1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc

76 11,3K 173
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 641,5 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A

Trang 1

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Asian Dragon, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2011

Trang 2

Để hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sựquan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, Th.S Lê Đình Thái - Giảng

viên Bộ môn Quản Trị Kinh Doanh, trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ Tp HCM đãnhẫn nại dành nhiều thời gian và tận tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiệnbài khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc; các Anh/Chị các phòng Kinh Doanh;phòng Kế Toán; phòng Marketing, đặc biệt là chị Như Pháp, thư ký Phòng KinhDoanh, công ty Asian Dragon Company Limited đã chia sẻ nhiều thông tin, cũngnhư tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em hoàn tất bàì viết này

Xin cảm ơn Quý thầy/cô cùng các Anh/chị thuộc văn phòng Khoa Quản TrịKinh Doanh đã hỗ trợ và cung cấp những thông tin kịp thời, giúp em hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn

Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2011

Sinh viên

Đinh Tùng Sơn

Trang 3

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT THỰC TẬP

-Họ và tên sinh viên: MSSV: Khoa:

4 Kết quả thực tập theo đề tài

5 Nhận xét chung

Đơn vị thực tập

Trang 4

Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng.….năm.…

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số nội dung cơ bản của hoạt động quản trị bán hàng trong doanh nghiệp 3

1.1.1 Các thủ tục cần thiết của hoạt động bán hàng 3

1.1.2 Các hình thức bán hàng 5

1.1.3 Tổ chức mạng lưới phân phối 6

1.1.4 Tổ chức lực lượng bán hàng 8

1.1.5 Kiểm soát quy trình bán hàng 9

1.1.6 Động viên lực lượng bán hàng 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY A.D.A 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty A.D.A 12

2.1.1 Lịch sử hình thành và sứ mệnh 12

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty A.D.A 12

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 13

2.2 Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty A.D.A 15

2.2.1 Đặc điểm về trình độ lao động 15

2.2.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty 17

2.2.3 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh 19

2.2.4 Khách hàng mục tiêu của công ty 20

2.2.5 Đối thủ cạnh tranh 21

2.3 Khái quát chung về thị trường cung cấp các sản phẩm, thiết bị ứng dụng sóng GPS tại Việt Nam 23

2.3.1 Cầu thị trường 23

2.3.1.1 Quy mô nhu cầu về thiết bị ứng dụng sóng GPS 23

2.3.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường những năm qua 23

2.3.2 Cung thị trường 23

2.3.2.1 Tổng số nhà cung cấp 23

2.3.2.2 Nguồn từ nhập khẩu 23

2.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng 24

2.4 Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A 24

2.4.1 Công tác tổ chức lực lượng bàn hàng 24

Trang 6

2.4.1.1 Tuyển chọn nhân viên 24

2.4.1.2 Tuyển chọn và tập huấn các đại lý 26

2.4.1.3 Tổng số nhà phân phối, đại lý 27

2.4.2 Thiết lập và phát triển kế hoạch bán hàng 28

2.4.2.1 Xác lập mục tiêu của đội ngũ bán hàng 28

2.4.2.2 Lập kế hoạch bán hàng 29

2.4.2.3 Chính sách sản phẩm 30

2.4.2.4 Tiếp cận khách hàng 31

2.4.2.5 Gặp gỡ khách hàng và ký hợp đồng 32

2.4.2.6 Chính sách sau bán hàng 33

2.4.3 Mạng lưới phân phối bán hàng công ty A.D.A… 38

2.4.4 Giám sát năng suất bán hàng 42

2.4.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 43

2.4.6 Đánh giá chung về công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A 47

2.4.6.1 Những kết quả đạt được 47

2.4.6.2 Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị bán hàng tại công ty A.D.A 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG 3.1 Thiết lập kế hoạch kinh doanh 52

3.1.1 Cơ sở khoa học trong việc lập kế hoạch kinh doanh 52

3.1.2 Các giải pháp cụ thể để xây dựng một kế hoạch kinh doanh 52

3.1.2.1 Xây dựng quy trình lập kế hoạch kinh doanh 52

3.1.2.2 Thực hiện các bước lập kế hoạch theo quy trình 53

3.1.3 Dự kiến các kết quả thu được từ giải pháp xây dựng quy trình lập kế hoạch chi tiết 53

3.2 Ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng 54

3.2.1 Cơ sở cho giải pháp ứng dụng thương mại diện tử trong bán hàng 54

3.2.2 Thực hiện giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng 54

3.2.3 Dự kiến kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp 55

3.3 Giải pháp tăng thời gian hữu ích tìm kiếm khách hàng 55

3.3.1 Cơ sở cho giải pháp tăng thời gian tìm kiếm khách hàng 55

Trang 7

3.3.2 Các biện pháp quản lý thời gian hiệu quả, tăng thời gian tìm kiếm

khách hàng mớ i 56

3.3.3 Đánh giá thực hiện giải pháp 56

3.4 Giải pháp tổ chức lại lực lượng bán hàng 57

3.4.1 Cơ sở khoa học của giải pháp tổ chức lại lực lượng bán hàng 57

3.4.2 Các phương án thựchiện nhằm tổ chức lại lực lượng bán hàng 57

3.4.2.1 Xây dựng tiêu chí tuyển dụng phù hợp 57

3.4.2.2 Huấn luyện nhân viên 58

3.4.3 Dự kiến kết quả thu được khi thực hiện giải pháp 59

3.5 Hoàn thiện hệ thống phân phối 59

3.5.1 Cơ sở khoa học cho giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 59 3.5.2 Các giải pháp cụ thể cho phương án hoàn thiện kênh phân phối 60

3.5.3 Đánh giá kết quả đạt được 61

3.6 Động viên, khuyến khích đỗi ngũ bán hàng 61

3.6.1 Cơ sở khoa học cho giải pháp động viên, khuyến khích đội ngũ bán hàng 61

3.6.2 Biện pháp cụ thể nhằm động viên khuyến khích nhân viên và các đại lý phân phối 62

3.6.3 Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp động viên 63

3.7 Một số kiến nghị đối với Bộ Giao Thông Vận Tải 64

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO, nhiều nhàđầu tư, trong đó có các tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới như đã quan tâm hơn đếnthị trường này Thị trường sôi động, hàng hóa đa dạng, người tiêu dùng có nhiều lựachọn về sản phẩm hơn để đáp ứng cho nhu cầu của mình Điều này cũng có nghĩacạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa các nhà cung cấp, nhà phân phối trong việc tìmkiếm thị trường cho thương hiệu của mình Các doanh nghiệp nỗ lực tối đa để giatăng tính cạnh tranh thông qua việc định hướng, phát triển chiến lược kinh doanhdài hạn, cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp hơn và đương nhiêncon người được xem là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công Vai trò của hoạtđộng quản trị bán hàng được đề cao hơn bao giờ hết Giám đốc bán hàng thuộc hàngngũ các nhà quản trị cấp cao, được nhiều nhà tuyển dụng săn lùng Các tập đoàn đaquốc gia tìm kiếm những giám đốc bán hàng là người trong nước để hoạch địnhchiến lược, thực hiện các công việc kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước cầnnhững giám đốc kinh doanh giỏi có khả năng tổ chức bộ máy bán hàng hiệu quả, cóthể cạnh tranh tốt trên thị trường, tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công ty A.D.A (Asian Dragon Company Limited) là một đơn vị tiên phongtrong công việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ứng dụng sóng di động tại Việt Nam.Công ty A.D.A chuyên về giải pháp công nghệ không dây, giải pháp định vị, ứngdụng sóng di động truyền dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường từ

cá nhân đến doanh nghiệp trong và ngoài nước Trải qua hơn 8 năm xây dựng vàtrưởng thành, công ty đã có một bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh các giải phápcông nghệ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã vượt qua biếtbao thăng trầm, những khó khăn của ngày đầu thành lập, trong một môi trường kinhdoanh luôn biến động với sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường, để phát triển thànhmột công ty lớn mạnh Cùng với sự gia tăng về thị phần, thì quy mô của công tycũng không ngừng mở rộng, và đặc biệt là nhân sự ở bộ phận kinh doanh Vì vậy

mà công tác quản trị bán hàng càng phải được chú trọng hơn nữa, làm thế nào vừaquản lý được một số lượng lớn nhân viên, gắn kết họ thành một khối thống nhất,vừa dung hòa được các lợi ích của nhân viên, khách hàng và mục tiêu chung của

Trang 9

công ty Làm sao có thể hạn chế, loại bỏ những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt độngquản trị bán hàng, khi mà công ty đang ngày càng lớn mạnh và chuyển dần sang

một vị thế mới Từ những lý do trên em đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A” với mong muốn đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm đầy

mạnh hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản trị bán hàng

2 Mục đích nghiên cứu

Là sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh, với mục đích tìm hiểu, học hỏi, vàtrao dồi kiến thức Em muốn hiểu sâu hơn hoạt động bàn hàng được tiến hành nhưthế nào, công tác quản trị bán hàng được thực hiện ra sao, từ đó đề xuất một số giảipháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian, tác giả chỉ xin đề cập đếnthực trạng hoạt động kinh doanh công ty A.D.A tại chi nhánh Thành phố Hồ ChíMinh, các số liệu giao dịch trong khoảng thời gian 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011.Đây là những số liệu được thu nhập trực tiếp trong quá trình thực tập tại đơn vị,cùng một số những nhận định và góp ý của các anh/chị phòng kinh doanh, kế toán

và phòng marketing

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận logic, phân tíchthống kê, và sử dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt quá trình học tậpvới những quan sát, thu nhập thực tế diễn ra trong thời gian thực tập tại doanhnghiệp Kết hợp giữa việc tổng hợp sách báo, tài liệu với những ý kiến đóng gópcủa ban quản trị công ty

5 Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: Những lý luận cơ bản về hoạt động quản trị bán hàng trongdoanh nghiệp

CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng tại công ty A.D.ACHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trịbán hàng

Trang 10

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số nội dung cơ bản của hoạt động quản trị bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.1 Các thủ tục cần thiết của hoạt động bán hàng

Bước 1: Lập kế hoạch.

Trưởng phòng kinh doanh lập kế hoạch phân phối chỉ tiêu kinh doanh theonăm, tháng Chỉ tiêu bán hàng được lập trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung củacông ty Các chỉ tiêu bán hàng được trưởng phòng bán hàng lập cho từng thời kỳ cụthể, lên kế hoạch thực hiện Kế hoạch thực hiện mục tiêu bán hàng được lập theo sơ

đồ gannt

Bước 2: Thực hiện.

Triển khai thực hiện chỉ tiêu kinh doanh cho phòng Việc triển khai bao gồmhướng dẫn các mục tiêu, chỉ tiêu bán hàng, phân chỉ tiêu cho các bộ phận trựcthuộc, các cửa hàng, hướng dẫn các bước cần thực hiện, nhiệm vụ của các cá nhânliên quan

Bước 3: Nhận và xử lý yêu cầu khách hàng.

 Liên lạc, nhận các thông tin của khách hàng Bắt đầu quá trình thực hiệntheo kế hoạch thực hiện mục tiêu chỉ tiêu

 Liên lạc, ghi nhận yêu cầu khách hàng theo kế hoạch đã triển khai

 Ngoài ra ghi nhận yêu cầu từ bên ngoài trực tiếp (không có kế hoạch)

 Yêu cầu khách hàng được phân loại theo khu vực, theo tính chất mua (mua

lẻ hay mua sỉ)

 Trường hợp khách hàng cần thêm thông tin như tên cửa hàng trưởng, nhânviên, đại diện đại lý, mẫu báo giá, mẫu sản phẩm, phần giới thiệu tính năng sảnphẩm thì cung cấp cho khách hàng

 Trường hợp khách hàng mua hàng tại các khu vực, người nhận được thôngtin chuyển thông tin của khách cho người phụ trách của khu vực đó

 Đối với khách hàng mua lẻ, giới thiệu khách đến cửa hàng của công ty hoặcđại lý gần nhất

 Đối với khách hàng muốn mua sỉ, thực hiện theo quy trình ký kết và thựchiện hợp đồng

Trang 11

Bước 4: Tiếp xúc khách hàng.

Giới thiệu khách hàng về catolog của công ty, giới thiệu lịch sử, các lĩnh vựckinh doanh, quy mô của công ty cho khách hàng

Gởi khách hàng bản báo giá của sản phẩm

Giới thiệu các tính năng của sản phẩm cho khách hàng, cách thức sử dụngcho khách

Giới thiệu cho khách các chính sách bảo hành, chăm sóc – dịch vụ kháchhàng của công ty

Giải đáp các thắc mắc của khách hàng, trường hợp khách hàng có những câuhỏi không thể giải đáp được thì phải liên hệ bộ phận có trách nhiệm xin ý kiến giảiquyết

Bước 5: Bán hàng cho khách.

Để đảm bảo số lượng hàng hoá trong cửa hàng luôn đầy đủ, cửa hàng trưởngphải để ra mức định mức tồn kho cho cửa hàng, trình trưởng phòng bán hàngduyệt Trong quá trình bán hàng phải theo dõi để số lượng hàng trong cửa hàng phùhợp với định mức tồn kho tối thiểu

Cho hàng vào túi theo mẫu của công ty, kèm theo các hướng dẫn sản phẩm,catalog

Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng, cách thức sử dụng dịch vụ bảohành, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Chuyển phiếu bảo hành cho khách, ghi đầy đủ thông tin

Xuất hoá đơn cho khách theo mẫu của công ty, hoá đơn phải có dấu vuôngcủa công ty Đối với khách hàng yêu cầu hoá đơn VAT, phải chuyển hoá đơnthường cho phòng kế toán xuất hoá đơn VAT, sau đó chuyển hoá đơn VAT chokhách

Ghi đầy đủ các thông tin về loại sản phẩm bán, thông tin liên lạc của kháchhàng theo biểu mẫu nhật ký bán hàng

Cảm ơn khách hàng đã mua hàng, mong khách sẽ quay trở lại, trường hợpphát sinh trong quá trình sử dụng, hãy động viên khách mang hàng tới trung tâmbảo hành công ty sửa chữa

Bước 6: Lưu hồ sơ.

Trang 12

Toàn bộ thông tin bán hàng gồm tên khách, thông tin liên lạc, loại sản phẩmphải được ghi nhận đầy đủ trong phần theo dõi doanh thu.

1.1.2 Các hình thức bán hàng

Phương thức bán hàng được phân loại như sau:

Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng.

Bán hàng tại kho của người cung ứng: thích hợp với nhu cầu lớn, tiêu dùng

ổn định và người mua có sẵn phương tiện vận chuyển hàng hóa

Bán qua cửa hàng, quầy hàng thích hợp với nhu cầu nhỏ, danh mục hàng hóanhiều, chu kỳ tiêu dùng ổn định

Bán tận đơn vị tiêu dùng, bán tại nhà theo yêu cầu của khách hàng, tạo thuậnlợi cho người mua Phương thức này chủ yếu nâng cao chất lượng phục vụ kháchhàng và cạnh tranh lẫn nhau giữa các người bán

Theo khâu lưu chuyển hàng hóa:

Bán buôn: bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán không dùngtiền mặt Kết thúc quy trình bán buôn Hàng hóa vẫn nằm trong lưu thông, chưabước vào tiêu dùng Do không phải lưu kho, bảo quản và sắp xếp hàng hóa tại cửahàng, nên giá bán buôn rẻ hơn và doanh số thường cao hơn bán lẻ

Bán lẻ: bán cho nhu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu kịpthời của khách hàng, thanh toán ngay Vì hàng hóa trải qua nhiều khâu bán buôn,lưu kho, chi phí bán hàng, nên giá bán lẻ thường cao hơn giá bán buôn, việc tăngdoanh số của doanh nghiệp chậm hơn nhưng lại nhận được nhiều thông tin trực tiếp

từ người tiêu dùng

Theo phương thức bán:

 Bán theo hợp đồng và đơn hàng: thông thường là các hàng hóa quan trọng,bán với khối lượng lớn Đối với hàng hóa không quan trọng có thể thuận mua vừabán không cần ký hợp đồng, gửi đơn hàng

 Đấu giá: Đối với hàng hóa có khối lượng lớn, hàng khó tiêu chuẩn hóa, hàngchuyên dùng xuất khẩu: là phương thức bán hàng đặc biệt cần tuân thủ các quy địnhXuất-Nhập-Khẩu của chính phủ và chỉ do các đơn vị được phép kinh doanh Xuất-Nhập-Khẩu thực hiện

Theo mối quan hệ thanh toán:

Mua đứt bán đoạn: mua bán và thanh toán ngay khi giao nhận hàng hóa

Trang 13

Bán hàng trả chậm, trả góp: Đối với 1 số hàng hóa thông thường, tiêu dùngrộng rãi, phân tán, người ta sử dụng hình thức qua đại lý trả chậm tùy theo hàng hóanhư rượu, bia, thuốc lá… rất được ưa chuộng và phổ biến ở nước ngoài Ở ViệtNam, chưa được vận dụng với nhiều loại hàng hóa do hệ thống pháp luật chưa hoànthiện.

Hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng từ xa qua điện thoại, bán hàng qua môi giới, qua nhân viên tiếp thị, qua mạng internet…

 Hiện nay các doanh nghiệp tăng cường bán hàng trực tiếp cho người tiêudùng, bán hàng từ xa qua điện thoại tuy doanh số thấp nhưng nhận được thông tin vềnhu cầu thị trường

 Bán hàng qua người môi giới: Phù hợp với doanh nghiệp lần đầu thâm nhậpthị trường hoặc thị trường biến động nhanh mà người bán ít kinh nghiệm hoặc thịtrường mà việc tuyên truyền quảng cáo khó khăn

 Bán hàng qua tiếp thị: cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tiếp thị có chuyên mônnghiệp vụ cao là hình thức mà các hàng nước ngoài sử dụng để đưa sản phẩm vàoViệt Nam

Thương Mại Điện Tử: Giao dịch nhằm mục đích thương mại, được thực hiện

bằng các phương pháp điện tử trên mạng internet Là phương thức kinh doanh mớiphán ánh hoạt động thương mại được thực hiện trong một môi trường đặc biệt làmạng internet dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và nền kinh tế số hóa

1.1.3 Tổ chức mạng lưới phân phối

Tiêu thụ trực tiếp: Là kênh tiêu thụ ngắn, sản phẩm sản xuất ra được bán trực

tiếp cho khách hàng, không qua trung gian:

Sơ đồ 1.1: Mạng tiêu thụ trực tiếp

Nguồn: Phạm Thị Thu Phương (1995), Nghiệp vụ và quản trị bán hàng, NXB Thống kê

Nhà nhập khẩu

Người tiêu dùng

Trang 14

Tiêu thụ gián tiếp: Là kênh tiêu thụ dài, người sản xuất bán sản phẩm cho

người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, bán buôn, đại lý…

Sơ đồ 1.2: Mạng tiêu thụ gián tiếp

Nguồn: Phạm Thị Thu Phương (1995), Nghiệp vụ và quản trị bán hàng, NXB Thống kê

Các loại trung gian trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

 Người bán buôn: Là người trực tiếp mua sản phẩm của doanh nghiệp, bánlại cho người bán lẻ, họ có vai trò quan trọng trong thị trường, làm nhiệm vụ phânphối, cho nên họ có thể làm ảnh hưởng tới các quan hệ trên thị trường Mặt khácnhững người bán buôn có vốn lớn, mạng lưới bán đại lý, bán lẻ rộng, giúp chodoanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và thu được nhiều thông tin hữu ích

 Người đại lý: Là người có thể thực hiện bán buôn hoặc bán lẻ sản phẩm, họ

có thể làm đại lý trực tiếp qua doanh nghiệp hoặc qua người bán buôn Có nhiều đại

họ là chắp nối các quan hệ kinh tế giữa các đối tượng tham gia trên thị trường, như:

Trang 15

Giúp người mua tìm người bán.

Thực hiện việc mua bán theo uỷ quyền, uỷ thác…

 Người bán lẻ: Là người sẽ trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuốicùng, nên họ có nhiều điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng thường xuyên, do đó

họ có những thông tin phản hồi giúp doanh nghiệp định hướng tốt trong sản xuấtkinh doanh

1.1.4 Tổ chức lực lượng bán hàng

Lực lượng bán hàng của một công ty bao gồm tất cả những nhân viên có trách

nhiệm trực tiếp đến hoạt động bán hàng Lực lượng này lại có thể được chia thànhhai loại: Bên trong và bên ngoài

Lực lượng bán hàng bên trong (tại chỗ): Hầu hết, lực lượng bán hàng bêntrong tập trung ở một cơ quan, ở văn phòng và liên hệ với khách hàng chủ yếuthông qua điện thoại, email Từng cá nhân nhân viên bán hàng hiếm khi tiếp xúctrực tiếp với khách hàng Loại lực lượng bán hàng này có thể được dùng như lựclượng chính yếu của công ty hoặc là lực lượng hỗ trợ cho lực lượng bán hàng hoạtđộng bên ngoài công ty Lực lượng bán hàng tại chỗ hay bên trong này không phải

là một hiện tượng mới xuất hiện Trong lịch sử cũng đã từng tồn tại lực lượng bánhàng này nhưng với trách nhiệm và hoạt động chủ yếu mang tính xúc tiến cho hoạtđộng bán hàng hay theo sau một hoạt động bán hàng như theo dõi những đơn đặthàng, kiểm soát dự trữ, tồn kho, giới thiệu sản phẩm thay thế Gần đây, trách nhiệmcủa khối lực lượng bán hàng bên trong này đã được mở rộng xa hơn và ngày naynhiều công ty đang sử dụng lực lượng bán hàng này

Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài công ty (văn phòng): Lực lượngbán hàng bên ngoài công ty thông thường được trải ra theo vùng địa lý Để lựclượng bán hàng bên ngoài công ty này hoạt động được hiệu quả, điều kiện cần có làtrong vùng lãnh thổ ấy phải có một số lượng khách hàng đủ lớn Người đại diện bánhàng này sẽ có trách nhiệm bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thông qua giao dịchtrực tiếp với khách hàng, thông thường tại địa bàn kinh doanh của khách hàng.Ngoại trừ hoạt động bán lẻ, đa số lực lượng bán hàng hoạt động ở bên ngoài Lựclượng bán hàng bên ngoài được sử dụng rất rộng rãi trong những doanh nghiệp nhỏ

và lớn từ những công ty sản xuất tiêu dùng và hàng công nghiệp, công ty dịch vụnhư hãng hàng không, khách sạn đến công ty bán buôn

Trang 16

 Đại lý theo hợp đồng, phổ biến nhất là đại diện nhà sản xuất Họ là những

cá nhân, hiệp hội, hội buôn hoạt động độc lập, đại diện cho hai hay nhiều nhà sảnxuất hoặc cung ứng dịch vụ, trong một vùng lãnh thổ quy định, hưởng hoa hồng đại

lý (commission) và kinh doanh với nhau Những đại lý độc lập này thường còn đượcgọi là đại lý hoa hồng, đại lý tiêu thụ hay đại lý bán hàng, hay môi giới Thực ranhững tên gọi này phản ánh những điểm khác nhau về mặt nào đó, nhưng để phânbiệt được chúng cặn kẽ, chúng ta phải đi vào rất chi tiết về chuyên môn

Lực lượng bán hàng hỗn hợp, công ty có thể sử dụng nhiều loại lực lượng

bán hàng để chiếm lĩnh thị trường Công ty có thể sử dụng hỗn hợp lực lượng bánhàng của công ty và mạng lưới đại lý để xâm nhập nhiều loại thị trường khác nhau

1.1.5 Kiểm soát quy trình bán hàng

Các mục tiêu cần kiểm soát

Mục tiêu của việc bán hàng:

 Bán đúng: Đúng khách hàng, đúng giá, đúng hàng

 Bán đủ: Đủ số lượng đã thỏa thuận

 Bán kịp thời: Kịp thời hạn đã cam kết

 Mục tiêu của việc thu tiền

 Thu đúng: Đúng người, đúng lô hàng

 Thu đủ: Đủ số tiền cần phải thu

 Thu kịp thời: Hạn (không để nợ quá hạn)

 Mục tiêu của việc ghi nhận và báo cáo

 Đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dễ hiểu (đối với cả Bộ phận kế toán & Bộphận bán hàng)

Một số rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát tương ứng

Bán hàng nhưng không thu được tiền (do khách hàng không có khả năng trảtiền hay có tiền nhưng không chịu trả)

 Đánh giá uy tín

 Duyệt hạn mức tín dụng

 Phân tích tuổi nợ

 Nếu bán hàng lần đầu

 Bán hàng không đúng giá, tính toán sai chiết chấu

 Phê duyệt giá bán

Trang 17

 Cập nhật giá mới

 Giao hàng trễ

 Kiểm tra tồn kho trước khi chấp nhận đơn hàng

 Theo dõi đơn đặt hàng tồn đọng

Giao hàng sai quy cách, phẩm chất, số lượng

 Khách hàng ký duyệt mẫu hàng

 Đối chiếu đơn đặt hàng

 Khách hàng ký bao bì giao nhận hàng

Phát hành hoá đơn sai

 Phê duyệt hoá đơn

 Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng và phiếu xuất kho

 Tiền bán hàng bị lạm dụng

 Định kỳ đối chiếu công nợ

 Thường xuyên đối chiếu số dư ngân hàng

 Người thu tiền khác người ghi chép thu tiền

Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ

 Các chứng từ bán hàng điều chuyển về kế toán ghi chép

 Đối chiếu số bán hàng với số xuất hàng tồn kho

 Đối chiếu số thu tiền với bảng kê ngân hàng

1.1.6 Động viên nhân viên

Trang 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Quản trị bán hàng: là hoạt động quản trị của những người thuộc lực lượng

bán hàng của công ty bao gồm những hoạt động chính như phân tích, lập kế hoạch,thực hiện và kiểm tra hoạt động bán hàng Như vậy, quản trị bán hàng là một tiếntrình kết hợp chặt chẽ từ việc thiết lập mục tiêu cho nhân viên bán hàng, thiết kếchiến lược cho nhân viên bán hàng đến việc tuyển dụng, huấn luyện, giám sát vàđánh giá kết quả công việc của nhân viên bán hàng Từ việc phân tích trên ta thấyđược tầm quan trọng của hoạt động bán hàng đối với nền kinh tế - xã hội trên toànthế giới Hoạt động bán hàng cũng mang lại lợi ích cho nhiều thành phần Do đóthúc đẩy và phát triển các hoạt động bán hàng sẽ kích thích cho xã hội phát triển,mang lại sự phồn thịnh cho quốc gia, nâng cao mức sống con người, thỏa mãn mọinhu cầu cho tất cả mọi người trong xã hội

Trang 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY A.D.A

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty A.D.A

2.1.1 Lịch sử hình thành và sứ mệnh

Tên công ty: Công ty TNHH A.D.A

Tên tiếng anh: Asian Dragon Company Limited

Ngày thành lập: 30–10–2003

Công ty A.D.A là một đơn vị tiên phong trong công việc cung cấp sản phẩm,dịch vụ ứng dụng sóng di động tại Việt Nam Công ty A.D.A chuyên về giải phápcông nghệ không dây, giải pháp định vị, ứng dụng sóng di động truyền dữ liệunhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường từ cá nhân đến doanh nghiệp trong và

ngoài nước Với sứ mệnh “Cung cấp giải pháp không dây cho cộng đồng với chất lượng tốt nhất” Công ty mong muốn được chia sẻ và ứng dụng những giải

pháp công nghệ mới nhằm tối đa hóa lợi ích của người dùng, công ty A.D.A camkết mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất Giátrị cốt lõi của công ty:

 Chúng tôi quan niệm nhân sự là tài sản quý giá nhất của công ty

 Chúng tôi xem khách hàng là trọng tâm ưu tiên

 Chúng tôi phát triển dựa trên các ứng dụng không dây

 Chúng tôi lấy phần mền làm nền tảng tích hợp hệ thống

 Chúng tôi cho rằng kinh nghiệm được tích lũy và tạo ra các giá trị đíchthực cho khách hàng

 Chúng tôi lấy sự sáng tạo làm mũi nhọn của lợi thế cạnh tranh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty A.D.A

Trang 20

Sơ đồ 2.1: Tổ chức công ty

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Phó giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ phó giám đốc, thay mặt giám đốc điều

hành công việc của công ty khi giám đốc đi vắng hoặc được giám đốc ủy quyền

Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh

Phòng R & D (Shenzhen)

Chi Nhánh Cần Thơ

Trụ Sở

Tp.HCM

Phòng

Kỹ thuật

Trang 21

Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các trưởng chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng,

TP Hồ Chí Minh

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giám đốc phân công

Trưởng chi nhánh:

Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động của mỗi chi nhánh

Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt

Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các phòng ban, nhân viên

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụcủa chi nhánh theo yêu cầu của Ban giám đốc

Phòng kinh doanh (bán hàng):

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân chỉ tiêu kinh doanh,

kế hoạch nhập hàng hóa

Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường, trong phạm vikhu vực nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của công ty

Báo cáo thống kê trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty

để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên giám đốc hoặc báo cáo đột xuấtkhi giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp

Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của công ty

Phòng kế toán:

Quản lý tài chính – kế toán cho công ty

Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về lĩnh vực tài chính

Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kếtoán tài sản cố định, kế toán chi phí, kế toán giá thành, kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương, v.v…

Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty

Làm việc với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội vv… đối với các vấn đề liênquan đến công việc kế toán – tài chính của công ty

Đảm bảo an toàn tài sản của công ty về mặt giá trị

Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chínhtrong hoạt động kinh doanh

Thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công ty

Trang 22

Phòng marketing:

Nghiên cứu tìm hiểu thị trường

Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu

Tổ chức các hoạt động marketing

Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trườngmong muốn

Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suythoái, và đôi khi là hồi sinh

Phóng kỹ thuật:

Thiết kế quy trình lắp ráp, hướng dẫn sử dụng

Lắp đặt thiết bị, demo cho khách hàng

Bảo hành, và chế độ bảo trì định kỳ cho khách hàng

Phòng R & D:

Thí nghiệm, khảo sát thiết kế, chất lượng của sản phẩm

Thí nghiệm khả năng chịu tải trong các điều kiện thời tiết, hệ thống mạnglưới tại Việt Nam

Thí nghiệm kiểm tra tính nguyên dạng và tính đồng nhất của sản phẩm

Nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng các sản phẩm, công nghệ, thiết bị mớinhập

2.2 Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty A.D.A

2.2.1 Đặc điểm về trình độ lao động

Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã có hơn 8 năm hoạt động,việc coi trọng đào tạo và tuyển dụng lao động góp phần làm tăng việc làm cho xãhội được công ty hết sức coi trọng Song thực tế để phù hợp với tình hình mới hiệnnay, đội ngũ cấp quản lý, nhân viên công ty đã có trình độ cao hơn, sự trẻ hóa nhân

sự được thể hiện rõ ràng, độ tuổi bình quân là 26 Mặt khác, nhân viên là tài sản củacông ty, là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, nó có ảnh hưởng tới côngtác nghiên cứu mở rộng thị trường và bán hàng Công ty đã từng bước sắp xếp nhân

sự phù hợp với trình độ và vị trí công việc Phát huy hết tiềm năng của nhân viên,tạo động lực cho nhân viên phấn đấu, song hành phát triển cùng công ty

Trang 23

Các chỉ tiêu

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty

Xem xét bảng 2.1 thì ta thấy, về lao động: năm 2008 với tổng số lao động là

103 trong đó có 63 là nhân viên bán hàng (chiếm 61.2%) Tính đến năm 2010, công

ty đã có tổng lao động là 115 người (tăng lên 12 người so với năm 2008) trong đónhân viên kinh doanh là 73 người (chiếm 63,48% nhân lực toàn công ty) và số nhân

sự tại bộ phận quản lý và hành chính văn phòng là 42 người (chiếm 36,52%)

Như vậy, năm 2009 do nhu cầu ngày càng mở rộng của công ty mà tổng sốlao động của công ty cũng dần tăng dần lên (cụ thể tăng 3 người so với năm 2008)trong đó cả số nhân viên bán hàng tăng 2 người so với năm 2008), tương ứng tăng

tỷ trọng là 3,1%) cũng như số lao động khối văn phòng tăng 1 người, tương ứngmức tăng tỷ trọng là 2,91%)

Có thể thấy công ty đang từng bước mở rộng thị trường Năm 2010, tổng sólao động của công ty l15 người và nhân viên vẫn tăng nhưng với số lượng lớn hơn(cụ thể tăng 9 người so với năm 2009), và với mức tăng tỷ trọng là 8,5% Riêng lựclượng bán hàng tăng 7,5%, tỷ trọng về nhân sự cho phòng kinh doanh và khối quản

lý văn phòng khá chênh lệch song sự chênh lệch này có thể coi là hợp lý vì Công tyA.D.A là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm thiết bị định vị, vừanghiên cứu sản xuất, nhằm mục tiêu bao phủ thị trường nội địa nên cần một lượnglớn nhân viên kinh doanh năng động, xông xáo, tại các chi nhánh

Về trình độ của người lao động trong công ty, do số lượng nhân viên kinhdoanh của toàn công ty chiếm số đông và với tỷ trọng lớn hơn trong toàn công tynên số lao động ở trình độ trung cấp, trung học qua 3 năm là tương đối lớn và tăng

Trang 24

đều khi quy mô của công ty ngày càng mở rộng Trong đó là ở trình độ đại học vàcao đẳng cũng tăng lên đặc biệt là lao động ở trình độ đại học tăng nhiều hơn caođẳng điều đó chứng tỏ công ty rất chú trọng đến chất lượng người lao động kể cảđội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên

Cụ thể năm 2010, số lao động trình độ Đại học 25 người (chiếm 21,7% về tỷtrọng) và cao hơn so với năm 2008 và 2009 là 4 người (tăng 8,5% so với năm2009), bên cạnh đó số lao động ở trình độ Cao đẳng chỉ có 16 người (chiếm 13,9%

tỷ trọng) tăng thêm một người so với 2009

Ta thấy rằng, số lao động trình độ Đại học không ngừng tăng lên Nguyênnhân là do hàng năm công ty luôn tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ ngườilao động Trình độ người lao động mà công ty đòi hỏi ngày càng cao hơn do đócông ty rất chú trọng vấn đề đào tạo người lao động Không những thế trong côngtác tuyển dụng nhân sự, công ty đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các ứng cửviên trong đó có yêu cầu về trình độ

Tóm lại, cơ cấu trình độ theo trình độ và theo công việc của công ty là phùhợp với một công ty đang từng bước phát triển ở giai đoạn đầu sau vài năm thànhlập Tuy nhiên, để ngày càng thích ứng hơn với một nền kinh tế năng động, đòi hỏimột nguồn lực nhân sự ồn định, chất lượng, công ty đang từng bước thay đổi dần cơcấu lao động theo trình độ: tăng dần lao động có trình độ Đại học và hạn chế dầncấp chuyển dụng, giới hạn thấp nhất của nhân viên là ở mức Trung cấp Điều nàycông ty đang dần đổi mới, hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội

2.2.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty

GPS được hiểu như thế nào?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu (tiếng Anh: Global Positioning System ) là

hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc PhòngHoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý Trong cùng một thời điểm, tọa độcủa một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ điểm

đó đến ít nhất ba vệ tinh

Các ứng dụng của sóng GPS

Giám sát quản lý vận tải, theo dõi vị trí, tốc độ, hướng di chuyển,… 2 Giámsát mại vụ, giám sát vận tải hành khách, 3 Chống trộm cho ứng dụng thuê xe tựlái, theo dõi lộ trình của đoàn xe 4 Liên lạc, theo dõi định vị cho các ứng dụng giao

Trang 25

Hình 2.1: GSM Modem

hàng GPS có nhiều ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý xe ô tô, đặc biệt là các loại xenhư: Xe taxi, xe tải, xe công trình, xe bus, xe khách, xe tự lái

Thiết bị thu sóng GPS

Máy thu GPS là một thiết bị như một máy tính nhỏ gọn có màn hình gắn liền

và anten nhận tín hiệu GPS Thiết bị này thường chỉ là thiết bị có thông tin mộtchiều Nhờ anten GPS nhận tín hiệu từ vệ tinh Hệ điều hành của máy sẽ thể hiện vịtrí trên bản đồ được gài sẵn trong thiết bị Khi hệ thống giao thông rộng lớn, phứctạp, có nhiều điểm chia cắt, cầu vượt … thì GPS – Navigation là cần thiết và hoàntoàn có thể đầu tư Chi phí cho GPS – Navigation là giá của thiết bị cộng với nângcấp bản đồ

Các mặt hàng của công ty

Thiết bị định vị

Thiết bị ứng dụng công nghệ định vị qua vệ tinh (GPS) kết hợp với công nghệtruyền dữ liệu qua sóng GSM/GPRS (General Packet Radio Service) hỗ trợ công tácquản lý, giám sát vận tải mang lại lợi ích cao và tiết kiệm chi phí cho người dùng.Ứng dụng rộng trong giám sát phương tiện, người, tài sản, vật nuôi…

Cổng giao tiếp SMS thông minh – GSM

Modem.

Thiết bị chuyên nhận gửi tin nhắn hàng loạt, là kênh

thông tin hiệu quả cho các nhà làm marketing

chuyên nghiệp Thiết bị thông minh, giao tiếp thân

thiện, import excel số điện thoại, tin nhắn, gửi 1

cùng nội dung nhiều số điện thoại, gửi 1 số điện

thoại nhiều nội dung…

Thiết bị dẫn đường.

Thiết bị dẫn đường thông minh qua hệ thống vệ tinh GPS, là người bạn đồng hànhtrên mọi chặng đường Thiết bị tích hợp bản đồ Việt Nam với thông tin số nhà,chiều đường, đường cấm được cập nhập liên tục Giao diện 2D-3D, hướng dẫn bằnggiọng nói (Anh-Việt-Hàn)…

Thiết bị quan sát – Camera IP

Nguồn: www.ada.com.vn

Hình 2.2: Camera quan sát

Trang 26

Camera IP ghi hình trực tuyến cung cấp cho người dùng hình ảnh trực tiếp từ giaodiện web mà camera hỗ trợ Là công cụ hỗ trợ quản lý, giám sát từ xa.

Thiết bị kết nối Internet không dây.

USB Internet Modem sử dụng sóng di động kết nối internet giải phóng ngườidùng khỏi phương thức kết nối internet truyền thống

Lựa chọn đa dạng với giao thức EDGE (Enhanced

Data Rates for GSM Evolution), truyền dữ liệu với

tốc độ 384 Kbps Giao thức HSPA (High-Speed

Packet Access), được biết đến như một công nghệ

thuộc thế hệ thứ ba (3G) Hiện tại, với các thiết bị

3G Modem của công ty thì tốc độ tải xuống tối đa là

7.2 Mbps và tốc độ tải lên tối đa là 5.7 Mbps

2.2.3 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh

Với hơn 180 triệu thuê bao di động tính đến

thời điểm 4/2011(theo báo Bưu điện Việt Nam số 66

ra ngày 03/6/2011), cùng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, Việt Namđược đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho các ứng dụng sóng di động Phầnmềm ứng dụng, các tiện ích từ sóng di động vốn đã nóng, nay còn nóng hơn với xuhướng di động hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới

Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của các dòng smartphone đã và đang tạo

ra một nhu cầu lớn về các ứng dụng di động trên mobile Theo các dự đoán của giớichuyên gia, năm 2011 sẽ là một năm bùng nổ của các ứng dụng sóng di động, hứahẹn nhiều phần mềm, sản phẩm ứng dụng sóng di động mới đồng loạt ra đời, sẽ "số hóa" cuộc sống trong tầm tay

Theo quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ-CP1, từ ngày 1/7/2011 các xe vậnchuyển hàng hóa và hành khách phải buộc phải lắp đặt thiết bị định vị GPS Đâychính là cơ hội để thị trường thiết bị GPS tại Việt Nam phát triển Trên thế giới,thiết bị định vị GPS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệtđối với ngành giao thông vận tải Đây là một dịch vụ mang lại giá trị gia tăng caodựa trên công nghệ viễn thông – thông tin, nền tảng hệ thống thông tin địa lý Sửdụng thiết bị này giúp giám sát, quản lý phương tiện và người lái xe nhằm tăng hiệu

Hình 2.3: USB Internet Modem

Nguồn: www.ada.com.vn Nguồn: www.ada.com.vn

Trang 27

quả kinh doanh, vận tải an toàn cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí không đáng

có, tối ưu hóa hoạt động của các doanh nghiệp

Ngày nay dịch vụ truy cập Internet qua sóng 3G hiện đang được nhiều ngườitiêu dùng ưa chuộng, với tốc độ truyền trên lý thuyết với điều kiện lý tưởng khoảng14Mbs, thực tế khoảng 3Mbs Giá cước để sử dụng dịch vụ 3G hiện nay không phải

là đắt, gói thấp nhất hiện nay của Vinaphone chỉ 30.000 đồng/tháng mà người dùng

có thể sử dụng 35Mb miễn phí Với gói cước hợp lý, công nghệ 3G sẽ trở thành kếtnối không thể thiếu của đa số người tiêu dùng và thị trường này sẽ bùng nổ nhưADSL những năm vừa qua Hiện nay 3G đang tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với giớitrẻ bằng hàng loạt các tiện ích và dịch vụ nổi bật đó là sử dụng điện thoại video,dịch vụ Internet di động, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu với những ngườinăng động Và trong tương lai chắc chắn số lượng người sử dụng Internet tại ViệtNam sẽ tiếp tục tăng mạnh, khi đó phân khúc thị trường, trong lĩnh vực kinh doanhcác sản phẩm ứng dụng sóng di động sẽ rất sôi nổi

2.2.4 Khách hàng mục tiêu của công ty

Khách hàng cá nhân: Là những người chủ sở hữu các loại phương tiện có giá

trị như ô tô, xe máy… hoặc có số lượng đầu xe từ 1 đến 5 xe ô tô Khách hàng loạinày thường hay yêu cầu lắp đặt những phần mền định vị, giám sát, thiết bị chốngtrộm và camera quan sát

Khách hàng là các Doanh nghiệp: Là những doanh nghiệp kinh doanh trong

lĩnh vực vận tải, các công ty có số lượng xe cơ giới hoạt động lớn (trên 30 xe), cầnthiết phải có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp bằng các thiết bị, phần mềm, đểgiảm bớt gánh nặng về nhân sự và chi phí, cồng kềnh về bộ máy và theo quy địnhcủa nhà nước

Theo hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, thì trên cả nước có trên khoảng 400.000phương tiện được sử dụng trong ngành vận tải, theo quy định của nhà nước cácdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hay phải lắp đặt thiết bị hộp đen,giám sát hành trình trên xe Như vậy mỗi năm sẽ có 10.000-15.000 phương tiệnthuộc phạm vi áp dụng quy định này Có thể liệt kê sơ sơ ba khoản phí mà doanhnghiệp phải đầu tư cho một xe gồm phần cứng (hộp đen) với giá 5,2-6 triệuđồng/thiết bị, phí trả cho nhà mạng viễn thông duy trì đường truyền Internet GPRS

(General packet radio service) khoảng 30.000-50.000 đồng/tháng và phí lưu trữ

Trang 28

hành trình (hosting) của xe trong thời gian 1-3 tháng, còn nếu thời gian lưu trữ dàihơn nữa thì phải 40-60 đô la Mỹ/năm.

Vì vậy công ty nhận định rằng khách hàng là những doanh nghiệp kinh doanhvân tải, trong thị trường cung cấp các giải pháp công nghệ, thiết bị ứng dụng GPS

có tiềm năng rất lớn, vì ngoài việc thu được phí dịch vụ, nhà cung ứng còn thu đượcphí thuê bao từ khách hàng cho việc lưu trữ dữ liệu và bảo trì hệ thống, trung bìnhkhoảng 1 triệu đồng mỗi xe

2.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Công Ty TNHH TM ĐIỆN TỬ VINH HIỂN

Địa chỉ: 12 Bàu Cát 3, P.13, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Điện Thoại : (+84-8)-6296 3926 Fax: (+84-8) - 38494 877

Email: v-ecom@hcm.fpt.com.vn URL: www.vinhhien.net

Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử Vinh Hiển (V-ECOM) được thành lậpvào đầu năm 2002 do Sở KH&ĐT Tp.HCM cấp phép Số đăng ký kinh doanh:

4102008404, thuộc loại hình công ty TNHH hoạt động trong các lĩnh vực Nghiêncứu - Sản xuất Thiết bị Điện Tử - Viễn Thông và Tin Học chuyên nghiệp Hiện nay,Công ty Vinh Hiển cung cấp thiết bị và giải pháp quản lý ôtô trực tuyến, quản lý lái

xe an toàn tại Việt nam Với kinh nghiệm triển khai hệ thống cho hơn 200 công tyvận tải với hàng nghìn phương tiện, công ty Vinh Hiển đang cạnh tranh gay gắt, làđối thủ trực tiếp trong việc giành thị phần tại Thành phố Hồ Chí Minh Một số dự

án điển hình của công ty này:

1 Dự án triển khai Thiết bị Hộp đen GBS XBX-M và Hệ thống quản lý Đội xeMarketing C.O.M cho các nhà thầu của UNILEVER Việt Nam (Từ năm 2006)

2 Dự án lắp đặt Hộp đen GPS XBX-A cho đội xe Công ty Mai Linh Du Lịch (Carrental) - Từ năm 2007

3 Dự án lắp đặt thiết bị Hộp đen GPS XBX-A cho đội xe khách Cty Vận Tải tốchành Mai Linh Express - Từ năm 2007

4 Dự án lắp đặt thiết bị hộp đen quản lý xe vận chuyển GAS - Công ty GAS ThànhTài - Từ năm 2007

5 Dự án lắp đặt Hộp đen quản lý xe Tải và Xe đầu kéo - Công ty NIPPONEXPRESS Nhật Bản - Từ năm 2008

Trang 29

6 Dự án lắp đặt Hộp đen cho đội xe chở khách đường dài - Công ty CP PhươngTrang - Từ năm 2008

7 Dự án lắp đặt Hộp Đen cho đội xe Bắc - Nam Công ty SAGAWA Nhật Bản

8 Dự án lắp đặ Hộp Đen GPS và Thiết bị VChat - POS cho đội xe vận tải nước giảikhác Công ty Tân Hiệp Phát

Công ty Cổ phần Định Vị Tiên Phong (ITD Định Vị): Thuộc Tổng Công

Ty Công Nghệ Tiên Phong, thành lập từ 1994 - định hướng trở thành nhà cung cấpdịch vụ GPS - LBS đầu tiên tại Việt Nam Sản phẩm và dịch vụ của ITD Định Vịcung cấp chủ yếu cho khách hàng là doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Công

ty cung cấp thiết bị GPS, Công ty cung cấp giải pháp GPS, công ty bản đồ số

2.3 Khái quát chung về thị trường cung cấp các sản phẩm, thiết bị ứng dụng sóng GPS tại Việt Nam.

2.3.1 Cầu thị trường

2.3.1.1 Quy mô nhu cầu về thiết bị ứng dụng sóng di động

Theo Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, hiện trên cả nước có khoảng 400.000phương tiện được sử dụng trong ngành vận tải, trong số này sẽ có hơn 100.000 xethuộc diện phải lắp đặt hộp đen từ đầu tháng 7 vừa qua Ngoài ra, hằng năm cácdoanh nghiệp lại đầu tư thêm một lượng xe mới, trung bình khoảng 10-15% Từ đó,

có thể tính ra mỗi năm sẽ có 10.000-15.000 phương tiện đăng ký kinh doanh vận tải

Trang 30

sẽ phải lắp đặt hộp đen Điều này đang tạo nên cú hích cho thị trường dịch vụ vàthiết bị GPS.

2.3.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường những năm qua.

Việc ứng dụng công nghệ GPS vào lĩnh vực giao thông đường bộ đã đượcnghiên cứu và triển khai thử nghiệm tại Việt Nam gần 10 năm nay Hiện đã cónhiều doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa ứng dụng công nghệ GPS vàocông tác quản lý và điều hành đoàn xe Tuy nhiên, số doanh nghiệp sử dụng thiết bịnày vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu và tiềm năng Thời gian tới đây, khi quy địnhbắt buộc lắp thiết bị giám sát trên 1 số loại xe kinh doanh vận tải được triển khai, thìthị trường GPS sẽ sôi động lên gấp nhiều lần

2.3.2 Cung thị trường

2.3.2.1 Tổng số nhà cung cấp

Hiện nay trên thị trường có khoảng 20 nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị GPScho các loại phương tiện vận tải, có thể kể đến những cái tên như Công ty TNHHPhát triển Công nghệ Điện tử Bình Anh, Công ty TNHH Thương mại Điện tử VinhHiển, Công ty cổ phần Vcomsat, Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Eposi,Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Việt Cathy, Công ty Viễn thông Viettel(Viettel Telecom)…, và mới đây VinaPhone của VNPT cũng đã gia nhập thị trườngnày

2.3.2.2 Nguồn từ nhập khẩu

Cùng với các nhà sản xuất trong nước, còn có nhiều sản phẩm, thiết bị GPSnhập khẩu từ hãng sản xuất lớn của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… với khốilượng nhập lên tới hàng chục ngàn thiết bị mỗi tháng và hầu như chỉ có một tínhnăng duy nhất là định vị Để phù hợp với quy chuẩn Việt Nam, hầu hết các sảnphẩm đều cần được phát triển và hoàn thiện thêm Điều đó sẽ khiến khách hàng của

có nhiều sự lựa chọn về chủng loại, chất lượng sản phẩm và các chế độ bảo hànhkèm theo Sản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam qua đường chính ngạch, có hóađơn chính hãng, thuế nhập khẩu và phải có chứng nhận hợp chuẩn

2.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng

Theo dự báo, thị trường các thiết bị ứng dụng công nghệ GPS sẽ tăng trưởngnhanh trong 4 năm tới, đến năm 2012 doanh số bán thiết bị GPS sẽ đạt 572 triệuthiết bị, trong khi năm 2007 con số này mới chỉ là 163,9 triệu Hiện nay công nghệ

Trang 31

định vị toàn cầu đã trở thành một ngành công nghiệp có doanh số hàng chục tỷUSD/năm Cũng theo dự báo, đến năm 2012, Tây Âu sẽ là thị trường lớn nhất vềcác thiết bị di động hỗ trợ GPS, với doanh số bán hàng lên tới 145,8 triệu thiết bị.Kết quả đó là do sự thúc đẩy mạnh mẽ từ các hãng cung cấp thiết bị cầm tay, chứkhông phải từ các dịch vụ được định vị được cung cấp Ngoài ra, Bắc Mỹ vẫn đượcđánh giá là một thị trường lớn, với 113 triệu đơn hàng vào năm 2012 Sau đó đếnkhu vực châu Á - Thái Bình Dương với 106 triệu thiết bị GPS, trong đó TrungQuốcvà Ấn Độ đứng đầu với 100 triệu thiết bị Tại Việt Nam, theo nhiều chuyêngia, năm 2011 được coi là năm “bùng nổ” nhu cầu ứng dụng công nghệ GPS tạiViệt Nam Theo dự báo của các doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng sẽ đạt 60-70 % vàocuối năm 2013.

2.4 Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A

2.4.1 Công tác tổ chức lực lượng bán hàng

2.4.1.1 Tuyển chọn nhân viên

Quy trình tuyển dụng của công ty A.D.A được thực hiện theo các bước: lập kếhoạch tuyển dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác định thờigian và địa điểm tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, đánh giá quá trình tuyển dụng,hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp Tuy nhiên, khôngphải mọi trường hợp đều áp dụng một quy trình như khuôn mẫu, cũng có nhữngtrường hợp đặc biệt, hoặc tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyểndụng khác nhau Vì vậy, quy trình tuyển dụng nhân sự sau đây quy trình các bướctuyển dụng của Công ty A.D.A

1 Lập kế hoạch tuyển

dụng

Xác định: số lượng nhân viên cần tuyển, các vị trícần tuyển và các tiêu chuẩn đặt ra đối với ứngviên

3 Xác định địa điểm,

thời gian tuyển dụng

Xác định được những địa điểm cung cấp nguồnlao động thích hợp (các trường Đại học, Caođẳng, dạy nghề để tìm kiếm, lựa chọn những ứng

Trang 32

viên phù hợp với yêu cầu công việc của công ty).Lên được thời gian tuyển dụng dài hạn, ngắn hạn,phù hợp với nhu cầu.

4 Tìm kiếm, lựa chọn

ứng viên

Dùng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứngviên, đặc biệt là phải xây dựng được hình ảnh tốtđẹp, và đúng với thực tế của doanh nghiệp Tổchức các vòng tuyển chọn và các buổi gặp gỡ,phỏng vấn cởi mở với các ứng viên

5 Đánh giá quá trình

tuyển dụng

Công ty đánh giá lại quá trình tuyển dụng có gì saisót không và kết quả tuyển dụng có đáp ứng đượcnhu cầu nhân sự của doanh nghiệp hay không.Phải xem xét các chi phí cho quá trình tuyểndụng, tiêu chuẩn, phương pháp và các nguồntuyển dụng có hợp lý không

6 Hướng dẫn nhân viên

mới hòa nhập

Để giúp nhân viên mới nhanh chóng nắm bắtđược công việc, hòa nhập với môi trường củacông ty, cần áp dụng những chương trình đào tạo,huấn luyện đối với nhân viên mới

Đối với bộ phận bán hàng tại công ty A.D.A qua tìm hiểu, có thể tập hợp lạinhững yêu cầu chung đối với nhân viên bán hàng như sau:

Tuổi từ 21 – 30

Bằng cấp: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

Ngoại hình khá

Tính cách: Nhanh nhẹn, nhiệt tình, giao tiếp tốt

Kỹ năng: Hiểu biết về công nghệ thông tin

2.4.1.2 Tuyển chọn và tập huấn cho các đại lý

Quy trình tuyển dụng và nộp hồ sơ đại lý mới: Theo thông báo nội bộ số

05/05/2009-A.DA thì kể từ ngày 24/8/2009 trở đi bộ hồ sơ đăng ký làm đại lý sẽ

bao gồm các loại giấy tờ như sau:

1 Phiếu đăng ký làm đại lý - mẫu mới tháng 01/09/2009

2 Bản sao Giấy mở tài khoản ngân hàng

3 Bản sao CMND

Trang 33

4 Bản sao hộ khẩu hoặc KT3.

5 Sơ yếu lý lịch

6 Phiếu đánh giá ứng viên

Bên cạnh đó còn có các loại giấy tờ bổ sung như sau:

- Bản sao giấy chứng nhận mã số thuế

- Tờ khai đăng ký thuế

- Bản sao văn bằng tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính…

 Điều kiện: Tại Công ty A.D.A, quy trình tuyển chọn đại lý được thực hiệnnhư sau: Ứng viên xin làm đại lý phải hội đủ một số điều kiện cơ bản sau:

- Tuổi đời của ứng viên: từ 22 cho đến 50 tuổi

- Giới tính: Nam hoặc nữ đều thích hợp với công việc

- Trình độ: Tốt nghiệp Đại học trở lên Đối với những người đã có kinh nghiệm làmviệc từ 3 năm trở lên thì không nhất thiết phải có bằng Đại học, mà chỉ cần tốtnghiệp phổ thông trung học

- Ứng viên phải có đạo đức tốt Khi cần thiết công ty sẽ kiểm tra quá trình làm việctrước đây của ứng viên

- Những người đã có kinh nghiệm về kinh doanh, bán hàng, hoặc có mối quan hệ xãhội rộng rãi sẽ được ưu tiên

 Các bước tuyển chọn đại lý:

Đầu tiên, các ứng viên phải qua hai vòng phỏng vấn sơ bộ Trưởng phòng kinhdoanh và sau đó là nhân viên của bộ phận phát triển kinh doanh sẽ lần lượt phỏngvấn để xác định xem ứng viên có thực sự phù hợp với công việc đại lý hay không.Nếu đạt yêu cầu ở hai vòng này, ứng viên sẽ được mời dự hội thảo “Khám PháCông Nghệ GPS” Cuộc hội thảo này nhằm cung cấp thêm thông tin chi tiết cho ứngviên:

- Lịch sử hình thành và phát triển trong của công ty A.D.A, mạng lưới hoạt độngcủa công ty tại Việt Nam

- Tìm hiểu về thiết bị và các ứng dụng sóng di động, sóng GPS

- Xu hướng phát triển của thị trường trong những năm qua tại Việt Nam

- Một số thông tin về sản phẩm, công việc đại lý bán hàng cùng với các quyền lợi

về tinh thần và vật chất

Trang 34

Sau hội thảo, ứng viên được dành thời gian khoảng một tuần để cân nhắc, suynghĩ và quyết định làm việc với A.D.A Nếu đồng ý, ứng viên sẽ được mời phỏngvấn thêm một lần nữa tại công ty để khẳng định sự quyết tâm của mình Tiếp đó,ứng viên phải qua một kỳ kiểm tra, gọi là “Kiểm tra tuyển chọn đại lý” Nội dungcủa bài kiểm tra xoay quanh một số kiến thức rất cơ bản mà ứng viên đã tiếp thuđược khi tham dự hội thảo.

Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, ứng viên sẽ nhận được thư chúc mừng củaban Giám đốc, đồng thời ứng viên cũng được thông báo thời gian và địa điểm để dựhuấn luyện của Công ty Đại lý sẽ ký hợp đồng đại lý tập sự với thời hạn 3 thángsau khi đã dự khoá huấn luyện này Hết thời gian tập sự, nếu đạt được những kếtquả phù hợp với yêu cầu của Công ty (về chỉ tiêu kinh doanh, về tham gia huấnluyện thường xuyên, về chấp hành quy định đạo đức nghề nghiệp…), người đại lý

sẽ ký hợp đồng đại lý chuyên nghiệp

2.4.1.3 Tổng số nhà phân phố và đại lý

Tại thị trường trong nước, mạng lưới phân phối không ngừng mở rộng sau

8 năm thành lập, tính đến đầu năm 2011, công ty có 3 chi nhánh đặt tại miềnBắc, Trung, Nam, từ 3 chi nhánh này công ty đã phát triển được khoảng 58 đại

lý phân phối và 100 điểm bán hàng và các cửa hàng bán sản phẩm của công ty,,tập trung chủ yếu ở 3 thành phố lớn, với khu vực Tp Hồ chí Minh 36 đại lý, HàNội 14 đại lý, còn lại là khu vực Đà Nẵng và Cần Thơ Công ty tiếp tục tìmkiếm, ký hợp đồng mở đại lý phân phối tại các tỉnh khu vực miền Đông, khuvực đồng bằng sông Cửu Long, nhắm tiến tới việc xây dựng mục tiêu đưa sảnphẩm của công ty đến hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Dự kiến trong nămnay thành lập chi nhánh Cần Thơ, phát triển thêm 20 đại lý phân phối, chịutrách nhiệm đưa sản phẩm mang thương hiệu của công ty A.D.A chào bán khắpkhu vực này, từ đó làm cơ sở để mở thêm các đại lý tại các tỉnh Vĩnh Long,Tiền Giang, Cà Mau…Với đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm, nhiết huyết,nắm rõ đặc điểm của từng sản phẩm được tỏa đi khắp các miền để hỗ trợ chocác nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng,nhằm xây dựng A.D.A thành công ty cung cấp các giải pháp phần mềm định vịhàng đầu, và chất lượng của các thiết bị ứng dụng trong lĩnh vực giao thôngvận tải…là số một tại Việt Nam Ngoài ra, đội ngũ bán hàng còn kiêm nhiệm

Trang 35

phục vụ và hộ trợ các hoạt động phân phối đồng thời phát triển mối quan hệ vớicác nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ mới Tại các chi nhánh này, thường tổchức các hoạt động quảng bá tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằmquảng bá và xây dựng thương hiệu trên khắp nước.

2.4.2 Thiết lập và phát triển kế hoạch bán hàng

2.4.2.1 Xác lập mục tiêu của đội ngũ bán hàng

Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng trưởng về lợinhuận là mục tiêu lớn nhất của công ty, nhận thấy hoạt động marketing là rất cầnthiết trong giai đoạn tăng trưởng hiện nay Vì vậy, từ một vài nhân viên chuyên phụtrách mảng in ấn, quảng cáo, panô…công ty đã thành lập hẳn một bộ phậnMarketing chuyên biệt, tách riêng khỏi bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiệm về cácchương trình hỗ trợ bán hàng, định vị sản phẩm, định vị thương hiệu, cụ thể qua cácbước:

Tìm thị trường, phân loại và xác định thị trường mục tiêu

Xử lý thông tin

Xác định những biến đổi của quy luật cung cầu

Xác định giá cả của công ty

Thu nhập thông tin phản hồi

Xử lý kịp thời thông tin

Điều chỉnh chính sách giá cả, sản phẩm thích hợp, tăng khả năng thu hút vàcạnh tranh trên thị trường

2.4.2.2 Lập kế hoạch bán hàng

Việc lập kế hoạch kinh doanh, bán hàng ở công ty A.D.A được Ban Giám đốccùng các cấp quản trị thảo luận, cùng quyết định đề ra các mục tiêu kinh doanh chocác chi nhánh, các chỉ tiêu doanh số cụ thể cho mỗi nhân viên Khi một kế hoạchhoặc một chương trình bán hàng được thông qua, thì nó được hiểu là một tổ hợpgồm các mục tiêu và nhiệm vụ, chính sách, thủ tục, quy tắc, các bước tiến hành, cácnguồn lực cần sử dụng… để thực hiện ý đồ lớn hay một mục đích nhất định nào đó,trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Có được một chương trình gồm cácbước, các yếu tố trợ giúp là rất cần thiết để đảm bảo cho các nhà quản trị và nhânviên bán hàng biết được làm gì trước, phải làm gì sau, có được con đường ngắn tớiđược mục tiêu của mình Việc lập kế hoạch bán hàng tại công ty A.D.A phần lớn do

Trang 36

phòng kinh doanh đề xuất Với mỗi mục tiêu cần đặt được trong một thời gian nào

đó các cấp quản trị sẽ lại họp lại để thảo luận, để từ đó có quyết định chính xác đảmbảo hoàn thành tốt mục tiêu đó

Như vậy có thể thấy việc lập kế hoạch kinh doanh của công ty hết sức đơngiản mang nhiều yếu tố cảm tính, khi chỉ xem xét dựa trên những số liệu bán hàngcủa các tháng, quý trước đó Bởi vì thực tề còn nhiều yếu tố cần được xem xét khilập kế hoạch kinh doanh Một kế hoạch tốt phải được xuất phát từ việc phân tíchchuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất phát từ thị trường, người tiêu dùng đếnkênh phân phối, công ty, đối thủ cạnh tranh cho tới hoạt động sản xuất nguồn cungứng Như căn cứ vào các đơn hàng của khách hàng, số liệu đăng ký tiêu thụ các khuvực và năng lực các nhà phân phối, đại diện thương mại, nhân viên kinh doanh,tổng số hàng tồn kho…ngoài ra cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận nhập khẩu, để cóphương án nhập hàng, dự tính trước số lượng cần nhập, không bị thiếu hàng, đảmbảo thực hiện đúng kế hoạch Từ kết quả các phân tích này, nhà quản lý tổng hợp vàđúc rút ra những điểm mấu chốt quyết định điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đedọa đối với công ty (SWOT)

Tóm lại, công ty vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chomình một kế hoạch kinh doanh bài bản Do qui mô nhỏ, mọi hoạt động dường nhưđều nằm trong sự kiểm soát của chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý Duy trì cáchlàm việc theo cách giải quyết sự kiện và sự ăn ý gắn kết giữa các thành viên trongnhóm như trong gia đình Theo thời gian, tình hình dần thay đổi, thậm chí trong một

số doanh nghiệp tình hình thay đổi một cách nhanh chóng Quy mô hoạt động kinhdoanh của công ty phình ra cùng sự phát triển nóng của xã hội Cạnh tranh ngàycàng trở nên gay gắt trên thị trường hàng hoá dịch vụ Phát triển là tín hiệu tốt songcũng đẩy công ty vào tình thế mất cân bằng Nhà quản trị dễ mất dần sự kiểm soátvới tình hình Nỗ lực cá nhân không đủ bù đắp sự thiếu hụt tạo ra do áp lực côngviệc, không có khả năng gắn kết cả một tổng thể theo định hướng xuyên suốt toàncông ty Thực tế này, đẩy các cấp quản trị đến với thực tế buộc phải biết dừng lại,thiết lập một kế hoạch dài hơi hơn, và phải đảm bảo là kế hoạch đó có đủ thời giancần thiết để hoạch định cho những đường đi nước bước của mình một cách khônngoan hơn

Trang 37

Việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể thiếu củanhà quản lý và giống như mọi công cụ khác nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng

sử dụng một cách chuyên nghiệp Không ít nhà quản lý sử dụng không thành thạocông cụ này Họ than phiền kế hoạch chỉ là thứ vẽ trên giấy tờ Kế hoạch là thứkhông bao giờ thực hiện được Tệ hơn, nhân viên chẳng bao giờ thực hiện, thậm chíkhông biết những thứ trong kế hoạch họ đề ra Lỗi lớn nhất mà các nhà quản lý nàymắc phải là họ đã không trả lời được hai câu hỏi lớn nhất của một kế hoạch kinhdoanh, câu hỏi về mặt công việc và câu hỏi về mặt con người

Thiết nghĩ, công ty cần xây dựng một quy trình lập kế hoạch cụ thể với nhữngmốc thời gian chi tiết của từng giai đoạn khi lên kế hoạch, các mục tiêu trong nhữnggiai đoạn cụ thể phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản như: Cụ thể, đo lường được, thamvọng, có thể đạt được, tương thích và thời hạn hoàn thành (SMART)

2.4.2.3 Chính sách sản phẩm

Công ty xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm bằng cách:

Công ty thành lập một phòng mẫu kỹ thuật, đảm nhận thiết kế thử các sảnphầm, phần mềm ứng dụng mà công ty nghiên cứu Cải tiến và test các sản phẩm

mà công ty nhập khẩu về Chú trọng tìm hiểu các khâu trong hoạt động bán hàng,giảm thiểu các khâu không cần thiết, hướng tới giảm giá thành sản phẩm, giảm tối

đa chi phí trong lưu thông Đa dạng hóa sản phẩm về chủng loại nhằm phục vụ mọinhu cầu của khách hàng Đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu từngvùng, từng địa phương trên thị trường Bằng nhiều cách, giá bán sản phẩm ngàycàng giảm, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, đây là mục tiêu cơ bảntrong quá trình tiêu thụ

Có thể thấy chính sách sản phẩm của công ty khá tốt Vừa chủ động sản xuấtcũng như có chiến lược kéo dài giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm hiện hữu, định

vị hình ảnh công ty trong lòng khách hàng Xác định được vị thế của mình là mộtcông ty tiên phong kinh doanh các sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ, giảipháp ứng dụng sóng di động Công ty cũng nhận thức rõ được rằng, vòng đời sảnphẩm đi qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, chín muồi và sẽ suy tàn, công tygần như sẽ không thể tăng doanh thu nếu không thường xuyên tung ra các sản phẩmmới Vì thế, công ty thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu đế tiến tới tự sảnxuất các thiết bị, hay những linh kiện nhỏ, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu

Trang 38

Việc định kỳ tung ra sản phẩm mới sẽ tăng doanh thu, để bù lại cho sự suy tàncủa các sản phẩm cũ hơn Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc pháttriển sản phẩm mới Nhịp độ thay đổi và tiến bộ công nghệ khiến các công ty buộcphải phát triển các giải pháp mới và hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề củakhách hàng Nếu không, các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng “tấn công” và giành lấythị trường Tuy nhiên, việc phát triển và tung sản phẩm mới ra thị trường vốn vôcùng tốn kém và không phải sản phẩm nào cũng có khả năng đứng vững được.Trong khi đó, các sản phẩm hiện hữu đã tìm được chỗ đứng nhất định của mình trênthị trường, và chi phí ban đầu công ty bỏ ra để đưa những sản phẩm này đến với thịtrường giờ chỉ còn là quá khứ và đã được bù đắp bằng lợi nhuận thu lại từ đó Vìvậy, công ty cũng liên tục cải thiện các sản phẩm đã được định hình, như về mẫu

mã, thêm nhiều tính năng, hoặc kết hợp các chiến dịch xúc tiến bán hàng

Tổng hợp lại, việc phát triển sản phẩm mới đầy rủi ro và tốn kém nhưng đó làđiều cần thiết để bù đắp tổn thất doanh thu từ các sản phẩm hiện hữu trong suốt giaiđoạn suy tàn của một vòng đời sản phẩm Các công ty cũng có thể trì hoãn nhữngtổn thất này bằng cách liên tục cải thiện sản phẩm họ đang cung cấp cho kháchhàng

2.4.2.4 Tiếp cận khách hàng

Công ty chào hàng qua 3 kênh:

Gọi điện thoại trực tiếp qua danh sách khách hàng mà phòng Marketing đãsàng lọc và thu nhập được

Gửi e-mail cho khách hàng từ những địa chỉ mà công ty có được trên

website của công ty

Gửi brochure cho khách hàng từ những hội trợ, buổi trưng bày bán hàng, vàtới trực tiếp chào hàng tại các doanh nghiệp

Trong 3 phương pháp trên thì gọi điện thoại trực tiếp cho khách hàng thườngđem lại hiệu quả cao hơn

2.4.2.5 Gặp gỡ khách hàng và ký kết hợp đồng.

Khách hàng của công ty được chia làm 2 dạng chính:

Khách hàng dự án: Là những doanh nghiệp có kinh doanh vận tải, các công

ty có số lượng xe cơ giới hoạt động lớn (trên 30 xe), cần thiết phải có một hệ thống

Ngày đăng: 25/09/2012, 17:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Mạng tiêu thụ gián tiếp - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Sơ đồ 1.2 Mạng tiêu thụ gián tiếp (Trang 14)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức công ty - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Sơ đồ 2.1 Tổ chức công ty (Trang 20)
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng lao động của công ty (Trang 23)
Sơ đồ 2.3: Kênh phân phối trực tiếp - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Sơ đồ 2.3 Kênh phân phối trực tiếp (Trang 45)
Sơ đồ 2.4: Kênh phân phối gián tiếp. - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Sơ đồ 2.4 Kênh phân phối gián tiếp (Trang 47)
Bảng 2.2: Tổng kết doanh thu từ 2007 - 2010 - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Bảng 2.2 Tổng kết doanh thu từ 2007 - 2010 (Trang 50)
Bảng 2.3: Tiến độ thực hiện chỉ tiêu tháng 02/2011 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Bảng 2.3 Tiến độ thực hiện chỉ tiêu tháng 02/2011 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU (Trang 51)
BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU (Trang 52)
Bảng 2.5: Tiến độ thực hiện chỉ tiêu tháng 04/2011 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Bảng 2.5 Tiến độ thực hiện chỉ tiêu tháng 04/2011 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU (Trang 52)
Bảng 2.7: Tiến độ thực hiện chỉ tiêu tháng 06/2011 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU - Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A.D.A.doc
Bảng 2.7 Tiến độ thực hiện chỉ tiêu tháng 06/2011 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w