Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine gumboro của navetco (Trang 37)

+ Tỷ lệ gà có đáp ứng miễn dịch với virus Gumboro, qua kết quả kiểm tra ELISA. Số mẫu dương tính

Tỷ lệ huyết thanh dương tính (%) = x 100 Số mẫu xét nghiệm

+ Tăng trọng (g/con) = Trọng lượng cuối (g/con) – Trọng lượng đầu (g/con) + Tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn

Lượng thức ăn tiêu thụ Hệ số chuyển hoá thức ăn =

(kg thức ăn/kg tăng trọng) Tăng trọng

3.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thô được sử lý bằng phần mềm Excel.

So sánh trọng lượng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn giữa các nghiệm thức bằng phép thử t của phần mềm Minitab 16.

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả kiểm tra kháng thể

4.1.1 Khảo sát kháng thể thụ động mẹ truyền

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền, được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền Ngày tuổi Số mẫu

kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) 3 5 5 100 0,81±0,30 1877±758 10 5 5 100 0,44±0,05 930±108 17 5 3 60 0,20±0,02 394±31 24 5 0 0 0,12±0,02 236±38

X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy ở 3 ngày tuổi, 100% gà đều có kháng thể thụ động với hiệu giá kháng thể trung bình 1877 và lượng kháng thể duy trì đến 10 ngày tuổi. Tại thời điểm lúc gà 10 ngày tuổi tỷ lệ gà có kháng thể thụ động vẫn duy trì ở tỷ lệ cao 100%, mặc dù tại thời điểm này hàm lượng kháng thể đã giảm đáng kể chỉ bằng 1/2 so với lúc gà 3 ngày tuổi. Tuy nhiên với hiệu giá 930 vẫn đảm bảo miễn dịch chắc chắn cho gia cầm con. Vì theo tiêu chuẩn của bộ kit ELISA, với hiệu giá 396 qua xét nghiệm ELISA đã đủ miễn dịch bảo vệ cho đàn gà. Qua đó cho thấy việc tiêm phòng cho đàn gà mẹ, là rất cần thiết để tạo miễn dịch bảo hộ cho gia cầm con trong những ngày đầu.

Cũng từ kết quả bảng 4.1 cho thấy tại thời điểm 17 ngày tuổi, tỷ lệ dương tính với kháng thể mẹ truyền chỉ còn duy trì ở 60% gà thí nghiệm và hiệu giá giảm đáng kể chỉ còn 394 dưới ngưỡng bảo hộ (theo tiêu chuẩn bộ kit là 396) và đến 24 ngày tuổi kháng thể thụ động đã giảm hoàn toàn, hoặc một ít cá thể vẫn còn kháng thể nhưng rất thấp không phát hiện qua phản ứng ELISA. Theo Lê Văn Năm (2004), hàm lượng kháng thể thụ động trong cơ thể gà con phụ thuộc vào khoảng thời gian từ khi dùng vaccine cho gà mẹ đến khi lấy trứng ấp và hiệu giá kháng thể chủ động ở gà mẹ chuyển cho gà con.

động có thể bảo hộ đàn gia cầm con khi tiếp xúc với một số mầm bệnh sau khi mới nở tới 2 tuần. Qua đó cho thấy có sự khác nhau về sự tồn tại kháng thể thụ động giữa các đàn gia cầm, cho nên để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cần khảo sát sự tồn tại kháng thể mẹ truyền để có qui trình tiêm phòng thích hợp tránh bị ức chế miễn dịch do sự trung hoà vaccine với kháng thể thụ động. Theo Nguyễn Xuân Bình và ctv (2000), hiện nay qui trình tiêm phòng bằng vaccine cho gà con không có lịch rõ ràng và cũng không thể áp dụng lịch tiêm phòng chung cho tất cả mọi nơi.

4.1.2 Khảo sát mức độ bảo hộ của vaccine đối với virus gây bệnh Gumboro

Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Gumboro trên gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 35 ngày tuổi

Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 0 0 0,11±0,02 212±34 NT2 7 0 0 0,03±0,02 46±29

NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy, sau khi tiêm vaccine Gumboro lần 2 được 14 ngày tương ứng với gà được 35 ngày tuổi, hầu hết gà đều chưa được miễn dịch mặc dù một số gà có đáp ứng miễn dịch nhưng với hiệu giá thấp, trung bình 212 với mức hiệu giá này chưa đủ bảo hộ đàn gà chống lại bệnh Gumboro. Với vaccine nhược độc thường cho đáp ứng miễn dịch nhanh, thông thường là 14 ngày sau tiêm phòng. Nhưng qua khảo sát trên cho thấy tại thời điểm này đáp ứng miễn dịch trên đàn gà rất thấp. Điều này có thể do vaccine cho đáp ứng miễn dịch chậm. Vì sự miễn dịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa con vật và đặc tính của vaccine sử dụng.

Ở nghiệm thức đối chứng gà không được tiêm phòng vaccine hiệu giá kháng thể trung bình chỉ còn 46, không còn khả năng bảo hộ gà chống bệnh Gumboro theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ kit ELISA. Theo Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo (2011), cần lưu ý rằng không phải kháng thể cứ xuất hiện trong máu là con vật được bảo vệ khỏi sự tấn công của mầm bệnh mà hàm lượng kháng thể phải đạt đến một trị số nhất định thì cơ thể mới có mức độ miễn dịch bảo vệ. Trị số kháng thể này được gọi là ngưỡng bảo hộ. Hàm lượng kháng thể càng cao hơn ngưỡng bảo hộ thì mức độ miễn dịch của cơ thể càng lớn và ngược lại.

Bảng 4.3 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 49 ngày tuổi Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 7 100 1,45±0,45 3536±1168 NT2 7 0 0 0,01±0,01 11±8

NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn

Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy sau khi tiêm vaccine 28 ngày tương ứng với gà được 49 ngày tuổi, 100% gà đáp ứng miễn dịch với hiệu giá kháng thể khá cao 3536. Với hiệu giá kháng thể này theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ kit ELISA thì đàn gà hoàn toàn được bảo vệ khỏi bệnh Gumboro. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh và ctv (2011), gà sử dụng hai lần vaccine Gumboro vào lúc 7 và 14 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 42 ngày tuổi (2289,79±18,26 với vaccine đơn giá và 1995,01±24,28 với vaccine đa giá). Trong khi đó những gà không được tiêm phòng vaccine hàm lượng kháng thể rất thấp với hiệu giá 11 không đủ khả năng bảo vệ, do đó đàn gà hoàn toàn mẫn cảm với bệnh. Từ kết quả trên cho thấy gà cho đáp ứng miễn dịch tốt đối với vaccine đang sử dụng. Chính vì vậy để phòng tránh bệnh Gumboro hiệu quả cần phải tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng qui trình cho đàn gà.

Để theo dõi độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vaccine Gumboro, thí nghiệm tiếp tục khảo sát hiệu giá kháng thể kháng virus Gumboro vào thời điểm gà được 80 ngày tuổi, kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 80 ngày tuổi Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể(X±SE) NT1 7 7 100 2,11±0,30 5212±795 NT2 7 0 0 0 0

NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn

Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy ở nghiệm thức gà có tiêm phòng vaccine hiệu giá kháng thể vẫn được duy trì ở 100% gà thí nghiệm và tiếp tục tăng lên đạt 5212. Theo Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo (2011), khi sử dụng vaccine sống thường tạo đáp ứng miễn dịch lâu dài do vi sinh vật có khả năng nhân lên và tồn tại trong cơ thể vật chủ. Do khả năng nhân lên và tồn tại lâu dài trong cơ thể vật

chủ nên sẽ kích thích cơ thể vật chủ tạo đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh và tiếp tục tạo ra kích thích sinh kháng thể trong một khoảng thời gian.

Cho nên việc tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng qui trình là cần thiết để tạo miễn dịch cho đàn gà, nếu việc tiêm phòng không được thực hiện hoặc không đầy đủ thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gà là rất cao. Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), bệnh Gumboro thường xảy ra nhất ở các đàn gà không được tiêm vaccine (70%), kế đến là đàn gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%), và đàn gà được tiêm vaccine hai lần (28,57%). Trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam để phòng chống thiệt hại do bệnh truyền nhiễm gây ra không những đối với bệnh Gumboro mà còn đối với các bệnh truyền nhiễm khác cần tiêm phòng vaccine đầy đủ cho đàn đàn gia cầm.

4.2 Kết quả khảo sát khả năng sinh trƣởng và tăng trọng của gà thí nghiệm

Thí nghiệm tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà trong 12 tuần tuổi, kết quả được ghi nhận lại theo 2 giai đoạn; giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần tuổi) và giai đoạn sau nuôi úm (5-12 tuần tuổi), kết quả được thể hiện ở bảng 4.5 và 4.6.

4.2.1 Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần tuổi) (0-4 tuần tuổi)

Bảng 4.5 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần tuổi)

Thông số NT1

(X±SE)

NT3 (X±SE)

P

Trọng lượng ban đầu (gram/con) 37,80±0,59 37,90±0,69 0,93 Trọng lượng 4 tuần tuổi (gram/con) 254,00±4,99 257,40±4,56 0,56 Tăng trọng (gram/con/ngày) 7,72±0,19 7,84±0,17 0,60 Thức ăn tiêu thụ (gram/con/ngày) 18,39±4,63 18,41±4,73 0,97 HSCH.TĂ (gram TĂ/ gram tăng trọng) 2,39±0,06 2,36±0,05 0,58

NT1: sử dụng vaccine; NT3: đối chứng; HSCH.TĂ: hệ số chuyển hoá thức ăn; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy trọng lượng bình quân ban đầu của gà thí nghiệm tương đối đồng đều nhau. Qua 4 tuần nuôi úm trọng lượng gà ở nghiệm thức 1 đạt 254 g/con nhỏ hơn gà ở nghiệm thức 3 (257,40 g/con), nhưng qua phân tích thống

kê sự khác biệt không có ý nghĩa (P = 0,56). Điều này cho thấy khả năng sinh trưởng của giống gà Tàu trong giai đoạn úm khá đồng đều nhau giữa các cá thể. Theo nghiên cứu của của La Tấn Cường (2000), kết thúc giai đoạn úm 4 tuần trọng lượng bình quân đạt 246,25 g/con. Sự khác biệt này, có thể do điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến trọng lượng gà con trong giai đoạn úm, nếu nhiệt độ úm không đủ gà bị lạnh khả năng tăng trọng của gà sẽ bị ảnh hưởng, do đó cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ trong giai đoạn úm.

Tăng trọng bình quân của gà thí nghiệm trong giai đoạn úm ở nghiệm thức 1 là 7,72 g/con/ngày và ở nghiệm thức 3 là 7,84 g/con/ngày, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), trên gà Tàu Vàng F2 tăng trọng trung bình trong giai đoạn úm đạt 10,83g/con/ngày. Sự chênh lệch trên có thể do sự khác biệt về mặt di truyền, do giống gà Tàu Vàng hiện nay lai tạo với các giống gà khác nên sức sản xuất của gà bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy rằng ngoài công tác chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo thì yếu tố giống đóng vai trò rất quan trọng. Do đó để đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thì cần phải chọn lựa những con giống tốt. Hệ số chuyển hoá thức ăn trung bình trong giai đoạn úm ở nghiệm thức 1 là 2,39 và ở nghiệm thức 3 là 2,36 qua phân tích thống kê sự sai khác không có ý nghĩa (P = 0,58).

4.2.2 Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt (5-12 tuần tuổi) (5-12 tuần tuổi)

Bảng 4.6 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt (5-12 tuần tuổi)

Thông số NT1 (X±SE) NT3 (X±SE) P

Trọng lượng 4 tuần tuổi (gram/con) 254,00±4,99 257,40±4,56 0,56 Trọng lượng 12 tuần tuổi (gram/con) 1289,50±53,10 1376,50±55,60 0,20 Tăng trọng (gram/con/ngày) 18,49±0,95 19,98±0,99 0,21 T.Ă.T.thụ (gram/con/ngày) 56,77±7,16 57,53±7,40 0,37 HSCH.TĂ (kg TĂ/kg tăng trọng) 3,14±0,15 2,94±0,14 0,26

NT1: sử dụng vaccine; NT3: đối chứng; HSCH.TĂ: hệ số chuyển hoá thức ăn X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn.

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy trọng lượng gà ở nghiệm thức 1 đạt 1289,50 gram/con với mức tăng trọng 18,49 gram/con/ngày và ở nghiệm thức 3 là 1376,50

gram/con với mức tăng trọng 19,98 gram/con/ngày, tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Qua đó cho thấy việc lấy máu (gà nghiệm thức 1 được lấy máu vào lúc 35, 49 và 80 ngày tuổi) không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ Thú y cơ sở khi muốn tiến hành lấy máu kiểm tra các bệnh truyền nhiễm trong các hộ chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà còn gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng.

Theo nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (2012), trọng lượng trung bình lúc gà 12 tuần tuổi trọng lượng từ 1596,30±245 gram/con với mức tăng trọng 21,51±2,53 gram/con/ngày. Sự khác biệt trên do nhiều nguyên nhân có thể do khẩu phần cho gà ăn khác nhau, tính thuần chủng của giống gà và phương thức chăn nuôi cũng làm ảnh hưởng đến trọng lượng và khả năng tăng trọng của gà. Theo đặc tính của giống gà Tàu Vàng nuôi thả vườn trọng lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 1,5-2 kg, nhưng khi nuôi nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp thì trọng lượng lúc 3 tháng tuổi (12 tuần) đạt từ 1,5-1,7 kg ở gà trống và 1,2-1,4 kg ở gà mái (Lâm Minh Thuận, 2001).

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Kháng thể mẹ truyền duy trì với hiệu giá kháng thể cao bảo hộ được 100% gà con đến 10 ngày tuổi.

Sử dụng vaccine Gumboro có hiệu quả tốt trong việc bảo hộ đàn gà chống lại bệnh Gumboro. Tuy rằng tại thời điểm khảo sát lúc gà 35 ngày tuổi, vaccine cho đáp ứng miễn dịch thấp với hiệu giá kháng thể 212±34 so với tiêu chuẩn đánh giá bộ kit ELISA là 396, nhưng đến giai đoạn lúc gà 49 ngày tuổi thì hiệu giá kháng thể đạt 3536±1168 tỷ lệ dương tính đạt 100% số mẫu kiểm tra và đến lúc gà 80 ngày tuổi hiệu giá kháng thể đạt cao nhất 5212±795 tỷ lệ dương tính 100% số mẫu kiểm tra.

Qua kết quả thí nghiệm chưa phát hiện việc lấy máu kiểm tra kháng thể làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tăng trọng của gà.

5.2 Đề nghị

Cần nghiên cứu độ dài miễn dịch trên gà đến giai đoạn sinh sản để có qui trình phòng bệnh thích hợp và tạo miễn dịch thụ động chắc chắn cho gà con.

Tiếp tục tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại vaccine phòng bệnh Gumboro để chọn vaccine phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế nhất cho nhà chăn nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

Đái Duy Ban & Phạm Công Hoạt (2004), vaccine Gumboro phòng chống suy giảm miễn

dịch cho gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 9 – 56.

Đỗ Võ Anh Khoa (2012), Đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Tàu Vàng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tr.30-36.

Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), Ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp lên khả năng sinh trưởng và FCR ở gà Tàu Vàng giai đoạn 1-4 tuần, Tạp

chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ, tr.114-118.

Hồ Thị Việt Thu (2012), Tình hình bệnh Gumboro trên các giống gà thả vườn tại tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, (số 22a-2012), Hội thú y Việt Nam, tr.25-32.

Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh gia cầm, NXB Đại Học Cần Thơ, tr.19-22.

La Tấn Cường (2000), Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Tàu Vàng từ 0 đến 12 tuần tuổi nuôi theo phương thức thả vườn, Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi-Thú y,

Đại học Cần Thơ, tr.28-37.

Lâm Minh Thuận (2001) Nâng cao khả năng sản xuất của gà Tàu vàng, tập san KHKT

Nông Lâm nghiệp số 2/2011.

Lê Thanh Hòa (1992), Bệnh Gumboro suy giảm miễn dịch gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr.10-14.

Lê Văn Hùng & Nguyễn Phước Ninh (1995), “Nghiên cứu miễn dịch thu được chống

bệnh Gumboro trên gà, hội nghị khoa học ngành chăn nuôi thú y”, Đại học nông

lâm 1995, tr. 20-25.

Lê Văn Hùng (1996), Nghiên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine gumboro của navetco (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)