Câu 1: Những biện pháp cơ bản của hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện?Câu 2: Phân tích và liên hệ thực tiễn các nguyên tắc chung của quản lý cơ sở vật chất – thiết bị trường học?
Trang 1Đề bài:
Câu 1: Những biện pháp cơ bản của hiệu trưởng đối với việc quản lý:
trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện?
Câu 2: Phân tích và liên hệ thực tiễn các nguyên tắc chung của quản lý
cơ sở vật chất – thiết bị trường học?
Trang 2PHẦN BÀI LÀM Câu 1:
Cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục mà cụ thể là trường sở, thiết bịgiáo dục và thư viện là một trong những thành tố cấu thành quá trình giáodục, và là thành tố có vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng giáo dục
Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trong giáo dục là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng cơ bản của người hiệu trưởng
1 Khái niệm và vị trí vai trò của trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện.
Trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm cơ sở vật chất – thiết bịgiáo dục Một cách đơn giản thì có thể hiểu cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục
là tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng vào việc giảng dạy, học tập vàcác hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục tiêu giáo dục Cơ sởvật chất – thiết bị trong giáo dục bao gồm trường sở, thiết bị giáo dục và thưviện
1.1 Khái niệm và vị trí vai trò của trường sở:
1.1.2 Vị trí – vai trò của trường sở.
- Trường sở là một trong các yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất – thiết
bị giáo dục, là điều kiện đầu tiên để hình thành một nhà trường
- Trường sở là trung tâm văn hóa, khoa học và kỹ thuật của một địaphương
Trang 3- Trường sở là nơi tuyên truyền nếp sống văn hóa mới, phổ biến cácthông tin khoa học kỹ thuật ở địa phương.
- Trường sở là hình ảnh đẹp, là niềm tự hào của mọi người, là sự thểhiện cho truyền thống cần cù, chăm chỉ, hiếu học của bao thế hệ tại địaphương
Điều 2 Luật Giáo dục đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười mới Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Đáp ứng yêu cầu trên, mỗi trường học cần phải có một môi trườngtương ứng bao gồm các yếu tố có tác dụng giáo dục trực tiếp đến học sinh
Để hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức cho học sinh ngoài sựgiáo dục và dạy dỗ của nhà trường thì trường sở phải có phòng truyền thống,phòng để sinh hoạt đoàn đội; để học sinh trở thành người có tri thức, ngoài sựgiảng dạy của giáo viên trường sở cần có: phòng học với bàn ghế, bảng và cáctrang thiết bị bên trong đúng quy cách, phòng bộ môn với các điều kiện riêngbiệt cho đặc trưng từng môn học, có phòng thiết bị giáo dục, có phòng làmthư viện với đầy đủ sách báo, tài liệu tham khảo cho học sinh tự học; để giáodục thể chất sức khỏe cho học sinh trường sở phải có: sân bãi, nhà luyện tậpthể dục thể thao, các dụng cụ thể dục thể thao; để giáo dục thẩm mỹ vệ sinhtrường sở phải có khung cảnh nhà trường xanh – sạch – đẹp, có cây xanhbóng mát, bãi cỏ vườn hoa, tất cả các loại, tất cả các loại phòng học phải sạch
sẽ, sáng sủa…
Trường sở là tổng thể gồm nhiều khối công trình, có thiết kế cấu trúcđặc trưng riêng, có các tính năng riêng biệt nhưng tựu trung là góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục Nghiên cứu ở đây là nghiên cứu mối quan hệ giữa:Mục đích dạy học – phương pháp dạy học – phương tiện dạy học Cũng chính
Trang 4là nghiên cứu mối quan hệ giữa: Mục tiêu giáo dục – Nguyên lý giáo dục –
Cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục Và chỉ thực hiện một cách đầy đủ mục tiêuvới một cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục tương ứng phù hợp, trong đó cótrường sở thì mới góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài để nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nướcđáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Điều 103 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Ưu tiên đầu tư xây dựngtrường học; Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dụcthể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đấtđai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”
Vì vậy, để làm tốt các vai trò trên thì toàn bộ khung cảnh nhà trườngvới các công trình phải được xây dựng đúng chuẩn mực, trang bị đầy đủkhang trang sạch đẹp thể hiện nét hiện đại của nhà trường xã hội chủ nghĩabền vững theo thời gian, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, tạo được cảmgiác yên tâm của các bậc phụ huynh, đồng thời nó sẽ có giá trị giáo dục hếtsức to lớn, gây ấn tượng mạnh và lưu lại suốt đời trong ký ức học sinh
1.2 Khái niệm và vị trí vai trò của thiết bị giáo dục.
1.2.1 Khái niệm thiết bị giáo dục:
Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tạilớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – họa vàcác thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống.Nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện
1.2.2 Vị trí – vai trò của thiết bị giáo dục:
Trang 5- Thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện vật chất của nhàtrường
- Thiết bị giáo dục có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu,nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành, giáo dụckết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”
- Thiết bị giáo dục đã nêu trong Nghị quyết hội nghị Ban chấp hànhTrung ương 2 Khóa VIII: “… Tất cả các trường phổ thông đều có… các trangthiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình Sớm chấmdứt tình trạng dạy chay” để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
- Thiết bị giáo dục là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiệngiúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hìnhthành các kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao độngứng dụng trong đời sống
- Thiết bị giáo dục có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sưphạm
Thật vậy, thiết bị giáo dục mà hầu hết là các sản phẩm khoa học kỹthuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúngchứa đựng một tiềm năng tri thức to lớn, đồng thời giữ vai trò là đối tượngnhận thức, ví dụ như: kính hiển vi là thiết bị giáo dục dùng để quan sát các vậtnhỏ bé mà mắt thường không thấy được, nhưng trong môn quang học kínhhiển vi lại là đối tượng cần được người học nhận thức về mặt cấu tạo và cácquy luật quang học Có thể nói thiết bị giáo dục vừa là phương tiện để nhậnthức vừa lại là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức
Hiện nay có rất nhiều thiết bị giáo dục mới được sử dụng trong dạyhọc, đặc biệt là việc ứng dụng tin học Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoahọc và công nghê, thiết bị giáo dục trong nhà trường ngày càng nhiều đã làmthay đổi một cách căn bản về phương pháp, làm cho quá trình giáo dục sinhđộng và hiệu quả hơn
Trang 6Thiết bị giáo dục chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tàinghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinhđộng, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho giáo viên và học sinh như: tăngtốc độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng thông tin; thực hiệncác phương pháp trực quan, thực nghiệm, tạo ra những vùng hợp tác giữa thầy
và trò, khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc,học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh trithức, tạo ra sự hứng thú lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiếncác hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một cách khoa học vàđiều khiển các hoạt động giáo dục
Bên cạnh các thiết bị giáo dục được sản xuất theo các quy trình côngnghiệp, cũng cần chú ý đến các thiết bị giáo dục tự làm Cơ quan UNESCOcủa Liên Hợp Quốc đã khuyến khích và bảo trợ cho hoạt động này vì nóhướng vào việc khai thác trí tuệ và lao động của thầy và trò từ các nguyên liệutại địa phương để góp phần giải quyết kịp thời yêu cầu dạy và học Do đó,việc tự làm thiết bị giáo dục được coi là một hoạt động có tính chất nghiệp vụcủa nhà trường, của mỗi giáo viên, là hoạt động có ý nghĩa giáo dục lại vừa có
ý nghĩa kinh tế
Đánh giá chung về hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo thì mỗiphương pháp gắn liền với từng loại phương tiện sẽ đạt hiệu quả như sau:
- 10% đối với những gì ta đọc được
- 20% đối với những gì ta nghe được
- 30% đối với những gì ta nhìn được
- 50% đối với những gì ta nhìn và nghe được
- 80% đối với những gì ta nói được
- 90% đối với những gì ta nói và làm được
Do đó trong nhà trường cần phải có thiết bị giáo dục đầy đủ để học sinhthực hành thí nghiệm
Trang 71.3 Khái niệm và vị trí vai trò của thư viện
1.3.1 Khái niệm thư viện.
UNESCO (Tổ chức Văn hoá Giáo dục và Khoa học của Liên HợpQuốc) đã đưa ra định nghĩa sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của
nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tàiliệu khác kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổchức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiêncứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”
Tại điều 1, Pháp lệnh Thư viện của nước ta, thư viện được định nghĩanhư sau: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dântộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệutrong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu họctập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phầnnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học,công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước”
1.3.2 Vị trí của thư viện và sách
* Vị trí của thư viện.
- Thư viện trường học là một trong những yếu tố cơ sở vật chất quantrọng của nhà trường, là phương tiện không thể thiếu được để phục vụ choviệc dạy và học Lênin đã chỉ rõ: “Sự nghiệp thư viện là một bộ phận quantrọng của cách mạng văn hóa và tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân”
- Vị trí của thư viện trường học đã được xác định rõ ở các Nghị quyếtcủa Đảng và các văn bản pháp quy
- Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII: “Tích cực xây dựng trường sở,tăng thêm các thiết bị và thư viện, tủ sách cho các trường bổ túc văn hóa vàtrường phổ thông”
Trang 8- Nghị quyết Trung ương 2 – khóa VIII: “Tất cả các trường phổ thôngđều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thínghiệm trong chương trình Sớm chấm dứt tình trạng “dạy chay”…”
- Điều 1 – Quy chế thư viện kèm theo Quyết định BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã xác định:
61/1998/QĐ-“Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trungtâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường Thư viện trường phổthông thuộc thư viện khoa học chuyên ngành giáo dục và đào tạo, nằm trong
hệ thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạmpháp luật về công tác thư viện của nhà nước”
* Vị trí của sách
- Sách là một bộ phận của cơ sở vật chất của nhà trường Có thể xem nó
là vũ khí, là công cụ của giáo viên và học sinh
- Sách không chỉ là một thứ sản phẩm văn hóa – vật chất đơn thuần mà
là một thứ vật chất có tính chất đặc trưng vì trong đó nó chứa đựng những giátrị tư tưởng, văn hóa, trí tuệ và tình cảm mà nhân dân thế giới và dân tộc đãtích lũy được, đã khẳng định những giá trị ấy và truyền lại cho đời sau
- Khẳng định vị trí của sách Lênin nói: “Không có sách thì không có trithức, không có tri thức thì không có Chủ nghĩa cộng sản” (Lênin TT,NXB.ST – HN 1976 trang 175)
- Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nếu tôi là ông thầy thìđiều tôi giảng trên lớp chưa phải là điều quan trọng mà sách tôi chỉ cho họcsinh đọc, mới là điều quan trọng nhất” (Phát biểu tại hội nghị giáo viên dạygiỏi toàn quốc miền Bắc)
- Nhà giáo dục Nga Xu-khom-lin-xki nói về tầm quan trọng của sách vàcủa thư viện nhà trường: “Sách là ngọn đèn sáng vĩnh viễn, là nguồn gốc làmgiàu trí lực và đời sống tinh thần của con người Đọc sách là con đường đi tớitrái tim của học sinh Chừng nào trước mắt các em không bừng cháy ngọn lửa
Trang 9sáng chói do những con người mà tên tuổi của họ trở thành ngọn lửa dẫnđường cho nhiều thế hệ, thì các em không thể nhìn thấy tường tận lý tưởngcủa chính bản thân các em Nếu như các bạn muốn cho tuổi trẻ luôn luônthèm khát với kiến thức, thì các bạn hãy quan tâm đến lò lửa quan trọng nhất,chủ yếu nhất của nền văn hóa tinh thần, tức là các thư viện”
1.3.3 Vai trò của thư viện và sách
* Vai trò của thư viện
- Thư viện trường học không chỉ là một bộ phận cơ sở vật chất trọngyếu mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường
- Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, thamgia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và nếp sống văn hóa mớicho các thành viên trong nhà trường
- Thư viện giúp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện vàxây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
- Vì vậy, “Sự nghiệp thư viện phát triển sẽ củng cố thêm nhà trường vàlàm cho công việc của nhà trường dễ dàng hơn” (Krupskaia – TTGDH- trang20)
- Sách cũng là nguồn sức mạnh ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm, lýtrí, trí tuệ và tâm hồn con người
- Sách giúp con người tìm hiểu quá khứ, nắm vững hiện tại và hiểu biếttương lai
- Sách giúp nâng cao khả năng độc lập suy nghĩ sáng tạo trong học tập
Trang 10- Sách là phương tiện tái hiện giờ lên lớp, mở rộng thêm kiến thức đãhọc cho người học.
Từ những phân tích trên đã chứng minh một cách rõ ràng vai trò to lớncủa trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện trong sự nghiệp giáo dục Muốnđảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục người hiệutrưởng cần quan tâm và có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm xây dựng,duy trì bảo quản và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất – thiết bịtrong giáo dục này
2 Những biện pháp cơ bản của hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện.
2.1 Vai trò và nhiệm vụ của hiệu trưởng trong việc quản lý cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục.
- Theo luật Giáo dục được Quốc hội ban hành năm 2005 và sửa đổi bổsung năm 2009 thì điều 54 và điều 58 đã nêu hiệu trưởng có nhiệm vụ quản lýhoạt động của nhà trường và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầuchuẩn hóa, hiện đại hóa
- Hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và làm cho mọi thànhviên của nhà trường nhận thức rõ vai trò của trường sở, thiết bị giáo dục vàthư viện trong mọi quá trình sư phạm và mối quan hệ của chúng với đổi mớiphương pháp và nâng cao chất lượng
- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về trường sở, thiết bị giáo dục
và thư viện: chịu trách nhiệm bảo quản, sử dụng phát huy hiệu quả
2.2 Những biện pháp cơ bản của hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện.
2.2.1 Xây dựng kế hoạch về trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện:
Hiệu trưởng cần lập kế hoạch về trường sở, thiết bị giáo dục và thưviện Đó là kế hoạch xây dựng và mua sắm, bổ sung thường xuyên và kế
Trang 11hoạch cải tạo, nâng cấp, sửa chữa để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ
sở vật chất – thiết bị trong giáo dục phục vụ nhu cầu dạy học và giáo dục
Hiệu trưởng cần căn cứ vào kế hoạch kế hoạch chiến lược phát triểnnhà trường, kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch về cơ sở vật chất – thiết
bị trong giáo dục cho phù hợp Trong kế hoạch về trường sở, thiết bị giáo dục
và thư viện đó phải hướng đến xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo thuậnlợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học Môi trường sư phạm đối với vấn đề thiết
bị giáo dục ở đây được đặt ra trên bình diện tổng hợp Đó là môi trường nhằmnâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý nhà trường, nâng cao sự hănghái sử dụng thiết bị giáo dục của giáo viên vào việc đổi mới nội dung phươngpháp dạy học, nâng cao thói quen kết hợp học và hành của người học, ít nhấtqua việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành thí nghiệm Muốn vậy, người hiệutrưởng cần:
- Xây dựng trường sở với các khối công trình đặc biệt là hệ thống lớphọc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn Các phòng bộ môncần được xây dựng theo hướng ngày càng chuyên môn hóa, đảm bảo cho giáoviên và học sinh có thể dạy học theo phòng bộ môn Phòng bộ môn về thựcchất tạo ra những điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng thiết
bị dạy học đảm bảo sự thoải mái về tâm lý, về vệ sinh học đường, về tổ chứclao động một cách khoa học, gây được hứng thú học tập, phát triển tư duy kỹnăng của học sinh trong giờ học
Trong điều kiện chưa thể xây dựng phòng bộ môn cho từng môn họcthì có thể xây dựng phòng bộ môn có cùng chung tính đặc thù như: Phòngnghe nhìn, phòng lý hóa, phòng kỹ thuật, phòng hóa sinh… và các phòngchuyên dụng như phòng học tiếng nước ngoài, phòng tin học
- Mua sắm thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình và kế hoạchtrang bị của trường Có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí mua sắm đúng mụcđích, tuyệt đối không cắt xén Hiệu trưởng nên xem chi tiết bảng giá từng loại
Trang 12thiết bị, xem xét từ nhiều nguồn, nhiều cửa hàng khác nhau và tham khảo ýkiến chuyên gia để lựa chọn được cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục phùhợp nhất Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản trang
bị trước, cần trang bị một số phương tiện Nghe – Nhìn, đưa máy vi tính vàomục đích dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tiếp cận cácphương tiện dạy học hiện đại hiệu quả cao
- Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất trước mắt và lâudài cho trường bằng các nguồn lực khác nhau: Ngân sách nhà nước, nhân dânđóng góp, nguồn vốn tự có do lao động sản xuất, do nghiên cứu khoa học,giáo viên và học sinh tự làm
Cần có kế hoạch và tổ chức tốt việc huy động các nguồn lực phục vụcho việc mua sắm, trang bị cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục Tổ chứccác cuộc thi tự làm thiết bị trong giáo dục trong nhà trường, phát động phongtrào ủng hộ thiết bị giáo dục, sách cho các nhà trường Thực tế cho thấy nhiềugiáo viên có khả năng và kinh nghiệm tự tạo ra các thiết bị giáo dục rẻ tiền màlại hiệu quả giáo dục khá cao, nhiều học sinh trong các nhà trường cũng cóthể cộng tác đắc lực với thầy dạy của mình để làm thiết bị giáo dục, khôi phụclại các thiết bị đã bị hư hỏng, cải tiến thiết bị để sử dụng thuận tiện hơn, hiệuquả hơn Ngoài ra công tác này còn có ý nghĩa đối với việc trau dồi năng lựcsáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các nhà trường
- Xây dựng kế hoạch từng năm về bảo quản, cải tạo, nâng cấp, muasắm, sửa chữa hoàn chỉnh hệ thống trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện
- Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cáctrường cần chú trọng xây dựng và phát triển thư viện điện tử Thư viện điện tử
là thư viện có vốn tài liệu dưới dạng điện tử ( tạp chí điện tử (e- journal); sáchđiện tử (e- book); các trang web; cơ sở dữ liệu; tài liệu điện tử trên CD-ROM, DVD- ROM; tài liệu điện tử truy cập trực tuyến trên mạng ) Hiệutrưởng (nhất là đối với các trường đại học, cao đẳng) cần chỉ đạo người xây
Trang 13dựng vốn tài liệu của thư viện điện tử, xây dựng mạng lưới truy cập dễ dàngtạo điều kiện cho mọi giáo viên và người học có thể tìm kiếm và cập nhật.
2.2.2 Chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng trường sở, thiết bị trong giáo dục và thư viện.
Khó có thể thực hiện được quá trình dạy học nếu thiếu hệ thống trường
sở, thiết bị giáo dục và thư viện Nhưng không phải cứ có hệ thống này là tự
nó phát huy hiệu quả sư phạm Thực tiễn cho thấy rằng mọi thiết bị đều thôngqua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả
- Trước hết hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức đối với việc sử dụngtrường sở, thiết bị giáo dục và thư viện Một thói quen cố hữu là nhiều ngườiquản lý, nhiều giáo viên, học sinh, sinh viên vẫn xem thường tác dụng củatrường sở, thiết bị giáo dục và thư viện Thậm chí có những học sinh, sinhviên khi được hỏi thì số lần đến thư viện trong suốt quá trình học tập chỉ đếmtrên đầu ngón tay
Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh sinh viên về việc sử dụngtrường sở, thiết bị giáo dục và thư viện nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết
và có nhu cầu sử dụng thường xuyên hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị tronggiáo dục này, tiến tới phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học.Muốn vậy, người hiệu trưởng cần:
+ Bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn gắn với sử dụngthiết bị giáo dục và đổi mới phương pháp Tập huấn các phương pháp dạy họccải tiến có kết quả trong đó phải sử dụng thiết bị dạy học
+ Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các thiết bịdạy học đang có
+ Phát huy, khuyến khích, động viên giáo viên, học sinh tăng cườngkhai thác sử dụng thư viện, thiết bị giáo dục, tiến hành cải tiến sáng tạo cácthiết bị giáo dục…
Trang 14- Chỉ đạo các tổ bộ môn lên kế hoạch đào tạo thì nhất thiết trong kếhoạch này phải có mục đề xuất các thiết bị giáo dục cần sử dụng Mỗi tổ bộmôn lại quy định cho giáo viên khi lên kế hoạch bài giảng cho mỗi chuyên đềmình phụ trách phải có kế hoạch thiết bị giáo dục phục vụ cho bài giảng đó.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc sử dụng thiết bị trong giáo dụccủa giáo viên: có thể kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra qua các đợt thao giảng,
dự giờ
- Rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm khai thác, sử dụng trường
sở, thiết bị giáo dục và thư viện thông qua các cuộc họp toàn nhà trường, qua
tổ chuyên môn…
- Xây dựng các quy tắc, nội dung sử dụng trường sở, thiết bị giáo dục
và thư viện và bắt mọi người phải thực hiện, có thể đưa vào làm tiêu chí đánhgiá bình xét thi đua
- Kịp thời giới thiệu được danh mục các thiết bị giáo dục mới, các tàiliệu mới mà nhà trường có Hình thức giới thiệu rất phong phú, đa dạng: Tổchức buổi giới thiệu, đưa lên trang web của nhà trường… Với những học sinhsinh viên khóa mới thì ngay từ đầu năm học nên tổ chức một buổi gặp gỡ traođổi giới thiệu tuyên truyền về thư viện nhà trường, về hệ thống các tài liệuhiện có và những tài liệu mới khi được bổ sung… Tuyên truyền miệng do cán
bộ thư viện trực tiếp thực hiện hoặc mời diễn giả giới thiệu sách, tọa đàmtrao đổi về cuốn sách đã đọc, một cuốn sách mới phát hành
- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn cách sử dụng thiết bị giáo dục nhất làđối với những thiết bị mới
- Chọn lựa, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên đihọc tập, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất –thiết bị giáo dục do các cơ quan quản lý tổ chức
- Mời chuyên gia từ nơi khác đến trường bồi dưỡng, tập huấn cho cán
bộ, giáo viên về kiến thức, kỹ năng sử dụng các cơ sở vật chất – thiết bị giáo
Trang 15dục Đặc biệt là về phía giáo viên, đối với các thiết bị giáo dục mới lạ, cấu tạophức tạp, quy trình sử dụng nghiêm ngặt thì cho đi huấn luyện, tập dượt thậtthành thạo.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, báo cáo chuyên đề tại chỗ về các kỹ năng
sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục Người báo cáo, người hướng dẫnđược chọn trong số cán bộ giáo viên đã đưa đi bồi dưỡng hoặc đã am hiểutinh thông về kiến thức và kỹ năng sử dụng các thiết bị, máy móc Thông quađợt tập huấn nhằm phổ biến các kiến thức thông tin mới về công nghệ, về kỹthuật tiên tiến
- Tổ chức cho giáo viên tham quan nơi sản xuất, nơi cung cấp thiết bịgiáo dục hoặc tổ chức cho nhà sản xuất, nhà cung cấp thiết bị giáo dục đemcác thiết bị giáo dục đến chào hàng giới thiệu cho giáo viên
2.2.3 Chỉ đạo bảo quản, giữ gìn trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện.
Thực tế thì đây là nội dung ít được các trường chú trọng, dẫn đến tìnhtrạng bị xuống cấp, mối mọt nhanh chóng của hệ thống trường sở, thiết bịgiáo dục và thư viện Bên cạnh đó ý thức bảo quản, giữ gìn của đội ngũ cán
bộ giáo viên, chuyên viên và học sinh các trường nhìn chung chưa cao
- Hiệu trưởng cần xây dựng nội quy giữ gìn trường sở, thiết bị giáo dục
và thư viện Nội quy này cần được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ đội ngũ cán
bộ giáo viên và học sinh trong trường bằng nhiều hình thức khác nhau nhưqua các cuộc họp, qua tổ trưởng chuyên môn, qua giáo viên chủ nhiệm và cán
bộ lớp… Những nội quy này cần được dán ở những nơi theo đúng quy định
để mọi người thấy được
- Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước:
+ Thực hiện chế độ trách nhiệm:
Đảm bảo số lượng phụ tá nhân viên theo quy định
Trang 16Phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể cho hiệu phó phụ trách chuyênmôn, tổ trưởng, nhóm trưởng, xây dựng mối quan hệ và lề lối làm việc củamỗi người.
Thực hiện nghiêm minh chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy chế.+ Thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra mỗi năm học, học kỳ, kiểm kêbất thường…
- Hiệu trưởng cần quan tâm việc bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ,vật tư khoa học kỹ thuật: Cần quan tâm tới ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu,môi trường cất giữ… đến các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền Cần đảm bảo kinhphí để mua vật tư, vật liệu cho việc bảo quản Hiệu trưởng cần đảm bảo cácđiều kiện vật chất để bảo quản: tủ, giá, khóa, có phương tiện phòng cháy chữacháy, chống ẩm, mối mọt…
- Hiệu trưởng cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng quy trình vàphương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ nhữngquy định chung về bảo quản
- Cử cán bộ, nhân viên phụ trách quản lý, bảo quản cơ sở vật chất –thiết bị giáo dục đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc
2.2.4 Đào tạo nhân viên chuyên môn (hiện nay được gọi là cán bộ thiết bị dạy học) cho nhà trường.
Vấn đề cung cấp đủ các nhân viên chuyên môn phụ trách trường sở,thiết bị giáo dục và thư viện cho các trường đang là điều bức xúc Thiếu họkhiến cho công tác quản lý cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục có nhiềuyếu kém lại bị sử dụng lãng phí hoặc hao hụt đi Nhân viên chuyên môn vừa
là người bảo quản duy tu hệ thống trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện,vừa là người phụ tá giúp giáo viên thực hiện bài giảng để sử dụng thiết bị giáodục có năng suất hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn
Giải quyết vấn đề này theo hai hướng:
Trang 17- Hướng thứ nhất: Chọn các nhân viên kỹ thuật có am hiểu về máy móc
và trang bị cho họ thêm những hiểu biết về sư phạm
- Hướng thứ hai: Chọn giáo viên đã học qua trường sư phạm và bồidưỡng năng lực kỹ thuật chuyên dụng về trường sở, thiết bị giáo dục và thưviện
Các biện pháp trên đây cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự ưutiên tùy theo tình hình thực tế của từng trường, không dàn trải Nơi nào điềukiện tổ chức sư phạm cho việc sử dụng thiết bị giáo dục khó khăn song điềukiện cung ứng kinh tế (vốn) thuận lợi thì phải chú ý đến việc cải thiện môitrường sư phạm của việc sử dụng thiết bị, nơi nào điều kiện cung ứng kinh tế(vốn) có khó khăn thì phải chú ý đến việc khai thác sử dụng vốn
Trang 181.1 Nguyên tắc 1: Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện cơ sở
vật chất – thiết bị giáo dục để phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo của nhàtrường (đồng bộ giữa trường sở với phương thức tổ chức dạy học; giữachương trình, sách giáo khoa và thiết bị giáo dục; giữa thiết bị và điều kiện sửdụng; giữa trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau…)
Cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục vừa là phương tiện để nhận thức, vừa
là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức, giúp tăng chất lượng và hiệu quảcủa các hoạt động dạy học và giáo dục Muốn vậy, hệ thống cơ sở vật chất –thiết bị giáo dục phải được trang bị đầy đủ và đồng bộ Theo tiêu chuẩn 4trong điều 7 của Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung họcphổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (Banhành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 12 năm 2012của Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định rõ:
Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:
a Khu phòng học, phòng bộ môn:
a.1 Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;