Yếu tố về kinh tế của cá nhân và hộ gia đình di cư tại phườngVĩnh Tuy

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội (Trang 91)

y tế khi khám chữa bệnh

3.3.1. Yếu tố về kinh tế của cá nhân và hộ gia đình di cư tại phườngVĩnh Tuy

phường Vĩnh Tuy

3.3.1. Yếu tố về kinh tế của cá nhân và hộ gia đình di cư tại phường Vĩnh Tuy Tuy

Bảng 3.2. cho thấy yếu tố thu nhập có tác động khá lớn tới việc sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho

thấy:

Bảng 3.2. Thu nhập trung bình trong tháng của hộ gia đình

(Đơn vị: %; N=300)

Mức thu nhập trung bình trong 1 tháng Số lượng Tỷ lệ

Từ 1 đến <3 triệu 19 6,3 Từ 3 đến < 5 triệu 101 33,7 Từ 5 đến < 7 triệu 111 37,0 Từ 7 đến <10 triệu 53 17,7 Từ trên 10 triệu 16 5,3 Tổng 300 100,0

Các yếu tố về kinh tế và điều kiện sống, có tác động tới hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư tại địa bàn phường Vĩnh Tuy bao gồm các yếu tố như: Thu nhập, mức sống, nghề nghiệp của họ, việc phân tích các yếu tố này sẽ góp phần phản ánh rõ các nguyên nhân về kinh tế tác động khiến cho người dân di cư gặp khó khăn, hạn chế khi tiếp cận với dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.

Từ số liệu khảo sát cho thấy, thu nhập phổ biến ở nhóm hộ gia đình người dân di cư tại địa bàn phường Vĩnh Tuy phổ biến ở mức từ 3 triệu đến 10 triệu, đây là thu nhập cả gia đình cùng lao động và tích lũy trung bình trong tháng. Cụ thể chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm hộ gia đình có mức thu nhập từ 5 triệu đến dưới 7 triệu chiếm 37,0% (tương đương với 111 người tham gia trả lời); chiếm tỷ lệ cao thứ 2 ở nhóm hộ gia đình có mức thu nhập từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng chiếm 33,7% (tương đương với 101 người tham gia trả lời), hai mức thu nhập này thường tập trung ở những gia đình có mức sống từ trung bình trở lên. Mức thu nhập từ 7 triệu đến dưới 10 triệu chiếm tỷ lệ 17,7% thường tập trung ở những hộ gia đình cố mức sống từ trung bình đến khá; Số hộ gia đình có thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá thấp với 5,3% thường tập trung ở những hộ gia đình có mức sống khá trở lên. Điều đáng nói là vẫn còn tồn tại một tỷ lệ nhất định số hộ gia đình có thu nhập thấp ở mức từ 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng chiếm 6,3% số người trả lời, thường tập trung ở nhóm hộ gia đình di cư có mức sống thấp, thu nhập và mức sống thất thường không ổn định, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày.

Thông qua kết quả khảo sát về mức thu nhập hộ gia đình của người dân nhập cư tham gia khảo sát cho thấy, chính thu nhập hàng tháng cũng là một trng những yếu tố và nguyên nhân cốt lõi tác động tới hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân di cư, bởi khi thu nhập chưa đảm bảo để chi tiêu cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày thì việc chăm sóc sức khỏe của họ sẽ không được đảm bảo; ngược lại ở những nhóm hộ gia đình có thu nhập khá trở lên họ sẽ có điều kiện để chăm sóc sức khỏe của bản thân hơn, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội của họ cũng thuận lợi và thường xuyên hơn. Sau đây là trích một số ý kiến phỏng vấn sâu, chia sẻ của nhóm đối tượng người dân di cư tham gia điều tra:

"Chị đến phường Vĩnh Tuy được 4 năm rồi em ạ, do cả 2 vợ chồng cùng làm công nhân cho một nhà máy nên thu nhập trong tháng không được là bao, lại phải chi tiêu cho nhiều vấn đề khác như: Con cái học hành, chi phí điện nước ngày càng đắt đỏ, đi lại, sinh hoạt ăn uống hàng ngày... nên thu nhập của cả 2 vợ chồng hàng tháng không dư giả được là bao khi bao nhiêu khoản chi như vậy, việc chi tiêu còn khá eo hẹp vì vậy vợ/chồng chị cũng không chú ý lắm tới vấn đề đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ khi nào có vấn đề khó chịu trông người thì ra ngoài hiệu thuốc hỏi y bác sĩ và mua thuốc về nhà tự điều trị cho khỏi tốn kém và mất thời gian thôi"(PVS chị Hà Thị Mai, 28 tuổi, quê Nghệ An, nghề nghiệp: công nhân).

"Chị làm giáo viên trường tiểu học ngoài này, học xong chị ra trường xin việc mãi mới được, mà nghề của chị lại hưởng lương Nhà nước thì chẳng đáng là bao em cũng biết rồi đấy, chồng chị thì làm công nhân cơ khí lương cũng chỉ được 4 triệu một tháng, hai vợ chồng ăn tiêu hàng tháng còn dư được 3 triệu gửi về quê cho ông bà nội lo cho cháu đi học. Tuy chuyển sảng bên này được 5 năm rồi nhưng do điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn nên đời sống của gia đình cũng không được khá giả gì, bao nhiêu khoản chi tiêu phải lo trong khi thu nhập thì thấp như vậy; nhiều lúc đúng là ốm đau nhưng không dám đi bệnh viện, mà ra các hiệu thuốc mua thuốc về tự điều trị, có chăng thì hôm nào cuối tuần được nghỉ thì lê n trạm xá của phường để khám cho nhanh, khỏi phải chờ đợi lâu" (PVS chị Trần Thị Lý, 30 tuổi. quê quán Hải Dương, nghề nghiệp: giáo viên)

Bảng 3.3. cho thấy yếu tố thu có quan hệ mật thiết tới tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:

Bảng 3.3. Tương quan thu nhập theo tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe Tình trạng sử dụng Tổng Thu nhập Thường xuyên Không thương xuyên Chưa bao giờ Từ 1 đến <3 triệu N 5 14 0 19 % 1,7 4,7 0 6,3 Từ 3 đến < 5 triệu N 7 93 1 101 % 2,3 31,0 0,3 33,7 Từ 5 đến < 7 triệu N 15 94 2 111 % 5,0 31,3 0,7 37,0 Từ 7đến <10 triệu N 5 48 0 53 % 1,7 16,0 0 17,7 Từ trên 10 + N 5 11 0 16 % 1,7 3,7 0 5,3 Tổng N 37 260 3 300 % 12,3 86,7 1,0 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)

Từ kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập và tình trạng sử dụng dịch vụ y tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ số P=<00.5 cho có ý nghĩa thống kê, số người có thu nhập mức từ 3-5 triệu/tháng; mức 5-7 triệu/tháng và mức 7-10 triệu/tháng có điều kiện sử dụng dịch vụ y tế cao hơn, thường xuyên hơn so với các nhóm di cư có mức thu nhập khác. Song bên cạnh đó, vẫn còn một tỷ lệ nhất định người di cư chưa bao giờ sử dụng dịch vụ y tế, chứng tỏ khi thu nhập và đời sống còn chưa ổn định thì người di cư vẫn chưa có điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh một cách thường xuyên.

Như vây, từ số liệu khảo sát có thể thấy khá rõ ràng, thu nhập là một trong những yếu tố cơ bản tác động lên điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân di cư. Chính vì vậy, để thu hút sự tham gia thường xuyên hơn nữa, tạo điều kiện để người dân di cư có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế... thì cần có chính sách hỗ trợ thích hợp, đi kèm công tác truyền thông, vận động để người

dân di cư thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Bảng 3.4. cho thấy mức sống là một trong những yếu tố tác động tới tình hình sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả

điều tra cho thấy:

Bảng 3.4. Đánh giá về mức sống của hộ gia đình

(Đơn vị: %; N=300)

Đánh giá về mức sống gia đình Số lượng Tỷ lệ

Giàu 0 0 Khá 52 17,3 Trung bình 248 82,7 Cận nghèo 0 0 Nghèo 0 0 Tổng 300 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)

Trong tổng số 300 người được khảo sát là các đối tượng trong gia đình di cư đến phường Vĩnh Tuy, đa phần họ làm các nghề nghiệp là công nhân và kinh doanh – dịch vụ nhỏ lẻ vì vậy mức sống của hộ gia đình di cư phổ biến từ trun bình đến khá, không có người tham gia trả lời cho biết mức sống gia đình mình ở mức nghèo, cận nghèo và giàu. Việc đánh giá nhằm lượng hóa qua thang đánh giá mức sống từ thấp đến cao như thế này chỉ mang tính tương đối, do ý kiến người trả lời tự đánh giá. Số người cho rằng mức sống của gia đình mình khi di cư đến phường Vĩnh Tuy ở mức "trung bình" chiếm hơn 80% số người tham gia trả lời với 82,7% (tương đương với 248 người); số người còn lại cho biết mức sống gia đình mình ở mức sống "khá" chiếm 17,3% (tương đương với 52 người tham gia trả lời).

Mức sống của hộ gia đình được đánh giá qua thu nhập, nguồn thu nhập, các khoẻn chi tiêu, tích lũy hàng tháng, điều kiện sinh hoạt... Nhóm người dân di cư tham gia khảo sát có mức sống phổ biến ở mức trung bình, thường tập trung ở

những hộ gia đình có thu nhập thấp, trung bình, nghề nghiệp và việc làm còn chưa ổn định. Mức sống chính là yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ở nhóm đối tượng dân di cư, khi mức sống và điều kiện sống của họ và gia đình còn chưa được đảm bảo, thì việc chăm sóc sức khỏe của họ vẫn chưa mang tính chủ động, thường xuyên; ngược lại, khi điều kiện kinh tế khá giả, mức sống và điều kiện sống khá thì họ sẽ có điều kiện hơn để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội. Chính vì vậy, ở những gia đình có mức sống khá đến giàu thường có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn những hộ gia đình có mức sống trung bình; qua số liệu khảo sát cho thấy mức sống "trung bình" chiếm phổ biến ở nhóm dân di cư tại phường Vĩnh Tuy, bởi vậy định hướng phát triển trong tương lai, chính quyền và các cơ quan ban ngành tại đây cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm dân di cư hiện đang sinh sống và àm việc tại địa phương được tiếp cận với các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại phường một cách tốt hơn. Điều này có thể được chứng minh thêm qua một số ý kiến phỏng vấn sâu người dân di cư và cán bộ chính quyền địa phương như sau:

"Tôi và vợ tôi sau khi cưới nhau thì cả 2 vợ chồng lên phường Vĩnh Tuy làm công nhân ở đây, tôi thì làm nghề thợ điện, vợ tôi làm bán hàng nhỏ lẻ ngoài chợ, thu nhập hàng tháng của cả hai vợ chồng còn thất thường, nên đời sống gia đình nói là nghèo cũng không phải, những khá giả thì cũng chưa, ở mức đủ ăn, đủ tiêu thôi, lại lo cho 2 cháu học hành nữa; những gia đình có vợ chồng trẻ như gia đình tôi thì nhà còn phải đi thuê, chi tiêu hàng tháng thì nhiều, chỉ khi nào ốm đau thì mới có điều kiện đến bệnh viện, trạm xá, còn lại thì có triệu chứng gì chúng tôi đều ra quầy thuốc trình bày lý do để mua thuốc cho khỏi tốn kém; chỉ vất vả cho các cháu nhỏ trong gia đình là đôi khi điều kiện ở chật chội, vệ sinh chưa đảm bảo nên thương hay đau ốm nên chúng tôi phải bỏ cả việc ở cơ quan để lo cho các cháu, việc khám chữa bệnh thường xuyên thì không có điều kiện rồi" (PVS anh Nguyễn Văn Giảng; 31 tuổi; quê Ninh Bình; nghề nghiệp: công nhân).

"Tôi làm cán bộ phòng chính sách xã hội ở phường Vĩnh Tuy này đã được 15 năm rồi, tôi thấy người dân di cư ở các địa phương khác đến phường Vĩnh Tuy khá

nhiều, các dòng di cư cứ đến rồi lại đi. Mức sống của họ về mặt bằng chung thì còn chưa được đảm bảo, vì trong nhiều lần cán bộ phường và công an quản lý hộ khẩu đi kiểm tra thì thấy tình trạng đời sống của người dân di cư còn khá eo hẹp. Về vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng chưa được đảm bảo, những trẻ em trong các gia đình di cư đến đây thường hay bị ốm đau, bệnh tật, nhất là trong những giai đoạn chuyển mùa... Chính vì vậy, địa phương cũng đang kết hợp với các cơ sở y tế các tuyến tiến hành tổ chức đến các cụm dân cư khám bệnh miễn phí cho các hộ gia đình có cháu nhỏ, không có điều kiện đi đến các cơ sở y tế" (PVS ông Hoàng Văn T, 45 tuổi, cán bộ chính sách xã hội phường Vĩnh Tuy)

Bảng 3.5. cho thấy yếu tố mức sống có mối tương quan mật thiết tới tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:

Bảng 3.5. Tương quan mức sống theo tình trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe Tình trạng sử dụng Tổng Mức sống Thường xuyên Không thường xuyên Chưa bao giờ Khá N 0 52 0 52 % 0 17,3 0 17,3 Trung bình N 37 208 3 248 % 12.3 69,3 1,0 82,7 Tổng N 37 260 3 300 % 12,3 86,7 1,0 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)

Trong tổng số 300 người tham gia phỏng vấn, thì tỷ lệ người di cư có mức sống trung bình cao hơn gần gấp 5 lần so với những người có mức sống khá. Điều này cho thấy đâị bộ phận người dân di cư hiện nay có cuộc sống còn chưa đảm bảo, phần lớn họ mới đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống. Tỷ lệ người có mức sống trung bình sử dụng dịch vụ y tế thường xuyên chiếm 12,3%; không thường xuyên là 69,3%. Trong khi đó ở mức sống khá tỷ lệ người sử dụng dịch vụ y tế không thường xuyên chiếm 17,3%. Điều đáng nói là vẫn có một tỷ lệ nhỏ (1,0%) lao động di cư có mức sống trung bình họ cho biết vẫn chưa bao giờ sử

dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Chính vì vậy, khi ban hành các chính sách về BHYT cần chú ý tới những nhóm dân di cư có mức sống thấp, tạo cơ hội để họ tiếp cận và tham gia BHYT một cách bình đẳng như các nhóm đối tượng khác.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường vĩnh tuy, quận hai bà trưng, hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)