Tính phiêu lưu kinh dị cũng được dụng công để người đọc dễ dàng thoát rakhỏi những ám ảnh rợn ngợp của chi tiết, những trang nhật kí như một ám hiện củanam phóng viên chết trẻ là những c
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Mục đích và ý nghĩa đề tài
So với các cây bút thuộc thế hệ 7X, Nguyễn Đình Tú là nhà văn có ý thức đi theocon đường chuyên nghiệp từ rất sớm Trong khi Đặng Thiều Quang, cây bút nổi đìnhnổi đám cùng thời đã nửa đường đứt gánh tương tư… rẽ ngang tạm biệt văn đàn chinhphục lĩnh vực khác rồi trở lại ồn ào thì Nguyễn Đình Tú vẫn lặng lẽ kiên trì với conđường mình đã chọn
Năm 26 tuổi anh trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù, từ đó cho
đến nay với tài năng văn chương và sự am tường về cuộc sống, về những gì mắt thấytai nghe hay về những vấn đề nhức nhối của xã hội, Nguyễn Đình Tú đã kịp thời cho
ra đời 4 cuốn tiểu thuyết tiếp theo: Bên dòng Sầu Diện, Nháp, Phiên bản và gần đây nhất là Kín Trừ cuốn tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện viết về chiến tranh, thì các cuốn
tiểu thuyết còn lại chính là những góc nhìn riêng của anh về cuộc đời
Ortega Ygasset nhà tiểu thuyết Tây Ban Nha đã nói : “Chiếc rìu của một tiểu phugiỏi chẳng có nghĩa lý gì trên một sa mạc không cây cối.” Quả thật muốn viết đượcmột cái gì đó có ý nghĩa thì nhà văn phải có chất liệu và đừng tưởng chất liệu là cái
vốn tự có, là nước ở các giếng sâu không đáy, là vỉa quặng vô tận thả sức đào bới Kín
ra đời từ cái giếng cuộc sống, đã thể hiện một tài năng đang độ chín muồi Con người
là đối tượng của cuộc sống và là đối tượng nhận thức, phản ánh của văn học Sáng tạovăn học nghệ thuật dù dưới hình thức hoặc hình thái ý thức nào đều không thể không
có bóng dáng con người Với văn học, con người thật sự được thể hiện đầy đủ vàphong phú
Một nền văn học mới bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đổi mới quan niệm nghệthuật về con người Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ là một trong nhữngvấn đề cơ bản của văn học Con người trong văn học dù là sản phẩm sáng tạo của nhàvăn, bao giờ cũng là con đẻ của thời đại Đặc điểm chung của thời đại có vai trò chiphối đến diện mạo văn học một thời
Đất nước chuyển mình sang một giai đoạn văn học mới, tâm lí và cuộc sống thờiđại thay đổi Trong văn học đương đại, tiểu thuyết không chỉ phản ánh bức tranh đờisống xã hội mà còn đi sâu khám phá số phận con người Mỗi một nghệ sĩ có cáchchiêm nghiệm cuộc sống khác nhau ở đó thế giới con người trong những tác phẩm của
Trang 2Nguyễn Đình Tú mang mọi sắc thái kích cỡ khác nhau Và 31 chương của Kín tựa như
31 khúc của một bản nhạc được diễn tấu bởi hai bè trầm- nổi, trong- đục Các bè đốiứng từng cặp như hai chủ lưu trong cùng một dòng chảy, mênh mang, bập bềnh rồi đi
theo hồi ức Đó là một cuốn phim quay chậm với nhiều scen cận cảnh, “nội soi” đến
từng chi tiết ở đáy cùng của cuộc sống Mặt khác sự mã hóa tên gọi của nhân vật trungtâm trong tác phẩm góp phần không nhỏ đến sự bứt phá của Nguyễn Đình Tú Dườngnhư đó cũng là cách miêu tả nhân vật khôn khéo của Nguyễn Đình Tú để qua đó độcgiả tìm thấy nhiều con người vốn vẫn tồn tại trong một con người mà xưa nay ta không
hề hay biết hay vô tình không nghĩ đến
Quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù then chốt cơ bản của lý thuyết thipháp học Nghiên cứu về nó nghĩa là chúng ta đang khám phá hệ thi pháp mà tác giả
sử dụng trong sáng tác của mình Đến với đề tài này với mục đích và ý nghĩa sâu sắc
nhằm tìm hiểu về “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của
Nguyễn Đình Tú” để chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong quan niệm về con người củanhà văn qua đó khẳng định phong cách, cá tính sáng tạo và tài năng của nhà văn trongdòng chảy văn học nước nhà Ngoài ra, việc tìm hiểu đề tài này có ý nghĩa quan trọngtrong việc nghiên cứu, cảm thụ văn học và lí giải các kiểu con người trong văn họctheo lối hiện đại mà người đọc khó nắm bắt, để họ có cái nhìn tương đối đầy đủ vàhoàn thiện hơn Mặt khác, qua đề tài này nhằm trang bị cho bản thân một lượng nhỏkiến thức về văn học nói chung, về những vẫn đề nhức nhối của xã hội mà qua trangvăn của Nguyễn Đình Tú ta được biết ít nhiều và đặc biệt hơn nữa là về phong cáchcủa anh
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kín là cuốn tiểu thuyết mới xuất bản tháng 9/ 2010, có thể thấy đây là một tác
phẩm mới nên việc đi sâu nghiên cứu như chúng tôi được biết là chưa có nhiều, mà có
lẽ nhiều nhất là các bài nhận xét của những người quan tâm đến nó
Nguyễn Đình Tú đã chia sẻ về cuốn sách Kín: “Một lớp trẻ kế thừa những giá trị
văn hóa lịch sử cả ngàn năm của ông cha ta đang loay hoay với hiện tại ra sao? Đó là
câu hỏi đầu tiên thôi thúc tôi cầm bút lên viết Kín Kín phải được viết như thế nào để không giống ai và không giống tôi trước đó? Câu hỏi này khiến tôi phải lập cho Kín
một cách triển khai ba tuyến truyện song song với điệp trùng khít với những chi tiếtđộc đáo Đã từng có một lượng bạn đọc bỏ tiền ra mua sách của mình, bây giờ đáp lại
Trang 3tấm lòng đó như thế nào? Điều này kiến tôi phải viết Kín sao cho hấp dẫn và chạm vào
cái mà bạn đọc đương đại quan tâm Tất cả những điều trên, thiết nghĩ đã hé lộ phần
nào câu chuyện về sự chuẩn bị và kiến tạo nên Kín”
Các bài nhận xét về cuốn tiểu thuyết này hầu hết là của các tác giả trang mạng,chúng tôi chưa tìm thấy các bài nghiên cứu về tác phẩm được viết thành sách vì như đãnói đây là một tác phẩm mới, chúng tôi xin trích dẫn vài nhận xét tiêu biểu có từ cáctrang mạng nói về cuốn tiểu thuyết này:
Trước hết là nhận xét của nhà văn Nguyễn Bình Phương (in trên bìa 4 của Kín) :
“ Một câu chuyện được kể lại theo nhiều góc và mỗi góc khai thác đến tối đa cátính của mình Điều ấy khiến cho câu chuyên được kể trở nên hấp dẫn bởi sự đa dạng
và tính lắt léo của nó Kĩ thuật viết trong Kín được chú trọng, đó gần như là một thể
trận, một sự sắp đặt, một bày vẽ công phu Mà xét cho cùng thì nghệ thuật tiểu thuyết
là sắp đặt bày vẽ
Kín phần nào mang hơi hướng của một ma trận bởi cả những gì nó đề cập tới,
chính xác hơn là sự trộn lẫn linh dị, thiêng liêng và phàm tục, bát nháo Giữa bầukhông khí chờn vờn này, con người bỗng trở nên hết sức khó hiểu, nó trôi giữa hammuốn và chán nản, giữa lưu manh và lưỡng thiện, giữa tín điều mù quáng và ráo hoảnhkhông tin gì nữa cả Gấp cuốn sách lại nhận thấy chỉ có tình thương là không bị chối từbởi tình thương là rất hiếm hoi trong thời này” [43]
Trong bài viết “Kín” - một dòng tiểu thuyết miên man in trên tiểu thuyết Kín của
Nguyễn Thị Minh Thái, nhà văn đã có những nhận xét không nhỏ đối với tiểu thuyết
này: “ Kín ư? Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, phải chăng như
đóa sen đầu mùa hạ còn phong kín nhụy hương? Hay là cuộc viết tiểu thuyết của Tú,phải chăng, đến cuốn thứ ba, vẫn là một dòng mải miết miên man nhằm xâm nhấpthám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắckhoải đan cài vô số chuyển động ngược chiều: các nhân vật trẻ tuổi của Tú vừa tự đậptan nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn nát
ấy cho lành lặn?” [43;441- 442]
Độc giả Quang Hưng có đóng góp ý kiến về cuốn tiểu thuyết: “Với những phảnánh hành trình của một bộ phận giới trẻ trong vòng quay chóng mặt của kinh tế và sựlung lay, va đập của các quan niệm sống Có lắc, có ăn chơi thác loạn, quần hôn, lang
Trang 4bạt, bụi đời, có cả giết người…nhà văn còn đưa vào những yếu tố văn hóa tâm linh củađạo Mẫu.
Nhưng không dừng lại ở phản ánh, tác giả đi vào lí giải những hiện tượng đờisống đương đại đặt bên cạnh chiều sâu văn hóa truyền thống để thấy rõ hơn sự khủnghoảng lạc hướng trong tâm thế và hành động của một bộ phận giới trẻ, cũng là mộtphần xã hội Những đứt gãy văn hóa cũng được tác giả ngầm thể hiện như một tồn tạitrái khoáy của thời cuộc” (Quang Hưng- www.danviet.vn)
Nhà văn Thủy Anna đã có bài đăng trên trang Pháp luật xã hội về cuốn tiểu
thuyết Kín:“ Kín hấp dẫn nhưng không phải là cuốn sách dễ đọc, lại càng không phải
là câu chuyện đọc xong sẽ có một cảm giác nhẹ nhõm thơ thới Lần đầu tiên một câybút 7x đã đề cập đạo Mẫu như một đại diện kết tinh của văn hóa dân gian trong tácphẩm nhưng lại là một đạo Mẫu mang tính phản biện cho văn hóa sống của lớp trẻhôm nay Tính phiêu lưu kinh dị cũng được dụng công để người đọc dễ dàng thoát rakhỏi những ám ảnh rợn ngợp của chi tiết, những trang nhật kí như một ám hiện củanam phóng viên chết trẻ là những cảm xúc tinh khôi, thuần khiết, nhân văn nhưngthấm đẫm, xa xót và phản tỉnh” ( Thủy Anna- www.phapluatxahoi.vn)
Nguyễn Hữu Quý là người theo dõi sát sao các cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Tú từ Phiên bản cho tới Kín với những nhận xét: “Nguyễn Đình Tú bám vào cuộc
sống của lớp trẻ hiện nay qua những hờ hững , hoài nghi, chán nản của họ trong một
xã hội đang bị báo động về sự xuống cấp đạo đức, nhân cách với không ít tội phạm,dối lừa, tráo trở đang có mặt mọi nơi mọi lúc… với những nhân vật như Quỳnh, Kiên,Bình cáy, Hoàn, Phương để nói lên một điều gì đó lớn hơn về con người như là tổnghòa các mối quan hệ xã hội, kể từ tác động của lịch sử, tín ngưỡng dân gian, tâmlinh… đến nhận thức, hành vi cụ thể của cuộc sống quanh ta hôm nay” (Nguyễn HữuQuý- www.vnweblogs.com)
Những bài phê bình, nhận xét này đã giúp chúng tôi phần nào hình dung được nộidung và những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Đó cũng là những gợi mở ban đầunhưng rất cần thiết để chúng tôi đi sâu tìm tòi, nghiên cứu tác phẩm để tìm ra giá trị tácphẩm dưới góc độ thi pháp Tuy nhiên, việc chưa có tiền lệ nghiên cứu về tác phẩm sẽ
là khó khăn cho việc tìm tư liệu để nghiên cứu, tham khảo, kế thừa để tiếp xúc sâurộng hơn về tác phẩm Bởi lẽ, những nhận xét trên chỉ mang tính nhỏ lẻ, quảng bá tác
Trang 5phẩm, không phải là những bài nghiên cứu sâu rộng về tác phẩm, đặc biệt đối với đềtài mà chúng tôi nghiên cứu.
Mặc dù vậy, những nhận xét phê bình ít ỏi trên các trang mạng mà chúng tôi cóthể tiếp cận được là những tài liệu tham khảo cơ bản quý giá, tạo tiền đề cho chúng tôihiểu về tác phẩm và nghiên cứu đề tài này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết “Kín” của Nguyễn Đình Tú,
các vấn đề liên quan đến thi pháp, một số khía cạnh của tự sự học Bên cạnh đó, trongquá trình triển khai chúng tôi luôn mở rộng phạm vi liên hệ so sánh, đối chiếu với một
số tác phẩm khác
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú.
Tuy nhiên khi triển khai đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nét đặc sắcnhất về thi pháp như: Quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ, giọng điệu…
4 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi vận dụng lí thuyết thi pháp học, lí thuyết thể loại tiểuthuyết và lí thuyết tự sự học để khảo sát và nghiên cứu, mổ xẻ, phân tích nhằm tìm rađược đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm
Để đi sâu vào mổ xẻ tác phẩm, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Vận dụng lí thuyết thi pháp học, tự sự học để nghiên cứu tác phẩm
- Phương pháp phân tích, bình luận
- Phương pháp đối chiếu – so sánh
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có 3 chương:
Chương 1: Ý thức đổi mới Văn học Việt Nam đương đại nhìn từ quan niệm nghệthuật về con người
Chương 2: Những kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Kín
của Nguyễn Đình Tú
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú
Trang 6PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Ý THỨC ĐỔI MỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
1.1 Một vài nét về quan niệm nghệ thuật về con người
Con người là trung tâm điểm của xã hội, bởi vì con người có vai trò to lớn trong
xã hội Trên tất cả các lĩnh vực: Văn học, xã hội học, mĩ học… đều lấy con người làmmục đích để hướng đến Nhắc đến việc phản ánh con người, chắc hẳn chúng ta không
quên nhà thơ, nhà văn Gorky đã từng nói: Con người không phải nhỏ nhen xã hội như
một kẻ nhỏ nhen Con người là sự kì diệu duy nhất trên trái đất, là kẻ sáng tạo của ýchí, trí tuệ và tưởng tượng của con người Như vậy, con người là kết tinh tinh túy của
vũ trụ
Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm rộng, với nhiều nội dung như: Quan niệm
về mục đích nghệ thuật, quan niệm về tác phẩm, về tác giả và hư cấu, quan niệm nghệthuật về thiên nhiên Trong đó quan niệm nghệ thuật về con người là then chốt, hạtnhân Là vấn đề then chốt hạt nhân vì nó bao giờ cũng là trọng tâm của một nền, mộtgiai đoạn văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng trong thi pháphọc Nó chịu chi phối của tôn giáo, triết học, văn học… và xây dựng nhân vật mangtính thời đại Quan niệm nghệ thuật về con người là tiêu chuẩn quan trọng nhất đểđánh giá giá trị nhân văn của một hiện tượng văn học, nó thể hiện trước hết là ở nhânvật Đây là sự cảm hóa con người bằng nghệ thuật, là sự cảm thấy con người đã hóathân thành các nguyên tắc, phương tiện và hình thức trong tác phẩm Mỗi nhà nghệ sĩ
có cách chiêm nghiệm con người dưới một góc nhìn riêng, nghiên cứu quan niệm nghệthuật về con người là nghiên cứu cá tính sáng tạo, thế giới quan của nhà văn Chính vìquan niệm nghệ thuật của các nhà văn này, ta có thể thấy được sự tiến bộ nghệ thuật ấy
là ở sự đào sâu, mở rộng, lý giải cảm thụ thế giới con người một cách nghệ thuật Việckhai thác những “miền hoang dã” trong tâm khảm con người qua từng thời kì khácnhau đánh giá được từng nấc thang ngời lên của sự tiến bộ ấy Tất nhiên với bản thể vôcùng đa dạng và phong phú của con người, mỗi nhà văn thực chất lại là những con
Trang 7người đeo đuổi hoài vết hằn của đồng loại mình hướng tới vô cùng vô tận của cuộcsống nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắt cắt nghĩa thế giới và con người vốn có củahình thức nghệ thuật, nghĩa là mỗi nhà văn cắt nghĩa thế giới theo một hình thức
nguyên tắc nghệ thuật riêng Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học
cho rằng: “quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy conngười đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức biểuhiện con người trong văn học tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nghệ thuậttrong đó” [35;41]
Sự ra đời của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” đã giúp việcnghiên cứu văn học thoát ra khỏi xu hướng chỉ chú ý đến phương diện khách thể củanhân vật được miêu tả bao gồm ngoại hình, tính cách, phẩm chất, tâm lí, ngôn ngữ…Quan niệm nghệ thuật về con người hướng ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủquan sáng tạo của nhà văn, của chủ thể
Quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta hình dung đầy đủ về tư tưởngnghệ thuật của nhà văn trong một giai đoạn, một thời kì nhất định Quan niệm nghệthuật về con người một điểm xuất phát để tìm hiểu một nội dung của tác phẩm văn học
cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến bộ của văn học.Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của xã hội nói chung là đổimới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người Chính Đôxtôiepxki nhà nghệ sĩthiên tài, nhà tư tưởng vĩ đại từng nói: “con người là một điều bí ẩn cần phải khám phácon người Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người”
Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng nhận thức phản ánh văn họcnghệ thuật Khi Macxim Gorky nói rằng “Văn học là khoa học về con người” Tứcông quan niệm văn học không là gì khác hơn ngoài phản ánh, thể hiện con người và vìcon người Bởi vậy không một trường phái văn học nào lại không có bóng dáng conngười Với tư cách là chủ thể sáng tạo nếu không phản ánh những vấn đề của chínhmình, thì con người vẫn để lại dấu ấn của bàn tay chủ thể Có thể nói rằng vấn đề conngười trong văn học là một vấn đề vĩnh cữu là mảnh đất mà dấu chân con người đi quavẫn không một lần lặp lại Đi tìm con người trong văn học cũng là một cách đi ngượclại chính mình, hiểu tâm hồn mình để hiểu tâm hồn người, để người gần người hơn
Trang 8Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trình sáng tác và cũng là
cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật Nó là khởi nguyên của hoạt động sáng tạo là nềntảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó nhà văn không thể xây dựng thành mộttác phẩm hoàn chỉnh
1.2 Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam đương đại
Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống vănhóa, tư tưởng Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, đặc biệt sau nhữngnăm 80, do nhu cầu thẩm mĩ mới của bạn đọc và được sự khuyến khích động viên củaĐảng, văn học chúng ta đã có nhiều cách tân đổi mới, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật
về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho tiểu thuyết
Trong thực tế những năm qua, tiểu thuyết đã gây nhiều chú ý trong dư luận và đãbộc lộ nhiều khám phá, sáng tạo đáng trân trọng Với những gương mặt tiêu biểu như
Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Bình Phương, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Đình Tú…ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm nghệ thuật về con người khácnhau Văn học chống Pháp và chống Mĩ gắn với cảm hứng ngợi ca, con người xả thân
vì quê hương đất nước Ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con người sống vớicái ta to lớn, không hoặc ít đại diện với cái tôi nhỏ bé của chính mình, không giancộng đồng chiếm ưu thế hơn hết cả Chính vì thế, sau 86 con người bắt đầu có ý thứcnhìn ngắm lại chính mình Văn học không hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vàocái “tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau,các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ởmỗi cá nhân những cung bậc tình cảm Chính vì vậy, tiểu thuyết đã nhanh nhạy trongcách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người trên cái nhìn đa chiều kích M.Bakhtin
đã nói “con người không bao giờ trùng khích với chính nó”, vì thế nhà văn phải thểhiện quan niệm nghệ thuật về con người sao cho phù hợp
Con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 được phân chia thành con người
đa trị với những mấp mé bên làn ranh thiện ác Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh) con người hiện lên ở sự chiến đấu trả lời cho đồng đội “đánh trận trả thù”
và có lúc quá say mê với khói lửa chiến trận đến nỗi trở thành công cụ của chiến tranh,
bị cuốn vào vòng quay vô hình của chiến tranh và tất nhiên không còn khả năng tự chủvới mình nữa, chỉ còn bạo lực tàn khốc, với chết chóc đau thương
Trang 9Đó là những con người tâm linh, khám phá con người không chỉ là tính cách màcòn quan tâm đến con người ở cõi tâm linh vi diệu biến ảo Khám phá những dòng ýthức và những mạch tiềm thức đan vào nhau như một ma trận cục kì phức tạp trong thếgiới bên trong con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người, một phương diện quan trọng của thi pháphọc Nó là sản phẩm của văn hóa tư tưởng Quan niệm con người là hình thức đặc thùnhất cho sự phản ánh nghệ thuật với các hình thái xã hội khác Cho nên dù quan niệmcon người trong mỗi thời đại có thể khác nhau nhưng vẫn mang dấu ấn thống trị.Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn, sự khám phá
lí giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn Điều này thể hiện trình độ tư duynghệ thuật của nhà văn, trong đó ý thức nhân đạo, nhân văn là linh hồn cốt lõi Tìmhiểu, nghiên cứu sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết ViệtNam sau 75 để thấy được sự tiếp nối của truyền thống tư duy văn học dân tộc trongthời kì mới Đồng thời, góp phần lí giải về con người của nhà văn trong thời kì sau 75.Tất nhiên, quan niệm về con người không phải là toàn bộ sự sáng tạo của nhàvăn, cũng không xác định toàn bộ giá trị và ý nghĩa của tác phẩm, nhưng vì con người
là đối tượng trung tâm của văn học, M.Gorki đã nói “ văn học là nhân học” văn họcphải hướng đến con người và vì con người, cho nên quan niệm về con người chi phốimạnh mẽ việc xây dựng một tác phẩm, và qua sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về conngười đó cũng thể hiện được tài năng của từng nhà văn, để lại dấu ấn đậm nét của từngtrào lưu, của từng thời kì văn học Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngườitrong văn học Việt Nam thời kì sau 75 là để xác định sự đóng góp của nhà văn cho vănhọc, cho đời sống tinh thần con người Việt Nam trong thời kì mới
Mảng văn học viết về đời tư thế sự trở thành trung tâm, biểu hiện đời sống tâmlinh của con người Việt Nam Văn học viết về đời tư thế sự, mà nhất là mảng viết vềthế giới vô thức của con người, chủ yếu khám phá con người từ phương diện cá nhân,thể hiện con người cá nhân của họ Trong thời kì này, mối quan hệ thế sự - đời tưđang trở thành tâm điểm chú ý của nhà văn Bởi thời đại càng thay đổi thì mối quan hệthế sự - đời tư càng rối ren phức tạp hơn Nhà văn với thiên chức của mình, muốnvươn tới sự khám phá lí giải, khái quát trong nội tâm của con người Và với ưu điểm
về dung lương của thể loại, tiểu thuyết đã cho phép nhà văn đi sâu vào ngóc ngách,những uẩn khúc trong tâm hồn con người để khám phá lí giải họ
Trang 10Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy tiểu thuyết giai đoạn sau 75 đã có nhiềuđóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền văn học nước nhà Sự phát triển đóđánh dấu khả năng nhanh nhạy kịp thời chuyển hướng của nhà văn Sau 1975, cùngvới hiện thực đa chiều, con người được nhìn nhận trong hoàn cảnh xã hội cụ thể vớimuôn mặt tốt- xấu, thiện- ác đan xen Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu
“ trong con người tôi sống lẫn lộn cả rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷsứ” Đó là sự đối lập giữa con người chân chính với phần con người tầm thường giảdối ích kỉ trong chính mình để vượt lên, hướng tới cái thiện Đó là cuộc đấu tranh nộitâm để tự thú với chính mình Đặc biệt với sự thức tỉnh và trỗi dậy của cái tôi, quanniệm nghệ thuật về con người cá nhân trở lại trong văn học nhưng phát triển ở một tầmcao mới so với văn học giai đoạn 30-45
Có thể nói, văn học thời kì này đã đưa con người về đúng vị trí và bản chất vốn
có của nó Bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ, con người vừa là điểm xuấtphát, vừa là đối tượng khám phá, vừa là cái mốc cuối cùng của văn học Nếu trước đâyvới cảm hứng sử thi, văn học chủ yếu quan tâm đến con người trong vai trò xã hội thìcảm hứng chủ đạo của các tác giả trong thời kì này là cảm hứng nhân bản Văn họchôm nay lấy con người làm trung tâm, làm chất liệu, làm tiêu chuẩn để soi ngắm mọigiá trị đời sống “ văn học và đời sống là hai vòng đồng tâm và tâm điểm của nó là conngười” (Nguyễn Minh Châu)
Con người mới được phát hiện ra như một tiểu vũ trụ với những bí ẩn phức tạp,đòi hỏi những người cầm bút phải có khả năng tìm tòi, phân tích, nhận định Chính vì
lẽ đó con người được đưa vào văn học để khám phá soi chiếu ở nhiều tầng bậc, nhiềubình diện, ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng tình cảm và đời sống tự nhiên, bảnnăng, khát vọng cao cả và cả những dục vọng tầm thường, con người cụ thể cá biệt vàcon người trong tính nhân loại phổ quát Với cái nhìn mới của nhà văn, con người hiện
ra không còn thuần nhất mà hiện ra trong tính lưỡng diện, đa diện và biến động khôngngừng Dù vậy, nhà văn vẫn đặt niềm tin vào con người, muốn dùng ngòi bút tham giatrợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, thức tỉnh conngười ý thức, tự vấn để hướng tới hoàn thiện “Các nhà văn khao khát kiếm tìm câu trảlời về sự tồn tại của con người không phải như một nhà đạo đức hay một cán bộ tuyênhuấn mà như một nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa mong muốn nắm bắt lấynhững chân lí phổ quát về con người Trên hướng này, văn xuôi sau 1975 đã thật sự có
Trang 11phát hiện phong phú về con người, khẳng định bước trưởng thành của tư duy nghệthuật bằng quan niệm mới về con người” [6;71-72]
Văn xuôi sau 1975 có vẻ như đã đi đúng quỹ đạo tư tưởng của những nhà khoahọc nhân văn nổi tiếng trên thế giới khi phát hiện ra con người phức tạp, con ngườilưỡng diện, con người không nhất quán với mình L Tonxtoi từng ví con người nhưdòng sông: “ Nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu cũng thế cả nhưng mỗi consông thì khi hẹp, khi chảy xiết, khi thì rộng, khi thì êm, khi thì lạnh, khi thì trong veo,khi thì đục, khi thì ấm Con người cũng vậy, mỗi con người mang trong mình nhữngmầm mống của mọi tính chất con người và khi thì thể hiện tính chất này, khi thì thểhiện những tính chất khác và thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy vẫn
cứ là chính mình” Văn xuôi sau 75 ít có những nhân vật đẹp đẽ hoàn hảo, nói đúng ra
nó bị lấn át lu mờ bởi thế giới nhân vật của đời thường phàm tục Những nhân vật
“ngoại biên” : những con người khát thèm quyền lực và danh vọng, sẵn sàng chà đạp
lên đạo lí trong Bi kịch nhỏ (Lê Minh Khuê), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường)…; những con người tầm thường tẻ nhạt, tham lam, xấu tính, không tự ý thức được về nghĩa lí của kiếp người trong Đứa ăn cắp (Nguyễn Minh Châu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Một chuyến đi chơi (Phan thị Vàng Anh), Trung du chiều mưa buồn (Ma Văn Kháng)…, cũng có những nhân vật nửa người nửa quỷ trong Không có vua, Chảy đi sông ơi (Nguyễn Huy Thiệp), Giấc ngủ nơi trần thế (Nguyễn Thị Ấm)…, rõ ràng nhân vật sau 75 ít tính lí tưởng, không hoàn hảo, “sạch
sẽ”, không được bao bọc trong bầu không khí vô trùng như trước đây thường thấy Vẫn cónhân vật đẹp nhưng là cái đẹp trong bụi bặm của cuộc đời thường nhật
Tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là mộtlĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố
tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học: Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng ( Nguyễn Bình Phương), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… Các cây bút tiểu thuyết những năm đổi mới đã có ý thức đi
sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh conngười đích thực Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quanniệm nghệ thuật về con người trong văn học Ngòi bút nhà văn đã khơi sâu vào cõi tâm
linh, vô thức của con người, khai thác “con người bên trong con người”( Ăn mày dĩ
Trang 12vãng của Chu Lai, Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái…)” [30;231].
Văn học nghệ thuật chính là nơi phơi bày cái nhìn về con người Nhà văn có thểviết một tác phẩm không có hình bóng của con người nhưng thực ra đằng sau ấy lạiphản ánh con người Mỗi nhà văn có một cách cắt nghĩa về con người khác nhau Thếnhưng tựu trung tất cả các nhà văn đều muốn đi tìm bản chất của con người và đặt ranhững câu hỏi: Con người là gì? Con người đến từ đâu? Con người sống như thế nào?Con người chết về đâu? Cho nên khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật… cầnbắt đầu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đó Qua quá trình phát triểncủa văn học Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy rằng: văn học trung đại xoay quanhcon người vô ngã, văn học 1930-1945 có con người bản ngã, văn học 1945- 1975 dotình hình đặc biệt nên trong văn học nổi bật con người quần chúng Văn học đương đạilại bước tiếp văn học 1930-1945 khai thác con người bản ngã, con người đời tư thế sựvới vô số bi kịch
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “cuộc đời vốn đa sự mà con người thì đađoan”, mỗi một tác phẩm là sự khám phá quy luật của đời sống, với nhận thức ấynhiều tác phẩm của nhiều nhà văn sau 1975 là những cuộc đối chứng với những quanniệm, nhận thức hạn hẹp chủ quan của một thời trong cách nhìn cuộc đời và conngười Như đã nói, con người trong thời kì này không đơn chiều mà đa chiều, nhà vănkhông ngại khi khai thác những yếu tố nhạy cảm nhất của con người Cho nên conngười hôm nay được soi chiếu khám phá ở nhiều khía cạnh, mục đích khác nhau, thểhiện tích chất “đa tạp muôn màu muôn vẻ của cái thế giới bao quanh con người vàngay trong nội tâm của con người” (Nguyễn Minh Châu)
Đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đặc biệt là đổi mới về thể loại tiểu thuyếtvới nhận thức mới quan niệm nghệ thuật về con người vì vậy là nền móng cơ sở chomọi sự thay đổi hình thức biểu đạt thể hiện qua nhiều kiểu kết cấu (phức hợp, bỏ ngỏ,tính đa thanh trong giọng điệu, tính biến hóa trong cấu trúc) Tác giả tiểu thuyết khôngtuân theo lối chương hồi hay trình tự thời gian niên biểu mà mọi cảm xúc nhân vật,biến thái của vô thức, tiềm thức, ý thức
Con người được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ:con người xã hội, con người tự nhiên và với chính mình Con người hôm nay khôngphải là con người của lí tưởng mà mang trong mình những đặc điểm của con người đời
Trang 13thường, họ cũng có những sai lầm, và hơn hết họ thường xuyên phải chiến đấu vớibóng tối, với những phiên bản của chính mình Đây là nét nổi bật hình thành nên quanniệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam đương đại.
1.3 Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú nhìn từ những cách tân thi pháp tiểu thuyết
Nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh ngày 07/07/1974 tại Kiến An- Hải Phòng Tốtnghiệp Khoa tư pháp Đại học Luật Hà Nội năm 1996, Tốt nghiệp sĩ quan năm 1997.hiện nay công tác tại Tạp chí quân đội, Tổng cục chính trị, Biên tập viên văn xuôi Làhội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Cách đây 15 năm Nguyễn Đình Tú nổi lên như là một hiện tượng văn chương đầytriển vọng Truyện ngắn của anh được đăng liên tục trên các tờ báo uy tín như Vănnghệ quân đội, Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong… các phóng viên báo đài đã tốnkhông ít giấy mực viết về một nhà văn trẻ vốn xuất thân từ trường luật Cùng vớinhững truyện ngắn hay là kết quả của những giải thưởng văn học liên tục đến với anh.Sau 10 năm làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, hiện anh là trưởng ban vănxuôi, một trong những hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, là tác giả của gần
chục tập truyện ngắn: Bờ những dòng chảy, Bến không thể nào khác được, Nỗi ám ảnh khôn nguôi, Những bước nhảy trong đêm, Điệu mambo hư ảo, Đoản khúc mùa thu, Chuyện lính… anh cũng là tác giả của 5 tiểu thuyết đình đám suốt mấy năm qua, từ tiểu thuyết Hồ sơ của mộ tử tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp, Phiên bản và gần đây nhất là Kín,
kèm theo đó không chỉ những giải thưởng mà còn đạt kỉ lục về số lần tái bản lại đủ đểkhẳng định ngôi vị quán quân số lượng sách trong số các nhà văn 7X hiện nay
Năn 2002, khi tiểu thuyết Hồ sơ của một tử tù ra đời trở thành tâm điểm văn
chương của năm, sách được xuất bản tới ba lần và sau đó được chuyển thành 11 tập
phim Lời sám hối muộn màng phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam.
Năm 2006, anh cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện, in tại Nhà xuất
bản Quân đội, được vào chung khảo giải thưởng Bộ Quốc phòng (2004- 2009)
Năm 2008, Nguyễn Đình Tú cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Nháp và lập tức tạo
được một luồng dư luận sôi nổi xoay quanh nội dung của cuốn sách Sách được in mộttháng đã bán hết, nhà xuất bản lại tiếp tục xuất bản lại lần hai, lần ba, lần bốn trước sựngỡ ngàng của chính tác giả Và mới đây, tháng 10 năm 2009 Nguyễn Đình Tú lại cho
ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ ba với tên gọi Phiên bản Cuốn sách có 31 khúc được sử
Trang 14dụng với ba ngôi kể khác nhau về cuộc sống của cô nữ sinh ngây thơ trong sáng bịmôi trường và hoàn cảnh đưa đẩy nên rơi vào cuộc đời gió bụi giang hồ Tác giả đãxây dựng những mâu thuẫn đầy kịch tính với tình yêu và thù hận, thiện và ác, chấtchứa bạo lực, chém giết, tù tội, sex… một cách sắc lạnh và trực diện.
Và gần đây nhất là cuốn tiểu thuyết Kín được xuất bản năm 2010, Tiểu thuyết Kín vừa ra mắt của Nguyễn Đình Tú tiếp tục gây chú ý với những phản ánh hành trình
của một bộ phận giới trẻ trong vòng quay chóng mặt của kinh tế và sự lung lay, va đập
của các quan niệm sống Kín của Nguyễn Đình Tú chào đời khá bình lặng với những
phản ứng “dè dặt” từ giới nghiên cứu phê bình, nhưng theo Phương Đông books (đơn
vị phát hành) 3000 ấn bản trong loạt in đầu đã được bán gần hết Đặt một cái tựa thật
đơn giản, nhưng trong Kín, tác giả lại đưa người đọc đi dài qua những thế hệ với
những giá trị văn hóa trầm luân theo dòng thời gian, tạc vào suy nghĩ của con người ởthời đại trước và nhạt nhòa bung vỡ với những khao khát kiếm tìm trong lối sống củagiới trẻ hiện tại
Nguyễn Đình Tú ngay từ khi còn rất trẻ đã có một phong cách cho riêng mình,viết khỏe, chắc chắn và độc đáo Với những trải nghiệm của bản thân, anh đã có cáchnhìn mới hơn về con người Anh nói: “ Đừng nhìn tư cách công dân để đánh giá sứccảm, sức nghĩ của một con người” Với một tài năng mang trong mình đầy trảinghiệm, Nguyễn Đình Tú đã có cái nhìn đa diện hơn về quan niệm nghệ thuật về conngười, anh miêu tả con người không như vốn có mà con người ở đây mang trong mìnhnhững dạng thức đối lập Như nhà triết gia người Đức I.Kante đã nói: “Con người tavùa là thiên thần lại vừa là con vật”, luận theo triết lí âm dương thì thiện –ác, sáng- tối,lành- dữ là những cặp phạm trù song sinh, theo cách nói của nhà Phật thì đó chính làmột phần của cuộc sống “sai biệt đa thù này”
Trong cuốn Hồ sơ của một tử tù, câu chuyên xoay quanh một tên tội phạm bị
khép án tử hình với một quá trình diễn biến tâm lí khá phức tạp để biến một thanh niênnhà quê hiền lành thành một tên giết người nguy hiểm, đọc xong cuốn tiểu thuyết củaanh ta không có được cảm giác kiểu như “ thế là đã rõ”, “thế là xong việc”, và rồichúng ta có thể yên tâm bỏ cuốn sách xuống để chìm vào giấc ngủ, nhưng đọc đến đâykhông hiểu sao chúng ta vẫn có cảm giác rằng cái chết chưa phải trả giá cuối cùng chonhững tội ác mà kẻ tử tù và những kẻ tòng phạm của hắn ta đã gây ra với đời Vụ ánchưa phải đã khép lại, vì còn có những câu hỏi chưa được trả lời, trong đó có cả câu
Trang 15hỏi: những ai, cái gì, hoàn cảnh nào đã xô đẩy một con người vốn có “tính bản thiện”trở thành một kẻ giết người?
Đến tiểu thuyết Nháp, bạn đọc cứ ngỡ như đây là một cuốn tiểu thuyết viết thuần
nhất về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang sách thì có đến gần một phần ba là trường đoạnnóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ái ân Ngay cả đén những chi tiết tưởngchừng như đến nôn ọe trong sự lạc thú đồng tính thì ngọn bút của tác giả cũng vẽ rấtkhéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc.Tác giả dẫn người đọc đến những cung bậc sex thật tự nhiên, không nhàm chán nênthấy dễ chịu và đồng cảm theo diễn biến tâm lí của nhân vật khi vào “cuộc mây mưa”đầy tâm trạng chứ không bị các hành vi tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát Với
Nháp, Nguyễn Đình Tú đã chọn cho mình một lối viết xuôi nhưng lại để tạo ra những
nhân vật ngược, ngược ở cách xây dựng nhân vật, ngược ở cách thể hiện tính cách vàngược cả với việc chuyển tải những thông điệp bằng lối phản biện tâm lí ám ảnh lạcloài đầy bi kịch Nguyễn Đình Tú giỏi khắc họa hình ảnh mỗi nhân vật để ta không bịlẫn lộn giữa nhân vật này với nhận vật kia Chùm bộ ba nhân vật tên Thảo mà Đại tìmkiếm có ba nét tính cách khác nhau Cả ba cô đều có cái tên là Thảo nhưng NguyễnĐình Tú đã chọn cho họ những hướng đi riêng nên các nhân vật có sự phát triển tâm líđặc thù Với Phiên bản thì đó là câu chuyện về cuộc sống của những người vượt biển thahương cầu thực và những khốn cùng mà họ phải chịu đựng Nhân vật chính là Diệu vàcâu chuyện về quá trình tha hóa trở thành một nữ tặc của chị được kể bằng nhiều góc nhìnqua các đại từ nhân xưng: thị, ta, em Ngoài ra, tác giả còn sử dụng ánh trăng như mộtnhân vật đặc biệt để soi chiếu, góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm Nguyễn Đình Tú đã sửdụng một số kĩ thuật viết của văn học hậu hiện đại để khám phá về một tiểu tự sự độc đáo:thân phận người phụ nữ trong hành trình sống đã mất đi tính nữ, anh đã xây dựng đượckiểu con người đa ngã, điều này phù hợp với mĩ học hậu hiện đại
Nháp, Phiên bản và Kín đều viết về giới trẻ Nếu Nháp quá sex, Phiên bản quá bạo lực thì ở Kín là một giới trẻ hoang hoải lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng.
Nguyễn Đình Tú rất ý thức trong việc đặc điểm nhìn không gian, thời gian nhưng
có thể nói điểm nhìn tác giả và nhân vật mới là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong nghệthuật kể chuyện của anh Đọc tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, ta nhận thấy bên cạnh việcxây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, sử dụng ngôn từ phù hợp, nhà văn đã dụng côngtrong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn Về điểm nhìn
Trang 16không gian trong 5 cuốn tiểu thuyết, tác giả đều cố gắng khu biệt hóa vùng không gian
để nhìn ngắm nhân vật mình dịch chuyển giữa các vùng không gian khác nhau Ở
trong Kín tam giác không gian đô thị Hà Thành, Hải Thành, Dương Thành, càng
chuyển động về cuối càng trở nên chật chội với Quỳnh, hệt như ngày nào khi còn làthai nhi, Quỳnh đã muốn gấp rút chui ra khỏi lòng mẹ, giờ đây cô cồn cào muốn ra
biển khi phát hiện mình đã lâm tình huống cùng đường cụt ngõ Và với Kín, là một nỗ
lực thoát hiểm đối với Nguyễn Đình Tú khi người viết cố không sa vào cách kể chuyệntuyến tính, mà để mặc lòng cho các tuyến nhân vật luôn di chuyển đan bện vào nhau,các sự kiện đẩy đưa quá khứ- hiện tại- quá khứ, các nhân vật chan chát va chạm vàxung đột, biến chuyển thay hình đổi dạng để trưởng thành ngay trong các chiều kích
thời gian, không gian đảo ngược Con người trong Kín là con người lạc loài thân phận,
con người vô thức tâm linh, con người đánh mất bản thể
Chỉ khi nào nhà văn đi vào miêu tả nội tâm, miêu tả nỗi đau tinh thần và dụcvọng thân thể, khi nào vượt qua con người đạo lí để miêu tả con người tâm lí vớinhững rung động về chữ “thân phận” con người thì nhà văn đó mới có quan niệm conngười vượt thời đại
Nhìn chung, Nguyễn Đình Tú đã nhập cuộc được với con đường mà hiện nay cácnhà văn đang đi theo về sự đổi mới đề tài, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,không gian, thời gian… Về phương diện đề tài, tiểu thuyết đã tiếp cận và khai thác sâuhơn vào các hiện thực hằng ngày, cái đời thường của cuộc sống cá nhân Nguyễn Đình
Tú đã nhìn thẳng vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ phơi bày nóbàng cái nhìn trung thực táo bạo Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưavào trường nhìn mới, hướng tới những gấp khúc trong đường đời và thân phận Bướcsang thời kì đổi mới, văn học nghiêng về thể tài thế sự đời tư bởi vậy tiểu thuyết lúcnày đa dạng hơn về nội dung phản ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự dohơn trong cách thức dựng truyện
Bên cạnh những tiểu thuyết tuân thủ cốt truyện truyền thống là những cốt truyệndựa trên thi pháp hiện đại Cốt truyện đã vận động thay đổi trong sự phát triển của thểloại Về đọan kết của tiểu thuyết có cả mô hình kết thúc có hậu, kết thúc bỏ ngỏ, khônghoàn kết Song đều nhằm phân tích lí giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của conngười, cuộc sống đương đại Cốt truyện từ những năm đổi mới đến nay một mặt vẫn
kế thừa và phát triển đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác tiếp cận với tiểu
Trang 17thuyết hiện đại ở những nét tinh tế Trên nền cốt truyện không có sự tổ chức sắp xếptheo một trình tự nhất định nên có phần lỏng lẻo thậm chí có khi không thành cốttruyện, không cần cốt truyện, đời sống nội tâm nhân vật được tập trung khai thác vớinhiều biến thái, suy nghĩ, cảm xúc, tiềm thức, vô thức, mộng mị, hồi ức… đặc biệt lànhững đoạn nhân vật độc thoại.
Cấu trúc không gian vì thế cũng có sự đảo lộn, hiện tại xen kẽ vào quá khứ, thủ phápđồng hiện, thủ pháp tạo ra những đoạn gãy khúc, những mảnh vỡ không gian và sau đóliên kết lại theo phương pháp lắp ghép của nghệ thuật điện ảnh trở nên phổ biến Trong
Hồ sơ của một tử tù là sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị theo bước chân của nhânvật chính, còn Nháp là từ Phố núi đầy huyền thoại trẻ thơ ra đô thị phồn tạp cám dỗ, trongPhiên bản tác giả đặt nhân vật vào vùng đấtt nghịch – ngã ba sông nơi có truyền thốngsinh ra những nữ tặc để kể về sự tha hóa của Diệu- Hương ga
Giọng điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú có phần hấp dẫn, kháchquan và đa thanh Thay vì lối kể chuyện truyền thống của một nhân vật trung tâm.Tiểu thuyết thời kì đổi mới thường có hai nhân vật kể chuyện trở lên Điểm nhìn nghệthuật không chỉ được gia tăng mà còn thường xuyên xê dịch đổi ngôi Nhờ đó, nó pháđược lối kể lể đơn điệu, nhuốm màu sắc chủ quan của truyền thống
Mỗi người khi sinh ra không phải ai cũng được trời phú cho khả năng trở thànhnhà văn, thành người biết “bịa chuyện” cho người đọc người nghe phải thích thú, thánphục Nguyễn Đình Tú thật may mắn là một trong số đó
Tóm lại từ việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi ViệtNam đương đại đến sự cách tân về mặt thi pháp trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,chúng ta thấy được một thành tựu đáng ghi nhận trong nền văn học Việt Nam đươngđại cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật Nguyễn Đình Tú đã biết chọn cho mình mộthướng đi trong vô vàn những con đường hướng đến nghệ thuật Lí thuyết quan niệmnghệ thuật về con người là nền tảng cơ sở cho chúng tôi đi vào chiều sâu khám phá cáckiểu con người trong tiểu thuyết của anh để nhận ra sự hỗn độn của hiện thực đời sốngdẫn đến bản thân con người có những thay đổi trong tâm hồn
Trang 18Chương 2 NHỮNG KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT “KÍN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
2.1 Kiểu con người lạc loài thân phận
Trong thời đại hiện nay có một quan niệm nghệ thuật nói về con người Mỗi nhàvăn lại có mỗi quan niệm riêng Trong tiểu thuyết Việt nam sau 1975, chúng ta đã bắtgặp nhiều quan niệm về con người khác nhau Không chỉ thể hiện con người đờithường, con người tha hóa, con người tự nhiên mà đi vào thế giới tâm linh của conngười thì các nhà văn còn khắc họa con người lạc loài thân phận, kiểu con người lạcloài thân phận nó như là một dạng thức của kiểu con người cô đơn Trong mối quan hệgiữa cá nhân và cộng đồng thì vấn đề con người lạc loài đã trở thành nổi trội hơn lúcnào hết, tiểu thuyết là thể loại tập trung và bộc lộ rõ nhất, có hệ thống về các kiểu nhânvật lạc loài thân phận Bằng nhiều cách, các nhà văn đã đi vào khám phá nhữngphương diện khác nhau của sự cô đơn nơi con người
Nếu như con người trong văn chương giai đoạn 1945 – 1975 là con người tập thể,xung quanh họ là bạn bè, đồng đội, dân tộc, cộng đồng, nhân loại Cá nhân con ngườinhỏ bé không đáng kể Con người không có điều kiện để ngắm nhìn tâm hồn mình Thìđến giai đoạn văn học sau 1975 đặc biệt là văn học trong thời hiện đại này với quanniệm con người cá thể, với sự thức tỉnh cá nhân, với nhu cầu tự ý thức, con người cólúc cảm thấy cô đơn lạc loài và có nhu cầu nói lên trạng thái tâm lý này Cô đơn lạcloài vì thế trở thành điểm xoáy thu hút sự chú ý của đại đa số các nhà văn hôm nay Và
để khắc họa con người cô đơn dẫu có khác nhau đến bao nhiêu nhưng các nhà vănthường gặp nhau ở một số thi pháp chung Dĩ nhiên các thi pháp này được đổi mới ởtừng tác giả và bổ sung nhau tạo nên sự phong phú của thể loại Trong đó độc thoại nộitâm là biện pháp hữu hiệu nhất để thể hiện con người lạc loài cô đơn Độc thoại nộitâm với nhiều dạng (tự bộc bạch, đối thoại với người vắng mặt, độc thoại, dạng nhật
kí, dòng ý thức… ) có khả năng khơi sâu vào nỗi đau câm lặng của con người Trong
Kín Nguyễn Đình Tú đã xây dựng thành công kiểu con người cô đơn lạc loài với sự
đối thoại với người vắng mặt của nhân vật Với kiểu con người cô đơn lạc loài chúngtôi đi vào tìm hiểu các khía cạnh cô đơn lạc loài của nhân vật: lạc loài trong gia đình,lạc loài cô đơn trong tình yêu tình dục, lạc loài kí ức
Trang 192.1.1 Lạc loài trong gia đình
Chính sự cô đơn luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi của con người mọi thời đại Văn họcthế giới đã để lại những tác phẩm bất tử mặc dù chỉ viết về nỗi cô đơn riêng lẻ của conngười G.Macket đã từng nói: “Cuốn sách mà ông dành cả đời để sáng tác là cuốn sáchviết về sự cô đơn” Tiểu thuyết G.Grin và cả mảng trời cô đơn mà các nhà nghiên cứugọi là “nghệ thuật của cái cô đơn’ vì nó mang những nét đặc thù của G.Grin Gia đình
là tế bào của xã hội, một khi mất sự giáo dục từ phía gia đình thì con người ta sẽ chánnản vì thiếu thốn tình cảm dẫn tới những ẩn ức trong tâm hồn
Nhân vật Quỳnh được Nguyễn Đình Tú xây dựng để nói lên sự cô đơn của một
cô gái tròn 20 tuổi, Quỳnh đã sống những tháng ngày mà nhiều cô gái hằng ao ước,được sống trong nhung lụa, có người bố hết mực thương yêu con gái, có tiền để xàihàng hiệu Nhưng không hiểu vì sao khi Quỳnh đã có mọi thứ nhưng Quỳnh không thểnào hòa nhập cuộc được với xã hội Và, trong lần sinh nhật thứ 20 của Quỳnh thì cô
đã ra đi: “đi đâu? Cô cũng không biết là mình sẽ đi đâu Chỉ biết là dứt khoát là phải
đi Đi khỏi ngôi nhà của mình, đi khỏi đám bạn và những công việc quen thuộc Ýnghĩ phải ra đi xuất hiện thật đột ngột Đã từng có lúc Quỳnh muốn đi đâu đó, xa cănnhà có hoa lam tường, xa người bố đáng kính, xa thành phố ven sông, xa những khuônmặt quen thuộc vẫn hiển hiện hằng ngày Nhưng đó là đi để rồi trở về Còn lần này là
ra đi mãi mãi Đi cho đến khi tìm được cái Quỳnh cần tìm thì thôi” [43;5]
Cuộc sống đã ban cho Quỳnh mọi thứ nhưng dường như Quỳnh không thể hòa nhậpvới cái xã hội ấy, Quỳnh luôn mang trong mình một nỗi cô đơn, với Quỳnh cái đất HàThành “là sự hội nhập đầy khó khăn, vừa hứng khởi, vừa nhọc nhằn, vừa như một sự cộngsinh tự nhiên lại vừa như một phản ứng hóa học có thể tạo ra những chất độc chết người
Hà Thành không bù đắp thêm phù sa cho tâm hồn Quỳnh mà ngược lại, sa mạc hóa truysát bức tử nó Hải Thành có thể là nơi cứu rỗi tâm hồn Quỳnh chăng? Điều đó đang nằm ởphía trước trong sự kiếm tìm đầy ẩn ức của Quỳnh.” [43;11]
Chính cuộc sống của mấy năm bụi đời đã để lại những ám ảnh khủng khiếp trong
cô Có lẽ, chính trạng thái của Quỳnh lúc này đưa Quỳnh đến những ý nghĩ khác nhau
về những người bạn của mình và về chính Quỳnh: “Họ đều đang chết chìm trong cái
hố lầy đen tối và hoang rợ ấy, họ thèm khác có được một đôi cánh tiên để bay lênkhông trung và sa xuống một ngôi biệt thự nào đó có những bụi hoa Lam tường để
Trang 20khoát lốt khác Quỳnh đã hóa lốt khác rồi, nhưng bây giờ lại bay về bên miệng hố vàđang muốn tháo bỏ đôi cánh tiên ra” [43;337]
Nhưng, hình như bước chân đưa Quỳnh quay về nơi cũ với cảm giác bơ vơ, lạclõng Quỳnh quay lại: “nhưng chốn cũ có vẻ không chữa lành được con tim đang trúngthương và mỗi lúc trở nên tàn tệ trong Quỳnh Cánh tiên xếp lại rồi, bây giờ Quỳnhbiết bay đi đâu, về đâu? Liệu còn lốt khác nào nữa không, hay để những mạch máu kiađứt tung ra và con tim sẽ xám đen lại rồi ngừng đập?” [43;337]
Không chỉ đối với Quỳnh là sự cô đơn lạc loài trong một xã hội ô trọc với phầnkhuất tối của nó Mà đó là cả với bọn trẻ toa tàu năm xưa, là Kiên, Hoàn, Phương…,những kí ức của quá khứ kéo dần cuộc đời của mỗi nhân vật đến với hiện tại để rồimỗi đứa trẻ sống trong nhà ga Hải Thành năm xưa có những ngã rẽ cuộc đời khácnhau Đối với Kiên thì cuộc đời đã không ban phát cho Kiên những người cha người
mẹ đúng nghĩa Kiên là một đứa trẻ mồ côi được người ta vứt trên ghế đá tại ga HảiThành, Cô Lan nhặt Kiên về nuôi để rồi cô cũng ra đi để lại Kiên bơ vơ trơ trọi, cuộcsống của một đứa trẻ mồ côi lúc này sẽ như thế nào đây: “Không cha, không mẹ, đóicơn, rách áo, thất học, lạc loài Từ đây sẽ là một thân phận côi cút giữa cõi đời rộnglớn mênh mông này” [43;37] Kiên bơ vơ, cô đơn trước cuộc sống và quyết định nghỉhọc: “Từ giờ tở đi Kiên chính thức bước vào đời bằng đôi chân của một đứa trẻ 12 tuổichưa học hết lớp 6” [43;74] Để rồi những ngày mưu sinh hằng lên khuôn mặt củaKiên là một vết sẹo to tướng Cuộc sống của Hoàn tại ga Hải Thành cũng không khác
gì với những người bạn bụi đời của mình, chính sự xuất hiện của Hoàn khiến Bình
“bàng hoàng trước một câu hỏi lớn về cái gọi là kiếp người” [43;110]
Hoàn sống tại một vùng quê thuần biển, ba mẹ của Hoàn đã chết trong mộtchuyến ra khơi, Hoàn ở với bà nội trong một ngôi nhà nghèo nàn, “quanh năm suốttháng đứa trẻ không mặt quần Một manh áo khoác lên người, cứ thế đứa trẻ lớn lêncùng sóng gào và cát xoáy” Nhưng chính cuộc sống lam lũ đã đẩy Hoàn ra đi tớinhững nẻo đường khác mà ở đó: “Đứa trẻ tự kiếm được chiếc quần rồi thì cũng sẽkiếm được miếng ăn, tự biết chỗ nào ngả lưng, tự biết tấm thân còm cõi của nó có thểbán được bán bao nhiêu tiền cho những công việc rẻ mạc” Hoàn đã bước lên thànhphố làm nghề đánh giày và bị bọn Lộc mũ bông đánh nhừ tử “Linh hồn cậu nhiều lầnngọ nguậy trong thể xác bầm dập, muốn thoát về nơi cuối trời, muốn bỏ lại xác thân
Trang 21nhọc nhằn bên thềm đá dương gian” [43;115] Cuộc sống mà Hoàn bương chải được
đã cho Hoàn hiểu thêm được đủ vị của cuộc đời
Đối với những đứa trẻ ở ga Hải Thành trong con mắt của Bình (Cáy): “Đó chỉ là mộtnhóm trẻ mà mình được biết, được quen, được chơi, còn bao nhiêu đám trẻ khác nữa màmình không biết, không quen, không chơi và tất nhiên không bị ám ảnh bởi những sốphận chẳng ra gì ấy Ví như nhóm của thằng Lộc mũ bông chẳng hạn Chúng là nhữngđứa trẻ đến từ đâu? Cũng lại từ những vùng quê nào đó, có thể là một vùng biển nhưHoàn, nhưng cũng có thể là vùng chiêm khê mùa thối hay bến tàu, bến xe, bất cứ đâucũng có thể có một sinh linh ra đời và bị bỏ quên bên góc đời này” [43;149]
Có lẽ trong những đứa trẻ bụi đời ở ga Hải Thành thì Phương là đứa con gáiphổng phao nhất, nhưng chính cái sự phổng phao ấy làm cho ông bố dượng củaPhương mất hết nhân tính đã hiếp Phương, “lão bố dượng liên tục phải đẩy Phươngvào thế phải sinh hoạt với lão, Phương đã trở nên trầm uất và chỉ có một người bạnduy nhất để than thở là cậu bé đánh giày nằm ngay trước cửa nhà” [43;118], trongPhương hình ảnh gia đình êm ấm đã không còn chỗ nữa rồi thay vào đó là sự cô đơn,Phương cô đơn trong chính gia đình của mình khi người mẹ cứ theo công việc phải đilàm xa, để cô gái bé bỏng của mình ở trong ngôi nhà ba tầng cùng với người bố dượng.Phương bị thiếu thốn tình cảm từ lúc còn bé, bị bố dượng cưỡng hiếp nên dẫn tới hoàncảnh hiện nay, cô không còn tin vào tình yêu thương từ phía gia đình nữa mà thay vào
đó là một tâm hồn tổn thương với những khúc gãy trong cuộc đời, cô bé Phương nămnào phải tự mình bươn chải trước cuộc sống để rồi dấn thân vào con đường làm phò
2.1.2 Lạc loài cô đơn trong tình yêu, tình dục
Con người sống trong xã hội nhiều lúc cảm thấy bị lạc loài với mọi thứ xungquanh mình Sự cô đơn ấy xảy ra bởi: hoặc là cuộc sống đào thải, chối từ con ngườihoặc vì con người không đủ khả năng đáp ứng kịp thời với yêu cầu của cuộc sống,hoặc chính con người nhận ra được rằng có nhiều điều trong cuộc sống con ngườikhông thể nhập cuộc với nó, không thể chấp nhận để rồi trở nên đối trọng Chính sựlạc loài làm cho con người trở nên cô đơn
Nguyễn Đình Tú đã xây dựng một thế hệ trẻ hiện đại khắc khoải lạc loài trong vôvọng, để rồi từ đó, từ những vết thương của cuộc đời đứng lên bước tới phía trước dùkhông biết ở phía trước là ánh sáng hay bóng tối Đối với Quỳnh thì cuộc sống mấynăm bụi đời đã để lại những ám ảnh khủng khiếp trong cô, khiến cô luôn phải đối mặt
Trang 22với kí ức bằng khả năng phân loại đàn ông qua những thứ mùi khác nhau Quỳnh côđơn – trong trái tim cô bao giờ cũng là một khối hỗn độn không biết sẽ ra sao Quỳnhmuốn tìm về cái mùi nồng đượm xưa kia với Kiên “Hai cơ thể mới lớn mò mẫm,trưởng thành dần lên trong khoái cảm giao hợp diệu kì Mùi đơn côi trần thế, mùi củalạc loài thân phận hòa quyện vào nhau nồng nã trong hơi ấm tối tăm ẩm ướt” [43;241].Chính những con người cô đơn gặp nhau mới có được sự sẻ chia đồng cảm, đối vớiQuỳnh và Kiên đó là sự cô đơn được giải tỏa qua thân xác Quỳnh muốn tìm kiếm lạingày xưa, cái bản thể cũ tìm về cái kí ức mà Quỳnh lần đầu tiên chung đụng với Kiên,cậu bé hơn cô hai tuổi trong toa tàu hoang, đó là thứ mùi tinh khôi của tuổi dậy thì bụibặm mà trong trẻo, khi mà sự dâng hiến vượt lên nhục cảm đầu đời Cô đã tìm lại cảmgiác đó bằng nhiều chàng trai khác nhau để rồi lần lượt thất vọng bởi trái tim Quỳnh
đã bị tổn thương đến mức không còn khả năng rung lên những nhịp đập của tình yêu.Đối với thầy giáo dạy Anh văn tại nhà thì: “Quỳnh có cảm giác thèm anh ta như đôilúc thèm một thỏi sôcôla khi ở nhà một mình thôi Thỏi sôcôla ấy chỉ khiến người tanhớ đến khi cái miệng nhạt nhẽo chứ không đủ sức làm con tim phập phồng hay héo
úa vì thiếu vắng chút ngọt ngào xen lẫn vị đắng của nó” [43;338] Còn đối với Trángthì: “có lúc xem Tráng như một cây đá lạnh chỉ dùng cho việc ướp xác… Quỳnh tưởng
có thể hà hơi ấm vào cây đá ấy nhưng ngược lại nó làm Quỳnh lạnh giá, thoát tục vàkhô kiệt” [43;339] Còn khi đến với Phong thì có lẽ Phong là người đem đến nhiềukhoái cảm nhất cho Quỳnh, nhưng dù sao Phong cũng không phải là người đàn ônglàm ấm cho trái tim Quỳnh được, với Quỳnh thì Phong không giống như thỏi sôcôla
mà như một thứ ma túy tổng hợp: “Phong là điếu thuốc lá mà người trót nghiện làQuỳnh rất muốn bỏ mặc dù bỏ được cả năm rồi, nghĩ đến vẫn thèm và có thể nghiệnlại” [43;340]
Quỳnh đã tìm lại cảm giác của lần đầu tiên đó bằng nhiều chàng trai khác nhau đểrồi lần lược thất vọng Quỳnh tìm kiếm đến hoang hoải, mùi mẫm cái mùi của kí ứcnhưng thứ cô nhận được chỉ là sự rỗng rễnh về tinh thần và phờ phạc về thể xác
2.1.3 Lạc loài kí ức
Sử dụng thời gian, không gian một cách nghệ thuật để khắc sâu trạng thái cô đơncủa nhân vật là thủ pháp quen thuộc của các nhà văn đương đại vẫn làm Xây dựngthời gian để thể hiện tâm trạng cô đơn của con người, nhiều tác phẩm đôi khi có quan
hệ đối lập về thời gian: bây giờ (hiện tại) đối lập với ngày xưa (quá khứ) Chính con
Trang 23người cô đơn lạc loài trong con người Quỳnh được nhà văn khắc họa trong một nỗiđau quá khứ và sự trống rỗng hiện tại luôn giằng xé các nhân vật cô đơn Quỳnh tìmtới mộ để gặp mẹ, để tâm sự cùng người mẹ đã chết của mình Quỳnh nhận ra rằngchính người mẹ của Quỳnh cũng cảm thấy cô đơn ngay dưới nấm mồ này: “Bố đã xâycho mẹ ngôi mộ nhỏ nhắn này Nó nằm thẳng hàng thẳng lối trong sự lãng quên củangười đời và trong sự lãng quên của chính những người thân yêu nhất của mẹ Bố hầunhư không còn nhớ đến mẹ dù bàn thờ mẹ vẫn đặt trang trọng sát ngay phòng ngủ của
bố trong ngôi nhà có rất nhiều bụi hoa lam tường” [43;12]
Có lẽ nỗi buồn trong Quỳnh theo suốt quãng đời Quỳnh từ những kí ức tuổi thơ,thuở Quỳnh bị thất lạc mẹ của mình và mang một cái tên được mã hóa “cô bé LửaCháy”, cô bé Lửa Cháy đã được Kiên cứu từ trong miệng cống ngầm “ khi lửa đi xarồi, mệt mỏi rồi, lụi tàn rồi, cô bé mới ngóc đầu dậy và đi tìm mẹ Kiên đã phải lộttrần cô bé ra, dội tới cả chục xô nước lên người mới rửa trôi hết những vết tích hãihùng của cơn hỏa hoạn Nhưng nước chỉ rửa sạch những vết tích bên ngoài thôi Cònnhững vết tích bên trong thì phải rất lâu sau mới nguôi ngoai đi được” [43;107] Chínhnhững chấn thương đầu đời xảy ra với Quỳnh, chính từ cái ngày Quỳnh bị lạc mẹ ấybắt đầu là một ngã rẽ khác đối với cuộc đời của Quỳnh, để rồi giờ nhìn lại Quỳnh vẫnchỉ là thân phận một cô bé cô đơn lạc loài Quỳnh cùng ở với nhóm bạn trai ga HảiThành khi trong trí nhớ Quỳnh không còn nhớ được mình đến từ đâu: “Lửa cháy cũng
đã quen với cuộc sống bụi đời ở nhà ga Hải Thành rồi… Chốn ấy, Kiên và đám bạncủa Kiên đang từng ngày vùng vẫy, bươn chải, tụ tập bầy đàn, sẵn sàng đổ máu để sinhtồn Chốn ấy, cô bé Lửa cháy đã tự nguyện gia nhập” [43;108]
Chính từ biến cố cháy chợ đã đưa cuộc đời Quỳnh rẽ sang một biến cố khác, sốngmột cuộc đời khác Bị lạc mẹ năm lên 10 tuổi Quỳnh đã sống như thế cùng đám trẻ bụiđời: Hoàng, Phương, Kiên trong một toa tàu cũ bỏ không tại nhà ga Hải Thành Kể từ
đó Quỳnh đã tiếp thu những văn hóa ở xó chợ, sân ga, sống trong không gian “tà đạo”thay vì một không gian “chính đạo” hiền hậu, bao dung và an lành nơi làng quê mẹ vớiông nội Nhưng, sau khi tìm lại gia đình, Quỳnh đã không thể trở lại sống một cuộcsống bình thường Sự hụt hẫng khiến Quỳnh khao khát tìm về ngày xưa “Điều Quỳnhcần tìm thấy ở chuyến trở về Hải Thành lần này là gì? Những người bạn năm xưa giờđây đều đã định hình những số phận khác nhau Họ coi quá khứ là một hố lầy khủng
Trang 24khiếp và Quỳnh có lẽ là người duy nhất thoát ra được Quỳnh quay lại để chia tay kéo
họ lên hay để họ kéo Quỳnh trở về với cái hố lầy ấy”[43;336]
Có một nguyên lí là xã hội càng phát triển, cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoàicàng rộng thì con người càng cảm thấy cô đơn Nhân vật cô đơn là hình tượng nổi bậttrong văn chương thế giới thế kỉ 21 Chính sự cô đơn là nỗi ám ảnh nhức nhối trên mọitrang viết của nhà văn Việt Nam họ Nguyễn này… và “cô đơn là bi kịch tất yếu củacon đường sáng tạo”
Quỳnh không chỉ một lần tìm đến cái chết Lần thứ nhất, nằm trong căn phòngcủa mình, Quỳnh thấy “kiếp người chỉ mang thứ màu lễnh loãng phù vân” và “nghĩđến sự vô nghĩa của việc có mặt trên cõi đời này”, cô đã “tiêu hết những thứ cuộc đời
ký gửi” và đã đi đến hành động uống 2 viên thuốc ngủ rồi lấy dao lam cắt mạch máu
cổ tay Buổi sinh nhật lần thứ 20 chính là hành vi Quỳnh tìm đến sự chết lần thứ hai.Nếu như tìm đến sự chết lần thứ nhất Quỳnh đã hủy hoại mình bằng thể xác thì khi tìmđến sự chết lần thứ hai cô đã huỷ hoại mình về tinh thần Màn trình diễn thác loạn vàbệnh hoạn của 12 con giáp chính là nút phóng quả tên lửa huỷ diệt vào chính tâm hồn
cô Ở biến cố thứ nhất sau lần cháy chợ, khi chui từ dưới cống lên, Quỳnh không biếtmình là ma hay là người, còn ở biến cố thứ hai sau buổi sinh nhật, cô đã thực sự khôngcòn là người Khi một người đã vượt qua cái chết thường nhận thức được giá trị của sự
sống, nhưng với Quỳnh, cái sự không chết của cô chỉ càng đẩy cô vào ngõ cụt Cô đã
thoát xác lần thứ hai để rồi giờ đây cô không còn biết phải sống ra sao trong một ngõtối với những bức tường có màu sắc hủy diệt Không chết “Vậy con phải sống như thếnào?” Quỳnh đã hỏi mẹ như vậy Phải sống như thế nào? Đó là một câu hỏi không chỉcủa Quỳnh mà còn là của Phong, của Tráng, của những người bạn trong nhóm 12 congiáp; của Hoàn, của Kiên, của Phương trong nhóm toa tàu ngày nào Đó cũng là những
trăn trở len lỏi trong những dòng nhật ký tự vấn của cậu phóng viên trẻ Bình cáy như
một nhân chứng của thế hệ
Có thể nhận thấy, hình ảnh con người cô đơn lạc loài thân phận trong Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú nói chung và “Kín” nói riêng là những nhân vật thánh thiện lạc loài
giữa một xã hội ô trọc Con người trong kín luôn sợ hãi hoài nghi, Quỳnh có nỗi sợ hãivới đám cháy, Phương bị làm nhục thân xác đến nỗi sau này Phương không thể nào rũ
bỏ được nên đã làm gái điếm
Trang 25Chính trong cái xã hội hiện đại đầy thù hận và bi kịch con người luôn luôn cảm thấy
cô đơn trước đồng loại và trước bản thân mình Xuất phát từ bi kịch cá nhân trên hànhtrình kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, con người luôn bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn,hoài nghi trước cuộc sống Con người cảm thấy lạc loài, họ sống khép kín, khác thường,mất khả năng giao tiếp, không thể hòa hợp với thế giới xung quanh, họ hoài nghi về bảnthân, hoài nghi về những gì đang diễn ra, khủng hoảng niềm tin và cả đức tín
Con người lạc loài thân phận không phải là mới nhưng ở Nguyễn Đình Tú, hìnhảnh con người cô đơn lạc loài mang hơi thở của con người xã hội hiện đại, một xã hộithiếu tính liên kết, rã đám, xô bồ, bất trắc
2.2 Kiểu con người vô thức, tâm linh
2.2.1 Con người của giấc mơ và dục tính
“Người ta là người với tất cả sự cao quý hèn hạ của con người” Đã có một thờikhông xa lắm quan niệm ấu trĩ cho rằng phần vô thức phần bản năng chỉ có ở loài vậtchứ không thuộc trong con người Vì vậy, người ta phê phán những tác phẩm văn học
có xu hướng hiện đại chủ nghĩa đi vào thể hiện phần vô thức, phần bản năng trong conngười, quy nó vào chủ nghĩa Freud Thực ra phân tâm học của Freud là một học thuyếtthể hiện cách nhìn nhận con người đầy đủ nhưng chỉ có điều do tuyệt đối hóa cái vôthức mà ông đi đến chỗ phủ định vai trò chủ đạo của ý thức đối với hành động của conngười trong đời sống hiện thực Hơn nữa ông chỉ thừa nhận trong vô thực cái bản năngtính dục như là hạt nhân cơ bản mà không thấy những thuộc tính xã hội và văn hóalịch sử của vô thức
Hoạt động tâm lý của con người có ba tầng: tầng đầu là hệ thống vô thức – khotàng của dục vọng và bản năng sinh vật Nhưng bản năng và dục vọng này chất chứanhững năng lượng tâm lý mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc và ra sức xâmtràn vào cõi ý thức để được thỏa mãn Như vậy trong con người có ý thức và vô thức,
có phần con bên cạnh phần người Và cuộc sống của con người chỉ bình thường khi có
đủ những phần ấy, vấn đề là ở chỗ con người phải biết điều chỉnh như thế nào để có sựtương hợp vừa phải giữa cái cá nhân và cái xã hội, giữa con người tự nhiên và conngười xã hội
Trong Tiểu thuyết Kín, có những lúc nhà văn đã nghiêng ngòi bút của mình về
phần vô thức của nhân vật, thế nhưng nhà văn chỉ nghiêng những lúc cần nghiêng màthôi Chẳng hạn như có lúc Quỳnh dự định là sẽ tổ chức sinh nhật vào buổi sáng còn
Trang 26đến tối vẫn có thể đến lớp học ngoại ngữ nhưng bây giờ “Quỳnh đang đứng trướctrung tâm ngoại ngữ, nhưng không phải để học mà để mở đầu cho hành trình ra đi khỏicuộc sống hiện tại” [43;8] Nhưng thật sự Quỳnh đi đâu bây giờ Quỳnh cũng khôngthể biết được: “vậy thì đi đâu đây? Đi đâu để tìm được cái cần tìm? Quỳnh bần thầntrước cổng trung tâm ngoại ngữ một lúc rồi gọi taxi ra nghĩa địa” [43;9] Chính nhữnglúc trong đầu óc Quỳnh không nghĩ được gì là lúc Quỳnh đi theo bản năng vô thức củamình, Quỳnh có ý nghĩ là sẽ rời khỏi nơi đây để đi tìm một Hải Thành đâu đó mờtrong kí ức nhưng chính bước chân vô thức đã đưa Quỳnh đến trước mộ mẹ Ám ảnh
về mẹ lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí Quỳnh qua những giấc mơ, ở đó Quỳnhđược gặp mẹ, được trò chuyện cùng với mẹ: “Mẹ gọi Quỳnh đi ra sau vườn nhưng đókhông phải là mảnh vườn nhà Quỳnh ở dưới quê Khu vườn đó Quỳnh đã quá quenthuộc, nhắm mắt Quỳnh cũng biết đâu là gốc roi, đâu là gốc bưởi…” [43;78] nhưng rồiQuỳnh sa vào mộng mị: “Quỳnh nhắm chặt mắt lại, cố gạt những âm thanh chiến trận
ấy ra khỏi đầu Nhưng không sao thoát được Người Quỳnh chao đi chao lại và Quỳnh
có cảm giác như bề ngoài lớp da của mình có sự va chạm rất lạ” [43;82]
Quỳnh lạc vào cõi u mê của hoài niệm, trong đó Quỳnh nhìn thấy mẹ của mình,người mẹ đã vì Quỳnh mà ra đi, khi mẹ mất thì Quỳnh vẫn còn đang ở một xó xỉnhnào đó trong toa tàu bỏ hoang Nhắm mắt lại Quỳnh thấy mẹ, Quỳnh cứ nghe thấy cái
âm thanh cứ phát ra ngay bên cạnh Quỳnh, Quỳnh phải tự trấn tĩnh đi cảm giác củamình “ hàng mộ này là dãy phố của những người âm Nghĩa địa này là thành phố ma.Quỳnh đến với thành phố ma thì phải gặp ma thôi.”[43;13] Có lẽ con người ai cũng cómột phần đời sống tâm linh cho riêng mình và Quỳnh cũng vậy, Quỳnh vẫn thườngxuyên ra nghĩa địa gặp mẹ, vẫn tự thủ thỉ với chính mình nhưng thực chất Quỳnh đangmuỗn nói cùng mẹ “Tại sao bố lại trồng cây lam tường trong vườn nhà hả mẹ? Ngàyxưa mẹ có yêu loài hoa đó không? Bố có bao giờ ra đây thăm mẹ không? Con ít ra đâyvới mẹ đã đành, bố cũng không ra với mẹ nữa, mẹ có buồn không? Mà sao con khôngnhìn rõ hình thù của mẹ? Có phải mẹ về với con đó không?” [43;16] Việc khám phásâu vào lĩnh vực tâm linh, mở ra những miền phong phú bí ẩn khôn cùng của conngười ở nhiều bậc thang giá trị, ở những tọa độ khác nhau, ở nhiều chiều kích
Giấc mơ là một phần của đời sống, nó như ẩn sâu trong miền tâm linh vô thứccủa mỗi người, góp phần làm thăng hoa, thêu dệt thêm điều kì diệu cho cuộc sống, nó
là nơi vô thức lấn sân đòi được thể hiện trước sự kiềm nén của ý thức Nhà văn tạo ra
Trang 27con người với mô típ giấc mơ thực hư lẫn lộn, nơi ấy huyền thoai và thực tế đan quyệnvào nhau Giấc mơ gắn liền với di chứng của những hoang tưởng trong tinh thần conngười Bởi vì con người của cuộc sống hôm nay phải chịu đựng quá nhiều di chứngtinh thần đã khoét sâu vào trí não họ Tấn công thẳng vào vết thương ấy sẽ tạo nên cúsốc tâm lí cho độc giả nên trong tiểu thuyết nhà văn đan cài vào đó con người củanhững giấc mơ.
Trong phần vô thức của con người không chỉ có phần vô thức giấc mơ mà nó còn
là một phần của bản năng mà theo Freud là xung năng (libido), ở đó con người khôngthể kiềm chế được dục tính của mình bởi đó là một phần của cuộc sống Quỳnh đãnếm thử cái cảm giác dư vị đầu đời từ Kiên khi mới 14 tuổi, cô bé đã không ý thứcđược việc mình làm, nhưng cũng chính do hoàn cảnh xã hội đẩy hai đứa trẻ tới việctìm kiếm trên thân thể của nhau, cái lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi cần phải được che chởtrước mọi cám dỗ của xã hội nhưng ở hai đứa trẻ trong toa tàu vào một ngày mưa cuốiđông đã tìm đến nhau Nằm trong chăn cùng Lửa cháy Kiên bỗng cảm thấy con ngườimình có sự thay đổi: “Một mầm chồi gì đó bừng lên sức xuân như mọc ra từ ngườiKiên và ngày càng vươn dài nhưng khao khát vô hình Chồi xuân ấy chạm nhẹ vàothân hình ấm nóng trước nó và những ý nghĩ lạ lùng cứ ùa về xâm chiếm Kiên”[43;230], thế rồi hai con người cô đơn ấy cứ thế xoắn xuýt vào nhau: “Cái chồi xuânkhông chịu chờ đợi ý nghĩ xa vời và viển vông ấy Những cánh tay cứ thế ôm chặt lấynhau Những cẳng chân cứ thế quặp chặt lấy nhau Cái chồi xuân mới nhú cứ thế tìmđến khe ngọc mà thả sức vươn mình lớn bổng” [43;241] Sau này khi đã lớn lên thìQuỳnh vẫn không thể thoát khỏi bản năng dục vọng chi phối, Nga từng bảo rằngQuỳnh là đứa cuồng sex, Quỳnh tìm đến với Tráng trong khoái cảm: “Những bàn taylần nhau sờ soạn, vuốt ve, mơn trớn…những bàn tay lần tìm cảm giác dưới lớp bọt phủkín mặt bồn Tròn đầy, móp méo, u cục, lồi lõm, mềm mại, rắn chắc trải ra co lại tronglòng bàn tay” [43;256]
2.2.2 Con người của cõi u mê huyền thoại
Theo dòng chảy của văn xuôi đương đại, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú cũng cóhướng phá bỏ cách nhìn con người duy lí, hành động theo sự mách bảo, chỉ dẫn của ýthức hoặc có khi theo kinh nghiệm thông thường cuộc sống thay vào đó là khám phávùng tâm linh bí ẩn để thấy cái biến động sâu xa, sự chập chờn và có lúc mờ nhòe ởvùng giáp ranh giữa ý thức và vô thức, lí trí và tâm linh Với quan niệm nghệ thuật
Trang 28mới, nhà văn có ý thức thay đổi hình thức diễn đạt, ngòi bút nhà văn khơi sâu vào cõitâm linh vô thức của con người, khai thác “con người ở bên trong con người” Tiểuthuyết đương đại khắc họa con người không chỉ tính cách, nhưng điều đó có thể giảithích được bằng lí tính mà còn khám phá con người ở cõi tâm linh vi diệu biến ảo,khám phá những dòng ý thức và những mạch tiềm thức đan vào nhau như những ma
trận cục kì phức tạp của thể giới bên trong con người Theo Từ điển Tiếng việt : “Tâm
linh là khả năng đoán trước được những điều sắp xảy ra theo quan niệm duy tâm”
Có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tâm linh đến nay khoa học vẫn không giải thíchđược Văn học nghệ thuật cũng quan tâm đến thế giới tâm linh của con người nhưngkhông đi theo con đường của khoa học mà nó được nhìn từ góc độ nhân văn thẩm mĩ,
vì thế nõ chú ý đến tâm linh, đến việc mở rộng và chiếm lĩnh thế giới Trong nền vănhọc hiện nay, nhiều nhà văn đề cập đến đời sống tâm linh của con người như là pháthiện một năng lực nhân tính thiêng liêng phù hợp với cái đẹp cái thiện Nó đem lại sự
đa dạng trong cuộc sống con người về tinh thần đồng thời hướng con người đến chânthiện mĩ hơn
Qua câu chuyện của nhân vật xưng “tôi” thì ông tôi hay kể câu chuyện về Mẫu,
ông nói “sự ra đời của Mẫu lạ lắm” Đạo Mẫu là tín ngưỡng của người Việt Nam ta có
ảnh hưởng từ Đạo giáo, tôn thờ Mẫu là một bậc bề trên với các quyền năng sinh sôi,bảo trữ và che chở cho con người Mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị thần quantrọng của tín ngưỡng Việt Nam Ông và mẹ của Quỳnh rất hay đi hầu đồng cầu xinthánh mong cho gia đình êm ấm và mẹ Quỳnh sẽ có thêm một đứa con trai Thế là mẹQuỳnh cứ thế cầu xin Cô Chín: “Mẹ tôi lại cúi mọp xuống khấn vái, kêu cầu rồi lạitung tiền trên đĩa xin âm dương… cả đám người theo hầu cũng nín thở chờ mong CôChín chiều ý mẹ Riêng thầy đồng vẫn lim dim mắt, bờ môi nửa mìm nửa bĩu chả biết
là đang cười hay đang giễu” [43;270] Nhưng ông Quỳnh là người tin vào Thánh Mẫunhất và quở trách tại vì bố Quỳnh nên Cô không thương mà cho thêm mụn con trai:
“Cũng tại cái thằng chồng mày cơ Vô sự vô sách cho lắm vào, làm gì cô chẳng quở.Thôi, việc âm thì xin âm, việc dương lo dương, về tiếp tục bàn tính với chồng, bảo nó
từ nay đến lúc đi, thường xuyên về” [43;271].Việc hầu đồng- là nghi thức giao tiếp vớithần linh, khi đó các ông đồng bà đồng không còn là hiện thân của mình nữa mà làhiện thân của vị thần nhập vào họ, không gian xung quanh giá hầu đồng “Thầy đồngmặc một bộ quần áo trắng muốt đang ngồi giữa chiếu đồng Xung quanh thầy là bốn
Trang 29người hầu dâng, hai người nam mặc áo the ngồi phía trước gần bàn thờ, hai người phụ
nư mặc áo dài ngồi phía sau” [46;135], rồi có vẻ như sắp nhập “Thầy ngồi ngay ngắn,hai tay đặt ngửa lên gối, lặng im một lúc rồi người thầy bắt đầu lắc lư, chuyển độngtheo vòng tròn” [46;135] Dưới Mẫu là các chầu, các cô, các cậu mỗi người chuyêntrách một công việc Ai muốn xin điều gì thì chỉ việc dâng lộc lên và xin lộc Trongkhông gian đó “ người dâng lễ, người chắp tay trước ngực, người nhắm mắt, người gụcđầu, ai cũng sì sụp khấn vái, xin xỏ, kêu cầu” [46;136]
Có thể thấy toàn bộ không gian trình đồng mở phủ thuộc về văn hóa dân gian, nó
là một phần tín ngưỡng của con người, các nghi lễ này thường được tổ chức ở đềnthánh, phủ Mẫu Những phong tục cổ xưa, tín ngưỡng dân gian nguyên sơ Văn hóadân gian là cả một kho tàng, một dòng sông thao thiết chảy, cả một ngọn núi lửa sẵnsàng phun nham thạch Nó như những mẩu chuyện đọc lập trở đi trở lại đến đậm đặc
sa đà trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú Có lẽ nhà văn muốn nói rằng con ngườiđang sống trong một xã hội hiện đại vẫn không thể dứt bỏ được tín ngưỡng thuộc thếgiới tâm linh văn hóa truyền thống
2.3 Kiểu con người “tha nhân” và hành trình kiếm tìm bản thể
2.3.1 Con người “tha nhân”
Bản thân mỗi con người sinh ra, không ai có thể tách rời hoàn cảnh sống cũng
như cuộc đời mình Như Trần Đình Sử đã nói: “Làm thế nào mà tách được cái hiện
thực xã hội, đời sống xã hội ra khỏi con người, khi mà bản thân xã hội chế độ chính trị
là số phận con người, khi mà một trong những nỗi đau nhức nhối của con người lại lànỗi đau trước những vấn đề xã hội”[35;40] Con người luôn sống trong môi trườngnhất định, sau khi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội thì con người cũng có thể tácđộng trở lại đời sống, trong môi trường sống này thân phận con người cũng khôngngừng biến chuyển thay đổi để rồi cuối cùng tất cả đều hẩm hiu chua xót Dù cho conngười có cố gắng vươn lên thì họ cũng không thoát khỏi hoàn cảnh sống, chính sựvùng vẫy trước cuộc đời làm cho họ khác với chính mình hơn, không còn là mình nữa
mà nó như “ hai trong một con người”
Bản chất của con người khi sinh ra đều là thiện nhưng do hoàn cảnh xã hội tácđộng dẫn tới sự đổi khác trong tâm hồn con người Nó không còn là một con người
như nó vốn có mà lại trở thành một con người khác Trong Kín một không gian rộng
lớn là Hải Thành nhưng thu hẹp gần hơn nữa là cái nhà ga bỏ không nằm trong một
Trang 30góc khuất của thành phố, nơi ấy có những đứa trẻ bụi đời đang sống, chúng sống laylắt quằn quại giữa một xã hội mà ở đó chúng không có một chỗ đứng, đối với mọingười chúng là những đúa trẻ lạc loài, chúng lạc loài cô đơn, điều đó không phải tựchúng muốn có mà do những biến cố của cuộc đời đã tạo nên bước ngoặc lớn cho
những đúa trẻ ở ga Hải Thành Có nhà văn từng nói : “ con người xa lạ ngay trong cuộc sống, xa lạ với bản thân thậm chí với chính mình” Mỗi con người có những cuộc
đời riêng của chính bản thân mình, và ở đây chúng ta bắt gặp ngay chính những conngười như vậy Những đứa trẻ đó rơi vào hoàn cảnh khốn khổ, trớ trêu, hàng loạtnhững đớn đau trong tình yêu, gia đình, nỗi đau lớn về thể xác, nỗi dằn vặt của chínhbản thân đã đưa con người từng bước đi vào con đường “bụi đời” mà không ý thứcđược cuộc sống của mình đang sống như thế nào, chúng như những vị khách “trú tạmgiữa cõi đời” Nhà ga Hải Thành là nơi trú chân của những đứa trẻ bụi đời, chúng dầndần đánh mất đi chính mình mà có lẽ tìm lại được lại là điều khó khăn
Trong bôn ba thân phận, Quỳnh – cô bé Lửa Cháy lạc chợ năm nào - trở về lạingôi nhà giàu có nhưng không tìm thấy nổi tình yêu thương, sống lạc loài và giẫmchân lên những cuộc chơi vô thức mang sức mạnh hủy diệt cả cuộc sống Hoàn trởthành một kẻ săn người thuê với vết chém thù vắt ngang mặt như một dấu tội lỗikhông thể xóa nhòa Kiên – đứa trẻ bị bỏ rơi trên băng ghế đá - phải tự chống trả vớikhắc nghiệt của đời để lớn lên Phương không thoát nổi nghiệp “làm phò” – cái nghềbán thân xác từ tuổi 15
Cuộc sống của Hoàn có lẽ cũng không khác xa là mấy đối với những người bạncủa mình, bố mẹ Hoàn đã mất trong một chuyến ra khơi và Hoàn sống với bà nội trongcái cảnh nghèo túng “một manh áo khoát mỏng lên người”[43;110], cuộc sống khôngthể mãi như thế được và Hoàn quyết định ra đi, đoàn tàu đưa Hoàn đến nhà ga HảiThành Lên Hải Thành với mong muốn một ngày nào đó Hoàn có thể về quê thăm bà,đưa cho bà kẹo bánh, quần áo, nước ngọt những điều đó đâu có dễ dàng gì với một đứatrẻ chân ướt chân ráo đứng dưới trướng của Lộc mũ bông, để kiếm được đồng tiền đâu
dễ dàng gì Đề phòng bọn thằng Lộc mũ bông ra tay với mình thì Hoàn đã tự sắm chomình một con dao thái để phòng thân Sống một cuộc sống luôn lo lắng chỗ ở, miếng
ăn của mình bị lấy mất mà giờ đây Hoàn đã trở thành con người khác, ngôn ngữ củaHoàn là thứ ngôn ngữ giang hồ, Hoàn từng tham gia băng cướp Bãi Sậy và bị bắt phảingồi tù 4 năm, sau khi ra tù thì Hoàn lại dính đến một việc khác nữa là bắt cóc con gái
Trang 31của đối thủ cạnh tranh làm ăn mà người ta giao cho Hoàn là bắt được cô gái ấy, nhưngkhi Hoàn gần tiếp cận đối tượng thì Hoàn lại nhận ra đó chính là cô bé Lửa cháy nămxưa, số phận đã đưa đẩy những người bạn gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu, Hoàn làngười đi bắt cóc còn Quỳnh lại là người bị bắt cóc Có lẽ không ai biết được rằng conthú hoang trong Hoàn còn có thể thuần dưỡng được nữa hay không,“ những năm tháng
tù đày đã biến đổi Hoàn ra cái giống gì rồi”[43; 368]
Có lẽ trong những đứa trẻ ở ga Hải Thành thì cuộc sống của Phương chứa đầyđau khổ nhất, nó đã đẩy Phương tới con đường làm điếm Sau cái buổi tối định mệnh
ấy thì cuộc sống của Phương rẽ sang một con đường khác, từ một đứa trẻ sống trongnhung lụa với ngôi nhà 3 tầng đứng sừng sững ngay phố, nhưng cũng có ngày Hoàn lạikhông ngờ rằng “cô bé tiểu thư đài cát ấy lại có ngày phải ra nhà ga mà sống kiếp bụiđời”[43;115], chính do cái sự dậy thì sớm của Phương và những chuyến đi công tác
xa nhà của mẹ làm cho lão bố dượng có cơ hội để hãm hiếp Phương, và Phương bị lãochiếm đoạt, lão liên tục đẩy Phương vào thế yếu buộc phải đáp ứng những gì mà lãomuốn Ông cha ta nói “tức nước thì sẽ vỡ bờ”, Phương bị dồn nén bức bách đến phátđiên và điều gì đến cũng sẽ phải đến, Phương ra tay đâm chết lão bố dượng rồi bỏ chạynhưng “một cô bé lá ngọc cành vàng như Phương, sảy nhà thì biết sa đâu bậy giờ”[43;156], Phương chỉ còn biết tìm đến Hoàn bởi vì đó là người bạn duy nhất củaPhương Một thời gian sau thì mẹ phương tìm được Phương, bà muốn đưa Phương vàoNam hi vọng làm lại cuộc đời nhưng khi tàu chuyển bánh thì Phương nhảy xuống sân
ga để tới với Hoàn, Chính lúc Phương từ chối làm lại cuộc đời thì cuộc đời Phương rẽsang một bước ngoặc mới “Phương trượt sâu vào con đường làm điếm”[43,158],Phương chấp nhận ra nhập với những đúa trẻ toa tàu để cùng kiếm kế mưu sinh nhưngcuộc sống vất vả không phải để dành cho Phương, thi thoảng “cô thường bỏ đi đâu đóvài ngày rồi lại về với rất nhiều quà cáp cho cả bọn”[43;233], cuộc sống của Phươngsinh hoạt thất thường nhưng đối với Phương thì việc kiếm được miếng ăn dù cho làm
gì cũng được ngay cả việc bán thân xác mình “ngủ với nó một tí mà được 20 nghìn, cóthằng còn cho 30 nghìn”[43;235] Chính hoàn cảnh con người ta đang sống đã đẩynhững con người đang sống bình thường trở thành những tấn bi kịch, không còn làchính mình nữa Bản chất của Phương bây giờ đã khác rất nhiều, không còn là cô bétiểu thư ngày nào thấy Hoàn ngủ ngoài hiên đưa ra cho Hoàn trái táo mà bây giờPhương lại trở thành gái điếm của nhà hàng Lá Thu Cuộc sống của Phương sa đà
Trang 32trượt dốc từu bi kịch này đến bi kịch khác nhưng có lẽ bi kịch về nỗi đau tinh thần làlớn hơn cả, nó khồng thể nào làm cho người ta quên đi mà trái lại càng đẩy đưa conngười ta lâm vào cùng đường ngõ cụt.
Kiên từ một đưa trẻ có mẹ trở thành một đứa trẻ “mồ côi”, khi biết được sự thậtmình không phải là con của mẹ Lan, mà Kiên được bà Lan nhặt được Kiên trên ghế đáchờ ngoài sân ga, từ đây Kiên sẽ là “một thân phận côi cút giữa cõi đời rộng lớn mênhmông”, Kiên đã phải nghỉ học khi trình độ chỉ đến lớp 6, từ đó Kiên trở thành thủ lĩnhcủa nhóm những đứa trẻ vô gia cư Nếu không có Bác Mẫn giúp đỡ, đưa Kiên ra cuộcsống đó thì chắc có lẽ hiện giờ số phận Kiên đã thay đổi theo một hướng khác Từ đứatrẻ lang bạc bụi đời chuyên nhặt rác giờ “cái lều nhặt rác năm xưa giờ đã thành ngôinhà nhỏ xinh xắn”[43;330]
Hoàn cảnh thay đổi thì con người cũng đổi khác, Quỳnh từ một cô bé xin xắnsống trong một vùng quê yên bình cùng ông nội và người mẹ hết mực yêu thương conmình, đối với Quỳnh cái đẹp nhất ở quê chính là con đê, nhiều khi Quỳnh tự thắc mắcphía bên kia của con đê có phải là tất cả những gì dài rộng bí ẩn của cuộc đời, “đứngtrên mặt đê sẽ định hướng được hướng nào có thể ra khỏi làng, sẽ biết cần phải làm gì
để khám phá cái phần còn lại vô cùng rộng lớn của cuộc đời”[43;310] Trong một lầnQuỳnh được mẹ dẫn lên tỉnh thăm bố, chính cái lần đầu tiên được lên thăm nơi bố làmviệc đó cũng chính là lần làm thay đổi ngã rẽ cuộc đời Quỳnh, Quỳnh - cô gái đến từbiến cố cháy chợ để rồi số phận rẽ sang một hướng khác, sống một cuộc đời khác.Quỳnh bị lạc mẹ ngay cái hôm mẹ dẫn Quỳnh ra chợ để thưởng thức các món ăn thànhphố và chính lúc đó Quỳnh rời xa mẹ của mình, trận hỏa hoạn làm cháy chợ nhưngQuỳnh đã thoát ra từ miệng cống, lúc này Quỳnh gặp được Kiên, những chấn động về
vụ cháy chợ đã làm cho Quỳnh (trong thời gian này được mã hóa mang tên Lửa cháy)phải mất sáu tháng sau mới nhớ ra tên của mình, phía sau những con phố là cái nhà gatồi tàn ở nơi ấy “cô bé Lửa Cháy tự nguyện gia nhập”, dần dần thì Lửa cháy cũng quen
Trang 33với cuộc sống bụi đời Bị lạc mẹ năm lên mười tuổi, Quỳnh sống cùng đám trẻ bụi đờitrong một toa tàu cũ bỏ không tại nhà ga Hải Thành Kể từ biến cố cháy chợ, cô đã tiếpthu những văn hoá xó chợ, sân ga, sống trong không gian “tà đạo” thay vì một khônggian “chính đạo” hiền hậu, bao dung và an lành nơi làng quê với mẹ và ông nội Giá trịvăn hoá, giá trị niềm tin trong lịch sử thường được thử thách bởi các biến cố “Thuỷ -hoả - đạo - tặc” là bốn liều thuốc thử cho kết quả rõ rệt nhất Cô bé Quỳnh sau khi gặphoả hoạn và thoát chết nhờ ngã xuống cống ngầm chứa nước thải đã biến dạng “khôngbiết là người hay ma”, ngay tại thời điểm đó, căn tính người ở cô đã có những biểuhiện biến chất Đến lúc Lửa cháy đến tuổi dậy thì thì Phương đã đưa Lửa cháy vào conđường làm phò “ đó là cách kiếm tiền nhàn hạ nhất đối với những đứa bụi đời gái ởquanh xóm liều này”[43;234] Cũng tại toa tàu hoang phế, vào trước đêm cô được dẫn
đi bán trinh, cô đã mất đi thứ quý giá nhất ấy một cách đẹp đẽ và tinh khôi trongnhững mờ nhoè thức tỉnh và mê mụ, sau đó Lửa cháy đi làm phò và phải tiếp những vịkhách đầu tiên, nhưng đó không phải là những gì cô bé có thể làm Những tháng ngàyđược tiếp xúc với nhiều loại đàn ông khác nhau mà đến bây giờ Lửa cháy có thể gọitên các thứ mùi khác nhau của đàn ông Sau này, khi tìm lại được gia đình, Quỳnh đãkhông thể trở lại sống một cuộc sống bình thường Sự hụt hẫng khiến cô khao khát tìm
về bản thể xưa cũ mà cô cho rằng đã bị đánh tráo ở nhà ga Hải Thành ngày nào
Cuộc sống của mấy năm bụi đời đã để lại những ám ảnh khủng khiếp trong cô,khiến cô luôn phải đối mặt với ký ức bằng khả năng phân loại đàn ông qua những thứmùi khác nhau Điều cô kiếm tìm là thứ mùi của lần chung đụng đầu tiên với Kiên, cậu
bé hơn cô 2 tuổi trong toa tàu hoang, đó là thứ mùi tinh khôi của tuổi dậy thì, bụi bặm
mà trong trẻo, khi mà sự dâng hiến vượt lên nhục cảm đầu đời Cô đã tìm lại cảm giác
đó bằng nhiều chàng trai khác nhau để rồi lần lượt thất vọng Quỳnh đã tìm kiếm đếnhoang hoải, mụ mẫm cái mùi của ký ức, từ chàng gia sư tiếng Anh đến Tráng, và dừnglại ở Phong cùng nhóm 12 con giáp, nhưng thứ cô nhận về chỉ là sự rỗng rễnh về tinhthần và phạc phờ về thể xác.Trước khi quay trở về thì Quỳnh đã kịp làm một động tácvứt chiếc thẻ ATM xuống biển Quảng Thành và nói với anh chàng KFC “ Quay lạithôi, đã đến lúc tôi phải đi tiếp rồi!”
Có thể nói quan niệm nghệ thuật về con người là một công cụ cần thiết để xemxét văn học, bởi vì văn học là nhân học Qua đó nó giúp chúng ta đánh giá chiều sâutrong việc khám phá về con người của một nhà văn Nguyễn Đình Tú là nhà văn luôn
Trang 34luôn trên bước đường đì tìm hiểu sâu sắc về bản thể con người, có một bước đột phánhững giới hạn về con người của những nhà văn đi trước Các kiểu con người cô đơn lạcloài, vô thức tâm linh, con người đánh mất chính mình và trên bước đường tìm lại bản thểđược kết hợp với việc phản ánh một thế giới hỗn độn, rã đám, xô bồ bất trắc Với việc tìmhiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm của anh, chúng ta thấy đượcNguyễn Đình Tú đã đóng góp một phần cho văn học Việt Nam và mở ra một hướng quanniệm mới mẻ làm mới thêm quan niệm về con người trong văn học đương đại.
Trang 35Chương 3 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
KÍN CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
3.1 Trần thuật đa chủ thể
3.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ ba và khả năng chiếm lĩnh hiện thực
Người kể chuyện tồn tại ngay từ khi có văn học, nghĩa là có tác phẩm phải cóngười kể chuyện Thuật ngữ người kể chuyện có từ năm 1490, tuy nhiên lí luận về nóthì phải đến thể kỉ 20 mới phát triển cùng với sự phát triển của trần thuật học Líthuyết tự sự học hiện đại đã xác nhận người trần thuật là một trong những vấn đề trungtâm của tự sự học
Từ điển bách khoa tiếng Pháp cho rằng: “trong một truyện kể hư cấu người kểchuyện chính là người kể lại câu chuyện Anh ta có thể hóa thân vào một nhân vật(truyện kể ở ngôi thứ nhất) hay là một người ở ngoài kể lại câu chuyện đó (kể ở ngôithứ 3)” Theo Todorov thì “người kể chuyện có khả năng thống ngự trong cấu trúctruyện kể, người kể chuyện mang chức năng không chỉ kể mà còn định giá đánh giá”.Còn Genette thì đưa ra định nghĩa: “người kể chuyện là người hiện thực hóa toàn bộcâu chuyện” Người kể chuyện ngôi 3 là người kể chuyện không tham dự vào câuchuyện, câu chuyện được kể lại bởi một người không phải là một nhân vật trongtruyện Người trần thuật nằm ngoài biến cố, sự kiện mà nó được kể lại Tác phẩm cóngười kể chuyện di sự thường là giấu mặt, không công khai, người đứng sau nhân vật,sau mọi biến cố sự kiện để bài trí, tổ chức sắp xếp câu chuyện Người kể chuyện mangtính chất toàn tri biết tuốt
Sẽ không có câu chuyện nếu không có người kể chuyện, nhờ người kể chuyện mà
ta nắm bắt được toàn bộ nội dung truyện Kín được kể dưới nhiều hình thức nhưng khi
bắt đầu vào đọc tác phẩm thì ta bắt đầu nhận ra là hình thức trần thuật ngôi 3, người kểchuyện theo sát bước đi của Quỳnh trong tác phẩm, người kể chuyện tuy đứng ngoàicâu chuyện nhưng nắm rõ từng biến cố sự kiện Thế giới bên ngoài được người trầnthuật sử dụng để làm điểm tựa đứng bên ngoài để xem xét đánh giá mọi sự việc Trongtiểu thuyết, sự ra đi của Quỳnh là tìm về một nơi nào đó mà ngay đến người trần thuậtngôi 3 cũng không thể nắm rõ được nội tâm nhân vật, có thể bị hạn chế tầm nhìn,
Trang 36Quỳnh muốn tìm lại “nó có thể là tất cả những gì của ba năm Quỳnh lạc mẹ Hoặc cóthể hơn thế, một thập niên thăm thẳm mờ nhòe trước đó Nó cụ thể nhưng rất vôhình…một mơ hồ thức dậy trong cơ thể, một khát khao tìm mẹ” [43;6]
Nhưng bằng sự hiểu biết phong phú của mình, người kể chuyện trong Kín đã kể
lại câu chuyện với rất nhiều sự kiện, chi tiết với một bức tranh cuộc sống của Quỳnh,với những gì Quỳnh có và những gì Quỳnh sẽ làm Trong đó người kể chuyện tậptrung vào hai vấn đề: đó là sự ra đi của Quỳnh và tình cờ gặp lại Hoàn (đứa trẻ bụi đời
ở ga Hải Thành) Chính sự thu gọn đề tài như vậy của người kể chuyện giúp cho độcgiả dễ dõi theo câu chuyện hơn Cuộc đời của Quỳnh có quá nhiều bước ngoặt vớinhững dằn vặt suy tư trăn trở trong nội tâm bởi một quãng kí ức xưa cứ làm Quỳnhkhắc khoải tìm kiếm “không tìm được đồng nghĩa Quỳnh sẽ chết trong hành trình oan
ức vô vọng của mình” [43;6], Quỳnh muốn ra đi nhưng lúc này đầu óc Quỳnh trỗngrỗng không biết sẽ đi dâu về đâu, Quỳnh chán ngấy cuộc sống hiện tại cứ ba buổichiều đều đặn đến lớp học ngoại ngữ, thế rồi “ Quỳnh bần thần trước cổng trung tâmngoại ngữ một lúc rồi gọi taxi ra nghĩa địa” [43;9]
Như vậy, người kể chuyện còn mang chức năng bao quát, lựa chọn, xử lí câuchuyện bằng cách xây dựng, dẫn dắt các tình huống, chi tiết, xử lí cốt truyện, hư cấu,sáng tạo các chi tiết Các sự kiện biến cố trong câu chuyện được nhà văn phản ánh rõràng, đã khoát lên người kể chuyện ý đồ tư tưởng của mình Hay nói cách khác, nhàvăn đã thổi hồn vào trang sách khiến cho nhân vật trở nên sinh động
Người kể chuyện là một sản phẩm sáng tạo của nhà văn để kể câu chuyện Nhưvậy ngoài hai chức năng cơ bản mà bất kì câu chuyện nào dù muốn dù không đềukhông thể thiếu là chức năng kể chuyện và chức năng sắp xếp các chi tiết, xủ lí cáctình huống thì người kể chuyện ngôi thứ 3 còn mang chức năng lí giải, chiêm nghiệm.Lúc này người kể chuyện chính là tác giả hàm ẩn bộc lộ những nhận định đánh giá củamình về các vấn đề trong câu chuyện Đối với Quỳnh thành phố nơi Quỳnh ở là thànhphố trung tâm của cả nước nhưng sao lúc nào Quỳnh cũng thấy xa lạ và tạm bợ, đâykhông phải là nơi Quỳnh sinh ra mà “nó chỉ là nơi dung chứa những chán nản thừamứa ở phấn sau cái tuổi đời ít ỏi nhưng nhiều chấn động của cô mà thôi” [43;11] Tácgiả hàm ẩn đã bộc lộ cách cảm cách suy nghĩ của mình trước cái xã hội mà nó đối vớiQuỳnh thì thật là vô vị Chính điều này dẫn tới bước đường đi của Quỳnh, nó nằmtrong sự kiếm tìm đầy ẩn ức của Quỳnh
Trang 37Người kể chuyện trong Kín là người kể chuyện dị sự hạn định, ở đây người kể
chuyện dùng hình thức trần thuật ngôi 3 giấu mặt nhưng không đóng vai trò thượng
đế Người kể chuyện bị hạn chế tầm nhìn, lúc này chỗ đứng của người kể chuyệnngang bằng, quy chiếu sự hiểu biết của người trần thuật Người kể chuyện đứng ngoàiquan sát mọi biến chuyển của Quỳnh nhưng với một tầm nhìn vừa phải, có lúc người
kể chuyện còn không nắm rõ được nhân vật sẽ làm gì Quỳnh lên xe đi đến Hải Thànhnhưng không ai có thể ngờ rằng chính trong khi xe bi tắt máy thì Quỳnh xuống xe mentheo lối đi bộ, Quỳnh nghĩ trong đầu “ thông thường người ta đi từ Hà Thành đến HảiThành mất 5 tiếng đồng hồ, lần này Quỳnh thử đi mất 5 ngày thì đã sao?”[43;45],chính người kể chuyện cũng không xác định được diễn tiến tâm lí của Quỳnh, sẽ làm
gì ở đây và có đi tiếp hay không?
Điểm nhìn của người trần thuật vừa bên ngoài vừa bên trong, nhân vật có tâm lítính cách và chiều sâu tâm hồn Bằng cái nhìn ấy thì nhân vật ý thức được bi kịch cuộcđời họ, nhờ kiểu người kể chuyện này mà tác giả có thể đi sâu phân tích tâm lí củaQuỳnh sau cái trò lên đồng vào ngày sinh nhật: “Nó khiến người ta trôi vào hết cảmgiác này đến cảm giác khác với những khoái thú điên rồ để bây giờ rã rời thân xác, bảihoải tinh thần” Tâm lí của Quỳnh được người kể chuyện dụng công miêu tả và chứngthực, người kể chuyện ngôi 3 dùng tầm nhìn của mình nhằm cung cấp toàn bộ thôngtin về nhân vật, với chức năng chứng thực mọi điều mà mình kể, tác giả hàm ẩn len lỏivào bên trong tâm lí của nhân vật, có cái nhìn đánh giá về Bụi đời chúa đó là một conngười can trường trước sóng gió cuộc đời, nhìn vẻ bề ngoài có vẻ dữ tợn nhưng khicười thì rất hiền lành, luôn đem đến cho người đối diện sự tin cậy Không chỉ có chứcnăng chứng thực sự kiện mà tác giả còn bộc lộ tư tưởng của mình vào nhân vật chínhqua lời độc thoại của Quỳnh, khi được bố cho đi du học Malaysia, tất cả kì vọng của
bố đều đặt vào cho Quỳnh, muốn Quỳnh sang bên ấy học hành tốt nhưng có lẽ người
kể chuyện đứng ngang bằng với nhân vật cho nên người kể chuyện đã phát ngôn
“trông đợi gì ở mấy đứa con có mầm mống hư hỏng từ rất sớm này”
Điểm nhìn người kể chuyện hướng vào nội tâm nhân vật, lần theo tính cách củaQuỳnh, các hành động sự kiện bộc lộ qua việc miêu tả tâm lí nhân vật nhiều hơn là kểlại sự kiện Đối với Quỳnh là mỗi người đàn ông đứng bên Quỳnh đều có mùi vị khácnhau, Quỳnh không thích mùi xà phòng bởi theo Quỳnh thì đó là thứ mùi dùng để tẩyrửa Quỳnh muốn tìm lại cái mùi con trai từ thầy dạy anh văn nhưng càng về sau thì