1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An

67 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 804,5 KB

Nội dung

1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống của nước ta và là nguồn thu nhập quan trọng đối với các hộ gia đình ở nông thôn. Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam theo những tài liệu đ

Trang 1

PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống của nước ta và là nguồn thu nhậpquan trọng đối với các hộ gia đình ở nông thôn Ngành chăn nuôi gia cầm ở ViệtNam theo những tài liệu để lại đã có từ 3200 – 3500 năm trước (Nguyễn ĐăngVang 2002) Đối với một nước có nền kinh tế hơn 90 % là sản xuất nông nghiệpnhư Việt Nam thì chăn nuôi gia cầm không những là ngành không thể thiếu màcòn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nghề của đất nước.

Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2009 của tổng cục thống kê, tổngđàn gia cầm của Việt Nam có khoảng 280,18 triệu con [29] Cùng với sự phát triểncủa các ngành nghề khác trong cả nước thì chăn nuôi gia cầm cũng đang trên đàphát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Bên cạnh sự phát triển thì chăn nuôigia cầm hiện nay còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ xảy radịch cúm gia cầm A/H5N1 Dịch cúm gia cầm đã và đang gây thiệt hại rất to lớnvề kinh tế, lẫn con người Dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Namvào cuối tháng 12/2003, bắt đầu từ các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang, sauđó lây lan sang nhiều tỉnh thành khác trong cả nước Trong vòng hai tháng dịch đãxuất hiện tại 2.574 xã, phường thuộc 381 quận, huyện, thị xã của 57 tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9triệu con chiếm 16,9% tổng đàn, trong đó gà có 30,4 triệu con và thuỷ cầm là 13,5triệu con Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loài chim khác bị chếtvà tiêu huỷ.

Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan rất nhanhvới tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm bị nhiễm bệnh Bệnh xảy ra khắp nơi trên thếgiới, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinhtế, chính trị, xã hội…

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao HPAI (High Pathogenic Avian Influenza)được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A các bệnh truyền nhiễm cực kỳnguy hiểm Từ cuối năm 2003 trở lại đây bệnh cúm gia cầm đã, đang và dự đoántrong nhiều năm nữa vẫn là mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của ngànhchăn nuôi gia cầm ở nước ta và cho sức khoẻ cộng đồng Do đó phòng chống dịchcúm gia cầm là một trong những chương trình phòng chống dịch bệnh cấp quốc

Trang 2

gia Ngoài các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi như tiêu huỷ đàn giacầm nhiễm bệnh, cấm lưu thông tiêu thụ, … thì việc sử dụng vaccine tiêm phòngđể tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh cúm là một biện pháp hỗ trợtích cực và không thể thiếu trong việc phòng và hạn chế bệnh Vì thế trong côngtác phòng và chống dịch việc giám sát khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccinecủa gia cầm là nhiệm vụ bắt buộc.

Riêng đối với tỉnh Nghệ An, kể từ năm 2007, dịch cúm gia cầm xảy ra đã làmchết và tiêu hủy 66.281 con Năm 2008 dịch xuất hiện ở 4 huyện Hưng Nguyên,Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu đã làm chết và tiêu hủy 5.025 con gia cầm Năm2009 dịch xảy ra tại Đô Lương, số gia cầm ốm chết phải tiêu hủy là 946 con Chỉtính riêng 2 tháng đầu năm 2010 dịch lại xuất hiện ở Nghi Lộc, Nam Đàn và thànhphố Vinh, tổng số gia cầm ốm chết buộc phải tiêu hủy là 4.486 con

Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khảnăng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúmA/H5N1 tại tỉnh Nghệ An”

1.2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là xác định hiệu giá kháng thể của gà, vịt sau tiêm phòngvaccine cúm A/H5N1 Qua đó đánh giá khả năng bảo hộ của đàn gia cầm đượctiêm vaccine cúm năm 2009 tại tỉnh Nghệ An trong khuôn khổ dự án sử dụngvaccine cúm A/H5N1 giai đoạn III (2009 - 2010) của quốc gia.

Trang 3

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm

2.1.1 Khái niệm về bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà hay cúm loàichim Là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họorthomyxoviridae.

Virus cúm gia cầm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đàđiểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã Và nguy hiểm hơn bệnh có thể lâysang người và một số loài thú khác

Trước đây bệnh này còn được gọi là bệnh dịch tả gà (fowl plague) nhưng từhội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville - Mỹ năm 1981 đãthay thế tên này bằng tên bệnh cúm gia cầm độc lực cao (HPAI - HightyPathogenic Avian Inluenza) để chỉ các virus cúm type A có độc lực mạnh, gây lâylan nhanh, tỷ lệ tử vong cao [2]

2.1.2 Lịch sử bệnh cúm gia cầm

Năm 412 trước công nguyên, Hippocrates đã mô tả về bệnh cúm Năm 1680một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch.Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch cúm vào các năm 1889, 1918,1957, 1968

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) được phát hiện lần đầu tiên ởItalia vào năm 1878 và được đặt tên là bệnh dịch hạch gà, bệnh gây tỷ lệ tử vongrất cao ở đàn gia cầm.

Đến năm 1901, virus bệnh nguyên được Centanny Samnozzi xác định làmột tác nhân virus qua lọc Nhưng phải đến năm 1955 mới xác định đượcvirus đó chính là virus cúm type A (H7N1 và H7N7) gây chết nhiều gà, gà tâyvà các loài khác.

Qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bệnh dịchnghiêm trọng nhất xảy ra với gà là những chủng gây bệnh cao thuộc phân type H5và H7 như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm 1983 - 1984 là H5N2.

Cuối thập kỷ 60, phân type H1N1 đã phát hiện ở lợn và có liên quan đếnnhững ổ dịch ở gà tây với biểu hiện đặc trưng là những triệu chứng ở đường hôhấp và giảm đẻ [2].

Trang 4

Vào giữa thế kỷ 20, bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các nước Châu Âu, Nga, BắcPhi, Trung Đông Châu Á, Nam và Bắc Mỹ Virus cúm gia cầm subtype H5 đãđược tìm thấy ở Canada vào năm 1966 và vùng Wisconsin thuộc nước Mỹ năm1968 Từ năm 1977, nhiều subtype thuộc virus cúm A như H5 và H7 đã được phânlập và mô tả Trong năm 1972, virus cúm gia cầm đã được phát hiện từ vịt chạyđồng qua chương trình giám sát virus bệnh Newcastle và theo dõi chim hải âu ởAustralia Đầu năm 1996, bệnh cúm gia cầm được thông báo ở trên ngỗng Năm1997, dịch xảy ra ở Hồng Kông, được xác định là do virus H5N1 gây ra và đã phảitiêu huỷ khoảng 1,5 triệu con gà [26].

2.1.3 Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới

Cúm A/H5N1 là một virus có độc lực cao, và gây bệnh trên người trong cácvụ dịch cúm gà những năm 1996 - 2008, đặc biệt ác liệt là do virus cúm A/H5N1thể độc lực cao (HPAI, highly pathogenic avian influenza) gây ra kể từ năm 2003cho đến nay và phát sinh nhiều nhóm, phân nhóm (clade) có độc lực rất cao.Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà tạiScotland vào năm 1959 Từ đó cho đến nay, H5 và N1 đã có thay đổi lớn xét vềcấu trúc thành phần gen và kháng nguyên miễn dịch Sau gần 40 năm không pháthiện, cúm A/H5N1 xuất hiện tại Quảng Đông (1996), và Hồng Kông (1997) vớibiến đổi sâu sắc, không những gây chết gia cầm mà còn thích ứng và gây chếtngười bệnh Có thể coi dòng virus cúm A/H5N1 từ 1996 đến nay là cúm A/H5N1hiện đại mới xuất hiện Đặc biệt, từ 2003 đến nay, virus H5N1 gây ra dịch cúmtrên gia cầm tại Hồng Kông, Trung Quốc và lây lan sang hàng chục quốc gia trênthế giới ở châu Á, châu Âu và châu Phi Cúm A/H5N1 giai đoạn 2003 đến nay, cơbản về cấu trúc vẫn như trước đó, nhưng xét về độc lực (tính gây bệnh), loài vậtchủ nhiễm bệnh, tính kháng nguyên - miễn dịch và mức độ truyền lây có nhiều nétđặc trưng hơn và khác với nhiều biến chủng H5N1 trước đây

Từ cuối 2005, cúm A/H5N1, chủ yếu là các chủng virus thuộc phân dòngThanh Hải (nguồn gốc vùng Bắc Trung Quốc) bắt đầu lan sang một số nước vùngTrung Á, trong đó có Nga, rồi tràn ngập Đông Âu và xâm nhập vào các nước vùngTiểu Á, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc- Trung Phi, đặc biệt Ai Cập vàNigeria là các nước chịu thiệt hại nhiều nhất Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan,trong hơn mười năm qua, trên thế giới đã có hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêuhủy, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và kinh tế Đặc biệt, số ngườinhiễm và tử vong do virus cúm A/H5N1 mỗi năm một cao hơn, theo thống kê số

Trang 5

người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từnăm 2003 đến tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó,243 trường hợp đã tử vong chiếm tới 63,11% Việt Nam và Indonesia là các 2 quốcgia có số người nhiễm và tử vong cao nhất do virus cúm A/H5N1 trên thế giới.Trong số 16 nước có người chết do cúm gia cầm, Indonesia và Việt Nam đượcWHO xác định là quốc gia “điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các điềukiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi lây nhiễm và trở thành virus của người [24].

2.1.4 Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ởcác tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cảnước chỉ trong một thời gian ngắn Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặngnền tới nền kinh tế quốc dân Tính đến cuối năm 2009, dịch cúm gia cầm liên tụctái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành cácđợt dịch lớn như sau:

Từ cuối tháng 12 năm 2003 đến hết tháng 01 năm 2004:

Cuối tháng 12 năm 2003 dịch cúm gia cầm xuất hiện tại các tỉnh Hà Tây,Tiền Giang, Long An và sau đó lây nhanh sang các tỉnh An Giang, Vĩnh Long,Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang.

Giữa tháng 1 năm 2004 dịch xảy ra ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnhmiền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai Tại miền Bắc dịchxuất hiện ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, HàNam, Phú Thọ tiếp đó là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên [11].

Từ ngày 01 đến ngày10 tháng 2 năm 2004:

Dịch bùng phát rất nhanh, xảy ra trên quy mô lớn và diễn biến rất phức tạp.Bình quân mỗi ngày có khoảng 150 - 230 xã, 15 - 20 huyện phát sinh ổ dịch mớitrên phạm vi cả nước Ngày cao điểm nhất có 267 xã, 20 huyện thị phát sinh ổ dịchmới Số gia cầm phải tiêu hủy hàng ngày từ 2 - 3 triệu con, ngày cao điểm nhất là06/02/2004 phải tiêu hủy đến 4 triệu con [11].

Từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 27 tháng 2 năm 2004:

Tính đến ngày 27 tháng 02 dịch bệnh đã xảy ra ở 2.574 xã, phường (chiếm24.6 % số xã, phường), 381 huyện, thị (chiếm 60 %) thuộc 57 tỉnh, thành phố [11].

Tình hình dịch trong năm 2005:

Được chia làm nhiều đợt nhỏ:

Trang 6

Đợt dịch thứ nhất: Từ ngày 01/01 - 29/04, dịch xẩy ra ở 670 xã tại 182 huyệnthuộc 35 tỉnh, thành phố trong cả nước Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết vàtiêu hủy là 1.847.213 con, trong đó: 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029chim cút

Đợt 2: Từ ngày 29/06 - 32/08, dịch xẩy ra ở 14 xã, 12 huyện thuộc 8 tỉnh,thành phố Số gia cầm tiêu hủy là 12.164 con trong đó 5.294 gà và 6.870 vịt, ngan Đợt 3: Từ ngày 01/10 - 15/12, dịch xẩy ra ở 305 xã, phường của 108 quận,huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố Số gia cầm tiêu hủy là 3.972.943 con, trong đó1.338.523 gà, 2.135.116 vịt, ngan và 499.304 chim cút, bồ câu, chim cảnh.

Đợt dịch cuối năm: Dịch xẩy ra chủ yếu trên đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻchưa được bảo hộ bằng vaccine [11].

Tình hình dịch cuối năm 2006 và đầu 2007:

Đợt 1: Từ ngày 06/12/2006 - 07/03/2007, dịch xẩy ra trên 83 xã, phường của33 huyện, quận thuộc 11 tỉnh, thành Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủylà 103.094 con, trong đó 13.622 gà, 89.472 vịt, ngan Hai tỉnh nặng nhất là Cà Mauvà Bạc Liêu

Đợt 2: Từ 01/05 - 23/08/2007, dịch xẩy ra ở 167 xã, phường của 70 huyện,quận thuộc 23 tỉnh, thành Tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu hủy là 2.294.849con, trong đó 21.525 gà, 264.549 vịt, 8.775 ngan Dịch nặng nhất ở Nghệ An, NamĐịnh và Điện Biên.

Dịch tái phát lại vào ngày 01/10/2007 tại 15 xã của 9 huyện thuộc 6 tỉnh.Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 8.850 con, trong đó 1.024 gà, 7.826vịt [11].

Từ đầu tháng 5 đến 21/06/2007:

Dịch xẩy ra trên 60 xã của 18 tỉnh trong cả nước bắt đầu từ Nghệ An sau đóđến Nam Định, Bắc Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam,Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cao Bằng [11].

Từ cuối năm 2007 đến đầu 2008:

Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 17 tỉnh, thành trong cả nước gồm Hà Nội,Hà Nam, Hải Dương, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, QuảngBình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Trà Vinh,Tuyên Quang, Vĩnh Long [11].

Tình hình dịch năm 2008:

Trang 7

Năm 2008 dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thịxã của 27 tỉnh, thành phố Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.580con (gồm gà, ngan, vịt) [28].

Tình hình dịch năm 2009:

Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 68 xã, phường, thị trấn của 34huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủytrên 127.000 con [25]

2.1.5 Những kết quả nghiên cứu đã đạt được về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam [5]

2.1.5.1 Sự lưu hành virus cúm gia cầm ở Việt Nam

Virus cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cho gia cầm ở Việt Nam có nguồn gốc từTrung Quốc thuộc gennotyp Z.

Trong các năm tiếp theo của ổ dịch, virus vẫn tiếp tục xâm nhập từ TrungQuốc vào Việt Nam, có thể thông qua đường nhập lậu gia cầm Loại virus xâmnhập về sau này, ngoài gennotyp Z có cả gennotyp G (loại virus chuyên lưu hành ởQuảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc)).

Virus lưu hành ở Việt Nam luôn biến đổi cấu trúc di truyền Chỉ riêng đoạngen tại vị trí tách (cleavage site) đã có 5 cấu trúc khác nhau Các loại virus lưuhành ở Việt Nam bao gồm H3, H4, H5, H6, H9, H11 và H12.

Sự biến đổi di truyền của virus cúm H5N1 tại Việt Nam đã xảy ra tại vị tríthụ thể của virus với tế bào.

Virus H5N1 gây bệnh cho gia cầm năm 2003 vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam.Các loại virus lưu hành ở phía Nam đã phát triển thành một nhóm riêng (nhóm S),và khác với nhóm virus (nhóm N) lưu hành ở phía Bắc.

Virus cúm H5N1 có tính kháng nguyên rất đa dạng từ khi xuất hiện tại ViệtNam và đã xuất hiện một số chủng có tính kháng nguyên hoàn toàn khác và đượcphân vào nhóm kháng nguyên HA Clade 2 hoặc Genotyp G.

Mặc dù lợn là động vật mẫn cảm với virus cúm và có thể là nơi gây ra sự tổhợp của virus cúm H5N1 với virus cúm người để tạo ra một chủng virus mới gâyđại dịch Nhưng nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ lợn nhiễm virus H5N1 là rất thấp.Nói cách khác khả năng nhiễm và phát bệnh ở lợn do H5N1 là không đáng kể.Hơn nữa lợn được gây bệnh thực nghiệm không phát bệnh lâm sàng và không làmlây lan virus sang lợn tiếp xúc.

Virus H5N1 có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường so với các loại virus cúmkhác Điều quan trọng là trong điều kiện môi trường bình thường (nước sông suối,

Trang 8

ở nhiệt độ 20 - 300C) virus chỉ bị mất hoạt lực sau 90 giờ, trong môi trường có chấthữu cơ virus có thể tồn tại lâu hơn Đối với virus trong cơ thể gia cầm bệnh đượcchôn dưới đất chúng chỉ giữ được tính gây nhiễm không quá 5 ngày

Để làm nâng cao tính nhạy cảm của phương pháp chẩn đoán nên chẩn đoánvirus cúm bằng phương pháp RT-PCR, trong đó xác định virus type A trước(thông qua xác định gen M) sau đó mới xét nghiệm các đặc tính subtype khác.

Đã phát hiện cầy hương tại rừng Cúc Phương bị chết do virus H5N1 Điều nàycho thấy cần phải có các biện pháp an toàn sinh học cho các vườn quốc gia và nhấtlà các sở thú.

Đã chế tạo thành công kháng nguyên HA H5N1 dùng trong giám sát huyếtthanh cúm gia cầm Mặt khác cũng đã chế tạo thành công kháng huyết thanh khángH5N1 dùng trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh.

Đã khảo sát chất sát trùng Alpha Terpineol từ tinh dầu tràm có khả năng sátkhuẩn và làm giảm sự nhân lên của virus H5N1 trên môi trường tế bào.

2.1.5.2 Kết quả nghiên cứu phát triển vaccine phòng bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam

Đã nghiên cứu thành công:

- Quy trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1.

- Quy trình bảo quản và sử dụng vaccine cúm A/H5N1.- Quy trình tiếp truyền giống gốc và sản xuất giống cấp một

2.2 Đặc điểm virus học của virus cúm A phân type H5N1 gây bệnh ở gia cầm

2.2.1 Phân loại

Virus nói riêng cũng như virus cúm nói chung thường được phân loại chủyếu theo tính kháng nguyên Khi dùng phản ứng kết tủa trên thạch hoặc kết hợp bổthể người ta thấy có 3 nhóm virus khác nhau và đặt tên cho 3 nhóm là virus A, B,và C Dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu người ta thấy virus type A lạicó nhiều loại khác nhau Trên cơ sở kết quả của phản ứng ức chế ngưng kết hồngcầu, khi phát hiện ra rằng kháng thể kháng ngưng kết hồng cầu là kháng thể đượctạo ra để chống lại protein HA nhưng không ức chế toàn bộ các virus type A Từđó virus type A được chia ra các type phụ (subtype) trên cơ sở có phản ứng HI đặchiệu Cho đến năm 2004 tổng số subtype chia theo khả năng ngưng kết hồng cầu là16 Cũng như vậy với protein NA, người ta phát hiện ra 9 loại NA có tính khángnguyên khác nhau và được đặt tên là từ N1 cho đến N9 Virus cúm type A là kếtquả sự tổ hợp giữa 2 loại protein này Chính vì vậy chúng ta có virus cúm đặt tênlà HxNy Việc phân loại virus như trên do ủy ban định danh quốc tế tiến hành [6].

Trang 9

Các loại virus cúm rất đa dạng, có thể chúng có cùng danh hiệu nhưng khôngchắc có cùng nguồn gốc và về gen di truyền chúng có sự khác nhau Với virusH5N1 đang gây bệnh đại dịch cho gia cầm, có nguồn gốc từ Châu Á được gọi tênđầy đủ là "virus H5N1 dòng Châu Á" nhằm phân biệt với các loại H5N1 khác.Virus H5N1 lại được phân loại chi tiết hơn nữa Có 2 kiểu phân loại virus cúmdòng Châu Á (theo quy định của WHO) đó là:

Phân loại theo kiểu gen: Virus cúm dòng Châu Á phải có 2 đoạn RNA chịutrách nhiệm tổng hợp protein HA và NA có nguồn gốc từ virus cúm H5N1 phânlập từ ngỗng ở Quảng Đông (Trung Quốc) vào năm 1996 Tùy theo nguồn gốc của6 đoạn gen còn lại mà người ta đặt tên cho kiểu gen của virus đó Tại Việt Namcho đến nay chúng ta đã phát hiện có 3 kiểu gen, đó là Z, G, và V.

Phân loại theo nhóm kháng nguyên: Do sự biến đổi di truyền liên tục nênprotein HA của virus cúm H5N1 dòng Châu Á có tính kháng nguyên thay đổi.Bằng phản ứng HI xác định hiệu giá kháng thể của các loại virus cúm H5N1 dòngChâu Á thì các virus cúm có hiệu giá kháng thể chênh lệch nhau không quá 1logđược phân vào cùng một nhóm kháng nguyên Khi hiệu giá HI lệch 2log trở lên thìvirus sẽ thuộc nhóm kháng nguyên khác Hiện nay đã có đến 9 nhóm khángnguyên khác nhau [6].

2.2.2 Tên gọi của virus cúm A/H5N1

Tên của virus cúm được đặt theo quy ước quốc tế bắt đầu bằng type virus, vàsubtype (nghĩa là theo tên gọi của protein HA và NA) Như vậy chúng ta viết:virus type A H5N1 Tên của từng chủng virus được viết bắt đầu từ tên type, tênloài động vật mà từ đó virus được phân lập, tên địa phương nơi phân lập được (tênnước, tên tỉnh, hoặc tên bang), sau đó ký hiệu riêng của phòng thí nghiệm nơi phânlập được, năm phân lập và để trong ngoặc tên chung của virus Ví dụ:A/DK/VNM/450/06[H5N1] Riêng với virus cúm phân lập từ người thì không cầnđể tên động vật nữa, ví dụ A/Việt Nam/1303/03[H5N1] [6].

2.2.3 Cấu trúc của virus cúm A/H5N1

Trang 10

Vỏ ngoài của virus là một màng lipid Trên màng này có hai loại protein làHemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA) Bên trong virus có hai thành phầngồm axit nhân loại RNA và protein RNA của virus cúm là sợi đơn gồm 7 hoặc 8đoạn riêng biệt, các sợi RNA này được bao bọc bởi các protein chủ yếu là NP(Nucleoprotein) và protein M (Mactrix) tạo ra Nucleocapsid Các protein của virusbao gồm và có chức năng sau:

HA: Là một trimer có bản chất glycoprotein type1 có chức năng bám dínhvào thụ thể tế bào

NA: Là một tetramer có nhiệm vụ cắt axit sialic, giúp HA gắn vào thụ thể vàgiúp giải phóng RNA từ endosom (thể nội bào) và tạo hạt virus mới

M2: Là tetramer có chức năng tạo khe H+ nhằm giúp cởi vỏ virus.

M1: Tập hợp các thành phần của virus và gây ra hiện tượng nảy chồi để giảiphóng virus mới hình thành.

PB1, PB2, NP và PA: Có nhiệm vụ bảo vệ, sao chép và phiên dịch RNA.NS2 kết hợp với M1 có nhiệm vụ chuyển RNA từ trong nhân tế bào ra ngoàinguyên sinh chất.

NS2 là protein không cấu trúc (không là đơn vị tạo thành hạt virus) đượctổng hợp trong quá trình nhân lên của virus và có nhiệm vụ cắt xén RNA và kíchthích sự phiên mã trong quá trình nhân lên của virus

2.2.1.2 Cấu trúc gennom [24].

Hệ gen của virus cúm chứa duy nhất Axit ribonucleic (RNA) một sợi, có cấutrúc là sợi âm, ký hiệu là SS (-) RNA (Negative single stranded RNA) Sợi âmRNA có độ dài 10.000 - 15.000 nucleotit, không được nối với nhau tạo thành mộtsợi RNA hoàn chỉnh mà phân chia thành 7 - 8 phân đoạn có cấu trúc riêng biệt, màmỗi một phân đoạn là một gen chịu trách nhiệm cho mỗi một loại protein củavirus

Phân đoạn 1 - 3 mã hóa cho protein PB1, PB2 và PA là các loại protein cóchức năng là Enzyme polymeraza, trong đó PB1 có phân tử lượng tính toán là 87 x103 Da, PB2 có phân tử lượng tính toán là 84 x 103 Da và PA có phân tử lượng tínhtoán là 83 x 103 Da.

Phân đoạn 4 mã hóa cho protein hemagglutinin (HA) với phân tử lượng là 63x 103 Da (không được glycosyl hóa), 72 x 103 Da nếu được glycosyl hóa.

Phân đoạn 5 mã hóa cho protein nucleoprotein (NP) với phân tử lượng tínhtoán là 56 x 103 Da.

Trang 11

Phân đoạn 6 là gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein enzymeneuraminidase (NA) với phân tử lượng tính toán là 50 x 103 Da.

Phân đoạn 7 mã hóa cho hai tiểu phần protein đệm (matrix protein M1 vàM2), trong đó phân tử lượng tính toán của M1 là 28 x 103 Da và của M2 là 11 x 103Da.

Phân đoạn 8 có độ dài tương đối ổn định 890 (nucleotit) trong các biến chủngcúm A, mã hóa cho 2 tiểu phần protein không cấu trúc NS1 và NS2 (Nonstructuralprotein, NS), trong đó phân tử lượng tính toán của NS1 là 27 x 103 Da và của NS2là 14 x 103 Da.

Hình 1 Các dạng hình thái khác nhau dưới kính hiển vi điện tử (A), mô hình

cấu tạo hạt virus (B), cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus

cúm A.

2.2.4 Sự biến đổi gen di truyền của virus cúm A/H5N1

Virus cúm liên tục biến đổi về gen di truyền tạo ra virus mới Cơ chế của sựbiến đổi đó là:

Thay đổi do đột biến điểm: Việc phân chia virus H5N1 dòng Châu Á theonhóm kháng nguyên như nói ở trên chính là kết quả của đột biến điểm của đoạngen HA Khi virus nhân lên trong tế bào ký chủ sẽ có sự sai lệch trong sao chépdẫn đến thay đổi một hoặc nhiều nucleotid, dẫn đến thay đổi cấu trúc của mã ditruyền và protein HA Sự thay đổi này làm tính kháng nguyên thay đổi theo Việcthay đổi không chỉ xảy ra ở gen HA mà còn ở các gen khác Do vậy hàng nămnhóm chuyên gia về cúm của WHO thường phải xem xét và chọn ra loại virus mớiđể sản xuất vaccine thay thế cho chủng virus năm trước [6].

Thay đổi do tổ hợp: Khi 2 virus cúm type A cùng nhiễm vào trong một tếbào, chúng đều tổng hợp ra hàng ngàn phân tử protein và đoạn RNA của chính

Trang 12

này không phải đoạn RNA của virus nào thì theo nhau làm thành một hạt virusgiống với virus thế hệ trước, mà chúng tự sắp xếp miễn sao có đủ 8 đoạn RNA bấtkể của virus nào Kết quả là virus khi hình thành có thể có tất cả 8 đoạn RNA đềulà của một trong hai loại virus bố mẹ hoặc có một số đoạn RNA của virus này vàsố còn lại của virus kia Do sự biến đổi liên tục nên virus cúm luôn luôn được coilà mới Về mặt kháng nguyên, sự thay đổi này làm cho con người dù đã được tiêmphòng nhưng vẫn có thể mắc bệnh cúm nhưng ở dạng nhẹ Sự thay dổi do đột biếnđiểm là một quá trình thay đổi từ từ nhưng thường xuyên của tính kháng nguyênnên đòi hỏi hàng năm người ta phải chọn chủng virus thích hợp để làm vaccine.Trong khi đó, sự thay đổi do tổ hợp, ví dụ chúng ta đang mắc bệnh cúm do H3N2gây ra nay nếu xuất hiện H5N3 chẳng hạn thì con người chưa tiếp xúc với H5 baogiờ nên khi mắc bệnh bệnh sẽ rất nặng và có khả năng sinh ra đại dịch ở người.Tuy nhiên không nhất thiết phải có quá trình tổ hợp mới sinh ra đại dịch Viruscúm dòng Châu Á đang lưu hành hiện nay chẳng hạn có thể chỉ cần một vài độtbiến điểm sao cho nó có thể lây lan dễ dàng giữa người với người là có khả năngsinh ra đại dịch [6].

2.2.5 Các type, phân type và các chủng của virus cúm A/H5N1

Virus cúm gồm có 3 type và chúng được phân biệt khác nhau dựa vào nhữngđiểm khác biệt về kháng nguyên ở nhân và lớp protein matrix Một điểm khác biệtquan trọng giữa các type virus cúm là khả năng nhiễm và gây nhiễm ở các loài vậtkhác nhau Ví dụ virus cúm type A đã được phát hiện và xác định là gây bệnh ởcác loài động vật có vú và các loài chim, bao gồm: người, lợn, ngựa, chồn, các loàiđộng vật có vú ở biển và một loạt các loài gia cầm và chim hoang dã Trong đóvirus cúm type B và C phần lớn được xác định là gây bệnh ở người và rất hiếm khicó thể xác định có mặt ở các loài động vật khác như hải âu và lợn [4].

Ngoài ra khi so sánh với các type virus cúm B, C, virus cúm type A đượccoi là đã xác định rõ đặc tính cũng như khả năng gây bệnh ở người và động vật vìchúng gây ra các đại dịch không thể lường trước với tỉ lệ chết cao

Về lý thuyết có thể suy luận ra rằng có thể hình thành hàng nghìn chủng viruscúm có chứa cả HA và NA khác nhau và mỗi chủng virus này đều có những đặcđiểm riêng và có khả năng gây bệnh khác nhau Tuy nhiên đến thời điểm hiện tạimới chỉ phát hiện được một lượng rất nhỏ các chủng virus cúm type A ở ngườitrên toàn thế giới bao gồm: H1N1, H1N2, H3N2, và gần đây là chủng H5N1 Mặcdù vậy người có thể bị nhiễm bởi cả 3 type virus cúm A, B, C [4].

Trang 13

Mặt khác dựa vào khả năng gây bệnh ở động vật, cũng như đặc tính di truyềnphân tử đặc hiệu, người ta phân loại các chủng virus cúm gia cầm thuộc type Athành 2 nhóm chính: đó là chủng virus độc lực cao (H5, H7, và gần đây là H9) cóthể gây nhiễm với tỷ lệ chết lên đến 100% số gia cầm và các chủng virus cúm giacầm độc lực thấp, thường gây bệnh nhẹ ở các loài gia cầm Tuy nhiên các chủngvirus cúm gia cầm độc lực thấp được xem là có tiềm năng rất cao để tiến hóa thànhcác chủng có độc lực cao Trong số các chủng virus độc lực cao các chủng H5, H7bao gồm: H5N1, H7N7, H7N3 đã được xác định là các chủng virus cúm có độc lựccao và con người cũng có thể bị nhiễm các chủng virus này với các biểu hiện bệnh lýkhác nhau nhẹ (H7N3, H7N7) cho tới nặng và thậm chí bị chết (H7N7, H5N1) [4].

2.2.6 Sự nhân lên của virus cúm A/H5N1 trong tế bào ký chủ

Quá trình nhân lên của virus cúm chia ra nhiều giai đoạn, gồm có giai đoạnbám dính, xâm nhập, tổng hợp protein và RNA (pha sớm và pha muộn), lắp ráp vàgiải phóng virus (hình 2) Sự bám dính của virus cúm vào tế bào ký chủ bắt đầubằng sự bám dính không đặc hiệu do các loại đường có trên protein HA quyếtđịnh Tại đây vai trò của mối liên kết α 2 - 3 hay α 2 - 6 quyết định mức độ bámdính Sau đó các men proteaza có trong ký chủ sẽ cắt đôi protein HA tại điểm cắtvà giúp cho protein này bám vào thụ thể của tế bào ký chủ Sau khi có mối liên kếtHA - thụ thể thì men neuraminidase (NA) của virus sẽ cắt các axit sialic của tế bào(taminflu có tác dụng ức chế NA tức là ức chế quá trình này) Khi virus bám vàothụ thể, tạo ra thông tin cho quá trình ẩm bào bắt đầu Mảng tế bào tại nơi có virusbám vào sẽ lõm vào trong tạo thành một túi nhỏ, miệng túi khép lại và virus đượcnằm trong một quả cầu nhỏ gọi là endosome Màng của endosome như vậy chínhlà màng tế bào được lộn ngược vào trong Người ta gọi quá trình này là quá trìnhẩm bào Trong nguyên sinh chất màng endosome này sẽ sát nhập với màng củalysosome Môi trường bên trong lysosome sẽ toan hóa giúp cho màng lipid củavirus sát nhập với màng của lysosome Mặt khác, protein M2 của virus sẽ bơmH+ vào bên trong virus làm cho phần bên trong của virus sẽ toan hóa Nếu tacoi virus như một cái túi thì miệng túi sẽ gắn với màng lysosome, sau đó chiếctúi này được mở ra và lộn ngược ra giải phóng nucleocapsid của virus vàotrong nguyên sinh chất [6].

Trang 14

Hình 2: Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A trong tế bào chủ.

2.2.7 Đặc tính nuôi cấy virus cúm A/H5N1

Phần lớn các chủng virus có thể phát triển ổn định ở trứng gà có phôi hoặc ởcác loại tế bào mầm Đây chính là đặc điểm quan trọng để nhân giống virus trongphòng thí nghiệm để nghiên cứu, bảo tồn cũng như để sản xuất vaccine Đối với cácchủng virus cúm cũng có những đặc tính như vậy Tuy nhiên, virus cúm type A chỉphát triển ở trong môi trường tế bào không có huyết thanh chứa trypsin Một số hệthống tế bào kể cả dòng tế bào MDCK cần được nuôi cấy ở trong môi trường khôngcó huyết thanh có chứa trypsin để tách các protein HA của virus giúp cho việc hìnhthành các khuẩn lạc Một số loại môi trường tế bào như tế bào gan HepG2 của người,tế bào thận phôi lợn (ESK) và tế bào thận gà (CK) cũng đã được chứng minh là cónhiều hứa hẹn và nhạy cảm hơn đối với virus cúm gia cầm [19].

2.2.8 Độc lực và sức kháng của virus

2.2.8.1 Độc lực của virus

Để đánh giá độc lực của virus cúm người ta sử dụng phương pháp gây bệnhcho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2ml nước trứng đã được gâynhiễm virus với tỉ lệ pha loãng 1/10, sau đó đánh giá mức độ bệnh của gà để chođiểm (chỉ số IVPI), điểm tối đa là 3 và đó là virus có độc lực cao nhất Theo quyđịnh của ủy ban Châu Âu [30] thì những virus có chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên là thuộcnhóm virus có độc lực cao Căn cứ vào chỉ số IVPI các nhà khoa học đã thống nhấtchia virus cúm làm 3 loại:

- Loại virus có độc lực cao: Nếu sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch cho gà mà làmchết 75 - 100% gà thực nghiệm, virus gây cúm gà phải làm chết 20% số gà mẫn

Trang 15

cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên môi trường tế bào xơ phôi gà và tế bào thậntrong điều kiện môi trường nuôi cấy không có trypsin

- Loại virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gàvới triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết không quá 15% số gà bị nhiễmbệnh tự nhiên và không quá 20 % số gà mẫn cảm thực nghiệm.

- Loại virus có độc lực thấp: Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, cóthể gây ra dịch cúm nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không tạo rabệnh tích đại thể, không làm chết gà.

Tuy nhiên trong thực tế virus cúm ở loài chim được phân chia theo tính gâybệnh với hai mức độ độc lực:

- Loại có độc lực thấp (LPAI): Là loại virus khi phát triển trong cơ thể bịnhiễm, có thể gây bệnh cúm nhẹ, không có triệu chứng lâm sàng điển hình vàkhông làm chết vật chủ Đây là loại virus lây truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnhtrong tự nhiên của virus cúm A Loại này có thể trao đổi gen với các chủng viruscó độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành loại virus HPAInguy hiểm

- Loại có độc lực cao (HPAI): Là loại virus cúm A có khả năng gây tổnthương nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bị nhiễm, trên gia cầm chúng thườnggây chết 100% số gia cầm bị nhiễm trong vòng 48 h sau nhiễm HPAI lây lannhanh hơn LPAI và gây chết cao hơn với các loài họ nhà chim Từ 1959 đến 2001trên toàn thế giới đã có 19 chủng cúm A của loài lông vũ được phân lập có độc lựccao thuộc loại HPAI, trong đó, một số đã lây nhiễm và thích ứng gây bệnh trênngười [24].

Virus không bền với nhiệt độ [32]:

- Ở 50 - 600C chỉ vài phút là virus mất độc tính, ở 700C virus chết ngay, ở 40Cvirus tồn tại được 35 ngày, trong thịt đông lạnh virus tồn tại được 23 ngày, nhiệtđộ bảo tồn của virus là -700C đến - 800C

Trang 16

- Virus có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày, trong phân gia cầmbệnh tới 3 tháng.

Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đề kháng của virus cúmH5N1 Virus thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm tương đối thấp, trongphân ở điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao [4].

Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do sựdi trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào virus xuất hiện, gây thành dịch chođàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các loài dã cầm với loài gia cầmnuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm

Vịt nuôi cũng bị nhiễm virus cúm nhưng ít phát bệnh do vịt có sức đề khángvới virus bệnh, kể cả những chủng có độc lực cao gây bệnh nặng cho gà tây Tuynhiên năm 1961 ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A H5N1 gây bệnhcho cả gà và vịt [1].

Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫn cảm với virus cúm type A

Hiện nay đã phân lập được virus cúm từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gàlôi, gà gô,

Trang 17

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện virus cúm gia cầm có trong máu muỗiở Thái Lan và hiện nay có thêm một loài động vật có vú nữa là chó bị nhiễm.Trước đó các nhà khoa học đã phát hiện được virus cúm gia cầm trên hổ (TháiLan), mèo (Hà Lan), cầy vằn (Việt Nam), lợn, tôm sú (Anh) [26]

Tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thủy cầm cao hơn các loàikhác Trong các loài thuỷ cầm di trú thì vịt trời có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nhómkhác, đã có những nghiên cứu phát hiện nhiều virus cúm từ những loài vịt đi đầutrong mùa di trú để tránh mưa mà sau khi xuất hiện đã phát dịch ở gà tây.

Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày Dườngnhư virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lạitruyền cho các con non theo đường tiêu hóa, do virus bài thải theo phân gây nhiễmbẩn nặng ao hồ.

Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gầnhoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lâyqua chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển, côn trùng.

Đối với các virus gây bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm thì sự lây chủyếu qua phân, đường miệng.

Đối với gia cầm nuôi nguồn dịch thường là từ:

Trang 18

Các gia cầm nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc trang trại khácliền kề như vịt lây sang gà hoặc từ gà tây lây sang gà, gà nhật lây sang gà lôi.

Trang 19

Ở Châu Á, các ổ dịch cúm gà xảy ra khi thời tiết chuyển từ ấm áp sanglạnh ẩm Theo một số nhà khoa học, các loài chim di cư (vịt trời, ngỗng trời,quạ) mang mầm bệnh từ phương Bắc trong mùa đông giá lạnh truyền cho cácloài gia cầm ở các nước Đông và Nam Á khi chúng đến trú đông [16].

Để giải thích cho tính mùa vụ của bệnh cúm các nhà khoa học đã phát hiệnra rằng ở nhiệt độ của mùa đông lớp vỏ của virus trở nên cứng thành một dạnggel có khả năng co giãn như cao su, có thể bảo vệ virus khi nó truyền từ vậtchủ này sang vật chủ khác Ở nhiệt độ ấm hơn thì lớp gel bảo hộ bị tan chảy rathành pha lỏng vì thế không đủ độ cứng để bảo vệ virus chống lại các yếu tốkhác và do vậy virus mất đi khả năng lây lan Theo Zimmerberg, ở nhiệt độlạnh lớp vỏ lipid cứng có thể kháng lại với một số loại chất tẩy nhất định Vìvậy vào mùa xuân và mùa hè, khi nhiệt độ quá cao sẽ làm cho lớp màng vỏ củavirus tan thành dạng gel Zimmerberg cho rằng ở nhiệt độ này từng virus cúmriêng rẽ sẽ làm khô bên ngoài và yếu dần và chính lý do này đánh dấu thời điểmhết mùa cúm [17].

2.4 Triệu chứng và bệnh tích

2.4.1 Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 2 giờ đến 3 ngày kể từ khi nhiễm virus đến khi xuấthiện những triệu chứng đầu tiên (tùy theo lượng virus, đường lây nhiễm vàloài cảm nhiễm).

Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm rất khác nhau do các yếu tố sau: chủngvirus, loài cảm nhiễm, tuổi, giới tính, liều gây nhiễm, môi trường (độ bụi, thừaamoniac, ), chế độ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch của vật chủ trước khi nhiễmvirus và sự cộng nhiễm cùng với virus cúm gia cầm của các vi khuẩn, virus khácnhư E.coli, các Mycoplasma, Newcastle

Triệu chứng bệnh ở gà [12]:

- Gà từ 3 tuần đến hai tháng tuổi bệnh biểu hiện chủ yếu là ho hen đột ngộtvà nhanh chóng lan ra cả đàn Gà bị sốt rất cao, nước mắt, nước miệng chảy dàndụa, nhiều gà phải há mồm thở dốc, rướn cổ để hít khí, có con vảy mỏ khạc đờm,đờm nhầy đặc đôi khi lẫn máu Gà bị tụt mào, mào tích thâm tím hoặc xuất huyếtnhưng ít phù nề Thấy rõ xuất huyết ở dưới da chân, kẽ ngón chân ở những gà sắpchết Gà kém ăn nhưng uống nhiều nước, ỉa chảy phân loãng xanh trắng Gà haynằm, run rẩy, đi không vững, đầu cổ co giật, lắc lư Bệnh thường kéo dài 1 - 10ngày và kết thúc với tỷ lệ chết rất cao 70 - 100%.

Trang 20

- Ở gà từ 3 - 10 tháng tuổi, đặc biệt là gà sắp đẻ và đang đẻ bệnh diễn biến rấtnhanh, luôn ở thể cấp tính và quá cấp tính với các triệu chứng sau: trong đàn gàkhỏe bỗng dưng thấy một số con sốt cao, mào và tích bị thâm tím, phù nề và xuấthuyết Sau đó khó thở, hay lắc đầu, rướn cổ để hít khí hoặc để khạc đờm, đờm dãithường đặc quánh và lẫn máu Tình trạng đàn gà không bình thường, có con chạytán loạn, có con nhảy xốc lên dãy dụa, xoay vòng một lúc rồi chết Một số con tựnhiên dãy chết mà không có triệu chứng gì Các biểu hiện lâm sàng ở mỗi cá thể gàtrong cùng một đàn cũng rất khác nhau Gà bệnh thường thấy xuất huyết dưới dachân Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ 3- 4 giờ đến 1 - 2 ngày đã có rất nhiều gà chết.Ở những đàn bệnh kéo dài 2 - 3 ngày thì thấy gà hầu như ngừng đẻ và bị rối loạntiêu hóa rất nặng.

Triệu chứng bệnh ở vịt và ngan [12]:

Bệnh thường tập trung ở lứa tuổi 2 - 11 tháng tuổi với các biểu hiện:

- Về hô hấp: Ngan, vịt bị cúm lúc đầu chảy nước mũi, nước mắt, mắt bị viêmgiác mạc và có dử mắt Sau đó sốt cao, khó thở, phải há mồm để thở.

- Về tiêu hóa: Ngan, vịt kém ăn hoặc bỏ ăn, tiêu chảy mạnh phân loãng trắnghoặc loãng xanh, xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề và xuấthuyết nặng

- Về sinh sản: Chỉ 1 - 2 ngày sau khi xảy ra bệnh năng suất trứng giảm rõ rệtthậm chí ngừng đẻ.

- Về thần kinh: Ngan, vịt yếu chân, bại chân, đi không vững, đầu cổ lắc lư,chúng hay nằm.

Triệu chứng bệnh ở người: Đối với con người cúm gia cầm gây ra các triệuchứng tương tự như của các loại cúm khác, đó là: sốt, ho, đau họng, đau nhức cơbắp, viêm kết mạc Ở những trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy giảm hô hấpvà viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc

Trang 21

phần lớn vào thể trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus củangười bị nhiễm [22].

+ Bệnh tích trên khoang ngực và khoang bụng: Hầu hết các cơ quan nội tạngđều xuất huyết, viêm phúc mạc từ mức độ viêm thanh dịch đến có sợi huyết Vỡtrứng non Xuất huyết trên cơ tim và mỡ vành tim Thành túi khí dày lên và đục,có nhiều fibrin bám dính Phổi viêm, xung huyết, xuất huyết Gan có những điểmhoại tử màu vàng hoặc xám Tụy có những vùng xuất huyết thành vệt đỏ sậm vàhoại tử màu vàng Manh tràng và ruột viêm từ mức độ thanh dịch đến sợi huyết.Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết điểm Lách sưng to, xuất huyết và có thể cóđiểm hoại tử vàng và xám Van hồi manh tràng xuất huyết Buồng trứng teo, xuấthuyết Dịch hoàn xuất huyết Thận có thể có xuất huyết, hoại tử vàng và xám.

Các biến đổi bệnh lý ở ngan và vịt:

Về cơ bản các biến đổi bệnh lý đại thể của bệnh cúm gia cầm trên ngan và vịtcũng giống như ở gà Tuy nhiên tần suất biến đổi tập trung chủ yếu ở phổi, tim,buồng trứng và ruột [12].

2.5 Chẩn đoán

2.5.1 Dựa vào đặc điểm dịch tễ

Bệnh cúm gia cầm có tính lây lan rất nhanh và mạnh.

Loài vật mắc bệnh: Gà, ngan, vịt, cút, chim hoang, chim nuôi Vịt là loàimang mầm bệnh nhưng lại có ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng, đây chính lànguồn gieo rắc mầm bệnh ra môi trường.

Lứa tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi, mẫn cảm nhất là đang trong giai đoạn bắtđầu sinh sản và trong giai đoạn sinh sản.

Tùy thuộc vào các yếu tố như môi trường, độc lực, số lượng virus, tuổi,giống, giới tính, mật độ nuôi, khí hậu các ổ dịch có thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 - 3ngày và có thể tới 21 ngày tùy theo độc lực.

Trang 22

Các ổ dịch thường xảy ra nhanh ở những lần đầu với tỷ lệ chết cao 90 - 100%với triệu chứng lâm sàng rõ rệt.

Trong các nguồn thức ăn nước uống virus có khả năng tồn tại hàng tuần.Phương thức lây truyền: Gia cầm mắc bệnh bài thải virus qua nước bọt, dịchnước mũi và phân Những gia cầm cảm nhiễm khác sẽ nhiễm virus cúm khi chúngtiếp xúc với những chất bài thải trên của gia cầm mắc bệnh.

Chim hoang được coi là nguồn truyền lây bệnh Chim và gia cầm mẫn cảmcó thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với chim mắc bệnh hoặc gián tiếp quacác bề mặt nhiễm bẩn.

Ngoài chim và gia cầm ra, một số loài khác cũng có thể mắc bệnh như:người, lợn, ngựa, [21].

2.5.2 Dựa vào triệu chứng, bệnh tích [3]

Nếu trong đàn gia cầm hoặc trại chăn nuôi gia cầm có những biểu hiện sauđây phải nghĩ ngay đến bệnh cúm gia cầm: thay đổi một số thông số trong quátrình chăn nuôi tùy theo từng loại hình chăn nuôi:

* Nơi nuôi gà công nghiệp:

- Giảm 20% tỷ lệ tiêu thụ thức ăn, nước uống trong một ngày so với bìnhthường.

- Tỷ lệ chết từ 1 % trở lên trong vòng 2 ngày.- Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm hẳn so với bình thường.* Chăn nuôi gà thả vườn:

Tỷ lệ chết từ 5 % trở lên trong 2 ngày Đàn gà có những biểu hiện triệuchứng, bệnh tích như: sốt cao, chảy nước mắt, nước dãi, ủ rũ, đứng tụm một gócchuồng, lông xù, phù đầu và mặt, mào tích sưng to và tím bầm, thở khó, hay vẩymỏ, tiêu chảy mạnh, phân loãng màu sữa hoặc trắng xanh, đi lại loạng choạng, runrẩy, nghẹo đầu Xuất huyết dưới da thành mảng đỏ tươi, khí quản xuất huyết, đọngnhiều dịch rỉ viêm màu trắng có lẫn máu, phổi xuất huyết Túi khí dầy và đục, xuấthuyết ở hầu hết các cơ quan tiêu hóa, xoang bụng tích nước hoặc viêm dính Riêngở vịt còn thấy mắt có hiện tượng kéo màng đục gọi là hiện tượng "kéo mây".

2.5.3 Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm

Chẩn đoán xét nghiệm cúm gia cầm được thực hiện bằng cách: phát hiện trựctiếp các protein hay gen cấu trúc virus cúm trong bệnh phẩm hoặc chẩn đoán giántiếp bằng phát hiện kháng thể kháng virus cúm.

Trang 23

Phát hiện kháng nguyên: Mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng nguyên có thểlấy bằng tăm bông ngoáy khí quản, lỗ huyệt, phân hoặc cơ quan phủ tạng Đối vớiphủ tạng có thể lấy khí quản, phổi, lách, lỗ huyệt và não [18].

Để phân lập virus ta dùng bệnh phẩm tiêm lên trứng gà có phôi 9 - 11 ngàytuổi hoặc lây nhiễm trên môi trường tế bào MDCK (Madin - Darby Canine KidneyCells - môi trường tế bào dòng thận chó) Trên trứng gà có phôi ta dùng bệnhphẩm tiêm vào xoang niệu mô với liều 0,2 ml/trứng Virus cúm gia cầm độc lựccao chủng H5N1 thường gây chết trứng trong thời gian 24 - 40 giờ Sau khi trứngchết thu hoạch nước xoang niệu mô và giám định Nếu lây nhiễm trên môi trườngtế bào virus cúm gây nên các bệnh tích cho tế bào (CPE), thu lấy dịch tế bào vàgiám định Để giám định virus trước tiên phải thực hiện phản ứng HA Do ngoàivirus cúm, virus Newcastle cũng gây ngưng kết hồng cầu, nên sau phản ứng HAcần tiếp tục thực hiện phản ứng HI với kháng huyết thanh chuẩn để giám địnhchính xác subtype H của virus Hoặc bằng phương pháp RT - PCR (ReverseTranscriptase Polymerase Chain Reaction) để xác định cả subtype H và subtype N.

Ngoài ra có thể dùng kỹ thuật sử dụng kháng thể huỳnh quang để phát hiệnnhanh virus cúm gia cầm trong mô Kỹ thuật này sử dụng kháng thể đơn dòng pháthiện kháng nguyên virus trong mô bằng thuốc nhuộm immunoxidase.

Phát hiện kháng thể: Phản ứng huyết thanh học dùng để phát hiện kháng thểđặc hiệu với virus cúm gia cầm sau 7 ngày nhiễm bệnh Có nhiều kỹ thuật dùng đểgiám sát chẩn đoán huyết thanh học như: ELISA, HI, phản ứng miễn dịch huỳnhquang, kỹ thuật khuếch tán trên thạch [18].

Kỹ thuật ELISA: (Enzym Linked Immunosorbent Assay): Phương pháp nàycó độ nhạy cao, cho kết quả nhanh ELISA có thể phát hiện với ribonucleotide củavirus cúm nghĩa là chỉ có thể phát hiện được type A mà không thể xác định đượckháng thể với subtype của virus cúm Phát hiện kháng thể 1 tuần sau khi nhiễm.

Kỹ thuật kết tủa khuếch tán trên thạch (agid - agar gel immunodifusion):Cũng tương tự phương pháp ELISA phương pháp này có thể phát hiện type củavirus chứ không thể xác định được kháng thể với subtype của virus cúm Phát hiệnkháng thể sau 1 tuần nhiễm bệnh.

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI): Phương pháp này đặc hiệu và cóthể sử dụng để xác định được subtype của virus

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IFT: immuno fluorescent inhibition): Phảnứng này phát hiện kháng thể kháng một subtyp N đặc hiệu.

Trang 24

Kỹ thuật trắc nghiệm xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (SSIA: shifting assayof standardized indirect agglutination): Phương pháp này có thể phát hiện khángnguyên hoặc kháng thể, đồng thời có thể phân biệt được trường hợp cúm gia cầmđộc lực cao (HPAI) và cúm độc lực thấp (LPAI) [13].

Những phương pháp chẩn đoán nhanh:

Những xét nghiệm chẩn đoán nhanh đã được nghiên cứu để phát hiện viruscúm gia cầm ngay tại thực địa giúp phát hiện nhanh chóng sự có mặt cuả khángnguyên, kháng thể trong mẫu kiểm tra.

Bộ kít BD Directigen TM Flu A + B: Là một phương pháp xét nghiệm màngmiễn dịch nhanh để phát hiện trực tiếp và định tính kháng nguyên virus cúm typeA và type B có trong dịch rửa hầu họng Phương pháp này có độ nhạy tương đốicao và có thể phân biệt được kháng nguyên cúm type A và type B ngay trong mộtxét nghiệm Tuy nhiên bộ kit này rất đắt.

Bộ kit Flu Detect TM Avian Influenza type A antigen test của tập đoànSynbiotics: Bộ kit này dùng để phát hiện kháng nguyên của virus cúm type A cả16 phân nhóm H (từ H1 đến H16) trong 15 phút.

Bộ kít này có thể dùng tại trang trại và cả trong phòng thí nghiệm Mẫu bệnhphẩm là dịch ngoáy hầu họng hay lỗ huyệt Bộ kit này có độ chính xác tương đốicao.

Bộ kit ELISA của hãng IDEXX: Bộ kit này dùng để phát hiện kháng thểkháng virus cúm gia cầm typ A trong huyết thanh nghi ngờ.

Tuy nhiên độ nhạy của các kit chẩn đoán nhanh rất thấp nên thường có kếtquả âm tính giả Vì vậy những kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán nhanh nàyphải luôn được kết hợp với những dữ liệu về dịch tễ và lâm sàng tại thực địa vàđược xác chẩn ở phòng thí nghiệm [8].

Trang 25

Sơ đồ chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

2.5.4 Chẩn đoán phân biệt

Triệu chứng và bệnh tích của cúm gia cầm rất đa dạng Trong chẩn đoánphân biệt cần chú ý đến một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gầngiống như [7]:

Bệnh Newcastle giai đoạn mãn tính cũng có triệu chứng thần kinh, thở khò khèvà bệnh tích cũng xuất huyết dạ dày tuyến và mề Nhưng bệnh Newcastle tốc độ lâylan chậm hơn và triệu chứng ban đầu ít có dấu hiệu về đường hô hấp mà chỉ biểuhiện ở đường tiêu hoá như tiêu chảy phân trắng xanh Một bệnh tích quan trọng đểphân biệt với bệnh Newcastle là bệnh cúm gà chân rất đỏ do bị xuất huyết

Bệnh Gumboro: Bệnh này xảy ra chủ yếu trên gà choai, tỷ lệ mắc bệnh và tỷlệ chết thấp hơn.

Lấy mẫu bệnh phẩm(Huyết thanh, Phủ tạng, …)

Giám định (HI)

Phân lập lần

Phân lập virus

Kết luận bệnh

Trang 26

Bệnh CRD cũng biểu hiện triệu chứng hô hấp, thở khò khè Nhưng bệnh tíchkhông có xuất huyết ở dạ dày tuyến và mề Khi dùng kháng sinh Tylosin,Spiramicin, điều trị bệnh khỏi.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và viêm thanh phế quản truyềnnhiễm cũng biểu hiện ở triệu chứng hô hấp thở khó, nhưng bệnh ít chết và bệnhtích không xuất huyết dạ dày tuyến và mề.

Bệnh Coryza: Bệnh cũng sưng phù đầu, chảy nước mũi, nước mắt nhưngbệnh xảy ra và lây lan với tốc độ chậm, tỉ lệ chết ít Điều trị bằng kháng sinhtiamulin, tylosin, streptomycin, bệnh khỏi nhanh.

Phân lập và giám định virus (lấy bệnh phẩm từ những con gà bệnh và cònsống) Làm phản ứng huyết thanh học như: Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu(đây là phản ứng đặc biệt quan trọng để phân biệt với bệnh Newcastle), phản ứngtrung hoà, phản ứng kết tủa và khuếch tán trên thạch Những phản ứng huyết thanhhọc đối với bệnh này mang tính chất quan trọng trong nghiên cứu tính chất dịch tễhọc và xác định các ổ dịch trong thực tế.

- Không mua gia cầm hoặc tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc,không qua kiểm dịch thú y.

- Gia cầm được nuôi nhốt trong phạm vi gia đình, không thả tự do.

- Nên tự túc thức ăn cho gia cầm Nếu phải mua thức ăn thì phải chắc chắn làthức ăn không xuất phát từ vùng có dịch cúm gà.

- Không đến vùng có dịch cúm gà Nếu bắt buộc phải đến cần rửa sạch taychân, giầy dép, tắm xà phòng sạch sẽ và thay quần áo trước khi trở về nhà.

- Cho gia cầm ăn đầy đủ, nuôi hợp vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùahoặc quá nóng, quá lạnh, quá ấm.

- Mỗi hộ chăn nuôi cần thực hiện 5 không:+ Không nuôi thả rông gia cầm.

+ Không mua bán gia cầm bị bệnh.

Trang 27

+ Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc.+ Không dấu dịch.

+ Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

- Nếu nuôi vịt thả rông, chạy đồng phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Chủ chăn nuôi phải báo cáo với chính quyền địa phương, được cấp sổđể theo dõi.

+ Phải tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bắt buộcnhư: phải tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định, chăn nuôi an toànsinh học, thực hiện các quy định về khai báo dịch, kiểm dịch, buôn bán, vậnchuyển [4].

2.6.2 Về thú y

Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học: Áp dụng các biện pháp antoàn sinh học trong chăn nuôi nhằm bảo vệ đàn gia cầm không bị xâm nhập củamầm bệnh Do đặc điểm của bệnh cúm gia cầm là gây bệnh cho nhiều loài giacầm, bệnh chủ yếu lây truyền bằng đường không khí do sự vận chuyển gia cầm,chất thải của gia cầm mang virus làm ô nhiễm không khí và lây nhiễm qua đườnghô hấp Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm phải chú ý môi trường, tránh sự tiếp xúcvật nuôi với chim hoang dã, giảm bớt cơ hội truyền lây virus từ thủy cầm di cưnhất là ngan, ngỗng.

Một số biện pháp an toàn sinh học thường được áp dụng là:- Chỉ cho phép công nhân và xe cộ cần thiết đi vào trang trại.

- Cung cấp quần áo sạch và phương tiện tiêu độc cho người lao động - Cổng ra vào trại có hố sát trùng, cửa mỗi ô chuồng có khay sát trùng.- Vệ sinh tiêu độc kỹ lưỡng thiết bị và xe cộ ra vào trại.

- Tránh đến các trại khác hay chợ gia cầm sống, thay giầy dép và quần áotrước khi tiếp xúc với đàn gia cầm của mình.

- Dụng cụ, phương tiện vận chuyển, máng ăn, máng uống trong trại phảiđược vệ sinh thường xuyên.

- Không cho mượn cũng như không mượn thiết bị hoặc xe cộ của trại khác.- Không đưa gia cầm để giết mổ, đặc biệt là từ các chợ buôn bán gia cầm vềtrang trại.

- Bảo vệ đàn gia cầm nuôi thả, không cho tiếp xúc với chim trời và chim ditrú Giữ không để cho gia cầm tới gần ao, hồ có thể nhiễm mầm bệnh từ chim trời.

Trang 28

- Chú ý các chợ buôn bán gia cầm sống là nơi dễ lây lan mầm bệnh nênthường xuyên phải vệ sinh, tiêu độc chợ bán gia cầm vào cuối ngày.

- Giữ gia cầm mới nhập đàn cách xa gia cầm chưa bán đặc biệt là gia cầmmới từ các nơi khác.

- Không đem gia cầm chưa bán được quay về trang trại.- Cùng nhập và cùng xuất đối với từng dãy chuồng.

- Tổng vệ sinh chuồng trại sau mỗi lần xuất chuồng bằng cách thu gom xử lýchất độn chuồng, quét dọn, rửa nền tường, máng ăn, máng uống, dụng cụ chănnuôi, tiêu độc khử trùng bằng các loại hóa chất: cloramine, formol, bencocid Tốtnhất dùng formol + thuốc tím để xông [4].

2.6.3 Kiểm soát dịch bệnh

Cấm buôn bán với các nước đã xảy ra dịch

Cấm vận chuyển gia cầm, khoanh vùng xung quanh khu vực dịch và tiếnhành tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi gia cầm và nhân dânvề bệnh cúm gia cầm, biện pháp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, lây lan.

Khi có dịch xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau:

- Trong trường hợp nghi ngờ cần nhanh chóng chẩn đoán phát hiện bệnhdựa vào các triệu chứng, bệnh tích, đặc điểm dịch tễ, Lấy mẫu bệnh phẩmgửi xét nghiệm.

- Trường hợp bệnh biểu hiện các triệu chứng, bệnh tích điển hình cần thựchiện ngay các biện pháp sau:

+ Cách ly triệt để toàn bộ khu vực có dịch, nghiêm cấm người không cónhiệm vụ vào ổ dịch, những người hoặc phương tiện cần thiết vào ổ dịch trước khira phải vệ sinh tiêu độc kỹ nhằm ngăn chặn mầm bệnh đưa ra ngoài.

+ Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời gồm công an, quản lý thị trường, thúy nơi ra vào ổ dịch và phải hoạt động 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa giacầm nhiễm bệnh ra ngoài ổ dịch Tiêu độc tất cả các phương tiện giao thông từvùng dịch đi ra.

+ Thu gom tất cả số gia cầm chết, bán chạy trong địa phương có dịch cùngtoàn bộ số gia cầm đang nuôi trong đàn xuất hiện bệnh để tiêu hủy (biện pháp nàychỉ thực hiện khi có kết quả (+) với bệnh cúm gà).

+ Vệ sinh tiêu độc toàn bộ khu vực có dịch bằng cơ giới và hóa chất Chấtthải như phân, rác thải được chôn hoặc đốt, nước rửa chuồng trại phải được xử lý

Trang 29

hóa chất khử trùng trước khi đưa ra ngoài ổ dịch Vệ sinh tiêu độc các phương tiệngiao thông xuất phát hoặc đi qua vùng dịch.

+ Tuyên truyền cho tất cả các chủ vật nuôi biết cách phát hiện và phòngchống bệnh cúm gà.

+ Tất cả mọi người tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh cúm gà phải có trang bịbảo hộ lao động đảm bảo an toàn sinh học [2].

2.6.4 Phòng bệnh bằng vaccine

Đồng thời với các biện pháp phòng bệnh như đã nêu trên thì việc sử dụngvaccine được xem như là một biện pháp hỗ trợ tích cực và chủ động trong việcphòng và hạn chế bệnh cúm gia cầm.

Đối với vaccine virus cúm, có 2 thành phần kháng nguyên chính có vai tròkích thích sản sinh kháng thể tạo miễn dịch chủ động là HA và NA Trong đókháng thể kháng HA có vai trò chủ đạo trong đáp ứng miễn dịch chống virus cúmgia cầm Còn kháng thể kháng NA có ý nghĩa trong việc phát hiện giữa gia cầmđược tiêm vaccine với những gia cầm nhiễm virus trên thực địa.

Những kết quả thu được từ việc phòng bệnh bằng vaccine là [9]:- Tạo đáp ứng miễn dịch chủ động cho gia cầm chống lại bệnh cúm.

- Giảm bài thải virus 1000 lần so với gia cầm không tiêm và ngừng hẳn sự bài thảivirus sau 13 - 18 ngày tiêm phòng Nhờ vậy làm giảm khả năng lây truyền bệnh.

- Hiệu lực và độ dài miễn dịch chưa được nghiên cứu thật đầy đủ.

- Do thời gian nung bệnh của bệnh cúm gia cầm ngắn (1 - 3 ngày) nên việcsử dụng vaccine khó đạt hiệu quả khi dùng trong các ổ dịch.

- Việc sản xuất vaccine gặp khó khăn do virus cúm rất đa dạng về đặc tínhkháng nguyên và giữa các chủng không có sự bảo hộ chéo Qua thời gian có thểbiến chủng và xuất hiện nhiều phân type mới Vì vậy cần phải có ngân hàngvaccine đủ các chủng loại kháng nguyên H và N nhằm hạn chế tối đa hậu quả biếnchủng virus cúm sau khi áp dụng tiêm phòng.

- Sau khi tiêm phòng khó phân biệt gia cầm được miễn dịch do cảm nhiễm tựnhiên và do tiêm phòng.

Trang 30

- Lực lượng thú y cơ sở còn thiếu, khi tiêm phòng phải huy động lực lượngkhác nên việc tiêm phòng một số nơi chưa đảm bảo kỹ thuật.

Các loại vaccine đang được sử dụng hiện nay [9].- Vaccine truyền thống

+ Vaccine vô hoạt đồng nhất hoàn toàn: Là vaccine được sản xuất từ chủngvirus cúm gia cầm có cấu trúc kháng nguyên giống như chủng lưu hành trong ổdịch Vaccine này được dùng rộng rãi ở Mexico và Pakistan trong vùng có dịchlưu hành Nhược điểm của vaccine này khi dùng là không phân biệt được gà bịnhiễm tự nhiên với gà được tiêm vaccine.

+ Vaccine vô hoạt không đồng nhất hoàn toàn (vaccine vô hoạt dị chủng):Vaccine này được sản xuất giống vaccine vô hoạt đồng nhất hoàn toàn Tuy nhiênvirus chứa trong vaccine này có kháng nguyên H giống với kháng nguyên H củavirus trong ổ dịch, nhưng khác kháng nguyên N Như vậy tác dụng ngăn ngừabệnh được tạo ra do kháng nguyên H còn kháng thể chống lại kháng nguyên Ndùng để phân biệt giữa nhiễm tự nhiên và do vaccine.

- Vaccine tái tổ hợp: Là vaccine với vector là virus đậu gia cầm chứa khángnguyên H5 Vaccine này được phép và hiện đang được sử dụng tại Mexico trongchương trình tiêm chủng chống lại bệnh cúm gia cầm gây ra do virus có độc lựcthấp H5N2.

Vì lý do an toàn, các nhà khoa học khuyến cáo trong những vùng có nguy cơlây truyền rộng, chủng virus có độc lực trung gian hoặc trong những trường hợpcần thiết phải dùng vaccine thì vaccine vô hoạt là sự lựa chọn tốt nhất Chất lượngcủa vaccine vô hoạt phụ thuộc vào hàm lượng kháng nguyên và sự tương đồngkháng nguyên giữa virus cúm chứa trong vaccine và virus gây bệnh trong ổ dịch.Người ta cũng chứng minh được việc tăng hàm lượng kháng nguyên H có thể nângcao được hiệu quả của các chỉ số phòng bệnh như giảm tỷ lệ bệnh, giảm tỷ lệ chếtvà giảm bài xuất virus cường độc.

Các loại vaccine đang được sử dụng tại Việt Nam [23].

- Vaccine vô hoạt nhũ dầu H5N2 (Trung Quốc) tiêm cho gà: Là loại vaccine dị chủng bất hoạt, sử dụng chủng virus A/Turkey/England/N-28/73 (H5N2).

- Vaccine vô hoạt nhũ dầu H5N1 (Trung Quốc) tiêm cho vịt: Là loại vaccine đồng chủng bất hoạt, sử dụng chủng virus A/Harbin/Re-1/2003 (H5N1)

- Vaccine Nobilis Influenza H5 (Hà Lan) tiêm cho gà: Đây là loại vaccine dị chủng: sử dụng chủng virus A/Chicken/Mexico/232/94/CPA (H5N2).

Trang 31

2.7 Miễn dịch chống virus cúm [14]

2.7.1 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu

Cũng giống như đối với các mầm bệnh khác, đáp ứng miễn dịch không đặchiệu là hàng rào phòng ngự đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập của virus vào cơ thể.

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) gồm phản ứngviêm, sự thực bào bị nhiễm virus, sốt, và sự sản sinh interferon có tác dụng hạnchế sự lây lan của virus tới các tế bào chưa bị nhiễm virus.

* Các tế bào thực bào và bổ thể:

Một khi virus đã xâm nhập vào cơ thể các tế bào thực bào gồm các tế bàotrung tính, các tế bào monocyte và các tế bào đại thực bào sẽ được hoạt hóa vàthực hiện các chức năng của chúng Bổ thể cũng có tác dụng thúc đẩy quá trìnhthực bào các hạt virus.

* Các cytokin (các interferon): Có 3 loại interferon: alpha (α), beta (β) và) vàgamma (–) Interferon α và β) và (còn gọi là các interferon type 1) là các cytokin đượccác tế bào bị nhiễm virus tiết ra Chúng kết gắn với các thụ cảm quan đặc hiệu cótrên các tế bào liền kề và bảo vệ các tế bào đó chống lại sự xâm nhiễm của virus.Các interferon tạo nên một phần hoặc tham gia một phần vào đáp ứng phòng hộtức thì của vật chủ Ngoài những tác dụng diệt virus trực tiếp đó, interferon α và β) vàcũng thúc đẩy sự thể hiện các phân tử MHC loại I và loại II trên bề mặt các tế bàobị nhiễm virus và chính bằng cách này mà thúc đẩy sự trình diện các kháng nguyênvirus tới các tế bào miễn dịch đặc hiệu Sự có mặt của interferon α và β) và có thểđược chứng minh trong dịch thể trong các pha nhiễm virus cấp tính Interferon –(còn được gọi là interferon miễn dịch) là một cytokin do tế bào CD4 TH - 1 tiết ra,chức năng của interferon – là thúc đẩy các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trunggian tế bào T Như vậy nếu như interferon type 1 tạo cho tế bào một "trạng tháikháng virus", đặc trưng bằng sự ức chế đối với cả sự nhân lên của virus và cả sựtăng sinh của tế bào thì interferon – do các tế bào T đã được hoạt hóa sản sinh ra cókhả năng cảm ứng sự tổng hợp các phân tử MHC loại I và chính các phân tử nàylàm cho các tế bào dễ dàng "được nhận biết" bởi các tế bào T gây độc tố với tế bào(Tc) Khi virus gây nhiễm tế bào bên cạnh đã được hoạt hóa, các protein khángvirus sẽ phát hiện các vật liệu thông tin di truyền ngoại lai Các protein đó sẽ đượchoạt hóa và ức chế quá trình nhân lên của virus bằng cách phân hủy (bẻ gãy) ARNthông tin và làm dừng quá trình tổng hợp protein Các protein này làm cho các tếbào bị ngừng trệ và điều đó sẽ hạn chế sự nhân lên tiếp tục của virus và do đó hạn

Trang 32

chế sự lây lan của virus sang các tế bào khác Chính vào giai đoạn đình trệ này màhệ thống miễn dịch có thời gian để huy động đáp ứng miễn dịch qua tế bào T.

Cơ chế tác động của các interferon:

Nâng cao hiệu quả của đáp ứng miễn dịch bằng cách thúc đẩy sự thể hiện cácphân tử MHC loai I trên bề mặt của các tế bào bị nhiễm virus Vì thế các interferonsẽ làm tăng cơ hội cho các tế bào T gây độc tế bào nhận biết và tiêu diệt các tế bàobị nhiễm.

Tác dụng diệt virus trực tiếp: Làm thoái hóa ARNm của virus, ức chế quátrình sinh tổng hợp protein Hệ quả của các tác dụng này là ngăn cản sự xâmnhiễm của virus vào các tế bào mới.

* Các tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer Cells): Là một nhóm các tế bào lâmba cầu T, có nguồn gốc từ tủy xương, có mặt trong máu và các mô bào Các tế bàoNK có khả năng nhận biết và dung giải các tế bào bị nhiễm virus và một số loại tếbào ung thư Khả năng này không đặc hiệu và không bị giới hạn bởi phân tử MHCnên chúng được gọi là các tế bào diệt tự nhiên Các tế bào này không có các thụcảm quan bề mặt đặc hiệu với kháng nguyên (TCR hoặc các thụ cảm quanimmunoglobulin) Về mặt kiểu hình, các tế bào NK không có các chất đánh dấu(marker) bề mặt đặc trưng cho các tế bào T và các tế bào B và chính vì thế các tếbào NK là một dòng lâm ba cầu riêng biệt Mặc dù không thể hiện tính đặc hiệuvới kháng nguyên, chúng lại thể hiện ở một mức độ nào đó khả năng chọn lọc cáctế bào "bất bình thường" để dung giải Thuận lợi chủ yếu mà các tế bào NK có hơncác lâm ba cầu đặc hiệu với kháng nguyên về khả năng miễn dịch chống virus là ởchỗ nó không có pha ẩn của quá trình tăng sinh dòng tế bào khi được hoạt hóa nêncác tế bào NK hoạt động ngay như là các tế bào thực hiện, còn các lâm ba cầu B vàT đặc hiệu với kháng nguyên mất thời gian để tăng sinh rồi sau đó mới thực hiệnchức năng Vì thế các tế bào NK có thể có các hiệu quả sớm trong diễn biến nhiễmvirus và có thể hạn chế sự lây lan virus trong giai đoạn sớm Tế bào NK được hoạthóa bởi IL-2 và nhất là IL-12 và tự giải phóng ra TNF-α và IFN-– Tế bào NK cóthụ cảm quan đặc hiệu với mảnh Fc của phân tử IgG nên có khả năng dung giải tếbào đích thông qua hiện tượng gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (AntibodyDependent Cellular Cytotoxicity, ADCC): Trước hết kháng thể đặc hiệu gắn lên tếbào bị nhiễm virus, sau đó phức hợp này gắn lên tế bào NK thông qua thụ thể dànhcho mảnh Fc, do đó tế bào NK có điều kiện tiếp cận với tế bào đích và tiêu diệt tếbào đích

Trang 33

* Các yếu tố "diệt virus cúm" khác: Đó là các IgA, α-defensin (1-3), các chấtức chế haemagglutinin, các acid béo không bão hòa và monoglycerid.

2.7.2 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Cả hai nhánh của đáp ứng miễn dịch thu được là đáp ứng miễn dịch dịch thểvà đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đều đóng vai trò là cơ chế thực hiệnđặc hiệu trong miễn dịch chống virus.

Các đáp ứng miễn dịch thông qua tế bào T và tế bào B đặc hiệu với khángnguyên có thể được thực hiện bằng:

Miễn dịch qua trung gian tế bào B, kết quả là quá trình sản xuất kháng thểđặc hiệu.

Bào chế/ chuẩn bị và trình diện kháng nguyên thông qua các phân tử MHCloại I và MHC loại II.

Miễn dịch tế bào chống virus với khả năng nhận biết kháng nguyên đặc hiệucủa virus và kháng nguyên của các tế bào bị nhiễm virus, nhận biết phức hợpkháng nguyên - MHC và các tế bào đích/ tế bào bị nhiễm virus.

Kháng thể: Nhìn chung các kháng thể đặc hiệu đóng vai trò then chốt trongđáp ứng phòng hộ chống lại nhiễm virus Kháng thể được sản xuất tại chỗ là rấtquan trọng trong bảo vệ các bề mặt niêm mạc và kháng thể lưu hành, chủ yếu làIgG có tác dụng bảo hộ toàn thân Kháng thể sẽ tấn công virus trong tế bào bịnhiễm IgG có thể nhận biết các tế bào bị nhiễm và hoạt hóa bổ thể IgG có thểgiao thoa, làm ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của tế bào bị nhiễm virus IgG có thểngăn các virus bám vào các tế bào đích Kháng thể hoạt động tích cực trong cácpha ban đầu của quá trình nhiễm virus Kháng thể có thể ngăn cản sự tái nhiễm củacùng một loại virus.

Loại kháng thể có hiệu quả nhất trong tác dụng diệt virus là kháng thể trunghòa Đây là loại kháng thể gắn với virus mà thường là vỏ ngoài của virus hoặc vỏprotein capsid bên trong và chúng phong bế sự gắn kết của virus vào màng tế bàovà đi vào tế bào vật chủ.

Trong quá trình nhiễm virus kháng thể phát huy tác dụng mạnh nhất vào giaiđoạn sớm trước khi virus xâm nhập được vào tế bào đích của nó Về mặt nàykháng thể tương đối không có hiệu quả trong các trường hợp nhiễm virus nào đólần đầu tiên, chủ yếu là do pha ẩn của quá trình sản xuất kháng thể Tuy nhiên, cáckháng thể đã được hình thành từ trước, đặc biệt là các kháng thể trung hòa là dạngcó hiệu quả của miễn dịch phòng hộ chống lại các virus.

Ngày đăng: 31/10/2012, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Các dạng hình thái khác nhau dưới kính hiển vi điện tử (A), mô hình cấu tạo hạt virus (B), cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus  cúm A. - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Hình 1. Các dạng hình thái khác nhau dưới kính hiển vi điện tử (A), mô hình cấu tạo hạt virus (B), cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus cúm A (Trang 11)
Hình 2: Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cú mA trong tế bào chủ. - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Hình 2 Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cú mA trong tế bào chủ (Trang 14)
Hình 3. Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A. - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Hình 3. Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A (Trang 18)
Bảng 1: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Bảng 1 Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 (Trang 42)
Bảng 2: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Bảng 2 Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 (Trang 45)
Bảng 3: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2 - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Bảng 3 Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2 (Trang 47)
Bảng 4: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2 - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Bảng 4 Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 2 (Trang 49)
Bảng 5: Kết quả tổng hợp khả năng đáp ứng miễn dịc hở gà và vịt sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 và đợt 2 - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Bảng 5 Kết quả tổng hợp khả năng đáp ứng miễn dịc hở gà và vịt sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 và đợt 2 (Trang 51)
Bảng 6: Đánh giá khả năng miễn dịch của gà và vịt sau tiêm phòng theo quy mô chăn nuôi - Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm AH5N1 tại tỉnh Nghệ An
Bảng 6 Đánh giá khả năng miễn dịch của gà và vịt sau tiêm phòng theo quy mô chăn nuôi (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w