Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Gumboro trên gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 35 ngày tuổi
Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 0 0 0,11±0,02 212±34 NT2 7 0 0 0,03±0,02 46±29
NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn
Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy, sau khi tiêm vaccine Gumboro lần 2 được 14 ngày tương ứng với gà được 35 ngày tuổi, hầu hết gà đều chưa được miễn dịch mặc dù một số gà có đáp ứng miễn dịch nhưng với hiệu giá thấp, trung bình 212 với mức hiệu giá này chưa đủ bảo hộ đàn gà chống lại bệnh Gumboro. Với vaccine nhược độc thường cho đáp ứng miễn dịch nhanh, thông thường là 14 ngày sau tiêm phòng. Nhưng qua khảo sát trên cho thấy tại thời điểm này đáp ứng miễn dịch trên đàn gà rất thấp. Điều này có thể do vaccine cho đáp ứng miễn dịch chậm. Vì sự miễn dịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa con vật và đặc tính của vaccine sử dụng.
Ở nghiệm thức đối chứng gà không được tiêm phòng vaccine hiệu giá kháng thể trung bình chỉ còn 46, không còn khả năng bảo hộ gà chống bệnh Gumboro theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ kit ELISA. Theo Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo (2011), cần lưu ý rằng không phải kháng thể cứ xuất hiện trong máu là con vật được bảo vệ khỏi sự tấn công của mầm bệnh mà hàm lượng kháng thể phải đạt đến một trị số nhất định thì cơ thể mới có mức độ miễn dịch bảo vệ. Trị số kháng thể này được gọi là ngưỡng bảo hộ. Hàm lượng kháng thể càng cao hơn ngưỡng bảo hộ thì mức độ miễn dịch của cơ thể càng lớn và ngược lại.
Bảng 4.3 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 49 ngày tuổi Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 7 100 1,45±0,45 3536±1168 NT2 7 0 0 0,01±0,01 11±8
NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn
Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy sau khi tiêm vaccine 28 ngày tương ứng với gà được 49 ngày tuổi, 100% gà đáp ứng miễn dịch với hiệu giá kháng thể khá cao 3536. Với hiệu giá kháng thể này theo tiêu chuẩn đánh giá của bộ kit ELISA thì đàn gà hoàn toàn được bảo vệ khỏi bệnh Gumboro. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh và ctv (2011), gà sử dụng hai lần vaccine Gumboro vào lúc 7 và 14 ngày tuổi, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất ở 42 ngày tuổi (2289,79±18,26 với vaccine đơn giá và 1995,01±24,28 với vaccine đa giá). Trong khi đó những gà không được tiêm phòng vaccine hàm lượng kháng thể rất thấp với hiệu giá 11 không đủ khả năng bảo vệ, do đó đàn gà hoàn toàn mẫn cảm với bệnh. Từ kết quả trên cho thấy gà cho đáp ứng miễn dịch tốt đối với vaccine đang sử dụng. Chính vì vậy để phòng tránh bệnh Gumboro hiệu quả cần phải tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng qui trình cho đàn gà.
Để theo dõi độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vaccine Gumboro, thí nghiệm tiếp tục khảo sát hiệu giá kháng thể kháng virus Gumboro vào thời điểm gà được 80 ngày tuổi, kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4 Mức độ bảo hộ của gà Tàu Vàng ở 80 ngày tuổi Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể(X±SE) NT1 7 7 100 2,11±0,30 5212±795 NT2 7 0 0 0 0
NT1: sử dụng vaccine; NT2: không sử dụng vaccine; X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn
Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy ở nghiệm thức gà có tiêm phòng vaccine hiệu giá kháng thể vẫn được duy trì ở 100% gà thí nghiệm và tiếp tục tăng lên đạt 5212. Theo Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo (2011), khi sử dụng vaccine sống thường tạo đáp ứng miễn dịch lâu dài do vi sinh vật có khả năng nhân lên và tồn tại trong cơ thể vật chủ. Do khả năng nhân lên và tồn tại lâu dài trong cơ thể vật
chủ nên sẽ kích thích cơ thể vật chủ tạo đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh và tiếp tục tạo ra kích thích sinh kháng thể trong một khoảng thời gian.
Cho nên việc tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng qui trình là cần thiết để tạo miễn dịch cho đàn gà, nếu việc tiêm phòng không được thực hiện hoặc không đầy đủ thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gà là rất cao. Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), bệnh Gumboro thường xảy ra nhất ở các đàn gà không được tiêm vaccine (70%), kế đến là đàn gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%), và đàn gà được tiêm vaccine hai lần (28,57%). Trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam để phòng chống thiệt hại do bệnh truyền nhiễm gây ra không những đối với bệnh Gumboro mà còn đối với các bệnh truyền nhiễm khác cần tiêm phòng vaccine đầy đủ cho đàn đàn gia cầm.
4.2 Kết quả khảo sát khả năng sinh trƣởng và tăng trọng của gà thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà trong 12 tuần tuổi, kết quả được ghi nhận lại theo 2 giai đoạn; giai đoạn nuôi úm (0-4 tuần tuổi) và giai đoạn sau nuôi úm (5-12 tuần tuổi), kết quả được thể hiện ở bảng 4.5 và 4.6.