- Về đường bộ:
3. Nhóm giải pháp đối với các nguồn vốn nước ngoà
3.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Cần thực hiện các biện pháp sau đây để có thể huy động tốt nguồn vốn FDI: - Đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, hoàn thiện và cụ thể hoá chiến lược thu hút FDI
Thu hút đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế , vì vậy chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài khi chúng ta thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới đồng thời tăng cường mở bên trong vì giữa mở bên ngoài vơí mở bên trong có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau ; khuyến khích mọi công dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh ; mở cửa về thông tin trong và ngoài nước đặc biệt là thông tin kinh tế thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ dưới mọi hình thức đặc biệt là phát triển liên lạc viễn thông quốc tế. Mục tiêu thu hút FDI là nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế song cần đặc biệt chú ý đến chiến lược thu hút FDI, coi nó là bộ phận của tổng thể nền kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng. Vì vậy chiến lược thu hút FDI phải thống nhất với chiến lược kinh tế đối ngoại và phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Chiến lược thu hút FDI phải thể hiện được các nội dung chủ yếu sau : Nguồn vốn FDI phải được bố trí hợp lý trên bàn cờ chiến lược chung của các nguồn vốn và FDI phải phục vụ thiết thực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đây là cách làm có hiệu quả song thường khó khăn bởi vì muốn làm như vậy các đòn bẩy kinh tế phải đủ mạnh và nhiều khi trước mắt
không có lợi gì thậm chí còn bị thiệt thòi. Mặt khác chấp nhận ý muốn của các nhà đầu tư trong khuôn khổ luật định, miễn là thu hút được nhiều dự án và vốn FDI, còn lại tìm cách huy động nguồn ODA và nguồn NSNN chủ động đầu tư điều chỉnh cơ cấu. Đây là cách hầu hết các nước đã làm. Chẳng hạn lấy nguồn thu ngoại tệ thu được từ các dự án công nghiệp dịch vụ .. cùng với nguồn vốn trong nước đầu tư vào vùng núi, vào nông nghiệp và vào kết cấu hạ tầng.
- Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, tạo ra những nỗ lực vượt bậc để đẩy mạnh thu hút FDI ở những thị trường rộng lớn. Đổi mới công tác vận động đầu tư theo hướng gắn liền với chương trình, dự án, đối tác cụ thể, tiếp xúc và đối thoại với các nhà đầu tư, giải quyết những bất hợp lý, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn vào chính sách của Việt Nam. Ngoài các thị trường đầu tư hiện có cần chuyển mạnh hướng thu hút FDI sang khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu nhằm tranh thủ công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết vàocác lĩnh vực họ có thế mạnh về công nghệ kỹ thuật như viễn thông, điện tử, công nghệ, thông tin, dầu khí, hoá chất…
- Đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi hơn cho thu hút và triển khai FDI, thể hiện ở một số nội dung sau:
Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức thu hút FDI, mở rộng lĩnh vực thu hút FDI với các hình thức thích hợp như cho phép các doanh nghiệp FDI chuyển đổi từ công ty THHH sang công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu để huy động vốn mở rộng đầu tư ; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, kinh doanh nhà ở ; cho phép các tập đoàn có nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam thành lập công ty mẹ…
Nghiên cứu sửa đổi đồng bộ hệ thống các loại thuế, hướng mọi nỗ lực về chính sách thuế là nhằm thúc đẩy và thu hút FDI.
Xây dựng phương án, lộ trình áp dụng thống nhất các loại giá cả dịch vụ đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chấn chỉnh việc thu các loại phí và lệ phí không hợp lý, tạo ra môi trường bình đẳng trong nước cho các doanh nghiệp trong nứoc cũng như doanh nghiệp có vốn FDI.
Mở rộng hơn nữacho các thành phần kinh tế trong nước, hợp tác đầu tư với bên ngoài, đặc biệt là khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân.
Đánh giá và xem xét lại việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất xây dựng nhà ở để cho thuê và bán lại trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để chuyển sang thực hiện tại các địa bàn khác
Đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết, cụ thể hoá những ngành, lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư để có chính sách đặc biệt khuyến khích ở khu vực này, tiến tới ban hành danh mục khuyến khích đầu tư và danh mục từ chối đầu tư
Tăng cường đàm phán để ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước có và sẽ có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam theo nguyên tắc loại trừ điều khoản “ trừ khoản thuế “ trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. - Tích cực chuẩn bị thu hút FDI trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng mạnh mẽ, vì vậy tự do hoá đầu tư ngàycàng trở nên bức xúc. Tinh thần của tự do hoá đầu tư là Chính Phủ chỉ quản lý đầu tư nước ngoài thông quađăng ký còn các nhà đầu tư
trong nước cũng như nước ngoài được đối xử như nhau, được quyền quyết định các hiònh thức đầu tư, cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành trong kinh doanh và đầu tư. Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập cần xử lý hai nội dung chính:
+ Sớm thống nhất luật đầu tư nước ngoài thành luật kh8uyến khích đầu tư. Trước mắt loại trừ các hạn chế chỉ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài hay các đối xử phân biệt vèe giádịch vụ, tiền lương tối thiểu ; rà xoát và điều chỉnh những điều chưa phù hợp với hiệp định đầu tư trong lĩnh vực thương mại với thông lệ quốc tế
+ Trong thời gian đầu nghiên cứu một số chính sách, biện pháp bảo hộ cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp FDI. Cần coi các doanh nghiệp FDI như một bộ phận hợp thành của nền kinh tế, hỗ trợ giúp đỡ họ tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh toàn cầu hoá
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường
Cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài: + Cải tiến công tác tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo hướng phải đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của trung ương, chuyển giao cho địa phương trực tiếp quản lý dự án FDI theo lĩnh vực đầu tư mà không quy định quy mô của dự án.
+ Tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính trong khu vực FDI đơn giản hoá việc cấp giấy phép đầu tư theo hướng chuyển sang chế độ “ đăng ký đầu tư “ hạn chế sự can thiệp của các cơ quan Việt Nam vào doanh nghiệp FDI nhằm tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế.
+ Tiếp tục nâng cấp và hện đại hoá cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là thông tin liên lạc, điện nước, đường giao thông; nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, ytế, giáo dục, vui chơi, giải trí, tăng cường mạng lưới tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, giải quyết các tranh chấp…
+ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước đáp ứng yêu cầu của hoạt động FDI đồng thời cũng coi trọng việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài để phục vụ tốt hơn cho chiến lược nội địa hoá.