Các bệnh thường gặp ở heo nái nuôi con

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo bùi thanh sang huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 25)

2.7.1.1 Nái đẻ khó

Nguyên nhân: do chuồng chật, heo thiếu vận động trong thời gian có chửa; xương chậu heo mẹ hẹp; heo mẹ quá béo do ăn nhiều tinh bột, thiếu canxi, phospho; nái già, thiếu oxytoxin, nước ói ít; con to, đẻ ngược.

Triệu chứng: nước ối chảy ra có lẫn màu đỏ, sau 2 – 3 giờ rặn đẻ thai vẫn không ra. Thai ra nửa chừng không ra hết do con to.

Thai ra 1 – 2 con sau đó không ra tiếp, do nái mẹ yếu thiếu rặn đẻ.

Cách chữa và khắc phục: khi chọn giống để nuôi heo nái phải chọn heo nái tốt, không nên

để heo thịt lại để nuôi heo nái. Nái đẻ khó ta có thể tiêm oxytoxin 10 – 15 ml/lần. Nếu thai vẫn chưa ra thì bơm vào tử cung 100 ml dầu nhờn (dầu lạc hoặc thuốc bôi trơn). Khi cần thiết phải can thiệp bằng tay (phải rửa tay thật sạch và sát trùng cẩn thận). Trường hợp nặng phải mổ thì mời bác sĩ thú y can thiệp.

2.7.1.2 Heo mẹăn con, cắn con sau khi đẻ

Nguyên nhân: do đau đẻ, thần kinh bị rối loạn; sữa heo mẹ quá căng gây khó chịu khi cho

con bú; răng nanh của heo con chưa bấm nên bú cắn vú mẹđau; do nái tiêu hao năng lượng, khát

nước.

Cách trị: xoa tay lên bụng heo mẹ, xoa nhẹ nhàng và nhiều lần; giữ yên tĩnh khi heo đẻ, khi đẻ phải để heo con lên mũi heo mẹ cho quen hơi, cho bú sau 1 giờ để sữa bớt căng. Cho heo

16

con bú lúc bầu sữa chưa căng. Heo mẹ cắn con thì cho uống thuốc ngủ Prozil fort 10 – 15 ml/con

hoặc tiêm Aminozin 50mg từ 2 – 3 ống 1 lần. Cho heo mẹăn đủđạm trong khẩu phần.

2.7.1.3 Heo nái yếu chân, nứt móng, nái bị bại liệt trước và sau khi sinh

Các bệnh trên thường gặp ở heo nái mang thai 2 – 3 tháng tuổi và phát bệnh nặng trước khi đẻ một vài tuần hoặc một vài ngày.

Nguyên nhân: do chếđộ dinh dưỡng sai, thức ăn cung cấp cho heo nái thiếu canxi, phospho hoặc có cung cấp nhưng tỷ lệ canxi/phospho không cân đối. Do thiếu vitamin D gây rối loạn trong trao đổi và hấp thu canxi, phospho trong máu làm xương biến dạng, chân cong, khớp xương bị

sưng làm cho heo không đứng vững. Do thiếu hoặc cung cấp vitamin H không đủ làm nhễm trùng

chỗ tiếp giáp giữa móng và bàn chân.

Biện pháp khắc phục: trong thời kỳ mang thai thức ăn của heo nái hàng ngày phải được bổ

sung canxi, phospho hoặc premix khoáng.

2.7.1.4 Nái sẩy thai và khô thai

Nguyên nhân: thiếu vitamin A, E. Heo bị té do nền chuồng trơn trợt hoặc cắn nhau (heo ăn bình thường, đột ngột tuôn thai sau đó vẫn ăn). Heo bị sốt, nhiễm trùng.

Cách phòng bệnh: cung cấp đầy đủ vitamin E cho heo trong suốt quá trình mang thai. Cung cấp vitamin A cho heo nái đặc biệt vào cuối giai đoạn mang thai phải cung cấp liên tục vitamin A và carotene để đảm bảo bào thai phát triển tốt, bình thường, heo con khỏe mạnh. Thường xuyên vệ sinh nền chuồng để tránh không bịẩm ướt làm té heo.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo bùi thanh sang huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 25)