Tốc đột ăng trưởng của heo con qua các thời điểm khảo sát

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo bùi thanh sang huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Bảng 4.1: Trung bình số heo con qua các thời điểm khảo sát

Giống Đàn Số con sơ sinh Số con 21 ngày Số con cai sữa Tỷ lệ sống

(%) Tỷ lệ nuôi sống sơ sinh đến cai sữa (%) Y x Y 5 9,40±1,67 9,40±1,67 9,40±1,67 85,67 100 Y x L 2 10,5±2,12 10,5±2,12 10,5±2,12 90,72 100 L x L 7 9,14±0,90 8,85±0,69 8,85±0,69 82,60 100 P 0,487 0,318 0,318

Ghi chú: Y x Y: Yorkshire x Yorkshire

Y x L : Yorshire x Landrace L x L: Landrace x Landrace

Bảng 4.1 cho ta thấy trung bình số heo con qua các thời điểm khảo sát (Y x Y, Y x L và L

x L) dao động trong khoảng 9 đến 11 con, không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này cho thấy số heo con không phụ thuộc vào giống bố mẹ và tỷ lệ hao hụt ở các đàn heo là rất thấp.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Lưu Tuấn Kiệt (2007), đối với

giống Yorkshire số con sơ sinh trung bình trong đàn là 10,6 con, giống Landrace là 10,8 con và kết

quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Thông (1997), số con sơ sinh của giống Yorkshire x Landrace là

9,3 con. Kết quả khảo sát đối với giống Yorshire, số heo con 21 ngày tuổi và heo cai sữa của

chúng tôi cao hơn so với kết quả đã công bố của Nguyễn Minh Thông (1997) (9,4 con so với 8,9

con).

Số con 21 ngày tuổi ở giống Y x Y qua kết quả khảo sát của chúng tôi lần lượt là 9,4 con

thấp hơn với giống Yorkshire 10,28 con theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003). Số con cai sữa của giống L

x L là 9,14 con thấp hơn giống Landrace 9,71 con của Đỗ Võ Anh Khoa (2003).

Đối với heo con được sinh ra từđàn heo thuộc giống L x L, có sự hao hụt tương đối thấp từ

29

Số con cai sữa cao nhất là giống Y x L 10,5 con, giống Y x Y 9,4 con và thấp nhất là giống

L x L 9,14 con. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Võ Thụy Phương Thảo (2008) theo

đó giống Landrace là 8,9 con, giống Yorkshire là 8,8 con và kết quả của chúng tôi cũng cao hơn so

với nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008), giống Y x L là 9,17 (10,5 con so với 9,17 con). Số

con cai sữa phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, phản ánh tính nuôi con của heo nái và khả

năng thích nghi với cơ thể heo con.

Tỷ lệ sống của giống Y x L là cao nhất 90,72%, thấp nhất là giống L x L 82,60%. Theo Nguyễn Thiện (2006), tỷ lệ nuôi sống của giống Yorkshire là 90,48% cao hơn giống Landrace 85,58%, do đó tỷ lệ sống của heo con khảo sát là phù hợp.

Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sũa của 3 giống heo Y x Y, Y x L và L x L là 100%, do

được chọn để khảo sát nên có chếđộ chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

Theo VũĐình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), những heo con được sinh ra yếu đuối, phát

triển không cân đối dễ bị chết ngay sau khi sinh. Ngoài ra, yếu tố ngoại cảnh cũng tác động rất lớn

đến số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ. Lúc này heo con thay đổi hoàn toàn môi trường sống,

chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ - quá trình trao đổi chất đều thông qua nhau thai (phụ

thuộc vào con mẹ), chuyển sang môi trường sống mới hoàn toàn khác (không phụ thuộc hoặc phụ

thuộc rất ít vào heo mẹ). Heo con chưa thích nghi kịp thời, chưa nhanh nhẹn, dễ bị mẹ đè chết. Thực tế khảo sát còn cho thấy có sự hao hụt này là do heo mẹ thường đẻ vào ban đêm, nếu không có sự can thiệp kịp thời của cán bộđỡđẻ, heo con có thể bị chết do lạnh, hoặc chết ngạt do không bóc tách kịp thời màng bọc.

Vì vậy, trung bình heo con sinh ra trên đàn không phụ thuộc vào giống, tỷ lệ hao hụt trong

đàn thấp.

4.1.2 Trọng lượng heo con qua các thời điểm khảo sát

Bảng 4.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm khảo sát

Giống Đàn Trọng lượng sơ sinh (kg/đàn) Trọng lượng 21 ngày (kg/đàn) Trọng lượng cai sữa (kg/đàn) Y x Y 5 13,82±2,52 50,60±4,18 58,78±5,55 Y x L 2 15,40±2,82 53,85±20,15 66,30±21,35 L x L 7 14,47±1,34 47,70±5,74 55,25±4,78 P 0,644 0,579 0,296

Ghi chú: Y x Y: Yorkshire x Yorkshire

Y x L: Yorshire x Landrace L x L: Landrace x Landrace

30

Qua Bảng 4.2 thấy trọng lượng heo con qua thời điểm khảo sát các giống heo khác nhau là

không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Trọng lượng sơ sinh ở các giống Y x Y, Y x L và L x L là

chỉ tiêu đánh giá quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của heo nái trong thời gian mang thai. Trọng lượng sơ sinh của giống Y x Y, và L x L lần lượt là 13,82 kg/đàn và 14,47 kg/đàn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (2003), trọng lượng sơ sinh ở giống Y x Y là 14,04 kg/đàn, ở giống L x L là 14,57 kg/đàn.

Kết quả khảo sát trọng lượng 21 ngày của giống Y x Y là 50,60 kg/đàn kết quả này cao hơn so với kết quả đã công bố gần đây của Nguyễn Thiện (2006) (44,76 kg/đàn). Trung bình trọng lượng của giống L x L ở Bảng 4.2 về trọng lượng 21 ngày là 47,70 kg/đàn cao hơn kết quả của Đỗ

Võ Anh Khoa (2003), giống Landrace là 45,34 kg/đàn.

Trọng lượng 21 ngày tuổi có nhiều yếu tốảnh hưởng đến trọng lượng heo con như: lượng sữa mẹ cung cấp, sức chịu đựng với những điều kiện bất lợi của môi trường và sự hấp thu dưỡng chất ở cơ thể heo con.

Kết quả về trọng lượng cai sữa này thấp hơn với kết quả nghiên cứu trước đó của Đỗ Võ

Anh Khoa (2003), đối với giống Yorkshire trọng lượng cai sữa là 61,92 kg/đàn, giống Landrace là

62,22 kg/đàn.

Còn trọng lượng cai sữa cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chăm sóc nuôi dưỡng, khả

năng nuôi con của heo nái, sự thích nghi của heo con với môi trường xung quanh bên ngoài.

4.1.3 Ảnh hưởng của giống heo trên sự gia tăng trọng lượng của heo con

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giống heo trên sự gia tăng trọng lượng của heo con Giống Đàn Trọng lượng heo con qua các tuần tuổi (kg/con)

Sơ sinh 1 tuần 2 tuần 3 tuần cai sữa Y x Y 5 1,47±0,35 2,60±0,69 3,97±0,83 5,38±1,09 6,25±0,96 Y x L 2 1,46±0,14 2,94±0,41 3,99±0,57 5,12±0,80 6,31±0,80 L x L 7 1,58±0,24 2,90±0,81 3,89±1,02 5,23±1,35 6,04±1,49 P 0,069 0,061 0,861 0,678 0,560 Ghi chú: Y x Y: Yorkshire x Yorkshire

Y x L: Yorshire x Landrace L x L: Landrace x Landrace

Bảng 4.3 cho thấy sự khác biệt về trọng lượng của heo con thuộc các giống heo Y x Y, Y x

L và L x L qua các tuần là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Ở thời điểm sơ sinh giống L x L có trọng lượng cao nhất 1,58 kg/con. Thấp nhất là giống Y

x L 1,46 kg/con. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Thông (1997), giống

31

giống Y x Y là 1,47 kg/con cao hơn kết quả nghiên cứu của Võ Thị Tuyết (1996) giống heo

Yorkshire là 1,35 kg/con và phù hợp với kết quả công bố gần đây của Lư Duy Hùng (2007) giống

heo Yorkshire là 1,5 kg/con.

Ở tuần 1 và tuần 2 cao nhất vẫn là giống Y x L 2,94 kg/con và 3,99 kg/con. Thấp nhất là

giống Y x Y 2,60 kg/con và 3,97 kg/con.

Ở tuần 3 và cai sữa thỉ kết quả khảo sát của tôi ở các giống Y x Y, L x L đều thấp hơn với

kết quả nghiên cứu của Võ Thụy Phương Thảo (2008) ở giống Yorkshire là 5,42 kg/con và 7,14

kg/con, giống Landrace là 5,67 kg/con và 7,51 kg/con

Giai đoạn 3 tuần lượng sữa heo mẹ bắt đầu giảm nên vấn đềảnh hưởng chính là thức ăn tập

ăn.

4.1.4 Sự tăng trọng heo con qua các tuần tuổi

Bảng 4.4: Sự tăng trọng heo con qua các tuần tuổi

Giống Tăng trọng heo con qua các tuần tuổi (g/ngày/con)

ss – 1t 1 – 2t 2 – 3t 3 – cs ss – cs Y x Y 115,53±48,13 135,32±53,64 140,43±69,56 84,68±43,18 478,3±86,60

Y x L 148,10±40,70 109,52±27,83 113,81±43,07 113,81±39,30 484,8±81,90

L x L 136,88±61,74 98,91±53,96 132,03±65,28 82,66±45,33 451,9±125,7 P 0,039 0,001 0,433 0,016 0,307

Ghi chú: ss – 1t: sơ sinh – 1 tuần; 1 – 2t: 1 – 2 tuần; 2 – 3t : 2 – 3 tuần ; 3t – cs : 3 tuần – cai sữa ; ss – cs : sơ sinh – cai sữa. Y x Y: Yorkshire x Yorkshire

Y x L: Yorshire x Landrace L x L: Landrace x Landrace

Qua Bảng 4.4 cho thấy sự khác biệt của 3 giống heo từ 2 – 3 tuần và sơ sinh đến cai sữa là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Ở giai đoạn sơ sinh – 1 tuần tuổi giống Y x L tăng trọng cao

nhất 148,10 g/ngày/con, thấp nhất là giống Y x Y 115,53 g/ngày/con.

Ở giai đoạn 1 – 2 tuần, 2 – 3 tuần ở các giống heo Y x Y, Y x L và L x L tăng dần. Cao

nhất giống Y x Y lần lượt là 135,32 g/ngày/con và 140,43 g/ngày/con. Thấp nhất giống Y x L lần

lượt là 109,52 g/ngày/con và 113,81 g/ngày/con. Kết quả trên cho thấy tăng trọng ở giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi là cao nhất vì giai đoạn này heo con ăn mạnh nhất.

Kết quả khảo sát các giống heo Y x Y, Y x L và L x L ở 3 tuần – cai sữa giảm xuống rõ rệt

(84,68 g/ngày/con, 113,81 g/ngày/con và 82,66 g/ngày/con), là do giai đoạn này heo nái giảm tiết

sữa từ ngày thứ 21 sau khi sinh và do stress trong lúc cai sữa, cũng có nhiều trường hợp heo con ăn quá nhiều thức ăn tập ăn gây tiêu chảy (khả năng tăng trọng giảm).

32

Ở giai đoạn sơ sinh – cai sữa tăng trọng cao nhất là giống Y x L 484,8 g/ngày/con, thấp nhất là giống L x L 451,9 g/ngày/con. Kết quả này cao hơn với kết quả của Hội chăn nuôi Việt Nam (2006) tăng trọng heo con giai đoạn theo mẹ, tăng trọng trung bình 240 g/ngày/con và tối

thiểu là 180 g/ngày/con.

4.2 So sánh kết quả của heo con giữa ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue

Khảo sát được lặp lại 2 lần với 132 heo con theo mẹ.

4.2.1 Kết quả của heo ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue

Bảng 4.5: So sánh kết quả của heo con giữa ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue Loại thức ăn A B C D E F G H I J ADG FCR 3800 35 35 53,6 1,53 218,7 6,24 165,1 4,71 9,3 0,26 471 0,06 Romelko Blue 37 37 55,5 1,5 236,3 6,38 180,8 4,88 9,8 0,26 488 0,05 Chênh 2 2 1,9 0,03 17,6 0,14 15,7 0,17 0,5 0 17 0,01

Ghi chú: A: số heo con bắt đầu G: tăng trọng heo (kg)

B: số heo con kết thúc H: tăng trọng trung bình/con (kg/con) C: thể trọng bắt đầu (kg) I: lượng ăn toàn kỳ (kg)

D: thể trọng trung bình/con bắt đầu (kg/con) J: lượng ăn (kg/con/ngày) E: thể trọng kết thúc (kg) ADG (g/ngày/con)

F: thể trọng trung bình/con kết thúc (kg/con) FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn

Bảng 4.6: So sánh kết quả của heo con giữa ăn thức ăn 3800 và thức ăn Romelko Blue Loại thức ăn A B C D E F G H I J ADG FCR 3800 29 28 44,5 1,53 158,2 5,65 116,1 4,12 7,0 0,01 179 0,06 Romelko Blue 31 30 47,6 1,54 200,1 6,67 153,8 5,13 8,0 0,01 196 0,05 Chênh 2 2 3,1 0,01 41,9 1,02 37,7 1,01 1,0 0 17 0,01

Qua bảng ta thấy heo con tập ăn với thức ăn Romelko Blue thì heo tăng trọng nhanh hơn so với thức ăn 3800, tỷ lệ heo con tiêu chảy cũng ít hơn. Do thức ăn Romelko Blue được nhập trực tiếp từ Hà Lan, thành phần dinh dưỡng của thức ăn Romelko Blue với năng lượng trao đổi là 3.800

kcal/kg cao so với thức ăn 3800 là 3.350 kcal/kg. Sử dụng thức ăn Romelko Blue thì heo con tăng

33

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có một số kết luận sau:

Số heo con qua các thời điểm khảo sát (Y x Y, Y x L và L x L) dao động trog khoảng 9 đến

11 con. Cao nhất là giống Y x L 10,5 con, thấp nhất là giống L x L 9,14 con.

Tỷ lệ sống của giống Y x L là cao nhất 90,72%, thấp nhất là giống L x L 82,60%.

Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sũa của 3 giống heo Y x Y, Y x L và L x L là 100%, do

được chọn để khảo sát nên có chếđộ chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

Về trọng lượng heo con, sự tăng trọng heo con qua các thời điểm khảo sát có kết quả phù hợp với những kết quả công bố trước đó.

Thức ăn Romelko Blue được sử dụng cho heo con từ khi tập ăn đến cai sữa giúp tăng trọng nhanh rút ngắn được thời gian nuôi.

5.2 Đề nghị

Nên tiếp tục khảo sát sự tăng trưởng của heo con trên từng giai đoạn theo mẹ đến lúc cai sữa.

Tiến hành cai sữa heo con vào các thời điểm khác nhau (21ngày tuổi).

Khảo sát trên số lượng heo con với sự lặp lại nhiều hơn để có số liệu chính xác cao hơn.

34

TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Xuân Bình (2008), Kinh nghiệm nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Văn Chính (2007), Giáo trình chăn nuôi đại cương, trường Đại Học Nông Lâm Thành

Phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Cừ (1972), Cơ sở sinh lý của việc nuôi dưỡng lợn con, Nhà xuất bản khoa học và kỹ

thuật.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành

Phố Hồ Chí Minh.

5. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2009), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nhà xuất bản

Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Lư Duy Hùng (2007), Sự tương quan giữa các tính trạng sinh sản của heo nái nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Thọ - Vĩnh Long, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ.

7. Lưu Tuấn Kiệt (2007), Điều tra năng suất sinh sản của các giống heo ngoại nuôi tại trại heo giống Tà Niên – tỉnh Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ.

8. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng (2002), Thức ăn và dinh dưỡng

động vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

9. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Hồng Mận (2006), Kỹ thuật mới về chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại và phòng chữa bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

11. Võ Văn Ninh (1999), Bài giảng môn chăn nuôi heo, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh.

12. Võ Văn Ninh (1999), Kỹ thuật chăn nuôi heo, Nhà xuất bản trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh.

13. Võ Văn Ninh (2001), Kinh nghiệm nuôi heo, Nhà xuất bản trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh.

14. Võ Văn Ninh (2006), 52 câu hỏi đáp về chăn nuôi heo ở nông hộ, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

15. Trần Văn Phùng (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.

16. Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh (2002), Kỹ thuật chăn nuôi gia súc nuôi heo, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), Chăn nuôi lợn trang trại, Nhà xuất bản Lao

động – xã hội, Hà Nội.

18. Võ Thụy Phương Thảo (2008), Khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ (sơ sinh – 28

ngày tuổi) ở trung tâm giống – tinh heo GreenFeed – Finnor (Đồng Nai). Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ.

35

19. Nguyễn Thiện (2008), Giống lợn năng suất cao kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả, Nhà xuất bản

Nông Nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn, Nhà

xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Thông (1997), Nghiên cứu năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại trại chăn

nuôi Phước Thọ - tỉnh Vĩnh Long, Luận án thạc sỹ khoa học Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ. 22. Nhan Văn Thông (2008), Khảo sát khả năng sinh trưởng của hai nhóm giống heo tại trại giống Tà Niên – tỉnh Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ.

23. VũĐình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Kỹ thuật chăn nuôi heo, Nhà xuất bản Nông

Nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa tại trại heo bùi thanh sang huyện củ chi – thành phố hồ chí minh (Trang 38)