1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

104 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Mục tiêu của kiểm toán BCTC kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc k

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, cơ quan thực tập cùng những người thân trong gia đình và bạn bè.

05 đã giúp đỡ tôi có cơ hội tiếp cận thực tế với công việc, tạo điều kiện cho tôi thu

viên, quan tâm, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận với kết quả tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 – Ma trận Rủi ro phát hiệnBảng 2.2 – Xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPABảng 1.3 – Xác định hệ số rủi ro dựa trên mức độ đảm bảoBảng 2.1 – Phân tích BCĐKT Công ty XYZ tại ngày 31/12/2016Bảng 2.2 – Phân tích BCKQKD Công ty XYZ tại ngày 31/12/2016Bảng 2.3 – Một số câu hỏi đánh giá về môi trường kiểm soátBảng 2.4 – Xác định mức trọng yếu Kế hoạch – Thực tếBảng 2.5 – Xác định mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toánBảng 2.6 – Xác định khoảng cách mẫu áp dụng cho các khoản mục kiểm toánchọn mẫu

Bảng 3.1 – Ví dụ đánh giá sơ bộ RRKS đối với khoản mục tiền và tương đươngtiền

Bảng 3.2 – Câu hỏi đánh giá RRTT trên phương diện BCTCBảng 3.3 – Đánh giá RRTT đối với khoản mục tiền mặtBảng 3.4 – Câu hỏi đánh giá hoạt động kiểm soát chungBảng 3.5 – Câu hỏi đánh giá hoạt động kiểm soát ứng dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 – Quy trình lập kế hoạc kiểm toán BCTC theo VACPA

Sơ đồ 1.2 – Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán

Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Sơ đồ 2.2 – Mô hình tổ chức phòng Kiểm toán BCTC

Sơ đồ 2.3 – Chu trình kiểm toán chung tại AAC

Sơ đồ 3.1 – Lưu đồ minh họa quy trình bán hàng của Công ty XYZ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iii

MỤC LỤC Error! Bookmark not defined. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 2

I.5 Phương pháp nghiên cứu 3

I.6 Kết cấu đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

1.1 Khái quát chung về kiểm toán BCTC 5

1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC 5

1.1.2 Đối tượng của kiểm toán BCTC 5

1.1.3 Mục tiêu của kiểm toán BCTC 6

1.1.4 Cơ sở pháp lý và phương pháp kiểm toán BCTC 6

1.1.5 Quy trình kiểm toán BCTC 7

1.2 Lập kế hoạch kiểm toán BCTC 9

1.2.1 Khái niệm về lập kế hoạch kiểm toán BCTC 9

1.2.2 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán BCTC 10

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

1.2.4 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC 11

1.2.4.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 12

1.2.4.2 Hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán 15

1.2.4.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 17

1.2.4.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng 18

1.2.4.5 Thực hiện các thủ tục phân tích 20

1.2.4.6 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro và gian lận 21

1.2.4.7 Thiết lập mức trọng yếu 27

1.2.4.8 Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu 31

1.2.4.9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC 37

2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37

2.1.2 Phương châm và mục tiêu hoạt động 38

2.1.3 Các dịch vụ của công ty 39

2.1.3.1 Kiểm toán 39

2.1.3.2 Tư vấn thuế 39

2.1.3.3 Kế toán 40

2.1.3.4 Tư vấn tài chính đầu tư 40

2.1.3.5 Đào tạo và tuyển dụng 40

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 41

2.1.5 Khái quát về quy trình kiểm toán BCTC do công ty thực hiện 44

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

2.1.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán 45

2.1.5.2 Thực hiện kiểm toán 45

2.1.5.3 Hoàn thành kiểm toán 46

2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 46

2.2.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100) 47

2.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200) 49

2.2.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A300) 51

2.2.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng (A400) 52

2.2.5 Phân tích sơ bộ BCTC (A500) 53

2.2.6 Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận (A600) 58

2.2.6.1 Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (A610) 58

2.2.6.2 Đánh giá về rủi ro gian lận 60

2.2.7 Xác định mức trọng yếu (A700) 64

2.2.8 Phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu (A800) 67

2.2.9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900) 69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC 70

3.1 Nhận xét về công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC 70

3.1.1 Ưu điểm 70

3.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại 71

3.2 Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC 73

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

3.2.2 Xây dựng nhóm làm việc khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán 74

3.2.3 Xây dựng cách đánh giá các bảng câu hỏi 77

3.2.4 Sử dụng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng 82

3.2.5 Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch 84

3.2.6 Đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường tin học 85

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

III.1.Kết luận 92

III.2.Kiến nghị 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của kiểm toán ngày càng đượckhẳng định Ở các nước phát triển, kiểm toán xuất hiện từ rất sớm với hệ thống luậtpháp và chuẩn mực ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để tạo ra một khuôn mẫu chuẩnmực chung cho ngành kiểm toán quốc tế Tại Việt Nam, sau hơn 25 năm hình thành vàphát triển, ngành kiểm toán độc lập đã dần khẳng định được vai trò không thể thiếutrong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thốngcông cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triểnkinh tế Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minhbạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong vàngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu củanhà nước

Kiểm toán là một hoạt động độc lập dựa trên các nguyên tắc trung thực khách quan

và tuân thủ các chế độ, chuẩn mực Vì vậy, các cuộc kiểm toán phải tuân theo một quytrình chung nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán Trong đó, công tác lập kếhoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán màcác KTV cần thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 cũng đã khẳng định:

“Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính”,làm cơ sở để KTV thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị góp phần đưa ra các nhậnxét xác đáng về thực trạng hoạt động kiểm toán Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểmtoán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã

và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, giữ vững vànâng cao uy tín, hình ảnh của công ty kiểm toán đối với khách hàng

Ở nước ta, do lĩnh vực kiểm toán còn khá mới mẻ, hành lang pháp lý còn chưa đầyđủ; nội dung, quy trình, phương pháp kiểm toán vận dụng ở giai đoạn đầu nhiều điểmcòn chưa thống nhất; nguồn tài liệu thiếu về số lượng, tính đồng bộ và chất lượng;

kinh nghiệm làm việc còn non trẻ… nên thực tế hoạt động kiểm toán trong thời gian

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

lớn Chính vì thế mà ở giai đoạn lập kế hoạch, các công ty thường giao cho nhữngngười có trình độ chuyên môn cao cũng như có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểmtoán đảm nhiệm

Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánchủ yếu được biết thông qua phỏng vấn và quan sát trong thời gian ngắn làm việc tạiđơn vị khách hàng Trong khi đó ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV lại tốn rấtnhiều thời gian để kiểm tra chi tiết hoặc kiểm tra mẫu với khối lượng rất lớn Điều này

đã khiến cho việc kiểm toán bị kéo dài và đôi khi mặc dù cuộc kiểm toán kết thúc,KTV/trợ lý lại phải liên lạc với kế toán khách hàng để bổ sung thông tin cũng như tàiliệu cần thiết, làm mất thời gian cả hai bên Đặc biệt vào mùa kiểm toán lượng côngviệc khá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán Vì vậy, việcnghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toán để tìm ra cácvấn đề tồn tại và đề ra hướng khắc phục là một điều cần thiết

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, nhận thấy

hi ểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

điểm và hạn chế còn tồn tại Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằmcải thiện những mặt hạn chế, góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán nóiriêng và cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm toán nói chung của công ty

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu Quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toánBCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

BCTC được KTV công ty AAC thực hiện trong quá trình kiểm toán cho khách hàngXYZ (Vì vấn đề bảo mật thông tin nên người viết xin được phép giấu tên Công tykhách hàng)

I.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình Kiểm toán, các chuẩn

mực, chế độ Kế toán và Kiểm toán Việt Nam hiện hành cùng các tài liệu, hồ sơ kiểmtoán các năm trước có liên quan tại Công ty AAC Đọc và nghiên cứu các bài báo cáo,chuyên đề liên quan nhằm tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận, thông qua đó làmnền tảng để thu thập các tài liệu cần thiết theo hướng đi của đề tài

- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình KTV lập kế hoạch kiểm toán.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn KTV của công ty về quy trình lập kế

hoạch kiểm toán thực tế để làm sáng tỏ được vấn đề

Quá trình phỏng vấn được tiến hành ngay trong cuộc kiểm toán thực tế và sau giờlàm việc của KTV Nội dung chủ yếu trong quá trình phỏng vấn mà người viết muốntìm hiểu là: Cách thức tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, quy cách trình bàymẫu giấy tờ làm việc, những câu hỏi nên hỏi đối với kế toán của khách hàng, cách xử

lý số liệu sau khi thu thập được

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các giấy tờ làm việc từ Hồ sơ kiểm toán

mà AAC lưu giữ để minh họa và phản ánh nội dung liên quan, ngoài ra còn làm tăngtính tin cậy và thuyết phục cho đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: Xử lý các tài liệu đã thu thập

bằng cách tính toán, đối chiếu, so sánh với BCTC/Hồ sơ kiểm toán năm trước để cócái nhìn khái quát về quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty AAC, làm cơ

sở đưa ra nhận xét sát với tình hình thực tế, đồng thời đưa ra những biện pháp, kiếnnghị phù hợp

I.6 Kết cấu đề tài

Phần I: Đặt vấn đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

BCTC

công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái quát chung về kiểm toán BCTC

1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC Theo A A Arens & J K Locbbecke (2012): “Kiểm toán là quá trình thu thập và

đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về

mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập.”

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểmtoán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm

toán Việt Nam”: “Kiểm toán tài chính là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán của các KTV để nhằm xác định tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC.”

1.1.2 Đối tượng của kiểm toán BCTC

Theo giáo trình Lý thuyết kiểm toán – Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2008) thì đốitượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán BCTC là các BCTC (Bảng Cân đối kếtoán, Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáotài chính)

thông tin định lượng và thông tin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kếtquả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác

để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình vàkết quả kinh doanh của đơn vị

như: Luật Kế toán, chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán và quy định về Kế toán tại đơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như những quy định về sảnxuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm, quản lý lao động, vật tư, nghĩa vụ đốivới ngân sách,…

1.1.3 Mục tiêu của kiểm toán BCTC

kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là:

(a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện

tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;

(b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.”

1.1.4 Cơ sở pháp lý và phương pháp kiểm toán BCTC

- Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động kiểm toán là các chuẩn mực

kiểm toán Tuy nhiên, để đánh giá đúng, sai về đối tượng kiểm toán thì cơ sở pháp lýkhông phải là chuẩn mực kiểm toán mà là các chuẩn mực, chế độ kế toán và các luậtpháp liên quan đến hoạt động được kiểm toán

- Phương pháp kiểm toán: Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau,

đối tượng kiểm toán khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nêncách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản trên cũng khác nhau Trong kiểmtoán tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợplại hoặc chi tiết hơn tùy tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2014): “Trong

giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và

các thủ tục kiểm toán tiếp theo (thủ tục bổ sung) Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

 Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Thí dụ, kiểm toán viên có thể chọn mẫu các hóa đơn bán hàng để kiểm tra sự xét duyệt của người có thẩm quyền Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để kiểm toán viên điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản.

 Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ bản và thử nghiệm chi tiết.”

1.1.5 Quy trình kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán BCTC bao gồm ba giai đoạn chính là: Lập kế hoạch kiểmtoán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán

 Lập kế hoạch kiểm toán

cho mọi cuộc kiểm toán Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cáchđúng đắn:

+ Giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp+ Giúp giữ chi phí kiểm toán một cách hợp lý

+ Tránh những bất đồng với khách hàng

phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và hiểu biết của KTV về đơn vị vàhoạt động của đơn vị được kiểm toán

khách hàng mới hoặc tiếp tục với các khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toáncủa khách hàng, đạt được hợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán

động kinh doanh, các bên liên quan là những thông tin hết sức cơ bản cho việc tiếnhành kiểm toán Những thông tin này phải được thu thập ngay khi bắt đầu lập kế hoạchkiểm toán Đồng thời, ở nội dung này còn phải đánh giá nhu cầu sử dụng chuyên gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

ngay sau khi thu thập thông tin cơ bản Những thông tin này được thu thập thông quaviệc tìm hiểu điều lệ công ty, các quy chế của công ty khách hàng, các biên bản cuộchọp ban giám đốc và hội đồng quản trị, các hợp đồng của công ty

phân tích sơ bộ nhằm để hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanhcủa khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, chỉ ra những saiphạm có thể và để giảm công việc kiểm toán chi tiết

kiểm toán nói chung và thông thường được áp dụng giống nhau cho các chu kỳ, cáckhoản mục kiểm toán Trong khi đó, RRTT và RRKS cần phải được xác định cụ thểcho từng chu kỳ, từng khoản mục của BCTC thậm chí cho từng CSDL Trọng yếuđược thiết lập chung cho toàn bộ BCTC sau đó phân bổ cho các bộ phận của BCTCnhưng không cần thiết phải xác định cho từng CSDL

việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định

cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phần:

+ Các khảo sát nghiệp vụ+ Các thủ tục phân tích+ Các khảo sát chi tiết của các số dư

chỉ tiêu trên BCTC

 Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm hai bước:

một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát Kết quả của loại khảo sát này là những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm trachi tiết các số dư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung Thủ tục phân tích dùng để kiểm tra tínhhợp lý chung của các nghiệp vụ và số dư Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục

cụ thể cần thực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các các khoản mục chitiêu trong BCTC

 Kết thúc kiểm toán

Sau khi các công việc được thực hiện ở hai giai đoạn trên thì lập tức phải tổng hợpkết quả và phát hành báo cáo kiểm toán Những nội dung chủ yếu của giai đoạn nàybao gồm:

thể phát sinh làm ảnh hưởng đến BCTC như các khoản tiền có thể bị phạt bồi thường

do bị kiện tụng…

đến BCTC phát sinh sau khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ lập BCTC nhưng trướckhi ký báo cáo kiểm toán và cả những sự kiện phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán

 Các khoản nợ và các sự kiện này có thể phát sinh, làm ảnh hưởng đến BCTC và dovậy có thể ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán KTV phải thu thậpnhững bằng chứng cuối cùng cho sự kiện này Trên cơ sở đó tổng hợp, đánh giá kếtquả và xác định lại báo cáo kiểm toán phù hợp, lập và phát hành báo cáo kiểm toán

1.2 Lập kế hoạch kiểm toán BCTC

1.2.1 Khái niệm về lập kế hoạch kiểm toán BCTC Theo VSA 300: “Lập kế hoạch là một quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau khi hoặc cùng lúc kết thúc cuộc kiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán hiện tại Tuy nhiên, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm cả việc xem xét lịch trình của một số hoạt động và các thủ tục kiểm toán cần phải hoàn thành

trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.”

Lập kế hoạch kiểm toán là một trong những nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểmtoán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân theo đầy đủ

Đây là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán, nó có

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

vai trò rất quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểmtoán

1.2.2 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán BCTC

cuộc kiểm toán Do với thời gian và nguồn lực có hạn, KTV cần xác định những phầnhành trọng tâm để đạt được mục tiêu kiểm toán với chi phí hợp lý

kịp thời Quá trình lập kế hoạch bao gồm việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh,cũng như kiểm soát nội bộ của khách hàng, giúp KTV ghi nhận đặc điểm của đơn vị

và đưa ra những thủ tục kiểm toán phù hợp

nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả Quá trình kiểm toánđòi hỏi sự phối hợp giữa các KTV tham gia, giữa doanh nghiệp kiểm toán với đơn vị

và với các bên khác, như kiểm toán nội bộ hay chuyên gia Do đó, lập kế hoạch kiểmtoán phù hợp giúp KTV sắp xếp tiến trình công việc hợp lý nhằm nâng cao hiệu quảcủa cuộc kiểm toán

khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp chotừng thành viên, cũng như tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán vàsoát xét công việc của nhóm Đồng thời hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểmtoán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết

1.2.3 Những yêu cầu cơ bản của lập kế hoạch kiểm toán BCTC

cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềmtàng; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn

kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn vị đượckiểm toán

1.2.4 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểmtoán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộckiểm toán Năm 2010, VACPA chính thức ban hành chương trình kiểm toán mẫu chocác công ty kiểm toán độc lập là thành viên của VACPA Chương trình kiểm toán mẫunày được xây dựng và hướng dẫn một cách rõ ràng với việc đi kèm các mẫu giấy tờlàm việc cụ thể Dưới đây là quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo chươngtrình kiểm toán mẫu này:

Sơ đồ 1.1 – Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo VACPA

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100)

Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200)

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A300)

Tìm hiểu chính sách kế toán & chu trình kinh doanh quan trọng (A400)

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A500)

Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro gian lận (A600)

Xác định mức trọng yếu (A700) & phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu (A800)

Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

1.2.4.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

 Xem xét chấp nhận khách hàng

Để đưa ra quyết đinh chấp nhận hay duy trì một khách hàng mà không làm tăng rủi

ro cho hoạt động kiểm toán hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán,KTV cần xem xét các yếu tố sau:

Xem xét tính độc lập của công ty kiểm toán

Đoạn 14 VSA 200 yêu cầu: “Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy

định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến

kiểm toán báo cáo tài chính” Đây là tiêu chí hết sức quan trọng trong một cuộc kiểm

toán Vì các thông tin BCTC sau kiểm toán có ảnh hưởng liên quan đến nhiều đốitượng, vì vậy đòi hỏi thông tin đó phải trung thực, khách quan dẫn đến người thực hiệnkiểm toán phải có tính độc lập với khách hàng được kiểm toán, cụ thể là không có bất

kỳ mối quan hệ đặc biệt giữa KTV thực hiện với những người liên quan đến bộ phậnquản lý đơn vị của khách hàng Đây là một yếu tố bắt buộc nhằm đảm bảo thông tin doKTV cung cấp có tính trung thực, khách quan về BCTC của khách hàng được kiểmtoán

Khách hàng tiềm năng của công ty kiểm toán có thể có rất nhiều, tuy nhiên để thựchiện được một hợp đồng kiểm toán thành công ngoài sự đồng ý từ phía khách hàng thìcông ty kiểm toán phải đánh giá đúng năng lực của mình Vì hoạt động kiểm toán córủi ro cao, công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến củamình đưa ra Vì vậy tùy quy mô đối tượng từng khách hàng, tính chất công việc đốichiếu với năng lực khả năng hiện có thì công ty kiểm toán mới ra quyết định có thựchiện cuộc kiểm toán hay không

Đánh giá tính liêm chính của Ban Giám đốc Công ty khách hàng

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2014): “Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị sẽ có ảnh hưởng lớn đến rủi ro kinh doanh và rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của đơn vị, thông qua tác động của vấn đề này đến các quyết định kinh doanh, quản lý hoặc kế toán của họ Thí dụ, những cá nhân này trong hoàn cảnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

cụ thể có thể khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ để tham ô tài sản hoặc che giấu sự thật trên báo cáo tài chính” Thêm vào đó, VSA 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan

đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” nhấn mạnh tầm quan trọng đặc thù củaBGĐ và ảnh hưởng của nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu củaviệc báo cáo gian lận các thông tin tài chính Nếu Ban quản trị thiếu liêm chính, KTVkhông thể dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của Ban quản trị cũng như không thể dựavào các sổ sách kế toán Nếu có những nghi ngại về tính liêm chính này, KTV có thể

từ chối không thực hiện kiểm toán

Việc tìm hiểu thông tin về tính chính trực của các đối tượng trên có thể thực hiệnqua các thủ tục hoặc nguồn thông tin sau:

chúng, ngân hàng, tư vấn pháp lý…

Xem xét tính đầy đủ của bằng chứng mà hệ thống kế toán của khách hàng cung cấp

về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Theo đoạn 05 VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành

ý kiến kiểm toán.”

Vì vậy KTV muốn đưa ra được ý kiến của mình thì phải có bằng chứng kiểm toánđầy đủ tương ứng, mà nguồn bằng chứng chủ yếu đến từ sổ sách kế toán, chứng từ…

liên quan đến BCTC do hệ thống kế toán của đơn vị cung cấp Chính vì lẽ đó, việcxem xét hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng về nghiệp

vụ kinh tế phát sinh là yêu cầu bắt buộc của KTV đối với việc đánh giá khả năng chấpnhận kiểm toán

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng cũ và mới của công ty

kiểm toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

có thể phát sinh những vấn đề mới như xung đột về lợi ích, hoặc giữa đôi bên có sựmâu thuẫn về phạm vi kiểm toán, hoặc đang xảy ra tranh chấp giữa khách hàng vàKTV,… Từ những thông tin thu được, KTV có thể cân nhắc đánh giá khả năng tiếptục kiểm toán cho khách hàng

 Đối với khách hàng mới đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác, ngoàiviệc tự tìm hiểu thì KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm vì đây là nguồn thôngtin hữu ích để đánh giá khách hàng bao gồm những thông tin về tính liêm khiết củaBQT, những bất đồng giữa BQT với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán,thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác Đồng thời tìm hiểu lý do tại saokhách hàng thay đổi công ty kiểm toán Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơ kiểmtoán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán của mình

 Đối với khách hàng mới và chưa được công ty nào kiểm toán trước đây Để cóđược thông tin về khách hàng, KTV có thể thu thập thông qua việc nghiên cứu sáchbáo, các trang web, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên có liên quan về công tykhách hàng sắp tới như ngân hàng, tư vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tàichính buôn bán với khách hàng… Nếu thấy có vấn đề phức tạp, khó tìm hiểu thì cóthể phải thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp

 Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng

Thực chất việc nhận diện các lý do kiểm toán là việc xác định người sử dụngBCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ Đây cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến

số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa

ra trong BCKT Nó là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũKTV thích hợp

 Đánh giá rủi ro hợp đồng

Sau khi tìm hiểu các thông tin nêu trên, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thuthập cùng với kinh nghiệm của mình để đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức Cao, Trungbình hay Thấp và từ đó đưa ra quyết định “Có” hay “Không” chấp nhận khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

Theo Hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu (CTKTM) do VACPA ban hành(2013) Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro Cao khi kháchhàng có một trong các đặc điểm sau đây:

liên doanh, liên kết…lớn;

1.2.4.2 Hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

 Lập và ký kết hợp đồng kiểm toán

Sau khi xem xét việc có chấp nhận hay duy trì khách hàng hay không, KTV sẽ thỏathuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với khách hàng VSA 210 “Hợp đồngkiểm toán” yêu cầu KTV chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toánkhi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán thông qua việc:

toán: Là việc Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể chấp nhận được trong việc lập báo cáo tài chính và sự chấp thuận của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đối với các cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán.” (Đoạn 04, VSA 210)

Để xác đinh tiền đề của một cuộc kiểm toán, KTV cần phải thực hiện những thủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

+ Xem xét khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị sử dụng xem có thểchấp nhận được hay không Để xác định tính có thể chấp nhận được của khuôn khổnày, KTV cần xem xét đặc điểm của đơn vị được kiểm toán, mục đích và đặc điểm củaBCTC, cũng như hiểu được liệu pháp luật và các quy định có yêu cầu cụ thể đối vớikhuôn khổ được áp dụng hay không

+ Đạt được sự thỏa thuận với BGĐ đơn vị được kiểm toán về việc họ phải hiểu vàthừa nhận trách nhiệm này trong hợp đồng kiểm toán

điều khoản chủ yếu của hợp đồng kiểm toán, bao gồm:

+ Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán BCTC;

+ Trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán;

+ Trách nhiệm của BGĐ đơn vị được kiểm toán;

+ Hình thức thông báo kết quả kiểm toán;

+ Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán;

+ Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểmtoán chính thức của công ty khách hàng

 Lựa chọn nhóm kiểm toán

Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

đầy đủ thành thạo như một KTV;

nhiệm kiểm toán;

và các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề;

trong nhiều năm;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

doanh của khách hàng

1.2.4.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV cần có hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh Tế TP HCM (2014): “Rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro kiểm toán Việc hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán và các rủi ro liên quan giúp kiểm toán viên nhận dạng rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính và từ đó, thiết lập các thủ tục kiểm toán phù hợp.”

Các nội dung cần tìm hiểu về khách hàng bao gồm:

nền kinh tế, môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức sảnxuất kinh doanh, quản lý, cơ cấu vốn…

thức, các cá nhân và tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đối vớiđơn vị;

KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều cách:

Trang 28

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

1.2.4.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng

VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV cần tìm hiểu KSNB vềmặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủtục kiểm toán Việc tìm hiểu và đánh giá KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này đượcthực hiện hiện gồm hai phần: Phần 1 – Đánh giá KSNB ở cấp độ doanh nghiệp; Phần 2– Tìm hiểu KSNB về các chu trình kinh doanh chính

được đơn vị lựa chọn để lập và trình bày BCTC Nhìn chung, các đơn vị sẽ lựa chọnchính sách kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành Mặc dù vậy, rủi ro

có sai sót trọng yếu trên BCTC có thể phát sinh trong những trường hợp sau:

+ Các chính sách kế toán mới chưa được đơn vị cập nhật, hoặc áp dụng không phùhợp do chưa hiểu rõ, không hồi tố theo quy định

+ Các chính sách kế toán còn đang tranh luận, hoặc thiếu các hướng dẫn rõ ràng

+ Các chính sách kế toán đặc thù của đơn vị

+ Những thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ của đơn vị

+ Chính sách kế toán đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu hoặc các nghiệp vụkhông thường xuyên

hoạt động kinh doanh để nhận dạng rủi ro Quy trình kinh doanh chủ yếu của mộtdoanh nghiệp là quy trình hoạt động mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thất bại trong quy trình kinh doanh chủ yếu đưa đến rủi ro kinh doanh và từ đó, có thểtác động đến rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC, nên việc tìm hiểu chúng là mộtphương pháp tiếp cận rủi ro kinh doanh hữu hiệu (Giáo trình Kiểm toán Tập 1 –Trường ĐH Kinh tế TP HCM)

Theo Hướng dẫn CTKTM (2013), tuỳ theo đặc điểm khách hàng và cuộc kiểm toán

cụ thể, KTV phải căn cứ vào KSNB thực tế, mục tiêu kiểm soát và rủi ro phát hiện đểxác định chu trình kinh doanh chính cần tìm hiểu Trong một doanh nghiệp thường cócác chu trình kinh doanh cơ bản sau:

(1) Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

(2) Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền;

(3) Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn;

(4) Chu trình lương và phải trả người lao động;

(5) Chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản

Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm khách hàng, có những trường hợp không cần phải tìmhiểu tất cả 05 chu trình kinh doanh mà chỉ áp dụng những chu trình chính (như chutrình (1) và (2)) Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngoài 05 chu trình trên, KTV cònphải tìm hiểu các chu trình quan trọng khác Ví dụ: Đối với khách hàng là ngân hàngthì chu trình kinh doanh chính là chu trình huy động vốn; chu trình cho vay ngắn hạn,dài hạn

Để tìm hiểu vấn đề này, KTV thường thực hiện các thủ tục sau:

chiến lược của đơn vị, đánh giá của họ về tình hình hiện tại của ngành nghề và nhữngtác động của chúng đến đơn vị

- Đọc các tài liệu của đơn vị, như biên bản họp Hội đồng quản trị, dự đoán hoặc kế

hoạch tài chính Các tài liệu này một mặt giúp khẳng định lại những vấn đề đã biếtqua trao đổi với người quản lý, mặt khác cung cấp thông tin có tính chất định lượng vềnhững vấn đề trên hoặc phát hiện những rủi ro tiềm ẩn khác

- Tham quan đơn vị nhằm giúp hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh và những

vấn đề liên quan, như tình trạng bán hàng, tồn kho, sản xuất và tác động môi trường,cách thức kiểm soát đối với các quy trình kinh doanh chủ yếu

 M ục tiêu của thủ tục “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh”:

quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tụckiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán;

trình kinh doanh này;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

doanh

định và mô tả bằng cách trần thuật bằng văn bản hoặc lập sơ đồ (flowchart) trong bướcnày

1.2.4.5 Thực hiện các thủ tục phân tích

VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phântích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp choKTV xây dựng kế hoạch kiểm toán

Thủ tục phân tích có thể giúp KTV xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiệnbất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnhhưởng đến cuộc kiểm toán, từ đó, xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt làrủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận

Đối với một số đơn vị nhỏ có thể không có các thông tin tài chính giữa niên độ hay hàng tháng để phục vụ cho việc phân tích: KTV có thể thực hiện một số thủ tục phân

tích nhất định để phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hoặc thu thập thông tin qua phỏngvấn nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục phân tích để xác định và đánh giá rủi ro có saisót trọng yếu ngay khi có dự thảo BCTC của đơn vị

 Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Nhằm giúp KTV ghi nhận những đặc điểm của đơn vị mà KTV chưa bết và đánhgiá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC

 Nội dung của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2014): Thủ tụcnày dựa trên việc xem xét quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, giữa thông tintài chính với thông tin phi tài chính để phát hiện các biến động bất thường hoặc quan

hệ không hợp lý Quá trình thực hiện bao gồm các bước sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

vọng, nghĩa là các dự đoán về số liệu trên BCTC căn cứ vào những hiểu biết của KTV

về môi trường kinh doanh, ngành nghề, kế hoạch chiến lược và những rủi ro liên quan

các dự đoán này khá chính xác, ví dụ dự đoán về số vòng quay nợ phải thu và số dư nợphải thu cuối kỳ dựa trên các thông tin có được từ việc thay đổi chính sách bán chịucủa doanh nghiệp và tình hình doanh thu bán hàng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,

dự đoán chỉ dừng ở mức độ xu hướng, ví dụ KTV dự đoán chi phí lãi vay sẽ tăng lênkhá lớn khi biết kế hoạch của đơn vị đã thực hiện trong kỳ là đầu tư tài sản dựa trêncác khoản vay ngân hàng

hướng và phân tích tỷ số dựa trên các dữ liệu chưa được kiểm toán của đơn vị:

 Phân tích xu hướng dựa trên sự xem xét quá trình thay đổi của dữ liệu qua thờigian Ví dụ so sánh các số dư tài khoản hay số phát sinh của nghiệp vụ qua cácnăm

 Phân tích tỷ số dựa trên việc xem xét quan hệ kinh tế giữa các dữ liệu với nhaudưới hình thức các tỷ số Ví dụ, số vòng quay nợ phải thu là một tỷ số phản ánhchính sách bán chịu và tình hình thu nợ của đơn vị

kết quả phân tích dữ liệu, KTV sẽ ghi nhận những chênh lệch đáng kể giữa chúng haynhững quan hệ không hợp lý Những khoản mục, nghiệp vụ, tỷ số bất thường chỉ ranhững khu vực có rủi ro cao trên BCTC đòi hỏi phải phân tích sâu hơn Điều này sẽảnh hưởng đến những bước kiểm toán tiếp theo để nhận dạng rủi ro

1.2.4.6 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro và gian lận

Từ công việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh cho đến thực hiện các thủ tục phântích giúp KTV nhận dạng được các rủi ro trong hoạt động của đơn vị và các rủi ro liênquan đến BCTC

Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

Trong bước này, KTV đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB tại đơn vị nhằmxem xét khả năng của chúng trong việc ngăn chặn các rủi ro, hoặc ngược lại, làm trầmtrọng thêm rủi ro hay làm phát sinh rủi ro mới

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá RRKS là rất quan trọng đối với KTV,đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp khi tiến hành kiểm toán

KSNB không những là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị mà còn có nhữngảnh hưởng rất lớn đối với công việc của KTV, cụ thể là:

giá được những điểm mạnh và những điểm yếu của hệ thống KSNB nói chung cũngnhư của từng bộ phận, từng khoản mục nói riêng

công việc, đánh giá sơ bộ về RRKS Từ đó KTV sẽ xác định phương hướng và phạm

vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm tra, dự kiến về thời gian, lực lượng nhân sự cầnthiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán

 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá KSNB ở các chu trình kinhdoanh chính và xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu (nếu có) ở cấp độ doanhnghiệp

Các phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:

 Mô tả về hệ thống Kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải tài liệu hóa nhữngthông tin đã thu thập để chứng minh là đã tìm hiểu về KSNB trong hồ sơ kiểm toán

Các công cụ mô tả có thể là:

- Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng.

Yêu cầu trình bày cần đầy đủ bốn điểm sau:

 Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống

 Tất cả các quá trình đã xảy ra

 Sự chuyển giao mọi chứng từ, sổ sách trong hệ thống

 Chỉ rõ các hoạt động kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá RRKS

- Bảng câu hỏi về KSNB: Là một bảng liệt kê một loạt các câu hỏi được chuẩn bị

trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát,được thiết kế dưới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”

- Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm

soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước Nhờ biểu thịbằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệthống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách và cótác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá, bởi vì giúp KTV nhận diện nhữngthiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành hệ thống

 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Dựa trên những thông tin về hệ thống KSNB đã tìm hiểu được KTV sẽ đưa ranhững đánh giá sơ bộ về RRKS của đơn vị Dựa vào những đánh giá đó KTV sẽ nhậnxét về rủi ro là “Cao”, “Trung bình” hoặc “Thấp”

Rủi ro kiểm toán (AR)

 Khái niệm

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2014): “Rủi ro kiểm toán là rủi ro xảy ra khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài chính

được trình bày trung thực và hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu.”

RRKT thường xảy ra theo hướng: BCTC có những sai phạm trọng yếu nhưng KTVkhông phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC RRKT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

toán Mức độ RRKT dự kiến cao hay thấp quyết định khối lượng công việc kiểm toánphải tiến hành Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các thành phần của rủi ro kiểmtoán, xem xét tác động của thành phần này đến khối lượng công việc kiểm toán phảitiến hành Trong thực tế, RRKT thường xảy ra do giới hạn về quản lý và giới hạn vềchi phí kiểm toán Trong mối quan hệ này, RRKT và chi phí có mối quan hệ tỷ lệnghịch

Sơ đồ 1.2 – Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán

 Các thành phần của rủi ro kiểm toán

có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống KSNB của đơn vịđược kiểm toán Mức độ RRTT phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh củakhách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thểkiểm toán KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được RRTT, chỉ có thể đánhgiá mức độ RRTT có thể xảy ra KTV có thể dựa vào nhiều nguồn khác nhau để đánhgiá mức độ RRTT như kết quả kiểm toán năm trước hoặc thông qua thu nhập thông tin

về ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế, tài chính kế toán của đơn vị được kiểmtoán

ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC Đánh giá RRKS thựcchất là quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với việc phát hiện vàngăn chặn các gian lận và sai sót quan trọng trong BCTC Sau khi tìm hiểu hệ thống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

KSNB, KTV cần đánh giá sơ bộ RRKS đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC Sựđánh giá của KTV về RRKS cũng như RRTT sẽ ảnh hưởng đến nội dung, thời gian vàphạm vi của các phương pháp kiểm toán

được các sai phạm trọng yếu trong BCTC được kiểm toán Ngược lại với RRTT vàRRKS, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứngkiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát RRPH

 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán – Mô hình rủi ro kiểm toán

Trong kiểm toán thường đề cập đến ba loại rủi ro chính là Rủi ro tiềm tàng, Rủi rokiểm soát và Rủi ro phát hiện Ba rủi ro này là những bộ phận cấu thành rủi ro kiểmtoán và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2014): Mốiquan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể phản ánh qua hai công thức sau:

Công thức (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại RRKT Mô hình này được KTV

sử dụng để điều chỉnh mức RRPH để có mức RRKT mong muốn Nếu KTV nhận thấymức RRPH là Cao thì có thể điều chỉnh mức RRKT mong muốn để giảm mức RRPHxuống nhưng RRKT phải ở mức thấp cho phép

Trên thực tế, RRKT mong muốn thường được xác định từ khi lập kế hoạch kiểmtoán Mức RRKT thường khó thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán

Công thức (2), DR là đối tượng quan tâm của KTV Thông qua việc xác định DR,KTV sẽ xác định các thủ tục kiểm toán và số lượng bằng chứng cần thu thập

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM)

Trong bảng trên:

Tương ứng với mỗi mức độ đánh giá về RRTT, RRKS thì KTV sẽ xác định được mứcRRPH cần thiết sao cho mức RRKT mong muốn ở mức thấp nhất

 Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán

Hiện nay tại các Công ty kiểm toán, mức RRKT mong muốn luôn được xác địnhtrước khi tiến hành kiểm toán

DAR: Mức rủi ro kiểm toán mong muốn

Mức RRKR mong muốn phụ thuộc vào mức độ quan tâm của người sử dụng bênngoài đến BCTC và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáokiểm toán được công bố Việc xác định mức RRKT mong muốn là điểm khởi đầu choviệc xác định mức RRPH

 Rủi ro tiềm tàng: Đánh giá RRTT là công việc hết sức quan trọng trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán Mức độ rủi ro tiềm tàng được xác định có ảnh hưởngđến các thủ tục kiểm toán, khối lượng công việc, thời gian và các nguồn lực cầnhuy động để phục vụ cho cuộc kiểm toán

Để đánh giá RRTT, KTV dựa vào các yếu tố có thể ảnh hưởng sau:

 Bản chất kinh doanh của khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

 Tính chính trực của BGĐ

 Động cơ của khách hàng

 Kết quả các lần kiểm toán trước

 Hợp đồng kiểm toán năm đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn

 Các bên liên quan

 Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên

 Các ước tính kế toán

 Số lượng tiền của các số dư tài khoản với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ

 Rủi ro kiểm soát: Đánh giá RRKS là một khâu trong quy trình tìm hiểu và đánhgiá về hệ thống KSNB Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành có hiệu quả thìmức độ RRKS được đánh giá ở mức Thấp Khi hệ thống KSNB được thiết kếkhông phù hợp hay hoạt động không có hiệu quả thì khi đó RRKS được đánh giá ởmức Cao Mức RRKS không bao giờ bằng “không” bởi hệ thống KSNB lúc nàocũng tồn tại những hạn chế nhất định Để đánh giá RRKS, KTV phải hiểu biết về

hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán

 Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được: Việc xác định mứcRRPH có thể chấp nhận được có ý nghĩa thực tiễn rất cao, nó có quan hệ với tínhtrọng yếu và số lượng bằng chứng cần thu thập về khoản mục cần kiểm toán Dựatrên mức RRKT mong muốn và việc đánh giá RRTT, RRKS thì ta xác định RRPHtheo công thức sau:

DR = DAR / (IR × CR)

Công thức (3): Xác định mức RRPH có thể chấp nhận được

1.2.4.7 Thiết lập mức trọng yếu

 Khái niệm trọng yếu

Đoạn 9 VSA 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” định

nghĩa: “Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa

là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

VSA 320 còn nhấn mạnh “Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên

xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt

chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính”

tiền nhất định và có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC

giá trị thấp nhưng do bản chất của nó nên có thể vẫn gây ảnh hưởng đến quyết địnhcủa người sử dụng BCTC, ví dụ như sai phạm có tác động dây chuyền và gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến BCTC, các gian lận luôn được xem là quan trọng hơn các saisót với một quy mô tiền tệ, hay các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập…

Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được xác lập gồm: Mức trọng yếutổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện Ngoài ra, theo VSA 450 “Đánh giácác sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán”, KTV cũng cần xác định ngưỡng saisót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua

 V ận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán

Trong kiểm toán BCTC, do một số hạn chế nhất định nên KTV không thể phát hiệnđược mọi sai lệch trong BCTC Tuy nhiên, KTV phải đảm bảo hợp lý rằng sai lệchnếu còn tồn tại trên BCTC đã kiểm toán sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu Để đạtđược điều này, trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần phải xác lập mức trọng yếu

Việc xác lập mức trọng yếu sẽ giúp KTV ước tính mức độ sai sót của BCTC có thểchấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của cácsai sót lên BCTC, từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểmtoán

Trong giai đoạn lập kế hoạch, các bước xác định trọng yếu như sau:

Bước 1: Ước tính mức trọng yếu tổng thể của BCTC

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh Tế TP HCM (2014): “Mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính là mức giá trị mà kiểm toán viên xác định ở

cấp độ toàn bộ báo cáo tài chính, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

báo cáo tài chính Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên kết luận rằng báo cáotài chính có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”

Việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằngchứng kiểm toán thích hợp Đây là một việc làm mang tính xét đoán nghề nghiệp củaKTV Do đó, ước tính ban đầu về mức trọng yếu không cố định mà có thể thay đổitrong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước tính đó là quá cao hoặc quáthấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước tính ban đầu bị thay đổi

Mặc dù ước tính ban đầu về mức trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệp mang tínhchủ quan của KTV song trên thực tế mỗi công ty kiểm toán sẽ có một phương phápriêng để hỗ trợ cho KTV của mình trong việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu Mứctrọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tiêu chí được lựachọn để xác định mức trọng yếu Các tiêu chí thường được sử dụng là doanh thu, lợinhuận, vốn chủ sở hữu, tài sản

Dưới đây là các tiêu chí và tỷ lệ tương ứng với các tiêu chí thường áp dụng để xácđịnh mức trọng yếu do VACPA gợi ý:

B ảng 1.2 – Xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA

Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng

Bước 2: Thiết lập mức trọng yếu thực hiện

Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2014): “Mức

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Trà Ngân

cáo tài chính, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toántrong các thử nghiệm cụ thể Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngănchặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọngyếu.”

Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên xét đoán cụ thể của KTV Họ sẽdựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, có cập nhật những thay đổitrong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, bản chất, phạm vi của những saisót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước và đánh giá của họ về các sai sót trong

kỳ hiện tại Ví dụ, theo chính sách của doanh nghiệp kiểm toán, trong những trườnghợp bình thường, mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng 75% mức trọng yếutổng thể Tuy nhiên, trong cuộc kiểm toán hiện tại với những rủi ro được cập nhật,KTV quyết định áp dụng một mức trọng yếu thực hiện là 50% trên mức trọng yếu tổngthể

Bước 3: Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua

Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại

bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởngđến BCTC Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể sẽ không cần tổng hợp lạikhi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiến kiểm toán Ngưỡng sai sót không đáng kểchủ yếu được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng đượcxác định cùng lúc với xác định mức trọng yếu Thường ngưỡng này bằng một tỷ lệphần trăm khá nhỏ của mức trọng yếu thực hiện, ví dụ 4%

 Vi ệc thiết lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm

giúp KTV:

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro Rủi ro

kiểm toán xảy ra khi KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC được trình bày trung thực và hợp

lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu Do đó, mức trọng yếu là một trongnhững cơ sở của quá trình đánh giá rủi ro, mà trước hết là việc xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 10/07/2018, 00:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. A. Arens & J. K. Locbbecke (2012), Auditing: An integrated approach, Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auditing: An integrated approach
Tác giả: A. A. Arens & J. K. Locbbecke
Năm: 2012
2. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (2014), Kiểm toán Tập 1, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toánTập 1
Tác giả: Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bảnKinh tế TP.HCM
Năm: 2014
3. Bộ tài chính (2012), Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán đợt 1 (ban hành theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệthống 37 chuẩn mực kiểm toán đợt 1
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2012
4. Bộ tài chính (2015), Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam (Ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ Tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2015
5. Bộ tài chính (2002), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiềntệ
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2002
7. Đỗ Thị Giáng Tiên (2015), Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại Học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công tác lập kếhoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán vàkế toán AAC
Tác giả: Đỗ Thị Giáng Tiên
Năm: 2015
8. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) (2013), Chương trình kiểm toán mẫu, ban hành theo QĐ số 368/QĐ-VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch VACPA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình kiểmtoán mẫu
Tác giả: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
Năm: 2013
9. Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Tác giả: Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nhàxuất bản tài chính
Năm: 2008
10. Lê Thị Hoài Anh (2016), Slide bài giảng môn Kiểm toán đại cương, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Slide bài giảng môn Kiểm toán đại cương
Tác giả: Lê Thị Hoài Anh
Năm: 2016
11. Th.S Nguyễn Thị Đoan Trang – Trường ĐH Duy Tân (2017), “Vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp”, Tapchitaichinh.vnTrường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vai trò của báo cáolưu chuyển tiền tệ trong phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp”
Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Đoan Trang – Trường ĐH Duy Tân
Năm: 2017
6. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, Hồ sơ kiểm toán Công ty XYZ, ABC năm 2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w