Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội

128 582 1
Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- LÊ THỊ NHƯ TRANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DI CƯ QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG VĨNH TUY, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN TÙNG Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Văn Tùng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết quả đã điều tra được trong luận văn này. Hà Nội, tháng 04 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Như Trang LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này để tôi có thể đạt được các mục tiêu và kết quả nhất định trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, phòng sau đại học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội , các thầy cô trong khoa Xã hội học cùng sự hợp tác giúp đỡ của tập thể cán bộ, nhân dân, người lao động hiện đang sinh sống và làm việc tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. Vì vậy, nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, các thầy cô trong khoa xã hội học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cùng tập thể cán bộ, nhân dân, người lao động tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội đã tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất. Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân tôi còn hạn hẹp về kinh nghiệm, vì vậy trong nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc. Chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 04 năm 2015 Học viên Lê Thị Như Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................................... 9 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 10 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 11 6. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 11 7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 12 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................ 17 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 17 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm công cụ ................................................................................. 17 1.1.1.1. Khái niệm người di cư ..................................................................... 17 1.1.1.2. Khái niệm sức khỏe ......................................................................... 17 1.1.1.3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe.......................................................... 19 1.1.1.5. Khái niệm tác động ......................................................................... 20 1.1.2. Lý thuyết ứng dụng ................................................................................ 20 1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ............................................................................ 20 1.1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................ 22 1.1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho người dân...........................................................................................................23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................. 25 1.2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................... 25 1.2.2. Đặc trưng về hành vi chăm sóc sức khỏe ở nhóm người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu ............................................................................................... 27 Chương 2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN DI CƯ ĐẾN PHƯỜNG VĨNH TUY......................................................................... 30 2.1. Thực trạng cảm nhận về sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu .. 30 2.1.1. Đặc điểm của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy .............................. 30 2.1.1.1. Về nhóm tuổi ................................................................................... 30 2.1.1.2. Về giới tính ..................................................................................... 30 2.1.1.3. Về tình trạng hôn nhân ..................................................................... 31 2.1.1.4. Về trình độ học vấn ......................................................................... 32 2.1.1.5. Về nghề nghiệp................................................................................ 32 2.1.1.6. Về hiện trạng nhập cư ..................................................................... 34 2.1.2. Cảm nhận về sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn ......................... 38 2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế và thẻ BHYT của người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu....................................................................................................................... 42 2.2.1. Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy ........... 42 2.2.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau ......................................................... 48 * Tiểu kết...............................................................................................................58 Chương 3. XU HƯỚNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DI CƯ TẠI PHƯỜNG VĨNH TUY ....................... 59 3.1. Đánh giá về xu hướng hoạt động khám chữa bệnh thông qua dịch vụ bảo hiểm y tế...........................................................................................................................................59 3.1.1. Nhu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau của người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 59 3.1.2. Đánh giá về lợi ích của thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau ............................ 66 3.1.3. Đánh giá về những rào cản trong sử dụng bảo hiểm y tế khi tham gia khám chữa bệnh..................................................................................................74 3.2. Xu hướng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy 3.1.1. Xu hướng mua thẻ bảo hiểm y tế của những người di cư không tham gia bảo hiểm y tế .................................................................................................................. 77 3.1.2. Xu hướng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của những người di cư khi tham gia bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh .................................................................................. 74 3.3. Một số yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy.................................................................................................................82 3.3.1. Yếu tố về kinh tế của cá nhân và hộ gia đình di cư tại phường Vĩnh Tuy............. 82 3.3.2 Yếu tố về nhân khẩu xã hội..................................................................................... 84 3.3.3 Yếu tố về chính sách xã hội .................................................................................... 94 * Tiểu kết.............................................................................................................103 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 108 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 111 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhóm tuổi của đối tượng điều tra .......................................................... 30 Bảng 2.2. Giới tính của đối tượng điều tra ............................................................. 31 Bảng 2.3.Tình trạng hôn nhân của đối tượng điều tra............................................. 31 Bảng 2.4.Trình độ học vấn của đối tượng điều tra.................................................. 32 Bảng 2.5. Nghề nghiệp của đối tượng điều tra ....................................................... 33 Bảng 2.6.Thời gian nhập cư của đối tượng điều tra ................................................ 34 Bảng 2.7. Lý do di cư đến nơi ở hiện tại ................................................................ 35 Bảng 2.8. Đối tượng cùng di cư đến ...................................................................... 36 Bảng 2.9. Khó khăn khi di cư đến nơi ở mới.......................................................... 37 Bảng 2.10. Tự đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại .......................................... 38 Bảng 2.11. Cảm nhận về tình trạng sức khỏe theo nhóm tuổi ................................. 39 Bảng 2.12.Cảm nhận về tình trạng sức khỏe theo giới tính .................................... 41 Bảng 2.13. Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo thu nhập .................................... 43 Bảng 2.14. Nhóm đóng bảo hiểm y tế của đối tượng điều tra ................................. 48 Bảng 2.15. Tình trạng sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh ..................... 52 Bảng 2.16. Đánh giá về mức độ cần thiết của bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi .......... 61 Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ cần thiết của bảo hiểm y tế theo nghề nghiệp ....... 63 Bảng 2.18. Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế của người dân ........... 81 Bảng 3.1. Thu nhập trung bình trong tháng của hộ gia đình ................................... 82 Bảng 3.2.Đánh giá về mức sống của hộ gia đình.................................................... 86 Bảng 3.3. Đánh giá về mức phí mua bảo hiểm y tế ................................................ 94 Bảng 3.4. Hiểu biết về lợi ích của dịch vụ bảo hiểm y tế........................................ 98 Bảng 3.5. Hiểu biết về lợi ích của dịch vụ bảo hiểm y tế theo trình độ học vấn ...... 99 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1.Cơ sở khám chữa bệnh ............................................................................ 42 Biểu 2.2.Việc lựa chọn các cơ sở y tế dựa vào yếu tố ............................................ 46 Biểu 2.3. Nguồn gốc bảo hiểm y tế của đối tượng điều tra ..................................... 49 Biểu 2.4. Tình trạng sử dụng bảo hiểm y tế theo giới tính ...................................... 54 Biểu 2.5. Đánh giá mức độ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại địa bàn .......................... 55 Biểu 2.6. Đánh giá về mức độ cần thiết của bảo hiểm y tế ..................................... 59 Biểu 2.7. Đánh giá về chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế ............ 66 Biểu 2.8. Đánh giá về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế ................. 68 Biểu 2.9. Đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cở y tế tại địa bàn ............ 70 Biểu 2.10. Đánh giá về khả năng tiếp cận của người dân ....................................... 71 với các cơ sở y tế tại địa bàn .................................................................................. 72 Biểu 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng điều tra ........................................................ 91 Biểu 3.2. Đánh giá về mức phí mua bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi......................... 96 Biểu 3.3. Đánh giá về chi phí hỗ trợ của bảo hiểm y tế khi tham gia khám, chữa bệnh ......... 101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế CSSK : Chăm sóc sức khỏe THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông DS-KHHGĐ : Dân số Kế hoạch hóa Gia đình MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây ở nước ta dòng người di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, với tốc độ tăng nhanh, quy mô ngày một lớn. [9]. Đây là một vấn đề mang tính xã hội, bởi nó có tác động không nhỏ đến mỗi gia đình và cộng đồng, nhất là sự biến đổi cấu trúc gia đình do sự di cư của thế hệ giữa ra các thành phố lớn sinh sống và làm việc, các gia đình ở nông thôn trong tình trạng khuyết thế hệ, chức năng và vai trò của gia đình không được đảm bảo do có những biến đổi lớn. Đối với các thành phố lớn nơi tiếp nhận dòng người nhập cư vào, hiện nay đang phải đối mặt với các vấn đề khó khăn lớn như: những xáo trộn về đời sống xã hội, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được do mật độ dân cư đông... Trong số các vấn đề đó thì một vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là việc chăm sóc sức khỏe cho đối tượng là những người dân di cư ở khu vực thành thị, bởi nhiều trẻ em, người già, thậm chí người trong độ tuổi lao động trong các gia đình nhập cư vào thành thị chưa được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, sức khỏe của nhóm dân cư này có sự khác biệt nhất định so với các nhóm dân cư khác. Làn sóng di cư diễn ra mạnh ở các tỉnh thành trên cả nước tới các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Hà Nội là thành phố lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước,do vậy hàng năm lực lượng dân số ở các tỉnh khác di cư về chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dân số Hà Nội là 6.448.837 người (chiếm khoảng 7,5% dân số cả nước); trong khi đó tỷ lệ nhập cư về Hà Nội trung bình khoảng 100.000 người/năm. [9]. Như vậy, mỗi năm qui mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương đương với dân số của một huyện lớn. Năm 2009, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.926 người/km2, cao gấp 7,4 lần so với cả nước và mật độ này có chiều hướng tăng cao do dòng người nhập cư hàng năm đang tăng lên; qui mô và tốc độ của lượng người di dân vào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, cụ thể năm 2001 số người di cư vào Hà Nội là 16.985 1 người thì đến năm 2007 là 46.240 người và con số đó đã là 52.588 người vào năm 2011. Như vậy, xu thế chung trong những năm tới là số lượng người lao động ngoại tỉnh di cư vào Hà Nội vẫn tăng lên một cách nhanh chóng. Hiện tượng này, nếu không có sự quản lý, điều tiết sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong đời sống kinh tế - xã hội cho Hà Nội trong những năm tới. Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề nảy sinh từ nhóm dân di cư này, số lượng người di cư chưa được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do họ chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh, trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác vẫn ở mức cao. Từ những khó khăn về điều kiện sống và môi trường ô nhiễm kéo theo những vấn đề về sức khỏe của những người di cư tới các đô thị lớn. Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế lan rộng, thì khó khăn của nhóm dân số di cư càng thêm chồng chất, từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội từ nhóm dân cư này. Trong những nghiên cứu, điều tra gần đây cho thấy vấn đề nổi trội ở nhóm dân di cư khu vực nông thôn đến các khu vực thành thị đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân di cư còn chưa được đảm bảo do chất lượng cuộc sống, tình trạng thu nhập, mức sống còn thấp; đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tuổi thọ của nhóm dân cư này suy giảm so với các nhóm dân cư khác. Do vậy, việc nghiên về vấn đề chăm sóc sức khỏe ở nhóm những người dân di cư là một đòi hỏi vừa mang tính cấp thiết, về cơ bản vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Do đó tôi chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội” để nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu, đề tài này sẽ cung cấp những cơ sở, những luận cứ khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, mang đến cái nhìn cụ thể, sâu sắc về thực trạng sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số di cư; nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng và các yếu tố tác động tới hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số di cư tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đưa ra các kết luận, đề xuất các kiến nghị - giải pháp, góp phần phát huy tốt hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhóm dân cư này, nhằm nâng 2 cao sức khỏe, chất lượng sống, điều kiện sống cho nhóm dân số di cư, giúp họ có điều kiện tiếp cận với các quyền và lợi ích hợp pháp trong chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trong đời sống hằng ngày. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân di cư trên thế giới Hiện nay, nhiều nghiên cứu được công bố đã phân tích mối quan hệ giữa di cư với tình trạng sức khoẻ, tỷ lệ tử vong, khả năng nhiễm bệnh, nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kết quả chỉ ra rằng, một mặt, sức khoẻ có thể là động lực hoặc có thể là trở ngại đối với di cư thông qua các tác động trực tiếp và gián tiếp đến quyết định di cư. Mặt khác, quá trình di cư cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, ở nhiều mức độ (Soskolne and Shtarkshall, 2002). Do tác động của sức khoẻ đến di cư mang ý nghĩa kinh tế - xã hội ít và ảnh hưởng này chỉ có thể nhận thấy thông qua các lý do di chuyển hay tính chọn lọc của di cư nên hầu hết các nghiên cứu kể trên đều tập trung vào tác động của di cư tới sức khoẻ [36]. Mặc dù hầu hết các công trình nghiên cứu tác động của di cư đến sức khoẻ chủ yếu nhằm vào mức sinh nhưng kết luận về quan hệ giữa di dân và mức sinh không thống nhất. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mức sinh của những người di cư thấp hơn những người không di cư ở nơi đi và cao hơn những người sinh sống lâu dài ở nơi đến, tuy vậy, những nghiên cứu khác gần đây lại cho thấy những người di cư có mức sinh tương tự những người không di cư [34]. Trong nghiên cứu về một số vấn đề về di dân của Stephen Castles, nhà nghiên cứu Xã hội học làm việc tại Đại học Sydneynăm 2011, nghiên cứu đã chỉ rõ xu hướng di cư ngày càng đa dạng hóa, nghiên cứu đã chỉ rõ trong giai đoạn từ giữa thập kỷ những năm 90, tình trạng di cư quốc tế đang bùng nổ trên phạm vi toàn cầu và có nhiều sự thay đổi, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức di cư, vấn đề di cư và sự đa dạng hóa của nó trong bối cảnh di cư xuyên quốc gia. Trong nghiên cứu này Stephen Castles cũng chỉ rõ được thực trạng chăm sóc sức khỏe ở nhóm người di cư chưa được đảm bảo, họ chưa được tiếp cận với các chính sách về y tế và việc làm, 3 chính vì vậy chất lượng sống và điều kiện sống của họ còn rất thấp, việc đáp ứng nhu cầu cho họ cần được quan tâm, cần đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu việc di cư tự do, hướng tới việc ổn định dân cư ở các khu vực [37]. Tại các nước đang phát triển, trẻ sơ sinh của những phụ nữ di cư từ nông thôn có ít cơ hội sống sót hơn so với trẻ sinh ở thành thị. Nghiên cứu về tỷ lệ tử vong của trẻ em di cư của tác giả Mazharul 2005, ở Bangladesh cho thấy mức chết của trẻ em dưới 5 tuổi di cư từ nông thôn cao gấp 1,6 lần so với trẻ sinh ra và lớn lên ở thành thị. Trong những tranh luận gần đây về di cư và HIV/AIDS, người ta quan tâm đặc biệt đến những quá trình đưa đẩy người di cư vào các điều kiện có thể dẫn đến các hànhvi nguy cơ cao và lây nhiễm HIV (Xiushi Yang et al, Archana K. Roy, 2005) [40]. 2.2. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân di cư tại Việt Nam Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về di cư đã được tiến hành, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu nhằm xác định nguyên nhân di cư, đặc trưng cơ bản của người di cư, việc làm và thu nhập của họ. Chỉ có rất ít một số nghiên cứu về quan hệ giữa sức khoẻ và di cư được tiến hành ở Việt Nam nhưng hầu hết được nghiên cứu trên mẫu nhỏ và điều này gây khó khăn cho việc phân tích toàn diện mối quan hệ này. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về di cư đã được tiến hành (Tống Văn Đường,1995; Doãn Mậu Diệp và các tác giả, 1996; Đỗ Văn Hoà, 1998; Vũ Thị Hồng và các tác giả, 2003; Nguyễn Thị Thiềng, Patrick Gubryetal, 2004; Đặng Nguyên Anh, 2005). Tuy vậy, các nghiên cứu này chủ yếu nhằm xác định nguyên nhân di cư, đặc trưng cơ bản của người di cư, việc làm và thu nhập của họ. Một số nghiên cứu đã bắt đầu đề cập đến mối quan hệ giữa di cư với mức sinh và KHHGĐ (Viện Kinh tế Tp. HCM, 1992; Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động, 1993). Nói chung, các nghiên cứu trên đã đưa ra kết luận sơ bộ là những người di cư bất lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (P. Gubry, Nguyễn Thị Thiềng và các tác giả, 2004). Trên thực tế, việc nhiều người di 4 cư không được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới là một trong những lý do dẫn đến khó khăn kể trên (Vũ Tuyết Loan, 2003). Nhìn chung, mức sống của Việt Nam còn thấp. Người dân còn phải vật lộn với công việc kiếm sống hàng ngày, nên họ không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình. Hơn nữa, hệ thống y tế của Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, hạch toán kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Trong quá trình chuyển đổi đó, điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân, nhất là của những người di cư, đã có những thay đổi đáng kể. Các thay đổi có xu hướng tích cực nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề cần giải quyết. Ví dụ, người dân có thể trả cho y tế nhiều hơn, nhưng cũng phải có nhiều dịch vụ chữa bệnh và cung cấp thuốc men với chất lượng và giá cả khác nhau để người dân tự lựa chọn [15]. Cuộc khảo sát "Di cư và Sức khỏe" do Viện Xã hội học tiến hành năm 1997, trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố, cho biết gần 2/3 người di cư trả lời sức khỏe của họ không kém hơn so với trước khi di cư. Trong khu vực thành thị được điều tra, con số này là 58%. Mặc dù không có sự khác biệt theo giới nhưng tình trạng sức khỏe của người di cư lại khác nhau theo nơi đến và độ dài thời gian di chuyển. Người di chuyển tạm thời được cải thiện nhiều nhất về sức khỏe. Tỷ lệ mắc bệnh không có sự khác biệt giữa các nhóm di cư và nhóm không di cư. Tuy nhiên, khi đau ốm, đại đa số người di cư tìm cách tự chữa trị hoặc thậm chí không làm gì, tỉ lệ đi khám bệnh chiếm gần 50% số người trả lời. Trong những người di cư, người di cư tạm thời tự thuốc thang là chính và tỉ trọng đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế là thấp nhất. Lý do họ không có khả năng trả các chi phí. Đây chính là trở ngại của việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với người dân nhập cư. Việc mua thuốc tự điều trị là rất dễ. Chính vì vậy, rất khó có thể kết luận là lao động đến từ ngoại tỉnh là gánh nặng cho dịch vụ y tế ở thành thị [31]. Nghiên cứu di cư nông thôn - đô thị ở Tp. Hồ Chí Minh của VanLandingham năm 2004 cho biết, di cư đã có ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của người di cư trên nhiều lĩnh vực. Người mới nhập cư đều gặp bất lợi hơn so với người bản địa trên sáu lĩnh vực sức khỏe, bao gồm: sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng vận động, kiến 5 thức và quan niệm về sức khỏe nói chung. Có thể nói rằng di cư nông thôn – đô thị thường mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế cho gia đình ở nhà trong khi những bất lợi về sức khỏe lại do chính người di cư gánh chịu [39] Cuộc khảo sát "Di cư và sức khỏe" năm 1997 cũng cho một vài phát hiện lý thú về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ): Tưởng chừng người di cư khó tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ hơn thì tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) sẽ thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng các BPTT của người di cư và người không di cư lại giống nhau. Nhận thức của người di cư về KHHGĐ cũng giống người không di cư và mức độ chấp nhận sử dụng BPTT tăng lên đáng kể sau khi chuyển đến nơi ở mới. Thực tế này chứng tỏ ít có khả năng người di cư làm tăng mức sinh ở những nơi họ chuyển đến. Tuy nhiên, các kết quả cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ sử dụng BPTT đã tương đối cao, vẫn có 15% số phụ nữ di cư đã từng nạo hút thai, trong đó, số chưa có gia đình chiếm 1/3 [31]. Nếu dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu chất lượng thấp thì trẻ em là nhóm bị ảnh hưởng đầu tiên. Hiện nay, các chương trình tiêm chủng cho trẻ em đã được triển khai hiệu quả nên mọi trẻ em có thể được tiêm chủng với chi phí rất thấp hoặc miễn phí mà không cần có đăng ký hộ khẩu hay các thủ tục phức tạp. Nhờ vậy, hầu hết trẻ em di cư dưới 5 tuổi đều được tiêm chủng (94,6% người di cư tạm thời, 96,7% người di cư lâu dài). Đa số trường hợp trẻ em chưa được tiêm chủng là do còn quá nhỏ [15]. Nghiên cứu "Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt" do Tổng Cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc thực hiện năm 2011, nghiên cứu đã mô tả và phân tích khá rõ về thực trạng di cư tại Việt Nam; những yếu tố tác động tới tình hình di cư trong nước trong đó mô tả cụ thể về khu vực di cư, dòng di cư; những yếu tố tác động tới dòng di cư từ quá trình đô thị hóa; đưa ra các gợi ý chính sách về vấn đề di cư ở Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa và hội nhập. Nghiên cứu đã đưa ra các dự báo về tình trạng di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị, những tác động tích cực và tiêu cực từ vấn đề di cư. Và những hệ lụy những khu vực thành thị đang phải đối mặt khi tiếp nhận dòng người nhập cư, có xu hướng tăng mạnh mỗi năm, việc chăm sóc y tế, sức khỏe ở nhóm người di cư vào 6 khu vực thành thị còn chưa được đảm bảo, chính vì vậy việc hoạch định và triển khai các chính sách trong hiện tại và tương lai cần có sự cân nhắc và sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình người dân di cư vào thành thị như hiện nay [27]. Trong nghiên cứu "Từ nông thôn ra thành phố, tác động kinh tế - xã hội của di cư Việt Nam" được Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện năm 2012, nghiên cứu này đã chỉ rõ được nguồn gốc của vấn đề người dân di cư tại Việt Nam các giai đoạn lịch sử. Đồng thời, phân tích rõ những tác động về kinh tế - xã hội đối với nơi di cư và nơi nhập cư, trong đó nghiên cứu đưa ra những phân tích khá sâu sắc về những tác động về cộng đồng nơi người dân di cư đi, chỉ ra những lợi ích và những hệ lụy đối với những gia đình có người di cư ra thành thị. Bên cạnh đó, tình trạng cuộc sống ở các khu vực nhập cư có những biến đổi khá lớn khi tiếp nhận dòng người nhập cư vào, các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội... Đặc biệt, là việc quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội có nhiều biến đổi kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau như: Bệnh tật, chăm sóc y tế không được đảm bảo ở nhóm lao động di cư đến, thiếu việc làm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội... và rất nhiều hệ quả khác. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp, điịnh hướng chính sách trong việc nâng cao chất lượng sống cho nhóm dân di cư ở khu vực thành thị, phối hợp liên ngành trong việc giải quyết vấn đề ở nhóm dân số di cư từ nông thôn ra thành thị [32]. Nghiên cứu của tổ chức ActionAid (tổ chức quốc tế chống đói nghèo) trụ sở tại Việt Nam, về vấn đề "Tiếp cận an sinh xã hội của người lao động nhập cư" năm 2012, nghiên cứu được tiến hành tại một số khu đô thị của Việt Nam như: TP.HCM, Hải Phòng... Nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu cần thiết phải đổi mới các chính sách hiện nay về an sinh xã hội nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người dân di cư vào các khu đô thị. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích và chỉ ra được những yêu cầu về chính sách cần hướng tới người dân di cư nhằm đảm bảo quyền bình đẳng, bao gồm: Sự chuyển dịch an sinh xã hội từ nông thôn ra thành thị; diện bao phủ bảo hiểm y tế cho lao động di cư; những thách thức bảo đảm giáo dục cho con em người lao động di cư; các khuynh hướng nhập cư; trình độ, năng lực của người dân di cư. Đặc biệt, nghiên cứu đã phản ánh tình trạng lao động di cư ở khu vực các thành phố 7 lớn và gia đình của họ vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Song nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng lao động di cư cũng có những thuận lợi nhất định khi làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay họ đã đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội liên kết với một số cơ sở y tế để khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho lao động tại các cơ quan, song bên cạnh đó nhóm lao động di cư không chính thức việc tiếp cận với dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe có hạn chế hơn so với nhóm lao động di cư chính thức. Nghiên cứu còn chỉ ra những định hướng chính sách quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân di cư nói chung và lao dộng di cư nói riêng tại khu vực thành thị ở Việt Nam [33]. Trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về "Di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội" thực hiện năm 2014, tác giả Đinh Quang Hà đã đề cập tới vấn đề di cư tại Việt Nam và trên thế giới, di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị, tác giả đã nhấn mạnh và phân tích khá rõ thực trạng của vấn đề di cư tự do từ nông thôn ra thành thị và những yếu tố tác động tới việc di cư này, đồng thời chỉ ra những hậu quả mà việc di cư tự do đang phải đối mặt ở khu vực thành thị việc quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, ăn, ở, sinh hoạt, làm việc và các dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế, sức khỏe không được đảm bảo. Chính từ thực trạng di cư và những hệ lụy trên tác giả đã đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tiêu cực do tình trạng di dân tự do đưa đến, tuy nhiên trong đề tài của mình tác giả còn chưa nhấn mạnh được những yếu tố sâu xa liên quan đến vấn đề di dân, việc đề xuất các giải pháp chưa mang tính cụ thể [13]. Trong "Nghiên cứu về di cư và di dân nhìn từ góc độ xã hội học" do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Khoa Xã hội học - Công tác Xã hội - Đông Nam Á học thuộc trường Đại học Mở - TP.HCM thực hiện năm 2014; nghiên cứu đã phân tích, chỉ rõ “Hiện tượng di cư và vấn đề di dân dưới góc nhìn xã hội học”, đưa ra các luận điểm để chứng minh về nguồn gốc của vấn đề di cư do các yếu tố xã hội tác động, nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng di dân ở Việt Nam qua một số thời kì, được chứng minh qua các cuộc Tổng điều tra Dân số 1989, 1999, 2009, nghiên cứu đã cho thấy có nhiều vùng có hiện tượng di cư. Tuy nhiên, điều này nhắc ta nhớ 8 lại lịch sử Việt Nam từ một ngàn năm nay đã có nhiều cuộc Nam tiến, những luồng di cư đã định hình nước Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu về di cư đòi hỏi loại hình nghiên cứu liên ngành, với các ngành như: tâm lý học, địa lý nhân văn, xã hội học, dân số học, dân tộc học… Nghiên cứu đã chỉ ra được nguồn gốc và các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động di dân nhìn từ góc độ xã hội học [28]. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về quan hệ giữa sức khoẻ và di cư được tiến hành ở Việt Nam, nhưng hầu hết được nghiên cứu trên mẫu nhỏ và điều này gây khó khăn cho việc phân tích toàn diện mối quan hệ này. Hiểu biết về hướng và cường độ của mối quan hệ giữa di cư và sức khoẻ ở Việt Nam còn hạn chế. Do đó, chúng ta biết rất ít về sự khác biệt về sức khoẻ, bao gồm cả tình trạng sức khoẻ và hành vi chăm sóc y tế giữa những người không di cư và những người di cư ở Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của những người di cư đến quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên.Như vậy, có thể thấy các tài liệu, nghiên cứu đã đề cập khá cụ thể tới vấn đề di cư và chăm sóc sức khỏe người dân di cư, các công trình nghiên cứu và những tài liệu đề cập tới các hình thức di dân và thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân cư này, việc nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân di cư đóng vai trò khá quan trọng, những phân tích luận giải về các tài liệu trên sẽ gióp phần cung cấp những cơ sở, những luận cứ khoa học quan trọng cho đề tài "Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, .Hà Nội” mà tác giả đang thực hiện. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các lý thuyết, các khái niệm xã hội học vào việc mô tả thực trạng cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư đến phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Thông qua nghiên cứu, các khái niệm về vấn đề di cư sẽ được làm sáng tỏ hơn. Đồng thời, phát hiện ra được một số quy luật nhằm đóng góp thêm cho các nghiên cứu xã hội học. 9 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu nhằm đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy cho sự nhìn nhận lại các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư đến phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội dưới góc độ xã hội học. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị và giải pháp thiết thực nhằm tác động tích cực đến nhận thức của người di cư trong việc chăm sóc sức khỏe. Thông qua nghiên cứu nắm bắt được thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư, các yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân cư này. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm can thiệp, trợ giúp nhóm dân cư này, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe phục vụ nhóm những người dân di cư. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Xác định các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm kiểm soát vấn đề di cư, giúp người dân di cư tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe cho người dân di cư 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu * Xây dựng cơ sở lí luận để thu thập thông tin nhằm xác định rõ thực trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nôi. Tìm hiểu nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân di cư để đưa ra các biện pháp can thiệp, trợ giúp hiệu quả. *Phân tích thực trạng chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy 10 *Đánh giá một số yếu tố thuận lợi, khó khăn cũng như mong muốn của người dân di cư trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Tìm hiểu hoạt động trợ giúp của chính quyền địa phương đối với người dân di cư tại địa bàn phường Vĩnh Tuy. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân di cư đến phường Vĩnh Tuy. 5.2. Khách thể nghiên cứu Những người dân di cư trong độ tuổi lao động từ 16 đến 60 tuổi tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. (Trong phạm vi giới hạn và thời gian cho phép tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhóm đối tượng di cư trong độ tuổi lao động, có thời gian nhập cư liên tục tại phường Vĩnh Tuy ít nhất 5 năm gần đây có tham gia BHYT khi tham gia khám chữa bệnh ). Cán bộ chính quyền phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 03/2015. 6. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn phườngVĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội như thế nào? Những yếu tố nào tác động mạnh nhất tới hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội? Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe, khắc phục những khó khăn khi người di cư tiếp cận các dịch vụ y tế, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe? 11 7. Giả thuyết nghiên cứu Hiện tại hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn do mức thu nhập và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình nhập cư tại địa bàn còn thấp. Hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhóm dân di cư, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như: Vấn đề việc làm, thu nhập, mức sống, điều kiện sống, trình độ học vấn, sự tham gia bảo hiểm y tế... Để nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe, khắc phục những khó khăn khi người di cư tiếp cận các dịch vụ y tế, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ như: Trang bị các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho nhóm dân di cư; tạo điều kiện thuận lợi để người di cư có thể tiếp cận các dịch vụ y tế một cách thuận lợi; nâng cao thu nhập, mức sống cho bộ phận dân di cư có đời sống khó khăn... 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Luận về phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp định tính và định lượng để đánh giá mức độ tham gia BHYT của nhóm đối tượng nghiên cứu và từ đó đưa ra yếu tố nào quan trọng nhất tác động tới việc chăm sóc sức khỏe của họ. Chúng tôi sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu này để tìm hiểu tính chất liên quan đến những cảm nhận về sức khỏe của bản thân đối tượng được nghiên cứu. Trong số 300 đối tượng được khảo sát thì có tới 202 người tự cảm nhận về sức khỏe của mình ở mức “trung bình”, chiếm tỷ lệ 67,3%, chiếm tỷ lệ 32,7% số người tự đánh giá sức khỏe của bản thân “tốt”, không có đối tượng tự đánh giá sức khỏe bản thân “yếu” và “rất yếu” (bảng 2.10. Đánh giá cảm nhận về sức khỏe hiện tại của người di cư). Phương pháp định tính cũng chỉ ra được tính chất việc chọn lựa hành vi của đối tượng điều tra khi họ lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, lựa chọn phương pháp khám chữa bệnh. Phương pháp định tính còn chỉ ra cho chúng ta biết cụ thể nhóm đối tượng nghiên cứu sử dụng những mạng lưới xã hội nào để tiếp cận với dịch vụ y tế và cơ sở y tế để khám chữa bệnh. 12 Phương pháp định lượng nghiên cứu trên một phạm vi rộng để đánh giá tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế và tiếp cận với dịch vụ y tế của nhóm đối tượng được khảo sát. 8.2. Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích báo cáo đặc trưng về nhân khẩu của người nhập cư, báo cáo các nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các tài liệu, các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc sức khỏe của người di cư. Cụ thể là các tài liệu như: Sách, báo cáo khoa học, các bài viết trên tạp chí khoa học xã hội, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ; tài liệu hội thảo... có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn tư liệu phục vụ đề tài bao gồm các tư liệu, tài liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục DSKHHGĐ; của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Tp. Hà Nội và của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước khác. 8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Để thu thập thông tin định tính, trong nghiên cứu này tác giả tiến hành 20 phỏng vấn sâu, đối tượng là những người di cư đang trong độ tuổi lao động và cán bộ chính quyền địa phương tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. Cơ cấu đối tượng phỏng vấn như sau: Đối tượng phỏng vấn Số lượng Người lao động 10 người - Nam 5 người - Nữ 5 người Cán bộ chính quyền 10 người 8.4. Phương pháp phỏng vấn trường hợp Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn trường hợp, nhằm thu thập những thông tin cụ thể hơn về tình trạng chăm sóc sức khỏe ở từng nhóm dân di cư đặc thù. Cơ cấu chọn như sau: 13 Chọn 3 hộ gia đình thuộc nhóm đối tượng là dân di cư đến phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, trong đó có: Một gia đình có sử dụng thẻ BHYT; một gia đình không sử dụng thẻ BHYT; một gia đình có thẻ BHYT nhưng không sử dụng. Với đặc điểm của các nhóm hộ gia đình di cư này là: Độ tuổi, thế hệ, số năm di cư, mức thu nhập và nguồn thu nhập chính... Đây chính là những yếu tố tác động tới hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở nhóm đối tượng này. 8.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng bảng hỏi, tuy phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có những yêu cầu tỉ mỉ và chi tiết hơn nhưng tất cả các câu hỏi cần phải được diễn đạt sao cho khi đưa ra ai cũng hiểu được ý nghĩ của nó và sẵn sàng cung cấp thông tin, việc trình bày cũng phải rõ ràng, sạch đẹp, thể hiện sự tôn trọng đối với người được nghiên cứu. Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là những người dân di cư đang trong độ tuổi lao động tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội, với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu. Công cụ xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 * Bảng hỏi được xây dựng sau khi đi phỏng vấn sâu, những nội dung chính đó là: Thông tin chung của người được điều tra bao gồm những đặc điểm nhân khẩu; Những thông tin về điều kiện sống của hộ gia đình di cư như; Tình trạng sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe. Tôi sử dụng phương pháp bảng hỏi cầm tay do vậy kết quả thu được đảm bảo 100% là chính xác. * Cỡ mẫu: Đề tài chọn 300 mẫu, là người dân di cư đang trong độ tuổi lao động từ 16 - 60 tuổi, có thời gian nhập cư tại phường ít nhất tại phường 5 năm và có tham gia BHYT khi khám chữa bệnh để thu thập thông tin nghiên cứu. * Cơ cấu mẫu định lượng: 300 người; Nguyên tắc chọn mẫu: mẫu nghiên cứu được xác định trên cơ sở phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, được phân theo giới tính và nhóm tuổi, cơ cấu mẫu như sau: 14 Cơ cấu mẫu theo giới tính: Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 142 47,3 Nữ 158 52,7 Tổng 300 100,0 Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 16 - 29 tuổi 77 25,7 30 - 44 tuổi 95 31,6 45 - 60 tuổi 128 42,7 Tổng 300 100,0 Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi: 15 9. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế xã hội của phườngVĩnh Tuy Các yếu tố nhân khẩu xã hội của người nhập cư Các yếu tố về chính sách Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người nhập cư khi đau ốm Khám bệnh Chữa bệnh 16 Thuốc thang NỘI DUNG CHÍNH Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm công cụ 1.1.1.1. Khái niệm người di cư "Di cư theo nghĩa rộng là sự chuyển dịch bất kì của con người, trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di cư theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong khoảng thời gian nhất định" [11]. Có rất nhiều khái niệm về người di cư, nhưng trong nghiên cứu này người di cư được nói đến là những người di cư từ nơi khác đến Hà Nội để sinh sống, cụ thể là những người nhập cư vào phường Vĩnh Tuy. (Trong giới hạn của nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm di cư đến phường Vĩnh Tuy trong độ tuổi lao động từ 16 đến 60 tuổi có thời gian nhập cư liên tục ít nhất 5 năm tại phường Vĩnh Tuy có tham gia BHYT khi khám chữa bệnh) 1.1.1.2. Khái niệm sức khỏe “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” (Tổ chức Y tế thế giới - WHO) [21]. Khái niệm này nhấn mạnh mối liên quan mật thiết giữa 3 mặt: thể chất, tâm thần và xã hội của một cá nhân, một yếu tố bị ảnh hưởng sẽ tác động đến những mặt khác và ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó ta thấy sức khỏe không phải là một tình trạng cố định mà thay đổi liên tục, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo tổ chức WHO sức khỏe không chỉ là về thể chất bên ngoài, mà chủ yếu là do bản thân cá nhân tự cảm nhận, tự đánh giá về tình trạng sức khỏe của họ; trong phần phỏng vấn bảng hỏi tác giả cũng đã đặt ra câu hỏi với việc cá nhân tự cảm nhận, đánh giá về sức khỏe của bản thân, từ đó góp phần đánh giá toàn diện về sức khỏe chung và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người di cư ở khu vực phường Vĩnh Tuy. 17 Sức khỏe thể chất: Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao…do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ… Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi. Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục. Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường: Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể. Sức khỏe tinh thần: Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quanniệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động, ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khỏe tinh thần là nguồn lực để sống khỏe mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần cho ta khí thế để sống năng động, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng. Sức khỏe tinh thần cho ta khí thế để sống năng động, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng. Sức khỏe tinh thần chính là sự biểu hiện nếp 18 sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm. Sức khỏe xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khỏe xã hội như câu nói của Mác: “Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác, là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người. Nó là cơ sở quan trọng tạo nền tảng cho hạnh phúc con người [21]. 1.1.1.3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe "Chăm sóc sức khỏe là những chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, bằng các phương pháp và kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức chi phí mà người dân và Nhà nước có thể cung ứng được" [7]. "Chăm sóc sức khỏe là việc làm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ, được vui chơi giải trí…), để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên trong xã hội" [14]. Từ khái niệm chăm sóc sức khỏe, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra khái niệm về chăm sóc sức khỏe người di cư như sau: “Chăm sóc sức khỏe người di cư là giúp người dân di cư có thể tiếp cận các dịch vụ y tế, nhằm thỏa mãn các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý, giúp duy trì thể chất và tinh thần ở trạng thái bình thường”. Trong khái niệm chăm sóc sức khỏe của Bộ Y tế, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân được thực hiện bằng nhiều biện pháp tổng hợp, nhằm huy động sự 19 tham gia tích cực và tự nguyện, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của họ. Trong phạm trù chăm sóc sức khỏe, có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau; nhưng trong giới hạn này, đề nghiên cứu chỉ đề cập đến chăm sóc sức khỏe cho người di cư ít nhất 5 năm liên tục tại phường Vĩnh Tuy khi sử dụng BHYT để tham gia chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. 1.1.1.4. Khái niệm tác động “Tác động dùng để chỉ những hệ quả và những ảnh hưởng của một hành động, một quyết định, một thông điệp hoặc một cải cách thể chế đối với các cá nhân và môi trường xã hội. Trong lĩnh vực xã hội học kinh tế hoặc xã hội học về chính sách công, khái niệm này được sử dụng để chỉ những hệ quả trực tiếp hay gián tiếp, hệ quả ngay tức thì hoặc hệ quả xa của một hành động” [23]. Trong nghiên cứu này việc người di cư lựa chọn tham gia BHYT, lựa chọn tuyến khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bản thân hoặc gia đình họ, tình trạng sức khỏe hiện tại của họ chính là hệ quả tác động của việc đưa ra quyết định lựa chọn hình thức, cách thức chăm sóc sức khỏe, cơ sở chăm sóc sức khỏe; trong nghiên cứu này tác giả sẽ vận dụng khái niệm này để lý giải về các yếu tốc tác động tới chăm sóc sức khỏe ở người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy. 1.1.2. Lý thuyết ứng dụng 1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Nhu cầu là đòi hỏi tự nhiên hoặc xã hội của cá nhân của con người có đặc trưng trong một môi trường văn hóa. Ngoài tâm lý học, xã hội học cũng rất quan tâm nghiên cứu nhu cầu bởi vì mọi cấu trúc xã hội tồn tại được là nhờ sự thỏa mãn nhu cầu. Khái niệm này được nghiên cứu để nhấn mạnh rằng mỗi môi trường văn hóa đặc trưng sẽ tạo nên khuôn mẫu về nhu cầu của con người sống trong đó và cái cách thức người ta sống cũng đặc trưng theo môi trường văn hóa đó. Khác với tâm lý học, xã hội học nghiên cứu quá trình xã hội hóa các nhu cầu của những con người có đặc trưng lối sống giống nhau. 20 Theo Maslow thì nhu cầu của con người có thể được xếp thành thứ bậc từ thấp đến cao, từ sơ cấp đến cao cấp * Bậc sơ cấp nhu cầu về sinh lý và an toàn Nhu cầu về sinh lý: là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội vì họ bị hạn chế nhiều hoạt động và các chức năng xã hội bị thiếu hụt. Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa. Nhu cầu về an toàn: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người.Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Nhu cầu bậc cao cấp xảy ra là khi nhu cầu bậc thấp hơn đã được đáp ứng thì nhu cầu bậc cao hơn trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy hành động của con người. Không loại trừ khả năng có sự tương tác giữa các nhu cầu với nhau hay nói cách khác là cùng lúc 1 cá nhân có nhiều nhu cầu dẫn đến mẫu thuẫn giữa các nhu cầu. Khi các nhu cầu tối thiểu về thu nhập, mức sống, điều kiện sống của người dân di cư được cải thiện, nâng cao, các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày được đáp ứng tốt, thì họ sẽ có điều kiện để chăm sóc sức khỏe một cách tốt hơn, họ có thể dành ra những khoản chi phí về tài chính phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Lý thuyết này sẽ góp phần lý giải, phân tích nhưng nhu cầu cơ bản của nhóm đối tượng là người dân di cư, đánh giá những nhu cầu từ thấp đến cao của người dân di cư, từ nhu cầu về vật chất: ăn, mặc, ở đi, lại, giao tiếp... đến những nhu cầu cơ bản ở bậc cao hơn như: nhu cầu được khám chữa bệnh, được hưởng các chính 21 sách, dịch vụ khám chữa bệnh bẳng BHYT, khi họ tìm cách thảo mãn những nhu cầu này cũng là khi họ gặp phải những thuận lợi, khó khăn có tác động trực tiếp tới họ, lý thuyết góp phần chỉ ra nhu cầu chung và những nhu cầu cốt lõi về hoạt động chăm sóc sức khỏe ở nhóm người dân di cư. 1.1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý Friedman và Hechter đã đưa ra lý thuyết lựa chọn hợp lí với mục đích là các chủ thể (actor). Cả hai tác giả không quan tâm đến tính chất sở thích hay là cơ sở tạo ra sự mong muốn (nhu cầu) của chủ thể mà chủ yếu quan tâm đến sự lựa chọn của chủ thể phù hợp với hệ thống sở thích của họ. Nghĩa là không quan tâm đến cái mà chủ thể mong muốn mà chỉ quan tâm đến cách mà chủ thể sử dụng để đạt đến mục đích cuối cùng và kết quả đạt được có phù hợp với mong muốn của chủ thể hay không. Friedman và Hechter cho rằng đối với chủ thể thì không có nhiều sự lựa chọn hay cơ may có sẵn bởi trên thực tế không có nhiều cơ may cho các trường hợp. Như vậy, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay những sở thích cơ bản, cần thiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng. Nhưng trong khi đó chủ thể cũng luôn có xu hướng tính đến lợi ích kế tiếp của họ nên hai ông đã đặt vấn đề trong sựu lựa chọn của chủ thể có xét đến chi phí (cost) với cái mà anh ta đạt được, có tính đến khả năng thực hiện của bản thân. Nếu chủ thể nhận thức mục đích với giá trị cao nhất không phù hợp với khả năng hiện tại của bản thân thì anh ta dễ dàng lựa chọn một phương án khác phù hợp với khả năng của anh ta hơn. Tuy nhiên, ông phát hiện ra chủ thể trong quá trình hành động chịu tác động của hai nhóm yếu tố: Thứ nhất, sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác nhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác nhau. Trong đề tài này, có thể hiểu tiềm năng là mức sống, thông tin về siêu thị, về hàng hoá, dịch vụ… của người tiêu dùng. Đối với những người có nhiều tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người có ít tiềm năng. Liên quan đến vấn đề tiềm năng là vấn đề chi phí, giá phải trả. Trong việc theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm đến giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Các 22 chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu cơ may quá ít và tiềm năng của bản thân là không đáng kể. Tóm lại, các chủ thể hành động luôn tối đa hoá điều lợi cho mình. Thứ hai, các thể chế xã hội. Các thể chế xã hội đã áp đặt các khuôn mẫu hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các qui luật, các nguyên tắc tạo ra sự ảnh hưởng có hệ thống tới các kết quả xã hội. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu này, có thể thấy khi ốm đau đa phần người dân di cư do điều kiện sống, thu nhập và mức sống còn thấp nên khi ốm đau, hoặc có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh họ đều lựa chọn những hình thức hợp lý, thuận tiện và phù hợp nhất với điều kiện và khả năng họ có thể chi trả, có người lựa chọn hình thức tự mua thuốc khám tại nhà, có người lại khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế gần nhà, y tế tuyến cơ sở để ít tốn kém về chi phí; còn những người có điều kiện hơn về kinh tế thì họ lại lựa chọn các cơ sở y tế tuyến trên. Tuy nhiên, phần lớn người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy khi ốm đau và có nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, phần lớn họ vẫn lựa chọn các cơ sở y tế tuyên dưới, gần nhà, nếu bệnh tật ít nghiêm trọng họ tự mua thuốc và điều trị tại nhà cho bớt tốn kém về chi phí. 1.1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho người dân Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989. Luật gồm 11 Chương và 55 Điều, quy định về: Quyền và trách nhiệm của cá nhân, các cơ quan tổ chức trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chương 4 nhấn mạnh đến hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân, Chương 6 về phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Luật đã cụ thể hóa các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là những nhóm đối tượng đặc thù trong xã hội Luật Bảo hiểm y tế, ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008, bao gồm 10 Chương và 52 Điều, quy định: Quyền, lợi ích, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế; quy định đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương hướng đóng Bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế và 23 những đối tượng được ưu đãi về sử dụng thẻ BHYT; phạm vi được hưởng lợi ích của thẻ BHYT đối với các nhóm đối tượng khác nhau; tổ chức khám và chữa bệnh cho người tham gia BHYT; thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT ở các nhóm đối tượng; quỹ BHYT; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến dịch vụ BHYT. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 1 năm 2013. Chiến lược đã đặt ra mục tiêu "Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số". Đặc biệt, đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được tốt nhất và hiệu quả nhất và công tác phối hợp tổ chức thực hiện chiến lược của các bên liên quan. Nghị định số 117/2014/NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2014, Quy định về Y tế xã, phường, thị trấn của Thủ tướng Chính Phủ; quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cơ chế hoạt động của y tế xã/phường trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Thông tư Liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn và thực hiện chính sách BHYT của Bộ Y tế và Bộ Tài Chính, quy định: Đối tượng tham gia, phương thức đóng và trách nhiệm đóng BHYT; đối tượng được cấp thẻ BHYT; tổ chức khám chữa bệnh bằng BHYT; thanh toán phí khám chữa bệnh giữa các bên liên quan đến BHYT; quản lý và sử dụng quỹ BHYT. Thông tư số 37/2014/TT/BYT, do Bộ Y tế ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2014, quy định: Hướng dẫn khám chữa bệnh, chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh bằng BHYT, đăng ký khám chữa bệnh bằng BHYT, chuyển tuyến khám chữa bệnh bằng BHYT. 24 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Vị trí địa lý: Quận Hai Bà Trưng phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên; phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân; phía Nam giáp quận Hoàng Mai; phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Diện tích tự nhiên: 9,62 Km2. Dân số: 378.000 người (năm 2009) Lịch sử hình thành: Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai. Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 23 phường. Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT, thành lập thêm phường Tân Mai trên cơ sở tách từ phường Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 2 phường. 25 Tháng 10/1990, xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 25 phường. Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ (quận Hai Bà Trưng) về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng còn 20 phường. Các đơn vị hành chính: Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai,Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm. Trụ sở UBND quận: Số 32 phố Lê Đại Hành. Tình hình kinh tế xã hội Về kinh tế: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh. Hiện trên địa bàn quận có hơn 3.300 doanh nghiệp, trong đó 70% là thương mại, dịch vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn15%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 933,844 tỷ đồng. Về công tác xã hội: Hơn 5 năm qua quận đã hỗ trợ sửa chữa và xây dựng 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1.201 hộ gia đình thoát nghèo, trên 33.000 lao động được giới thiệu việc làm. Đến nay, số hộ nghèo trong toàn quận còn 1.022 hộ (chiếm 1,35%). Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua. Các danh lam thắng cảnh và di tích nổi tiếng: Quận Hai Bà Trưng có 91 di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng (đã có 33 di tích đã được xếp hạng). Trong đó có những di tích nổi tiếng như: 26 Chùa Hương Tuyết, Chùa Liên Phái, Chùa Thiền Quang-Quang Hoa-Pháp Hoa, Đền Hai Bà Trưng, Đình Tương Mai, Di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du… Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có hai công viên lớn là Công viên Thống Nhất và Công viên Tuổi trẻ. Trong những năm tới các công viên này sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho dân cư trên địa bàn quận và thu hút khách du lịch ở các nơi khác. Là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa, nên quận Hai Bà Trưng vẫn còn dấu tích của ba cửa ô là ô Đồng Lầm, còn gọi là ô Kim Liên ở chỗ ngã tư đường Kim Liên-Đại Cồ Việt; ô Cầu Dền, còn gọi là ô Thịnh Yên ở cuối phố Huế giáp phố Bạch Mai; ô Đống Mác tức là ô Lương Yên, ở ngã ba Lò Đúc-Trần Khát Chân [29]. 1.2.2. Đặc trưng về hành vi chăm sóc sức khỏe ở nhóm người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu Trong những năm gần đây, tỷ lệ người dân di cư ở các địa phương khác đến phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng ngày càng nhiều do nhu cầu việc làm. Bên cạnh đó, chính sự phát triển của nền kinh tế - xã hội tại phường Vĩnh Tuy với nhiều cơ quan, doanh nghiệp mới được hình thành, đây chính là điều kiện thu hút người dân nhập cư nói chung và lao động nhập cư nói riêng. Nắm bắt được tình hình dân di cư ở các địa phương khác đến, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức tại địa phương ổn định đời sống cho người dân di cư đến địa phương. Địa phương thường xuyên tổ chức các đợt khám và phát hiện bệnh sớm cho trẻ em ở những gia đình nhập cư. Đối với người trong độ tuổi lao động, địa phương quán triệt các doanh nghiệp, cơ quan thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nhập cư để việc tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân di cư được thuận lợi và thường xuyên hơn. Địa phương còn tiến hành tuyên truyền thường xuyên những kiến thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong gia đình và ngoài cộng đồng nhằm phòng tránh các vấn đề bệnh tật phát sinh 27 và các bệnh lây nhiễm qua môi trường, thường xuyên kêu gọi các gia đình di cư đến địa phương tổ chức các đợt vệ sinh môi trường chung với nhân dân địa phương, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung nhằm nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Người dân di cư ở các địa phương khác đến đa phần trong độ tuổi lao động, nhiều người họ đã dịnh cư ở đây lâu và mang gia đình ra ngoài này luôn. Tuy nhiên, có một đặc điểm là điều kiện sống của họ còn chưa đảm bảo, mang tính tạm bợ do điều kiện việc làm, thu nhập và mức sống thấp. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ở nhóm người dân di cư còn chưa được thường xuyên. hàng năm thống kê của địa phương thì tình trạng bệnh tật, sức khỏe yếu phát sinh ở nhóm, người dân di cư đến chiếm tỷ lệ cao, đáng chú ý là nhiều trường hợp cả gia đình vợ chồng trẻ tuổi di cư ra ngoài này, khi sinh con nhỏ điều kiện kinh tế, nơi sinh hoạt còn nhiều khó khăn vì vậy trẻ em trong các gia đình di cư cũng rất hay bị ốm đau, bệnh tật. Hàng năm phường Vĩnh Tuy kết hợp với trạm y tế và trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng tổ chức các chương trình khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân địa phương, tiêm phòng cho trẻ nhỏ và một số hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, cách phòng tránh bệnh tật. Chính quyền địa phương luôn kêu gọi người dân di cư hiện đang sinh sống và làm việc tại phường Vĩnh Tuy tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh mà địa phương tổ chức. Tuy nhiên theo thống kê của địa phương thì có 2 hình thức di cư ở người di cư tại phường Vĩnh Tuy, đó là: Di cư vì mục đích thay đổi môi trường sống:Hầu như hình thức di cư này rất ít, chỉ tập trung ở nhóm người di cư do ở địa phương họ việc ăn ở, sinh hoạt không phù hợp thì họ có ý định di cư đi nơi khác, hoặc họ muốn di cư đến khu vực để có môi trường sống tốt hơn, để con cái họ thậm chí chính gia đình họ có cơ hội được thay đổi môi trường sống và tiếp cận với những điều kiện sống khá hơn. Tuy nhiên, trong thành phần này cũng có người khi điều kiện kinh tế khá hơn họ muốn chuyển đến địa phương để sinh sống, làm việc phù hợp với điều kiện việc làm, thu nhập của họ. 28 Di cư vì mục đích tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập: Hình thức di cư này chiếm tỷ lệ cao, thường tập trung ở những người trong độ tuổi lao động. Hiện nay, do được đầu tư phát triển vì vậy phường Vĩnh Tuy là nơi tập trung của hàng trăm đơn vị doanh nghiệp, các công ty, đây chính là yếu tố thu hút lao động nhập cư tại địa bàn. Họ từ các địa phương khác đến để làm việc và cải thiện thu nhập, có những người lại ở các địa phương khác trong Tp. Hà Nội họ thấy môi trường làm việc và thu nhập ở các doanh nghiệp tại đây có nhiều thuận lợi hơn thì họ di cư đến. Nhìn chung, dòng di cư của nhóm người lao động rất đa dạng, đặc điểm và nguyên nhân di cư ở họ cũng có sự khác nhau, song điểm chung của họ là nhằm mục đích tìm việc làm và ổn định thu nhập. Đây là lý do di cư phổ biến ở người dân nông thôn hiện nay, đời sống kinh tế-xã hội có những biến đổi, tác động của nền kinh tế thị trường khiến cho một lực lượng lớn lao động từ nông thôn di cư ra khu vực thành thị, dân số phường Vĩnh Tuy nhiều năm trở lại đây cũng có những thay đổi lớn do tác động của dòng người nhập cư hiện nay. Bên cạnh đó, giai đoạn gần đây, với chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội được triển khai rộng rãi, đạt được những thành tựu lớn về mọi mặt, vì vậy phường Vĩnh Tuy cũng chính là địa bàn thu hút một lực lượng lao động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, phục vụ hoạt động sản xuất [30]. Nhìn chung Vĩnh Tuy là một phường có địa bàn tương đối rộng, hàng năm có số dân nhập cư tương đối lớn. Cụ thể điều tra trên địa bàn năm 2014, phường Vĩnh Tuy có gần 40.000 người thì có trên 4 nghìn người là dân nhập cư, trong đó số dân trong độ tuổi lao động chiếm 70-80%. Nhà máy, xí nghiệp tại phường cũng tương đối lớn, thu hút hàng trăm công nhân mỗi năm. Do đó vấn đề quản lý nhân khẩu cũng như vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhóm nhập cư là yếu tố quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương. 29 Chương 2 THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN DI CƯ TẠI PHƯỜNG VĨNH TUY 2.1. Thực trạng cảm nhận về sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy 2.1.1.1. Về nhóm tuổi Bảng 2.1 Thể hiện nhóm tuổi của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.1. Nhóm tuổi của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Nhóm tuổi 16-29 30-44 45-60 Tổng Tỷ lệ 77 25,7 95 31,7 128 42,7 300 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong số 300 người được khảo sát có độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi, nhóm tuổi từ 45-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,7%, nhóm tuổi này đa phần đã có thời gian di cư đến địa bàn phường Vĩnh Tuy lâu hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại, việc làm và thu nhập cũng có sự ổn định hơn so với 2 nhóm tuổi 16-29 và 30-44; Tỷ lệ này có chiều hướng giảm ở nhóm tuổi thấp hơn với 31,7% (nhóm tuổi 30-44) và 25,7% (nhóm tuổi 16-29). Có nhiều yếu tố và nguyên nhân tác động khiến cho có sự chênh lệch về độ tuổi ở nhóm dân di cư như: Điều kiện sống, điều kiện thu nhập, mức sống, việc làm... Những người trong độ tuổi và nhóm tuổi khác nhau thì tình trạng sức khỏe cũng có sự khác nhau, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, về dịch vụ y tế khám chữa bệnh cũng có sự khác nhau rõ rệt. Đây là đặc điểm quan trọng có mối liên hệ với các hoạt động sinh hoạt, làm việc và chăm sóc sức khỏe ở nhóm người dân di cư tại địa bàn phường Vĩnh Tuy. 30 2.1.1.2. Về giới tính Bảng 2.2 Thể hiện giới tính của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.2. Giới tính của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Giới tính Tỷ lệ Nam 142 47,3 Nữ 158 52,7 Tổng 300 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong tổng số 300 người được phỏng vấn, số lượng nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Cụ thể nữ giới chiếm 52,7% (tương đương với 158 người) và nam giới chiếm thấp hơn là 47,3% (tương đương với 142 người). Như vậy, trong nhóm người dân di cư được chọn, theo tỷ lệ mẫu ngẫu nhiên thì tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới. Điều kiện sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng có sự khác biệt rõ rệt ở nam giới và nữ giới. 2.1.1.3. Về tình trạng hôn nhân Bảng 2.3 Thể hiện tình trạng hôn nhân của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.3.Tình trạng hôn nhân của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Tỷ lệ Độc thân Đang có vợ/chồng Tổng 79 26,3 221 73,7 300 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong tổng số 300 người tham gia điều tra, đa phần đều trong tình trạng hôn nhân là đang có vợ/chồng, chiếm hơn 70% số người tham gia điều tra với 73,7%; tỷ lệ còn lại là những người sống độc thân chiếm 26,3%. Không có người tham gia điều tra ở tình trạng hôn nhân khác như: Ly hôn, ly thân, góa...Tình trạng hôn nhân cũng là một trong những yếu tố phản ánh hiện trạng đời sống của của nhóm dân di 31 cư, cũng như vai trò của họ trong các mối quan hệ gia đình. Tình trạng hôn nhân phản ánh tình trạng mối quan hệ trong gia đình khi ở nơi ở mới, đây cũng là một đặc điểm tác động tới điều kiện sống, sinh hoạt và các hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhóm đối tượng khảo sát tại địa bàn. 2.1.1.4. Về trình độ học vấn Bảng 2.4 thể hiện trình độ học vấn của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.4.Trình độ học vấn của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ THCS 50 16,7 THPT 105 35,0 Trung cấp 72 24,0 Cao đẳng, Đại học 68 22,7 5 1,7 300 100,0 Trên Đại học Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Tại thời điểm nghiên cứu nhóm những người dân di cư tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm những người có trình độ tốt nghiệp THPT với 35,0% ; chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nhóm những người có trình độ Trung cấp chiếm 24,0% ; nhóm những người có trình độ Cao đẳng – Đại học chiếm tỷ lệ trung bình với 22,7%; nhóm người tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cũng rất thấp là 16,7% . Chiếm tỷ lệ thấp nhất ở trình độ trên Đại học với 1,7% .. Như vậy, có thể thấy khá rõ trình độ học vấn của nhóm lao động di cư ở mức trung bình, họ thường lao động, sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn phường Vĩnh Tuy. Trình độ học vấn của nhóm dân số di cư là một trong những yếu tố tác động tới việc làm, lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đang tham gia, chi phối đời sống kinh tế, thu nhập, mức sống của họ; từ đó có thể thấy những người di cư có trình độ học vấn cao họ thường có cuộc sống và việc làm ổn định hơn so với các nhóm có trình độ học vấn thấp; những người có trình độ học vấn thấp công việc và thu nhập chưa ổn 32 định, có tác động khá lớn tới đời sống và các hoạt động hằng ngày của họ. Đặc điểm về trình độ học vấn phản ánh khả năng hiểu biết của nhóm đối tượng điều tra, nó tác động tới sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe, việc tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng. 2.1.1.5. Về nghề nghiệp Bảng 2.5 thể hiện tình trạng nghề nghiệp của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.5. Nghề nghiệp của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Nghề nghiệp Tỷ lệ Công nhân 216 72,0 Giáo viên 13 4,3 Kinh doanh, buôn bán 65 21,7 6 2,0 300 100,0 Kỹ sư, bác sĩ Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Từ kết quả điều tra 300 người cho thấy, số người dân di cư hiện đang có nghề nghiệp là công nhân chiếm hơn 70% tổng số người tham gia điều tra với 72,0%; Nghề kỹ sư, bác sĩ chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,0% do đây là những nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao nên tỷ lệ lao động di cư ở nhóm nghề này thấp; Nghề giáo viên chiếm tỷ lệ cũng rất thấp với 4,3% và chiếm tỷ lệ trung bình với 21,7% ở nhóm nghề kinh doanh – buôn bán. Như vậy, có thể thấy rằng do yếu tố về tay nghề, chuyên môn, trình độ học vấn và nhiều yếu tố khác tác động; vì vậy, đa phần người lao động di cư tại phường Vĩnh Tuy chủ yếu làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng sản xuất và các công ty doanh nghiệp đây là thực trạng phổ biến ở nhiều địa bàn có dân di cư đến; rất ít người lao động di cư làm ở các ngành nghề khác. Nghề nghiệp của nhóm người dân di cư rất đa dạng, họ tham gia nhiều vào tất cả các hoạt động lao động sản xuất thuộc các lĩnh vực. Tuy nhiên, nghề nghiệp 33 chính của họ là công nhân tại các nhà máy, công ty, xí nghiệp: Nam giới thường làm công nhân kỹ thuật tại các nhà máy, xưởng sản xuất, các công ty cư khí, kỹ thuật; trong khi nữ giới thường làm công nhân tại các: nhà máy may, dịch vụ ăn uống, bán hàng... Và một bộ phận có trình độ chuyên môn cao thì hoạt động trong các lĩnh vực khác như: Kỹ sư, bác sĩ, giáo viên... họ có đời sống ổn định và thu nhập khá hơn so với nhóm lao động di cư có nghề nghiệp là công nhân. Nghề nghiệp là một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới tình trạng sức khỏe và hoạt động sử dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở nhó đối tượng điều tra, do những người làm ở môi trường làm việc khó khăn, độc hại thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ở họ càng cao. 2.1.1.6. Về hiện trạng nhập cư Bảng 2.6 thể hiện thời gian nhập cư của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: * Thời gian nhập cư Bảng 2.6 thể hiện thời gian nhập cư của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.6.Thời gian nhập cư của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Thời gian nhập cư Tỷ lệ Từ 1997-1999 7 23 Từ 2000-2004 50 16,7 Từ 2005-2009 162 54,0 81 27,0 300 100,0 Từ năm 2010 đến nay Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong tổng số 300 người được điều tra, thì người nhập sớm nhất là từ năm 1997 và người nhập cư mới đây là năm 2010. Căn cứ vào số liệu tần suất thống kê được, nghiên cứu chia ra 4 giai đoạn nhập cư tại địa bàn nghiên cứu ở nhóm dân di cư. Từ số liệu điều tra có thể thấy số người nhập cư vào phường Vĩnh Tuy trong 34 khoảng 10 năm trở lại đây, tức ở giai đoạn 2005-2009 chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,0%; ở các giai đoạn khác tỷ lệ nhập cư vào phường Vĩnh Tuy chiếm tỷ lệ trung bình như: giai đoạn từ năm 2010 đến nay chiếm 27,0% và giai đoạn từ năm 20002004 chiếm 16,7%; chiếm tỷ lệ thấp nhất ở giai đoạn 1997-1999 chỉ với 2,3%. Như vậy, có thể khẳng định rằng dòng nhập cư vào địa bàn phường Vĩnh Tuy hiện nay có sự biến đổi khá rõ nét và có xu hướng ổn định hơn các giai đoạn trước, chuyển từ giai đoạn di cư tự do sang giai đoạn di cư chủ động có mục đích. Song về định hướng lâu dài, cần có sự quy hoạch đồng bộ nhằm điều tiết tình trạng di cư từ các địa phương khác tới phường Vĩnh Tuy một cách hợp lý, tạo điều kiện nâng cao đời sống, cải thiện mức sống cho nhóm dân cư này. * Lý do di cư đến nơi ở hiện tại Bảng 2.7 thể hiện lý do di cư của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.7. Lý do di cư đến nơi ở hiện tại (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Lý do di cư Tìm được việc làm ở nơi ở mới Tỷ lệ 157 52,3 Để cải thiện đời sống kinh tế 72 24,0 Muốn thay đổi môi trường sống 48 16,0 Vì tương lai của gia đình và con cái 23 7,7 300 100,0 Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Từ kết quả khảo sát cho thấy lý do người dân di cư đến phường Vĩnh Tuy có nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau. Trong đó, lý do "Tìm được việc làm ở nơi ở mới" chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,3% đây cũng là là lý do cơ bản ở lao động nhập cư hiện nay ở nhiều địa bàn trên Tp.Hà Nội. Ở các lý do di cư khác chiếm tỷ lệ trung bình như: "Để cải thiện đời sống kinh tế" chiếm 24,0%; "Muốn thay đổi môi trường sống" chiếm 16,0% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là số người có lý do "Vì tương lại của gia đình và con cái" với 7,7%. Như vậy, có thể thấy lý do di cư vì việc làm chiếm tỷ 35 lệ cao ở người dân di cư hiện nay, vì nhu cầu việc làm họ di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị, từ các tỉnh lẻ lên các thành phố lớn. Những khu vực có kinh tế phát triển, nhiều cơ sở sản xuất, cung ứng được nhu cầu việc làm cho họ, thì đó chính là điều kiện và yếu tố tác động tới dòng nhập cư của người dân di cư. Việc di cư hiện nay không phải di cư tự do, mà là di cư có mục đích và có sự điều hòa, song ở phường Vĩnh Tuy có nhiều địa điểm lượng người di cư đến khá đông, việc di cư đến vừa có tác động tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực là cung ứng cho các loại hình sản xuất nguồn lao động đồi dào; song tác động tiêu cực lại khá lớn, đó là sự xáo trộn về đời sống xã hội, đời sống của người dân di cư không được đảm bảo, hệ thống cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe không được đáp ứng tốt... * Đối tượng cùng di cư đến Bảng 2.8 cho thấy đối tượng kết hợp cùng di cư đến tại phường Vĩnh Tuy thường là những người có quan hệ gần gũi, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.8. Đối tượng cùng di cư đến (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Đối tượng cùng di cư đến Vợ/chồng Tỷ lệ 157 52,3 Bố/mẹ 23 7,7 Họ hàng 48 16,0 Đồng hương 41 13,7 Bạn bè 31 10,3 300 100,0 Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Qua khảo sát cho thấy, đối tượng cùng di cư đến thường là vợ hoặc chồng của họ chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,3%, thường tập trung ở nhóm những gia đình trẻ tuổi; đối tượng cùng di cư đến là bố/mẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,7%; ở các đối tượng khác chiếm tỷ lệ trung bình, không có sự chênh lệch lớn như, số người di cư 36 đến cùng họ hàng chiếm 16,0%; đồng hương 13,7% và với bạn bè là 10,3%. Từ kết quả trên có thể thấy rằng khi chuyển đến nơi ở mới họ thường mang theo vợ hoặc chồng để thuận tiện cho việc sinh hoạt, làm việc, chia sẻ vai trò kinh tế và giúp đỡ nhiều việc trong gia đình, khi ở nơi ở mới; còn việc chuyển đến nơi ở mới với các đối tượng khác hầu như không phổ biến. Về định hướng lâu dài, những địa phương như phường Vĩnh Tuy, cần có chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ những gia đình di cư đến, nhất là những gia đình có trẻ em nhỏ, có người già, bởi điều kiện kinh tế, điều kiện sống không đảm bảo, ở những gia đình này nhu cầu về chăm sóc vật chất, chăm sóc sức khỏe của họ rất cao, do thiếu thốn nhiều thứ. * Khó khăn khi di cư đến nơi ở mới Bảng 2.9 cho thấy những khó khăn của bản thân và gia đình chủ hộ khi di cư tới chỗ ở mới. Kết quả cho thấy hầu hết họ đều gặp phải một trong những khó khăn nhất định khi tiếp cận với môi trường mới. Bảng 2.9. Khó khăn khi di cư đến nơi ở mới (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Những khó khăn Khó khăn về chỗ ở Tỷ lệ 229 76,3 Khó khăn về chính quyền 23 7,7 Khó khăn tìm việc làm 48 16,0 300 100,0 Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Khi được hỏi về khó khăn của bản thân và gia đình khi di cư đến nơi ở mới, thì cả 300 người được hỏi họ đều cho biết ít nhất là họ gặp phải 1 khó khăn nhất định khi đến nơi ở mới. Số người có "khó khăn về chỗ ở" chiếm cao nhất với 76,3% (tương đương với 229 người trả lời); các khó khăn khác chiếm tỷ lệ không cao như: Khó khăn tìm việc làm chiếm 16,0%; khó khăn về chính quyền 7,7%. Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn phổ biến nhất ở người di cư nói chung và lao động di cư nói riêng là "khó khăn về chỗ ở", việc chưa sắp xếp được chỗ ở hợp lý 37 thì việc lao động, sản xuất tại nơi việc làm của họ vẫn chưa thể đạt hiệu quả, tại nhiều địa bàn trên Tp.Hà Nội nói chung và tại phường Vĩnh Tuy nói riêng tình trạng thiếu chỗ ở dành cho người nhập cư rất cao, do mật độ dân di cư ở nhiều khu vực rất đông. Đáng chú ý, ngoài việc khó khăn về chỗ ở thì vẫn có một tỷ lệ nhất định người dân di cư gặp khó khăn về việc làm, họ khó tiếp cận với hệ thống việc làm tại nơi ở mới do một nguyên nhân nào đó, hoặc có thể do một nguyên nhân nào đó họ mới xin việc ở nơi ở mới và lại bỏ việc ngay sau đó; bên cạnh đó khó khăn từ phía chính quyền trong việc xử lý giấy tờ, những vấn đề liên quan đến hộ khẩu, tạm trú và những giao dịch hành chính khác gây khó khăn cho người dân di cư. Chính vì vậy, về lâu dài chính quyền địa phương cần có biện pháp hỗ trợ nhóm người dân di cư một cách hiệu quả nhất về nhiều vấn đề trong đời sống. Ngoài ra, giúp họ tiếp cận với những quyền và lợi ích hợp pháp tại nơi ở mới 2.1.2. Cảm nhận về sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn Bảng 2.10 cho thấy trong số 300 người được điều tra hầu hết họ tự cảm nhận về sức khỏe của mình ở trạng thái bình thường. Bảng 2.10. Tự đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Đánh giá về tình trạng sức khỏe Tốt Tỷ lệ 98 32,7 202 67,3 Yếu 0 0 Rất yếu 0 0 300 100,0 Trung bình Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong tổng số 300 người được điều tra, số người cho rằng tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân ở mức "Trung bình" chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,3%; số người còn lại cho biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang ở tình trạng "Tốt" chiếm 32,7% , ở tình trạng sức khỏe "yếu" và "rất yếu" không có người trả lời. Đối tượng điều tra là người dân di cư đang trong độ tuổi lao động, chính vì vậy tình trạng sức khỏe của họ phổ biến ở tình trạng trung bình và tốt. Tuy nhiên, ý kiến trả lời chỉ 38 mang tính tương đối, dựa vào những cảm nhận của bản thân họ để đưa ra đánh giá về sức khỏe hiện tại, chứ không căn cứ vào việc đo lường hay khám trực tiếp của bác sĩ để khẳng định được tình trạng sức khỏe thực tế của họ. Tuy nhiên, những người cho rằng tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân ở mức "tốt" tức là trạng thái sức khỏe của họ đang được duy trì ở mức bình thường, họ được tiếp cận với các hoạt động chăm sóc sức khỏe tốt, vì vậy họ có được tình trạng sức khỏe tốt; còn những người có tình trạng sức khỏe ở mức "trung bình" tức là trạng thái sức khỏe của họ chưa được duy trì bình thường, họ có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe nhưng không thường xuyên, việc chăm sóc sức khỏe của họ chưa được đảm bảo. Bảng 2.11 tương quan giữa tình trạng sức khỏe và nhóm tuổi của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.11. Cảm nhận về tình trạng sức khỏe theo nhóm tuổi (Đơn vị: %; N=300) Tình trạng sức khỏe Nhóm tuổi 16-29 30-44 45-60 Tổng Tốt N 61 13 24 98 Trung bình % N 20,3 16 4,3 82 8,0 104 32,7 202 Yếu Rất yếu Tổng % N % N % N % 5,3 27,3 34,7 67,3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 77 95 128 300 25,7 31,7 42,7 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Tình trạng sức khỏe của nhóm đối tượng tham gia điều tra có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi tham gia điều tra. Cụ thể, ở tình trạng sức khỏe "tốt" nhóm tuổi từ 16-29 chiếm tỷ lệ cao nhất với 20,3% số người trả lời, cao gấp 4 lần nhóm tuổi 3044 với 4,3% và gấp hơn 2,5 lần so với nhóm tuổi 45-60 là 8,0%. Như vậy, ở tình trạng sức khỏe "tốt" có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm tuổi, điều này cho thấy 39 ở nhóm tuổi trẻ từ 16-29 trong độ tuổi thanh niên, lao động nhập cư thường có sức khỏe tốt hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại. Ở tình trạng sức khỏe "trung bình" tỷ lệ người tham gia trả lời có sự khác biệt khá rõ nét, ở tình trạng sức khỏe này nhóm tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,7% cao gấp hơn 6,5 lần so với nhóm tuổi 16-29 với 5,3%; nhóm tuổi 30-44 chiếm tỷ lệ trung bình với 27,3%. Có thể thấy, theo tương quan nhóm tuổi thì tình trạng sức khỏe nhóm đối tượng di cư được điều tra có sự thay đổi theo chiều hướng, độ tuổi càng cao thì tình trạng sức khỏe có phần kém hơn so với các nhóm tuổi còn trẻ, bên cạnh đó những người ở nhóm tuổi 45-60 thâm niên làm việc của họ cao hơn hai nhóm tuổi còn lại, việc họ tiếp xúc với các môi trường làm việc khó khăn, độc hại theo thời gian công tác thì đó cũng là yếu tố và nguyên nhân khiến sức khỏe của họ suy giảm so với nhóm tuổi trẻ hơn. Ở tình trạng sức khỏe "yếu" và "rất yếu" không có người trả lời, điều này khá dễ lý giải do ở 3 nhóm tuổi kể trên đều trong độ tuổi lao động vì vậy sức khỏe của người lao động được duy trì từ trung bình đến tốt. Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy, phần lớn nhóm đối tượng di cư tham gia khảo sát đều có sức khỏe thể chất ở mức bình thường, việc duy trì sức khỏe ở trạng thái bình thường có tác động quan trọng tới hiệu quả lao động, sản xuất mà họ đang tham gia. Kết quả khả sát cũng cho biết, ở nhóm tuổi càng trẻ tình trạng sức khỏe càng tốt và ở nhóm tuổi cao hơn thì điều kiện sức khỏe của họ cũng có sự giảm sút, do tác động của tuổi tác, của những yếu tố như môi trường làm việc... Chính vì vậy, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ở mỗi nhóm tuổi cũng có sự khác nhau rõ rệt. Bảng 2.12 tương quan giữa tình trạng sức khỏe và giới tính của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: 40 Bảng 2.12.Cảm nhận về tình trạng sức khỏe theo giới tính (Đơn vị: %; N=300) Tình trạng sức khỏe Giới tính Nam Nữ Tổng Tốt N 39 59 98 Trung bình % N 13,0 103 19,7 99 32,7 202 Yếu Rất yếu Tổng % 34,3 33,0 67,3 N 0 0 0 % 0 0 0 N 0 0 0 % 0 0 0 N 142 158 300 % 47,3 52,7 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong số 300 người được khảo sát, thì nữ giới có sức khỏe tốt hơn nam giới. Cụ thể, ở tình trạng sức khỏe "tốt" nữ giới chiếm tỷ lệ là 19,7% số người tham gia trả lời, trong khi nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn với 13,0%, điều này có thể lý giải do nữ giới làm việc trong môi trường ít khó khăn và độc hại hơn so với nam giới, vì vậy nữ giới thường có sức khỏe tốt hơn nam giới, theo thống kê của Tổng cục Dân số KHHGĐ ở nước ta hiện tại tuổi thọ trung bình là 74,2 tuổi, trong đó tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới, điều này cũng góp phần phản ánh lên thực trạng chung về tuổi thọ giữa nam và nữ giới ở nước ta. Ở tình trạng sức khỏe "trung bình" trong số 300 người được khảo sát cho thấy, tỷ lệ nam giới chiếm cao hơn với 34,3%, trong khi ở tình trạng sức khỏe này nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn với 33,0% số người tham gia trả lời. Vì vậy, có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường làm việc và lĩnh vực nghề nghiệp làm việc có tác động không nhỏ tới điều kiện sức khỏe và tuổi thọ của người lao động nói chung, với người lao động di cư nói riêng. Bên cạnh đó, do điều kiện sống, thu nhập, việc làm, hiểu biết và cơ chế chính sách... làm hạn chế sự tiếp cận của người lao động di cư với các dịch vụ, hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng là một yếu tố làm hạn chế sức 41 khỏe của họ. Bởi vậy, rất cần tạo cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân di cư nói chung và người lao động di cư nói riêng được tiếp cận với các dịch vụ, các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại địa bàn sinh sống và tại nơi làm việc, góp phần giải quyết các vấn đề sức khỏe phát sinh ở nhóm dân cư này. 2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế và thẻ BHYT của người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy Biểu đồ 2.1 thể hiện cơ sở khám chữa bệnh mà đối tượng di cư tại phường Vĩnh Tuy thường xuyên sử dụng, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.1.Cơ sở khám chữa bệnh (Đơn vị: %; N=300) 60 52,3% 50 40 30 16,0% 20 10 7,7% 6,3% Bệnh viện tuyến TW Bệnh viện tuyến tỉnh 17,7% 0 Trạm y tế Phòng khám Tự mua thuốc tư nhân điều trị tại nhà (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Từ số liệu khảo sát cho thấy, trạm y tế là cơ sở được người tham gia điều tra lựa chọn nhiều nhất khi tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, chiếm hơn 50% số người tham gia điều tra với 52,3% do đặc thù gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại, thủ tục đơn giản, chi phí khám chữa bệnh thấp, chính vì vậy trạm y tế thường được người dân di cư lựa chọn là loại hình khám chữa bệnh phổ biến. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là số người khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố chiếm 6,3% và bệnh viện tuyến TW chiếm 7,7%, sở dĩ 2 cơ sở này ít được người dân di cư lựa 42 chọn là do các nguyên nhân như: Chi phí khám chữa bệnh cao; thủ tục phức tạp; thời gian chờ đợi lâu; xa nơi ở của họ, không thuận tiện cho họ vừa làm việc tại cơ quan lại vừa phải vào các cơ sở xa như vậy để khám chữa bệnh. Điều đáng chú ý là vẫn có một bộ phận nhất định người dân di cư do những nguyên nhân như: Thu nhập thấp, gặp khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm, mức sống thấp, hoặc do chủ quan thiếu hiểu biết, xem thường bệnh tật... vì vậy, họ lựa chọn hình thức tự mua thuốc điều trị tại nhà, chiếm 17,7% số người tham gia trả lời. Có thể thấy rằng, các yếu tố như: Thu nhập, mức sống, điều kiện sống, cơ chế chính sách tại nơi khám chữa bệnh... chính là các yếu tố và là nguyên nhân căn bản tác động tới việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở người dân di cư. Đây chính là những khó khăn, rào cản khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân di cư hiện nay vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, chưa tiếp cận được với các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Hiện nay, không chỉ tại phường Vĩnh Tuy mà ở rất nhiều địa phương khác, do các yếu tố như tài chính, việc đi lại thuận tiện, không mất thời gian chờ đợi lâu, nên nhiều người dân đã lựa chọn những hình thức khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe một cách thuận tiện nhất như: trạm y tế, các hiệu thuốc gần nhà, các phòng khám tư... Chính vì vậy, chính quyền địa phương cùng với các cơ quan, ban ngành các cấp cần có biện pháp hỗ trợ, giảm thiểu những khó khăn, bất cập giúp người dân có thể tiếp cận với tất cả các cơ sở y tế một cách dễ dàng, thuận tiện nhất. Bảng 2.13 tương quan cơ sở khám chữa bệnh với thu nhập trung bình tháng hộ gia đình của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: 43 Bảng 2.13. Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo thu nhập (Đơn vị: %; N=300) Thu nhập trung bình 1 tháng hộ gia đình Từ 1 đến Từ 3 đến Từ 5 đến Từ 7 đến Cơ sở khám chữa bệnh Từ 10 dưới 3 dưới 5 dưới 7 dưới 10 triệu trở triệu triệu triệu triệu lên Tổng Bệnh viện N 6 0 14 0 3 23 tuyến TW % 2,0 0 4,7 0 1,0 7,7 Bệnh viện N 1 0 16 0 2 19 tuyến tỉnh/tp % 0,3 0 5,3 0 0,7 6,3 Trạm y tế N 2 84 35 30 6 157 % 0,7 28,0 11,7 10,0 2,0 52,3 Phòng khám N 3 17 3 23 2 48 tư nhân % 1,0 5,7 1,0 7,7 0,7 16,0 Tự mua thuốc N 8 0 42 0 3 53 % 2,7 0 14,0 0 1,0 17,7 N 20 101 110 53 16 300 % 6,7 33,7 36,7 17,7 5,3 100,0 Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Việc chọn cơ sở khám chữa bệnh của người dân di cư có sự tác động của yếu tố thu nhập nói chung. Xu hướng những hộ gia đình có thu nhập khá thường lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh tốt hơn để họ yên tâm về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ nhất định hộ gia đình có thu nhập thấp song vẫn lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên là do tình trạng bệnh tật và sức khỏe của họ không đảm bảo, họ phải thường xuyên tới các cơ sở khám chữa bệnh. Trong 300 người dân di cư được khảo sát cho thấy khám bệnh ở cơ sở là trạm y tế vẫn chiếm tỷ lệ phổ biến ở tất cả các nhóm thu nhập do thuận tiện và phù hợp về việc đi lại, thời 44 gian, không phát sinh các thủ tục rườm rà. Khám tại trạm y tế chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó, những hộ gia đình có thu nhập từ 3 triệu đến dưới 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,0%; chiếm tỷ lệ trung bình là nhóm hộ gia đình có thu nhập từ 5 triệu đến dưới 7 triệu chiếm 11,7% và nhóm hộ gia đình có thu nhập từ 7 triệu đến dưới 10 triệu với 10,0%; nhóm thu nhập cao nhất trên 10 triệu chiếm 2,0% và nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất chiếm tỷ lệ không đáng kể do số hộ gia đình có mức thu nhập này tham gia trả lời thấp với 0,7%. Các cơ sở như phòng khám tư nhân cũng được một tỷ lệ nhất định những người dân di cư lựa chọn do tính thuận tiện của dịch vụ này như ít thủ tục, không mất thời gian chờ đợi... Tỷ lệ lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh này chiếm cao nhất ở nhóm hộ gia đình có thu nhập khá từ 7 triệu đến dưới 10 triệu với 7,7%; thu nhập từ 3 triệu đến dưới 5 triệu chiếm 5,7%; ở các hộ gia đình có mức thu nhập khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương ít được người dân di cư lựa chọn bởi dịch vụ ở đây có chi phí cao, khoảng cách đi lại xa, thủ tục nhập viện phức tạp, thời gian chờ đợi lâu... chính vì vậy ít người lựa chọn các cơ sở này, chỉ tập trung ở nhóm hộ gia đình có thu nhập cao, và một bộ phận các gia đình có thu nhập thấp nhưng lại có tình trạng sức khỏe kém thường xuyên phải sử dụng dịch vụ của tế tuyến trên. Điều đáng nói là vẫn còn một bộ phận các hộ gia đình do nhiều nguyên nhân khác nhau họ vẫn tự mua thuốc về điều trị tại nhà, tỷ lệ này chiếm cao nhất ở nhóm hộ gia đình có thu nhập từ 5 triệu đến dưới 7 triệu chiếm 14,0%, do đây là mức thu nhập phổ biến ở các hộ gia đình hiện nay nên khá nhiều hộ gia đình ở mức thu nhập này tham gia trả lời; ở mức thu nhập từ 1 triệu đến dưới 3 triệu chiếm 2,7% và thu nhập trên 10 triệu chiếm 1,0%; ở các mức thu nhập khá không có người trả lời. Như vậy, có thể khẳng định rằng, thu nhập cũng chính là một trong những yếu tố tác động tới tình trạng sử dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân di cư. Như vậy, có thể thấy rằng, thu nhập của đối tượng được khảo sát có tác động khác lớn tới hoạt động chi tiêu cho vấn đề khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và lựa chọn các cơ sở y tế. 45 Biểu đồ 2.2 thể hiện việc lựa chọn các cơ sở y tế của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy thường chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.2.Việc lựa chọn các cơ sở y tế dựa vào yếu tố (Đơn vị: %; N=300) Có BHYT 74,7% Chất lượng khám, điều trị tốt 7,7% Chi phí hợp lý 5,7% Thuận tiện đi lại 9,3% Gần nhà 2,7% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Đối tượng người dân di cư tham gia khảo sát được chọn là những người đang tham gia BHYT, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động, vì vậy việc lựa chọn các cơ sở y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh dựa trên các yếu tố khác nhau. Có tới hơn 70% người tham gia trả lời cho biết họ thường lựa chọn các cơ sở y tế dựa vào việc họ đã có BHYT chiếm 74,7% số người tham gia trả lời, điều này rất dễ lý giải do việc sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh thì người tham gia BHYT họ sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, được hưởng các quyền lợi trong quá trình khá và điều trị, giảm gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, cũng có một tỷ lệ nhất định người dân di cư tham gia khả sát cho biết họ lựa chọn các cơ sở y tế dựa vào yếu tố khác như: Thuận tiện đi lại chiếm 9,3%; chi phí hơp lý chiếm 5,7%; gần nhà chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,7% thường tập trung ở nhóm người có thu nhập và mức sống thấp. Ngoài ra, có 7,7% số người tham gia khảo sát cho biết họ lựa chọn các cơ sở y tế còn do họ quan tâm tới yếu tố 46 "chất lượng khám, điều trị tốt", thường tập trung ở nhóm đối tượng có thu nhập và mức sống khá, dư giả về kinh tế vì vậy họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe, điều quan tâm lớn nhất của họ là chất lượng dịch vụ cơ sở y tế mà họ đang tham gia. Như vậy, việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, hình thức khám chữa bệnh phuc vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đối tượng là người dân di cư có sự khác biệt, do nhiều yếu tố khác nhau tác động như: Có sử dụng BHYT, chất lượng khám chữa bệnh tốt, thái độ phục vụ tốt, thủ tục đơn giản, chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho việc đi lại, gần nhà... Chính là những yếu tố cơ bản tác động tới việc sử dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân di cư hiện nay. Đây cũng chính là tâm lý chung ở đại đa số người dân ở nước ta. Ngoài ra các yếu tố về thu nhập, mức sống, điều kiện sống, khả năng hiểu biết, phong tục tập quán, văn hóa vùng miền trong việc chữa trị bệnh khi ốm đau cũng là một trong những yếu tố tác động lên người dân. Chính vì vậy, định hướng lâu dài rất cần có sự cải cách hệ thống hành chính trong các Bộ, ban, ngành như y tế, chính quyền... nhằm giảm thiểu những thủ tục phức tạp trong sử dụng BHYT, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giúp người dân nói chung và người di cư nói riêng có điều kiện thuận lợi trong sử dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh khi ốm đau, sức khỏe yếu. Sau đây là ý kiến chia sẻ của đối tượng được khảo sát tại địa bàn. "Vì điều kiện tài chính không cho phép, chính vì vậy tôi thường lựa chọn những cơ sở y tế có hỗ trợ vấn đề BHYT, để được giảm chi phí khi tham gia khám chữa bệnh, ngoài ra tôi còn thấy một số người còn lựa chọn các cơ sở y tế do yếu tố gần nhà để thuận tiện cho việc đi lại, khỏi mất thời gian đi lại lâu. Bản thân tôi thấy BHYT có những lợi ích khá lớn, nên tôi luôn duy trì việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng BHYT" (PVS anh Lê Văn Năm, 29 tuổi, quê Hà Nam, nghề nghiệp: công nhân). 47 2.2.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy có sử dụng thẻ BHYT khi ốm đau Trong nhóm đối tượng được chọn (300 người) hiện tại họ đều đang sử dụng dịch vụ BHYT. Tuy nhiên, nhóm tuổi đóng bảo hiểm, nguồn gốc bảo hiểm, tình trạng sử dụng... của họ có sự khác nhau. Bảng 2.14 thể hiện loại hình tham gia đóng BHYT của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.14. Nhóm đóng BHYT của đối tượng điều tra (Đơn vị:%; N=300) Số lượng Nhóm đóng BHYT Nhóm hưu trí Tỷ lệ 0 0 Nhóm được Nhà nước hỗ trợ một phần 48 16,0 Cán bộ/viên chức 23 7,7 Tự nguyện đóng 229 76,3 Khác 0 0 Tổng 300 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Hiện tại, nhóm đối tượng tham gia khảo sát đang trong độ tuổi lao động, chính vì vậy không có đối tượng nào thuộc nhóm đối tượng đóng BHYT thuộc "nhóm hưu trí". Qua số liệu khảo sát có thể thấy rằng đa số người lao động di cư tham gia BHYT đều thuộc nhóm "tự nguyện đóng BHYT” chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,3% ; số cán bộ/viên chức thuộc nhóm điều tra chiếm tỷ lệ nhỏ vì vậy ở nhóm đóng BHYT này chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,7%; nhóm được Nhà nước hỗ trợ một phần chiếm 16,0% (tương đương với 48 người tham gia trả lời. Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy rõ rằng, nhóm đóng BHYT phổ biến ở nhóm lao động di cư hiện nay thuộc nhóm "tự nguyện đóng" BHYT, hầu như hàng tháng người lao động làm việc tại cơ quan vẫn có một khoản được khấu trừ vào lương để chi trả bảo hiểm. 48 "Tôi và nhiều người ở đây thuộc những người tự nguyện tham gia đóng BHYT thôi, chúng tôi hoàn toàn phải chịu mức phí đóng BHYT mà không được hỗ trợ, trong khi đời sống của người công nhân như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, tôi rất mong chính sách BHYT có sự điều chỉnh để người lao động di cư xa nhà, lại có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi được giảm bớt mức đóng khi tham gia đóng BHYT (PVS chị Vũ Thị Hiền; 27 tuổi; quê Hà Nam; nghề nghiệp: công nhân). Hiện nay, người lao động hầu như cũng đã ý thức được việc tham gia đóng bảo hiểm tại nơi làm việc, họ không thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ, song việc nhìn nhận về vai trò và trách nhiệm tham gia BHYT được người lao động nhận thức cao hơn ở các giai đoạn trước, chính vì thế càng ngày tỷ lệ tự nguyện tham gia đóng BHYT chiếm tỷ lệ càng cao, đây là tín hiệu tốt, góp phần duy trì ổn định hoạt động an sinh xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, về định hướng lâu dài để thu hút đối tượng tham gia BHYT tự nguyện thì cần có chính sách thích hợp như: cải cách hệ thống bảo hiểm hiện hành, khắc phục những thủ tục khó khăn, hạn chế vướng mắc của người sử dụng BHYT; tăng cường chất lượng khám chữa bệnh bằng dịch vụ này, các cơ quan ban ngành có liên quan cần tích cực tổ chức thanh tra, kiểm tra xóa bỏ những tiêu cực, sai phạm ở lĩnh vực BHYT, tạo sự tin tưởng cho người sử dụng dịch vụ. Biểu 2.3. Nguồn gốc BHYT của đối tượng điều tra Kết quả khảo sát 300 đối tượng là lao động di cư tại địa bàn phường Vĩnh Tuy cho thấy, nguồn gốc BHYT mà họ đang sở hữu từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ cơ quan, đơn vị lao động cấp; từ chính quyền địa phương; từ đại lý bán thẻ BHYT ở phường; từ người thân mua hộ; tại cơ quan BHXH quận, huyện và từ những nguồn khác... Tuy nhiên, do đặc thù nhóm đối tượng điều tra thuộc nhóm người dân di cư đang trong độ tuổi lao động, chính vì vậy nguồn gốc BHYT mà họ đang sở hữu có sự khác biệt khá rõ nét. 49 Biểu đồ 2.3 thể hiện nguồn gốc BHYT của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: (Đơn vị:%; N=300) 1,6% Chính quyền địa phương 2,9% Đại lý bán thẻ BHYT tại phường 10,6% Nhờ người thân mua 75,1% Tại cơ quan, đơn vị lao động 8,3% Tại cơ quan BHXH quận, huyện 1,3% Khác 0 10 20 30 40 50 60 70 80 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Khảo sát cho thấy, phần lớn nhóm đối tượng điều tra có BHYT từ nguồn "tại cơ quan, đơn vị lao động" cung cấp chiếm 75,1% số người tham gia trả lời, đây là một điều dễ lý giải bởi người lao động được cơ quan, đơn vị lao động đóng bảo hiểm (BHXH; BHYT; BHTN) khi bắt đầu làm việc tại cơ quan, đây là hoạt động gắn liền với vai trò và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, chỉ có những trường hợp cá biệt cụ thể thì người lao động mới không đóng bảo hiểm tại nơi làm việc. Số người có nguồn gốc BHYT từ các nguồn còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể, cụ thể: Nhờ người thân mua hộ chiếm 10,6%; tại cơ quan BHXH quận, huyện chiếm 8,3%; tại đại lý bán thẻ BHYT ở phường chiếm 2,9%; tại chính quyền địa phương 1,6% và các nguồn khác chiếm 1,3%. Đa phần những người có nguồn gốc BHYT từ các nguồn này đều chiếm tỷ lệ thấp, do những nguyên nhân nhất định nên họ không tham gia BHYT tại nơi làm việc do các lý do như: làm nghề tự do kinh doanh, buôn bán); không muốn đóng bảo hiểm tại làm việc; có những vi phạm hợp đồng lao động nên không được đóng bảo hiểm, thậm chí có những trường hợp do chủ sử dụng lao động trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động... 50 Do một nguyên nhân nào đó, mà không được tham gia BHYT tại nơi làm việc cũng là một thiệt thòi lớn cho người lao động di cư, bởi đó là quyền và lợi ích của họ cần được hưởng. Sau đây là những chia sẻ của người lao động về việc tham gia BHYT từ các nguồn. "Tôi làm tại công ty may năm nay đã được 5 năm rồi, tôi được chủ doanh nghiệp đóng BHYT từ khi bắt đầu chính thức ký hợp đồng lao động. Tôi thấy đó là quyền và lợi ích mà người lao động cần được hưởng, đối với lao động từ nơi khác đến làm việc tại đây như bản thân tôi, nếu không có bảo hiểm chi trả cho mỗi lần khám chữa bệnh, thăm khám sức khỏe thì chắc chúng tôi không đủ khả năng để chi trả" (PVS chị Đặng Thị Khánh, 26 tuổi; quê Nam Định; nghề nghiệp: công nhân). Khi ốm đau phải chi trả một số tiền lớn cho việc khám và điều trị bệnh thì hầu như họ đều cảm nhận được lợi ích từ việc tham gia BHYT. Họ nhận thấy tầm quan trọng của BHYT và từ đó tạo được sự yên tâm khi tham gia khám chữa bệnh. "Do hay phải đến bệnh viện khám bệnh, lại làm nghề kinh doanh tự do nên tôi phải tự mua BHYT, sau những lần chi trả viện phí tôi mới thấy được cái lợi của việc sử dụng BHYT, có giai đoạn tôi không tham gia BHYT khi đến viện nằm dài ngày khi thanh toán tôi phải chạy vạy, vay mượn đủ đường mới đủ tiền chi trả, cũng từ đó tôi luôn tham gia BHYT để giảm bớt gánh nặng về tài chính, ngoài ra còn tạo sự yên tâm khi tham gia khám chữa bệnh. (PVS anh Trần Văn Danh, 30 tuổi, quê Hà Tĩnh, nghề nghiệp: kinh doanh tự do). Trong số 300 đối tượng tham gia trong nghiên cứu này thì tỉ lệ sử dụng dịch vụ BHYT trong khám, chữa bệnh là rất chênh lệch. Phần lớn họ không sử dụng thẻ BHYT thường xuyên chỉ khi ốm đau phải chi phí tốn kém họ mới dùng tới. Điều này là do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Bảng 2.15 thể hiện tình trạng sử dụng BHYT trong hoạt động khám chữa bệnh của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: 51 Bảng 2.15. Tình trạng sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh (Đơn vị:%; N=300) Số lượng Tình trạng sử dụng Tỷ lệ Rất thường xuyên 15 5,1 Thường xuyên 49 16,3 233 77,6 3 1,0 300 100,0 Không thường xuyên Chưa bao giờ Tổng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Từ kết quả khảo sát, về tổng thể có thể thấy việc sử dụng BHYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở nhóm đối tượng là người dân di cư khá thấp; việc có thẻ BHYT nhưng người dân di cư lại "không thường xuyên" sử dụng dịch vụ này, do ngại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng dịch vụ BHYT, chính vì vậy tình trạng phổ biến hiện nay là người dân vẫn chưa thật mặn mà với dịch vụ này, nhiều người còn đánh giá khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT chất lượng thấp hơn nhiều so với việc tự bỏ tiền ra khám. Đây chính là thực trạng cần có sự chấn chỉnh từ nhiều cơ quan liên quan, nhằm nâng cáo chất lượng dịch vụ BHYT và tạo niềm tin cho người tham gia khám chữa bệnh nói chung. Khảo sát cho thấy, mặc dù có BHYT nhưng tỷ lệ người dân di cư sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh "không thường xuyên" ở mức khá cao, chiếm tới 77,6% (tương đương với 133 người tham gia trả lời), do những khó khăn vướng mắc, những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, dẫn tới tình trạng người dân không mặn mà với việc khám chữa bệnh bằng BHYT, chỉ khi bênh nặng hoặc nằm viện lâu dài họ mới cần tới dịch vụ BHYT, các nguyên nhân và yếu tố tác động như: thời gian chờ đợi lâu, thủ tục phức tạp, chất lượng khám điều trị thấp, thái độ phục vụ không tốt, nhiều bât tiện khác... Bên cạnh đó, có một tỷ lệ nhất định người tham gia khảo sát cho biết, việc sử dụng BHYT tham gia khám, chữa bệnh ở họ ở mức "thường xuyên" (16,3%) và "rất thường xuyên" (5,1%), đây là những người họ thường xuyên cần tới việc sử dụng 52 dịch vụ y tế cho nhu cầu khám và điều trị bệnh của mình, vì vậy họ thường xuyên sử dụng BHYT, thường tập trung ở nhóm đối tượng có sức khỏe yếu hoặc họ có điều kiện quan tâm tới vấn đề sức khỏe thường xuyên. Tuy nhiên, có 1,0% tỷ lệ rất nhỏ, trong nhóm đối tượng khảo sát cho biết mặc dù có BHYT nhưng họ chưa bao giờ sử dụng BHYT để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy tình trạng sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở đối tượng người dân di cư ở phường Vĩnh Tuy rất thấp, tình trạng sử dụng "không thường xuyên" chiếm tỷ lệ cao, do nhiều yếu tố và nguyên nhân tác động, việc người dân di cư chưa sử dụng dịch vụ này một cách thường xuyên cho nhu cầu khám chữa bệnh của bản thân và gia đình là do nhiều khó khăn, vướng mắc, những hạn chế nhất định từ dịch vụ này đưa đến như: Thủ tục phức tạp, thời gian chờ đợi lâu, khoảng cách đi lại xa, chất lượng phục vụ thấp... Ngoài ra còn do các yếu tố về: công việc, hiểu biết của bản thân... tác động, khiến cho họ người dân di cư còn chưa sử dụng dịch vụ này một cách hợp lý, nhằm phục vụ mục đích chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sau đây là chia sẻ của đối tượng khảo sát về việc sử dụng BHYT. "Tôi thỉnh thoảng cũng có đến bệnh viện để khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, tuy nhiên nhiều thứ mà tôi không hài lòng, đó là thủ tục hành chính giấy tờ quá phiền phức, đợi mỏi cả chân, sốt cả ruột mà chưa tới lượt, bức xúc hơn là khi được vào khám thì mấy nhân viên y tế khám bệnh tỏ vẻ khó chịu, không được nhiệt tình cho lắm, khám thì qua quýt rồi phán bệnh và cho ra ngoài, cấp cho 1 cái đơn ra ngoài lấy thuốc, cứ mỗi lần đi khám bệnh tại bệnh viện về là tôi thấy bức xúc với dịch vụ này và cái cung cách phục vụ" (PVS anh Đinh Văn Quảng, 34 tuổi, quê Nghệ An, nghề nghiệp: công nhân) Nguyên nhân khiến họ không hài lòng về dịch vụ BHYT là do phần lớn họ đánh giá việc khám, chữa bệnh sử dụng BHYT không mang lại lợi ích mà thậm chí họ còn thấy phiền phức vì phải chờ đợi lâu, thủ tục rườm rà mà kết quả lại không như mong đợi. Tình trạng sử dụng BHYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Tỉ lệ sử dụng BHYT ở nữ giới cao hơn ở nam giới nhưng không chênh lệch nhiều. 53 Biểu đồ 2.4 tương quan giữa tình trạng sử dụng BHYT theo giới tính của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.4. Tình trạng sử dụng BHYT theo giới tính (Đơn vị:%; N=300) 0,3% 40,4% Nữ 9,8% 3,1% 0,7% 37,2% Nam 6,5% 2,0% 0 5 Chưa bao giờ 10 15 20 Không thường xuyên 25 30 Thường xuyên 35 40 45 Rất thường xuyên (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Qua kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh ở nam giới và nữ giới đều không cao, cả nam giới và nữ giới đều "không thường xuyên" sử dụng dịch vụ BHYT tham gia khám chữa bệnh ở mức cao, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (nam giới 40,4%; nữ gới 37,2%), đây là tình trạng rất phổ biến do những cơ chế trong khám chữa bệnh bất hợp lý, nhiều vấn đề khó khăn khiến cho cả nam giới và nữ giới ở đều không mặn mà với dịch vụ này. Ở mức sử dụng BHYT "thường xuyên" tỷ lệ nữ giới chiếm cao hơn nam giới (nữ 9,8%; nam 6,5%) là do nữ giới thường quan tâm tới vấn đè sức khỏe hơn nam giới, nữ giới cũng dành thời gian tới việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh hơn nam giới. Ở mức sử dụng "rất thường xuyên" chiếm tỷ lệ không cao, song tỷ lệ này ở nữ giới cũng cao hơn nam giới (nữ giới 3,1%; nam giới 2,0%). Đáng chú ý là vẫn còn tồn tại 1 tỷ lệ nhỏ cả nam giới và nữ giới mặc dù có thẻ BHYT những vẫn "chưa bao giờ" sử dụng dịch vụ này, chiếm 0,7% đối với nam và 0,3% đối với nữ. Như vậy, mặc dù đã có BHYT tuy nhiên có một tình trạng phổ biến đó là cả nam giới và nữ giới sử dụng dịch vụ này phục vụ nhu cầu chăm sóc của bản thân đều rất hạn chế, điều này do nhiều yếu tố tác động, đáng chú ý tỷ lệ "không thường 54 xuyên" sử dụng BHYT của nam giới cao hơn nữ giới. Đây chính là tình trạng khiến cho tình hình sức khỏe, bệnh tật ở nhóm dân số di cư có nhiều diễn biến phức tạp. Trong thời gian hiện tại và trước mắt, các bộ ngành liên quan cần có biện pháp khắc phục các khó khăn, hạn chế trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ BHYT, nhằm thu hút đối tượng có thẻ BHYT tham gia khám chữa bệnh một cách thường xuyên hơn, nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân và duy trì ổn định hệ thống an sinh. "Tôi làm cán bộ y tế tại trạm y tế phường đã được hơn 15 năm nay, tôi thấy ở nhóm người dân di cư ở nơi khác đến việc chăm sóc sức khỏe của họ còn nhiều hạn chế, chỉ khi nào có bệnh họ mới đến điều trị, còn họ không có thói quen tham gia khám bệnh định kỳ. Bên cạnh đó, tôi cũng thấy nam giới thuộc thành phần người ở nơi khác di cư đến đây họ ít tham gia các hoạt động tại địa bàn hơn so với nữ giới, những lần có các đợt tư vấn và khám chữa bệnh miễn phí tổ chức tại phường thì chủ yếu là chị em phụ nữ họ tham gia, chứ phía nam giới rất ít tham gia" (PVS ông Trần Ngọc Long, 41 tuổi, cán bộ trạm y tế phường Vĩnh Tuy). Theo cán bộ y tế phường thì nữ giới quan tâm chăm sóc tới sức khỏe nhiều hơn là nam giới. Một điều nữa mà các cán bộ y tế phường đánh giá là những người di cư đến khi ốm đau thì tự điều trị tại nhà là phương pháp họ chọn đầu tiên, sau đó mới tới trạm y tế phường để khám hoặc theo dõi nếu uống thuốc không khỏi. Biểu đồ 2.5 thể hiện mức độ sử dụng thẻ BHYT của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: 55 Biểu 2.5. Đánh giá mức độ sử dụng thẻ BHYT tại địa bàn (Đơn vị: %; N=300) (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) 7,6%8,3% Phổ biến Bình thường Không phổ biến Không biết 17,4% 66,7% Trong số 300 người được hỏi, về đánh giá mức độ sử dụng thẻ BHYT tại phường Vĩnh Tuy, dựa trên những thông tin và hiểu biết của bản thân, thì có 66,7% số người tham gia trả lời cho biết hiện tại tình trạng sử dụng thẻ BHYT tại phường Vĩnh Tuy ở tình trạng "không phổ biến", để xác minh thông tin này,nghiên cứu đã đối chiếu với những số liệu thống kê của ủy bản nhân dân phường Vĩnh Tuy thì kết quả cho thấy, việc đánh giá về mức độ sử dụng thẻ BHYT tại địa bàn ở mức "không phổ biến" là khá tương đồng, hầu như ở đây ngoài người đóng BHYT tại nơi làm việc, thì chỉ có trẻ em và người người cao tuổi là có thẻ BHYT, đại đa số người dân tại địa bàn vẫn chưa mặn mà với dịch vụ này, khi có bệnh thì họ tự mua thuốc về điều trị hoặc khám tại trạm y tế gần nhà. Số người tham gia trả lời cho rằng mức độ sử dụng BHYT tại phường Vĩnh Tuy ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ 17,4% và mức phổ biến là 8,3%; có một tỷ lệ nhất định người tham gia trả lời không đánh giá được (không biết) mức độ sử dụng thẻ BHYT tại phường chiếm 7,6% số người tham gia trả lời. Như vậy, từ kết quả điều tra cho thấy, mức độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ BHYT tại địa bàn phường Vĩnh Tuy còn ở mức thấp, phần lớn người dân vẫn chưa tiếp cận được với dịch vụ này, do những yếu tố và nguyên nhân tác động như: Chi phí mua BHYT; mức hỗ trợ chưa hợp lý; các thủ tục khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT còn nhiều hạn chế, bất cập như: Thủ tục hành chính rườm rà, thời gian chờ 56 đợi lâu, thái độ phục vụ không tốt, chất lượng khám thấp... Chính là những nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng người dân quay lưng với dịch vụ BHYT, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ngày càng tăng cao do yếu tố môi trường, thời tiết, ăn uống, sinh hoạt... tác động. Sau đây là ý kiến chia sẻ của người dân về tình trạng sử dụng thẻ BHYT ở phường Vĩnh Tuy. "Tôi thấy đối tượng có BHYT ở phường Vĩnh Tuy tập trung chủ yếu ở một số nhóm đối tượng đặc thù như: người lao động tại các cơ quan doanh nghiệp; trẻ em; người cao tuổi; cán bộ hưu trí; người có công... Còn lại những người bình thường họ vẫn chưa mặn mà với dịch vụ này, vì nhiều người có tâm lý khi có bệnh mới đi điều trị, bỏ ra số tiền mua BHYT về nhà bỏ đấy, còn chưa nói khi sử dụng nó còn vướng mắc nhiều thứ phiền toái lắm" (PVS chị Lê Lan Anh, 28 tuổi, quê Ninh Bình, nghề nghiệp: buôn bán tự do). Tâm lý chung của những người chưa tham gia BHYT đó là họ thấy mức phí đóng BHYT vẫn còn cao, khi tham gia khám chữa bệnh thì thủ tục lằng nhằng, phức tạp, không thuận tiện...do đó mà tâm lý kể cả những người tham gia BHYT một vài lần nếu họ không sử dụng đến khi khám chữa bệnh họ sẽ có tâm lý bắt đầu thấy không có hiệu quả. Điều này cần phải có những chính sách hợp lý để người dân tham gia cảm thấy BHYT là cần thiết và hữu ích. Cũng có ý kiến cụ thể về vấn đề tham gia BHYT gặp phải những trở ngại khi tham gia khám bệnh như chị Đào Thị Cúc, 32 tuổi, là công nhân 8 năm ở nhà máy bánh kẹo Hải Châu, quê Sơn La cho biết: "Sở dĩ mức độ bao phủ của BHYT còn ở mức thấp, theo tôi nghĩ là nguyên nhân nằm ở dịch vụ này thôi, nhiều người có thẻ BHYT họ còn nghi ngại, thấy chán khi sử dụng dịch vụ, tâm lý chung ở người dân đó là họ hướng tới những dịch vụ thuận tiện, vừa túi tiền, lại không gặp phiền phức khi tham gia chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Ngoài ra, theo tôi để tăng số lượng người tham gia BHYT thì điều tất yếu phải chấn chỉnh chất lượng dịch vụ và cung cách phục vụ các đối tượng có thẻ BHYT, tránh việc họ quay lưng lại với dịch vụ bằng những câu phàn nàn như hiện nay" (PVS chị Đào Thị Cúc, 32 tuổi, quê Sơn La, nghề nghiệp: công nhân). 57 Như vậy ta có thể thấy vấn đề tuyên truyền và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là yếu tố cần quan tâm hàng đầu để tạo sự tin tưởng cho người dân tham gia BHYT và những vấn đề về thủ tục hành chính cũng cần phải được giảm thiểu một cách tối đa để không mất nhiều thời gian. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT để người bệnh, đặc biệt đối với những người thường xuyên phải điều trị dài ngày hoặc những bệnh tốn kém tiền bạc thấy có ích và tham gia thường xuyên. Tiểu kết: Như vậy, từ kết quả khảo sát và thu thập thông tin, nghiên cứu đã làm rõ thực trạng vấn đề sử dụng BHYT phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ở đối tượng là người dân di cư chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, mặc dù có thẻ BHYT tuy nhiên việc sử dụng thẻ BHYT phục vụ mục đích khám bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân di cư còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ phía dịch vụ BHYT và cả từ phía người sử dụng. Phần lớn người dân di cư khi sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh họ đều gặp những khó khăn như: Thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi lâu, hiểu biết của họ về dịch vụ BHYT còn nhiều hạn chế, chất lượng khám chữa bệnh bằng dịch vụ còn nhiều bất cập, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ nhân viên y tế chưa tốt, việc đi lại di chuyển đến các cơ sở y tế còn hiều khó khăn... Đây chính là những hạn chế, tồn tại trong việc sử dụng dịch vụ BHYT đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và ở nhóm người dân di cư phường Vĩnh Tuy nói riêng Qua nghiên cứu cho thấy, hầu như người di cư tại phường Vĩnh Tuy đều gặp phải ít nhất một khó khăn khi sử dụng dịch vụ BHYT và đánh giá của họ về dịch vụ y tế hiện tại, đề ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cáo chất lượng dịch vụ. Xu hướng chung về sử dụng dịch vụ BHYT của những người di cư không sử dụng BHYT và những người dân di cư hiện đang sử dụng thẻ BHYT. Từ việc nghiên cứu thực trạng sử dụng BHYT trong chăm sóc sức khỏe ở người dân di cư, sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng cho việc đánh các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 58 Chương 3 XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DI CƯ ĐẾN PHƯỜNG VĨNH TUY 3.1. Đánh giá về xu hướng hoạt động khám chữa bệnh thông qua dịch vụ BHYT 3.1.1.Nhu cầu sử dụng thẻ BHYT khi ốm đau của người dân di cư tại địa bàn nghiên cứu Biểu đồ 2.6 thể hiện kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.6. Đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT (Đơn vị: %; N=300) 58,2% 60 50 40 22,5% 30 14,4% 20 3,3% 10 1,6% 0 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần Không biết thiết (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Kết quả khảo sát 300 đối tượng về mức độ cần thiết của BHYT đối với bản thân cho thấy, số người đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT ở mức "rất cần thiết" chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,2% số người tham gia trả lời và 22,5% số người đưa ra đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT ở mức "cần thiết". Như vậy, gộp cả hai mức đánh giá "rất cần thiết" và "cần thiết" thì có trên 70% số người tham gia trả lời đánh giá cao sự cần thiết, tầm quan trọng và vai trò của BHYT, nhóm đối tượng tham gia trả lời đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng BHYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, họ biết được những quyền và lợi ích mà 59 họ được thị hưởng từ dịch vụ này. Số người đưa ra đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ 14,4%; tuy nhiên, có 3,3% người tham gia trả lời có đánh giá về sự cần thiết của BHYT ở mức "không cần thiết", thường tập trung ở nhóm người có thẻ BHYT nhưng họ chưa sử dụng hoặc khi sử dụng họ chỉ nhìn thấy những khó khăn, hạn chế của dịch vụ này; có 1,6% số người không có đánh giá (không biết) về sự cần thiết của dịch vụ này. Như vậy, phần lớn nhóm đối tượng khảo sát thuộc người dân di cư đã ý thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc sử dụng BHYT đối với bản thân và gia đình. Họ hiểu rõ về quyền và lợi ích của họ khi sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh như: Được giảm chi phí khám chữa bệnh, được cấp phát thuốc miễn phí theo quy định, được hướng dẫn hỗ trợ khi tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT, được hỗ trợ các dịch vụ liên quan khác tới BHYT... Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mặc dù nhiều lợi ích từ việc sử dụng BHYT, song những khó khăn mà dịch vụ này mang tới cũng rất nhiều. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cùng với các ngành liên quan cần có biện pháp hỗ trợ người dân di cư khi tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT một cách hiệu quả hơn. "Vì trong gia đình thỉnh thoảng có vợ tôi thường phải đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe do sức khỏe yếu, sử dụng BHYT lại được miễn giảm một khoản viện phí lớn, nên tôi luôn đánh giá cao lợi ích mà BHYT mang lại. Tuy nhiên, khi đi khám tại bệnh viện tôi thấy có những thủ tục rất phức tạp, đây là khó khăn lớn nhất mà tôi và nhiều người khác gặp phải, những thủ tục này thường rất phiền hà và mất thời gian, nhiều khi phải lo việc cơ quan nhưng tôi lại phải chờ hàng mấy giờ đồng hồ chỉ để làm thủ tục hành chính. Vì thế, trong thời gian tới, tôi rất mong các bệnh viện có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm giảm bớt những thủ tục giấy tờ để người dân như chúng tôi tiếp cận dịch vụ một cách hiệu quả hơn, ngoài ra cử những cán bộ y tế có chuyên môn làm công tác tư vấn để chúng tôi năm vững quy trình khám tốt hơn" (PVS anh Đoàn Văn Thành, 28 tuổi, quê Yên Bái, nghề nghiệp: công nhân). 60 Bảng 2.16 thể hiện kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT theo nhóm tuổi, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.16. Đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT theo nhóm tuổi (Đơn vị: %; N=300) Nhóm tuổi 16-29 Mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Không biết Tổng 30-44 45-60 N 50 56 68 % 16,7 18,7 22,7 N 13 21 34 % 4,3 7,0 11,3 N 12 12 18 % 4,0 4,0 6,0 N 0 5 5 % 0 1,7 1,7 N 2 1 3 % 0,7 0,3 1,0 N 77 95 128 % 25,7 31,7 42,7 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của đối tượng tham gia điều tra, ở mức độ "Rất cần thiết" chiếm tỷ lệ người tham gia trả lời cao nhất , trong đó số người thuộc nhóm tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,7%; hai nhóm tuổi còn lại chiếm tỷ lệ người tham gia trả lời tương đối (3044 là 18,7%; 16-29 là 16,7%); như vậy, không có sự chênh lệch lớn ở cả 3 nhóm tuổi được điều tra ở mức độ đánh giá này. Số người có đánh giá ở mức "cần thiết" cũng chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 44-60 với 11,3% và có chiều hướng giảm 61 dần đối với các nhóm tuổi thấp hơn nhóm tuổi 30-44 (7,0%); nhóm tuổi 16-29 (4,3%). Số người có đánh giá ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ trung bình, không có sự khác biệt lớn ở 3 nhóm tuổi, trong đó nhóm tuổi cao nhất là 45-60 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 6,0% và 2 nhóm tuổi còn lại cùng chiếm tỷ lệ là 4,0%. Đáng chú ý là vẫn còn một tỷ lệ nhất định người tham gia trả lời thuộc 2 nhóm tuổi 30-44 và 4560 đưa ra đánh giá về sự cần thiết của BHYT ở mức "không cần thiết", ở nhóm tuổi 16-29 không có người trả lời. Và còn một tỷ lệ nhỏ người tham gia điều tra thuộc cả 3 nhóm tuổi không có đánh giá (không biết) về sự cần thiết của BHYT. Có thể thấy rằng, không có sự khác biệt lớn giữa những người có nhóm tuổi khác nhau tham gia đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT, nhóm tuổi 45-60 luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại, điều này có thể lý giải là do nhu cầu sử dụng BHYT ở nhóm tuổi này cao hơn 2 nhóm tuổi còn lại, việc sử dụng BHYT ở nhóm tuổi 45-60 cũng thường xuyên hơn, bởi ở nhóm tuổi này phần lớn họ đều đã có gia đình, họ đã ý thức được tầm quan trọng cũng như vai trò không thể thiếu của việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên; chính vì vậy, đối với họ BHYT có tầm quan trọng rất lớn, đấy là sự khác biệt chủ yếu trong sử dụng BHYT ở các nhóm tuổi khác nhau. Sau đây là ý kiến phỏng vấn sâu của đối tượng khảo sát về việc sử dụng BHYT. "Tôi thấy phần lớn nhưng người lao động lớn tuổi, có thâm niên công tác lâu năm thường có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cao hơn so với những lao động trẻ, bản thân tôi cũng thấy điều đó khi chưa lập gia đình tôi cảm thấy việc kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh là chuyện không cần thiết. Tuy nhiên, khi đã làm việc lâu năm ở cái nghề hàn xì này, lại cũng đã lập gia đình và có con cái tôi thấy việc sử dụng BHYT để bản thân có điều kiện được kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh thường xuyên hơn là điều rất cần thiết, giúp mình biết được tình trạng sức khỏe hiện tại để có những điều chỉnh hợp lý về ăn uống, sinh hoạt và làm việc một cách phù hợp hơn" (PVS anh Lê Huy Nam, 29 tuổi, quê Quảng Ninh, nghề nghiệp: công nhân). 62 Bảng 2.17 thể hiện kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT theo nghề nghiệp, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT theo nghề nghiệp (Đơn vị: %; N=300) Nghề nghiệp Kinh Mức độ đánh giá doanh, Kỹ sư, Công nhân Giáo viên buôn bán Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Không biết Tổng bác sĩ Tổng N 123 7 40 4 174 % 41,0 2,3 13,3 1,3 58,0 N 52 4 11 1 68 % 17,3 1,3 3,7 0,3 22,7 N 29 2 11 0 42 % 9,7 0,7 3,7 0 14,0 N 8 0 2 0 10 % 2,7 0 0,6 0 3,3 N 4 0 2 0 6 % 1,3 0 0,7 0 2,0 N 216 13 65 5 300 % 72,0 4,3 22,0 1,6 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong tổng số 300 người thuộc 4 nhóm ngành nghề khác nhau, tham gia đánh giá về mức độ cần thiết của BHYT kết quả cho thấy. Những người đánh giá về sự cần thiết của BHYT ở mức "rất cần thiết" chiếm tỷ lệ cao nhất ở những người đang làm công nhân với 41,0% (tương đương với 123 người tham gia trả lời); ở các 63 ngành nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể như: Kinh doanh, buôn bán chiếm 13,3%; giáo viên chiếm 2,3% và những người làm nghề kỹ sư, bác sĩ chiếm 1,3%; như vậy, phần lớn người tham gia trả lời hiện đang có nghề nghiệp là công nhân, việc làm công nhân có những khó khăn, độc hại đến sức khỏe, thường phát sinh những bệnh tật vì vậy họ ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng BHYT là rất cần thiết. Ở mức đánh giá "cần thiết" những người hiện đang có nghề nghiệp là công nhân cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 17,3% số người trả lời, ở các nghề nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ thấp không đáng kể như: Kinh doanh, buôn bán chiếm 3,7%; giáo viên 1,3% và kỹ sư, bác sĩ chiếm 0,3%. Như vậy, những người hiện đang có nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao trong nhóm điều tra, song việc ý thức về việc sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh của họ rất cao. Số người đánh giá về sự cần thiết của BHYT ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ thấp không đáng kể ở cả 4 nhóm nghề nghiệp chính, trong đó những người có nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 9,7%; kinh doanh, buôn bán chiếm 3,7%; giáo viên chiếm 0,7%; kỹ sư, bác sĩ không cố người trả lời. Điều đáng quan tâm là có một tỷ lệ nhỏ người tham gia trả lời thuộc nhóm người đang làm công nhân vè kĩnh doanh, buôn bán đưa ra đánh giá về sự cần thiết của BHYT ở mức "không cần thiết", chiếm 2,7% ở những người làm nghề công nhân và 0,6% ở những người đang làm nghề kinh doanh, buôn bán; đa phần những người đưa ra đánh giá này đều có những khó khăn vướng mắc trong sử dụng BHYT, thậm chí họ có BHYT nhưng chưa bao giờ sử dụng; bên cạnh đó còn một tỷ lệ nhỏ người tham gia trả lời không đưa ra đánh giá nào khi được hỏi. Như vậy, có thể thấy khá rõ rằng, yếu tố nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc sử dụng BHYT, chính vì vậy phần lớn người tham gia điều tra có nghề nghiệp là công nhân họ đã ý thức được vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng và sự cần thiết nên tham gia dịch vụ BHYT để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, nghề công nhân công việc của họ rất đa dạng phải tiếp xúc với các môi trường khó khăn, độc hại... cũng chính là điều kiện phát sinh bệnh tật cũng như tác động lớn tới sức khỏe của họ, chính vì vậy nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa 64 bệnh ở nhóm người đang làm nghề công nhân cũng ca hơn so với các nhóm khác và do đặc thù những người lao động nhập cư phần lớn đều đang làm nghề công nhân trong các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất trên địa bàn phường Vĩnh Tuy. Sau đây là ý kiến chia sẻ của đối tượng khảo sát. "Tôi làm công nhân ở nhà máy sản xuất giày da, do phải tiếp xúc với những chất độc hại từ công đoạn sản xuất giầy, nên tôi bị mắc chứng bệnh về hô hấp, thỉnh thoảng tôi vẫn phải đi khám bệnh tại bệnh viện để biết được tình trạng sức khỏe và diễn tiến bệnh tật ra sao, nghề công nhân như vậy đấy chị không bị bệnh nọ cũng tật kia, may mà tôi có sử dụng BHYT chính vì vậy bản thân cũng có điều kiện đi khám thường xuyên hơn. Tôi thấy được việc sử dụng BHYT ở người lao động như chúng tôi là rất quan trọng và cần thiết" (PVS chị Đặng Thị Hoan, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, nghề nghiệp: công nhân). Đối với những người công nhân được khảo sát thì phần lớn họ đều tham gia BHYT và sử dụng dịch vụ này trên 1 lần. Theo họ thì sử dụng dịch vụ BHYT có nhiều thuận lợi bởi cơ sở y tế phường gần nơi họ ở, tiết kiệm chi phí đi lại, lại không quá đông, hơn nữa với những bệnh đơn giản thì lại được hưởng lợi nhiều từ việc mua thuốc men. 65 3.1.2.Đánh giá về lợi ích của thẻ BHYT khi ốm đau Biểu đồ 2.7 thể hiện kết quả đánh giá về chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.7. Đánh giá về chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT (Đơn vị: %; N=300) Chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ 11,5% y tế 40,4% Số lượng và chất lượng thuốc được cấp 12,1% theo thẻ BHYT 52,5% Chất lượng dịch vũ kỹ thuật khám chữa 9,8% bệnh theo thẻ BHYT 0 Rất hài lòng Hài lòng 48,1% 34,5% 72,9% 20 40 17,3% 60 80 100 120 Không hài lòng (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Khi được được đưa ra đánh giá về chất lượng khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT thì số người tham gia trả lời cho ý kiến đánh giá cụ thể như sau. Đánh giá về "chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ y tế" thì có gần 50% số người đưa ra đánh giá ở mức "không hài lòng" chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,1%, điều này cho thấy chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ y tế khi khám chưa bệnh cho đối tượng có BHYT còn chưa được đảm bảo, đại bộ phận người tham gia khám chữa bệnh hiện nay họ rất than phiền về thái độ phục vụ của nhân viên y tế không tốt, khi vào khám thì họ được khám rât sơ sài, qua loa, vì vậy người bệnh họ không có sự tin tưởng nhiều vào chuyên môn của y bác sĩ khám cho họ. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là số người có đánh giá ở mức "hài lòng" về chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ y tế chiếm 40,4% số người tham gia trả lời; số người đưa ra đánh giá ở mức "rất hài lòng" chiếm tỷ lệ thấp nhất với 11,5%, có thể thấy số người đánh giá ở mức "hài lòng" và "rất hài lòng" chủ yếu tập trung ở nhóm người họ gặp thuận lợi trong khám 66 chữa bệnh, khám chữa bệnh tại các cơ ở uy tín vì vậy việc họ được phục vụ tốt hơn những nhóm đối tượng khác khám ở các cơ sở y tế không có uy tín. Như vậy, gộp cả 2 mức đánh giá "hài lòng" và "rất hài lòng" thì có hơn 50% số người có đánh giá tốt về việc khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT, trong thời gian tới các cơ sở y tế cần co sự chấn chỉnh về chất lượng đội ngũ cán bộ và thái độ phục vụ, nhằm tạo sự tin tưởng cho đại đa số người dân tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT. Đánh giá về "số lượng và chất lượng thuốc được cấp theo thẻ BHYT" thì có hơn 50% số người cho biết họ "hài lòng" về vấn đề này, chiếm tỷ lệ 52,5% số người tham gia trả lời và 12,1% số người "rất hài lòng" về vấn đề này. Như vậy, có thể thấy ở vấn đề cấp phát thuốc theo thẻ BHYT người tham gia khảo sát có đánh giá tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tới 34,5% số người tham gia trả lời cho biết họ "không hài lòng" về "số lượng và chất lượng thuốc được caapps theo thẻ BHYT", rõ ràng ở vấn đề này đang có những phát sinh tiêu cực, gây phiền hà cho người tham gia khám chữa bệnh, chính vì vậy họ vẫn phàn nàn về dịch vụ này, chiếm một tỷ lệ tương đối người tham gia trả lời. Như vậy, có thể thấy về vấn đề cấp phát thuốc theo thẻ BHYT tuy có những vấn đề phát sinh do chất lượng và số lượng thuốc mà người dân được nhận còn chưa đảm, song phần lớn người dân đánh giá về dịch vụ này ở mức tốt, đây chính là cơ sở quan trong để tiếp tục phát huy và chấn chỉnh những vấn đề tiêu cực còn tồn tại xung quanh hoạt động khám chữa bệnh bằng BHYT. Số người tham gia trả lời đánh giá về "chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh theo thẻ BHYT" ở mức "hài lòng" chiếm hơn 70% số người tham gia trả lời, với 72,9%, rõ ràng hiện nay các cơ sở y tế ngày càng được nâng cấp, các rang thiết bị kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh ngày càng được trang bị mới. Vì vậy, chất lượng dịch vụ này cũng dần được nâng cao và được người dân tin tưởng đánh giá cao; bên cạnh đó có 9,8% số người cho biết họ "rất hài lòng" về chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh theo thẻ BHYT. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhất định người tham gia trả lời cho biết họ "không hài lòng" với chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh theo thẻ BHYT, chiếm 17,3%. Có thể thấy, đa phần người tham gia trả lời đều đánh giá cao "chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh theo thẻ 67 BHYT", điều này phản ánh về thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ngành y tế thời gian gần đây đang được quan tâm, đổi mới và có những bước tiến phù hợp gắn với thực tiễn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Sau đây là ý kiến chia sẻ của đối tượng khảo sát về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. "Nếu đánh giá cho đúng tình hình thực tế về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT thì tôi thấy có những lĩnh vực dịch vụ này thực hiện rất tốt, nhưng cũng có những lĩnh vực dịch vụ này còn có nhiều tiêu cực. Điểm tích cực là hiện nay về cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, điểm tiêu cục thì rất nhiều như: thái độ phục vụ chưa tốt, thuốc men còn chưa đảm bảo về chất lượng và số lượng khi cấp, chuyên môn của một bộ phận nhỏ y bác sĩ chưa cao... ảnh hưởng nhiều tới chất lượng khám" (PVS chị Trần Thị Chiên, 27 tuổi, quê Thanh Hóa, nghề nghiệp: giáo viên). Đa số những người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh đánh giá về chất lượng thuốc men được cấp theo bảo hiểm là chưa tốt. Những thuốc đặc trị bệnh thì chỉ được hưởng bảo hiểm rất ít hoặc không có trong danh mục thuộc BHYT. Bên cạnh đó thì thái độ phục vụ của một số y bác sĩ khi bệnh nhân tham gia BHYT chưa làm hài lòng người bệnh. Biểu đồ 2.8 thể hiện kết quả đánh giá về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.8. Đánh giá về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT (Đơn vị: %; N=300) 57,8% 32,2% 60 40 20 2,4% 7,6% 0 Rất thuận tiện Thuận tiện Bình thường Không thuận tiện (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) 68 Trong số 300 người tham gia khảo sát, số người đánh giá về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,8% số người gia trả lời; và có một tỷ lệ nhất định người tham gia trả lời đánh giá về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ở mức "rất thuận tiện" là 2,4%; "thuận tiện" là 7,6%, những người đứa ra đánh giá này phần lớn họ tham gia sử dụng dịch vụ này rất thuận lợi, họ ít khi găp những vướng mắc và khó khăn về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ nhất định người tham gia trả lời đánh giá về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ở mức "không thuận tiện" chiếm 32,2% số người tham gia trả lời, phần lớn tập trung ở những người có gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khám chữa bệnh băng thẻ BHYT. Như vậy, qua khảo sát thì có thể thấy phần lớn người tham gia trả lời họ đều có những thuận lợi nhất định trong quá trình khám chữa bệnh bằng BHYT, song vẫn còn tồn tại những khó khăn ở một bộ phận người sử dụng thẻ BHYT, chủ yếu từ thủ tục hành chính phát sinh. Vì vậy, trong định hướng hiện tại và tương lai ngành y tế cần có những chấn chỉnh về mặt thủ tục hành chính để giảm thiểu những khó khăn vướng mắc, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Sau đây là chia sẻ của đối tượng tham gia khảo sát về thủ tục khám chữa bệnh bằng BHYT. "Tôi thấy hiện nay nhiều bệnh viện và cơ sở y tế các cấp cũng đã có nhiều biện pháp giải quyết các khó khăn về thủ tục hành chính khi người dân tham gia khám chữa bệnh. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều cơ sở y tế hiện nay thủ tục khám chữa bệnh khá rườm rà, phức tạp gây khó khăn và mất thời gian cho người dân. Chính vì thế mà nhiều người tuy có thẻ BHYT nhưng họ vẫn ngại sử dụng vì sợ nhiều thủ tục hành chính" (PVS chị Nguyễn Thị Ngân, 24 tuổi, quê Hòa Bình, nghề nghiệp: công nhân). Khi được đánh giá về những thủ tục hành chính khi tham gia khám chữa bệnh thông qua BHYT thì những người tham gia vẫn gặp phải ít nhất một khó khăn khi làm thủ tục hành chính. Những thủ tục này chính là những rào cản khiến người tham gia BHYT cảm thấy phức tạp và phiền hà. Đơn giản hóa những thủ tục hành 69 chính và nâng cao chất lượng phục vụ chính là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu để thu hút người dân tham gia BHYT đều đặn. Biểu 2.9 thể hiện kết quả đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cửa các cơ sở y tế tại địa bàn, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Biểu 2.9. Đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cở y tế tại địa bàn (Đơn vị:%; N=300) 49,2% 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 28,5% 20,6% 1,7% Tốt Bình thường Không tốt Không biết (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Kết quả khảo sát tại địa bàn phường Vĩnh Tuy, về đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tại địa bàn cho thấy, số người tham gia điều tra có đánh giá về chất lượng dịch vụ này ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,2% số người trả lời và có 20,6% số người đưa ra đánh giá về chất lượng dịch vụ khá chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn ở mức "tốt", tập trung ở những người thường xuyên sử dụng dịch vụ y tế vì vậy họ biết được hiện trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của các cơ sở này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 28,5% số người tham gia trả lời cho đánh giá chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn phường Vĩnh Tuy ở mức "không tốt", thường tập trung ở nhóm đối tượng tham gia khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ song họ gặp phải một số phiền hà, vướng mắc, bất cập trong quá trình sử dụng dịch vụ; có 1,7% số người tham gia điều tra họ không đánh giá (không biết) được hiện trạng hoạt động của các cơ sở 70 này tại địa phương như thế nào, tập trung ở những người ít hoặc chưa sử dụng dịch vụ y tế tại địa bàn. Như vậy, có thể thấy rằng chính những đánh giá của người dân về cơ sở khám chữa bệnh, về các dịch vụ họ đang tiếp cận, đó chính là những thông tin khách quan nhất từ người sử dụng dịch vụ, bên cạnh những mặt tích cực, các cơ sở y tế tại phường Vĩnh Tuy vẫn cò nhiều mặt tiêu cực hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông người tham gia khám chữa bệnh, nhất là những đối tượng người dân di cư. Vì vậy chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ quan ban ngành trong việc đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất ngành y tế tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thu hút lượng người tham gia khám chữa bệnh thường xuyên hơn. Sau đây là chia sẻ của đối tượng tham gia khám chữa bệnh tại địa phương. "Nhiều lúc đến trạm y tế phường để khám tôi thấy một thực trạng đó là cơ sở vật chất ở đây quá nghèo nàn, ngoài một vài phòng bệnh ở hạng kha khá có các thiết bị cần thiết ra thì còn lại đều đã cũ kỹ, xuống cấp, nhất là thiếu giường bệnh cho người điều trị, tôi rất mong trong thời gian tới chính quyền địa phương và ngành y tế tiến hành đầu tư, nâng cấp cơ sở trạm y tế của phường để thuận tiện cho người dân khi tham gia khám chữa bệnh" (PVS anh Lê Huy Khánh, 31 tuổi, quê hải Dương, nghề nghiệp: kinh doanh tự do). Đây cũng là ý kiến của nhiều người tham gia khảo sát khi được hỏi về chất lượng cơ sở vật chất khi tham gia khám chữa bệnh tại trạm ý tế của phường Vĩnh Tuy. Các thiết bị khám chữa bệnh chưa được đầu tư, vẫn còn sơ sài, đa phần chỉ khám và cấp phát thuốc theo những biểu hiện lâm sàng bên ngoài bệnh nhân miêu tả. Nếu phải chụp chiếu thì chưa có máy móc, thiết bị hiện đại. Bệnh nhân nếu phải nằm lại để theo dõi thì cũng chỉ có 2 giường bệnh. Trong thời gian tới rất cần tới sự đầu tư của các ban ngành y tế để trang bị thêm các thiết bị phục vụ cho việc khám và chữa bệnh. Bảng 2.10 thể hiện kết quả đánh giá về khả năng tiếp cận của người dân với các cơ sở y tế tại địa bàn, của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: 71 Biểu 2.10. Đánh giá về khả năng tiếp cận của người dân với các cơ sở y tế tại địa bàn (Đơn vị: %; N=300) (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Qua kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận của người dân với các cơ sở y tế tại phường Vĩnh Tuy cho thấy, trạm y tế phường là cơ sở thuận tiện nhất đối với nhóm đối tượng điều tra, có 44,7% số người trả lời cho biết trạm y tế phường là cơ sở "thuận tiện" nhất do yếu tố gần nhà, đi lại thuận tiện; có 50,1% số người cho biết khả năng tiếp cận của họ với trạm y tế phường ở mức "bình thường". Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ người tham gia trả lời cho biết họ "không thuận tiện" trong việc tiếp cận với cơ sở trạm y tế phường, chiếm 3,7% số người trả lời và 1,5% số người không đưa ra đánh giá về vấn đề này. Như vậy, có thể thấy rằng với yếu tố đặc thù là thuận tiện đi lại, gần nơi ở, vì vậy người dân đánh giá về khả năng tiếp cận của họ với cơ sở này ở mức cao. Đối với loại hình trung tâm y tế quận thì có 57,2% số người đánh giá khả năng tiếp cận cơ sở này ở mức "bình thường"; 16,3% ở mức "thuận tiện" tập trung ở số người thường xuyên sử dụng cơ sở này trong quá trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, có tới 25,4% số người cho biết họ "không thuận tiện" khi tiếp cận với cơ sở y tế là trung tâm y tế quận, thường tập trung ở nhóm đối tượng gặp những khó khăn nhất định trong tiếp cận cơ sở này như: khoảng cách đi lại, thủ tục, thời gian... là những 72 yếu tố gây khó khăn cho người dân khi tiếp cận với dịch vụ này; ngoài ra, có 1,1% số người không đưa ra đánh giá (không biết) về vấn đề này. Ở loại hình là bệnh viện y tế quận có 52,5% số người đưa ra đánh giá về khả năng tiếp cận của họ với cơ sở này ở mức "bình thường" và 15,7% số người ở mức "thuận tiện". Điều đáng chú ý là có tới 30,1% số người cho biết họ "không thuận tiện" trông tiếp cận với dịch vụ của cơ sở y tế này, chủ yếu tập trung ở những người có những khó khăn như: Khoảng cách đi lại xa, khó khăn về các thủ tục hành chính và những khó khăn khác liên quan tới vấn đề BHYT... và cso 1,7% số người không đưa ra đánh giá (không biết) về vấn đề này. Ở loại hình bệnh viện trung ương số người đưa ra đánh giá về khả năng tiếp cận với cơ sở y tế này "không thuận tiện" chiếm tỷ lệ khá cao với 63,1% số người trả lời, điều này có thể lý giải do các yếu tố như: khoảng cách đi lại xa, thời gian chờ đợi lâu, thủ tục phức tạp... Đây là loại hình y tế cao nhất ở nước ta, hiện nay nhiều cơ sở đang quá tải bệnh nhân, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đa phần người dân đều có ít nhất một vài khó khăn nhất định khi tiếp cận với loại hình dịch vụ y tế này. Tỷ lệ người tham gia trả lời đánh giá về khả năng tiếp cận với cơ sở y tế này ở mức bình thường và thuận tiện khá thấp (bình thường là 24,4%; thuận tiện là 10,7%) và có 2,2% số người không đưa ra đánh giá (không biết) về vấn đề này. Như vậy, có thể thấy rằng xu hướng chung của người dân nói chung và người dân di cư tại địa bàn nói riêng là thường tiếp cận thường xuyên với các cơ sở y tế thuận tiện nhất là trạm y tế phường. Càng lên các cơ sở y tế cao hơn, khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ này càng hạn chế, do tác động của những khó khăn, hạn chế như: Khoảng cách đi lại, thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi, chi phí... là những yếu tố cơ bản tác động tới khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người dân. Về định hướng lâu dài cần có sự điều chỉnh phù hợp để người dân có thể tiếp cận với dịch vụ y tế của tất cả các cơ sở một cách thuận lợi nhất. Sau đây là ý kiến chia sẻ của người dân về vấn đề này. "Tôi đã có điều kiện tham gia khám chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế thuộc các tuyến, thì tôi thấy một điều rằng, phần lớn là các cơ sở y tế như bệnh viện trung 73 ương cho đến các bệnh viện quận đều có những thủ tục khá rắc rối khi người bệnh đến đây khám và điều trị, nên chỉ khi nào có bệnh tật nặng thì người dân mới đến các cơ sở y tế tuyến trên để khám và điều trị, còn lại thì phần lớn họ vẫn chọn cư sở y tế gần nhất như trạm y tế, vừa thuận tiện về đi lại, thủ tục lại nhanh gọn, chi phí lại hợp lý" (PVS chị Trần Thị Chăm, 28 tuổi, quê Bắc Ninh, nghề nghiệp: công nhân). Phần lớn nhóm công nhân được khảo sát họ đánh giá cao về việc chọn cơ sở y tế phường là nơi đầu tiên để khám chữa bệnh khi tham gia BHYT đối với những bệnh không quá nguy hiểm và phải điều trị phức tạp. Họ cho rằng cơ sở y tế phường gần nhà, thuận tiện đi lại, không quá đông nên không mất thời gian chờ đợi lâu, y bác sĩ cũng nhẹ nhàng. Nếu phải nằm lại theo dõi cũng tiện cho người nhà chăm sóc, chi phí khám bệnh lại không quá lớn. 3.1.3. Đánh giá về những rào cản trong sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh Qua thực tế khảo sát tại địa bàn về vấn đề chăm sóc sức khỏe, các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe, việc sử dụng BHYT trong việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân di cư, tại địa bàn phường Vĩnh Tuy cho thấy, phần lớn người dân di cư gặp khó khăn trong sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh ở các vấn đề như: Thiếu hiểu biết về quyền và lợi ích khi sử dụng BHYT, hiểu sai lệch về dịch vụ BHYT; hay những khó khăn trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT như: Bất tiện trong di chuyển đi lại, thời gian chờ đợi làm thủ tục lâu, thủ tục hành chính phức tạp, chất lượng dịch vụ khám và điều trị bằng BHYT nhiều cơ sở còn chưa đảm bảo, thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa tốt, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ y bác sĩ chưa tốt; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh qua dịch vụ BHYT chưa đảm bảo chất lượng. Sau đây, là những chai sẻ của nhóm đối tượng người dân di cư được khảo sát, về những khó khăn họ gặp phải trong quá trình khám chữa bệnh bằng BHYT. * Những khó khăn về thiếu hiểu biết, hiểu sai lệch về quyền và lợi ích khi khám chữa bệnh bằng BHYT: 74 "Tôi tuy được cơ quan làm việc cấp thẻ BHYT để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Tuy chưa đi khám bao giờ, nhưng nghe mấy người ở cạnh nhà nói là dịch vụ này phức tạp lắm, khi đi khám mà sử dụng dịch vụ BHYT chỉ tổ mất thời gian, thôi thì cứ ra ngoài bỏ tiền khám cho nhanh. Nhiều khi tôi muốn biết quyền lợi mình được hưởng trong cái dịch vụ BHYT này là gì, thì không biết hỏi ai chỉ nghe loáng thoáng mọi người nói là khi sử dụng thì được giảm chi phí khám chữa bệnh thế thôi, còn những quyền lợi khác thì tôi không biết" (PVS chị Lê Thị Hoạt, 31 tuổi, quê Lào Cai, nghề nghiệp: công nhân). Những người có tham gia BHYT nhưng chưa bao giờ sử dụng dịch vụ này lại có chung một tâm lý đó là khi nghe người ngoài kể về những thủ tục hành chính khi đăng khám, chờ đợi kết quả và thanh toán phí thuốc men thì thấy phức tạp, mất thời gian. Nhóm đối tượng này phần lớn là nhân viên công ty, các ngành nghề kinh doanh hoặc dịch vụ, kinh tế của họ ổn định hơn, họ lại ít có thời gian để chờ đợi...do đó nếu có mắc bệnh phải đi khám họ cũng chọn dịch vụ khám cho nhanh, tiện lợi không phải xếp hàng. Đó là một trong những nhận thức sai lầm và lãng phí tiền bạc khi họ chưa thử một lần khám thông qua BHYT mà hàng tháng họ đều phải đóng tiền mà không sử dụng đến. "Thẻ BHYT tôi được cấp nhưng có sử dụng làm gì đâu, sử dụng vào chỉ thêm phức tạp mất thời gian chờ đợi thôi, chẳng được cái lợi lộc gì, có cũng như không, vì đi khám bệnh có bao giờ tôi chìa BHYT ra đâu, thấy lợi ích của nó cũng chẳng được là mấy, phiền phức mang lại thì nhiều nên tuy có thẻ nhưng tôi không dùng mà cất đi, những lần đi khám tôi thường ra phòng khám tư nhân bên ngoài để khám cho nhanh, khỏi mất thời gian" (PVS anh Nguyễn Văn Huy, 34 tuổi, quê Hà Tĩnh, nghề nghiệp: công nhân). * Những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT như: Khó khăn về di chuyển đi lại: "Tôi thấy việc bất tiện nhất là việc phải di chuyển xa để đến được một cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu, lại phải là cơ sở họ có thanh toán phí khám chữa bệnh bằng BHYT thì mới được hỗ trợ, đấy là khó khăn không chỉ của riêng tôi mà của rất nhiều người dân sống tại đây. Nhiều lần đêm 75 hôm bị ốm tôi thấy nhiều người trong khu trọ tuy có thẻ BHYT nhưng đường xá bất tiện không thể đi lên bệnh viện tuyến trên được, nhiều trường hợp khẩn cấp thì chúng tôi thấy rất bất tiện" (PVS chị Nguyễn Thị Tâm, 26 tuổi, quê Thái Bình, nghề nghiệp: công nhân). Khó khăn về thủ tục hành chính: "Tôi thấy bất tiện lớn nhất là làm thủ tục giấy tờ liên quan tới khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, thủ tục đôi khi mình lại không hiểu, cũng vì vậy mà hay bị mấy cô y bác sĩ cáu gắt, lúc đây cần vào lắm rồi nên mình cũng đành im lặng cho qua chuyện, nhiều vấn đề mình chưa hiểu về thủ tục BHYT khi hỏi còn bị nhiều cô y tá mắng, tôi thấy ngoài thủ tục phức tạp làm đa phần người bệnh đều không mặn mà với dịch vụ này, thì khó khăn lớn nhất là chẳng ai giúp mình giải thích, khi hỏi y bác sĩ thì phàn lớn đều bị ăn mắng với chửi" (PVS anh Đinh Tuấn Hoàng, 25 tuổi, quê Bắc Ninh, nghề nghiệp: công nhân). Khó khăn về thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa tốt: "Tôi xin được thay mặt nhiều người sử dụng BHYT để nói về vấn đề thái độ phục vụ không tốt của một bộ phận không nhỏ nhân viên y tế, khi chúng tôi sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh, họ chắc chưa hiểu được tâm lý người bệnh nên đôi khi chúng tôi đã chờ đợi lâu vào trong còn bị họ mắng nhiếc những câu không được dễ chịu về sự chậm chạp, không hiểu biết, vào khám thì khám quoa loa cho xong và bảo ra ngoài luôn; tôi mong ngành y tế cần có biện pháp để chấn chỉnh lại thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế này" (PVS chị Tại Thiều Chi, 29 tuổi, quê Yên Bái, nghề nghiệp: công nhân). Như vậy, từ kết quả khảo sát từ hoạt động phỏng vấn sâu thu thập ý kiến cho thấy, bên cạnh những kết quả và chất lượng đạt được về hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh qua dịch vụ BHYT, thì vấn đề khám chữa bệnh bằng BHYT hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế bất cập gây phiền hà, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, được quy định trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, để đảm bảo người dân nói chung và người dân di cư nói riêng, được tiếp cận một dịch vụ y tế chuyên nghiệp, thì chính quyền các cấp cần phối hợp với các cơ sở y tế, bộ ngành có liên quan đẻ nâng cao và chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe qua dịch vụ BHYT 76 3.2. Xu hướng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy 3.2.1. Xu hướng mua thẻ BHYT của những người di cư không tham gia BHYT Tại phường Vĩnh Tuy sau khi tiến hành khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn sâu, đặc biệt sử dụng phương pháp phỏng vấn trường hợp, trong đó có việc lựa chọn phỏng vấn một hộ gia đình hiện không tham gia BHYT. Phần lớn do các nguyên nhân như: Khó khăn về kinh tế - tài chính, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, mức sống còn khá eo hẹp... Chính vì vậy, nhóm những hộ gia đình hiện tại chưa có thẻ BHYT họ không có điều kiện nhiều để quan tâm tới các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thường xuyên như các nhóm di cư khác. Về độ tuổi: phần lớn những người di cư không tham gia BHYT có cả ở 3 nhóm tuổi 16-29, 30-44 và 45-60. Tuy nhiên, đa phần nằm ở độ tuổi trẻ nhất từ 1629 vì ở độ tuổi này phần lớn công việc còn chưa ổn định, thu nhập và mức sống còn thấp, nhiều người sau khi di cư đến phường Vĩnh Tuy họ gặp phải nhiều khó khăn, các khó khăn này còn chưa được khắc phục, họ còn phải lo cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nên vẫn chưa có điều kiện chăm lo cho vấn đề sức khỏe. Nhiều người trong độ tuổi 16-29 chia sẻ về khó khăn của họ khi di cư đến phường Vĩnh Tuy phần lớn là các khó khăn về vật chất, ngoài ra việc định cư tại cơ sở mới còn chưa chắc chắn, mang tính lâu dài vì vậy việc di cư ở nhóm tuổi này cũng không mang tính ổn định cao, thậm chí có nhiều trường hợp sau khi di cư đến đước một thời gian ngắn do gặp khó khăn tại nơi di cư đến, công việc không phù hợp... Khiến cho họ phải tiếp tụ di cư đến địa bàn khác, chủ yếu rơi vào nhóm tuổi 16-29; ở lại nhóm tuổi còn lại từ 30-44 và từ 45-60 tỷ lệ này có xu hướng ổn định hơn, nhu cầu và tình trạng chăm sóc sức khỏe ở hai nhóm đối tượng này cũng cao hơn hẳn, so với nhóm tuổi 16-29. Sau đây là những chia sẻ của những người dân di cư không có điều kiện tham gia BHYT. "Đến phường Vĩnh Tuy để làm việc và cư trú tôi và nhiều người khác gặp rất nhiều khó khăn, công việc thu nhập thì thấp, mỗi tháng làm công nhân cơ khí được 3,5 triệu, đóng tiền phòng trọ, trừ các khoản ăn uống hằng ngày, các khoản chi tiêu 77 khác thì còn thiếu ấy chứ, lấy đâu ra nữa để có tiền mà mua BHYT, nhiều lúc tôi thấy cũng muốn chuyển đi nơi khác nhưng cố làm kiếm ít vốn để đến nơi khác kiếm việc khỏi chật vật, chứ đồng lương ít ỏi như này thời buổi kinh tế lại khó khăn. Hiện tại tôi không có điều kiện để tham gia BHYT, chắc khi nào công việc và thu nhập ổn định tôi sẽ tham gia đóng cả BHYT, BHXH để yên tâm hơn khi lao động. Nhưng nói thế thôi chứ biết khi nào mà ổn định được, làm được đồng nào xào đồng ấy thì lấy đâu ra mà lo cho tương lai, khi nào ốm đau, thấy mệt trong người thì tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống là khỏi ngay ấy mà, cứ cầu kì hơi một chút là đi bệnh viện khám BHYT thì không có, tiền thì không nhiều, đến đấy thi cả tháng nhịn ăn luôn, nói chung là những người di cư như chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn" (PVS chị Hoàng Thị Liễu, 22 tuổi, quê Lạng Sơn, nghề nghiệp: công nhân). 3.2.2. Xu hướng sử dụng thẻ BHYT của những người di cư khi tham gia BHYT Phần lớn những người di cư hiện đang tham gia BHYT, họ đều có những nguyện vọng tiếp tục được tham gia. Song họ rất mong muốn cơ quan BHYT, và những phòng ban có liên quan cần có chính sách hỗ trợ họ hơn nữa về mức phí mua BHYT, về những quyền lợi khác để họ có điều kiện tham gia BHYT thường xuyên hơn. Vì có những người mặc dù có thẻ BHYT song họ vẫn không có điều kiện để sử dụng, bởi có quá nhiều vấn đề phát sinh như: Thủ tục tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT khá phức tạp, các cơ sở y tế khám bằng thẻ BHYT thì có nhiều khó khăn bất tiện, thái độ phục vụ của nhân viên y tế không tốt... Chính là những vấn đề khiến cho những người di cư hiện đang sử dụng BHYT còn ngần ngại và chưa mặn mà với việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bằng BHYT. Nhiều người chia sẻ họ sẽ tiếp tục tham gia dịch vụ BHYT trong thừi gian hiện tại và trước mắt, tuy nhiên cần có chính sách trợ giúp họ. Bên cạnh đó, cần có chính sách trợ giúp họ hơn nữa nhằm tăng cường sự tham gia, giảm bớt các khó khăn. Đồng thời để tất cả những người di cư thuộc các nhóm tuổi, thu nhập và điều kiện mức sống khác nhau đều có khả năng tham gia dịch vụ BHYT nhằm đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe khi ốm đau. Sau đây là chia sẻ của 78 những người được phỏng vấn về mong muốn, nguyện vọng của họ khi tham gia BHYT. "Muốn tăng cường sự tham gia của người dân đối với dịch vụ BHYT thì trước hết phải làm cho người dân tin đã, làm cho người dân thấy an tâm mỗi khi đi khám chữa bệnh. Chứ tôi thấy một tình trạng rất đáng lo là ai khi cầm thẻ BHYT trên tay khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đều nơm nớp lo về thủ tục hành chinh và lại còn kêu ca về chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT, chính vì thế mà nhiều người không còn mặn mà với dịch vụ khám bệnh này. Tôi nghĩ cần có biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ và ó những thuận tiện nhất định đã, nên giảm nhẹ các thủ tục hành chính gây phền hà là điều nên thực hiện ngay" (PVS anh Nguyễn Hoàng Giang, 31 tuổi, quê Thanh Hóa, nghề nghiệp: kỹ sư điện). "Tôi thấy xu hướng chung mọi người đều muốn tham gia BHYT một cách đầy đủ, bởi nó gắn với nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của họ, mặc dù bản thân tôi và những người hiện tại đang sử dụng thẻ BHYT gặp không ít khó khăn khi sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, tôi rất tin tưởng trong tương lai nước ta sẽ có một hệ thống an sinh chuyên nghiệp và bền vững hơn, dịch vụ tiện ích hơn khi sử dụng, tôi mong rằng các ban ngành bên trên cần hỗ trợ người di cư tham gia BHYT hơn nữa, nhằm giúp họ có điều kiện khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên hơn. Ngoài ra, khắc phục những khó khăn như: giảm bớt thủ tục hành chính, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ nhân viên y tế làm công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân đến khám bằng BHYT... nâng cao chất lượng khám từ đó" (PVS chị Đặng Thúy Nga, 31 tuổi, quê Nghệ An, nghề nghiệp: công nhân). Trong định hướng nhằm tăng cường sự tham gia BHYT của người dân di cư, cần hướng vào các giải pháp trọng tâm như: Tăng cường truyền thông, tuyên truyền về vấn đề BHYT và khám chữa bệnh thông qua dịch vụ BHYT: Chính quyền địa phường, cùng với ngành y tế và các ngành có liên quan cần tập trung tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về BHYT và khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT để người dân có thể nắm được các thủ tục, các quy trình khi khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, trang bị cho cán 79 bộ làm công tác y tế những kiến thức về công tác xã hội trông bệnh viện nhằm trợ giúp bệnh nhân một cách tốt hơn. Giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết: Những thủ tục hành chính cần thiết thì nên hướng dẫn hỗ trợ cụ thể, chi tiết cho người dân. Song cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết, nhằm giảm bớt thủ tục cho cán bộ y tế và thời gian chờ đợi cho người bệnh, cập nhật các loại hình quản lý hành chính mới, tiên tiến, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý bệnh nhân khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYT. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng BHYT: Cần chấn chỉnh các hoạt động khám chữa bệnh bằng BHYT để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ y tế làm công tác khám chữa bệnh; cở sở vật chất và trang thiệt bị hỗ trợ khám chữa bệnh, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động khám chữa bệnh, nhất là những cơ sở còn yếu kém về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật... Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng BHYT nói chung. Hỗ trợ, tăng mức đóng, cấp thẻ BHYT cho những đối tượng đặc thù: Những đối tượng đặc thù như: người dân di cư có hoàn cảnh khó khăn, có bệnh hiểm nghèo, trẻ em nhỏ, người cao tuổi trong các gia đình di cư, giúp họ có điều kiện tham gia BHYT và sử dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên hơn. 80 * Định hướng tham gia BHYT của người dân phường Vĩnh Tuy thời gian tới Bảng 3.1. Giải pháp nhằm tăng cường xự tham gia BHYT của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 3.1. Giải pháp tăng cường sự tham gia BHYT của người dân (Đơn vị: %; N=300) Số lượng Nhóm giải pháp Tỷ lệ Tăng cường tuyên truyền về BHYT 16 5,3 Giảm bớt thủ tục hành chính 144 48,0 Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT 78 26,0 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, ở các cơ sở khám chữa 17 5,7 bệnh Tăng mức hỗ trợ đóng, cấp thẻ BHYT cho một số đối 45 15,0 tượng Tổng 300 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu) Trong tổng số 300 người được hỏi về giải pháp giúp tăng cường sự tham gia BHYT của người dân, thì phần lớn người tham gia trả lời đều cho biết nên chọn giải pháp "giảm bớt thủ tục hành chính" chiếm 48,0% (tương đương với 144 người tham gia trả lời), đây là giải pháp nhằm hướng tới giảm thiểu những khó khăn, bất cập giúp người dân tham gia BHYT một cách thuận lợi và thường xuyên hơn. Giải pháp hiệu quả thứ 2 được người dân đánh giá cao là "nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT" chiếm 26,0% (tương đương với 78 người tham gia trả lời). Có thể thấy, hơn 60% người tham gia trả lời chọn 2 giải pháp "giảm bớt thủ tục hành chính" và "nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT", đây là 2 giải pháp ưu tiên cần thực hiện, nếu thực hiện được những giải pháp này sẽ đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của số đông người dân tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT. Ở các giải pháp khác tỷ lệ người tham gia trả lời ở mức trung bình: Tăng mức hỗ trợ đóng, cấp thẻ BHYT cho một số đối tượng chiếm 15,0%; Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, ở các cơ sở khám chữa bệnh chiếm 5,7%; Tăng cường tuyên truyền về BHYT chiếm 5,3%. Như vậy, nhóm đối tượng tham gia trả lời đã lựa 81 chọn nhóm giải pháp ưu tiên hàng đầu, có tác động trực tiếp tới bản thân họ; còn các giải pháp mang tính lâu dài hỗ trợ, ít được người tham gia khảo sát lựa chọn, người dân đã ý thức được những quyền và lợi ích cần được đáp ứng về trươc mắt và lâu dài. Vì vậy, trong định hướng phát triển dịch vụ BHYT, chính quyền, các cơ sở y tế cần kết hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục bớt các khó khăn, hạn chế, những rào cản khiến cho người dân gặp trở ngại trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT, ưu tiên thực hiện các giải pháp mang tính cấp bách gắn với nhu cầu khám chữa bệnh bằng BHYT của người dân, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT, đội ngũ cán bộ y bác sĩ phục vụ người dân khi tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. 3.3. Một số yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy 3.3.1. Yếu tố về kinh tế của cá nhân và hộ gia đình di cư tại phường Vĩnh Tuy Bảng 3.2. cho thấy yếu tố thu nhập có tác động khá lớn tới việc sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy: Bảng 3.2. Thu nhập trung bình trong tháng của hộ gia đình (Đơn vị: %; N=300) Mức thu nhập trung bình trong 1 tháng Số lượng Tỷ lệ Từ 1 đến [...]... 8/2014 đến tháng 03/2015 6 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn phườngVĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội như thế nào? Những yếu tố nào tác động mạnh nhất tới hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội? Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe, khắc phục những khó khăn khi người di cư tiếp... dân cư này, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe phục vụ nhóm những người dân di cư 4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội Xác định các yếu tố tác động đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường. .. đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mà tác giả đang thực hiện 3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các lý thuyết, các khái niệm xã hội học vào việc mô tả thực trạng cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư đến phường Vĩnh Tuy,. .. hoạt động trợ giúp của chính quyền địa phương đối với người dân di cư tại địa bàn phường Vĩnh Tuy 5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân di cư đến phường Vĩnh Tuy 5.2 Khách thể nghiên cứu Những người dân di cư trong độ tuổi lao động từ 16 đến 60 tuổi tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. .. về sức khoẻ, bao gồm cả tình trạng sức khoẻ và hành vi chăm sóc y tế giữa những người không di cư và những người di cư ở Việt Nam Do đó việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của những người di cư đến quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên.Như vậy, có thể thấy các tài liệu, nghiên cứu đã đề cập khá cụ thể tới vấn đề di cư và chăm sóc sức. .. di cư tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nôi Tìm hiểu nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân di cư để đưa ra các biện pháp can thiệp, trợ giúp hiệu quả *Phân tích thực trạng chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại phường Vĩnh Tuy 10 *Đánh giá một số yếu tố thuận lợi, khó khăn cũng như mong muốn của người dân di cư trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe. .. quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội dưới góc độ xã hội học Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị và giải pháp thiết thực nhằm tác động tích cực đến nhận thức của người di cư trong việc chăm sóc sức khỏe Thông qua nghiên cứu nắm bắt được thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư, các yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân cư này Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể... quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Thông qua nghiên cứu, các khái niệm về vấn đề di cư sẽ được làm sáng tỏ hơn Đồng thời, phát hiện ra được một số quy luật nhằm đóng góp thêm cho các nghiên cứu xã hội học 9 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu nhằm đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy cho sự nhìn nhận lại các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư đến phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,. .. trạng sức khỏe, bệnh tật, tuổi thọ của nhóm dân cư này suy giảm so với các nhóm dân cư khác Do vậy, việc nghiên về vấn đề chăm sóc sức khỏe ở nhóm những người dân di cư là một đòi hỏi vừa mang tính cấp thiết, về cơ bản vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn Do đó tôi chọn đề tài: Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, quận Hai. .. Hai Bà Trưng, Hà Nội để nghiên cứu Từ việc nghiên cứu, đề tài này sẽ cung cấp những cơ sở, những luận cứ khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, mang đến cái nhìn cụ thể, sâu sắc về thực trạng sức khỏe và hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số di cư; nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng và các yếu tố tác động tới hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số di cư tại địa bàn nghiên cứu ... Do chọn đề tài: Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để nghiên cứu Từ việc nghiên cứu, đề tài cung... hỏi nghiên cứu Thực trạng chăm sóc sức khỏe người dân di cư địa bàn phườngVĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội nào? Những yếu tố tác động mạnh tới hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân di cư phường. .. tác động tích cực đến nhận thức người di cư việc chăm sóc sức khỏe Thông qua nghiên cứu nắm bắt thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân di cư, yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe

Ngày đăng: 09/10/2015, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan