Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine gumboro của navetco (Trang 41 - 44)

(0-4 tuần tuổi)

Bảng 4.5 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần tuổi)

Thông số NT1

(X±SE)

NT3 (X±SE)

P

Trọng lượng ban đầu (gram/con) 37,80±0,59 37,90±0,69 0,93 Trọng lượng 4 tuần tuổi (gram/con) 254,00±4,99 257,40±4,56 0,56 Tăng trọng (gram/con/ngày) 7,72±0,19 7,84±0,17 0,60 Thức ăn tiêu thụ (gram/con/ngày) 18,39±4,63 18,41±4,73 0,97 HSCH.TĂ (gram TĂ/ gram tăng trọng) 2,39±0,06 2,36±0,05 0,58

NT1: sử dụng vaccine; NT3: đối chứng; HSCH.TĂ: hệ số chuyển hoá thức ăn; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy trọng lượng bình quân ban đầu của gà thí nghiệm tương đối đồng đều nhau. Qua 4 tuần nuôi úm trọng lượng gà ở nghiệm thức 1 đạt 254 g/con nhỏ hơn gà ở nghiệm thức 3 (257,40 g/con), nhưng qua phân tích thống

kê sự khác biệt không có ý nghĩa (P = 0,56). Điều này cho thấy khả năng sinh trưởng của giống gà Tàu trong giai đoạn úm khá đồng đều nhau giữa các cá thể. Theo nghiên cứu của của La Tấn Cường (2000), kết thúc giai đoạn úm 4 tuần trọng lượng bình quân đạt 246,25 g/con. Sự khác biệt này, có thể do điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến trọng lượng gà con trong giai đoạn úm, nếu nhiệt độ úm không đủ gà bị lạnh khả năng tăng trọng của gà sẽ bị ảnh hưởng, do đó cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ trong giai đoạn úm.

Tăng trọng bình quân của gà thí nghiệm trong giai đoạn úm ở nghiệm thức 1 là 7,72 g/con/ngày và ở nghiệm thức 3 là 7,84 g/con/ngày, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), trên gà Tàu Vàng F2 tăng trọng trung bình trong giai đoạn úm đạt 10,83g/con/ngày. Sự chênh lệch trên có thể do sự khác biệt về mặt di truyền, do giống gà Tàu Vàng hiện nay lai tạo với các giống gà khác nên sức sản xuất của gà bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy rằng ngoài công tác chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo thì yếu tố giống đóng vai trò rất quan trọng. Do đó để đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thì cần phải chọn lựa những con giống tốt. Hệ số chuyển hoá thức ăn trung bình trong giai đoạn úm ở nghiệm thức 1 là 2,39 và ở nghiệm thức 3 là 2,36 qua phân tích thống kê sự sai khác không có ý nghĩa (P = 0,58).

4.2.2 Kết quả theo dõi tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt (5-12 tuần tuổi) (5-12 tuần tuổi)

Bảng 4.6 Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn nuôi thịt (5-12 tuần tuổi)

Thông số NT1 (X±SE) NT3 (X±SE) P

Trọng lượng 4 tuần tuổi (gram/con) 254,00±4,99 257,40±4,56 0,56 Trọng lượng 12 tuần tuổi (gram/con) 1289,50±53,10 1376,50±55,60 0,20 Tăng trọng (gram/con/ngày) 18,49±0,95 19,98±0,99 0,21 T.Ă.T.thụ (gram/con/ngày) 56,77±7,16 57,53±7,40 0,37 HSCH.TĂ (kg TĂ/kg tăng trọng) 3,14±0,15 2,94±0,14 0,26

NT1: sử dụng vaccine; NT3: đối chứng; HSCH.TĂ: hệ số chuyển hoá thức ăn X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn.

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy trọng lượng gà ở nghiệm thức 1 đạt 1289,50 gram/con với mức tăng trọng 18,49 gram/con/ngày và ở nghiệm thức 3 là 1376,50

gram/con với mức tăng trọng 19,98 gram/con/ngày, tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Qua đó cho thấy việc lấy máu (gà nghiệm thức 1 được lấy máu vào lúc 35, 49 và 80 ngày tuổi) không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ Thú y cơ sở khi muốn tiến hành lấy máu kiểm tra các bệnh truyền nhiễm trong các hộ chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đối với bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà còn gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng.

Theo nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (2012), trọng lượng trung bình lúc gà 12 tuần tuổi trọng lượng từ 1596,30±245 gram/con với mức tăng trọng 21,51±2,53 gram/con/ngày. Sự khác biệt trên do nhiều nguyên nhân có thể do khẩu phần cho gà ăn khác nhau, tính thuần chủng của giống gà và phương thức chăn nuôi cũng làm ảnh hưởng đến trọng lượng và khả năng tăng trọng của gà. Theo đặc tính của giống gà Tàu Vàng nuôi thả vườn trọng lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 1,5-2 kg, nhưng khi nuôi nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp thì trọng lượng lúc 3 tháng tuổi (12 tuần) đạt từ 1,5-1,7 kg ở gà trống và 1,2-1,4 kg ở gà mái (Lâm Minh Thuận, 2001).

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine gumboro của navetco (Trang 41 - 44)