y tế khi khám chữa bệnh
3.3.3 Yếu tố về chính sách xã hội
Yếu tố về chính sách khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bao gồm những cơ chế chính sách có thể là những thuận lợi, hoặc những khó khăn rào cản trong chính sách trong tiếp cận dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân.
Bảng 3.7. Đánh giá về mức phí mua BHYT của đối tượng tham gia điều tra tại
phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 3.7. Đánh giá về mức phí mua BHYT
(Đơn vị: %; N=300) Đánh giá Số lượng Tỷ lệ Rất cao 16 5.3 Cao 205 68.3 Bình thường 79 26.3 Không cao 0 0 Total 300 100.0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Trong tổng số 300 người được hỏi thì có gần 70% số người được hỏi cho biết mức phí mua BHYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở mức "cao" chiếm 68,3% (tương đương với 205 người tham gia trả lời), điều này phản ánh tình trạng chung trng thực trạng sử dụng BHYT ở người dân di cư, lý giải nguyên nhân tại sao người dân di cư và các nhóm dân cư khác hiện tại vẫn chưa mặn mà với việc khám chữa bệnh bằng BHYT; đánh giá về mức phí mua BHYT ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 26,3% (tương đương với 79 người tham gia trả lời) thường tập trung ở nhóm người thường xuyên sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh và có điều kiện kinh tế khá giả hơn nhóm khác. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ nhất định người trả lời cho biết mức phí mua BHYT hiện ở mức "rất cao" chiếm 5,3% số người trả lời, điều này chứng tỏ cơ chế chính sách ở việc mua
BHYT vẫn chưa phù hợp với các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế thấp, những người cho rằng mức phí mua BHYT còn ở mức "rất cao" đa phần tập trung ở những nhóm có thu nhập và mức sống thấp, chưa có điều kiện sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên; không có người đưa ra câu trả lời mức pí mua BHYT ở mức "không cao".
Như vậy, có thể khẳng định nếu còn duy trì mức phí mua BHYT cùng với việc sử dụng dịch vụ y tế còn nhiều vướng mắc, khó khăn... Với cơ chế chính sách như vậy thì sẽ không phù hợp với nhiều nhóm dân cư yếu thế, nhất là nhóm người dân di cư, nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cao song họ chưa mặn mà với dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bằng BHYT là do nhiều chính sách trong khám chữa bệnh bằng BHYT còn chưa phù hợp với điều kiện thu nhập, mức sống, hoàn cảnh sức khỏe, bệnh tật của họ. Chính vì thế, định hướng trong thời gian tới các cơ sở y tế và các cơ quan ban ngành cần có biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc này, để người dân nói chung và người dân di cư nói riêng không còn quay lưng lại với dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe này.
"Hầu như nếu không phải đối tượng chính sách thì chúng tôi phải mua BHYT ở một mức phí cao, là một công nhân làm nghề tay chân như chúng tôi thì việc bỏ ra số tiền như vậy hàng năm để sử dụng BHYT thì không hợp lý, còn chưa kể khi có BHYT rồi chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh bằng BHYT, nào là thủ tục rườm rà, chờ đợi lâu, chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT thì quá kém luôn" (PVS chị Đào Thị Sen, 24 tuổi, quê Sơn La, nghề nghiệp: công nhân bao bì).
"Tôi thấy nhiều lúc có BHYT cũng như không, vì bỏ ra số tiền không phải là ít để mua BHYT rồi, đến cơ sở y tế khám bệnh thì thủ tục thật là phức tạp, nhiều khi thấy nhiều người đợi quá sốt ruột nên đành bỏ về; có lúc chờ được đến khi vào khám rồi thì nhân viên y tế khám qua quýt cho xong và nhắc nhở về uống thuốc theo đơn, nói chung tôi cũng không thấy thoải mái về thái độ phục vụ của nhân viên y tế" (PVS chị Mai Thị Khuyên, 27 tuổi, quê Phú Thọ, nghề nghiệp: công nhân giầy da).
Biểu 3.2. Đánh giá về mức phí mua BHYT theo nhóm tuổi của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy có sự khác biệt khá rõ rệt, kết quả điều tra cho
thấy:
Biểu 3.2. Đánh giá về mức phí mua BHYT theo nhóm tuổi
(Đơn vị: %; N=300) 0 2,3% 19,0% 4,3% 0 10,0% 16,7% 5,0% 0 14,0% 28,3% 0,6% 0 5 10 15 20 25 30 Không cao Bình thường Cao Rất cao 45-60 30-44 16-29
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Từ kết quả khảo sát cho thấy, số người cho rằng mức phí mua BHYT ở mức "cao" chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 45-60 với 28,3% số người trả lời, trong khi nhóm tuổi 16-29 và 30-44 chỉ chiếm tỷ lệ tương đối (19,05 và 16,7%). Rõ ràng nhu cầu và mức độ sử dụng BHYT ở nhóm tuổi 45-60 cao hơn so với nhóm tuổi khác, khi sử dụng dịch vụ BHYT thường xuyên thì họ nhận thấy những bất cập của dịch vụ này, trong đó có vấn đề về phí mua bảo hiểm còn cao. Số người cho rằng mức phí mua BHYT ở mức "bình thường" chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 30-44 chiếm 14,0%; nhóm tuổi 45-60 chiếm 10,0% và nhóm tuổi 16-29 chiếm 2,3% do số lượng và tỷ lệ người tham gia khảo sát ở 3 nhóm tuổi có sự khác nhau. Số người cho rằng mức phí mua BHYT ở mức "rất cao" chiếm tỷ lệ người tham gia trả lời không nhiều, có 4,3% số người ở nhóm tuổi 16-29; có 5,0% số người ở nhóm tuổi 30-44 và có 0,6% số người ở nhóm tuổi 45-60.
Như vậy, do có sự khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, mức sống và các yếu tố khác, chính vì vậy việc đánh giá về yếu tố chính sách sử dụng BHYT khi tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe có sự khác nhau rõ rệt ở nhóm đối tượng tham gia khảo sát. Tuy nhiên, về cơ bản cơ chế chính sách, cụ thể là chính sách tiếp cận dịch vụ BHYT ở người di cư còn bất hợp lý, đâ phần họ vẫn phản ánh về khó khăn, hạn chế khi sử dụng dịch vụ BHYT chính vì vậy họ không sử dụng thường xuyên dịch vụ này vào hoạt động chăm sóc sức khỏe, trừ khi có bệnh tật nặng, sức khỏe yếu, đau ốm nhiều. Vì vậy, về lâu dài các cơ sở y tế và các ngành liên quan cần có sự điều chỉnh hợp lý nhằm giải quyết tình trạng người dân quay lưng lại với dịch vụ y tế của Nhà nước.
Người dân khi tham gia BHYT họ rất quan tâm tới quyền lợi mà họ được thụ hưởng trong dịch vụ này, nếu không đáp ứng được quyền lợi này thì họ sẽ quay lưng lại với dịch vụ BHYT, bởi qua thống kê của nhiểu cơ quan, ban ngành và địaa phương cho thấy người dân khi sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế họ gặp phải rất nhiều khó khăn như: Thủ tục phức tạp, thời gian chờ đợi lâu, chất lượng dịch vụ... Chính vì vậy, để người dân tin tưởng vào dịch vụ này cần có những chính sách, cơ chế và quyền lợi phù hợp nhằm tạo sự tin tưởng, an tâm ở họ. Khi tham gia BHYT họ phải thõa mãn được nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phải để cho họ thấy được cái quyền và lợi ích chính đấng mà họ sẽ được thụ hưởng khi tham gia dịch vụ này.
Hiện nay, có sự can thiệp của ngành y tế và nhiều cơ quan tổ chức khác vấn đề khắc phục các hạn chế khó khăn khi sử dụng dịch vụ BHYT tại các bệnh viện các tuyến, đang được khắc phục, nhằm giảm bớt khó khăn, phiền hà và tạo sự yên tâm cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế; các cơ sở y tế còn cso các phòng công tác xã hội, tại đây nhân viên công tác xã hội sẽ làm công tác hỗ trợ cần thiết cho bệnh nhân, trong đó có việc giải thích hỗ trợ các thông tin về sử dụng BHYT tham gia khám chữa bệnh, nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính không cần thiết.
Bảng 3.7. cho thấy hiểu biết về lợi ích của dịch vụ BHYT của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 3.7. Hiểu biết về lợi ích của dịch vụ BHYT
(Đơn vị: %; N=300)
Hiểu biết về lợi ích của dịch vụ BHYT Số lượng Tỷ lệ Tiết kiệm chi phí khi tham gia khám, chữa bệnh 205 68,3
Sự an tâm cho chính bản thân 63 21,0
Chia sẻ rủi ro với cộng đồng xã hội 32 10,7
Khác 0 0
Tổng 300 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Trong số 300 người tham gia khảo sát, thì có gần 70% số người tham gia khảo sát cho biết họ biết tới lợi ích của BHYT, đó là "Tiết kiệm chi phí khi tham gia khám, chữa bệnh" chiếm tỷ lệ 68,3% (tương đương với 205 người tham gia trả lời), đây chính là lợi ích cơ bản gắn với điều kiện về tài chính, thu nhập, mức sống của bản thân họ. Số người cho biết lợi ích của dịch vụ BHYT đó là "Sự an tâm cho chính bản thân" chiếm 21,0% số người tham gia trả lời, trong những trường hợp nhất định cũng có thể xem dịch vụ BHYT là chỗ dựa về tinh thần và vật chất đối với đối tượng tham gia, tạo sự an tâm, an ủi, động viên trong những rủi ro của bệnh tật. Số người cho biết lợi ích của dịch vụ BHYT là sự "chia sẻ rủi ro với cộng đồng" chiếm 10,7% số người tham gia trả lời, đây chính là lợi ích cơ bản phổ biến nhất mục tiêu hướng tới của dịch vụ BHYT hiện nay, nhất là đối với những cá nhân, nhóm và cộng đồng nghèo, cộng đồng yếu thế; không có người tham gia trả lời đưa ra những lợi ích khác của BHYT. Sau đây là chia sẻ của lao động di cư về lợi ích của việc sử dụng BHYT.
"Bản thân tôi cũng thỉnh thoảng sử sụng BHYT khi tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện, thì tôi thấy lợi ích mà bản thân và đại đa số người sử dụng BHYT đều quan tâm đó là lợi ích về mặt tài chính, tiết kiệm được chi phí khi tham gia khám chữa bệnh, nhất là trong trường hợp ốm nặng, cấp cứu, hay phải nằm viện lâu dài... nếu không sử dụng BHYT để gánh bớt khoản tài chính, tôi e nhiều người không đủ
tiền để chi trả, đó là lợi ích cơ bản của BHYT mà tôi được biết" (PVS anh Hoàng Văn Mạnh, 27 tuổi; quê Bắc Ninh, nghề nghiệp: công nhân điện).
Bảng 3.9. cho thấy yếu tố hiểu biết về lợi ích của dịch vụ BHYT theo trình độ học vấn của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy có mối tương quan
mật thiết với nhau, kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 3.9. Hiểu biết về lợi ích của dịch vụ BHYT theo trình độ học vấn (Đơn vị: %; N=300)
Trình độ học vấn
Tổng Hiểu biết về lợi ích của
dịch vụ BHYT THCS THPT Trung cấp Cao đẳng, Đại học Trên Đại học Tiết kiệm chi phí khi
tham gia khám, chữa bệnh N 46 91 11 55 2 205 % 15,3 30,3 3,7 18,3 0,7 68,3 Sự an tâm cho chính bản thân N 1 3 58 1 0 63 % 0,3 1,0 19,3 0,3 0 21,0
Chia sẻ rủi ro với cộng đồng xã hội
N 3 11 3 12 3 32
% 1,0 3,7 1,0 4,0 1,0 10,7
Tổng N 50 105 72 68 5 300
% 16,7 35,0 24,0 22,7 1,7 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu như việc hiểu được lợi ích của dịch vụ BHYT ở tất cả các nhóm đối tượng thuộc trình độ học vấn khác nhau đều khá tốt. Số người cho rằng việc sử dụng dịch vụ BHYT sẽ có lợi ích về mặt "Tiết kiệm chi phí khám khi tham gia khám, chữa bệnh" chiếm tỷ lệ người tham gia trả lời cao nhất, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm đối tượng có trình độ học vấn THPT chiếm 30,3% (do nhóm đối tượng tham gia điều tra ở trình độ học vấn này chiếm tỷ lệ cao nhất); chiếm tỷ lệ trung bình là nhóm có trình độ cao đẳng, đại học với 18,3 và THCS là 15,3%; chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm có trình độ học vấn trung cấp với
3,7% và trên đại học là 0,7%. Đây chính là lợi ích mà bất cứ ai sử dụng BHYT đều biết được và nó thường được họ quan tâm hàng đầu, nhất là những nhóm đối tượng có thu nhập và mức sống thấp.
Ở các lợi ích khác như "Sự an tâm cho chính bản thân" chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm có trình độ học vấn là trung cấp với 19,3%, ở những đối tượng có trình độ học vấn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể; tương tự như vậy với câu trả lời cho rằng, lợi ích của sử dụng dịch vụ BHYT là "chia sẻ rủi ro với cộng đồng xã hội" chiếm tỷ lệ nhỏ ở tất cả các nhóm đối tượng thuộc trình độ học vấn khác nhau, cụ thể: Cao đẳng, đại học (4,0%); THPT (3,7%); THCS, trung cấp và trên đại học cùng chiếm chung tỷ lệ 1,0%; không có người đưa ra ý kiến khác.
Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể khẳn định rằng, phần lớn người dân di cư nói chung và người lao động di cư tại phường Vĩnh Tuy đã có những hiểu biết cơ bản về quyền và lợi ích của bản thân khi sử dụng dịch vụ BHYT phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; điều này có sự khác biệt không nhiều ở các nhóm đối tượng dân di cư có trình độ học vấn khác nhau; thông thường những người quan tâm tới chi phí khám chữa bệnh được dịch vụ BHYT gánh bớt, thường tập trung ở nhóm có thu nhập và mức sống từ thấp đến trung bình; những người có thu nhập và mức sống khá giả, trình độ học vấn cao họ thường chú ý tới lợi ích lâu dài của dịch vụ BHYT mang lại hơn.
"Nói chung so với gia đình tôi thì nhiều gia đình khác khi tới đây định cư còn gặp khá nhiều khó khăn, khi tham gia khám chữa bệnh thì điều tôi quan tâm nhất đó là chất lượng dịch vụ, dịch vụ họ sẽ mang đến cho mình cái gì, mình được hưởng lợi ra sao từ dịch vụ đó, vấn đề giảm bớt chi phí tôi cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, có BHYT nó khiến tôi và gia đình cảm thấy được yên tâm hơn, nhất là trong những trường hợp phải nằm viện lâu ngày, vì vậy tôi và gia đình luôn sử dụng BHYT thường xuyên để khám sức khỏe định kỳ để yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân" (PVS anh Cù Văn Trung, 33 tuổi, quê Hải Phòng, nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí).
Biểu 3.3. Đánh giá về chi phí hỗ trợ của BHYT khi tham gia khám, chữa bệnh của đối tượng tham gia điều tra tại phường Vĩnh Tuy, kết quả điều tra cho thấy:
Biểu 3.3. Đánh giá về chi phí hỗ trợ của BHYT khi tham gia khám, chữa bệnh (Đơn vị:%; N=300) 0 10 20 30 40 50 60
Rất nhiều Nhiều Không nhiều Không biết
26,7%
58,3%
13,8%
1,2%
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Trong số 300 người tham gia khảo sát cho biết, chi phí hỗ trợ của BHYT khi tham gia khám, chữa bệnh ở mức "nhiều" chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,3% số người tham gia trả lời; và 26,7% số người tham gia trả lời cho biết chi phí hỗ trợ của BHYT khi tham gia khám, chữa bệnh ở mức "rất nhiều", đây là đặc điểm cho thấy người dân di cư khi sử dụng BHYT họ đã nhìn thấy lợi ích mà họ được hưởng, họ nhìn thấy họ được hưởng lợi nhiều và rất nhiều từ dịch vụ này khi tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, đây cũng là tín hiệu cho thấy họ tin tưởng vào dịch vụ của BHYT mang lại, những khó khăn phát sinh cũng sẽ dần được khắc phục do nhiều cơ sở y tế hiện nay đang được chấn chỉnh về hình thức và chất lượng cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ nhất định đối tượng tham gia khảo sát cho biết, việc họ được hưởng lợi từ chi phí hỗ trự do BHYT mang lại là "không nhiều" chiếm 13,8% và 1,2% người tham gia trả lời "không biết" tới mức hỗ trợ về BHYT như thế nào khi họ tham gia khám chữa bệnh.