Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là vấn đề tất yếu mà bất kỳ đô thị nào cũng phải thực hiện. Muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một đô thị thì vấn đề cần phải giải quyết đầu tiên chính là vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là vấn đề tất yếu mà bất kỳ đô thị nào cũng phải thực hiện. Muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một đô thị thì vấn đề cần phải giải quyết đầu tiên chính là vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tăng tốc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa nhằm phát triển nhanh kinh tế xã hội đòi hỏi rất nhiều vốn. Thành phố Việt Trì cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp huy động vốn một cách hiệu quả từ nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ra sức làm giàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước. Tuy nhiên, tại TP.Việt Trì trong giai đoạn 2006 -2010, nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị chưa ổn định, còn thấp so với điều kiện, tiềm năng, nhu cầu phát triển của Thành phố. Việc thu hút các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị còn nhiều hạn chế. Vì sao lại như vây? Thực trạng tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của Thành phố như thế nào? Và một số giải pháp cho vấn đề này. Đây chính là những vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Cũng từ những yêu cầu đó, em đã chọn nghiên cứu đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI TP.VIỆT TRÌ”. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận huy động vốn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, kinh nghiệm của một số nước, một số thành phố trong Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 việc huy động vốn đầu tư, chuyên đề đi sâu phân tích và đánh giá tổng quan thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn TP.Việt Trì giai đoạn 2006 -2010. Đây là giai đoạn quan trọng, giai đoạn mà Thành phố có những bước khởi sắc rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội. Dựa theo mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP.Việt Trì đến năm 2020, dự báo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010- 2015, chuyên đề đã đề xuất các giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với điều kiện của TP.Việt Trì Căn cứ vào số liệu thực tế thu thập được, chuyên đề không nghiên cứu đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TP.Việt Trì. Chuyên đề cũng không nghiên cứ riêng từng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, để tiện cho việc nghiên cứu và phân tích số liệu, sẽ gộp nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương thành nguồn vốn Ngân sách. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và kết hợp cùng một số phương pháp khác: cách tiếp cận theo chuỗi thời gian để tìm ra mối quan hệ các nguồn vốn, phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích diễn dịch quy nạp để dánh giá hiện thực khách quan, đưa ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của TP.Việt Trì. 4. Nội dung chuyên đề Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản của hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại TP.Việt Trì giai đoạn 2006-2010 SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại TP.Việt Trì giai đoạn 2006 – 2010 Do hạn chế về trình độ, thu thập số liệu cũng như thời gian nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của thầy cô giúp em hoàn thiện tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Ban Quản lý dự án xây dựng công trình hạ tầng Thành phố Việt Trì cùng với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Bùi Hoàng Lan. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Hoàng Lan đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình thực hiện chuyên đề này SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Đào Mạnh Hoàng CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị. Với khái niệm trên thì toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường giao thông, sân bay, nhà ga, xe lửa, hệ thống điện, đường ống xăng dầu, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi, du lịch v .v được gọi là cơ sở hạ tầng đô thị. 2. Vai trò, ý nghĩa cơ sở hạ tầng đô thị Vai trò: sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, vai trò của cơ sở hạ tầng không ngừng tăng lên. Do đó, hình thành cơ sở hạ tầng vật chất mới hiện đại tiên tiến hơn, đảm bảo phục vụ cho các hoạt động kinh tế, đảm bảo việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên v v nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Ý nghĩa cơ sở hạ tầng đô thị: việc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị một cách khoa học và hợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì cơ sở hạ tầng là nền tảng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Một đất nước giàu mạnh, hiện đại và văn minh cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị vững mạnh, đồng bộ, hiện đại, tiện lợi và hiệu quả. 3. Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị Tùy theo từng căn cứ, từng tiêu thức phân loại mà ta có thể phân cơ sở hạ tầng đô thị thành nhiều loại khác nhau - Theo quy mô đô thị có thể phân ra: + Cơ sở hạ tầng siêu đô thị + Cơ sở hạ tầng đô thị cực lớn SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Cơ sở hạ tầng đô thị lớn + Cơ sở hạ tầng đô thị trung bình + Cơ sở hạ tầng đô thị nhỏ - Theo tính chất ngành cơ bản có thể phân ra: + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị + Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị + Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội đô thị - Theo tính chất phục vụ có thể phân ra: + Cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất vật chất + Cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu văn hóa, tinh thần - Theo trình độ phát triển có thể phân ra: + Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao + Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển trung bình + Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển thấp II. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1. Khái niệm về đầu tư: - Đầu tư là sự chi tiêu vốn cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( tạo ra, khai thác, sử dụng một tài sản ) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. - Đầu tư là sự bỏ ra , sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại ( tiền, của cải, công nghệ, đội ngũ lao động , trí tuệ, bí quyết công nghệ, … ) , để tiến hành một hoạt động nào đó ở hiện tại, nhằm đạt kết quả lớn hơn trong tương lai. 2. Các hình thức đầu tư: Hoạt động đầu tư có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau, mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa riêng trong việc theo dõi, quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư. SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Theo các lĩnh vực của nền kinh tế ở tầm vĩ mô, hoạt động đầu tư có thể chia thành: - Đầu tư tài chính: Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiền vào các ngân hàng, mua trái phiếu… ) hoặc hưởng lãi suất tuỳ theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện hành ( cổ phiếu cty, trái phiếu công ty ). Đầu tư tài chính không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho nền kinh tế song đây là một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển . Do đó đầu tư tài chính còn gọi là sự đầu tư di chuyển. - Đầu tư thương mại: Là hình thức đầu tư dưới dạng bỏ tiền vốn mua hàng hóa để bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá mua và giá bán. Đầu tư thương mại nói chung không tạo ra tài sản cho nền kinh tế, sông lại có vai trò rất quan trọng đối với quá trình lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển . - Đầu tư phát triển: là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.: III. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hoạt động đầu tư đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị là một bộ phận của đầu tư phát triển do vậy nó cũng mang những đặc điểm của đầu tư phát triển . - Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài: hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn . Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư . Vì vậy trong quá trình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động , vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn chồng lãng phí nguồn lực. - Thời gian dài với nhiều biến động: thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Có giá trị sử dụng lâu dài: Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đa số là các công trình xây dựng do vậy có giá trị sử dụng lâu dài. - Cố định: Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư , cũng như việc phát huy kết quả đầu tư . Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của đô thị, của vùng lãnh thổ . - Liên quan đến nhiều ngành: hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hanh hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư. IV. LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 1. Khái niệm về vốn và công tác huy động vốn Khái niệm về vốn: Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được đưa vào lưu thông với mục đích kiếm lời. Số tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và để trả công cho người lao động nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn. Vốn đầu tư chính là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hộ Nguồn vốn chính là nơi mà từ đó có thể khai thác được một số lượng vốn nào đó để phục vụ cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội Huy động vốn: là việc tìm ra một nguồn tiền dùng để thực hiện một ý tưởng hay dự án nào đó. 2. Các yếu tố tác động đến công tác huy động vốn đầu tư: 2.1. Mối quan hệ giữa thu nhập và tiết kiệm SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tổng tiết kiệm trong nước mà mỗi quốc gia dù được hình thành từ các nguồn tiết kiệm của chính phủ, dân cư, hay tiết kiệm của các doanh nghiệp thì chúng đều có chung nguồn gốc là bộ phận của GDP, do việc tăng trưởng nền kinh tế quyết định. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định tạo ra mức thu nhập bình quân đầu người cao sẽ là tiền đề vững chắc cho việc mở rộng tiết kiệm trong mỗi quốc gia. Điều này có nghĩa là thu nhập đốn vai trò then chốt quyết định đến tiết kiệm. Một nền kinh tế thấp kém, tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định và thu nhập bình quân đầu người thấp sẽ không có hoặc rất ít khả năng tiết kiệm. Tuy nhiên thu nhập không thể coi là yếu tố duy nhất tác động đến tiết kiệm. Theo cách hiểu thông thường tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi đã đảm bảo cho tiêu dùng thiết yếu. Điều này cho thấy việc phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và tiết kiệm không thể bỏ qua tác động của tiêu dùng. Nếu thu nhập tăng tiêu dùng giảm dẫn đến tiết kiệm tăng như vậy khả năng đầu tư giảm và ngược lại. 2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư. Tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ - Tiết kiệm là tiền đề của đầu tư. Đầu tư phải cần đến vốn đầu tư. Vốn này do nguồn tiết kiệm hình thành, tiết kiệm quá ít không đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu đầu tư, sẽ hạn chế đến quá trình mở rộng hoạt động đầu tư và rất khó hoặc không thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế mong muốn. Tiết kiệm quá nhiều tạo ra lực cản với quá trình mở rộng đầu tư. Cần phải có sự phù hợp giữa tiết kiệm, đầu tư tăng trưởng của từng nước và từng giai đoạn phát triển của đất nước. SVTH: Đào Mạnh Hoàng Lớp: Kinh tế Quản lý đô thị 49 [...]... vốn huy động từ các doanh nghiệp này có xu hướng gia tăng lại Cụ thể như sau: năm 2006 huy động được 290,15 tỷ đồng, chiếm 12,55% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, năm 2007 huy động được 137,61 tỷ đồng, chiếm 4,96% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, năm 2008 huy động được 171,8 tỷ đồng chiếm 5,15% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. .. dụng nguồn vốn ấy cho đầu tư phát triển sao cho có hiệu quả để nguồn vốn ấy sinh sôi nảy nở và đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đề ra 2 Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Nhìn một cách tổng quát : đầu tư đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trước hết là hoạt động đầu tư nên cung có những vai trò chung của hoạt động đầu tư như : tác động đến tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự... 2006 huy động được 129,47 tỷ đồng chiếm 5,6% trong tổng số vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, năm 2007 huy động được 225,31 tỷ đồng chiếm 8,21% Năm 2008 huy động được 179,77 tỷ đồng chiếm 5,41% Năm 2009 huy động được 247,09 tỷ đồng chiếm 6,76% Dự kiến năm 2010 sẽ huy động được 283,07 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,5% trong tổng số vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển cơ. .. án xây dựng công trình hạ tầng TP Việt Trì) Vốn viện trợ ODA là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, khi gánh nặng chi trả của vốn ngân sách là quá lớn, khó có thể đầu tư tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng cần nhiều vốn thì vốn ODA lúc này là lựa chọn hợp lý Với ưu thế về lãi suất, thời gian trả nợ, thời gian ân hạn, cũng như là phần vốn không hoàn lại, vốn ODA rất... cơ sở hạ tầng đô thị, năm 2007 huy động được 157,58 tỷ đồng chiếm 5,68%, năm 2008 huy động được 239,26 tỷ đồng chiếm 7,2 %, năm 2009 huy động được 302,3 tỷ đồng chiếm 8,27% Dự kiến năm 2010 sẽ huy động được 354,79 tỷ đồng chiếm khoảng 9,4% trong tổng nguồn vốn huy động được phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của TP.Việt Trì II ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA TP.VIỆT... trong tổng vốn huy động phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Lượng vốn được huy động trong giai đoạn 2006 – 2010 ước tính đạt khoảng 3541,94 tỷ đồng Trong 2 năm 2006 – 2007, vốn được huy động tăng 60% Đây là con số rất ấn tư ng, phản ánh sự quan tâm của khu vực tư nhân đến hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng nơi mình đang làm việc và sinh sống Tuy nhiên, dao tác động của cuộc... trong quá trình thu hút đầu tư giữa các đô thị trong nước và các nước khác trong khu vực và trên thế giới II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI TP.VIỆT TRÌ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trở thành yêu cầu bức thiết khách quan trong tiến trình phát triển... để phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình huy động vốn ODA của TP.Việt Trì tăng liên tục trong các năm Theo tính toán, nguồn vốn huy động từ vốn ODA tăng bình quân là khoảng 29%/ năm Các kết quả cụ thể như sau: năm 2006 huy động được 144,06 tỷ đồng chiếm 6,23% trong tổng nguồn vốn huy động được phục vụ cho hoạt động đầu tư phát. .. Ban quản lý dự án xây dựng công trình hạ tầng TP Việt Trì) Nhận rõ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị là khâu trọng yếu trong chương trình phát triển kinh tế- xã hội của TP Việt Trì Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung nâng cấp một hạng mục công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm, nguồn vốn ngân sách còn hỗ trợ đầu tư phát triển, xây mới nhiều công trình mới, cụ thể là đầu cải tạo, xây mới hệ thống... - Đầu tư sẽ tạo ra cơ sở để mở rộng nguồn tiết kiệm vì bất kỳ người đầu tư nào khi cảm thấy cơ hội đầu tư có lợi hay có hiệu quả về kinh tế xã hội thì người ta sẵn sàng đầu tư không phân biệt đầu tư đó thuộc loại hình sở hữu nào và đầu tư theo hình thức trực tiếp hay đầu tư gián tiếp Hiệu quả của đầu tư đạt được do kết quả đầu tư mang lại sẽ là cơ hội để huy động được các nguồn tiết kiệm cho đầu tư