Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 135 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
135
Dung lượng
1,5 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HOÀNG TUYỀN
MSSV: 4104191
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán – Kiểm toán
Mã số ngành: 52340302
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TH.S. TRƢƠNG THỊ THÖY HẰNG
Cần Thơ, 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô trong Khoa
Kinh tế trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình truyền đạt và xây dựng nền tảng
kiến thức quý báu trong quá trình em học tại trƣờng. Đặc biệt, em rất biết ơn Cô
Trƣơng Thị Thúy Hằng đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh, chị trong
Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất để em có thể hoàn thành luận văn này, cám ơn các anh, chị đã hƣớng dẫn
em làm quen với công việc chuyên môn và tiếp cận với môi trƣờng làm việc
thực tế, điều này đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình.
Những kiến thức mà em đã đƣợc trang bị trong quá trình học tập tại
trƣờng và thực tập tại công ty sẽ là hành trang hết sức quý báu, là nền tảng
chuyên môn nghiệp vụ cơ bản giúp em vững chắc hơn trong tƣơng lai.
Với lòng kính trọng của mình, em kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám đốc
và các anh chị trong công ty dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt đƣợc nhiều
thăng tiến trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
Ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Hoàng Tuyền
i
TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Hoàng Tuyền
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ngày 25 tháng 11 năm 2013
Trƣởng phòng Kiểm toán Doanh nghiệp 5
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.3.1. Phạm vi về không gian .................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi về thời gian ........................................................................ 2
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 2
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa liên quan đến kiểm toán ................ 4
2.1.2. Nội dung và đặc điểm của khoản mục Doanh thu ............................ 9
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 16
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................... 17
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM ................................................................. 18
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ......................................................................... 18
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................ 19
3.3.CÁC DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY .............................................................. 20
3.3.1. Kiểm toán và đảm bảo ................................................................... 20
3.3.2. Thẩm định giá ............................................................................... 21
3.3.3. Kế toán.......................................................................................... 21
3.3.4. Tin học .......................................................................................... 21
3.4. NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 22
3.4.1. Nguyên tắc hoạt động. ................................................................... 22
3.4.2. Sứ mệnh và tầm nhìn ..................................................................... 22
3.4.3. Mục tiêu của công ty ..................................................................... 22
3.4.4. Khách hàng của công ty ................................................................ 23
3.4.5. Thuận lợi....................................................................................... 23
3.4.6. Khó khăn....................................................................................... 24
3.4.7. Định hƣớng phát triển ................................................................... 24
3.5. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2010 ĐẾN
30/6/2013. ....................................................................................................... 24
iv
3.6. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM ( AISC) 26
3.6.1. Chuẩn bị kiểm toán ....................................................................... 27
3.6.2. Thực hiện kiểm toán ...................................................................... 29
3.6.3. Hoàn thành kiểm toán ................................................................... 30
3.7. KHÁI QUÁT CHƢƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM (AISC) . 31
3.7.1. Giai đoạn chuẩn bị ........................................................................ 31
3.7.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán ........................................................ 32
3.7.3. Giai đoạn hoàn thành..................................................................... 35
CHƢƠNG 4: KHẢO SÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THỰC TẾ KHOẢN
MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC ................................... 36
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG............................................. 36
4.1.1. Đặc điểm hoạt động chung của Doanh nghiệp ............................... 36
4.1.2. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. ................... 38
4.1.3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng........................................... 39
4.1.4. Các chính sách kế toán áp dụng ..................................................... 39
4.2. KHẢO SÁT THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC ............................................. 42
4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ........................................................ 42
4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ....................................................... 55
4.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán. ................................................... 77
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN VÀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM (AISC) ....... 80
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ..................................................................... 80
5.1.1 Ƣu điểm ......................................................................................... 80
5.1.2. Hạn chế ......................................................................................... 81
5.1.3 Nhận xét về việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán và Kiểm toán .... 82
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
VÀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM ( AISC). ................. 86
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 89
6.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 89
6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 89
6.2.1. Đối với Nhà nƣớc .......................................................................... 89
6.2.2. Đối với đơn vị đƣợc kiểm toán ...................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty kiểm toán AISC năm 2013. ..............19
Hình 3.2. Quy trình kiểm toán BCTC của công ty AISC ...............................27
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP ABC, 2012 .................................37
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện ........................................... 7
Bảng 3.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 ...........25
Bảng 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 ................................................................................................26
Bảng 3.3. Bảng lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu ...................32
Bảng 4.1. Bảng so sánh việc xử lý nghiệp vụ liên quan đến tỷ giá hối đoái theo
thông tƣ 179 và VAS 10. ...............................................................................41
Bảng 4.2. Bảng phân tích các hệ số kế toán ...................................................46
Bảng 4.3. Bảng xác lập mức trọng yếu ........................................................111
Bảng 4.4. Bảng thiết kế các thử nghiệm kiểm soát.........................................55
Bảng 4.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................... 112
Bảng 4.6. Bảng số liệu tổng hợp doanh thu và thu nhập khác ........................62
Bảng 4.7. Bảng phân tích doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và thu nhập
năm 2012 với năm 2011 ................................................................................63
Bảng 4.8. Bảng phân tích doanh thu theo từng loại hoạt động .......................65
Bảng 4.9. Tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu ..........................................66
Bảng 4.10. Bảng cân đối phát sinh doanh thu và thu nhập .............................68
Bảng 4.11. Bảng đối chiếu tờ khai thuế với sổ sách .......................................71
Bảng 4.12. Bảng kiểm tra việc đánh giá số dƣ gốc ngoại tệ ...........................73
Bảng 4.13.Bảng đối chiếu hóa đơn với sổ sách ............................................113
Bảng 4.14. Bảng đối chiếu chứng từ với sổ sách doanh thu tài chính và tài
khoản đối ứng.............................................................................................. 116
Bảng 4.15. Bảng đối chiếu chứng từ với sổ sách..........................................117
Bảng 4.16. Bảng ghi nhận doanh thu nội địa tháng 12/2012 ........................118
Bảng 4.17. Bảng ghi nhận doanh thu nội địa tháng 01/2013 ........................121
Bảng 4.18. Bảng ghi nhận doanh thu xuất khẩu trƣớc và sau ngày khóa sổ. .122
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AR
BCĐKT
BCTC
CĐPS
CMKiT
CNTT
CR
DN
DR
GTGT
HTK
IR
KQHĐKD
KSNB
KTV
LNTT
PM
TE
TK
TNDN
TNHH
TS
TSCĐ
UBND
VACPA
VCSH
VNĐ
XDCB
Rủi ro kiểm toán
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính
Cân đối phát sinh
Chuẩn mực kiểm toán
Công nghệ thông tin
Rủi ro kiểm soát
Doanh nghiệp
Rủi ro phát hiện
Giá trị gia tăng
Hàng tồn kho
Rủi ro tiềm tàng
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên
Lợi nhuận trƣớc thuế
Mức trọng yếu của tổng thể
Mức trọng yếu của khoản mục
Tài khoản
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản
Tài sản cố định
Ủy ban nhân dân
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Vốn chủ sở hữu
Việt Nam đồng
Xây dựng cơ bản
viii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, nền kinh tế nƣớc ta ngày càng phát triển, bên cạnh sự gia tăng
cả về số lƣợng và chất lƣợng của doanh nghiệp thì nguy cơ đối mặt với sự
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp ngày càng cao. Báo cáo tài chính
đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị đồng thời
thể hiện khá rõ nét tình hình hoạt động cũng nhƣ tình trạng vốn của doanh
nghiệp. Cho nên việc công bố Báo cáo tài chính có trung thực, hợp lý hay
không luôn đƣợc đơn vị và rất nhiều ngƣời sử dụng quan tâm. Đối tƣợng quan
tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ có nhà nƣớc mà còn
có các cấp quản lý, các đối tác kinh doanh và cả ngƣời lao động. Để có thể tồn
tại thì việc làm đẹp báo cáo tài chính bằng các thủ thuật ghi tăng doanh thu, lợi
nhuận, giảm chi phí,… luôn có thể xảy ra ở bất kỳ doanh nghiệp nào, do đó
yêu cầu tất yếu là đòi hỏi phải có tổ chức đứng ra đảm bảo sự trung thực và
hợp lý của Báo cáo tài chính.
Hoạt động kiểm toán tuy mới xuất hiện vào những năm 90 của thế kỉ
XX, tuy nhiên ngày càng có chỗ đứng vững chắc bởi tạo nên sự tin cậy cũng
nhƣ mang lại lợi ích cho ngƣời sử dụng các thông tin tài chính trên báo cáo
kiểm toán. Kiểm toán Báo cáo tài chính là thật sự cần thiết và giữ vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo giá trị pháp lý của Báo cáo tài chính. Vì vậy, để Báo
cáo kiểm toán có chất lƣợng ngày càng cao thì việc hoàn thiện quy trình kiểm
toán là công việc hàng đầu tại các Công ty kiểm toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng trong hệ
thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh cho biết kết quả của niên độ giúp ngƣời sử dụng đánh giá khả năng tạo
ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong số các khoản mục trên Bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, chi phí dễ xảy ra các gian lận và sai sót
thì khoản mục Doanh thu đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và chú trọng nhất.
Doanh thu là khoản mục có quan hệ mật thiết đến kết quả lãi lỗ nên những sai
lệch về doanh thu thƣờng dẫn đến lãi/ lỗ trình bày không trung thực và hợp lý,
tại Việt Nam thì việc doanh thu bị khai thấp hơn thực tế để trốn thuế hay tránh
thuế. Từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá quy trình kiểm toán khoản
mục Doanh thu của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Kiểm toán và
Dịch vụ tin học TP.HCM (AISC)” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu, phân tích, đánh giá quy trình kiểm
toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học
TP.HCM để từ đó đƣa ra giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện đƣợc mục tiêu chung, đề tài đi vào nghiên cứu các mục tiêu
cụ thể sau đây:
- Tìm hiểu, phân tích và vận dụng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh
thu đang áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM
vào quy trình kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần ABC .
- Đánh giá, nhận xét quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu của Công
ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM về những ƣu điểm và hạn
chế của quy trình.
- Đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục Doanh thu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học
TP.HCM (AISC) (Địa chỉ: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3, TP. HCM)
và đọc hồ sơ kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần ABC (Các thông tin có
liên quan đến khách hàng nhƣ: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ liên lạc, … đã
đƣợc thay đổi để bảo vệ thông tin cho khách hàng).
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.
HCM (AISC) và nghiên cứu luận văn: Từ ngày 12 tháng 08 năm 2013 đến
ngày 18 tháng 11 năm 2013.
Số liệu sử dụng để thực hiện kiểm toán: Số liệu kế toán và Báo cáo tài
chính năm 2011 và 2012.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty TNHH kiểm toán
và dịch vụ tin học TP.HCM tại công ty khách hàng Công ty Cổ phần ABC.
2
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, ngƣời viết
đã tham khảo luận văn của các tác giả:
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2012): “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục doanh thu tại Công ty Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ”. Đề tài
phân tích quy trình kiểm toán tại hai công ty khách hàng và tác giả đã so sánh
đƣợc những điểm khác biệt giữa hai công ty khách hàng, giữa quy trình kiểm
toán thực tế với quy trình mẫu tại Công Kiểm toán Sao Việt để đƣa ra một số ý
kiến góp phần hoàn thiện quy trình. Đề tài cũng đã trình bày khá đầy đủ và chi
tiết nội dung về chƣơng trình kiểm toán và các thủ tục trong kiểm toán Báo
cáo tài chính tại Công ty kiểm toán.
Trần Khoa Minh (2011): “Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục
doanh thu và nợ phải thu tại công ty kiểm toán VIETVALUES”. Đề tài đã phân
tích hai quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu và trình bày khá đầy đủ
và chi tiết nội dung về chƣơng trình kiểm toán và các thủ tục trong kiểm toán
Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán. Tuy nhiên, do thực hiện kiểm toán
cùng lúc 2 khoản mục nên tác giả bị hạn chế về thời gian, đề tài chƣa thể đi
sâu khai thác đƣợc hết các thử nghiệm trong quá trình kiểm toán, cùng một số
vấn đề khác.
Qua đề tài luận văn “Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu
của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM (AISC)” ngƣời
viết muốn xem xét việc áp dụng quy trình kiểm toán mẫu vào thực tế tại công
ty kiểm toán AISC đồng thời đƣa ra đƣợc những điểm khác nhau và giống
nhau giữa lý thuyết và thực tế tại công ty kiểm toán AISC. Từ đó, ngƣời viết
đề xuất một số giải pháp mới góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán
khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán AISC.
3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa liên quan đến kiểm toán
2.1.1.1. Khái niệm kiểm toán
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhƣng hiện nay định nghĩa
đƣợc chấp nhận rộng rãi là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng
chứng về những thông tin đƣợc kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ
phù hợp giữa những thông tin đó với chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Quá trình
kiểm toán đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”.
Theo Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2011, trang 1).
2.1.1.2. Vai trò của kiểm toán
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể đƣợc rất nhiều ngƣời sử
dụng và ngƣời sử dụng cần có đƣợc những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp
họ đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhằm đƣa ra các quyết
định kinh tế. Thế nhƣng do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển đã tạo nên
hệ quả là khả năng nhận đƣợc những thông tin đáng tin cậy cũng sẽ gia tăng.
Rủi ro về thông tin gia tăng xuất phát từ nhiều yêu cầu khác nhau nhƣ sự khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, họ phải sử dụng thông tin do doanh
nghiệp cung cấp nên doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng trình bày thông tin
theo chiều hƣớng thuận lợi nhất cho mình. Chính vì thế cần có những giải
pháp làm giảm rủi ro nhƣ ngƣời sử dụng trực tiếp kiểm tra thông tin, tăng
cƣờng trách nhiệm pháp lý của Hội đồng quản trị, ... Và trong số đó bắt buộc
các báo cáo tài chính phải đƣợc kiểm toán bởi Kiểm toán viên (KTV) độc lập
đƣợc xem là giải pháp có hiệu quả nhất. Hoạt động kiểm toán độc lập đối với
BCTC khi đƣợc pháp luật quy định sẽ giúp bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế,
đặc biệt đối với các quốc gia có thị trƣờng chứng khoán đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp thì kiểm toán độc
lập còn góp phần tạo nên giá trị gia tăng (GTGT) cho BCTC của doanh nghiệp
(DN), giúp DN hạn chế các sai phạm về kế toán và tài chính,...
2.1.1.3. Phân loại kiểm toán
TheoVũ Hữu Đức và các cộng sự (2011, trang 3 - 5):
a. Phân loại theo mục đích
- Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và
4
tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để
đề xuất những biện pháp cải tiến. Đối tƣợng của kiểm toán hoạt động rất đa
dạng nên ngƣời ta không thể đƣa ra các chuẩn mực chung để đánh giá mà
chuẩn mực đƣợc xác lập tùy vào từng đối tƣợng kiểm toán, vì vậy việc kiểm
tra và đƣa ra ý kiến phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chủ quan của kiểm toán
viên.
- Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành
một quy định nào đó, thí dụ các văn bản luật pháp, những điều khoản của hợp
đồng hay một quy định của đơn vị. Chuẩn mực dùng để đánh giá là những văn
bản có liên quan nhƣ: Luật thuế, các văn bản pháp quy, các hợp đồng.
- Kiểm toán báo cáo tài chính: Là cuộc kiểm tra để đƣa ra ý kiến về sự
trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị. Do báo
cáo tài chính đƣợc lập theo các chuẩn mực kiểm toán và chế độ kế toán hiện
hành, nên các chuẩn mực và chế độ kế toán đƣợc dùng làm thƣớc đo trong
kiểm toán báo cáo tài chính. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính có thể phục
vụ cho đơn vị nhà nƣớc và bên thứ ba, nhƣng chủ yếu là bên thứ ba để họ ra
quyết định kinh tế.
b. Phân loại theo chủ thể
- Kiểm toán nội bộ: Do nhân viên của đơn vị thực hiện, bộ phận kiểm
toán nội bộ cần đƣợc tổ chức độc lập với bộ phận đƣợc kiểm toán. Kết quả của
kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị sử dụng đối với đơn vị và không đạt sự tin cậy
đối với bên ngoài.
- Kiểm toán Nhà nước: Do các công chức nhà nƣớc tiến hành và chủ yếu
là thực hiện kiểm toán tuân thủ, chẳng hạn nhƣ việc xem xét việc chấp hành
luật pháp ở các đơn vị. Riêng tại các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc,
kiểm toán viên của nhà nƣớc có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm
toán báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán của nhà nƣớc đƣợc thực hiện bởi
nhiều cơ quan chức năng nhƣ cơ quan thuế, thanh tra, ...
- Kiểm toán độc lập: Là loại kiểm toán đƣợc tiến hành bởi các kiểm toán
viên thuộc những tố chức kiểm toán độc lập. Họ thƣờng thực hiện kiểm toán
báo cáo tài chính, và tùy theo yêu cầu của khách hàng, họ còn cung cấp các
dịch vụ nhƣ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tƣ vấn về kế toán, thuế,
tài chính…
2.1.1.4. Một số khái niệm có liên quan
5
a) Hệ thống kiểm soát nội bộ: Là một quá trình đƣợc thiết lập và thực
hiện bởi ngƣời quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên trong đơn vị nhằm
thực hiện bốn mục tiêu:
+ Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
+ Các luật lệ và quy định đƣợc tuân thủ.
+ Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
+ Tài sản đƣợc quản lý hữu hiệu.
(Lƣơng Thị Cẩm Tú, 2012)
b) Mức trọng yếu: Thông tin đƣợc xem là trọng yếu khi sự trình bày sai
hay thiếu sót về nó sẽ gây ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng báo
cáo tài chính. Theo Vũ Hữu Đức và các cộng sự (2011, trang 140-141)
Mức trọng yếu đƣợc xem xét trên hai mặt:
+ Định lƣợng: Trọng yếu khi sai lệch trên báo cáo tài chính cao hơn một
số tiền nhất định và có thể sẽ gây ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử
dụng báo cáo tài chính.
+ Định tính: Sai lệch có giá trị thấp nhƣng do bản chất của nó có thể vẫn
gây ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng.
c) Các khái niệm rủi ro kiểm toán
- Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán
đƣa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm
toán còn có những sai sót trọng yếu. (Chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) 400 Đánh giá rủi ro và kiểm toán nội bộ, đoạn 7)
- Rủi ro tiềm tàng (IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng
yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm
soát nội bộ. (CMKiT 400, đoạn 4)
- Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hay tính
gộp mà hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện
và sửa chữa kịp thời. (CMKiT 400, đoạn 5)
- Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp mà trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên và công ty Kiểm toán không
phát hiện đƣợc. (CMKiT 400, đoạn 6)
6
* Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: Để trợ giúp cho việc nghiên cứu về
mối quan hệ về các loại rủi ro, các chuẩn mực kiểm toán đƣa ra những mô
hình rủi ro:
AR = IR * CR * DR hoặc DR = AR/ (IR * CR)
Với:
AR: Rủi ro kiểm toán;
IR: Rủi ro tiềm tàng;
CR: Rủi ro kiểm soát;
DR: Rủi ro phát hiện.
Ma trận về các loại rủi ro: Chính là mối quan hệ giữa các loại rủi ro đƣợc
xác lập bằng một bảng dƣới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện.
Bảng 2.1: Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
Cao
Đánh giá của
KTV về rủi
ro tiềm tàng
Trung bình
Thấp
Cao
Tối thiểu
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Cao
Tối đa
Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán 400- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, 2010
Trong bảng trên, rủi ro phát hiện (đƣợc in nghiêng và đậm) đƣợc xác
định căn cứ vào mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tƣơng ứng. Nếu rủi ro
tiềm tàng đƣợc đánh giá là cao nhƣng rủi ro kiểm soát lại thấp thì rủi ro phát
hiện sẽ ở mức trung bình. Dựa vào bảng trên có thể thấy rủi ro phát hiện luôn
tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu
mức trọng yếu có thể chấp nhận đƣợc tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm
xuống vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng có sai lệch trọng
yếu sẽ giảm. Ngƣợc lại, nếu giảm mức trọng yếu có thể chấp nhận đƣợc, lúc
đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải đồng thời xem xét
tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, thời gian và phạm vi
của các thử nghiệm cơ bản, sao cho cuối cùng rủi ro báo cáo tài chính còn có
những sai lệch trọng yếu sẽ đƣợc giảm thấp ở mức chấp nhận đƣợc.
d) Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán
viên thu thập đƣợc liên quan đến kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm
7
toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các
tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ
những nguồn khác (CMKiT 500, đoạn 5).
e) Thử nghiệm cơ bản: Bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng
nhằm phát hiện các sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có hai loại thử
nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.
+ Thủ tục phân tích: Là việc phân tích số liệu, thông tin, các tỷ suất quan
trọng, qua đó tìm ra những xu hƣớng, biến động và tìm ra những mối quan hệ
có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so
với giá trị đã dự kiến (CMKiT 520, đoạn 4).
+ Thử nghiệm chi tiết: Là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số
dƣ.
f) Thử nghiệm kiểm soát: Là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng
chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Những thử nghiệm kiểm soát đƣợc sử dụng để kiểm tra sự hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm:
+ Phỏng vấn;
+ Kiểm tra tài liệu;
+ Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát;
+ Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.
g) Hồ sơ kiểm toán: Là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân
loại, sử dụng và lƣu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một
cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán đƣợc thể hiện trên giấy,
trên phim ảnh, trên phƣơng tiện tin học hay bất cứ phƣơng tiện lƣu trữ nào
khác theo quy định của pháp luật hiện hành. (CMKiT 230, đoạn 5)
Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin
chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều
năm tài chính của một khách hàng.
Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về
khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.
h) Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên
và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phƣơng tiện ghi
chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chƣơng trình kiểm toán
chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi
8
của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ƣớc tính cần thiết cho từng phần
hành. (VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, đoạn 6)
2.1.2. Nội dung và đặc điểm của khoản mục Doanh thu
2.1.2.1. Nội dung
Theo Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”: Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thƣờng của các doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Theo TS Lê Thị Thanh Hà và các cộng sự (2009, trang 229- 230). Các
loại doanh thu của doanh nghiệp gồm có:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu đƣợc
hoặc sẽ thu đƣợc từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ
thu và phí thu thêm ngoài giá bán.
Doanh thu nội bộ: Là số tiền thu đƣợc do bán hàng hóa, sản phẩm hay
cung ứng dịch vụ cho công nhân viên, cho các đơn vị trực thuộc trong cùng
một công ty hay tổng công trong điều kiện hạch toán toàn ngành.
Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu tiền từ tiền lãi,
tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính
khác của doanh nghiệp.
Doanh thu chƣa thực hiện đƣợc: Là số tiền của khách hàng đã trả trƣớc
cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; khoản lãi nhận trƣớc khi
cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả
chậm, trả góp theo cam kết giá bán trả tiền ngay; lãi tỷ giá hối đoái phát sinh
và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tƣ xây
dựng cơ bản (giai đoạn trƣớc hoạt động) khi hoàn thành đầu tƣ để phân bổ
dần; khoản chênh lệch giữa đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đƣa
đi góp vốn liên doanh tƣơng ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh.
Thu nhập khác gồm các khoản thu nhập tạo ra từ các hoạt động không
thƣờng xuyên và khó dự đoán đƣợc, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu
nhập khác bao gồm:
+ Thu về nhƣợng bán và thanh lý tài sản cố định (TSCĐ);
+ Tiền vi phạm hợp đồng, tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng;
+ Các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, các khoản phải trả không xác
định đƣợc chủ nợ;
9
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trƣớc bị bỏ sót không
ghi sổ kế toán và đến năm nay mới đƣợc phát hiện;
+ Các khoản thuế đƣợc giảm, hoàn lại;
+ Các khoản thu khác nhƣ: Quà biếu, quà tặng, ...
- Theo chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”: Doanh thu của
hợp đồng xây dựng bao gồm: Doanh thu ban đầu đƣợc ghi trong hợp đồng và
các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thƣởng và các
khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu,
và có thể xác định đƣợc một cách đáng tin cậy.
2.1.2.2 Đặc điểm
- Doanh thu có mối quan hệ mật thiết với kết quả lãi lỗ, nên sai lệch về
doanh thu thƣờng dẫn đến lãi lỗ bị trình bày không trung thực và không hợp
lý.
- Doanh thu còn là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
KQHĐKD nên có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế.
- Tại Việt Nam, do doanh thu có mối quan hệ chặt chẽ với thuế GTGT
đầu ra nên cũng có khả năng bị khai thấp hơn thực tế để trốn hay tránh thuế.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đƣợc trình bày trên báo cáo
KQHĐKD, bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản
giảm trừ và doanh thu thuần.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là số chênh lệch
giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản chiết khấu thƣơng
mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất
khẩu, thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp.
- Chiết khấu thƣơng mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn, chiết khấu thƣơng mại có thể
đƣợc tính cho từng đợt mua hàng hoặc nhiều lần mua hàng mới đạt mức đƣợc
hƣởng chiết khấu thƣơng mại, lúc này chiết khấu thƣơng mại đƣợc tính cho
đợt mua hàng lần cuối cùng.
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho ngƣời mua do hàng hóa
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lƣợng hàng hóa đã xác định là
tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do không tôn trọng hợp
đồng đã ký kết.
10
- Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều
kiện sau:
+ Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm;
+ Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý, quyền kiểm soát sản
phẩm;
+ Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu đƣợc hay sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ bán hàng;
+ Xác định đƣợc chi phí liên quan đến bán hàng.
Theo chuẩn mực kế toán số 14:
- Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận khi kết quả
của giao dịch đó đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Trƣờng hợp giao dịch
về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu đƣợc ghi nhận trong
kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế
toán của kỳ đó. Kết quả của cung cấp dịch vụ khi thoản mãn cả 4 điều kiện
sau:
+ Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
+ Xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân
đối kế toán;
+ Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Xác định doanh thu:
+ Doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý bởi thỏa thuận giữa doanh
nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó đƣợc xác định bằng giá trị
hợp lý của các khoản đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc sau khi trừ các khoản chiết
khấu thƣơng mại, giảm giá bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
+ Đối với các khoản tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền không đƣợc nhận ngay
thì doanh thu đƣợc xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các
khoản sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận
doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận
doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị doanh nghiệp sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai.
11
+ Khi hàng hóa hoặc dich vụ đƣợc trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ
tƣơng tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không đƣợc coi là một giao
dịch tạo ra doanh thu.
+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc trao đổi để lấy hàng hoặc dịch vụ
khác không tƣơng tự thì việc trao đổi đó đƣợc coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu. Trƣờng hợp này doanh thu đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của
hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tƣơng
đƣơng tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định đƣợc giá trị hợp lý của
hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý
của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền
hoặc tƣơng đƣơng tiền trả thêm hoặc thu thêm.
+ Trƣờng hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế
toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thƣờng đƣợc thực
hiện theo phƣơng pháp tỷ lệ hoàn thành.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ đƣợc ghi nhận khi đảm bảo là doanh
nghiệp nhận đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi đƣợc
khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không đƣợc
ghi giảm doanh thu. Khi không chắc chắn thu hồi đƣợc một khoản mà trƣớc
đó đã ghi vào doanh thu thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không
ghi giảm doanh thu. Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không
đòi đƣợc thì đƣợc bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
+ Doanh nghiệp có thể ƣớc tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa
thuận đƣợc với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
o Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hay nhận dịch
vụ;
o Giá thanh toán;
o Thời hạn và phƣơng thức thanh toán.
+ Phần công việc đã hoàn thành đƣợc xác định theo một trong ba phƣơng
pháp sau:
o Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
o So sánh tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng công việc đã hoàn thành với
tổng khối lƣợng công việc phải hoàn thành;
o Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí đã ƣớc tính để hoàn
thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán
định kỳ hay các khoản ứng trƣớc của khách hàng.
12
+ Trƣờng hợp dịch vụ đƣợc thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau
mà không tách biệt đƣợc và đƣợc thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định
thì doanh thu từng kỳ đƣợc ghi nhận theo phƣơng pháp bình quân. Khi có một
hoạt động cơ bản so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu đƣợc
thực hiện theo hoạt động cơ bản đó.
- Theo chuẩn mực kế toán số 15: Doanh thu của hợp đồng xây dựng
đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu đƣợc. Việc
xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc
chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Việc ƣớc
tính thƣờng phải đƣợc sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố
không chắc chắn đƣợc giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng
hay giảm ở từng thời kỳ.
+ Doanh thu hợp đồng xây dựng đƣợc ghi nhận theo 2 trƣờng hợp sau:
o Trƣờng hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đƣợc thanh toán
theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng đƣợc ƣớc tính
một cách đáng tin cậy, thì doanh thu liên quan đến hợp đồng đƣợc ghi nhận
tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày
lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ
kế hoạch đã lập hay chƣa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.
o Trƣờng hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu đƣợc thanh toán
theo giá trị khối lƣợng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng
đƣợc xác định một cách đáng tin cậy và đƣợc khách hàng xác nhận, thì doanh
thu liên quan đến hợp đồng đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần công việc đã
hoàn thành đƣợc khách hàng xác nhận trong kỳ đƣợc phản ánh trên hóa đơn đã
lập.
+ Đối với hợp đồng xây dựng với giá cố định, kết quả của hợp đồng
đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy khi đồng thời thỏa mãn bốn (4) điều kiện
sau:
o Tổng doanh thu của hợp đồng tính toán đƣợc một cách đáng tin cậy;
o Doanh nghiệp thu đƣợc lợi ích kinh tế từ hợp đồng;
o Chi phí để hoàn thành hợp đồng và phần công việc đã hoàn thành tại
thời điểm lập báo cáo tài chính đƣợc tính toán một cách đáng tin cậy;
o Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể xác định đƣợc rõ
ràng
o Và tính toán đƣợc một cách đáng tin cậy để tổng chi phí thực tế của
hợp đồng có thể so sánh đƣợc với tổng dự toán.
13
+ Đối với hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm, kết quả của hợp
đồng đƣợc ƣớc tính một cách tin cậy khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau:
o Doanh nghiệp thu đƣợc lợi ích kinh tế từ hợp đồng;
o Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể xác định đƣợc rõ
ràng và tính toán đƣợc một cách đáng tin cậy không kể có đƣợc hoàn trả hay
không.
Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu
- Phát sinh: Các nghiệp vụ thu nhập đƣợc ghi nhận thì phát sinh trong
thực tế và thuộc về đơn vị.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ thu nhập đều đƣợc ghi nhận đầy đủ.
- Chính xác: Thu nhập đƣợc tính toán chính xác và thống nhất.
- Đánh giá: Thu nhập phải phản ánh đúng số tiền.
- Trình bày và công bố: Thu nhập phải đƣợc trình bày đúng đắn và khai
báo đầy đủ.
Một số rủi ro có thể xảy ra khi kiểm toán doanh thu
Một số rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu:
- Doanh thu phản ánh trên sổ sách cao hơn so với thực tế:
Doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chƣa đủ yếu
tố xác định là doanh thu nhƣ quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ
sách, báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên chứng từ kế toán.
+ Ngƣời mua đã ứng trƣớc nhƣng doanh nghiệp chƣa xuất hàng hoặc
cung cấp dịch vụ cho ngƣời mua.
+ Ngƣời mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch
vụ nhƣng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ nhƣng chƣa hoàn thành và
ngƣời mua chƣa chấp nhận thanh toán.
+ Số liệu tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phản
ánh trên chứng từ kế toán.
+ Hạch toán trùng lắp nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu phản ánh trên sổ kế toán thấp hơn so với thực tế:
Doanh nghiệp chƣa hạch toán vào doanh thu hết các khoản thu đã đủ
điều kiện để xác định doanh thu nhƣ quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh
trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế
toán.
14
+ Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh
toán nhƣng lại hạch toán nhầm vào các tài khoản khác.
+ Các khoản thu hoạt động tài chính đã thu đƣợc nhƣng đơn vị chƣa hạch
toán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác.
+ Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệu
phản ánh trên chứng từ kế toán.
Một số gian lận trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
+ Doanh nghiệp phản ánh số tiền trên hóa đơn bán hàng giao cho khách
hàng có giá trị cao hơn so với số tiền trên hóa đơn bán hàng doanh nghiệp lƣu
lại, dẫn đến phản ánh sai doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để trốn thuế
GTGT và thuế TNDN.
+ Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sai chế độ để ghi
giảm doanh thu nhằm trốn thuế:
o Chuyển mặt hàng có thuế suất cao thành mặt hàng có thuế suất thấp;
o Bán hàng theo phƣơng thức trả chậm nhƣng lại làm thủ tục và hạch
toán theo phƣơng thức nhận hàng đại lý, chỉ hạch toán theo phần hoa hồng
đƣợc hƣởng;
o Doanh nghiệp không hạch toán doanh thu mà bù trừ trực tiếp vào
doanh thu bán hàng, phần chênh lệch để ngoài hệ thống sổ kế toán để trốn
thuế;
o Doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại, khi có nghiệp vụ bán lẽ nhƣng
lại hạch toán thành nghiệp vụ bán buôn, phần chênh lệch ghi giảm chi phí
hoặc ghi vào thu nhập khác.
+ Sử dụng sai tài khoản (TK) hoặc quy trình hạch toán làm sai lệch
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và kết quả kinh doanh giữa các kỳ.
Nhƣ doanh nghiệp để dành lại một phần doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ hạch toán vào năm sau, làm chậm việc nộp thuế.
+ Sử dụng sai tỷ giá để hạch toán vào TK đối với doanh thu xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp sử dụng doanh thu khoán để hạch toán. Vì doanh thu
tính thuế bằng doanh thu khoán cộng với chi phí mà ngƣời nhận khoán đã bỏ
ra liên quan đến việc mua hàng hóa đó, nên việc doanh nghiệp chỉ hạch toán
theo mức doanh thu khoán sẽ trốn đƣợc một khoản thuế.
Rủi ro liên quan đến tính có thật, tính đúng kỳ và ghi chép của doanh
thu hợp đồng xây dựng (HĐXD) do các nguyên nhân sau:
15
+ Trong HĐXD không quy định cụ thể phƣơng thức thanh toán cũng nhƣ
trách nhiệm của từng bên đối với quá trình thanh toán trong thời gian thi công.
Hiện nay trong HĐXD, các bên thƣờng ngầm hiểu và tự quy định với nhau về
phƣơng thức thanh toán đối với từng hình thức hợp đồng cụ thể. Rủi ro doanh
thu là: Khai tăng doanh thu so với thực tế hay không ghi nhận doanh thu khi
thực tế đã phát sinh và đã hoàn thành.
+ Theo hƣớng dẫn của Chuẩn mực HĐXD: “Phần công việc đã hoàn
thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu” có thể đƣợc xác định bằng
nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp đƣợc sử dụng phƣơng pháp tính toán
thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tùy thuộc vào bản chất
của hợp đồng mà có 03 phƣơng pháp khác nhau. Điều này có thể ảnh hƣởng
đến tính có thật của doanh thu do xác định khối lƣợng công việc hoàn thành
không chính xác do khai khống hoặc căn cứ xác định không hợp lý.
+ Phát sinh khoản doanh thu ngoài dự toán ban đầu nhƣ khoản tiền
thƣởng do hoàn thành sớm hợp đồng, khoản tiền thu do sự thay đổi phạm vi
công việc, sai sót trong thiết kế phải phá đi, các khoản thanh toán bổ sung
nhằm đền bù các hƣ hại của công trình lân cận, …Tất cả những khoản tiền này
khi đƣợc chủ đầu tƣ chấp nhận thanh toán thì đa số doanh nghiệp xây lắp đều
hạch toán vào các tài khoản thu nhập khác TK 711. Theo quy định của Chuẩn
mực HĐXD các khoản thanh toán phát sinh trong thời gian thực hiện hợp
đồng này phải đƣợc tính vào doanh thu của HĐXD. Rủi ro là doanh thu không
đƣợc ghi nhận đúng khoản mục.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp thu thập từ các hồ sơ
kiểm toán Báo cáo tài chính 2011, 2012 của công ty khách hàng, file lƣu trữ
chƣơng trình kiểm toán của công ty và xem xét các giấy tờ làm việc của kiểm
toán viên thực hiện kiểm toán tại Công ty CP ABC.
- Số liệu sơ cấp: Điều tra, quan sát, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tại
công ty thực tập. Các số liệu thu thập đƣợc gồm:
+ Các nội quy, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của công ty;
+ Quy trình kiểm toán tại công ty;
+ Tình hình hoạt động kinh doanh;
- Ngoài ra, để phục vụ cho việc nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến lý
thuyết đƣợc thu thập trên sách, báo, internet, …
16
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Từ số liệu thu thập đƣợc, đề tài sẽ đánh giá mức trọng yếu ở khoản mục
trên và thực hiện kiểm toán, ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích
số liệu sau để đáp ứng đƣợc các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.
Đối với mục tiêu 1: Tìm hiểu và tổng hợp các thông tin thu thập đƣợc,
sau đó áp dụng phƣơng pháp so sánh và phân tích biến động để phân tích các
số liệu cụ thể khi thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu.
+ Sử dụng phƣơng pháp phân tích tỷ lệ để đƣa ra những biến động cả về
số tƣơng đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dƣới dạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay
đổi biểu hiện bằng con số cụ thể). Từ đó sẽ đƣa ra những nhận định, tìm hiểu
nguyên nhân của những biến động đó.
+ Ngoài ra, phƣơng pháp mô tả cũng đƣợc sử dụng trong mục tiêu này
nhằm mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của đơn vị từ đó đánh giá sự
hữu hiệu của nó nhằm xác định các sai sót tiềm tàng dẫn đến khoản mục
Doanh thu bị sai lệch trọng yếu.
+ Sử dụng thủ tục phân tích số liệu và chọn mẫu thử nghiệm để tìm
kiếm những sai sót, gian lận có ảnh hƣởng đến khoản mục Doanh thu.
Đối với mục tiêu 2: Trên cơ sở mục tiêu 1, phân tích và so sánh với các
Chuẩn mực, các chế độ về kế toán, kiểm toán liên quan, với Chƣơng trình
kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), sử
dụng phƣơng pháp suy luận để đánh giá ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế của quy
trình kiểm toán khoản mục doanh thu.
Đối với mục tiêu 3: Đánh giá các thông tin đã phân tích và sử dụng
phƣơng pháp suy luận để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình.
17
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP. HCM (AISC) có tiền
thân là Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC) đƣợc thành lập theo
thông báo số 637/TC/CĐKT ngày 21 tháng 03 năm 1994 của Bộ Tài Chính và
Quyết định số 1292/QĐ – UB ngày 29 tháng 04 năm 1994 của Uỷ ban nhân
dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh, AISC là một trong ba công ty kiểm
toán Việt Nam đƣợc thành lập đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 07/11/2007 theo Quyết định số 5029/QĐ-UBND của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin
học TP.HCM (AISC) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064184
ngày 13/8/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP. HCM. AISC là tổ chức tƣ
vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn Việt
Nam.
Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Dịch vụ tin
học TP. HCM.
Tên tiếng anh: Auditing & Informatic Services Company Limited.
Tên viết tắt: AISC.
Địa chỉ: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3, TP. HCM.
Điện thoại: (84.8) 3.9305.163
Fax: (84.8) 3.9304.281
Website: http://www.aisc.com.vn
Email: info@aisc.com.vn
Logo:
AISC là thành viên của Tổ chức Kế toán Kiểm toán Quốc tế Inpact Asia
Pacific.
AISC cũng là một trong các công ty kiểm toán độc lập đầu tiên đƣợc Ủy
Ban Chứng Khoán Nhà Nƣớc cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và
18
kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày
19/06/2000 của Chủ tịch Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nƣớc.
Công ty có đội ngũ nhân viên với trình độ nghiệp vụ cao, đƣợc đào tạo
có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ai-Len và có nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực Kiểm toán, Tin học, Tài chính - Kế toán và Quản lý doanh nghiệp.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
PHÕNG KẾ TOÁN
CHI NHÁNH HÀ NỘI
PHÕNG KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP
VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN CẦN THƠ
PHÕNG KIỂM TOÁN XDCB
VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN HẢI PHÕNG
PHÕNG ĐÀO TẠO TIẾP THỊ
PHÕNG TIN HỌC
Nguồn: Công ty kiểm toán AISC,2013
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty kiểm toán AISC năm 2013.
- Ban Tổng Giám Đốc bao gồm: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám
đốc. Đảm nhiệm vai trò quản lý các bộ phận cụ thể trong công ty Tổng giám
đốc là ngƣời quản lý mọi hoạt động của công ty và nghiệm thu kết quả của các
cuộc kiểm toán.
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề liên quan tới tổ
chức và thực hiện công tác kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Ban
giám đốc và pháp luật về quản lý hoạt động tài chính của toàn công ty.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ lý lịch của
toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, theo dõi quản lý nhân sự, lập kế
hoạch, triển khai các chính sách do công ty vạch ra.
- Phòng Kiểm toán Doanh nghiệp (KTDN) bao gồm 7 phòng: KTDN 1,
KTDN 2, KTDN 3, KTDN 4, KTDN 5, KTDN 6, KTDN 7. Mỗi phòng đều có
19
nhiệm vụ và chức năng riêng của mình trực tiếp chịu sự quản lý của Tổng
giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.
- Phòng Kiểm toán Dự án Đầu tƣ và Xây dựng cơ bản (XDCB): Gồm có
3 phòng sẽ thực hiện các hợp đồng liên quan tới vấn đề xây dựng, kiểm toán
quyết toán vốn đầu tƣ XDCB, các dự án đầu tƣ xây dựng liên quan tới các chủ
đầu tƣ là nƣớc ngoài.
- Phòng Đào tạo và Tiếp thị có nhiệm vụ đào tạo các nghiệp vụ cho nhân
viên trong Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Tổng Giám đốc thực
hiện nhiệm vụ Bán hàng và Marketing để tăng doanh thu (đối với dịch vụ tin
học).
- Phòng tin học: Xây dựng và cài đặt các phần mềm tin học quản lý kinh
tế chuyên ngành Tài chính, Thống kê, Kho bạc, Ngân hàng, Du lịch, Thƣơng
mại và các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành, …
- Các chi nhánh và văn phòng đại diện chịu sự quản lý và chỉ đạo trực
tiếp từ Ban Tổng Giám đốc công ty. Ở các chi nhánh thì có Giám đốc chi
nhánh và Phó Giám đốc chi nhánh cùng với các phòng ban nhƣ: Phòng Kiểm
toán tài chính, Phòng kiểm toán XDCB, Phòng Tƣ vấn, Phòng Tổ chức, Phòng
kế toán. Giám đốc và Phó giám đốc chi nhánh tham mƣa cùng với Ban Tổng
Giám đốc đƣa ra các kế hoạch phát triển các dịch vụ ở địa bàn của mình để
cho Chi nhánh và Văn phòng đại diện phát triển nhanh hơn về cả quy mô và
chất lƣợng.
3.3.CÁC DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY
3.3.1. Kiểm toán và đảm bảo
Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo là thế mạnh làm nên thƣơng hiệu AISC.
Việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành, các chuẩn mực
và thông lệ chung của quốc tế, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
luôn là yêu cầu bắt buộc hàng đầu đối với mọi nhân viên kiểm toán của AISC.
Các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo của AISC bao gồm:
- Kiểm toán báo cáo tài chính;
- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế;
- Kiểm toán hoạt động;
- Kiểm toán tuân thủ;
- Kiểm toán nội bộ;
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trƣớc;
20
- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ Xây dựng cơ bản;
- Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tƣ Xây dựng cơ bản;
- Soát xét báo cáo tài chính.
3.3.2. Thẩm định giá
Một trong những thế mạnh của AISC là dịch vụ định giá tài sản và xác
định giá trị doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, am hiểu
sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn, luôn luôn nghiên cứu và vận dụng các
phƣơng pháp thẩm định mới khoa học vào công việc đã tạo đƣợc uy tín và
niềm tin từ chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình.
Công ty đã thực hiện dịch vụ định giá tài sản và xác định giá trị doanh
nghiệp cho nhiều tổng công ty Nhà nƣớc, doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động
độc lập tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh, ....
Các dịch vụ thẩm định của AISC gồm:
- Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nƣớc theo luật định;
- Thẩm định giá trị tài sản và vốn góp liên doanh;
- Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích sáp nhập, chia tách, góp
vốn của các cổ đông.
3.3.3. Kế toán
Các dịch vụ kế toán của AISC bao gồm:
-
Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy tài chính;
-
Tƣ vấn hoàn thiện bộ máy kế toán - tài chính có sẵn;
Thiết lập hệ thống kế toán, cập nhập sổ sách kế toán và lập báo cáo tài
chính theo định kỳ;
-
-
Lập báo cáo tài chính hợp nhất;
-
Rà soát sổ sách và báo cáo kế toán, báo cáo thuế;
-
Dịch vụ kế toán trƣởng.
3.3.4. Tin học
Tƣ vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, thiết kế và cài đặt mạng máy
tính, cung cấp các thiết bị tin học. Cung cấp phần mềm kế toán tài chính, kế
toán quản trị cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
21
AISC: Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại,
dịch vụ và xây dựng;
AISC – REAL: Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp đầu tƣ bất
động sản;
-
AISC – HOT: Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn, nhà hàng;
-
AISC – IF: Phần mềm kế toán dành cho quỹ đầu tƣ phát triển các tỉnh,
thành phố;
-
-
AISC - SALE: Phần mềm quản lý bán hàng;
-
AISC - MAR: Phần mềm quản lý siêu thị;
-
AISC - CON: Phần mềm dự toán xây dựng cơ bản;
- AISC - RES: Phần mềm nhân sự và tính lƣơng.
3.4. NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG
3.4.1. Nguyên tắc hoạt động
Gần 20 năm thành lập, AISC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách
quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng nhƣ
quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định.
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp luôn cố
gắng vƣợt cả sự mong đợi của khách hàng và uy tín của công ty là những tiêu
chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn luôn ghi nhớ và tuân thủ.
AISC giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tƣ trong
và ngoài nƣớc thực hiện chính sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành, đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng thực trạng của doanh
nghiệp.
3.4.2. Sứ mệnh và tầm nhìn
AISC luôn là bạn đồng hành cùng khách hàng, cố gắng cung cấp các
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng để nâng cao chất lƣợng của doanh nghiệp,
trọn gói với mức giá cạnh tranh nhƣng luôn đảm bảo chất lƣợng và thời gian.
3.4.3. Mục tiêu của công ty
Mục tiêu kiểm toán của AISC luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin, tƣ
vấn góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ
chức kế toán, quản lý tài chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng và bí
mật kinh doanh của khách hàng. Với bề dày kinh nghiệm thực tiễn, công ty
22
luôn sẵn sàng phục vụ tất cả các doanh nghiệp với chất lƣợng dịch vụ tốt nhất,
mang tính chuyên nghiệp để đem đến cho khách hàng những giá trị thực.
3.4.4. Khách hàng của công ty
Khách hàng của AISC hầu hết trong tất cả ngành nghề nhƣ Ngân hàng –
Thƣơng mại – Xây dựng – Dịch vụ – Bƣu chính viễn thông – Công nghiệp
thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
- Các tổ chức tín dụng mà AISC tham gia kiểm toán nhƣ: Hệ thống ngân
hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đệ nhất (Đài Loan), Ngân
hàng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM, Ngân hàng Phƣơng
Đông, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Gia Định, Ngân hàng Đông Á, Ngân
hàng SG Công thƣơng, Ngân hàng SG thƣơng tín, Ngân hàng ngoài quốc
doanh (VPBank), …
- Các công ty chứng khoán và phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng chứng
khoán: Công ty CP Full Power, Công ty Chứng khoán TP.HCM, Công ty
Chứng khoán Bảo Việt CN TP.HCM, Công ty CP XNK Khánh Hội, Công ty
Transimex, Công ty CP ĐT và VT Dầu khí Vinashin, Công ty CP ĐT & XD
Cotecin, …
- Các đơn vị có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Công ty Phú Mỹ Hƣng, Công ty
LD Liksin, Công ty Panko Vina, Công ty Chiline, Văn Phòng nhà thầu
Daewon, Công ty Rostaing VN, ...
- Các dự án công trình tiêu biểu: Khu căn hộ cho thuê Garden View
Court 101 Nguyễn Du Q1(nhóm A), Khách sạn Park Hyatt-Grand Imperial
(nhóm A), Liên doanh cao ốc văn phòng INDOCHINE (nhóm A), Trung Tâm
Thƣơng Mại, Nhà hàng Foodceter 393 Trần Hƣng Đạo, Công ty dệt ANYEU,
Chƣơng trình Heifer, …
3.4.5. Thuận lợi
- Là một trong mƣời công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam và cũng
là công ty kiểm toán duy nhất nhận giải thƣởng Sao Vàng Chất Lƣợng Quốc
Tế (International Star Award For Leadrship in Quality) do tổ chức BID
(Business Initiative Directions) trao tặng.
- AISC đặc biệt có đội ngũ chuyên viên với trình độ nghiệp vụ cao, đƣợc
đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ai-Len và có nhiều năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tin học, Tài chính - Kế toán và Quản lý
doanh nghiệp.
23
- AISC có mạng lƣới chi nhánh tƣơng đối nhiều nhƣ ở Hà Nội, Đà Nẵng,
Văn phòng đại diện ở Cần Thơ, Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
tiếp cận khách hàng trên khắp các tỉnh thành lớn.
- AISC có môi trƣờng làm việc thân thiện, các dịch vụ cung cấp đa dạng,
phong phú và chất lƣợng giúp thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng
cũ.
- Đồng thời, công ty cũng đã ứng dụng phần mềm phục vụ cho việc kiểm
toán các công ty xây dựng cơ bản, do đó đã giúp nhiều doanh nghiệp có đƣợc
báo cáo kiểm toán kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.4.6. Khó khăn
Trong tình hình kinh tế phát triển, các công ty kiểm toán trong và ngoài
nƣớc đƣợc thành lập ngày càng nhiều nên nguy cơ công ty phải đối mặt với sự
cạnh tranh về giá cả, chiến lƣợc tiếp cận khách hàng.
3.4.7. Định hƣớng phát triển
- Mở rộng địa bàn hoạt động, tăng cƣờng mạng lƣới khách hàng trong
các lĩnh vực chƣa đƣợc khai thác.
- Cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới chất lƣợng cho khách hàng, nâng
tầm cao uy tín và chất lƣợng cho công ty. Công ty luôn cố gắng củng cố và mở
rộng các hình thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ
khách hàng tốt nhất.
- Có kế hoạch trang bị và thƣờng xuyên cập nhật kiến thức, chuyên môn
cho các chuyên viên kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
truờng nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội kế toán quốc tế
( IFAC) vừa tạo cơ hội mở rộng kinh doanh, vừa tăng khả năng cạnh tranh.
- Tuyển chọn và thƣờng xuyên bổ sung đội ngũ nhân viên có đủ trình độ
đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.
3.5. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2010
ĐẾN 30/6/2013.
Trong những năm 2010 – 2012, AISC luôn là một trong những công ty
kiểm toán hàng đầu của Việt Nam về doanh thu, số lƣợng nhân viên và số
lƣợng kiểm toán viên. AISC luôn phấn đấu để giữ vững chỗ đứng của mình
trên thị trƣờng kiểm toán, kết quả hoạt động kinh doanh luôn có sự tăng
trƣởng nhất định. Kết quả tăng trƣởng đƣợc cụ thể qua bảng sau:
24
Bảng 3.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Doanh thu
Chi phí
44.690
35.005
9.685
48.908
38.237
10.671
53.477
41.812
11.665
Lợi nhuận
2011/2010
Số tiền
4.218
3.232
986
%
9,44
9,23
10,18
2012/2011
Số tiền
4.569
3.575
994
%
9,34
9,35
9,31
Nguồn: Công ty kiểm toán AISC, 2010-2012
Từ bảng kết quả trên ta thấy đƣợc doanh thu của công ty tăng đều qua
các năm. Năm 2011 tăng 4.218 triệu đồng so với năm 2010, tƣơng đƣơng
9,44%; năm 2012 tăng so 9,34% với năm 2011. Doanh thu tăng là do công ty
luôn cung cấp các dịch vụ với chất lƣợng và giá cả tốt nhất, ngoài việc duy trì
các khách hàng cũ, công ty còn khai thác các khách hàng mới, số lƣợng hợp
đồng ở các lĩnh vực kiểm toán XDCB, đơn vị hành chính sự nghiệp, ... ngày
càng tăng, các dịch vụ tin học cũng mang lại doanh thu nhất định cho công ty.
Trong ba năm liên tiếp 2010, 2011 và 2012, AISC luôn đứng trong top 10
công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất và top 3 công ty kiểm toán có doanh
thu cao nhất từ dịch vụ kiểm toán XDCB. Top 3 công ty có doanh thu dịch vụ
cao nhất từ kiểm toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã
hội trong hai năm 2010 và 2011 theo công bố của VACPA về doanh thu của
các công ty kiểm toán. Bên cạnh việc gia tăng doanh thu, chi phí cũng tăng
theo trong năm 2011 tăng 9,23% so với năm 2010, tuy nhiên trong năm 2012
lại tăng đến 9,35%, cho thấy qua từng năm công ty luôn bỏ ra một chi phí khá
lớn để có đƣợc doanh thu. Chi phí tăng qua các năm là do: Lạm phát tăng cao,
công ty mua một số máy tính phục vụ cho nhân viên để làm việc đƣợc thuận
lợi hơn và có hiệu quả hơn, đồng thời chi phí thuê văn phòng tăng, trang bị
thêm một số thiết bị văn phòng, sữa chữa văn phòng chính,… Công ty cũng bỏ
ra một khoản chi phí đáng kể để đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho các kiểm toán viên. Chi phí luôn tăng tỷ lệ thuận
với doanh thu nhƣng việc tăng chi phí vẫn đảm bảo mang lại một lƣợng lợi
nhuận nhất định cho công ty, năm 2011 tăng 986 triệu (10,18%) so với năm
2010 và năm 2012 tăng 9,31% so với năm 2011.
25
Bảng 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 Tháng đầu năm
2012
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
31.144
25.076
6.068
6 Tháng đầu
năm 2013
32.671
26.152
6.619
6 tháng đầu năm 2013 /
6 tháng đầu năm 2012
Số tiền
1.527
1.076
451
%
4,9
4,29
7,4
Nguồn : Công ty kiểm toán AISC,6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn chung doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.527 triệu đồng
(4,9%) so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu tăng chủ yếu là do trong giai
đoạn này năm 2013 công ty nhận đƣợc nhiều hợp đồng kiểm toán hơn so với
cùng kỳ năm 2012 (chủ yếu là hợp đồng kiểm toán xây dựng cơ bản). Qua
doanh thu đạt đƣợc ta thấy đƣợc một sự khởi đầu tƣơng đối tốt trong năm
2013. Lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 cũng cao hơn 6 tháng đầu năm
2012 là 451 triệu đồng (7,4%). Mặc dù chi phí tăng theo doanh thu nhƣng tốc
độ gia tăng vẫn thấp hơn so với doanh thu, đều đó chứng minh đƣợc rằng công
ty có sự kiểm soát chi phí khá chặt chẽ và lợi nhuận mà mỗi năm Công ty thu
về ngày càng cao.
Bên cạnh sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán lâu năm, công ty kiểm
toán nƣớc ngoài cùng với các công ty kiểm toán độc lập mới càng nhiều,
AISC đã gặp không ít khó khăn trong việc đƣa ra giá phí kiểm toán thích hợp.
Tuy nhiên, với thế mạnh đội ngũ KTV chuyên nghiệp, có lịch sử hình thành
lâu đời, AISC đã chứng tỏ đƣợc khả năng lãnh đạo của mình đƣa kết quả kinh
doanh của công ty ngày càng tăng cao, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm
trƣớc.
3.6. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM
( AISC)
Việc tiến hành kiểm toán tại Công ty kiểm toán AISC đƣợc thực hiện
trên một quy trình thống nhất đƣợc phổ biến chung và áp dụng chung cho tất
cả các loại hình doanh nghiệp. Quy trình của một cuộc kiểm toán tại AISC
đƣợc tổ chức theo quy trình kiểm toán mẫu của VACPA gồm có 3 giai đoạn:
Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong
mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán AISC hoạch định ra những công việc cụ thể
26
cần thực hiện. Tuy nhiên, tùy trƣờng hợp mà KTV có thể thay đổi phù hợp để
đạt đƣợc hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Công việc này sẽ đƣợc những ngƣời trƣởng nhóm (Trƣởng hoặc phó
phòng) có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện (tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt
động đặc thù của khách hàng).
Tìm hiểu khách hàng và
môi trƣờng hoạt động
(A300)
Tìm hiểu chính sách kế
toán và chu trình kinh
doanh quan trọng (A400)
Phân tích sơ bộ báo cáo tài
chính (A500)
Lập và soát xét giấy tờ làm việc
Lập kế hoạch và xác định rủi ro
Lập hợp đồng kiểm toán và
lựa chọn nhóm kiểm toán
(A200)
Kiểm tra hệ thống kiểm soát
nội bộ (C100-C500)
Kiểm tra cơ bản tài sản
(D100- D800)
Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
(E100 – E600)
Kiểm tra cơ bản NVCSH và
tài khoản ngoài bảng
(F100 -F300)
Kiểm tra cơ bản báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh
(G100 – G700)
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Xem xét chấp nhận khách
hàng và đánh giá rủi ro hợp
đồng (A100)
Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
Tổng hợp kết quả kiểm toán và đánh giá chất lƣợng
Thực hiện kiểm toán
Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán
Kế hoạch kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán
(B410)
Phân tích tổng thể báo cáo
tài chính lần cuối (B420)
Thƣ giải trình của Ban
Giám đốc và Ban quản trị
(B440 -B450)
Báo cáo tài chính và báo
cáo kiểm toán (B300)
Thƣ quản lý và các tƣ vấn
khách hàng khác (B200)
Đánh giá chung về hệ
thống kiểm soát nội bộ và
rủi ro gian lận (A600)
Kiểm tra các nội dung khác
(H100 – H200)
Soát xét, phê duyệt và phát
hành báo cáo (B110)
Xác lập mức trọng yếu
(A700) và phƣơng pháp
chọn mẫu- cỡ mẫu (A800)
Đánh giá lại mức trọng yếu
và phạm vi kiểm toán
(A700- A800)
Kiểm soát chất lƣợng kiểm
toán (B120)
Tổng hợp kết quả kiểm
toán (A900)
Nguồn: Công ty kiểm toán AISC,2013
Hình 3.2. Quy trình kiểm toán BCTC của công ty AISC, 2013
3.6.1. Chuẩn bị kiểm toán
Công việc chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thiết trong cuộc
kiểm toán, nó có ảnh hƣởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của
một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu đƣợc tiến hành chu đáo, chuẩn xác
sẽ giúp cho KTV tiến hành các giai đoạn sau có kết quả tốt, giúp cho KTV thu
thập đƣợc những thông tin cần thiết về đơn vị, xác định đƣợc những trọng tâm
cần tập trung kiểm toán, KTV có thể hạn chế những sai sót, trách nhiệm pháp
lý và giữ đƣợc uy tính nghề nghiệp với khách hàng.
3.6.1.1 Tiếp nhận khách hàng
27
Đây là công việc đầu tiên cho một cuộc kiểm toán, việc có và giữ đƣợc
khách hàng tuy có nhiều khó khăn nhƣng công ty cần phải thận trọng khi tiếp
nhận khách hàng. Có nhiều cách để tiếp cận khách hàng: qua thƣ mời, điện
thoại, fax hay gặp gỡ làm việc trực tiếp giữa khách hàng và đại diện công ty.
3.6.1.2 Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
Kiểm toán viên sẽ thu thập đầy đủ thông tin theo mẫu khảo sát chung của
công ty AISC.
Đối với khách hàng mới, sau khi nhận đƣợc thƣ mời kiểm toán từ khách
hàng, KTV đƣợc phân công sẽ tiến hành tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu,
thu thập những thông tin cần thiết nhƣ: Cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động
kinh doanh, tình trạng tài chính, ... Nếu khách hàng có kiểm toán viên tiền
nhiệm thì công ty sẽ phân công cho KTV tìm hiểu trao đổi với KTV tiền
nhiệm của KH về lý do khiến họ không thể tiếp tục công việc kiểm toán.
Đối với khách hàng cũ, thƣờng thì công ty sẽ liên hệ với KH trƣớc để đề
nghị KH ký hợp đồng cho năm hiện hành, công ty có thể phân công cho KTV
cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại khách hàng, đặc biệt chú ý đến các thông
tin mới liên quan đến các bên hữu quan, vấn đề kiện tụng, những tranh chấp
pháp lý, mối quan hệ nội bộ giữa các nhân viên để xem có nên tiếp tục kiểm
toán cho họ hay không, hay có cần phải thay đổi nội dung trong hợp đồng
kiểm toán hay không, ...
Nếu sau khi làm việc với khách hàng kiểm toán xét thấy có nhiều vấn đề
trọng yếu, KTV có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng và phải nêu
rõ lý do.
3.6.1.3 Ký hợp đồng
Dựa vào kết quả tìm hiểu, Ban Giám đốc sẽ đề nghị mức phí kiểm toán,
sau đó phòng kiểm toán doanh nghiệp sẽ soạn thảo “Thƣ hẹn kiểm toán”, trình
Tổng Giám đốc ký duyệt. Thƣ hẹn kiểm toán sau khi đƣợc duyệt sẽ đƣợc
chuyển sang phòng kiểm toán doanh nghiệp để gửi cho khách hàng và đƣợc
lập làm 4 bộ: hai bộ gửi cho khách hàng, một bộ do phòng kiểm toán doanh
nghiệp lƣu và một bộ do phòng kế toán lƣu. Nếu khách hàng chƣa đồng ý, hai
bên cùng thƣơng lƣợng giá phí kiểm toán và chất lƣợng dịch vụ mang lại
nhằm đi đến thoả thuận chung tạo cơ sở cho việc ký hợp đồng kiểm toán.
3.6.1.4. Phân công nhóm kiểm toán
Trƣởng hoặc Phó phòng sẽ phân công nhóm kiểm toán tùy thuộc vào
quy
28
mô và mức độ phức tạp của hợp đồng kiểm toán. Nhóm kiểm toán gồm có:
+ Kiểm toán viên chính (nhóm trƣởng);
+ Kiểm toán viên;
+ Trợ lý KTV.
3.6.1.5. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Kiểm toán viên thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để có thể hiểu
rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV phát hiện
những biến động bất thƣờng từ đó dự đoán về những khu vực có rủi ro cao.
Ngoài ra KTV còn xem xét thêm giả định hoạt động liên tục của đơn vị có thể
bị vi phạm hay không?
3.6.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán do nhóm trƣởng lập, phân công rõ công việc, thời
gian và thời điểm thực hiện công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
Trƣởng nhóm với sự hỗ trợ của các thành viên, nghiên cứu các thông tin thu
thập đƣợc từ khách hàng sẽ tiến hành lập kế hoạch kế hoạch kiểm toán thông
qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng nhằm xác định mức trọng
yếu và đánh giá ban đầu rủi ro kiểm toán của từng khoản mục trên BCTC.
Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng để xác định
mục tiêu, nội dung kiểm toán cho từng khoản mục: Xác định phƣơng pháp
kiểm toán, các thủ tục kiểm tra chi tiết, các thử nghiệm cơ bản sau đó soạn
chƣơng trình kiểm toán.
3.6.2. Thực hiện kiểm toán
Đây là giai đoạn chính của cuộc kiểm toán, KTV sẽ kế hoạch kiểm toán
(nêu cụ thể ngày làm việc tại khách hàng) và danh mục tài liệu yêu cầu khách
hàng chuẩn bị hoặc cung cấp trƣớc, sau đó KTV sẽ xuống công ty của khách
hàng, tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan và trao đổi với khách
hàng để có những thông tin cần thiết cho việc kiểm tra từng phần hành.
KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng
kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế
toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục để thấy đƣợc khả năng ngăn chặn
và phát hiện sai phạm trọng yếu trên BCTC của hệ thống KSNB. KTV chỉ
thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát khi đánh giá kiểm soát nội bộ của
đơn vị là hữu hiệu, nếu kiểm soát nội bộ yếu kém thì KTV không cần thực
hiện thử nghiệm kiểm soát mà mở rộng phạm vi áp dụng các thử nghiệm cơ
29
bản. Thực hiện thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng để chứng minh ý
kiến của mình.
3.6.3. Hoàn thành kiểm toán
- Thu thập thƣ giải trình của Ban Giám đốc công ty khách hàng.
- Nhóm trƣởng tiến hành tổng hợp các vấn đề cần giải quyết trƣớc ngày
phát hành Báo cáo kiểm toán, nhƣ: các tài liệu còn thiếu mà khách hàng cam
kết sẽ cung cấp bổ sung, danh sách các thƣ xác nhận chƣa quay về, …
Kiểm toán viên cần đảm bảo thu thập đƣợc đầy đủ các thông tin, tài liệu
cần thiết và giải quyết hết các vấn đề trƣớc khi phát hành Báo cáo kiểm
toán.Trƣờng hợp không giải quyết thỏa đáng, kiểm toán viên cần xem xét ảnh
hƣởng đối với ý kiến kiểm toán.
- Đánh giá ảnh hƣởng của các sai sót đã đƣợc phát hiện đối với cuộc
kiểm toán:
Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTV có thể phát hiện ra
các sai sót (chênh lệch kiểm toán). KTV tiến hành đánh giá các sai sót đã phát
hiện, xem xét nội dung, quy mô, nguyên nhân của các sai sót, đánh giá ảnh
hƣởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính bao gồm các nhóm giao dịch, số dƣ tài
khoản hoặc thuyết minh và trên tổng thể Báo cáo tài chính, từ đó tổng hợp ảnh
hƣởng của các sai sót phát hiện đối với Báo cáo tài chính, xem xét xem liệu
Báo cáo tài chính có còn tồn tại sai sót trọng yếu khác trên cơ sở cân nhắc sự
sửa đổi, bổ sung nội dụng, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đã thực
hiện.
- KTV sẽ trao đổi với kế toán trƣởng hoặc ngƣời có trách nhiệm và
quyền hạn liên quan về các lỗi phát hiện (nếu có). Tùy theo mức trọng yếu và
sai lệch có thể bỏ qua mà KTV sẽ phát hành dạng báo cáo kiểm toán phù hợp:
Chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, không chấp nhận ý kiến (ý kiến
trái ngƣợc) hay từ chối đƣa ra ý kiến.
- Thƣ quản lý là sản phẩm phụ của kiểm toán, nêu lên những vấn đề còn
tồn tại mà đơn vị phải chấn chỉnh hoặc xử lý tiếp theo chƣa đƣợc nêu trong
báo cáo kiểm toán.
- Theo dõi những sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm
toán.
Đối với mỗi khách hàng, các chứng từ, tài liệu, văn bản thu thập đƣợc từ
khách hàng, hay các giấy tờ làm việc, … có liên quan đến cuộc kiểm toán sẽ
đƣợc lƣu trữ trong một bộ hồ sơ kiểm toán có đánh số tham chiếu đầy đủ theo
30
thứ tự A, B, C, D, … và đƣợc bảo quản theo nguyên tắc an toàn và bí mật số
liệu của khách hàng.
3.7. KHÁI QUÁT CHƢƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM
(AISC)
Kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần trong kiểm toán BCTC nên
tác giả chỉ đề cập lại những phần quan trọng.
3.7.1. Giai đoạn chuẩn bị
a) Tìm hiểu về hệ thống KSNB, thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với
nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kiểm soát cho khoản mục này gồm các thủ tục kiểm soát trong việc tổ
chức bán hàng nhƣ: Nhận đơn đặt hàng, xem xét phƣơng thức thanh toán, vận
chuyển, lập hóa đơn, cách ghi chép doanh thu cho đến khi đƣợc khách hàng trả
tiền và ghi tăng quỹ.
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ cho khoản mục doanh thu thì KTV thƣờng
sử dụng phƣơng pháp trần thuật hoặc sơ đồ để mô tả sau đó KTV thực hiện
thử nghiệm walk - through để kiểm tra xem trên thực tế, kiểm soát nội bộ có
vận hành đúng nhƣ mô tả của đơn vị hay không.
b) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ đƣa ra đánh
giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát.
+ Rủi ro tiềm tàng (IR)
+ Rủi ro kiểm soát (CR)
+ Rủi ro phát hiện (DR)
- Rủi ro kiểm toán xác định theo công thức sau: AR = IR x CR x DR
c) Thực hiện xác lập mức trọng yếu.
Công việc xác lập mức trọng yếu đƣợc thực hiện bởi KTV nhiều kinh
nghiệm. Việc lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu là tùy thuộc vào
kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV. Tùy từng mỗi loại hình DN
cụ thể KTV sẽ xác lập mức trọng yếu khác nhau dựa vào đánh giá ban đầu về
rủi ro tiềm tàng.
31
Bảng 3.3. Bảng xác lập mức trọng yếu
Chỉ tiêu
Tiêu chí sử dụng để ƣớc tính
mức trọng yếu.
Lý do lựa chọn tiêu chí này để
xác định mức trọng yếu.
Giá trị tiêu chí đƣợc lựa chọn (a)
Tỷ lệ sử dụng để ƣớc tính
mức trọng yếu.
Lợi nhuận trƣớc thuế 5% - (b)
10%.
Doanh thu 0,5% - 3%.
Tổng tài sản và vốn 2%.
Mức trọng yếu tổng thể.
(c)=(a)*(b)
Mức trọng yếu thực hiện.
(d) = (c)*(50% - 70%)
Ngƣỡng sai sót không đáng (c)= (d)*4% (tối đa)
kể/ sai sót có thể bỏ qua.
Kế hoạch
Thực tế
Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể, KTV tiến hành phân bổ mức
trọng yếu cho các khoản mục. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì đó sẽ là cơ sở để
các KTV đƣa ra những kết luận và nhận xét xem các khoản mục đó có bị sai
phạm nghiêm trọng hay không?
TE = 50 % PM và không lớn hơn 10% số dƣ của khoản mục.
3.7.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
+ Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng
o Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về
chủng loại, quy cách số lƣợng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ kí, ...
o Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có
tuân thủ xét duyệt bán chịu hay không.
o Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so
sánh giá trên hóa đơn với bản giá tại mọi thời điểm.
o Sau khi xem xét về tính chính xác, kiểm toán viên sẽ lần theo các
hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán kế toán.
+ Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn có
liên quan.
+ Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay bị hƣ hỏng.
32
- Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV sẽ đánh giá lại
mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu có liên quan. Kiểm toán viên
nhận diện những điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử
nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm các thử nghiệm.
- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản: Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp
và xét đoán nghề nghiệp mà các thử nghiệm cơ bản sẽ đƣợc kiểm toán viên áp
dụng sẽ đƣợc linh hoạt thay đổi.
Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Thủ tục phân tích:
o So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ
các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm
trƣớc, thu thập những giải trình cho những biến động bất thƣờng.
o Phân tích sự biến động tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt
động giữa năm nay với năm trƣớc, thu thập những giải trình cho những biến
động bất thƣờng.
+ Thử nghiệm chi tiết:
o Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch
vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm, đối chiếu với Sổ cái.
o Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng, hoặc từng
loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác nhƣ: Báo cáo tổng hợp
doanh thu bán hàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu, … về số lƣợng, giá
trị và giải thích chênh lệch lớn (nếu có).
o Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai thuế GTGT
(VAT) trong năm.
o Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ
bán hàng liên quan. Đối với doanh thu bằng ngoại tệ, cần kiểm tra tính hợp lý
của các tỷ giá để quy đổi.
o Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong
năm, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng nhƣ luật thuế.
o Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch
vụ.
o Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán
phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hƣởng đến khoản doanh thu
đã ghi nhận trong năm.
o Kiểm tra tính trình bày doanh thu trên BCTC.
Đối với doanh thu hoạt động tài chính
33
+ Thủ tục phân tích
So sánh doanh thu hoạt động tài chính năm nay với năm trƣớc, đánh giá
tính hợp lý của các biến động lớn.
+Thử nghiệm chi tiết:
o Thu thập bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính trong năm,
đối chiếu với Sổ Cái.
o Đối với các khoản mục doanh thu đã đƣợc kiểm tra: Tham chiếu đến
các phần hành kiểm toán đã thực hiện (tiền, đầu tƣ tài chính).
o Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm: Chọn mẫu
các nghiệp vụ để kiểm tra lại cách tính toán.
o Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá chƣa thực hiện: Tham chiếu đến
các phần hành liên quan (công nợ phải thu, phải trả, vay…), so sánh với số
liệu đã ghi nhận trên sổ và giải thích các chênh lệch, nếu có.
o Kiểm tra chọn mẫu tới chứng từ gốc đối với các giao dịch doanh thu
hoạt động tài chính khác.
o Kiểm tra việc trình bày về doanh thu tài chính trên BCTC.
Đối với thu nhập khác
+ Thủ tục phân tích: So sánh các khoản thu nhập khác năm nay với năm
trƣớc, đánh giá tính hợp lý của những biến động lớn.
+ Thử nghiệm chi tiết:
o Lập bảng tổng hợp các khoản thu nhập khác trong năm, đối chiếu với
Sổ Cái.
o Đối với thu nhập từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ: Kiểm tra chi tiết
các chứng từ liên quan và tính đúng đắn của các bút toán điều chỉnh liên quan
đến nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, thu nhập và chi phí thanh lý. Tham
chiếu đến phần hành TSCĐ.
o Kiểm tra chi tiết chứng từ của các khoản thu nhập khác lớn, mang
tính bất thƣờng và đánh giá tính hợp lý của việc tính toán và phân loại.
+ Kiểm tra việc trình bày về thu nhập khác trên BCTC.
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra và xử lý số liệu nếu phát hiện các vấn
đề bất thƣờng kiểm toán viên phải yêu cầu đơn vị giải trình. Sau đó sẽ tổng
hợp những lỗi đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, cùng một số vấn đề mà
đơn vị đã xử lý không đúng với quy định hiện hành.
34
3.7.3. Giai đoạn hoàn thành
- KTV sẽ trao đổi với kế toán trƣởng hoặc ngƣời có trách nhiệm và
quyền hạn liên quan về các lỗi phát hiện (nếu có). Tùy theo mức trọng yếu và
sai lệch có thể bỏ qua mà KTV sẽ đƣa ra ý kiến về khoản mục có trung thực và
hợp lý không?
- Đối với mỗi khách hàng, các chứng từ, tài liệu, văn bản thu thập đƣợc
từ khách hàng, hay các giấy tờ làm việc, … có liên quan đến cuộc kiểm toán
sẽ đƣợc lƣu trữ trong một bộ hồ sơ kiểm toán có đánh số tham chiếu đầy đủ
theo thứ tự A, B, C, … (phần hành doanh thu đƣợc đánh tham chiếu G) và
đƣợc bảo quản theo nguyên tắc an toàn và bí mật số liệu của khách hàng.
35
CHƢƠNG 4
KHẢO SÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THỰC TẾ KHOẢN MỤC
DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG
4.1.1. Đặc điểm hoạt động chung của Doanh nghiệp
4.1.1.1. Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần ABC là Công ty cổ phần đƣợc thành lập và hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301447xxx, ngày 11/5/2004
(đăng kí thay đổi lần 04, ngày 02/11/2012) do sở kế hoạch và đầu tƣ TP. HCM
cấp.
Tổng vốn điều lệ của công ty là: 68.642.010.000 VND
Trụ sở chính của công ty: Phƣờng Tân Phú, Quận 7, TP.HCM.
Điện thoại: (84 8) 54 123 xxx
Fax: (84 8) 54 108 xxx
4.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
36
Hội đồng quản trị
Ban phát triển chiến lƣợc
Ban trợ lý, thƣ ký
Ban đầu tƣ
Ban tài chính
Các đơn vị khác
Tổng Giám đốc
Khối kinh tế
Khối công nghệ
TT. Tích hợp hệ thống
ABC
Giám đốc quản trị
Tong Yang JV
Giám đốc kinh doanh
Cty Công nghệ ABC
TP. HCM
Ph. Hệ thống thông tin
Hà Nội
Giám đốc công nghệ
Đà Nẵng
Quốc tế
TT Đào tạo
Khối quản trị
TT. Phần mềm & dịch
vụ ABC
VP tổng công ty
TT. Dịch vụ khách
hàng ABC
Phòng nhân sự chất lƣợng
TP. HCM
BP. Hành chính
Hà Nội
Đà Nẵng
Ph. Truyền thông
VP. Chi nhánh Hà Nội
BP. Nhân sự chất lƣợng
BP. Truyền thông
BP. Hành chính
VP. Chi nhánh Đà Nẵng
BP. Quản trị
Khối tài chính
Ph. Kế toán Quản trị
BP. Mua hàng
Nguồn: Công ty CP ABC, 2012
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP ABC, 2012
37
4.1.1.3. Ngành nghề hoạt động
- Lĩnh vực kinh doanh: Thƣơng mại và dịch vụ
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Thi công lắp đặt và chuyển giao công nghệ hệ thống mạng máy tính. Cung
cấp dịch vụ ứng dụng internet (OSP), dịch vụ lƣu trữ và cung cấp thông tin;
+ Dịch vụ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học kĩ thuật
vào cuộc sống;
+ Dịch vụ mô giới bất động sản;
+ Dịch vụ nghiên cứu, phân tích thị trƣờng;
+ Bán buôn máy móc thiết bị y tế;
+ Cung cấp các phần mềm ứng dụng. Sản xuất phần mềm, dịch vụ phần
mềm;
+ Tƣ vấn thiết kế hệ thống máy tính. Tích hợp mạng cục bộ (LAN);
+ Cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông. Dịch vụ truy cập và xử
lý dữ liệu và thông tin trên mạng;
+ Mua bán và sửa chữa các thiết bị máy tính, máy vi tính, thiết bị văn
phòng;
+ Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị văn phòng;
+ Đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đào tạo dạy nghề;
+ Cho thuê nhà, kho (trừ kinh doanh cho thuê phòng trọ). Kinh doanh nhà,
kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ định giá, sàn giao dịch bất động sản);
+ Dịch vụ khai thuê hải quan. Dịch vụ mô giới vận tải;
+ Dịch vụ kế toán, dịch vụ tƣ vấn về thuế, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ, tƣ
vấn về quản lý kinh doanh;
+ Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa;
4.1.2. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).
38
4.1.3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.
- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam đƣợc Bộ tài chính ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 và các thông tƣ sửa đổi
bổ sung (Thông tƣ 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 hƣớng dẫn thi hành một số
đều luật thuế GTGT, Thông tƣ 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hƣớng dẫn thi
hành một số đều luật thuế TNDN, Thông tƣ 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009
hƣớng dẫn trích lập dự phòng, Thông tƣ 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009
hƣớng dẫn trích lập khấu hao TSCĐ, …).
- Hình thức sổ kế toán áp dụng đƣợc đăng kí của công ty: Nhật ký chung.
4.1.4. Các chính sách kế toán áp dụng
Các chính sách kế toán mới.
Ngày 24 tháng 10 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tƣ
179/2012/TT- BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ
giá hối đoái trong doanh nghiệp (Thông tƣ 179) có hiệu lực thi hành kể từ ngày
10 tháng 12 năm 2012, áp dụng từ năm tài chính 2012 và thay thế Thông tƣ số
201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính.
Công ty thực hiện quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh
lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp cho năm hiện hành theo Chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 10 “Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” (VAS 10), và
đã áp dụng nhất quán trong các năm tài chính trƣớc.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận Doanh thu
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua;
2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
3. Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
4. Doanh nghiệp đã thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
5. Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
39
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ đƣợc ghi nhận khi kết quả của
giao dịch đó đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Trƣờng hợp giao dịch về cung
cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ theo kết
quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.
Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ đƣợc xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)
điều kiện:
1. Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
2. Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
3. Xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng Cân đối
kế toán;
4. Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó. Nếu không thể xác định đƣợc kết quả hợp đồng một
cách chắc chắn, doanh thu sẽ chỉ đƣợc ghi nhận ở mức có thể thu hồi đƣợc của
các chi phí đã đƣợc ghi nhận.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh doanh thu từ tiền lãi, cổ tức, lợi
nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp (thanh
lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ vốn khác; lãi
tỷ giá hối đoái; lãi chuyển nhƣợng vốn, ...) Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, cổ tức
và lợi nhuận đƣợc chia của doanh nghiệp đƣợc ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2
điều kiện: 1. Có khả năng thu đƣợc lợi ích từ giao dịch đó; 2. Doanh thu đƣợc xác
định tƣơng đối chắc chắn.
+ Tiền lãi đƣợc ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
+ Cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia đƣợc ghi nhận khi cổ đông đƣợc quyền
nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn đƣợc quyền nhận lợi nhuận từ việc
góp vốn.
Khi không thể thu hồi một khoản mà trƣớc đó đã ghi vào doanh thu thì
khoản có khả năng không thu hồi đƣợc hoặc không chắc chắn thu hồi đƣợc đó
phải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu.
Đánh giá lại số dƣ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài
chính.
- Số dƣ cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ (tiền, tƣơng đƣơng tiền, các
40
khoản phải thu và phải trả) có gốc ngoại tệ phải đƣợc đánh giá lại theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Nhà nƣớc Việt Nam
công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tỷ giá quy đổi tại thời điểm
31/12/2012: 20.828 VND/ USD.
- Công ty áp dụng hƣớng dẫn theo VAS 10 “Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ
giá hối đoái” (VAS 10) liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, và
đã áp dụng nhất quán trong các năm tài chính trƣớc.
Bảng 4.1. Bảng so sánh việc xử lý nghiệp vụ liên quan đến tỷ giá hối đoái theo
thông tƣ 179 và VAS 10.
Nghiệp vụ
Xử lý theo VAS 10
Đánh giá lại số dƣ cuối
kỳ của các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ
(ngoại trừ các khoản trả
trƣớc cho ngƣời bán bằng
ngoại tệ).
Đối với việc đánh giá lại
số dƣ ngoại tệ cuối kỳ kế
toán thì thực hiện theo tỷ
giá giao dịch bình quân
trên thị trƣờng liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà
nƣớc công bố tại thời
điểm cuối năm tài chính.
Số dƣ cuối kỳ của các Thực hiện đánh giá lại
khoản trả trƣớc cho ngƣời chênh lệch tỷ giá số dƣ
bán bằng ngoại tệ
cuối kỳ.
Xử lý kế toán theo
Thông tƣ 179
Đối với việc đánh giá lại
số dƣ ngoại tệ cuối kỳ kế
toán thì thực hiện theo tỷ
giá mua vào của Ngân
hàng thƣơng mại nơi
doanh nghiệp mở tài
khoản công bố tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.
Không thực hiện đánh giá
lại chênh lệch tỷ giá số dƣ
cuối kỳ.
Ảnh hƣởng đến việc lập và trình bày các báo cáo tài chính của Công ty nếu
Công ty áp dụng hƣớng dẫn về các nghiệp vụ bằng ngoại tệ theo VAS 10, hƣớng
dẫn này khác biệt so với các quy định Trong Thông tƣ 179 cho năm tài chính kết
thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 nhƣ sau:
Bảng 4.2. Bảng kết quả ảnh hƣởng của việc áp dụng hƣớng dẫn về các nghiệp vụ
bằng ngoại tệ theo VAS 10
ĐVT: VNĐ
Nghiệp vụ
Xử lý theo
Xử lý theo
Chênh lệch
VAS 10
Thông tƣ 179
Lãi chênh lệch tỷ giá
161.681.386
- 161.681.386
Lỗ chênh lệch tỷ giá
(64.586.675)
- (64.586.675)
Lãi/(lỗ) chênh lệch tỷ giá thuần ghi
97.095.161
97.095.161
nhận vào báo cáo KQKD
Nguồn: Số liệu được tổng hợp tại công ty CP ABC, 2012
41
4.2. KHẢO SÁT THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
4.2.1.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và thu thập thông tin sơ bộ
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng: Công ty CP ABC đã gửi thƣ mời
kiểm toán đến Công ty kiểm toán AISC. Qua thƣ mời kiểm toán của Công ty
ABC đã thể hiện mục đích mời công ty kiểm toán AISC kiểm toán cho toàn bộ
Báo cáo tài chính của công ty nhằm xác nhận độ trung thực, hợp lý của các khoản
mục trên báo cáo tài chính.
- Khảo sát tình hình kinh doanh: Vì đây là năm thứ hai công ty thực hiện
kiểm toán cho Công ty Cổ phần ABC cho nên phần lớn thông tin về khách hàng
đƣợc lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trƣớc và bổ sung thêm những thay đổi có thể
làm ảnh hƣởng đến cuộc kiểm toán năm nay (Phụ lục 2), KTV cần chú ý về sự
thay đổi này. Trong năm 2012, công ty cổ phần ABC có những thay đổi quan
trọng so với năm kiểm toán trƣớc nhƣ:
+Thay đổi số giấy phép kinh doanh: đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày
02/11/2012 và trụ sở hoạt động: Phƣờng 08, Quận Phú Nhuận dời về Phƣờng Tân
Phú, Quận 7, TP.HCM.
+ Thông tin về tăng giảm vốn trong năm: vốn chủ sở hữu tại công ty tăng từ
59.892.990.000 đồng lên 68.642.010.000 đồng.
+ Thông tin về đầu tƣ các tài sản quan trọng: tài sản cố định hữu hình của
công ty tăng từ 20.852.761.432 đồng lên 22.109.674.767 đồng.
+ Mở rộng sản xuất, bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh nhƣ:
o Cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông. Dịch vụ truy cập và xử
lý dữ liệu và thông tin trên mạng.
o Mua bán và sửa chữa các thiết bị máy tính, máy vi tính, thiết bị văn
phòng.
o Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị văn phòng.
o Đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đào tạo dạy nghề.
o Cho thuê nhà, kho (trừ kinh doanh cho thuê phòng trọ). Kinh doanh nhà,
kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ định giá, sàn giao dịch bất động sản).
o Dịch vụ khai thuê hải quan. Dịch vụ mô giới vận tải.
42
o Dịch vụ kế toán, dịch vụ tƣ vấn về thuế, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ, tƣ
vấn về quản lý kinh doanh.
o
Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
+ Phát triển thị trƣờng mới: quốc tế (Campuchia, Đông Timor, Mozambique)
bằng các dự án cung cấp dịch vụ CNTT, chính phủ, …
+ Đƣợc công nhận là đối tác bạc (Silver Partner) của Cisco, đối tác cấp cao
nhất (LAR Partner) của Microsoft.
+ Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng, các thay đổi chính sách kế toán
trong năm, việc cập nhật các thông tin, văn bản có kịp thời, đầy đủ và có hệ thống
hay không: doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán số 10 về ghi nhận, đánh giá
và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp. Về việc ghi
nhận doanh thu: Đối với việc cung cấp thiết bị tin học doanh thu đƣợc ghi nhận
khi hai bên thống nhất ký biên bản nhiệm thu thiết bị mà ABC cung cấp; đối với
việc cung cấp dịch vụ doanh thu đƣợc ghi nhận khi dịch vụ hoàn thành hoặc thời
điểm xuất hóa đơn; tùy theo hợp đồng cụ thể mà ghi nhận doanh thu cho việc vừa
cung cấp thiết bị tin học vừa cung cấp dịch vụ phần mềm.
+ Thay đổi về nhân sự: Tăng số nhân viên từ 305 lên 310 ngƣời, Ủy viên
HĐQT bổ sung thêm Ông Lê Thanh Hải.
Đánh giá:
Thu thập và hiểu biết về khách hàng và môi trƣờng hoạt động để xác định
và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh
hƣởng trọng yếu tới BCTC. Công việc này là rất cần thiết đối với tất cả các công
ty kiểm toán. Do đây là lần kiểm toán thứ hai nên Công ty đã thận trọng cập nhật
lại các thông tin thay đổi đối với một khách cũ để tránh những vấn đề phát sinh
mâu thuẩn có thể khiến công ty gặp rủi ro trong cuộc kiểm toán.
- Phân công nhóm kiểm toán
KTV chính: Phạm Văn Minh.
KTV: Lê Thanh Duy
Trợ lý KTV: Ngô Thanh Hoàng Tứ
Trợ lý KTV: Nguyễn Hoàng Chƣơng
Trợ lý KTV: Trần Văn Vinh
43
Việc phân công nhóm kiểm toán có ảnh hƣởng quan trọng đến kết quả cuộc
kiểm toán do đó kiểm toán viên chính chỉ đƣợc phân công cho những nhân viên
có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nhằm đảm bảo đạt đƣợc hiệu quả công
việc, bên cạnh đó còn có các trợ lý kiểm toán để hỗ trợ cho công việc của KTV
chính.
Tại Công ty kiểm toán AISC, việc phân công nhóm kiểm toán cho các cuộc
kiểm toán do Trƣởng phòng kiểm toán trực tiếp đƣa ra quyết định phân công.
Đánh giá:
Việc phân công KTV cho cuộc kiểm toán do Trƣởng phòng kiểm toán thực
hiện vì Trƣởng phòng là những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm, có trình độ
chuyên môn cao, am hiểu về khả năng của từng thành viên do mình quản lý nên
biết cách sắp xếp nhân sự cho cuộc kiểm toán một cách hợp lý sao cho phù hợp
với chuyên môn của từng KTV nhƣng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả trong công việc
và hoàn thành đúng thời gian đã đề ra.
4.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán và gởi thư thông báo giá phí kiểm toán
Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải đƣợc
lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập
bằng chứng đầy đủ và thích hợp, giữ chi phí ở mức hợp lý và tránh những bất
đồng với khách hàng. Sau khi quyết định chấp nhận kiểm toán, Công ty AISC
tiến hành thảo luận sơ bộ với khách hàng về kế hoạch kiểm toán bao gồm một số
vấn đề sau:
- Mục đích kiểm toán của khách hàng là:
+ Xác nhận độ trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính.
+ Đóng góp ý kiến để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát
nội bộ.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, Công ty AISC có thể trao đổi, làm việc
trực tiếp cùng với các nhân viên của Công ty CP ABC.
- Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán tất cả các khoản mục đƣợc trình bày trên
báo cáo tài chính niên độ kết thúc 31/12/2012.
- Thời gian thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng: từ ngày 04/03/2013
đến ngày 10/03/2013. Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán là 10 ngày sau đó.
44
- Và đƣợc gởi kèm theo thƣ thông báo giá phí kiểm toán (Phụ lục 3). Phí
kiểm toán: Tổng phí cho cuộc kiểm toán là 90.000.000 đồng.
4.2.1.3. Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị.
- Kiểm toán viên thu thập:
+ Bảng cân đối kế toán;
+ Bảng cân đối số phát sinh doanh thu theo từng tháng;
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ABC;
+ Bảng kê doanh thu theo mặt hàng hoặc theo dịch vụ, theo tháng, theo từng
bộ phận (nếu có) và bảng kê các khoản điều chỉnh nhƣ: Chiết khấu thanh toán,
hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá;
+ Bảng thuyết minh BCTC;
+ Sổ cái sổ chi tiết TK 511, 521, 531, 532, 515, 711, 111, 112, 131, …;
+ Các hóa đơn, chứng từ liên quan đến bán hàng và cung cấp dịch vụ trong
niên độ 2012.
4.2.1.4. Phân tích sơ bộ các tỷ số tài chính
Đối với khoản mục nằm trên báo cáo KQHĐKD thì việc lựa chọn thủ tục
phân tích tỷ số để đƣa ra hƣớng kiểm toán cụ thể là rất hữu ít. Để lựa chọn các tỷ
số để tính toán, yêu cầu KTV phải nghiên cứu tổng thể thông tin, khoản mục hay
BCTC. KTV thƣờng chọn các tỷ số ít biến động theo thời gian. Phân tích các tỷ
số tài chính giúp KTV hiểu rõ về môi trƣờng hoạt động của đơn vị và các rủi ro
tiềm tàng, từ đó tập trung thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào những
vùng có thể có rủi ro, đồng thời cảnh báo những rủi ro trong tƣơng lai.
45
Bảng 4.2. Bảng phân tích các hệ số kế toán
Các hệ số thông thƣờng sử dụng
Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán bằng tiền
Hệ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay vốn lƣu động
Hệ số khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận thuần
Doanh thu trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ
Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn trên tổng tài sản
Tổng nợ trên tổng tài sản.
Công thức áp dụng
Năm 2012
Năm 2011
Biến động
Tổng tài sản/ Nợ ngắn hạn
(TS ngắn hạn – HTK)/ Nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền và các khoản đầu tƣ ngắn hạn /
Nợ ngắn hạn
1,3
1,06
1,42
1,16
(0,12)
(0,1)
0,12
0,09
0,03
Doanh thu/ Số dƣ bình quân phải thu KH
Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Doanh thu/(Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)
3,25
13,73
9,97
2,74
23,94
9,93
0,51
(10,21
0,04
Lãi gộp/ Doanh thu tuần
Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
(Lợi nhuận trƣớc thuế + chi phí lãi vay)/ TS
LNTT cho cổ đông thƣờng/ VCSH
0,14
0,0082
1,88
0,057
0,07
0,15
0,015
2,35
0,12
0,12
(0,1)
(0,068)
(0,47)
(0,063)
(0,05)
0,01
3,32
0
0,77
0,02
2,42
0
0,71
(0,01)
0,9
0
0,06
Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn/ tổng tài sản
Nợ phải trả/ tổng tài sản
Nguồn: Số liệu tính toán và tổng hợp tại công ty cổ phần ABC, 2012
46
Nhận xét:
- Phân tích khả năng thanh toán là để đo lƣờng khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lƣu động. Nhìn chung các hệ số
thanh toán của đơn vị giảm nhẹ so với năm 2011, nguyên nhân là do tổng tài sản
của đơn vị tăng hơn năm trƣớc gần 24 %, đơn vị trang bị thêm những tài sản cố
định cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong khi các khoản nợ ngắn hạn
của công ty nhiều hơn so với năm trƣớc (30,2%) để bổ sung vốn lƣu động phục
vụ kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thanh toán nhập khẩu linh kiện
điện tử để sản xuất kinh doanh và bổ sung vốn lƣu động. Mặt dù các hệ số thanh
toán trong năm 2012 tuy có sụt giảm so với năm 2011 nhƣng vẫn đƣợc duy trì ở
mức an toàn, đơn vị vẫn còn duy trì mức tín nhiệm đạt loại A hoặc A+ tại các
ngân hàng, khả năng thanh toán đúng hạn cho các khoản nợ và các khoản vay
ngân hàng vẫn có thể đảm bảo.
Đối với các khoản nợ ngắn hạn, KTV cần phỏng vấn, kiểm tra chọn mẫu
chi tiết các khoản vay và tiến hành đối chiếu với các điều khoản hợp đồng tín
dụng xem đơn vị có tuân thủ các điều khoản trên hợp đồng hay không.
Đối với tài sản KTV cần chọn mẫu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh
tăng trong kỳ, kết hợp với kiểm kê tài sản nhằm kiểm tra tính hiện hữu của tài
sản.
- Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả
chậm của doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn kho sẽ phản ánh hiệu quả quản lý
hàng tồn kho của một công ty. Hệ số vòng quay các khoản phải thu tƣơng đối
cao, cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty là hiệu quả.
Số dƣ nợ phải thu tăng 27% trong khi doanh thu chỉ tăng 5% so với năm
2011 nhƣng vẫn đảm bảo vòng quay nợ phải thu cao hơn so với năm trƣớc, số nợ
phải thu tăng có thể do đơn vị kinh doanh có hiệu quả hơn, đơn vị chƣa thu đƣợc
những khoản tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. KTV cần chọn
mẫu kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh kèm gửi thƣ xác nhận cho khách hàng, xem
xét việc trích lập dự phòng của đơn vị có đúng theo quy định hay không.
Vòng quay hàng tồn kho giảm khá nhiều so với năm 2011 tuy nhiên vẫn còn
chứng tỏ đƣợc khả năng tiêu thụ cao, hàng tồn kho tăng hơn so với năm 2011 có
thể là do trong năm 2012 đơn vị nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng và dự trữ hàng
hóa để năm sau tiến hành giao cho khách hàng theo từng điều khoản hợp đồng
47
nên lƣợng hàng tồn kho chƣa xuất hết. KTV cần kết hợp kiểm kê nhằm hiểu rõ
biến động và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hàng tồn kho lại biến động nhƣ vậy.
Vòng quay vốn lƣu động không tăng nhiều so với cùng kỳ nhƣng cũng cho
thấy doanh nghiệp mang lại lợi nhuận từ việc sử dụng vốn.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu lãi
gộp, lãi ròng đạt đƣợc. Tỷ suất khả năng sinh lời giảm hơn so với năm ngoái
trong đó tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm 2012 sụt giảm mạnh so với năm 2011.
Nguyên nhân là do chi phí trong năm 2012 tăng so với năm 2011, cụ thể chi phí
lƣơng tăng 6,6 tỷ (tăng15%), chi phí mặt bằng tăng 8%, chi phí khấu hao tăng
15% so với năm 2011. Do giá bán không tăng (do các dự án của khách hàng
thƣờng xây dựng dự toán theo ngân sách và tham khảo từ giá các năm trƣớc), chi
phí tăng, yêu cầu dịch vụ của khách hàng tăng nhƣng không tăng mức đầu tƣ,
chƣa tối ƣu chi phí triển khai các dự án lớn, một số dịch vụ cao cấp, chuyên sâu
vẫn phải thuê lại của đối tác nƣớc ngoài, ... Sự sụt giảm lãi gộp do các nguyên
nhân chính nhƣ: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Công nghệ thông tin
(CNTT) trong các dự án lớn thuộc khối quản lý nhà nƣớc - doanh nghiệp nhà
nƣớc (chiếm khoảng trên 50% doanh thu của Trung tâm tích hợp hệ thống), chi
phí nhân sự, chi phí các dịch vụ có liên quan đều tăng, chi phí thuê đối tác nƣớc
ngoài thực hiện các dịch vụ cao cấp chiếm tỷ trọng lớn trong các dự án về giải
pháp phần mềm, ...
Chi phí lãi vay lại giảm 6,8 tỷ (giảm 33%) so với năm 2011. Chi phí lãi vay
năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là nhờ chính sách ổn định tỷ giá, giảm lãi
suất của nhà nƣớc, do đó tỷ suất lợi nhuận ròng sau thuế trên doanh thu thuần,
ROA, ROE của năm 2012 đều sụt giảm so với các năm trƣớc. Bên cạnh đó tỷ số
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lớn hơn ROA cũng cho thấy đƣợc đòn bẩy
tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, công ty đã thành công trong việc
huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà
công ty phải trả cho các cổ đông.
Trong khi chi phí tăng cao thì doanh thu thuần năm 2012 chỉ cao hơn năm
2011 là 5% nguyên nhân có thể là do đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ hơn năm
2011, ngoài ra đơn vị còn khẳng định đƣợc uy tín của mình thông qua chất lƣợng
dịch vụ đã cung cấp. KTV cần chọn mẫu ghi nhận doanh thu, giá vốn và kiểm tra
việc chia cắt niên độ xem việc ghi nhận doanh thu tại đơn vị có phù hợp hay
không, kiểm tra và đối chiếu doanh thu trên tờ khai thuế GTGT với doanh thu
trên sổ sách xem có khớp đúng hay không?
48
- Các hệ số nợ tƣơng đối tốt, cho thấy công ty đã quan tâm và sử dụng tốt
đòn bẩy tài chính của công ty (biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay và
phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ) doanh nghiệp vay nợ để kinh
doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế hiệu quả (Khi doanh nghiệp
đi vay thì phải trả lãi vay, thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có thể có
khấu trừ khoản lợi nhuận dùng để trả lãi đó).
Qua các phân tích sơ bộ trên cho thấy doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động
tốt trong tƣơng lai.
Đánh giá:
Kiểm toán viên thực hiện phân tích sơ bộ các tỷ số trên BCTC để đánh giá
khả năng hoạt động trong tƣơng lai cũng nhƣ tình hình hiện tại của đơn vị. Phân
tích các tỷ số tài chính đƣợc các KTV có kinh nghiệm sử dụng xét đoán chuyên
môn của mình để thực hiện và khi phân tích hệ số, KTV dùng hiểu biết của mình
về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các biến động hoặc
xu hƣớng lạ hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Sử dụng nhóm tỷ số về khả
năng sinh lời trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ giúp KTV nhận diện đƣợc những
vùng có rủi ro tiềm ẩn và định hƣớng cho việc xác định thời gian, nội dung và
phạm vi các thủ tục kiểm toán cho khoản mục doanh thu trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán. Sử dụng tỷ số về khả năng thanh toán sẽ giúp KTV đánh giá đƣợc
khả năng hoạt động trong tƣơng lai của đơn vị.
4.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và xác lập
mức trọng yếu.
a) Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thƣờng có ảnh hƣởng rộng khắp
tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh
nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt
về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh
giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng
các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN
bằng cách phỏng vấn, quan sát, kiểm tra từ đầu tới cuối (walkthrough test).
49
PHÒNG KINH DOANH
KẾ TOÁN BÁN HÀNG
KẾ TOÁN PHẢI THU
Hợp đông
bán hàng
Hóa đơn
GTGT
Bắt đầu
KH
A
Bảng tổng
hợp NVBH
Đơn đặt hàng
Lập hóa đơn
bán hàng
Xét duyệt, lập
hợp đồng bán
hàng
Hợp đồng
bán hàng
Đơn đặt
hàng
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Ghi sổ
chi tiết
Hóa đơn
GTGT
Hóa đơn
GTGT
Hợp đồng
bán hàng
KH
Sổ chi
tiết
PTKH
Ghi sổ
chi tiết
DT
Bảng tổng
hợp NVBH
Sổ chi
tiết DT
Ghi sổ
NKBH, sổ
cái
KH
Hóa đơn
GTGT
Sổ
NKBH
Sổ
cái
Lập bảng
tổng hợp
NVBH
Bảng tổng
hợp NVBH
Sổ
NKBH
A
Chú thích:
KH: Khách hàng
NVBH: Nghiệp vụ bán hàng
GTGT: Giá trị gia tăng
PTKH: Phải thu khách hàng
DT: Doanh thu
Quy trình bán hàng và cung cấp dịch vụ nội địa tại công ty CP ABC, 2012
- Giải thích lƣu đồ:
Khi nhận đƣợc yêu cầu mua hàng của khách hàng, nhân viên phòng kinh
doanh tiến hành lập đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng về mặt hàng, đơn
giá, số lƣợng, quy cách,... Sau đó, đơn đặt hàng đƣợc trình lên trƣởng phòng kinh
doanh xét duyệt và lập hợp đồng bán hàng thành 2 liên, 1 liên giao cho khách
hàng, 1 liên chuyển cho kế toán bán hàng. Dựa vào hợp đồng bán hàng, kế toán
bán hàng tiến hành lập hóa đơn bán hàng giá trị gia tăng (GTGT) thành 3 liên: 1
liên giao cho khách hàng, 1liên chuyển cho kế toán phải thu, 1 liên lƣu tại bộ
phận cùng với hợp đồng bán hàng. Sau khi lập hóa đơn GTGT thì kế toán dựa vào
hóa đơn GTGT và ghi sổ nhật ký bán hàng, từ sổ nhật ký bán hàng kế toán bán
hàng sẽ lập bảng tổng hợp nghiệp vụ bán hàng vào cuối ngày và chuyển cho kế
toán tổng hợp. Khi nhận đƣợc hóa đơn GTGT từ kế toán bán hàng thì kế toán
50
phải thu tiến hành ghi sổ chi tiết phải thu khách hàng và lƣu lại hóa đơn GTGT tại
bộ phận. Sau khi nhận đƣợc bảng tổng hợp nghiệp vụ bán hàng thì kế toán tổng
hợp tiến hành ghi vào sổ chi tiết doanh thu và lƣu lại bảng tổng hợp nghiệp vụ
bán hàng tại bộ phận.
- Đối với hàng xuất khẩu, quy trình bán hàng cũng không có nhiều thay đổi,
các đơn đặt hàng chủ yếu nhận qua email hoặc fax. Hóa đơn sẽ đƣợc lập ngay khi
đơn đặt hàng đƣợc xét duyệt, sau khi nhận đƣợc thông báo khách hàng đã kí quỹ
L/C đơn vị sẽ tiến hành xuất hàng giao cho khách hàng. Bộ phận kế toán phải thu
chỉ ghi nhận doanh thu khi đầy đủ bộ chứng từ: hóa đơn GTGT kèm tờ khai thuế
tại hải quan.
Thông qua lƣu đồ KTV thấy đơn vị có sự phân chia trách nhiệm giữa các
bộ phận với nhau, có sự kiểm tra xét duyệt chứng từ đầy đủ.
Đánh giá: Tìm hiểu hệ thống KSNB để KTV có cái nhìn ban đầu về hệ
thống KSNB từ đó hình dung khối lƣợng và độ phức tạp của công việc từ đó làm
cơ sở cho việc đƣa ra đánh giá các rủi ro. Việc sử dụng phƣơng pháp quan sát chỉ
cho bằng chứng về cách thực thi công việc ngay vào thời điểm quan sát, không
chắc chắn cũng sẽ đƣợc thực hiện ở các thời điểm khác cho nên cần đi kèm thêm
thủ tục khác. Sử dụng lƣu đồ để mô tả hệ thống KSNB giúp KTV có thể phát hiện
ra các thiếu sót của hệ thống KSNB nhƣng kỹ thuật này tốn khá nhiều thời gian
của KTV. Tuy nhiên do đây là doanh nghiệp có quy mô lớn nên KTV đã sử dụng
lƣu đồ thể hiện các chu trình trong hệ thống KSBN để có thể giúp ngƣời đọc dễ
hiểu hơn. Ngoài việc sử dụng lƣu đồ, KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi về các
vấn đề chính một cách thích hợp để tiết kiệm thời gian, tùy thuộc vào loại hình
doanh nghiệp mà KTV có thể áp dụng việc sử dụng bảng câu hỏi hay mô tả bằng
lƣu đồ và bảng tƣờng thuật.
b) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Sau khi hiểu biết về hệ thống KSNB và hệ thống kế toán của đơn vị, KTV
sẽ thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, làm căn cứ cho việc quyết định
về phạm vi, nội dung các thủ tục kiểm toán cơ bản cho phù hợp.
- Rủi ro tiềm tàng
Đặc điểm của khoản mục doanh thu: Doanh thu là một khoản mục trọng yếu
trên báo cáo tài chính vì đó là cơ sở để ngƣời sử dụng đánh giá về khả năng tạo ra
lợi nhuận hay tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của công ty. Do đó,
51
khoản mục này là đối tƣợng của nhiều sai phạm dẫn đến báo cáo tài chính bị sai
lệch trọng yếu ở những lý do nhƣ sau:
+ Doanh thu có liên quan mật thiết với kết quả lãi lỗ. Cho nên, những sai
lệch về doanh thu thƣờng dẫn đến lãi lỗ bị trình bày không trung thực và không
hợp lý.
+ Tại nhiều đơn vị doanh thu còn là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc thành
tích, nên chúng có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế.
Do đặc điểm trên nên đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR) tƣơng đối cao.
Từ đó đƣa ra mức rủi ro tiềm tàng (IR) = 70%
- Rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót trọng yếu.
Từ lƣu đồ chu trình bán hàng và cung cấp dịch vụ về tìm hiểu hệ thống kiểm
soát nội bộ liên quan đến việc kiểm soát khoản mục doanh thu của đơn vị đƣợc
thực hiện bằng cách quan sát và phỏng vấn các bộ phận có liên quan, KTV đánh
giá sơ bộ rằng hệ thống KSNB của công ty thiết kế nhƣ trên có thể ngăn ngừa và
phát hiện đƣợc những gian lận và sai sót ở tại đơn vị.
Kết luận: Hệ thống KSNB của đơn vị là tƣơng đối hữu hiệu.
Từ đó đƣa ra: Mức rủi ro kiểm soát CR = 30%.
- Rủi ro kiểm toán
Do tinh thần trách nhiệm ngành nghề đòi hỏi kiểm toán luôn nhìn nhận vấn
đề với góc độ hoài nghi cao nên rủi ro kiểm toán (AR) đƣợc đƣa ra thấp, ở đây
đƣa ra mức rủi ro kiểm toán nhƣ sau:
Rủi ro kiểm toán (AR) = 5%
- Rủi ro phát hiện
Tổng hợp các rủi ro trên nên rủi ro phát hiện (DR) đƣợc đánh giá ở mức
trung bình.
DR = AR / (IR x CR) = 5%/(70 % x 30%) = 23,81%
52
Đánh giá:
Để đƣa ra một mức đánh giá hợp lý về rủi ro tiềm tàng thì KTV phải xem
xét đến nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sức ép từ môi trƣờng kinh doanh và
đặc điểm của khoản mục. Dựa trên những hiểu biết của mình từ việc tìm hiểu về
hệ thống KSNB, KTV đã tiến hành theo đúng chƣơng trình kiểm toán mẫu tại
công ty, định lƣợng rủi ro kiểm soát (CR) một cách rõ ràng. Đây là việc làm cần
thiết vì nó sẽ hƣớng dẫn KTV thực hiện các công việc tiếp theo của cuộc kiểm
toán. Mức đánh giá về rủi ro kiểm soát tại đơn vị này là khá hợp lý mặc dù đây là
lần kiểm toán thứ hai nhƣng KTV vẫn giữ thái độ thận trọng.
c) Xác lập mức trọng yếu
Xác lập mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) đƣợc lập và phê duyệt theo
chính sách của công ty để thông báo với các thành viên nhóm kiểm toán về mức
trọng yếu kế hoạch trƣớc khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định
lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các
công việc và thủ tục kiểm toán đã đƣợc thực hiện đầy đủ hay chƣa?
* Về mặt định lƣợng (Phụ lục 4)
- Mức trọng yếu của tổng thể báo cáo tài chính: PM.
- Mức trọng yếu của từng khoản mục: TE.
- Ngƣỡng sai sót có thể bỏ qua cho khoản mục doanh thu (TE) bằng 50% 75% mức trọng yếu có thể bỏ qua cho toàn báo cáo tài chính nhƣng không vƣợt
quá 10% giá trị của khoản mục doanh thu (toàn bộ doanh thu đƣợc liệt kê trong
Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty) .
- Phƣơng pháp xác lập mức trọng yếu: Doanh thu x Tỷ lệ quy định (0,5% 3%)
Kiểm toán viên chọn tỷ lệ quy định đối với mỗi cơ sở xác lập mức trọng yếu
là doanh thu vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giá trị các
hợp đồng kinh tế lớn.
Mức trọng yếu tổng thể đƣợc chọn (PM):
Doanh thu x 1,5% = 702.187.089.621 x 1,5%= 10.532.806.344 đồng
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt
động tài chính và thu nhập khác đƣợc tính bằng 50% mức trọng yếu tổng thể và
nhỏ hơn 10% giá trị khoản mục doanh thu tƣơng đƣơng 70.218.708.962 đồng.
53
TE = 50% x PM = 10.532.806.344 x 50% = 5.266.403.172 (đồng)
Xác định ngƣỡng chênh lệch có thể bỏ qua = TE x 4%. Tỷ lệ này là mức tối
đa do công ty quy định. Đối với những sai lệch lớn hơn ngƣỡng này đều phải lập
bút toán điều chỉnh.
Ngƣỡng chênh lệch có thể bỏ qua của khoản mục doanh thu: TE x 4% =
5.266.403.172 x 4% = 210.656.127 (đồng).
* Về mặt định tính: Những sai lệch có giá trị thấp nhƣng xét về tính chất nếu
có ảnh hƣởng đến sự trung thực và hợp lý của khoản mục hoặc của tổng thể
BCTC, ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng BCTC đều đƣợc xem là sai
lệch trọng yếu.
Đánh giá:
Việc lựa chọn chỉ tiêu xác lập mức trọng yếu và tỷ lệ % chủ yếu dựa vào xét
đoán nghề nghiệp của KTV. Ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu không cố định
mà có thể thay đổi suốt trong cuộc kiểm toán. Theo ngƣời viết, do ban đầu KTV
đã đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục là tƣơng đối cao đồng thời lợi nhuận
sau thuế của đơn vị chỉ có 5.757.760.407 đồng nhƣng KTV lựa chọn doanh thu để
làm tiêu chí xác lập mức trọng yếu với tỷ lệ 1,5 %, mức sai sót có thể bỏ qua là
10.532.806.344 đồng là chƣa phù hợp lắm. Mức sai sót trọng yếu quá lớn có thể
ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi nhuận sau thuế. KTV có thể chọn tỷ lệ % nhỏ nhất
của doanh thu để xác lập. KTV nên cân nhắc thật kĩ khi lựa chọn chỉ tiêu và tỷ lệ
% để xác lập mức trọng yếu, KTV không nên chỉ chú ý đến chi phí của cuộc kiểm
toán mà còn phải chú ý đến chất lƣợng của cuộc kiểm toán, thiết lập mức trọng
yếu quá thấp thì sẽ tăng khả năng phát hiện các sai sót trọng yếu, tuy nhiên sẽ
tăng chi phí của cuộc kiểm toán.
54
4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
4.2.2.1. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát
a) Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
Bảng 4.4. Bảng thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
Sai sót tiềm tàng
Thủ tục kiểm soát
1
Doanh thu là giả,
đƣợc
ghi
nhận
nhƣng chƣa giao
hàng hoặc cung cấp
dịch vụ, hóa đơn bán
hàng đƣợc ghi nhận
nhiều hơn một lần.
Hóa đơn bán hàng chỉ đƣợc lập
cho các đơn hàng và lệnh xuất
kho đã đƣợc phê duyệt.
Đối chiếu phiếu xuất kho với
hóa đơn để đảm bảo rằng một
khoản doanh thu không bị xuất
hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều
lần.
2
Giá bán trên hóa đơn Giá bán trên hóa đơn đƣợc
đƣợc ghi cao hơn giá kiểm tra đối chiếu với bảng giá
quy định.
và đƣợc cộng lại trƣớc khi
chuyển cho khách hàng.
Các thay đổi về giá bán và
khuyến mại phải đƣợc ngƣời có
thẩm quyền phê chuẩn.
Hàng bán bị trả lại Tất cả các nghiệp vụ hàng bán
không đƣợc xét bị trả lại phải có đầy đủ chữ ký
duyệt.
xét duyệt của ngƣời có thẩm
quyền trƣớc khi ghi nhận.
Hàng hóa đã đƣợc Phải lập chứng từ vận chuyển
gửi đi nhƣng chƣa và chỉ xuất hàng hóa theo đơn
xuất hóa đơn, các đặt hàng đã phê chuẩn.
hóa đơn không đƣợc Hóa đơn chỉ đƣợc lập dựa trên
đánh số thứ tự liên các đơn đặt hàng và phải đƣợc
tục và không ghi sổ đánh số thứ tự liên tục.
theo dõi.
STT
3
4
Thử nghiệm kiểm
soát
Chọn mẫu hóa đơn
đối chiếu với phiếu
xuất kho và đơn đặt
hàng, phiếu giao hàng
tƣơng ứng. Kiểm tra
số lƣợng hàng hóa đã
tiêu thụ với số lƣợng
trên sổ chi tiết hàng
tồn kho.
KTV chọn mẫu các
hóa đơn kiểm tra tính
toán số học, so sánh
giá trên hóa đơn với
bảng giá đã duyệt tại
thời điểm phát sinh.
Chọn các nghiệp vụ
hàng bị trả lại, kiểm
tra quy trình.
KTV kiểm tra việc
đánh số thứ tự của các
hóa đơn, kiểm tra và
đối chiếu các hóa đơn
bán hàng với các hợp
đồng bán hàng đã ký
và lên sổ sách.
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán tại công ty AISC, 2013
b) Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Dựa trên kết quả của việc tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV tiến hành thiết kế
và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nhằm kiểm tra lại xem đơn vị có thực hiện
đầy đủ các thủ tục kiểm soát mà đơn vị đã đề ra hay không. Nếu sau khi thực hiện
55
các thử nghiệm kiểm soát nếu KTV thấy rằng đơn vị đã thực hiện đầy đủ các thủ
tục kiểm soát đã thiết kế thì KTV vẫn giữ mức độ đánh giá hữu hiệu nhƣ ban đầu,
còn nếu đơn vị không thực hiện đầy đủ các thủ tục đề ra thì kiếm toán viên phải
nâng mức rủi ro kiểm soát lên và phải tăng cƣờng các thử nghiệm cơ bản.
Tuy nhiên trên thực tế, KTV thƣờng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
song song với việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản (thực hiện thử nghiệm kép)
nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cuộc kiểm toán. Trong quá trình kiểm
toán, nếu nhận thấy có nhiều thiếu sót, rủi ro cao thì kiểm toán viên sẽ mở rộng
các thử nghiệm chi tiết để thu thập đầy đủ bằng chứng cho nhận xét của mình trên
Báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả xin tách riêng để trình
bày nhằm giúp cho ngƣời đọc dễ nắm bắt.
- Thử nghiệm 1
Mục tiêu: Hóa đơn không bị ghi nhận nhiều lần, việc ghi nhận doanh thu
đều dựa trên chứng từ gốc.
Công việc: Kiểm toán viên chọn mẫu ngẫu nhiên 4 hóa đơn trong năm, kiểm
tra và đối chiếu với phiếu xuất kho và đơn đặt hàng, phiếu giao hàng tƣơng ứng
để đảm bảo rằng doanh thu đƣợc ghi nhận phù hợp với phiếu xuất kho. Các
nghiệp vụ có đƣợc kèm theo toàn bộ chứng từ gốc hay không? Bên cạnh đó, KTV
còn đối chiếu số lƣợng hàng hóa đã tiêu thụ trên nhật ký bán hàng với số lƣợng
trên sổ chi tiết hàng tồn kho xem số lƣợng hàng tiêu thụ với số lƣợng hàng xuất
kho có khớp với nhau không để xem hóa đơn có bị ghi nhận nhiều lần hay không?
Kết quả: Các nghiệp vụ đều đƣợc ghi nhận dựa trên phiếu xuất kho và hóa
đơn bán hàng, đơn đặt hàng, …
Đánh giá: Việc thực hiện thử nghiệm này giúp KTV thu thập đƣợc bằng
chứng về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ghi nhận doanh thu có dựa
trên các chứng từ hay không, đồng thời KTV có thể kiểm tra việc lƣu trữ chứng
từ. Việc lƣu trữ các chứng từ, hóa đơn đúng nguyên tắc cũng góp phần cho thấy
hệ thống KSNB của công ty vận hành một cách chặt chẽ và hữu hiệu. Tuy nhiên
khi thực hiện, do đây là lần kiểm toán thứ hai và trong quá trình tìm hiểu hệ thống
KSNB nhận thấy không có những biến động mạnh làm ảnh hƣởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống nên KTV chỉ thực hiện các thử nghiệm kiếm soát ở mức độ
trung bình.
- Thử nghiệm 2
56
Mục tiêu: Các hóa đơn đƣợc lập dựa trên bảng giá đƣợc duyệt và đƣợc kiểm
tra kỹ trƣớc khi gửi cho khách hàng.
Công việc: Chọn mẫu 4 hóa đơn bán hàng, đối chiếu các mẫu phiếu xuất
kho trong năm với các hóa đơn và đơn đặt hàng đồng thời kiểm tra với các bảng
giá đã duyệt của công ty tại từng thời điểm và có phù hợp với hợp đồng thỏa
thuận hay không? KTV so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá đã đƣợc phê duyệt
để chứng minh rằng hóa đơn đƣợc tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trƣớc
khi gửi đi đƣợc thực hiện một cách hữu hiệu.
Kết quả: Giá bán trên hóa đơn đều dựa trên bảng giá quy định, các chính
sách bán hàng đều đƣợc ngƣời có thẩm quyền phê chuẩn.
Đánh giá: Công việc này giúp KTV kiểm tra xem đơn vị có lập bảng
giá cho từng loại hàng hay không? Đồng thời, KTV cũng có thể kiểm tra đƣợc cơ
sở ghi nhận doanh thu có trung thực và hợp lý hay không.
- Thử nghiệm 3
Mục tiêu: Hàng bán bị trả lại đều đƣợc ngƣời có thẩm quyền xét duyệt
trƣớc khi nhập kho.
Công việc: Thu thập tất cả biên bản và hóa đơn hàng bán bị trả lại, KTV
kiểm tra chữ kí xét duyệt của ngƣời có thẩm quyền đối với các biên bản và hóa
đơn hàng bị trả lại. Đồng thời, xem xét và đối chiếu quy trình thực tế với quy
định của đơn vị.
Kết quả: Hàng bị trả lại của công ty là những hóa đơn bị hủy (do xuất hàng
sai chủng loại hàng hóa trên hợp đồng đƣợc khách hàng chấp nhận hàng bán). Hai
bên tiến hành lập phụ lục hợp đồng và xuất lại hóa đơn mới. Do đặc thù phần
mềm kế toán tại công ty không thể sửa đổi dữ liệu đã nhập vào phần mềm nên kế
toán hạch toán vào hàng bán bị trả lại. Theo giải trình của kế toán thì số doanh thu
thuần sẽ phản ánh doanh thu thực của công ty. Tuy nhiên, KTV không đồng ý với
vấn đề hàng bán bị trả lại của đơn vị (thực chất là hóa đơn bị hủy và xuất lại hóa
đơn) với lý do sau: Không theo hƣớng dẫn của Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 cụ thể TK 511, TK 531; ngoài ra nêu trên chỉ tiêu này nếu năm
sau phát sinh nghiệp vụ hủy hóa đơn nhiều thì sẽ ảnh hƣởng đến uy tín của công
ty trên thị trƣờng CNTT.
57
Đánh giá: Thử nghiệm này giúp KTV đánh giá đƣợc quy trình nhận hàng
bán bị trả lại có thực hiện theo đúng quy định tại đơn vị, có đƣợc xét duyệt và đầy
đủ chứng từ để ghi nhận hay không.
- Thử nghiệm 4
Mục tiêu: Hàng hóa đƣợc gửi đi đều đƣợc lập hóa đơn, các hóa đơn đƣợc
phản ánh vào sổ sách.
Công việc: Chọn mẫu ngẫu nhiên các nghiệp vụ sau đó tiến hành kiểm tra,
xem các hóa đơn có đƣợc đánh số thứ tự liên tục hay không, kiểm tra và đối chiếu
các hóa đơn bán hàng với các hợp đồng bán hàng đã ký xem các hóa đơn có đƣợc
lập dựa trên hợp đồng đã ký và có đƣợc phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán hay
không?
Kết quả: Các hóa đơn đƣợc phản ánh vào sổ kế toán và đƣợc lập đầy đủ.
Đánh giá: Thử nghiệm này đƣợc thực hiện với mức độ trung bình, tuy
nhiên thông qua thử nghiệm này giúp KTV phát hiện những nghiệp vụ cũng nhƣ
hóa đơn mà bộ phận kế toán cố tình không ghi hoặc bỏ sót chứng từ. Các hóa đơn
tƣơng ứng với hợp đồng bán hàng đã ký chứng minh cho các nghiệp vụ bán hàng
phát sinh đều đƣợc lập hóa đơn và ghi chép đầy đủ. Bên cạnh đó, kiểm tra chi tiết
việc đánh số liên tục trên các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng là thủ
tục quan trọng mà KTV cần thực hiện để phát hiện kịp thời những trƣờng hợp
mua bán hóa đơn hay xuất hàng đi bán vì mục đích gian lận của các nhân viên
trong đơn vị.
Hệ thống kiểm soát nội bộ tƣơng đối hữu hiệu, có thể ngăn chặn rủi ro
và gian lận.
4.2.2.2. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát
Thông qua quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đối với
khoản mục doanh thu, đồng thời thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát cho
khoản mục này, KTV quyết định vẫn giữ nguyên những nhận xét đã nêu trƣớc về
rủi ro kiểm soát đối với khoản mục này của công ty.
* Rủi ro tiềm tàng (IR) của khoản mục doanh thu là: 70%
* Rủi ro kiểm toán (AR) của khoản mục doanh thu là: 5%
* Rủi ro kiểm soát (CR) của khoản mục doanh thu là: 30%
(DR) = AR/ (IR x CR) = 5%/ (70% x 30%) = 23,81%
58
Vậy rủi ro phát hiện của khoản mục doanh thu là 23,81%
Việc kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là hữu
hiệu sẽ làm giảm các thử nghiệm cơ bản và có thể giảm khối lƣợng công việc của
KTV.
4.2.2.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản.
Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV sẽ thực hiện các thủ
tục phân tích để có đƣợc cái nhìn sơ bộ về khoản mục doanh thu và cũng có thể
phát hiện ra các bất thƣờng để từ đó đƣa ra các thử nghiệm chi tiết thích hợp và
mang lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán.
Phƣơng pháp chọn mẫu (Phụ lục 5): Là phƣơng pháp phi thống kê. KTV
chọn mẫu theo tháng để kiểm tra và áp dụng phƣơng pháp số lớn (nghĩa là lựa
chọn tổng thể có giá trị cao kiểm tra trƣớc), trong tổng thể đó lựa chọn ra các
phần tử có giá trị lớn trên một mức nhất định hoặc phần tử có dấu hiệu bất thƣờng
sao cho cỡ mẫu chọn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể. Nếu KTV phát hiện dấu hiệu
sai phạm sẽ mở rộng phạm vi mẫu kiểm tra các tổng thể khác.
+ Hệ số rủi ro: 0,5 (Đƣợc xác định trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm soát và rủi ro phát hiện).
- Các phần tử có giá trị lớn hơn khoảng cách mẫu sẽ đƣợc kiểm tra 100%,
các phần tử đặc biệt: kiểm tra 100%.
STT
CHƢƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
Thủ tục kiểm toán
Ngƣời thực Tham
hiện
chiếu
I. Các thủ tục chung
1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất Hoàng Tứ
quán với năm trƣớc và phù hợp với quy định của
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
2
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm Hoàng Tứ
trƣớc. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng
hợp với bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm
toán năm trƣớc.
II. Kiểm tra phân tích
1
So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng Hoàng Tứ
bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh
thu trên tổng doanh thu, doanh thu hoạt động tài
chính và thu nhập năm 2012 với năm 2011, thu
59
G142
G110
G143
thập giải trình cho những biến động bất thƣờng.
2
Phân tích sự biến động của doanh thu theo từng
loại hoạt động giữa năm nay với năm trƣớc, giải
trình cho những biến động bất thƣờng.
3
Tính tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu
III. Kiểm tra chi tiết
1
Đối chiếu số liệu trên Báo cáo tài chính với số liệu
trên các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
2
Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc
từng tháng, hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với
các tài liệu độc lập khác nhƣ: Báo cáo tổng hợp
doanh thu bán hàng, phòng xuất khẩu, .. về số
lƣợng, giá trị và giải thích chênh lệch lớn. (nếu có)
3
Đối chiếu doanh thu hoạch toán với doanh thu theo
từng tờ khai VAT trong năm
4.
Kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng quy đổi đối
với các khoản doanh thu bằng ngoại tệ tại đơn vị.
5
Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong
năm và kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Kiểm
tra và đối chiếu chứng từ gốc với sổ kế toán việc
ghi nhận doanh thu tài chính, thu nhập khác.
6
Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ
doanh thu lớn trong năm, đảm bảo tuân thủ các
quy định bán hàng của DN cũng nhƣ luật thuế.
7
Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu:
7.1
Kiểm tra hóa đơn hàng hóa, vận đơn, phiếu xuất
kho, hợp đồng của các lô hàng đƣợc bán trƣớc và
sau ngày khóa sổ kế toán để đảm bảo doanh thu đã
đƣớc ghi chép đúng kỳ.
7.2
Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc
giảm giá hàng bán phát sinh sau ngày khóa sổ kế
toán, đánh giá sự ảnh hƣởng của các nghiệp vụ này
đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm.
8
Kiểm tra việc trình bày về doanh thu và thu nhập
trên BCTC.
IV. Thủ tục kiểm toán khác
1
Rà soát tổng hợp
Nguồn: Công ty kiểm toán AISC, 2013
60
Hoàng Tứ
G143
Hoàng Tứ
G143
Hoàng Tứ
G144
Hoàng Tứ
G145
Hoàng Tứ
G146
Hoàng Tứ
G147
Hoàng Tứ
G148
Hoàng Tứ
G149
Hoàng Tứ
G150
Hoàng Tứ
G149
Hoàng Tứ
G120
Hoàng Tứ
A- Thủ tục chung:
- Thủ tục 1: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Mục tiêu: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán nhất quán với các năm trƣớc phù
hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Công việc thực hiện:
1. Tìm hiểu chính sách bán hàng của DN.
Thiết bị điện tử tin học
- Khách hàng lẻ: Thu tiền ngay.
- Khách hàng lớn: Chính sách bán chịu từ 15 đến 30 ngày.
- Thi công công trình: Thanh toán theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
2. Tìm hiểu cách ghi nhận doanh thu của DN
- Bán hàng trong nƣớc: Đơn vị căn cứ vào biên bản nhiệm thu hoặc biên bản
bàn giao kỹ thuật (tùy điều kiện cụ thể trong từng hợp đồng) và tiến hành ghi
nhận doanh thu trong kỳ.
- Công trình xây dựng: Đơn vị nhận thầu công trình, ghi nhận doanh thu
theo chuẩn mực kế toán số 15 - Hợp đồng xây dựng.
- Khách hàng nƣớc ngoài: Tiến độ công việc thực hiện có sự đồng ý của hai
bên và theo phê duyệt của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Khách hàng trong nƣớc: Doanh thu đƣợc đơn vị ghi nhận theo tiến độ công
việc hoàn thành (căn cứ vào kết quả nghiệm thu theo từng giai đoạn).
Kết luận: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu là phù hợp với chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Chính sách kế toán áp dụng nhất quán
trong năm.
- Thủ tục 2: Kiểm tra việc ghi chép số dư đầu kỳ của Công ty CP ABC
Mục tiêu: Kiểm tra tính chính xác của việc kết chuyển số dƣ cuối kỳ năm
trƣớc sang số dƣ đầu kỳ năm nay của Công ty CP ABC.
Công việc: Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trƣớc. Kiểm
toán viên tiến hành kiểm tra đối chiếu số dƣ đầu kỳ tài khoản doanh thu trên bảng
61
cân đối kế toán tại 01/01/2012, sổ sách của đơn vị với số dƣ cuối kỳ của tài khoản
này trên bảng cân đối kế toán năm 2011 đã đƣợc kiểm toán bởi công ty AISC.
Bảng 4.6. Bảng số liệu tổng hợp doanh thu và thu nhập khác
Tài
khoản
511
512
521
531
532
515
711
Số dƣ ngày
01/01/2012
665.749.932.948
14.991.995.011
4.587.777.121
TB, GL
Số dƣ ngày
31/12/2011
665.749.932.948
14.991.995.011
4.587.777.121
PY
ĐVT: VNĐ
Biến động
Số tiền
%
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
Nguồn: Số liệu tính toán và tổng hợp từ Công ty Cổ phần ABC, 2012
PY: Khớp với BCKT năm trƣớc;
TB, GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và sổ cái.
Kết luận: Đơn vị đã thực hiện việc kết chuyển số dƣ đầu kỳ là chính xác.
Đánh giá:
Kiểm toán viên xem xét các nguyên tắc và chính sách kế toán áp dụng xem có
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không, từ đó xác định sơ
bộ rủi ro để có hƣớng điều chỉnh thực hiện các thủ tục phân tích. Bên cạnh đó,
kiểm tra tính chính xác của số dƣ đầu kỳ là rất quan trọng, nó sẽ giúp KTV đánh
giá đƣợc tính cẩn thận của kế toán đơn vị và khi số liệu khớp đúng sẽ là căn cứ
đáng tin cậy cho việc thực hiện các thủ tục kế tiếp để đi đến sự trung thực và hợp
của số liệu cuối kỳ.
B - Thủ tục phân tích
- Thủ tục 1: So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại,
tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu, doanh thu tài chính
và thu nhập khác của năm nay với năm trước.
Mục tiêu: Đánh giá sự biến động doanh thu giữa năm nay với năm trƣớc.
Công việc: So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ
lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu, doanh thu tài chính và thu
nhập trên bảng KQHĐKD với sổ chi tiết của năm nay so với năm trƣớc xem có
biến động nhiều hay không và giải trình những biến động bất thƣờng:
62
Bảng 4.7. Bảng phân tích doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và thu nhập
năm 2012 với năm 2011
ĐVT: VNĐ
Nội
dung
511
521
531
532
515
711
Năm nay
702.858.765.555
(671.675.934)
1.914.903.941
3.291.991.538
Tỷ lệ
CK
giảm
trừ/ DT
(0,1)%
-
Năm trƣớc
665.749.932.948
14.991.995.011
5.805.308.676
Tỷ lệ
CK
giảm
trừ/ DT
-
Biến động
37.108.832.607
5,6
(671.675.934)
(13.077.091.070)
- 87
(2.513.317.138) - 43,29
Nguồn: Số liệu tính toán và tổng hợp từ Công ty Cổ phần ABC, 2012
Nhận xét: Trong năm 2012 ngành công nghệ thông tin vƣợt qua ảnh hƣởng
của nền kinh tế khó khăn trong nƣớc và thế giới. Dựa trên nền tảng đó, Công ty
Cổ phần ABC cũng đã có nhiều bƣớc phát triển mạnh. Doanh thu năm 2012 cao
hơn nhiều so với năm 2011 tăng 37.108.832.607 đồng (5,6%) nguyên nhân là do
đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ tin học hơn và trong năm 2012 đơn vị đã mở rộng
quy mô hoạt động cung cấp thêm một số dịch vụ mới nhƣ: khai thuê hải quan,
dịch vụ vận tải, kế toán và tƣ vấn tài chính, vv... Bên cạnh đó việc công ty còn mở
rộng thêm thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đối với thị trƣờng trong nƣớc, đơn vị
đã phát triển các khách hàng mới trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc tại Hà Nội và
các tỉnh thành, các doanh nghiệp lớn tại miền Trung, tiếp tục có thêm các dự án
dịch vụ cho các khách hàng tại Campuchia, phối hợp với khách hàng Việt Nam
triển khai các hệ thống Công nghệ thông tin tại Đông Timor, Mozambique, ...
Công ty đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng, có qui mô lớn về lĩnh vực phần
mềm và dịch vụ trong các hƣớng chuyên môn mới nhƣ: ECM (quản trị nội dung
doanh nghiệp), BI (Business Intelligence) cùng với các hợp đồng quan trọng nằm
trong thế mạnh truyền thống của trung tâm tích hợp hệ thống: Database, security,
hạ tầng datacenter, hạ tầng phức hợp gồm các máy chủ, hệ thống lƣu trữ cỡ lớn,
...
- Hàng bán bị trả lại thực chất là các hóa đơn bị hủy (do xuất hàng sai
chủng loại hàng hóa trên hợp đồng đƣợc khách hàng chấp nhận hàng bán). Hai
bên tiến hành lập phụ lục hợp đồng và xuất lại hóa đơn mới. Do đặc thù phần
63
%
mềm kế toán tại công ty không thể sửa đổi dữ liệu đã nhập vào phần mềm nên kế
toán hạch toán vào hàng bán bị trả lại.
- Doanh thu hoạt động tài chính của đơn vị giảm đáng kể đến 87%
(13.077.091.070 đồng) so với năm trƣớc nguyên nhân là do:
+ Năm 2012 đơn vị không còn gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn nên doanh thu
tiền lãi trong năm ít hơn năm trƣớc.
+ Lãi chênh lệch tỷ giá ít hơn năm ngoái do trong năm doanh nghiệp tiến
hành giao dịch với các khách hàng nƣớc ngoài với giá trị ít hơn năm 2011.
+ Cổ tức lợi nhuận đƣợc chia năm nay ít hơn năm ngoái do năm nay
Vietinbank chia cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu.
- Thu nhập khác: Thu nhập khác giảm 43,29% là do trong năm doanh
nghiệp không phát sinh nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định nhƣ năm trƣớc.
Kết luận: Đạt đƣợc sự giải trình hợp lý về biến động doanh thu.
Đánh giá:
Kiểm toán viên so sánh doanh thu và thu nhập giữa năm nay và năm trƣớc
nhằm mục đích nhận xét, đánh giá về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin về
các khoản mục doanh thu cần kiểm tra từ đó nhận diện các khoản mục bất
thƣờng, điều tra nguyên nhân dẫn số dƣ năm nay biến động so với năm trƣớc.
Đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu của từng khoản mục
để có định hƣớng trong việc lựa chọn các thử nghiệm chi tiết.
- Thủ tục 2: Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo
từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước.
Mục tiêu: Đánh giá tình hình phát sinh của doanh thu và tìm ra những biến
động bất thƣờng.
Công việc:
- Tổng hợp doanh thu theo từng loại hoạt động.
- Phân tích sự biến động của doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm
nay với năm trƣớc và giải trình những biến động bất thƣờng (nếu có).
64
Bảng 4.8. Bảng phân tích doanh thu theo từng loại hoạt động
ĐVT: Triệu đồng
Ngành
hàng
Phần cứng
Phần mềm
Dịch vụ
Tổng cộng
Giá trị
năm 2012
490.127
140.437
71.623
702.187
Giá trị
năm 2011
427.412
184.413
53.526
665.750
Tỷ
trọng
2012
69,8%
20,0%
10,2%
100%
Tỷ
trọng
2011
64,2%
27,7%
8,1%
100%
Biến động
%
Số tiền
62.715 5,6%
-43.976 -7,7%
18.097 2,1%
36.437 5,5%
Nguồn: số liệu tính toán và tổng hợp từ Công ty Cổ phần ABC, 2012
Nhận xét: Tỷ trọng phần cứng trong tổng doanh thu tăng 5,6%, phần mềm
giảm 7,7% và dịch vụ tăng 2,1% cho thấy sự chuyển đổi ngành hàng cho phù hợp
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cùng với sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành.
Doanh thu năm 2012 đạt 702 tỷ đồng, cơ cấu doanh thu chủ yếu tập trung vào
mảng tích hợp hệ thống, đây là thị trƣờng quan trọng của công ty. Trong năm
2012 công ty đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng, có quy mô lớn trong các
hƣớng chuyên môn mới, thị trƣờng Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực, thị
trƣờng Hà Nội tiếp tục duy trì và phát triển chiếm 70% tổng kết quả kinh doanh
của trung tâm tích hợp hệ thống, thị trƣờng Campuchia đã có nhân sự ABC chính
thức và hoạt động tại thị trƣờng này ngay trong năm đầu tiên (2012) đạt đƣợc
hiệu quả trong năm đầu hoạt động. Công tác phát triển khách hàng mới vẫn đƣợc
duy trì, tổng khách hàng mới chiếm 37% tổng số khách hàng và chiếm 27%
doanh số của trung tâm tích hợp hệ thống. Ngoài ra, trung tâm tích hợp hệ thống
đã phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác phần mềm mới nhƣ Software AG,
Intellinx,… để phối hợp trong các dự án quy mô lớn, phức tạp. Về lĩnh vực dịch
vụ, với sự điều chỉnh mảng hoạt động sửa chữa và mang lại hiệu quả hơn so với
năm 2011. Phần mềm trong năm hoạt động không hiệu quả là nguyên nhân dẫn
đến sụt giảm tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu, thị trƣờng gia công phần mềm
(outsourcing) Nhật Bản không thực hiện cam kết chuyển giao dự án. Thị trƣờng
trong nƣớc (thị trƣờng chính của sản phẩm phần mềm đóng gói quản trị nguồn
nhân lực HRM) lại chịu ảnh hƣởng của tình hình khó khăn khi hầu hết các doanh
nghiệp điều cắt giảm đầu tƣ hoặc hoãn. Tăng trƣởng khách hàng mới của trung
tâm dịch vụ khách hàng năm 2012 có kết quả tốt trên phƣơng diện địa lý và số
lƣợng. Sự điều chỉnh mảng hoạt động sửa chữa trong năm 2012 mảng hoạt động
này tăng trƣởng hơn 70% và đóng góp trên 33% doanh thu của trung tâm dịch vụ
khách hàng.
65
Kết luận: Doanh thu theo từng loại hoạt động không có biến động bất
thƣờng đạt mục tiêu kiểm toán ban đầu.
Đánh giá:
Việc thực hiện thủ tục phân tích biến động doanh thu theo từng loại hoạt
động giữa năm nay và năm trƣớc giúp cho KTV có thể nhận diện đƣợc xu hƣớng
thay đổi của doanh thu. Tuy nhiên, KTV nên thu thập thêm những bằng chứng
đáng tin cậy hơn bằng cách tính thêm các tỷ suất để có thể chứng minh đƣợc tính
hợp lý của các giải trình của đơn vị.
- Thủ tục 3: Tính tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu để xem doanh thu
được được ghi nhận hợp lý hay không, có bất thường không?
Mục tiêu: Doanh thu thực tế phát sinh và đƣợc ghi nhận đầy đủ.
Công việc: Tính và so sánh tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu qua các
tháng và xem xét các yếu tố bất thƣờng.
Bảng 4.9. Tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng PS
Doanh thu thuần
2.649.841.379
10.333.581.725
34.958.741.553
7.880.482.875
118.976.779.234
13.604.424.281
27.356.451.698
77.452.779.739
14.327.397.681
16.750.334.169
22.754.230.529
355.142.004.758
702.187.089.621
Giá vốn
1.744.378.386
8.243.635.321
28.482.938.083
5.588.035.052
106.984.593.617
10.538.243.715
22.339.977.788
65.470.922.523
12.543.583.266
13.735.768.581
16.972.880.101
314.257.083.163
606.902.039.596
µ
ĐVT: VNĐ
Tỷ lệ GV/DT
65,83%
79,8%
81,5%
70,91%
89,92%
77,5%
81,7%
84,5%
87,55%
82%
74,6%
88,5%
µ
Nguồn: Số liệu tính toán và tổng hợp từ Công ty Cổ phần ABC, 2012
µ: Khớp với số liệu trên báo cáo KQHĐKD, GV/DT: Giá vốn / Doanh thu
Nhận xét: Doanh thu và giá vốn tƣơng đối ổn định qua các tháng, tháng 1
có tỷ số tƣơng đối thấp hơn so với các tháng còn lại do ảnh hƣởng của giá cả đầu
năm nên sự biến động này không ảnh hƣởng. Sự biến động của giá vốn hàng bán
66
và doanh thu là do sự biến động của giá cả thị trƣờng, giá cả hàng hóa năm 2012
cao hơn so với năm 2011 và công ty thực hiện xuất kho theo phƣơng pháp FIFO.
Tháng 5 và tháng 12 doanh thu và giá vốn hàng bán tăng mạnh, tỷ suất GV/DT
trong tháng 5 là cao nhất trong các tháng. Việc kiểm tra tính trung thực và hợp lý
của giá vốn hàng bán đƣợc thực hiện tại phần hành D530 và G230. KTV cần chú
ý đến sự biến động doanh thu trong hai tháng 5 và 12 (tăng cƣờng kiểm tra các
mẫu nghiệp vụ và chứng từ của tháng 5 và tháng 12).
Kết luận: Doanh thu đƣợc ghi nhận đầy đủ và thực tế phát sinh.
Đánh giá: KTV tính tỷ lệ giá vốn/ doanh thu nhằm tìm hiểu xem giá vốn
hàng bán và doanh thu biến động có tƣơng thích, có bất thƣờng không. Nếu có sự
giảm bất thƣờng có thể do doanh thu trong kỳ bị khai khống so với năm trƣớc
hoặc giá vốn hàng bán bị khai thiếu. Nếu tỷ lệ tăng bất thƣờng thì có thể do doanh
thu trong kỳ không đƣợc ghi nhận đầy đủ hoặc do giá vốn hàng bán bị thổi phồng
nhằm mục đích trốn thuế, cũng có thể tỷ lệ này biến động là do sự biến động của
các nhân tố: giá thành, giá bán, lƣợng bán, … Trong quá trình thực hiện thủ tục
này KTV cũng đã có liên kết với khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.
Tuy nhiên, KTV chỉ mới so sánh các tỷ suất giữa các tháng trong năm với nhau
mà chƣa so sánh với các năm trƣớc để xác định doanh thu của đơn vị có theo tính
mùa vụ hay không; hay các chỉ tiêu cùng ngành xem biến động đó có bất thƣờng
hay không để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết cho phù hợp.
* Đánh giá chung: Kiểm toán viên đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ các thủ
tục phân tích, bên cạnh việc thực hiện so sánh, KTV cũng đã tìm hiểu sơ bộ
những tác động của các yếu tố gây biến động đƣơng nhiên đối với doanh thu và
thu nhập. Ngoài việc so sánh doanh thu năm nay với năm trƣớc, phân tích doanh
thu theo từng loại hoạt động, xác lập tỷ suất GV/DT, so sánh tỷ lệ doanh thu hàng
bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán trên doanh thu năm nay với năm trƣớc để
phát hiện khả năng khai khống hay khai thấp doanh thu hàng bán trả lại và giảm
giá hàng bán,... Sự biến động bất thƣờng của doanh thu và thu nhập có khả năng
dẫn đến sai phạm và các nghi ngờ về khả năng sai phạm đã đƣợc KTV xác định
rõ cơ sở dẫn liệu để làm mục tiêu tiếp tục thực hiện các bƣớc kiểm tra chi tiết.
Tuy nhiên, KTV nên phân tích kỹ hơn tính hợp lý và xu hƣớng biến động
của các số liệu và tìm ra những vấn đề bất thƣờng, KTV có thể đối chiếu với số
liệu bình quân chung của các đơn vị cùng quy mô, tính chất.
C. Thử nghiệm chi tiết
67
- Thử nghiệm 1: Đối chiếu số liệu trên Báo cáo tài chính với số liệu trên
các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Mục tiêu: Doanh thu và thu nhập đƣợc ghi nhận đầy đủ và chính xác.
Công việc: Lập bảng số liệu phát sinh qua các tháng của tài khoản doanh
thu, so sánh và đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết, bảng KQHĐKD xem doanh thu
qua các tháng có đƣợc ghi nhận đúng hay không?
Phân tích biến động doanh thu qua các tháng và giải trình các biến động bất
thƣờng nếu có.
Bảng 4.10. Bảng cân đối phát sinh doanh thu và thu nhập
ĐVT: VNĐ
Tháng
TK 511
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
2.665.771.379
10.333.581.725
34.598.741.533
7.928.695.875
119.529.332.168
13.655.874.641
27.356.451.698
77.456.309.739
14.327.397.681
16.750.334.169
22.754.230.529
355.142.044.758
702.858.765.555
TK 521
-
TK531
15.930.000
48.213.000
552.552.934
51.450.000
3.530.000
671.675.934
TK 532
-
TK 515
TK 711
499.703.835
75.682.576
101.452.808
208.476.478
78.169.227
94.438.137
84.229.444
27.358.294
59.267.201
373.053.373
38.310.245
274.761.700
1.914.903.318
12.065.684
256.655.316
172.913.078
1.017.193.180
288.652.309
70.831.780
338.238.397
681.852.477
341.755.990
111.833.327
3.291.991.538
CL
µ
µ
µ
µ
µ
Nguồn: Số liệu tính toán và tổng hợp từ Công ty Cổ phần ABC,2012.
µ: Số liệu khớp đúng với báo cáo KQHĐKD;
¥: Số liệu đã được đối chiếu với sổ chi tiết.
µ
Nhận xét: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ các tháng có sự biến
động lớn, các tháng ở quý I rất thấp so với các quý còn lại, nguyên nhân là do thị
trƣờng bão hòa và gặp nhiều khó khăn; sang quý II có sự cải thiện tình hình và đã
đƣa doanh thu tăng trở lại và cao nhất là tháng 5 khi các hợp đồng đƣợc bàn giao
và ghi nhận doanh thu. Doanh thu tháng 12 tăng đột biến nguyên nhân là do
những hợp đồng đơn vị đã ký của những tháng trƣớc và tháng 12 thời điểm cuối
năm nhanh chóng tiến hành nghiệm thu và kế toán mới tiến hành ghi nhận doanh
thu. KTV cần lƣu ý kiểm tra chọn mẫu xoáy vào tháng 5 và tháng 12, kiểm tra chi
tiết việc ghi nhận doanh thu trong tháng 5, 12.
68
Ghi
chú
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
¥
Các khoản doanh thu tài chính biến động bất thƣờng trong tháng 1, 4, 10 và
12 do trong tháng 1 và tháng 10 doanh nghiệp có phát sinh các khoản thu tiền
thuế, tiền hoạt động tài chính. Còn trong tháng 4 và tháng 12 có kết chuyển chênh
lệch tỷ giá, các tháng 4, 7 và 12 đơn vị ghi nhận các khoản cổ tức nhận đƣợc từ
Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận - MASECO. Nhìn chung khoản mục này biến
động không cao.
Thu nhập khác phát sinh chủ yếu là các nghiệp vụ tiền thƣởng và bồi thƣờng
hợp đồng.
Kết luận: Doanh thu và thu nhập đƣợc ghi nhận đầy đủ và chính xác.
Đánh giá
Để đảm bảo đƣợc mục tiêu doanh thu đƣợc ghi nhận đầy đủ và chính xác,
KTV đã thực hiện việc đối chiếu số liệu doanh thu và thu nhập trên bảng CĐSPS
với sổ chi tiết, sổ cái qua từng tháng, đảm bảo mọi khoản doanh thu phát sinh trên
sổ cái đều đƣợc ghi nhận và phản ánh kịp thời vào sổ sách kế toán chi tiết. Bên
cạnh đó, KTV cũng đã đối chiếu với số liệu trên bảng báo cáo KQHĐKD xem có
khớp đúng hay không. KTV cần thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm tra chi tiết
các chứng từ để đảm bảo mục tiêu các khoản doanh thu không bị hạch toán trùng
hay sót.
- Thử nghiệm 2: Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng, từng tháng
hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác nhƣ: Báo cáo tổng
hợp doanh thu bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lƣợng và giá trị.
Mục tiêu: Doanh thu đƣợc ghi chép chính xác, phát sinh và đầy đủ.
Công việc: Thu thập bảng báo cáo bán hàng từ các bộ phận, sổ chi tiết
doanh thu, … sau đó đối chiếu doanh thu theo từng loại hình với báo cáo bán
hàng từ các bộ phận (hàng tháng hoặc năm).
Đối với bán hàng: Đối chiếu với báo cáo bán hàng từ phòng kinh doanh =>
không thực hiện đƣợc.
Đánh giá:
Kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm đối chiếu doanh thu trên sổ chi tiết với
doanh thu trên báo cáo bán hàng của đơn vị để xem xét việc ghi nhận doanh thu
giữa phòng kế toán với phòng kinh doanh có khớp đúng hay không, doanh thu có
bị khai thiếu hay khai khống hay không. Tuy nhiên, do đơn vị kinh doanh rất
nhiều mặt hàng, phòng kinh doanh của đơn vị theo dõi và ghi nhận doanh thu
69
theo từng hợp đồng, cuối tháng không tổng kết cho nên KTV không thực hiện
đƣợc việc đối chiếu. KTV nên linh hoạt thực hiện thay thế thử nghiệm nhƣ kiểm
tra với các tài khoản đối ứng khác nhƣ tài khoản 111, 112, 131, … Việc phân loại
doanh thu để đáp ứng mục tiêu doanh thu đƣợc ghi nhận chính xác, phát sinh và
đầy đủ. KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán năm trƣớc có thực hiện thử nghiệm
này hay không để có hƣớng đƣa ra thử nghiệm khác thay thế.
- Thử nghiệm 3: Đối chiếu doanh thu trên sổ sách với tờ khai thuế GTGT.
Mục tiêu: Doanh thu đƣợc ghi nhận chính xác và thực tế phát sinh.
Công việc: Thu thập tờ khai thuế hàng tháng, sổ chi tiết tài khoản doanh
thu. Đối chiếu doanh thu giữa tờ khai thuế và sổ sách xem có khớp đúng hay
không. Doanh thu có đƣợc phân loại đúng không?
70
Bảng 4.11. Bảng đối chiếu tờ khai thuế với sổ sách
ĐVT: VNĐ
Doanh thu theo tờ khai
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Doanh thu theo sổ sách
Hủy hóa
đơn
Chênh lệch
Không chịu
thuế
74.229.864
305.859.000
-
2.285.579.015
2.665.667.879
2.649.841.379
-
15.930.000
(103.500)
1.372.834.256
192.399.000
-
8.799.055.276
10.364.288.532
10.333.581.725
-
-
30.706.807
6.936.878.372
2.683.921.400
-
25.388.913.599
35.009.713.371
34.958.741.553
12.065.684
-
38.906.134
2.004.303.952
263.185.800
-
5.621.349.487
7.888.839.239
7.880.482.875
256.655.316
48.213.000
(296.511.952)
31.959.608.124
234.043.600
-
86.901.394.719 119.095.046.443 118.976.779.234
172.913.078 552.552.934
(607.198.803)
2.585.465.500
142.674.000
-
10.904.634.781
13.632.774.281
13.604.424.281 1.017.193.180
8.614.494.417
465.385.408
-
18.279.714.499
27.359.594.324
27.356.451.698
288.652.309
-
(285.509.683)
45.965.339.732
282.256.000
-
31.253.208.280
77.500.804.012
77.452.779.739
70.831.780
3.530.000
(26.337.507)
4.475.498.359
148.050.000
-
9.721.199.322
14.344.747.681
14.327.397.681
338.238.397
-
(320.891.247)
5.725.119.822
1.582.488.554
-
12.722.967.414
20.030.575.790
16.750.334.169
681.852.477
-
2.598.389.144
8.311.225.950
3.146.301.204
-
11.490.767.539
22.948.294.693
22.754.230.529
341.755.990
-
(147.691.826)
46.015.445.194
1.198.264.820
- 308.140.282.665 355.353.992.679 355.142.044.758
111.833.327
-
100.114.594
531.509.066.596 706.194.338.924 702.187.089.621 3.291.991.538 671.675.934
43.578.981
0%
5%
164.040.443.542 10.644.828.786
10%
Tổng
TK511
Nguồn: Số liệu kiểm toán từ Công ty Cổ phần ABC,2012
√: Đã đối chiếu khớp với sổ cái
×: Đối chiếu khớp đúng với tờ khai thuế
71
TK711
51.450.000 (1.040.293.180)
Ghi
chú
Nhận xét:
Do đặc thù phần mềm tại Công ty CP ABC không thể sửa chữa dữ liệu
khi hạch toán nhằm tài khoản, sai nội dung kinh tế (nhƣ sai diễn giải khi viết
hóa đơn, sai mặt hàng, sai số tiền…) mà phải hạch toán đảo lại.
Đối với những hóa đơn đã kê khai vào phần mềm thì đơn vị tiến hành
hạch toán bút toán đảo lại nhằm hủy nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đối với
những hóa đơn chƣa kê khai vào phần mềm thì không xảy ra trƣờng hợp trên.
- Số liệu trên sổ sách và trên tờ khai có sự chênh lệch với nhau là do:
+ Phần doanh thu công ty cung cấp dịch vụ vừa diễn ra tại Việt Nam,
vừa diễn ra ở nƣớc ngoài (dự án dịch vụ với đối tác Cisco, Microsoft…) thì
đơn vị chỉ kê khai phần doanh thu tạo ra tại Việt Nam, phần doanh thu tạo ra
tại nƣớc ngoài thì đơn vị không phải kê khai tính thuế GTGT đầu ra.
+ Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của đơn vị, cung cấp dịch vụ cho
các đơn vị qua nhiều tháng mới hoàn thành, đơn vị kí hợp đồng và xuất hóa
đơn phải kê khai ngay vào tờ khai, còn trên sổ sách, đơn vị hạch toán doanh
thu theo phƣơng pháp từng phần (tỷ lệ hoàn thành), cho nên số liệu trên tờ
khai cao hơn số liệu trên sổ sách.
+ Bên cạnh đó, một phần doanh thu trên sổ sách thấp hơn doanh thu trên
tờ khai là do phần hủy hóa đơn, trên sổ sách đơn vị hạch toán doanh thu thuần
còn trên tờ khai là phần doanh thu ghi sai chƣa bị hủy qua tháng sau đơn vị
thực hiện bù trừ.
Phần doanh thu cung cấp dịch vụ diễn ra tại nƣớc ngoài không kê khai
trên tờ khai: 2.068.688.264 đồng.
Doanh thu trên tờ khai do hóa đơn bị hủy: 671.675.934 đồng.
Doanh thu đơn vị hạch toán theo phƣơng pháp từng phần: 2.783.943.179
đồng.
Tổng chênh lệch giữa tờ khai và sổ sách là:
2.783.943.179 - 2.068.688.264 - 671.675.934 = 43.578.981 đồng
Kết luận: Tất cả các khoản doanh thu đƣợc liệt kê trong tờ khai thuế
GTGT đều thực sự phát sinh và ghi chép chính xác .
Đánh giá: Việc đối chiếu doanh thu trên sổ sách với doanh thu trên tờ
khai thuế GTGT và tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa sổ
sách và tờ khai sẽ tăng độ chính xác về sự trung thực và hợp lý của khoản
doanh thu trong kỳ. Khi thực hiện thủ tục này KTV sẽ phải chú ý và tìm hiểu
72
rõ nguyên nhân dẫn đến các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ sách với
trên tờ khai để phát hiện đó có phải là hành vi trốn thuế hay khai khống hay
không ?
- Thử nghiệm 4: Kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng quy đổi đối với
các khoản doanh thu bằng ngoại tệ tại đơn vị.
Mục tiêu: Đảm bảo việc áp dụng tỷ giá đƣợc quy đổi tại đơn vị là chính
xác.
Công việc:
- Đánh giá số dƣ có gốc ngoại tệ cuối kỳ, kiểm tra lãi lỗ chênh lệch tỷ
giá có đƣợc đánh giá đúng theo quy định Công ty đang áp dụng hay không?
- Trƣờng hợp áp dụng theo VAS 10 - Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá
hối đoái
- Tỷ giá Bình quân liên ngân hàng (BQLNH): 20.828 VND/ USD.
- Tham chiếu đến các phần hành liên quan (công nợ phải thu, phải trả,
vay, ...) so sánh với số liệu đã ghi nhận trên sổ và giải thích các chênh lệch nếu
có.
Bảng 4.12. Bảng kiểm tra việc đánh giá số dƣ gốc ngoại tệ
Số sổ sách
(49.446.612)
(1.905.120)
(13.234.943)
425.082
55.758.430
105.498.324
TK 1122
TK 1311
TK 3312
TK 1312
TK 3112
TK 3311
Số kiểm toán
(49.623.307)
(2.201.290)
(19.110.841)
566.776
82.034.475
144.650.892
ĐVT: VNĐ
Chênh lệch
176.695
296.170
5.875.898
(141.694)
(26.276.045)
(39.152.568)
Nguồn: Số liệu tổng hợp tại công ty CP ABC, 2012
Giải trình chênh lệch: DN sử dụng tỷ giá BQLNH tại thời điểm
31/12/2012 là 20.828 VND/ USD còn kiểm toán sử dụng tỷ giá bình quân của
các ngân hàng mà đơn vị giao dịch theo Thông tƣ 179 tại thời điểm
31/12/2012 là 20.814 VND/ USD. Tỷ giá này đƣợc lấy từ ngƣời thực hiện
phần hành tiền.
Kết quả: Chênh lệch tỷ giá đã đƣợc hạch toán đúng theo quy định Công
ty đang áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán số 10.
Đánh giá:
73
KTV thực hiện kiểm tra việc ghi nhận tỷ giá hối đoái để kiểm tra đơn vị
có thực hiện việc quy đổi tỷ giá có đúng theo quy định hay không, việc quy
đổi tỷ giá chính xác sẽ làm cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu xuất khẩu của
đơn vị hạch toán là trung thực và hợp lý. Công việc kiểm tra này tƣơng đối
đơn giản vì thông tin về tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng công bố tại thời điểm bán
hàng là sẵn có. Tuy nhiên kiểm toán viên nên thực hiện kiểm tra việc hạch
toán tỷ giá theo tỷ giá mà đơn vị đang sử dụng để có thể kiểm tra tính chính
xác của việc hạch toán tỷ giá của đơn vị theo tỷ giá BQLNH.
Thử nghiệm 5: Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và
kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Kiểm tra và đối chiếu chứng từ gốc với sổ
kế toán việc ghi nhận doanh thu tài chính, thu nhập khác.
Mục tiêu: Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu và thu nhập đã
đƣợc ghi chép, đảm bảo doanh thu trong kỳ đƣợc ghi nhận đầy đủ.
Công việc:
Kiểm tra hóa đơn bán hàng tƣơng ứng của khoản doanh thu bán hàng đã
ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu. Đồng thời, kiểm tra
xem các nghiệp vụ đó có chứng từ xuất kho hay biên bản nhiệm thu tƣơng ứng
hay không?
Doanh thu 12/2012 tăng đột biến theo trợ lý KTV thì đơn vị có khuynh
hƣớng ghi khống doanh thu nên việc kiểm tra chi tiết tài khoản doanh thu
trong tháng 12 là 100%.
Kiểm tra 100% các chứng từ và đối chiếu với sổ chi tiết TK 515, TK 711
xem có đƣợc ghi chép đầy đủ và chính xác hay không?
Đối với doanh thu hoạt động tài chính, KTV còn tiến hành đối chiếu với
tài khoản đối ứng.
Kết quả: Xem phụ lục 6, 7, 8.
Tổng số phát sinh: 702.858.765.555 đồng
Tổng số chọn mẫu: 416.193.844.127 đồng
Tỷ lệ: 59,22%.
Kết luận: Doanh thu và thu nhập là có thực và đƣợc ghi nhận đầy đủ .
Đánh giá:
Kiểm tra chi tiết chứng từ có thể giúp KTV đánh giá đƣợc sự hiện hữu và
đầy đủ của các khoản doanh thu và thu nhập khác đƣợc ghi nhận thông qua
chứng từ có liên quan. Do số lƣợng nghiệp vụ phát sinh quá lớn và trong
74
khoản thời gian ngắn, KTV không thể kiểm tra hết tất cả các nghiệp vụ phát
sinh mà chỉ có thể chọn một số nghiệp vụ làm mẫu đại diện để kiểm tra. Tuy
nhiên việc chọn mẫu này cũng phải đảm bảo đƣợc rằng kiểm toán viên có thể
dựa trên chính xác của các thông tin của nó để có thể kết luận rằng toàn bộ
khoản phát sinh trong năm của đơn vị là có thực và đúng đắn. KTV chọn mẫu
chứng từ để kiểm tra theo phƣơng pháp phi thống kê sẽ tiết kiệm đƣợc thời
gian, tuy nhiên sử dụng phƣơng pháp này sẽ không định lƣợng đƣợc rủi ro
chọn mẫu và các kết luận đƣợc nêu ra chỉ dựa trên xét đoán nghề nghiệp của
KTV. Kiểm toán viên có thể sử dụng chƣơng trình chọn mẫu ngẫu nhiên trên
máy tính để có thể tiết kiệm thời gian và giảm khả năng sai sót khi chọn mẫu.
- Thử nghiệm 6: Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ
doanh thu lớn trong năm.
Mục tiêu: Các khoản giảm trừ doanh thu đƣợc ghi nhận đầy đủ và phản
ánh chính xác.
Công việc:
1. Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong kỳ.
Rà soát lại các khoản hàng bán bị trả lại trong kỳ, KTV nhận thấy một số
bút toán hàng bán trả lại thực chất là hóa đơn khách hàng huỷ => đề nghị điều
chỉnh giảm trực tiếp vào doanh thu chứ không ghi nhận hàng bán bị trả lại.
Đồng thời căn cứ vào Điểm 21 Điều 4 Thông tƣ 06/2012/TT-BTC về
thuế GTGT:
“Đối tƣợng không chịu thuế GTGT bao gồm:
21. …Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần
mềm theo quy định của pháp luật.”
KTV đề nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 5111
539.354.654
Nợ TK 5113
132.321.280
Có TK 5311
539.354.654
Có TK 5313
132.321.280
2. Kiểm tra các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá sau ngày kết thúc niên
độ.
- Thu thập sổ chi tiết hoặc nhật ký chung của đơn vị tới ngày kiểm toán.
75
- Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại niên độ 2012
để đánh giá ảnh hƣởng đến doanh thu năm 2012.
SỔ CHI TIẾT 531
ĐVT: VNĐ
Ngày
Diễn giải
Số tiền
Số hợp Số hóa
Ngày hóa
chứng từ
đồng
đơn
đơn
16/05/2012 Hủy hóa đơn 484.374.654
0001062 26/04/2012
0001062 ngày
26/04/2012
14/06/2012 Hủy HĐGTG số
51.450.000
0001057 23/04/2012
0001057 ngày
23/04/2012
Nguồn: Sổ sách của công ty cổ phần ABC, 2012
* Biên bản thu hồi hóa đơn ngày 16/05/2012 do sai tên hàng hóa.
** Biên bản thu hồi hóa đơn ngày 14/06/2012 do chƣa hoàn tất dịch vụ hỗ trợ
Onsite.
Kết luận: Doanh thu đƣợc ghi nhận hợp lý sau khi thực hiện điều chỉnh
bút toán trên.
Đánh giá:
Kiểm toán viên tiến kiểm tra các khoản hàng bán bị trả lại có đúng là
hàng bán bị trả lại hay không, việc thực hiện các hàng bán bị trả lại có tuân
theo đúng những thỏa thuận giữa các bên và có đúng theo trình tự quy định
hay không. KTV có thể tìm hiểu các hợp đồng thƣơng mại hay chính sách bán
hàng của đơn vị để đƣa ra các căn cứ đặc biệt quan trọng để kiểm tra tính hợp
lý, đúng đắn của các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng.
- Thử nghiệm 7: Kiểm tra việc chia cắt niên độ.
Mục tiêu: Đảm bảo doanh thu đƣợc ghi nhận là có thực và đúng niên độ.
Công việc:
- KTV chọn chứng từ giao hàng trƣớc và sau ngày kết thúc niên độ để
đối chiếu, so sánh với các hồ sơ khác nhƣ: Hóa đơn, đơn đặt hàng, hợp đồng
ban hàng, biên bản nhiệm thu ...
- Doanh thu xuất khẩu:
Kiểm tra các chứng tƣ đầu vào ghi nhận doanh thu trƣớc 10 ngày
kết thúc niên độ;
Kiểm tra các chứng tƣ đầu vào ghi nhận doanh thu sau ngày kết
thúc niên độ gần hai tháng;
76
Ghi
chú
*
**
Kiểm tra các chứng tƣ đầu vào ghi nhận hàng hóa đang đi đƣờng.
- Doanh thu nội địa:
Kiểm tra các hóa đơn phát sinh trƣớc 4 ngày kết thúc niên độ;
Kiểm tra các hóa đơn phát sinh sau 14 ngày kết thúc niên độ.
Kếtquả: Xem phụ lục 9, 10, 11.
Kết luận: Doanh thu đƣợc ghi nhận là có thực và phân chia niên độ phù
hợp.
Đánh giá:
KTV thực hiện thử nghiệm kiểm tra chia cắt niên độ để phát hiện các
khoản doanh thu hạch toán sai niên độ, ảnh hƣởng đến báo cáo tài chính của
đơn vị và yêu cầu đơn vị điều chỉnh cho đúng niên độ góp phần làm tăng độ
chính xác cho việc xác định lãi (lỗ) và KQHĐKD trong kỳ. Đây là một trong
những sai sót thƣờng gặp ở các doanh nghiệp. Thực tế, có một số doanh
nghiệp thực hiện thủ thuật che giấu doanh thu bằng cách ghi nhận tăng doanh
thu năm nay, sau đó qua niên độ sau ghi giảm hoặc chƣa đủ điều kiện ghi nhận
doanh thu thì đơn vị vẫn ghi nhận doanh thu cho năm hiện hành. Việc ghi chép
doanh thu không đúng niên độ sẽ dẫn đến những sai lệch trong doanh thu và
lợi nhuận tại đơn vị. KTV dựa trên xét đoán nghề nghiệp cùng với việc căn cứ
vào quy mô và lĩnh vực hoạt động để đƣa ra cách thức lựa chọn số ngày kiểm
tra hợp lý trƣớc và sau ngày kết thúc niên độ.
- Thử nghiệm 8: Kiểm tra việc trình bày về doanh thu trên BCTC.
Mục tiêu: Doanh thu và thu nhập khác phải đƣợc trình bày và công bố
theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
Công việc: Xem xét việc trình bày và công bố doanh thu và thu nhập
khác có đúng theo các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành hay không?
Kết quả: Xem phụ lục 1.
Kết luận: Doanh thu và thu nhập khác đƣợc trình bày và công bố đầy đủ
theo đúng các chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành.
4.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán.
Sau khi thực hiện xong công tác kiểm toán, trƣởng nhóm sẽ thực hiện
các bƣớc hoàn thành kiểm toán:
- Soát xét giấy tờ làm việc: Nhóm trƣởng tiến hành soát xét giấy tờ làm
việc của KTV, trợ lý KTV trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu
77
thấy rằng việc thực hiện kiểm toán đã thực hiện tốt và không có điểm nào cần
bổ sung.
- Tổng hợp chứng từ và giấy tờ làm việc, đánh tham chiếu và lƣu vào hồ
sơ kiểm toán.
- KTV xem xét lại các sai sót cần điều chỉnh phát hiện đƣợc trong quá
trình kiểm toán và sau đó tổng hợp lên bảng tổng hợp lỗi.
BẢNG TỔNG HỢP LỖI
STT
1
WP
Diễn giải
Ảnh hƣởng trên
Ảnh hƣởng trên BC
bảng CĐKT
KQHĐKD
Nợ
Có
Nợ
Có
Hóa đơn khách hàng huỷ điều chỉnh giảm trực tiếp vào doanh thu
chứ không ghi nhận hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 5111
539.354.654
Nợ TK 5113
132.321.280
Có TK 5311
539.354.654
Có TK 5313
132.321.280
Đánh giá:
Việc lập bảng tổng hợp các sai sót giúp KTV hệ thống lại những sai sót
thông qua các bút toán điều chỉnh các sai phạm phát hiện trong quá trình thực
hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng. Dựa vào bảng tổng hợp này, KTV có
thể đánh giá đƣợc giá trị các sai phạm có vƣợt mức trọng yếu xác định ban đầu
hay không, và đây cũng là cơ sở cho hình thành nên ý kiến cuối cùng của KTV
về sự trung thực và hợp lý của khoản mục.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán gửi đến khách hàng nhằm thống nhất kết
quả kiểm toán với Ban quản trị Công ty khách hàng để đảm bảo rằng các bằng
chứng mà KTV thu thập đƣợc Ban quản trị doanh nghiệp thừa nhận trách
nhiệm. KTV trao đổi với Ban quản trị về các bút toán điều chỉnh để có thể có
đƣợc sự thống nhất từ phía khách hàng và KTV.
- Sau khi thống nhất kiểm toán viên tổng hợp lại số liệu và đƣa lên Biểu
chỉ đạo và tùy thuộc vào Ban Giám đốc đơn vị có đồng ý hay không đồng ý
với các bút toán điều chỉnh mà kiểm toán viên sẽ đƣa ra ý kiến kiểm toán phù
hợp.
78
Diễn
giải
511
5111
5112
5113
5114
5117
5118
512
521
531
532
515
711
Số liệu 31/12/
2012 trƣớc
kiểm toán
702.858.765.555
670.976.769.983
31.881.995.572
(671.675.934)
1.923.031.405
3.291.991.538
TB, GL
BIỂU CHỈ ĐẠO
Điều chỉnh
Số liệu 31/12/
Số liệu 31/12/
thuần
2012 sau kiểm
2011 sau kiểm
toán
toán
(671.675.934) 702.187.089.621 665.749.932.948
(539.354.654) 670.437.415.329 665.749.932.948
(132.321.280) 31.749.674.292
671.675.934
1.923.031.405 14.991.995.011
3.291.991.538
5.805.308.676
vvv
xxx
PY
TB, GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và sổ cái.
PY: Khớp với BCKT năm trƣớc.
vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán.
xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã đƣợc kiểm toán.
- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ: KTV tiến hành phỏng vấn ban
quản trị, xem xét các chứng từ phát sinh sau ngày lập BCTC để thu thập thêm
thông tin. Kiểm toán viên nhận thấy không có sự kiện bất thƣờng nào xảy ra
liên quan đến khoản mục doanh thu.
- Kết luận: Ban Giám đốc Công ty CP ABC đã đồng ý điều chỉnh tất cả
các lỗi đƣợc phát hiện theo yêu cầu của KTV. Vì vậy, khoản mục doanh thu
của Công ty CP ABC tại thời điểm 31/12/2012 là trung thực và hợp lý.
79
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
VÀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM
(AISC)
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
5.1.1. Ƣu điểm
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu đƣợc công ty thực hiện khá
chặt chẽ và hợp lý.
- Trƣớc khi chấp nhận ký hợp đồng kiểm toán, công ty đều thận trọng khi
tiếp nhận khách hàng, công ty luôn cân nhắc đến tính độc lập và năng lực phục
vụ khách hàng của mình. Khi nhận yêu cầu kiểm toán, KTV đã tiến hành thu
thập đầy đủ những thông tin cần thiết đối với khách hàng để đảm bảo sau khi
ký kết hợp đồng công ty có khả năng thực hiện tốt các công việc trong hợp
đồng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã xây dựng kế hoạch và chƣơng trình kiểm
toán rõ ràng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên kiểm toán để tiết
kiệm thời gian và chi phí kiểm toán trƣớc khi xuống đơn vị kiểm toán nên
công việc luôn tiến hành đúng tiến độ và hiệu quả, đồng thời tạo phong cách
làm việc chuyên nghiệp cho KTV.
- Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên kết
hợp chặt chẽ với các khoản mục có liên quan làm giảm bớt thời gian kiểm toán
cho từng khoản mục, ví dụ khoản mục doanh thu với nợ phải thu, với tiền; ...
- Tùy mỗi loại hình doanh nghiệp mà công ty có cách xác lập mức trọng
yếu khác nhau, thuận lợi cho công việc thực hiện kiểm toán. Việc xác lập mức
trọng yếu đƣợc thực hiện bởi KTV nhiều kinh nghiệm.
- Sử dụng lƣu đồ trong việc tìm hiểu chu trình chính trong hệ thống kiểm
soát nội bộ của công ty giúp cho ngƣời đọc dễ hiểu và nắm bắt nhanh hơn.
- Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau công ty sẽ thiết kế một
chƣơng trình kiểm toán riêng nhƣng vẫn dựa trên nền tảng chƣơng trình kiểm
toán chung. Chƣơng trình kiểm toán chung này đảm bảo đầy đủ, khái quát
đƣợc hầu hết các thử nghiệm có thể sử dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp.
Khi thực hiện kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ tùy thuộc vào từng loại hình
doanh nghiệp mà chỉnh sửa cho phù hợp.
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cùng với thử nghiệm cơ bản (thử
nghiệm đôi) tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán.
80
- Các thử nghiệm cơ bản của AISC đƣợc thực hiện tƣơng đối đầy đủ để
có thể phát hiện ra những sai sót trọng yếu liên quan đến khoản mục doanh thu
trên BCTC của đơn vị. Các thử nghiệm chi tiết đều đƣợc thực hiện khá thận
trọng và tuân thủ theo chƣơng trình kiểm toán đã đƣợc thiết kế ở giai đoạn lập
kế hoạch. Những bằng chứng thu thập từ thử nghiệm chi tiết cũng đảm bảo
đƣợc sự đầy đủ và thích hợp, làm cơ sở cho kiểm toán viên nhận xét về sự hợp
lý và hợp lệ của khoản mục doanh thu. Bên cạnh đó, kết quả của quá trình
thực hiện đều đƣợc tài liệu hóa và lƣu lại trong hồ sơ một cách hệ thống.
- Công ty đã thiết kế một phƣơng pháp chọn mẫu cụ thể phƣơng pháp phi
thống kê giúp cho kiểm toán viên tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian trong
việc chọn mẫu.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhóm trƣởng luôn giám sát công
việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán. Bên cạnh đó, các KTV phụ
trách những phần hành liên quan với nhau luôn trao đổi với nhau để giảm bớt
công việc và không thực hiện các thử nghiệm trùng nhau.
- Các giấy tờ làm việc đƣợc kiểm toán viên đánh tham chiếu đầy đủ, việc
lƣu trữ hồ sơ kiểm toán, công ty đã thực hiện rất rõ ràng, khoa học và đảm bảo
cho việc tìm kiếm những thông tin về hồ sơ lƣu là nhanh và thuận tiện nhất.
Hồ sơ kiểm toán đƣợc lƣu theo từng đơn vị khách hàng, trong mỗi hồ sơ các
khoản mục đƣợc lƣu theo thứ tự của các chữ cái (A, B, C, D, E…) giúp các
nhân viên kiểm toán không phải tốn nhiều thời gian trong việc xem lại các
khoản mục khi cần thiết.
5.1.2. Hạn chế
Nhìn chung quy trình kiểm toán của công ty khá hoàn chỉnh, đáp ứng
đƣợc tƣơng đối đầy đủ các mục tiêu kiểm toán của khoản mục doanh thu, tuy
nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
- Việc thu thập các thông tin từ khách hàng chủ yếu là phỏng vấn Ban
quản trị, nhân viên của đơn vị và dựa trên số liệu do công ty cung cấp. Do
không đủ thời gian để phân tích và đánh giá các thông tin nên có thể gây ảnh
hƣởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán và có thể gặp rủi ro.
- Việc tìm hiểu về chu trình bán hàng của đơn vị đƣợc KTV thực hiện
theo phƣơng pháp trần thuật và lƣu đồ để có thể có cái nhìn tổng quan, tuy
nhiên đối với những khách hàng có quy mô nhỏ thì việc sử dụng lƣu đồ là
không phù hợp, sẽ tốn nhiều thời gian và gây khó khăn cho các KTV thiếu
kinh nghiệm.
81
- Việc xác lập mức trọng yếu tổng thể chỉ dựa vào kinh nghiệm và xét
đoán nghề nghiệp của KTV, chƣa có quy định cụ thể cho từng loại hình công
ty, quy mô hoạt động của công ty.
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để KTV có thể thu thập bằng
chứng về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, tuy nhiên KTV thƣờng không thực
hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống KSNB trƣớc khi đi vào
kiểm tra chi tiết từng phần mà thƣờng thực hiện cùng lúc với các thử nghiệm
cơ bản. Việc thực hiện chung có thể sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cuộc
kiểm toán vì không có cơ sở để đảm bảo rằng các ƣớc lƣợng về mức trọng yếu
và rủi ro cũng nhƣ các ƣớc tính ban đầu về phạm vi của các thủ tục kiểm toán
mà KTV sẽ áp dụng là hợp lý. KTV cũng có sẽ thể gặp rủi ro phát hiện trong
lúc kiểm toán ở công ty mới kiểm toán lần đầu.
- Việc áp dụng các thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu là
chƣa nhiều. Các thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh ngang để thấy
biến động của các chỉ tiêu. Khi thực hiện thủ tục tính tỷ lệ giá vốn trên doanh
thu, KTV chỉ tiến hành phân tích biến động giữa các tháng trong năm.
- Việc lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản, nhận dạng
các quan hệ bất thƣờng chƣa đƣợc chú trọng. Vì thế doanh thu có thể bị hạch
toán không chính xác.
- KTV chọn mẫu theo phƣơng pháp phi thống kê sẽ không định lƣợng
đƣợc rủi ro chọn mẫu, các mẫu đƣợc KTV lựa chọn có giá trị lớn nên có thể
doanh thu sẽ bị khai thiếu bởi những chứng từ có giá trị nhỏ, thay vào đó các
kết luận đƣợc nêu ra chỉ dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV.
5.1.3. Nhận xét về việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán và Kiểm
toán
5.1.3.1. Nhận xét chương trình kiểm toán thực tế so với chương trình
kiểm toán mẫu
Công ty luôn chú trọng đến việc cập nhật các văn bản pháp luật mới vào
quy trình kiểm toán và hƣớng dẫn cho nhân viên kiểm toán.
Qua quá trình tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của
AISC đƣợc áp dụng thực tế tại công ty CP ABC, tác giả nhận thấy KTV đã
tuân thủ đúng theo chƣơng trình kiểm toán mẫu từ lúc bắt đầu đến khi hoàn tất
việc kiểm tra. Giống nhau từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm
toán đến giai đoạn hoàn thành. Thực hiện đầy đủ các thử nghiệm nêu ra ở
chƣơng trình kiểm toán mẫu để thu thập các bằng chứng đủ để đƣa ra ý kiến
kiểm toán. Khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV so sánh số liệu kỳ này
82
với kỳ trƣớc, tìm ra những biến động bất thƣờng đều yêu cầu đƣợc giải trình
từ ban quản lý của đơn vị đƣợc kiểm toán. Các thử nghiệm đƣợc đề ra đáp ứng
tƣơng đối đầy đủ cơ sở dẫn liệu.
- Tuy nhiên cũng có một số vấn đề KTV chƣa thực hiện đầy đủ theo
hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫu. Khác nhau:
- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
+ Khi tìm hiểu thông tin về khách hàng, do không đủ thời gian KTV chỉ
dựa trên các thông tin phỏng vấn từ đơn vị, số liệu công ty cung cấp, …
+ Khi tìm hiểu sơ bộ về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV đã thực hiện
chung với khoản mục nợ phải thu, vì hai khoản mục này có mối quan hệ mật
thiết với nhau.
+ KTV thực hiện phân tích sơ bộ các tỷ số tài chính để xác định vùng rủi
ro để đƣa ra hƣớng kiểm toán, đánh giá giả thuyết khả năng hoạt động liên tục
của đơn vị đƣợc kiểm toán thay vì thực hiện việc phân tích sơ bộ BCTC.
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán
+ Khi thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để có thêm các
bằng chứng chứng minh hệ thống KSNB của đơn vị có hữu hiệu hay không,
KTV đã thực hiện cùng lúc với thử nghiệm cơ bản (thử nghiệm đôi) để tiết
kiệm về thời gian và chi phí mà không thực hiện tách biệt.
+ Khi thực hiện các thủ tục phân tích để có cái nhìn tổng quan về khoản
mục, ngoài việc sử dụng các thủ tục đƣợc đƣa ra trong chƣơng trình kiểm toán
mẫu của công ty KTV cũng đƣa ra thêm hoặc loại bỏ các thủ tục không cần
thiết để tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán.
+ KTV đã thực hiện các thử nghiệm cơ bản có sự đối chiếu chứng từ với
những khoản mục có liên quan với nhau. Tùy thuộc vào các bằng chứng thu
thập có đáp ứng đầy đủ mục tiêu kiểm toán hay chƣa, KTV sẽ linh hoạt thay
đổi các thử nghiệm chi tiết để có đủ bằng chứng đƣa ra kết luận cho cuộc kiểm
toán.
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong quy trình kiểm toán thực tế của công ty, việc sắp xếp các bằng
chứng và đánh dấu các ký hiệu cho các bằng chứng đƣợc thực hiện theo cách
riêng của mỗi KTV để có thể dễ hiểu và ngắn gọn, không giống nhƣ cách
hƣớng dẫn của hồ sơ kiểm toán mẫu.
5.1.3.2. Nhận xét quy trình kiểm toán thực tế của công ty với lý
thuyết đã học.
83
- Giống nhau:
Trƣớc khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đều thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình
doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý
và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập
đƣợc những thông tin (hiểu biết) cần thiết về tình hình kinh doanh để thực
hiện công việc kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán lần thứ hai cho cùng một
đơn vị, kiểm toán viên cập nhật và đánh giá lại những thông tin đã thu thập
trƣớc đây dựa trên nguyên tắc thận trọng.
Các hợp đồng kiểm toán đều đƣợc công ty ký trƣớc khi thực hiện cuộc
kiểm toán và luôn đƣợc Tổng Giám đốc ký duyệt, đóng dấu theo qui định hiện
hành lƣu thành nhiều bộ (4 bộ). Sau khi hoàn thành công việc theo thoả thuận
trong hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán và công ty khách hàng đều có
làm thủ tục thanh lý hợp đồng và lập “Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán”.
Khi trở thành KTV đƣơng nhiệm của khách hàng, KTV đều tiến hành lập
kế hoạch kiểm toán, xây dựng chƣơng trình kiểm toán dựa trên sự hiểu biết
đầy đủ về khách hàng. Việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ khách hàng đƣợc
thực hiện theo các phƣơng pháp: phỏng vấn, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
và thu thập và nghiên cứu tài liệu của đơn vị.
Kiểm toán viên đã thu thập và lƣu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu,
thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình
thành ý kiến kiểm toán của mình. Hồ sơ kiểm toán đƣợc sắp xếp, lƣu giữ một
cách thuận lợi, khoa học theo một trật tự dễ tìm, dễ lấy và đƣợc lƣu giữ tại nơi
lƣu giữ hồ sơ của công ty. Sau khi kết thúc công việc kiểm toán, KTV chính
đều soát xét lại giấy tờ làm việc của các KTV và Trợ lý KTV. Việc lƣu trữ hồ
sơ đƣợc công ty lƣu trữ theo đúng thứ tự các phần hành và bảo quản hồ sơ
theo từng khách hàng.
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có xem xét các sai phạm do gian
lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính hay
không khi xét thấy có dấu hiệu về gian lận hoặc sai sót hay khi lập kế hoạch và
thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện thủ tục
kiểm toán.
Việc xác lập mức trọng yếu đƣợc thực hiện bởi các KTV nhiều kinh
nghiệm, tùy thuộc vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV mà lựa
chọn các chỉ tiêu xác lập mức trọng yếu và % tỷ lệ nhất định. KTV xác lập
mức trọng yếu tổng thể sau đó phân bổ cho từng khoản mục, mức trọng yếu
đƣợc kiểm toán viên xem xét trong suốt quá trình kiểm toán, nếu tình hình tài
84
chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể
so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọng yếu sẽ đƣợc KTV thay đổi.
KTV và công ty kiểm toán xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng
yếu trên cơ sở hiểu biết về đơn vị. Kiểm toán viên xem xét cụ thể từng thủ tục
kiểm soát nội bộ đang áp dụng và sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của
mình để đánh giá rủi ro kiểm toán. Sau đó xác định các thủ tục kiểm toán
nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận đƣợc
dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng.
Kiểm toán viên đã sử dụng các phƣơng pháp: kiểm tra, quan sát, điều tra,
xác nhận, tính toán và quy trình phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Sử dụng bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho việc đƣa ra ý kiến kiểm toán.
Các bằng chứng KTV thu thập lại đều đƣợc lƣu trong hồ sơ kiểm toán một
cách riêng biệt tùy thuộc vào khách hàng mới hay khách hàng cũ.
Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng phƣơng pháp
chọn mẫu phi thống kê để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập
bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.
Kiểm toán viên đọc biên bản họp hội đồng quản trị để thu thập bằng
chứng về việc Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của
mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp
với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận) và đã phê
duyệt báo cáo tài chính. KTV có xem xét và đánh giá lại độ tin cậy của tất cả
các giải trình của Ban Giám đốc trong quá trình kiểm toán, đồng thời lƣu vào
hồ sơ những giải trình của Ban Giám đốc đơn vị để làm bằng chứng kiểm toán
và các giải trình của Ban Giám đốc.
- Khác nhau:
+ Theo lý thuyết đã học, việc yêu cầu đơn vị điều chỉnh khi phát hiện sai
sót trọng yếu vƣợt mức cho phép, tuy nhiên khi thực hiện, nếu phát hiện sai
sót đó có thể không vƣợt ngƣỡng sai sót vẫn có thể yêu cầu đơn vị điều chỉnh
tùy theo xét đoán nghề nghiệp của KTV.
+ KTV và công ty kiểm toán đã thiết kế sẵn phƣơng pháp chọn mẫu kiểm
toán trong chƣơng trình kiểm toán của công ty chứ không sử dụng xét đoán
chuyên môn của mình để quyết định sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thống kê
hay phi thống kê.
+ Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về hoạt
động hiệu quả của các thủ tục kiểm soát không thực hiện riêng lẻ nhƣ lý thuyết
85
đã học, hầu hết các thử nghiệm kiểm soát đƣợc thực hiện chung với thử
nghiệm cơ bản để tiết kiệm thời gian và chi phí.
+ So với lý thuyết đã học, khi thực hiện kiểm toán, các ký hiệu tham
chiếu đƣợc sử dụng theo quy định của hồ sơ kiểm toán mẫu, tuy nhiên khi
thực hiện các KTV đánh ký hiệu theo cách riêng của mình.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN VÀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM (
AISC).
* Hoàn thiện quá trình tìm hiểu khách hàng và hệ thống KSNB tại
các công ty khách hàng.
- KTV cần thu thập thêm thông tin về tính chính trực của ban lãnh đạo
trong quá trình kiểm toán thông qua việc quan sát, đánh giá văn hóa lãnh đạo,
môi trƣờng lãnh đạo, phỏng vấn những cá nhân khác và nhân viên ở các cấp
bậc, chức vụ khác nhau trong đơn vị đƣợc kiểm toán để thu thập thông tin hữu
ích hoặc những quan điểm, ý kiến khác giúp cho việc xác định rủi ro có sai sót
trọng yếu.
- Với các khách hàng lâu năm, tổ chức kiểm toán nên hạn chế việc
thƣờng xuyên thay đổi kiểm toán viên nhằm giúp họ nắm vững đƣợc những
nét đặc thù trong kinh doanh, nhƣng phải chú ý là một kiểm toán viên không
đƣợc thực hiện kiểm toán một khách hàng quá ba năm (theo nghị định
105/NĐ-CP). Mặt khác, tổ chức kiểm toán cũng nên có chính sách luân
chuyển kiểm toán viên để tránh việc quá quen thuộc với khách hàng, dễ dẫn
đến việc kiểm tra theo lối mòn, hoặc mất đi tính khách quan, độc lập, …
- Có thể sử dụng cả bảng câu hỏi cùng với lƣu đồ trong việc tìm hiểu các
chu trình chính trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng. Lƣu
đồ sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về hệ thống, còn bảng câu hỏi sẽ là bảng
kiểm tra tính hữu ít để nhắc nhở KTV về nhiều loại kiểm soát khác nhau có
thể tồn tại.
- KTV nên xem xét đến sự kỳ vọng của ngƣời sử dụng thông tin tài chính
của doanh nghiệp nhƣ nhà đầu tƣ, chủ nợ... Do sức ép của thị trƣờng tài chính,
chứng khoán, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng nên việc cho rằng những
nhà lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thủ thuật trong báo cáo tài chính là rất có
thể, vì vậy việc xác định mức trọng yếu nên thấp hơn so với thời điểm kinh tế
bình thƣờng.
* Bổ sung thêm một số thủ tục phân tích
86
- Nên thực hiện thêm các thủ tục phân tích để KTV có thể nắm rõ về
từng khoản mục, từ đó đƣa ra các thử nghiệm chi tiết hiệu quả hơn. KTV có
thể so sánh số liệu của khách hàng với dữ liệu chung của ngành, hay các đơn
vị cùng ngành. Khi thực hiện thủ tục tính tỷ lệ giá vốn/ doanh thu, KTV nên
tiến hành thêm việc so sánh các biến động bất thƣờng giữa năm nay với năm
trƣớc để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết có hiệu quả hơn.
Đồng thời KTV có thể căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của đơn
vị, so sánh kết quả đạt đƣợc với danh tiếng, vị trí và quy mô của Công ty trên
thị trƣờng để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu.
- Một số thủ tục phân tích:
+ So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị;
+ So sánh giữa thực tế với ƣớc tính của kiểm toán viên;
+ So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có
cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành.
* Hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết
- Cần áp dụng đa dạng các phƣơng pháp chọn mẫu để giảm thiểu rủi ro
kiểm toán. Công ty có thể dựa trên ƣu thế của mình về lĩnh vực tin học, có thể
sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo chƣơng trình chọn mẫu ngẫu nhiên. Với
sự trợ giúp của máy tính có lập sẵn chƣơng trình để chọn lựa các số ngẫu
nhiên, phƣơng pháp này có thể giúp KTV tiết kiệm thời gian và giảm khả năng
sai sót khi lựa chọn các con số.
- Nên luân phiên thay đổi cách chọn mẫu vì đơn vị đƣợc kiểm toán có thể
dự đoán đƣợc cách chọn mẫu mà KTV sẽ thực hiện để chuẩn bị sẵn các biện
pháp mang tính đối phó, thay đổi các mẫu sai phạm mà KTV có thể chọn.
* Hoàn thiện các thử nghiệm chi tiết
- Trong BCTC các khoản mục thƣờng có liên quan với nhau, việc sai
phạm ở khoản mục này có thể ảnh hƣởng đến khoản mục kia. Vì vậy, KTV
nên đƣa thủ tục kiểm tra doanh thu với các tài khoản đối ứng (111, 112, 131)
để tăng thêm bằng chứng về độ thuyết phục trong xác nhận tính có thật của
nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ.
* Ngoài ra, dựa trên chuẩn mực mới ban hành năm 2013 áp dụng cho
năm 2014, công ty cần cập nhật một số điểm mới của chuẩn mực để áp dụng
hiệu quả vào quy trình kiểm toán:
+ Để hƣớng đến mục tiêu các BCTC khi đã đƣa ra xã hội phải phản ánh
trung thực và hợp lý, ngƣời làm BCTC phải gắn trách nhiệm của mình vào sản
87
phẩm, chuẩn mực mới quy định chỉ có 2 loại ý kiến là chấp nhận toàn phần và
không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
+ KTV phải đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của một DN từ
khâu ban hành nội quy, quy chế, quy trình xuất nhập, mua bán hàng hóa, tổ
chức bộ máy,… xem khâu nào yếu, nhiều khả năng xảy ra rủi ro thì tập trung
để kiểm toán. Cách tiếp cận mới này sẽ nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên
môn, kỹ năng đánh giá và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV).
+ KTV phải dùng phƣơng pháp tiếp cận, đánh giá và xác định rủi ro.
Phƣơng pháp này giúp nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên môn, kỹ năng đánh
giá và nâng cao trách nhiệm của KTV hơn do hiện nay nền kinh tế thị trƣờng
phát triển đa dạng, các doanh nghiệp, tổng công ty đều phát triển theo hình
thức đa ngành, đa nghề, phạm vi rộng, có quan hệ quốc tế.
+ Trách nhiệm của Ban Giám đốc và trách nhiệm của kiểm toán viên
đƣợc cụ thể hoá hơn trên báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực mới với đề mục
riêng với tên tƣơng ứng. Trong đó, trong nội dung Trách nhiệm của Ban Giám
đốc ngoài trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính còn phải ghi rõ trách
nhiệm đảm bảo hệ thống KSNB hữu hiệu để đảm bảo độ tin cậy cho thông tin
tài chính của đơn vị. Trách nhiệm của KTV phải đƣợc trình bày thành một
mục riêng trong báo cáo kiểm toán có tiêu đề phù hợp. Bên cạnh đó, KTV
phải nêu rõ trách nhiệm của mình là đƣa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả
cuộc kiểm toán. Chuẩn mực mới nhấn mạnh đến việc KTV cần phải thu thập
bằng chứng để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. So với chuẩn mực cũ, KTV
chỉ có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên BCTC và đƣa ra ý kiến về báo cáo
đó.
88
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Mặc dù mới xuất hiện vào những năm đầu thế kỉ XX nhƣng trong những
năm gần đây, ngành kiểm toán có sự chuyển mình lớn, các công ty kiểm toán
độc lập ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế đã và đang làm gia
tăng sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán không chỉ trong nƣớc mà còn cả
những công ty kiểm toán quốc tế. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh có
ý nghĩa rất đặc biệt đối với các công ty kiểm toán.. Để có thể tồn tại và phát
triển, các công ty nên tích cực hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài
chính.
Qua quá trình thực tập tại công ty kiểm toán AISC, ngƣời viết nhận thấy
quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty kiểm toán AISC là khá
hoàn thiện và đảm bảo đƣợc việc tuân thủ quy định của chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam hiện hành. Các thủ tục luôn đƣợc các KTV có trình độ chuyên môn
và năng lực thực hiện một cách đầy đủ, tùy từng đối tƣợng khách hàng mà có
sự thay đổi linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả nhất định. Và việc sử dụng các
thử nghiệm cơ bản sao cho thích hợp điều đó phụ thuộc vào trình độ và sự xét
đoán nghề nghiệp của từng kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán. Qua phần
giải pháp, ngƣời viết chỉ có thể đƣa ra một vài giải pháp vào quy trình, trong
thời gian sắp tới, Bộ tài chính đƣa ra hƣớng dẫn thực hiện 37 chuẩn mực kiểm
toán mới sẽ có những cải tiến để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Nhà nƣớc
Nhà nƣớc cần mở rộng tăng cƣờng năng lực và vai trò hoạt động của các
tổ chức nghề nghiệp, tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của Hội nghề nghiệp kế
toán kiểm toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, KTV hành nghề. Lên kế
hoạch tuyển chọn phù hợp với nhu cầu bên cạnh chất lƣợng cao và số lƣợng
hợp lý. Đơn giản hóa các thủ tục thành lập công ty kiểm toán nhằm tạo điều
kiện cho sự phát triển của công ty kiểm toán ngày càng nhiều, đáp ứng nhu
cầu ngày càng gia tăng trong xã hội.
Hội kiểm toán viên hành nghề cần phải xây dựng kế hoạch chiến lƣợc
đào tạo KTV kết hợp ban hành các văn bản pháp lý về kiểm toán để thấy đƣợc
vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của KTV, các tổ chức hành nghề.
Bộ tài chính nên đảm bảo cho các công ty kiểm toán cạnh tranh trong
khuôn khổ của pháp luật hiện hành, nâng cao năng lực và thế mạnh của các
89
công ty kiểm toán trong nƣớc nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nƣớc trong kiểm toán. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng cần đƣa ra các chế tài
cụ thể đối với các công ty kiểm toán đƣa ra giá phí kiểm toán cạnh tranh để
tránh tình trạng phá giá làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cuộc kiểm toán.
Bộ Tài chính nên tăng cƣờng chỉ đạo và phối hợp với VACPA để tổ chức
thƣờng xuyên hơn các cuộc kiểm tra chất lƣợng dịch vụ, kiểm tra đăng ký
hành nghề hàng năm. Tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng hoạt động kiểm toán
của các công ty nhằm năng cao chất lƣợng, uy tín và mức độ tin cậy đối với
báo cáo kiểm toán của các công ty.
Hiện nay, nhu cầu KTV hành nghề là rất cao cho nên Bộ Tài chính có thể
tổ chức 03 kỳ thi KTV một năm, vào tháng 2, tháng 6 và tháng 10 hàng năm
và thực hiện mở rộng điều kiện dự thi theo Luật kiểm toán độc lập tạo điều
kiện tăng số lƣợng KTV.
Sớm ban hành lại CMKiT 1000 và hƣớng dẫn hồ sơ kiểm toán Báo cáo
quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành, hồ sơ dịch vụ kế toán, hồ sơ tƣ vấn định giá
doanh nghiệp, ....
6.2.2. Đối với đơn vị đƣợc kiểm toán
- Công ty đƣợc kiểm toán nên sự chuẩn bị kỹ càng về tài liệu, sổ sách kế
toán, chứng từ để cung cấp cho KTV.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị, nâng cao hiệu quả của
hệ thống KSNB và hệ thống kế toán nhất là hoàn thiện phần mềm kế toán.
Liên tục cập nhật và thực hiện theo đúng quy định của các thông tƣ, quyết
định do BTC ban hành.
- Lƣu trữ đầy đủ các văn bản pháp luật và các quy định liên quan mà đơn
vị phải tuân thủ và những tài liệu có liên quan đến các vụ tranh chấp, kiện
tụng.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hữu Đức và các cộng sự, 2007. Kiểm toán. NXB Lao Động - Xã Hội.
2. Vƣơng Đình Huệ, 2004. Giáo trình Kiểm toán. NXB Tài chính.
3. Lê Thị Thanh Hà, 2009. Kế toán doanh nghiệp. NXB Tài chính.
4. Ths. Phan Trung Kiên và cộng sự, 2007. Giáo trình kiểm toán. NXB Giáo
dục.
5. Lƣơng Thị Cẩm Tú, 2012. Bài giảng Kiểm toán 1. Đại học Cần Thơ.
6. Bộ tài chính, 2012. Thông tƣ 06. Hà Nội ngày 11/01/2012.
7. Bộ tài chính, 2006. Quyết định 15/2006/QĐ- BTC. Hà Nội, ngày
20/03/2006.
8. Bộ tài chính, Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.
9. Bộ tài chính, Chuẩn mực kế toán số 15 – Doanh thu hợp đồng xây dựng
10. Hội kiểm toán viên hành nghề
http://vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=news&f=news_detail&idnews=
3264&idtype=107
11. Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2010). Chƣơng trình kiểm
toán mẫu.
http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=trainning&f=trainning
_detail&idnews=2451&idtype=90
12. Bộ tài chính, 2010. Chuẩn mực kiểm toán
13. Bộ tài chính, 2013. Chuẩn mực kiểm toán
14. Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP. HCM (AISC).
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/gioithieu/tongquan
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/gioithieu/noibat
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/gioithieu/sodo
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/gioithieu/danhsach
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/dichvu/kiem-toan-aisc
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/dichvu/dinh-gia-tai-san
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/dichvu/ke-toan
http://www.aisc.com.vn/aisc/index.php/dichvu/tin-hoc
91
PHỤ LỤC 1
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/2012
ĐVT: VNĐ
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền
1. Tiền
2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền
II. Các khoản đầu tƣ tài
chính ngắ n hạn
1. Đầu tƣ ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắ n
hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ hợp
đồng xây dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng các khoản phải thu
khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho
V. Tài sản ngắ n hạn khác
1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn
2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải
thu Nhà nƣớc
4. Giao dịch mua bán lại trái
phiếu chính phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác
Mã số
Thuyết
minh
31/12/2012
1/1/2012
356.115.153.768
34.633.915.602
34.633.915.602
2.000.000
266.521.791.852
19.149.293.250
19.149.293.250
2.000.000
121
129
2.000.000
-
2.000.000
-
130
264.244.028.761
209.626.691.230
131
132
133
134
241.564.072.545
22.628.256.144
-
190.381.128.916
19.103.085.212
-
135
139
83.334.222
(31.634.150)
174.111.252
(31.634.150)
53.409.509.752
53.409.509.752
-
34.999.618.406
34.999.618.406
-
3.825.699.653
620.045.756
742.869.219
-
2.744.188.966
394.726.337
1.188.881.229
-
-
-
2.462.784.678
1.160.581.400
100
110
111 V.1
112
120
140 V.2
141
149
150
151 V.3.1
152 V.3.2
154
157
158 V.3.3
92
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết
minh
31/12/2012
1/1/2012
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi
II. Tài sản cố định
1. TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. TSCĐ thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
3. TSCĐ vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
III. Bấ t động sản đầu tƣ
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
IV. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
1. Đầu tƣ vào công ty con
2. Đầu tƣ vào công ty liên kết,
liên doanh
3. Đầu tƣ dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài
chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trƣớc dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
3. Tài sản dài hạn khác
200
210
211
212
16.514.531.983
-
17.218.753.784
-
213
218
219
-
-
6.310.292.514
5.855.597.606
22.109.674.767
-16.254.077.161
454.694.908
2.151.825.342
(1.697.130.434)
-
7.720.037.765
7.482.500.812
20.852.761.432
-13.370.260.620
237.536.953
1.776.861.758
(1.539.324.805)
-
240
241
242
250
7.537.680.000
7.537.680.000
251
252 V.5.1
4.800.000.000
4.800.000.000
258 V.5.2
259
2.737.680.000
-
2.737.680.000
-
260 V.6
261
262
2.666.559.469
1.715.889.352
-
1.961.036.019
1.563.344.382
-
263
950.670.117
397.691.637
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
372.629.685.751
283.740.545.636
220 V.4
221 V.4.1
222
223
224
225
226
227 V.4.2
228
229
230
93
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nơ ̣ ngắ n hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả cho ngƣời bán
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nƣớc
5. Phải trả ngƣời lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ hợp
đồng xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
11. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
12. Giao dịch mua bán lại trái
phiếu chính phủ
II. Nơ ̣ dài hạn
1. Phải trả dài hạn ngƣời bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
8. Doanh thu chƣa thực hiện
9. Quỹ phát triển khoa học
công nghệ
B. VỐN CHỦ SỞ HƢ̃ U
I. Vốn Chủ Sở Hữu
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu ngân quỹ
5. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tƣ phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
Mã số
Thuyết
minh
31/12/2012
1/1/2012
286.302.187.639
285.674.187.639
169.165.488.240
88.156.107.429
17.102.404.790
4.324.414.762
200.701.743.171
199.474.743.171
121.935.033.926
60.866.467.273
4.800.054.074
2.700.606.084
2.500.000.000
3.526.928.749
-
3.000.000.000
3.461.094.458
319 V.7.3
281.443.708
580.882.262
320 323 V.7.4
327 -
617.399.961
-
2.130.605.094
330
331
332
333
334
335
628.000.000
628.000.000
-
300
310
311 V.7.1
312
313
314 V.7.2
315
316
317 318 -
V.8
-
336 -
-
337 338 339 -
-
400
410 V.9
411
412
413
414
415
416
417
418
94
1.227.000.000
1.227.000.000
86.327.498.112
86.327.498.112
68.642.010.000
139.500.000
(2.155.280.020)
-
83.038.802.465
83.038.802.465
59.892.990.000
139.00.000
(2.155.280.020)
-
753.240.000
3.050.901.219
543.902.085
753.240.000
2.555.887.105
NGUỒN VỐN
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu
10. Lợi nhuận chƣa phân phối
11. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Mã số
Thuyết
minh
31/12/2012
1/1/2012
419
-
-
420
421
422
15.897.126.913
-
21.308.563.295
-
430
-
-
432
433
-
-
440
372.629.685.751
283.740.545.636
31/12/2012
1/1/2012
Mã số
Thuyết
minh
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tƣ, hàng hóa nhận giữ
hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận
ký gửi, ký cƣợc
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
+ USD
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
-
95
-
-
-
-
13.121,21
4.105,09
-
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SAU
ĐIỀU CHỈNH CỦA KIỂM TOÁN
Ngày 31/12/2012
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU
Mã số
1.Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần về bán hàng
và dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán
5.Lơ ̣i nhuận gộp về bán hàng
và dịch vụ (20 = 10 - 11)
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lơ ̣i nhuận thuần tƣ̀ hoạt
động kinh doanh (30 = 20 + 21
- 22 - 24 - 25)
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lơ ̣i nhuận khác (40 = 31 32)
14.Tổng lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế
(50 = 30 + 40)
15.Chi phí thuế TNDN hiện
hành
16. 16.Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
17.Lơ ̣i nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60=50-51-52)
18. Lợi nhuận cơ bản trên cổ
phiếu
1
Thuyết
minh
VI.1.
2
10
1/1/2012
702.187.089.621
665.749.932.948
-
606.902.039.596
665.749.932.9
48
568.760.256.967
95.285.050.025
96.989.675.981
1.914.903.441
14.752.076.896
13.624.864.885
50.626.042.531
27.055.518.474
14.991.995.011
32.588.815.229
20.484.192.999
46.192.893.928
24.587.362.571
4.766.315.565
8.612.599.264
3.291.991.538
429.879.646
5.805.308.676
1.217.531.555
2.862.111.892
4.587.777.121
7.628.427.457
13.200.376.385
1.870.667.050
3.300.094.096
702.187.089.621
11
20
VI.2.
21
22
23
24
25
30
VI.3.
VI.4.
VI.5.
VI.6.
31
32
40
VI.5.
VI.6.
50
51
VI.9.
52
-
60
70
31/12/2012
VI.10
96
5.757.760.407
9.900.282.289
951
1.697
BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU
I. LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.Lơ ̣i nhuận trƣớc thuế
2.Điều chỉnh cho các khoản:
Khấu hao tài sản cố định
- Các khoản dự phòng
- Lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái
chƣa thực hiện
- Lãi lỗ do hoạt động đầu tƣ
- Chi phí lãi vay
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh trƣớc thay đổi vốn lƣu động
- Tăng (-), giảm (+) các khoản phải
thu
- Tăng (-), giảm (+) hàng tồn kho
- Tăng (+), giảm (-) các khoản phải
trả (không kể lãi vay phải trả, thuế
thu nhập phải nộp)
- Tăng (-), giảm (+) chi phí trả trƣớc
- Tiền lãi vay đã trả
- Thuế thu thập nhập doanh nghiệp
đã
nộpthu khác từ hoạt động kinh
-Tiền
-doanh
Tiền chi khác từ hoạt động kinh
doanhchuyển tiền thuần tƣ̀ hoạt
Lƣu
động SXKD
II. LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ
1.Tiền chi để mua sắm TSCĐ và các
TSDH
kháctừ thanh lý, bán TSCĐ và
2.Tiền thu
các tài sản TSDH khác
3.Tiền chi cho vay, mua bán công cụ
nợ
của đơn
4.Tiền
thu vị
hồikhác
cho vay, bán lại các
công
cụ
nợ
của
đơn
vị khác
5.Tiền chi góp vốn đầu
tƣ vào đơn vị
khác
6. Tiền thu hồi vốn đầu tƣ vào đơn vị
khác
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức đƣợc
chia
Mã
số
Thuyết
minh
Năm 2012
Năm 2011
1
7.628.427.457
13.200.376.385
2
3
3.041.622.170
-
2.654.585.771
-
4
(97.095.161)
-
5
6
(367.176.810)
13.624.864.885
(912.289.732)
20.484.192.999
8
23.830.642.541
35,426,865,423
9
(51.711.745.637)
91.810.043.460
10
(18.409.891.346)
(22.491.826.025)
11
40.387.769.405
(33.378.203.143)
12
13
14
15
16
(377.864.389)
(13.624.864.885)
(1.227.157.542)
-
(65.010.212)
(20.484.192.999)
(6.470.152.827)
(4.161.678.607)
(21.133.111.853)
40.185.845.070
20
1.631.876.919
21
-
6.726.119.30
7
109.527.455
23
24
-
134.830.000
-
25
-
-
26
-
-
27
367.176.810
912.289.732
97
CHỈ TIÊU
Lƣu chuyển tiền tƣ̀ hoạt động đầu
tƣ
III. LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,
nhận vốn góp của CSH
2.Tiền chi trả vốn góp cho các CSH,
mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp
đã phát hành
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận
đƣợc
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính
6.Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở
hữu
Lƣu chuyển tiền thuần tƣ̀ hoạt
động
tài chínhtiền thuần trong kỳ
Lƣu chuyển
(50=20+30+40)
Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ
Ảnh hƣởng của chênh lệch tỷ giá hối
đoái quy đổi ngoại tệ
Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ
(70=50+60+61)
Mã
số
Thuyết
minh
Năm 2012
Năm 2011
30
(1.264.700.109)
(5.839.132.120)
31
-
-
32
-
-
33
34
35
36
40
50
60
407.764.252.047
(361.132.797.733
)(8.749.020.000)
37.882.434.314
15.484.622.352
19.149.293.250
529.457.062.142
(558.232.913.438
)(5.833.639.000)
(34.609.490.296)
(262.777.346)
19.412.052.159
61
-
18.437
70
34.633.915.602
19.149.293.250
98
PHỤ LỤC 2
TÌM HIỂU SƠ BỘ VỀ KHÁCH HÀNG
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1.
Tên KH:
Công ty CP ABC
2. Tên và chức danh củaNguyễn Thị Hồng Hải – Kế toán trƣởng
ngƣời liên lạc chính:
3.
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
Website:
4. Loại hình DN
Cty CP niêm
yết
Cty cổ
phần
DNNN
TNHH
DN có vốn
DN tƣ
Cty hợp
ĐTNN
nhân
danh
5. Năm tài chính:
2012
Cty
từ ngày: 01/01
Loại
hình
DN
khác
HTX
đến ngày:
31/12
6. Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310)
Họ và tên
Vị trí
Ngô Vi Đồng
Chủ tịch HĐQT
Đinh Hà Duy Trinh
Phó CT. HĐQT
Đinh Hà Duy Linh
Tổng Giám Đốc
Nguyễn Quyền
Thành viên HĐQT, Giám đốc Quản trị
Hàn Nguyệt Thu Hƣơng
Thành viên HĐQT
Nguyễn Đức Tiến
Thành viên HĐQT
Trần Anh Hoàng
Thành viên HĐQT
Lê Thanh Hải
Thành viên HĐQT, Giám đốc Trung
tâm Phần mềm và Dịch vụ (HSI)
Võ Thụy Cam Tuyền
Giám đốc Kinh doanh
99
Ghi chú
Huỳnh Thế Vinh
Giám đốc Công nghệ
Phạm Minh Cƣờng
Giám đốc trung tâm dịch vụ khách
hàng (HSC)
7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu đƣợc thiết lập nhƣ thế nào:
Giai đoạn từ 1995 – 1999:
Thời kỳ hình thành và xây dựng bản sắc ABC. Trong những năm đầu đầy
thử thách, ABC chú trọng đến việc định hình các định hƣớng kinh doanh, mục
tiêu phát triển, các giải pháp dịch vụ đặc thù của riêng mình cũng nhƣ xây
dựng bản sắc văn hóa đậm nét nhân văn – niềm tự hào của con ngƣời ABC.
Giai đoạn từ 2000 – 2004:
Thời kỳ bứt phá vƣơn lên mạnh mẽ của ABC với sự tăng trƣởng mạnh về
doanh số và nguồn lực. Đặc biệt, việc thành lập chi nhánh Hà Nội vào năm
2002 đã đánh dấu sự vƣơn mình của ABC ra phạm vi toàn quốc. Ngoài việc
tham gia vào nhiều dự án ứng dụng CNTT quan trọng cho các cơ quan Chính
phủ nhƣ Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải
Quan, các Ngân hàng lớn nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Công
thƣơng… với độ phức tạp cao, đòi hỏi sự am tƣờng chuyên môn đặc thù của
ngành, ABC còn đẩy mạnh hợp tác quốc tế thành công khi trở thành đối tác
hợp tác ở mức độ cao cấp nhất của các hãng CNTT hàng đầu thế giới nhƣ
Oracle, HP, IBM, Microsoft…
Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, ABC cũng ghi dấu ấn mạnh mẽ với
việc trở thành đơn vị CNTT đầu tiên tại TP.HCM áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lƣợng ISO vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2004 cũng là
năm ABC chuyển đổi sang mô hình công ty Cổ phần, sẵn sàng cho giai đoạn
phát triển mạnh mẽ tiếp theo.
Giai đoạn từ 2005 đến 2010:
Khẳng định vị thế và uy tín của thƣơng hiệu ABC trên thƣơng trƣờng.
ABC luôn giữ vững mức tăng trƣởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận qua các
năm, đội ngũ nhân lực đƣợc đào tạo ngày càng chuyên nghiệp, mở rộng mô
hình và thị trƣờng làm việc, đáng kể nhất là việc hợp tác quốc tế đƣợc đẩy
mạnh lên một tầm cao mới.
Năm 2007, ABC đã công bố hình ảnh chuyên nghiệp và năng động hơn với
slogan: “ABC Knowing IT” – “Am tƣờng Công nghệ, Thấu hiểu Thông
tin”. Luôn đặt nhu cầu và lợi ích khách hàng lên cao nhất, ABC thể hiện rõ sự
chuyên nghiệp và tận tâm trong cung cách phục vụ chu đáo, trong từng giải
100
pháp h iệu quả và tối ƣu.
Cũng trong giai đoạn này, ABC bắt đầu xây dựng đội ngũ và từng bƣớc
tham gia vào thị thị trƣờng xuất khẩu phần mềm. Trung tâm phần mềm
ABC (Hsoft) đƣợc thành lập vào cuối năm 2005 và đến năm 2009, ABC đã
hoàn thành việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế CMMi-3 trong quy trình phát triển
phần mềm.
Trong 2 năm liên tiếp 2009 và 2010, ABC vinh dự đƣợc nhận bằng khen
của UBND Tp.HCM với danh hiệu lao động tập thể xuất sắc. Ngoài ra,
ABC đƣợc công nhận nằm trong Top 5 Công ty Công nghệ thông tin hàng đầu
Việt Nam, đạt Huy chƣơng vàng đơn vị Tích hợp hệ thống...
Năm 2010 cũng là thời điểm cổ phiếu ABC chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch UPCOM, ABC đã và đang đƣợc cổ đông và Nhà đầu tƣ đánh giá cao
trong lĩnh vực CNTT của Việt nam.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Giai đoạn từ 2011 trở đi:
Đổi mới để phát triển. ABC đã thực hiện thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu và tổ
chức khi Hội đồng Quản trị chuyển giao công tác lãnh đạo, điều hành công ty
cho đội ngũ cán bộ kế nhiệm. ABC cũng đẩy mạnh hơn các hoạt động nhằm
xây dựng “Bản sắc phần mềm và dịch vụ” thể hiện qua việc hợp tác với các đối
tác chuyên sâu trong mảng phần mềm và dịch vụ (SAS, Oracle, IBM
Software…), điều chỉnh cơ cấu, xây dựng các chính sách… nhằm tăng tỉ trọng,
tăng chất lƣợng và đa dạng hóa các giải pháp phần mềm và dịch vụ.
Về mở rộng thị trƣờng, ngoài việc thành lập Chi nhánh Đà nẵng để mở rộng
cơ hội kinh doanh tại thị trƣờng rất tiềm năng ở miền Trung, ABC cũng bắt
đầu tham gia vào các dự án ở thị trƣờng ngoài nƣớc. Dự án Ngân hàng Nhà
nƣớc Campuchia (NBC) là dự án đầu tiên mà ABC thực hiện thành công ở
nƣớc ngoài, mở đầu cho những hoạt động, những cơ hội tiếp theo tại thị trƣờng
Campuchia, Lào, Singapore… trong tƣơng lai.
Năm 2011, ABC tiếp tục giữ vị trí “Top 5 Công ty CNTT hàng đầu Việt Nam”
và “Huy chƣơng vàng Tích hợp hệ thống”. Bên cạnh đó, ABC cũng đã xuất sắc
nhận đƣợc những giải thƣởng uy tín, giá trị nhƣ “Giải thƣởng Doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu năm 2011”; “Top 500 doanh nghiệp
tƣ nhân lớn nhất Việt Nam”; “Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu”. Vào dịp kỷ
niệm 16 năm thành lập, công ty ABC đã vinh dự đƣợc nhận bằng khen của Thủ
tƣớng Chính phủ về thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển CNTT Việt
Nam.
101
Năm 2012 là năm có nhiều thách thức với nền kinh tế Việt Nam, ABC cũng
nhƣ nhiều doanh nghiệp CNTT gặp rất nhiều khó khăn khi thị trƣờng dịch vụ
CNTT bị suy giảm, cạnh tranh gay gắt. Song với tinh thần vƣợt qua khó khăn,
tập thể cán bộ nhân viên ABC đã năng động nhạy bén điều chỉnh chiến lƣợc
ngắn hạn, tập trung đầu tƣ năng lực chuyên sâu về công nghệ và tri thức, ABC
đã vƣợt qua khó khăn, tiếp tục đƣợc công nhận là “Đơn vị Tích hợp hệ thống
hàng đầu Việt Nam”, “Top 5 và Huy chƣơng vàng Đơn vị cung cấp Phần mềm
– Dịch vụ”. Năm 2012 ABC vẫn đạt hiệu quả về lợi nhuận, đạt doanh số 702 tỷ
VNĐ, hoàn thành kế hoạch điều chỉnh và tăng trƣởng 5,5% so với năm trƣớc.
Vừa qua, kỷ niệm 18 năm thành lập, tập thể cán bộ nhân viên ABC vui mừng
đƣợc làm việc trong một môi trƣờng mới khang trang hiện đại. Trụ sở mới của
ABC tọa lạc ở tầng 9 tòa nhà Paragon, số 3 Nguyễn Lƣơng Bằng, Quận 7,
thuộc khu vực đô thị mới Phú Mỹ Hƣng với cảnh quan thiên nhiên tƣơi xanh,
rộng rãi, với thiết kế hiện đại, đƣợc trang bị đầy đủ công nghệ tiên tiến cho cán
bộ nhân viên làm việc, đáp ứng yêu cầu phát triển của ABC và tạo điều kiện
phục vụ khách hàng chu đáo hơn, chuyên nghiệp hơn.
8.
Họ và tên ngƣời đại diện cho DN:
Ngô Vi Đồng
Địa chỉ
9. Tên ngân hàng DN có quan hệ:
Địa chỉ
10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao
gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết.
Lĩnh vực kinh doanh: Thƣơng mại và dịch vụ
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Thi công lắp đặt và chuyển giao công nghệ hệ thống mạng máy tính.
Cung cấp dịch vụ ứng dụng internet (OSP), dịch vụ lƣu trữ và cung cấp thông
tin.
+ Dịch vụ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học kĩ
thuật vào cuộc sống.
+ Dịch vụ mô giới bất động sản.
102
+ Dịch vụ nghiên cứu, phân tích thị trƣờng.
+ Bán buôn máy móc thiết bị y tế.
+ Cung cấp các phần mềm ứng dụng. Sản xuất phần mềm, dịch vụ phần
mềm.
+ Tƣ vấn thiết kế hệ thống máy tính. Tích hợp mạng cục bộ (LAN).
+ Cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông. Dịch vụ truy cập và
xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng,
+ Mua bán và sửa chữa các thiết bị máy tính, máy vi tính, thiết bị văn
phòng.
+ Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị văn phòng.
+ Đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đào tạo dạy nghề.
+ Cho thuê nhà, kho (trừ kinh doanh cho thuê phòng trọ). Kinh doanh
nhà, kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ định giá, sàn giao dịch bất động
sản).
+ Dịch vụ khai thuê hải quan. Dịch vụ mô giới vận tải.
+ Dịch vụ kế toán, dịch vụ tƣ vấn về thuế, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ,
tƣ vấn về quản lý kinh doanh.
+ Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những ngƣời lãnh đạo thông
qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
12. Giá trị vốn hóa thị trƣờng của DN (đối với Cty niêm yết)
68.642.010.000 VNĐ
13. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày
BCTC
Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam đƣợc Bộ tài chính ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 và các thông tƣ bổ sung
14. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và Cty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý
kiến kiểm toán
38 chuẩn mực kiểm toán ban hành năm 2010 (Ban hành theo Quyết định số
120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính)
15. Các dịch vụ và báo cáo đƣợc yêu cầu là gì và ngày hoàn thành.
103
Kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty CP ABC niên độ 2012
16.Mô tả tại sao DN muốn có BCTC đƣợc kiểm toán và các bên liên quan cần
sử dụng BCTC đó.
Công bố Báo cáo tài chính ngày 31/12/2012
II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
Có
Các sự kiện của năm hiện tại
Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc
liên quan đến tính chính trực của BGĐ.
Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại
trừ trên BCKT năm nay.
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tƣơng
tự nhƣ vậy trong tƣơng lai không.
BCKT năm trƣớc có bị ngoại trừ.
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh
thu của Cty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành
viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.
Quan hệ với KH
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi
chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên
quan đến KH.
Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trƣởng
nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm
liên tiếp.
104
Không Không
áp dụng
Có
Không Không
áp dụng
Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm
toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ
kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của
quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
Có ai trong số những ngƣời dƣới đây hiện là nhân viên hoặc
Giám đốc của KH:
-
thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
-
thành viên BGĐ của Cty
-
cựu thành viên BGĐ của Cty
-
các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình
với những ngƣời nêu trên
Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm
toán sắp trở thành nhân viên của KH.
Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt
động kinh doanh thông thƣờng, giữa KH và Cty hoặc thành
viên của nhóm kiểm toán.
Mẫu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH
hiện tại khác.
Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh
hƣởng đến tính độc lập.
Khác
Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ
chối bổ nhiệm làm kiểm toán.
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG
Cao
Trung bình
105
Thấp
IV. GHI CHÖ BỔ SUNG
V. KẾT LUẬN
Chấp nhận duy trì khách hàng:
Có
106
Không
PHỤ LỤC 3
THƢ BÁO GIÁ
Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TPHCM
Địa chỉ: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3,TPHCM
Ðiện thọai: (84.8) 3.9305.163 - Fax: (84.8) 3.9304.281
Website: http://www.aisc.com.vn - Email: info@aisc.com.vn
Tp. HCM, ngày01/12/2012
Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Công ty CP ABC
Từ: Ông Phạm Văn Vinh- Tổng Giám đốc
Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP. HCM
V/v : KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP ABC CHO NĂM
TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31/12/2012.
Thƣa Quý vị,
Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP. HCM xin gửi tới Quý vị lời chào
trân trọng và cảm ơn về sự tín nhiệm của Quý vị đối với những dịch vụ chuyên
ngành của chúng tôi trong những năm qua.
Chúng tôi hân hạnh đƣợc gửi tới Quý vị bức thƣ về dịch vụ kiểm toán báo cáo tài
chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 của Quý Công ty.
Công việc thực hiện Kiểm toán Báo cáo tài chính
- Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/2012, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán
quốc tế đƣợc chấp nhận) và các quy định hiện hành của Việt Nam.
- Công ty CP ABC có trách nhiệm lƣu trữ chứng từ, sổ kế toán, các tài liệu liên
quan; có trách nhiệm lập , ký báo cáo tài chính và cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu
theo yêu cầu của chúng tôi.
- Chúng tôi có trách nhiệm kiểm tra và trình bày ý kiến về báo cáo tài chính; lập kế
hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm đƣa ra sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài
chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Chúng tôi cũng đánh giá việc
thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán của Công ty.
- Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng nhƣ của hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng
107
của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc phát hiện hết sai sót.
- Kết thúc cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý vị 2 bản báo cáo kiểm
toán và Thƣ quản lý( nếu có) bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh đề cập đến những điểm
thiếu sót của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mà chứng tôi đã phát
hiện ra.
- Chúng tôi chịu trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật về kiểm toán
độc lập báo cáo tài chính.
- Công việc đƣợc hoàn thành sau 4 ngày, kể từ ngày bức thƣ này đƣợc Quý vị chấp
nhận chính thức.
Phí dự tính
Chúng tôi xác định giá phí cho từng loại dịch vụ khác nhau dựa trên mức độ phức
tạp và hiệu quả thực tế của công việc hoàn thành. Ngoài ra chúng tôi sẽ tính thêm
một số chi phí khác trên cơ sở chứng từ phát sinh thực tế.
Chúng tôi dự tính mức phí kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 là
... VND (Bằng chữ...), và mức chi phí khác không vƣợt quá... VND.
Chúng tôi rất vui lòng đƣợc giải đáp những thắc mắc của Quý vị (nếu có).
Nếu Quý vị chấp nhận Thƣ hẹn này của chúng tôi, xin vui long ký tên xác nhận
dƣới đây và gửi lại cho chúng tôi (1) bản.
Chúng tôi hy vọng sớm nhận đƣợc sự xác nhận của Quý vị.
Xin chân thành cảm ơn !
Kính thƣ,
Phạm Văn Vinh
Tổng Giám đốc
Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP. HCM
Xác nhận của Công ty CP ABC
Tôi đồng ý với nội dung của thƣ hẹn kiểm toán trên đây do Công ty TNHH Kiểm
toán và dịch vụ tin học TP. HCM cung cấp.
108
PHỤ LỤC 4
Bảng 4.3. Bảng xác lập mức trọng yếu
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Tiêu chí sử dụng để ƣớc tính mức trọng yếu
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu
Kế hoạch
Thực tế
Doanh thu
Doanh thu
Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giá trị
hợp đồng kinh tế phát sinh lớn.
(a)
702.187.089.621
702.187.089.621
1,5%
1,5%
(b)
Giá trị tiêu chí đƣợc lựa chọn
Tỷ lệ sử dụng để ƣớc tính mức trọng yếu
Lợi nhuận trƣớc thuế 5% - 10%
Doanh thu 0,5% - 3%
Tổng tài sản và vốn 2%
Mức trọng yếu tổng thể
(c)=(a)*(b)
10.532.806.344
Mức trọng yếu thực hiện
(d) = (c)*(50% - 70%)
5.266.403.172
Ngƣỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua
(c)= (d)*4% (tối đa)
210.656.127
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
Chỉ tiêu lựa chọn
Năm nay
Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể
10.532.806.344
11.068.544.286
Mức trọng yếu thực hiện
5.266.403.172
5.534.272.143
Ngƣỡng sai sót có thể bỏ qua
210.656.127
221.370.886
111
10.532.806.344
5.266.403.172
210.656.127
PHỤ LỤC 5
Bảng 4.5. Phƣơng pháp chọn mẫu
1. Giá trị tổng thể lấy mẫu
2. Mức trọng yếu chi tiết
3. Mức độ đảm bảo yêu cầu
5111
670.976.769.983
5.266.403.172
0,5
5112
31.881.995.572
5.266.403.172
0,5
531
671.675.934
5.266.403.172
0,5
5151
217.176.810
5.266.403.172
0,5
5152
1.547.726.008
5.266.403.172
0,5
5158
150.000.500
5.266.403.172
0,5
711
3.291.991.538
5.266.403.172
0,5
4. Khoảng cách mẫu (= 2/3)
10.532.806.344
10.532.806.344
10.532.806.344
10.532.806.344
10.532.806.344
10.532.806.344
10.532.806.344
5.Giá trị phần tử lớn hơn
KCM (1)
Số lƣợng mẫu
6. Giá trị phần tử đặc biệt (2)
Số lƣợng mẫu
7. Cỡ mẫu còn lại
8. Tổng mẫu chọn
9. Số nghiệp vụ còn lại ( sau
khi trừ (1) và (2))
10.Bƣớc nhảy
211.193.484.127
0
0
0
0
12
179.046.228.091
4
27
43
4
4
2
2
0
48.379.045
8
0
8
0
0
0
0
0
0
100.000.000
2
0
2
0
0
0
13
13
441
480
4
0
0
0
0
0
0
0
4
10
120
3
Nguồn: Công ty kiểm toán AISC, 2013
112
PHỤ LỤC 6
Bảng 4.13.Bảng đối chiếu hóa đơn với sổ sách
ĐVT : VNĐ
Số chứng
từ
12
Ngày
chứng từ
Số tiền
Số hợp đồng
Số hóa
đơn
21/05/2012
23/05/2012
05/07/2012
26/11/2012
06/12/2012
21/12/2012
29/12/2012
29/12/2012
24.344.626.800 µ
22.780.432.540 µ
15.358.829.000 µ
12.021.240.000 µ
12.021.240.000 µ
21.338.794.032 µ
11.577.800.000 µ
15.008.055.000 µ
04/2012/HĐIT Vietinbank
01/2012/HPT-ETC
12/2012/HĐIT Vietinbank
120822-2/HĐMB/HIS
120822/HĐMB/HIS
120817/HĐMB/HIS-HN
121205/HĐMB/HIS-HN
121204/HĐMB/HIS-HN
0001153
0001157
0001453
0001694
0001702
0001906
0001957
0001956
22/05/2012
21.347.543.550 µ 06/2012/HĐIT Vietinbank
0001156
120618/HĐIT Vietinbank
27/2011/HĐIT Vietinbank
18/2012/HĐIT Vietinbank
0001917
06/2012/HĐIT Vietinbank
091012/HPT-SHB
0001155
0001879
09/08/2012
14/08/2012
25/12/2012
22/05/2012
13/12/2012
28/12/2012
31/12/2012
23.309.929.205 µ
18.183.380.000 µ
13.901.614.000 µ
211.193.484.127 µ
26.866.517.700 µ
41.884.606.500 µ
47.374.419.541 µ 02/2012/TSC-QLDA/HĐ
62.920.684.350 µ 1101/2012/HDTB/TCT-HPT
179.046.228.091
113
0001949
0001967
Ghi chú
Biên bản nhiệm thu ngày 20/05/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 18/05/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 02/07/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 20/11/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 02/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 10/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 15/12/2012
Biên bản bàn giao nhiệm thu kỹ thuật ngày
12/12/2012
Biên bản bàn giao nhiệm thu kỹ thuật ngày
20/05/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 04/08/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 10/08/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 12/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 15/05/2012
Biên bản bàn giao nhiệm thu kỹ thuật ngày
12/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 15/12/2012
Biên bản bàn giao nhiệm thu kỹ thuật ngày
12/12/2012
Số chứng
từ
27
Ngày
chứng từ
Số tiền
Số hợp đồng
Số hóa
đơn
04/06/2012
1.316.500.000 µ 08/TT/PVFC-HPT/03/2012
0001180
04/06/2012
29/06/2012
1.401.500.000 µ 08/TT/PVFC-HPT/03/2012
2.733.048.000 µ 120419/HĐMB/HIS-HN
0001259
06/07/2012
27/12/2012
29/12/2012
469.248.000 µ 2805/2012/HPT-BSI
2.445.000.000 µ 120216/HĐMB/HIS-HN
7.214.050.000 µ 09/HĐKT
0001264
0001936
0001960
31/12/2012
13/02/2012
6.204.927.000 µ 121120/HĐMB/HIS-HN
97.607.040 µ 120110/HĐMB/HIS
0000803
14/03/2012
28/03/2012
29/03/2012
16/04/2012
10/05/2012
16/05/2012
04/06/2012
28/06/2012
18/07/2012
14/08/2012
30/08/2012
24/09/2012
05/10/2012
31/10/2012
3.382.274.000 µ
418.507.455 µ
3.223.737.000 µ
252.729.750 µ
106.092.000 µ
3.200.000.000 µ
128.352.000 µ
856.120.000 µ
50.530.000 µ
8.862.312.500 µ
247.228.300 µ
6.720.000 µ
51.516.000 µ
86.000.000 µ
HPT/111220/01
120118/HĐMB/HIS
120217/HĐMB/HIS
120201/HĐMB/HIS
00.IM/IT.2012.18
SEV_HP_130312
00.IM/IT.2012.02
120524/HĐMB/HIS
120628/HĐMB/HSI
27/2011/HĐIT Vietinbank
120215-2PO/HSI
120917/HĐMB/HSI
120710/HĐMB/HSI
HPT PFW015111
114
0000925
0000915
0000934
0000950
0001093
0001177
0001254
0001536
0001426
0001449
0001529
0001549
0001682
Ghi chú
Biên bản bàn giao nhiệm thu kỹ thuật ngày
01/06/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 03/06/2012
Biên bản bàn giao nhiệm thu kỹ thuật ngày
22/07/2012
Biên bản nhiệm thu hệ thống ngày 06/07/2012
Biên bản nhiệm thu hệ thống ngày 27/12/2012
Biên bản nhiệm thu hoàn thành ngày
28/12/2012
Biên bản bàn giao hàng hóa ngày 28/12/2012
Biên bản nhiệm thu hoàn thành ngày
28/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 13/04/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 28/03/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 29/03/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 10/04/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 05/05/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 05/05/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 02/06/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 27/06/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 06/07/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 12/08/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 28/08/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 22/09/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 05/10/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 29/10/2012
Số chứng
từ
Ngày
chứng từ
20/11/2012
03/12/2012
12/12/2012
19/12/2012
31/05/2012
14/11/2012
26/12/2012
22/06/2012
Số tiền
129.500.000 µ
141.120.000 µ
497.285.000 µ
43.280.000 µ
21.938.962.045
1.100.000.000 µ
1.316.183.467 µ
1.518.993.245 µ
142.674.000 µ
4.077.850.712
Số hợp đồng
20/2012/HĐIT Vietinbank
VSIP/HRA/12102
121026/HĐMB/HSI
121106/HĐMB/HSI
123101/HĐDV-HPT-A
120820/HĐMB/HSI
120820/HĐMB/HSI
Số hóa
đơn
0001710
0001739
0001876
0001896
Ghi chú
Biên bản nhiệm thu ngày 20/11/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 03/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 10/12/2012
Biên bản nhiệm thu ngày 15/12/2012
0001147
0001701
0001922
0001244
Nguồn: Số liệu trên sổ sách của Công ty CPABC, 2012
µ: Số liệu khớp đúng với sổ chi tiết và hóa đơn, biên bản nhiệm thu và chứng từ gốc; đã kiểm tra số lƣợng và giá bán.
115
PHỤ LỤC 7
Bảng 4.14. Bảng đối chiếu chứng từ với sổ sách doanh thu tài chính và tài khoản đối ứng.
ĐVT: VNĐ
STT
Diễn giải
TK đối ứng
1
2
3
Ngày
chứng từ
25/6/2012
29/6/2012
30/6/2012
Doanh thu lãi tiền gửi từ BIDV
Doanh thu lãi tiền gửi từ HSBC
Doanh thu lãi tiền gửi từ VIB
11210007
11210008
11210005
4
30/602012
Doanh thu lãi tiền gửi từ Vietinbank
11210003
5
6
25/9/2012 Doanh thu lãi tiền gửi từ BIDV
30/11/2012 Doanh thu lãi tiền gửi từ SHB
11210007
112100010
7
8
25/12/2012 Doanh thu lãi tiền gửi từ BIDV
31/12/2012 Doanh thu lãi tiền gửi từ SHB
11210007
112100010
9
06/07/2012 Thu tiền cổ tức đợt 1/2012 của CTY 11210007
MASECO
27/12/2012 Thu cổ tức đợt 2/2012 của CTY 11210007
MASECO
10
Số tiền
7.492.624 µ Giấy báo có
1.782.379 µ Giấy báo có
1.705.831 µ Số TK chi tiết ngân hàng,
Giấy báo có, sgd 1177340573
5.355.921µ Bảng sao kê ngân hàng
Vietinbank
5.289.362 µ Bảng sao kê ngân hàng BIDV
báo
có:
sgd
8.827.009 µ Giấy
AASF301112000598
11.224.648 µ Bảng sao kê ngân hàng BIDV
báo
có:
sgd
6.701.271 µ Giấy
AASF311212000792
50.000.000 µ Lệnh chuyển có : sgd
10006887
50.000.000 µ Bảng sao kê ngân hàng BIDV
Nguồn: số liệu trên sổ sách của Công ty CPABC, 2012
µ: Số liệu khớp đúng với sổ chi tiết và chứng từ gốc;
116
Chứng từ
PHỤ LỤC 8
Bảng 4.15. Bảng đối chiếu chứng từ với sổ sách
Ngày
chứng từ
27/04/2012
11/05/2012
23/05/2012
01/06/2012
Diễn giải
Thu tiền rebate của Cisco
Thu tiền cty CP CK Rồng Việt chuyển
Thu tiền rebate của Microsoft
4Q11 Sales Plan Rebates Xseries
01/06/2012 1Q12 Sales Plan Rebates Xseries
Số tiền
USD
VNĐ
11.934 248.570.308
75.27.900
3.958
82.641.578
- 111.551.194
-
255.746.824
7.305
5.277
152.232.032
98.892.495
110.701.809
22/06/2012 Thu tiền rebate của Cisco
07/09/2012 Thu tiền rebate của HP
10.800
6.081
226.584.420
126.965.642
20/09/2012 Thu tiền rebate của Microsoft
09/11/2012 Thu tiền rebate của Cisco
06/12/2012 Thu tiền rebate của HP
6.938
11.030
-
144.874.836
230.196.100
54.928.781
02/06/2012 Thu tiền rebate của VMWARE
14/06/2012 Invoice for Applicable Revenue Sharing
22/06/2012 Thu tiền rebate của HP
Số chứng từ
Ghi
chú
Bảng sao kê ngân hàng BIDV
Bảng sao kê ngân hàng BIDV
Bảng sao kê ngân hàng BIDV
Credit Invoice Number
6157554911
Credit Invoice Number
6157554960
Bảng sao kê ngân hàng VIB
Credit Invoice Number 120614
Phiếu hạch toán
220612.G917.0148
Giấy báo có
Phiếu hạch toán
070912.G917.0041
Bảng sao kê ngân hàng BIDV
Giấy báo có
Phiếu hạch toán
061212.G917.0008
µ
µ
µ
µ
Nguồn: Số liệu trên sổ sách của Công ty CPABC, 2012
µ: Số liệu khớp đúng với sổ chi tiết và hóa đơn, chứng từ gốc.
117
µ
µ
µ
µ
µ
µ
µ
µ
µ
PHỤ LỤC 9
Bảng 4.16. Bảng ghi nhận doanh thu nội địa tháng 12/2012
Số hóa
Ngày
Diễn giải
đơn
0001945 28/12/2012 Cung cấp lắp đặt hệ thống trunking và phụ kiện cho Khối Hiệu Bộ
0001946 28/12/2012 Cung cấp lắp đặt và cấu hình phần mềm dành cho máy chủ Mail
Outlook Connecto
0001947 28/12/2012 IBM Hot Swap SAS Hard Disk Drive Backplane
0001948 28/12/2012 Phần mềm IBM SERVICE DELIVERY MANAGER ON X86 FOR
VMARE RESOURCE VALUE UNIT ANNUAL SW SUBSCRIPTION
0001949 28/12/2012 Con tán của công ty 8 (CREW 8)
0001950 28/12/2012 Kiềm bấm CAT6
0001951 28/12/2012 Panel laptop 6530b
0001952 28/12/2012 Bo mạch máy chủ HP ML 150G3
0001953 28/12/2012 Bộ lƣu điện UPS Santak 500VA
0001954 28/12/2012 Phí dịch vụ bảo trì theo HĐ 120928/HDDV- HSC (90%)
0001955 28/12/2012 Nguồn Dell Vostro 230W -250W
0001956 29/12/2012 Máy trạm nghiệp vụ- Dell OptiPlex (TM ) 7010 SF ( Intel Core i3-2120,
3.3GHZ/4GB DDR3/320GB HDD/K/M
0001957 29/12/2012 Máy chủ HP Proliant DL 380p ( Intel Xeon E5-2620 2.0GHz/ 8GB
PC3L- I2800R DDR3/6x320GB 6G SAS 10K 2
0001958 29/12/2012 HDD HP SAS 146GB 10K 2.5”
0001959 29/12/2012 Phần mềm WinSvrStd 2012 SNGL OLP NL 2Proc
0001960 29/12/2012 Camera bán cầu EZ – YZ15409
118
ĐVT: VNĐ
Số tiền
Ghi
chú
10.025.663.000
µ
200.000.000
µ
590.000.000
6.060.861.798
µ
µ
47.374.419.541
9.071.556
16.300.000
7.360.000
2.000.000
308.385.000
18.650.000
15.008.055.000
µ
µ
µ
µ
µ
µ
µ
µ
11.577.800.000
9.100.000
1.953.480.000
7.214.050.000
µ
µ
µ
µ
Số hóa
đơn
0001961
0001962
0001963
0001964
Ngày
Diễn giải
29/12/2012
29/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
Lắp đặt thiết bị của hệ thống Camera, Loại thiết bị : Monitor (màn hình)
Điện thoại di động Nokia N112 màu nâu
Dịch vụ hỗ trợ 3ZU
Máy chủ HP DL380p Gen8 8-SFF CTO Chassis/2x Gen8 E5 2630
Kit/8x HP 8GB 2Rx4 PC3L-1060R-9Kit/2x
Thiết bị cân bằng tải AX Series 1030, IU, Quad-core, 8xGE ports, 1x
Console, 8G_RAM,SSD, CF, 2xUSB
Category 5e UTP Modular Plug
Máy in mạng khổ A3/A4 Epson EPL-N2500
Thiết bị Cisco Catalyst 3750X 24T-S
Phần mềm Symantec NetBackup cho máy chủ cơ sở dữ liệu
Máy chủ vi tính HP DL 380G7 SFF CTO Server Xeon E5630 2.53GHz,
2x2GB Ram, 3x300GB HDD, DVDROM, 256MB.
Chi phí vận chuyển, triển khai
Máy chủ HP DL380G7 ( 02x Intel Xeon E5640 2,66GHz / 8x4GB
DDR/4x300GB HDD/ 2xPwr supply/ DVDRW/ Rack 2
Máy in tem mã vạch Zebra S4M
Thiết bị mạng Access Switch 4506- E Classic, TwoWS-X4648RJ45V+E, Sup6L-E
Install cable for 39 end user devices( laptop, desktop, printer) and testing
Bản quyền máy tính nhánh số
Giải pháp backup hệ thống
Ucare service fee ( From Jan 1st 2013 ) (DO 4570456: Ucare Service –
Contract UVI-SCPhí dịch vụ theo PO SBB185571
0001965 31/12/2012
0001966
0001967
0001968
0001969
0001970
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
0001971 31/12/2012
0001972 31/12/2012
0001973 31/12/2012
0001974 31/12/2012
0001975
0001976
0001977
0001978
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
0001979 31/12/2012
119
Số tiền
3.357.310.000
26.362.726
1.034.000.000
1.052.328.000
Ghi
chú
µ
µ
µ
µ
825.072.000
µ
1.566.090.909
62.920.684.350
1.057.948.000
437.818.000
6.204.927.000
µ
µ
µ
µ
µ
2.680.788.591
743.595.000
µ
µ
295.365.000
2.610.137.809
µ
µ
2.285.345.202
494.654.798
6.982.500
260.877.864
µ
µ
µ
µ
64.968.310
µ
Số hóa
Ngày
Diễn giải
đơn
0001980 31/12/2012 Điện thoại di động Iphonce
0001981 31/12/2012 Dây nhảy quang LC-LC, OM3, đa mốt, 3m
Nguồn: Số liệu trên sổ sách của Công ty cổ phần ABC, 2012
µ: Đã đối chiếu phù hợp giữa chứng từ gốc và sổ chi tiết; doanh thu đã đƣợc hạch toán đúng niên độ.
120
Số tiền
34.000.000
10.548.000
178.308.788.954
Ghi
chú
µ
µ
PHỤ LỤC 10
Bảng 4.17. Bảng ghi nhận doanh thu nội địa tháng 01/2013
ĐVT: VNĐ
Số hóa
đơn
Ngày
Diễn giải
0001982 09/01/2013 Phí bảo hành tháng 12/2012
0001983 14/01/2013 Phí sửa main laptop HP NC6400
0001984 14/01/2013 Phí sữa chữa nguồn máy Scanjer
HP 8420
0001985 14/01/2013 Phí sữa chữa lỗi kéo giấy in liên
tục của máy HP LJ 3050
0001986 14/01/2013 Máy tính HP Pro 3330MT Core
I3 -2120 (2GB/500GB/ Card
reader / DVD/ D/K/M/win 7 Pro,
1Y WTY
0001987 14/01/2013 Pin notebook Dell
0001988 14/01/2013 Pin notebook Dell
0001989 14/01/2013 Pin notebook Dell
0001990 14/01/2013 Pin notebook Dell
0001991 14/01/2013 Adaptor notebook Dell
0001992 14/01/2013 Bàn phím máy tính xách tay Dell
Vostro
0001993 14/01/2013 Bộ nhớ DDR2 2GB
0001994 14/01/2013 Phí thay mới cao áp máy tính
xách tay Lenovo T400
0001995 14/01/2013 Ổ cứng HP SCSI 36.4GB 10K
U320
0001996 14/01/2013 Máy chủ IBM x 3650 M4
0001997 14/01/2013 Máy tính để bàn ACER Veriton
M2610G
0001998 14/01/2013 Ổ cứng di động USB Transcend
1TB
0001999 14/01/2013 Renewals for IronPort C160 (
Phần mềm cho 250 ngƣời sử dụng
trong 3 năm)
Số tiền
Ghi chú
7.180.363
500.000
3.000.000
µ
µ
µ
727.273
µ
18.878.300
µ
1.000.000
1.000.000
1.000.000
1.000.000
600.000
650.909
µ
µ
µ
µ
µ
µ
1.700.000
945.000
µ
µ
21.900.000
µ
166.740.000
430.800.000
µ
µ
32.760.000
µ
295.418.000
µ
Nguồn: số liệu trên sổ sách của Công ty cổ phần ABC, 2012
µ: Đã đối chiếu phù hợp giữa chứng từ gốc và sổ chi tiết; doanh thu đã đƣợc hạch toán đúng
niên độ.
121
PHỤ LỤC 11
Bảng 4.18. Bảng ghi nhận doanh thu xuất khẩu trƣớc và sau ngày khóa sổ.
ĐVT: VNĐ
Số hóa
đơn
Ngày
Số tờ khai
Diễn giải
0000017 31/12/2012
TK - 0256
Dịch vụ hỗ trợ thực hiện Oracle: 12 ngày.
0000018 31/12/2012
TK - 0257
0000019 26/02/2013
TK - 0258
Dịch vụ hỗ trợ CSDL thực hiện Oracle
(24/7) – 24 ngày /6 tháng.
Dịch vụ hỗ trợ thực hiện Oracle
Dịch vụ
Số tiền
hoàn
thành
145.796.000 06/12/2012
Ghi
chú
156.210.000 07/12/2012
µ
148.050.000 26/02/2013
µ
µ
Nguồn: số liệu trên sổ sách của Công ty cổ phần ABC, 2012 - 2013
µ: Đã đối chiếu sổ sách với hóa đơn và tờ khai hải quan, doanh thu đƣợc hạch toán đúng và phân chia niên độ phù hợp.
122
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Mã số thuế: 0301447426
Địa chỉ: 60 Nguyễn Văn Trỗi, Phƣờng 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: (84 8) 38 458 518 - Fax(84 8) 38 458 51
Số tài khoản:
HÓA ĐƠN XUẤT KHẨU
Mẫu số: 06HDXK2/001
Ký hiệu: XK/11P
Số:
0000017
Liên 1: Lƣu
Ngày…31…tháng…12…năm 2012...
Đơn vị nhập khẩu (Buyer Name):..MARUHAN THPAN BANK PCL...................................................
Địa chỉ (Address):..............No 83, Preah Norodom Blvd Phnom Penh....................................................
Điện thoại(tel):…………………………………..Số tài khoản (A/CNo.)………………………………
Số hợp đồng (Contract No.)…………………………….Ngày hợp đồng (Contract date)………………
Hình thức thanh toán (Paymentmethod):……………………………………CK...................................
Điều kiện giao hàng (Shipping Term)…………………………………………………………………..
S Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lƣợng
Đơn giá
Thành tiền
T
T
1 2
3
4
5
6=4x5
1 Dịch vụ hỗ trợ Oracle
Lần
1
7.000
$ 7.000
Cộng tiền hàng:
Số tiền viết bằng chữ:...Bảy nghìn đô la Mỹ
Ngƣời bán hàng
Trần Thƣợng Trí
123
2.285.345.202
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Mã số thuế: 0301447xxx
Địa chỉ: Phƣờng 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: (84 8) 38 458 xxx - Fax(84 8) 38 45 xxx
Số tài khoản: 315.10000.763.149 (VND)
Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT3/001
Ký hiệu: 01AA/11P
Số:
0001975
Liên 1: Lƣu
Ngày…31…tháng…12…năm 2012...
Đơn vị mua hàng: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH CAPITALANG –VISITA......................................
Mã số thuế:..................0304663880............................................................................................................
Địa chỉ:..............Tầng 19, Tòa nhà Kumho Astana Plaza, số 39 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.....
Hình thức thanh toán:.................Nợ 30 ngày........................Số tài khoản..................................................
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
Số lƣợng
Đơn giá
Thành tiền
tính
1
2
3
4
5
6=4x5
1
Cung cấp, triển khai, lắp đặt vận
1
2.285.345.202 2.285.345.202
hành hệ thống điện thoại/ internet/
mạng không dây và thiết bị viễn
thông tại C.ty CAPITALAND –
VISTA (Theo hợp đồng số
CAC.1.17.6.1.6.2.6)
Cộng tiền hàng:
2.285.345.202
Thuế suất GTGT:...10... %,
Tiền thuế GTGT:
228.534.520
Tổng cộng tiền thanh toán ……………………………………………………………
2.513.879.722
Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ năm trăm mƣời ba triệu tám trăm bảy mƣơi chín nghìn bảy trăm hai mƣơi
đồng chẵn
Ngƣời mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Ngƣời bán hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Trần Thƣợng Trí
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
124
CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Mã số thuế: 0301447xxx
Địa chỉ: P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
Điện thoại: (84 8) 38 458 518 - Fax(84 8) 38 458 51
Số tài khoản: 001.343243.001 (VND)
Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT3/001
Ký hiệu: 01AA/11P
Số:
0000070
Liên 1: Lƣu
Ngày…28…tháng…1…năm 2013...
Đơn vị mua hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ TIMES -SQUARE VIỆT NAM.....................
Mã số thuế:..................0300648218..............................................................................................
Địa chỉ:..............Số 57 Đƣờng Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM..........................................
Hình thức thanh toán:.................Nợ 30 ngày........................Số tài khoản.....................................
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
Số lƣợng
Đơn giá
Thành tiền
tính
1
2
3
4
5
6=4x5
1
Cung cấp, triển khai lắp đặt
1
29.631.183.056 29.631.183.056
thiết bị cho hệ thống
ICT,DC,CCS (đợt 1) (Theo
ICP số 02 phát hành ngày
19/11/2012)
Cộng tiền hàng:
29.631.183.056
Thuế suất GTGT:...10... %,
Tiền thuế GTGT:
2.963.118.306
Tổng cộng tiền thanh toán ………………………………………………………… …32.594.301.362
Số tiền viết bằng chữ: Ba mƣơi hai tỷ năm trăm chin mƣơi bốn triệu ba trăm linh một nghìn ba trăm
sáu mƣơi hai đồng chẵn.
Ngƣời mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Ngƣời bán hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Trần Thƣợng Trí
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
125
Công ty CP ABC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THU HỒI HÓA ĐƠN
Căn cứ:
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008
- Nghị định số 123/2008/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều luật
thuế GTGT
- Nghị định số 121/2011/NĐ – CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của
chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định số 123/2008/NĐ
– CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT.
- Thông tƣ 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của BTC hƣớng dẫn
thi hành Nghi định 51/2010/NĐ –CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ
quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Hôm nay ngày 28/01/2013, chúng tôi gồm có:
Bên A (là bên mua hàng)
Đơn vị: CÔNG TY CP ĐẦU TƢ TIMES SQUARE VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 57 Đƣờng Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM, Việt
Nam.
Điện thoại; 38 270 077
Mã số thuế: 0300648218
Đại diện Hạ Thị Phƣơng Thảo
Chức vụ : Phó Tổng Giám Đốc
Bên B (là bên bán hàng)
Đơn vị: CÔNG TY CP ABC
Địa chỉ: Phƣờng Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
Điện thoại: (84 8) 38 458 xxx - Fax(84 8) 38 45x xx
Mã số thuế: 0301447xxx
Đại diện Bà Nguyễn Thị Hồng Hải
Chức vụ : Trƣởng Phòng Kế toán – Xuất Nhập khẩu
126
Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng thống nhất lập biên bản thu hồi hóa đơn
với nội dung sau:
1. Hóa đơn thu hồi:
Ký
hiệu
AA/11P
Số hóa
đơn
Ngày phát
hành
Số tiền trƣớc
thuế
Thuế VAT
Số tiền sau
thuế
0001949 28/12/2012 47.374.419.541 4.737.441.954 52.111.861.495
2. Lý do thu hồi hóa đơn: Do ghi sai giá trị hàng.
Biên bản này là một bộ phận không thể tách rời của hóa đơn số 0001949
ngày 28/12/2012 và đƣợc thay bằng hóa đơn số 0000070 ngày 28/01/2013.
Biên bản này đƣợc lập thành (02) hai bản có giá trị pháp lý nhƣ nhau,
mỗi bên giữ (01) bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
Hạ Thị Phƣơng Thảo
Nguyễn Thị Hồng Hải
127
128
[...]... trình kiểm toán khoản mục Doanh thu đang áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM vào quy trình kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần ABC - Đánh giá, nhận xét quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM về những ƣu điểm và hạn chế của quy trình - Đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu 1.3... hoàn thiện quy trình Đề tài cũng đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết nội dung về chƣơng trình kiểm toán và các thủ tục trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán Trần Khoa Minh (2011): Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu tại công ty kiểm toán VIETVALUES” Đề tài đã phân tích hai quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu và trình bày khá đầy đủ và chi tiết... chƣơng trình kiểm toán và các thủ tục trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán Tuy nhiên, do thực hiện kiểm toán cùng lúc 2 khoản mục nên tác giả bị hạn chế về thời gian, đề tài chƣa thể đi sâu khai thác đƣợc hết các thử nghiệm trong quá trình kiểm toán, cùng một số vấn đề khác Qua đề tài luận văn Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học. .. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM ( AISC) Việc tiến hành kiểm toán tại Công ty kiểm toán AISC đƣợc thực hiện trên một quy trình thống nhất đƣợc phổ biến chung và áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp Quy trình của một cuộc kiểm toán tại AISC đƣợc tổ chức theo quy trình kiểm toán mẫu của VACPA gồm có 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. .. đồng ở các lĩnh vực kiểm toán XDCB, đơn vị hành chính sự nghiệp, ngày càng tăng, các dịch vụ tin học cũng mang lại doanh thu nhất định cho công ty Trong ba năm liên tiếp 2010, 2011 và 2012, AISC luôn đứng trong top 10 công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất và top 3 công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất từ dịch vụ kiểm toán XDCB Top 3 công ty có doanh thu dịch vụ cao nhất từ kiểm toán cho đơn vị hành... hoàn thiện quy trình 17 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP HCM (AISC) có tiền thân là Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC) đƣợc thành lập theo thông báo số 637/TC/CĐKT ngày 21 tháng 03 năm 1994 của Bộ Tài Chính và Quy t định số 1292/QĐ – UB ngày 29 tháng 04 năm 1994 của Uỷ ban nhân... khoản (TK) hoặc quy trình hạch toán làm sai lệch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và kết quả kinh doanh giữa các kỳ Nhƣ doanh nghiệp để dành lại một phần doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hạch toán vào năm sau, làm chậm việc nộp thu + Sử dụng sai tỷ giá để hạch toán vào TK đối với doanh thu xuất khẩu + Doanh nghiệp sử dụng doanh thu khoán để hạch toán Vì doanh thu tính thu bằng doanh thu. ..1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu, phân tích, đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM để từ đó đƣa ra giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện đƣợc mục tiêu chung, đề tài đi vào nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau đây: - Tìm hiểu, phân tích và vận dụng quy trình. .. nghiệp của mình, ngƣời viết đã tham khảo luận văn của các tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2012): “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ” Đề tài phân tích quy trình kiểm toán tại hai công ty khách hàng và tác giả đã so sánh đƣợc những điểm khác biệt giữa hai công ty khách hàng, giữa quy trình kiểm toán thực tế với quy trình mẫu tại Công Kiểm toán. .. tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM (AISC) (Địa chỉ: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3, TP HCM) và đọc hồ sơ kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần ABC (Các thông tin có liên quan đến khách hàng nhƣ: tên công ty, mã số thu , địa chỉ liên lạc, … đã đƣợc thay đổi để bảo vệ thông tin cho khách hàng) 1.3.2 Phạm vi về thời gian Thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học ... dụng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu áp dụng Công ty TNHH Kiểm toán Dịch vụ tin học TP.HCM vào quy trình kiểm toán thực tế Công ty Cổ phần ABC - Đánh giá, nhận xét quy trình kiểm toán khoản. .. Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu Công ty TNHH Kiểm toán Dịch vụ tin học TP.HCM (AISC)” ngƣời viết muốn xem xét việc áp dụng quy trình kiểm toán mẫu vào thực tế công ty kiểm toán. .. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty TNHH Kiểm toán Dịch vụ tin học TP HCM (AISC) có tiền thân Công ty Kiểm toán Dịch vụ tin học (AISC) đƣợc