8. Bố cục của khóa luận
2.2.2. Miêu tả lễ hội
2.2.2.1. Thời gian cliễn ra lễ hội
Theo truyền thống cha ông, tổ tiên để lại, hằng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân thị trấn Lâm Thao, nhũng người con đi làm ăn, công tác xa
quê hương lại trở về vui xuân đón tết và dự lễ hội truyền thống của địa phương.
Lễ hội Đen Nhà Bà được tổ chức nhằm phục dựng lại truyền thống dân làng đón tiếp công chúa đánh thắng giặc trở về và cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ cũng như tỏ lòng biết ơn đối với gia đình công chúa Nguyệt Cư con gái Vua Hùng vương thứ 17, phò mã Lý Văn Lang cùng 12 người con của công chúa và phò mã.
Lễ rước sẽ bắt đầu vào sáng ngày 3 tháng giêng và kéo dài đến hết sáng mùng 7 với nhiều nghi thức long trọng và mang tính linh thiêng. Cùng với đó là hoạt động hát xoan thu hút đông đảo người dân tham gia.
2.2.22. Không gian lê hội
Lễ hội bắt đầu từ sáng ngày mùng 3 tháng giêng tại 3 địa điểm chính là: Đen Nhà Bà, Đen Đông Chấn (Đen Cả - nơi thờ Thái tử Lý Tràng là con trai cả của công chúa Nguyệt Cư) và nhà ông chủ tế.
2.2.2.3. Diễn trình của lễ hội a. Công tác chuân bị
Công tác chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành hàng tháng trước đó. Từ việc lựa chọn lễ vật để dâng tiến đên việc chọn người dâng tiến. Mọi việc đều phải thực hiện theo những quy định chặt chẽ.
b. Diễn biến lễ hội Phần lễ
Ngày mùng 3:
Vào sáng ngày 3 tháng giêng âm lịch, chủ tế cùng đại diện các vị quan viên, chức sắc trong làng tổ chức rước đồ lễ từ nhà chủ tế tới Đen Nhà Bà để cúng tiến. Theo quan niệm của người dân địa phương, mùng 3 tháng giêng âm lịch là ngày sinh của công chúa Nguyệt Cư.
Lễ vật dâng tiến là bánh chay ngũ sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng) và bánh giầy. Bánh được làm bằng bột gạo nếp cái thơm ngon được đặt mua ở
Hà Thạch. Mật mía cũng được chọn từ mía de của Tiên Cát - Việt Trì. Mâm bánh được đặt trên “bàn rước” có lọng che.
Dân làng hò reo và rước mâm lễ vật từ nhà ông chủ tế ra đền Nhà Bà.
Ngàỵ mùng 4:
Đến sáng mùng 4, chủ tế cùng các quan viên, chức sắc và nhân dân trong làng rước kiệu công chúa Nguyệt Cư cùng chồng đi vào Đình Đông Chấn để thăm người con trai cả là Thái tử Lý Tràng.
Trai làng được chọn lựa sẽ mặc áo nẹp màu đỏ hoặc xanh, mang cờ, bát biểu, mâm ngũ quả đi trước, rồi đến kiệu bà, kiệu ông có lọng che đi theo sau.Chủ tế mặc áo thụng xanh, đội mũ, đi hia cùng các tế quan cũng mặc áo thụng xanh đi sau kiệu.Tiếp đó là những người đánh trống rồi đến lão ông, lão bà và dân làng các thôn nối theo.
Nghi lễ ruớc kiệu phải được thực hiện theo thứ tự nghiêm chỉnh. Khi ở trong sân đền thì kiệu Ông sẽ đứng trước kiệu Bà. Vì theo quan niện của nhân dân thì môi trường trong sân đền là môi trường gia đình mà người Việt lại theo chế độ phụ quyền, người đàn ông sẽ là người làm chủ gia đình. Vậy nên, kiệu Ông phải đứng trước kiệu Bà. Nhưng khi ra khỏi cổng đền thì thứ tự rước kiệu lại được thay đổi.Kiệu Ông không còn đi trước mà sẽ là kiệu Bà đi trước. Nghi thức này gọi là nghi thức “giao kiệu”. Vì ra khỏi cổng đền là bước ra môi trường xã hội, mà Bà lại là công chúa nên Bà sẽ được đi trước chồng. Điều này có nét tương đồng với lễ hội đền Hai Bà Trung ở Mê Linh. Trong lễ hội sẽ có ba cỗ kiệu xuất phát từ sân đình theo thứ tự kiệu ông Thi Sách, kiệu bà Trưng Trắc, kiệu bà Trung Nhị. Nhung khi qua cửa tam quan, tới đường cái làng gọi là đường Trống Quân thì kiệu ông Thi Sách lại dừng lại để kiệu Hai Bà lên trước. Tục này gọi là “giao kiệu”, một hành động lễ nghĩa theo phong tục “nội gia huynh đệ, ngoại quốc quân thần” (trong nhà là anh em, ra ngoài việc nước là vua tôi).
Khi đến đình thôn Đông Chấn, đoàn rước kiệu dừng lại và kiệu được để ở đó đến mờ sáng ngày mùng 7.
Ngàỵ mùng 5:
Sáng ngày mùng 5, dân làng sẽ vào đình để làm lễ tế.
Nghi thức gồm một chủ tế, bốn bồi tế, một tả độc văn, một đông xướng, một tây xướng, một phụng tửu, hai chấp đăng, hai châm tủn.
Đầu tiên là dâng hương, tiếp đó dâng một tuần rượu, đến đọc chúc, dâng thêm hai tuần rượu và cuối cùng là lễ tạ và hóa văn.
Ngày mùng 6:
Sáng ngày mùng 6, ông chủ tế cùng đại diện các vị quan viên và dân làng tổ chức rước lễ vật ra đình Đông Chấn để cúng tiến công chúa cùng chồng, con. Theo quan niệm của dân làng, đây là ngày sinh của người con trai cả Lý Tràng và cũng là ngày các con của công chúa và phò mã dâng lễ mẹ cha.
Lễ vật dâng tiến là xôi ngũ sắc. Xôi được làm bằng gạo nếp cái, nhuộm năm màu: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng.
Chiều ngày mùng 6, làng tế đình lần thứ 2 và tiến hành hát xoan. Chủ tế cùng các vị quan viên, chức sắc của thị trấn Lâm Thao sẽ ra đầu làng để đón tiếp phường Xoan của An Thái (xã Phượng Lâu) gồm 2 họ Xoan, tổng cộng là
18 người trong đó có 2 cụ trùm của mỗi đoàn, 6 kép (nam) và 10 đào (nữ).
Buổi toi ngày mùng ố, phường Xoan ra đình Đông Chấn làm lễ và bắt đầu cuộc hát. Phường Xoan hát nghi lễ thờ và có thể hát bài hát tùy ý.
Miêu tả những thế cách hát xoan trong phần lê của lê hội đền Nhà Bà:
Phần nghi thức ông trùm phường cùng ông chủ tế phải trước hương án của làng, chắp tay kinh cẩn vái lạy các thần linh. Sau đó ông trùm phường sẽ hát những lời thỉnh mời, được xướng theo kiểu vãi tế gọi là Hát Chúc. Nối tiếp bài Hát Chúc là bài Giáo Trống. Bài Giáo Trống do chú kép trẻ nhất phường với chiếc trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừa nhảy dẫn, phường Xoan phụ hoạ phần diễn của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước hương án, tay
nâng quạt làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát bài Thơ nhang, Đóng đám...
Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vi thần linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mua màng tươi tố thiên hạ thái bình. Nét chung của các bài hát thờ là âm nhạc mang tính khẩn nguyện, lời thơ bốn từ, giai điệu dùng thang ba, bốn âm, nhịp điệu đồng độ, đon giản. Lối hát chuyển giọng của đào, kép cách nhau quãng 4. Phách dùng để dẫn nhịp cho hát, mua tạo sự ăn nhập, hài hòa giọng hát và nhạc cụ đệm ở một số bài bản Xoan. Trống con có vai trò chủ đạo giữ nhịp cho hát, múa. Âm sắc trống con kết hợp cùng trống cái nhằm tạo sự hài hòa âm thanh, âm trầm của nhạc cụ gõ.
Chặng thứ 2, là sự trình diễn các “quả cách”. Đây là những bài thơ dài được các nhà nho bình dân sáng tác bằng chữ Nôm được đóng thành quyển. Trong hát Xoan có 14 quả cách. Nội dung của các “quả cách” bao gồm nhiều mặt: Hoặc miêu tả sinh hoạt của các tầng lớp người đương thời ở nông thôn, hoặc ca ngợi thiên nhiên hoặc kể tích xưa. Mỗi quả cách thường được chia làm 3 phần: Giáo cách, đưa cách và kết cách.
Tiếp theo là phần hội với các bài như: "Xin huê - đố huê", "Bỏ bộ", "Mó cá”... '’Xin huê - Đố huê” là điệu hát trao duyên giữa đào xoan với các trai làng sở tại. Họ thử tài ứng đối của nhau bằng nhũng câu đố về các loài hoa. Còn hát - múa "Bỏ Bộ” là dùng điệu bộ minh hoạ nội dung lời ca. Nhìn các động tác múa, người xem có thể đoán được múa diễn tả công việc gì trong đời sống thường nhật của cư dân trồng lúa nước. Bài "Mó cá" với ý nghĩa dâng hoa, dâng cá lên Thành hoàng cầu phúc lộc.
Đe kết thúc cho cả 3 chặng diễn xướng của hát Xoan là bài "Hò chèo cách". Phường Xoan quay lại gian giữa hát bài hò chéo cách rồi tạ lễ và nghỉ. Khi điệu múa, câu hát khép lại cũng đúng lúc gà gáy năm canh, báo hiệu đêm đã tàn.
Ngày mùng 1:
Mờ sáng ngày mùng 7, làng Cao Mại rước kiệu Ông, kiệu Bà về đền Mau.
Đoàn rước có đủ chiêng, trống, mâm ngũ quả và các quan viên chức sắc cùng nhân dân trong làng. Đi theo 4 chân kiệu là 4 cô đào xoan vừa đi vừa hát. Kiệu đi rất nhanh (theo tích công chúa đau đẻ phải khiêng kiệu chạy vội) và các cô đào cũng phải chạy theo để khiêng kiệu.
Khi kiệu về yên vị tại Đền Nhà Bà, cụ thủ từ làm lễ tạ và kết thúc hội. Các quan viên, chức sắc chia tay phường Xoan và có một khoản tiền thưởng cho đoàn Xoan ra về.
Phần hội
Cũng như đại đa số các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền Nhà Bà cũng tổ chức rất nhiều nhũng trò chơi truyền thống như kéo co, đập niêu, đánh đu và đặc biệt là hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian- hát xoan.
Cùng ngược lại dòng lịch sử theo thần tích làng Cao Mại để hiểu thêm về truyền thống hát Xoan trong lễ hội đền Nhà Bà. Tương truyền, khi sinh ra được ba ngày, công chúa Nguyệt Cư mắc tật khóc lâu, suốt ngày đêm. Các danh y đều bó tay, sau nhờ nghe tiếng hát Xoan của con gái làng An Thái gần cung mà khỏi khóc. Từ đó có tục hát Xoan thờ vào ngày mùng 6 tháng giêng.
Lại cũng có chuyện kể rằng: Sau này, lúc sắp sinh nở, công chúa vẫn theo chồng đi dẹp giặc. Thắng trận trở về, qua làng An Thái nghỉ chân, dân làng hát Xoan đón chào công chúa. Mải mê nghe hát, công chúa quên cả đau đẻ, đến khi chuyển dạ mới truyền kiệu về trang ấp Cao Mại, nhũng người hầu phải chạy thật nhanh để nàng kịp sinh hạ Hoàng tử.Từ đó có tục kết nước nghĩa giữa hai làng An Thái - Cao Mại. Hiện nay tại địa phương còn lưu tục chạy Kiệu Vua Bà và tổ chức hát Xoan trong những ngày lễ hội để ghi dấu sự kiện này.
Chiều ngày mùng 5, nhân dân trong làng sẽ tập trung tại nhà ông chủ tế để chuẩn bị đồ tế lễ cung tiến vợ chồng công chúa và người con trai cả, đồng thời chuẩn bị bàn ghế, chỗ nghỉ cho phường Xoan An Thái của xã Phượng Lâu sẽ sang hát vào tối mùng 6 tết.
Chiều mùng 6, chủ tế cùng quan viên chức sắc và các kép nam sẽ ra đầu làng đón phường Xoan An Thái của xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì gồm 2 họ Xoan tổng cộng 18 người trong đó có 02 cụ trùm của mỗi đoàn, 06 kép nam (mặc áo the, đầu đội khăn xếp) và 10 đào (mặc áo tứ thân, khăn vấn đầu). Phường Xoan An Thái chuẩn bị mâm lễ vật rồi buổi tối cùng với nhân dân địa phương ra đình Đông Chấn làm lễ và bắt đầu cuộc hát cùng các kép nam của thị trấn Lâm Thao với 3 chặng là hát thờ, hát quả cách và hát hội.
Hát hội là chặng sôi nổi nhất, sinh động nhất và kết thúc một cuộc Hát Xoan. Neu như phần trên là những bài xoan gắn liền với nghi thức hát lễ, thì ở đây, hát xoan gắn liền với phần hội. Những bài này được gọi là hát hội.
Lời xoan trong nhũng bài hát hội in rõ màu sắc “thế tục”. Đó là những bài hát phản ánh cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tình yêu đôi lứa... Những lời ca trô tình ấy khiến không khí ngày hội làng quê thêm vui vẻ và hào hứng.
Hát hội gồm nhiều bài được kết nối với nhau theo hình tức tổ khúc hay liên khúc vừa hát, vừa múa, vừa diễn trò. Trình tự hát hội có các phần: Bợm gái, Bỏ Bộ, Xin hoa- Đố chữ, Gài Hoa, Dã Cá. Dã Cá là tiết mục được trình diễn như một hoạt cảnh, có nơi là các cô đào, có nơi là các trai láng sở tại được đóng vai cá bị lưới bủa vây, bắt được dâng lên bàn thờ tế thần, tế thần xong mới được trở lại làm người. Các trai làng và kép xoan đùa nghịch, bắt, ôm lấy các cô đào, đẩy sang hai gian bên cạnh và đùa nghịch. Các câu hát bắt đào như: “Đôi ta đánh cá bóng trăng, cá thời chang được tung tăng anh bắt đào”, “Cá diếc hay là cá rô, cá thời chẳng được bắt cô ả đào”, hay như “Mò đấy ta lại mò đây, mò đây mò chẳng được lại đây mò ta mò” ...Tiếp đó là hát bổ bộ, chơi bơm, hát phú, lý, xin huê đố chữ...kéo dài cho đến hết đêm. Tiết
mục Dã Cá rất sôi nổi vui vẻ, kết thúc cuộc Hát Xoan trong không khí tung bừng của lễ hội. Trước tiết mục Dã Cá, ở nhiều làng còn đưa thêm mục Hát Đúm xen vào trong cuộc Hát Xoan. Hát Đúm được xen vào Hát Xoan làm tăng thêm phần sinh động của cuộc hát
Sau khi dừng cuộc hát, phường Xoan quay lại gian giữa hát bài hò Chéo cách là bài kết thúc rồi tạ lễ và nghỉ.
Hàng ngàn đời trôi qua, hát Xoan đã được bảo tồn, truyền dạy qua bao thế hệ, trở thành giá trị văn hoá phi vật thể nổi bật của nhân dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Thông qua tục hát Xoan nước nghĩa, đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - Hát Xoan Phú Thọ, đưa Hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp năm 2016 và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống, sự gắn kết tình cảm giữa phường Xoan gốc An Thái với lệ giữ cửa đình tại đình Đông Chấn.
Lễ hội đầu xuân nói chung và tục hát Xoan nước nghĩa nói riêng đang được các thế hệ con cháu thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao và phường Xoan An Thái - xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì duy trì nhằm gìn giữ các giá trị truyền thống ông cha tổ tiên để lại với đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ản quả nhớ người trồng cây” . ..
Ngoài hát Xoan, phần hội làng Cao Mại còn tổ chức rất nhiều cho vui chơi giải trí như:
Kéo co
Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy n ở . Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức
mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp, cũng như tinh thần thượng võ của người tham gia.
Chọi gà
Chọi gà là thú vị dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng huấn luyện gà thì lại thuộc về một tầng lớp người có có điều kiện. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa.
Bịt mắt đập niêu
Trước khi chơi, người ta dựng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu.Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 - 5m sẽ được kẻ để làm vạch xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm. Người tham gia chơi sẽ đúng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi