Đề tài được tiến hành dựa trên việc khảo sát 14 con heo nái sinh sản, 132 con heo con theo mẹ và cai sữa vào 24 ngày tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng và tốc độ tăng trọng của heo co
Trang 1z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
VÕ THỊ NGA
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA
TẠI TRẠI HEO BÙI THANH SANG HUYỆN CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y
Cần Thơ, 2013
Trang 2TẠI TRẠI HEO BÙI THANH SANG HUYỆN CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s: Phạm Hoàng Dũng Võ Thị Nga
MSSV: LT11657 Lớp: CN1167L1
Cần Thơ, 2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: ‘‘Khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo Bùi Thanh Sang huyện Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh’’
Do sinh viên: Võ Thị Nga thực hiện tại trại heo Bùi Thanh Sang từ ngày 08 tháng
07 năm 2013 đến ngày 20 tháng 12 năm 2013
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013 Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013 Duyệt của bộ môn Duyệt của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS: Nguyễn Hữu Hưng Ths: Phạm Hoàng Dũng
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC BẢNG vi
TÓM LƯỢC vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Các giống heo tại trại 3
2.1.1 Heo Yorkshire 3
2.1.2 Heo Landrace 4
2.2 Công tác giống heo 4
2.2.1 Chọn heo giống 4
2.2.2 Chọn giống heo nuôi 5
2.2.3 Chọn heo cái làm giống sinh sản 5
2.3 Đặc điểm sinh lý của heo nái sinh sản và heo con theo mẹ 6
2.3.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái 6
2.3.2 Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của heo con 7
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu thụ dưỡng chất của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ 10
2.4.1 Nhu cầu về năng lượng 10
2.4.2 Nhu cầu protein 10
2.4.3 Nhu cầu về chất khoáng 10
2.4.4 Nhu cầu về vitamin 11
2.5 Thức ăn nuôi heo 11
2.5.1 Thức ăn công nghiệp 11
2.5.2 Thức ăn năng lượng 11
2.5.3 Thức ăn protein 12
2.6 Chuồng trại và môi trường nuôi heo 12
2.6.1 Một số nguyên tắc khi xây dựng chuồng nuôi heo 12
Trang 52.6.2 Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng chuồng trại nuôi heo 13
2.6.3 Kế hoạch xây dựng chuồng nuôi heo nái nuôi con và heo con theo mẹ 13
2.7 Bệnh lý heo 15
2.7.1 Các bệnh thường gặp ở heo nái nuôi con 15
2.7.2 Một số bệnh thường gặp ở heo con theo mẹ 16
2.8 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi heo nái sinh sản 17
2.8.1 Số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ trên lứa đẻ 17
2.8.2 Số heo con cai sữa/nái/lứa 17
2.8.3 Trọng lượng sơ sinh toàn ổ 18
2.8.4 Trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi 18
2.8.5 Trọng lượng cai sữa toàn ổ 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Phương tiện nghiên cứu 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm 19
3.1.2 Dụng cụ nghiên cứu 19
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.4 Chuồng trại 19
3.1.5 Thức ăn dùng trong trại 23
3.1.6 Tiểu khí hậu chuồng heo nái nuôi con 23
3.1.7 Nước uống trong trại 24
3.1.8 Thuốc thú y dùng trong trại 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1 Bố trí 24
3.2.2 Cách tiến hành 26
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 27
3.3 Xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Tốc độ tăng trưởng của heo con qua các thời điểm khảo sát 28
4.1.1 Số heo con qua các thời điểm khảo sát 28
4.1.2 Trọng lượng heo con qua các thời điểm khảo sát 29
4.1.3 Ảnh hưởng của giống heo trên sự gia tăng trọng lượng của heo con 30
Trang 64.1.4 Sự tăng trọng heo con qua các tuần tuổi 31
4.2 So sánh kết quả heo con giữa ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue ……… 32
4.2.1 Kết quả của heo ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue 32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
5.1 Kết luận 33
5.2 Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ CHƯƠNG
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài khảo sát của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đề tài khảo sát trước đây
Tác giả luận văn
Võ Thị Nga
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ và thời gian thực tập tại trại heo Bùi Thanh Sang, với sự truyền đạt quý báo của thầy cô cùng với sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật trong trại, đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp và đã tạo cho tôi nâng cao trình
độ, tay nghề, mở mang thêm nhiều kiến thức trong thực tế
Tôi xin chân thành cảm ơn đến!
Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cả các thầy cô bộ môn thú y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi cũng như những kinh nghiệm quý báo,
bổ ích cho tôi và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thầy Trần Ngọc Bích là cố vấn học tập luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường học liên thông vừa qua
Thầy Phạm Hoàng Dũng bộ môn thú y đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Các cán bộ kỹ thuật, anh chị em công nhân trong trại và chủ trại đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế cho tôi trong suốt quá trình thực tập
Tôi hứa sẽ tận dụng tốt những kiến thức đã học được để áp dụng vào thực tế nhằm từng bước giúp đỡ người nông dân chăn nuôi nâng cao kiến thức, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình và đưa ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển cao hơn
Trong quá trình làm bài tôi khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các bạn để tôi khắc phục những thiếu sót trong bài và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp được tốt hơn
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị trong trại heo dồi dào sức khỏe và luôn thành đạt trong công việc, chúc các bạn lớp liên thông thú y K37 hoàn thành tốt bài báo cáo
và đạt thành tích cao ở phần báo cáo sắp tới
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Nga
Trang 9DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con 8
Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo con 9
Bảng 2.3: Hàm lượng các khí tối đa trong chuồng 15
Bảng 3.1: Lịch tiêm phòng vaccine heo hậu bị 22
Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng heo nái 22
Bảng 3.3: Lịch tiêm phòng heo nái nuôi con 22
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng heo con 22
Bảng 3.5: Nhiệt độ heo nái trong ba ngày đầu khi đẻ 23
Bảng 3.6: Nhiệt độ trong và ngoài chuồng heo nái nuôi con 23
Bảng 3.7: Ẩm độ trong và ngoài chuồng heo nái nuôi con 24
Bảng 3.8: Thành phần dinh dưỡng thức ăn 3800 25
Bảng 3.9: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Romelko Blue 25
Bảng 3.10: Quy trình tiêm phòng heo con khảo sát 26
Bảng 3.11: Quy trình tiêm phòng heo nái nuôi con 26
Bảng 4.1: Trung bình số heo con qua các thời điểm khảo sát 28
Bảng 4.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm khảo sát 29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giống heo trên sự gia tăng trọng lượng của heo con 30
Bảng 4.4: Sự tăng trọng heo con qua các tuần tuổi khảo sát 31
Bảng 4.5: So sánh kết quả của heo con giữa ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue…… 32
Bảng 4.6: So sánh kết quả của heo con giữa ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue 32
Trang 10TÓM LƯỢC
Đề tài khảo sát tiến hành tại trại heo Bùi Thanh Sang, Tổ 8, ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện từ ngày 08 tháng 07 năm 2013 đến ngày 20 tháng 12 năm 2013 Đề tài được tiến hành dựa trên việc khảo sát 14 con heo nái sinh sản, 132 con heo con theo mẹ và cai sữa vào 24 ngày tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng và tốc độ tăng trọng của heo con Qua đó cũng thử nghiệm thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue cho heo con Heo khảo sát được chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong điều kiện như nhau
Trung bình số heo con qua các thời điểm khảo sát (Yorkshire x Yorkshire, Yorkshire x Landrace và Landrace x Landrace) dao động trong khoảng 9 – 11 con, không có ý nghĩa thống
kê (P > 0,05) Giống Yorkshire x Landrace có số con cao nhất là 10,5 con (heo sơ sinh, heo 21 ngày và heo cai sữa)
Tỷ lệ sống của giống Y x L là cao nhất 90,72%, thấp nhất là giống L x L 82,60%
Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa của 3 giống heo Y x Y, Y x L và L x L là 100%
Trọng lượng heo con qua thời điểm khảo sát các giống heo khác nhau (Yorkshire x Yorkshire, Yorkshire x Landrace và Landrace x Landrace) là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) Trọng lượng heo con cao nhất ở giống Yorkshire x Landrace (trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 ngày và trọng lượng cai sữa lần lượt là 15,40±2,82 kg/đàn, 53,85±20,15 kg/đàn và 66,30±21,35 kg/đàn)
Sự gia tăng trọng lượng của heo con qua các tuần tuổi thuộc các giống heo khác nhau (Yorkshire x Yorkshire, Yorkshire x Landrace và Landrace x Landrace) là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) Sự gia tăng trọng lượng thể hiện cao nhất ở giống Yorkshire x Landrace (sơ sinh, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và cai sữa lần lượt là 1,46±0,14 kg/con, 29,4±0,41 kg/con, 3,99±0,57 kg/con, 5,12±0,80 kg/con và 6,31±0,80 kg/con)
Sự khác biệt của 3 giống heo từ 2 – 3 tuần tuổi và sơ sinh đến cai sữa là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)
Thức ăn Romelko Blue heo con tăng trọng cao hơn thức ăn 3800 (ở Bảng 4.6 là 488 g/ngày/con và 471 g/ngày/con; Bảng 4.7 là 196 g/ngày/con và 179 g/ngày/con)
Trang 111
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong khoảng hơn một thập kỷ qua nông nghiệp Việt Nam nói chung và chăn nuôi nói riêng đã có những thay đổi rất đáng kể Ngành chăn nuôi heo đã có những thay đổi rất lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước mà đã và đang vươn tới các thị trường bên ngoài Hiện nay lượng thịt heo là nguồn thịt chủ yếu cho các gia đình Việt Nam với mức tiêu thụ hàng ngày tới 76 % tổng lượng thịt tiêu thụ Đàn heo đã thay đổi cả về số lượng
và chất lượng Số lượng đàn heo đã tăng lên rất nhanh từ 12,26 triệu con vào năm 1990 đã tăng lên đến 25,461 triệu con vào năm 2003 Về chất lượng cũng có những thay đổi rất đáng kể, đó là đàn heo ngoại thuần, đàn heo lai có tỷ lệ nạc cao đã không ngừng tăng lên qua các năm (Vũ Đình Tôn
và Trần Thị Thuận, 2005)
Các tiến bộ về giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi heo và gia cầm Vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện đáng kể Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85 – 90% so với các nước tiên tiến (Trích báo cáo tại Hội nghị Tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001 – 2006)
Một trong những yếu tố giúp tăng khả năng sản xuất của heo nái là tăng số con sơ sinh còn sống/ổ, cai sữa heo con sớm để tăng số lứa đẻ/nái/năm Để tăng sức sản xuất của heo nái thì yếu tố
về di truyền từ giống vô cùng quan trọng, song song đó chúng ta cần tạo điều kiện khí hậu phù hợp cho heo nái và heo con thích nghi và tăng trưởng tốt Hiểu rõ về sinh lý và bệnh lý thường gặp của heo nái và heo con là rất cần thiết, nhằm giúp người chăn nuôi có thể khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi heo, giống là tiền đề, thức ăn là cơ bản, và vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng và trị bệnh là bước ngoặc quan trọng Để chọn được heo con nuôi có khả năng sinh trưởng cao, sức đề kháng cao, thì phải biết rõ được nguồn gốc con giống của heo nái và giống heo nọc đã lai tạo ra giống heo con Vì vậy, việc tìm ra giống heo nái tốt là vấn đề cần thiết để sản xuất ra đàn heo con đảm bảo về số lượng và chất lượng Được sự phân công của Bộ Môn Thú Y – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ và sự chấp nhận của chủ trại heo Bùi
Thanh Sang huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát sự sinh
trưởng của heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo Bùi Thanh Sang huyện Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh”
Trang 122
Mục tiêu của đề tài: “Tìm hiểu sự sinh trưởng và tăng trọng của heo con theo mẹ từ sơ
sinh đến cai sữa” Từ đó mà xây dựng một quy trình chăn nuôi cho phù hợp đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm thực tế cho bản thân về công tác nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên heo tốt hơn
Yêu cầu
Theo dõi trọng lượng heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa
Tình trạng sức khỏe của heo mẹ và heo con
Tỷ lệ nuôi sống ở heo con
Khả năng tăng trọng của heo qua các tuần tuổi
Trang 13
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Chăn nuôi heo trên thế giới giữ vai trò rất quan trọng và có tốc độ tăng hàng năm khoảng 2,24% và sản lượng thịt heo tăng bình quân là 4,85% Theo thống kê của FAO thì số đầu heo trên thế giới là 1061,6 triệu con vào năm 1997 và lượng thịt sản xuất ra là 82,3 triệu tấn, đến năm 2003
đã tăng lên 1219,6 triệu con với lượng thịt sản xuất ra là 95,8 triệu tấn Châu Á là khu vực đứng đầu về số lượng heo, Cộng đồng chung châu Âu là khu vực sản xuất và tiêu thụ thịt heo thứ hai trên thế giới với mức sản lượng ước tính đạt 17,82 triệu tấn
Ở Việt Nam chăn nuôi heo đã gắn liền với sự phát triển nông nghiệp Trồng lúa và nuôi heo đã trở thành một hệ thống sản xuất chính của các hộ nông dân Nghề chăn nuôi đã ngày càng trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng đóng góp vào làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình
Số đầu heo của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, nhất là bắt đầu từ những năm 1990, khi mà Việt Nam đã tự túc được lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới Số lượng đầu heo của Việt Nam năm 1980 chỉ có 10 triệu con và sản lượng thịt là 292 ngàn tấn, đến năm 1990 con số này là 12,26 triệu con và 728 ngàn tấn, đến năm
2003 số đầu heo đã lên tới 25,4 triệu con và lượng thịt đạt 1753,6 ngàn tấn Như vậy tốc độ tăng đầu heo và sản lượng thịt hàng năm rất lớn trong những năm 1990 ở mức 4,1% về số lượng heo và 8,2% về sản lượng thịt hơi Trong tổng đàn heo thì khu vực đồng bằng sông Hồng luôn chiếm một
tỷ lệ quan trọng nhất 26 – 27 % Ngoài ra vùng đồng bằng sông Hồng cũng là vùng xuất khẩu heo chủ yếu của Việt Nam, chiếm trên 50% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước Trước đây Việt Nam không những xuất khẩu cả thịt mảnh, heo choai mà còn cả heo sữa nữa, song bắt đầu từ năm
2003 nước ta đã gặp những trở ngại đáng kể vả chủ yếu chỉ còn xuất heo choai và heo sữa với số lượng rất khiêm tốn
2.1 Các giống heo tại trại
2.1.1 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ Anh Quốc, thân mình dài nhưng không nặng nề, dáng đi chắc, khỏe và linh hoạt, sắc lông trắng có ánh vàng, đầu to trán rộng, mõm khá rộng và quớt lên, mắt lanh lợi, tai to đứng, lưng trắng và rộng, bụng gọn, ngực rộng, đùi to và dài, bốn chân dài và khỏe
Trọng lượng trưởng thành lúc 2,5 năm tuổi heo đực khoảng 300 - 400 kg, heo cái khoảng
250 – 300 kg Tốc độ tăng trọng ngày trung bình từ khi sinh đến 100 kg có thể lớn hơn 750 g, tỉ lệ thịt nạc từ 55 - 60%
Trang 144
Heo đực và cái được sử dụng làm giống lúc 6 - 8 tháng tuổi với trọng lượng trên 100 kg Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân số con sơ sinh còn sống từ 11 - 13 con, trọng lượng sơ sinh là 1,25 kg Ngày nay, giống heo Yorkshire được xem như đàn giống nền tảng cho các chương trình lai giống tạo heo cái lai cũng như heo thịt thương phẩm (Trần Văn Chính, 2007)
2.1.2 Heo Landrace
Heo Landrace còn gọi là heo Danois Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch Đây là giống heo có sắc lông trắng, tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ và thẳng, tai nhỏ dài che phủ hai mắt, bốn chân nhỏ, đùi nở nang, phần sau nở nang cho nên thân mình trông giống như cái nơm Heo cái, heo đực sử dụng làm giống lúc 7 - 8 tháng tuổi, nặng trung bình khoảng 100 – 110 kg Lúc 2 năm tuổi, heo đực đạt 220 - 230 kg và heo nái khoảng 180 – 200 kg Heo nái đẻ 10 - 11 heo con sơ sinh còn sống/lứa, nuôi con tốt Heo con sinh ra đều đặn, mau lớn và sớm thành thục (Trần Văn Chính, 2007)
2.2 Công tác giống heo
2.2.1 Chọn heo giống
Sự lựa chọn này căn cứ trên 1 số phương pháp sau đây:
Dựa vào quan hệ thân tộc qua lý lịch gia phả: dựa vào thành tích sinh trưởng, sinh sản của
những heo đời trước của heo đang được lựa chọn (ông bà, cha mẹ), những con này có năng suất cao sẽ di truyền các tính trạng sản xuất tốt cho heo giống đó Ngoài ra, heo giống này có thể được cho phối sinh sản ra đời con và người ta căn cứ vào năng suất đời con để cho heo tiếp tục nhiệm vụ sinh sản hay loại
Dựa vào sức sinh trưởng: heo giống được nuôi riêng từng con từ lúc cai sữa đến khi được
phối giống lần đầu, heo tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp, ít bệnh thường được ưu tiên lựa chọn
Dựa vào ngoại hình: ngay từ lúc sơ sinh heo được chọn có trọng lượng lớn trong đàn, lanh
lẹ, không có dị tật, có từ 14 núm vú trở lên (đối với heo cái), 2 dịch hoàn đều, lộ rõ Đến lúc cai sữa, những heo được chọn hậu bị cái là những heo con dài đòn, vai nở, mông nở, khấu đuôi to, đuôi dài và luôn luôn ve vẩy, khung xương vững chắc, lông da bóng mượt, bầu vú có các núm vú
lộ rõ, khoảng cách giữa các núm vú đều nhau, âm môn đầy đặn không quá nhỏ Những heo được chọn hậu bị đực phải có 2 dịch hoàn đều nhau cân bằng nhau không bị xệ
Heo đực và heo cái hậu bị có bước đi vững chắc trên ngón, không đi bàn, yếu chân sau, đi siêu vẹo Tính tình của heo không nhút nhát sợ hãi hay quá hung dữ, cần phải hiền và không kém
ăn (Trần Văn Chính, 2007)
Trang 155
2.2.2 Chọn giống heo nuôi
Trên cơ sở môi trường chăn nuôi tiến bộ với điều kiện cơ sở vật chất tốt, cùng các kỹ thuật chuyên môn về các quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh một cách khoa học Để đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất cần lựa chọn các giống heo ngoại công nghiệp và các heo lai giữa các giống heo này để chăn nuôi
Dễ nuôi: heo không kém ăn, ăn mau hết bữa
Sức chịu đựng: heo có sức đề kháng của cơ thể cao, ít bệnh khi có sự thay đổi thời tiết, điều kiện chăn nuôi (Võ Văn Ninh, 2006)
Heo giống: là những đặc tính nêu ở heo thịt còn có thêm các đặc tính sau:
Đẻ sai: gồm cho heo đực giống và heo nái sinh sản Nhận biết (số lứa đẻ trong năm, số heo con sinh ra, trọng lượng lúc sơ sinh)
Tốt sữa: đo lường trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi hoặc 1 tháng tuổi Chọn giống heo phải phù hợp với mục tiêu sản xuất heo thịt, heo giống, heo sinh sản và điều kiện chăm sóc tốt hay xấu (Võ Văn Ninh, 1999)
2.2.3 Chọn heo cái làm giống sinh sản
Các tiêu chuẩn chọn lọc, heo giữ làm nái sinh sản cần đạt những nhu cầu sau:
Heo thuộc giống mắn đẻ thể hiện trên số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống trên một ổ Một ổ đẻ có
8 - 9 con nuôi sống đến cai sữa và một năm heo nái có từ 15 - 16 con là mức trung bình Heo nái mắn đẻ phải đạt số lứa từ 1,8 - 2 lứa/năm và phối 1 lần đã có chửa
Heo có ngoại hình và thể chất tốt: heo cái lai chọn giống phải trường mình, mông nở, có từ
12 vú trở lên, có bộ khung vững vàng, lông da trắng
Heo có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt: chọn con lai làm giống cần phải biết cụ thể bố mẹ thuộc giống gì, khả năng sing sản của con mẹ, số con đẻ ra từng lứa
Heo có khối lượng thích hợp: khối lượng heo cái được chọn lúc cai sữa 2 - 3 tháng tuổi 8 -
10 kg/con ở heo nội, phối lứa đầu 40 - 50 kg/con; 10 - 14 kg/con ở heo lai, 60 - 65 kg/con lúc 6 - 7 tháng tuổi; 14 - 16 kg/con ở heo ngoại, 7 - 8 tháng tuổi đạt 75 - 80 kg/con (Trần Văn Chính, 2007)
Trang 166
2.3 Đặc điểm sinh lý của heo nái sinh sản và heo con theo mẹ
2.3.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái
Heo cái hậu bị thành thục vào lúc 6 – 7 tháng tuổi khi heo cái đạt trọng lượng 60 - 70 kg Lúc này thì heo chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín, chưa dự trữ dinh dưỡng cho thai phát triển (Nguyễn Thiện, 2008)
Tỷ lệ thụ thai có liên quan đến lần phối đầu hay tổng số lần phối giống Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu tiên ở heo hậu bị và nái có thể chấp nhận được là 70% Tỷ lệ thụ thai đánh giá khả năng phối giống được thụ thai ở heo trong một năm (Trần Văn Phùng, 2005)
Số con sơ sinh chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền thấp nhưng việc chọn lọc những heo sai con giúp tăng số con sơ sinh trong ổ (Nguyễn Xuân Bình, 2008)
2.3.1.1 Tuổi động dục đầu tiên
Giống heo nội lên giống lần đầu lúc 4 - 5 tháng tuổi, heo lai F1 (50% máu nội 50% máu ngoại) lên giống lúc 6 tháng tuổi, heo ngoại thuần lúc 7 tháng tuổi thời kỳ này cơ thể heo phát triển chưa đầy đủ, không có chất dinh dưỡng để nuôi bào thai và trứng chưa đều Vì vậy thường bỏ qua
1 - 2 chu kỳ động dục cho heo Tuy nhiên cũng không phối giống muộn sau 8 tháng tuổi vì sẽ lãng phí thức ăn, công chăm sóc nuôi dưỡng, ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)
2.3.1.2 Chu kỳ động dục heo nái
Chu kỳ động dục kéo dài 18 - 21 ngày, nếu chưa cho phối giống hoặc phối giống chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ được lặp lại Heo nái nuôi con sau khi đẻ 3 - 4 ngày hoặc sau 30 ngày nuôi con thường có hiện tượng động dục trở lại, nhưng không cho phối vì bộ máy sinh dục chưa phục hồi và trứng rụng chưa đều, heo có chửa lúc này phải sản xuất sữa nuôi con, đồng thời phải tích lũy dinh dưỡng nuôi bào thai nên dễ bị sẩy thai do heo con đang nuôi thúc vú Sau khi cai sữa 3 - 5 ngày (khi heo con được 45 - 50 ngày tuổi), mới cho heo nái động dục trở lại Cho phối lúc này heo
dễ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)
2.3.1.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Nên cho heo nái lai và heo nái ngoại đẻ lần đầu lúc được 12 tháng tuổi, không để quá 14 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2009)
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), cũng khuyến cáo người dân nên cho heo nái
đẻ vào thời gian 12 tháng tuổi và không muộn hơn 18 tháng tuổi
Trang 177
2.3.1.4 Sinh lý tiết sữa ở heo nái nuôi con
Thành phần của sữa heo không khác nhau nhiều giữa các bầu vú Mỡ, protein, lactose lần lượt chiếm 60%, 22%, 10% Lượng sữa bình quân mỗi ngày là 5 - 8 kg Lượng sữa cao nhất vào ngày thứ 3 - 5 và giảm dần đến mức thấp nhất ở tuần thứ 9 - 10 sau khi sinh Khi thời gian chiếu sáng trong ngày tăng từ 8 giờ lên 16 giờ thì sản lượng sữa sẽ tăng 20%, trọng lượng toàn ổ lúc 21 ngày tăng 13% và tỷ lệ heo con sống tăng 10% Khẩu phần thiếu protein cũng làm giảm năng suất sữa Khi năng suất sữa đã qua giai đoạn tối đa, sự tiết sữa không tăng theo mức tăng của khẩu phần
ăn vào Lúc ấy chất dinh dưỡng trong thức ăn được dùng để tạo mô mỡ của cơ thể (Trần Thị Dân, 2004)
2.3.2 Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của heo con
Heo con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện thông qua sự tăng khối lượng của cơ thể Thông thường, khối lượng heo con ở ngày 7 - 10 đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 lần khối lượng sơ sinh
và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lượng sơ sinh Người ta thấy rằng ở heo ngoại, khối lượng
sơ sinh của heo con từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75% Trong khi đó khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn chỉ sống sót dưới 2% khi cai sữa (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Sự sinh trưởng của heo con ở thời kỳ 3 hoặc 4 tuần tuổi tốc độ tăng trọng tuyệt đối của heo con có chiều hướng giảm đi là do nguồn sữa mẹ cung cấp cho heo con bắt đầu giảm liên quan đến qui luật tiết sữa của heo nái
2.3.2.1 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa heo con
Thời kỳ này đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh của bộ máy tiêu hóa song chưa hoàn thiện Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa Còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa heo con bị hạn chế
Men tiêu hóa tinh bột
Amylaza tụy có ngay ở thời kỳ sơ sinh song hoạt lực thấp và tăng cao dần ở 4 - 6 tuần tuổi Đây là loại men có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa tinh bột do lượng men lớn và thời gian tiếp cận với cơ chất dài Maltaza và sacraza thì những tuần đầu sau khi sinh hàm lượng thấp và sau đó tăng dần đạt mức cao ở 5 - 6 tuần tuổi Khả năng tiêu hóa tinh bột của heo con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém chỉ đạt 50% lượng tinh bột ăn vào, khoảng tuần 5 - 6 khả năng tiêu hóa tinh bột tương đối hoàn thiện (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Men tiêu hóa mỡ (lipaza): men này hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh ra và tương đối
ổn định trong suốt thời kỳ bú sữa
Trang 188
Men tiêu hóa protein: men pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5 - 6 tuần tuổi Men tripsin ở thời kỳ bào thai lúc 2 tháng tuổi đã có tripsin, thai càng lớn hoạt tính của tripsin càng cao Khi heo mới đẻ hoạt tính của tripsin rất cao để bù lại khả năng tiêu hóa kém của pepsin dạ dày (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Tiêu hóa ở miệng: heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nước bọt cao Tách mẹ
sớm, hoạt tính amylaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi phải đến ngày thứ 21 Vì vậy, cần lưu ý không cho heo ăn thức ăn lỏng (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009)
Tiêu hóa ở dạ dày: heo con 10 ngày tuổi dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày đạt 0,2 lít, hơn 2
tháng tuổi đạt 2 lít Sau đó tăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít Heo con 20 ngày tuổi phản xạ tiết dịch vị chưa rõ Ban đêm heo mẹ nhiều sữa, khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng nhau (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009)
Tiêu hóa ở ruột: heo con sơ sinh dung tích ruột non 100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng
thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít Ruột già, sơ sinh dung tích 40 - 50 ml, 20 ngày 100 ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 - 12 lít (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Tập cho heo con ăn sớm: tập cho heo con ăn sớm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho heo con là khâu quan trọng nhất để có thể đạt được năng suất chăn nuôi cao
Theo Vũ Đình Tôn (2005), tập ăn sớm cho heo con nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho heo con, tránh được thời kỳ khủng hoảng xảy ra vào giai đoạn sau 3 tuần tuổi Tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa phát triển và sớm hoàn thiện hơn Bảo đảm được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hơn, bù đắp những yếu tố hạn chế ở sữa lợn mẹ Sớm cho sản phẩm và đạt khối lượng lúc cai sữa cao, theo một nghiên cứu của Pháp thì khối lượng cai sữa chịu ảnh hưởng 57% của thức ăn tập ăn, 38% thức ăn của sữa mẹ, 5% của khối lượng sơ sinh Có điều kiện cai sữa sớm cho heo con từ đó nâng cao số lứa đẻ của lợn nái
Trang 199
2.3.2.2 Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con
Heo con mới sinh ra có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống, đang ở trong cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định 390C ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ rất thay đổi tùy theo từng mùa khác nhau
Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con trong những ngày đầu rất kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ môi trường Người ta thấy rằng khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con phụ thuộc nhiều vào tuổi hơn là khối lượng heo, khả năng điều tiết yếu cho đến khi heo con đạt 9 ngày tuổi và từ ngày 20 trở đi khả năng này tốt hơn (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo con
(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005)
2.3.2.3 Đặc điểm về khả năng miễn dịch của heo con
Heo con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể Song lượng kháng thể trong máu heo con được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu cho nên người ta nói rằng ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ Trong sữa đầu heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng của heo con, sữa đầu là rất quan trọng đối với heo con vì vậy việc cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt Sữa đầu có prealbumin 13,17%, albumin 11,48%, anpha globulin 12,7%, beta globulin 11,29% vả gamma globulin 45,29% Heo con hấp thu nhiều globulin miễn dịch từ 24 - 36 giờ Phải cho bú sữa đầu sau 2 giờ đẻ để cho heo đủ kháng thể cho 5 tuần đầu (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002)
Trang 2010
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu thụ dưỡng chất của heo nái nuôi con và heo con theo
mẹ
2.4.1 Nhu cầu về năng lượng
2.4.1.1 Đối với heo nái nuôi con: nhu cầu năng lượng cho heo nái sản xuất sữa nuôi con
được tính bằng tổng số nhu cầu duy trì, sản xuất sữa
2.4.1.2 Đối với heo con: để có cơ sở bổ sung năng lượng cho heo con cần căn cứ vào mức
năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con
Như vậy, chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lượng và mức này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.4.2 Nhu cầu protein
2.4.2.1 Đối với heo nái nuôi con: thông thường heo nái được ăn tự do ở giai đoạn nuôi con
với khẩu phần ăn có nồng độ năng lượng và protein cao Với heo ngoại thông thường sử dụng mức protein thô khoảng 15 - 16% (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005) Heo nái có khả năng chuyển hóa rất hiệu quả protein vào sữa Nhu cầu protein cho heo nái bằng tổng số của nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất sữa Nhu cầu protein cho duy trì được tính là 0,45 g/kg tăng trọng Trong sữa có chứa 57g protein
2.4.2.2 Đối với heo con: cung cấp đủ protein cho heo con ở giai đoạn này rất quan trọng
bởi vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn Thông thường trong khẩu phần thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120 -130g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17 -19% (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.4.3 Nhu cầu về chất khoáng
2.4.3.1 Đối với heo nái nuôi con: những thí nghiệm cân bằng cho thấy rằng hiệu quả sử
dụng của canxi và phospho lần lượt là 0,47 và 0,5 Sữa heo nái chứa 2,5 g/kg canxi và 1,7 g/kg phospho Heo nái sản xuất 8 kg sữa mỗi ngày sẽ tiết 20g canxi và 13,6g phospho (Dương Thanh Liêm et al., 2002)
2.4.3.2 Đối với heo con: đây là giai đoạn heo con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ
xương, cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao ở giai đoạn này Trong khẩu phần thức ăn, nhu cầu các chất khoáng như sau: canxi và phospho là hai nguyên tố có vai trò quan trọng trong hình thành xương Sắt và đồng là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa, cho nên cần phải cung cấp trong khẩu phần heo con, hai yếu tố này tham gia vào quá trình tạo máu cho heo con (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Trang 2111
2.4.4 Nhu cầu về vitamin
2.4.4.1 Đối với heo nái nuôi con: nái trưởng thành đẻ 3 lứa bình thường không cần bổ
sung vitamin A, chỉ có lứa đẻ thứ 4 mới xuất hiện thiếu vitamin Trong dinh dưỡng nhất là heo nái, heo con thì các loại vitamin A-D-E cần chú ý hơn cả (NCR, 2000)
2.4.4.2 Đối với heo con: vitamin ở giai đoạn này heo con nhận từ mẹ, sữa mẹ hầu như đã
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu heo con Riêng vitamin D, nếu heo con được vận động dưới ánh sáng mặt trời sẽ được bổ sung đầy đủ nguồn vitamin này Ngoài ra trong khẩu phần thức ăn heo con người ta thường bổ sung thêm kháng sinh Nếu bổ sung kháng sinh vào khẩu phần cho heo con
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhất là trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, do tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng tốc độ sinh trưởng và giảm mắc bệnh ở heo con (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.5 Thức ăn nuôi heo
2.5.1 Thức ăn công nghiệp
2.5.1.1 Thức ăn hỗn hợp: là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, do một số loại thức ăn
phối hợp với nhau mà tạo thành Thức ăn hỗn hợp có đủ các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật hoặc cũng có thể là một số chất nhất định được tổng hợp để bổ sung cho khẩu phần ăn của vật nuôi còn thiếu Ngày nay người ta thường sử dụng thức ăn hỗn hợp là dạng viên vì nó giảm được lượng thức ăn rơi vãi, giảm thời gian cho ăn và heo dễ ăn hơn, giảm không gian dự trữ, giảm dung tích máng ăn, dễ bao gói, dễ vận chuyển và thời gian bảo quản lâu
2.5.1.2 Thức ăn đậm đặc: gồm có 3 nhóm chính: protein, khoáng, vitamin ngoài ra còn bổ
sung thêm kháng sinh, thuốc phòng bệnh Dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với nguồn nguyên liệu sẵn có tạo ra khẩu phần ăn cân bằng Thức ăn đậm đặc rất tiện cho người chăn nuôi sử dụng và hiện nay đang được bán rất phổ biến ở thị trường trong nước
2.5.2 Thức ăn năng lượng
2.5.2.1 Ngô: ngô là thành phần thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt cho heo Ngô rất giàu
năng lượng khoảng 3.300 kcal ME, nhưng ngô có sự hạn chế là chất lượng và số lượng protein nghèo, lượng protein thô chỉ khoảng 8% Do vậy trong khẩu phần ăn cho heo ngô chỉ chiếm một
tỷ lệ phần trăm nhất định, cần phối trộn với các loại thức ăn khác nhau tạo thành khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng hơn (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.5.2.2 Gạo thóc: gạo là lương thực chính ở nước ta, thường được dùng cho người và phần
nào cho gia súc Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo gồm protein tổng số 6,7%, hàm lượng acid amin chính lizin 3,2g; methionine 3,4g; tryptophan 1,3g
2.5.2.3 Bột mì: bột mì sử dụng làm thức ăn cho heo rất tốt Tiêu chuẩn bột mì dung làm
thức ăn được qui định là: độ ẩm dưới 15%, tỷ lệ khoáng so với vật chất khô từ 3,5% - 4% Bột mì
Trang 2212
là loại thức ăn có hàm lượng năng lượng tương đối cao khoảng 3050 kcal ME, protein thô khoảng 12,1% Lượng bột mì sử dụng hợp lý trong khẩu phần thay đổi trong khoảng từ 15% - 25% (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.5.2.4 Cám gạo: là sản phẩm phụ được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi heo Trong cám
có nhiều vitamin B1, có nhiều chất béo và chất sơ dùng cho heo nái sinh sản và heo choai rất tốt
2.5.3 Thức ăn protein
2.5.3.1 Bột cá: bột cá có tỷ lệ protein cao từ 47 - 52%, canxi 4,23%, phospho 3,73% và
một số vitamin B2, B12, mức sử dụng từ 8 - 12% trong khẩu phần Khi sử dụng bột cá cho heo thịt thì nên ngừng sử dụng trước khi giết thịt vài tuần để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thịt (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.5.3.2 Bột thịt xương: loại này được chế biến từ thịt, phủ tạng, xương gia súc loại bỏ từ
lò mổ gia súc, đem sát trùng, sấy khô và xay thành bột Tỷ lệ protein của bột thịt xương dao động
từ 30 - 50% tùy theo lượng xương nhiều hay ít: heo con theo mẹ, heo hậu bị heo nái chửa kỳ 2, nái nuôi con và heo đực giống có thể sử dụng ở mức 12%, heo nái chửa kỳ 1, heo thịt 8%, heo vỗ béo hướng nạc 10%
2.5.3.3 Đậu tương: có tỷ lệ protein cao và cân đối acid amin không thay thế Đậu tương
chứa từ 33 - 36% protein thô, 16 - 21% lipid, trong đậu tương có chất kháng men trypsin và chymotrypsin
2.6 Chuồng trại và môi trường nuôi heo
2.6.1 Một số nguyên tắc khi xây dựng chuồng nuôi heo
Xây dựng chuồng nuôi heo cho thích hợp, nhà chăn nuôi sẽ kiểm soát được lượng thức ăn cung cấp cho vật nuôi, nhiệt độ, ẩm độ chuồng, bệnh tật, chất thải Tất cả các yếu tố này góp phần vào hiệu quả của kinh tế chăn nuôi
Nguyên tắc chung đối với chuồng nuôi heo phải thông thoáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, không khí trong chuồng trong lành, ít khí độc hại, vi trùng kí sinh
Những yếu tố bất lợi của môi trường nuôi cần phải giảm đến mức tối thiểu để giúp vật nuôi khỏe mạnh, sử dụng được chất dinh dưỡng tối đa cho tăng trưởng và sản xuất
Vì vậy, khi thiết kế kiểu chuồng nuôi phải phù hợp sinh lý và chức năng sản xuất theo từng loại vật nuôi, từng giai đoạn sinh trưởng và sản xuất của heo, thuận tiện cho việc phòng bệnh, trị bệnh.Ở đồng bằng sông Cửu Long nước ta thì có hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa, để thành công trong chăn nuôi heo thì phải quan tâm hàng đầu là ảnh hưởng của khí hậu đến chuồng nuôi và vật nuôi Quy luật sinh trưởng theo mùa của heo nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Giữa tháng 2 – tháng 5 dương lịch: là mùa khô hạn, nhiệt độ không khí trong chuồng cao,
sẽ ảnh hưởng hầu hết đến các loại heo, heo sinh trưởng phát dục kém (ngoại trừ heo nuôi thịt, heo
Trang 232.6.2 Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng chuồng trại nuôi heo
- Ở xa khu dân cư để tránh những bất ổn do lây lan bệnh tật giữa heo và con người
- Ở cuối hướng gió để tránh phân tán mùi hôi sang nhà ở của khu dân cư trong khu vực
- Đường giao thông thuận tiện dễ vận chuyển gia súc
- Đất dễ thoát nước, có độ dốc để nước rữa chuồng chảy về hầm lắng, không xây chuồng những nơi ẩm thấp lầy lội
- Đủ điện và nước cho nhu cầu hằng ngày
- Giải quyết được chất thải mà không làm ô nhiễm nguồn nước và đất tại nơi chăn nuôi
2.6.3 Kế hoạch xây dựng chuồng nuôi heo nái nuôi con và heo con theo mẹ
2.6.3.1 Các yêu cầu khi xây dựng chuồng nuôi heo
Nền chuồng cần khô ráo, độ cao của nền chuồng luôn cao hơn bên ngoài để tránh nước bẩn
ở ngoài chảy vào trong Độ dốc của nền chuồng 2 – 3% để nước chảy dễ dàng không ứ đọng (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
Trang 2420C) và nhiệt độ thông thường của heo nái đẻ khoảng 390C (Trần Văn Chính, 2007)
Nhiệt độ đối với heo nái mới đẻ , nhiệt độ tối thích là 29,40C; nhiệt độ tối thiểu là 23,90C Nhiệt độ đối với heo con, nhiệt độ tối thích là 23,80C – 26,70C ; nhiệt độ tối thiểu là 120C (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)
Ẩm độ:
Ẩm độ tương đối thích hợp cho heo nái là 70%, đối với heo con là 70 - 80% (Lê Hồng Mận
và Bùi Đức Lũng, 2002) Cố gắng duy trì ẩm độ tương đối giữa 50 - 70% để hạn chế vi khuẩn phát
triển và các chất gây hại khác như các chất khí H2S, NH3, CO, CO2 của chuồng nuôi, bụi cũng có
xu hướng giảm Ngoài ra độ ẩm cao làm các vật liệu xây dựng chuồng, hệ thống điện mao xuống cấp Cần áp dụng các biện pháp làm giảm ẩm độ và tạo thông thoáng cho chuồng nuôi như nóc
chuồng có lỗ thông hơi, xây chuồng sàn hở, lắp đặt hệ thống quạt…(Trần Văn Chính, 2007)
Sự thông thoáng
Sự thông thoáng có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong chuồng nhất là mùa hè Ngoài ra, sự thông thoáng còn làm giảm khí độc và bụi, điều tiết được ẩm độ và nhiệt độ trong chuồng nuôi và ảnh hưởng tốt đến sự khuyếch tán nhiệt và hơi nước trên bề mặt da heo (Trần Văn Chính, 2007)
Tốc độ gió
Tốc độ gió trong chuồng cao sẽ làm tăng mất nhiệt ra khỏi cơ thể heo Tốc độ thích hợp cho heo cai sữa là 0.15 m/giây, heo choai là 0.3 – 0.5 m/giây, riêng đối với heo con theo mẹ không được có gió lùa (Trần Văn Chính, 2007)
Nồng độ của các chất khí
Bốn loại khí độc trong chuồng phổ biến là hydrogen sulfide (H2S), ammoniac (NH3), cacbon dioxide (CO2), cacbon monoxide (CO) từ sự biến dưỡng của cơ thể heo và sự phân hủy của phân, nước tiểu Nồng độ cao của các chất khí này có thể gây hại cho gia súc cũng như sức khỏe con người và làm giảm năng suất chăn nuôi (Trần Văn Chính, 2007)
Trang 2515
Bảng 2.3: Hàm lượng các loại khí tối đa trong chuồng
Chuồng heo được thiết kế xây dựng có ánh sáng hợp lý nhất là ánh sáng mặt trời buổi sáng
sẽ tạo được sinh tố D qua da cho heo Ánh sáng còn diệt được các vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi (Trần Văn Chính, 2007)
2.7 Bệnh lý heo
2.7.1 Các bệnh thường gặp ở heo nái nuôi con
2.7.1.1 Nái đẻ khó
Nguyên nhân: do chuồng chật, heo thiếu vận động trong thời gian có chửa; xương chậu heo
mẹ hẹp; heo mẹ quá béo do ăn nhiều tinh bột, thiếu canxi, phospho; nái già, thiếu oxytoxin, nước
ói ít; con to, đẻ ngược
Triệu chứng: nước ối chảy ra có lẫn màu đỏ, sau 2 – 3 giờ rặn đẻ thai vẫn không ra Thai
ra nửa chừng không ra hết do con to
Thai ra 1 – 2 con sau đó không ra tiếp, do nái mẹ yếu thiếu rặn đẻ
Cách chữa và khắc phục: khi chọn giống để nuôi heo nái phải chọn heo nái tốt, không nên
để heo thịt lại để nuôi heo nái Nái đẻ khó ta có thể tiêm oxytoxin 10 – 15 ml/lần Nếu thai vẫn chưa ra thì bơm vào tử cung 100 ml dầu nhờn (dầu lạc hoặc thuốc bôi trơn) Khi cần thiết phải can thiệp bằng tay (phải rửa tay thật sạch và sát trùng cẩn thận) Trường hợp nặng phải mổ thì mời bác
sĩ thú y can thiệp
2.7.1.2 Heo mẹ ăn con, cắn con sau khi đẻ
Nguyên nhân: do đau đẻ, thần kinh bị rối loạn; sữa heo mẹ quá căng gây khó chịu khi cho
con bú; răng nanh của heo con chưa bấm nên bú cắn vú mẹ đau; do nái tiêu hao năng lượng, khát nước
Cách trị: xoa tay lên bụng heo mẹ, xoa nhẹ nhàng và nhiều lần; giữ yên tĩnh khi heo đẻ,
khi đẻ phải để heo con lên mũi heo mẹ cho quen hơi, cho bú sau 1 giờ để sữa bớt căng Cho heo
Trang 2616
con bú lúc bầu sữa chưa căng Heo mẹ cắn con thì cho uống thuốc ngủ Prozil fort 10 – 15 ml/con hoặc tiêm Aminozin 50mg từ 2 – 3 ống 1 lần Cho heo mẹ ăn đủ đạm trong khẩu phần
2.7.1.3 Heo nái yếu chân, nứt móng, nái bị bại liệt trước và sau khi sinh
Các bệnh trên thường gặp ở heo nái mang thai 2 – 3 tháng tuổi và phát bệnh nặng trước khi đẻ một vài tuần hoặc một vài ngày
Nguyên nhân: do chế độ dinh dưỡng sai, thức ăn cung cấp cho heo nái thiếu canxi, phospho
hoặc có cung cấp nhưng tỷ lệ canxi/phospho không cân đối Do thiếu vitamin D gây rối loạn trong trao đổi và hấp thu canxi, phospho trong máu làm xương biến dạng, chân cong, khớp xương bị sưng làm cho heo không đứng vững Do thiếu hoặc cung cấp vitamin H không đủ làm nhễm trùng chỗ tiếp giáp giữa móng và bàn chân
Biện pháp khắc phục: trong thời kỳ mang thai thức ăn của heo nái hàng ngày phải được bổ
sung canxi, phospho hoặc premix khoáng
2.7.1.4 Nái sẩy thai và khô thai
Nguyên nhân: thiếu vitamin A, E Heo bị té do nền chuồng trơn trợt hoặc cắn nhau (heo ăn
bình thường, đột ngột tuôn thai sau đó vẫn ăn) Heo bị sốt, nhiễm trùng
Cách phòng bệnh: cung cấp đầy đủ vitamin E cho heo trong suốt quá trình mang thai
Cung cấp vitamin A cho heo nái đặc biệt vào cuối giai đoạn mang thai phải cung cấp liên tục vitamin A và carotene để đảm bảo bào thai phát triển tốt, bình thường, heo con khỏe mạnh Thường xuyên vệ sinh nền chuồng để tránh không bị ẩm ướt làm té heo
2.7.2 Một số bệnh thường gặp ở heo con theo mẹ
2.7.2.1 Tiêu chảy ở heo con đang bú
Tiêu chảy ở heo con sơ sinh: bệnh có thể đột ngột xuất hiện ở đàn heo khỏe mạnh ngay sau khi đẻ 2 – 3 ngày Phân tiêu chảy có màu trắng, lỏng như nước và mùi khó chịu Toàn thân bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, mất nước và điện giải rất nhanh do đó dễ chết nếu không điều trị kịp thời
Các nguyên nhân tiên phát là heo không được bú sữa đầu Bệnh xảy ra hiều hơn khi điều kiện chuồng nuôi heo nái đẻ bị bẩn và ô nhiễm cao Trong điều kiện lạnh và độ ẩm cao, khả năng kháng bệnh của heo giảm và rất dễ bị tiêu chảy
Tiêu chảy ở heo con 2 – 3 tuần tuổi: khi heo con được 2 – 3 tuần tuổi thường dễ bị tiêu chảy Nguyên nhân gây tiêu chảy giai đoạn này là do lượng kháng thể thụ động do heo mẹ cung cấp bị giảm dần, trong khi đó hệ miễn dịch của heo con chưa phát triển thuần thục
Các yếu tố môi trường, nếu heo con bị lạnh, ăn hay uống phải nước bẩn đều có thể bị tiêu chảy, điều này xảy ra vào các tháng mưa lạnh và có độ ẩm cao Khi chất lượng sữa heo mẹ bị giảm
do thức ăn không đảm bảo vệ sinh gây tiêu chảy cho heo con