Quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa tổ chức của trường PTTH thanh bình, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 35)

Nói đến Hải Dƣơng, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến vùng đất Thanh Hà quê hƣơng của vải Thiều nổi tiếng, nhƣng nơi đây còn là vùng đất của sự hiếu học, tinh thần cần cù vƣơn lên chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, trong đó Trƣờng PTTH Thanh Bình là một điểm sáng với hơn 10 năm thành lập. Đó là một khoảng thời gian chƣa dài so với quá trình phát triển và trƣởng thành của một mái Trƣờng nhƣng cũng là cả một thời gian phấn đấu, nỗ lực của CBCNV, GV nhiều thế hệ của Nhà trƣờng. Trƣờng PTTH Thanh Bình đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2000. Trƣớc đây Trƣờng đƣợc mang tên Trƣờng PTTH Bán Công Thanh Hà. Tháng 11 năm 2008 Trƣờng đổi tên thành Trƣờng PTTH Thanh Bình. Ngày 15 tháng 11 năm 2013 trƣờng PTTH Thanh Bình đã đƣợc Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng ra quyết định chuyển đổi trƣờng PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập. Đây là niềm vui, niềm phấn khởi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong Nhà trƣờng và đây cũng bƣớc ngoặt lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phải nỗ nực phấn đấu để trƣờng PTTH Thanh Bình ngày càng lớn mạnh. Dƣới đây là một số hình ảnh về lễ chuyển đổi trƣờng PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập.

Ảnh 2.1: Ông Nguyễn Dương Thái - Phó CTUBND tỉnh Hải Dương trao quyết định trường PTTH Thanh Bình từ hệ bán công sang hệ công lập.

Ảnh 2.2: TS - Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải Dương tặng hoa chúc mừng.

Ảnh 2.3: Cảnh quan toàn trường PTTH Thanh Bình

Trƣờng PTTH Thanh Bình hình thành và pháp triển trong điều kiện của một vùng đất có nhiều thuận lợi.

Ảnh 2.4: Hình ảnh quả vải Thiều Thanh Hà

Thanh Hà là một huyện của tỉnh Hải Dƣơng, đất đai do phù xa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nổi tiếng với đặc sản Vải thiều.

Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông nam tỉnh, Phía Bắc giáp huyện Nam

Sách, phía Đông giáp huyện Kim Thành, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp thành phố Hải Dƣơng. Huyện có 24 xã và 1 thị trấn(huyện lỵ).

Huyện đƣợc chia làm 4 khu Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc. + Hà Nam bao gồm 6 xã: Thanh Xuân, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê, Thị trấn Thanh Hà.

+ Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc.

+ Hà Đông bao gồm 6 xã: Trƣờng Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, Thanh Hồng, Thanh Cƣờng, Hợp Đức.

+ Hà Tây bao gồm 6 xã: Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An, Phƣợng Hoàng, An Lƣơng, Quyết Thắng.

Tính chất đất đai cũng nhƣ địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nƣớc biển trung bình là 0,60m.

Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ nên Thanh Hà có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và quân sự của tỉnh Hải Dƣơng.

Thanh Hà có các con sông lớn nhƣ Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông Rạng, sông Văn Khúc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến

giao thông đƣờng thuỷ rất quan trọng với thành phố Hải Dƣơng các tuyến bạn nhƣ Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dƣơng với cảng Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài các con sông lớn bao quanh trong địa phận Thanh Hà còn có sông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Khúc, tách khu vực Hà Đông (gồm 6 xã) nhƣ một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn; sông Hƣơng (đầu công nguyên gọi là sông Cam Giang) chỉ lƣu thông của sông Thái Bình vào Thanh Hà từ đầu phía Tây Bắc(đầu xã Tiền Tiến hiện nay đã bị lấp). Từ các con sông lớn, có các sông ngòi nhỏ len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện tạo thuận lợi cho việc tƣới tiêu nƣớc cho đồng ruộng và là hệ thông giao thông thuỷ trong trọng trong việc giao lƣu kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các vùng, giữa Thanh Hà với các huyện trong tỉnh. Đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao.

Điều kiện tự nhiên: Thanh Hà là vùng đất thuộc vùng đồng bằng châu

thổ sông Thái Bình, đất đai do phù xa bồi đắp, sông ngòi nhiều nên rất mầu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Thanh Hà có 2/3diện tích là triều bãi, nhiều vùng trƣớc đây là đầm hồ, bãi trũng, quanh năm chỉ có cỏ lau, lác sú, vẹt mọc um tùm, song đó lại là môi trƣờng tốt cho các loài thủy sinh quý, có giá trị dinh dƣỡng cao nhƣ: Tôm, cá, cua, cáy, rƣơi, ruốc, ...

Kinh tế - xã hội: Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Cây trồng phổ biến là

Vải thiều, ổi, quất nhƣng Vải Thiều Thanh Hà nổi tiếng xƣa nay. Ở Thanh Hà, cây vải Thiều chiếm 2/3 diện tích đất canh tác, là nguồn thu nhập chính của ngƣời nông dân.

2.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức trường PTTH Thanh Bình

Để giúp cho mọi ngƣời cùng làm việc với nhau, thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung mọi tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định. “Tổ chức là một nhóm ngƣời có chuyên môn sâu làm

việc cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung”. Cơ cấu tổ chức trong nhà trƣờng PTTH là toàn bộ cơ cấu các bộ phận có mối quan hệ hệ với nhau, đƣợc tổ chức một cách hợp lý, đủ sức thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng, hoạt động theo một cơ chế nhất định. Trƣờng PTTH Thanh Bình có có cấu nhƣ sau: 01 Ban giám hiệu, 01 hội đồng trƣờng 06 tổ nhóm chuyên môn và 03 khối lớp học sinh. Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức thƣờng gặp ở trƣờng PTTH Ghi chú: Quan hệ tƣ vấn Quan hệ chỉ đạo và phục tùng Quan hệ hợp tác, hiệp đồng Tổ Lý, Kỹ, Tin Tổ hành chính Tổ Toán, Thể dục Tổ Ngoại ngữ, GDQP, GDCD Tổ Hóa, Sinh, Sử, Công nghệ Tổ Văn, Địa

Ban giám hiệu Hội đồng trƣờng

Ban Giám hiệu Nhà trƣờng bao gồm hiệu trƣởng và 02 Phó hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm chính xây dựng chính sách, kế hoạch và đƣa ra các quyết định tổ chức lực lƣợng nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Cụ thể là: Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh, quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trƣờng. Phó hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về các nhiệm vụ công tác đƣợc phân công, thay mặt hiệu trƣởng điều hành hoạt động của nhà trƣờng khi đƣợc hiệu trƣởng uỷ quyền, cùng với hiệu trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về phần việc đƣợc giao.

Hội đồng trƣờng từ 7 đến 11 thành viên là tổ chức tƣ vấn của hiệu trƣởng, bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, đại diện giáo viên, đại diện tổ chức đảng và các đoàn thể trong trƣờng, đại diện hội cha mẹ học sinh. Hội đồng có trách nhiệm giúp hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch đào tạo, huy động các nguồn lực.

Các tổ, nhóm chuyên môn có nhiệm vụ phục tùng sự chỉ đạo của hiệu trƣởng, xây dựng nội dung chƣơng trình giảng dạy, trao đổi chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của các giáo viên trong việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy, tổ chức làm đồ dùng dạy học, tổ chức giáo viên hoạt động khoa học, đặc biệt vận dụng các phƣơng pháp dạy học mới vào các giờ dạy,… xây dựng tinh thần hiệp đồng trong tổ, nhóm chuyên môn. Thông qua tổ chuyên môn hiệu trƣởng sẽ nắm đƣợc sâu sát hoạt động của giáo viên, phát huy cao nhất năng lực của các thành viên trong tập thể sƣ phạm.

Mỗi trƣờng PTTH có một tổ hành chính, gồm viên chức làm công tác văn thƣ - thủ quỹ, kế toán, y tế trƣờng học, nhân viên thƣ viện, nhân viên

quản lý thiết bị bồ dùng dạy học, nhân viên tạp vụ và nhân viên bảo vệ. Tổ có tổ trƣởng và 1 tổ phó, do hiệu trƣởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

Học sinh đƣợc biên chế theo các khối lớp, từ lớp 10 đến lớp 12, mỗi lớp không quá 45 học sinh. Học sinh chịu sự quản lý trực tiếp của tổ, nhóm chuyên môn và của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhiệm vụ của học sinh đƣợc qui định tại điều 38 Điều lệ trƣờng phổ thông: “Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chƣơng trình, kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng...”.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ trường phổ thông trung học Thanh Bình - Chức năng:

Trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội đều tồn tại một hệ thống giáo dục áp dặt lên tất cả các cá nhân và đặt ra những mẫu hình con ngƣời lý tƣởng về các mặt trí tuệ thể lực và đạo đức. Bởi vì xã hội “Chỉ có thể tồn tại đƣợc nếu có sự đồng nhất giữa các thành viên”. Giáo dục duy trì và củng cố sự thuần nhất này bằng cách khắc vào trí óc ngƣời học những mối quan hệ cơ bản mà cuộc sống cộng đồng của xã hội đó đòi hỏi phải có. Thông qua giáo dục, “Con ngƣời, cá nhân” trở thành “Con ngƣời xã hội”. Đó chính là chức năng xã hội hoá của nhà trƣờng.

Nhà trƣờng nói chung và Trƣờng PTTH Thanh Bình nói riêng là nơi đƣợc tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định, với một nội dung giáo dục có chọn lọc, có hệ thống với những phƣơng pháp giáo dục khoa học, phải có đội ngũ giáo viên có kiến thức, có năng lực chuyên môn và có đạo đức. Do đó Trƣờng PTTH Thanh Bình còn có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, những ngƣời trực tiếp làm công tác giáo dục đối với học sinh của trƣờng.

Gần đây xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá, hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng và mạnh mẽ, mang tính khách quan hơn thì chức năng nhà trƣờng cũng đã thay đổi, chức năng nhà trƣờng đƣợc chia thành 5 loại: Kỹ thuật/kinh

tế, quan hệ con ngƣời/xã hội, chính trị, văn hoá và giáo dục. 5 loại bình diện này đƣợc xem xét ở 5 cấp độ từ: Cá nhân, tổ chức, cộng đồng, xã hội và quốc tế.

Nhƣ vậy chúng ta thấy chức năng của nhà trƣờng (Giáo dục và Đào tạo) là khá toàn diện, đƣợc thể hiện trên khá nhiều bình diện khác nhau của đời sống xã hội, tác động to lớn đến sự phát triển của loài ngƣời, nhằm vào chủ thể của xã hội đó là con ngƣời.

- Nhiệm vụ trường phổ thông trung học Thanh Bình:

Nhà trƣờng PTTH là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo, giáo dục nhân cách bằng việc truyền thụ những tri thức, đạo đức mà nhân loại đã sàng lọc đƣợc cho thế hệ trẻ. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng đƣợc ghi trong Luật Giáo dục năm 2005 cụ thể là: Điều 58 quy định: Nhà trƣờng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chƣơng trình giáo dục PTTH

+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên; tham gia hợp đồng và điều động cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Xét tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trƣờng, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

+ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nƣớc.

+ Tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia hoạt động xã hội.

+ Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lƣợng giáo dục.

+ Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.. Trong điều lệ trƣờng PTTH có nhiều cấp học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007. Tại điều 2 đã nêu”Trƣờng PTTH là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân”

Giáo dục PTTH thực hiện trong 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào lớp 10 phải có bằng trung học cơ sở, có tuổi đời là hai mƣơi năm tuổi.

2.2. Đánh giá thực trạng của công tác văn hoá tổ chức trường THPT Thanh Bình.

Chi bộ, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Công đoàn Nhà trƣờng đã quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng sống, văn hoá ứng xử, giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các hoạt động chào cờ, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, ngày thành lập Đoàn 26/3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, đóng góp xây dựng công trình thanh niên, chăm sóc gia đình chính sách, cuộc thi hành trình tri thức do Đài phát thanh và Truyền hình Hải Dƣơng tổ chức ...

Bên cạnh những mặt tích cực, Trƣờng PTTH Thanh Bình vẫn còn một số tồn tại đang đƣợc khắc phục: Trang phục đầu tóc không đúng quy định, còn hiện tƣợng gây gổ đánh nhau, bạo lực học đƣờng, nói tục, chửi bậy, không chấp hành luật lệ an toàn giao thông; còn một số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong giao tiếp ứng xử chƣa hài hoà tế nhị, đạo đức lối sống chƣa lành mạnh, chƣa chấp hành tốt các cuộc vận động của Đảng Nhà nƣớc, cơ quan.

2.2.1. Thông qua điều tra: Trắc nghiệm tháng 9 năm 2014

- Hình thức: Phát phiếu điều tra xã hội học.

- Đối tƣợng: Cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh

- Quy định: Trong phiếu đƣa ra các câu hỏi cho cán bộ giáo viên, học sinh lựa chọn đáp án: A, B, C, D, E rồi tích vào đáp án:

* Điều tra đối với cán bộ công nhân viên, giáo viên:

- Câu hỏi. Các phong trào hoạt động tập thể, các đợt thi đua chủ điểm của Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban chuyên môn có hiệu quả đối với việc xây dựng văn hóa trƣờng học hay không?.

- Đáp án:

A. Rất hiệu quả. B. Còn mờ nhạt.

C. Chƣa có tính định hƣớng và chủ điểm rõ ràng. D. Có ý kiến khác.

Bảng 2.1. Bảng kết quả điều tra 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhƣ sau:

Câu hỏi Tỷ lệ % đáp án A Tỷ lệ % đáp án B Tỷ lệ % đáp án C Tỷ lệ % đáp án D 30 20 40 10

* Điều tra đối với học sinh:

- Câu hỏi: Em nghĩ nhƣ thế nào về các phong trào hoạt động tập thể của

nhà trƣờng ?

- Đáp án:

A. Có ý nghĩa giáo dục về truyền thống. B. Đó chỉ là những hoạt động để giải trí. C. Em không có ấn tƣợng gì sâu sắc. D. Cả A và B.

E. Ý kiến khác.

Bảng 2.2. Bảng kết quả điều tra của 1.258 học sinh nhƣ sau:

Câu hỏi Tỷ lệ % đáp án A Tỷ lệ % đáp án B Tỷ lệ % đáp án C Tỷ lệ % đáp án D Tỷ lệ % đáp án E 20 30 10 30 10

2.2.2. Thông qua phỏng vấn:

* Phỏng vấn giáo viên trong trường:

- Câu hỏi: Cô có cảm nhận gì về văn hóa nhà trƣờng?

- Trả lời: Theo tôi văn hóa nhà trƣờng đang bị xuống cấp trầm trọng nó đƣợc thể hiện qua hiện tƣợng học sinh thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng thầy cô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa tổ chức của trường PTTH thanh bình, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)