- Về đường bộ:
3. Nhóm giải pháp đối với các nguồn vốn nước ngoà
3.1. Nguồn viện trợ phát triển (ODA)
-Nâng cao hiệu qủ của công tác quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, xác định thứ tự ưu tiên phân bổ ODA theo từng ngành và từng địa phương. Các ngành và các địa phương và các đơn vị xin sử dụng vốn ODA cần tính toán chính xác hiệu quả và xác định đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, chịu trách nhiệm chính trong quá trình sử dụng vốn có chọn lọc và phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu .
-Hoàn thiện các quy định về quy trình và thủ tục đầu tư. Đơn giản hoá các quy trinh ra quyết định và có quy chế cụ thể với các nhà tài trợ. Trong khâu tổ chức thực hiện cần đổi mới cơ chế quản lý và năng lực điều hành của các cơ quan quản lý và sử dụng vốn ODA. Tất cả các dự án sử dụng vốn ODA phải thực hiện tốt quy trình đầu tư xây dựng trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
-Ưu tiên và phân bổ vốn đối ứng cho các dự án đề ra các biện pháp chống tham nhũng để một mặt đảm bảo chất lượng công trình, mặt khác giữ đươcj uy tín với các đối tác cung cấp ODA của nước ngoài.
-Có các biện pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện dự án, hướng dẫn đấu thầu và xét chọn nhà thầu ; có chính sách và biện pháp hữu hiệu đối với công tác di dân và tái định cư, giải phoáng mặt bằng kịp thời cho thực hiện công việc.
-Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ ở tất cả các cấp cả trung ương và địa phương nơi có dự án. Nâng cao năng lực quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như bộ Kế hoạch và Đầu Tư , bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn , bộ tài chính và các địa phương …kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bổ sung và điều chỉnh
chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án đầu tư, đồng thời thực hiện tốt chức năng giám sát kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.