Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
1,43 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRƢƠNG HÙNG CƢỜNG
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
CỦA GÀ TÀU VÀNG ĐỐI VỚI VACCINE
GUMBORO CỦA NAVETCO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y
Cần Thơ, 12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Luận văn tốt nghiệp ngành: THÚ Y
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
CỦA GÀ TÀU VÀNG ĐỐI VỚI VACCINE
GUMBORO CỦA NAVETCO
Cán bộ hướng dẫn:
Huỳnh Ngọc Trang
Sinh viên thực hiện:
Trƣơng Hùng Cƣờng
MSSV: LT11646
Lớp: CN1167L1
Cần Thơ, 12/2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP SINH HỌC & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với
vaccine Gumboro của Navetco”.
Do sinh viên Trƣơng Hùng Cƣờng thực hiện tại trại thực nghiệm Ba Hoàng,
phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ và phòng thí
nghiệm bệnh truyền nhiễm, Bộ môn Thú y Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2013.
Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2013
Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2013
Duyệt bộ môn
Duyệt giáo viên hướng dẫn
Huỳnh Ngọc Trang
Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các
số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực, nếu có vấn đề sai sót nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Trƣơng Hùng Cƣờng
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ tôi, người đã sinh ra và nuôi
dưỡng tôi, luôn hy sinh tạo mọi điều kiện tốt nhất dành cho con và luôn theo
dõi động viên con trong cuộc sống cũng như trong học tập. Cám ơn những
người thân trong gia đình đã luôn động viên và nhắc nhở tôi.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô Huỳnh Ngọc Trang, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Thầy Trần Ngọc Bích, cố vấn học tập đã dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình
học tập, cũng như đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn
này.
Quý Thầy, Cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, đã cung
cấp những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tập thể các bạn lớp Thú y liên thông khoá 37 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi
trong 2 năm học vừa qua.
Xin chúc các quý Thầy Cô, người thân và bạn bè tôi lời chúc sức khoẻ và
thành công trong cuộc sống.
Cuối lời, tôi xin gởi lời cám ơn đến Hội Đồng Ban Giám Khảo đã dành thời
gian đọc, xem xét và đóng góp những ý kiến quý báo cho đề tài tốt nghiệp của
tôi.
Trƣơng Hùng Cƣờng
iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên chữ
AGP
Agar Gel Precipitation
CRD
Chronic Respiratory Disease
Ctv
Cộng tác viên
ELISA
Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
IBD
Infectious Bursal Disease
IBDV
Infectious Bursal Disease Virus
OD
Optical Density
OIE
Organisation for Animal Health
TCID50
Tissue Culture Infective Dose 50
TMB
Teramethyl benzidine
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Gà tiêu chảy phân trắng
9
Hình 2.2
Gà bệnh suy nhược và lờ đờ
9
Hình 2.3
Bệnh tích trên túi Fabricius
10
Hình 2.4
Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt
10
Hình 2.5
Túi Fabricius sưng to, niêm mạc sung huyết và xuất
huyết
10
Hình 2.6
Biến đổi túi Fabricius trong bệnh Gumboro
11
Hình 2.7
Vaccine nhược độc đông khô Gumboro
17
Hình 3.1
Sơ đồ bố trí huyết thanh cho xét nghiệm ELISA
23
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1 Lịch phòng bệnh Gumboro
15
Bảng 3.1 Quy trình phòng bệnh chung
21
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
21
Bảng 4.1 Kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền
26
Bảng 4.2 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 35 ngày tuổi
27
Bảng 4.3 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 49 ngày tuổi
28
Bảng 4.4 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 80 ngày tuổi
28
Bảng 4.5 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm
29
(0-4 tuần tuổi)
Bảng 4.6
Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt
(5-12 tuần tuổi)
vi
30
MỤC LỤC
Trang duyệt…………………………………………………………...………..i
Lời cam đoan……………………………………………………………...…..ii
Lời cảm ơn………………………………………………………………...….iii
Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………..….iv
Danh sách hình………………………………………………………………...v
Danh sách bảng………………………………………………….………........vi
Mục lục……………………………………………………………………....vii
Tóm lược…………………………………………………………………........x
Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 2
2.1 Khái quát về bệnh Gumboro và tình hình nghiên cứu ................................. 2
2.1.1 Khái quát về bệnh Gumboro .................................................................. 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới ............................... 2
2.1.3 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong nước ................................. 3
2.2 Nguyên nhân gây bệnh Gumboro ................................................................ 5
2.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus Gumboro ................................ 5
2.2.2 Sức đề kháng của virus đối với tác nhân lý hóa ................................... 5
2.3 Truyền nhiễm học ........................................................................................ 6
2.3.1 Loài mắc bệnh ........................................................................................ 6
2.3.2 Đường xâm nhập và sự lây lan .............................................................. 6
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh Gumboro ................................................................... 7
2.3.4 Ảnh hưởng của tuổi gà và giới tính đối với bệnh Gumboro .................. 7
2.4 Miễn dịch học .............................................................................................. 7
2.4.1 Miễn dịch chủ động ................................................................................ 7
2.4.2 Miễn dịch thụ động ................................................................................ 8
2.5 Triệu chứng và bệnh tích ............................................................................. 8
2.5.1 Triệu chứng ............................................................................................ 8
2.5.2 Bệnh tích ................................................................................................ 9
2.6 Chẩn đoán .................................................................................................. 11
2.6.1 Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................ 11
vii
2.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ............................................................... 12
2.6.3 Chẩn đoán phân biệt ............................................................................ 13
2.7 Phòng bệnh và điều trị ............................................................................... 14
2.7.1 Phòng bệnh .......................................................................................... 14
2.7.2 Điều trị ................................................................................................. 16
2.8 Sơ lược về Vaccine .................................................................................... 16
2.9 Vaccine Gumboro nhược độc đông khô do công ty Navetco sản xuất ..... 16
Chƣơng 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........... 18
3.1 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 18
3.2 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 18
3.2.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................... 18
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................... 18
3.3.3 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 18
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ............................................................ 19
3.3.1 Qui trình chăm sóc gà thí nghiệm ........................................................ 19
3.3.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 21
3.4 Các phương pháp thực hiện xét nghiệm .................................................... 22
3.5 Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng và tiêu tốn thức ăn ................... 24
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 25
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 26
4.1. Kết quả kiểm tra kháng thể ....................................................................... 26
4.1.1 Khảo sát kháng thể thụ động mẹ truyền .............................................. 26
4.1.2 Khảo sát mức độ bảo hộ của vaccine đối với virus gây bệnh Gumboro27
4.2 Kết quả khảo sát khả năng sinh trưởng và tăng trọng của gà thí nghiệm .. 29
4.2.1. Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn
nuôi úm (0-4 tuần tuổi) .................................................................................... 29
4.2.2. Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn
nuôi thịt (5-12 tuần tuổi) .................................................................................. 30
viii
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 32
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 32
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 33
ix
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối
với vaccine Gumboro của Navetco” được thực hiện tại trại thực nghiệm Ba
Hoàng, phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ và phòng
thí nghiệm Bệnh truyền nhiễm Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 07/2013 đến tháng 11/2013.
Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được một số kết quả sau:
Kháng thể thụ động duy trì 100% ở gà thí nghiệm từ 3 ngày cho đến 10
ngày tuổi, với hiệu giá kháng thể lần lược là 1877±758, 930±108. Đến 17
ngày tuổi còn 60% gà có kháng thể và giảm hẳn ở 24 ngày tuổi (tỷ lệ 0%).
Kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine vào thời điểm gà 35, 49 và
80 ngày tuổi. Kết quả thí nghiệm cho thấy gà sử dụng 2 lần vaccine Gumboro
của Navetco vào lúc 7 và 21 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 80
ngày tuổi (5212±795) so với lần kiểm tra lúc 35 ngày tuổi (212±34) và 49
ngày tuổi (3536±1168). Khảo sát khả năng sinh trưởng và tăng trọng của gà
Tàu Vàng qua 2 giai đoạn, giai đoạn nuôi úm 0-4 tuần tuổi và giai đoạn nuôi
thịt 5-12 tuần tuổi, kết quả ghi nhận như sau: trọng lượng gà lúc 4 tuần tuổi
đạt từ 254-257,4 gram/con, tăng trọng bình quân trong giai đoạn úm từ 7,727,84 gram/con/ngày với hệ số chuyển hóa thức ăn từ 2,36-2,39 gram thức
ăn/gram tăng trọng. Kết thúc thí nghiệm trọng lượng gà lúc 12 tuần tuổi đạt
từ 1289,5-1376,5 gram/con, tăng trọng bình quân trong giai đoạn nuôi thịt từ
18,49-19,98 gram/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn từ 2,94-3,14 kg thức
ăn/kg tăng trọng. Qua kết quả khảo sát chưa thấy việc lấy máu kiểm tra kháng
thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tăng trọng của gà.
x
Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chất lượng sản phẩm của các giống gà địa phương ngày càng được
đánh giá cao và được thị trường chấp nhận với số lượng tiêu thụ ngày càng tăng.
Trong đó gà Tàu Vàng là một trong những giống gà được nuôi khá phổ biến trong
dân, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Do đặc tính quan trọng nhất của gà
Tàu Vàng là ở chất lượng thịt thơn ngon do đó được người tiêu dùng rất ưa
chuộng. Để đáp ứng nhu cầu trên, người chăn nuôi đã dần chuyển đổi phương
phức chăn nuôi từ chăn nuôi truyền thống với số lượng nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập
trung với qui mô công nghiệp. Theo Lâm Minh Thuận (2001), gà Tàu Vàng có
thể xuất chuồng lúc 12 tuần tuổi với trọng lượng từ 1,5-1,7 kg ở gà trống và 1,21,4 kg ở gà mái.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi tập trung qui mô công nghiệp lại là điều kiện
thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh và lây lan. Trong đó bệnh
Gumboro, là một trong những bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gà
tập trung, khi bệnh Gumboro nổ ra thì 100% số đàn gà bệnh bị kế phát bởi những
bệnh khác, tạo thành những bệnh ghép phức tạp, đây chính là nguyên nhân chủ
yếu gây chết với tỷ lệ cao đối với những đàn gà bị bệnh Gumboro (Lê Văn Năm,
1996). Do đó để khống chế bệnh Gumboro ngoài công tác vệ sinh an toàn sinh
học thì phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Do trên
thị trường nước ta hiện nay có khá nhiều loại vaccine phòng bệnh Gumboro khác
nhau, được sản xuất từ nhiều nước khác nhau và có cả vaccine trong nước, gây
khó khăn cho người chăn nuôi khi muốn lựa chọn vaccine. Song song đó người
chăn nuôi còn e ngại khi tiến hành lấy máu kiểm tra hiệu quả phòng bệnh của
vaccine, không những đối với bệnh Gumboro mà còn nhiều bệnh khác trên gà
như Newcastle, CRD (Chronic Respiratory Disease), cúm gia cầm… gây không ít
khó khăn cho các cán bộ Thú y cơ sở khi tiến hành lấy máu kiểm tra.
Chính vì những lý do trên cùng sự đồng ý của Bộ môn Thú y, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối
với vaccine Gumboro của Navetco”
Mục tiêu đề tài:
Kiểm tra kháng thể kháng virus Gumboro bằng phương pháp ELISA sau khi tiêm
phòng vaccine Gumboro do công ty Navetco sản xuất.
Khảo sát tác động của việc lấy máu kiểm tra có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
tăng trọng của gà.
1
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát về bệnh Gumboro và tình hình nghiên cứu
2.1.1 Khái quát về bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm
(Infectious bursal disease-viết tắt là IBD, virus gây bệnh viết tắt là IBDV, hay
được gọi đơn giản là virus Gumboro), là một bệnh cấp tính, có khả năng lây lan
rất cao ở gà con, nhất là gà từ 3-6 tuần tuổi, tỷ lệ gà bị bệnh tới 100%. Gà lớn, gà
sinh sản nhiễm bệnh thường ở thể mang trùng. Virus Gumboro cường độc tấn
công vào túi Fabricius và các cơ quan miễn dịch, phá hủy tế bào lympho B và các
đại thực bào gây hiện tượng suy giảm miễn dịch ở gà. Tác hại của virus Gumboro
đối với gà không chỉ đơn thuần gây bệnh lý cho những cơ quan như: hệ tiêu hóa,
hệ tuần hoàn mà còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó mở đường cho các
mầm bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gà (Đái Duy Ban và Phạm Công
Hoạt, 2004).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới
Bệnh Gumboro được Cosgrove phát hiện vào năm 1962 tại làng Gumboro
thuộc bang Delaware (Hoa Kỳ). Đầu tiên người ta gọi bệnh là Avian Nephrosis
do có bệnh tích nghiêm trọng ở thận (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Năm 1962, Winterfield và Hitchner tiến hành một thí nghiệm sàng lọc
khẳng định đây là tác nhân gây bệnh mới, bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm,
được Cosgrove mô tả và đã phân lập được virus này trên phôi trứng từ 9 đến 10
ngày tuổi.
Năm 1970, Hichner đề nghị chính thức gọi bệnh do Cosgrove phát hiện là
bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease-IBD) hay còn
gọi là bệnh Gumboro. Virus gây bệnh được gọi là virus gây viêm túi Fabricius
truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease Virus).
Năm 1972, Allan et al., đã công bố đặc tính gây suy giảm miễn dịch ở gà
con của virus Gumboro. Mc Ferran et al., (1980), thông báo về sự tồn tại của
serotype 2 và việc phát hiện các biến chủng của serotype 1 ở vùng chăn nuôi gà
công nghiệp Delmarva làm cho việc khống chế bệnh trở nên phức tạp hơn. Các
biến chủng này đã gây bệnh cho đàn gà đã có kháng thể thụ động kháng virus
Gumboro chuẩn (Rosenberger et al., 1985).
2
Tại châu Âu, người ta phát hiện bệnh Gumboro khá sớm, ở nước Anh vào
năm 1962. Năm 1966, bệnh Gumboro lần đầu tiên bùng phát ở Ý. Năm 1967,
Landgraf phát hiện bệnh ở Đức. Năm 1969, Maire et al., cho biết ổ dịch Gumboro
đang lan tràn ở Pháp và Tây Ban Nha. Đến năm 1987 phát hiện bệnh này ở Bỉ.
Năm 1988 trường đại học Georgia (Mỹ) đã phân lập được 2 chủng mới của
serotype 1 ở gà thịt mà tính kháng nguyên khác với serotype điển hình (Standard
IBD virus). Hai chủng mới phân lập này gây teo túi Fabricius trong vòng 3 ngày
và gây ức chế miễn dịch mà không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng (Nguyễn Bá
Thành, 2006).
Tại châu Á, năm 1966 bệnh Gumboro được phát hiện ở Israel, năm 1973 tại
Thái Lan, bệnh Gumboro bắt đầu xuất hiện trên đàn gà nuôi công nghiệp. Trong
thời gian này tại Đài Loan, Trung Quốc dịch bệnh xảy ra liên tiếp, tỷ lệ chết từ
40-50% (Nguyễn Bá Thành, 2006).
Theo Hirai (1979), ở Nhật Bản khi kiểm tra huyết thanh đàn gà không
chủng ngừa vaccine Gumboro có đến 60% có kháng thể kháng virus Gumboro.
Theo Chaisingha et al., (1992), ở Thái Lan từ năm 1990, bệnh Gumboro đã
gây tổn thất đáng kể cho chăn nuôi gà công nghiệp. Năm 1992 phát hiện bệnh
Gumboro ở Hungary, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận virus gây bệnh
phân lập được từ gà bệnh ở Hungary có cấu trúc kháng nguyên giống với các
chủng virus độc lực cao đã được phát hiện ở châu Âu.
Năm 1989, Adewuyi et al., kiểm tra huyết thanh của gà nhập từ Nhật được
bán tại các thị trường Nigeria có 44,3% số mẫu có phản ứng dương tính với virus
Gumboro.
Châu Mỹ là nơi đầu tiên phát hiện bệnh nhưng theo thông báo của tổ chức
thú y thế giới (OIE: Organisation for Animal Healthy), tình hình dịch bệnh ở châu
lục này không dữ dội chỉ rất ít nước báo cáo phát hiện thấy bệnh Gumboro. Năm
1992, (OIE) đã công bố chính thức tên bệnh, mầm bệnh, triệu chứng lâm sàng,
bệnh tích, các phương pháp chẩn đoán và phòng chống bệnh Gumboro (Nguyễn
Bá Thành, 2006).
2.1.3 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong nước
Tại Việt Nam, bệnh Gumboro được chuyên gia Hungary và đồng nghiệp
Việt Nam chính thức phát hiện từ năm 1981 dựa vào triệu chứng, bệnh tích, dịch
tễ học của bệnh (Lê Thanh Hòa, 1992).
3
Nhiều tác giả cho rằng, bệnh Gumboro đã xuất hiện ở Việt Nam từ những
năm 70, nhưng lúc đó ta chưa chú ý đến. Theo Nguyễn Tiến Dũng (1989), thì vào
những năm của thập kỷ 70 rất có thể bệnh Gumboro đã xuất hiện ở nước ta, đã
gây nhiều tổn thất cho chăn nuôi gia cầm, nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên hầu
hết các cán bộ thú y điều cho rằng do tiêm phòng không đầy đủ bệnh Newcastle.
Năm 1982, Viện Thú Y Quốc gia chính thức công bố bệnh Gumboro ở Việt
Nam (Trần Minh Châu và ctv, 1982).
Từ năm 1986, bệnh Gumboro xảy ra ồ ạt tại các trại gà công nghiệp. Năm
1987, bệnh Gumboro xảy ra tại trại gà Phúc Thịnh (Hà Nội) làm chết 55.407 con.
Đầu tiên, người ta nghi đó là Newcastle nhưng qua dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích
đại thể và những chẩn đoán phân biệt khác, người ta đã xác định là bệnh
Gumboro (Lê Văn Hùng, 1996).
Năm 1987, ở Việt Nam có nhiều ổ dịch Gumboro. Bệnh phát ra nghiêm
trọng ở xí nghiệp gà Cầu Diễn thuộc liên hiệp gia cầm Hà Nội, xí nghiệp gà giống
Tam Đảo và một số xí nghiệp gà giống thương phẩm (Nguyễn Đăng Khải, 1988).
Theo Nguyễn Tiến Dũng (1996), ở Việt Nam giai đoạn từ 1986-1990 là thời
kỳ bỏ ngỏ đối với bệnh Gumboro do chưa có vaccine phòng bệnh, thiếu kinh
nghiệm phòng bệnh nên đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi gà công nghiệp, tỷ lệ gà bị bệnh từ 80-90%, tỷ lệ chết 30-40%.
Từ năm 1989-1995, tình hình bệnh Gumboro không ngừng gia tăng, các
giống gà công nghiệp nuôi ở Việt Nam đều có thể mắc bệnh. Năm 1989 tỷ lệ đàn
gà nhiễm bệnh 19,23% thì đến năm 1995 tăng lên 90,31% trong tổng số đàn được
kiểm tra (Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999).
Từ năm 1990 đến nay, bệnh Gumboro đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều
trại gà trong cả nước (Nguyễn Bá Thành, 2006).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh và ctv (2011), gà được tiêm
một lần vaccine Gumboro, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 28 ngày tuổi
(914,23±13,78 với vaccine đơn giá và 823,25±15,56 với vaccine đa giá). Gà sử
dụng hai lần vaccine Gumboro vào lúc 7 và 14 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể đạt
cao nhất ở 42 ngày tuổi (2289,79±18,26 với vaccine đơn giá và 1995,01±24,28
với vaccine đa giá). Công cường độc vào lúc 42 ngày tuổi, toàn bộ gà được sử
dụng vaccine đều không bị tiêu chảy và không có bệnh tích ở túi Fabricius. Một
tỷ lệ nhất định gà sử dụng một lần vaccine có bệnh tích xuất huyết cơ đùi, cơ
ngực (13,33% vaccine đơn giá, 20% vaccine đa giá).
4
Theo Trần Ngọc Bích và ctv (2012), khảo sát kiểm tra 24 ổ dịch có 9 đàn
cho kết quả dương tính với virus Gumboro chiếm tỷ lệ 33,33%. Bệnh Gumboro
xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi 19-42 ngày chiếm (57,14 %), gà ở lứa tuổi > 42 ngày có
tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (11,11%). Gà nuôi theo phương thức thả hoàn toàn có tỷ
lệ mắc bệnh Gumboro (25,00%) thấp hơn so với gà nuôi nhốt hoàn toàn (60,00%)
và bán chăn thả (33,33%).
Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012), về tình hình bệnh
Gumboro trên các giống gà thả vườn cho thấy có 18 đàn gà mắc bệnh Gumboro
từ 22 đàn nghi ngờ. Tỷ lệ chết do gà mắc bệnh Gumboro là 22,30% so với gà mắc
bệnh khác (18,62%). Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Gumboro cao nhất được ghi nhận ở
những đàn gà nhỏ hơn 30 ngày tuổi (62,5%), kế đến là gà từ 30-45 ngày tuổi
(53,85%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (23,08%). Bệnh
thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm vaccine (70,0%), kế đến là các gà
chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%) và gà được tiêm vaccine 2 lần (28,57%).
2.2 Nguyên nhân gây bệnh Gumboro
2.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus Gumboro
Virus Gumboro được xếp vào giống Avibirnavirus họ Birnaviridae, có 20
mặt trần với đường kính 55-60 nm, có dạng khối với nhiều góc cạnh. Dưới kính
hiển vi điện tử có thể quan sát thấy tập hợp virus Gumboro giống như tổ ong
trong nguyên sinh chất tế bào bị nhiễm, xếp đều đặn cạnh nhau. Theo Nguyễn
Như Thanh và ctv (1997), virus Gumboro là loại virus chứa ARN 2 sợi cuộn tròn,
phân làm 2 đoạn riêng biệt, vì vậy có tên là Birnavirus (Bi: hai; ARN: acid
ribonucleic) nghĩa là virus có 2 đoạn ARN.
Cấu tạo virus bao gồm acid ribonucleic bên trong, bao quanh nó là lớp
capsid cấu tạo bằng protein. Ngoài phần capsid virus không có vỏ bọc bằng lipid.
Do vậy, IBDV (Infectious bursal disease virus) có sức đề kháng cao khi tồn tại
ngoài thiên nhiên. Do không có vỏ bọc ngoài nên IBDV không mẫn cảm với ether
và chloroform, trái lại chúng rất mẫn cảm với formalin (Lê Văn Hùng, 1996).
2.2.2 Sức đề kháng của virus đối với tác nhân lý hóa
Virus Gumboro có sức đề kháng rất cao, tồn tại lâu dài trong phân, chất độn
chuồng. Virus tồn tại lâu dài trong ấu trùng Alphitobus disperinus có trong thức
ăn, virus có khả năng đề kháng với ether, chloroform, nhưng bị vô hoạt ở pH=12
và không bị ảnh hưởng ở pH=2 trong 30 phút. Virus có thể sống ở 560C trong 5
giờ, virus dễ bị tiêu diệt bởi phenol 0,5%, có nhiều bằng chứng cho thấy virus
5
không gây bệnh khi tiếp xúc với formol 0,5% trong 6 giờ, virus cũng bị vô hoạt
với 3 chất sát trùng với các nồng độ khác nhau (iod, dẫn xuất phenolic và hợp
chất ammonium) trong 2 phút ở 230C.
Trong điều kiện tự nhiên, những nơi xảy ra dịch bệnh Gumboro thì virus tồn
tại rất lâu: trong chuồng nuôi từ 54-122 ngày, trong nước, chất độn chuồng, dụng
cụ chăn nuôi và chất thải virus vẫn giữ đặc tính gây nhiễm và gây bệnh ít nhất 52
ngày, thậm chí đến 168 ngày vẫn còn khả năng gây bệnh. Điều đặc biệt nghiêm
trọng là virus Gumboro có khả năng truyền ngang rất lớn, do đó từ một ổ dịch dễ
dàng trở thành vùng nguy cơ bùng phát dịch. Những khả năng đề kháng tốt của
virus Gumboro đã làm cho tình hình bệnh Gumboro trở nên khó khăn. Như vậy,
muốn tiêu diệt được virus Gumboro phải dùng các loại hóa chất mạnh, thích hợp,
liều cao và sử dụng một cách triệt để (Đái Duy Ban và Phạm Công Hoạt, 2004).
2.3 Truyền nhiễm học
2.3.1 Loài vật mắc bệnh
Gà được coi là ký chủ tự nhiên của virus Gumboro. Ngoài ra virus này cũng
được phân lập từ chim trĩ, gà gô, chim cánh cụt, cút, gà sao, gà lôi, đà điểu. Tuy
nhiên trên các loài vật này không có những biến đổi bệnh lý. Trong nhiều năm gà
được coi như là động vật nhiễm bệnh duy nhất. Tất cả mọi giống đều mắc bệnh,
đặc biệt là gà Leghorn trắng cảm nhiễm nhất và tỷ lệ chết cao nhất. Bệnh cũng
được ghi nhận ở gà tây và vịt. Gà mắc bệnh cao nhất ở 3-6 tuần tuổi, gà nhỏ tuổi
hơn có thể mắc bệnh ở thể mãn tính, không có biểu hiện triệu chứng nhưng ảnh
hưởng rất quan trọng, nó làm ức chế khả năng miễn dịch của gà (Hồ Thị Việt
Thu, 2012).
2.3.2 Đường xâm nhập và sự lây lan
Sự xâm nhập của virus vào cơ thể gà chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra
còn qua đường hô hấp. Sự lây lan bệnh giữa những gà trong đàn chủ yếu theo
phương thức truyền ngang có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống
hoặc do tiếp xúc với môi trường truyền nhiễm bệnh.
Benton et al., (1967), cho rằng chuồng nuôi của những gà đã bị bệnh có thể
truyền bệnh cho những gà khác từ 54-122 ngày sau. Nước uống, thức ăn, phân lấy
đi từ chuồng gà bệnh là nguồn lây bệnh tới 52 ngày sau. Bọ gà (Alphitobius
disperinus) có thể bị nhiễm virus Gumboro. Hầu hết các tác giả đều cho rằng sự
truyền lây theo chiều dọc là không xảy ra. Nếu gà con mới nở đã bị nhiễm thì đó
là do virus dính ở vỏ trứng xâm nhập vào (Lê Văn Hùng, 1996).
6
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh Gumboro
Virus xâm nhập qua đường tiêu hóa của gà, xuyên qua màng ruột đến các
đại thực bào và cơ quan Lympho của ống tiêu hóa, từ đây virus theo tĩnh mạch
cửa vào gan rồi lan tỏa khắp cơ thể, đến ngày thứ 4 virus có mặt ở các cơ quan
sinh bạch cầu, tập trung nhiều nhất ở túi Fabricius.
Nếu gà nhiễm bệnh từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi, do trong máu của gà chưa có
các bổ thể virus không tấn công được hệ thống mạch máu và thận, chỉ phá hại túi
Fabricius, làm túi này hư hại rồi teo nhỏ, quá trình nuôi dưỡng và thành thục của
tế bào Lympho B bị đình trệ, dẫn đến hậu quả làm suy giảm việc tạo kháng thể
của cơ thể gà, đây là nguyên nhân chính của việc gà không tạo được miễn dịch
mặc dù đã tiêm phòng đầy đủ các bệnh.
Trường hợp nhiễm bệnh sau 2 tuần tuổi, lúc đó trong máu đã có đầy đủ
lượng bổ thể virus sẽ phát huy tác dụng gây nên triệu chứng vỡ mạch máu gây
xuất huyết nhiều nơi, virus đến thận phá hoại ống thận làm gà không thể tái hấp
thu được nước, hậu quả nước từ thận tràn vào trực tràng, gà tiêu chảy rất nặng, gà
chết chủ yếu là do mất nước.
2.3.4 Ảnh hưởng của tuổi gà và giới tính đối với bệnh Gumboro
Ngày nay, do căn nguyên gây bệnh Gumboro thay đổi dễ thích nghi và tồn
tại nên đã sinh ra khá nhiều biến chủng và lưu hành rộng khắp, khiến nguy cơ gà
bị nhiễm mầm bệnh ngày một dễ dàng hơn và phụ thuộc vào độc lực của virus
gây bệnh cũng như tuổi gà bị nhiễm mầm bệnh.
Nếu như trước đây gà bị bệnh thường ở thể lâm sàng là chủ yếu và gà
thường bị bệnh ở lứa tuổi từ 3-6 tuần, thì ngày nay thể lâm sàng có thể bị sớm
dưới 3 tuần và trên 6 tuần, nói cách khác giao động độ tuổi gà bị bệnh có biên độ
lớn. Ngoài thể lâm sàng ra, bệnh ngày nay khá phổ biến ở thể ẩn và gà thường bị
bệnh ở dưới 3 tuần tuổi. Theo nhận định của Lê Văn Năm (2004), cho rằng độ
mẫn cảm đối với mầm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ chết ở bệnh Gumboro
giữa gà trống và gà mái không có sự khác biệt.
2.4 Miễn dịch học
2.4.1 Miễn dịch chủ động
Đối với miễn dịch chống bệnh Gumboro, quá trình miễn dịch dịch thể là
quan trọng. Gà ở lứa tuổi nhỏ hơn 3-4 tuần tuổi chỉ cần tiếp xúc virus Gumboro
7
(cường độc hay vaccine) qua đường tiêu hóa là đủ để hình thành miễn dịch tốt, do
đó vaccine Gumboro có thể được sử dụng bằng đường uống.
Gà ở độ tuổi lớn hơn hoặc gà mẹ, việc đưa vaccine bằng đường tiêu hóa
không có hiệu quả cao, mà nên dùng phương pháp tiêm bắp hay tiêm dưới da
(Lukert và Saif, 1991).
Do virus chủ yếu nhiễm qua đường tiêu hóa, do đó việc tạo miễn dịch tại
chỗ trên đường tiêu hóa bằng cách cho uống vaccine là rất quan trọng. Tuy nhiên
do thời gian tồn tại của kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, do đó phải chủng
ngừa lặp lại. Đồng thời phải lưu ý đến sự trung hòa vaccine do kháng thể thụ
động và loại vaccin sử dụng. Cần lưu ý điều này trong việc thực hiện một chương
trình vaccine toàn diện phòng chống bệnh Gumboro (Nguyễn Bá Thành, 2006).
2.4.2 Miễn dịch thụ động
Kháng thể truyền từ mẹ sang con (qua lòng đỏ trứng) có thể bảo vệ gà con
chống lại sự nhiễm virus trong thời gian đầu. Skeeles et al., (1979), đã xác định
kháng thể kháng virus Gumboro thụ động trong máu gà con giảm đi 1/2 sau 3-5
ngày. Khi hiệu giá kháng thể trung hòa nhỏ hơn 100 thì gà hoàn toàn mẫn cảm
với virus Gumboro và phát bệnh khi bị nhiễm (Lucio và Hitchner, 1979).
Kháng thể trung hòa thụ động có vai trò tích cực trong việc bảo hộ đàn gà
con nhưng lại ức chế việc tạo ra miễn dịch chủ động bằng vaccine nhất là vaccine
sống nhược độc. Hiện nay, quan điểm chung của tất cả các chuyên gia trên thế
giới cho rằng việc tiêm phòng cho gà con bằng vaccine nhược độc đang gặp trở
ngại lớn nhất là kháng thể thụ động của gà mẹ truyền sang nên nhiều khi vaccine
không có tác dụng và việc tiêm phòng không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Qui trình tiêm phòng bằng vaccine cho gà con không có lịch rõ ràng và cũng
không thể có lịch áp dụng chung cho tất cả mọi nơi (Nguyễn Xuân Bình và ctv,
2000).
2.5 Triệu chứng và bệnh tích
2.5.1 Triệu chứng
Thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn tính)
Đối với những gà nhiễm bệnh dưới 2-3 tuần tuổi thường không có triệu
chứng, nhưng những gà này bị suy giảm miễn dịch nặng, rất dễ mắc những bệnh
truyền nhiễm khác và khi tiêm phòng sẽ không có đáp ứng miễn dịch hoặc có đáp
ứng rất kém (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
8
Thể lâm sàng
Thời gian nung bệnh rất ngắn, trong 24 giờ sau khi nhiễm mầm bệnh đã có
biến đổi vi thể ở túi Fabricius và chỉ sau 2-3 ngày đã xuất hiện triệu chứng lâm
sàng (Helmooldt et al., 1964). Gà bị bệnh thường ở lứa tuổi 3-6 tuần, có trường
hợp sau 6 tuần. Ngay sau khi virus vừa mới xâm nhập túi Fabricius gà đã có biểu
hiện: cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh không bình thường, gà có phản xạ
như muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được. Đây là triệu chứng đặc trưng
đầu tiên giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh Gumboro. Sau đó không lâu gà sốt rất
cao, đó là lúc virus gây bệnh đã nhập vào đường huyết, đường lympho đến các tế
bào B. Tại thời điểm này chúng sinh sản rất nhanh và tăng gấp nhiều lần về số
lượng, các biểu hiện của nhiễm trùng huyết thể hiện khá rõ.
Do sốt cao, nên gà uống nhiều nước sinh ra rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng
sinh thái đường ruột, dẫn đến gà đi tiêu chảy, viêm ruột, bội nhiễm kế phát. Phân
trắng lúc này trở nên loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển sang trắng
vàng, vàng xanh nhớt, đôi khi lẫn máu. Phân nhớt vàng xanh là đặc điểm đặc
trưng của bệnh Gumboro. Gà bệnh Gumboro có thể bị chết do sốt cao, thiếu nước
nếu không được chăm sóc chu đáo như nhốt riêng, bơm thuốc giải nhiệt và trừ
bệnh kế phát thì tỷ lệ chết rất cao (Lê Văn Năm, 2004).
Hình 2.1 Gà tiêu chảy phân trắng
Hình 2.2 Gà bệnh suy nhƣợc và lờ đờ
(Nguồn: Tập ảnh màu về bệnh gia súc, 2001)
2.5.2 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Ở thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn), bệnh tích có thể quan sát được
là teo tuyến ức và túi Fabricius (Lê Văn Năm, 1996).
9
Hình 2.3 Bệnh tích trên túi Fabricius
(http://www.vemedim.vn/benhvadieutri.php?id=3&b=38)
Lúc mới phát bệnh khi mổ khám thấy túi Fabricius sưng to và có dịch nhầy
trắng. Nếu mổ ngày thứ 2 sau khi phát hiện bệnh thấy túi Fabricius sưng đỏ, thận
nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy bên trong. Đến ngày thứ 3, 4 thấy túi
Fabricius xuất huyết lấm tấm hoặc từng vệt, phần giáp ranh giữa dạ dày cơ và dạ
dày tuyến xuất huyết thành vệt, cơ đùi và ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc đen
(Nguyễn Xuân Bình và ctv, 2000).
Hình 2.4 Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt
(http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=285&detail=16&ucat=44 )
Hình 2.5 Túi Fabricius sƣng to, niêm mạc sung huyết và xuất huyết
(http://marphavet.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=29&mcid=330)
10
Túi Fabricius ở gà bình thường
Túi Fabricius bị xuất huyết
khi gà bị nhiễm Gumboro
lúc 5 ngày tuổi
Túi Fabricius gà bị nhiễm
Gumboro lúc 8 ngày tuổi,
kích thước giảm 1/8 so với
bình thường
Hình 2.6 Biến đổi túi Fabricius trong bệnh Gumboro
(http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=7250)
Ngoài bệnh tích điển hình ở túi Fabricius và hệ cơ, virus Gumboro còn gây
bệnh tích ở một số cơ quan khác như: lách sưng nhẹ và đôi khi xuất hiện những
nốt màu xám nhỏ trên bề mặt. Gan bị sưng nhẹ bề mặt và có thể có hoại tử rìa
gan. Thận bị sưng nặng, trên bề mặt có những điểm xuất huyết, đôi khi có hoại tử
phân bố đều khắp và các ống niệu chứa đầy muối urat (Nguyễn Bá Thành, 2006).
Bệnh tích vi thể
Túi Fabricius là nơi xảy ra những biến đổi vi thể nhiều nhất và đặc trưng
nhất. Ngay 24 giờ sau khi nhiễm, phần lớn tế bào lympho trong túi đã bị thoái
hóa. Ở giai đoạn 48-96 giờ sau khi nhiễm, các tế bào biểu mô bề mặt niêm mạc
túi Fabricius tăng sinh, các tế bào hình trụ tiết mucin đổ vào lòng túi làm trong túi
có nhiều bọt màu vàng. Từ 72-96 giờ sau khi nhiễm hầu như 100% các nang
lympho của túi Fabricius đều có bệnh tích như trên (Lê Văn Hùng, 1996).
2.6 Chẩn đoán
2.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào đặc điểm dịch tễ là bệnh xảy ra thình lình, tỷ lệ chết tăng cao (ở
ngày thứ 3, thứ 4 sau khi dịch bắt đầu bùng phát) và giảm nhanh, bệnh kết thúc
trong khoảng một tuần, tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Bệnh tích điển
hình là ở túi Fabricius (sưng to, thuỷ thũng, xuất huyết), xuất huyết cơ ngực, cơ
đùi, thận sưng (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
Ở gà con hoặc gà có kháng thể thụ động, khi bị nhiễm virus thường không
có triệu chứng, trong trường hợp này chẩn đoán bằng phương pháp mổ khám,
11
quan sát đại thể và vi thể túi Fabricius. Gà bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào với các biến
chủng của virus Gumboro chỉ chẩn đoán bằng phương pháp khảo sát bệnh tích vi
thể túi Fabricius hoặc phân lập virus (Nguyễn Thành Trung, 1997).
2.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng miễn dịch đánh dấu enzyme (ELISA: Enzyme Linked
Immuno Sorbent Assay) là phương pháp tiên tiến để phát hiện mầm bệnh hay
kháng thể dựa trên phản ứng đặc hiệu của kháng nguyên kháng thể. Dùng phương
pháp ELISA để phát hiện và đánh giá kháng thể đặc hiệu bệnh Gumboro đã trở
nên thông dụng nhất hiện nay (Luckert et al., 1991).
ELISA dựa trên sự đo lường phản ứng enzyme có liên quan đến các phức
hợp miễn dịch. Trong một phản ứng ELISA cụ thể, enzym có thể gắn kết với
kháng nguyên hoặc kháng thể. Có 2 dạng chính của phản ứng này là: ELISA có
thể dùng để kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên được nhận biết bởi kháng thể
hoặc đo lường kháng thể được nhận biết bởi kháng nguyên (Võ Thị Trà An và Võ
Ngọc Bảo, 2011).
Theo Trần Ngọc Bích và Hồ Thị Việt Thu (2012), ELISA chủ yếu gồm 2
loại phản ứng ELISA gián tiếp tìm kháng thể và phản ứng ELISA trực tiếp tìm
kháng nguyên.
Nguyên lý của phản ứng ELISA gián tiếp tìm kháng thể: Các giếng của đĩa nhựa
được phủ sẵn kháng nguyên. Kháng nguyên phải được gắn chặt vào đĩa nhựa sao
cho sau khi rửa phải còn một lớp kháng nguyên phủ trong giếng. Nhỏ huyết thanh
cần kiểm tra vào các giếng, nếu trong huyết thanh có kháng thể đặc hiệu thì
kháng thể sẽ kết hợp với kháng nguyên được gắn sẵn trong giếng. Sau khi ủ và
rửa để loại bỏ kháng thể không gắn kết với kháng nguyên, kháng thể đã kết hợp
với kháng nguyên được phát hiện bởi kháng thể đã được gắn enzyme, nhỏ cơ chất
của enzyme làm đổi màu thành phần phản ứng. Độ đậm đặc của màu sắc tỷ lệ với
lượng kháng thể gắn enzyme được gắn với kháng thể có trong giếng, tức là tỷ lệ
thuận với lượng kháng thể có trong huyết thanh. Kết quả của phản ứng được xác
định bằng mắt thường hoặc bằng máy đọc ELISA.
Nguyên lý của phản ứng ELISA trực tiếp tìm kháng nguyên: Cố định kháng thể
đặc hiệu vào các giếng của đĩa nhựa, rửa nước để loại bỏ kháng thể không gắn
kết. Sau đó cho huyết thanh hoặc huyễn dịch bệnh phẩm (nghi có chứa kháng
nguyên) đã chiết xuất thành dung dịch vào các giếng. Nếu có kháng nguyên
12
tương ứng chúng sẽ gắn với kháng thể đặc hiệu, rửa nước để loại bỏ các thành
phần thừa. Tiếp tục cho kháng thể đã gắn enzyme vào. Kháng thể sẽ gắn với
kháng nguyên trong phức hợp kháng nguyên-kháng thể ở bước trên. Rửa nước để
loại bỏ các thành phần thừa của phản ứng. Sau khi cho cơ chất của enzyme vào,
nếu có xuất hiện màu tức là có kháng nguyên tương ứng với kháng thể đặc hiệu,
phản ứng dương tính. Nếu không xuất hiện màu, tức là không có kháng nguyên
tương ứng với kháng thể nên không có kết hợp kháng nguyên-kháng thể và kháng
thể bị rửa trôi, phản ứng âm tính
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (Agar Gel Precipitation Test,
AGP): dùng để phát hiện kháng thể khi có kháng nguyên chuẩn và ngược lại có
thể dùng để phát hiện kháng nguyên khi có kháng thể chuẩn. Phản ứng AGP cho
kết quả nhanh, nhạy, đơn giản, dễ tiến hành, nên được sử dụng nhiều trong chẩn
đoán, nhưng phản ứng AGP chỉ có tính chất định tính không có tính chất định
lượng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.6.3 Chẩn đoán phân biệt
Trong chẩn đoán cần phân biệt bệnh Gumboro với một số bệnh khác như:
Bệnh cầu trùng: bệnh cầu trùng cấp tính có triệu chứng tương tự như bệnh
Gumboro với các biểu hiện: bệnh xảy ra đột ngột, tỷ lệ mắc bệnh cao, lông xù, ủ
rũ và tiêu chảy có vấy máu. Tuy nhiên, bệnh cầu trùng không dẫn đến xuất huyết
cơ và viêm sưng túi Fabricius.
Bệnh Newcastle: xảy ra ở gà mọi lứa tuổi, bệnh xảy ra nhanh, tỷ lệ chết cao,
có triệu chứng bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Nếu bệnh kéo dài còn có triệu
chứng thần kinh, có xuất huyết ở nhiều cơ quan, nhưng không có bệnh tích ở túi
Fabricius.
Bệnh viêm thận do virus (viral nephritis): có bệnh tích ở thận giống bệnh
Gumboro, nhưng không có bệnh tích ở túi Fabricius.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis): có thể có độ tuổi
mắc bệnh giống như bệnh Gumboro (trước 6 tuần tuổi) cũng có thể có biểu hiện
bệnh tích ở thận mà trong nhiều trường hợp ở bệnh Gumboro cũng có, nhưng
chắc chắn bệnh Gumboro thuần nhất không thấy có các triệu chứng đường hô hấp
như ở bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Lê Văn Năm, 1996).
13
2.7 Phòng bệnh và điều trị
2.7.1 Phòng bệnh
Phòng bằng vaccine
Vaccine nhƣợc độc
Đối với gà con hay gà thương phẩm để phòng bệnh Gumboro bắt buộc phải
dùng vaccine sống nhược độc bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi, miệng hoặc cho
uống vào lúc 7, 14, 21 ngày tuổi (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Theo Lê Văn Năm (2004), căn cứ vào độc lực của virus vaccine mà người ta
chia vaccine sống nhược độc thành 3 loại chính:
Vaccine chứa virus với độc lực thấp
Vaccine thuộc nhóm này thường chứa virus chủng Standard, MB, SL, BB…
khi sử dụng không gây thương tổn cấu trúc túi Fabricius, nhưng một số lớn virus
vaccine này lại bị trung hòa bởi kháng thể thụ động.
Những loại vaccine này rất an toàn và được sử dụng rộng rãi trên mọi vùng
lãnh thổ với đặc điểm dịch tễ khác nhau, nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch yếu,
khả năng bảo hộ thấp. Cho nên phải tiêm nhắc lại thêm 2-3 lần mới đủ đáp ứng
miễn dịch. Những vaccine này chỉ dùng ở những nơi an toàn chưa có bệnh. Nếu
bệnh đã nổ ra thì những vaccine này không có khả năng bảo hộ.
Vaccine chứa virus với độc lực trung bình
Một số chủng virus được sử dụng như: D78, C.T, Izovac chứa chủng 165
PV… Bursa-Blen.M, Medivac-Gumboro B… Khi sử dụng vaccine này không
gây hại đến cấu trúc túi Fabricius lại có khả năng vượt qua sự trung hòa kháng thể
thụ động ở gà con, đáp ứng miễn dịch rất tốt, an toàn. Vì thế, vaccine được sử
dụng ở những vùng an toàn dịch bệnh cũng như vùng không an toàn dịch bệnh.
Vaccine chứa virus độc lực cao
Đây là những loại vaccine chứa virus sống, còn độc lực khá cao khi sử dụng
có khả năng gây tổn thương túi Fabricius, gây mệt mỏi tạm thời cho đàn gà. Nếu
ở những cơ sở bệnh Gumboro chưa xảy ra lần nào hoặc mới ở mức độ nhẹ thì
không được dùng loại vaccine này, vì chính vaccine sẽ gây thành bệnh. Song nếu
ở những nơi bệnh Gumboro xảy ra liên tiếp và ở đó virus cường độc gây bệnh có
tỷ lệ chết cao thì buộc phải dùng một trong những loại vaccine sau đây mới đủ
bảo hộ như: vaccine 228E (Nobilis Gumboro 228E), TAD Gumboro vac Forte
14
với chủng L.C-75 Cevac IDB-L chứa các chủng 2512 và G61, Medivac –
Gumboro A…
Vaccine có độc lực yếu: là loại vaccine an toàn nhưng cho miễn dịch ngắn,
thường được sử dụng ở đàn gà con không có kháng thể thụ động. Vaccine có độc
lực cao cho miễn dịch tốt hơn, có thể khắc phục được hiện tượng trung hòa do
kháng thể thụ động, nhưng có thể làm tổn thương túi Fabricius. Vaccine có độc
lực trung bình thường được sử dụng nhất.
Vaccine vô hoạt
Vaccine vô hoạt thường được sử dụng trên các đàn gà giống. Theo Lê Văn
Năm (2004), vaccine vô hoạt thường được dùng cho gà mái đẻ đạt 18-20 tuần
tuổi và có thể dùng nhắc lại (nếu cần thiết) trong giai đoạn gà đẻ.
Qui trình tiêm phòng tuỳ thuộc vào tình hình dịch bệnh từng nơi và tình
trạng miễn dịch của đàn gà. Tuy nhiên có thể tham khảo qui trình phòng bệnh
Gumboro theo lịch như sau:
Bảng 2.1 Lịch phòng bệnh Gumboro
Ngày tuổi
Phòng bệnh
Cách dùng
8
Phòng bệnh Gumboro
(lần 1)
Nhỏ mắt hoặc mũi
18
Phòng bệnh Gumboro
(lần 2)
Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
35
Phòng bệnh Gumboro
(lần 3)
Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
(Nguồn: Hồ Thị Việt Thu, 2012)
Phòng bằng cách vệ sinh phòng bệnh
Cần áp dụng nghiêm ngặt qui trình vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đồng
nhập-đồng xuất. Định kỳ tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, diệt
côn trùng. Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc để nâng cao sức đề kháng và tiến
hành tiêm phòng cho đàn gà giống để tạo miễn dịch chủ động cho gà con, nếu có
dịch đe doạ nên chú ý tiêm ngừa chặt chẽ bằng vaccine nhược độc (Hồ Thị Việt
Thu, 2012).
15
2.7.2 Điều trị
Bệnh Gumboro là do một loại virus gây ra vì vậy về nguyên tắc thì không có
thuốc điều trị. Nhưng nếu dựa vào cơ chế sinh bệnh và nguyên nhân gây chết khi
gà bị bệnh Gumboro như: sốt cao, cơ thể thiếu nước, loạn khuẩn đường ruột,…
thì việc điều trị bệnh Gumboro phải theo nguyên tắc: giải nhiệt và trợ lực kết hợp
chống viêm và chống bội nhiễm, đồng thời cung cấp đủ nước, tránh gà dẫm đạp
lên nhau sẽ thu kết quả điều trị tốt. Khi gà mắc bệnh Gumboro ghép với bệnh
khác, nguyên tắc điều trị là phải tập trung cứu chữa bệnh Gumboro trước, sau đó
mới triển khai đồng thời việc trị các bệnh ghép (Lê Văn Năm, 1996).
2.8 Sơ lƣợc về vaccine
Vaccine là một huyễn dịch vi sinh vật hoặc chiết chất của chúng đã được
làm giảm độc lực hoặc bị giết chết, dùng để phòng bệnh truyền nhiễm (Trần Ngọc
Bích và Hồ Thị Việt Thu, 2012).
Theo Võ Thị Trà An và Võ Bảo Ngọc (2011), thì vaccine là loại thuốc sinh
học làm tăng cường miễn dịch chống lại một căn bệnh cụ thể. Một vaccine điển
hình có chứa một số lượng nhỏ nhân tố tương đồng với mầm bệnh, nhân tố này
gọi là kháng nguyên. Kháng nguyên sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể
để nhận diện nó như một vật ngoại lai, cơ thể tiêu diệt vật ngoại lai này và cơ thể
cũng “nhớ” nó để mà hệ miễn dịch có thể nhận diện nó dễ dàng hơn và tiêu diệt
mầm bệnh khi gặp lần sao.
2.9 Vaccine Gumboro nhƣợc độc đông khô do công ty Navetco sản xuất
Công dụng: Dùng để phòng bệnh Gumboro cho gà khoẻ mạnh từ 1 ngày
tuổi trở lên, vaccine an toàn, tạo miễn dịch tốt cho gà mọi lứa tuổi.
Thành phần: mỗi liều vaccine chứa ít nhất 103TCID50 virus Gumboro
nhược độc, được sản suất từ virus Gumboro nhược độc nuôi cấy trên môi trường
tế bào xơ phôi gà.
Liều lƣợng và cách dùng: Vaccine có thể sử dụng bằng phương pháp nhỏ
mắt, cho uống hoặc tiêm dưới da.
Cho uống hoặc nhỏ mắt từng con: Pha 1 lọ vaccine với 5 ml nước sinh lý
mặn vô trùng đã được làm mát, lắc tan đều rồi nhỏ 1 hoặc 2 giọt vào xoang miệng
hoặc khoé mắt gà con.
Cho uống cả đàn: Pha 1 lọ vaccine với 5 ml nước sinh lý mặn hoặc nước cất
rồi cho vào nước mát không có chứa Chlor, Ion kim loại nặng hoặc chất sát trùng.
16
Trước khi cho uống vaccine nên cho gà nhịn khát từ 2-3 giờ để đảm bảo gà thu
nhận được hết lượng vaccine.
Sau khi pha vaccine phải giữ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời và phải dùng hết trong
vòng từ 2-3 giờ.
Để tạo được miễn dịch đầy đủ, gà phải được chủng vaccine 2 lần
Lần 1: 5-10 ngày tuổi.
Lần 2: 20-25 ngày tuổi.
Vaccine được sản xuất ở dạng đông khô, đóng chai 100 liều, 200 liều.
Bảo quản vaccine ở nhiệt độ từ 2-80C, không để vaccine vào ngăn đông, tránh
ánh sáng mặt trời.
Hình 2.7 Vaccine nhƣợc độc đông khô Gumboro
(http://navetco.com.vn)
17
Chƣơng 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Nội dung nghiên cứu
Kiểm tra kháng thể kháng virus Gumboro bằng phương pháp ELISA sau khi
tiêm phòng vaccine.
Khảo sát tác động của việc lấy máu kiểm tra có gây ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và tăng trọng của gà.
3.2 Phƣơng tiện thí nghiệm
3.2.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 07/2013 đến tháng 11/2013.
Địa điểm thí nghiệm: gà thí nghiệm được nuôi tại trại thực nghiệm Ba
Hoàng, phường Thới An Đông, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ.
Xét nghiệm kiểm tra huyết thanh, định lượng kháng thể chống virus
Gumboro bằng phản ứng ELISA gián tiếp tìm kháng thể, xét nghiệm được thực
hiện tại phòng thí nghiệm Bệnh truyền nhiễm Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm
Gà nuôi thí nghiệm là giống gà Tàu Vàng, gà được nuôi lúc 1 ngày tuổi, có
trọng lượng tương đối đồng đều nhau, số lượng trống mái ở mỗi lô theo quá trình
ngẫu nhiên của giống. Tổng số gà thí nghiệm là 63 con.
3.2.3 Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu và dụng cụ
Ống tiêm y tế 1ml, 3ml, 5ml, bông gòn, găng tay, khẩu trang, cân, sổ ghi
chép, viết, ống nghiệm vô trùng, giá đựng ống nghiệm, thùng trữ mẫu, máy ly
tâm, máy lắc mẫu, eppendorf, micropipete, kéo, parafilm.
Mẫu vật và sinh phẩm
Huyết thanh gà.
Vaccine phòng bệnh đậu gà, vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, vaccine
phòng bệnh Newcastle, vaccine tụ huyết trùng gia cầm, vaccine nhược độc phòng
bệnh Gumboro (nguồn: Navetco).
18
Dung dịch sinh lý 0,85%, nước cất, ELISA kit (USA) do công ty Thịnh Á phân
phối.
Thành phần bộ kit:
STT
1
2
3
4
5
6
7
Thành phần
Đĩa 96 giếng được hấp phụ kháng nguyên
Đối chứng dương
Đối chứng âm
Dung dịch Conjugate
Dung dịch pha loãng mẫu
Dung dịch TMB
Dung dịch Stop
Số lƣợng
5
1,9 ml
1,9 ml
50 ml
253 ml
60 ml
60 ml
3.3 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm
3.3.1 Qui trình chăm sóc gà thí nghiệm
Chuồng trại
Tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng úm, lồng úm, máng ăn, máng uống từ 57 ngày trước khi nuôi. Gà từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi được nuôi úm trên lồng,
mỗi lồng úm sử dụng một bóng đèn tròn có công suất 65W. Xung quanh chuồng
được che kín cẩn thận để tránh mưa tạt, gió lùa, phía dưới nền chuồng có lớp trấu
trộn men vi sinh với độ dày khoảng 20cm.
Từ tuần thứ 5 gà không còn nuôi úm, chuyển gà xuống nuôi nền xung quanh
rào bằng lưới B40, sử dụng trấu làm chất độn chuồng có trộn thêm men vi sinh để
hạn chế mùi với độ dày 25-30cm, cho gà ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng
trại.
Mật độ nuôi
1 ngày đến 2 tuần tuổi: 50 con/m2
2 tuần đến 3 tuần tuổi: 35 con/m2
3 tuần đến 4 tuần tuổi: 30 con/m2
4 tuần đến 5 tuần tuổi: 25 con/m2
5 tuần đến 6 tuần tuổi: 20 con/m2
6 tuần đến 7 tuần tuổi: 15 con/m2
7 tuần đến xuất chuồng: 10 con/m2
19
Thức ăn và nƣớc uống
Gà được cho ăn uống tự do, cung cấp nước sạch, mát cho gà uống. Sử dụng
thức ăn hỗn hợp dạng viên C225 và C235 của công ty Proconco (Pháp) cho gà ăn,
bổ sung thêm Bcomplex, vitamin C.
Hỗn hợp C225 viên cho gà ta, gà tàu từ 1-42 ngày tuổi
Nguyên liệu chính: bắp, tấm, cám gạo, cám mì, khoai mì, bánh dầu đậu nành,
bánh dầu cải, đạm động vật và thực vật, vitamin, khoáng, phụ gia.
Thành phần dinh dưỡng:
Năng lượng trao đổi
(min)
2850Kcal/kg
Protein thô (đạm)
(min)
20%
Xơ thô
(max)
7%
Canxi
(min-max)
0,7-1,6%
Phospho tổng số
(min-max)
0,5-1,1%
Lysine tổng số
(min)
1,0%
Methionine + Cystine
(min)
0,8%
Colistine
(max)
80mg/kg
Độ ẩm
(max)
13%
Hỗn hợp C235 viên cho gà ta, gà tàu trên 42 ngày tuổi
Nguyên liệu chính: chất bột đường, đạm động vật và thực vật, vitamin, khoáng
vi-đa lượng, phụ gia.
Thành phần dinh dưỡng:
Năng lượng trao đổi
(min)
2900Kcal/kg
Protein thô (đạm)
(min)
16,5%
Xơ thô
(max)
6%
Canxi
(min-max)
Phospho tổng số
Nacl
Độ ẩm
(min)
0,7-1,5%
0,45%
(min- max)
(max)
20
0,2-0,5%
13%
Trong quá trình nuôi dưỡng gà thí nghiệm, đàn gà được tiêm phòng đầy đủ
các bệnh theo qui trình (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Qui trình phòng bệnh chung
Ngày tuổi
Tên vaccine
Tên công ty
Cách tiêm ngừa
3
7
10
15
18
21
30
40
Lasota
Gumboro
Đậu
Cúm
Lasota
Gumboro
Cúm
Tụ huyết trùng
Navetco
Navetco
Navetco
Navetco
Navetco
Navetco
Navetco
Navetco
Nhỏ mắt mũi
Nhỏ mắt mũi
Chủng qua cánh
Tiêm dưới da cổ
Nhỏ mắt mũi
Nhỏ mắt mũi
Tiêm dưới da cổ
Tiêm dưới da cổ
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Gà thí nghiệm được nuôi lúc 1 ngày tuổi, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên 7 con/ nghiệm thức, gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lặp lại
Nghiệm thức
Số gà trong thí nghiệm (con)
NT1
NT2
NT3
I
7
7
7
II
7
7
7
III
7
7
7
NT1: sử dụng vaccine Gumboro; NT2: đối chứng-vaccine; NT3: đối chứng-tăng trọng
Nghiệm thức 1 (NT1) và nghiệm thức 3 (NT3): gà được tiêm vaccine đầy đủ
theo qui trình, riêng ở NT1 gà được lấy máu định kỳ để theo dõi khả năng đáp
ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch, NT3 không lấy máu nhằm khảo sát sự sinh
trưởng và tăng trọng của gà.
Nghiệm thức 2 (NT2): nghiệm thức đối chứng không tiêm phòng vaccine
Gumboro, lấy máu định kỳ kiểm tra kháng thể thụ động.
21
3.4 Các phƣơng pháp thực hiện xét nghiệm
Phƣơng pháp lấy máu
Lấy máu tim lúc gà được 3, 10, ngày tuổi tiếp tục lấy máu ở tĩnh mạch cánh
lúc 17, 24, 35, 49 và trước khi xuất bán để kiểm tra kháng thể thụ động.
Lấy máu ở tĩnh mạch cánh đối với nghiệm thức gà sau khi sử dụng vaccine
35, 49 và lúc trước khi xuất bán để kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau tiêm vaccine.
Mỗi con lấy khoảng 0,5-2 ml máu (tuỳ vào giai đoạn tuổi của gà), cho vào
ống nghiệm vô trùng, lưu ý không sử dụng chất kháng đông, ghi lại ký hiệu của
gà thí nghiệm. Đặt ống nghiệm nằm nghiêng cho máu đông, đến khi có huyết
thanh đem ly tâm 2000 vòng/phút trong 15 phút, chiết lấy huyết thanh cho vào
ống eppendorf bảo quản ở - 200C cho đến khi xét nghiệm.
Qui trình xét nghiệm kiểm tra kháng thể kháng virus Gumboro bằng phản
ứng ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay)
Nguyên lý: kỹ thuật ELISA là phản ứng huyết thanh học dựa vào phản ứng
miễn dịch học giữa kháng nguyên và kháng thể chuẩn. Kháng nguyên hoặc kháng
thể trong mẫu huyết thanh dương tính sẽ được gắn kết với kháng thể hoặc kháng
nguyên đã được gắn sẵn trong giếng. Thành phần không gắn kết sẽ bị rửa trôi,
phần giữ lại tiếp tục kết hợp với Conjugate (chất kết hợp) có enzyme peroxidase.
Phản ứng chuyển màu (từ không màu thành màu xanh dương) khi có sự tham gia
của cơ chất Chromagen. Mức độ màu thể hiện ở mỗi giếng tương ứng với hàm
lượng kháng thể ở mỗi mẫu xét nghiệm. Máy đọc ở bước sóng phù hợp sẽ xác
định lượng kháng thể hoặc kháng nguyên bị giữ lại trong giếng.
Phƣơng pháp thực hiện
Chuẩn bị mẫu:
Cho 500l dung dịch pha mẫu vào mỗi giếng của đĩa 96 giếng (đĩa sạch).
Đĩa này được gọi là đĩa pha loãng huyết thanh, dùng máy lắc trộn đều mẫu huyết
thanh và dung dịch pha mẫu.
Sau đó cho 1l huyết thanh cần kiểm tra vào mỗi giếng (pha loãng theo tỷ
lệ 1:500). Bắt đầu với giếng A5 và kết thúc bằng giếng H12 (di chuyển trái sang
phải) như hình 3.1.
22
1
+
2
+
3
-
4
A
-
5
1
6
2
7
3
8
4
9
5
10
6
11
7
12
8
B
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
D
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
E
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
F
57
57
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
G
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
H
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí huyết thanh cho xét nghiệm ELISA
Qui trình thực hiện phản ứng
1. Ghi lại vị trí của mẫu bố trí trên đĩa.
2. Cho 100 l đối chứng dương không bị pha loãng vào giếng A1 và A2.
3. Cho 100 l đối chứng âm không bị pha loãng vào giếng A3 và A4.
4. Cho 100 l mẫu pha loãng, vào đúng vị trí các giếng còn lại.
5. Ủ đĩa trong 30 phút ở nhiệt độ phòng.
6. Giũ hết chất lỏng trong các giếng vào bồn rửa dụng cụ.
7. Cho 350l nước cất vào mỗi giếng, sau đó loại bỏ các chất lỏng. Lập lại việc
rửa 3-5 lần.
8. Cho 100l dung dịch Conjugate vào mỗi giếng thí nghiệm.
9. Ủ trong 30 phút ở nhiệt độ phòng.
10. Lặp lại bước 6 và 7 ở trên.
11. Cho 100l dung dịch TMB vào mỗi giếng.
12. Ủ trong 15 phút ở nhiệt độ phòng.
13. Cho 100l dung dịch Stop vào mỗi giếng.
14. Đo và đọc kết quả bằng máy đọc ELISA ở bước sóng 650nm.
23
Tính toán kết quả
Trung bình đối chứng dương tính (PCX) =
OD Giếng A1+ OD Giếng A2
2
Trung bình đối chứng âm tính (NCX) =
OD Giếng A3+ OD Giếng A4
2
Tỷ số S/P =
OD mẫu - (NCX)
(PCX) - (NCX)
Hiệu giá kháng thể (X):
Log10 X = 1,09 (log10 S/P) + 3,36
X = 10 ^ [1,09 (log10 S/P + 3,36)]
Kết quả
Kết quả IBD ELISA có giá trị khi mật độ quang trung bình (OD) của đối
chứng huyết thanh âm tính là nhỏ hơn 0,150 và trung bình đối chứng dương tính
lớn hơn 0,750. Nếu một trong những giá trị này vượt ra khỏi phạm vi trên, kết quả
xét nghiệm IBD nên được coi là không hợp lý và mẫu phải được kiểm tra lại. Tỷ
số S/P trong phạm vi nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 (hiệu giá kháng thể bằng hoặc nhỏ
hơn 396), cho kiểm tra huyết thanh âm tính và lớn hơn 0,2 (hiệu giá kháng thể lớn
hơn 396) cho kiểm tra huyết thanh dương tính.
3.5 Phƣơng pháp theo dõi tốc độ tăng trƣởng và tiêu tốn thức ăn
Phương pháp này được tiến hành trên 2 nghiệm thức đều có sử dụng
vaccine Gumboro (NT1 và NT3) nhưng điểm khác nhau ở 2 nghiệm thức là: NT1
có tiến hành định kỳ lấy máu kiểm tra kháng thể, ở NT3 không có lấy máu. Để
tiến hành phương pháp này cần sự theo dõi và ghi chép cẩn thận.
Theo dõi tốc độ tăng trưởng của gà, tiến hành cân trọng lượng của gà lúc 1
ngày tuổi, kết thúc giai đoạn úm (28 ngày tuổi) và lần cuối cùng vào lúc xuất
chuồng (12 tuần tuổi). Lưu ý nên cân gà vào sáng sớm lúc trước khi cho gà ăn.
Theo dõi sự tiêu tốn thức ăn, tiến hành cân lượng thức ăn trước khi cho ăn,
sau đó cộng toàn bộ lượng thức ăn của ngày hôm đó trừ đi lượng thức ăn thừa vào
ngày hôm sau. Số lượng thức ăn theo từng ngày tuổi, được theo dõi ghi chép từ
đó sẽ tính được lượng thức ăn mà đàn gà đã tiêu thụ.
24
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi
+ Tỷ lệ gà có đáp ứng miễn dịch với virus Gumboro, qua kết quả kiểm tra ELISA.
Số mẫu dương tính
Tỷ lệ huyết thanh dương tính (%) =
x 100
Số mẫu xét nghiệm
+ Tăng trọng (g/con) = Trọng lượng cuối (g/con) – Trọng lượng đầu (g/con)
+ Tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn
Lượng thức ăn tiêu thụ
Hệ số chuyển hoá thức ăn =
(kg thức ăn/kg tăng trọng)
Tăng trọng
3.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thô được sử lý bằng phần mềm Excel.
So sánh trọng lượng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn giữa các
nghiệm thức bằng phép thử t của phần mềm Minitab 16.
25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả kiểm tra kháng thể
4.1.1 Khảo sát kháng thể thụ động mẹ truyền
Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền, được thể hiện
qua bảng 4.1.
Bảng 4.1 Kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền
Ngày tuổi
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
dƣơng tính
Tỷ lệ (%)
Tỷ số S/P
(X±SE)
Hiệu giá kháng
thể (X±SE)
3
5
5
100
0,81±0,30
1877±758
10
5
5
100
0,44±0,05
930±108
17
5
3
60
0,20±0,02
394±31
24
5
0
0
0,12±0,02
236±38
X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn
Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy ở 3 ngày tuổi, 100% gà đều có kháng thể thụ
động với hiệu giá kháng thể trung bình 1877 và lượng kháng thể duy trì đến 10
ngày tuổi. Tại thời điểm lúc gà 10 ngày tuổi tỷ lệ gà có kháng thể thụ động vẫn
duy trì ở tỷ lệ cao 100%, mặc dù tại thời điểm này hàm lượng kháng thể đã giảm
đáng kể chỉ bằng 1/2 so với lúc gà 3 ngày tuổi. Tuy nhiên với hiệu giá 930 vẫn
đảm bảo miễn dịch chắc chắn cho gia cầm con. Vì theo tiêu chuẩn của bộ kit
ELISA, với hiệu giá 396 qua xét nghiệm ELISA đã đủ miễn dịch bảo vệ cho đàn
gà. Qua đó cho thấy việc tiêm phòng cho đàn gà mẹ, là rất cần thiết để tạo miễn
dịch bảo hộ cho gia cầm con trong những ngày đầu.
Cũng từ kết quả bảng 4.1 cho thấy tại thời điểm 17 ngày tuổi, tỷ lệ dương
tính với kháng thể mẹ truyền chỉ còn duy trì ở 60% gà thí nghiệm và hiệu giá
giảm đáng kể chỉ còn 394 dưới ngưỡng bảo hộ (theo tiêu chuẩn bộ kit là 396) và
đến 24 ngày tuổi kháng thể thụ động đã giảm hoàn toàn, hoặc một ít cá thể vẫn
còn kháng thể nhưng rất thấp không phát hiện qua phản ứng ELISA. Theo Lê
Văn Năm (2004), hàm lượng kháng thể thụ động trong cơ thể gà con phụ thuộc
vào khoảng thời gian từ khi dùng vaccine cho gà mẹ đến khi lấy trứng ấp và hiệu
giá kháng thể chủ động ở gà mẹ chuyển cho gà con.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy kháng thể mẹ truyền sẽ bảo hộ được gia
cầm đến 10 ngày tuổi. Theo nhận định của Simon M.Shane (1997), kháng thể thụ
26
động có thể bảo hộ đàn gia cầm con khi tiếp xúc với một số mầm bệnh sau khi
mới nở tới 2 tuần. Qua đó cho thấy có sự khác nhau về sự tồn tại kháng thể thụ
động giữa các đàn gia cầm, cho nên để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cần khảo
sát sự tồn tại kháng thể mẹ truyền để có qui trình tiêm phòng thích hợp tránh bị
ức chế miễn dịch do sự trung hoà vaccine với kháng thể thụ động. Theo Nguyễn
Xuân Bình và ctv (2000), hiện nay qui trình tiêm phòng bằng vaccine cho gà con
không có lịch rõ ràng và cũng không thể áp dụng lịch tiêm phòng chung cho tất
cả mọi nơi.
4.1.2 Khảo sát mức độ bảo hộ của vaccine đối với virus gây bệnh Gumboro
Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Gumboro trên gà thí
nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 35 ngày tuổi
Nghiệm
thức
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
dƣơng tính
Tỷ lệ (%)
Tỷ số S/P
(X±SE)
Hiệu giá kháng
thể (X±SE)
NT1
7
0
0
0,11±0,02
212±34
NT2
7
0
0
0,03±0,02
46±29
NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn
Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy, sau khi tiêm vaccine Gumboro lần 2 được 14
ngày tương ứng với gà được 35 ngày tuổi, hầu hết gà đều chưa được miễn dịch
mặc dù một số gà có đáp ứng miễn dịch nhưng với hiệu giá thấp, trung bình 212
với mức hiệu giá này chưa đủ bảo hộ đàn gà chống lại bệnh Gumboro. Với
vaccine nhược độc thường cho đáp ứng miễn dịch nhanh, thông thường là 14
ngày sau tiêm phòng. Nhưng qua khảo sát trên cho thấy tại thời điểm này đáp ứng
miễn dịch trên đàn gà rất thấp. Điều này có thể do vaccine cho đáp ứng miễn dịch
chậm. Vì sự miễn dịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa con vật và
đặc tính của vaccine sử dụng.
Ở nghiệm thức đối chứng gà không được tiêm phòng vaccine hiệu giá kháng
thể trung bình chỉ còn 46, không còn khả năng bảo hộ gà chống bệnh Gumboro
theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ kit ELISA. Theo Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo
(2011), cần lưu ý rằng không phải kháng thể cứ xuất hiện trong máu là con vật
được bảo vệ khỏi sự tấn công của mầm bệnh mà hàm lượng kháng thể phải đạt
đến một trị số nhất định thì cơ thể mới có mức độ miễn dịch bảo vệ. Trị số kháng
thể này được gọi là ngưỡng bảo hộ. Hàm lượng kháng thể càng cao hơn ngưỡng
bảo hộ thì mức độ miễn dịch của cơ thể càng lớn và ngược lại.
27
Bảng 4.3 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 49 ngày tuổi
Nghiệm
thức
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
dƣơng tính
Tỷ lệ
(%)
Tỷ số S/P
(X±SE)
Hiệu giá kháng
thể (X±SE)
NT1
7
7
100
1,45±0,45
3536±1168
NT2
7
0
0
0,01±0,01
11±8
NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn
Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy sau khi tiêm vaccine 28 ngày tương ứng với gà
được 49 ngày tuổi, 100% gà đáp ứng miễn dịch với hiệu giá kháng thể khá cao
3536. Với hiệu giá kháng thể này theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ kit ELISA thì
đàn gà hoàn toàn được bảo vệ khỏi bệnh Gumboro. Theo kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Hồng Minh và ctv (2011), gà sử dụng hai lần vaccine Gumboro vào lúc 7
và 14 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 42 ngày tuổi (2289,79±18,26
với vaccine đơn giá và 1995,01±24,28 với vaccine đa giá). Trong khi đó những
gà không được tiêm phòng vaccine hàm lượng kháng thể rất thấp với hiệu giá 11
không đủ khả năng bảo vệ, do đó đàn gà hoàn toàn mẫn cảm với bệnh. Từ kết quả
trên cho thấy gà cho đáp ứng miễn dịch tốt đối với vaccine đang sử dụng. Chính
vì vậy để phòng tránh bệnh Gumboro hiệu quả cần phải tiêm phòng vaccine đầy
đủ và đúng qui trình cho đàn gà.
Để theo dõi độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vaccine Gumboro, thí
nghiệm tiếp tục khảo sát hiệu giá kháng thể kháng virus Gumboro vào thời điểm
gà được 80 ngày tuổi, kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 80 ngày tuổi
Nghiệm
thức
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
dƣơng tính
Tỷ lệ
(%)
Tỷ số S/P
(X±SE)
Hiệu giá kháng
thể(X±SE)
NT1
7
7
100
2,11±0,30
5212±795
NT2
7
0
0
0
0
NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn
Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy ở nghiệm thức gà có tiêm phòng vaccine hiệu
giá kháng thể vẫn được duy trì ở 100% gà thí nghiệm và tiếp tục tăng lên đạt
5212. Theo Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo (2011), khi sử dụng vaccine sống
thường tạo đáp ứng miễn dịch lâu dài do vi sinh vật có khả năng nhân lên và tồn
tại trong cơ thể vật chủ. Do khả năng nhân lên và tồn tại lâu dài trong cơ thể vật
28
chủ nên sẽ kích thích cơ thể vật chủ tạo đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh
và tiếp tục tạo ra kích thích sinh kháng thể trong một khoảng thời gian.
Cho nên việc tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng qui trình là cần thiết để tạo
miễn dịch cho đàn gà, nếu việc tiêm phòng không được thực hiện hoặc không đầy
đủ thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gà là rất cao. Theo Hồ Thị Việt Thu
(2012), bệnh Gumboro thường xảy ra nhất ở các đàn gà không được tiêm vaccine
(70%), kế đến là đàn gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%), và đàn gà được
tiêm vaccine hai lần (28,57%). Trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam để phòng
chống thiệt hại do bệnh truyền nhiễm gây ra không những đối với bệnh Gumboro
mà còn đối với các bệnh truyền nhiễm khác cần tiêm phòng vaccine đầy đủ cho
đàn đàn gia cầm.
4.2 Kết quả khảo sát khả năng sinh trƣởng và tăng trọng của gà thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà trong 12
tuần tuổi, kết quả được ghi nhận lại theo 2 giai đoạn; giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần
tuổi) và giai đoạn sau nuôi úm (5-12 tuần tuổi), kết quả được thể hiện ở bảng 4.5
và 4.6.
4.2.1 Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm
(0-4 tuần tuổi)
Bảng 4.5 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần tuổi)
NT1
NT3
(X±SE)
(X±SE)
Trọng lượng ban đầu (gram/con)
37,80±0,59
37,90±0,69
0,93
Trọng lượng 4 tuần tuổi (gram/con)
254,00±4,99
257,40±4,56
0,56
Tăng trọng (gram/con/ngày)
7,72±0,19
7,84±0,17
0,60
Thức ăn tiêu thụ (gram/con/ngày)
18,39±4,63
18,41±4,73
0,97
HSCH.TĂ (gram TĂ/ gram tăng trọng)
2,39±0,06
2,36±0,05
0,58
Thông số
P
NT1: sử dụng vaccine; NT3: đối chứng; HSCH.TĂ: hệ số chuyển hoá thức ăn; X: giá trị trung bình; SE:
sai số chuẩn.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy trọng lượng bình quân ban đầu của gà thí nghiệm
tương đối đồng đều nhau. Qua 4 tuần nuôi úm trọng lượng gà ở nghiệm thức 1 đạt
254 g/con nhỏ hơn gà ở nghiệm thức 3 (257,40 g/con), nhưng qua phân tích thống
29
kê sự khác biệt không có ý nghĩa (P = 0,56). Điều này cho thấy khả năng sinh
trưởng của giống gà Tàu trong giai đoạn úm khá đồng đều nhau giữa các cá thể.
Theo nghiên cứu của của La Tấn Cường (2000), kết thúc giai đoạn úm 4 tuần
trọng lượng bình quân đạt 246,25 g/con. Sự khác biệt này, có thể do điều kiện
chăn sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến trọng lượng gà con trong giai đoạn úm, nếu
nhiệt độ úm không đủ gà bị lạnh khả năng tăng trọng của gà sẽ bị ảnh hưởng, do
đó cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ trong giai đoạn úm.
Tăng trọng bình quân của gà thí nghiệm trong giai đoạn úm ở nghiệm thức 1
là 7,72 g/con/ngày và ở nghiệm thức 3 là 7,84 g/con/ngày, kết quả này thấp hơn
nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), trên gà Tàu
Vàng F2 tăng trọng trung bình trong giai đoạn úm đạt 10,83g/con/ngày. Sự chênh
lệch trên có thể do sự khác biệt về mặt di truyền, do giống gà Tàu Vàng hiện nay
lai tạo với các giống gà khác nên sức sản xuất của gà bị ảnh hưởng. Điều đó cho
thấy rằng ngoài công tác chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo thì yếu tố giống đóng vai
trò rất quan trọng. Do đó để đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thì cần phải
chọn lựa những con giống tốt. Hệ số chuyển hoá thức ăn trung bình trong giai
đoạn úm ở nghiệm thức 1 là 2,39 và ở nghiệm thức 3 là 2,36 qua phân tích thống
kê sự sai khác không có ý nghĩa (P = 0,58).
4.2.2 Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt
(5-12 tuần tuổi)
Bảng 4.6 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt (5-12 tuần tuổi)
Thông số
NT1 (X±SE)
NT3 (X±SE)
P
Trọng lượng 4 tuần tuổi (gram/con)
254,00±4,99
257,40±4,56
0,56
Trọng lượng 12 tuần tuổi (gram/con)
1289,50±53,10
1376,50±55,60
0,20
Tăng trọng (gram/con/ngày)
18,49±0,95
19,98±0,99
0,21
T.Ă.T.thụ (gram/con/ngày)
56,77±7,16
57,53±7,40
0,37
HSCH.TĂ (kg TĂ/kg tăng trọng)
3,14±0,15
2,94±0,14
0,26
NT1: sử dụng vaccine; NT3: đối chứng; HSCH.TĂ: hệ số chuyển hoá thức ăn X: giá trị trung bình, SE:
sai số chuẩn.
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy trọng lượng gà ở nghiệm thức 1 đạt 1289,50
gram/con với mức tăng trọng 18,49 gram/con/ngày và ở nghiệm thức 3 là 1376,50
30
gram/con với mức tăng trọng 19,98 gram/con/ngày, tuy nhiên sự khác biệt giữa 2
nghiệm thức đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Qua đó cho thấy việc lấy
máu (gà nghiệm thức 1 được lấy máu vào lúc 35, 49 và 80 ngày tuổi) không làm
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ Thú y cơ sở khi muốn tiến
hành lấy máu kiểm tra các bệnh truyền nhiễm trong các hộ chăn nuôi gia cầm,
đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm không những gây thiệt hại
nặng nề về kinh tế mà còn gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng.
Theo nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (2012), trọng lượng trung bình lúc
gà 12 tuần tuổi trọng lượng từ 1596,30±245 gram/con với mức tăng trọng
21,51±2,53 gram/con/ngày. Sự khác biệt trên do nhiều nguyên nhân có thể do
khẩu phần cho gà ăn khác nhau, tính thuần chủng của giống gà và phương thức
chăn nuôi cũng làm ảnh hưởng đến trọng lượng và khả năng tăng trọng của gà.
Theo đặc tính của giống gà Tàu Vàng nuôi thả vườn trọng lượng lúc 6 tháng tuổi
đạt 1,5-2 kg, nhưng khi nuôi nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp thì trọng lượng
lúc 3 tháng tuổi (12 tuần) đạt từ 1,5-1,7 kg ở gà trống và 1,2-1,4 kg ở gà mái
(Lâm Minh Thuận, 2001).
31
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Kháng thể mẹ truyền duy trì với hiệu giá kháng thể cao bảo hộ được 100%
gà con đến 10 ngày tuổi.
Sử dụng vaccine Gumboro có hiệu quả tốt trong việc bảo hộ đàn gà chống
lại bệnh Gumboro. Tuy rằng tại thời điểm khảo sát lúc gà 35 ngày tuổi, vaccine
cho đáp ứng miễn dịch thấp với hiệu giá kháng thể 212±34 so với tiêu chuẩn đánh
giá bộ kit ELISA là 396, nhưng đến giai đoạn lúc gà 49 ngày tuổi thì hiệu giá
kháng thể đạt 3536±1168 tỷ lệ dương tính đạt 100% số mẫu kiểm tra và đến lúc
gà 80 ngày tuổi hiệu giá kháng thể đạt cao nhất 5212±795 tỷ lệ dương tính 100%
số mẫu kiểm tra.
Qua kết quả thí nghiệm chưa phát hiện việc lấy máu kiểm tra kháng thể làm
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tăng trọng của gà.
5.2 Đề nghị
Cần nghiên cứu độ dài miễn dịch trên gà đến giai đoạn sinh sản để có qui
trình phòng bệnh thích hợp và tạo miễn dịch thụ động chắc chắn cho gà con.
Tiếp tục tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại vaccine phòng bệnh Gumboro
để chọn vaccine phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế nhất cho nhà chăn nuôi.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
Đái Duy Ban & Phạm Công Hoạt (2004), vaccine Gumboro phòng chống suy giảm miễn
dịch cho gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 9 – 56.
Đỗ Võ Anh Khoa (2012), Đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Tàu
Vàng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tr.30-36.
Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), Ảnh hưởng của các loại thức ăn công
nghiệp lên khả năng sinh trưởng và FCR ở gà Tàu Vàng giai đoạn 1-4 tuần, Tạp
chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ, tr.114-118.
Hồ Thị Việt Thu (2012), Tình hình bệnh Gumboro trên các giống gà thả vườn tại tỉnh
Hậu Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, (số 22a-2012), Hội thú y Việt Nam,
tr.25-32.
Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh gia cầm, NXB Đại Học Cần Thơ, tr.19-22.
La Tấn Cường (2000), Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Tàu Vàng từ 0 đến 12 tuần
tuổi nuôi theo phương thức thả vườn, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi-Thú y,
Đại học Cần Thơ, tr.28-37.
Lâm Minh Thuận (2001) Nâng cao khả năng sản xuất của gà Tàu vàng, tập san KHKT
Nông Lâm nghiệp số 2/2011.
Lê Thanh Hòa (1992), Bệnh Gumboro suy giảm miễn dịch gia cầm, NXB Nông Nghiệp
Hà Nội, tr.10-14.
Lê Văn Hùng & Nguyễn Phước Ninh (1995), “Nghiên cứu miễn dịch thu được chống
bệnh Gumboro trên gà, hội nghị khoa học ngành chăn nuôi thú y”, Đại học nông
lâm 1995, tr. 20-25.
Lê Văn Hùng (1996), Nghiên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do
virus (Newcastle, Gumboro) đề xuất những cải tiến trong quy trình phòng bệnh
bằng vaccine cho gà, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, tr. 11-12.
Lê Văn Năm (1996), 60 câu hỏi và đáp về những bệnh ghép phức tạp ở gà, NXB Nông
Nghiệp, tr. 48-54.
Lê Văn Năm (2003), Hướng dẫn điều trị bệnh ghép phức tạp ở gà, NXB Nông Nghiệp
Hà Nội, tr. 12-13, 170-171.
Lê Văn Năm (2004), Bệnh Gumboro ở gà và biện pháp phòng trị, NXB Nông Nghiệp
Hà Nội, tr. 1- 53.
Lê Hồng Mận & Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp lông màu thả
vườn và phòng trị một số bệnh, NXB Lao Động Xã Hội, tr. 169-171.
Lê Hồng Mận & Phương Song Liên (1999), Bệnh gia cầm và biện pháp phòng trị, NXB
Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 34-35.
33
Nguyễn Bá Thành (2004), Khảo sát đặc tính gây bệnh thực nghiệm của chủng virut
Gumboro 52/70 và chủng phân lập tại địa phương trên gà con có hiệu giá kháng
thể mẹ truyền cao, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XI (số 2 - 2005), Hội thú y
Việt Nam, tr. 26 - 32.
Nguyễn Bá Thành (2005), Một số đặc điểm dịch tễ bệnh Gumboro trên đàn gà tỉnh Đồng
Nai, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XV (số 3 - 2004), Hội thú y Việt Nam,
tr. 22 - 28.
Nguyễn Bá Thành (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Gumboro, virus gây
bệnh và đề xuất quy trình tiêm chủng vaccine phù hợp để phòng bệnh cho đàn gà
tại tỉnh Đồng Nai, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 4-43.
Nguyễn Bá Hiên (2007), Giáo trình miễn dịch học ứng học, NXB Nông Nghiệp Hà Nội
tr.73
Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y,
NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 246 – 251.
Nguyễn Tiến Dũng (1989), Bệnh Gumboro và tình hình bệnh ở Việt Nam, Tạp chí khoa
học kỹ thuật Nông Nghiệp 2, tr.104-109.
Nguyễn Thành Đạt (2001), Cơ sở sinh học vi sinh vật, NXB Đại Học Sư Phạm, tr. 176178.
Nguyễn Thành Trung (1997), Tình hình và biện pháp phòng tổng hợp bệnh Gumboro tại
xí nghiệp gia cầm Meko, Luận án thạc sĩ Khoa học Nông Nghiệp, Đại học Cần
Thơ, tr.9-21.
Nguyễn Hồng Minh, Trần Thị Liên, Trương Quang (2011), “Kết quả nghiên cứu đáp
ứng miễn dịch chống bệnh Gumboro của gà được sử dụng vaccine đơn giá và đa
giá sản xuất tại xí nghiệp thuốc thú y trung ương”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú
y, tập IIX (số 4 - 2011), Hội thú y Việt Nam, tr.13-19.
Nguyễn Quang Tuyên & Trần Thanh Vân (2001), Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi gà,
NXB Văn Hóa Dân Tộc- Hà Nội, tr. 176-180.
Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2000), 43 bệnh gia cầm và biện
pháp phòng trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 170-179.
Phạm Sĩ Lăng & Lê Thị Tài (2000), Thuốc điều trị và vaccine sử dụng trong thú y, NXB
Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 171- 180.
Phạm Sĩ Lăng & Nguyễn Thiện (2004), Một số bệnh mới do virus ở gia súc, gia cầm
nhập nội và biện pháp phòng trị, NXB NN Hà Nội, tr 170-171.
Tập ảnh màu về bệnh gia súc (2001), phòng vệ sinh gia súc, cục chăn nuôi, bộ nông lâm - ngư nghiệp Tokyo Nhật Bản, tr 167-168.
Trần Minh Châu, Dương Công Thuận và Bitayzotan (1982), Phát hiện bệnh Gumboro ở
gà công nghiệp, đăng trong kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y của viện
thú y (1979-1984), tr 28 -31.
34
Trương Minh Dũng, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Thư và Ngô Thị Thu Ngân
(2006), Bệnh Gumboro và các kỹ thuật sinh học phân tử, Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7-19.
Trần Ngọc Bích và Hồ Thị Việt Thu (2012), Giáo trình miễn dịch học đại cương, NXB
Đại Học Cần Thơ, tr.100-121.
Trần Ngọc Bích và Nguyễn Thị Mỹ Hiệp (2013), Đặc điểm dịch tễ học của bệnh
Gumboro trên đàn gà tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, tạp chí khoa học trường
Đại học Cần Thơ, phần B: nông nghiệp, thuỷ sản và công nghệ sinh học, tr.255259.
Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo (2011), Vắc xin trong thú y, NXB Nông Nghiệp Thành
Phố Hồ Chí Minh, tr.10-43.
Tiếng Anh
Allan W.H., Faragher J.T., and Cullen G.A. (1972), Immunosuppression by the
infectious bursal agent in chickens immunized against Newcastle disease,
Veterinary Record 90, pp. 511-512.
Benton, H.1967. Infectious bursal virus disease virus, Current Top Microbiology and
Immunology 90, pp 107-121.
Chaisingha, A, trongwiongsa, I. Panoolsinsap, T, Tantas Wasdi (1992). The virulence of
the infectious bursal disease virus isolated in 1991, Proceeding of the 11th Annual
Livesrock Conference F. 48, (1992).
Cheville, N.F. (1967), Study on pathogenesis of Gumboro disease in the bursal of
Fabricius, speen and thymus of the chicken, Journal of Pathology, 51, pp. 527 551.
Cosgrove A.S. (1962), An apparently new disease of Chicken – Avian nephrosis, Avian
Diseases, pp. 282-287.
Cowen, B.S, and M.O Braunl, 1988. The propagation of avan viruse in a continuous cell
line. (QT-35 of Japanese quali orgin). Avian Disease, 32, pp 282-297
Eterradossi, N.J, P. Picault, P. Drouin, M.Guittet, R. L’Hospitalier and G. Bennejean
(1992), Pathogenicity and preliminary antigenic characterization of six infectious
bursal disease virus strains isolated in France from acute outbreaks Zentralbl
Veteri Reihe B 399, pp.683-691.
Faragher, JT 1972. Infection bursal disease of chickens, Veterinary Bulletin, 42, pp 36369
Jackwood D.J.; Y.M. Saif and P.D. Moorhead, 1985. Immunogenicity and antigenicity
of infectious bursal disease virus serotypes I and II in chickens. Avian disease, 29,
pp 1184-1194
Hichner, S.B (1970), Infectivity of infectious bursal disease virus for embrionating egg,
Poultry Science 49, pp. 511-516.
35
Hirai K, K. Kunihiro and Shimakura S. (1979), Characterization of immunosuppression
in chickens by infectious bursal disease virus, Nucleic Acids Research, 14, pp.
5001-5010.
Luckert P.D and Y.M Saif, 1991. Infectious bursal disease, disease of poultry, ninth
edition, IOWA, VSA.F. pp 643-663
Lucio, B & Hitchner S.B (1979), Infectious bursal disease emulsifield vaccine: Effect
upon neutralizing antibody levels in the dam and supsequent protection of the
progeny, Avian Diseases, 23, pp. 466-478.
Mc Ferran J.B, Mc Nulty M.S, Odenwale W.F. Conner T.J, Mc Cracker R. M, Collin
D.S and Allan G. M. (1980), Isolation and serological studies with infectious
bursal disease viruses from 10 weeks turkey and duck, Demonstration of second
serotypes, Avian Pathology, 9, pp. 395-404.
Nunoya, T, Otaki, Y. Tajima, M. Hiraga, M and Saito, T. (1992), Occurrence of acute
infectious disease with high mortality in Japan and pathogenicity of field isolates
in SPF chicken, Avian Diseases 36, pp. 597-609.
Rosenberger J. K and Cloud S.S. (1985), Isolation and characterizatin of variant
infectious bursal disease viruses, Journal American Veterinary Medicine
Association, 18, pp. 375.
Skeeles J.K, Lukert P.D, Fletcher O.J, and Leonard (1979), Immunization studies with a
cell – culture – adapted infectious bursal disease virus, Avian diseases 23, pp. 456465.
Wesman J, and S.B Hitchner, 1978. Infectious bursal disease virus infectious attempts in
Turkeys and cucurnix quali, avian disease, 22, pp. 604-609.
Internet
www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=285&detail=16&ucat=44,
http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=7250
www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=12218
http://srmo.hcmuaf.edu.vn/data/file/tap%20chi/2002/CNTY, Lâm Minh Thuận (2002),
Khảo sát khả năng sản xuất thịt của gà Tàu Vàng nuôi tại Bà Rịa Vũng Tàu.
http://www.vemedim.vn/benhvadieutri.php?id=3&b=38
http://marphavet.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=29&mcid=
330
http://navetco.com.vn/gav_02.html
36
PHỤ CHƯƠNG 1
Một số hình ảnh trong quá trình làm thí nghiệm
Lấy máu gà
Đĩa ELISA
Máy ly tâm
Gà thí nghiệm
Nhỏ vaccine cho gà thí nghiệm
Máy đọc ELISA
PHỤ CHƯƠNG 2
Kết quả thống kê
Bảng 4.1: Kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền
One-Sample T: S/P 3 ngay tuoi
Variable
S/P 3 ngay tuoi
N
5
Mean
0,814
StDev
0,679
SE Mean
0,303
95% CI
(-0,028. 1,657)
One-Sample T: HGKT 3 ngay tuoi
Variable
HGKT 3 ngay tuoi
N
5
Mean
1877
StDev
1695
SE Mean
758
95% CI
(-228. 3982)
One-Sample T: S/P 10 ngay tuoi
Variable
S/P 10 ngay tuoi
N
5
Mean
0,4364
StDev
0,1049
SE Mean
0,0469
95% CI
(0,3061. 0,5666)
One-Sample T: HGKT 10 ngay tuoi
Variable
HGKT 10 ngay tuoi
N
5
Mean
930
StDev
242
SE Mean
108
95% CI
(630. 1230)
One-Sample T: S/P 17 ngay tuoi
Variable
S/P 17 ngay tuoi
N
5
Mean
0,1987
StDev
0,0326
SE Mean
0,0146
95% CI
(0,1582. 0,2392)
One-Sample T: HGKT 17 ngay tuoi
Variable
HGKT 17 ngay tuoi
N
5
Mean
394,0
StDev
70,1
SE Mean
31,4
95% CI
(306,9. 481,1)
One-Sample T: S/P 24 ngay tuoi
Variable
S/P 24 ngay tuoi
N
5
Mean
0,1240
StDev
0,0410
SE Mean
0,0183
95% CI
(0,0732. 0,1749)
One-Sample T: HGKT 24 ngay tuoi
Variable
HGKT 24 ngay tuoi
N
5
Mean
236,5
StDev
84,6
SE Mean
37,8
95% CI
(131,4. 341,6)
Bảng 4.2: Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 35 ngày tuổi
One-Sample T: NT 1 (S/P)
Variable
NT 1 (S/P)
N
7
Mean
0,1118
StDev
0,0441
SE Mean
0,0167
95% CI
(0,0710. 0,1525)
One-Sample T: NT 1 (HGKT)
Variable
NT 1 (HGKT)
N
7
Mean
211,6
StDev
90,4
SE Mean
34,2
95% CI
(128,1. 295,2)
One-Sample T: NT 2 (S/P)
Variable
NT 2 (S/P)
N
7
Mean
0,0260
StDev
0,0353
SE Mean
0,0158
95% CI
(-0,0178. 0,0698)
One-Sample T: NT 2 (HGKT)
Variable
NT 2 (HGKT)
N
7
Mean
45,9
StDev
64,8
SE Mean
29,0
95% CI
(-34,6. 126,4)
Bảng 4.3: Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 49 ngày tuổi
One-Sample T: NT 1 (S/P)
Variable
NT 1 (S/P)
N
7
Mean
1,453
StDev
1,183
SE Mean
0,447
95% CI
(0,359. 2,547)
SE Mean
1168
95% CI
(677. 6395)
One-Sample T: NT 1 (HGKT)
Variable
NT 1 (HGKT)
N
7
Mean
3536
StDev
3091
One-Sample T: NT 2 (S/P)
Variable
NT 2 (S/P)
N
7
Mean
0,00714
StDev
0,01087
SE Mean
0,00586
95% CI
(-0,00635. 0,02063)
One-Sample T: NT 2 (HGKT)
Variable
NT 2 (HGKT)
N
7
Mean
11,35
StDev
18,03
SE Mean
8,06
95% CI
(-11,04. 33,74)
Bảng 4.4: Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 80 ngày tuổi
One-Sample T: NT 1 (S/P)
Variable
NT 1 (S/P)
N
7
Mean
2,114
StDev
0,790
SE Mean
0,298
95% CI
(1,384. 2,844)
SE Mean
795
95% CI
(3267. 7157)
One-Sample T: NT 1 (HGKT)
Variable
NT 1 (HGKT)
N
7
Mean
5212
StDev
2103
Bảng 4.5 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần
tuổi)
Paired T-Test and CI: NT1. NT3
Paired T for NT1 - NT3
NT1
NT3
Difference
N
10
10
10
Mean
37,800
37,900
-0,10
StDev
1,874
2,183
3,48
SE Mean
0,593
0,690
1,10
95% CI for mean difference: (-2,59. 2,39)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -0,09
P-Value = 0,930
Paired T-Test and CI: NT1. NT3
Paired T for NT1 - NT3
NT1
NT3
Difference
N
10
10
10
Mean
254,00
257,40
-3,40
StDev
15,78
14,41
18,20
SE Mean
4,99
4,56
5,75
95% CI for mean difference: (-16,42. 9,62)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -0,59
P-Value = 0,569
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
NT 1
NT 3
Difference
N
10
10
10
Mean
7,721
7,839
-0,118
StDev
0,605
0,542
0,677
SE Mean
0,191
0,171
0,214
95% CI for mean difference: (-0,602. 0,367)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -0,55
P-Value = 0,595
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
NT 1
NT 3
Difference
N
4
4
4
Mean
18,39
18,41
-0,015
StDev
9,25
9,46
0,631
SE Mean
4,63
4,73
0,315
95% CI for mean difference: (-1,019. 0,989)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -0,05
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
NT 1
N
10
Mean
2,3947
StDev
0,1846
SE Mean
0,0584
P-Value = 0,965
NT 3
Difference
10
10
2,3583
0,0364
0,1588
0,2012
0,0502
0,0636
95% CI for mean difference: (-0,1075. 0,1803)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = 0,57
P-Value = 0,581
Bảng 4.6 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt (5-12 tuần
tuổi)
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
NT 1
NT 3
Difference
N
10
10
10
Mean
1289,5
1376,5
-87,0
StDev
167,8
175,9
198,4
SE Mean
53,1
55,6
62,7
95% CI for mean difference: (-228,9. 54,9)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -1,39
P-Value = 0,199
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
N
Mean StDev
NT 1
10 18,491 3,012
NT 3
10 19,984 3,158
Difference 10
-1,49
3,52
SE Mean
0,952
0,999
1,11
95% CI for mean difference: (-4,01. 1,02)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -1,34
P-Value = 0,213
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
NT 1
NT 3
Difference
N
8
8
8
Mean
56,77
57,53
-0,754
StDev
20,26
20,93
2,210
SE Mean
7,16
7,40
0,781
95% CI for mean difference: (-2,601. 1,094)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -0,96
P-Value = 0,367
Paired T-Test and CI: NT 1. NT 3
Paired T for NT 1 - NT 3
NT 1
NT 3
Difference
N
10
10
10
Mean
3,137
2,939
0,197
StDev
0,460
0,428
0,524
SE Mean
0,145
0,135
0,166
95% CI for mean difference: (-0,178. 0,573)
T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = 1,19
P-Value = 0,264
[...]... trên cùng sự đồng ý của Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine Gumboro của Navetco Mục tiêu đề tài: Kiểm tra kháng thể kháng virus Gumboro bằng phương pháp ELISA sau khi tiêm phòng vaccine Gumboro do công ty Navetco sản xuất Khảo sát tác động của việc lấy máu... Số gà trong thí nghiệm (con) NT1 NT2 NT3 I 7 7 7 II 7 7 7 III 7 7 7 NT1: sử dụng vaccine Gumboro; NT2: đối chứng -vaccine; NT3: đối chứng-tăng trọng Nghiệm thức 1 (NT1) và nghiệm thức 3 (NT3): gà được tiêm vaccine đầy đủ theo qui trình, riêng ở NT1 gà được lấy máu định kỳ để theo dõi khả năng đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch, NT3 không lấy máu nhằm khảo sát sự sinh trưởng và tăng trọng của gà Nghiệm... 32 5.2 Đề nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 ix TÓM LƯỢC Đề tài Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Tàu Vàng đối với vaccine Gumboro của Navetco được thực hiện tại trại thực nghiệm Ba Hoàng, phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ và phòng thí nghiệm Bệnh truyền nhiễm Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 07/2013... động Những loại vaccine này rất an toàn và được sử dụng rộng rãi trên mọi vùng lãnh thổ với đặc điểm dịch tễ khác nhau, nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch yếu, khả năng bảo hộ thấp Cho nên phải tiêm nhắc lại thêm 2-3 lần mới đủ đáp ứng miễn dịch Những vaccine này chỉ dùng ở những nơi an toàn chưa có bệnh Nếu bệnh đã nổ ra thì những vaccine này không có khả năng bảo hộ Vaccine chứa virus với độc lực trung... ẩn và gà thường bị bệnh ở dưới 3 tuần tuổi Theo nhận định của Lê Văn Năm (2004), cho rằng độ mẫn cảm đối với mầm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ chết ở bệnh Gumboro giữa gà trống và gà mái không có sự khác biệt 2.4 Miễn dịch học 2.4.1 Miễn dịch chủ động Đối với miễn dịch chống bệnh Gumboro, quá trình miễn dịch dịch thể là quan trọng Gà ở lứa tuổi nhỏ hơn 3-4 tuần tuổi chỉ cần tiếp xúc virus Gumboro. .. thụ động duy trì 100% ở gà thí nghiệm từ 3 ngày cho đến 10 ngày tuổi, với hiệu giá kháng thể lần lược là 1877±758, 930±108 Đến 17 ngày tuổi còn 60% gà có kháng thể và giảm hẳn ở 24 ngày tuổi (tỷ lệ 0%) Kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine vào thời điểm gà 35, 49 và 80 ngày tuổi Kết quả thí nghiệm cho thấy gà sử dụng 2 lần vaccine Gumboro của Navetco vào lúc 7 và 21 ngày tuổi, hiệu giá kháng... nhiều trại gà trong cả nước (Nguyễn Bá Thành, 2006) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh và ctv (2011), gà được tiêm một lần vaccine Gumboro, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 28 ngày tuổi (914,23±13,78 với vaccine đơn giá và 823,25±15,56 với vaccine đa giá) Gà sử dụng hai lần vaccine Gumboro vào lúc 7 và 14 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 42 ngày tuổi (2289,79±18,26 với vaccine đơn... gà mắc bệnh Gumboro là 22,30% so với gà mắc bệnh khác (18,62%) Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Gumboro cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà nhỏ hơn 30 ngày tuổi (62,5%), kế đến là gà từ 30-45 ngày tuổi (53,85%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (23,08%) Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm vaccine (70,0%), kế đến là các gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%) và gà được tiêm vaccine. .. Medivac -Gumboro B… Khi sử dụng vaccine này không gây hại đến cấu trúc túi Fabricius lại có khả năng vượt qua sự trung hòa kháng thể thụ động ở gà con, đáp ứng miễn dịch rất tốt, an toàn Vì thế, vaccine được sử dụng ở những vùng an toàn dịch bệnh cũng như vùng không an toàn dịch bệnh Vaccine chứa virus độc lực cao Đây là những loại vaccine chứa virus sống, còn độc lực khá cao khi sử dụng có khả năng gây... 80 ngày tuổi (5212±795) so với lần kiểm tra lúc 35 ngày tuổi (212±34) và 49 ngày tuổi (3536±1168) Khảo sát khả năng sinh trưởng và tăng trọng của gà Tàu Vàng qua 2 giai đoạn, giai đoạn nuôi úm 0-4 tuần tuổi và giai đoạn nuôi thịt 5-12 tuần tuổi, kết quả ghi nhận như sau: trọng lượng gà lúc 4 tuần tuổi đạt từ 254-257,4 gram/con, tăng trọng bình quân trong giai đoạn úm từ 7,727,84 gram/con/ngày với hệ ... NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Luận văn tốt nghiệp ngành: THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ TÀU VÀNG ĐỐI VỚI VACCINE GUMBORO CỦA NAVETCO Cán hướng dẫn:... 14 ngày sau tiêm phòng Nhưng qua khảo sát cho thấy thời điểm đáp ứng miễn dịch đàn gà thấp Điều vaccine cho đáp ứng miễn dịch chậm Vì miễn dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố địa vật đặc tính vaccine. .. Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, tiến hành thực đề tài: Khảo sát khả đáp ứng miễn dịch gà Tàu Vàng vaccine Gumboro Navetco Mục tiêu đề tài: Kiểm tra kháng thể kháng virus Gumboro phương