II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI TP.VIỆT TRÌ
1. Tình hình huy động nguồn vốn trong nước.
1.2. Vốn từ doanh nghiệp nhà nước
Tổng số 2312 2774.4 3323 3655.3 3774.3 15839
Tỷ lệ (%) (100) (100) (100) (100) (100) (100)
Vốn các DNNN 290.15 137.61 171.8 274.15 395.17 1268.88
(12.55) (4.96) (5,17) (7,50) (10,47) (8.01)
(nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng công trình hạ tầng TP Việt Trì)
Hiện nay trên địa bàn TP Việt Trì có 27 DNNN hoạt động, xét về mặt số lượng chỉ chiếm khoảng 19% so với số lượng các doanh nghiệp có trên địa bàn, nhưng hàng năm đóng góp từ 40-46% GDP. Các DNNN nắm giữ hầu hết các nguồn lực cơ bản của Thành phố: 70,6% tổng vốn, 85% tài sản cố định, 80% rừng, 90% lao động được đào tạo có hệ thống và được nhận hầu hết các ưu đãi của nhà nước so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Song hiệu quả kinh doanh đạt thấp, nên mức tiết kiệm của DNNN còn hạn chế. Thể hiện: các chỉ số hiệu quả của khu vực DNNN có chiều hướng ngày càng giảm. tỷ suất lợi nhuận/vốn giảm từ 14,5% năm 2006 xuống 10,8% năm 2008; tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm từ 6,9% xuống 4,8% năm 2006.
Vốn đầu tư từ DNNN có xu hướng tăng dần cả về tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như quy mô. Lượng vốn bình quân thời kỳ 2006-2010 ước đạt 1268,88 tỷ đồng chiếm 8.01% tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
toàn Thành phố. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp nhà nước là 10,7% . Trong năm 2008 do phải đối mặt với cuộc khủng hoang kinh tế thế giới do vậy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, đến năm 2009, các doanh nghiệp nhà nước đã phục hồi lại đà tăng trưởng, do vậy nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp này có xu hướng gia tăng lại. Cụ thể như sau: năm 2006 huy động được 290,15 tỷ đồng, chiếm 12,55% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, năm 2007 huy động được 137,61 tỷ đồng, chiếm 4,96% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, năm 2008 huy động được 171,8 tỷ đồng chiếm 5,15% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị,năm 2009 huy động được 274,15 tỷ đồng chiếm 7,5% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Ước tính năm 2010 sẽ huy động được 395,17 tỷ đồng từ nguồn vốn này, dự kiến sẽ chiếm khoảng 10,47% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Nguồn vốn này bao gồm khấu hao cơ bản để lại, một phần lợi nhuận sau thuế để tích luỹ. Việc quản lý nguồn vốn này sẽ dần được mở rộng và ít nhất là trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới các thiết bị, công nghệ, đầu tư chiều sâu. Việc đánh giá lại tài sản trong các doanh nghiệp để trích khấu hao cơ bản phải đảm bảo nguyên tắc tài sản khấu hao đúng, trong khuôn khổ “khung” đã được Bộ Tài chính quy định. Nguồn vốn khấu hao cơ bản phải được quản lý thống nhất theo hướng đảm bảo khấu hao nhanh, đảm bảo khấu hao đủ nguồn vốn để tái đầu tư khi tài sản đã được khấu hao hết. Việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp phải trên cơ sở nguyên tắc bảo toàn vốn, tránh hiện tượng “lãi giả khấu lỗ thật”, ăn vào vốn và cuối cùng, nguồn vốn khấu hao cơ bản không đủ để tái đầu tư giản đơn, phục chế tài sản ban đầu. Đẩy mạnh
cổ phần hoá, cơ cấu lại DNNN sẽ giúp các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn nhàn rỗi, hoặc đang sử dụng kém hiệu quả trong xã hội. Nhà nước chỉ nên giữ lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quan trọng, then chốt, quyết định, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thành phố nói riêng, va cả nước nói chung.
1.3. Vốn huy động từ thị trường vốn và vốn tín dụngTổng số 2312 2774.4 3323 3655.3 3774.3 15839