Yếu tố về nhân khẩu xã hội

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội (Trang 98)

y tế khi khám chữa bệnh

3.3.2Yếu tố về nhân khẩu xã hội

Những yếu tố về nhân khẩu xã hội có tác động tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ở nhóm dân số di cư đó là: Nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp... Những yếu tố này có tác động khá lớn tới hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở người dân di cư.

Nhóm tuổi: Trong số 300 người được khảo sát có độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi,

nhóm tuổi từ 45-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,7%, nhóm tuổi này đa phần đã có thời gian di cư đến địa bàn phường Vĩnh Tuy lâu hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại, việc làm và thu nhập cũng có sự ổn định hơn so với 2 nhóm tuổi 16-29 và 30-44; Tỷ lệ này có chiều hướng giảm ở nhóm tuổi thấp hơn với 31,7% (nhóm tuổi 30-44) và 25,7% (nhóm tuổi 16-29). Đặc điểm chung là những người ở nhóm tuổi từ 45-60 chiếm tỷ lệ cao nhất và ở nhóm tuổi này nhu cầu khám chưa bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng rất cao, họ đang ở giai đoạn gần nghỉ hưu, ở nhóm tuổi này những bệnh nghề nghiệp, bệnh do tuổi tác có ảnh hưởng khá lớn. Tuy nhiên, nhìn chung thì điều kiện chăm sóc sức khỏe của người di cư ở cả 3 nhóm tuổi đều rất thấp, họ chưa có điều kiện được tiếp cận với hoạt động chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên.

Giới tính: Trong tổng số 300 người được phỏng vấn, số lượng nữ giới chiếm

tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Cụ thể nữ giới chiếm 52,7% và nam giới chiếm thấp hơn là 47,3%. Như vậy, trong trong nhóm người dân di cư tham gia khảo sát, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới. Điều đáng nói là, điều kiện sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng có sự khác biệt rõ rệt ở nam giới và nữ giới. Nam giới làm việc trong các môi trường làm việc độc hại, khó khăn hơn so với nữ giới; bởi vậy, tuổi thọ kém hơn so với nữ giới, việc phát sinh nhiều bệnh tật liên quan đến bệnh nghề nghiệp, tuổi tác cao hơn so với nữ giới, cũng vì vậy mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ở nhóm dân di cư nam giới cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, về điều kiện kinh tế và tài chính thì cả nam giới và nữ giới thuộc

nhóm dân di cư phần lớn đều gặp khó khăn, vì vậy họ vẫn chưa tiếp cận được với hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh một cách thường xuyên.

Trình độ học vấn: Trong nhóm đối tượng người di cư tham gia khảo sát tại

phường Vĩnh Tuy, những người có trình độ tốt nghiệp THPT với 35,0%; chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nhóm những người có trình độ Trung cấp chiếm 24,0%; nhóm những người có trình độ Cao đẳng - Đại học chiếm tỷ lệ trung bình với 22,7%; nhóm người tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cũng rất thấp là 16,7%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất ở trình độ trên Đại học với 1,7%. Như vậy, có thể thấy khá rõ trình độ học vấn của nhóm lao động di cư ở mức trung bình, họ thường lao động, sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn phường Vĩnh Tuy. Trình độ học vấn của nhóm dân số di cư phản ánh khả năng hiểu biết của nhóm đối tượng điều tra, nó chính là yếu tố tác động tới sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe, việc tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe của đối tượng. Những người di cư có trình độ học vấn cao, họ có công việc ổn định, thu nhập và mức sống cao, khi các nhu cầu về vật chất, sinh hoạt hằng ngày được đáp ứng thì họ có điều kiện hơn để quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe, chính vì thế họ thường có điều kiện tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn so với những người có trình độ học vấn khác. Ngược lại, những người có trình độ học vấn thấp, dẫn tới việc làm không ổn định, thu nhập và mức sống thấp, những điều kiện sinh hoạt hằng ngày còn chưa được đảm bảo; chính vì vậy, họ không có điều kiện thường xuyên để tiếp cận với hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, chỉ khi nào có bệnh nặng, ốm đau thì họ mới đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, do hiểu hiểu biết về tầm quan trọng của việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở họ cũng có phần hạn chế so với nhóm dân di cư có trình độ học vấn cao hơn.

Biểu 3.1. cho thấy yếu tố nghề nghiệp có quan hệ mật thiết tới tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:

Biểu 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) 72,0% 4,3% 21,7% 2,0% Công nhân Giáo viên

Kinh doanh, buôn bán

( Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn người tham gia điều tra hiện đang có nghề nghiệp là công nhân chiếm 72,0% số người tham gia trả lời; chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là tỷ lệ những người làm nghề kinh doanh-buôn bán với 21,7% số người trả lời; ở nghề nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể: Giáo viên chiếm 4,3% và kỹ sư, bác sĩ chiếm 2,0%. Từ số liệu này có thể thấy đa phần người dân di cư nói chung và lao động di cư nói riêng có nghề nghiệp chính là công nhân làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, các công ty, doanh nghiệp... Chính vì vậy, nên thu nhập của họ còn chưa cao, mức sống thấp, những hoạt động về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh ở nhóm lao động di cư có nghề nghiệp là công nhân còn rất thấp, theo chia sẻ của người dân địa phương và cán bộ chính quyền địa phương thì nhiều người dân di cư có thu nhập và mức sống thấp đa phần họ làm nghề công nhân, gia đình còn gặp nhiều khó khăn, do điều kiện vật chất không đmả bảo nên con cái và các thành viên trong gia đình hay ốm đau. Bỏi vậy, có thể khẳng định rằng, nghề nghiệp chính tạo ra nguồn thu nhập, cùng các khoẻn chi tiêu tích lũy của họ trong tháng phản ánh mức sống và thu nhập của họ; đây chính là yếu tố tác động khá lớn tới người dân di cư; khi mà các điều kiện về vật chất, đời sống của họ chưa được đảm bảo thì họ vẫn chưa cố điều kiện chăm sóc sức khỏe như những nhóm dân cư có đời sống kinh tế khá. Sau đây là chia sẻ của những lao động di cư

đang làm công nhân tại các nhà máy, xưởng sản xuất về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bản thân, cũng như gia đình.

"Chị hiện đang làm công nhân may tại đây, nghề may thì lương cũng không cao, khoản lương hàng tháng lại phải chi tiêu cho nhiều khoản, nên đời sống làm nghề công nhân là vậy đấy, cuộc sống eo hẹp, chồng chị lại không ó nghề nghiệp ổn định nên vai trò kinh tế đổ lên vai chị hết; nhiều khi con cái ốm đau, thậm chí chị bị ốm nhưng vẫn cố đi làm, không có điều kiện đi bệnh viện, vì cứ nghĩ tới bệnh viện chỉ khám thôi, chưa nằm điều trị thì cũng mất một khoản tiền kha khá rồi, nên chị luôn tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân thật tốt, nếu có ốm đau nhẹ thì ra hiệu thuố mua thuốc về tự chữa trị, còn việc chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế thì không được thường xuyên rồi, vì lấy tiền đâu ra mà chi cho khoản đấy, trong khi đời sống còn eo hẹp" (PVS chị Lê Thị Cúc; 26 tuổi; quê Thái Bình; nghề nghiệp: Công nhân may).

"Hiện tại anh đang làm công nhân cơ khí tại xưởng sản xuất của một công ty nhỏ thôi em, lúc trước cũng vì không học hành tử tế nên giờ đi làm công nhân thôi, kiếp sống làm công nhân trong thời buổi khó khăn như này lấy lương chưa tiêu được một tuần đã hết thì còn đâu tiền mà chi cho các khoản khác hả em; ở công ty anh cũng khuyến khích mọi người nên chăm lo sức khỏe để lao động, sản xuất cho tốt, nhưng khẩu hiệu của họ là vậy chứ lấy ai có điều kiện mà cứ chăm sóc hoài như vậy; còn khi nào ốm thì qua hiệu thuốc và trạm y tế gần nhà cho nhanh, không tốn kém, thủ tục lại khôn rườm rà, đa số anh chị em công nhân chỗ anh đều chia sẻ như vậy đấy em" (PVS anh Ngô Mạnh Hoàng, 33 tuổi, quê Thái Nguyên; nghề nghiệp: công nhân cơ khí).

Bảng 3.6. cho thấy yếu tố nghề nghiệp có mối tương quan mật thiết tới tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:

Bảng 3.6. Tương quan nghề nghiệp theo tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe Tình trạng sử dụng Tổng Nghề nghiệp Thường xuyên Không thường xuyên Chưa bao giờ Công nhân N 36 177 3 216 % 12,0 59,0 1,0 72,0 Giáo viên N 0 13 0 13 % 0 4,3 0 4,3

Kinh doanh, buôn bán N 1 64 0 65

% 0,3 21,3 0 21,7

Kỹ sư, bác sĩ N 0 6 0 6

% 0 2,0 0 2,0

Tổng N 37 260 3 300

% 12,3 86,7 1,0 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)

Kết quả khả sát cho thấy phần lớn lao động di cư nghề nghiệp hiện nay của họ là công nhân (chiếm 72,0%). Tỷ lệ người di cư nghề nghiệp là công nhân tham gia sử dụng dịch vụ y tế chiếm cao nhất với 59,0% ở mức không thường xuyên và 12,0% ở mức thường xuyên; chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là những người thuộc nghề nghiệp Kinh doanh – buôn bán chiếm 21,3%; ở các nhóm nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, có sự chênh lệch khá lớn về việc sử dụng dịch vụ y tế ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau ở người dân di cư; điều này cho thấy cần có chính sách huy động sự tham gia của đối tượng người dân di cư thuộc các nhóm nghề nghiệp khác một cách thường xuyên hơn.

"Người đi làm công nhân như chúng tôi nếu không có sự hỗ trợ thì khó có chuyện sử dụng dịch vụ y tế một cách thường xuyên được, bình thường còn phải lo cuộc sống hằng ngày, lo ăn từng bữa và những chi tiêu trong tháng, thu nhập từ nghề công nhân thì thấp... lấy đâu ra tiền mà lo các khoản bên ngoài, nói đến sử dụng dịch vụ y tế thường xuyên thì đó là điều xa xỉ với chúng tôi, nhiều khi biết có bệnh nhưng phải tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, tự điều trị là phương pháp

hữu hiệu nhất..." ((PVS chị Nguyễn Thị Mai; 34 tuổi; quê Nam Định; nghề nghiệp: Công nhân bao bì).

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội (Trang 98)