1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh

58 2,2K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Dịch Bệnh Trên Đàn Gia Súc, Gia Cầm Và Biện Pháp Phòng Trị Bệnh Ở Các Nông Hộ Xã Ninh Xá - Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Trần Văn Chuyển
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp
Chuyên ngành Thú Y
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản K34
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 446 KB

Nội dung

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề

Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầutrong nền kinh tế quốc dân, bởi nông nghiệp không chỉ giữ vai trò cung cấplương thực, thực phẩm cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những nămsắp tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 11 triệu hộ nông dân chiếm78,7% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp đóng góp 25,75% GDP(1998)

Trước kia trong thời kỳ bao cấp với chính sách kinh tế hoá chưakhuyến khích người lao động, nên người lao động chưa phát huy hết tiềmnăng của mình, nhận rõ ra khiếm khuyết đó, tại đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VI (12 – 1986) Đảng tiến hành đổi mới tổ chức quản lí nền kinh tế quốcdân, trong đó có nông nghiệp Nội dung cơ bản của chính sách đổi mới chínhlà phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Vận dụng đường lối đó trong đổi mới kinh tế nông nghiệp nét nổi bật làcoi “gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ” Trong sản xuất nôngnghiệp, từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khíchphát triển nông nghiệp như nghị quyết trung Ương V đại hội khoá VII vàhàng loạt các chính sách kinh tế mới trong thời kỳ đổi mới Đó là những tiênđề hết sức quan trọng để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển nói chung vàchăn nuôi nói riêng.

Trước hoàn cảnh đó, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôitrong cả nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ Đặc biệt là chăn nuôi ở cácnông hộ thuộc các tỉnh trong cả nước Trong đó huyên Thuận Thành là mộthuyện khá điển hình trong chăn nuôi phát triển cũng rất mạnh Chăn nuôi đãgóp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung

Trang 2

và cải thiện đời sống cho người dân chăn nuôi nói riêng Nhưng bên cạnh đócũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát triển, làm thiệt hạikinh tế cho người chăn nuôi Trong đó nguyên nhân chính là do dịch bệnh gâyra, nó không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng tới sứckhoẻ của con người Đặc biệt đầu năm 2004 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làmthiệt hại lớn trong chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gây thiệthại về nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi nói riệng.

Để hiểu rõ được những khó khăn, những thiệt hại trong chăn nuôi dodịch bệnh gây ra và từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ thích hợp, chúng tôi

tiến hành đề tài: “Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biệnpháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành –tỉnh Bắc Ninh”.

2 Mục đích

2.1 Mục đích

Nắm được thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi ở xã Ninh Xá Hiểu được tình hình dịch bệnh xảy ra ở gia súc, gia cầm tại xã và nhậnthức của người chăn nuôi trong phòng trừ dịch bệnh cho chăn nuôi cho đàngia súc và gia cầm.

Đề ra được các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc và giacầm tại xã nhằm phát triển chăn nuôi tại xã nhằm phát triển chăn nuôi tại xã.

Trang 3

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1 Vài nét cơ bản về hệ thống nông nghiệp

1.1 Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là một phương thức hoạt động của con ngườiđược tiến hành trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và xã hội sản xuất được tiếnhành trêb cơ sở các điều kiện tự nhiên và xã hội sản xuất ra lương thực – thựcphẩm như: len, sợi, vải, củi đốt và các vật liệu khác bằng sự lựa chọn sử dụngcó định hướng cây trồng và vật nuôi ( Cao Liêm, 1990).

1.2 Khái niệm hệ thống nông nghiệp

Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện về không gian và sự phối kết hợpgiữa các ngành sản xuất với kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn nhucầu Nó thể hiện một sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh thái, sinh học và môitrường tự nhiên và một đại diện về hệ thống xã hội văn hoá, thông qua hoạt độngsản xuất, xuất phát từ thành quả kỹ thuật ( Phạm Chí Thành, 1996).

2 Mô hình nông nghiệp.

Hệ thống nông nghiệp của Đào Thế Tuấn, 1989.

Trong mô hình của Đào Thế Tuấn cho thấy các mối quan hệ qua lạigiữa các nhân tố bên trong hệ thống nông nghiệp.

Trang 4

Mô hình: Hệ thống nông nghiệp của Đào Thế Tuấn, 1989.

Qua đây cho chúng tôi thấy khi dân số phát triển sẽ gia tăng lực lượnglao động, lực lượng lao động này sử dụng một nguồn khoa học – kỹ thuật vàkinh nghiệm của mình tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ranăng xuất lao động cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội trong mô hình

sản phẩm chăn nuôi

sản phẩm chế biếnChế biến

Khoa học kỹ thuật

Chăn nuôi Vốn

Trồng trọt

Lao độngĐất

Trang 5

này chúng ta thấy hoạt động chăn nuôi tạo ra các sản phẩm (thịt, chứng, sữa,lông, da…) phục vụ cho nhu cầu con người, ngoài ra nó còn cung cấp nguyênliệu cho các ngành chế biến công nghiệp khác, cung cấp phân bón cho ngànhtrồng trọt Do đó, khi mà chăn nuôi phát triển sẽ kéo theo nhiều ngành kinh tếkhác phát triển.

3 Các hệ phụ của hệ thống nông nghiệp

3.1 Hệ thống chăn nuôi

Hệ thống chăn nuôi bao gồm toàn bộ kỹ thuật và thực tiễn do một cộngđồng sử dụng để khai thác một khoảng không gian nhất định, các nguồn tàinguyên thực vật, động vật trong điều kiện tự nhiên tướng ứng với mục tiêucủa cộng đồng và các cản trở của môi trường.

Có thể hiểu rằng hệ thống chăn nuôi là một hoạt động dựa trên gia súc,gia cầm, sử dụng nguồn thức ăn là tài nguyên thực vật Gia súc, gia cầm đãgắn bó với con người từ xa xưa, nó là một loại vật nuôi hữu ích và có một tầmquan trọng rất lớn trong xã hội – nó có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trịnhư : thịt, trứng sữa, lông da,…) vật nuôi có thể thu nhận các chất dinh dưỡngmà con người không thể sử dụng được hoặc các chất thải của con người hoặccác phụ phẩm trong các ngành sản xuất khác.

Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã thuần hoá vật nuôi hoang dại thànhvật nuôi trong gia đình và từ đó các phướng thức chăn nuôi cũng bắt đầu đượchoàn thiện Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dạng chăn nuôi khác nhau, mỗidạng phù hợp với một phương thức chăn nuôi cụ thể mà chủ yếu là phụ thuộcvào trình độ thâm canh, loại vật nuôi, môi trường tự nhiên, nguồn lợi từ cácsản phẩm chăn nuôi ấy, sản phẩm chăn nuôi có thể sản xuất theo phươnghướng sau:

Trang 6

Phương hướng chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và các sản phẩm của chúng.

Sản phẩm Gia súc, gia cầm Phương thức chăn nuôi Thịt Trâu, bò, gia cầm… Nuôi thả, nuôi nhốt

Sữa Bò sữa Nuôi gia đình, nuôi trang trại Thuỷ sản Cá, tôm, cua… Nuôi ao, hồ

Lông, len, da Cừu, dê, cá sấu… Nuôi chăn thả, nuôi nhốt

Với chăn nuôi thì hệ thống trồng trọt tạo nguồn thức ăn chính cho giasúc, gia cầm như : hái, củ, quả, thân, lá… nó tạo nên sự cân bằng trong hệthống sinh thái.

Có thể nói rằng trồng trọt có tầm quan trọng bậc nhất trọng sự pháttriển của ngành chăn nuôi, nó là nguồn kích thích thúc đẩy chăn nuôi.

Trang 7

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống chăn nuôi

Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao phải biết kết hợp hài hoà giữa các yếutố : con giống, thức ăn, môi trường và công tác quản lý, chăm sóc, thú y.

4.1 Yếu tố con giống

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả Sản xuất nó ảnhhưởng đến tốc độ phát triển cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi – Dovậy cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau mà con giống khác nhausẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau kéo theo hiệu quả chăn nuôi cũng hoàntoàn khác nhau Chính sự khác biệt này nói nên tầm quan trọng của giống vậtnuôi.

Đó là lý do này hay công tác giống được quan tâm đên nhiều, điều nàyđược thể hiện thông qua những việc làm như : Lai tạo giống mới đột biếngen…để tạo ra các giống có tính năng sản xuất như mong muốn.

Hiện nay nước ta có chủ trương cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam bằng bòLai Sind, phát triển đàn bò sữa vùng trung du miền núi, đàn lợn : các giốnglợn, Lanchace, Duroc, Yorkshire…đang được nuôi thuần hay lai tạo để pháttriển rộng rãi tại các trang trại nông hộ Đàn gia cầm, các giống gà : TamHoàng, lương Phượng, giống vịt siêu trứng, ngan Pháp … cũng được nhậpvào nước ta và nuôi khá nhiều.

Như vậy giống vật nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thốngchăn nuôi, con giống được chọn để nuôi không chỉ phù hợp với điều kiện khíhậu, thổ nhưỡng, chống chịu bệnh tật tốt, mà còn phải có ưu thế Sản xuất racác sản phẩm như : thịt, trứng, sữa … đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Ngàynay chúng ta có thể áp dụng những tiến bộ khoa học di truyền tác động vàogiống gia súc, gia cầm để tạo ra ưu thế lai tạo ra được những giống gia súc,gia cầm có những tính trạng mong muốn.

Trang 8

4 2.Thức ăn

Thức ăn có một vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, nó ảnh hưởngrất lớn đến năng xuất vật nuôi, cùng một loại giống, loại vật nuôi những điềukiện dinh dưỡng khác nhau thì hiệu quả kinh tế sẽ khác nhau Vật nuôi nàođược sử dụng chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế caohơn và ngược lại.

Thức ăn chăn nuôi có nhiều loại những thức ăn được người dân sửdụng phổ biến là : gạo, ngô, sắn, đỗ tương, rau… ngoài ra còn có nhiều loạithức ăn gia súc Sản xuất Tuỳ thuộc vào từng loại vật nuôi mà chúng đòi hỏiphải cung cấp các loại thức ăn với tỷ lệ khác nhau Trong chăn nuôi chi phícho thức ăn chiếm khoảng 60 – 70%, đây là chi phí đơn thuần trong chănnuôi, nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của người Sản xuất Muốn giảm giáthành trong chăn nuôi phải phối hợp các loại thức ăn hợp lý tránh lãng phí, sựphối hợp khẩu phần này phải phù hợp với từng loại thức ăn là một điều đánglưu tâm, giá các loại thức ăn quá cao mà giá thành sản phẩm chăn nuôi lạithấp hoặc chất lượng thức ăn đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng thì nó sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi.

4.3.Yếu tố môi trường

Điều kiện môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệuquả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ, các yếu tố môi trường bao gôm.

* Môi trường tự nhiên

- Điều kiện khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa…- Đất đai : Địa hình, độ màu mỡ …

- Nước : số lượng và chất lượng nước ( độ sạch, bẩn).* Môi trường kinh tế – xã hội.

- Quyền sở hữu đất đai.- Vốn, lao động.

- Năng lượng, cơ sở hạ tầng.- Thị trường.

Trang 9

- Tôn giáo.

4.4 Công tác quản lý, chăm sóc, thú y

Trong chăn nuôi việc quản lý, chăm sóc, thú y mang một tầm quantrọng rất lớn nó ảnh hưởng không nhỏ tới thành công trong chăn nuôi.

Quản lí, chăm sóc là việc tạo cho gia súc, gia cầm một chế độ ăn uống,nghỉ ngới thích hợp, giúp cho con vật tránh được những Stress không đángcó, đồng thời giúp cho người chăn nuôi phát hiện sớm những con bị bệnh, loạithải hay điều trị kịp thời tránh được những thiệt hại đáng tiếc trong chăn nuôi.Thực chất của công tác này là nâng cao sức đề kháng của con vật nhằm hạnchế khả năng nhiễm bệnh và lây lan dịch bệnh.

Thú y có một vai trò không thể thiếu trong chăn nuôi nhất là trong giaiđoạn hiện nay Thực tế cho thấy ở những nơi chăn nuôi phát triển mà lại coinhẹ công tác thú y thì ở nơi đó rất dễ tránh được những thiệt hại trong chănnuôi thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy trình phòng bệnh vệ sinh, bằngvacxin, tiêu độc khử trùng chuồng trại đúng định kỳ Bên cạnh đó phải chẩnđoán nhanh chính xác, kịp thời để phát hiện ra những con bị bệnh bằng cácphương pháp chẩn đoán lâm sàng ( sờ, nắm, gõ, nghe,… ) và phi lâm sàng( xét nghiệm phân, nước tiểu, dịch tiết…) thực tế trong chăn nuôi nông hộ thìcông tác thú y nhiều khi vẫn chưa được coi trọng nên dịch bệnh rất dễ xảy ratrên một vùng lớn.

5 Dịch bệnh

Dịch bệnh trong chăn nuôi luôn là vấn đề rất được quan tâm, cùng vớiviệc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lí tốt thì vấn đề dịch bệnh cũng phải đượcphòng, chống tốt, có vậy chăn nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao Thực tếtrong chăn nuôi hay gặp những bệnh truyền nhiễm, nội khoa, bệnh ký sinhtrùng bệnh ngoại khoa, bệnh sinh sản.

5.1 Bệnh truyền nhiễm

Trang 10

Bệnh truyền nhiễm là một bệnh do vi sinh vật gây nên, có tính chất lâylan và có thể phát thành dịch ở một khu vực hay nhiều khu vực khác nhau, dođó nó là vấn đề rất quan trọng bởi hàng năm nó làm thất thu rất nhiều đối vớicác nhà chăn nuôi nhất là đối với quy mô ngày càng lớn ( Nguyễn VĩnhPhước, 1978

5.1.1.1 Nguồn bệnh

Đây là khâu đầu tiên và là khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch.( Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001) cho rằng nguồn bệnh là nơi mầmbệnh khu trú và sinh sản thuận lợi và từ đó trong những điều kiện nhất dịnh sẽxâm nhập vào cơ thể bằng cách nay hay cách khác để gây bệnh.

Nguồn bệnh là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và gây bệnh.Như vậy nguồn bệnh là những vi sinh vật sống mà ở đó có những điều kiệnthuận lợi, đầy đủ cho mầm bệnh tồn tại và sinh sản lâu dài.

Nguồn bệnh biểu hiện dưới hai dạng.+ Con vật ốm ở các thể bệnh khác nhau:

Thể quá cấp tính Thể cấp tính Thể mãn tính

Trang 11

Thể ẩn tính Thể mang trùng + Con vật nghi mắc bệnh.

Hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học, súc vật mangtrùng thường làm lây lan bệnh lớn hơn cả bản thân súc vật ốm, vì những convật đang ốm thì con người có thể nhận biết được và có các biện pháp xử lí kịpthời Còn ở các dạng mang trùng khó phát hiện và ít được để ý vì thế bệnhnày dễ dàng phát thành dịch.

Ngoài ra, các loại gặm nhấm, dã thú là nguồn bệnh rất nguy hiểmtrong thiên nhiên chúng là ổ vi khuẩn của rất nhiều bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, muốn hạn chế dịch bệnh xảy ra phải phát hiện kịp thời nhữngcon bệnh để cách ly kịp thời, quản lí chặt chẽ tối đa quá trình lây lan dịchbệnh.

5.1.1.2 Nhân tố trung gian truyền bệnh

Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ súc vật ốm sang súc vật khỏe do chúngtiếp xúc với nhau như : khi cọ xát, bú, liếm, ăn nhưng có rất nhiều bệnh lâylan gián tiếp thông qua các nhân tố trung gian truyền bệnh như : không khí,thức ăn, đất, nước Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ hai của quátrình sinh dịch có vai trò chuyền mầm bệnh tới súc vật thụ cảm mầm bệnhmuốn lan truyền từ cơ thể ốm sang cơ thể khoẻ thì nó phải sống một khoảngthời gian nhất định ở ngoại cảnh trên các nhân tố trung gian truyền bệnh.Khoảng thời gian đó dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại mầm bệnh, nhân tốtrung gian truyền bệnh có nhiều loại và được chia làm 2 loại chính :

Nhân tố trung gian là sinh vật.

Nhân tố trung gian không phải là sinh vật.

Nhân tố trung gian truyền bệnh là sinh vật bao gồm : côn trùng các loạiđộng vật cảm thụ với bệnh, con người

+ Côn trùng : có nhiều loại như : ve, rận ruồi muỗi

Trang 12

Đây là các nhân tố sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyềnbệnh từ con này sang con khác, từ nơi này sang nơi khác.

Động vật : Từ động vật hoang dã đến động vật thuần hoá đều có thểtruyền các bệnh như : nhiệt thân, dịch tả lợn, dai, lở mồm long móng, sảy thaitruyền nhiễm, đóng dấu lợn Các loại dã thú, gặm nhấm không những lànguồn tàng trữ các ổ dịch thiên nhiên mà còn là nhân tố trung gian truyềnbênh, mầm bệnh được dính vào thân thể của các loại động vật trên và đượctruyền đi và có thể truyền qua phân, qua nước tiểu hay qua dịch tiết.

Ngoài ra con người cũng là nhân tố trung gian truyền bệnh, nhất lànhững người trực tiếp như : công nhân chăn nuôi, công nhân vắt sữa, cán bộthú y mầm bệnh dịch và quần áo, tay chân, giầy dép hoặc ở bên trong cơthể con người.

Nhân tố trung gian không phải là sinh vật.

Thức ăn, nước uống là nhân tố phổ biến nhất vidf đa số bệnh truyềnlây bằng đường tiêu hoá qua thức ăn nước uống Đây là môi trường thuận lợicho sự tồn tại của vi sinh vật cũng như bao tử, nha bào của nó.

Qua thực nghiệm cho thấy những vi sinh vật gây bệnh đường ruột như(salmonella) có thể sống được hàng tuần trong nước (Bùi Đai, 1996 ; NguyễnNhư Thanh, 2002 Nhờ dòng chảy của nước mà mầm bệnh được mang từ nơinày sang nơi khác, do nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của con vật do đó màcó thể phát sinh ồ ạt bệnh truyền nhiễm Mức độ ô nhiễm của nước phụ thuộcvào thành phần của đất và điều kiện vệ sinh của đất nơi đó Nguồn nước trongthiên nhiên luôn bị ô nhiễm và có khả năng tự làm sạch, vi sinh vật trongnước có thể bị tiêu diệt bằng ánh sáng mặt trời, cạnh tranh sinh tồn giữachúng, do thuỷ sinh vật ăn hay do các phage ( thực bào) làm tan Vì thế mà sốlượng vi sinh vật trong nước bị giảm bớt.

Tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO ( Word Health O:ganisation)về vi sinh vật của nước uống như sau :

Trang 13

Nước uống được sau khi lọc và sát khuẩn thông thường 0 – 5 Vikhuẩn/ 100 ml.

Nước uống được sau khi sau khi đã diệt khuẩn theo các phương thứccổ điển ( lọc, làm sạch, khử trùng) 50 – 5.000 vi khuẩn / 100 ml.

Nước ô nhiễm chỉ dùng được sau khi đã diệt khuẩn rất cẩn thận vàđúng mức 5.000 – 10.000 vi khuẩn/ 100 ml.

Nước rất ô nhiễm, không dùng nên tìm nguồn nước khác > 50.000 vikhuẩn/ 100 ml.

Đất : Đất đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, đặc biệtlà đất bị ô nhiễm Đất ẩm chứa đất hữu cơ rất thuận lợi cho vi sinh vật tồn tạivà phát triển Để đánh giá vệ sinh của đất về mặt vi sinh vật người ta sử dụngmột số chỉ tiêu:

Colira ( chuẩn độ E.coli) : số mg đất phát hiện thấy một số vi khuẩndạng Colifonm.

Chlostridium pefrigens titrals : Số mg đất phát hiện thấy một vi khuẩn có nhabào.

Loại đấtColitraChlostridinm pefrigens titrals

Trang 14

Mức độ tác hại của giọt và bụi phụ thuộc vào độ lớn của chúng, và sốlượng mầm bệnh bám vào giọt vào bụi Ngoài ra tác hại còn phụ thuộc vào độẩm, nhiệt độ cũng như chuyển động của không khí.

Safir đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá độ sạch, bẩn của không khínhư sau:

Loại không khí sạchSố lượng vi sinh vật trong 1mMùa hèMùa đông2 không khí

Ngoài ra dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và nhân tố trunggian truyền bệnh – nếu các dụng cụ, phương tiện này không được vệ sinh sạchsẽ thường xuyên thì mầm bệnh có thể tồn tại ở đó và có cơ hội xâm nhập vàocon vật.

Vì vậy để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả thì biện pháp quan trọnglà phải vệ sinh sạch sẽ, hạn chế, ngăn chặn không cho vật nuôi tiếp xúc vớinhân tố trung gian tryền bệnh, cụ thể là: vệ sinh thức ăn, nước uống, tiêu độcchuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của con người.

5.1.1.3 Súc vật thụ cảm.

Súc vật thụ cảm là khâu thứ 3 không thể thiếu trong quá trình sinh dịch,đây là khâu cần thiết để dịch phát sinh và phát triển Có nguồn bệnh và nhântố trung gian truyền bệnh thuận lợi những nếu cơ thể súc vật không cảm thụvới mầm bệnh thì dịch không thể phát sinh Vì vậy ta phải chú ý tới việcchăm sóc, nuôi dưỡng súc vật để nâng cao sức đề kháng của con vật, từ đóhạn chế được dịch bệnh xảy ra.

Ba nhân tố : Nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và súc vậtcảm thụ của quá trình sinh dịch xảy ra một trình tự nếu thiếu một trong banhân tố đó thì bệnh không thể phát thành dịch Ngoài ra vấn đề kiểm dịch

Trang 15

động vật cũng phải nghiêm chỉnh thực hiện tốt để hạn chế tối đa dịch bệnh lâylan từ nơi này đến nơi khác.

Ngoài ra các yếu tố khác như: sức đề kháng của mầm bệnh, khí hậu,điều kiện kinh tế – xã hội cũng như phương thức tập quán chăn nuôi ở địaphương ở miền bắc nước ta do ảnh hưởng của chế độ gió mùa nên chia thànhhai mùa rõ rệt : mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 10) thời tiết nóng ẩm, mưanhiều tạo điều kiện thuận lợi tốt cho bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán và một sốbênh khác phát triển Mùa khô ( tháng 11 – tháng 3 năm sau) cây cội cằn cỗi,gia súc thiếu thức ăn, phải làm việc nhiều trong điều kiện mưa phùn gió bắcnên đó là mùa mà bệnh do virút phát triển như bệnh dịch tả lớn, bệnhMewcastle.

Quá trình sinh dịch có thể khái quát thành chu trình với các giai đoạn sau.

Giai đoạn nguy cơ: Trong điều kiện cân bằng của hệ thống các nhân tốthì mầm bệnh có thể có sẵn trong môi trường chưa xâm nhập vào con vật hayđã xâm nhập nhưng chưa đủ số lượng và độc lực đã gây bệnh cho con vật màchỉ tồn tại ở dạng nguy cơ.

Giai đoạn bùng nổ : vì một lí do nào đó đã tạo điều kiện thuận lợi đểmầm bệnh tăng số lượng, động lực để gây bệnh hay làm giảm sức đề khángcủa con vật do đó làm phát sinh dịch.

Giai đoạn khủng hoảng: Do ngưỡng cân bằng của hệ thống bị phávỡ cùng với sự tham gia của các nhân tố trung gian truyền bệnh làm bệnhlây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi vàchất lượng sản phẩm.

5.1.2 Cơ chế và phương thức truyền lây

Giai đoạn nguy cơ Giai đoạn bùng nổ Giai đoạn khủng hoảng

Trang 16

5.1.2.1 Cơ chế truyền bệnh

Mầm bệnh lây truyền từ cơ thể con ốm sang cơ thể con khỏe khôngnhững là yếu tố cần thiết của quá trình sinh dịch mà còn cần thiết cho sự tồntại của mầm bệnh trong thiên nhiên Quá trình này chịu sự chi phối bởi nhữngquy luật nhất định Theo L.V.Gramasipxki gọi là quy luật truyền bệnh hay làcơ chế truyền bệnh Để truyền bệnh, mầm bệnh, phải tìm nơi cư trú, nơi cóđiều kiện thuận lợi nhất để sinh sản, sau đó mới lây lan sang cơ quan khác.Mỗi một loại mầm bệnh thường chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định dođó cũng chỉ có một cơ chế truyền bệnh thích hợp.

5.1.2.2 Phương thức truyền bệnh

Bao gồm hai phương thức.

+ Phương thức truyền lây trực tiếp và phương thức truyền lây trực tiếpvà phương thức truyền lây gián tiếp.

Phương thức truyền lây trực tiếp : mầm bệnh được truyền thẳng từ convật ốm sang con vật khỏe không cần phải qua nhân tố trung gian truyền bệnh,mầm bệnh của những loại bệnh này thường là loại ký sinh bắt buộc khôngsinh sản trong môi trường nhân tạo được và thường có sức đề kháng kém vớingoại cảnh.

Phương thức truyền lây, gián tiếp : mầm bệnh muốn lây lan được phảiqua nhân tố trung gian truyền bệnh Trong các bệnh lây gián tiếp mầm bệnhcó sức đề kháng tương đối cao với ngoại cảnh và có thể tồn tại một thời giantrên các nhân tố trung gian truyền bệnh

Căn cứ vào cơ thể truyền bệnh của L.V Gramasipxki thì có thể chia ralàm bốn phương thức truyền bệnh chính.

- Truyền bệnh theo đường tiêu hoá.- Truyền bệnh theo đường hô hấp.- Truyền bệnh theo đường máu.- Truyền bệnh qua da và niêm mạc.

Trang 17

5.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh dịch.

Quá trình sinh dịch chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tốtácđộng đên các khâu của quá trình sinh dịch lam cho dịch bệnh có nhiều tínhchất khác nhau, các nhân tố đó được chia làm hai loại.

5.1.3.1 Các nhân tố thiên nhiên

Các nhân tố thiên nhiên bao gồm : khí hậu, thời tiết, đất đai, ánhsáng nó ảnh hưởng tới quá trình sống của vật nuôi cũng như sự phát sinh,phát triển của dịch bệnh Các yếu tố này có thể thúc đẩy hay kìm hãm cáckhâu của quá trình sinh dịch.

5.1.3.2 Các nhân tố xã hội

Bao gồm : điều kiện ăn, ở, trình độ dân trí, khoa học, kỹ thuật Nóảnh hưởng trực tiếp đến dịch bệnh của vật nuôi Các yếu tố này phụ thuộcvào chế độ xã hội, khi nào dân trí còn thấp khoa học – kỹ thuật còn lạc hậu,kinh tế còn nghèo nàn, đời sống vật chất còn thiếu thốn thì dịch bệnh vẫnvà sẽ xảy ra nhiều.

5.1.4 Tính quy luật của dịch bệnh

Các nhân tố thiên nhiên và xã hội kết hợp với đặc tính của mầm bệnhchi phối quá trình sinh dịch, làm cho dịch bệnh có thể biểu hiện dưới dạngnhiều hình thức khác nhau.

- Dịch lẻ tẻ : số con bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài Một vài conmắc bệnh ở chuồng này rồi lây sang vài con ở chuồng khác.

- Dịch địa phương : dịch phát ra giới hạn trong một địa phương, mộtvùng không lan rộng.

- Dịch lớn : Bệnh phát ra ồ ạt, lan tràn rất nhanh, rất rộng, trong mộtthời gian ngắn lan hàng mấy tỉnh, có khi cả nước hay nhiều nước.

Dịch xảy ra với nhiều tính chất khác nhau

Trang 18

- Tính chất mùa vụ : mùa vụ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, sức đềkháng của vật nuôi, sự tồn tại của mầm bệnh cũng như các nhân tố trung giantruyền bệnh.

- Tính chất vùng : Thời tiết, khí hâu, đất đai, cây cỏ ở một vùng đềuảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi, ảnh hưởng đến nhân tố trung giantruyền bệnh, đến sự tồn tại của một số loại mầm bệnh, do đó mà một số bệnhchỉ có thể phát sinh ở một vùng nhất định.

- Tính chất chu kỳ : Người ta cho rằng sở dĩ dịch bệnh có tính chất chukỳ là do sự biến đổi cảm thị bệnh của gia súc, gia cầm có tính chất chu kỳ.Nghĩa là sau một chận dịch, số gia súc còn lại được miễn dịch, tính cảm thụcủa cả đàn giảm đến mức thấp nhất Sau một thời gian, đàn gia súc có mật độcao dần do sinh đẻ thêm, nhập thêm vật nuôi chưa được miễn dịch, vật nuôilành bệnh trước kia đã hết miễn dịch và khi mật độ của đàn gia súc, gia cầmtăng lên mức cao nhất và gặp điều kiện bên ngoài bất lợi, sức đề kháng củavật nuôi giảm thì dịch bệnh lại phát ra.

5.1.5 Phòng chống bệnh truyền nhiễm

5.1.5.1 Nguyên lý của công tác phòng chống truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch.Nguồn bệnh các nhân tố trung gian truyền bệnh, súc vật thụ cảm và có sự liênquan giữa ba khâu đó Thiếu một trong 3 khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa haitrong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được.

Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quátrình sinh dịch và nguồn bệnh đóng vai trò tàng trữ mầm bệnh và thải trừmầm bệnh ra ngoài môi trường.

- Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền giữa nguồn bệnh với súc vậtthụ cảm làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi, vì nó có vai tròtruyển tải, vận chuyển mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.

Trang 19

- Súc vật thụ cảm là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lạibiến thành nguồn bệnh cho quá trình sinh dịch được nhân nên được thúc đẩymạnh hơn.

Vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm phải nhằm thựchiện cho được việc xoá bỏ, loại trừ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liênhệ giữa các khâu Chỉ cần cắt đứt một khâu cũng đủ làm cho quá trình sinhdịch không thực hiện được Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòngchống bệnh truyền nhiễm

5.1.5.2 Các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm

5.1.5.2.1 Phòng bệnh khi chưa có dịch xảy ra

+ Phòng bệnh đối với nguồn bệnh: Trong điều kiện bình thường con vậtmang trùng là nguồn bệnh : Trong điều kiện bình thường con vật mang trunglà nguồn bệnh như lành bệnh mang trùng, con vật khoẻ mang trùng Đối vớisúc vật máng trùng cần phải dùng các phương pháp chẩn đoán như vi khuẩnhọc, huyết thanh học, phản ứng Elisa Để phát hiện sớm, chủ động và tíchcực để cách ly triệt để

+ Phòng bệnh đối với nhân tố trung gian truyền bệnh : Phòng bệnh đốivới nhân tố trung gian truyền bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật,tại môi trường sạch cho con vật Đó là thực hiện các biện pháp vệ sinh thứcăn, nước uống, chuồng trại, thân thể và cuối cùng thực hiện tiêu độc.

Trang 20

Khi dịch đã xảy ra tại khu đó "hông gian, thời gian" Đã có đầy đủ 3khâu sinh dịch : vì thế biện pháp phòng bệnh khi có dịch xảy ra như sau :

5.1.6 Vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

+ Định nghĩa : vacxin là một loại thuốc sinh vật trong đó có chứa chủyếu là kháng nguyên Khi đưa vacxin vào trong cơ thể thì kích thích cơ thểsản sinh ra kháng thể Kháng thể này tồn tại trong cơ thể dài hay ngắn tuỳthuộc vào loại vacxin.

+ Các loại vacxin : gồm có 2 loại :

- Vacxin vô hoạt: là loại vacxin người ta dùng mầm bệnh nuôi cấy vàotrong các môi trường thuận lợi, trong những điều kiện thuận lợi để cho mầmbệnh phát triển tối đa rồi dùng các loại hoạt chất, nhiệt độ để giết chết chúngnhưng không làm ảnh hưởng tới tính kháng nguyên.

- Vacxin nhược độc: dùng vi khuẩn hoặc vi rút đã được làm yếu đi đếnmức không nguy hiểm cho cơ thể súc vật cảm thụ nhưng vẫn giữ được bảntính của kháng nguyên.

5.2 Bệnh nội khoa:

Trang 21

Bệnh nội khoa là bệnh không lây lan nhưng là bệnh gây thiệt hại lớntrong chăn nuôi, bệnh thường xảy ra ở dạng mãn tính làm cho con vật gầyyếu, dần dần rồi chết, khác với bệnh truyền nhiễm nguyên nhân chỉ do vi sinhvật, bệnh nội khoa thường do nhiều nguyên nhân gây lên, ví dụ: Bệnh viêmruột của gia súc thì nguyên nhân có thể là do: thức ăn, thời tiết, vi sinh vật…

5.3 Bệnh ngoại khoa:

Bệnh ngoại là những bệnh mà mắt thường có thể quan sát thấy, khôngcó sự lây lan, nguyên nhân chính của bệnh là do con vật bị đánh đập, trượtngã… làm ảnh hưởng tới sức vật con vật dẫn đến làm giảm năng suất chănnuôi

5.4 Bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng là bệnh sâm nhiễm, nó gây thiệt hại lớn cho chănnuôi, một số bệnh có tính chất chuyền lây mạnh gây tử vong lớn, đặc biệt vớigia súc, gia cầm non như: Bệnh cầu trùng.

* Với mục đích hạn chế dịch bệnh phát sinh và phát triển trong mô hìnhchăn nuôi trong nông hộ cũng như chăn nuôi trong trang trại, chúng tôi đềxuất giải pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức của người dân chăn nuôi về dịch bệnh của vậtnuôi và ý thức của cộng đồng viề kiểm soát dịch bệnh.

Nâng cao tay nghề, đầu tư cơ sở cho mạng lưới thú y tại địa phương.Tác động vào giai đoạn nguy cơ của quá trình sinh dịch, đây là giảipháp phòng ngừa là bước đi có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phòngchống dịch bệnh

- Can thiệp kịp thời vào giai đoạn bùng nổ, giai đoạn khủng khoảng đểngăn không cho dịch bệnh phát triển rộng

Trang 22

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Địa điểm , thời gian và đối tượng nghiên cứu

1.1 Địa điểm và thời gian

Đề tài được thực hiện tại xã Ninh xá- huyện Thuận Thành- Tỉnh BắcNinh

Thời gian thực tập từ ngày 01- 11 đến 27 – 02 - 2009

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Các loại gia súc, gia cầm được nuôi tại xã.

2 Nội dung nghiên cứu ;

2.1 Điều kiện tự nhiên của xã

+ Vị trí địa lý

+ Thời tiết khí hậu

2.2 Điều kiện kinh tế – Xã hội của xã

+ Điều kiện kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp …và các ngành khác …)+Điều kiện kinh tế xã hội

- Hoạt động của xã

- Phong tục tập quán của xã

2.3 Hoạt động của đội ngũ thú y xã

+ Cơ cấu đội ngũ thú y xã

+ Hoạt động của đội ngũ thú y xã + Tủ thuốc thú y xã

2.4 Thực trạng chăn nuôi và phương pháp chăn nuôi của xá

+ Chăn nuôi trâu bò + Chăn nuôi lợn + Chăn nuôi gia cầm

điều tra về số lượng gia súc gia cầm qua các năm (2007- 2008)

Trang 23

2.5 Tình hình dịch bệnh sảy ra ở ra súc, gia cầm tại xã

Điều tra tình hình dịch bệnh tại xã ở gia súc, gia cầm như ;+ Tình hình tiêm phòng trong những năm 2006- 2007.

+ Điều tra cụ thể các bệnh xảy ra ở các loài (trâu, bò, lợn ,gia cầm )- Bệnh ở gia súc

Bệnh nội khoa Bệnh ngoại khoa Bệnh ký sinh trùng Bệnh sản khoa Bệnh truyền nhiễm- Bệnh ở gia cầm; Bệnh ở đường hô hấp Bệnh ký sinh trùng Bệnh truyền nhiễm

+ Tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng điều tra

3 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu về tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm của xã thôngqua các cán bộ thú y xã.

Điều tra một số hộ chăn nuôi của xã để biết được tình hình dịch bệnhxảy ra với bộ câu hỏi trúc có sẵn và quan sát nghiên cứu trực tiếp trong thờigian thực tập

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học.

Trang 24

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH1 Điều kiện tự nhiên, Kinh tế – Xã hội của xã Ninh Xá.

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Ninh Xá là một xã thuộc huyện Thuận Thành –Tỉnh Bắc Ninh, cáchthành phố Bắc Ninh khoảng 20km về phía bắc, do xã có những nét đặc thù cơbản về thời tiết: nóng ẩm mưa nhiều và chia làm hai mùa rõ rệt

Địa hình của xã rất thuận tiện , không có diện tích đồi núi ,100% diệntích là đồng bằng nên mọi tuyến đường bộ của xã rất thuận tiện

Xã được chia làm 9 thôn đó là thôn Phủ, Hoàng Xá, Trạm Trai

1.1.2 Khí hậu , thời tiết của xã

Xã Ninh Xá nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa , một năm chia làm haimùa rõ rệt có mùa đông lạnh giá và mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3năm sau, nhiệt độ trung bình 16oC Mùa hè nóng ấm , mưa nhiều kéo dài từtháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 28 oC Nhiệt độ trong cả năm là220C lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500- 1800mm, độ ẩm trung bìnhlà 80% về mùa đông thường có gió lạnh khô , về mùa hè mưa bão.

1.2 Điều kiện kinh tế , xã hội

Xã Ninh Xá là một xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Có đường quốclộ 3 chạy qua hiện tại trên địa bàn chưa có công ty nào được thành lập Nhưngkhoảng 1/3 tổng dân số của xã nằm ngoài ngành nông nghiệp như; (làm côngnhân, chợ búa…) Trình độ dân trí trong mấy năm gần đây cũng khá tốt nên nềnkinh tế của xã mấy năm trở lại đây phát triển khá cũng khá rõ rệt.

Trang 25

Bảng 1: Tình hình dân số và kinh tế của xã

Mức kinh tế của các hộ

(Theo số liệu thống kê của xã Ninh Xá năm 2008)

Theo số liệu thống kê của xã năm 2008; cả xã có tổng số dân 4.186người, trong đó số khẩu trong độ tuổi lao động là 2.842 người chiếm 67,89%tổng số dân toàn xã, lao động nông nghiệp chiếm 85,42% tổng số lao độngchính lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 25% tổng lao động.

Trong số lao động phi nông nghiệp chủ yếu ở độ tuổi 22-35 Số đônglà làm công nhân và làm buôn bán …trong từng số dân phi nông nghiệp.

Đây là lực lượng lao động dồi dào là yếu tố thuận lợi cho việc pháttriển mở rộng các ngành cho những năm tới Theo số liệu thống kê của xãnăm 2008 có tới87% số hộ sống bằng nghề nông nghiệp thu nhập bình quân500000đồng/ người/ tháng chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi

Trong những năm gần đây đảng bộ Uỷ Ban Nhân Dân xã đã có nhữngchủ trương chính sách phát triển mở rộng về nông nghiệp đặc biệt là ngànhchăn nuôi (chăn nuôi với quy mô lớn ) Năm vừa qua xã đã đưa những giốngcây trồng vật nuôi có năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn vào sản xuất ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất

Trong những năm qua công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã cũngphát triển khá mạnh

Trang 26

Đảng bộ và Uỷ Ban Nhân Dân xã chú trọng tới việc xây dựng cơ sởhạ tầng

Xã có một bưu điện văn hoá, đảm bảo thông tin liên lạc đưa thư báocông văn đến trong ngày, phòng đọc còn nhiều tài liệu về pháp luật và khuyếnnông góp phần nâng cao dân trí, đưa khoa học đến với sản xuất

Hệ thống điện lưới cũng khá đầy đủ và an toàn

Công tác y tế của xã mấy năm gần đây phát triển khá mạnh , xã có mộttrạm y tế với năm tầng gồm 1 bác sĩ , 4 y sĩ đã đáp ứng được phần lớn khámchữa bệnh cho dân , tiêm phòng phòng chống dịch bệnh , kế hoặc hoá giađình trạm y tế đã góp phần chăn sóc khám chữa bệnh đảm bảo phần lớn nhucầu của cán bộ và nhân dân.

Về sự nghiệp giáo dục của xã mấy năm gần đây phát triển cũng khá rõvề trang bị dậy học của thầy và trò cũng khá đầy đủ Sự nghiệp giá dục của xãmấy năm gần đây đã được đổi mới va lên về văn hoá, thể dục thể thao Tuyxã có địa bàn hẹp dân số sống khá tập trung nên các hoạt động văn hoá thểthao trong xã phát triển cũng khá mạnh

Trong những năm vừa qua Uỷ Ban Nhân Dân xã và các hội trong xã đãtổ chức được các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng trọt , chăn nuôi thú y, phổbiến kinh nghiệm làm ăn của các nông hộ điển hình , các hội đóng vai trò dịchvụ , phục vụ sản xuất mà nhân dân yêu cầu như giống cây trồng, giống vậtnuôi, phân bón, công tác thú y.

Trong những năm gần đây Đảng Bộ xã Ninh Xá đã có những cố gắngtập trung phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống của người dân cả về mặt vậtchất lẫn tinh thần

Trong những năm gần đây xã có nhiều cố gắng khắc phục vụ khó khó khăn cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong xã

2 Tình hình phát triển các hoạt động sản xuất trong xã ;

Trang 27

2.1 Ngành trồng trọt

Xã Ninh Xá là một xã giáp danh sông Đuống việc tưới tiêu sử dụng chủyếu bằng nước sông Hồng nên về ngành trồng trọt khá thuận lợi và phát triểnkhá mạnh Mọi tuyến đường bộ của xã từ lâu đã bê tông hoá nên cũng kháthuận tiện

2.2 Nghề phụ

Xã Ninh Xá là một xã thuộc cùng đồng bằng sông Đuống với 87% sốngbằng nghề nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, trong lúcnhàn rỗi số đông lao động dư thừa nhiều, nhu cầu chi tiêu trong gia đình lạilớn do vậy đã khiến nhiều người nông dân tìm kiếm nghề phụ

Trong xã không có nghề truyền thống mà chỉ có nghề tự địa phát mangtính nhằn đáp ứng nhu cầu của gia đình địa phương; bán buôn, làm thuê, làmthợ, … các cửa hàng dịch vụ rải rác

2.3 Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi đã gắn bó từ lâu đời với người nông dân Việt Nam nóichung và với người nhân dân xã Ninh Xá nói riêng, chăn nuôi đã góp phầnlớn thu nhập trong các trùng hộ, ngoài ra chăn nuôi tạo công ăn việc làm cholao động dư thừa, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ; trồng trọt, dịch vụ chế biến …Đặc biệt là chăn nuôi còn tận dung được phụ phần trongnông nghiệp và sinh hoạt của nông dân, biến những sản phẩm không có giá trị, có giá trị thấp thành những sản phẩm có giá trị cao hơn

Trong nhưng năm gần đây chăn nuôi trong xã có những thay đổi cụ thểlà đàn gia súc, gia cầm của xã được thể hiện qua bảng sau ;

Bảng 2: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Ninh Xá qua các năm (2006 – 2008)

Trang 28

Loại vật nuôi

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

-( Theo số liệu thống kê của xã Ninh Xá năm 2008)

Qua bảng trên ta thấy tổng đàn gia súc trong xã đều tăng từ năm 2008 Riêng đàn gia cầm của xã lại giảm xuống 2006và 2007 số lượng giacầm của xã không thay đổi Nhưng năm 2008 đàn gian cầm của xã giảm30% Riêng đàn lợn của xã có những thay đổi rõ rệt như ; Lợn thịt năm 2006là 47,14% tổng đàn , sang năm 2007 đã tăng lên 61,5% tổng đàn , sang năm2008đã tăng vượt trội hơn các năm khác là 88,48% tổng đàn.

2006-Lợn lái ; thì xu thế lại giảm xuống nhưng giảm cũng không đáng kểtrong 2006- 2007 Sang 2008 giảm xuống còn 14,64%

Lợn giống trong vài năm trở lại đây không có gì thay đổi

Tổng đàn trâu bò của xã tăng nên rất nhanh ; năm 2006 chỉ có 950 controng đó số lượng trâu chiếm 1,60% tổng đàn Năm 2007 số lượng trâu bò đãtăng 1260 con trong đó số lượng trâu chỉ chiếm 0,96% Năm 2008 là 1350con trong đó số lượng trâu chỉ chiếm 0,37% Theo như bản số liệu cho ta thấysố lượng trâu ngày càng giảm vì người nông dân trong sản xuất nông nghiệpkhông phải sử dụng sức kéo nên số lượng trâu trong xã dần dần giảm xuống,ngược lại đàn bò lại tăng nên là do trong xã có một trương trình phát triển đànbò, chăn nuôi bò đem lại thu nhập tương đối lớn cho nhân dân Đặc biệt đầu

Trang 29

năm 2008 Uỷ Ban Nhân Dân xã cùng với hội phụ nữ kết hợp với dự ánRIDP tổ chức được hai lớp tập huấn chăn nuôi cho các hộ điển hình và tổchức triển khai mở các lớp tập huấn chăn nuôi thú y cho các hộ nông dânnghèo trong xã , cho nên năm qua tình hình chăn nuôi trong xã cũng dầnổn định và phát triển.

Các hộ nông dân đã hứng thú với việc chăn nuôi, ý thức về việc phòngbệnh cho đàn gia súc, gia cầm của người dân được nâng lên

Tuy vậy việc chăn nuôi trong xã còn khá nhiều khó khăn nhưng Đảngbộ và Uỷ Ban Nhân Dân xã cùng với nhân đã tìm cách khắc phục, chú ý việctiêm phòng do đó hai năm vừa qua chăn nuôi trong xã tương đối ổn địnhkhông có dịch bệnh lớn xảy ra

3 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia súc vàgia cầm của xã Ninh Xá.

3.1 Tình hình chăn nuôi:

Xã Ninh Xá là một xã thuộc huyện ngoại thành Hà Nội nhưng ngànhtrồng trọt và chăn nuôi vẫn là 2 nghề chính và là 2 nguồn thu nhập chính củanhân dân xã Ninh Xá Theo thống kê của xã có 88% số hộ sống bằng nghềnông nghiệp riêng trong chăn nuôi, chăn nuôi mang lại thu nhập không chỉcho nhân dân trong xã, tận dụng tối đa các phụ phẩm trong nông nghiệp vàtrong sinh hoạt, tạo công ăn việc làm cho người dân (nhất là lứa tuổi trunglưu) và cung cấp phần loon phân bón cho trồng trọt, hiệu quả của chăn nuôi lànguồn vốn cho các nông hộ tiếp tục sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, kíchthích các ngành nghề khác phát triển chủ: dịch vụ, chế biến…

Qua điều tra chúng tôi they, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trongsản xuất cảu các nông hộ, nhưng mức kinh kế của các nông hộ khác nhau dẫnđến quy mô chăn nuôi khác nhau Trong những năm gần đây quy mô chănnuôi trong xã cũng được thay đổi và nâng cấp sử dụng phương thức chăn thảgia đình, nhỏ lẻ, chăn nuôi với số lượng ít.

Ngày đăng: 31/10/2012, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly - Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững NXBNN 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững
Nhà XB: NXBNN 1996
3. Bùi Đại - Đại cương về dịch tễ và truyền nhiễm. NXB y học và thể thao Hà nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về dịch tễ và truyền nhiễm
Nhà XB: NXB y học và thể thao Hà nội 1996
4. Phan Lục, Phạm Văn Khuê - Ký sinh trùng thú y. NXBNN 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y
Nhà XB: NXBNN 1996
5. Lê Hồng Mận - Nuôi gà và cách phòng bệnh cho gà. Nhà xuất bản Thanh Hoá 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà và cách phòng bệnh cho gà
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Hoá 1997
6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch - Bệnh nội khoa gia súc. NXBNN Hà nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nội khoa gia súc
Nhà XB: NXBNN Hà nội 1997
7. Nguyễn Vĩnh Phước - Giáo trình truyền nhiễm gia súc NXBNN Hà nội 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình truyền nhiễm gia súc
Nhà XB: NXBNN Hà nội 1978
8. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang - Dịch tễ học Thú y. NXBNN Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học Thú y
Nhà XB: NXBNN Hà Nội 2001
9. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương – Vi sinh vật thú y. NXBNN Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật thú y
Nhà XB: NXBNN Hà Nội 2002
10. Bùi Thị Tho – Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi . NXBNN Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi
Nhà XB: NXBNN Hà Nội 2003
11. Đào Thế Tuấn – Tìm một số mô hình phát triển nông thôn Việt Nam. Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, tháng 8/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm một số mô hình phát triển nông thôn Việt Nam
12. Cao Liêm, Trần Đức Liêm – Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Nhà XB: NXB đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1990
1. Đặng Vũ Bình - Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp năm 1993 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình dân số và kinh tế của xã -  Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1 Tình hình dân số và kinh tế của xã (Trang 25)
Bảng 3: kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trong các hộ -  Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh
Bảng 3 kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trong các hộ (Trang 30)
Bảng 5:Tỷ lệ tiêm phòng các loại vacxin trên đàn lợn và trâu bò ở các hộ điều tra năm 2007 -  Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh
Bảng 5 Tỷ lệ tiêm phòng các loại vacxin trên đàn lợn và trâu bò ở các hộ điều tra năm 2007 (Trang 38)
Bảng 7: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm (2007) -  Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh
Bảng 7 Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm (2007) (Trang 43)
Bảng 9: Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc ở các hộ điều tra (1/2008 đến 9/2008) -  Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh
Bảng 9 Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc ở các hộ điều tra (1/2008 đến 9/2008) (Trang 48)
Bảng 11: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra (1/2008 đến 9/2008) -  Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh
Bảng 11 Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra (1/2008 đến 9/2008) (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w