8. Bố cục của khóa luận
2.1. Di tích lịch sử văn hóa Đền Nhà Bà
2.1.1. Vị trí địa t í
Đen Nhà Bà là một di tích gắn với tín ngưỡng thò' cúng Hùng Vương ở thị trấn Lâm Thao - huyện Lâm Thao.Đền Nhà Bà thờ công chúa Nguyệt Cư (con gái Vua Hùng thứ 17) vợ của Lý Lang Công. Bà được đứng trong hàng "Tam vị chúa Mường" gồm: chúa đệ nhất Tây Thiên; chúa đệ nhị Nguyệt Hồ; chúa đệ tam Lâm Thao.
Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đen Lâm Thao ở Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ. Đi từ Hà Nội theo đường 32, qua cầu Trung Hà khoảng hơn 10 km tới Cổ Tiết. Đi qua cầu Phong Châu rẽ phải, đi xuống đường đê khoảng 3km. Tới ngã tư một đường rẽ về Việt Trì (bên tay phải), một đường vào trung tâm thị trấn Lâm Thao (đi thẳng), một đường về chợ Cao Mại (rẽ trái). Từ ngã tư này đi về chợ Cao Mại (2km). Đen thờ cách mặt đường 30m bên phía tay trái ở cuối chợ.
2.1.2. Khu di tích Đền Nhà Bà
2.1.2.1. Lịch sử xây dựng đền
Theo các cụ cao niên ở làng kể lại rằng, đền được xây dựng từ rất lâu không ai còn nhớ rõ, và những văn thư cổ cũng đã bị phá hủy từ thời chiến tranh. Các cụ chỉ còn nhớ được rằng, đền thò' Bà đã bị phá hủy trong thời chiến tranh, chỉ còn lại nền của nhà tiền tế và mới được khôi phục lại trong nhũng năm gần đây.
Năm 1993, chính phủ cho phép xây dựng lại đền. Trong năm này hậu cung được xây dựng.Trước đó chỉ có miếu nhỏ để thờ tạm vì chiến tranh tàn phá và điều kiện không có nên nhân dân lập tạm miếu để thờ Bà.
Năm 1998, các cụ xin phép chính quyền làm thêm dãy nhà tiền tế gồm ba gian.Hai gian hai bên thờ thánh cô và thánh cậu.
Trong những năm 2008, 2012, 2014, do nhu cầu của người dân đến dâng lễ rất đông nên đền được xây dựng thêm một nhà tiền tế ở bên cạnh và các công trình phụ trợ khác.
2.1.2.2. Kiến trúc đền
Kiến trúc đền được xây dựng theo kiến trúc triều Lý. Đen được xây dựng theo hình chữ “Khẩu” (П ).
Trên là Đen Thượng là nơi đặt ban thờ, phía trước có cửa xung quanh bưng ván kín 3 bề, có 2 hành lang nối liền với nhà tiền tế, nơi dân làng tụ hội và tế lễ, xung quanh hành lang và hai đầu nhà tiền tế đóng song quân bài.
Phía trước có cửa. Cửa này chỉ mở khi nào tế lễ. Trước nhà tiền tế có sân rộng, 2 bên có 2 tảo mạc, mỗi cái 3 gian dùng để chuẩn bị những đồ tế lễ hoặc làm cỗ trong những ngày hội.
Sau đền là ràng Quan Hội, bao quanh đền là các cây cổ thụ: me, lân, mít, to hai người ôm, cao hàng chục mét.
Trước đền có 3 cổng, cổng giữa để rước kiệu, 2 cánh nhỏ hai bên để dân làng đi. Ngoài cổng có ao bán nguyệt, trên ao là chợ họp hàng ngày, riêng ngày mùng 4/8 hằng năm là chợ trâu Cao Mại. Trên đường vào đền, cách cổng 20m có hai bia đá đề chữ “Hạ mã”. Bia này được làm vào khoảng năm 1473. Trong đền có hai bức hoành phi “Hộ quốc tý dân” (giúp nước yên dân) “Thánh cung vạn tuế” và 6 câu đối trong đó có đôi câu đối sau:
Chí chủ an dân lực hiệp phu thê đồng trận kiềm
Thừa thân hộ quốc, công thành huynh đệ nhất gia binh.
Tạm dịch là:
Giúp chúa yên dân, chung sức vợ chồng cùng ra trận Noi thân giúp nước, thành công huynh đệ một nhà binh.
Ngày 6-12-1950, máy bay giặc Pháp đã ném bom phá hủy toàn bộ khu đền.
Ngôi đền được phục dựng hiện nay không được to lắm nhung giữ nguyên được nét cổ kính đon sơ. Đen có ba gian. Gian ngoài cùng có ba ban thờ: ban giữa là Công Đồng (trên cùng là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, dưới là trượng Vua Cha Ngọc Hoàng cùng 2 bên quan Nam Tào Bắc Đấu, dưới nữa là 3 pho Tam Toà Quốc Mau nguy nga, dưới là 3 pho tượng nhỏ hơn là Tam Toà Chúa Bói, tiếp theo là Ngũ Vị Tôn Ông, và dưới cùng là Ông Bảy, Ông Mười), ban bên trái thờ nhà Trần gồm tượng Đức Ông và 2 vương cô, bên phải là ban Chúa Sơn Trang và Chúa Thác Bờ.
Gian thứ 2 là ban thờ vọng vào cung cấm Chúa, tức công chúa Nguyệt Cư. Và cuối cùng là cung cấm . Cung cấm của đền được thờ theo lối lầu son gác tía. Chúa Nguyệt Cư ngồi trong cung ngang hàng cùng phò mã Lý Văn Lang trên lầu. Phía dưới cùng là một tượng Chúa. Pho tượng này có kích thước còn lớn hơn tượng thờ ở ban thờ chính. Tượng chính này do con nhang ở Hà Nội cung tiến về bản đền. Hai bên lầu là 2 chiếc cầu thang bắc lên trên lầu chúa.Cung cấm của Chúa là cung vàng, lầu ngọc, đẹp long lanh. Theo thần tích Chúa hoá tại chính cung này nhằm ngày 12-12.
Ngoài sân rộng là ban thờ Mau Cửu và dưới là Cô Bé Lâm Thao.
2.2. Lễ hội Đền Nhà Bà.
2.2.1. Đối tượng tôn thờ
2.2.1.1. Chúa Lâm Thao (công chúa Nguyệt Cư)
Theo thần tích kể lại rằng, Chúa Lâm Thao là con gái vua Hùng thứ 17, tên hiệu là Nguyệt Cư công chúa. Chúa là một người con gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tấm lòng yêu nước thương dân bao la trời bể. Ngay từ khi còn nhỏ, chúa đã từng dạo khắp muôn nơi, xem xét tình hình dân chúng.
Đen tuổi thành niên, lúc đó trong triều có vị quan võ cận thần đứng trong hàng tứ trụ tên là Lí Văn Lang được vua cha cho sánh duyên cùng công chúa. Chúa cùng phò mã sống bên nhau rất hạnh phúc nhưng buồn thay, cưới nhau đã lâu mà hai người chưa hạ sinh quý tử. Rất lấy làm khổ tâm và buồn bã, vào một hôm, chúa cùng phò mã vào tâu chuyện với đức vua. Đức vua cũng không biết làm sao đành khuyên hai con về lập đàn tràng giữa trung thiên mà cầu đảo. Hai con vâng lời về lập đàn giữa trời y theo lời cha dặn.
Đêm đó, chúa cảm thấy thấp thỏm, hi vọng trời đất thấu tình mà ban cho một đứa con. Gần đến sáng, chúa mới thiếp đi được một lúc và người nằm chiêm bao. Ngài mơ thấy mình đi lên đỉnh Thứu Lĩnh. Trên đỉnh núi có đám mây ngũ sắc phủ kín, công chúachạy lại thì đám mây bay cao lên. Trong mây có con 1'ồng vàng. Khi tới nơi công chúa thấy một bọc 12 trúng rồng, công chúa ôm lấy mang về thì dọc đường trứng nở vỡ thành 12 con rồng, công chúa cả sợ, giật mình, bừng tỉnh giấc. Lòng chúa nao nao không biết nên mừng hay nên lo và kể lại giấc mơ lạ lùng cho phò mã. Phò mã nghe xong bèn tiên đoán rằng: sẽ có quý tử, nhưng hiềm nỗi do dọc đường đã nở, ắt rằng sẽ khó lâu dài.
Quả nhiên công chúa đã sinh liên tiếp như sau: Từ năm 464 trước công nguyên:
- Ngày 6 tháng giêng năm Giáp Thìn sinh con trai cảLý Văn Tràng. - Ngày 9 tháng 8 năm Bính Ngọ sinh 1 bọc 3 trai.
- Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thân sinh 1 bọc 2 trai. - Ngày 9 tháng 8 năm Kỷ Dậu sinh 1 bọc 3 trai. - Ngày 7 tháng 1 năm Tân Hợi sinh 1 bọc 2 trai. - Ngày 12 tháng 10 năm Nhâm Tý sinh con trai út.
Mỗi lần sinh đều có nhũng điềm lạ như trời đất sập tối, mùi hương bay ra thơm ngát, các con đều phong tư tuấn chỉnh, thể mạo khôi ngô. Công chúa cùng phò mã mừng vui khôn xiết bèn làm sớ dâng lên vua cha. Vua Hùng
cũng rất đỗi mừng rỡ khi nghe chúa thuật lại chuyện giấc mơ và sự ra đời của 12 hoàng tử. Vua Hùng liền sai quân lập đàn để bái tạ trời đất. Lúc đó sấm sét nổi lên vang trời và lúc đó là lúc chúa được trời đất ban cho lộc bói và cả lộc chữa bệnh. Mười hai người con của Chúa lớn nhanh như thổi.
Lúc này là lúc Thục Phán (sau là An Dương Vương) nhòm ngó cướp nước ta (sử sách ghi lại là cuối đời vua Hùng thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán nhung thực chất từ thời này, Thục Phán đã có mưu mô cướp ngôi), vua Hùng rất lo lắng. Lúc này công chúa Nguyệt Cư đang mang thai. Tuy bụng mang dạ chửa nhung công chúa vẫn sẵn sàng theo chồng và vua cha ra trận đánh giặc.
Thắng trận khải hoàn, qua làng An Thái nghỉ chấn, dân làng đón chào công chúa và hát cho công chúa nghe. Mê hát tới nỗi đã chuyển dạ mà công chúa không muốn rời An Thái.Tới khi bụng đau dữ dội, công chúa vội truyền quân khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang ấp Thời Mại để kịp sinh. Vừa tới trang ấp thì sinh anh con trai cả Lý Văn Tràng. Do vậy có tục hát thờ ngày 6 tháng giêng âm lịch do nghệ nhân An Thái giữ cửa đình sang hát. Sáng ngày 7 tháng giêng, rước kiệu công chúa và phò mã từ đình Đông Chấn về Miếu chính (tức đền Nhà Bà) phải chạy thật nhanh, các nghệ nhân (đào, kép) cũng hát chạy theo.
Do có công lớn trong việc đánh giặc, giúp dân nên công chúa cùng phò mã được Vua sắc phong. Tên hiệu trong thần phả là:
Đức vua bà: Nguyệt Cư công chúa Đại vương Đức vua ông: Phụ ký lang Đại vương
Chúa thường xem bói cho muôn dân biết trước tai ương mà tránh, ai có bệnh âm chúa bảo cách cúng lễ cho khỏi, ai bệnh trần chúa bốc thuốc cho được bình an. Muôn dân ngàn lần biết ơn Chúa.
Khi công chúa ngót 80 tuổi cũng trở về hóa ở gian giữa chính cung ngày 12 tháng 12 âm lịch. Công chúa được quốc táng trọng thể tại Đàm Lã.
Nhân dân ghi nhó' công ơn nên lập đền mở đình thò’ tôn nghiêm dốc lòng phụng sự.
Hiện nay, công chúa được thờ dưới hình thức vừa là thần vừa là Mầu bà Đệ Tam, nằm trong hệ thống tín ngưỡng thò’ Mầu của dân tộc Việt Nam.
2.2.1.2. Phò mã Lý Văn Lang
Triều Hùng Vương thứ 17, hiệu là Nghị Vương, đóng đô tại Phong Châu, tức Bạch Hạc (Việt Trì). Bấy giò’ có một trưởng quản các phường tên là Lý Văn Tuyên quê ở Ái Châu, thuộc phủ Thiệu Thiên (Thanh Hóa bấy giờ). Vợ cả của ông là Nguyễn Thị Thiện, là người cùng làng nhưng không may bà lại mất sớm. Ông lấy vợ bé tên là Nguyễn Thị Loan, con gái ông Nguyễn Văn Xuân, quê ở Cao Mại đem về kinh đô buôn tơ lụa.
Bà Loan có đủ đức hạnh và nhan sắc lại có tài nông tang buôn bán. Vợ chồng rất thuận hòa nhung khi đã 40 mà ông bà vẫn chưa có con. Ông bà nghĩ rằng tổ tiên mình vốn tu nhân tích đức và bản thân mình cũng chưa từng làm điều ác nên ông bà bàn với nhau lập đàn cầu tự. Cúng lễ đến ngày thứ 3 thì ông bà nằm mộng: Trên bờ sông, một tiên ông râu tóc bạc phơ, câu được một con rồng vàng, Tiên ông gọi bà lại và cho bà và bảo: “Nhà mi có phúc, lão cho nhà mi rồng mang về nuôi”. Bà mừng rỡ, ôm lấy rồng, rồi tiên ông bay lên trời. Bà giật mình tỉnh giấc. Cho là điều tốt, vợ chồng ông từ đó rất vui mừng, tiếp đó bà có thai 13 tháng, đến giò’ Mão ngày 9 tháng 8 năm Bính Tý (ước tính khoảng năm 496 trước công nguyên) sinh được Lý Văn Lang.
Ồng Lý Văn Lang khôi ngô, tướng mạo khác thường, tai to mặt lớn, tay dài quá gối, thông minh ham học. Lên tám tuổi theo học Lã tiên sinh, trải qua 4 năm đã thông thuộc hết kinh sử. Lại theo học Thái công về võ nghệ, trở thành người nổi tiếng anh tài.
Năm 15 tuổi, Lý Văn Lang mua được một con cá tram dài 2 thước rưỡi, mổ ra trong bụng cá có một thanh kiếm sáng quắc, luôn phát ra tiếng khóc.
Lang bèn khấn rằng: “Trời thực đã ban cho ta kiếm này, ta sẽ dùng để rửa sạch mọi oán hờn”. Khấn xong, tiếng kêu chấm dứt.
Năm 21 tuổi (476 trước công nguyên) gặp lúc nước nhà có loạn, bọn tà nghịch nổi lên chống đối triều đình, ông Lý Văn Lang tuân theo bảng vua chiêu hiền giết giặc. Cứ mỗi lần vung gươm lên là một luồng hào quang loé ra tiêu diệt quân giặc.Giặc chết như ngả rạ, ông giành toàn thắng trở về. Vua thấy Văn Lang tuấn tú tài lược, bèn gả công chúa Nguyệt Cư cho.Từ đó ông trở thành phò mã, cùng công chúa dốc sức giũp dân nghèo.
Qua thần tích kê trên, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
Rất có thể truyền thuyết về nhân vật Nguyệt Cư công chúa và phò mã là những thần tích ra đời khá muộn. Chí ít là trong dân gian đã xuất hiện hiện tượng đi cầu tự con cái. Cả hai thần tích về Chúa và phò mã đều mách bảo điều ấy.
Xưa nay, cầu tự là hiện tượng trong sinh hoạt tâm linh thường diễn ra ở chùa chiền.Chi tiết này cho thấy huyền thoại về công chúa Nguyệt Cư và phò mã ra đời ở thời Phật giáo khá phổ biếntrong cư dân vùng đất Tổ. Việc cầu đảo, cầu tự cũng thường xảy ra với những cặp vợ chồng hiếm muộn con cái.
Một nét nữa mà thần tích cũng cho thấy, nhân vật tôn thờ thuộc dòng dõi vua Hùng. Như vậy, lớp văn hỏa bản địa thời sơ sử được lớp văn hóa
ngoại sinh, cụ thể là tín ngưõng thờ Mau chồng xếp lên khá rõ. Hơn thế, công
chúa sinh con là mơ thấy rồng, ôm bọc trúng rồng, rồi đẻ ra một bọc, từ bọc nở ra con. Cha mẹ phò mã cũng cầu tự, cũng được cho rồng, rồi sau đó mang thai sinh ra Lý Văn Lang. Những chi tiết li kì trên còn cho ta thấy rõ, dân
gisLĩìỉái câu chuyện của mình về phía Tô tem giáo. Có nghĩa là câu chuyệnliên quan tới việc thờ vật tổ của người Lạc Việt. Người Việt ta tôn thờ Lạc Long quân là Bố Rồng. Lạc Long Quân chính là ông vua Rồng của người Lạc Việt. Các thế hệ thời Hùng Vương là con của bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Dù
là công chúa Nguyệt Cư hay phò mã Lỹ Văn Lang, họ đều là con của tổ tiên, nối nhau sinh ra trên mảnh đất này.
Như vậy, thần tích kể về những nhân vật được tôn thờ đượm màu sắc huyền thoại. Họ chủ yếu là những nhân vật được hư cấu, sau đó được lịch sử hóa, được nhân hóa.
Phò mã Lý Văn Lang, xưa kia là hiện thân của con rồng Vàng dưới nước mà ông tiên ban cho vợ chồng họ Lý nhân đức. Thực ra là sự nhân hóa của tín ngưỡng thờ nhiên thần (thủy thần: như rồng, rắn) tín ngưỡng thờ vật tổ: Rồng.
Các con của công chúa Nguyệt Cư và Lý văn Lang lại ra đời, nối tiếp dòng dõi cha ông, tổ tiên. Đó là: “trứng rồng lại nở ra rồng”. Còn nữa, mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trúng thì hậu duệ cũng mang hình thức sinh nở thần kì đó (cũng đẻ ra bọc trứng). Đấy là sự tiếp nối có ý thức của dân gian.
Mặt khác, công lao để Chúa và Phò mã được tôn thờ cũng là những công trạng in đậm nét truyền thống cha ông. Họ dạy dân làm ăn khi yên bình,
đảnh giặc khi giặc đến. Đó cũng là những chuyện lớn mà từ xưa các Vua Hùng và tổ tiên đã truyền lại.
Rõ ràng, dù chỉ là một nhân vật được hư cấu và tôn thờ trong phạm vi lễ hội một làng quê, những nhân vật của chúng ta vẫn quy tụ về cội nguồn của dân tộc, thể hiện rõ ý thức dân tộc và tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt.
Qua thực tế, Chúa được thờ trong Đen lại hiện hữu như một vị Thánh Mầu. Điều này cho thấy tín ngưỡng bản địa mang tính hỗn dung văn hóa rất rõ. Dân gian tôn thờ Chúa như một vị Thần hộ mệnh, lại che chở dân như người mẹ - Mầu.Vì thế, lễ hội đền Nhà Bà là nơi lun giữ nhiều giá trị văn hóa sâu sắc.
2.2.2. Miêu tả lễ hội
2.2.2.1. Thời gian cliễn ra lễ hội
Theo truyền thống cha ông, tổ tiên để lại, hằng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân thị trấn Lâm Thao, nhũng người con đi làm ăn, công tác xa
quê hương lại trở về vui xuân đón tết và dự lễ hội truyền thống của địa phương.
Lễ hội Đen Nhà Bà được tổ chức nhằm phục dựng lại truyền thống dân