5. Kết cấu luận vă
2.1. Điều kiện tự nhiên, con người và tình hình kinh tế xã hội liên quan đến công
công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và con người của tỉnh Cà Mau 2.1.1.1Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam có tọa độ địa lý khoảng 8º 33’ đến 9º 34’ vĩ độ Bắc và 104º 32’ đến 105º 24’ kinh độ Đông. Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông giáp với biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan, phía Bắc của tỉnh Cà Mau giáp với hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Như đã nói, tỉnh Cà Mau là tỉnh mới được tái lập năm 1997, Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên 5201 km² chiếm 13,1 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chánh, bao gồm: thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh. Trong đó thành phố Cà Mau là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của cả tỉnh.
Tỉnh Cà Mau nằm ở trung tâm trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á. Tỉnh Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, với trục giao thông từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà phía) quốc lộ 63 – Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi, trong đó khu vực mũi Cà Mau là điểm đến của tuyến giao thông này. Từ đó mở ra những khả năng mở rộng và kết nối phát triển các ngành kinh tế của tỉnh rất lớn.
Địa hình:
Có vị trí ở rìa giáp biển của Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là vùng đất mới, bằng phẳng và thấp so với mặt nước biển ( trung bình chỉ từ 0,5 đến 1,5 so với mặt nước biển. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa,
22
trong đó có vùng đất khá lớn thường xuyên bị ngập nước. Ngập mặn, đất phèn, than bùn, Cà Mau có diện tích bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển nông nghiệp.
Toàn tỉnh có 254 km đường biển, chiếm 7,8 % chiều dài bờ biển cả nước. Trong đó có 107 km bờ biển đông và 147 km bờ biển tây ( Vịnh Thái Lan). Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối, Đá Bạc… có vị trí chiến lược quan trọng, các đảo này không những có vai trò là cầu nối để khai thác kinh tế biển nói chung mà còn là tiêu điểm bảo vệ Tổ quốc.
Khí hậu:
Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu gió mùa xích đạo có nền nhiệt độ trung bình hàng năm cao. Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc, bên cạnh một số con sông lớn như: Sông Tam Giang, sông Bảy Giáp, sông Gành Hào, Sông Đốc, sông Trẹm…Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy. Lớn nhất là sông Tam Giang dài 58 km, sâu 20 km và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30 km.
Chế độ thủy văn của hệ thống sông ngòi, kênh gạch ở đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều quanh năm do địa hình thấp và có nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Cửa Bồ Đề ( sông Tam Giang), cửa Bảy Háp ( sông Bảy Háp), cửa Ông Đốc ( sông Đốc) là cửa rộng nhất ở đây (500m), cửa Gành Hào rộng 300 m,…phần lớn các sống nội hạt Cà Mau đều chảy ra biển theo chế độ nhật triều và bán nhật triều, phía ngoài cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều mạnh, ảnh hưởng này giảm dần sau khi vào sâu bên trong nội địa.
Kết quả điều tra cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau khá phong phú với bảy tầng nước chứa trong đó 5 tầng 2 đến tầng 6 chứa các nước mềm không nhiễm mặn, tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17 vạn m3/ ngày đêm.
23
Với diện tích 71.00 km² vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài nguyên của Việt Nam do tỉnh quản lý cùng hơn 100.00 ha rừng nơi có đa dạng sinh học cao.
Biển Cà Mau được đánh giá là vùng trọng điểm hải sản của cả nước không chỉ có trữ lượng hải sản lớn mà các loại hải sản cũng rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Trữ lượng cá ở vùng biển Cà Mau ước tính khoảng 320 tấn cá đáy với 661 giống loài, thuộc 138 họ. Nhiều loại có giá trị và sản lượng lớn như cá thu, cá chim, cá hồng, cá gộc, sò huyết, cua, tôm…
Mạng lưới sông ngòi kênh gạch chằng chịt cũng mang lại cho Cà Mau một nguồn lợi thủy sản nước ngọt khá lớn, nguồn thủy sản này tập trung chủ yếu ở U Minh, Thời Bình, Trần Văn Thời với sự đa dạng và phong phú về số lượng lẫn chủng loại.
Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt ở nước ta hiện nay, diện tích rừng ngập mặn Cà Mau chiếm khoảng 77% tổng diện tích rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích xấp xĩ 600 ha rừng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo hải dương. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các loại rừng tự nhiện, không chỉ có giá trị cao về mặt kinh tế mà còn có giá trị cao về phòng hộ và bảo vệ môi trường.
2.1.1.2 Đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Cà Mau
Lịch sử hình thành:
Cà Mau – một vùng đất trẻ giàu tiềm năng kinh tế. Vào thế kỷ XVII, khu vực Cà Mau, Hà Tiên hãy còn hoang sơ, cho đến cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu mới lập nên thị trấn Hà Tiên bao gồm cả Cà MaCùng với sự phát triển của lịch sử, Nam bộ được chia thành 6 tỉnh (Nam kỳ lục tỉnh): Biên Hòa, Đình Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Lúc này Cà Mau thuộc Hà Tiên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên.
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Tỉnh Bạc Liêu gồm một phần đất thuộc Sóc Trăng và phần Cà Mau thuộc Rạch Gía, được thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1882. Ngày 9 thành 3 năm 1956, chính quyền
24
Sài Gòn lập tỉnh Cà Mau bằng việc sát nhập quận Cà Mau và quận Quảng Xuyên và một phần huyện Gía Rai, ngày 22 tháng 10 năm 1956 đổi tên thành tỉnh An Xuyên.
Sau ngày thống nhất đất nước tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải – một tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long và thứ nhì Nam bộ. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê duyệt tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào ngày 6 tháng 1 năm 1996 và việc tách tỉnh được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
Dân cư, dân tộc và lao động:
Dân số tính đến cuối năm 2010 của tỉnh Cà Mau là 1.205.108 người, bằng 7% dân số Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,47 dân số cả nước. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 97%), tiếp đến là dân tộc Khơme ( chiếm 1,86% ) và người Hoa (chiếm 0,95%), tỷ lệ dân số nữ giới chiếm 50,59 % tổng dân số. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 232 người/km² trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/ năm.
Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số.
Dân tộc: Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơme chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.
Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động.
Là vùng đất trẻ, những người dân Việt đầu tiên khai phá vùng đất này vào cuối thế kỷ XVIII. Họ là những người thiếu đất và người bị thế lực phong kiến chèn ép hoặc có thái độ bất hợp tác với chế độ cai trị hà khắc mà tìm đến vùng đất khai hoang mở ấp.
Vì vậy, người dân Cà Mau có tinh thần dũng khí nghĩa hiệp, quá trình khẩn hoang mở đất để hình thành vùng đất Cà Mau như hiện nay gắn liền với quá trình
25
cộng cư của ba dân tộc anh em Việt – Khơme – Hoa, những người dân này đã đoàn kết gắn bó với nhau, vừa bảo tồn vừa phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống vốn có, để hình thành nên tính cách bản lĩnh của con người Cà Mau hiện nay: phóng khoáng, chân thật và quả cảm.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến công tác trấn áp tội phạm ở tỉnh Cà Mau hiện nay
Cà Mau nối với các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh bằng cả ba hệ thống giao thông: đường bộ, đường sông, đường hàng không.
Giao thông đường bộ
Hệ thống đường bộ Cà Mau có nhiều chuyển biến. Hiện tất cả các trung tâm huyện lỵ đều có hệ thống giao thông đường bộ đến tận nơi, số xã có đường ô tô đến tận nơi chiếm 60% tổng số xã trên toàn tỉnh.
Có hai tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 63 chạy qua tỉnh với chiều dài qua địa bàn 108 km. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường chiến lược này cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km với các tuyến chính: Cà Mau – U Minh – Khánh Hội, Cà Mau – Đầm Dơi, Cà Mau – Cái Nước, Tân Lộc - Thới Bình.
Tổng số phương tiện vận tải hàng háo đường bộ khoảng 120 chiếc các loại. Tổng số lượng xe chở khách gần 3000 chiếc.
Giao thông đường thủy
Cà Mau có mạng lưới kênh rạch chằng chịt với một số sông lớn như: Tam Giang, Bảy Háp, Quan Lộ, Gành Hào, Sông Đốc…nên rất thuận lợi cho việc đi lại trên khắp đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cảng Năm Căn là cảng thương mại quan trọng trong hệ thống cảng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vòng cung của vùng Đông Nam Á và đang được đầu tư xây dựng. Tuyến giao thông chủ yếu: Cà Mau – Ngã Bãy – Phụng Hiệp – Cần Thơ – TP.HCM. Tuyến giao thông tỉnh gồm: thành phố Cà Mau đi trung tâm các huyện, trung tâm kinh tế, cụm dân cư Tân An, Gành Hào, Sông Đốc, Bồ Đề…
26
Giao thông hàng không
Sân bay Cà Mau gần đây được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Trong tương lai ngành hàng không Cà Mau sẽ đầu tư xây dựng thêm một số tuyến máy bay mới phục vụ cho nhu cầu khách du lịch
như: Cà Mau – Phú Quốc, Cà Mau – Côn Đảo, Cà Mau – Đà Lạt, Cà Mau – Nha
Trang,…và trong nhiều năm tới khi có nhu cầu phát triển thì một số sân bay nhỏ ở Năm Căn và Hòn Khoai có thể khôi phục và đi vào hoạt động.
Năm 2012 tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp, trong nước những khó khăn nội tại của nền kinh tế bộc lộ trong năm 2011 tiếp tục tác động kéo dài trong năm 2012; từ đó tác động bất lợi đến một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt của tỉnh nhất là lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người nông dân và công nhân lao động trong tỉnh. Trong bối cảnh đó được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và sự cố gắng của các tầng lớp dân cư trong tỉnh nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Mức tăng trưởng GDP đạt 11,5 % năm 2010 tăng 12,4% năm 2011 tăng 10,0 %. Bình quân 3 năm ( 2010 – 2012) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11%.
Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể: năm 2012 tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 14,25% năm
2012, 11,12 % năm 2010 và 12,09 % năm 2011, bình quân 3 năm (2010 – 2012)
tăng 12.5 %.
Nông nghiệp: ngoài cây lúa, còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm.
Lâm nghiệp: rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ. Diện tích lâm phần hiện nay khoảng trên 100.000, hàng năm cho phép khai thác từ 120.000 – 150.000 m³ gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, ván dăm, gỗ ghép…
27
Ngư nghiệp: Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km², diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha ( trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha ).
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay đạt khoảng trên 420.000 tấn/ năm, trong đó tôm 143.000 tấn/ năm.
Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 9/2013 ước đạt 32,50 nghìn tấn, không đổi so tháng trước và cùng kỳ; trong đó: tôm ước đạt 10,10 nghìn tấn, giảm 2,24% so tháng trước, giảm 3,81% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 339,77 nghìn tấn, đạt 78,29% kế hoạch, tăng 3,20% so cùng kỳ; trong đó: tôm 114,22 nghìn tấn, đạt 78,23% kế hoạch, tăng 4,59% so cùng kỳ.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng9/2013 ước đạt22nghìn tấn,giảm 2,22% so tháng trước; giảm 4,35%so cùng kỳ; trong đó: tôm 9,30nghìn tấn,giảm 2,11%so tháng trướcvàso cùng kỳ. Sản lượng tháng 9/2013 giảm so tháng trước do nhiều hộ cải tạo, sên vét ao, đầm và đang cấy, sạ trên diện tích nuôi tôm. Sản lượng nuôi trồng 9 tháng năm 2013ước đạt 222,71 nghìn tấn, đạt 78,14% kế hoạch, tăng 6,42% so cùng kỳ; trong đó: tôm 102,79 nghìn tấn, đạt 77,87% kế hoạch, tăng 5,36% so cùng kỳ.
Sản lượng khai thác thủy sản tháng 9/2013 ước đạt 10,50 nghìn tấn, tăng 5% so tháng trước, tăng 10,53% so cùng kỳ; trong đó: tôm 0,80 nghìn tấn, giảm 5,88% so tháng trước, giảm 20% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 117,06 nghìn tấn, đạt 78,56% kế hoạch, giảm 2,42% so cùng kỳ; trong đó: tôm 11,43 nghìn tấn, đạt 81,61% kế hoạch, giảm 1,91% so cùng kỳ.
Tình hình nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định và phát triển. Dịch bệnh trên tôm ít xảy ra, người dân có nhiều tiến bộ trong việc tiếp thu ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp có nhiều chương trình hỗ trợ cho người nuôi tôm. Đặc biệt trong phát triển nuôi tôm công nghiệp, tôm bán công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến năng suất cao nên sản lượng tôm tăng hơn so với cùng kỳ.
28
Đề án tôm – lúa bắt đầu phát huy hiệu quả, đời sống nuôi tôm dần cải thiện, bền vững hơn. Tuy nhiên, những tháng đầu năm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, sương mù, con giống không rõ nguồn gốc,…nên đã xuất hiện tôm đỏ, cạnh đó, còn xuất hiện những cơn mưa lớn trong những tháng gần đây, dẫn đến tình hình bệnh trên tôm có chiều hướng gia tăng, vì thế có hộ nuôi nếu không thận trọng hơn trong việc quản lý ao/đầm nuôi, nhất là nguồn nước từ môi trường bên ngoài sông, rạch rất dễ mang mầm bệnh.
Khu vực công nghiệp – xây dựng: đã có bước tăng trưởng cao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, năm 2010 tăng 28,3 %, năm 2011 tăng 25,4 %, năm 2012 tăng 27,54%, bình quân 3 năm (2010 –