8. Bố cục của khóa luận
1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ và hội
Lễ hội là một dạng của tài nguyên du lịch nhân văn và mang tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng bao gồm hai phần:
Phần lễ (phần nghi lễ) tùy vào tính chất của từng lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang nhũng ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ sẽ mang tính chất tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thấm mĩ và triết học sâu sắc của cộng đồng.Phần nghi lễ là phần chính, phần hạt nhân của lễ hội.
Phần hội là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn... mặc dù vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, nhung phạm vi của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hóa mới.
Lễ hộilà một thế thống nhất không thể tách rời.Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người.Hội là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của
người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng.
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời nó cũng mang giá trị văn hóa tâm linhgiúp cân bằng đời sống tinh thần của con người giúp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.2.3.1. Le hội mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc
Từ xưa đến nay, lễ hội đều thấm đượm tinh thần đoàn kết, dân chủ và nhân bản sâu sắc. Khi tham gia vào bất cứ lễ hội nào, đứng trước các nhân vật linh thiêng hay các thần linh thì dù có thuộc tầng lóp nào, giàu hay nghèo thì đều bình đẳng trước thánh thần và bình đẳng với nhau trong tư cách người tham gia.
Bất kể lễ hội nào cho dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, hay lễ hội suy tôn các vị anh hùng dân tộc thì các lễ hội đấy bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng, biểu dương các giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện.
1.2.3.2. Le hội phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống
Le hội là một hình thức tái hiện cuộc sống quá khứ thông qua các hoạt động tế lễ, ruớc, các trang phục truyền thống, các bài văn tế, các trò diễn dân gian, các điệu dân ca, dân vũ, hát xoan, hát ghẹo, chèo... Các hoạt động ấy trong lễ hội không những tái hiện cuộc sống mà nó còn góp phần giữ gìn và
bảo tồn nền văn văn hóa dân tộc, được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Nói một cách khác lễ hội là kết quả của quá trình lịch sử hóa quá khứ và hiện tại, kết họp quá trình huyền thoại hóa các nhân vật, sự kiện lịch sử được nhân dân thờ phụng.Đồng thời còn là kết quả của quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội và quá trình xã hội hóa trong tiến trình lịch sử.Quá trình mô phỏng tái hiện cuộc sống quá khứ và những nhân vật sự kiện lịch sử trong lễ hội đã đạt đến tính xã hội hóa cao.
Hình thức và nội dung của lễ hội phản ánh khá đầy đủ và sinh động đời sống vật chất và tinh thần xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đồng thời qua quá trình hình thành và tồn tại, lễ hội đã được tác động mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thể cộng đồng trong một khu vực làng xã, một vùng, một dân tộc, một quốc gia, tùy theo tính chất và mức độ của lễ hội ấy. Và như vậy lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức cộng đồng.
Đặc trung của lễ hội là tính truyền miệng, những sự kiện lịch sử, đời sống xã hội được lun truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp lễ hội hàng năm. Nói một cách khác lễ hội truyền thống là “bảo tàng sống” về văn hóa dân tộc được hồi sinh sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2.3.3. Le hội gắn với các giá trị vãn hóa tâm linh
Giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội trong đời sống xã hội hiện nay còn thể hiện ở chỗ con người luôn hướng tới cái chân - thiên - mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng tôn thờ, trong đó có cả niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Một điều chắc chắn rằng đứng trước tổ tiên, thần linh không một người nào cầu mong ước nguyện xấu xa có hại cho người khác, có hại cho cộng đồng. Khi trở về thế giới tâm linh, họ luôn mong muốn và tin tưởng vào sự chứng giám và phù hộ của thần linh vì sự trung thực, thành tâm của họ.Vì vậy,
những nghi lễ tín ngưỡng trong lễ hội đã giúp con người thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh.
Tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biếu tượng siêu việt cao cả chân - thiện- mỹ, được sống những giò' phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì tinh túy đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộnglẫy đẹp đẽ khác hẳn ngày thường... Tất cả đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
Ị.2.3.4. Lê hội gắn với các giá trị nhản cách con người
Lễ hội truyền thống là biểu hiện của hai quá trình: lịch sử hóa và huyền thoại hóa những nhân vật được nhân dân thò’ phụng. Trong dân gian luôn tồn tại quan niệm “có tích mới dịch nên trò”.Những nghi thức cúng tế, những tục lệ, những trò chơi dân giantruyền thống trong các lễ hội thường có nguồn gốc xuất phát từ một sự thật lịch sử hay hư cấu nào đó.Tất cả những “tích” như vậy đều có hạt nhân cơ bản là mong ước, sở nguyện của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Lễ hội truyền thống còn là kết quả quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội, là sự mô phỏng, tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật của sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức diễn xướng dân gian, các trò diễn dân gian. Có thể nói, lễ hội truyền thống là một “bảo tàng lịch sử sống”, một “kho báu sống” về lịch sử dân tộc. Giá trị giáo dục của lễ hội cũng được thể hiện trong tín ngưỡng hướng về cội nguồn “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Điều đó giúp nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý của ông cha về lịch sử của làng, lịch sử của dân tộc và truyền thống ông cha.
Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa tinh thần thể hiện tình cảm con người với tố tiên, thần thánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che chở phù hộ cho con người. Không bao giờ quên cội nguồn, con người đến với lễ hội là đến với lòng thành kính tổ tiên và các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bôn phận và trách nhiệm của mình với tô tiên dòng tộc, dân tộc...D o vậy, lễ hội truyền thống có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của làng bản, quê hương, đất nước đối với mọi thành viên tham gia lễ hội.
Tiểu kết chương 1
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phấm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại.
Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phấm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; nhũng người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, nhũng người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự
tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhung cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Lâm Thao là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa cội nguồn. Những làn điệu dân cách mạng cùng với các lễ hội, phong tục tập quán đi liền với những địa danh lịch sử, với những di tích mang đậm nét kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu...đã đưa ta về một thời kì lịch sử đậm nét huyền thoại, hào hùng dân tộc. Phải chăng, đó là cội nguyền của di sản văn hóa dân tộc tiêu biểu cho vùng trung du đất Tổ mà Lâm Thao là một trong những nơi tiêu biểu nhất, đậm đặc nhất.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT LẺ HỘI CÔNG CHÚA NGUYỆT c ư - ĐÈN NHÀ BÀ THỊ TRẤN LÂM THAO, PHÚ THỌ
2.1. Di tích lịch sử văn hóa Đền Nhà Bà
2.1.1. Vị trí địa t í
Đen Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thò' cúng Hùng Vương ở thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao.Đền Nhà Bà thờ công chúa Nguyệt Cư (con gái Vua Hùng thứ 17) vợ của Lý Lang Công. Bà được đứng trong hàng "Tam vị chúa Mường" gồm: chúa đệ nhất Tây Thiên; chúa đệ nhị Nguyệt Hồ; chúa đệ tam Lâm Thao.
Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đen Lâm Thao ở Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ. Đi từ Hà Nội theo đường 32, qua cầu Trung Hà khoảng hơn 10 km tới Cổ Tiết. Đi qua cầu Phong Châu rẽ phải, đi xuống đường đê khoảng 3km. Tới ngã tư một đường rẽ về Việt Trì (bên tay phải), một đường vào trung tâm thị trấn Lâm Thao (đi thẳng), một đường về chợ Cao Mại (rẽ trái). Từ ngã tư này đi về chợ Cao Mại (2km). Đen thờ cách mặt đường 30m bên phía tay trái ở cuối chợ.
2.1.2. Khu di tích Đền Nhà Bà
2.1.2.1. Lịch sử xây dựng đền
Theo các cụ cao niên ở làng kể lại rằng, đền được xây dựng từ rất lâu không ai còn nhớ rõ, và những văn thư cổ cũng đã bị phá hủy từ thời chiến tranh. Các cụ chỉ còn nhớ được rằng, đền thò' Bà đã bị phá hủy trong thời chiến tranh, chỉ còn lại nền của nhà tiền tế và mới được khôi phục lại trong nhũng năm gần đây.
Năm 1993, chính phủ cho phép xây dựng lại đền. Trong năm này hậu cung được xây dựng.Trước đó chỉ có miếu nhỏ để thờ tạm vì chiến tranh tàn phá và điều kiện không có nên nhân dân lập tạm miếu để thờ Bà.
Năm 1998, các cụ xin phép chính quyền làm thêm dãy nhà tiền tế gồm ba gian.Hai gian hai bên thờ thánh cô và thánh cậu.
Trong những năm 2008, 2012, 2014, do nhu cầu của người dân đến dâng lễ rất đông nên đền được xây dựng thêm một nhà tiền tế ở bên cạnh và các công trình phụ trợ khác.
2.1.2.2. Kiến trúc đền
Kiến trúc đền được xây dựng theo kiến trúc triều Lý. Đen được xây dựng theo hình chữ “Khẩu” (П ).
Trên là Đen Thượng là nơi đặt ban thờ, phía trước có cửa xung quanh bưng ván kín 3 bề, có 2 hành lang nối liền với nhà tiền tế, nơi dân làng tụ hội và tế lễ, xung quanh hành lang và hai đầu nhà tiền tế đóng song quân bài.
Phía trước có cửa. Cửa này chỉ mở khi nào tế lễ. Trước nhà tiền tế có sân rộng, 2 bên có 2 tảo mạc, mỗi cái 3 gian dùng để chuẩn bị những đồ tế lễ hoặc làm cỗ trong những ngày hội.
Sau đền là ràng Quan Hội, bao quanh đền là các cây cổ thụ: me, lân, mít, to hai người ôm, cao hàng chục mét.
Trước đền có 3 cổng, cổng giữa để rước kiệu, 2 cánh nhỏ hai bên để dân làng đi. Ngoài cổng có ao bán nguyệt, trên ao là chợ họp hàng ngày, riêng ngày mùng 4/8 hằng năm là chợ trâu Cao Mại. Trên đường vào đền, cách cổng 20m có hai bia đá đề chữ “Hạ mã”. Bia này được làm vào khoảng năm 1473. Trong đền có hai bức hoành phi “Hộ quốc tý dân” (giúp nước yên dân) “Thánh cung vạn tuế” và 6 câu đối trong đó có đôi câu đối sau:
Chí chủ an dân lực hiệp phu thê đồng trận kiềm
Thừa thân hộ quốc, công thành huynh đệ nhất gia binh.
Tạm dịch là:
Giúp chúa yên dân, chung sức vợ chồng cùng ra trận Noi thân giúp nước, thành công huynh đệ một nhà binh.
Ngày 6-12-1950, máy bay giặc Pháp đã ném bom phá hủy toàn bộ khu đền.
Ngôi đền được phục dựng hiện nay không được to lắm nhung giữ nguyên được nét cổ kính đon sơ. Đen có ba gian. Gian ngoài cùng có ba ban thờ: ban giữa là Công Đồng (trên cùng là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, dưới là trượng Vua Cha Ngọc Hoàng cùng 2 bên quan Nam Tào Bắc Đấu, dưới nữa là 3 pho Tam Toà Quốc Mau nguy nga, dưới là 3 pho tượng nhỏ hơn là Tam Toà Chúa Bói, tiếp theo là Ngũ Vị Tôn Ông, và dưới cùng là Ông Bảy, Ông Mười), ban bên trái thờ nhà Trần gồm tượng Đức Ông và 2 vương cô, bên phải là ban Chúa Sơn Trang và Chúa Thác Bờ.
Gian thứ 2 là ban thờ vọng vào cung cấm Chúa, tức công chúa Nguyệt Cư. Và cuối cùng là cung cấm . Cung cấm của đền được thờ theo lối lầu son gác tía. Chúa Nguyệt Cư ngồi trong cung ngang hàng cùng phò mã Lý Văn Lang trên lầu. Phía dưới cùng là một tượng Chúa. Pho tượng này có kích thước còn lớn hơn tượng thờ ở ban thờ chính. Tượng chính này do con nhang ở Hà Nội cung tiến về bản đền. Hai bên lầu là 2 chiếc cầu thang bắc lên trên lầu chúa.Cung cấm của Chúa là cung vàng, lầu ngọc, đẹp long lanh. Theo thần tích Chúa hoá tại chính cung này nhằm ngày 12-12.