Khoá luận tốt nghiệp công chúa nguyệt cư và lễ hội đền nhà bà tại lâm thao, phú thọ

54 532 1
Khoá luận tốt nghiệp công chúa nguyệt cư và lễ hội đền nhà bà tại lâm thao, phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN NG UY ỄN THỊ H Ả I Y É N CÔNG CHÚA NGUYỆT c ư VÀ LẺ HỘI ĐÈN NHÀ BÀ TẠI LÂM THAO, PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C huyên ngành: V iệt N am học Người hướng dẫn khoa học TS. N G UY ỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Đe hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Nhàn - giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã trang bị cho tôi những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm học qua. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ủ y ban nhân dân Thị trấn Lâm Thao cùng ông từ của Đền Nhà Bà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác thu thập tài liệu, thông tin để tôi hoàn thành tốt nhất bài khóa luận của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày...thảng...năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Nhàn. Ket quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cún của những tác giả khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình trong khóa luận này. Hà Nội, ngày ...tháng... năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đ ề .................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên c ú n ................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên c ú n ............................................................................... 5 7. Đóng góp của đề tà i....................................................................................... 5 8. Bố cục của khóa luận..................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯNG......................................................... 6 1.1. Khái chung về vùng đất Lâm Thao............................................................ 6 1.1.1. Điều kiện tự'nhiên................................................................................. 6 1.1.2. Điều kiện xã h ộ i...................................................................................13 1.1.3. Đời song vãn hóa của Lâm Thao....................................................... 16 1.2. Khái quát chung về lễ h ộ i......................................................................... 19 1.2.1. Khái niệm lê hội.................................................................................. 19 1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ và hội................................................................ 20 1.2.3. Vai trò và ỷ nghĩa của lễ hội..............................................................21 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT LỄ HỘI CÔNG CHÚA NGUYỆT CƯ - ĐỀN NHÀ BÀ.THỊ TRẤN LÂM THAO, PHÚ THỌ............................................... 26 2.1. Di tích lịch sử văn hóa Đền Nhà B à ........................................................26 2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................26 2.1.2. Khu di tích Đen Nhà B à..................................................................... 26 2.2. Lễ hội Đền Nhà Bà.................................................................................... 28 2.2.1. Đổi tượng tôn thờ................................................................................ 28 2.2.2. Miêu tả lễ h ộ i.......................................................................................33 2.3. Ý nghĩa của lễ hội Đền Nhà B à ................................................................42 2.3.1. về mặt tích cực.....................................................................................42 2.3.2. về mặt tiêu cực.....................................................................................43 2.4. Một số giải pháp bảo tồn lễ hội.................................................................43 KẾT LUẬN...........................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Di sản lễ hội Việt Nam rất giàu có và đa dạng, đặc biệt lễ hội dân gian có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đất nước. Lễ hội dân gian là nơi thể hiện rất rõ sắc thái văn hóa của từng vùng miền, từng địa phương và từng cộng đồng. Hơn nữa, ở đó nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy trì, sáng tạo trong từng không gian văn hóa. Lễ hội là nơi bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ.Lễ hội dân gian đã góp phần tạo ra sự đa dạng văn hóa, và đó là một kho tàng tài sản quý giá của đất nước. Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Đồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác.Bởi vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội là hết sức cần thiết, đế thông qua nhung kết quả nghiên cứu được chúng ta có thể phục dựng lại lễ hội truyền thống, bảo vệ được kho tàng văn hóa lễ hội của dân tộc đang dần bị mai một. 1.2. Lâm Thao là vùng đất cổ có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa cội nguồn dân tộc.Huyện Lâm Thao hiện có 15 di tích lịch sử văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức tổ tiên, trong nhũng năm gần đây nhiều di tích và lễ hội ở Lâm Thao đã được khôi phục lại, góp phần phát huy giá trịvăn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân. 1 Đen Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ.Việc nghiên cứu lễ hội Đen Nhà Bà là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương. Qua đó giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ, tăng cường sự gắn kết cộng đồng. 1.3. Với tư cách là một sinh viên ngành Việt Nam học, lại là người con của quê hương Lâm Thao, em đã chọn đề tài Công chúa Nguyệt Cư và lễ hội đền Nhà Bà tại Lâm Thao, Phú Thọ cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn, có thể hiểu thêm và hiểu sâu sắc về truyền thống của quê hương mình. Bên cạnh đó em cũng hi vọng thông qua luận văn có thế giới thiệu cho mọi người biết đến lễ hội ở địa phương em đang sinh sống. Ngoài ra việc nghiên cún về lễ hội tại đền Nhà Bà rất hữu ích đối với cá nhân em sau này trong quá trình công tác và trau dồi tri thức, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã để lại. 2. Lịch sử vấn đề Công chúa Nguyệt Cư là một nhân vật được tôn thờ trong phạm vi làng xã, vì vậy sự ảnh hưởng của lễ hội chưa được nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cún. Trong sự tiếp cận còn hạn hẹp và những tài liệu mà chúng tôi thu thập được về lễ hội đền Nhà Bà, chúng tôi thấy,nhân vật Nguyệt Cư công chúa và lễ hội đền Nhà Bà có những công trình, bài viết sau: Thần tích làng Cao Mại, Lịch sử Đảng bộ thị trấn Lâm Thao 1940 - 2000 (Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, xuất bản năm 2005), Địa chí văn hóa dân gian Lâm Thao (Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - ủ y ban nhân dân huyện Lâm Thao, xuất bản năm 2008), “Hát xoan nước nghĩa phát huy tinh hoa văn hóa thắt chặt tình đoàn kết dân tộc” của Bảo Nghĩa, Hồng Quân đăng trên báo Pháp luật, ấn phẩm đặc biệt số ra ngày 27/2/2015. 2 Cuốn Thần tích làng Cao Mại (huyện Lâm Thao) do Nhóm phụ lão Cao Mại ấn hành năm 1989, dày gần 30 trang khổ giấy A4, có kể lại thần tích về công chúa Nguyệt Cư, về phò mã và cho biết tên 12 người con của vợ chồng họ. Thần tích này cũng cung cấp tên hiệu thần phả của công chúa là Đức vua bà: Nguyệt Cư công chúa đại vương, của phò mã là Đức vua ông: Phụ ký lang đại vương. Bà được sắc phong là Trinh Thuận, ông được sắc phong là Cương Nghị (vì bà là công chúa nên đứng trên ông là phò mã). Ngoài ra, thần tích cũng có tên hiệu được phong thần của 12 người con của Đức bà, Đức ông. Ở cuốn thần tích này cũng cho biết, hậu duệ của Đức bà, Đức ông sau này đều là những người có công với nước ở các thời Hai Bà Trung, thời Tiền Lê, thời Trần, thời Hậu Lê sau này. Cuốn Địa chí vãn hỏa dân gian Lâm Thao của Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - ủ y ban nhân dân huyện Lâm Thao (xuất bản năm 2008), trong phần “Truyện kể dân gian” có kể lại sự tích “Nguyệt Cư công chúa và phò mã Lý Văn Lang” cùng hàng chục truyện kể khác. Nhìn chung, truyện kể ở đây cũng giống nội dung trong Thần tích làng Cao Mại (tr 88- 90). Cũng ở công trình trên, trong mục “Các lễ hội dân gian tiêu biểu” các tác giả đã viết về “ Hội làng Thời Mại” cùng nhiều lễ hội dân gian khác, (tr 242 - 244) Tác giả Bảo Nghĩa, Hồng Quân trong bài viết “Hát xoan nước nghĩa phát huy tinh hoa văn hóa thắt chặt tình đoàn kết dân tộc” (Báo Pháp luật, ấn phẩm đặc biệt số ra ngày 27/2/2015) cũng viết về lễ hội đền Nhà Bà và công chúa Nguyệt Cư. Ở đó, bài viết nhấn mạnh ý nghĩa của lễ hội này: “nhằm phát huy nét tinh hoa văn hóa có từ lâu đời và thắt chặt tình đoàn kết dân tộc”, “việc phát huy truyền thống văn hóa có từ lâu đời của địa phương là món ăn tinh thần không thể thiếu nhằm cổ vũ tình đoàn kết giữa các địa phương và 3 làm động lực cho nhân dân làm ăn, sản xuất ngày càng phát triển hơn”. Trong bài viết, tác giả cũng có nói rõ mối quan hệ giữa hát xoan và thần tích về Nguyệt Cư công chúa. Những bài viết, những công trình trên là những gợi ý căn bản nhưng chưa thật hệ thống và toàn diện. Do vậy chúng tôi lựa chọn Công chúa Nguyệt Cư và lễ hội đền Nhà Bà tại Lâm Thao, Phú Thọ làm đề tài cho luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về lễ hội công chúa Nguyệt Cư ở đền Nhà Bà giúp cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của “Bà” trong đời sống tâm linh. - Thấy được vai trò và vị trí của lễ hội trong hệ thống lễ hội Việt Nam nói chung. - Nâng cao hiểu biết của bản thân về các giá trị văn hoá cũng như truyền thống dân tộc và nâng cao cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa. - Giúp ích cho công việc tương lai của sinh viên ngành Việt Nam học. 4. Nhiệm yụ nghiên cứu - Tìm hiếu những lí thuyết có liên quan đến lễ hội. - Tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm, giá trị văn hoá của lễ hội đền Nhà Bà. - Khảo sát lễ hội đền Nhà Bà, đồng thời chỉ ra thực trạng cũng như phương hướng phát triển lễ hội truyền thống của địa phương. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đoi tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cún là lễ hội công chúa Nguyệt Cư tại đền Nhà Bà thuộc thị trấn Lâm Thao, Phú Thọ. 5.2. Phạm vỉ nghiên cứu 4 Nghiên cứu lễ hội đền Nhà Bà và công Chúa Nguyệt Cư tại thị trấn Lâm Thao, Lâm Thao, Phú Thọ. 6. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đó là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp khảo sát thực địa. - Phương pháp phỏng vấn. 7. Đóng góp của đề tài - về mặt lý luận: Đề tài đã góp phần làm phong phú thêm về cơ sở lý luận nghiên cứu nhân vật truyền thuyết, nhân vật được tôn thờ tương đương. - về mặt thực tiễn: Tìm hiểu lễ hội đền Nhà Bà để thấy được giá trị văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội ở một làng quê và định hướng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đó. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo phần nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương: Chương 1. Nhũng vấn đề chung Chương 2. Khảo sát lễ hội công chúa Nguyệt Cư - đền Nhà Bà, thị trấn Lâm Thao, Phú Thọ 5 CHƯƠNG 1 NHŨNG VÁN ĐÈ CHƯNG 1.1. Khái chung về vùng đất Lâm Thao Lâm Thao - dải đất ven sông Hồng, là một huyện tiếp giáp về phía Tây thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Nơi đây được biết đến là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và truyền thống yêu nước. Lâm Thao là cố đô xưa của Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt, nơi phát tích nền văn minh lúa nước, nền văn minh sông Hồng rực 1'ỡ. 1.1.1. Điểu kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ, được tái lập (từ huyện Phong Châu) theo Nghị định 59/1999/NĐ-CP ngày24/7/1999 của Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có có diện tích tự nhiên khoảng12.534 ha và 122.038 nhân khẩu, gồm 14 đơn vị hành chính. Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của huyện Lâm Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ. Đen năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ, 3 xã: Hy Cương, Chu Hoá và Thanh Đình được chuyển về thành phố Việt Trì. Đen nay, huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21°15’ 21°24’ độ vĩ Bắc và 105°14’ - 105°2r độ kinh Đông, có diện tích tự nhiên 9.769,11 ha. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì. - Phía Đông giáp thành phố Việt Trì. - Phía Nam giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). - Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông. 6 Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 2 thị trấn, trong đó có 3 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá. Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao liru văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển đế tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị và hấp dẫn các dự án đầu tư. b. Địa hình Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng có địa hình khá bằng phang ở một số xã phía Nam. Nhìn chung Lâm Thao có địa hình thấp, độ cao trung bình 30 - 40 m so với mặt nước biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Theo kết quả phân độ dốc, độ dốc chủ yếu của huyện dưới 30; được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở các xã Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Tiên Kiên, Sơn Vi... Địa hình của huyện Lâm Thao phong phú, đa dạng thuận lợi trong việc sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, bố trí kế hoạch xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp. 7 c. Khí hậu Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau: - Nhiệt độ bình quân cả năm 23°c, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29°c, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14°c. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20°c (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.500°c. Đây là yếu tố thích họp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. - Lượng mưa bình quân hằng năm 1.720 mm nhung phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7 , 8 , 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm. - Lượng bốc hơi bình quân 1.284 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân. - Độ ấm không khí bình quân cả năm khoảng 85%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%. - Gió: Hướng gió chủ đạo mùa hè là hướng Đông và hướng Đông Nam, mùa đông là hướng Đông Bắc; tốc độ gió trung bình là 1,6m/s. - Lốc xoáy có 2 - 3 cơn trong một năm và thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân. d. Thủy văn Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên 8 thì mức nước sông, ngòi cũng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và 8, sau giảm dần vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Mùa lũ trên các sông ở Lâm Thao bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn nhung chỉ dao động trong khoảng 1 tháng với tần suất không lớn. Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lim lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7. Trong mùa cạn lượng nước thường chỉ chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảy trong năm. Tháng có lun lượng nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng 1, 2 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nước. Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiệt đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. e. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng hình thành trên vùng đất phù sa cũ của hệ thống sông Hồng và hình thành dựa trên quá trình tích tụ các sản phẩm rửa trôi và quá trình giây hóa. Trong khi đó nhóm đất gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất, gơnai lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình Feralictic là chủ yếu. Tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11 ha, trong đó diện tích đã được điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 7.692 ha, chiếm 78,74% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất đồng bằng, thung lũng Với diện tích 7.158 ha, chiếm 93,06% tổng diện tích điều tra và chiếm 73,27% diện tích tự nhiên được chia thành 5 loại đất: 9 + Đất cát chua: Diện tích 996 ha, phân bố ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Xuân H uy... Đất nghèo dinh dưỡng, độ phì của đất ở mức thấp đến trung bình. Trên đơn vị đất này hiện đang được áp dụng các loại hình sử dụng đất như: 2 vụ lứa - 1 vụ màu, 2 vụ lũa hoặc chuyên m àu... + Đất phù sa tiling tính ít chua: Có diện tích 3703 ha, phân bố ở Thạch Sơn, Bản Nguyên, Tứ Xã, Vĩnh Lại... là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng đa dạng có thế trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm, với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây, các loại rau đều cho năng suất, sản lượng cao. + Đất phù sa chua: Diện tích 1569 ha, phân bố ở Thạch Sơn, Sơn Vi, Cao X á... Đặc điểm chung của loại đất này có phản ứng từ chua đến rất chua. Hạn chế lớn nhất của loại đất này là chua ở tầng mặt.Vì vậy trong quá trình sử dụng đất cần chú ý khử chua, cải tạo đất đồng thời có biện pháp thâm canh, bón phân họp lý. + Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Có diện tích 248 ha, phân bố chủ yếu ở các xã ven sông Hồng. Loại đất này có độ phì thấp, có thể trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô... nhưng cần chú ý đến chế độ bón phân hợp lý. + Đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi: Có diện tích 642 ha, phân bố chủ yếu tại xã Xuân Lũng, Tiên Kiên, thị trấn Hùng Sơn... - Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) Nhóm đất này có diện tích khoảng 534 ha, chiếm 6,94% diện tích điều tra, chiếm 5,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn... Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp. Đối với loại đất này, ở những nơi ít dốc có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp, trồng sắn, ngô... còn lại nên trồng rừng như bạch đàn, keo,... và cần thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống thoái hóa đất như phủ xanh thường xuyên, bón đủ phân và giữ ẩm cho đất. 10 Tài nguyên nước Tài nguyên nước của huyện Lâm Thao được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên. - Nước mặt: Có nguồn chính từ các sông, ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bố khắp các xã trong huyện. Đặc biệt huyện có sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn, trữ lượng nước của sông Hồng lớn. Đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, giao thông đường thủy... - Nước ngầm: Nước ngầm được khai thác sử dụng cho công nghiệp của các nhà máy và được lấy từ giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước sinh hoạt cho mỗi nhà dân, nước ngầm của huyện tương đối dễ khai thác và chất lượng tốt. Mặc dù vậy chất thải công nghiệp của các nhà máy chưa được xử lý tốt nhưng chưa có dấu hiệu ô nhiễm đến nguồn nước ngầm. Đây là nguồn tài nguyên quý, cần được bảo vệ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả. - Nước mưa: Với trữ lượng nước mưa trung bình 1.720 mm trong năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rùng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo. Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 242,91 ha, chiếm 4,15% diện tích đất tự nhiên (đất rừng sản xuất chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp). Tài nguyên rừng của Huyện có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rùng trồng mới, rùng tái sinh chưa đến tuổi được khai thác.Trong nhũng năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rùng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của Huyện đang từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh 11 thái, giữ nước, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rủa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã phát triển kinh tế đồi rùng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng. Tài nguyên khoáng sản Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, một số loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn là: Cao lanh ở Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn, nước khoáng ở xã Tiên Kiên, cát sông hồng và mỏ sét làm vật liệu xây dựng thông thường ở các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Họp Hải ... Do trữ lượng của các mỏ này ít nên chủ yếu là khai thác và sản xuất tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn như: Sản xuất gạch nung, cát, đất phục vụ san nền đắp nền công trình ... Tài nguyên nhân văn Lâm Thao là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dầy văn hóa lâu đời.Trên địa bàn huyện còn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa có giá trị, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.Toàn huyện hiện có 107 các di tích lịch sử văn hóa, cơ sở thờ tự, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Có 49 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa các cấp trong đó: 30 di tích cấp Tỉnh; 19 cấp Quốc gia. Người dân Lâm Thao với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo, hiếu học đang ra sức lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và là một trong những nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng, khơi dậy sức mạnh tổng họp để phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới. Tuy nhiên, sự tiếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 12 1.1.2. Điểu kiện xã hội a. Dân cư và lao động Dân cư Theo số liệu điều tra đến 31 tháng 12 năm 2005 Lâm Thao có: 117.165 người. Trong đó: nữ 59.532 người; thành thị: 57.632 người; số người trong độ tuổi lao động là: 67.346 người, trong đố nữ: 29.752 người. Lao động nông nghiệp: 48.126 người; với mật độ trung bình: 958 người/km2.Toàn huyện có 29.158 hộ, trong đó có 25.446 hộ nông nghiệp. Lâm Thao là một trong những huyện có dân số và mật độ đông của tỉnh. Có sự phân công không đều giữa các địa phương: Thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn mật độ trên 1.000 người/km2, ở các xã vùng hạ huyện mật độ trên 800 người/km2, trong khi đó các xã miền núi thì mật độ chỉ trên 200 người/km2. Tinh trạng phân bố không đều này là do điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và sự tập trung của các nhà máy xí nghiệp, trường học. Lao động Ngoài số dân bản địa, trên đất Cao Mại còn có thêm hàng trăm cán bộ, công nhân viên thuộc các cơ quan ban ngành của huyện với hệ thống dịch vụ. Đặc biệt từ năm 1959, khi Nhà nước ta quyết định đầu tư, xây dựng nhà máy Supe phot phát và hóa chất Lâm Thao - đứa con đầu lòng của ngành hóa chất Việt Nam, xã Nam Tiến có 713 hộ với 3.467 người, trong đó nữ có 1.828 người, không kể hàng ngàn cán bộ, công nhân viên kể cả chuyên gia nước ngoài và hơn 100 cán bộ Nhà nước sinh sống và định cư tại đây. Đen năm 1975 toàn xã có 4.200 người. Đen năm 2000 dân số thị trấn có 7.286 người (trong đó có 3.963 nữ), lao động nông nghiệp có 5.229 người, công nhânviên chức Nhà nước có 1.200 người, lao động thủ công và dịch vụ có 857 người. 13 b. Phát trỉến kinh tê Ngoài làm nghề nông, chủ yếu là trồng lúa nước và rau màu, cư dân làng Cao Mại còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, đánh bắt cá, làm một số nghề thủ công như đan lát đồ dùng trong gia đình, làm hương đen, làm thợ mộc và buôn bán nhỏ. Sau này, nhân dân Nam Tiến - thị trấn Lâm Thao còn mở mang thêm một số nghề khác, chủ yếu là dịch vụ, sản xuất và sửa chữa cơ khí. Địa bàn thị trấn Lâm Thao dần dần trở thành một trong những đầu mối giao thôngquan trọng của huyện, nơi tập trung nhiều cơ quan ban ngành của huyện Lâm Thao, nơi một số nhà máy, công ty của Trung ương và địa phương đứng chân. Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa trở nên sầm uất, bộ mặt kinh tế của thị trấn ngày càng khởi sắc. c. Cơ sở hạ tầng Giao thông Đường bộ: có quốc lộ số 2 Hà Nội - Lào Cai nối liền với Vân Nam Trung Quốc. Quốc lộ 2 đang được mở rộng, nâng cấp và đang hình thành đường cao tốc Hà - Lào để đáp ứng nhu cầu giao liru ngày một tăng. Từ đường quốc lộ 2 1'ẽ trái tại Phú Lộc - Phù Ninh (tính từ Hà Nội) có quốc lộ 32C chạy qua Lâm Thao lên Tây Bắc thông thương với nước Lào. Sau khi hoàn thành cầu Phong Châu nối Lâm Thao tới Tam Nông thay cho phà ghềnh Ba Triệu, lượng xe đi Tây Bắc ngày một nhiều. Các đường tỉnh lộ 308, 325, 310, 320, 309, tạo thành mạng lưới giao thông nối các huyện tả ngạn sông Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy, cẩm Khê, Yên Lập với Việt Trì và các huyện hữu ngạn thị xã Phú Thọ, Thanh Ba, Hạ Hòa với Việt Trì đều qua Lâm Thao. Đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua huyện tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nói chung và nói riêng cho nhà máy Supe phot phát và hóa chất Lâm Thao và cho nhà máy giấy Bãi Bằng (có 2 tuyến đường sắt từ ga Tiên Kiên vào 2 nhà máy). Ga Tiên kiên là một trong những ga có lưu lượng hàng hóa cũng như hành khách lớn trên tuyến đường sắt qua tỉnh Phú Thọ. 14 Đường thủy: Với sông Thao và sông Đà chảy qua đã tạo cho Lâm Thao phát triển giao thông đường thủy. Tàu khách, tàu hàng từ Hà Nội theo sông Đà lên Hòa Bình. Thuyền, bè mảng, xà lan xuôi ngược sông Thao. Thủy lợi Trước kia cầu làm chủ yếu bằng tre, gỗ, gạch đá, nay chủ yếu bằng bê tông, sắt thép. Cầu gỗ nổi tiếng của Lâm Thao xưa là cầu Xa Lộc, nối liền thôn Dục Mỹ (Cao Xá) và rừng Lem ( Khu 18 Tứ Xã) gần đền Xa Lộc, tên nôm gọi là cầu Dòng Dọc. cầu làm theo lối thượng gia ha kiều. Mố cầu gồm một cột cái to ở giữa, bốn cột con ở xung quanh, trên có bắc dầm vài lát ván. Ngày nay cầu chỉ còn lại di tích, cầu Xa Lộc gắn liền với chiến công của Phạm Văn Xảo và Lê Khả đánh tan hơn 1 vạn giặc Minh, chém hơn 1.000 thủ cấp khiến giặc phải tháo chạy vào thành Tam Giang (thôn Dục Mỹ, Cao Xá). Trong chiến công đó có sự giúp sức của dân binh Lâm Thao. Trên đường 32C xưa kia có một chiếc cầu gỗ từ khu công nhân vào khu công nghiệp Supe và Pin ắc quy, sau này xây dựng bằng bê tông cốt thép gọi là Cầu Tây. Do nhu cầu thông thương ngày một lớn, năm 1995 nhà nước đã xây dựng cầu Phong Châu nối liền hai huyện Lâm Thao - Tam Nông đê đi Tây Bắc và về Hà Nội ( qua cầu Trung Hà). Từ đây bến phà Ghềnh không còn nữa. Cầu được làm bằng sắt thép, mặt trải nhựa bê tông, cầu thuộc loại vĩnh cửu. Lâm Thao cũng có nhiều cống.Tiêu biểu là cống Á thuộc xóm 1 thôn Thành Chu (Bản Nguyên), cống được xây dựng trước năm 1945 nhằm lấy nước phù sa sông Hồng bồi đắp cho các cánh đồng gồm các xã: Tứ Xã, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá. Trong quá trình chống thiên tai và cải tạo đồng ruộng từ xưa đến nay nhân dân Lâm Thao làm nhiều cống tiêu như: cống Sủng, cống Vĩnh Mộ (xã Cao Xá), cống Trịnh (xã Vĩnh Lại) và trạm bơm tiêu nước tiêu biểu Vĩnh Lại, 15 Vĩnh Mộ nhằm tiêu nước cho các cánh đồng của các xã Xuân Huy, Xuân Lũng, Thạch Sơn, Thanh Đình, Chu Hóa, Sơn Vi (thuộc nhánh ngòi Đọi), Kinh Kệ, Sơn Dương, Tứ Xã, Bản Nguyên, Cao Xá, Vĩnh Lại (thuộc nhánh kênh thứ 2). Bến đò: bến đò ngang qua lại 2 bên bờ sông Thao và sông Đà hầu như xã nào cũng có. Song các bến đã đi vào tiềm thức của người dân là các bến: bến Ghềnh, bến Lời, bến Trịnh, bến Son Thị... Tiêu biểu là bến Lời vì vào mùa nước bến sông rộng hơn lkm, mùa cạn lại phải qua bãi cát vài trăm mét bởi thế trong dân gian có câu “Vào cửa quan không bằng van đò Lời”.Sau này có cầu Phong Châu, các bến đò ngang dần dần vắng khách. 1.1.3. Đời sống văn hóa của Lâm Thao a. Văn hóa làng xã Tinh thần tương thân tương ái của người dân Lâm Thao đã có từ rất sớm do hoàn cảnh sống.Ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nướcông cha ta đã biết liên kết cộng đồng, đoàn kết thống nhất thành một khối bền vững để chinh phục thiên nhiên, chống lại giặc ngoại xâm.Tinh thần đoàn kết ấy đã kết tinh thành bản chất của người Lâm Thao. Bản chất ấy thể hiện ở tình làng nghĩa xóm, mỗi khi có việc hiếu hỉ, đau ốm không ai bảo ai mọi người đều sẵn lòng chia sẻ từ đồng tiền bát gạo đến công sức không kể sớm hôm mà không hề vụ lợi. Đây là một trong những truyền thống vô cùng quý báu của người dân Lâm Thao. Ngay từ khi các Vua Hùng chọn đất đóng đô, dựng xây nên nhà nước Văn Lang, lòng nhân ái của người Lâm Thao đã bắt nguồn từ khi người Việt cổ có ý niệm rằng mọi người cùng sinh ra từ một bọc, cùng chung dòng giống thì phải đùm bọc lấy nhau trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi xa cơ lỡ vận, ta giúp người lúc này, lúc khác người lại giúp ta. 16 b. Các lễ hội Cũng giống như khắp các buôn làng khác trong cả nước, các làng xã trong huyện Lâm Thaotưng bừng mở hội vào mùa xuân. Các lễ hội đều có điểm chung là cầu cho mùa màng tươi tốt và bội thu, cầu cho quốc thái dân an, con người được mạnh khỏe, vui tưoi và hạnh phúc. Ngày lễ hội còn là ngày diễn lại các sinh hoạt sản xuẩt, chiến đấu, bảo vệ bộ lạc, các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mà người xưa đã hoạt động nay lưu lại cho con cháu diễn tả lại để nhớ lại thưở hồng hoang. Lễ hội ở Lâm Thao thường chia ra hai bậc gồm: Quốc lễ và Hương lễ. Quốc lễ là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, cả nước và con cháu mọi miền đất nước trở về cội nguồn tưởng nhớ Tổ tiêncác Vua Hùng đã có công dựng nước. Hương lễ là lễ hội các làng xã xưa đã quy định.Từ cổ xưa đã trở thành lễ hội truyền thống của các địa phương tưởng nhớ các vị thần đã có công với làng với nước được nhân dân tưởng nhớ, phụng thờ. Một vài lễ hội tiêu biểu như: lễ hội làng He, hội phết Sơn Vi, hội Trò Trám, lễ Hạ điền, lễ hội Đen Nhà Bà, lễ hội Rước Chúa G ái... c. Vãn học nghệ thuật Lâm Thao là vùng đất cội nguồn của dân tộc, nơi lun giữ nhiều di sản văn hóa của dân tộc đặc biệt là thời kì Hùng Vương dựng nước. Cùng với những di sản văn hóa vật chất, Lâm Thao còn lun giũ được một kho tàng văn hóa tinh thần vô cùng đa dạng và phong phú. Nơi đây có những truyền thuyết, thần thoại, thần tích như Hùng Vương dựng nước, Nguyệt Cư công chúa và phò mã Lý Văn Lang, nàng Mai Hoa, Đinh Công Tuấn... Lâm Thao có một kho tàng thơ ca dân gian mà qua đó chúng ta thấy được toàn bộ tri thức, đời sống tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức, triết lý cuộc sống của người Lâm Thao khi xưa. Lâm Thao còn có các làn điệu hát 17 Xoan - Ghẹo làm say đắm lòng người, các hình thức hát ví, hát trống quân, hát đu độc đáo. d. Tôn giáo Cư dân Lâm Thao chủ yếu là người Kinh, một số rất nhỏ là dân tộc ít người là số người theo chồng hoặc vợ về lập nghiệp, định cư. Dân Lâm Thao đa số theo đạo Phật Chùa được xây dựng không chỉ ở xã mà ở cả thôn. Tập quán bán con lên chùa khi còn nhỏ để dễ nuôi và gửi bát nhang khi chết vẫn còn duy trì đến ngày nay. Ngoài ra, có một bộ phận cư dân Lâm Thao theo đạo Thiên Chúa giáo và một số đạo khác. Ngoài các tôn giáo trên, một phần khá đông dân cư Lâm Thao không theo tôn giáo nào. Tuy không theo tôn giáo nào nhưng người dân đều có chung tín ngưỡng thờ tổ tiên, tưởng nhớ ông bà cha mẹ và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. e. Truyền thong khoa cử Cũng như mọi miền của đất nước, nhân dân Lâm Thao rất hiếu học và có nhiều người hiền tài. Song cũng có nét riêng của vùng đất Tổ vì vậy, khi nói đến Lâm Thao là nói đến “Đất lúa, đất văn”. Thời phong kiến, từ năm 1075 -1700 Lâm Thao đã có 11 trên tổng số 26 vị của tỉnh Phú Thọ đỗ đại khoa Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ và có một nhà thơ nổi tiếng cả nước là Nguyễn Hãng. Tỉnh Phú Thọ có duy nhất một Trạng nguyên là người Lâm Thao, đó là Trạng nguyên Vũ Duệ người làng Trịnh Xá (Vĩnh Lại) người dân thường gọi là Trạng Trình. Phú Thọ có 2 Bảng nhãn thì Lâm Thao có một cụ là cụ Nguyễn Mần Đốc người làng Dòng (Xuân Lũng), người dân thường gọi cụ với cái tên trìu mến là Bảng Dòng. Thám hoa duy nhất ở Phú Thọ là người Lâm Thao, đó là cụ Nguyễn Như Thức, người làng Mạc, xã Cao Xá thường gọi là Thám Mạc. 18 Các xã có nhiều người có học vấn cao thời xưa phải kể đến làng Dòng có 4 vị, làng Vĩnh Mộ (Kẻ Mạc, xã Cao Xá) có 3 vị. Đặc biệt, họ Nguyễn làng Dòng có 2 tiến sĩ, 1 Bảng nhãn. Chỉ lấy làng Dòng làm ví dụ cũng đủ thấy Lâm Thao không những là “đất lúa” mà còn là “đất văn”. Những nhà khoa bảng xưa và nay vẫn luôn là niềm tự hào của quê hương LâmThao, là tấm gương sáng về đạo đức, về tài năng, về lòng trung nghĩa cho muôn đời con cháu noi theo. Có thể khẳng định rằng Lâm Thao là vùng đất cổ, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Ke thừa những truyền thống tốt đẹp của ông cha trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước xây đắp nên, đó là những đức tính lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, yêu quê hương đất nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất...Nhân dân Lâm Thao mãi mãi gìn giữ và phát huy trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. 1.2. Khái quát chung về lễ hội 1.2.1. Khái niệm lễ hội Mỗi vùng miền, một quốc gia lại có hình thức tổ chức lễ hội khác nhau.Chính vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh hoạt văn hóa này. Sau đây là một số khái niệm điển hình về “Lễ hội” như: Trong Từ điển tỉếngVỉệt viết: “Lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghỉ mang tính vãn hỏa truyền thống”[8 ,ti\694]. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhóm các tác giả đã đưa ra quan niệm về lễ hội như sau: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đảng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt vãn hoá, tôn giáo, nghệthuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng 19 họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bon chữ "nhân khang, vật thịnh"[4, tr.674]. Như vậy chúng ta có thể hiểu: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong lễ hội. 1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ và hội Lễ hội là một dạng của tài nguyên du lịch nhân văn và mang tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng bao gồm hai phần: Phần lễ (phần nghi lễ) tùy vào tính chất của từng lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang nhũng ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ sẽ mang tính chất tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thấm mĩ và triết học sâu sắc của cộng đồng.Phần nghi lễ là phần chính, phần hạt nhân của lễ hội. Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn... mặc dù vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhung phạm vi của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hóa mới. Lễ hộilà một thế thống nhất không thể tách rời.Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người.Hội là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của 20 người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng. Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội. 1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của lễ hội Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời nó cũng mang giá trị văn hóa tâm linhgiúp cân bằng đời sống tinh thần của con người giúp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.2.3.1. Le hội mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc Từ xưa đến nay, lễ hội đều thấm đượm tinh thần đoàn kết, dân chủ và nhân bản sâu sắc. Khi tham gia vào bất cứ lễ hội nào, đứng trước các nhân vật linh thiêng hay các thần linh thì dù có thuộc tầng lóp nào, giàu hay nghèo thì đều bình đẳng trước thánh thần và bình đẳng với nhau trong tư cách người tham gia. Bất kể lễ hội nào cho dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, hay lễ hội suy tôn các vị anh hùng dân tộc thì các lễ hội đấy bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng, biểu dương các giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện. 1.2.3.2. Le hội phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống Le hội là một hình thức tái hiện cuộc sống quá khứ thông qua các hoạt động tế lễ, ruớc, các trang phục truyền thống, các bài văn tế, các trò diễn dân gian, các điệu dân ca, dân vũ, hát xoan, hát ghẹo, chèo... Các hoạt động ấy trong lễ hội không những tái hiện cuộc sống mà nó còn góp phần giữ gìn và 21 bảo tồn nền văn văn hóa dân tộc, được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Nói một cách khác lễ hội là kết quả của quá trình lịch sử hóa quá khứ và hiện tại, kết họp quá trình huyền thoại hóa các nhân vật, sự kiện lịch sử được nhân dân thờ phụng.Đồng thời còn là kết quả của quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội và quá trình xã hội hóa trong tiến trình lịch sử.Quá trình mô phỏng tái hiện cuộc sống quá khứ và những nhân vật sự kiện lịch sử trong lễ hội đã đạt đến tính xã hội hóa cao. Hình thức và nội dung của lễ hội phản ánh khá đầy đủ và sinh động đời sống vật chất và tinh thần xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đồng thời qua quá trình hình thành và tồn tại, lễ hội đã được tác động mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thể cộng đồng trong một khu vực làng xã, một vùng, một dân tộc, một quốc gia, tùy theo tính chất và mức độ của lễ hội ấy. Và như vậy lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức cộng đồng. Đặc trung của lễ hội là tính truyền miệng, những sự kiện lịch sử, đời sống xã hội được lun truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp lễ hội hàng năm. Nói một cách khác lễ hội truyền thống là “bảo tàng sống” về văn hóa dân tộc được hồi sinh sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.2.3.3. Le hội gắn với các giá trị vãn hóa tâm linh Giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội trong đời sống xã hội hiện nay còn thể hiện ở chỗ con người luôn hướng tới cái chân - thiên - mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng tôn thờ, trong đó có cả niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Một điều chắc chắn rằng đứng trước tổ tiên, thần linh không một người nào cầu mong ước nguyện xấu xa có hại cho người khác, có hại cho cộng đồng. Khi trở về thế giới tâm linh, họ luôn mong muốn và tin tưởng vào sự chứng giám và phù hộ của thần linh vì sự trung thực, thành tâm của họ.Vì vậy, 22 những nghi lễ tín ngưỡng trong lễ hội đã giúp con người thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh. Tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biếu tượng siêu việt cao cả chân - thiện- mỹ, được sống những giò' phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì tinh túy đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộnglẫy đẹp đẽ khác hẳn ngày thường... Tất cả đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực. Ị.2.3.4. Lê hội gắn với các giá trị nhản cách con người Lễ hội truyền thống là biểu hiện của hai quá trình: lịch sử hóa và huyền thoại hóa những nhân vật được nhân dân thò’ phụng. Trong dân gian luôn tồn tại quan niệm “có tích mới dịch nên trò”.Những nghi thức cúng tế, những tục lệ, những trò chơi dân giantruyền thống trong các lễ hội thường có nguồn gốc xuất phát từ một sự thật lịch sử hay hư cấu nào đó.Tất cả những “tích” như vậy đều có hạt nhân cơ bản là mong ước, sở nguyện của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Lễ hội truyền thống còn là kết quả quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội, là sự mô phỏng, tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật của sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức diễn xướng dân gian, các trò diễn dân gian. Có thể nói, lễ hội truyền thống là một “bảo tàng lịch sử sống”, một “kho báu sống” về lịch sử dân tộc. Giá trị giáo dục của lễ hội cũng được thể hiện trong tín ngưỡng hướng về cội nguồn “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Điều đó giúp nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý của ông cha về lịch sử của làng, lịch sử của dân tộc và truyền thống ông cha. 23 Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa tinh thần thể hiện tình cảm con người với tố tiên, thần thánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che chở phù hộ cho con người. Không bao giờ quên cội nguồn, con người đến với lễ hội là đến với lòng thành kính tổ tiên và các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bôn phận và trách nhiệm của mình với tô tiên dòng tộc, dân tộc...Do vậy, lễ hội truyền thống có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của làng bản, quê hương, đất nước đối với mọi thành viên tham gia lễ hội. Tiểu kết chương 1 Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phấm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phấm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; nhũng người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, nhũng người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự 24 tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhung cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Lâm Thao là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa cội nguồn. Những làn điệu dân cách mạng cùng với các lễ hội, phong tục tập quán đi liền với những địa danh lịch sử, với những di tích mang đậm nét kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu...đã đưa ta về một thời kì lịch sử đậm nét huyền thoại, hào hùng dân tộc. Phải chăng, đó là cội nguyền của di sản văn hóa dân tộc tiêu biểu cho vùng trung du đất Tổ mà Lâm Thao là một trong những nơi tiêu biểu nhất, đậm đặc nhất. 25 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT LẺ HỘI CÔNG CHÚA NGUYỆT c ư - ĐÈN NHÀ BÀ THỊ TRẤN LÂM THAO, PHÚ THỌ 2.1. Di tích lịch sử văn hóa Đền Nhà Bà 2.1.1. Vị trí địa t í Đen Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thò' cúng Hùng Vương ở thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao.Đền Nhà Bà thờ công chúa Nguyệt Cư (con gái Vua Hùng thứ 17) vợ của Lý Lang Công. Bà được đứng trong hàng "Tam vị chúa Mường" gồm: chúa đệ nhất Tây Thiên; chúa đệ nhị Nguyệt Hồ; chúa đệ tam Lâm Thao. Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đen Lâm Thao ở Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ. Đi từ Hà Nội theo đường 32, qua cầu Trung Hà khoảng hơn 10 km tới Cổ Tiết. Đi qua cầu Phong Châu rẽ phải, đi xuống đường đê khoảng 3km. Tới ngã tư một đường rẽ về Việt Trì (bên tay phải), một đường vào trung tâm thị trấn Lâm Thao (đi thẳng), một đường về chợ Cao Mại (rẽ trái). Từ ngã tư này đi về chợ Cao Mại (2km). Đen thờ cách mặt đường 30m bên phía tay trái ở cuối chợ. 2.1.2. Khu di tích Đền Nhà Bà 2.1.2.1. Lịch sử xây dựng đền Theo các cụ cao niên ở làng kể lại rằng, đền được xây dựng từ rất lâu không ai còn nhớ rõ, và những văn thư cổ cũng đã bị phá hủy từ thời chiến tranh. Các cụ chỉ còn nhớ được rằng, đền thò' Bà đã bị phá hủy trong thời chiến tranh, chỉ còn lại nền của nhà tiền tế và mới được khôi phục lại trong nhũng năm gần đây. Năm 1993, chính phủ cho phép xây dựng lại đền. Trong năm này hậu cung được xây dựng.Trước đó chỉ có miếu nhỏ để thờ tạm vì chiến tranh tàn phá và điều kiện không có nên nhân dân lập tạm miếu để thờ Bà. 26 Năm 1998, các cụ xin phép chính quyền làm thêm dãy nhà tiền tế gồm ba gian.Hai gian hai bên thờ thánh cô và thánh cậu. Trong những năm 2008, 2012, 2014, do nhu cầu của người dân đến dâng lễ rất đông nên đền được xây dựng thêm một nhà tiền tế ở bên cạnh và các công trình phụ trợ khác. 2.1.2.2. Kiến trúc đền Kiến trúc đền được xây dựng theo kiến trúc triều Lý. Đen được xây dựng theo hình chữ “Khẩu” (П ). Trên là Đen Thượng là nơi đặt ban thờ, phía trước có cửa xung quanh bưng ván kín 3 bề, có 2 hành lang nối liền với nhà tiền tế, nơi dân làng tụ hội và tế lễ, xung quanh hành lang và hai đầu nhà tiền tế đóng song quân bài. Phía trước có cửa. Cửa này chỉ mở khi nào tế lễ. Trước nhà tiền tế có sân rộng, 2 bên có 2 tảo mạc, mỗi cái 3 gian dùng để chuẩn bị những đồ tế lễ hoặc làm cỗ trong những ngày hội. Sau đền là ràng Quan Hội, bao quanh đền là các cây cổ thụ: me, lân, mít, to hai người ôm, cao hàng chục mét. Trước đền có 3 cổng, cổng giữa để rước kiệu, 2 cánh nhỏ hai bên để dân làng đi. Ngoài cổng có ao bán nguyệt, trên ao là chợ họp hàng ngày, riêng ngày mùng 4/8 hằng năm là chợ trâu Cao Mại. Trên đường vào đền, cách cổng 20m có hai bia đá đề chữ “Hạ mã”. Bia này được làm vào khoảng năm 1473. Trong đền có hai bức hoành phi “Hộ quốc tý dân” (giúp nước yên dân) “Thánh cung vạn tuế” và 6 câu đối trong đó có đôi câu đối sau: Chí chủ an dân lực hiệp phu thê đồng trận kiềm Thừa thân hộ quốc, công thành huynh đệ nhất gia binh. Tạm dịch là: Giúp chúa yên dân, chung sức vợ chồng cùng ra trận Noi thân giúp nước, thành công huynh đệ một nhà binh. 27 Ngày 6-12-1950, máy bay giặc Pháp đã ném bom phá hủy toàn bộ khu đền. Ngôi đền được phục dựng hiện nay không được to lắm nhung giữ nguyên được nét cổ kính đon sơ. Đen có ba gian. Gian ngoài cùng có ba ban thờ: ban giữa là Công Đồng (trên cùng là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, dưới là trượng Vua Cha Ngọc Hoàng cùng 2 bên quan Nam Tào Bắc Đấu, dưới nữa là 3 pho Tam Toà Quốc Mau nguy nga, dưới là 3 pho tượng nhỏ hơn là Tam Toà Chúa Bói, tiếp theo là Ngũ Vị Tôn Ông, và dưới cùng là Ông Bảy, Ông Mười), ban bên trái thờ nhà Trần gồm tượng Đức Ông và 2 vương cô, bên phải là ban Chúa Sơn Trang và Chúa Thác Bờ. Gian thứ 2 là ban thờ vọng vào cung cấm Chúa, tức công chúa Nguyệt Cư. Và cuối cùng là cung cấm . Cung cấm của đền được thờ theo lối lầu son gác tía. Chúa Nguyệt Cư ngồi trong cung ngang hàng cùng phò mã Lý Văn Lang trên lầu. Phía dưới cùng là một tượng Chúa. Pho tượng này có kích thước còn lớn hơn tượng thờ ở ban thờ chính. Tượng chính này do con nhang ở Hà Nội cung tiến về bản đền. Hai bên lầu là 2 chiếc cầu thang bắc lên trên lầu chúa.Cung cấm của Chúa là cung vàng, lầu ngọc, đẹp long lanh. Theo thần tích Chúa hoá tại chính cung này nhằm ngày 12-12. Ngoài sân rộng là ban thờ Mau Cửu và dưới là Cô Bé Lâm Thao. 2.2. Lễ hội Đền Nhà Bà. 2.2.1. Đối tượng tôn thờ 2.2.1.1. Chúa Lâm Thao (công chúa Nguyệt Cư) Theo thần tích kể lại rằng, Chúa Lâm Thao là con gái vua Hùng thứ 17, tên hiệu là Nguyệt Cư công chúa. Chúa là một người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tấm lòng yêu nước thương dân bao la trời bể. Ngay từ khi còn nhỏ, chúa đã từng dạo khắp muôn nơi, xem xét tình hình dân chúng. 28 Đen tuổi thành niên, lúc đó trong triều có vị quan võ cận thần đứng trong hàng tứ trụ tên là Lí Văn Lang được vua cha cho sánh duyên cùng công chúa. Chúa cùng phò mã sống bên nhau rất hạnh phúc nhưng buồn thay, cưới nhau đã lâu mà hai người chưa hạ sinh quý tử. Rất lấy làm khổ tâm và buồn bã, vào một hôm, chúa cùng phò mã vào tâu chuyện với đức vua. Đức vua cũng không biết làm sao đành khuyên hai con về lập đàn tràng giữa trung thiên mà cầu đảo. Hai con vâng lời về lập đàn giữa trời y theo lời cha dặn. Đêm đó, chúa cảm thấy thấp thỏm, hi vọng trời đất thấu tình mà ban cho một đứa con. Gần đến sáng, chúa mới thiếp đi được một lúc và người nằm chiêm bao. Ngài mơ thấy mình đi lên đỉnh Thứu Lĩnh. Trên đỉnh núi có đám mây ngũ sắc phủ kín, công chúachạy lại thì đám mây bay cao lên. Trong mây có con 1'ồng vàng. Khi tới nơi công chúa thấy một bọc 12 trúng rồng, công chúa ôm lấy mang về thì dọc đường trứng nở vỡ thành 12 con rồng, công chúa cả sợ, giật mình, bừng tỉnh giấc. Lòng chúa nao nao không biết nên mừng hay nên lo và kể lại giấc mơ lạ lùng cho phò mã. Phò mã nghe xong bèn tiên đoán rằng: sẽ có quý tử, nhưng hiềm nỗi do dọc đường đã nở, ắt rằng sẽ khó lâu dài. Quả nhiên công chúa đã sinh liên tiếp như sau: Từ năm 464 trước công nguyên: - Ngày 6 tháng giêng năm Giáp Thìn sinh con trai cảLý Văn Tràng. - Ngày 9 tháng 8 năm Bính Ngọ sinh 1 bọc 3 trai. - Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thân sinh 1 bọc 2 trai. - Ngày 9 tháng 8 năm Kỷ Dậu sinh 1 bọc 3 trai. - Ngày 7 tháng 1 năm Tân Hợi sinh 1 bọc 2 trai. - Ngày 12 tháng 10 năm Nhâm Tý sinh con trai út. Mỗi lần sinh đều có nhũng điềm lạ như trời đất sập tối, mùi hương bay ra thơm ngát, các con đều phong tư tuấn chỉnh, thể mạo khôi ngô. Công chúa cùng phò mã mừng vui khôn xiết bèn làm sớ dâng lên vua cha. Vua Hùng 29 cũng rất đỗi mừng rỡ khi nghe chúa thuật lại chuyện giấc mơ và sự ra đời của 12 hoàng tử. Vua Hùng liền sai quân lập đàn để bái tạ trời đất. Lúc đó sấm sét nổi lên vang trời và lúc đó là lúc chúa được trời đất ban cho lộc bói và cả lộc chữa bệnh. Mười hai người con của Chúa lớn nhanh như thổi. Lúc này là lúc Thục Phán (sau là An Dương Vương) nhòm ngó cướp nước ta (sử sách ghi lại là cuối đời vua Hùng thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán nhung thực chất từ thời này, Thục Phán đã có mưu mô cướp ngôi), vua Hùng rất lo lắng. Lúc này công chúa Nguyệt Cư đang mang thai. Tuy bụng mang dạ chửa nhung công chúa vẫn sẵn sàng theo chồng và vua cha ra trận đánh giặc. Thắng trận khải hoàn, qua làng An Thái nghỉ chấn, dân làng đón chào công chúa và hát cho công chúa nghe. Mê hát tới nỗi đã chuyển dạ mà công chúa không muốn rời An Thái.Tới khi bụng đau dữ dội, công chúa vội truyền quân khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang ấp Thời Mại để kịp sinh. Vừa tới trang ấp thì sinh anh con trai cả Lý Văn Tràng. Do vậy có tục hát thờ ngày 6 tháng giêng âm lịch do nghệ nhân An Thái giữ cửa đình sang hát. Sáng ngày 7 tháng giêng, rước kiệu công chúa và phò mã từ đình Đông Chấn về Miếu chính (tức đền Nhà Bà) phải chạy thật nhanh, các nghệ nhân (đào, kép) cũng hát chạy theo. Do có công lớn trong việc đánh giặc, giúp dân nên công chúa cùng phò mã được Vua sắc phong. Tên hiệu trong thần phả là: Đức vua bà: Nguyệt Cư công chúa Đại vương Đức vua ông: Phụ ký lang Đại vương Chúa thường xem bói cho muôn dân biết trước tai ương mà tránh, ai có bệnh âm chúa bảo cách cúng lễ cho khỏi, ai bệnh trần chúa bốc thuốc cho được bình an. Muôn dân ngàn lần biết ơn Chúa. Khi công chúa ngót 80 tuổi cũng trở về hóa ở gian giữa chính cung ngày 12 tháng 12 âm lịch. Công chúa được quốc táng trọng thể tại Đàm Lã. 30 Nhân dân ghi nhó' công ơn nên lập đền mở đình thò’ tôn nghiêm dốc lòng phụng sự. Hiện nay, công chúa được thờ dưới hình thức vừa là thần vừa là Mầu bà Đệ Tam, nằm trong hệ thống tín ngưỡng thò’ Mầu của dân tộc Việt Nam. 2.2.1.2. Phò mã Lý Văn Lang Triều Hùng Vương thứ 17, hiệu là Nghị Vương, đóng đô tại Phong Châu, tức Bạch Hạc (Việt Trì). Bấy giò’ có một trưởng quản các phường tên là Lý Văn Tuyên quê ở Ái Châu, thuộc phủ Thiệu Thiên (Thanh Hóa bấy giờ). Vợ cả của ông là Nguyễn Thị Thiện, là người cùng làng nhưng không may bà lại mất sớm. Ông lấy vợ bé tên là Nguyễn Thị Loan, con gái ông Nguyễn Văn Xuân, quê ở Cao Mại đem về kinh đô buôn tơ lụa. Bà Loan có đủ đức hạnh và nhan sắc lại có tài nông tang buôn bán. Vợ chồng rất thuận hòa nhung khi đã 40 mà ông bà vẫn chưa có con. Ông bà nghĩ rằng tổ tiên mình vốn tu nhân tích đức và bản thân mình cũng chưa từng làm điều ác nên ông bà bàn với nhau lập đàn cầu tự. Cúng lễ đến ngày thứ 3 thì ông bà nằm mộng: Trên bờ sông, một tiên ông râu tóc bạc phơ, câu được một con rồng vàng, Tiên ông gọi bà lại và cho bà và bảo: “Nhà mi có phúc, lão cho nhà mi rồng mang về nuôi”. Bà mừng rỡ, ôm lấy rồng, rồi tiên ông bay lên trời. Bà giật mình tỉnh giấc. Cho là điều tốt, vợ chồng ông từ đó rất vui mừng, tiếp đó bà có thai 13 tháng, đến giò’ Mão ngày 9 tháng 8 năm Bính Tý (ước tính khoảng năm 496 trước công nguyên) sinh được Lý Văn Lang. Ồng Lý Văn Lang khôi ngô, tướng mạo khác thường, tai to mặt lớn, tay dài quá gối, thông minh ham học. Lên tám tuổi theo học Lã tiên sinh, trải qua 4 năm đã thông thuộc hết kinh sử. Lại theo học Thái công về võ nghệ, trở thành người nổi tiếng anh tài. Năm 15 tuổi, Lý Văn Lang mua được một con cá tram dài 2 thước rưỡi, mổ ra trong bụng cá có một thanh kiếm sáng quắc, luôn phát ra tiếng khóc. 31 Lang bèn khấn rằng: “Trời thực đã ban cho ta kiếm này, ta sẽ dùng để rửa sạch mọi oán hờn”. Khấn xong, tiếng kêu chấm dứt. Năm 21 tuổi (476 trước công nguyên) gặp lúc nước nhà có loạn, bọn tà nghịch nổi lên chống đối triều đình, ông Lý Văn Lang tuân theo bảng vua chiêu hiền giết giặc. Cứ mỗi lần vung gươm lên là một luồng hào quang loé ra tiêu diệt quân giặc.Giặc chết như ngả rạ, ông giành toàn thắng trở về. Vua thấy Văn Lang tuấn tú tài lược, bèn gả công chúa Nguyệt Cư cho.Từ đó ông trở thành phò mã, cùng công chúa dốc sức giũp dân nghèo. Qua thần tích kê trên, chúng tôi rút ra những nhận xét sau: Rất có thể truyền thuyết về nhân vật Nguyệt Cư công chúa và phò mã là những thần tích ra đời khá muộn. Chí ít là trong dân gian đã xuất hiện hiện tượng đi cầu tự con cái. Cả hai thần tích về Chúa và phò mã đều mách bảo điều ấy. Xưa nay, cầu tự là hiện tượng trong sinh hoạt tâm linh thường diễn ra ở chùa chiền.Chi tiết này cho thấy huyền thoại về công chúa Nguyệt Cư và phò mã ra đời ở thời Phật giáo khá phổ biếntrong cư dân vùng đất Tổ. Việc cầu đảo, cầu tự cũng thường xảy ra với những cặp vợ chồng hiếm muộn con cái. Một nét nữa mà thần tích cũng cho thấy, nhân vật tôn thờ thuộc dòng dõi vua Hùng. Như vậy, lớp văn hỏa bản địa thời sơ sử được lớp văn hóa ngoại sinh, cụ thể là tín ngưõng thờ Mau chồng xếp lên khá rõ. Hơn thế, công chúa sinh con là mơ thấy rồng, ôm bọc trúng rồng, rồi đẻ ra một bọc, từ bọc nở ra con. Cha mẹ phò mã cũng cầu tự, cũng được cho rồng, rồi sau đó mang thai sinh ra Lý Văn Lang. Những chi tiết li kì trên còn cho ta thấy rõ, dân gisLĩìỉái câu chuyện của mình về phía Tô tem giáo. Có nghĩa là câu chuyệnliên quan tới việc thờ vật tổ của người Lạc Việt. Người Việt ta tôn thờ Lạc Long quân là Bố Rồng. Lạc Long Quân chính là ông vua Rồng của người Lạc Việt. Các thế hệ thời Hùng Vương là con của bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Dù 32 là công chúa Nguyệt Cư hay phò mã Lỹ Văn Lang, họ đều là con của tổ tiên, nối nhau sinh ra trên mảnh đất này. Như vậy, thần tích kể về những nhân vật được tôn thờ đượm màu sắc huyền thoại. Họ chủ yếu là những nhân vật được hư cấu, sau đó được lịch sử hóa, được nhân hóa. Phò mã Lý Văn Lang, xưa kia là hiện thân của con rồng Vàng dưới nước mà ông tiên ban cho vợ chồng họ Lý nhân đức. Thực ra là sự nhân hóa của tín ngưỡng thờ nhiên thần (thủy thần: như rồng, rắn) tín ngưỡng thờ vật tổ: Rồng. Các con của công chúa Nguyệt Cư và Lý văn Lang lại ra đời, nối tiếp dòng dõi cha ông, tổ tiên. Đó là: “trứng rồng lại nở ra rồng”. Còn nữa, mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trúng thì hậu duệ cũng mang hình thức sinh nở thần kì đó (cũng đẻ ra bọc trứng). Đấy là sự tiếp nối có ý thức của dân gian. Mặt khác, công lao để Chúa và Phò mã được tôn thờ cũng là những công trạng in đậm nét truyền thống cha ông. Họ dạy dân làm ăn khi yên bình, đảnh giặc khi giặc đến. Đó cũng là những chuyện lớn mà từ xưa các Vua Hùng và tổ tiên đã truyền lại. Rõ ràng, dù chỉ là một nhân vật được hư cấu và tôn thờ trong phạm vi lễ hội một làng quê, những nhân vật của chúng ta vẫn quy tụ về cội nguồn của dân tộc, thể hiện rõ ý thức dân tộc và tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt. Qua thực tế, Chúa được thờ trong Đen lại hiện hữu như một vị Thánh Mầu. Điều này cho thấy tín ngưỡng bản địa mang tính hỗn dung văn hóa rất rõ. Dân gian tôn thờ Chúa như một vị Thần hộ mệnh, lại che chở dân như người mẹ - Mầu.Vì thế, lễ hội đền Nhà Bà là nơi lun giữ nhiều giá trị văn hóa sâu sắc. 2.2.2. Miêu tả lễ hội 2.2.2.1. Thời gian cliễn ra lễ hội Theo truyền thống cha ông, tổ tiên để lại, hằng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân thị trấn Lâm Thao, nhũng người con đi làm ăn, công tác xa 33 quê hương lại trở về vui xuân đón tết và dự lễ hội truyền thống của địa phương. Lễ hội Đen Nhà Bà được tổ chức nhằm phục dựng lại truyền thống dân làng đón tiếp công chúa đánh thắng giặc trở về và cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ cũng như tỏ lòng biết ơn đối với gia đình công chúa Nguyệt Cư con gái Vua Hùng vương thứ 17, phò mã Lý Văn Lang cùng 12 người con của công chúa và phò mã. Lễ rước sẽ bắt đầu vào sáng ngày 3 tháng giêng và kéo dài đến hết sáng mùng 7 với nhiều nghi thức long trọng và mang tính linh thiêng. Cùng với đó là hoạt động hát xoan thu hút đông đảo người dân tham gia. 2.2.22. Không gian lê hội Lễ hội bắt đầu từ sáng ngày mùng 3 tháng giêng tại 3 địa điểm chính là: Đen Nhà Bà, Đen Đông Chấn (Đen Cả - nơi thờ Thái tử Lý Tràng là con trai cả của công chúa Nguyệt Cư) và nhà ông chủ tế. 2.2.2.3. Diễn trình của lễ hội a. Công tác chuân bị Công tác chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành hàng tháng trước đó. Từ việc lựa chọn lễ vật để dâng tiến đên việc chọn người dâng tiến. Mọi việc đều phải thực hiện theo những quy định chặt chẽ. b. Diễn biến lễ hội Phần lễ Ngày mùng 3: Vào sáng ngày 3 tháng giêng âm lịch, chủ tế cùng đại diện các vị quan viên, chức sắc trong làng tổ chức rước đồ lễ từ nhà chủ tế tới Đen Nhà Bà để cúng tiến. Theo quan niệm của người dân địa phương, mùng 3 tháng giêng âm lịch là ngày sinh của công chúa Nguyệt Cư. Lễ vật dâng tiến là bánh chay ngũ sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng) và bánh giầy. Bánh được làm bằng bột gạo nếp cái thơm ngon được đặt mua ở 34 Hà Thạch. Mật mía cũng được chọn từ mía de của Tiên Cát - Việt Trì. Mâm bánh được đặt trên “bàn rước” có lọng che. Dân làng hò reo và rước mâm lễ vật từ nhà ông chủ tế ra đền Nhà Bà. Ngàỵ mùng 4: Đến sáng mùng 4, chủ tế cùng các quan viên, chức sắc và nhân dân trong làng rước kiệu công chúa Nguyệt Cư cùng chồng đi vào Đình Đông Chấn để thăm người con trai cả là Thái tử Lý Tràng. Trai làng được chọn lựa sẽ mặc áo nẹp màu đỏ hoặc xanh, mang cờ, bát biểu, mâm ngũ quả đi trước, rồi đến kiệu bà, kiệu ông có lọng che đi theo sau.Chủ tế mặc áo thụng xanh, đội mũ, đi hia cùng các tế quan cũng mặc áo thụng xanh đi sau kiệu.Tiếp đó là những người đánh trống rồi đến lão ông, lão bà và dân làng các thôn nối theo. Nghi lễ ruớc kiệu phải được thực hiện theo thứ tự nghiêm chỉnh. Khi ở trong sân đền thì kiệu Ông sẽ đứng trước kiệu Bà. Vì theo quan niện của nhân dân thì môi trường trong sân đền là môi trường gia đình mà người Việt lại theo chế độ phụ quyền, người đàn ông sẽ là người làm chủ gia đình. Vậy nên, kiệu Ông phải đứng trước kiệu Bà. Nhưng khi ra khỏi cổng đền thì thứ tự rước kiệu lại được thay đổi.Kiệu Ông không còn đi trước mà sẽ là kiệu Bà đi trước. Nghi thức này gọi là nghi thức “giao kiệu”. Vì ra khỏi cổng đền là bước ra môi trường xã hội, mà Bà lại là công chúa nên Bà sẽ được đi trước chồng. Điều này có nét tương đồng với lễ hội đền Hai Bà Trung ở Mê Linh. Trong lễ hội sẽ có ba cỗ kiệu xuất phát từ sân đình theo thứ tự kiệu ông Thi Sách, kiệu bà Trưng Trắc, kiệu bà Trung Nhị. Nhung khi qua cửa tam quan, tới đường cái làng gọi là đường Trống Quân thì kiệu ông Thi Sách lại dừng lại để kiệu Hai Bà lên trước. Tục này gọi là “giao kiệu”, một hành động lễ nghĩa theo phong tục “nội gia huynh đệ, ngoại quốc quân thần” (trong nhà là anh em, ra ngoài việc nước là vua tôi). 35 Khi đến đình thôn Đông Chấn, đoàn rước kiệu dừng lại và kiệu được để ở đó đến mờ sáng ngày mùng 7. Ngàỵ mùng 5: Sáng ngày mùng 5, dân làng sẽ vào đình để làm lễ tế. Nghi thức gồm một chủ tế, bốn bồi tế, một tả độc văn, một đông xướng, một tây xướng, một phụng tửu, hai chấp đăng, hai châm tủn. Đầu tiên là dâng hương, tiếp đó dâng một tuần rượu, đến đọc chúc, dâng thêm hai tuần rượu và cuối cùng là lễ tạ và hóa văn. Ngày mùng 6: Sáng ngày mùng 6, ông chủ tế cùng đại diện các vị quan viên và dân làng tổ chức rước lễ vật ra đình Đông Chấn để cúng tiến công chúa cùng chồng, con. Theo quan niệm của dân làng, đây là ngày sinh của người con trai cả Lý Tràng và cũng là ngày các con của công chúa và phò mã dâng lễ mẹ cha. Lễ vật dâng tiến là xôi ngũ sắc. Xôi được làm bằng gạo nếp cái, nhuộm năm màu: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng. Chiều ngày mùng 6, làng tế đình lần thứ 2 và tiến hành hát xoan. Chủ tế cùng các vị quan viên, chức sắc của thị trấn Lâm Thao sẽ ra đầu làng để đón tiếp phường Xoan của An Thái (xã Phượng Lâu) gồm 2 họ Xoan, tổng cộng là 18 người trong đó có 2 cụ trùm của mỗi đoàn, 6 kép (nam) và 10 đào (nữ). Buổi toi ngày mùng ố, phường Xoan ra đình Đông Chấn làm lễ và bắt đầu cuộc hát. Phường Xoan hát nghi lễ thờ và có thể hát bài hát tùy ý. Miêu tả những thế cách hát xoan trong phần lê của lê hội đền Nhà Bà: Phần nghi thức ông trùm phường cùng ông chủ tế phải trước hương án của làng, chắp tay kinh cẩn vái lạy các thần linh. Sau đó ông trùm phường sẽ hát những lời thỉnh mời, được xướng theo kiểu vãi tế gọi là Hát Chúc. Nối tiếp bài Hát Chúc là bài Giáo Trống. Bài Giáo Trống do chú kép trẻ nhất phường với chiếc trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừa nhảy dẫn, phường Xoan phụ hoạ phần diễn của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước hương án, tay 36 nâng quạt làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát bài Thơ nhang, Đóng đám... Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vi thần linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mua màng tươi tố thiên hạ thái bình. Nét chung của các bài hát thờ là âm nhạc mang tính khẩn nguyện, lời thơ bốn từ, giai điệu dùng thang ba, bốn âm, nhịp điệu đồng độ, đon giản. Lối hát chuyển giọng của đào, kép cách nhau quãng 4. Phách dùng để dẫn nhịp cho hát, mua tạo sự ăn nhập, hài hòa giọng hát và nhạc cụ đệm ở một số bài bản Xoan. Trống con có vai trò chủ đạo giữ nhịp cho hát, múa. Âm sắc trống con kết hợp cùng trống cái nhằm tạo sự hài hòa âm thanh, âm trầm của nhạc cụ gõ. Chặng thứ 2, là sự trình diễn các “quả cách”. Đây là những bài thơ dài được các nhà nho bình dân sáng tác bằng chữ Nôm được đóng thành quyển. Trong hát Xoan có 14 quả cách. Nội dung của các “quả cách” bao gồm nhiều mặt: Hoặc miêu tả sinh hoạt của các tầng lớp người đương thời ở nông thôn, hoặc ca ngợi thiên nhiên hoặc kể tích xưa. Mỗi quả cách thường được chia làm 3 phần: Giáo cách, đưa cách và kết cách. Tiếp theo là phần hội với các bài như: "Xin huê - đố huê", "Bỏ bộ", "Mó cá”... '’Xin huê - Đố huê” là điệu hát trao duyên giữa đào xoan với các trai làng sở tại. Họ thử tài ứng đối của nhau bằng nhũng câu đố về các loài hoa. Còn hát - múa "Bỏ Bộ” là dùng điệu bộ minh hoạ nội dung lời ca. Nhìn các động tác múa, người xem có thể đoán được múa diễn tả công việc gì trong đời sống thường nhật của cư dân trồng lúa nước. Bài "Mó cá" với ý nghĩa dâng hoa, dâng cá lên Thành hoàng cầu phúc lộc. Đe kết thúc cho cả 3 chặng diễn xướng của hát Xoan là bài "Hò chèo cách". Phường Xoan quay lại gian giữa hát bài hò chéo cách rồi tạ lễ và nghỉ. Khi điệu múa, câu hát khép lại cũng đúng lúc gà gáy năm canh, báo hiệu đêm đã tàn. 37 Ngày mùng 1: Mờ sáng ngày mùng 7, làng Cao Mại rước kiệu Ông, kiệu Bà về đền Mau. Đoàn rước có đủ chiêng, trống, mâm ngũ quả và các quan viên chức sắc cùng nhân dân trong làng. Đi theo 4 chân kiệu là 4 cô đào xoan vừa đi vừa hát. Kiệu đi rất nhanh (theo tích công chúa đau đẻ phải khiêng kiệu chạy vội) và các cô đào cũng phải chạy theo để khiêng kiệu. Khi kiệu về yên vị tại Đền Nhà Bà, cụ thủ từ làm lễ tạ và kết thúc hội. Các quan viên, chức sắc chia tay phường Xoan và có một khoản tiền thưởng cho đoàn Xoan ra về. Phần hội Cũng như đại đa số các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền Nhà Bà cũng tổ chức rất nhiều nhũng trò chơi truyền thống như kéo co, đập niêu, đánh đu và đặc biệt là hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian- hát xoan. Cùng ngược lại dòng lịch sử theo thần tích làng Cao Mại để hiểu thêm về truyền thống hát Xoan trong lễ hội đền Nhà Bà. Tương truyền, khi sinh ra được ba ngày, công chúa Nguyệt Cư mắc tật khóc lâu, suốt ngày đêm. Các danh y đều bó tay, sau nhờ nghe tiếng hát Xoan của con gái làng An Thái gần cung mà khỏi khóc. Từ đó có tục hát Xoan thờ vào ngày mùng 6 tháng giêng. Lại cũng có chuyện kể rằng: Sau này, lúc sắp sinh nở, công chúa vẫn theo chồng đi dẹp giặc. Thắng trận trở về, qua làng An Thái nghỉ chân, dân làng hát Xoan đón chào công chúa. Mải mê nghe hát, công chúa quên cả đau đẻ, đến khi chuyển dạ mới truyền kiệu về trang ấp Cao Mại, nhũng người hầu phải chạy thật nhanh để nàng kịp sinh hạ Hoàng tử.Từ đó có tục kết nước nghĩa giữa hai làng An Thái - Cao Mại. Hiện nay tại địa phương còn lưu tục chạy Kiệu Vua Bà và tổ chức hát Xoan trong những ngày lễ hội để ghi dấu sự kiện này. 38 Chiều ngày mùng 5, nhân dân trong làng sẽ tập trung tại nhà ông chủ tế để chuẩn bị đồ tế lễ cung tiến vợ chồng công chúa và người con trai cả, đồng thời chuẩn bị bàn ghế, chỗ nghỉ cho phường Xoan An Thái của xã Phượng Lâu sẽ sang hát vào tối mùng 6 tết. Chiều mùng 6, chủ tế cùng quan viên chức sắc và các kép nam sẽ ra đầu làng đón phường Xoan An Thái của xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì gồm 2 họ Xoan tổng cộng 18 người trong đó có 02 cụ trùm của mỗi đoàn, 06 kép nam (mặc áo the, đầu đội khăn xếp) và 10 đào (mặc áo tứ thân, khăn vấn đầu). Phường Xoan An Thái chuẩn bị mâm lễ vật rồi buổi tối cùng với nhân dân địa phương ra đình Đông Chấn làm lễ và bắt đầu cuộc hát cùng các kép nam của thị trấn Lâm Thao với 3 chặng là hát thờ, hát quả cách và hát hội. Hát hội là chặng sôi nổi nhất, sinh động nhất và kết thúc một cuộc Hát Xoan. Neu như phần trên là những bài xoan gắn liền với nghi thức hát lễ, thì ở đây, hát xoan gắn liền với phần hội. Những bài này được gọi là hát hội. Lời xoan trong nhũng bài hát hội in rõ màu sắc “thế tục”. Đó là những bài hát phản ánh cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tình yêu đôi lứa... Những lời ca trô tình ấy khiến không khí ngày hội làng quê thêm vui vẻ và hào hứng. Hát hội gồm nhiều bài được kết nối với nhau theo hình tức tổ khúc hay liên khúc vừa hát, vừa múa, vừa diễn trò. Trình tự hát hội có các phần: Bợm gái, Bỏ Bộ, Xin hoa- Đố chữ, Gài Hoa, Dã Cá. Dã Cá là tiết mục được trình diễn như một hoạt cảnh, có nơi là các cô đào, có nơi là các trai láng sở tại được đóng vai cá bị lưới bủa vây, bắt được dâng lên bàn thờ tế thần, tế thần xong mới được trở lại làm người. Các trai làng và kép xoan đùa nghịch, bắt, ôm lấy các cô đào, đẩy sang hai gian bên cạnh và đùa nghịch. Các câu hát bắt đào như: “Đôi ta đánh cá bóng trăng, cá thời chang được tung tăng anh bắt đào”, “Cá diếc hay là cá rô, cá thời chẳng được bắt cô ả đào”, hay như “Mò đấy ta lại mò đây, mò đây mò chẳng được lại đây mò ta mò” ...Tiếp đó là hát bổ bộ, chơi bơm, hát phú, lý, xin huê đố chữ...kéo dài cho đến hết đêm. Tiết 39 mục Dã Cá rất sôi nổi vui vẻ, kết thúc cuộc Hát Xoan trong không khí tung bừng của lễ hội. Trước tiết mục Dã Cá, ở nhiều làng còn đưa thêm mục Hát Đúm xen vào trong cuộc Hát Xoan. Hát Đúm được xen vào Hát Xoan làm tăng thêm phần sinh động của cuộc hát Sau khi dừng cuộc hát, phường Xoan quay lại gian giữa hát bài hò Chéo cách là bài kết thúc rồi tạ lễ và nghỉ. Hàng ngàn đời trôi qua, hát Xoan đã được bảo tồn, truyền dạy qua bao thế hệ, trở thành giá trị văn hoá phi vật thể nổi bật của nhân dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Thông qua tục hát Xoan nước nghĩa, đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - Hát Xoan Phú Thọ, đưa Hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp năm 2016 và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống, sự gắn kết tình cảm giữa phường Xoan gốc An Thái với lệ giữ cửa đình tại đình Đông Chấn. Lễ hội đầu xuân nói chung và tục hát Xoan nước nghĩa nói riêng đang được các thế hệ con cháu thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao và phường Xoan An Thái - xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì duy trì nhằm gìn giữ các giá trị truyền thống ông cha tổ tiên để lại với đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ản quả nhớ người trồng cây” . .. Ngoài hát Xoan, phần hội làng Cao Mại còn tổ chức rất nhiều cho vui chơi giải trí như: Kéo co Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy n ở . Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức 40 mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp, cũng như tinh thần thượng võ của người tham gia. Chọi gà Chọi gà là thú vị dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng huấn luyện gà thì lại thuộc về một tầng lớp người có có điều kiện. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa. Bịt mắt đập niêu Trước khi chơi, người ta dựng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu.Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 - 5m sẽ được kẻ để làm vạch xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm. Người tham gia chơi sẽ đúng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ .. .mục đích của trò chơi này là để rèn luyện sự khéo léo và vui chơi giải trí. Những trò chơi này bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trung trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt. Không những thế, bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh ở mỗi trò chơi hẳn sẽ đem đến cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười. Nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, góp phần giáo dục, nâng cao thế chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng động, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc cho các thế hệ. 41 2.3. Ý nghĩa của lễ hội Đền Nhà Bà 2.3.1. về mặt tích cụv Hằng năm dân làng Lâm Thao tổ chức lễ hội một cách linh đình và trang trọng. Thông qua việc làm này, các giá trị văn hóa truyền thống của làng quê được bảo lun với những biểu hiện ở nếp sống cơ bản như: Trước tiên là giáo dục mỗi một người dâný thức về cội nguồn, tổ tiên dân tộc. Lễ hội là dịp để người dân bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của mình đối với công lao của công chúa và phò mã. Hai ông bà không chỉ đánh giặc bảo vệ đất nước mà còn có công lao trục tiếp trong việc dạy dân trồng lúa nước, chữa bệnh cún dân và đặc biệt là nhờ tài tiên đoán mà bà đã giúp nhân dân thoát khỏi nhiều tai ương. Điều này thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của địa phương. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giò’ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi người cùng hoà chung trong không khí thiêng liêng, húng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá nhoà, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình. Lễ hội đền Nhà Bà cũng vậy, nó giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết với nhau trong không khí linh thiêng của lễ hội, hướng tới nhữngđiều tốt đẹp.Lễ hội giúp mỗi cá nhân hòa mình cộng đồng để tạo thành một cộng đồng lớn hơn, cộng đồng quốc gia dân tộc. Lễ hội công chúa Nguyệt Cư không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá của địa phương, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá của thị trấn Lâm Thao.Hằng năm, lễ hội được tổ chức đều đặn để văn hóa lễ hội luôn trường tồn với thời gian. 42 Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa của đất nước, Lâm Thao cũng không nằm ngoài xu thế đó.Và lễ hội đền Nhà Bà cũng đã góp một phần nào đó vào quá trình giao lun tiếp xúc văn hóa giữa các vùng miền. 2.3.2. về mặt tiêu cực Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tung bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.Đồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần.Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác. Ngày nay, cũng do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay, nhiều lễ hội làng quê được phục hồi sai cách đã làm mất đi những giá trị truyền thống vốn có của nó. Lễ hội đền Nhà Bà cũng không tránh khỏi nhũng điểm tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, lễ hội bị hiện đại hóa và đặc biệt là việc, lợi dụng sự tôn sùng của nhân dân để “buôn thần bán thánh”. Hiện nay, hằng năm ủ y ban nhân dân thị trấn đứng ra tổ chức lễ hội. Đây cũng là một biện pháp hay giúp hạn chế nhung mặt tiêu cực của lễ hội. 2.4. Một số giải pháp bảo tồn lễ hội - Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc quản lý các hoạt động lễ hội và tình trạng tín ngưỡng, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội. - Nắm chắc những quy định về tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống. Làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng đến nhân dân đế mọi người tham gia lễ hội tự hiểu và tự giác chấp hành. 43 - Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các di tích, nghiêm cấm các hành vi xâm lấn đến môi trường, cảnh quan và không gian lễ hội. - Cần có các biện pháp xử li nghiêm khắc, kịp thời các hoạt động mê tín dị đoan, bày bán các sản phẩm không được lun hành như văn hóa phẩm đồi trụy.. .xử lý nghiêm khắc các hình thức cờ bạc nép dưới hình thức trò chơi dân gian như: đánh cờ, tổ tôm ... Tiểu kết chưong 2 Lễ hội - cầu nối quá khứ với hiện tại, bao đời nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Là địa bàn có núi Hùng với đền thờ Tổ, dân Trưởng tạo lệ trông nom hương khói bàn thò' Tổ tiên trong cả nước, là địa bàn gốc của văn hóa lúa nước trong đời sống tâm linh, Lâm Thao là một trung tâm văn hóa thời kì Hùng Vuơng dựng nước, đó là niềm vinh dự và tự hào mà không nơi nào có được. Cùng nằm trong hệ thống lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đây là một lợi thế đặc trưng, tạo thuận lợi cho Lâm Thao phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng, nhất là du lịch văn hóa, tâm linh. 44 KẾT LUẬN 1. Khảo sát đề tài Công chúa Nguyệt Cư và lễ hội đền Nhà Bà tại Lâm Thao, Phú Thọ, khóa luận đã tìm hiểu nét đẹp trong sinh hoạt tinh thần của một làng quê thuộc vùng đất cổ xưa của người Việt. Dù quy mô không lớn, sức lan tỏa của lễ hội đền Nhà Bà chưa rộng lớn mang tầm cỡ quốc gia, song vẫn là một lễ hội có ý nghĩa đối với người dân Lâm Thao. Sau những lo toan vất vả vì mưu sinh, vì cuộc sống còn bao bộn bề thử thách, người dân vẫn tìm về lễ hội đền Nhà Bà.Họ được trở về quá khứ, để được ngưỡng mộ, được thành kính dâng lên tổ tiênxưa, những tình cảm, nhũng ước vọng giản dị, chân thành. Họ nhắc nhở con cháu biết uống nước nhớ nguồn. Họ tạm quên đi những lo toan đời thường để được thư giãn, được có niềm vui đơn sơ mà ngoài lễ hội ra họ không có được. Không cần ồn ào, chỉ đáp ứngnhững điều giản dị ấy, lễ hội đền Nhà Bà đã đem lại những giá trị văn hóa và ý nghĩa thiết thực cho người thôn quê vốn vất vả bao đời nay. Lễ hội đền Nhà Bà ở Cao Mại, Lâm Thao còn là một minh chứng hùng hồn cho vấn đề bảo tồn vãn hóa làng qua hơn ngàn năm chống phong kiến phương Bắc đô hộ: Chúng ta mất nước mà không mất làng. Chính người dân thôn quê ở nơi nơi đã gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong suốt hơn ngàn năm mất nước. Bao lễ hội làng như làng Cao Mại đã cố kết nền văn hóa bản địa trước họa vong quốc: chỉ điều đó thôi, thì lễ hội làng đã là vô giá. 2. Lễ hội nào cũng có hai mặt của nó, cái được và cái chưa được. Cái được cần phát huy, cái chưa được cần khắc phục và hạn chế.Lễ hội đền Nhà Bà cũng vậy. Tuy nhiên, là một sinh hoạt văn hóa làng quê giản dị, người Cao Mại (Lâm Thao) cần biết quảng bá nét đẹp văn hóa quê hương mình để hình ảnh quê hương được nhiều người Việt Nam biết tới.Điều đó không chỉ có ý nghĩa văn hóa mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho vùng quê chưa giàu có thịnh vượng này. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo 1. Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Lâm Thao (2005), Lịch sử Đảng bộ thị trấn Lâm Thao ( ỉ 940 - 2000). 2. Nhiều tác giả (2006), Hỏi đáp về cơ sở vãn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. 3. Nhiều tác giả (2005), Lễ hội truyền thống vùng Đất Tổ, Bộ văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ. 4. Nhiều tác giả (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 5. Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - ủ y ban nhân dân huyện Lâm Thao (2008), Địa chí Vãn hóa dân gian Lâm Thao. 6. Ngô Quang Nam, Xuân Thiên, Địa chí Vĩnh Phú - Vẫn hỏa dân gian vùng Đất Tổ. 7. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học. 8. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nang. 9. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc vãn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Văn Tân, Lê Văn Lan (1976), Thời đại Hùng Vương, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 11. Tài liệu sưu tầm của khu di tích đền Nhà Bà, Thần tích Cao Mại. 12. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hỏa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. Website, tạp chí 1. http://baophutho.vn/ 2. http://lamthao.phutho.gov.vn/ 3. http://svhttdl.phutho.gov.vn/ 4. http://vi.wikipedia.org/ 5. Báo Pháp luật Việt Nam cổng vào của đền Nhà Bà Bên ngoài hậu cung của đền Nhà Bà Nhà tiền tế của đền Nhà Bà nhìn từ ngoài vào Tượng công chúa Nguyệt Cư - Chúa Bà đệ tam Hát xoan trong lễ hội đền Nhà Bà [...]... mà Lâm Thao là một trong những nơi tiêu biểu nhất, đậm đặc nhất 25 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT LẺ HỘI CÔNG CHÚA NGUYỆT c ư - ĐÈN NHÀ BÀ THỊ TRẤN LÂM THAO, PHÚ THỌ 2.1 Di tích lịch sử văn hóa Đền Nhà Bà 2.1.1 Vị trí địa t í Đen Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thò' cúng Hùng Vương ở thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao .Đền Nhà Bà thờ công chúa Nguyệt Cư (con gái Vua Hùng thứ 17) vợ của Lý Lang Công Bà được... trong tư cách người tham gia Bất kể lễ hội nào cho dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, hay lễ hội suy tôn các vị anh hùng dân tộc thì các lễ hội đấy bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng, biểu dương các giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện 1.2.3.2 Le hội phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống Le hội là một hình thức tái hiện cuộc... vài lễ hội tiêu biểu như: lễ hội làng He, hội phết Sơn Vi, hội Trò Trám, lễ Hạ điền, lễ hội Đen Nhà Bà, lễ hội Rước Chúa G ái c Vãn học nghệ thuật Lâm Thao là vùng đất cội nguồn của dân tộc, nơi lun giữ nhiều di sản văn hóa của dân tộc đặc biệt là thời kì Hùng Vương dựng nước Cùng với những di sản văn hóa vật chất, Lâm Thao còn lun giũ được một kho tàng văn hóa tinh thần vô cùng đa dạng và phong phú. .. xã hội và quá trình xã hội hóa trong tiến trình lịch sử.Quá trình mô phỏng tái hiện cuộc sống quá khứ và những nhân vật sự kiện lịch sử trong lễ hội đã đạt đến tính xã hội hóa cao Hình thức và nội dung của lễ hội phản ánh khá đầy đủ và sinh động đời sống vật chất và tinh thần xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Đồng thời qua quá trình hình thành và tồn tại, lễ hội đã được tác động mạnh mẽ và. .. của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong lễ hội 1.2.2 Mối quan hệ giữa lễ và hội Lễ hội là một dạng của tài nguyên du lịch nhân văn và mang tính hấp dẫn cao đối với du khách Bất cứ lễ hội nào cũng bao gồm hai phần: Phần lễ (phần nghi lễ) tùy vào tính chất của từng lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang nhũng ý nghĩa riêng Có thể phần nghi lễ sẽ mang tính chất tưởng niệm lịch sử hướng... 3 pho tượng nhỏ hơn là Tam Toà Chúa Bói, tiếp theo là Ngũ Vị Tôn Ông, và dưới cùng là Ông Bảy, Ông Mười), ban bên trái thờ nhà Trần gồm tượng Đức Ông và 2 vương cô, bên phải là ban Chúa Sơn Trang và Chúa Thác Bờ Gian thứ 2 là ban thờ vọng vào cung cấm Chúa, tức công chúa Nguyệt Cư Và cuối cùng là cung cấm Cung cấm của đền được thờ theo lối lầu son gác tía Chúa Nguyệt Cư ngồi trong cung ngang hàng cùng... với nhà tiền tế, nơi dân làng tụ hội và tế lễ, xung quanh hành lang và hai đầu nhà tiền tế đóng song quân bài Phía trước có cửa Cửa này chỉ mở khi nào tế lễ Trước nhà tiền tế có sân rộng, 2 bên có 2 tảo mạc, mỗi cái 3 gian dùng để chuẩn bị những đồ tế lễ hoặc làm cỗ trong những ngày hội Sau đền là ràng Quan Hội, bao quanh đền là các cây cổ thụ: me, lân, mít, to hai người ôm, cao hàng chục mét Trước đền. .. thưở hồng hoang Lễ hội ở Lâm Thao thường chia ra hai bậc gồm: Quốc lễ và Hương lễ Quốc lễ là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, cả nước và con cháu mọi miền đất nước trở về cội nguồn tưởng nhớ Tổ tiêncác Vua Hùng đã có công dựng nước Hương lễ là lễ hội các làng xã xưa đã quy định.Từ cổ xưa đã trở thành lễ hội truyền thống của các địa phương tưởng nhớ các vị thần đã có công với làng với... Bé Lâm Thao 2.2 Lễ hội Đền Nhà Bà 2.2.1 Đối tượng tôn thờ 2.2.1.1 Chúa Lâm Thao (công chúa Nguyệt Cư) Theo thần tích kể lại rằng, Chúa Lâm Thao là con gái vua Hùng thứ 17, tên hiệu là Nguyệt Cư công chúa Chúa là một người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tấm lòng yêu nước thương dân bao la trời bể Ngay từ khi còn nhỏ, chúa đã từng dạo khắp muôn nơi, xem xét tình hình dân chúng 28 Đen... theo Do có công lớn trong việc đánh giặc, giúp dân nên công chúa cùng phò mã được Vua sắc phong Tên hiệu trong thần phả là: Đức vua bà: Nguyệt Cư công chúa Đại vương Đức vua ông: Phụ ký lang Đại vương Chúa thường xem bói cho muôn dân biết trước tai ương mà tránh, ai có bệnh âm chúa bảo cách cúng lễ cho khỏi, ai bệnh trần chúa bốc thuốc cho được bình an Muôn dân ngàn lần biết ơn Chúa Khi công chúa ngót ... Nhà Bà thuộc thị trấn Lâm Thao, Phú Thọ 5.2 Phạm vỉ nghiên cứu Nghiên cứu lễ hội đền Nhà Bà công Chúa Nguyệt Cư thị trấn Lâm Thao, Lâm Thao, Phú Thọ Phương pháp nghiên cứu Khi thực đề tài khóa luận. .. xoan thần tích Nguyệt Cư công chúa Những viết, công trình gợi ý chưa thật hệ thống toàn diện Do lựa chọn Công chúa Nguyệt Cư lễ hội đền Nhà Bà Lâm Thao, Phú Thọ làm đề tài cho luận văn Mục đích... tăng cư ng gắn kết cộng đồng 1.3 Với tư cách sinh viên ngành Việt Nam học, lại người quê hương Lâm Thao, em chọn đề tài Công chúa Nguyệt Cư lễ hội đền Nhà Bà Lâm Thao, Phú Thọ cho luận văn tốt nghiệp

Ngày đăng: 12/10/2015, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan