợp và phác đồ điều trị cho người nghiện ma tuý loại này. Hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện nhìn chung còn thấp, số người cai nghiện tại cộng đồng còn ít, các hoạt động tư vấn, sinh hoạt nhóm, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm còn nhiều hạn chế. Tình hình an ninh, trật tự và hoạt động của tội phạm còn tiềm ẩn phức tạp, có xu hướng hoạt động mạnh trở lại; hoạt động của các băng nhóm lưu manh, côn đồ sử dụng vũ khí, hung khí gây án vẫn diễn ra phức tạp, còn gây tâm lý lo lắng cho nhân dân; tội phạm giết người vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra nghiêm trọng; tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng. 2.2.2.2 Những nguyên nhân Thứ nhất, do những khó khăn về kinh tế đã kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp và việc các đối tượng lợi dụng khoa học công nghệ để phạm tội. Nguyên nhân chủ quan là tồn tại suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả ở các cơ quan bảo vệ pháp luật; việc phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa triệt để, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu kiên quyết, kịp thời; phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội hiệu quả thấp; công tác dự báo, nắm tình hình chưa kịp thời; đặc biệt công tác toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở nhiều nơi chưa trở thành phong trào sâu 42 rộng; các biện pháp bảo đảm cho hoạt động của người thi hành công vụ chưa đủ mạnh; sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, nhất là vai trò của người đứng đầu nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa đồng đều. Thứ hai, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nhất là ở cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội; một số cán bộ, đảng viên chưa làm hết trách nhiệm, còn có biểu hiện coi công tác trấn áp tội phạm là trách nhiệm riêng của lực lượng Công an; phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc còn chưa được đồng đều, mạnh mẽ. Vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa kịp thời, triệt để. Công tác quản lý những người chưa đăng ký hộ khẩu thường trú, công nhân, thanh thiếu niên không tham gia sinh hoạt ở các tổ chức đoàn thể còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý nhà nước và việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp hình sự chưa đầy đủ, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thứ ba, công tác tuyên truyền về pháp luật và chấp hành pháp luật trong nhân dân ở nhiều nơi chưa thực sự sâu rộng, thiết thực; việc tiếp cận tuyên truyền, vận động các đối tượng cá biệt còn khó khăn và chưa được đầu tư đúng mức. Nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng còn hạn chế. Tình hình vi phạm hành chính còn diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Vi phạm an ninh trật tự gia tăng tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện, nhất là các cơ sở vũ trường, karaoke, mát xa, cầm đồ… Chủ yếu là do tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn, người thất nghiệp tăng, ảnh hưởng đến an sinh, xã hội và sự xuống cấp của đạo đức xã hội đáng báo động. Mặc khác, tội phạm gia tăng còn do thực trạng người sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng, nhất là trong thanh thiếu niên; công tác cai nghiện ở một số địa phương hiệu quả còn thấp. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa hiệu quả; công tác phòng ngừa nghiệp vụ của các lực lượng chức năng còn hạn chế, chưa chủ động nắm chắc tình hình nổi lên trên một số tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm 43 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Xây dựng và phổ biến chiến lược trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cấp bách tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; các Bộ, các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã tích cực hưởng ứng và tham gia, tình hình trật tự an toàn xã hội nói chung đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định, góp phần ổn định tình hình chung của đất nước. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Cơ cấu thành phần tội phạm có những thay đổi, đối tượng phạm tội là người lao động chiếm 70%, trong đó 30% không có việc làm; số thanh niên phạm tội chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Đặc biệt là tình trạng phạm tội có tổ chức như tham nhũng, buôn lậu, mua bán phụ nữ, xâm hại trẻ em... phạm tội có sử dụng bạo lực, cướp của, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ hung hãn; gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong việc quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chúng ta chưa đánh giá đúng tính chất phức tạp nghiêm trọng sự phát triển tội phạm trong thời kỳ mới, để đề ra những chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật lại chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng đúng mức công tác trấn áp tội phạm. Một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật bị tha hóa, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân; công tác phòng ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức. 44 Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh có hiệu qủa với các loại tội phạm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong trấn áp tội phạm, Đảng bộ tỉnh cà mau tiến hành những chủ trương và biện pháp chỉ đạo công tác trấn áp tội phạm trong tình hình mới như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, về pháp luật trấn áp tội phạm với nhiều hình thức phong phú, sinh động để xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, góp phần hạn chế tội phạm và đấu tranh có hiệu quả với những hành vi phạm tội. Các cơ quan thông tin đại chúng cần tích cực tham gia vào việc phát hiện vi phạm, tội phạm; biểu dương những tấm gương tích cực trấn áp tội phạm; phê phán những hành vi tiêu cực, tham nhũng, vô trách nhiệm. Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trấn áp tội phạm; nghiên cứu xây dựng, sớm ban hành các văn bản pháp luật đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới như Luật Phòng, chống khủng bố, Luật Phòng, chống mua bán người… Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn lực khác; có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sự đóng góp kinh phí của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân cho công tác trấn áp tội phạm. Xây dựng Quỹ trấn áp tội phạm. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu tiên tiến về khoa học, công nghệ trong công tác trấn áp tội phạm. Tăng cường và đổi mới công tác cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ những người phạm tội được đặc xá, tha tù, người mắc tệ nạn xã hội tại cộng đồng và tại các trại giam, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng với những hình thức phù hợp. Quan tâm hỗ trợ những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập với cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng khác xây dựng chương trình hành động, phát động phong trào trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 45 xây dựng xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng mở đợt cao điểm đồng loạt tấn công, trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm. Đấu tranh triệt xóa các đường dây, ổ nhóm tội phạm hình sự, kinh tế, ma tuý và các tệ nạn xã hội (nhất là tệ nạn cờ bạc); đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm. Tập trung đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với tội phạm, vi phạm trong lĩnh vực kinh tế và môi trường, nhất là các hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, thực hiện tốt các quy định trong các cơ sở cai nghiện. Phối hợp với các ngành chức năng và các đoàn thể xã hội làm tốt công tác quản lý người nghiện sau cai, tổ chức công tác giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện. Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ các trường hợp nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị bán ra nước ngoài, được giải cứu nay hồi hương về địa phương, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành có liên quan, Uỷ ban Mật trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thông tin các cấp đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về trấn áp các loại tội phạm, nêu gương các mô hình, điển hình tiên tiến về trấn áp tội phạm, góp phần động viên toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân tích cực tham gia trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương. Đề nghị Uỷ ban Mật trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về công tác trấn áp tội phạm. Phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống các loại tội phạm tại cộng đồng dân cư. Gắn phong trào trấn áp tội phạm với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư không có tệ nạn ma tuý và tệ 46 nạn xã hội”, “Khu dân cư tiên tiến”. Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Chủ động phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các ngành liên quan chỉ đạo, đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử. Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động tố tụng. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ án còn tồn đọng, không để dây dưa, kéo dài. Tổ chức xét xử lưu động một số vụ án điểm, nhất là các vụ án đang được dư luận xã hội quan tâm tại các địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh trấn áp tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người phạm tội bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội. Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản tại các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang. Sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm nguy hiểm như: tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm giết người, cướp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em (hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và buôn bán trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử 47 dụng và nghiện hút ma túy). Tiếp tục chấn chỉnh công tác giam giữ; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân. Dự báo, trong thời gian tới, tình hình hoạt động của các loại tội phạm tiếp tục có nhiều diễn biến mới theo xu hướng gia tăng, phạm pháp hình sự, tội phạm kinh tế, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật còn nhiều tiềm ẩn. Để kiềm chế, ngăn chặn, kéo giảm sự gia tăng tội phạm và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và trấn áp tội phạm trong tình mới, cần tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức đẩy mạnh công tác lãnh, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, phòng chống ma túy và mua bán người giai đoạn 2011 – 2015; tăng cường công tác tham mưu, nắm chắc tình hình và mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bằng các biện pháp, chú trọng công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý ngành nghề kinh doanh; xây dựng các mô hình, phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm và tệ nạn xã hội. 3.2. Thực hiện tốt cơ chế cảnh sát và cơ chế pháp luật trong khu vực Tỉnh Cà Mau Những năm qua, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/1998/NQ- CP về “Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới” và Quyết định số 138/1998/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm. Trong đó, xác định rõ “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp, vai trò tham mưu, hướng dẫn, nòng cốt, xung kích của lực lượng công an và sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi công dân, tạo cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện chiến lược xã hội hóa công tác phòng chống tội phạm, lấy phòng ngừa là cơ bản, đặc biệt là phòng ngừa xã hội đồng thời chủ động tấn công trấn áp các loại tội phạm”. 48 Đặc biệt, ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị số 48CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị, huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia đấu tranh trấn áp tội phạm. Đây là những chỉ thị, nghị quyết quan trọng về công tác đấu tranh trấn áp tội phạm, thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng toàn dân. Quán triệt quan điểm chỉ đạo cũng như các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, liên tục trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Cà Mau, lực lượng công an mà nòng cốt là Cảnh sát nhân dân đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảngchính quyền từ tỉnh đến đến cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mật trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó lực lượng Công an đóng vai trò tham mưu nòng cốt đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn, góp phần kiềm chế tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững An ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; ban hành Chỉ thị số 01 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ An ninh trật tự, xây dựng an toàn về An ninh trật tự”; kế hoạch tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo An ninh quốc giatrong tình hình mới; đề án phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006- 2010; Chỉ thị số 12- CT/TU và chỉ thị số 17- CT/TU “Về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phòng chống ma túy trong tình hình mới. Riêng lực lượng Công an Cà Mau đã chủ động phối hợp, tổ chức ký kết nhiều Nghị quyết liên tịch giữa Công an với Ban Dân vận; Công an với Mật trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên như Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ tỉnh, Hội nông dân, Liên đoàn lao động tỉnh. Thông qua đó đã xuất hiện hàng trăm mô hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Công tác phối hợp giữa công an với các ngành nội chính như: Tòa án, Viện kiểm sát ngày càng chặt 49 chẽ, góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đặc biệt là tội phạm hoạt động có tổ chức, băng ổ nhóm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Lực lượng công an trong tỉnh mà nòng cốt là Cảnh sát phòng chống tội phạm đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, rà soát, dựng lên hàng trăm ổ nhóm tội phạm hình sự, ma túy hoạt động có tổ chức gây bức xúc dư luận xã hội. Triệt xóa nhiều băng, ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp, sử dụng vũ khí nóng, tội phạm bảo kê, đòi nợ thuê, tội phạm cờ bạc và đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến, các lĩnh vực trọng điểm. Hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm ngày càng được nâng cao. Đã điều tra khám phá kịp thời nhiều vụ án lớn về hình sự, ma túy, kinh tế; bóc gỡ được nhiều đường dây, băng ổ nhóm tội phạm hoạt động liên vùng, xuyên quốc gia gây hậu quả nghiêm trọng. Trong những năm tiếp theo, tình hình An ninh trật tự nói chung, tội phạm và tệ nạn xã hội nói riêng sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp. Phát huy những thành tích và kết quả đã đạt được, lực lượng Công an nói chung, Cảnh sát nhân dân Cà Mau nói riêng cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 48- CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới"; Chỉ thị số 21- CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy; Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người giai đoạn 20112015; đồng thời gắn kết, lồng ghép chặt chẽ với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm về an ninh trật tự cũng như trong đời sống xã hội ở từng địa phương; phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các phương 50 thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc mà trọng tâm là xây dựng mô hình “Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự”; xây dựng, củng cố các lực lượng bán chuyên trách tại địa bàn cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên thực hiện các nghị quyết liên tịch; triển khai các biện pháp phòng ngừa xã hội, quản lý giáo dục người phạm tội, người nghiện, tù tha, đặc xá, thanh thiếu niên hư tại gia đình và cộng đồng dân cư, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm, nhất là các tổ hòa giải, các câu lạc bộ phòng chống tội phạm, các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, dòng họ để tạo thành thế trận toàn dân phòng chống tội phạm ngay từ địa bàn cơ sở. Liên tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm gắn với thực hiện có hiệu quả 10 chuyên đề công tác trọng tâm trong phòng chống tội phạm năm 2012. Trong đó tập trung trấn áp quyết liệt với một số loại tội phạm nổi đang hoạt động phức tạp trên địa bàn, nhất là các băng nhóm tội phạm hình sự hoạt động có tính côn đồ, sử dụng vũ khí nóng, hung khí nguy hiểm để bảo kê, đòi nợ thuê, trả thù, thanh toán lẫn nhau, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ; Tội phạm trộm cắp, giết người, cướp tài sản; Tội phạm cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá; Các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Cùng với đó là chăm lo công tác xây dựng lực lượng, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, chủ đề hành động “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả và khâu đột phá “Gương mẫu, trách nhiệm và năng. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, lực lượng công an đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, Chính quyền các cấp tổ chức quán triệt đến 51 cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn về Chỉ thị 48/CT-TW; từ đó nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp ủy, chính quyền và từng đảng viên trong công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Nhờ vậy các cấp ủy chính quyền các cơ quan đoàn thể đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác trấn áp tội phạm, thực hiện có hiệu quả nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương đạt nhiều kết quả. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều mô hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Đặc biệt, Công an tỉnh đã tổ chức nhiều đợt ra quân tấn công, trấn áp các loại tội phạm, triển khai nhiều biện pháp kế hoạch công tác đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm được kiềm chế, không để xảy ra loại tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh được giữ vững, đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo công tác trấn áp tội phạm do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban, các thành viên tương ứng như Ban chỉ đạo của Chính phủ, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia trấn áp tội phạm ở địa phương. 3.3. Tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật rộng rãi cho người dân về công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở nước ta hiện nay là vô cùng bứt thiết, cần được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng cần chuẩn xác. Bởi người dân thực thi pháp luật như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Cùng cả nước các địa phương cũng rất nỗ lực phổ biến giáo dục pháp luật đến từng người dân. Từ năm 2006 – 2010, các ngành các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật được gần 60 ngàn cuốn trên 2 triệu lượt người tham dự. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân được thực hiện đa dạng, như: tập huấn, thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật, hòa giả cơ sở, sinh hoạt câu lạc bộ, xét 52 xử lưu động… Điều này không những kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong toàn dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Hội nghị tổng kết năm năm triển khai thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (2006 - 2010) được tổ chức vào ngày 7/4 tại hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, nhận định: Công tác Phổ biến giáo dục pháp luật đã làm chuyển biến đáng kể về nhận thức, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong đội nggux cán bộ, công chức, viên chức, lao động, từng bước hình thành ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần xây dựng một xã hội học tập và làm theo hiến pháp, pháp luật. Tuy nhiên, hội nghị cũng nhận ra những hạn chế cần khắc phục nhanh chóng trong thời gian tới về Phổ biến giáo dục pháp luật, đó là: Từng lúc, từng nơi các cấp ủy đảng, chính quyền còn lơ là công tác Phổ biến giáo dục pháp luật và dù đã có uốn nắn nhưng chậm khắc phục; công tác tuyên truyền chậm đổi mới, một số nơi chưa bám sát vào 5 nhóm đối tượng để chỉ đạo, phối hợp thực hiện; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu. Công tác tuyên truyền hiện nay có rất nhiều tiến bội đặc biết là hình thức cũng như hiệu quả. Phương tiện truyền thông đại chúng bây giờ đã pháp huy rất nhiều công dụng cho việc phổ biến giáo dục pháp luật. Trên truyền hình hiện nay xuất hiện rất nhiều các đoạn quảng cáo mang tinh tuyên truyền cho pháp luật rất cao, bên cạnh đó cũng thông qua truyền hình, các nhà làm luật cũng phổ biến cá luật sửa đổi hay mới được thông qua. Hoạt động tuyên truyền của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội cũng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đều khắp ở các địa bàn dân cư, nhằm tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Chú trọng kết hợp giữa tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức tuyên truyền miệng, thi tìm hiểu, cổ động trực quan; trong đó tuyên truyền miệng mang lại hiệu quả cao và được duy trì thường xuyên trong tất cả các khu vực dân cư, trường học, cơ quan xí nghiệp. Công tác tuyên truyền được gắn chặt với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 53 Lực lượng công an trong tỉnh mà nòng cốt là Cảnh sát phòng chống tội phạm đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, rà soát, dựng lên hàng trăm ổ nhóm tội phạm hình sự, ma túy hoạt động có tổ chức gây bức xúc dư luận xã hội. Triệt xóa nhiều băng, ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp, sử dụng vũ khí nóng, tội phạm bảo kê, đòi nợ thuê, tội phạm cờ bạc và đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến, các lĩnh vực trọng điểm vv…Hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm ngày càng được nâng cao. Đã điều tra khám phá kịp thời nhiều vụ án lớn về hình sự, ma túy, kinh tế; bóc gỡ được nhiều đường dây, băng ổ nhóm tội phạm hoạt động liên vùng, xuyên quốc gia gây hậu quả nghiêm trọng. Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011- 2015; đồng thời gắn kết, lồng ghép chặt chẽ với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm về an ninh trật tự cũng như trong đời sống xã hội ở từng địa phương; phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc mà trọng tâm là xây dựng mô hình “Khu dân cư an toàn về An ninh Tổ quốc ”; xây dựng, củng cố các lực lượng bán chuyên trách tại địa bàn cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên thực hiện các nghị quyết liên tịch; triển khai các biện pháp phòng ngừa xã hội, quản lý giáo dục người phạm tội, người nghiện, tù tha, đặc xá, thanh thiếu niên hư tại gia đình và cộng đồng dân cư, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm, nhất là các tổ hòa giải, các câu lạc bộ phòng chống tội phạm, các mô hình tự quản về An ninh trật tự tại xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, dòng họ để tạo thành thế trận toàn dân phòng chống tội phạm ngay từ địa bàn cơ sở. 54 Riêng lực lượng Cảnh sát nhân dân cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng chống tội phạm tên cả hai phương diện phòng ngừa và đấu tranh xử lý tội phạm. Thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội; liên tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm gắn với thực hiện có hiệu quả 10 chuyên đề công tác trọng tâm trong phòng chống tội phạm năm 2012. Trong đó tập trung trấn áp quyết liệt với một số loại tội phạm nổi đang hoạt động phức tạp trên địa bàn, nhất là các băng nhóm tội phạm hình sự hoạt động có tính côn đồ, sử dụng vũ khí nóng, hung khí nguy hiểm để bảo kê, đòi nợ thuê, trả thù, thanh toán lẫn nhau, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ; Tội phạm trộm cắp, giết người, cướp tài sản; Tội phạm cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá; Các đường dây mua bán,vận chuyển trái phép chất ma túy. Cùng với đó là chăm lo công tác xây dựng lực lượng, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, chủ đề hành động “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả và khâu đột phá “Gương mẫu, trách nhiệm và năng lực chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, chỉ huy các cấp” trong Công an Cà Mau; đặc biệt là phong trào thi đua thực hiện nội dung “3 xây, 3 chống” trong phòng chống tội phạm. Đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch, ý chí kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm của Cán bộ cơ sở, xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân Công an Cà Mau ngày càng trong sạch vững mạnh, chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới. 3.4. Tăng cường công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội về công tác trấn áp tội phạm Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng đắn, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra hoạt động hằng ngày của các em kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực. 55 Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, mắc nghiện ma túy; tội phạm về tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào. Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như, sinh hoạt, học hành. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh sinh viên trong trường học , đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường. Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng chóng vi phạm, phạm tội; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt việc tốt; phản ánh kịp thời những hành vi vi phạm. phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong cá hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xữ lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Cần nâng cao hiệu quả cá biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là cá lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách cảu cá cơ quan xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; 56 kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn cá loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình phạm tội, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp. Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào cá trường giáo dưởng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng. Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho mỗi người. Đó là kinh nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình. Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra hoạt động hằng ngày của các em kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực. Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm tội phạm, tệ nạn xẫ hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm về tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào… Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh sinh viên trong trường học , đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở 57 các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường. Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng chóng vi phạm, phạm tội; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt việc tốt; phản ánh kịp thời những hành vi vi phạm. phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong cá hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xữ lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Cần nâng cao hiệu quả cá biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là cá lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách cảu cá cơ quan xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn cá loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình phạm tội, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp. Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào cá trường giáo dưởng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng. 3.5. Tăng cường lực lượng tinh nhuệ, các trang thiết bị hiện đại trong công tác trấn áp tội phạm. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao; quý trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị; kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang; có năng lực chỉ 58 huy và tác chiến thắng lợi trong bất cứ tình huống nào; có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu ngày càng cao; thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia; ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh trên phạm vi cả nước và từng địa phương, cơ sở, đưa nhiệm vụ đó vào chương trình chính khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội, công an. Tận dụng năng lực công nghiệp dân sinh phục vụ quốc phòng và an ninh. Từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các lực lượng vũ trang, thực hiện tốt chính sách hậu phương đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh. Để thực hiện thắng lợi các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “Công an nhân dân thực hiện nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, lãnh đạo Bộ Công an đã đề ra Chương trình hành động xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì nhân dân phục vụ, trong đó tập trung giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân nâng cao nhận thức chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân và đường lối quần chúng của Đảng. Tạo sự chuyển biến sâu, rộng trong toàn lực lượng Cảnh sát nhân dân về thực hiện nghiêm túc điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa ứng xử,tư thế, lễ tiết tác phong của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát nhân dân trong thi hành công vụ và quan hệ tiếp xúc với nhân dân; góp phần tạo ra 59 những chuyển biến mới trong công tác đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân như trấn áp tội phạm, chống biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng, tuần tra kiểm soát trật tự công cộng, chống khủng bố… là những mặt công tác quan trọng của lực lượng Công an, Cảnh sát ở mọi thời kỳ, nhất là trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay. Những mặt hoạt động đó luôn có sự chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ của lãnh đạo công an các cấp từ Bộ Công an đến cơ sở. Các hoạt động này từ trước đến nay đã có tác dụng rất tốt đối với việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các thời kỳ cách mạng, phục vụ công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngày nay đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ công cuộc đổi mới, đưa đất nước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu của cuộc đấu tranh trong tình hình mới, góp phần xây dựng phong cách người cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ, đáp ứng những đòi hỏi của việc mở cửa với bên ngoài; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ công dân về kinh tế, chính trị, đòi hỏi người cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân hơn ai hết phải hiểu rõ pháp luật, biết vận dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời tự giác chấp hành pháp luật. Trong tất cả các mối quan hệ đó thì quan trọng nhất là phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quyền năng mà luật định cho mình. Vì người cán bộ Cảnh sát nhân dân khi hoạt động là người đại diện cho quyền lực Nhà nước giải quyết trực tiếp các công việc về an ninh, trật tự. Sự gương mẫu của họ không chỉ làm cho uy tín của lực lượng Cảnh sát nhân dân tăng lên mà còn làm tăng uy lực của chính quyền, uy tín của bộ máy Nhà nước và sự tôn nghiêm của pháp luật Việt Nam. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị Cảnh sát nhân dân từ Trung ương đến địa phương giáo dục cán bộ, chiến sỹ nhận thức sâu sắc về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng 60 của việc thực hiện đường lối quần chúng của Đảng, chấp hành nghiêm túc điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa ứng xử trong công tác, trong sinh hoạt và giao tiếp với nhân dân, thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì nhân dân phục vụ. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân, phòng không, không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động. Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng ngày 15 tháng 9 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2009/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Tiếp theo, ngày 11 tháng 12 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Công an đó ký Quyết định số 4058/QĐ-BCA Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động. Theo đó, lực lượng cảnh sát cơ động có chức năng, nhiệm vụ: tổ chức tuần tra giữ gìn an ninh, trật tự, cơ động chiến đấu, trấn áp kịp thời mọi hoạt động gây phương hại đến an ninh trật tự. Tham gia cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả bão, lũ lụt, hỏa hoạn. Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, toàn diện trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, khủng bố, bạo loạn; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, không ngừng xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nói chung và của lực lượng cảnh sát cơ động nói riêng là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, đặc biệt là công tác quản lý cán bộ, phòng ngừa sai phạm; thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường, đội đề có kế hoạch kiện toàn, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 61 Nâng cao nâng lực trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tin học của cán bộ chiến sỹ; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chính trị pháp luật, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ chiến sĩ đặc biệt là lực lượng Cảnh sát khu vực, Quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội, công an. Tận dụng năng lực công nghiệp dân sinh phục vụ quốc phòng và an ninh. Từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các lực lượng vũ trang, thực hiện tốt chính sách hậu phương đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. 62 PHẦN KẾT LUẬN Đấu tranh trấn áp tộ phạm, là cuộc đấu tranh bền bỉ, cấp bách, lâu dài dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặc chẽ của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, bằng các chương trình hành động có tính khoa học, cùng với sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp xã hội, toàn thể nhân dân chính là nhân tố quyết định, đảm bảo sự thắng lợi của công tác này vì mục tiêu tạo sự ổn định bền vững của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các đợt tấn công trấn áp tội phạm có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo An ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua. Với tinh thần khôn khéo, mưu trí, dũng cảm lực lượng Cảnh sát hình sự đã góp phần to lớn vào việc hạn chế hoạt động của bọn tội có tổ chức, tội phạm gây án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm sử dụng vũ khí, hung khí gây án, tội phạm cướp trên các tuyến giao thông, cướp xe, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tội pham cờ bạc, ma túy, tội phạm cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích…Kết quả đã triệt phá được nhiều băng, ổ , nhóm tội phạm, bóc gỡ nhiều tổ chức tội phạm, bắt nhiều kẻ cầm đầu, xóa bỏ nhiều tụ điểm phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội tạo được niềm tin trong nhân dân, khơi dậy khí thế, phong trào trấn áp tội phạn trên toàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém bất cập như chưa kịp thời trấn áp các loại tội phạm nguy hiểm, chưa linh hoạt, sáng tạo. Một số nơi có lúc buôn lỏng, thiếu kiên quyết trong công tác phòng ngừa và đấu tranh, để tội phạm ngày đêm hoành hành, tìm mọi cách luồn lách để tránh khỏi sự truy sát, trấn áp của lực lượng chức năng. Trước thực trạng trên luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác trấn áp tội phạm, góp phần giữ vững trật tự an ninh trên toàn địa bàn tỉnh: - Xây dựng và phổ biến chiến lược trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 63 - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh sát và cơ chế pháp chế pháp luật trong khu vực tỉnh Cà Mau. - Tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật rộng rãi cho người dân. - Tăng cường công tác giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội. - Tăng cường lực lượng tinh nhuệ, các trang thiết bị hiện đại trong công tác trấn áp tội phạm. Thực tiễn công tác trấn áp tội phạm tỉnh Cà Mau đã chứng tỏ: nếu không trấn áp mạnh, bọn tội phạm sẽ lấn tới, lộng hành và gây án trắng trợn làm cho phong trào, khí thế phòng ngừa và trấn áp giảm sút. Khi kiên quyết tiến công, triệt phá các tổ chức, băng nhóm tội phạm bị tan rã, sẽ góp phần củng cố lòng tin của người dân vào sự ổn định về trật tự an toàn xã hội. Ðiều này khẳng định công tác trấn áp tội phạm cần làm có trọng tâm, trọng điểm mới đạt hiệu quả cao. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO [ 1 ] Báo Cà Mau, ( 2010), Kinh tế, Văn hóa – Xã Hội, Quốc phòng – An ninh. [ 2 ] Báo Cà Mau, ( 2011), Kinh tế, Văn hóa – Xã Hội, Quốc phòng – An ninh. [ 3 ] Báo Cà Mau, ( 2012), Kinh tế, Văn hóa – Xã Hội, Quốc phòng – An ninh. [ 4 ] Báo Cà Mau, ( 2013), Kinh tế, Văn hóa – Xã Hội, Quốc phòng – An ninh. [ 5 ] Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [ 6 ] Bộ luật hình sự Việt Nam, (1985), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [ 7 ] Bộ luật hình sự Việt Nam, (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [ 8 ] Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (1988), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [ 9 ] Công an tỉnhCà Mau, Phòng PC45, Báo cáo tổng kết năm 2010. [10] Công an tỉnh Cà Mau, Phòng PC45, Báo cáo tổng kết năm 2011. [11] Công an tỉnh Cà Mau, Phòng PC45, Báo cáo tổng kết năm 2012. [12] Công an tỉnhCà Mau, Phòng PC45, Báo cáo tổng tháng 10/2013. [13] Công an thành phố Cà Mau (2010-2012), Báo cáo thống kê, Cà Mau. [14] Công an thành phố Cà Mau (2010-2012), Cơ quan cảnh sát điều tra, Báo cáo tổng kết năm, Cà Mau. [15] Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, Nxb, Lao động – Xã hội. [16] Đỗ Ngọc Quang, (1999), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội. [17] Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [18] Đảng cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [19] Trường Đại hoc Luật Hà Nội, 1994, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. [20] Trường Đại hoc Luật Hà Nội, 2000, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 65 [21] Trường Đại học Luật Hà Nội, (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. [22] Trường Đại học Luật Hà Nội, (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. [23] Trường Đại học Luật Hà Nội, (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. [24] Tổng cục thống kê tỉnh Cà Mau, (2012), Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội. [25] Tổng cục thống kê tỉnh Cà Mau, (2012), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội. [26] Trường Đại học Luật Hà Nội, (2012), Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội. [27] Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, (2012), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội. [28] Uông Chu Lưu (2008), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb, Chính trị Quốc gia. [29] Vũ Mạnh Thông, (2010), Bình luận Bộ luật hình sự, Nxb. Lao động, Hà Nội. 66 [...]... quá trình trấn áp tội phạm Người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình tội phạm và tổ chức thực hiện công tác trấn áp tội phạm ở ngành, địa phương mình 20 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRẤN ÁP TỘI PHẠM Ở TỈNH CÀ MAU THỜI GIAN QUA 2.1 Điều kiện tự nhiên, con người và tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau 2.1.1... bản, tội phạm ma túy, vi phạm pháp luật về môi trường các tụ điểm phức tạp về ma túy và tệ nạn xã hội, kiên quyết không để hình thành băng, ổ nhóm tội phạm 18 Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp Củng cố, kiện toàn cơ quan điều tra các cấp áp ứng yêu cầu công tác trấn áp tội phạm Nâng cao chất lượng công tác điều tra , khám phá án, công tác tiếp nhận, xử lý giải quyết tin báo tố giác tội phạm, ... và con người của tỉnh Cà Mau 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam có tọa độ địa lý khoảng 8º 33’ đến 9º 34’ vĩ độ Bắc và 104º 32’ đến 105º 24’ kinh độ Đông Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông giáp với biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan, phía Bắc của tỉnh Cà Mau giáp với hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang Như đã nói, tỉnh Cà Mau. .. lĩnh của con người Cà Mau hiện nay: phóng khoáng, chân thật và quả cảm 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau hiện nay Cà Mau nối với các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh bằng cả ba hệ thống giao thông: đường bộ, đường sông, đường hàng không Giao thông đường bộ Hệ thống đường bộ Cà Mau có nhiều chuyển biến Hiện tất cả các trung... được Thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra, từ đầu năm đến nay Công an thành phố Cà Mau đã tập trung làm tốt công tác trấn áp tội phạm với mục tiêu giảm phạm pháp hình sự, xây dựng tác phong nhạy bén, linh hoạt của cán bộ chiến sĩ trong tiếp nhận tin, đấu tranh với các loại tội Vì vậy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, phạm pháp hình sự giảm so với cùng thời năm trước, công tác đấu tranh với tội phạm. .. bàn và có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ đạo mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. .. lĩnh vực khác Cùng với việc trấn áp mạnh vào các loại tội phạm, trong 6 tháng đầu năm nay lực lượng công an toàn tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp vào công tác quản lý Nhà nước về trật tự xã hội như tăng cường quản lý vũ khí vật liệu nổ, phòng cháy chữa cháy, thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, tiếp tục duy trì hoạt động tổ công tác đặc biệt tuần tra vào ban đêm, góp phần kiềm... đổi tên thành tỉnh An Xuyên Sau ngày thống nhất đất nước tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải – một tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long và thứ nhì Nam bộ Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê duyệt tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào ngày 6 tháng 1 năm 1996 và việc tách tỉnh được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 Dân cư, dân tộc và lao động:... và chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ phê duyệt Thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trấn áp tội phạm, kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; chủ động mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, truy quét tệ nạn xã hội, tập trung đấu tranh mạnh đối với tội phạm hình sự nguy hiểm gây án nghiêm trọng, tội phạm do nguyên nhân xã hội, tội phạm. .. môn, nghiệp vụ áp ứng tốt yêu cầu của công tác này Ban hành chế độ phụ cấp đối với những cán bộ kiêm nhiệm, những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác trấn áp tội phạm Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vũng mạnh để làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác trấn áp tội phạm Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra,

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan