Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
4,86 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
LƢU THỊ THU HƢƠNG
HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
\
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------
LƢU THỊ THU HƢƠNG
HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC ẢNH .......................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VIỆC
ÁP DỤNG NÓ TRONG TRƢỜNG PTTH NƢỚC TA HIỆN NAY ............... 8
1.1. Khái niệm: .................................................................................................. 9
1.2. Những hình thái và cấp độ biểu hiện: ...................................................... 10
1.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy. ..................................................................... 10
1.2.2. Phần chìm: ............................................................................................. 11
1.3. Mục tiêu, bản chất, nội dung, vai trò, chức năng của văn hoá tổ chức
trong trƣờng học phổ thông nƣớc ta:............................................................... 13
1.3.1. Mục tiêu của văn hoá trƣờng học .......................................................... 14
1.3.2. Bản chất của văn hoá trƣờng học .......................................................... 14
1.3.3. Nội dung của văn hoá trƣờng học ......................................................... 15
1.3.4. Vai trò của văn hoá trƣờng học nƣớc ta. ............................................... 16
1.4. Những yếu tố cấu thành văn hóa trƣờng học ........................................... 20
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng và hoàn thiện văn hóa tổ
chức trƣờng PTTH. ......................................................................................... 25
1.5.1. Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập........................................................... 25
1.5.2. Văn hóa dân tộc. .................................................................................... 25
1.5.3. Ngƣời lãnh đạo ...................................................................................... 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TRƢỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG....................... 28
2.1. Tổng quan về Trƣờng PTTH Thanh Bình: .............................................. 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ...................................................... 28
2.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình .............................. 32
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình ........... 35
2.2. Đánh giá thực trạng của công tác văn hoá tổ chức trƣờng THPT Thanh
Bình. ................................................................................................................ 37
2.2.1. Thông qua điều tra: Trắc nghiệm tháng 9 năm 2014 ........................... 37
2.2.2. Thông qua phỏng vấn:.......................................................................... 39
2.3. Đánh giá về kết quả thực hiện công tác hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng .................................... 40
2.3.1. Phong cách quản lý, lề lối làm việc. ..................................................... 41
2.3.2. Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ công
nhân viên, giáo viên. ....................................................................................... 42
2.3.3. Điều kiện công tác và đời sống văn hóa tính thần của cán bộ công nhân
viên, giáo viên. ................................................................................................ 51
2.3.4. Về ý thức xây dựng cơ quan văn hóa .................................................... 53
2.3.5. Về thiết kế, bài trí trƣờng học ............................................................... 53
CHƢƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ
CHỨC TRƢỜNG PTTH THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI
DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................. 60
3.1. Những cơ hội và thách thức ..................................................................... 60
3.1.1. Những cơ hội ........................................................................................ 60
3.1.2. Những thách thức ................................................................................. 60
3.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp ..................................................................... 60
3.2.1. Phƣơng hƣớng. ...................................................................................... 60
3.2.2. Giải pháp ............................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Tiếng việt
1
BGH
Ban Giám hiệu
2
CBCNV, GV
Cán bộ công nhân viên, giáo viên
3
CBCNV, GV và HS Cán bộ công nhân viên và học sinh
4
VHTCTH
Văn hóa tổ chức trƣờng học
5
VHTC
Văn hóa tổ chức
6
PTTH
Phổ thông trung học
7
TW
Trung ƣơng
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng kết quả điều tra 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhƣ sau: .... 38
Bảng 2.2. Bảng kết quả điều tra của 1.258 học sinh nhƣ sau: ........................ 38
Bảng 2.4: Về hạnh kiểm .................................................................................. 44
Bảng 2.5: Về học lực ...................................................................................... 45
Bảng 2.6: Về hạnh kiểm ................................................................................. 45
Bảng 2.7: Về học lực ...................................................................................... 46
Bảng 2.8: Về hạnh kiểm ................................................................................. 46
Bảng 2.9: Về học lực ...................................................................................... 47
Bảng 2.10: Về hạnh kiểm ............................................................................... 47
Bảng 2.11: Về học lực .................................................................................... 48
Bảng 2.12: Về hạnh kiểm ............................................................................... 48
Bảng 2.13: Về học lực .................................................................................... 49
Bảng 2.14: Về hạnh kiểm ............................................................................... 49
ii
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: Ông Nguyễn Dƣơng Thái - Phó CTUBND tỉnh Hải Dƣơng trao quyết định
trƣờng PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập. ...........................29
Ảnh 2.2: TS - Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải
Dƣơng tặng hoa chúc mừng. ............................................................................29
Ảnh 2.3: Cảnh quan toàn trƣờng PTTH Thanh Bình ................................................30
Ảnh 2.4: Hình ảnh quả vải Thiều Thanh Hà .............................................................30
Ảnh 2.5: Giờ học thực hành trên lớp môn Vật Lý ....................................................44
Ảnh 2.6: Hội diễn văn nghệ của tập thể CBCNV, GV nhân ngày 20/11.................52
Ảnh 2.7: Giao lƣu bóng đá nhân ngày 22/12 ............................................................53
Ảnh 2.8: Cảnh học sinh tập chung chào cờ tại sân trƣờng buổi sáng thứ 2 ..............55
Ảnh 3.1: Lễ kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam ........................................................66
Ảnh 3.2: Đi thăm đền Thầy Giáo Chu Văn An đầu năm 2013 .................................67
Ảnh 3.3.: Đại hội đại biểu đoàn TNCS Hồ chí Minh................................................67
Ảnh 3.4: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trƣờng .......................................68
Ảnh 3.6: Lễ khai giảng năm học mới ........................................................................68
Ảnh 3.5: Hội thi học sinh với thời trang học đƣờng nhân ngày 20/11 .....................69
Ảnh 3.7: Lễ trao thƣởng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cuối năm. ................69
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc ta rất coi trọng nhiệm vụ xây dựng con ngƣời mới
xã hội chủ nghĩa. Ngành Giáo dục và Đào tạo có vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc thực hiện chính sách, chủ trƣơng đó. Vì thế Đảng và Nhà
nƣớc đã đặt mục tiêu cho ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, giúp cho
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng
cơ bản, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa và xây
dựng môi trƣờng văn hóa giáo dục lành mạnh.
Trƣờng học sẽ không thể có sự nghiệp phát triển lâu dài, bền vững nếu
không xây dựng cho mình một hệ thống văn hóa tổ chức. Một nền văn hóa
tích cực sẽ thu hút học sinh và giáo viên, gắn kết các thành viên, khơi dậy
niềm tin, niềm tự hào về trƣờng học và tạo sự phát triển nhân cách toàn diện.
Văn hóa tổ chức trƣờng học (VHTCTH) là chìa khóa cho sự phát triển bền
vững của Nhà trƣờng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện VHTCTH là đòi hỏi cấp
bách hiện nay và là điều mà trƣờng học không thể không hƣớng tới nếu muốn
tồn tại và phát triển.
Hiện nay, nƣớc ta đang trên đà phát triển, xã hội có nhiều vấn đề phức
tạp, có những luồng tƣ tƣởng độc hại du nhập vào nƣớc ta làm ảnh hƣởng đến
đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh. Chính vì vậy mà việc “Hoàn thiện
văn hóa trƣờng học” lại càng có ý nghĩa cấp bách. Và điều này càng có ý
nghĩa hơn đối với hệ thống các trƣờng ngoài công lập bởi những học sinh của
hệ ngoài công lập thƣờng có hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức tổ
chức kỷ luật, thái độ học tập thụ động, tác phong, lời nói còn tùy tiện, hạn chế
về kĩ năng lựa chọn giá trị sống, …
1
Nhƣ đã nói ở trên, VHTCTH có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà trƣờng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có trƣờng PTTH nào đặc biệt là bộ phận
trƣờng ngoài công lập có văn bản quy định tiêu chí hay chỉ tiêu về văn hóa
trƣờng học một cách hoàn thiện. Mỗi nhà trƣờng, mỗi cán bộ giáo viên, nhân
viên có cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc thực hiện và kết quả thu đƣợc cũng
khác nhau.
Xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn trên, Ngƣời viết luận văn mạnh
dạn nghiên cứu đề tài, “Hoàn thiện văn hoá tổ chức của trường phổ thông
trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của mình.
Câu hỏi nghiên cứu: Văn hóa tổ chức tại Trƣờng PTTH Thanh Bình
có nét gì đặc biệt và làm thế nào để hoàn thiện văn hóa tổ chức tại trƣờng phổ
thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng?
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu cố liên quan đến vấn đề này nhƣ: Văn
hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh của Đỗ Minh Cƣơng - Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011.[2];
Giáo trình văn hoá kinh doanh của Dƣơng Thị Liễu - Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế quốc dân năm 2011.[9];
Giáo trình đạo đức kinh doanh và Văn hoá doanh nghiệp của Nguyễn
Mạnh Quân - Nhà xuất bản Lao đọng - Xã hội năm 2004.[11];
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định:
“ Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh
hoạt của nhân dân” Điều đó có thể khẳng định tính văn hoá phải đƣợc thể
hiện trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung và trong trƣờng học nói riêng.[13]
2
Mục tiêu của giáo dục nhân cách tổng quát của Việt Nam đƣợc chính
thức hóa trong Nghị quyết Hội nghị TW 2 khóa VIII năm 1996 nhƣ sau: “Xây
dựng những con ngƣời và thế hệ tha thiết với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tƣ duy
sáng tạo, tính độc lập và tích cực cá nhân; có năng lực thực hành giỏi, yêu
nghề làm chủ khoa học, kỹ thuật hiện đại; có ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong
công nghiệp; ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác; có ý thức bảo vệ môi
trƣờng; có nếp sống lành mạnh và có sức khỏe tốt”.[12]
Trong nền kinh tế toàn cầu và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO
với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và hội
nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng nhƣ giáo dục nói riêng, nó
làm cho bộ mặt văn hoá của xã hội dần bị biến dạng và đã có nhiều biểu hiện
xuống cấp, tha hoá.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa
vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đƣờng đến mức báo động; đạo
đức nhà giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận
trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn xa lạ,.. Những
minh chứng tiêu biểu gần đây nhƣ: Vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH
trƣờng Dân lập Đồi Ngô - Bắc Giang, Vụ “đổi tình lấy điểm” ở trƣờng Cao
đẳng phát thanh - Truyền hình trung ƣơng I, những clip video liên tục đƣợc
tung lên mạng internet về bạo lực học đƣờng với cảnh học sinh đánh nhau tho
bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bàn bè xung
quanh… Tất cả điều đó đã gây ra những hệ luỵ đáng tiếc cho xã hội và ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng giáo dục. Văn hoá Nhà trƣờng bị biến
dạng cũng là điều hiển nhiên. Thực tế đó đã làm cho những ngƣời có lƣơng tri
đau xót và đối với Nhà giáo chân chính thì chắc hẳn đó là sự xúc phạm nhân
3
phẩm và đạo đức nghề nghiệp ghê gớm, xúc phạm đến truyền thống “tôn sƣ
trọng đạo” của dân tộc. Vậy mà những gì chúng ta chứng kiến đƣợc cũng chỉ
là phần nổi của cả tảng băng khổng lồ chứa đầy tiêu cực trong ngành giáo
dục.
Mặt khác, lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ đi là việc
dạy ngƣời; coi trọng số lƣợng hơn là chất lƣợng. Để tạo ra đƣợc một sản
phẩm lao động cho xã hội, quả thực là cần đến kiến thức và kỹ năng của học
sinh. Tuy nhiên, vì chạy đua theo sản phẩm, theo số lƣợng mà chúng ta chƣa
quan tâm đến phƣơng thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ. Xã hội cần
phải nhìn nhận lại, đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả cách thức mà ngƣời
đó lao động có chân chính không, có vì mục tiêu con ngƣời không … hay nói
cách khác là cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó có văn hoá hay không.
Một doanh nghiệp không thể kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp đạo lý,
một Nhà trƣờng không đƣợc coi kinh tế làm mục tiêu hàng đầu và một ngƣời
lao động không thể tạo ra sản phẩm cho xã hội một cách phi văn hoá.
Đã đến lúc chúng ta cần phải chấn hƣng giáo dục nƣớc nhà. Thực tế,
cũng đã có rất nhiều giải pháp của các nhà nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục. Dƣới góc độ ngƣời viết luận văn, thiết nghĩ, việc hoàn thiện
văn hoá tổ chức trong Nhà trƣờng là vô cùng quan trọng , bởi Nhà trƣờng là
cơ sở nền tảng, là tế tào của hệ thống giáo dục. Cũng nhƣ cơ thể con ngƣời,
chỉ khi có đƣợc những tế bào lành mạnh thì cơ thể mới phát triển bình thƣờng.
Tóm lại, có nhiều tài liệu, văn bản bàn về vấn đề VHTC. Nhƣng hầu
hết chƣa đề cập cụ thể đến VHTC trƣờng PTTH và luận văn này mong muốn
sẽ thực hiện đƣợc điều đó. Đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân.
Việc chọn đề tài nghiên cứu của luận văn không bị trùng lặp với đề tài nghiên
cứu nào khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu:
4
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá mặt tích cực và những mặt hạn chế trong VHTC tại
trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức và quản trị của Trƣờng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cứu thực tiễn về văn
tieenxtoor chức, nhất là văn hoá tổ chức của trƣờng PTTH.
Thứ hai: Luận văn thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc hoàn
thiện VHTC Trƣờng PTTH Thanh Bình, đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu và đƣa ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba: Luận văn đƣa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện VHTC Trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng
phù hợp với thực tiễn hơn.
Những mục tiêu trên đƣợc thể hiện cụ thể trong 3 chƣơng trong phần Nội
dung VHTC trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng.
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa tổ chức tại trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung văn hóa tổ chứcTrƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh
Hà, Hải Dƣơng từ năm 2011 -2014.
- Thời gian: 2011-2014
- Không gian: trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dƣơng
5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp
sau:
1. Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, kết hợp với
phƣơng pháp nghiên cứu của các môn khoa học quản trị cụ thể nhƣ: Kinh tế
học, quản trị học, văn hóa học, toán học, xã hội học, môn học đạo đức kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực … Để nhận thức
đƣợc vai trò, tác dụng, đối tƣợng, phạm vi của văn hóa tổ chức nói chung và
văn hóa tổ chức trong trƣờng THPT Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dƣơng nói riêng luận văn sẽ sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp, nhƣ là các báo
cáo của trƣờng, các bài báo viết về trƣờng nhƣ bài đã đăng trên báo Giáo Dục
và thời đại Chủ Nhật số 46 ngày 11/11/2011. Tạp chí Thanh Tra ngày
11/8/2011.
2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê dựa trên tài liệu thu thập
đƣợc về văn hóa trƣờng THPT Thanh Bình huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng.
3. Phƣơng pháp khảo sát điều tra xã hội học thu thập các dữ liệu sơ cấp
(Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả), định lƣợng, định tính.
4. Phƣơng pháp chuyên gia: (Phỏng vấn sâu giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh),
5. Phƣơng pháp quan sát: Qua các cuộc sinh hoạt tập thể của nhà
trƣờng nhƣ: Buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần, Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân Việt nam 22/12, ngày Quốc khánh
2/9, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày phụ nữ Việt Nam 8/3 ...
6. Phƣơng pháp lịch sử: Tìm hiểu quá trình hình thành VHTC trƣờng
THPT Thanh Bình huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng, thực trạng văn hóa và
phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển VHTC tại Nhà trƣờng.
6
6. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới
văn hoá tổ chức trong trƣờng.
Về mặt thực tiễn:
+ Khảo sát thực trạng về văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
+ Đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng đến văn hoá tổ chức tại trƣờng
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
+ Đánh giá những ƣu điểm và hạn chế về văn hoá tổ chức tại trƣờng
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
- Trên cở sở thực trạng và những hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà,
Hải Dƣơng .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài đƣợc chia làm 3
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn văn hóa tổ chức trƣờng PTTH
Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình,
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức
trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn
hiện nay.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VIỆC ÁP
DỤNG NÓ TRONG TRƢỜNG PTTH NƢỚC TA HIỆN NAY
Theo quan điểm cảu Phƣơng Đông văn hoá là cái đẹp theo nghĩa rộng,
là sự thống nhất của ba giá trị cơ bản: Chân - Thiện - Mỹ. Hình thức đẹp đẽ
biểu hiện trƣớc hết trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý, … đặc biệt trong
ngôn ngữ, cách ứng xử nhân văn. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn
mực, giá trị ứng xử đƣợc mọi ngƣời chấp nhận và xem là đẹp đẽ. Văn hoá là
dòng chảy của các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, các truyền thống, nghi lễ
của một cộng đồng.
Giáo dục là một chức năng cơ bản của văn hoá, gắn liền với lịch sử loài
ngƣời. Đối với nhân loại, giáo dục là phƣơng thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng
tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và
một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng ngƣời Việt
đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tƣ tƣởng văn hoá Việt Nam.
Nền tảng văn hoá ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con ngƣời Việt Nam.
Cũng nhƣ sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài
ngƣời, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con ngƣời sống
trong nó. Nếu môi trƣờng tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con ngƣời, để
loài ngƣời hình thành và sinh tồn thì văn hoá là cái nôi thứ hai giúp con ngƣời
trở thành “ngƣời” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con ngƣời, hƣớng con ngƣời
khát vọng vƣơn tới chân - thiện - mỹ.
Xác định đƣợc vị trí vai trò của việc hoàn thiện văn hóa tổ chức Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trƣờng học
thân thiện học sinh tích cực”. Nội dung của phong trào này gắn liền với văn
8
hóa trƣờng học, hoàn thiện văn hóa trƣờng học là yếu tố đảm bảo và nâng cao
chất lƣợng giáo dục đào tạo.
1.1. Khái niệm:
Văn hóa tổ chức.Theo Michel Amiel, Pracis Bonnet, Jonseph Jacobs 1993:
“Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có
khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ
chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo
thời gian” [24]
“Văn hoá tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và
hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ
chức này với các thành viên tổ chức khác”. Theo Greert Hofstede, Cultures &
Organisations, 1991. [25]
Văn hoá tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ
chức. Nó biểu hiện trƣớc hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các
giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, …bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành
một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử đƣợc xem
là tốt đẹp và đƣợc mỗi ngƣời trong tổ chức chấp nhận.
Văn hóa tổ chức của một nhà trường. Theo nhà nghiên cứu giáo dục
Lê Thị Loan - Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam: “Văn hóa tổ chức của
một nhà trƣờng là hệ thống niềm tin, giá trị chuẩn mực, thói quen và truyền
thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trƣờng, đƣợc các thành
viên trong nhà trƣờng thừa nhận, làm theo và đƣợc thể hiện trong các hình
thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sƣ
phạm”. [21, tr.3]
Văn hóa trong trường học. Theo quan điểm của GS: Phạm Minh Hạc:
“Văn hóa trong trƣờng học là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục
9
quốc dân và mang bản sắc chung của nền văn hóa dân tộc. Cụ thể hơn văn
hóa trƣờng học là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà
trƣờng, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có cách
thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp” [19]
Trong một tổ chức nói chung cũng nhƣ một Nhà trƣờng, văn hoá luôn
tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con ngƣời có ý thức đƣợc
sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân
văn hoá rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu
khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hoá khác nhau.
Vì thế, việc hoàn thiện VHTC trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
nói chung, các trƣờng PTTH nói riêng đặc biệt trong loại hình trƣờng PTTH
ngoài công lập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.2. Những hình thái và cấp độ biểu hiện:
Nghiên cứu về văn hoá tổ chức, các nhà nghiên cứu trên thế giới và
nƣớc ta hiện nay thƣờng theo mô hình cấu trúc hệ thống văn hoá của Edgar H
Shein trong cuốn sách “Văn hoá tổ chức và sự lãnh đạo” của ông, đã đƣợc tái
bản nhiều làn ở Mỹ từ những năm 2000 đến nay. Mô hình VHTC của Shein
chia ra một hệ thống VHTC gồm 3 tầng lớp xếp chồng lên nhau, có hình ảnh
nhƣ một tảng băng chìm, đƣợc quan sát từ trên xuống dƣới: (1) Các cấu trúc
hữu hình, (2) Các giá trị tuyên bố, (3) Các ngầm định nền tảng.
1.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy: Đó là những thực thể hữu hình nhƣ:
Cơ sở vật chất trƣờng lớp, bàn ghế, các nội quy, thiết bị dạy học và sinh hoạt
chung. Những thực thể vô hình nhƣ: Các triết lý, nguyên tắc, phƣơng pháp
giải quyết các vấn đề phát sinh và cách thức tiến hành các hoạt động giáo dục,
các thủ tục, chƣơng trình công tác các chuẩn mực hành vi; Nghi thức tập thể,
cách tổ chức các nghi lễ, cách tổ chức thăm viếng, liên hoan trong tập thể giáo
viên và học sinh. Cách sử dụng ngôn ngữ: Khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ
10
xƣng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, các biểu tƣợng,
truyền thống, ...
1.2.2. Phần chìm:
1.2.2.1. Các giá trị được thể hiện: Giá trị đƣợc coi nhƣ là thƣớc đo
đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử
chung và riêng của con ngƣời trong một tổ chức. Có nhà trƣờng đề cao giá trị
nhân văn, tình yêu thƣơng giữa những con ngƣời trong tập thể. Có nhà trƣờng
đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Có nhà
trƣờng đề cao các giá trị nhƣ sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi
mới thƣờng xuyên để nâng cao chất lƣợng các hoạt động dạy học, giáo dục;
Có nhà trƣờng đề cao chất lƣợng dạy và học, tính năng động, tự giác của
ngƣời dạy và ngƣời học, …
Giá trị trong nhà trƣờng đƣợc chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá
trị mà nhà trƣờng đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và
trƣởng thành (Giá trị nền tảng). Loại thứ 2 là những giá trị mới mà cán bộ
quản lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trƣờng mình có và
tạo lập từng bƣớc nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của
xã hội (Giá trị hƣớng tới).
1.2.2.2. Các ngầm định nền tảng: Bao gồm niềm tin, niềm tự hào,
những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trƣờng. Những ngầm
định khó thấy này đƣợc coi là những quy ƣớc có tính chất bất thành văn, có
tính đƣơng nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết lối các thành viên
trong nhà trƣờng và làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của
họ. Ví dụ Cứ nhắc đến trƣờng PTTH chuyên Nguyễn Trãi, giáo viên, học
sinh, phụ huynh ai ai cũng tin tƣởng rằng đây là ngôi trƣờng mà từ đội ngũ từ
giáo viên đến học sinh đều đƣợc tuyển chọn kĩ lƣỡng chất lƣợng cao, đào tạo
11
ra những thế hệ tài năng cho tỉnh nhà, cho đất nƣớc vì thế khi học trong
trƣờng, học sinh luôn có ý thức vƣợt lên chính mình, nỗ lực không ngừng,
không gian lận và sau này khi ra trƣờng, các thế hệ học sinh đó đều cố gắng
làm tốt mọi việc để xứng đáng là học sinh của trƣờng chuyên lớp chọn.
1.2.2.3. Phong cách ứng xử hàng ngày:Đó là cách thể hiện của mỗi
thành viên nhà trƣờng trong ứng xử hàng ngày. Tùy theo hệ giá trị đƣợc thừa
nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trƣờng mà có những
loại phong cách ứng xử đƣợc lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo
viên có một phong cách ứng xử khác nhau: Niềm nở, thân mật hay giữ
khoảng cách, nghiêm túc; xuề xòa vui nhộn hay công thức trang trọng; nơi
nhiệt tình, quan tâm nhƣng có nơi lạnh nhạt, bàng quan, ...
1.2.2.4. Phong cách làm việc: Mỗi tổ chức nhà trƣờng, dù có ý thức
hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là giáo
viên với công việc dạy học nhƣng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần
trách nhiệm, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trƣớc mắt; có
nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại
có nới làm việc kiểu công chức hành chính “Sáng cắp ô đi, tối xách về”; có
đội ngũ giáo viên làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên
cạch những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy
rạng”.
1.2.2.5. Phương pháp ra quyết định:Việc ra quyết định cho mỗi chủ
trƣơng, phƣơng hƣớng, kế hoạch, chính sách phát triển của nhà trƣờng - một
đặc trƣng của quản lý nhà trƣờng - cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ
văn hóa của một tổ chức sƣ phạm. Có thể nêu 3 khía cạnh biểu hiện sau đây:
Sự tham gia con ngƣời khi ra quyết định: Nếu đó là quyết định độc
đoán của cá nhân ngƣời quản lý nhà trƣờng sẽ khác biệt rất căn bản về văn
12
hóa so với việc ra quyết định tập thể dựa trên sự tham gia bàn bạc dân chủ của
mọi thành viên trong tổ chức nhà trƣờng.
Thái độ của con ngƣời khi tham gia quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ
văn hóa, chẳng hạn một thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm sẽ
khác hẳn thái độ đƣợc chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...
Phƣơng pháp ra quyết định: Việc ra quyết định có các công cụ hỗ trợ
bài bản nhƣ hệ thống thông tin, sự phân tích chiến lƣợc, các cơ sở khoa học,
pháp lý ... cũng tạo ra sự khác biệt văn hóa so với cách ra quyết định dựa trên
cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tùy tiện, ngẫu hứng của chủ thể quản lý ...
1.2.2.6. Phương pháp truyền thông: Việc truyền bá, phổ biến thông tin
trong nội bộ tổ chức ra bên ngoài và ngƣợc lại cũng là một trong những dấu
hiệu nhận biết quan trọng về văn hóa ở một tổ chức nhà trƣờng. Trƣớc hết là
sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có đƣợc phổ biến rộng khắp tới mọi
thành viên, ai cần cũng đƣợc cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự
coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không
muốn cho ngƣời khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức
truyền thông cũng là nét văn hóa tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp giữa
ngƣời - ngƣời; Ý kiến đƣợc truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hƣớng một
chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua
phƣơng tiện truyền thống hay hiện đại. Ví dụ: Ở một số trƣờng học rất nhiều
công văn, quyết định của cấp trên, kế hoạch của Nhà trƣờng đều đƣợc BGH
gửi tới hòm thƣ của từng CBCNV, GV, mọi ngƣời đều đƣợc phổ biến, bàn
bạc, chia sẻ, có ý tƣởng tham mƣu với BGH.
1.3. Mục tiêu, bản chất, nội dung, vai trò, chức năng của văn hoá tổ
chức trong trường học phổ thông nước ta:
Việt Nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã
hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã đƣợc nhận diện
13
nhƣ một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên
nghiệp. Điều đó chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với
Việt Nam nhƣng các tổ chức đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của văn hoá tổ
chức. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trƣờng phải là tổ chức
có “hàm lƣợng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng
nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn
diện.
1.3.1. Mục tiêu của văn hoá trường học: Là xây dựng trƣờng học lành
mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lƣợng giáo dục thật.
Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trƣờng học có mục
tiêu, nội dung văn hoá trƣờng học của trƣờng mình. Để làm đƣợc điều đó, mỗi
Nhà trƣờng phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của trƣờng mình mà xây
dựng một hệ chuẩn mực, giá trị phù hợp đƣợc các thành viên trong Nhà
trƣờng cùng tham gia xây dựng với những biện pháp tổ chức thực hiện. Hệ
chuẩn mực, giá trị đó phải tƣơng hợp với một mức độ nhất định với các giá trị
truyền thống, phong tục của địa phƣơng, cộng đồng.
Văn hoá trƣờng học ở mỗi Nhà trƣờng tạo niềm tin cho xã hội trong
việc thực hiện chức năng giáo dục và xứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài góp phần đào tạo, cung ứng cho xã hội
những ngƣời công dân tốt, một nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đáp
ứng yêu cầu của xã hội. Từ đó mỗi Nhà trƣờng sẽ là tấm gƣơng cho các tổ, cá
nhân trong xã hội, cộng đồng noi theo.
1.3.2. Bản chất của văn hoá trường học: Là môi trƣờng. Môi trƣờng
văn hoá trƣờng học là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện
thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của của cộng đồng.
Môi trƣờng văn hoá trƣờng học phải bao gồm cả môi trƣờng địa lý tự nhiên,
môi trƣờng vật lý, môi trƣờng tâm lý, ứng xử, giao tiếp … mà mỗi thành viên
14
trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình. Môi trƣờng đó cũng là nơi
chốn (thời gian, không gian) với các đối tƣợng mà mọi ngƣời trong xã hội
khách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận đƣợc.
1.3.3. Nội dung của văn hoá trường học:
1.3.3.1. Văn hoá trường học là văn hoá môi trường: Trƣờng học là nơi
để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trƣờng học, cán bộ
quản lý giáo dục, thầy, trò, chƣơng trình, nội dung giáo dục… để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trƣờng học. Do vậy, nói đến
văn hoá trƣờng học trƣớc hết phải nói đến môi trƣờng, cảnh quan sƣ phạm,
cây xanh, nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, thực hành thí
nghiệm, vệ sinh an toàn … nhƣ thế nào. Tổng quan toàn cảnh Nhà trƣờng từ
cổng, hàng rào, bảng tên trƣờng, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh
… đều toát lên nét văn hoá của trƣờng học. Nhƣng điều đó không hẳn là cổng
trƣờng to hay nhỏ, cây xanh nhiều hay ít … mà quan trọng là cách sắp xếp, bố
cục các vật thể ấy trong Nhà trƣờng nhƣ thế nào? Nói lên điều gì? Văn hoá
trƣờng học tuy không phải là vật thể nhƣng văn hoá trƣờng học thể hiện qua
vật thể ấy. Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trƣờng học còn khó khăn
về cơ sở vật cũng là những dào cản cho xây dựng văn hoá trƣờng học, nhƣng
tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng
không phải đợi đến khi Nhà trƣờng có cơ sở vật chất tƣơm tất , đầy đủ rồi mới
xây dựng văn hoá môi trƣờng.
1.3.3.2. Văn hoá trường học là văn hoá tổ chức: Trƣờng học là một tổ
chức, văn hoá trƣờng học là văn hoá tổ chức. Một tổ chức sau khi đƣợc hình
thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề
nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin, giá trị. Đó là sợi giây vô hình gắn kết các
thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung
của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề
15
nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ
không làm thiệt hại danh dự, uy tín chung của Nhà trƣờng…
1.3.3.3. Văn hoá trường học là văn hoá ứng xử: Xét trên nhiều khía
cạnh, văn hoá ứng xử tƣơng đồng với văn hoá giao tiếp, văn hoá hành
vi(trong môi trƣờng trƣờng học). Văn hoá trƣờng học là hành vi ứng xử của
các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong Nhà trƣờng, là lối sống
văn minh trong trƣờng học thể hiện nhƣ:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh: Đƣợc thể hiện nhƣ sự quan
tâm đến học sinh, biết tôn trọng ngƣời học, biết phát hiện ra ƣu điểm, nhƣợc
điểm ngƣời học để chỉ bảo… Thầy, cô luôn gƣơng mẫu trƣớc học sinh.
+ Ứng xử của học sinh với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng,
yêu qúi của ngƣời học với thầy, cô giáo. Hiểu đƣợc những chỉ bảo giáo dục
của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện ngƣời lãnh
đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Ngƣời lãnh đạo có lòng
vị tha, độ lƣợng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng đƣợc bầu không khí
lành mạnh trong tập thể Nhà trƣờng.
+ Ứng xử giữa đồng nghiệp, học sinh với nhau thể hiện qua cách đối xử
mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ nhau.
Tất cả các ứng xử trong Nhà trƣờng là nhằm xây dựng một môi trƣờng
sống văn minh, lịch sự.
1.3.4. Vai trò của văn hoá trường học nước ta.
1.3.4.1. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào.
Văn hóa quyết định sự trƣờng tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và
tầm quan trọng lớn nhất của văn hóa. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng
đối với nhà trƣờng, bởi lẽ, tính văn hóa là một tính chất đặc thù của nhà
trƣờng, hơn bất kỳ một tổ chức nào vì:
16
Nhà trƣờng là nơi bảo tồn và lƣu truyền các giá trị văn hóa nhân loại,
nhà trƣờng là nơi đào luyện những lớp ngƣời mới, chủ nhân gìn giữ và sáng
tạo văn hóa cho tƣơng lai;
Nhà trƣờng là nơi con ngƣời với con ngƣời (ngƣời dạy với ngƣời học)
cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, những cách thức văn hóa,
dựa trên những phƣơng tiện văn hóa, trong môi trƣờng văn hóa đại diện cho
mỗi vùng, miền, địa phƣơng.
1.3.4.2. Văn hóa nhà trường tạo động lực việc làm.
VHNT vừa có nét riêng vừa mang bản sắc chung của nền văn hóa dân
tộc, vận động và phát triển dựa trên chiến lƣợc phát triển văn hóa giáo dục
của Đảng và Nhà nƣớc đề ra. Do vậy mọi hoạt động của Nhà trƣờng đều
hƣớng tới mục tiêu giáo dục con ngƣời Việt Nam toàn diện “ Đào tạo những
con ngƣời thiết tha với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý chí
kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tƣ duy sáng tạo; có năng
lực thực hành giỏi; yêu nghề và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại; có ý thức
tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp …”[13]
Với mục tiêu đó, ngay từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trƣờng,
ngƣời học đã đƣợc thầy cô trang bị tri thức, khơi dậy niềm say mê học tập, lao
động, sáng tạo để sống có ích cho xã hội; đƣợc phát hiện khả năng, tƣ vấn
nghề nghiệp … Vì thế có thể nói VHTH tạo động lực việc làm. (Ví dụ: Khi
đƣợc hỏi, hầu hết học sinh lớp 12 đều bày tỏ những dự định về nghề nghiệp
tƣơng lai mà các em hằng ấp ủ trong lòng).
1.3.4.3. Văn hoá nhà trường kiểm soát các hành vi lệch chuẩn trong
hoạt động giáo dục.
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân bằng các
chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dƣ luận do những thế hệ con
17
ngƣời trong tổ chức nhà trƣờng xây dựng lên; (Ví dụ: Một học sinh vì nông
nổi đã nói năng hỗn xƣợc, xắc láo với giáo viên trong giờ học thì cho dù giáo
viên đó có xử lí hay bỏ qua thì bản thân học sinh đó vẫn luôn canh cánh trong
lòng mặc cảm tội lỗi, không thể thoái mái nhƣ học sinh khác. Và tập thể học
sinh, giáo viên trong trƣờng sẽ có một thái độ ngầm hoặc phản ứng bất bình,
…)
VHTC là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trƣờng học và đội
ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và lựa chọn
đúng đắn.
1.3.4.4. Văn hoá Nhà trường hạn chế tiêu cực và xung độ, nâng cao
chất lượng quản trị hoạt độnggiáo dục của Nhà trường.
VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn
đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hƣớng và hành động;
VHNT nhƣ chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những
dƣ luận tích cực cho tổ chức;
VHNT hạn chế đƣợc những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và khi
xung đột thì văn hoá nhà trƣờng tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để
góp phần khắc phục. (Ví dụ: Xóa nhòa danh giới giàu nghèo, sang hèn, tạo ra
một môi trƣờng công bằng, trung thực cho ngƣời học; rèn luyện, bồi dƣỡng tƣ
duy linh hoạt, biết duy hòa, trách cực đoan, luôn luôn biết đánh giá vấn đề từ
nhiều phƣơng diện)VHTC làm tăng hiệu quả hoạt động trong nhà trƣờng, trên
cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trƣng khác biệt cho tổ
chức trƣờng học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thƣơng hiệu” của nhà trƣờng,
tạo đà cho các bƣớc phát triển tốt hơn.
Văn hoá tổ chức có chức năng “Trồng ngƣời” và phát triển xã hộdu. Nó
cáo các đặc điểm và tính chất:
18
Tính cộng đồng và tính tự nhiên: Đƣợc hầu hết cộng đồng thừa nhận và
điều chỉnh hành vi của con ngƣời một cách tự nhiên, mặc nhiên, ngầm định.
Tính bền vững, bảo tồn: Đƣợc duy trì qua nhiều thế hệ và có khả năng
di truyền xã hội.
Tính tinh hoa hoàn hảo và tính chuẩn mực giá trị: Là cái đẹp kết tinh
từ Chân - Thiện - Mỹ, có khả năng giáo dục, nuôi dƣỡng tâm hồn.
1.3.5. Chức năng của văn hoá tổ chức trường học
1.3.5.1. Chức năng giáo dục: Thông qua các hoạt động các sản phẩm
của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể
chất của con ngƣời, làm cho con ngƣời dần có phẩm chất và năng lực theo
những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không
chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng cả
những giá trá đang hình thành: Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn
mực mà con ngƣời hƣớng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách ở con ngƣời, trong việc “trồng ngƣời”. Với chức
năng giáo dục văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc
cũng nhƣ lich sử nhân loại. Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tọc và là
cầu nối hữu nghị, gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hƣớng
đến cái Chân - Thiện - Mỹ. Văn hoá là “ghen” xã hội di truyền phẩm chất
cộng đồng ngƣời lại cho các thế hệ sau.
1.3.5.2. Chức năng nhận thức: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi
hoạt động văn hoá. Bởi con ngƣời không có nhận thức thì không thể có bất cứ
một hành động văn hoá nào. Nhƣng quá trình nhận thức này của con ngƣời
trong các hoạt động văn hoá lại đƣợc thông qua đặc trƣng, đặc thù của văn
hoá.
Nâng cao trình độ nhận thức của con ngƣời chính là phát huy những
tiềm năng ở con ngƣời.
19
1.3.5.3. Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con ngƣời
còn có nhu cầu hƣởng thụ, hƣớng tới cái đẹp.
Con ngƣời nhào nặn thực hiện theo quy luật của cái đẹp cho nên văn
hoá phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con
ngƣời theo quy luật của cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu hiện tập
trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tƣ cách là khách thể của văn hoá, con ngƣời
tiếp nhận chức năng này của văn hoá và tự thanh lọc mình theo hƣớng vƣơn
tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi ngƣời.
1.3.5.4. Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động
và sáng tạo, con ngƣời cón có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hoá; câu lạc
bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,… sẽ đáp ứng đƣợc các nhu cầu ấy. Nhƣ vậy, sự
giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con
ngƣời lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con ngƣời phát triển toàn
diện.
Với các chức năng trên, chứng tỏ văn hoá nói chung, văn hoá tổ chức
trƣờng THPT nƣớc ta nói riêng, có một đời sống riêng, đặc tính nhƣng lại
không nằm ngoài sự tác động của các yếu tố kinh tế và chính trị.
Vì sự phát triển và hoàn thiện con ngƣời và xã hội là mục tiêu cao cả
của văn hoá.
1.4. Những yếu tố cấu thành văn hóa trường học
- Cảm xúc và ước muốn cá nhân:Là trạng thái tinh thần của con ngƣời.
Cảm xúc phụ thuộc vào sự tác động yếu tố bên ngoài vì vậy luôn tạo cho
CBCNV, GV và HS một trạng thái tinh thần tích cực cũng chính là mục tiêu
của văn hoá trƣờng học;VHTH luôn tạo cho CBCNV, GV một môi trƣờng
làm việc thoải mái, có điều kiện để phát huy sáng kiến muốn cống hiến hết
mình và muốn gắn bó lâu dài với lớp, với trƣờng.
20
- Các mối quan hệ:Quan hệ cấp trên với cấp dƣới; Quan hệ CBCNV,
GV- Quan hệ CBCNV, GV;Quan hệ CBCNV, GV - Học sinh;Quan hệ học
sinh - Học sinh;Quan hệ nhà trƣờng - Phụ huynh, nhân dân;Quan hệ nhà
trƣờng - Các tổ chức đoàn thể xã hội.
- Chính sách: Công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch;Đảm bảo chất
lƣợng cuộc sống cho CBCNV, GV; Tạo điều kiện để CBCNV, GV học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;Có chế độ chính sách đãi ngộ, khen
thƣởng kịp thời, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con
em thuộc diện chính sách.
- Giá trị vật chất, tinh thần:Mức lƣơng, thƣởng phù hợp với năng lực
làm việc và thâm niên công tác; Các danh hiệu thi đua;Sự tôn vinh;Sự thăng
tiến; Chất lƣợng giáo dục hai mặt (Học lực - Hạnh kiểm); Kết quả thi học sinh
giỏi; kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; kết quả thi cao đẳng - đại
học; kết quả thi văn nghệ, thể dục thể thao.
- Chuẩn mực
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên:
Lòng yêu ngành, yêu nghề: Coi nghề dạy học là niềm vui, là lẽ sống, là
sự cống hiến của cá nhân cho cuộc đời, sẵn sàng chấp nhận khó khăn, vƣợt
qua những cám dỗ vật chất để gắn bó với nghề. Tâm huyết với nghề, hết lòng
vì học sinh thân yêu.
Tôn trọng con ngƣời: Vì con ngƣời là giá trị văn hóa lớn nhất, là vốn
quý nhất, là chủ thể sáng tạo và đổi mới. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất
nƣớc cũng chính là “vì con ngƣời và do con ngƣời”. Thái độ tôn trọng con
ngƣời cụ thể ở đây là tôn trọng đồng nghiệp, học sinh trong trƣờng, tôn trọng
quyền lợi của tập thể, quyền đƣợc cống hiến, học tập và phát triển, quyền nghỉ
ốm và thai sản theo quy định ...
21
Tự trọng: Là một giá trị mang bản sắc riêng, là một nhu cầu cá nhân, là
động lực bền vững làm cho CBCNV, GV trong trƣờng phấn đấu vì tƣơng lai,
uy tín chung của trƣờng. Tự trọng là biết yêu, biết tôn trọng chính bản thân
mình, giá trị vốn có của mình, biết giữ thể diện, liêm xỉ, không vì những nhu
cầu cám dỗ tầm thƣờng mà thay đổi, …
Sự trọng thị: Dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Biết đánh giá và tôn trọng
năng lực, nhân cách của đồng nghiệp,… Trọng thị tạo ra chất keo gắn bó mọi
thành viên lại với nhau giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.
Các giá trị đạo đức: Là hệ giá trị dành cho sự phân biệt cái đúng, yêu
cái sai hay yêu cái tốt, quý trọng con ngƣời, luôn làm những điều tốt, không
tham nhũng đầu cơ trục lợi của công, luôn hƣớng theo giá trị Chân - Thiện Mỹ. Đạo đức là thƣớc đo các giá trị văn hóa trong trƣờng học. Những giá trị
văn hóa đạo đức trong trƣờng học đƣợc thể hiện dƣới dạng trách nhiệm đối
với công việc chung, mục tiêu chung, không tham ô lãng phí của công, không
mƣu hại đồng nghiệp để tiến thân, không ganh đua đố kỵ, chà đạp lên ngƣời
khác vì mƣu cầu lợi ích cá nhân, phải cùng nhau xây dựng một bầu không khí
lành mạnh, đùm bọc thƣơng yêu lẫn nhau. Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt chú
trọng cả hai mặt đức và tài nhƣ Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là đồ
vô dụng; Có đức mà không có tài thì làm việc cũng khó”. Tạo đƣợc nền tảng
đạo đức vững mạnh tại trƣờng học là tạo đƣợc các giá trị văn hóa nhân văn,
nhân bản, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Sự công bằng: Công bằng là hệ giá trị cốt lõi mà xã hội chủ nghĩa
hƣớng tới. Nhƣng nếu hiểu công bằng theo nghĩa “cào bằng” thì đó lại là sự
phân phối không công bằng, ảnh hƣởng đến động cơ thúc đẩy trong công
việc, tạo thói quen làm việc trì trệ, thiếu sáng tạo, dẫn đến nảy sinh mâu
thuẫn, tạo dựng một trƣờng học thiếu giá trị văn hóa chuẩn mực.
22
Nghiêm khắc với mình, rộng lƣợng với đồng nghiệp, cấp dƣới và học sinh:
Đó là phƣơng châm sử sự có văn hóa nhất trong mọi tình huống giao tiếp, ứng
xử trong trƣờng học vốn đã là truyền thống của dân tộc ta
- Đối với học sinh:(1)Tôn sƣ trọng đạo;(2)Học tập chuyên cần; (3)Kính
trên, nhƣờng dƣới;(4) Đoàn kết, hợp tác; (5) Tự trọng.
- Niềm tin: Đó có thể ảnh hƣởng của ngƣời lãnh đạo, quản lý và uy tín
của họ đối với CBCNV, GV và HS. Xây dựng một tập thể gắn bó đoàn kết,
nhất trí là một bộ phận cấu thành của VHTH, đặc biệt nó đem lại niềm tin
vững chắc cho mọi ngƣời. Để đem lại niềm tin sâu sắc, mỗi thành viên phải
cảm thấy yên tâm và đƣợc bảo vệ. Việc đảm bảo các chế độ nhƣ: Chế độ làm
việc, lƣơng bổng, nghỉ hƣu, trách nhiệm, ... Tất cả các CBCNV, GV trong nhà
trƣờng đều có quyền đƣợc phấn đấu, đƣợc học tập và phát triển, quyền đƣợc
hƣởng thụ theo năng lực của mình, đó là quyền bất khả xâm phạm. Do vậy, để
đem lại niềm tin trong cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh nhà lãnh
đạo, quản lý có thẩm quyền phải có thái độ quan tâm thích đáng, tạo dựng
niềm tin yêu từ phía hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng.
- Các loại thái độ:
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên:(1) Nhiệt tình, cởi mở, hoà nhã;(2)
Kiên nhẫn và có lòng tin đối với học sinh;(3) Vừa nghiêm khắc, vừa rộng
lƣợng bao dung.
Đối với học sinh:(1) Học vì ngày mai lập nghiệp;(2) Thân thiện, tích
cực;(3)Tiên học lễ, hậu học văn.
-Biểu tượng: Các Logo của trƣờng đƣợc gắn trên đồng phục học sinh.
23
- Truyền thống: Những giá trị, niềm tin, sự mong đợi của CBCNV, GV
và HS trong trƣờng tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và sinh ra
những chuẩn mực hành động có tính truyền thống, đó là các quy định, quy
chế, nội quy, điều lệ trƣờng có tính chất bắt buộc mọi CNCNV, GV và HS
trong trƣờng phải thực hiện. Tất cả các hoạt động đƣợc lƣu truyền từ năm này
qua năm khác và đƣợc lƣu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo ra những giá trị văn
hóa mang tính truyền thống.
- Đồng phục:
Đối với giáo viên: (1) Áo sơ mi, quần âu; (2) Đi dép quai hậu hoặc
giầy; (3)Đầu tóc gọn gàng; (4)Tác phong nhanh nhẹn.
Đối với học sinh:(1) Ăn mặc theo đúng phong cách học sinh mặc áo
trắng đồng phục, quần tối màu;(2) Đầu tóc gọn gàng không đƣợc nhuộm
tóc;(3) Không đƣợc trang điểm hay đeo trang sức đến trƣờng;(4) Không đƣợc
dùng điện thoại trong giờ học.
- Nghi thức và hành vi: Nghi thức trong các hoạt động sinh hoạt tập
thể;Cách thức tổ chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể dục
thể thao, câu lạc bộ ...(Đúng giờ, đúng địa điểm quy định, chào cờ trang
nghiêm, xếp hàng ngăy ngắn, mặc đồng phục, không làm việc riêng, ...)
Nhìn chung 2 tầng lớp trên của VHTC là cấu trúc hữu hình và các văn
bản, giá trị đƣợc tuyên bố dễ quan sát và dễ xây dựng hơn so với tầng móng
của nó là các ngầm định nền tảng và hành vi tự nhiên của tổ chức.
24
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và hoàn thiện văn
hóa tổ chức trường PTTH.
1.5.1. Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập: Toàn cầu hóa xu thế phát triển
tất yếu của tất cả các quốc gia cũng nhƣ các trƣờng học của các quốc gia đó.
Chủ động hội nhập sẽ khai thác đƣợc nhiều nhất những thuận lợi, những cơ
hội có lợi nhất, hạn chế những tiêu cực và rủi ro nảy sinh. Đó cũng là con
đƣờng tốt nhất để các trƣờng có thể học hỏi đƣợc những kinh nghiệm, phƣơng
pháp dạy học tốt nhất và những giá trị văn hóa đƣợc tiếp nhận trong quá trình
giao lƣu với nhiều nền văn hóa để có thể xây dựng cho mình một nền văn hóa
đủ mạnh, để tồn tại và phát triển lâu dài.
1.5.2. Văn hóa dân tộc: Mỗi dân tộc, mỗi trƣờng, mỗi CBCNV, GV và
HS cũng thuộc vào một nền văn hóa cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo
các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục
tiêu của trƣờng, những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó.
Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của trƣờng
học, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận đƣợc.
1.5.3. Người lãnh đạo: Nhà lãnh đạo đƣợc coi là ngƣời tạo ra nét đặc
thù của VHTH. Nhà lãnh đạo không chỉ là ngƣời quyết định cơ cấu tổ chức và
phƣơng pháp dạy học của trƣờng mà còn là ngƣời sáng tạo ra các biểu tƣợng,
các ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ ... của trƣờng. Để hình thành nên hệ thống giá
trị niềm tin và đặc biệt là quan niệm chung trong trƣờng đòi hỏi một quá trính
lâu dài, thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Tăng cƣờng tiếp xúc giữa
nhà lãnh đạo với CBCNV, GV và HS; Tổ chức các lễ hội, kỷ niệm, buổi gặp
mặt. Biểu tƣợng, phù hiệu ... cũng đóng góp vai trò rất lớn trong việc truyền
đạt hệ + thƣa. “Tôn sƣ trọng đạo”. Ở các trƣờng PTTH ta thƣờng thấy các
khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”.Hoặc “Vì lợi ích mƣời năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng ngƣời”. (Hồ Chí Minh).
25
Ngày nay, cái khoảng cách ấy dƣờng nhƣ biến mất, thay vào đó là sự
gần gũi, thân thiết giữa thầy và trò. Đây là một bƣớc tiến khá tốt để thầy và
trò có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm sống, tâm tƣ
tình cảm để hiểu nhau hơn. Nhƣng sự gần gũi thân thiết ấy đã dần dần bị lạm
dụng và trở nên không hay trong mối quan hệ thầy trò hiện nay. Cuộc sống xã
hội tiến bộ vƣợt bậc nhƣ ngày nay đã làm cho một bộ phận bị tha hóa, đặc
biệt là trong học đƣờng. Không ít các bạn học sinh không còn biết tôn trọng,
lễ phép với thầy cô là gì nữa, cũng chẳng biết “sợ” là gì.
Lý do vì sao học sinh lại có những thái độ nhƣ vậy? Phải chăng là do
gia đình, nhà trƣờng và xã hội chƣa quan tâm đúng mức chƣa có phƣơng pháp
dạy và học phù hợp với từng độ tuổi nên đã biến học sinh chăm ngoan, học
giỏi biết kính thầy yêu bạn trở thành một con ác thú không có tính ngƣời. Hay
phải chăng do sự giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia đã làm ảnh hƣởng đến
suy nghĩ, tƣ duy của học sinh vì thế không còn cách nào khác là phải xây
dựng và hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng PTTH trong giai đoạn hiện nay.
Về góc độ tổ chức, VHNT đƣợc coi nhƣ một mẫu thức cơ bản, tạo ra
một môi trƣờng quản lý ổn định, giúp cho Nhà trƣờng thích nghi với môi
trƣờng bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trƣờng bên trong. Một tổ chức có nền
văn hoá mà hội tụ đƣợc cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho Nhà
trƣờng thực sự trở thành một trung tâm văn hoá văn hoá giáo dục, là nơi hội
tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo
nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ CBGV Nhà trƣờng, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá
nhân, tạo nên tình thƣơng yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho
sự hợp tác vì mực tiêu chung. Thầy cô giáo là ngƣời trực tiếp tham gia hoạt
động dạy học. Và hơn ai hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hƣởng trực
tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến
26
thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về
văn hoá xã hội.
Đối với học sinh, văn hoá tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều
chỉnh hành vi. Khi đƣợc giáo dục trong một môi trƣờng văn hoá và thấm
nhuần hệ giá trị văn hoá, học trò không những hình thành đƣợc những hành vi
chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin
nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hƣớng
thiện và sống có lý tƣởng. Đồng thời, Văn hoá Nhà trƣờng còn giúp các em
về khả năng thích nghi với xã hội. Một con ngƣời có văn hoá thì trong con
ngƣời đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính
khiêm tốn, lễ độ, thƣơng yêu con ngƣời sống có trách nhiệm với bản thân và
xã hội ,... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những
tình huống mà các em chƣa từng trải nhƣng nhờ vận dụng năng lực văn hoá
để điều tiết hành vi một cách hài hoà, các em có thể tự điều chỉnh mình phù
hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng ngƣời và cuộc sống xung
quanh.
Tóm lại, VHTCTH tác động trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của
nhà trƣờng, xây dựng niềm tin, tạo uy tín với nhân dân, gắn kết các học sinh
trong trƣờng; giáo dục định hƣớng về nhân cách và lý tƣởng sống cho ngƣời
học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện của nền giáo dục hiện đại.
Trong khuôn khổ nội dung chƣơng 1, luận văn đƣa ra một số quan niệm xung
quanh thuật ngữ VHTC và VHTCTH, tìm hiểu về chức năng, vai trò của nó
trong tổ chức sƣ phạm; tình hình xây dựng và áp dụng VHTC trong trƣờng
PTTH ở nƣớc ta hiện nay ,... Để từ đó so sánh thực trạng công tác VHTC ở
trƣờng PTTH Thanh bình để đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm xây dựng
và hoàn thiện văn hoá tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình ngày một tốt hơn.
27
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TRƢỜNG PTTH THANH
BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Tổng quan về Trường PTTH Thanh Bình:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Nói đến Hải Dƣơng, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến vùng đất Thanh Hà
quê hƣơng của vải Thiều nổi tiếng, nhƣng nơi đây còn là vùng đất của sự hiếu
học, tinh thần cần cù vƣơn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, trong đó Trƣờng
PTTH Thanh Bình là một điểm sáng với hơn 10 năm thành lập. Đó là một
khoảng thời gian chƣa dài so với quá trình phát triển và trƣởng thành của một
mái Trƣờng nhƣng cũng là cả một thời gian phấn đấu, nỗ lực của CBCNV,
GV nhiều thế hệ của Nhà trƣờng. Trƣờng PTTH Thanh Bình đƣợc thành lập
và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2000. Trƣớc đây Trƣờng đƣợc mang tên
Trƣờng PTTH Bán Công Thanh Hà. Tháng 11 năm 2008 Trƣờng đổi tên
thành Trƣờng PTTH Thanh Bình. Ngày 15 tháng 11 năm 2013 trƣờng PTTH
Thanh Bình đã đƣợc Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng ra quyết định chuyển
đổi trƣờng PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập. Đây là niềm
vui, niềm phấn khởi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
Nhà trƣờng và đây cũng bƣớc ngoặt lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh phải nỗ nực phấn đấu để trƣờng PTTH Thanh Bình ngày
càng lớn mạnh. Dƣới đây là một số hình ảnh về lễ chuyển đổi trƣờng PTTH
Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập.
28
Ảnh 2.1: Ông Nguyễn Dương Thái - Phó CTUBND tỉnh Hải Dương trao
quyết định trường PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập.
Ảnh 2.2: TS - Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh Hải Dương tặng hoa chúc mừng.
29
Ảnh 2.3: Cảnh quan toàn trường PTTH Thanh Bình
Trƣờng PTTH Thanh Bình hình thành và pháp triển trong điều kiện của
một vùng đất có nhiều thuận lợi.
Ảnh 2.4: Hình ảnh quả vải Thiều Thanh Hà
Diện tích huyện Thanh Hà có: 159km2. Dân số: 152.492 ngƣời.
30
Thanh Hà là một huyện của tỉnh Hải Dƣơng, đất đai do phù xa bồi tụ,
sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp, nổi tiếng với đặc sản Vải thiều.
Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông nam tỉnh, Phía Bắc giáp huyện Nam
Sách, phía Đông giáp huyện Kim Thành, phía Nam giáp thành phố Hải
Phòng, phía Tây giáp thành phố Hải Dƣơng. Huyện có 24 xã và 1 thị
trấn(huyện lỵ).
Huyện đƣợc chia làm 4 khu Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc.
+ Hà Nam bao gồm 6 xã: Thanh Xuân, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Xá,
Thanh Khê, Thị trấn Thanh Hà.
+ Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân
Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc.
+ Hà Đông bao gồm 6 xã: Trƣờng Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, Thanh
Hồng, Thanh Cƣờng, Hợp Đức.
+ Hà Tây bao gồm 6 xã: Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An, Phƣợng Hoàng, An
Lƣơng, Quyết Thắng.
Tính chất đất đai cũng nhƣ địa hình của huyện mang đặc tính địa hình
của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nƣớc biển trung bình là
0,60m.
Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa,
hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ nên Thanh Hà có
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và quân sự của tỉnh
Hải Dƣơng.
Thanh Hà có các con sông lớn nhƣ Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông
Rạng, sông Văn Khúc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến
31
giao thông đƣờng thuỷ rất quan trọng với thành phố Hải Dƣơng các tuyến bạn
nhƣ Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dƣơng với cảng Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ngoài các con sông lớn bao quanh trong địa phận Thanh Hà còn có sông Gùa
nối sông Thái Bình với sông Văn Khúc, tách khu vực Hà Đông (gồm 6 xã)
nhƣ một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn; sông Hƣơng (đầu công nguyên
gọi là sông Cam Giang) chỉ lƣu thông của sông Thái Bình vào Thanh Hà từ
đầu phía Tây Bắc(đầu xã Tiền Tiến hiện nay đã bị lấp). Từ các con sông lớn,
có các sông ngòi nhỏ len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện tạo thuận lợi
cho việc tƣới tiêu nƣớc cho đồng ruộng và là hệ thông giao thông thuỷ trong
trọng trong việc giao lƣu kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các vùng, giữa Thanh
Hà với các huyện trong tỉnh. Đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc chăn nuôi
đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao.
Điều kiện tự nhiên: Thanh Hà là vùng đất thuộc vùng đồng bằng châu
thổ sông Thái Bình, đất đai do phù xa bồi đắp, sông ngòi nhiều nên rất mầu
mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Thanh Hà có
2/3diện tích là triều bãi, nhiều vùng trƣớc đây là đầm hồ, bãi trũng, quanh
năm chỉ có cỏ lau, lác sú, vẹt mọc um tùm, song đó lại là môi trƣờng tốt cho
các loài thủy sinh quý, có giá trị dinh dƣỡng cao nhƣ: Tôm, cá, cua, cáy, rƣơi,
ruốc, ...
Kinh tế - xã hội: Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Cây trồng phổ biến là
Vải thiều, ổi, quất nhƣng Vải Thiều Thanh Hà nổi tiếng xƣa nay. Ở Thanh Hà,
cây vải Thiều chiếm 2/3 diện tích đất canh tác, là nguồn thu nhập chính của
ngƣời nông dân.
2.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức trường PTTH Thanh Bình
Để giúp cho mọi ngƣời cùng làm việc với nhau, thực hiện có hiệu quả
mục tiêu chung mọi tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều phải xây dựng và duy
trì một cơ cấu nhất định. “Tổ chức là một nhóm ngƣời có chuyên môn sâu làm
32
việc cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung”. Cơ cấu tổ chức trong nhà
trƣờng PTTH là toàn bộ cơ cấu các bộ phận có mối quan hệ hệ với nhau, đƣợc
tổ chức một cách hợp lý, đủ sức thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng, hoạt
động theo một cơ chế nhất định. Trƣờng PTTH Thanh Bình có có cấu nhƣ
sau: 01 Ban giám hiệu, 01 hội đồng trƣờng 06 tổ nhóm chuyên môn và 03
khối lớp học sinh.
Ban giám hiệu
Tổ
hành
chính
Tổ
Toán,
Thể dục
Hội đồng trƣờng
Tổ
Ngoại
ngữ,
GDQP,
GDCD
Tổ
Văn,
Địa
Tổ
Hóa,
Sinh,
Sử,
Công
nghệ
Các khối lớp
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức thƣờng gặp ở trƣờng PTTH
Ghi chú:
Quan hệ tƣ vấn
Quan hệ chỉ đạo và phục tùng
Quan hệ hợp tác, hiệp đồng
33
Tổ
Lý,
Kỹ,
Tin
Ban Giám hiệu Nhà trƣờng bao gồm hiệu trƣởng và 02 Phó hiệu
trƣởng. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm chính xây dựng chính sách, kế
hoạch và đƣa ra các quyết định tổ chức lực lƣợng nhằm thực hiện các chức
năng nhiệm vụ đƣợc giao. Cụ thể là: Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh,
quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm
vụ của giáo viên, nhân viên. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh, quản lý
hành chính, tài chính, tài sản của nhà trƣờng. Phó hiệu trƣởng là ngƣời chịu
trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về các nhiệm vụ công tác đƣợc phân công, thay
mặt hiệu trƣởng điều hành hoạt động của nhà trƣờng khi đƣợc hiệu trƣởng uỷ
quyền, cùng với hiệu trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về phần việc
đƣợc giao.
Hội đồng trƣờng từ 7 đến 11 thành viên là tổ chức tƣ vấn của hiệu
trƣởng, bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, đại diện giáo viên, đại diện tổ chức
đảng và các đoàn thể trong trƣờng, đại diện hội cha mẹ học sinh. Hội đồng có
trách nhiệm giúp hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, đề xuất
biện pháp thực hiện kế hoạch đào tạo, huy động các nguồn lực.
Các tổ, nhóm chuyên môn có nhiệm vụ phục tùng sự chỉ đạo của hiệu
trƣởng, xây dựng nội dung chƣơng trình giảng dạy, trao đổi chia sẻ kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm của các giáo viên trong việc thực hiện chƣơng trình
giảng dạy, tổ chức làm đồ dùng dạy học, tổ chức giáo viên hoạt động khoa
học, đặc biệt vận dụng các phƣơng pháp dạy học mới vào các giờ dạy,… xây
dựng tinh thần hiệp đồng trong tổ, nhóm chuyên môn. Thông qua tổ chuyên
môn hiệu trƣởng sẽ nắm đƣợc sâu sát hoạt động của giáo viên, phát huy cao
nhất năng lực của các thành viên trong tập thể sƣ phạm.
Mỗi trƣờng PTTH có một tổ hành chính, gồm viên chức làm công tác
văn thƣ - thủ quỹ, kế toán, y tế trƣờng học, nhân viên thƣ viện, nhân viên
34
quản lý thiết bị bồ dùng dạy học, nhân viên tạp vụ và nhân viên bảo vệ. Tổ có
tổ trƣởng và 1 tổ phó, do hiệu trƣởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.
Học sinh đƣợc biên chế theo các khối lớp, từ lớp 10 đến lớp 12, mỗi
lớp không quá 45 học sinh. Học sinh chịu sự quản lý trực tiếp của tổ, nhóm
chuyên môn và của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhiệm vụ của học sinh đƣợc qui
định tại điều 38 Điều lệ trƣờng phổ thông: “Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn
luyện theo chƣơng trình, kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng...”.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ trường phổ thông trung học Thanh Bình
- Chức năng:
Trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội đều tồn tại một hệ thống giáo
dục áp dặt lên tất cả các cá nhân và đặt ra những mẫu hình con ngƣời lý tƣởng
về các mặt trí tuệ thể lực và đạo đức. Bởi vì xã hội “Chỉ có thể tồn tại đƣợc
nếu có sự đồng nhất giữa các thành viên”. Giáo dục duy trì và củng cố sự
thuần nhất này bằng cách khắc vào trí óc ngƣời học những mối quan hệ cơ
bản mà cuộc sống cộng đồng của xã hội đó đòi hỏi phải có. Thông qua giáo
dục, “Con ngƣời, cá nhân” trở thành “Con ngƣời xã hội”. Đó chính là chức
năng xã hội hoá của nhà trƣờng.
Nhà trƣờng nói chung và Trƣờng PTTH Thanh Bình nói riêng là nơi
đƣợc tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định, với một nội dung
giáo dục có chọn lọc, có hệ thống với những phƣơng pháp giáo dục khoa học,
phải có đội ngũ giáo viên có kiến thức, có năng lực chuyên môn và có đạo
đức. Do đó Trƣờng PTTH Thanh Bình còn có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng
đội ngũ giáo viên, những ngƣời trực tiếp làm công tác giáo dục đối với học
sinh của trƣờng.
Gần đây xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá, hội nhập ngày càng trở nên
sâu rộng và mạnh mẽ, mang tính khách quan hơn thì chức năng nhà trƣờng
cũng đã thay đổi, chức năng nhà trƣờng đƣợc chia thành 5 loại: Kỹ thuật/kinh
35
tế, quan hệ con ngƣời/xã hội, chính trị, văn hoá và giáo dục. 5 loại bình diện
này đƣợc xem xét ở 5 cấp độ từ: Cá nhân, tổ chức, cộng đồng, xã hội và quốc
tế.
Nhƣ vậy chúng ta thấy chức năng của nhà trƣờng (Giáo dục và Đào
tạo) là khá toàn diện, đƣợc thể hiện trên khá nhiều bình diện khác nhau của
đời sống xã hội, tác động to lớn đến sự phát triển của loài ngƣời, nhằm vào
chủ thể của xã hội đó là con ngƣời.
- Nhiệm vụ trường phổ thông trung học Thanh Bình:
Nhà trƣờng PTTH là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp thực hiện
mục tiêu đào tạo, giáo dục nhân cách bằng việc truyền thụ những tri thức, đạo
đức mà nhân loại đã sàng lọc đƣợc cho thế hệ trẻ. Nhiệm vụ và quyền hạn của
nhà trƣờng đƣợc ghi trong Luật Giáo dục năm 2005 cụ thể là: Điều 58 quy
định: Nhà trƣờng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của
chƣơng trình giáo dục PTTH
+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên; tham gia hợp đồng và điều
động cán bộ, giáo viên, nhân viên.
+ Xét tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trƣờng,
quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giáo
dục.
+ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của nhà nƣớc.
+ Tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia hoạt động
xã hội.
+ Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng
giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lƣợng giáo dục.
36
+ Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật..
Trong điều lệ trƣờng PTTH có nhiều cấp học do Bộ giáo dục và Đào
tạo ban hành năm 2007. Tại điều 2 đã nêu”Trƣờng PTTH là cơ sở giáo dục
phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân”
Giáo dục PTTH thực hiện trong 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. Học
sinh vào lớp 10 phải có bằng trung học cơ sở, có tuổi đời là hai mƣơi năm
tuổi.
2.2. Đánh giá thực trạng của công tác văn hoá tổ chức trường THPT
Thanh Bình.
Chi bộ, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Công đoàn Nhà trƣờng đã
quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng sống, văn hoá ứng xử, giáo dục truyền
thống cho học sinh thông qua các hoạt động chào cờ, văn hoá văn nghệ, thể
dục thể thao, ngày thành lập Đoàn 26/3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,
ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, đóng góp xây dựng công
trình thanh niên, chăm sóc gia đình chính sách, cuộc thi hành trình tri thức do
Đài phát thanh và Truyền hình Hải Dƣơng tổ chức ...
Bên cạnh những mặt tích cực, Trƣờng PTTH Thanh Bình vẫn còn một
số tồn tại đang đƣợc khắc phục: Trang phục đầu tóc không đúng quy định,
còn hiện tƣợng gây gổ đánh nhau, bạo lực học đƣờng, nói tục, chửi bậy,
không chấp hành luật lệ an toàn giao thông; còn một số cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong giao tiếp ứng xử chƣa hài hoà tế nhị, đạo đức lối sống chƣa
lành mạnh, chƣa chấp hành tốt các cuộc vận động của Đảng Nhà nƣớc, cơ
quan.
2.2.1. Thông qua điều tra: Trắc nghiệm tháng 9 năm 2014
- Hình thức: Phát phiếu điều tra xã hội học.
- Đối tƣợng: Cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh
- Quy định: Trong phiếu đƣa ra các câu hỏi cho cán bộ giáo viên, học
sinh lựa chọn đáp án: A, B, C, D, E rồi tích vào đáp án:
37
* Điều tra đối với cán bộ công nhân viên, giáo viên:
- Câu hỏi. Các phong trào hoạt động tập thể, các đợt thi đua chủ điểm
của Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban chuyên môn có hiệu quả đối với việc
xây dựng văn hóa trƣờng học hay không?.
- Đáp án:
A. Rất hiệu quả.
B. Còn mờ nhạt.
C. Chƣa có tính định hƣớng và chủ điểm rõ ràng.
D. Có ý kiến khác.
Bảng 2.1. Bảng kết quả điều tra 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhƣ sau:
Tỷ lệ % đáp
Tỷ lệ % đáp
Tỷ lệ % đáp
Tỷ lệ % đáp
án A
án B
án C
án D
30
20
40
10
Câu hỏi
* Điều tra đối với học sinh:
- Câu hỏi: Em nghĩ nhƣ thế nào về các phong trào hoạt động tập thể của
nhà trƣờng ?
-
Đáp án:
A.
Có ý nghĩa giáo dục về truyền thống.
B.
Đó chỉ là những hoạt động để giải trí.
C.
Em không có ấn tƣợng gì sâu sắc.
D.
Cả A và B.
E.
Ý kiến khác.
Bảng 2.2. Bảng kết quả điều tra của 1.258 học sinh nhƣ sau:
Câu hỏi
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
đáp án A
đáp án B
đáp án C
đáp án D
đáp án E
20
30
10
30
10
38
2.2.2. Thông qua phỏng vấn:
* Phỏng vấn giáo viên trong trường:
- Câu hỏi: Cô có cảm nhận gì về văn hóa nhà trƣờng?
- Trả lời: Theo tôi văn hóa nhà trƣờng đang bị xuống cấp trầm trọng nó
đƣợc thể hiện qua hiện tƣợng học sinh thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng thầy cô
giáo, hiện tƣợng chia bè phái, gây mất đoàn kết, đánh lộn nhau, thậm chí có
vụ việc học sinh đánh nhau làm xôn xao dƣ luận. Đặc biệt là bạo lực học
đƣờng trƣớc đây chỉ xảy ra ở học sinh nam, gần đây đã xuất hiện cả ở học
sinh nữ, trang phục đầu tóc không đúng quy định, khiến ngƣời dạy rất bức
xúc, trăn trở. (Cô Phạm Thị Hạnh giáo viên môn Văn).
* Phỏng vấn phụ huynh:
- Câu hỏi: Theo bậc phụ huynh nhà trƣờng đã thực sự quan tâm tới việc
xây dựng văn hóa trƣờng học hay chƣa?
- Trả lời: Có nhƣng chỉ mang tính khẩu hiệu, nặng về truyền thụ kiến
thức, chƣa quan tâm đáng kể đến rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.(Bà: Lê
Thị Cúc phụ huynh học sinh lớp 11G).
* Phỏng vấn nhân viên trong trường.
- Câu hỏi: Anh (chị) có bằng lòng về văn hóa tổ chức của trƣờng ta
không? Vì sao?
- Trả lời: Tôi đánh giá chƣa cao vì: Chƣa hạn chế đƣợc tình trạng học
sinh vi phạm những điều cấm, hành vi ứng xử ở một số bộ phận học sinh lỗ
mãng nhƣng chƣa đƣợc chấn chỉnh.(Cô Cao Thi Lan Anh nhân viên thư viện)
* Phỏng vấn học sinh trong trường.
- Câu hỏi: Em thấy trƣờng học cần có môi trƣờng văn hóa không?
- Trả lời: Theo em trƣờng học cần có môi trƣờng văn hóa hơn bất cứ
một công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nào. Bởi vì trƣờng học là cái lôi sản
sinh ra văn hóa.
39
* Nhận xét: Qua điều tra và phỏng vấn cho thấy số lƣợng CBCNV,
GV, phụ huynh học sinh và học sinh chƣa tin tƣởng và chƣa đánh giá cao về
hoạt động văn hóa tổ chức của Trƣờng học. Điều đó chứng tỏ trong thời gian
qua hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động tập thể của Nhà trƣờng chƣa cao.
2.3. Đánh giá về kết quả thực hiện công tác hoàn thiện văn hóa tổ
chức trường PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
Công tác hoàn thiện VHTC trƣờng PTTH Thanh Bình mặc dù Chi ủy,
BGH Nhà trƣờng đã hƣớng dẫn, chỉ đạo đến tổ chức công đoàn cơ sở tăng
cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp
vụ, xây dựng và bồi dƣỡng tác phong nhà giáo, động viên tập thể sƣ phạm nhà
trƣờng luôn lao động sáng tạo, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh làm tốt công tác giáo dục lý tƣởng, đạo đức, lối sống cho đoàn
thanh niên, tạo mọi điều kiện để thanh niên luôn đƣợc cống hiến cho sự
nghiệp “Trồng ngƣời”. Nhƣng kết quả đạt đƣợc cũng đáng ghi nhận.
Về thực hiện chiến lƣợc, mục tiêu đào tạo: Trải qua hơn 10 năm thành
lập, trƣờng THPT Thanh Bình không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất
lƣợng đào tạo, đóng góp vào thành quả chung của cả hệ thống giáo dục tỉnh
nhà. Trƣờng THPT Thanh Bình đƣợc đánh giá là trƣờng có chất lƣợng đào
tạo tốt nhất trong hệ thống trƣờng ngoài công lập và một số năm gần đây còn
có chất lƣợng cao hơn một số trƣờng công lập.(theo thống kê của Sở Giáo dục
tỉnh Hải Dƣơng).
Bên cạnh việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang,
nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, đẩy mạnh các phong trào thi đua,
các cuộc vận động do ngành giáo dục phát động, công tác bồi dƣỡng cán bộ,
giáo viên đƣợc đặc biệt quan tâm nhƣ yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng
giáo dục. Năm học 2010 - 2011, CBCNV, GV của Nhà trƣờng là 77 đồng chí,
tổng số 33 lớp với 1.644 học sinh. Do ngày 15 tháng 11 năm 2013 trƣờng
40
TPTH Thanh Bình đã chuyển sang trƣờng công lâp nên số lớp, số học sinh, số
cán bộ giáo viên cũng giảm theo. Tổng số có 28 lớp, 1.258 học sinh và 72 cán
bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trƣờng luôn tạo điều kiện để CBCNV, GV học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập các lớp bồi dƣỡng, học
cao học. Đến nay 100% cán bộ ,giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn,
trong đó có 8 trình độ thạc sĩ, 2 trình độ sau đại học, 1 đồng chí đang theo học
cao học. Tập thể sƣ phạm của trƣờng luôn có sự đoàn kết trong việc thực hiện
nhiệm vụ của trƣờng, của ngành. BGH Nhà trƣờng tổ chức tốt việc học tập
nâng cao kiến thức, chuyên môn cũng nhƣ bồi dƣỡng chính trị đạo đức cho
tập thể sƣ phạm. Trƣờng luôn kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng - xã
hội để có những chính sách hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn, miễn giảm
học phí cho học sinh nghèo học giỏi, luôn quan tâm lắng nghe ý kiến, nguyện
vọng của phụ huynh, qua đó nắm bắt và động viên, giải quyết kịp thời những
vƣớng mắc nảy sinh.
Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình, năng động sáng tạo trong việc
đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣa công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo sự
hứng khởi cho học sinh giúp học sinh hiểu bài và làm tốt hơn.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ đƣợc đào tạo bài bản, đúng chuyên
môn việc áp dụng các phần mềm trong quản lý cả về tài chính, hồ sơ cán bộ
công chức, sách thƣ viện đƣợc nhanh gọn, chính xác, luôn hết lòng vì công
việc. Trƣờng đã tạo đƣợc chỗ đứng cũng nhƣ thƣơng hiệu của mình trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng.
2.3.1. Phong cách quản lý, lề lối làm việc.
Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo vào
việc xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch hoạt động của trƣờng duy trì tốt
các phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Hai không”,
“Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, Phong trào thi đua
41
“Xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực”. Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục thể chất, công tác hƣớng nghiệp dạy
nghề phổ thông, hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đƣợc quan tâm đúng
mức. Bên cạnh đó trƣờng còn quan tâm đổi mới kiểm tra, đánh giá theo
hƣớng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Kết quả học tập
của học sinh đƣợc khảo sát thƣờng xuyên, định kỳ từ đó kịp thời điều chỉnh
bổ sung nhằm nâng cao chất lƣợng đại trà, chất lƣợng mũi nhọn. Kết quả chất
lƣợng đại trà tăng lên, chất lƣợng học sinh giỏi có chuyển biến mạnh.
BGH Nhà trƣờng luôn luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các
chế độ chính sách cho CNV, GV nhƣ chế độ ốm đau, thai sản, tiền đóng
BHXH, BHYT, BHTN, tiền thƣởng ... Đồng thời tổ chức tốt việc nghiên cứu,
thảo luận xây dựng, sửa đổi, bổ sung, không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực
hiện các nội quy, quy chế của trƣờng đề ra.
BGH nhà trƣờng luôn đặt ra và nêu cao tinh thần tôn trọng kỷ luật, do
vậy mà CBCNV, GV luôn ý thức hoàn thiện mình để tạo môi trƣờng có nề
nếp và trong sạch. Trong công tác điều hành phát huy tối đa tính chủ động
trong công việc, cấp trên tôn trọng, lắng nghe ý kiến cấp dƣới, cấp dƣới chấp
hành phục tùng ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Chi ủy, BGH các đoàn thể có sự
phối hợp tốt để tất cả CBCNV, GV trong trƣờng thực hiện tốt các nghị quyết,
chủ trƣơng, đƣờng lối chỉ đạo của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc của trƣờng
và nơi cƣ trú. Hàng năm vào đầu năm học BGH các đoàn thể tổ chức hội nghị
CBCC để đề ra những nhiệm vụ trọng tâm của năm, đồng thời các tổ, các cá
nhân đăng ký thi đua trong năm.
2.3.2. Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ
công nhân viên, giáo viên.
CBCNV, GV Trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dƣơng luôn tích cực rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, lối sống lành mạnh, trung
42
thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, khiêm tốn giản dị và có văn hóa
theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đã có những bài báo ca ngợi Ban
Giám hiệu, CBCNV, GV về sự nhiệt tình, chịu khó học hỏi, vƣợt khó khăn
gian khổ để đƣa trƣờng lên một vị trí mới, tầm cao mới.
Cụ thể: CBCNV đi làm đúng giờ, chất lƣợng công việc tốt, phòng làm
việc bố trí ngăn lắp, sạch sẽ, thái độ phục vụ nhiệt tình, cởi mở hòa nhã.
Học sinh hạn chế đƣợc tình trạng đi học muộn, chốn học, ...
Thầy cô giáo lên lớp đúng giờ, soạn giáo án đầy đủ, thái độ GV ân cần,
cởi mở, tận tình giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh nên chất lƣợng đào tạo ngày
đƣợc tăng nên.
Những năm đầu thành lập đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ về
tuổi đời lẫn tuổi nghề, kinh nghiệm trong giảng dạy chƣa có, học sinh cá biệt
nhiều, thầy cô bỏ nghề hoặc chuyển sang trƣờng công lập. Đƣợc sự quyết tâm
của BGH, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự yêu nghề của hội đồng sƣ
phạm nhà trƣờng đến nay đội ngũ giáo viên trƣởng thành hơn có kinh nghiệm
hơn. Không còn hiện tƣợng giáo viên bỏ nghề hay chuyển trƣờng nữa. Bộ
máy của nhà trƣờng đƣợc ổn định hơn. Năm học 2009 - 2010 có 01 đồng chí
giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 11 đồng chí đƣợc xếp loại cấp cơ sở.
Đến năm 2014 - 2015 có tới 07 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 18 sáng kiến đƣợc xếp
loại cấp cơ sở và đặc biệt có 01 sáng kiến đƣợc công nhận cấp tỉnh.
43
Ảnh 2.5: Giờ học thực hành trên lớp môn Vật Lý
Năm học 2009 - 2010
Bảng 2.3: Về học lực
Khối lớp
STT
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
lƣợng %
lƣợng
%
lƣợng % lƣợng lệ %
0
0
270 49,2 274 49,9
5
0,9
Khối
Sĩ số
1
10
549
2
11
572
0
0
250
43,7
315
55,1
7
1,2
3
12
633
6
0,95
313
49,4
303
47,9
11
1,8
1.754
6
0,3
833
47,5
892
50,9
23
1,3
Tổng
Bảng 2.4: Về hạnh kiểm
Khối lớp
STT
Tốt
Khá
Trung bình
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lƣợng
%
lƣợng
%
lƣợng
%
549
397
72,3
150
27,3
2
0,4
11
572
393
68,7
175
30,6
4
0,7
12
633
429
67,8
194
31,1
10
1,1
69,5
519
29,6
16
9
Khối
Sĩ số
1
10
2
3
Tổng
1.754 1.219
44
Yếu
Số
Tỷ
lƣợng lệ %
Năm học 2009 - 2010 học sinh đạt học lực khá và giỏi đạt 47,8%, tỷ lệ
tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,8% có 6 em đạt học sinh giỏi tỉnh, 198 học sinh đỗ
cao đẳng và đại học. Về hạnh kiểm tốt chiếm 69,5%, khá chiếm 29,6%, trung
bình chỉ còn 9% đặc biệt không có học sinh có hạnh kiểm yếu.
Năm học 2010 - 2011
Bảng 2.5: Về học lực
Khối lớp
STT
Khối
Giỏi
Số
Sĩ số lƣợ
ng
Khá
Trung bình
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
%
lƣợng
%
lƣợng
%
Yếu
Số
Tỷ
lƣợng lệ %
1
10
518
0
0
194
37,5
319
61,7
5
0,8
2
11
536
0
0
310
57,8
223
41,6
3
0,6
3
12
557
0
0
353
63,4
203
36,4
1
0,2
857
53,2
745
46,2
9
0,6
Tổng
1.611
Bảng 2.6: Về hạnh kiểm
Khối lớp
1
10
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
Sĩ số
lƣợng %
lƣợng
%
lƣợng % lƣợng lệ %
518
304 58,7 179 34,6
35
6,8
2
11
536
351
65,4
152
28,4
33
6,2
3
12
557
472
84,7
75
13,5
10
1,8
70
406
25,2
78
4,8
STT
Khối
Tổng
1.611 1.127
Năm học 2010 - 2011 học sinh đạt học lực khá và giỏi đạt
53,2%, tỷ lệ tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,9% có 6 em đạt học sinh giỏi tỉnh, 232
45
học sinh đỗ cao đẳng và đại học. Về hạnh kiểm tốt chiếm 70%, khá chiếm
2526%, trung bình chỉ còn 4,8% và không có học sinh có hạnh kiểm yếu.
Năm học 2011 - 2012
Bảng 2.7: Về học lực
Khối lớp
STT
Khối
Giỏi
Số
Sĩ số lƣợ
ng
Khá
Trung bình
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
%
lƣợng
%
lƣợng
%
Yếu
Số
Tỷ
lƣợng lệ %
1
10
566
3
0,5
320
56,5
244
43
2
11
510
2
0,4
250
49
255
50
3
0,6
3
12
535
1
0,2
231
44
291
55,4
2
0,4
1.601
6
0,4
801
49,8
790
49,5
5
0,3
Tổng
Bảng 2.8: Về hạnh kiểm
Tốt
Khối lớp
Giỏi
Tỷ lệ
Số
Khối Sĩ số
%
lƣợng
1
10
566
350 61,8
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
lƣợng
%
lƣợng % lƣợng lệ %
183 32,3
33
5,8
2
11
510
295
57,8
190
37,2
25
4,9
3
12
535
342
63,9
185
34,6
8
1,5
1.601
987
61,2
558
35,5
66
3,9
Tổng
Năm học 2011 - 2012 học sinh đạt học lực khá và giỏi đạt 50,2%, tỷ lệ
học sinh yếu chỉ còn 0,3%, tỷ lệ tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,8% có 7 em đạt học
sinh giỏi tỉnh, 250 học sinh đỗ cao đẳng và đại học và đây là năm đầu tiên
Nhà trƣờng đạt danh hiệu trƣờng Tiên tiến. Về hạnh kiểm tốt chiếm 61,2%,
khá chiếm 35,5%, trung bình chỉ còn 3,9%, không có học sinh có hạnh kiểm
yếu.
46
Năm học 2012 - 2013
Bảng 2.9: Về học lực
Khối lớp
STT
Khối
Giỏi
Số
Sĩ số lƣợ
Khá
Trung bình
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
%
lƣợng
%
lƣợng
%
ng
1
10
417
2
0,5
242
58
173
41,5
2
11
557
3
0,5
289
52
265
47,5
3
12
507
4
0,8
304
60
199
39,2
1.481
9
0,6
835
56,5
637
43
Tổng
Yếu
Số
Tỷ
lƣợng lệ %
Bảng 2.10: Về hạnh kiểm
Tốt
Khối lớp
1
10
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
Sĩ số
lƣợng %
lƣợng
%
lƣợng % lƣợng lệ %
417
258
62
141
34
18
4
2
11
557
328
59
222
40
7
1
3
12
507
329
65
162
32
16
3
1.481
915
62
525
35,4
31
2,6
STT
Khối
Tổng
Năm học 2012 - 2013 học sinh đạt học lực khá và giỏi đạt 60%, đặc
biệt không có học sinh có học lực yếu, tỷ lệ tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,7% có 8
em đạt học sinh giỏi tỉnh, 03 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 298 học
sinh đỗ cao đẳng và đại học. Về hạnh kiểm tốt chiếm 62%, khá chiếm 35,4%,
trung bình chỉ còn 3% không có học sinh có hạnh kiểm yếu.
Năm học 2013 - 2014
47
Bảng 2.11: Về học lực
Khối lớp
STT
Khối
Giỏi
Số
Sĩ số lƣợ
Khá
Trung bình
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
%
lƣợng
%
lƣợng
%
ng
1
10
496
3
0,6
292
59
201
40,4
2
11
408
4
1.
224
55
180
44
3
12
546
6
1
354
65
186
34
1.450
13
0,9
870
60
567
39,1
Tổng
Yếu
Số
Tỷ
lƣợng lệ %
Bảng 2.12: Về hạnh kiểm
Tốt
Khối lớp
1
10
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
Sĩ số
lƣợng %
lƣợng
%
lƣợng % lƣợng lệ %
496
332
67
148 29,8
16
3,2
2
11
408
258
63
130
31.8
20
4,9
3
12
546
381
70
160
29,1
5
0,9
1.450
971
66,9
438
30,2
41
2,9
STT
Khối
Tổng
Năm học 2013 - 2014 học sinh đạt học lực khá và giỏi đạt 60,9%, tỷ lệ
tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,9% có 9 em đạt học sinh giỏi tỉnh, 07 giáo viên đạt
giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 01 giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp
tỉnh. Trƣờng đạt danh hiệu trƣờng tiền tiến xuất sắc. Về học lực tốt chiếm
66,9%, khá chiếm 30,2%, trung bình chỉ còn 2,9%.
Năm học 2014 - 2015
48
Bảng 2.13: Về học lực
Khối lớp
STT
Khối
Giỏi
Số
Sĩ số lƣợ
Khá
Trung bình
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
%
lƣợng
%
lƣợng
%
ng
1
10
360
8
2,22
241
67,22
110
30,56
2
11
492
15
3,05
348
70,73
129
26,79
3
12
406
14
4,45
357
86,93
35
8,62
1.258
37
2,94
947
75,28
274
21,78
Tổng
Yếu
Số
Tỷ
lƣợng lệ %
Bảng 2.14: Về hạnh kiểm
Tốt
Khối lớp
1
10
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
Sĩ số
lƣợng %
lƣợng
%
lƣợng % lƣợng lệ %
360
268 74,44 80 22,22 12
3,33
2
11
492
358
72,76
114
23,17
20
4,07
3
12
406
339
83,5
57
14,04
10
2,46
1.258
965
76,7
251
19,95
42
3,35
STT
Khối
Tổng
(Nguồn: Báo cáotổng kết các năm học của Hiệu trưởng trường THPT
Thanh Bình từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2014 - 2015)
Năm học 2014 - 2015; Về tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên là 72
ngƣời trong đó quản lý 03 ngƣời, giáo viên 60 ngƣời, hành chính 09 ngƣời;
Về chất lƣợng đội ngũ đều đạt 100% chuẩn, trong đó trình độ thạc sĩ và đang
học 9 đồng chí chiếm tỷ lệ 12,5%.
Nhà trƣờng đƣợc UBND huyện Thanh Hà tặng giấy khen vì đã có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, xây dựng cơ quan, đơn vị văn
hoá năm 2014 và đƣợc công nhận đạt danh hiệu trƣờng an toàn về an ninh trật
49
tự năm 2014. Trƣờng đƣợc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dƣơng công nhận
trƣờng tiên tiến xuất sắc.
Về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh Nhà trƣờng có 9 học sinh đạt danh
hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 01 em đạt giải nhì, 03 em đạt gải 3 và
05 em đạt gải khuyến khích.
Kết quả kiểm tra toàn diện, những giáo viên đƣợc thanh tra đều đƣợc
xếp loại Khá và Giỏi, không có giáo viên nào xếp loại trung bình.
Tham gia cuộc thi tìm hiểu 70 năm Quân đội nhân dân Việt Nam và 25
năm ngày hội Quốc phòng toàn dân do huyện Thanh Hà tổ chức thì có 02
đồng chí đạt giải, trong đó có 01 giải nhì và 01 giải ba.
Về viết sáng kiến kinh nghiệm Nhà trƣờng có tổng số 25 cán bộ, giáo
viên tham gia viết thì 18 giáo viên đƣợc xếp loại cấp Sở.
Như vậy: Thông qua bảng học lực và bảng hạnh kiểm của bốn năm ta
thấy chất lƣợng giáo dục của học sinh đƣợc tăng lên cả về học lực và hạnh
kiểm. Trong năm học 2009 - 2010 tỷ lệ học lực khá chỉ đạt 47,5%, hạnh kiểm
tốt đạt 69,5%. Nhƣng đƣợc sự quan tâm của BGH, Ban Chấp hành Công đoàn
và Đoàn thanh niên trong việc đƣa ra phƣơng pháp mới trong giảng dạy, các
phong trào thi đua đƣợc lồng ghép tạo ra sân chơi và học đồng thời cũng có
sự tìm tòi học hỏi tận lực tận tâm yêu trƣờng, yêu lớp yêu trò của tập thể sƣ
phạm Nhà trƣờng. Cụ thể:
Năm học 2013 - 2014, tổng số học sinh toàn trƣờng 1.450 học sinh:
Trong đó có 883 học sinh đạt học lực khá giỏi chiểm 69%, tỷ lệ học sinh đỗ
tốt nghiệp 99,9%, có 298 học sinh đỗ cao đẳng và đại học. Hạnh kiểm tốt tăng
lên 66,9%, khá 30,2%, trung bình chỉ còn 2,9% không có học sinh hạnh kiểm
hay học lực yếu.
Đây là một sự lỗ lực cố gắng của thầy cô trong hội đồng sƣ phạm Nhà trƣờng
đặc biệt là của Ban Giám hiệu.
50
Bƣớc sang năm học 2014 - 2015, với chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới
công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, thực hiện chủ trƣơng:
“Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một nội dung đổi mới
trong phương pháp dạy học và quản lý”. Cán bộ, giáo viên trong trƣờng sẽ
không ngừng cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra. Tăng
cƣờng công tác quản lý, đánh giá thi đua theo hƣớng coi trọng chất lƣợng hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, trong
dạy và học, đổi mới công tác thi đua - khen thƣởng. Hơn mƣời năm - quãng
thời gian không phải là dài, nhƣng những gì thầy trò trƣờng phổ thông trung
học Thanh Bình đã đạt đƣợc thật đáng tự hào, nhất là trong điều kiện của một
huyện còn nhiều khó khăn nhƣ Thanh Hà.
2.3.3. Điều kiện công tác và đời sống văn hóa tính thần của cán bộ
công nhân viên, giáo viên.
Đoàn kết nội bộ trở thành truyền thống của trƣờng PTTH Thanh Bình,
vì các CBCNV, GV coi trƣờng học là ngôi nhà thứ hai của mình, những giờ
ra chơi, những lúc trống tiết, CBCNV, GV thƣờng trao đổi về chuyên môn,
chia sẻ niềm vui, nỗi buồn khi ốm đau, hoạn nạn ... Cũng chính vì có tinh thần
đoàn kết đó mà thành tích tập thể của nhà trƣờng ngày càng cao, khó khăn
nào cũng vƣợt qua đó là nhờ sự chung vai gánh vác, chung sức đồng lòng của
BGH, CBCNV, GV trƣờng PTTH Thanh Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết
trên dƣới một lòng, mà lòng cốt là cấp ủy và BGH.
BGH và các tổ chức đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ CBCNV, GV
và học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: CBCNV, GV đƣợc Nhà trƣờng trích từ
quỹ phúc lợi cho vay hoặc hỗ trợ, CBCNV nhà xa nuôi con nhỏ đƣợc đi muộn
hơn và về sớm hơn trƣớc 30 phút, giáo viên nhà xa nuôi con nhỏ thì đƣợc xếp
thời khóa biểu từ tiết 2 đến tiết 4 không phải dạy tiết 1 và tiết 5.
51
Để rèn luyện sức khỏe và đẩy mạnh các phong trào BGH, các tổ chức
đoàn thể thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi vào các buổi cuối tuần hoặc các
ngày lễ lớn nhƣ: 20/11 tổ chức thi văn nghệ, 22/12 thi cầu lông, bóng bàn, 8/3
thi nấu ăn …
Ảnh 2.6: Hội diễn văn nghệ của tập thể CBCNV, GV nhân ngày 20/11
52
Ảnh 2.7: Giao lưu bóng đá nhân ngày 22/12
2.3.4. Về ý thức xây dựng cơ quan văn hóa
Từ khi thành lập, Chi ủy, BGH Nhà trƣờng đã biết đƣợc vị trí và tầm
quan trọng của văn hóa tổ chức trƣờng học nhƣng chƣa chú trọng đến việc
xây dựng và hoàn thiện VHTC trƣờng PTTH, Chi ủy và BGH, các đoàn thể
chƣa xây dựng, thiết lập đƣợc những chỉ tiêu, tiêu chí, văn bản, quy định về
VHTC trƣờng PTTH.
Đến năm 2010 do văn hóa học đƣờng bị xuống cấp, tình trạng học sinh
gây gổ đánh nhau, học sinh vô lễ với thầy cô,... Chi ủy, BGH, các tổ chức
đoàn thể Nhà trƣờng mới chú trọng, quan tâm đến việc xây dựng và hoàn
thiện VHTC trƣờng PTTH. Điều đó đƣợc thể hiện qua các cuộc thi của
CBCNV, GV và HS, các cuộc dã ngoại, cách bố trí phòng học, phòng làm
việc, xây dựng các tiêu chí để đánh giá lớp đạt danh hiệu lớp văn hóa, phòng
học kiểu mẫu, Gia đình văn hóa, ...
2.3.5. Về thiết kế, bài trí trường học
53
Trƣờng PTTH Thanh Bình nằm trên trục đƣờng chính thị trấn huyện
Thanh Hà thuận lợi cho việc đi lại của CBCNV, GV và HS.
Hiện tại, trƣờng có tổng diện tích đất hơn 8.400m2, với 24 phòng học
kiên cố cao tầng, 6 phòng học bộ môn đạt chuẩn(1phòng Vật lý, 1 phòng Hoá
học, 1 phòng Sinh học, 2 phòng máy đảm bảo tiêu chuẩn với trên 50 máy tính
lối mạng cùng với máy chiếu và các thiết bị đồng bộ khác), 1 phòng thƣ viện
đạt chuẩn, 1 phòng y tế, và các phòng làm việc của BGH, các phòng làm việc
của các tổ chuyên môn, 1 nhà bếp khang trang, sạch sẽ, 01 nhà tập có mái
che để tập môn Thể Dục và môn Giáo Dục quốc phòng, có sân chơi thể thao
các môn nhƣ bóng đá, bóng truyền, cầu lông, 02 bàn bóng bàn và một dãy nhà
vệ sinh học sinh tự hoại. Tất cả các phòng học, phòng làm việc đều đƣợc
trang bị khá đầy đủ phục vụ cho hoạt động dạy và đặc biệt năm học 2013 2014 Nhà trƣờng đã lắp camera quan sát khu cổng trƣờng mục đích quản lý
việc chấp hành giờ giấc của cán bộ, giáo viên và học sinh, lắp thí điểm
camera 04 phòng học để theo dõi việc dạy và học của giáo viên, học sinh.Thƣ
viện Nhà trƣờng là một trong những thƣ viện đầu tiên (Khối các trƣờng hệ
bán công) của tỉnh đạt danh hiệu Thƣ viện tiên tiến( năm 2011) và cũng là
trƣờng đầu tiên đạt trƣờng tiên tiến trong năm học 2010 - 2011. Trong 2 năm
học 2011 - 2012, 2012 - 2013, trƣờng vẫn giữ vững danh hiệu trƣờng tiên
tiến. Bƣớc sang năm học 2013 -2014, 2014 - 2015 trƣờng đạt danh hiệu
trƣờng tiên tiến xuất sắc. Thƣ viện đạt thƣ viện tiên tiến xuất sắc.
54
Ảnh 2.8: Cảnh học sinh tập chung chào cờ tại sân trường buổi sáng thứ 2
Trên đây là những thành quả mà trong khoảng hơn 10 năm, tập thể Nhà
trƣờng đã tạo dựng đƣợc. Nhƣng trong quá trình phấn đấu ấy, Nhà trƣờng
cũng không tránh khỏi những hạn chế sau:
* Về phong cách quản lý, lề lối làm việc của lão đạo
Chi ủy, Ban Giám hiệu Nhà trƣờng chƣa thật quan tâm đến việc xây
dựng và hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng học, lãnh đạo Nhà trƣờng đôi khi
chƣa gƣơng mẫu trong thực thi mọi quy tắc chuẩn mực về trƣờng văn hóa.
Trong giao tiếp đôi khi có thái độ chỉ trích một chiều đối với CBCNV, GV và
HS, thiếu sự bình tĩnh, điềm đạm; xử lý công việc còn vội vàng, chƣa linh
hoạt,... Hay sự khen ngợi, phê bình của lãnh đạo đối với CBCNV, GV và HS
chƣa đúng lúc, đúng chỗ, đúng ngƣời, việc phê bình và tự phê bình còn hạn
chế,...
Ban chấp hành công đoàn cũng nhƣ đoàn thanh niên chƣa làm tốt công
tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho CBCNV, GV và học sinh, chƣa nắm
bắt hết đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của CBCNV, GV và HS. Nên CBCNV, GV
và HS chƣa thật sự tin tƣởng cống hiến, học tập hết mình.
55
* Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ công
nhân viên, giáo viên.
Đội ngũ cốt cán trong nhà trƣờng thực sự chƣa gƣơng mẫu đi đầu trong
việc thực hiện nếp sống văn hóa, một số phong trào hoạt động của Nhà trƣờng
còn mờ nhạt, cán bộ, giáo viên, nhân viên còn trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ
nên chƣa có nhiều thời gian, kinh nghiệm sống, một số CBCNV, GV chƣa có
ý thức, chƣa thực hiện tốt quy định, quy chế của Trƣờng nhƣ: Giáo viên
không soạn giáo án, đi muộn, bỏ tiết, bỏ làm không lý do, lên lớp không mang
giáo án, trong giờ còn làm việc riêng, còn nghe điện thoại trên lớp, ...
* Điều kiện công tác và đời sống văn hóa tính thần của cán bộ công
nhân viên, giáo viên.
Là trƣờng ngoài công lập (mới có quyết định chuyển sang công lập vào
tháng 11 năm 2013) nguồn kinh phí hạn hẹp việc đầu tƣ cho các hoạt động
phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao còn ít. Chƣa có phòng nghỉ trƣa của
giáo viên ở xa, chi thƣởng các phong trào mang tính chất động viên chƣa
khích lệ hết đƣợc lòng hăng say, nhiệt tình, tâm huyết của CBCNV, GV và
HS.
* Về ý thức xây dựng cơ quan văn hóa
Mặc dù đã đƣợc chi ủy, BGH đƣa vào danh sách bị cấm trong quy chế
VHTH nhƣ không hút thuốc lá trong trƣờng, ứng xử với đồng nghiệp thiếu
văn hóa, xử lý học sinh thiếu tế nhị, còn vứt rác bừa bãi, ...
* Về thiết kế, bài trí trường PTTH Thanh Bình
Trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng là ngôi
trƣờng Xanh - Sạch - Đẹp nhƣng diện tích khuôn viên hẹp nên việc bố trí sân
chơi, vƣờn hoa, cay cảnh còn gặp nhiều khó khăn, một số phòng bài trí chƣa
hợp lý, CBCNV, GV và HS đông đi lại nhiều nên việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
là rất khó.
56
Công tác vệ sinh còn thiếu chuyên nghiệp chủ yếu do học sinh lao động
hoặc tạp vụ làm, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của CBCNV, GV và HS còn
kém.
Do không có kinh phí nên Nhà trƣờng vẫn tồn tại 4 phòng học cấp 4.
Từ những đánh giá kết quả thực hiện và hạn chế trên sau một quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu, ngƣời viết luận văn xin nêu ra một số nguyên nhân sau:
Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về giáo dục chƣa xây dựng thể chế, văn bản,
pháp luật, chính sách về xây dựng đời sống văn hóa trong trƣờng học.
Do quá trình kinh tế hội nhập quốc tế có sự xâm nhập văn hóa bên
ngoài đã ảnh hƣởng tới lối sống học sinh.
Chƣa có sự phối kết hợp giữa Sở Giáo dục với Nhà trƣờng về vấn đề
hoàn thiện văn hóa tổ chức trong trƣờng PTTH;
Sở Giáo dục và Đào tạo, BGH chƣa quan tâm đáng kể tới xây dựng văn
hóa tổ chức trong trƣờng học. Chỉ chú trọng trang bị cho học sinh kiến thức
để làm việc, chƣa chú ý trang bị kiến thức để làm ngƣời. mà mục tiêu hƣớng
tới của giáo dục Việt Nam là: “Giáo dục con ngƣời một cách toàn diện” (cả về
tri thức, kỹ năng sống, thể chất, tinh thần, ...).
Ngành văn hóa chƣa phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
mình đối với việc xây dựng chính sách đời sống văn hóa cơ sở trong các
trƣờng học.
Vai trò của tổ chức Đoàn, công Đoàn còn mờ nhạt chƣa có giải pháp
hữu hiệu thu hút CBCNV, GV và HS tham gia vào việc xây dựng đời sống
văn hóa, lớp văn hóa, trƣờng văn hóa, ...
Trong các cuộc họp, hội thảo chuyên đề, kế hoạch năm học Nhà trƣờng
thƣờng quan tâm chú trọng tới việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học
thể hiện bằng những mục tiêu: Tỷ lệ % đạt học sinh giỏi, khá; Số lƣợng học
57
sinh đỗ cao đẳng, đại học, điểm sàn thi cao đẳng, đại học; tỷ lệ % học sinh đỗ
tốt nghiệp;
Đội ngũ giáo viên chƣa nhận thức sâu sắc nội dung các điều trong Luật
Giáo dục, do vậy chƣa làm tốt trách nhiệm của thầy cô giáo trong sự nghiệp
giáo dục toàn diện.
Một số bộ phận học sinh thiếu ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối
sống trở thành những “nhân tố xấu” làm vẩn đục môi trƣờng văn hóa trong
các trƣờng học, ...
Trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc, chúng ta đã chuyển sang nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế đất nƣớc, chúng ta đã nỗ lực tìm kiếm nhiều cơ hội và cũng đạt
đƣợc những thành tựu đáng kể. Bên cạnh thành tựu đó hiện nay, một bộ phận
không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực
trạng bạo lực học đƣờng đến mức báo động; đạo đức nhà giáo thì xuống cấp
nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian nận trong thi cử, chuyên mua
bán các kết quả học .
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, cạnh tranh quốc tế đang diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực ngày càng trở nên gay gắt, đồi hỏi mọi loại hình thiết
chế tổ chức xã hội phải tái cấu trức lại chính mình để thích nghi và phát triển,
dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nập các nguồn
lực ngoại sinh. Lý luận và thực tiễn cho thấy, văn hoá tổ chức là một nguồn
lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững của một tổ chức,
khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hoá vào hoạt động của
mình. Với những lý do nhƣ vậy, các loại hình tổ chức ngày càng nhận thức
đƣợc vai trò quan trọng của việc hoàn thiện văn hoá tổ chức phù hợp để nâng
cao sức cạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững.
58
Chọn lọc là sự gạn lọc những mặt bất hợp lý, tiếp nhận mặt hợp lý để
tạo nguyên liệu đầu vào cho quá trình sáng tạo văn hoá. Những giá trị, biểu
tƣợng và chuẩn mực văn hoá mới gắn với sắc thái riêng biệt của từng chủ thể
sáng tạo, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, trƣớc hết là tạo bản sắc
và thƣơng hiệu.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, một tổ chức phải là nơi thu hút đội ngũ
nhân viên có chất lƣợng cao. Tuy nhiên khi môi trƣờng làm việc có tính đa
dạng về nguồn gốc xuất thân, dân tộc, tôn giáo hay trình độ học vấn cũng sẽ
xuất hiện mâu thuẫn và làm giảm những giá trị văn hoá mà các thành viên của
tổ chức đó đang cố gắng để xây dựng và giữ gìn.
Để làm đƣợc điều đó thị ta phải biết cách phân loại các yếu tố cấu
thành văn hoá tổ chức, nhƣ yếu tố về cấu trức hữu hình. Đó là những cái có
thể nhìn thấy, dễ cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức nhƣ: Phong cách thiết
kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất Nhà trƣờng khang trang, sạch sẽ, trang
thiết bị đầy đủ tiện nghi, lôgô rõ ràng. Bộ máy tổ chức đơn giản gọn nhẹ mà
đầy đủ, cơ chế hoạt động thông thoáng. Ăn mặc lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng có
văn hoá,... Hệ thống các giá trị đƣợc tuyên bố nhƣ nội quy phòng học, nội quy
làm việc, nội quy của trƣờng, của lớp, các cam kết nhƣ không đối pháo,
không đi xe đạp điện không đội mũ,... đƣợc Nhà trƣờng thực hiện rất nghiêm
túc và đƣợc gắn đúng nơi quy định.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinhvà học sinh Nhà
trƣờng hoàn toàn tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu Nhà trƣờng
cũng nhƣ tập thể hội đồng sƣ phạm Nhà trƣờng. Đây cũng là nền tảng vững
chắc cho thầy và trò trƣờng PTTH Thanh Bình vững bƣớc đi lên đào tạo ra
những con ngƣời mới có lập trƣờng, có niềm tin để sống có ích cho đời cũng
nhƣ cho xã hội.
59
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC
TRƢỜNG PTTH THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI
DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Những cơ hội và thách thức
3.1.1. Những cơ hội
Đƣờng lối, chủ trƣơng đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục của Đảng
tại Đại hội XI.
Thực tế xã hội phát triển mạnh, học sinh tiếp cận sớm đến internet nên
việc cập nhật các thông tin xã hội nhanh.
Đƣợc Ban Giám hiệu và các đoàn thể quan tâm đến việc xây dựng tổ
chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao trong trƣờng rất phong phú đa
dạng.
Có sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trƣờng
Sự ủng hộ nhiệt tình của tập thể giáo viên và học sinh trong nhà trƣờng.
3.1.2. Những thách thức
Ngày nay, do công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
đòi hỏi chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục phổ thông phải tƣơng xứng với
yêu cầu của thời kỳ mới; bên cạnh các mặt tích cực thì các tệ nạn xã hội cũng
có chiều hƣớng ra tăng: “Bạo lực học đƣờng”, “Sống thử, yêu thử”, “nghiện
hút”, “cá cƣợc”, “cờ bạc” của học sinh.
Mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt là bậc phụ huynh đều chƣa thực sự
tin thƣởng vào chất lƣợng giáo dục phổ thông và mong muốn đề cao vai trò
trách nhiệm của nhà trƣờng hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức học sinh
3.2. Phương hướng và giải pháp
3.2.1. Phương hướng.
Phải coi trọng VHTC và đƣa VHTC vào quán triệt đến CBCNV, GV và
HS nhằm phát huy tính dân chủ trong toàn bộ hội đồng sƣ phạm Nhà trƣờng
60
đồng thời nâng cao tính công khai minh bạch để Nhà trƣờng có sự phát triển
bền vững.
3.2.2. Giải pháp
Sau khi tìm ra đƣợc những cơ hội, thách thức và những nguyên nhân
của công tác hoàn thiện văn hóa tổ chức Trƣờng PT THThanh Bình huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng, để góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng
VHTC tại Trƣờng PTTHThanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng, tôi
xin đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.2.1. Công tác quản lý chỉ đạo, tuyên truyền
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện văn hóa trƣờng học; hoàn thiện và
thực hiện VHTC; ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn; xây dựng đội ngũ
làm công tác văn hóa cơ sở: cán bộ thƣ viện, phòng tƣ vấn; tổ chức các cuộc
họp triển khai, đánh giá kết quả thực hiện; đảm bảo chế độ báo cáo theo quy
định;
Triển khai đến toàn bộ CBCNV, GV và HS toàn trƣờng các nội dung
thực hiện văn hóa tổ chức trƣờng PTTH dƣới nhiều hình thức: Niêm yết thống
báo, sinh hoạt tập thể, trên website, ... Lồng ghép nội dung thực hiện VHTC
trong các cuộc vận động, các phong trào;tích hợp trong nội dung dạy học ở
các môn nhƣ: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, ...
3.2.2.2. Xây dựng các thiết chế văn hóa.
Phòng truyền thống: Tu bổ, tăng cƣờng triển lãm hình ảnh, tài liệu về
hoạt động của trƣờng; các biểu tƣợng lịch sử, văn hóa của dân tộc; biên soạn
lịch sử nhà trƣờng, ...
Thƣ viện: Trang bị sách, báo, tài liệu phong phú; xây dựng tủ sách pháp
luật; quản lý dữ liệu bằng máy tính; kết nối internet; sắp xếp các phòng đọc,
phòng kho, phòng làm việc thoáng mát, sạch đẹp, ...
Website: Thiết kế phong phú, bổ ích, hấp dẫn, thu hút CBCNV, GV và
HS cùng tham gia tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách; giới thiệu các hoạt
động của Nhà trƣờng, ...
61
Phòng tƣ vấn học đƣờng: Đẩy mạnh các hoạt động, đặc biệt trong công
tác tƣ vấn tuyển sinh đầu vào và thi tuyển cao đẳng, đại học, học nghề;
Các biểu tƣợng văn hóa: Tiếp tục thực hiện logô, bảng tên, phù hiệu; có
kế hoạch ủng hộ xây dựng các tƣợng đài danh nhân, nhà tình nghĩa, các khu
vui chơi hóa của xã, của thôn ...
Các bảng thông báo và hòm thƣ góp ý: Lắp đặt ở các nơi thuận tiện,
thƣờng xuyên có nhiều thông tin bổ ích, hấp dẫn, tiếp tục xây dựng cảnh quan
Xanh - Sạch - Đẹp với nhiều cây cảnh, vƣờn hoa, công viên, ...
Phòng nghe nhìn: Đƣa vào phục vụ các hoạt động văn hóa: Chiếu phim
tài liệu, giới thiệu sách báo, tƣ liệu về sự hình thành và phát triển của Nhà
trƣờng ...
Chƣơng trình phát thanh thanh niên; Đội nghi thức các lễ hội; Các buổi
phát thanh chuyên đề hàng tuần của Đoàn thanh niên trên loa và giờ ra chơi
nhƣ: Kể về những việc làm tốt, câu chuyện hay và kể chuyện học tập làm theo
tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.
Khu sinh hoạt văn hóa - thể thao: Cải tạo sân khấu làm khung sân khấu,
làm giàn hoa lan, triển lãm hình ảnh, vui chơi giải trí, rèn luyện thể dục thể
thao, ...
3.2.2.3. Xây dựng các quy định và quy ước văn hoá.
Quy ƣớc văn hóa tổ chức trƣờng học; nội quy cơ quan; quy định về
chuẩn mực đạo đức theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đối với CBCNV,
GV trƣờng PTTH Thanh Bình; quy định những biểu hiện tích cực của VHTC
TH cần thực hiện; quy ƣớc những biểu hiện tiêu cực của VHTC không lành
mạnh trong Nhà trƣờng cần hạn chế và nên tránh; nội quy học sinh; nội quy
thƣ viện; nội quy phòng nghe nhìn, nội quy các phòng học bộ môn;
3.2.2.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa do đoàn thanh niên hay công
đoàn trường phát động
62
Lễ hội khai trƣờng; kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam; ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày 27/7, hội trại thân
thiện; tổ chức ngày hội văn hóa đọc; lễ Tri ân - trƣởng thành cho học sinh 12;
đăng ký thực hiện làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh; tổ
chức các hoạt động xung kích, tình nghuyện vì cộng đồng;
Thực hiện các công trình thanh niên: Vệ sinh trƣờng lớp Xanh - Sạch Đẹp, chăm sóc vƣờn cây, trang trí các bảng tin, lớp học,...
Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trong năm nhƣ các hội thi văn hóa, văn
nghệ, thể thao, thi tìm hiểu lịch sử Nhà trƣờng, viết về Nhà trƣờng, giao lƣu,
tham quan các danh thắng cảnh, di tích lịch sử, ...
Thƣờng xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, pháp luật và nếp sống
văn hóa, các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông trong các buổi
chào cờ, sinh hoạt cuối tuần; Tổ chức các cuộc tƣ vấn tâm lý với thành phần
tham gia là những Nhà giáo có uy tín, các chuyên gia tâm lý, ... (Tìm hiểu tâm
lý lứa tuổi thanh niên, tình yêu tình bạn tuổi học trò, sức khỏe sinh sản; tƣ vấn
cho phụ huynh vấn đề làm bạn với con, tƣ vấn tuyển sinh, hƣớng nghiệp); tổ
chức các hoạt động thực hiện phong trào Trƣờng học thân thiện - Học sinh
tích cực;
Thƣờng xuyên sửa chữa, tu bổ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồ dùng dạy
học, quét dọn giữ gìn trƣờng lớp Xanh - Sạch - Đẹp.
Cần phát huy vai trò gƣơng mẫu của ngƣời thầy và trách nhiệm của các
tổ chức đoàn thể nhƣ: Chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học
sinh hơn nữa để đi đến cái đích cuối cùng là xây dựng môi trƣờng giáo dục
lành mạnh, lối sống kỷ cƣơng, nhân văn và đề cao đƣợc trách nhiệm xã hội
của Trƣờng với cộng đồng dân cƣ, xã hội.
Nhận xét: Sau hơn 10 năm xây dựng và trƣởng thành tính đến tháng 09
năm 2014, trƣờng PTTH Thanh Bình đã có những thành tích đáng khích lệ
63
tạo dựng thƣơng hiệu trƣờng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng với những nét văn
hóa đặc trƣng riêng.
Kiến trúc: Trƣờng đặt tại trung tâm thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dƣơng đƣợc xây dựng khang trang; trang thiết bị cho việc dạy và
học mới đầy đủ và hiện đại môi trƣờng thân thiện.
Biểu tượng: Lôgo của trƣờng đƣợc in trên trang phục của học sinh.
Văn hóa giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp đƣợc thể hiện khi gặp nhau
CBCNV, GV chủ động chào hỏi để bày tỏ sự thân thiện, có tinh thần vì tập
thể, vì tình đoàn kết và rộng lƣợng bỏ qua những thiếu sót của đồng nghiệp
với bản thân mình coi trƣờng học nhƣ gia đình. Các CBCNV, GV coi mình
nhƣ những thành viên của một gia đình, có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau khi
đồng nghiệp gặp khó khăn để hoàn thành công việc. Ngoài giờ thƣờng trao
đổi với nhau kinh nghiệm giảng dạy và cách thức giải quyết những mâu thuân
giữa thầy với trò, giữa trò với trò cũng nhƣ các vấn đề khác trong cuộc sống.
Tại trƣờng PTTH Thanh Bình luôn có không khí làm việc nhiệt tình,
trách nhiệm, cởi mở nhƣ một gia đình lớn chứ không có khoảng cách giữa
nhân viên với hiệu trƣởng. Bên cạnh các buổi sinh hoạt tập thể, các chuyến đi
thăm quan học hỏi kinh nghiệm hay dã ngoại của các tổ chức công đoàn, đoàn
thanh niên vào những ngày nghỉ, ngày lễ luôn đƣợc cán bộ giáo viên, nhân
viên tham gia tích cực. Cùng với các phong trào thi đua, Công đoàn thƣờng
xuyên quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Đảm bảo các
khoản chi đúng chế độ, tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, tổ
chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV, GV và có quà nhân dịp 20/11, tết
âm lịch, rằm Trung thu. Con của cán bộ giáo viên đạt học sinh giỏi, học sinh
tiên tiến trong năm đều có phần thƣởng. Hàng năm cứ vào ngày 8 tháng 3
công đoàn tổ chức gặp mặt dâu rể nhằm mục đích chia sẻ động viên và hiểu
thêm về công việc của vợ, chồng. Hay tổ chức thi nấu ăn, thi cầu lông, bóng
64
chuyền, bóng bàn, … chính điều này đã làm cho cán bộ cảm thấy trƣờng
chính là ngôi nhà thứ hai của mình.
Những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp: Trung trực - Công bằng Liêm khiết - Nhiệt tình - Cầu tiến. Trong hoạt động luôn nêu cao tinh thần
sáng tạo, khiêm tốn học hỏi không lạm dụng chức quyền để tham ô tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, không xa xỉ, lãng phí phô trƣơng hình thức. Bên
cạnh đó để giáo dục cho CBCNV, GV và HS ý thức trách nhiệm với cộng
đồng phát huy truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa”.
Công đoàn luôn vận động cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh đi đầu
trong các đợt ủng hộ, quyên góp. Trong năm đã quyên góp đƣợc gần hai mƣơi
triệu đồng cho các quỹ từ thiện nhƣ: Quỹ vì ngƣời nghèo, quỹ ủng hộ đồng
bào bão lụt, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng công trình Thanh
niên xã Liên Mạc …
Đối với trƣờng PTTH Thanh Bình, việc chấp nhận và phổ biến các
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm mục đích xây dựng đội ngũ CBCNV,
GV có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp có
chuyên môn giỏi có tƣ duy đổi mới sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ
công nghệ tiên tiến nhƣ ngành GD phát động phong trào “Mỗi thầy cô giáo là
tấm gƣơng đạo đức, tự học cho học sinh noi theo” và để tạo dựng lòng tin với
phụ huynh học sinh cũng nhƣ với xã hội.
Những quan niệm chung: Tìm tòi, gạn lọc, kế thừa và phát huy những
giá trị cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa riêng của Trƣờng PTTH Thanh Bình
là trách nhiệm của CBCNV, GV và HS vì sự phát triển bền vững của Nhà
trƣờng. Nhận thức đƣợc điều đó từ năm 2011 đến nay các phong trào tập thể
nhà trƣờng đều gắn nội dung văn hóa vào phong trào đó nhƣ: Ngày Nhà giáo
Việt Nam (20/11) tổ chức thi văn nghệ chủ đề cac ngợi quê hƣơng đất nƣớc,
tình thầy trò, nhớ ơn thầy cô, tổ chức lễ tri ân cho học sinh lớp 12, đi thăm
65
quan học hỏi kinh nghiệm,… Ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt
Nam(22/12) tổ chức thi Thể thao rèn luyện sức khỏe để chiến đấu, phục vụ
quê hƣơng… Ngày Thành lập đoàn (26/3), tổ chức hiến máu tình nguyện, xây
dựng công trình thanh niên … Ngày 27/7 tổ chức thăm hỏi tặng quà bà mẹ
Việt Nam Anh hùng…
* Hiệu quả sau khi hoàn thiện văn hóa trƣờng học các phong trào hoạt
động tập thể đƣợc thể hiện qua hoạt động ngoài giờ lên lớp :
Ảnh 3.1: Lễ kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam
66
Ảnh 3.2: Đi thăm đền Thầy Giáo Chu Văn An đầu năm 2013
Ảnh 3.3.: Đại hội đại biểu đoàn TNCS Hồ chí Minh
67
Ảnh 3.4: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường
Ảnh 3.6: Lễ khai giảng năm học mới
68
Ảnh 3.5: Hội thi học sinh với thời trang học đường nhân ngày 20/11
Ảnh 3.7: Lễ trao thưởng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cuối năm.
* Phỏng vấn giáo viên (tháng 4/2015).
69
- Câu hỏi: Cô thấy các phong trào hoạt động tập thể của nhà trƣờng có
hiệu quả gì đối với văn hóa tổ chức trƣờng học không?
- Trả lời:
1. Tôi thấy các hoạt động này rất hiệu quả, học sinh phát huy đƣợc tinh
thần tập thể biết sáng tạo, yêu bạn, yêu trƣờng hơn.(Nguyễn Thị Vân Anh Giáo viên Toán).
2. Phong trào hoạt động tập thể trong nhà trƣờng rất bổ ích giúp học
sinh rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của
lớp, của trƣờng đề ra.(Cao Thị Mai Phƣơng - Nhân viên thƣ viện).
3. Phong trào hoạt động tốt, làm cho phong trào thi đua của lớp tốt từ
đó giúp em học sinh trƣởng thành nhiều hơn.(Nguyễn Tuấn Phƣơng - Bí thƣ
đoàn trƣờng).
* Phỏng vấn học sinh:
- Câu hỏi: Theo em phong trào hoạt động tập thể nhà trƣờng có ý nghĩa
nhƣ thế nào đối với em?
- Trả lời:
1. Cho em hiểu thêm về truyền thống văn hóa, hiểu biết thêm kỹ năng
sống, biết kính trên nhƣờng dƣới, lễ phép với thầy cô. (Học sinh - Lê Thị
Hoa lớp 11B).
2. Tạo đƣợc sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp em yêu trƣờng, yêu lớp
và yêu năm tháng học trò.(Học sinh: Nguyễn Thanh Hải - Lớp 12A)
3. Giúp em mạnh bạo tự tin, chủ động sáng tạo, có kinh nghiệm về
công tác tổ chức các phong trào, kinh nghiệp giao lƣu chia sẻ. (Học sinh Nguyễn Văn Thắng lớp 10A).
* Phỏng vấn cha mẹ học sinh:
Ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về tác động của Nhà trƣờng tới sự phát
triển nhân cách của con em mình?
70
1. Tôi rất yên tâm khi con mình theo học tại ngôi trƣờng này. Tuy cháu
học chƣa giỏi nhƣng cháu có nề nếp tác phong, ý thức tổ chức kỉ luật tốt.(Phụ
huynh lớp 11A, Nguyễn Thị Tuyết)
2. Khi mới vào lớp 10, cháu chƣa xác định rõ ràng mục đích, động cơ
học tập. Nhƣng đến nay, trải qua gần 3 năm học tại trƣờng, cháu đã có định
hƣớng nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình và điều kiện gia đình.
(Phụ huynh lớp 12B, Phạm Thị Hằng)
3. Tôi nhận thấy nền nếp của nhà trƣờng ngày một tiến bộ, tình trạng
bạo lực học đƣờng, bỏ học tự do, vô lễ, … đã giảm hẳn.(Phụ huynh lớp 11D,
Nguyễn Văn Thắng)
* Nhận xét: Qua phỏng vấn CBCNV, GV, HS và phụ huynh, tôi thấy
mọi đối tƣợng đều thấy rõ vai trò, tác dụng của việc xây dựng và hoàn thiện
văn hóa tổ chức trong trƣờng học. Giúp CBCNV, GV và HS thân thiện và tích
cực hơn trong các hoạt động của Nhà trƣờng.
Kết luận: Từ những thực trạng, những hạn chế, nguyên nhân đƣợc trình
bày ở chƣơng 2 , giải pháp ở chƣơng 3 Ngƣời viết luận văn mạnh dạn đƣa ra
một số kiến nghị.
71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nhƣđã trình bày ở chƣơng 1, VHTCTH đang là sự quan tâm không chỉ
của các trƣờng học mà của toàn xã hội bởi vai trò, chức năng của nó đối với
một tổ chức sƣ phạm. Đúng nhƣ nhận xét của bà Lê Thị Loan - Học viện quản
lý giáo dục Việt Nam: “Văn hóa tổ chức của một nhà trƣờng là hệ thống niềm
tin, giá trị chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình
phát triển của nhà trƣờng, đƣợc các thành viên trong nhà trƣờng thừa nhận,
làm theo và đƣợc thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo
nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sƣ phạm”.Nhận thức đƣợc điều này, luận
văn đặt vấn đề nghiên cứu cơ sở lý luận xung quanh vấn đề VHTC trƣờng
PTTH nhƣ khái niệm, những hình thái và cấp độ biểu hiện, vai trò, chức năng
và các yếu tố cấu thành VHTH. Trên cơ sở đó, tiếp tục tìm hiểu cụ thể hơn về
tình hình xây dựng và áp dụng VHTC trong trƣờng PTTH hiện nay.
Và cơ sở lý luận đƣợc trình bày ở chƣơng 1 là những gợi ý cần thiết
giúp cho ngƣời làm luận văn tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển, cơ
cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và đặc biệt là thực trạng VHTC
trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng. Để đánh giá
đƣợc thực trạng công tác VHTC của Nhà trƣờng, luận văn đã thông qua phiếu
điều tra xã hội học, thông qua phỏng vấn các giáo viên, nhân viên trong
trƣờng và phụ huynh học sinh. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá đƣợc công
tác VHTC ở những mặt nhƣ: Phƣơng thức quản lý lề lối làm việc của lãnh
đạo, phong cách giao tiếp ứng xử của CBCNV, GV, điều kiện công tác và đời
sống tinh thần của CBCNV, GV, ý thức xây dựng cơ quan văn hóa, cách thiết
kế bài trí trƣờng học.
72
Sau khi đánh giá thực trạng công tác VHTC trƣờng PTTH Thanh Bình
và những nguyên nhân của nó, để góp phần nâng cao và hoàn thiện VHTC tại
Nhà trƣờng, luận văn xin đề xuất một số kiến nghị sau:
73
2. Kiến nghị:
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị biên soạn những cuốn sách
viết riêng về văn hóa trƣờng học, đƣa tin, truyền thông, giới thiệu, quảng bá
trên trang website, nêu gƣơng những trƣờng tiên tiến, điển hình về trƣờng văn
hóa, lồng ghép chƣơng trình văn hóa vào một số môn học.
Về phía Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương, mở các lớp hội thảo,
chuyên đề tìm hiểu về tầm quan trọng của văn hóa tổ chức trƣờng học và đƣa
ra các mô hình, giải pháp tổ chức VHTH, xây dựng tiêu chí cụ thể rõ ràng về:
Danh hiệu trƣờng văn hóa.
Về phía Ban Giám hiệu, công đoàn trường PTTH Thanh Bình huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương:
Một là: Hoàn thiện thể chế văn hoá trƣờng học; triển khai và thành lập
bộ phận tham mƣu, chuyên trách để nghiên cứu thực trạng văn hóa trƣờng
PTTH Thanh Bình để trên cơ sở đó hoàn thiện thể chế VHTC trƣờng PTTH
một cách cụ thể.
Hai là: Thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện hoàn
thiện văn hoá tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình. Hàng năm phải đánh giá lại
những thành công và hạn chế của công tác hoàn thiện và áp dụng VHTC vào
Nhà trƣờng.
Ba là: Mở lớp bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về VHTC, VHTH cho
CBNCV, GV và HS bằng cách thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa
đàm, hội giảng, cuộc thi văn hóa ứng xử trong giao tiếp, hội thi thực hiện lối
sống văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng phòng truyền thống lƣu giữ những
bài viết, hình ảnh, thành tích tiêu biểu về những chặng đƣờng phát triển và
những tấm gƣơng sáng của trƣờng.
Qua quá trình nghiên cứu hoàn thiện VHTC trƣờng PTTH cả lý luận và
thực tiễn, có thể khẳng định một lẫn nữa vai trò cực kỳ to lớn của nó với bất
74
kỳ một Trƣờng học nào. Nó là sợi dây liên kết và nhân lên nhiều lần giá trị
của từng nguồn lực riêng lẻ, nó chuyển hóa năng lƣợng tinh thần vào trong
việc dạy và học. Vì vậy các trƣờng học muốn tồn tại phát triển bền vững phải
có mô hình VHTC thích hợp và đáp ứng đƣợc điều kiện văn hóa Việt Nam
đồng thời cũng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, hạn chế và khắc phục
những mặt còn yếu của VHTCTH. Phát huy tinh thần dân tộc, tạo đƣợc sự
đoàn kết trong hội đồng sƣ phạm. Đặc biệt cần xây dựng một bản sắc VHTH
riêng đi theo định hƣớng phát triển bền vững trong tƣơng lai.
Mặc dù bản thân ngƣời viết luận văn đã cố gắng hết sức để hoàn thành
luận văn trong phạm vi và khả năng của mình, nhƣng chắc chắn luận văn này
không trách khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn học viên.
75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1.
Đỗ Minh Cƣơng (2010), Nhân cách doanh nhân văn hoá doanh nhân
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
2.
Đỗ Minh Cƣơng (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3.
Đỗ Minh Cƣơng (1998), “Văn hóa - nội lực và mô thức phát triển kinh
tế - xã hội”, Tạp chí Giáo dục lý luận (số 3).
4.
Đào Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
5.
Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật.
6.
Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cƣơng(1999), Triết lý kinh doanh với
quản lý doanh nghiệp(Sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội.
7.
Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật.
8.
Phan Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản Trị học, Nxb Thống Kê.
9.
Dƣơng Thị Liễu (2011) Giáo trình Văn hoá kinh doanh, Nxb Đại học
kinh tế Quốc dân.
10. Dƣơng Thị Liễu (2006) Bài giảng Văn hoá kinh doanh, Nxb Đại học
kinh tế Quốc dân.
11. Nguyễn Mạnh Quân (2004) Giáo trình đạo đức kinh doanh và Văn hoá
doanh nghiệp, Nxb Lao động - Xã hội
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn Kiện Đại Hội, Nghị quyết Hội nghị TW
II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
76
14. Nguyễn Viết Lộc (2009), “Văn hóa tổ chức ĐHQGHN trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập”, Tạp chí khoa học, chuyên san Kinh tế và kinh
doanh 25 (2009) 230-238.
Tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo:
15. Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có
nhiều cấp học. Ba hành kèm theo thông tƣ số: 12/2011/TT-BGD-ĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu trường THPT Thanh Bình:
16. Báo cáo kết quả thi đua Ban thi đua từ năm học 2007 - 2008 đến năm
học 2012 - 2013
17.Giáo Dục và thời đại Chủ Nhật số 46 ngày 11/11/2011.
18. Tạp chí Thanh Tra, đăng ngày 11/8/2011.
Website:
19. GS. Phạm Minh Hạc, Xây dựng văn hóa học đƣờng phải là mối quan
tâm của mọi nhà trƣờng.
20.http://www.wattpad.com
16.http://www.baomoi.com/Noi-chuyen-van-hoa-ung-xu-tai-truonghoc/59/6183270.epi
21. LT-loan@yahoo.com
22. TS. Nguyễn Thị Tĩnh, Xây dựng Văn hóa học đƣờng trong bối cảnh
đất nƣớc đổi mới hội nhập.
23. Trịnh Minh Loan, Văn hóa học đƣờng yếu tố quan trọng để nâng cao
chất lƣợng giáo dục, Viện nghiên cứu Sƣ phạm, Đại học Sƣ phạm hà Nội.
Tiếng Anh
24. Michel Amiel, Pracis Bonnet, Jonseph Jacobs - 1993, Văn hóa tổ
chức.
25. Greert Hofstede, Cultures & Organisations, 1991, Văn hoá tổ chức.
77
[...]... chức trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn hiện nay 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VIỆC ÁP DỤNG NÓ TRONG TRƢỜNG PTTH NƢỚC TA HIỆN NAY Theo quan điểm cảu Phƣơng Đông văn hoá là cái đẹp theo nghĩa rộng, là sự thống nhất của ba giá... góp của luận văn Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới văn hoá tổ chức trong trƣờng Về mặt thực tiễn: + Khảo sát thực trạng về văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng + Đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng đến văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng + Đánh giá những ƣu điểm và hạn chế về văn hoá tổ chức. .. trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng - Trên cở sở thực trạng và những hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hoá tổ chức tại trƣờng PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, Hải Dƣơng 7 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn văn hóa tổ chức trƣờng PTTH Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa tổ chức trƣờng... VHTC tại trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức và quản trị của Trƣờng 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cứu thực tiễn về văn tieenxtoor chức, nhất là văn hoá tổ chức của trƣờng PTTH Thứ hai: Luận văn thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc hoàn thiện VHTC Trƣờng PTTH Thanh Bình, đánh giá... trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung văn hóa tổ chứcTrƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, Hải Dƣơng từ năm 2011 -2014 - Thời gian: 2011-2014 - Không gian: trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng 5 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp sau: 1 Luận văn sử dụng... và hoàn thiện văn hoá tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình ngày một tốt hơn 27 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TRƢỜNG PTTH THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1 Tổng quan về Trường PTTH Thanh Bình: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Nói đến Hải Dƣơng, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến vùng đất Thanh Hà quê hƣơng của vải Thiều nổi tiếng, nhƣng nơi đây còn là vùng đất của sự hiếu học, tinh... nhân của những hạn chế đó Thứ ba: Luận văn đƣa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHTC Trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng phù hợp với thực tiễn hơn Những mục tiêu trên đƣợc thể hiện cụ thể trong 3 chƣơng trong phần Nội dung VHTC trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng 4 Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Văn hóa tổ chức. .. phƣơng pháp nghiên cứu của các môn khoa học quản trị cụ thể nhƣ: Kinh tế học, quản trị học, văn hóa học, toán học, xã hội học, môn học đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực … Để nhận thức đƣợc vai trò, tác dụng, đối tƣợng, phạm vi của văn hóa tổ chức nói chung và văn hóa tổ chức trong trƣờng THPT Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng nói riêng luận văn sẽ sử dụng nguồn... thân thiện, giúp đỡ nhau Tất cả các ứng xử trong Nhà trƣờng là nhằm xây dựng một môi trƣờng sống văn minh, lịch sự 1.3.4 Vai trò của văn hoá trường học nước ta 1.3.4.1 Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào Văn hóa quyết định sự trƣờng tồn của một tổ chức Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hóa Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với nhà trƣờng, bởi lẽ, tính văn hóa. .. chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt Nam nhƣng các tổ chức đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của văn hoá tổ chức Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trƣờng phải là tổ chức có “hàm lƣợng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện 1.3.1 Mục tiêu của văn hoá trường học: Là xây ... văn hóa tổ chức trƣờng PTTH Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa tổ chức trƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng PTTH. .. doanh Câu hỏi nghiên cứu: Văn hóa tổ chức Trƣờng PTTH Thanh Bình có nét đặc biệt làm để hoàn thiện văn hóa tổ chức trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng? Tình hình... dung văn hóa tổ chứcTrƣờng PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, Hải Dƣơng từ năm 2011 -2014 - Thời gian: 2011-2014 - Không gian: trƣờng phổ thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng