Khảo sát kháng thể thụ động mẹ truyền

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine gumboro của navetco (Trang 38 - 39)

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền, được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền Ngày tuổi Số mẫu

kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) 3 5 5 100 0,81±0,30 1877±758 10 5 5 100 0,44±0,05 930±108 17 5 3 60 0,20±0,02 394±31 24 5 0 0 0,12±0,02 236±38

X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy ở 3 ngày tuổi, 100% gà đều có kháng thể thụ động với hiệu giá kháng thể trung bình 1877 và lượng kháng thể duy trì đến 10 ngày tuổi. Tại thời điểm lúc gà 10 ngày tuổi tỷ lệ gà có kháng thể thụ động vẫn duy trì ở tỷ lệ cao 100%, mặc dù tại thời điểm này hàm lượng kháng thể đã giảm đáng kể chỉ bằng 1/2 so với lúc gà 3 ngày tuổi. Tuy nhiên với hiệu giá 930 vẫn đảm bảo miễn dịch chắc chắn cho gia cầm con. Vì theo tiêu chuẩn của bộ kit ELISA, với hiệu giá 396 qua xét nghiệm ELISA đã đủ miễn dịch bảo vệ cho đàn gà. Qua đó cho thấy việc tiêm phòng cho đàn gà mẹ, là rất cần thiết để tạo miễn dịch bảo hộ cho gia cầm con trong những ngày đầu.

Cũng từ kết quả bảng 4.1 cho thấy tại thời điểm 17 ngày tuổi, tỷ lệ dương tính với kháng thể mẹ truyền chỉ còn duy trì ở 60% gà thí nghiệm và hiệu giá giảm đáng kể chỉ còn 394 dưới ngưỡng bảo hộ (theo tiêu chuẩn bộ kit là 396) và đến 24 ngày tuổi kháng thể thụ động đã giảm hoàn toàn, hoặc một ít cá thể vẫn còn kháng thể nhưng rất thấp không phát hiện qua phản ứng ELISA. Theo Lê Văn Năm (2004), hàm lượng kháng thể thụ động trong cơ thể gà con phụ thuộc vào khoảng thời gian từ khi dùng vaccine cho gà mẹ đến khi lấy trứng ấp và hiệu giá kháng thể chủ động ở gà mẹ chuyển cho gà con.

động có thể bảo hộ đàn gia cầm con khi tiếp xúc với một số mầm bệnh sau khi mới nở tới 2 tuần. Qua đó cho thấy có sự khác nhau về sự tồn tại kháng thể thụ động giữa các đàn gia cầm, cho nên để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cần khảo sát sự tồn tại kháng thể mẹ truyền để có qui trình tiêm phòng thích hợp tránh bị ức chế miễn dịch do sự trung hoà vaccine với kháng thể thụ động. Theo Nguyễn Xuân Bình và ctv (2000), hiện nay qui trình tiêm phòng bằng vaccine cho gà con không có lịch rõ ràng và cũng không thể áp dụng lịch tiêm phòng chung cho tất cả mọi nơi.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine gumboro của navetco (Trang 38 - 39)