1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen chi nhánh cái bè – tiền giang

116 559 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 895,72 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ CÚC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán Mã số ngành: D340301 Tháng 11 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ CÚC MSSV: LT11389 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S. LÊ TÍN Tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo trường, Qúy Thầy (Cô) khoa Kế toán – Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Em xin kính gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thầy Lê Tín đã tận tình hướng dẫn em làm và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các Anh (Chị) trong công ty đã không ngại khó khăn giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập lại chưa lâu nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của Quý Thầy (Cô) và Ban lãnh đạo, các Anh (Chị) trong công ty giúp em khắc phục những thiếu sót đó và hoàn thiện hơn bài báo cáo của mình. Cuối lời em xin kính chúc Quý Thầy (Cô) và Ban lãnh đạo, các Anh (Chị) trong công ty lời chúc sức khỏe và luôn thành công! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Cúc TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày…. Tháng . Năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Nguyễn Thị Cúc NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày , tháng , năm 2013 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................5 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................5 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................5 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................5 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................6 1.3.1 Phạm vi không gian ...............................................................................6 1.3.2 Phạm vi thời gian...................................................................................6 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................6 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................6 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................9 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................9 2.1.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và chi phí kinh doanh ...............................9 2.1.2 Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động tài chính ....................................21 2.1.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác ......................................................... 24 2.1.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................ 27 2.1.5 Kế toán xác định kết quả sản xuất, kinh doanh......................................29 2.1.6 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ............................................... 32 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 35 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 35 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 35 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI CÁI BÈ – TIỀN GIANG ...................... 37 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ........................................................................ 37 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH ................ 38 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................... 39 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN .............. 40 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................ 40 3.4.2 Hình thức sổ kế toán ............................................................................. 42 3.4.3 Tổ chức vận dụng các chế độ, phương pháp kế toán ............................. 44 3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............ 44 3.5.1 Thuận lợi, khó khăn .............................................................................. 44 3.5.2 Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn gần đây ................... 45 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG ............................................................................... 50 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG ................................................................ 50 4.1.1 Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ tại Công ty .......................................... 50 4.1.2 Kế toán các khoản doanh thu ................................................................ 51 4.1.3 Kế toán các khoản chi phí .....................................................................56 4.1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu .................................................. 61 4.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................... 61 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ...................................................................................................................... 63 4.2.1 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận ................................................. 63 4.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính ..................................................................80 4.3 SO SÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG VÀ CHI NHÁNH BÌNH MINH – VĨNH LONG ...83 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ..88 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY VÀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ........................................................................................................ 88 5.1.1 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán .................................................... 88 5.1.2 Đánh giá về công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh 88 5.1.3 Đánh giá về kết qủa hoạt động kinh doanh............................................ 89 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY .....................................................................................................90 5.2.1 Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh .............................................................................................. 90 5.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .............................. 90 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 92 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 92 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 94 PHỤ LỤC .................................................................................................... 91 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2010, 2011, 2012............. 42 Bảng 3.2 So sánh tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 ..................................................................................................... 44 Bảng 4.1a Cơ cấu doanh thu qua các năm 2010, 2011, 2012......................... 60 Bảng 4.1b Biến động cơ cấu doanh thu qua các năm 2010,2011,2012 .......... 61 Bảng 4.2: Tình hình doanh thu các mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ... 62 Bảng 4.3 Biến động chi phí qua 3 năm từ 2010-2012 ................................... 63 Bảng 4.4 Tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .............................. 64 Bảng 4.5a Cơ cấu giá vốn qua các năm 2010, 2011, 2012 ............................ 65 Bảng 4.5b So sánh cơ cấu giá vốn qua các năm 2010, 2011, 2012 ................ 66 Bảng 4.6 Tình hình chi phí giá vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .................. 67 Bảng 4.7a Cơ cấu chi phí bán hàng năm 2010, 2011, 2012 ........................... 69 Bảng 4.7b So sánh cơ cấu chi phí bán hàng năm 2010, 2011, 2012 ............... 69 Bảng 4.8 Tình hình chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ............... 70 Bảng 4.9a Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012........ 71 Bảng 4.9b So sánh cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012 ..................................................................................................................... 72 Bảng 4.10: Tình hình chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ............... 73 Bảng 4.11a Tình hình cơ cấu lợi nhuận ........................................................ 74 Bảng 4.11b So sánh lợi nhuận năm 2010, 2011, 2012 ................................... 75 Bảng 4.12 Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................ 76 Bảng 4.13 Bảng các tỷ số tài chính ............................................................... 77 Bảng 4.14 So sánh kết quả kinh doanh của chi nhánh Vĩnh Long với chi nhánh Tiền Giang trong 3 năm từ năm 2010-2012 .................................................. 80 1 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ .................................... 7 Hình 2.2 Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng giao đại lý ........................... 8 Hình 2.3 Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ............................................................................................................ 8 Hình 2.4 Trình tự hạch toán doanh thu trường hợp trao đổi hàng .................... 9 Hình 2.5 Hạch toán doanh thu trường hợp chuyển thành phẩm sang làm TSCĐ ....................................................................................................................... 9 Hình 2.6 Hạch toán doanh thu trường hợp trả lương bằng thành phẩm ........... 9 Hình 2.7 Hạch toán doanh thu trường hợp biếu tặng khách hàng, quản lý doanh nghiệp bằng thành phẩm .................................................................... 10 Hình 2.8 Sơ đồ kế toán chiết khấu thương mại ............................................. 11 Hình 2.9 Sơ đồ kế toán giảm giá hàng bán.................................................... 11 Hình 2.10 Sơ đồ kế toán hàng bán bị trả lại .................................................. 12 Hình 2.11 Sơ đồ kế toán nhận lại sản phẩm, hàng hóa .................................. 12 Hình 2.12 Hạch toán thuế xuất khẩu ............................................................. 13 Hình 2.13 Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt ................................................... 13 Hình 2.14 Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán.................................................... 16 Hình 2.15 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 641....................................................... 16 Hình 2.16 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 642....................................................... 17 Hình 2.17 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ............................ 18 Hình 2.18 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 635....................................................... 20 Hình 2.19 Sơ đồ kế toán thu nhập khác ........................................................ 21 Hình 2.20 Sơ đồ hạch toán chi phí khác........................................................ 22 Hình 2.21 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành ............................ 24 Hình 2.22 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại ............................... 24 Hình 2.23 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 911....................................................... 27 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh ................................... 35 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của chi nhánh .............................................. 37 Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ...... 38 Hình 3.4 Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính .................... 39 Hình 4.1 Quy trình bán hàng của phương thức bán buôn .............................. 46 Hình 4.2 Quy trình bán hàng của phương thức bán lẻ ................................... 47 2 Hình 4.3 Mô hình công việc của kế toán xác định kết quả kinh doanh .......... 57 Hình 4.4 Sơ đồ kế toán xác định kết qủa kinh doanh .................................... 59 Hình 4.5 Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh Tiền Giang và chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ....................................... 81 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CN Chi nhánh CCDC Công cụ dụng cụ CKTM Chiết khấu thương mại DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng GVHB Giá vốn hàng bán KH Khách hàng K/C Kết chuyển KQKD Kết quả kinh doanh KH&CN Khoa học và công nghệ NVL Nguyên vật liệu QLDN Quản lý doanh nghiệp SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp VAT Thuế giá trị gia tăng TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay xu hướng chung của các công ty là không ngừng nâng cao doanh thu, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, từ đó gia tăng lợi nhuận để đảm bảo việc kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định. Yếu tố góp phần không nhỏ đến sự sống còn của doanh nghiệp chính là khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Bởi vì thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới thu hồi được chi phí bỏ ra, thu được lợi nhuận để tái đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh. Thông qua quá trình tiêu thụ nhà quản lý có thể nắm rõ được quá trình lưu chuyển hàng hóa, sản phẩm và nhu cầu của thị trường về sản phẩm đó. Xác định kết quả kinh doanh là quá trình nhận thức và đánh giá toàn bộ tiến trình và kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó ta thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những tiềm tàng của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời có những biện pháp để quản lý. Mặt khác việc xác định kết quả kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cần thiết cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư. Nhờ có những thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh trong kỳ như thế nào để từ đó làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề nêu trên, để tìm hiểu rõ hơn về kế toán xác định kết quả kinh doanh ở công ty, em chọn đề tài: “ Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Kế toán qúa trình xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè – Tiền Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5 - Phân tích thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian Luận văn được thực hiện từ 08/2013 đến 11/2013. Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn được lấy trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Có thể nói đề tài về kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhằm đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán cho doanh nghiệp. Sau đây là một số khóa luận tốt nghiệp đã được nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Bích Dung (2009). “ Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SAĐÉC ”, luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Cần Thơ. Thông qua việc phân tích thực trạng kết quả kinh doanh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SAĐÉC, tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của Công ty, thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp quan sát quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ của công ty để đánh giá công tác tổ chức kế toán. Đồng thời, tác giả đã tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Bên cạnh, đó tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2006 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy khâu quản lý chi phí của đơn vị còn nhiều hạn chế như công cụ dụng cụ phục vu cho nhà hàng có nhiều loại do đó việc 6 kiểm tra cuối tháng rất khó khăn và chi phí phân bổ dụng cụ hư hỏng mất mát hàng tháng luôn cao, nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhỏ lẻ không tập trung và luôn biến động theo thị trường nên làm chi phí tăng, từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giảm chi phí giúp nhà quản lý có chính sách quản lý tốt hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tác giả Huỳnh Thị Kim Thoa (2011). “ Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang ”, luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Cửu Long. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt hoạt động kinh doanh và đưa ra một số kiến nghị về công tác kế toán như mở thêm tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết các tài khoản. Sử dụng phương pháp phân tích - phương pháp dùng bảng so sánh: tương đối, tuyệt đối để phân tích tình hinh kinh doanh trong 3 năm 2008,2009,2010. Tác giả Vũ Đình Tiến (2010). “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên”, luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Đề tài đã đưa ra thực trạng về quá trình tiêu thụ của công ty từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của quá trình tiêu thụ nhằm đề ra biện pháp hữu hiệu nâng cao hơn nữa thế mạnh và khắc phục điểm yếu để công ty ngày càng tăng doanh số bán hàng. Tác giả Ngô Thị Thùy Trang (2010). “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Trà Bắc”, luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Trà Vinh. Đề tài cũng đưa ra được phương pháp luận về kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tác giả đã phân tích được tình hình biến động chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 2 năm 2008 và 2009. Tác giả Nguyễn Minh Được (2012). “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh”, luận văn tốt nghiệp Cao đẳng, Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long. Đề tài cũng đưa ra một số chỉ tiêu phân tích tình hình, doanh thu, chi phí của công ty tuy nhiên chưa phân tích được tình hình kinh doanh trong giai đoạn gần đây. Về nội dung các đề tài trên đã đưa ra được phần cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh. Phần thực trạng nêu lên quy trình kế toán, tuy nhiên phần phân tích chưa đi sâu vào tình hình kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình biến động của doanh thu, chi phí đây cũng là điểm riêng của đề tài. Bài viết sẽ mô tả lại hoạt động kế toán của doanh nghiệp liên quan đến các tài khoản doanh thu, chi phí, xác định kết qủa kinh doanh từ đó đưa ra nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết 7 ảu kinh doanh. Đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, đề tài còn có điểm mới đó là so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các chi nhánh để thấy được hiệu quả kinh doanh của chi nhánh so với các chi nhánh khác. Về phương pháp nghiên cứu trong đề tài có điểm chung với các đề tài trên đó là sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối là chủ yếu. Ngoài ra đề tài sử dụng các tỷ số tài chính đề đi sâu phân tích doanh thu, chi phí để thấy rõ trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu lợi nhuận cũng như biết được khả năng sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra. Đề tài đi sâu phân tích cơ cấu các chi phí, cơ cấu doanh thu, cơ cấu lợi nhuận để thấy rõ những yếu tố tác động đến các khoản mục này, từ đó đề ra giải pháp sát với thực tế hơn. 8 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và chi phí kinh doanh 2.1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng a) Khái niệm Theo chuẩn mực số 14 ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Nguyên tắc hạch toán doanh thu: - Đối với hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi viết hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá chưa có thuế GTGT. Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không nộp thuế GTGT thì số tiền ghi vào TK 511 là giá đã có thuế. - TK chỉ phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt đã thu hay chưa thu. - Doanh thu bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng loại hàng hóa, sản phẩm, lao vụ nhằm xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng khác nhau. - Hàng bán phát sinh trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại thì dùng TK 521, TK 531, TK 532. Cuối kỳ kết chuyển để tính doanh thu thuần. - Đối với hàng bán trả góp thì doanh thu bán hàng tính theo doanh thu trả tiền ngay, phần lãi tính vào thu nhập tài chính. - Đối với doanh nghiệp cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của Nhà nước và được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì các khoản này được phản ánh vào tài khoản 5114. - Một số trường hợp không hạch toán vào TK 511: Hàng hóa xuất giao cho gia công, chế biến; hàng hóa xuất gửi bán, gửi đại lý chưa xác định là tiêu thụ. (Nguyễn Minh Tiến,2010,tr.16) b) Tài khoản sử dụng 9 TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Bên Nợ: - Số thuế TTĐB, thuế xuất khẩu (nếu có) phải nộp cho Nhà nước - Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại từ TK 531 - Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ Tk 521 - Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK 532 - Kết chuyển doanh thu thuần sang TK911 Bên Có: - Doanh thu bán hàng phát sinh. TK 511 không có số dư cuối kỳ. TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ: - Số thuế TTĐB, thuế xuất khẩu (nếu có) phải nộp cho Nhà nước - Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại từ TK 531 - Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ Tk 521 - Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK 532 - Kết chuyển doanh thu thuần sang TK911 Bên Có: - Doanh thu nội bộ phát sinh. TK 512 không có số dư cuối kỳ. c) Hạch toán các nghiệp vụ  Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Theo phương thức này người bán giao hàng trực tiếp cho người mua tại kho, quầy hay tại bộ phận sán xuất. Hàng hóa khi bàn giao cho người mua, được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì xem như đã được tiêu thụ. 10 TK 521,531,532 TK 511 (1) TK111,112,131 (3) (4) TK 333 (2) TK 911 (5) Hình 2.1 Sơ đồ doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (1) : Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại. (2) : Thuế GTGT đầu ra (3) : Doanh thu bán hàng (4) : Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại. (5) : Kết chuyển doanh thu thuần  Trường hợp bán hàng theo hệ thống đại lý, hoặc bán kí gửi. Doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng cho dịch vụ đại lý. 11 TK511 TK 111, 112, 131 TK 641 Chi phí hoa hồng đại lý Doanh thu bán hàng TK 3331 TK 133 Thuế GTGT đầu ra Hình 2.2 Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng giao đại lý  Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp. Theo hình thức này người mua hàng được trả tiền hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người mua một khoản lãi do trả chậm, trả góp. TK 511 TK 111, 112, 131 Doanh thu bán hàng TK 3331 Thuế GTGT đầu ra TK 515 TK 3387 (*) Lãi trả chậm, trả góp Hình 2.3 Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp (*): Định kỳ phân bổ lãi bán hàng trả chậm, chả góp vào doanh thu hoạt động tài chính  Trường hợp bán hàng theo hình thức trao đổi hàng. - Xuất kho thành phẩm đem trao đổi, kế toán ghi: 12 TK 511 TK 131 TK 152, 153, 156 (3) (1) TK 3331 TK 133 (4) (2) Hình 2.4 Trình tự hạch toán doanh thu trường hợp trao đổi hàng (1): Giá trị nguyên liệu, công cụ, hàng hóa trao đổi (2): Thuế GTGT đầu vào của nguyên liệu, công cụ, hàng hóa trao đổi (3): Doanh thu hàng hóa trao đổi (4): Thuế GTGT đầu ra  Trường hợp chuyển thành phẩm sang làm TSCĐ cho hoạt động kinh doanh. TK 155, 154 TK 632 TK 512 (1) TK 211 (2) Hình 2.5 Hạch toán doanh thu trường hợp chuyển thành phẩm sang làm TSCĐ (1): Xuất kho thành phẩm ra sử dụng (2): Giá bán thực tế của sản phẩm được chuyển thành TSCĐ  Trường hợp trả lương cho người lao động bằng thành phẩm: TK 155, 154 TK 632 TK 512 (1) TK 334 (2) TK 3331 (3) Hình 2.6 Hạch toán doanh thu trường hợp trả lương bằng thành phẩm 13 (1): Giá trị thành phẩm xuất kho ra sử dụng (2): Ghi nhận doanh thu nội bộ giá trị thành phẩm trả lương cho người lao động (3): Thuế GTGT đầu ra  Trường hợp sử dụng thành phẩm để biếu tặng khách hàng, quản lý doanh nghiệp: TK 155, 154 TK 632 TK 512 (1) TK 641, 642 (2) Hình 2.7 Hạch toán doanh thu trường hợp biếu tặng khách hàng, quản lý doanh nghiệp bằng thành phẩm (1): Giá trị thành phẩm xuất kho ra sử dụng (2): Ghi nhận doanh thu nội bộ giá trị thành phẩm biếu tặng khách hàng, quản lý doanh nghiệp Cách xác định doanh thu thuần: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu (2.1) 2.1.1.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu bán hàng Các khoản làm giảm doanh thu bán hàng gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bàn bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.  Chiết khấu thương mại Khái niệm: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. TK sử dụng: TK 521 14 TK 111,112,131 TK 521 TK 511 Phát sinh các khoản chiết khấu thương mại cho KH Kết chuyển chiết khấu thương TK 3331 Thuế GTGT mại phát sinh trong kỳ (nếu có) Hình 2.8 Sơ đồ kế toán chiết khấu thương mại  Giảm giá hàng bán Khái niệm: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. TK sử dụng: TK 532 TK 111,112,131 TK 532 (1) TK 511, 512 (2) TK 3331 (3) Hình 2.9 Sơ đồ kế toán giảm giá hàng bán (1) Giảm giá hàng bán. (2) Cuối kỳ, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu bán hàng nội bộ. (3) Thuế GTGT của hàng giảm giá (nếu có).  Hàng bán bị trả lại Khái niệm: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. TK sử dụng: TK 531 15 TK 111,112,131 TK 532 TK 511, 512 (1) (2) TK 3331 (3) Hình 2.10 Sơ đồ kế toán hàng bán bị trả lại (1) : Thanh toán cho người mua số tiền của hàng bán bị trả lại. (2) : Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ. (3) : Thuế GTGT (nếu có) TK 632 TK 154, 155, 156 (1) TK 632 (2) TK 611, 631 (3) (4) Hình 2.11 Sơ đồ kế toán nhận lại sản phẩm, hàng hóa (1) : Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (Phương pháp kê khai thường xuyên) (2) : Giá trị thành phẩm, hàng hóa đưa đi tiêu thụ. (3) : Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (Phương pháp kiểm kê định kỳ) (4) : Giá trị thành phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong kỳ.  Nghiệp vụ đối với thuế xuất khẩu 16 TK 111, 112 TK 3333 (1) TK 511 (2) Hình 2.12 Hạch toán thuế xuất khẩu (1): Nộp thuế xuất khẩu cho Nhà nước (2): Dựa bảng kê khai thuế ghi nhận thuế xuất khẩu phải nộp  Nghiệp vụ đối với thuế tiêu thụ đặc biệt TK 111, 112 TK 3333 (1) TK 511 (2) Hình 2.13 Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt (1): Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho Nhà nước (2): Dựa bảng kê khai thuế ghi nhận thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp 2.1.1.3 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh a) Khái niệm Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.  Giá vốn hàng bán: là trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được tiêu thụ trong kỳ kế toán. [5,tr.130] Phương pháp xác định giá vốn hàng bán thông thường có bốn phương pháp và đồng thời phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, ở phạm vi nghiên cứu này chỉ giới hạn trình bày trong doanh nghiệp sản xuất: - Phương pháp tính theo giá đích danh - Phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO ) - Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO ) 17  Chi phi bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, thường bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí nhân viên bán hàng gồm tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho nhân viên bán hàng. + Chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói bảo quản sản phẩm. + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng bộ phận bán hàng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như: tiền điện, nước, điện thoại; thuê nhà kho, cửa hàng; chi tiếp khách, công tác phí cho nhân viên bán hàng, văn phòng phẩm; chi quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm,…  Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp thường bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp. + Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT nộp cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp). + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý như: tiền điện, nước, điện thoại; thuê TSCĐ; sửa chữa TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp. + Các khoản chi phí bằng tiền khác như: chi tiếp khách, công tác phí, … + Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. b) Tài khoản sử dụng  TK 632 - Giá vốn hàng bán Kết cấu nội dung phản ánh TK 632 Bên nợ: - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí chung sản xuất cố định không phân bổ. - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho. 18 Phản ánh khoản chênh lệch số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay so với năm trước. - Bên có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. - Giá vốn hàng bán bị trả lại. - Kết chuyển giá vốn của các sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.  TK 641 – Chi phí bán hàng Kết cấu và nội dung phản ánh TK 641 Bên nợ: - Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các TK ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có) - Kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.  TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết cấu và nội dung phản ánh Bên nợ: - Tập hợp các chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: - Các TK ghi giảm chi phí QLDN (nếu có) - Kết chuyển chi phí QLDN vào bên nợ TK 911 để xác định KQKD TK 642 không có số dư cuối kỳ. c) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu  Kế toán giá vốn hàng bán: 19 TK 154,155,156,157 TK 632 Trị giá vốn của SP, hàng TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng hóa xuất bán bán TK 154 TK 155,156 Giá thành thực tế của SP chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKD Hàng bán bị trả lại nhập kho TK 627 TK 159 Chi phí SXC cố định không được Hoàn nhập dự phòng phân bổ được ghi vào giá vốn giảm giá hàng tồn kho hàng bán trong kỳ Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Hình 2.14 Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán  Kế toán chi phí bán hàng: TK 334, 338 TK 641 Chi phí tiền lương và các khoản trích trên lương TK 111, 112 Các khoản thu ghi giảm chi phí bán hàng TK 152,153 Chi phí vật liệu, công cụ TK 911 K/c chi phí bán hàng TK 214 TK 142, 242, 335 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331, 141, … Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Chi phí phân bổ dần Chi phí trích trước Hình 2.15 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 641  Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 20 TK 334, 338 TK 642 Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, phụ cấp và các khoản trích trên lương TK 152,153 Chi phí vật liệu, công cụ TK 133 TK 111, 112 Các khoản thu ghi giảm chi phí QLDN TK 911 K/c chi phí QLDN TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331, 141, … Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT TK 142, 242, 335 Chi phí phân bổ dần Hình 2.16 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 642 2.1.2 Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động tài chính 2.1.2.1 Kế toán về thu nhập hoạt động tài chính a) Khái niệm Kế toán thu nhập hoạt động tài chính nhằm phản ánh các khoản về các hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: - Thu tiền lãi: Lãi tiền gởi ngân hàng, lãi cho vay, thu lãi bán trả chậm trả góp, lãi mua bán chứng khoán, lãi cho thuê tài chính. - Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do người bán thực hiện cho doanh nghiệp khi mua CCDC, NVL. 21 - Thu nhập từ cho thuê tài sản: Cho thuê bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả. - Cổ tức lợi nhuận được chia trong góp vốn liên doanh. - Thu nhập từ chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng. - Thu nhập các hoạt động đầu tư khác. - Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ hoặc do chuyển nhượng vốn. b) Tài khoản sử dụng TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính  Nội dung và kết cấu TK 515: Bên nợ: - Kết chuyển doanh thu HĐTC phát sinh trong kỳ sang TK 911. Bên có: - Phản ánh doanh thu HĐTC phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. c) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu TK 911 TK 515 Kết chuyển doanh thu HĐTC TK 111,112,131 Nhận lãi Cổ Phiếu, Trái Phiếu Thu lãi tiền gửi, tiền cho vay TK 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng TK 3387 Kết chuyển doanh thu tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp Hình 2.17 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 22 2.1.2.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính a) Khái niệm Kế toán chi phí tài chính là nhằm phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, …; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chenh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ, … trong kỳ kế toán. b) Tài khoản sử dụng TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính  Nội dung và kết cấu TK 635: Bên nợ: - Các chi phí của hoạt động tài chính. - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn. - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ. - Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ. Bên có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ sang TK 911 để XĐKQKD. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. c) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 23 TK 111,112,335,242 TK635 Lãi tiền vay,phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp TK 129,229 Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn TK 121,128,221 Lỗ về bán các khoản đầu tư TK 911 TK 413 K/c chi phí tài chính Xử lý lỗ tỷ giá hối đoái TK 111,112,331 TK 129, 229 Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn Chiết khấu thanh toán cho người mua Hình 2.18 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 635 2.1.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác 2.1.3.1 Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm Kế toán các khoản thu nhập khác là nhằm phản ảnh tình hình phát sinh và kết chuyển các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán hàng, thu nhập từ hoạt động tài chính trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. (Trần Quốc Dũng, 2009, tr 136) Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ. - Các khoản thuế được NSNN hoàn lại. - Thu nhập quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân. - Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ 24 - Chênh lệch giữa giữa vốn góp và đánh giá lại,… b) Tài khoản sử dụng Thu nhập khác TK 711  Kết cấu và nội dung phản ánh TK 711: Bên nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (tính theo phương pháp trực tiếp) đối với các khoản thu nhập khác (nếu có). - Kết chuyển các khoản thu nhập khác sang TK 911. Bên có: - Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. * TK 711 không có số dư cuối kỳ. c) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu TK 911 TK 711 TK 111,112 Thu phạt KH vi phạm HĐKT Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ Kết chuyển thu nhập khác vào TK 911 TK 338,344 Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn TK 333 Các khoản thuế trừ vào thu nhập khác TK 152,156,211 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ Hình 2.19 Sơ đồ kế toán thu nhập khác 2.1.3.2 Kế toán chi phí khác a) Khái niệm 25 Kế toán về chi phí khác nhằm phản ảnh các khoản chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thong thường của doanh nghiệp. - Chi phí khác trong doanh nghiệp bao gồm: + Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán và thanh lý. + Chi phí nhượng bán và thanh lý TSCĐ. + Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán. + Các khoản chi phí kế toán ghi nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. + Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Các khoản chi phí khác. b) Tài khoản sử dụng TK 811 Chi phí khác  Kết cấu và nội dung phản ánh TK 811: Bên nợ: - Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên có: - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911.  TK 811 không có số dư cuối kỳ. c) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu TK 111, 112, 141 TK 811 TK 911 Chi phí khác bằng tiền Kết chuyển chi phí khác TK 211, 213 Gía trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý TK 131, 136, 138 Hình 2.20 Sơ đồ hạch toán chi phí khác 26 2.1.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.4.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại của kỳ kế toán.  Tài khoản sử dụng TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 8211. Bên Nợ: - Thuế TNDN phải nộp phát sinh trong năm; - Thuế TNDN phải nộp bổ sung của các năm trước; Bên Có: - Thuế TNDN thực tế đã nộp trong năm; Thuế TNDN phải nộp giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước; - Kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào TK 911. Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ.  Tài khoản sử dụng TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 8212. Bên Nợ: - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm. - Hoàn nhập chi phí thuế TNDN hoãn lại. Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 > số phát sinh bên Nợ Tk 8212 vào TK 911. Bên Có: Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm > thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhận trong năm); Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm > thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm); 27 Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 < số phát sinh bên Nợ Tk 8212 vào TK 911. Tài khoản 8212 không có số dư cuối kỳ. 2.1.4.2 Phương pháp hạch toán a) Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Thuế TNDN hiện hành phải nộp được tính: Thu nhập = chịu thuế Thu nhập tính thuế Thuế TNDN phải nộp Doanh thu Chi phí được trừ = chịu thuế Thu nhập ( tính thuế (2.2) thu nhập khác Thu nhập được miễn thuế Thu nhập = Các khoản + Các khoản lỗ được Phần trích lập quỹ phát triển KH&CN TK 3334 ) Thuế suất x thuế TNDN TK 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp Hình 2.21 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành b) Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả (1) TK 8212 (3) TK 911 (2) Hình 2.22 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 28 (2.4) TK 911 Số thuế TNDN hiện hành phải nộp trong kỳ TK 243, 247 (2.3) kết chuyển theo quy định (1): Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại (2): Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (3): Kết chuyển chi phí hoãn lại vào bên Nợ TK 911 2.1.5 Kế toán xác định kết quả sản xuất, kinh doanh 2.1.5.1 Khái niệm kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi (lợi nhuận); ngược lại, nếu doanh thu và thu nhập nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ.  Kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh.  Kết cấu của TK 911: Bên nợ: - Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí tài chính. - Chi phí khác. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - Số lãi trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Bên có: - Doanh thu thuần về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. - Doanh thu hoạt động tài chính. - Thu nhập khác. - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ. 2.1.5.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh  Hoạt động SXKD 29 DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán (2.5) (2.6) Lợi nhuận của HĐKD = Lợi nhuận gộp + DT hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN (2.7)  Hoạt động khác: Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác  (2.8) Lợi nhuận kế toán toàn doanh nghiệp: Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận hoạt động khác (2.9)  Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN – Chi phí thuế TNDN + Thu nhập thuế TNDN (2.10) 30 TK 632 TK 911 TK 511 (5) (1) TK 641 (6) TK 512 (2) TK 642 (7) TK 515 (3) TK635 (8) TK 711 TK 811 (4) (9) TK 421 TK 421 (10) (11) Hình 2.23 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 911 (1): K/C doanh thu thuần (2): K/C doanh thu nội bộ (3): K/C doanh thu tài chính (4): K/C thu nhập khác (5): K/C GVHB (6): K/C chi phí bán hàng (7): K/C chi phí QLDN (8): K/C chi phí tài chính (9): K/C chi phí khác (10): Kết chuyển lãi (11): K/C lỗ 31 2.1.5.3 Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh - Phản ánh chính xác doanh thu, chi phí, từ đó xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh phải là các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí thuần ( sau khi trừ các khoản giảm trừ ) - Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về kết quả của các hoạt động kinh doanh để làm cơ sở đề ra các quyết định quản lý. - Ghi nhận các kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh để phục vụ quản lý. - Xác định số thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và chi phí thuế TNDN một cách chính xác. - Đôn đốc tình hình thanh toán thuế với Nhà nước. 2.1.6 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh giúp nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những mặt còn hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên ngoài, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp. Thông qua phân tích họ mới có thể ra quyết định trong việc hợp tác đầu tư, cho vay, ... với doanh nghiệp nữa hay không. 2.1.6.1 Phân tích chỉ tiêu doanh thu, chi phí Phân tích tình hình doanh thu,chi phí của doanh nghiệp cho ta biết được quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua các năm tăng giảm như thế nào và tìm hiểu được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu bán hàng số lượng hàng hóa = ∑( Đơn giá bán sản x bán ra từng loại 32 phẩm từng loại ) (2.11) Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu thuần: - Đơn giá bán của từng loại sản phẩm - Khối lượng của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này phản ánh 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Có thể sử dụng để so sánh vớ tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác. Sự biến động của tỷ số này phản ảnh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiên lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = (2.12) Doanh thu thuần Tỷ suất doanh lợi trên chi phí: Thông qua doanh lợi trên chi phí sẽ cho ta biết được bỏ ra 100 đồng chi phí sẽ cho ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và thông qua đó cũng biết được tốc độ gia tăng giữa lợi nhuận và chi phí qua các năm. Lợi nhuận Tỷ suất doanh lợi trên chi phí = (2.13) Tổng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí: Doanh thu Hiệu suất sử dụng chi phí = x 100% (2.14) Tổng chi phí Thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí sẽ cho ta biết tốc độ tăng giảm chi phí qua các năm với doanh thu đạt được. Nếu hiệu suất sử dụng chi phí tăng chứng tỏ Công ty hoạt động có hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Nếu chỉ số này thấp không đáp ứng yêu cầu thị trường. 33 Tuy nhiên khi đánh giá chỉ tiêu này còn phải kết hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Giá vốn hàng bán (2.15) Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Giá trị hàng Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ (2.16) = tồn kho bình quân 2 Từ vòng quay hàng tồn kho, chúng ta tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho. 360 ngày (2.17) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Vòng quay càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu. Nếu vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây ra thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh buộc doanh nghiệp phải đi vay vốn từ bên ngoài và trả lãi cho số vốn đi vay đó. Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần (2.18) = Số dư bình quân các khoản phải Trong đó: Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ (2.19) Các khoản phải thu bình quân = 2 Từ vòng quay các khoản phải thu, các nhà phân tích xác định được kỳ thu tiền trung bình. Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày của một vòng 34 quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Công thức xác định: 360 ngày (2.20) Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu 2.1.6.2 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người chú ý quan tâm và tìm hiểu. Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…) mỗi góc độ nhìn điều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị. Lợi nhuận sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên vốn sử dụng = x 100% (2.21) x 100% (2.22) Vốn sử dụng bình quân Lợi nhuận sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập trên các báo cáo bao gồm: báo cáo chi phí, doanh thu, báo cáo doanh số tiêu thụ,… tại phòng kế toán. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Khảo sát thực tế khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán lập chứng từ, dựa vào chứng từ đó mô tả lại bằng định khoản và ghi sổ cái các tài khoản doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời nội dung phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của công ty sử dụng phương pháp phân tích so sánh số tương đối, số tuyệt đối để thấy được sự biến động của chi phí, doanh thu, lợi nhuận tăng giảm qua các năm như thế nào. + So sánh bằng số tuyệt đối: 35 Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, ... số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ số khác. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời gian khác nhau, không gian khác nhau... để thấy được mức độ hòan thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Chêch lệch năm sau so với năm trước = Số năm sau - Số năm trước (2.23) + So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Tốc độ tăng trưởng (%) (Số năm sau - Số năm trước) = x 100 (2.24) Số năm trước - Mục tiêu 2: Sử dụng các tỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn, … để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. - Mục tiêu 3: Tổng hợp các vấn đề đã phân tích đưa ra kết luận và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. 36 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI CÁI BÈ – TIỀN GIANG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Ngày 01 tháng 06 năm 2005, Chủ Tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Hoa Sen: - Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/06/1999. - Căn cứ vào Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ. - Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000028 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 08 tháng 08 năm 2001 và Điều lệ Công ty Cổ phần Hoa Sen đã được đăng ký chính thức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. - Căn cứ Nghị quyết Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Hoa Sen trong biên bản cuộc họp HĐQT Công Ty số 12/BB/HĐQT/05, ngày 09/03/2005 về việc thành lập Chi nhánh. - Căn cứ vào nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức hoạt động bộ máy Công ty. Nay quyết định lập mới Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hoa Sen tại Cái Bè. - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số: 5313000105 cấp ngày 08/06/2005. - Tên chi nhánh: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hoa Sen tại Cái Bè. - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân. - Người đứng đầu chi nhánh: Nguyễn Văn Thọ - Đến ngày 11 tháng 01 năm 2008, Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hoa Sen tại Cái Bè đã đổi thành Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè. - Địa chỉ chi nhánh: QL 1A, ấp An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. - Điện thoại: 073 3923 409 - 073 2214 015. - Fax: 073 3923 410. Email: hoasencaibe05@gmail.com 37 - Chi nhánh hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp: + Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000028. + Do Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương cấp ngày 08/08/2001. + Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. + Văn phòng đại diện số: 215-217 Lý Tự Trọng, Q1, TP. HCM + Điện thoại: 0650. 790 790 + Website: www.hoasengroup.vn 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh: - Bán tôn, xà gồ, thép hộp, ống kẽm, tấm lợp mạ kẽm, ống nhựa, phụ kiện ống nhựa., đinh,… Chức năng: - Là đơn vị trực thuộc công ty do Ban quản lý hệ thống phân phối của công ty trực tiếp quản lý. Chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các bộ phận Ban quản lý hệ thống phân phối và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng ban khác của công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen. - Kinh doanh những sản phẩm của công ty. - Phối hợp các phòng ban có liên quan trong công ty thực hiện công tác quảng bá sản phảm, thương hiệu, tiếp thị, phát triển thị trường phụ vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ: - Tiếp nhận thông tin, lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, gia công, tổ chức bán hàng trực tiếp cho khách. Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu phát triển sản xuất và kinh doanh công ty giao. - Trực tiếp phát triển, mở rộng thị phần tại địa bàn của Chi nhánh. - Tổ chức hạch toán kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước và công ty. - Tổ chức công tác nhân sự nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 38 - Tổ chức thực hiện cơ chế chính sách và chế độ của công ty áp dụng đối với chi nhánh. - Xây dựng môi trường làm việc năng động, thân thiện và hợp tác. - Quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty tại chi nhánh. - Thực hiện các nghĩa vụ tài chính, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật Nhà nước và công ty. Quyền hạn: - Áp dụng các biện pháp tiếp thị sản phẩm, chào giá cạnh tranh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. - Quyết định giờ giấc và kinh doanh nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa kịp thời theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quy định của pháp luật lao động hiện hành. - Chi nhánh có quyền thực hiện các quyền của một pháp nhân kinh tế tại cơ quan Nhà nước địa phương. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật Nhà nước và công ty. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC - Chi nhánh do công ty đăng ký thành lập và hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của công ty về cơ cấu tổ chức, nhân sự, chính sách phát triển sản xuất và kinh doanh. - Giám Đốc Chi nhánh, phụ trách kế toán Chi nhánh do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng giám đốc và Ban quản lý hệ thống phân phối. - Các thành viên khác thuộc Chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh và Ban quản lý hệ thống phân phối của công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Giám đốc chi nhánh Phòng kế toán Phòng kinh doanh Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh 39 Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc chi nhánh: là người lãnh đạo cao nhất của Chi nhánh được toàn quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, là người đại diện pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về việc tổ chức quản lý của mình, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả cao. Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định chiến lược phương án kinh doanh của các hoạt động khác. Được quyền đề nghị, tuyển dunhj hoặc thôi việc của người lao động theo yêu cầu tình hình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra Giám đốc còn có nghĩa vụ phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên và chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm của Chi nhánh. - Phòng kế toán: Giữ vai trò quan trọng vì là bộ phận nhằm phản ánh và giám sát hoạt động kinh doanh tài chính của Chi nhánh, tham mưu cho Giám đốc trong mọi lĩnh vực kinh doanh hoạt động tài chính,cung cấp thông tin cho phòng kinh doanh.Thực hiện các công việc theo điều lệ kế toán của cơ quan chủ quản và Nhà nước. Phản ánh ghi chép chính xác về tình hình thực tế để luân chuyển và sử dụng vật tư hàng hóa về tài chính và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thông qua ghi chép phản ánh để kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng gây lãng phí, vi phạm chính sách và chế độ tài chính của Nhà nước. Thực hiện quyết toán đúng kỳ lập báo cáo tổng hợp cung cấp thông tin cho Giám đốc để khái quát tình hình để tiện cho việc sắp xếp hợp lý. - Phòng kinh doanh: với chủ trương tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ nên phòng kinh doanh đảm nhận công việc từ nghiên cứu thị trường đến lập phương án kinh doanh, tổ chức tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện phân phối đến điểm tiêu thụ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định. Bên cạnh đó Phòng kinh doanh còn chịu trách nhiệm quản lý các cửa hàng trực thuộc, các tổ bán hàng và các đại lý bán buôn. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 40 Kế toán trưởng Kế toán viên Thủ quỹ Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của chi nhánh Ghi chú: : Quan hệ trưc tuyến : Quan hệ chức năng - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám Đốc về chỉ đạo thực hiện, tổ chức công tác kế toán là người tham mưu cho Giám Đốc trong huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và là người điều hành trực tiếp thu chi tại văn phòng. Đồng thời, kế toán trưởng kiêm toán công nợ có nhiệm vụ phải mở sổ chi tiết công nợ cho từng cửa hàng và khách hàng. - Kế toán viên: do Giám đốc Chi nhánh tuyển dụng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh phụ trách kế toán và Ban quản lý Hệ thống phân phối về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. + Hỗ trợ phụ trách kế toán trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về công tác kế toán - tài chính tại Chi nhánh. + Phối hợp với phụ trách kế toán trong công tác lập báo cáo tài chính; báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý tại Chi nhánh. + Hỗ trợ phụ trách kế toán trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ về tài chính - kế toán: luân chuyển chứng từ, thủ tục thu chi hợp lý và hợp lệ theo đúng quy định của Luật kế toán và của công ty. + Thực hiện một số nghiệp vụ khác theo sự chỉ đạo và phân công của Giám đốc Chi nhánh. - Thủ quỹ: do Giám đốc Chi nhánh tuyển dụng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh, phụ trách kế toán và Ban quản lý Hệ thống phân phối nhiệm vụ và quyền hạn được giao. + Giữ, kiểm tra và theo dõi quỹ tiền mặt hiện có tại Chi nhánh. + Ghi chép sổ thu - chi quỹ tiền mặt hàng ngày. 41 + Lập báo cáo thu - chi tiền mặt hàng ngày, hàng tháng theo quy định của Nhà nước và Công ty. + Thực hiện một số nghiệp vụ khác theo sự chỉ đạo và phân công của Giám đốc Chi nhánh. 3.4.2 Hình thức sổ kế toán Hình thức kế toán áp dụng tại Chi nhánh: Áp dụng hình thức kế toán máy được xây dựng trên hình thức chứng từ ghi sổ. Các loại sổ kế toán: + Sổ cái, sổ quỹ. + Các sổ và thẻ chi tiết. + Bảng cân đối phát sinh. + Ngoài ra còn có các sổ khác phục vụ cho nhu cầu quản lý riêng tại Chi nhánh. Chứng từ kế toán Sỗ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 42 Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra  Trình tự ghi sổ kế toán: - Hằng ngày căn cứ vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi được dùng làm căn cứ lập ra các chứng từ ghi sổ thì ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng cộng số của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ ghi sổ. Tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh hàng quý. - Sau khi đối chiếu số phát sinh khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) được lập để báo cáo tài chính. - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng phát sinh nợ, phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số phát sinh dư có trên bảng cân đối bằng nhau và số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Chi nhánh sử dụng phần mềm kế toán NETVIET. Chứng từ kế toán PHẦN MỀM Chứng từ ghi sổ KẾ TOÁN Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ cái các tài khoản Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị Hình 3.4 Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 43 Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán, kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật vào sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết, thẻ có liên quan. Cuối kỳ (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiên thao tác khóa sổ, thự hiện các bút toán vào cuối kỳ, lập báo cáo tài chính. Thực hiện các thao tác in lưu trữ báo cáo tài chính theo quy định. 3.4.3 Tổ chức vận dụng các chế độ, phương pháp kế toán - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/10 và kết thúc ngày 30/09. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp Kê khai thường xuyên. - Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Đánh giá hàng tồn kho theo giá gốc. - Phương pháp tính giá thực tế hàng tồn kho : Bình quân gia quyền từng lần xuất kho. 3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi, khó khăn  Thuận lợi: - Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh bên lĩnh vực sản xuất - thương mại, Chi nhánh có nhiều mặt hàng như: tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ sơn và mạ các loại hợp kin khác. Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm… Đây là những mặt hàng cần thiết đối với đời sống hằng ngày của mọi người dân. - Vị trí Chi nhánh nằm ngay trên thị trấn đây là mặt thuận lợi cho Chi nhánh trong quan hệ với khách hàng tạo cho Chi nhánh sự linh hoạt và nắm bắt tốt nhu cầu thi trường. - Khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng trong điều kiện khách quan có quan hệ làm ăn lâu dài với chi nhánh, thể hiện uy tín của chi nhánh ngày càng cao và thuận lợi cho chi nhánh phát triển. 44 - Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen là một công ty có uy tín trên thị trường, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng tin cậy về mặt chất lượng và giá cả nên có thể thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.  Khó khăn: - Nền kinh tế thị trường tạo nhiều cơ hội kinh doanh mới cho chi nhánh nhưng cũng bắt chi nhánh phải nỗ lực cạnh tranh để tồn tại và đứng vững. - Các chính sách của chi nhánh chưa được hạch định cụ thể rõ ràng mà dừng lại các chỉ tiêu kế hoạch và quyết định chung của chi nhánh chưa mang lại hiệu quả cao. - Chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, các chi phí đầu vào của hàng hóa tăng cao dẫn đến lợi nhuận đạt được không cao.  Phương hướng phát triển: - Trong thời gian tới sẽ mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm hơn nữa, nắm bắt kịp thời mẫu mã và nhu cầu của khách hàng. - Đẩy mạnh khâu quảng cáo giới thiệu sản phẩm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. - Tuyển dụng thêm nhân viên cho chi nhánh do hiện nay phòng kế toán mỗi nhân viên kế toán còn kiêm nhiệm khối lượng công việc khá nhiều. 3.5.2 Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn gần đây Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp phản ánh khả năng, trình độ quản lý của nhà quản trị cũng như hiệu quả lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đó. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng gián tiếp cho thấy những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách,… nơi doanh nghiệp hoạt động. Kết quả kinh doanh còn là một trong những căn cứ để khách hàng đánh giá uy tín, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp từ đó quyết định các mối quan hệ kinh tế trên thị trường. Để tìm hiểu tình hình kinh doanh trong giai đoạn gần đây của chi nhánh, phân tích bảng tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm: 45 Bảng 3.1: Bảng tình hình kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012 Đvt: đồng Năm 2011 Chỉ tiêu 2010 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3. Giá vốn hàng bán 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5. Doanh thu hoạt động tài chính 6. Chi phí tài chính 7. Chi phí bán hàng 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp So sánh 2011 với 2010 Chênh lệch tỷ lệ % 2012 So sánh 2012 với 2011 Chênh lệch tỷ lệ % 32.849.205.969 43.873.200.384 42.718.762.768 11.023.994.415 33,56 -1.154.437.616 -2,63 32.849.205.969 43.873.200.384 42.718.762.768 27.763.758.730 40.419.829.104 37.997.491.304 11.023.994.415 12.656.070.374 33,56 45,58 -1.154.437.616 -2.422.337.800 -2,63 -5,99 -1.632.075.959 -32,09 221.800 93,63 0 0,00 156.272.705 15,29 87.022.727 19,99 -1.875.149.591 -51,68 24.326.957 74,09 9.939.729 40,24 14.387.228 176.,93 -1.860.762.363 -51,17 1.267.900.184 -154.600 0 -205.343.929 117.215.115 1.355.874.398 19.336.360 -1.162.945 20.499.305 1.376.373.703 36,71 -33,70 0,00 -17,43 22,43 77,32 33,82 -3,35 91,03 77,50 5.085.447.239 236.900 0 1.021.775.812 435.353.398 3.628.554.929 32.833.895 24.702.365 8.131.530 3.636.686.459 3.453.371.280 458.700 0 1.178.048.517 522.376.125 1.753.405.338 57.160.852 34.642.094 22.518.758 1.775.924.096 4.721.271.464 304.100 0 972.704.588 639.591.240 3.109.279.736 76.497.212 33.479.149 43.018.063 3.152.297.799 0 0 0 0 0,00 0 0,00 3.636.686.459 1.775.924.096 3.152.297.799 -1.860.762.363 -51,17 1.376.373.703 77,50 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2010, 2011, 2012 46 Qua bảng 3.1 ta có thể thấy trong năm 2011 doanh thu tăng hơn so với năm 2010 là hơn 11 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 33,56%) cho thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm được tăng lên. Doanh thu năm 2011 tăng còn do yếu tố giá của sản phẩm, hàng hóa tăng hơn so với năm 2010. Rõ ràng tình doanh thu tiêu thụ tăng kéo theo chi phí bán hàng phát sinh tăng theo tuy nhiên tổng lợi nhuận năm 2011 vẫn giảm đáng kể so với năm 2010 (giảm hơn 1,86 tỷ đồng). Điều này cho thấy yếu tố giá vốn hàng bán cũng là nhân tố tác động mạnh đến lợi nhuận đạt được. Chi phí giá vốn hàng bán tăng hơn 12,6 tỷ đồng (tỷ lệ bằng 45,58%). Chi phí của các yếu tố đầu vào tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát giá cả các nguyên vật liệu, hàng hóa tăng vọt. Bên cạnh đó số lượng hàng hóa tiêu thụ tăng nên tổng chi phí giá vốn tăng. Chi phí bán hàng năm 2011 tăng hơn 156 triệu đồng (tỷ lệ 15,29%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi bán tăng (giá cước vận chuyển tăng và số lượng tiêu thụ tăng); chi phí tiền lương nhân viên bộ phận bán hàng tăng hơn năm 2010. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng hơn năm 2010 hơn 87 triệu đồng (tỷ lệ 19,99%). Nguyên nhân tăng chí phí quản lý chủ yếu là do chi phí phân bổ CCDC, chi phí mua văn phòng phẩm, chi phí lương nhân viên quản lý tăng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hướng giảm xuống (giảm 51,17%). Mối quan hệ giữa giá vốn và doanh thu cho thấy tốc độ tăng của giá vốn là 45,58% nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 33,56%, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều tăng hơn. Do vậy lợi nhuận năm 2011 giảm so với năm 2010. Tuy nhiên cần phải so sánh qua nhiều kỳ thì mới đánh giá khách quan hơn về sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là hơn 11,5 tỷ đồng (giảm 2,63%), chi phí giảm 2.422.337.800 đ (giảm 5,99%). Tốc độ giảm chi phí nhiều hơn tốc độ giảm doanh thu do vậy lợi nhuận năm 2012 đạt cao hơn so với năm 2011 là hơn 1.4 tỷ đồng (tăng 77,50%). Tình hình kinh doanh đã ổn định và đạt tốt hơn so với năm 2011. Năm 2012 chi phí đầu vào đã được kiểm soát tốt hơn nên công ty đã hạ giá thành của sản phẩm bán ra. 47 Bảng 3.2: So sánh tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 Đvt: triệu đồng So sánh 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 17.792,38 19.612,92 1.820,54 10,23 0,00 0,00 0,00 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.792,38 19.612,92 1.820,54 10,23 4. Giá vốn hàng bán 16.000,48 17.554,32 1.553,84 9,71 1.791,90 2.058,60 266,70 14,88 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0,10 0,23 0,13 128,08 7. Chi phí tài chính 0,00 0,00 0,00 0 8. Chi phí bán hàng 464,29 422,60 -41,70 -8,98 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 245,28 291,10 45,81 18,67 1.082,42 1.345,14 262,72 24,27 11. Thu nhập khác 34,01 25,03 -8,98 -26,41 12. Chi phí khác 16,67 19,67 3,01 18,03 13. Lợi nhuận khác 17,34 5,35 -11,99 -69,13 1.099,76 1.350,50 250,73 22,79 0,00 0,00 0,00 0 1.099,77 1.350,48 250,71 22,79 Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Qua bảng 3.2 có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh ngày càng ổn định và đạt lợi nhuận cao hơn. Được thể hiện ở tốc độ tăng doanh thu là 10,23% trong khi chi phí tăng 9,71% cho thấy công ty đã kiểm soát được 48 chi phí sản xuất. Các khoản làm giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính không phát sinh trong kỳ. Do đối với khách hàng thân thiết thì chi nhánh có chính sách tặng quà nên không giảm giá hay chiết khấu thương mại cho khách hàng. Khoản vay và nợ ngắn hạn là các khoản vay nội bộ nên không phát sinh chi phí lãi vay. Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu lãi tiền gửi tại ngân hàng, doanh thu hoat động tài chính 6 tháng đầu năm 2013 tăng 128,08% do khoản tiền gửi tại ngân hàng tăng hơn 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí bán hàng giảm hơn 41 triệu đồng (tỷ lệ 8,98%) so với sáu tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do tiết liệm được một phần khoản chi phí của dịch vụ mua ngoài như điện, nước; giảm chi phí cước vận chuyển hàng bán. Trong khi chi phí bán hàng giảm thì chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn 45 triệu đồng (18,67%) so với 6 tháng đầu năm 2012 do đầu năm 2013 chi nhánh mua một số trang thiết bị cho văn phòng như quạt máy, máy vi tính, đồ dùng văn phòng khác. Lợi nhuận khác đầu năm 2010 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 do thu từ thanh lý một số CCDC, thiết bị văn phòng, đầu năm 2013 thì không phát sinh thu từ thanh lý. Tồng lợi nhuận đầu năm 2013 tăng hơn 250 triệu đồng (tỷ lệ 22,79%) so với 6 tháng đầu năm 2012 là do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. 49 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG 4.1.1 Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ tại Công ty Chi nhánh kinh doanh các sản phẩm của Tổng công ty như tôn, xà gồ, hộp kẽm, ống kẽm, ống nhựa, phụ kiện ống nhựa, tầm lợp mạ kẽm, đinh,... Phương thức bán hàng cho khách hàng: bán buôn, bán lẻ. Bán buôn cho khách hàng là các tổ chức, cơ quan, cửa hàng căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết bên mua cử đại diện đến nhận hàng tại kho hoặc chuyển hàng đến cho khách hàng theo thỏa thuận. Giá bán buôn là gía ghi trên hợp đồng hoặc giá theo thỏa thuận. Nhận yêu cầu mua hàng Ngưng Xem xét và thỏa thuận với khách hàng Chấp nhận Thông báo với khách hàng Lập phiếu xuất kho kèm hợp đồng (nếu cần) Thanh toán Giao hàng Hình 4.1 Quy trình bán hàng của phương thức bán buôn Chứng từ và thủ tục đối với hình thức bán buôn: khi nhận được yêu cầu của khách hàng nhân viên bán hàng thông báo cho Giám đốc xem xét và thỏa thuận hợp đồng bán hàng với khách hàng, nếu chấp nhận bán thì kế toán kho sẽ lập phiếu xuất kho, kế toán lập hóa đơn bán hàng theo hợp đồng đã kí. In 50 hóa đơn và giao cho khách hàng Liên 2 của hóa đơn GTGT. Thủ tục thanh toán có thể bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt. Phương thức bán lẻ: Nhân viên bán hàng tiếp nhận, trao đổi thông tin về giá bán của hàng hóa, sản phẩm với khách hàng. Sau khi khách hàng đồng ý mua hàng thì kế toán lập hóa đơn bán lẻ và ghi nhận vào bảng kê bán lẻ hàng hóa cùng hóa đơn sau đó nộp tiền cho thủ quỹ. Giá bán lẻ là giá bán cho người tiêu dùng. Hình thức giao hàng tại kho hoặc chuyển hàng cho khách hàng. Nhận yêu cầu mua hàng Lập phiếu xuất kho Giao hàng Thanh toán Hình 4.2 Quy trình bán hàng của phương thức bán lẻ 4.1.2 Kế toán các khoản doanh thu  Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng kinh tế. - Phiếu thu tiền. - Hóa đơn giá trị gia tăng, được lập thành 3 liên. Liên 1: Được giữ tại bộ phận lập phiếu. Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3: Chuyển cho kế toán để ghi sổ.  Sổ sách kế toán: - Chứng từ ghi sổ - Sổ cái và các tài khoản có liên quan.  Một số nghiệp vụ thực tế tại chi nhánh: (từ 1/3 – 31/3/2013) a) Kế toán doanh thu bán hàng Khi có nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng, kế toán lập hóa đơn bán hàng hàng trên máy tính sau đó in Liên 2 giao cho khách hàng. Căn cứ vào 51 hóa đơn GTGT để làm căn cứ nhập dữ liệu bán hàng vào máy tính, cụ thể là nhập vào phân hệ Bán hàng của phần mềm kế toán. Sau đó phần mềm sẽ tự động nhập dữ liệu vào sổ cái của TK 511, 512 – Doanh thu bán hàng. Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán in sổ sách, lập báo cáo tài chính để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ. Mô tả lại bằng định khoản các nghiệp vụ phát sinh: Căn cứ vào HĐ số 0088651, ngày 02/03/2013. Xuất bán 13 kg tôn kẽm Z9: 0.32 x 1200 - TKE12092039 Công ty TNHH TM TK DV quảng cáo Huỳnh Sang, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kết toán ghi: Nợ TK 111 257.000 Có TK 511 233.636 Có TK 333 23.364 Ngày 02/03/2013, xuất bán 209 kg tôn lạnh AZ70: 0.4 x 1200 TLH01101627 cho anh Trọng theo hóa đơn số 0088652, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 4.195.909 Có TK 511 3.814.459 Có TK 333 381.446 Căn cứ vào HĐ số 0088664, ngày 03/03/2013. Xuất bán 1.700 cây ống nhựa nong trơn cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Châu Thành - Bến Tre, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán ghi: Nợ TK 112 76.280.321 Có TK 512 69.345.764 Có TK 333 6.934.575 Căn cứ vào HĐ số 0088665, ngày 03/03/2013. Xuất bán 28 kg tôn kẽm Z9: 0.32 x 1200 - TKE12092039 cho cơ sở Minh Thông, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 547.008 Có TK 511 497.280 Có TK 333 49.728 52 Căn cứ vào HĐ số 0088673, ngày 04/03/2013. Xuất bán 630 kg tôn lạnh AZ70: 0.34 x 1200 - TLH01101768 cho DNTN Hiệp Phát, thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán ghi: Nợ TK 112 12.496.869 Có TK 511 11.360.790 Có TK 333 1.136.079 Căn cứ vào HĐ số 0088674 (Phụ lục 03), ngày 04/03/2013. Xuất bán 30 kg tôn lạnh AZ mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.34 x 1200CQ - TML02101655 và 27 kg tôn kẽm mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.26 x 1200 - TNK11090716 cho chị Phạm Thị Kim Luyến, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 1.424.986 Có TK 511 1.295.442 Có TK 333 129.544 Căn cứ vào HĐ số 0088675, ngày 04/03/2013. Xuất bán 23 kg tôn kẽm mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.27 x 1200 - TMK02100546 cho DNTN Thanh Huy Hoàng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 585.012 Có TK 511 531.829 Có TK 333 53.183 Căn cứ vào HĐ số 0088683, ngày 05/03/2013. Xuất bán 414 kg tôn lạnh AZ70: 0.35 x 1200 - TLH01100781 cho Công Ty CP TV XD Đại Đồng Tâm, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 8.609.792 Có TK 511 7.827.084 Có TK 333 782.708 Căn cứ vào HĐ số 0088684, ngày 05/03/2013. Xuất bán 162 kg tôn lạnh AZ70: 0.40 x 1200 - TLH01101627 cho chị La Thị Ngọc Sương, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 3.256.070 Có TK 511 2.960.064 Có TK 333 296.006 53 Ngày 06/03/2013, xuất bán 52 Kg tôn lạnh AZ70: 0.28 x 1200 TLH10092099 cho anh Võ Thanh Hồng theo HĐ số 0088691, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111 1.214.013 Có TK 511 1.103.648 Có TK 333 110.365 Căn cứ vào HĐ số 0088692, ngày 06/03/2013. Xuất bán 91,65 Kg thép hộp 0.77 x 14 x 14 x 14 x 6.0 m - VLHS cho anh Tâm (Cs Dương Công Trinh), thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111 1.359.994 Có TK 511 1.236.358 Có TK 333 123.636 Căn cứ vào HĐ số 0149505, ngày 28/03/2013. Xuất bán 20 tấm nhôm kẽm song tròn 0.14 x 800 x 3.0, 40 tấm nhôm kẽm sóng tròn 0.14 x 900 x 3.0 cho HTX Nông nghiệp lúa sạch Mỹ Thành Nam, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111 4.560.006 Có TK 511 4.145.460 Có TK 333 414.546 Căn cứ vào HĐ số 0149506, ngày 29/03/2013. Xuất bán 57 Kg tôn lạnh mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.32 x 1200 - TML12092611, 50 Kg tôn kẽm sóng tròn 0.14 x 800 x 3.0 cho anh Tèo, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111 5.030.024 Có TK 511 4.572.749 Có TK 333 457.275 Căn cứ vào HĐ số 0149530, ngày 30/03/2013. Xuất bán 183 Kg tôn kẽm Z9: 0.30 x 1200 - TKE03100306, 81 Kg thép cán nóng 1.80 x 1200 XGD12091543 cho cửa sắt Tường Phát, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111 4.775.064 Có TK 511 4.340.9670 Có TK 333 434.097 54 Căn cứ vào HĐ số 0149542, ngày 31/03/2013. Xuất bán 23 Kg tôn lạnh mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.27 x 1200 - TMK02100546 cho DNTN Thanh Huy Hoàng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 585.012 Có TK 511 531.829 Có TK 333 53.183 Ngày 31/03/2013 kết chuyển doanh thu bán hàng 03/2013. Nợ TK 511 2.979.927.227 Có TK 911 2.979.927.227 b) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính của chi nhánh có lãi tiền gửi ngân hàng. Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng ngân hàng NNPTNT Cái Bè, Tiền Giang kế toán căn cứ vào giấy báo Có nhập dữ liệu vào phân hệ Tổng hợp của phần mềm kế toán. Số liệu sẽ được tự động ghi vào sổ cái TK 515, 112 cuối kỳ thực hiện các bút toán cuối kỳ kết chuyển sang TK 911để xác định kết quả kinh doanh. Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: Ngày 31/03/2013, khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112 34.500 Có TK 515 34.500 Ngày 31/03/2013, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính tháng 03/2012: Nợ TK 515 34.500 Có TK 911 34.500 c) Kế toán thu nhập khác Khi thu hồi được khoản nợ không xác định được chủ nợ kế toán vào phân hệ Tổng hợp chọn chứng từ nghiệp vụ khác nhập dữ liệu thông tin của nghiệp vụ. Dữ liệu trên phần mềm được tự động ghi vào sổ cái của TK 711, 331, cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh và in sổ sách để kiểm tra và lưu trữ. Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: 55 Căn cứ phiếu thu số TM11100022 (Phụ lục 13), ngày 25/03/2013, thu từ bán phế liệu. Kế toán ghi: Nợ TK 111 628.352 Có TK 711 628.352 Ngày 31/03/2013. Kết chuyển các khoản thu nhập khác. Nợ TK 711 628.352 Có TK 911 628.352 4.1.3 Kế toán các khoản chi phí a) Kế toán giá vốn hàng bán - Chứng từ sử dụng: Phiếu giao hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT,... - Trình tự luân ghi sổ: Hằng ngày khi có nghiệp vụ bán hàng kế toán lập phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán, nhập dữ liệu vào phân hệ Kho. Dữ liệu được nhập sẽ ghi nhận vào sổ cái TK 632, 155, 156. Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 để xác dịnh kết quả kinh doanh và in sổ sách lưu trữ. Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: Căn cứ vào HĐ số 0088651, ngày 02/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn kẽm Z9: Nợ TK 632 151.863 Có TK 156 151.863 Căn cứ vào HĐ số 0088652, ngày 02/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh kẽm AZ70: Nợ TK 632 2.479.398 Có TK 156 2.479.398 Căn cứ vào HĐ số 0088664, ngày 03/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ ống nhựa nong trơn: Nợ TK 632 45.074.735 Có TK 156 45.074.735 Căn cứ vào HĐ số 0088665, ngày 03/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn kẽm Z9: 56 Nợ TK 632 325.232 Có TK 156 325.232 Căn cứ vào HĐ số 0088673, ngày 04/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh AZ70: Nợ TK 632 7.384.514 Có TK 156 7.384.514 Căn cứ vào HĐ số 0088674 (Phụ lục 03), ngày 04/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh AZ mạ màu xanh ngọc BGL01, lập phiếu xuất kho (Phụ lục 02): Nợ TK 632 842.037 Có TK 156 842.037 Căn cứ vào HĐ số 0088675, ngày 04/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn kẽm AZ mạ màu xanh ngọc BGL cho DNTN Thanh Huy Hoàng: Nợ TK 632 345.689 Có TK 156 345.689 Căn cứ vào HĐ số 0088683, ngày 05/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh AZ70 cho Công Ty CP TV XD Đại Đồng Tâm: Nợ TK 632 5.087.605 Có TK 156 5.087.605 Căn cứ vào HĐ số 0088684, ngày 05/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh AZ70 cho chị La Thị Ngọc Sương: Nợ TK 632 1.924.042 Có TK 156 1.924.042 Căn cứ vào HĐ số 0088691, ngày 06/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh AZ70 cho anh Võ Thanh Hồng: Nợ TK 632 717.371 Có TK 156 717.371 Căn cứ vào HĐ số 0088692, ngày 06/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ bán thép hộp cho anh Tâm: Nợ TK 632 803.633 Có TK 156 803.633 57 Căn cứ vào HĐ số 0149505, ngày 28/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn kẽm sóng tròn cho HTX nông nghiệp lúa sạch Mỹ Thành Nam: Nợ TK 632 2.694.549 Có TK 156 2.694.549 Căn cứ vào HĐ số 0149516, ngày 29/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn lạnh AZ mạ màu xanh ngọc và tôn kẽm sóng tròn cho anh Tèo: Nợ TK 632 2.972.287 Có TK 156 2.972.287 Căn cứ vào HĐ số 0149530, ngày 30/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ bán tôn kẽm và thép cán nóng cho cửa sắt Tường Phát: Nợ TK 632 2.821.629 Có TK 156 2.821.629 Căn cứ vào HĐ số 0149542, ngày 31/03/2013 kế toán ghi nhận giá vốn từ tôn kẽm mạ màu xanh ngọc BGL01 cho DNTN Thanh Huy Hoàng: Nợ TK 632 345.689 Có TK 156 345.689 Ngày 31/03/2013. Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 2.269.632.678 Có TK 632 2.269.632.678 b) Kế toán chi phí bán hàng - Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, hóa đơn của đơn vị cung cấp, bảng phân bổ tiền lương, bảng khấu hao TSCĐ, … - Trình tự hạch toán chi phí bán hàng trên phần mếm kế toán: khi phát sinh các khoản liên quan đến chi phí bán hàng như chi phí vận chuyển hàng, chi phí hoa hồng môi giới, trích khấu hao tài sản bộ phận bán hàng, lương nhân viên bán hàng,…kế toán nhập dữ liệu vào các phân hệ như phân hệ Kho, phân hệ Lương, phân hệ Tài sản cố định,… theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phần mềm tự động ghi vào sổ cái TK 641, 334, 111,…Cuối kỳ, thực hiện bút toán kết chi phí bán hàng sang TK 911 để xác dịnh kết quả kinh doanh. In sổ sách và lưu trữ tài liệu. Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: 58 Ngày 01/03/2013 khi nhận được HĐ số 0008792, kế toán tiến hành lập phiếu chi (Phụ lục 14), chi trả tiền mua nhớt xe, kế toán ghi: Nợ TK 641 136.365 Nợ TK 133 13.635 Có TK 111 150.000 Ngày 08/03/2013 khi nhận được HĐ bưu chính số 062174, kế toán tiến hành lập phiếu chi trả tiền mua card Mobi: Nợ TK 641 85.455 Nợ TK 133 8.545 Có TK 111 94.000 Ngày 31/03/2013. Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 74.189.322 Có TK 641 74.189.322 c) Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT đầu vào, phiếu thu, bảng chấm công, bảng lương, bảng khấu hao TSCĐ,… - Trình tự hạch toán trên phần mềm kế toán tương tự như hạch toán chi phí bán hàng. Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: - Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh: Ngày 08/03/2013 chi trả tiền phòng nghỉ của Giám đốc đi họp theo HĐ số 0007882, kế toán ghi: Nợ TK 642 436.363 Nợ TK 133 43.637 Có TK 111 480.000 Ngày 08/03/2013 chi trả tiền thay cụm giấy, mực in theo HĐ số 0100311, Công ty TNHH TM Nguyễn Khang, kế toán ghi: Nợ TK 642 1.272.770 Nợ TK 133 127.277 Có TK 111 1.400.047 59 Ngày 08/03/2013 thanh toán tiền xe Giám đốc chi nhánh đi lên Công ty họp theo HĐ số 0143675, kế toán ghi: Nợ TK 642 409.091 Nợ TK 133 40.909 Có TK 111 450.000 Ngày 08/03/2013 khi nhận được HĐ bưu chính số 062176, kế toán tiến hành lập phiếu chi trả tiền mua card Mobi: Nợ TK 642 170.909 Nợ TK 133 17.091 Có TK 111 188.000 Ngày 12/03/2013 khi nhận được HĐ số 098598, kế toán tiến hành lập phiếu chi trả tiền điện thoại: Nợ TK 642 135.500 Nợ TK 133 13.550 Có TK 111 149.050 Ngày 13/03/2013 khi nhận được HĐ dịch vụ viễn thông số 658747, kế toán tiến hành lập phiếu chi trả tiền: Nợ TK 642 219.602 Nợ TK 133 21.960 Có TK 111 241.562 Ngày 31/03/2013. Kết chuyển chi phí QLDN Nợ TK 911 31.083.925 Có TK 642 31.083.925 d) Kế toán thu nhập khác - Kế toán lập phiếu chi vào phân hệ Quỹ hoặc vào phân hệ Tổng hợp để nhập dữ liệu vào phần mềm sau đó phần mềm tự động ghi vào sổ cái TK 711 và sổ cái các tài khoản có liên quan, cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh. In, kiểm tra và lưu trữ sổ sách kế toán. Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: Ngày 06/03/2013, chi tiền thưởng thu hồi công nợ năm 2012 cho cán bộ công nhân viên số tiền 4.000.00 đ: 60 Nợ TK 811 4.000.000 Có TK 111 4.000.000 Ngày 31/03/2013, kết chuyển các khoản chi phí khác: Nợ TK 911 4.000.000 Có TK 811 4.000.000 e) Kế toán chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Không phát sinh nghiệp vụ 4.1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Không phát sinh nghiệp vụ giảm trừ doanh thu. 4.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí, doanh thu để xác dịnh kết quả kinh doanh, phần mềm sẽ tữ động kết chuyển khi kế toán chọn nghiệp vụ Tổng hợp và chọn Kết chuyển lãi lỗ. Kế toán viên Tập hợp và phân bổ chi phí Kế toán trưởng Xác định doanh thu Kết chuyển lãi lỗ Cân đối thử Xem và kiểm tra báo cáo - Báo cáo tài chính - Báo cáo quản trị Kiểm tra báo cáo tài chính Hình 4.3 Mô hình công việc của kế toán xác định kết quả kinh doanh Mô tả lại bằng định khoản nghiệp vụ phát sinh: Ngày 31/03/2013, kết chuyển doanh thu bán hàng thuần. Nợ TK 515 2.797.927.227 Có TK 911 2.797.927.227 Ngày 31/03/2013, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính. 61 Nợ TK 515 34.500 Có TK 911 34.500 Ngày 31/03/2013, kết chuyển giá vốn hàng bán. Nợ TK 911 2.269.632.678 Có TK 632 2.269.632.678 Ngày 31/03/2013, kết chuyển chi phí bán hàng. Nợ TK 911 74.189.322 Có TK 641 74.189.322 Ngày 31/03/2013, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 911 101.083.925 Có TK 642 101.083.925 Ngày 31/03/2013, kết chuyển thu nhập khác. Nợ TK 711 628.352 Có TK 911 628.352 Ngày 31/03/2013, kết chuyển chi phí khác. Nợ TK 911 4.000.000 Có TK 811 4.000.000 Ngày 31/03/2013, kết chuyển lợi nhuận. Nợ TK 911 Có TK 421 349.684.154 349.684.154 62 TK 632 TK 511 TK 911 2.797.927.227 2.269.632.678 TK 641 TK 515 74.189.322 34.500 TK 642 TK 711 628.352 101.083.925 TK 811 4.000.000 TK 421 349.684.154 2.798.590.079 2.798.590.079 Hình 4.4 Sơ đồ kế toán xác định kết qủa kinh doanh 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY 4.2.1 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận 4.2.1.1 Phân tích doanh thu Doanh thu của chi nhánh chủ yếu là doanh thu từ bán hàng hàng hóa, sản phẩm. Để thấy được tỷ trọng doanh thu của các mặt hàng biến động, tăng giảm qua các năm đi sâu phân tích doanh thu của các mặt hàng thu được. Phân tích 63 cơ cấu doanh thu nhằm mục đích xem các mặt hàng nào doanh thu chiếm tỷ trọng cao để tác động vào khi muốn tăng doanh thu bán hàng và có chính sách điều chỉnh phù hợp với từng mặt hàng cụ thể. Bảng 4.1a: Cơ cấu doanh thu qua các năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Mặt hàng 2010 Số tiền 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thép hộp 15.777,62 48,03 20.712,54 47,21 20.312,57 47,55 Tôn 12.125,16 36,91 17.628,25 40,18 16.741,70 39,19 Ống nhựa 4.289,44 13,06 5.146,33 11,73 4.758,85 11,14 656,99 2,00 386,08 0,88 905,64 2,12 32.849,21 100 43.873,20 100 42.718,76 100 Mặt hàng khác Tổng doanh thu Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2010, 2011, 2012 Qua bảng 4.1a có thể thấy năm 2010 tổng doanh thu đạt được là hơn 32,84 tỷ đồng trong đó doanh thu bán thép hộp chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 15,77 tỷ đồng chiếm 48,03% tổng doanh thu. Doanh thu mặt hàng tôn đạt hơn 12,12 tỷ đồng chiếm 36,91% tổng doanh thu. Doanh thu của ống nhựa tương đối ít đạt hơn 4,29 tỷ đồng chiếm 2% tổng doanh thu. Các mặt hàng khác như đinh, phụ kiện ống nhựa, xà gồ,… chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu (chiếm 2%). Tại chi nhánh doanh thu các mặt hàng thép hộp, tôn chiếm tỷ trọng cao là do doanh số tiêu thụ và giá bán của các mặt hàng này cao hơn, đây cũng là mặt hàng kinh doanh chính của chi nhánh. Năm 2011 doanh thu từ thép và tôn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, cụ thể doanh thu thép hộp đạt 20,71 tỷ đồng chiếm 47,21% trong tổng doanh thu, doanh thu tôn đạt hơn 17,62 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40,18%. Doanh thu từ ống nhựa đạt hơn 5,14 tỷ chiếm tỷ trọng 11,73%, doanh thu từ các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,88%. Đó là do sản phẩm khác như đinh, phụ kiện ống nhựa,… có giá trị nhỏ nên doanh thu đạt được chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2012, cơ cấu doanh thu của các mặt hàng có sự thay đổi, doanh thu thép hộp đạt hơn 20,03 tỷ đồng chiếm 47,55%, doanh thu tôn đạt hơn 16,74 tỷ đồng chiếm 39,19%, doanh thu sản phẩm khác đạt hơn 905 triệu đồng chiếm 64 2,12%. Tỷ trọng các mặt hàng có sự thay đổi tuy nhiên qua 3 năm mặt hàng thép hộp và tôn vẫn chiếm tỷ trọng cao, chi nhánh muốn tăng doanh thu tiêu thụ thì tăng doanh thu của các mặt hàng thép hộp, tôn. Doanh thu của các mặt hàng luôn biến động qua từng năm, khi giá bán hoặc sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng thay đổi thì tác động đến tỷ trọng doanh thu của mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu. Bảng 4.1b: Biến động doanh thu qua các năm 2010,2011,2012 Đvt: triệu đồng Mặt hàng Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Thép hộp 4.934,92 31,28 -399,97 -1,93 Tôn 5.503,09 45,39 -886,55 -5,03 856,89 19,98 -387,48 -7,53 -270,90 -41,23 519,55 134,57 11.023,99 33,56 -1.154,44 -2,63 Ống nhựa Mặt hàng khác Tổng doanh thu Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2010, 2011, 2012 Năm 2011 so với năm 2010: Mặt hàng thép hộp doanh thu đạt được năm 2011 tăng hơn 4,93 tỷ đồng (tăng 31,28%) so với năm 2010. Doanh thu mặt hàng tôn năm 2011 tăng hơn 5,5 tỷ đồng (tăng 45,39%). Doanh thu mặt hàng ống nhựa tăng 856,89 triệu đồng (tăng 19,98%). Năm 2011, giá của mặt hàng thép, tôn, ống nhựa tăng hơn so với năm 2010, do giá đầu vào của các mặt hàng này tăng do vậy giá bán tăng. Doanh thu mặt hàng khác giảm 270,9 triệu đồng (giảm 41,23%), nguyên nhân do mặt hàng xà gồ tiêu thụ ít. Năm 2012 so với năm 2011: Tổng doanh thu năm 2012 giảm hơn 1,15 tỷ đồng do doanh thu các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao đều giảm. Doanh thu thép hộp giảm hơn 399,97 triệu đồng (giảm 1,93%), doanh thu tôn giảm hơn 886,55 triệu đồng (giảm 5,03%), doanh thu ống nhựa giảm 387,47 triệu đồng (giảm 7,53%). Doanh thu các mặt hàng giảm là do giá giảm so với năm 2012, giá vốn nhập kho giảm nên chi nhánh giảm giá bán để phù hợp với giá cả của thị trường. Trong khi các mặt hàng chính giảm doanh thu thì các mặt hàng khác doanh thu tăng vọt (tăng 134,57%), nguyên nhân tăng doanh thu của nhóm mặt hàng khác này là do 65 năm 2012 chi nhánh nhập về mặt hàng mới là tấm lợp bằng thép mạ kẽm để bán. Bảng 4.2: Tình hình doanh thu các mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đvt: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Mặt hàng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thép hộp 8.389,11 47,15 9.455,39 48,21 1.066,28 12,71 Tôn 7.563,54 42,51 8.270,77 42,17 707,23 9,35 Ống nhựa 1.478,55 8,31 1.443,51 7,36 -35,04 -2,37 Sản phẩm khác 361,19 2,03 443,25 2,26 82,07 22,72 Tổng doanh thu 17.792,38 100 19.612,92 100 1.820,54 10,23 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2012, 2013 Qua bảng 4.2 có thể thấy doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 đạt cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 khoảng 1,82 tỷ đồng (tăng 10,23%). Các mặt hàng chính như thép hộp (chiếm tỷ trọng 47.15%), tôn (chiếm tỷ trọng 42,51) doanh thu tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân doanh thu các mặt hàng này tăng là do sản lượng tiêu thụ đầu năm 2013 tăng. Doanh thu các sản phẩm khác tăng khoảng 82,07 triệu đồng (tăng 22,72%) do chi nhánh nhập thêm mặt hàng tấm lợp mạ kẽm vào khoảng giữa năm 2012 về bán. Mặt hàng ống nhựa tiêu thụ khá chậm do vậy doanh thu mặt hàng này giảm khoảng 35,04 triệu đồng (giảm 2,37%). 4.2.1.2 Phân tích chi phí  Phân tích chi phí Phân tích biến động chi phí giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tương lai. Phân tích tình hình chi phí tại công ty nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác toàn diện và khách quan tình hình quản lý, sử dụng chi phí. Qua đó thấy được tác động, ảnh hưởng của chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh. Tăng doanh thu cao nhưng không kiểm soát được tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận đạt được cuối cùng cũng không cao. 66 Các khoản chi phí phát sinh bao gồm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Chi phí luôn biến động và có cơ cấu tỷ trọng từng loại chi phí là khác nhau. Bảng 4.3: Biến động chi phí qua 3 năm từ 2010-2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 Chênh lệch Chi phí giá vốn Tỷ lệ (%) 27.763,76 40.419,83 37.997,49 12.656,07 45,58 Chi phí bán hàng So sánh 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) -2.422,34 -5,99 1.021,78 1.178,05 972,70 156,27 15,29 Chi phí QLDN 435,35 522,38 639,59 87,02 19,99 117,22 22,43 Chi phí khác 24,70 34,64 33,48 9,94 40,24 -1,16 -3,35 29.245,59 42.154,90 39.643,27 12.909,31 44,14 -2.511,63 -5,95 Tổng chi phí -205,34 -17,43 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng chi phí qua 3 năm 2010-2012 luôn có sự biến động không đồng đều. Tổng chi phí vào năm 2011 là hơn 42,1 tỷ đồng tăng 44,14%, tương ứng tăng với số tiền là hơn 12,9 tỷ đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng chi phí là hơn 39,6 tỷ đồng giảm hơn 25,1 tỷ đồng (tỷ lệ 5,95%), so với năm 2011. Tổng chi phí ở năm 2012 vẫn cao hơn chi phí ở năm 2010, điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty trong thời gian qua chưa được tốt lắm, mặc dù không nhiều nhưng tổng chi phí này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, mà nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do sự tác động của các khoản chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Chi phí giá vốn năm 2011 tăng hơn 12,6 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương tỷ lệ tăng 45,58%, tỷ lệ tăng giá vốn tương đối lớn. Nguyên nhân của sự tăng chi phí giá vốn là do sản lượng tiêu thụ tăng. Do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế khó khăn năm 2011nên các chi phí đầu vào để sản xuất sản phẩm đều tăng vọt so với giá cả năm 2010, dẫn đến giá thành của sản phẩm công ty Tổng tăng. Qua năm 2012 tình hình kinh tế ổn định hơn và cơn sốt tăng giá cả các yếu tố đầu vào giảm nhẹ, lúc này giá vốn của hàng tiêu thụ giảm hơn 2,4 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 5,99% so với năm 2011. Tuy nhiên 67 giá vốn hàng bán năm 2012 vẫn cao hơn năm 2010 là hơn 10,4 tỷ đồng. Chi phí bán hàng biến động qua từng năm, năm 2011 chi phí bán hàng tăng hơn 156 triệu đồng (tăng 15,29%). Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tiền lương, trích các khoản theo lương, chi phí vận chuyển hàng bán,…các chi phí này đều tăng so với năm 2010. Đặc biệt là khoản chi phí vận chuyển cho khách hàng trong năm doanh số tiêu thụ tăng thì khoản chi phí vận chuyển này cũng tăng. Qua năm 2012 chi phí bán hàng giảm hơn 205 triệu đồng so với năm 2011, các chi phí dịch vụ mua ngoài giảm nhẹ, chi phí vận chuyển ít so với năm 2011. Chi phí bán hàng năm 2012 giảm so với năm 2010 hơn 49 triệu đồng. Công ty đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng. Ngược với chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng theo từng năm, năm 2011 chi phí quản lý tăng hơn 87 triệu đồng (tăng 19,99%), năm 2012 tăng so với năm 2011 hơn 117 triệu đồng (tăng 22,43%). Năm 2012 các chi phí lương bộ phận quản lý nhiều hơn các năm 2011, 2010; khoản công tác phí cho giám đốc, nhân viên tiếp thị đi tập huấn kiến thức sản phẩm công ty mẹ tăng. Chi phí khác bao gồm chi xử lý tất toán nợ, chi mua quà tết, chi thưởng cho nhân viên quản lý và thu hồi tốt công nợ,…chi phí khác tăng so với năm 2010 hơn 9 triệu đồng và chi phí khác ổn định dần trong 2 năm 2011, 2012. Bảng 4.4: Tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Chi phí giá vốn 16.000,48 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) 95,66 17.554,32 Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 95,99 1.553,84 9,71 Chi phí bán hàng 464,29 2,78 422,60 2,31 -41,69 -8,98 Chi phí QLDN 245,28 1,47 291,10 1,59 45,82 18,68 Chi phí khác 16,67 0,10 19,67 0,11 3,00 18,00 Tổng chi phí 16.726,72 100 18.287,69 100 1.560,97 9,33 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2012, 2013 Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong cơ cấu chi phí thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất 95,66% và đầu năm 2013 tăng lên 95,99%, giá vốn tăng khoảng 1,55 tỷ đồng (tăng 9,71%) do sản lượng các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như thép hộp, tôn tăng. Các chi phí còn lại như chi 68 phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Chi phí bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 phát sinh khoảng 422,60 triệu đồng và giảm khoảng 41,69 triệu đồng sáu tháng đầu năm 2012 (giảm 8,98%), nguyên nhân do tiết liệm được một phần khoản chi phí của dịch vụ mua ngoài như điện, nước; giảm khoản chi hoa hồng môi giới và khoản chi phí cước vận chuyển hàng bán. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn 45 triệu đồng (18,67%) so với 6 tháng đầu năm 2012 do đầu năm 2013 chi nhánh mua một số trang thiết bị cho văn phòng như quạt máy, máy vi tính, đồ dùng văn phòng khác. Chi phí khác tăng 3 triệu so với sáu tháng đầu năm 2012 do phát sinh chi tiền thưởng cho nhân viên thu hồi công nợ.  Phân tích chi phí giá vốn Có thể thấy trong tổng chi phí phát sinh tại chi nhánh thì chi phí về giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động của giá vốn ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí. Do yếu tố giá vốn có tính chất quan trong quyết định đến tổng chi phí tăng hay giảm, tiến hành đi sâu phân tích giá vốn của các mặt hàng để kiểm soát, điều chỉnh kịp thời giá vốn của mặt hàng phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh để hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất. Bảng 4.5a: Cơ cấu giá vốn qua các năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Mặt hàng 2010 Số tiền 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thép hộp 13.249,86 47,72 19.526,82 48,31 18.105,80 47,65 Tôn 10.278,15 37,02 16.782,31 41,52 15.392,78 40,51 Ống nhựa 3.934,12 14,17 3.738,84 9,25 3.735,16 9,83 Mặt hàng khác 301,63 1,09 371,86 0,92 763,75 2,01 Tổng giá vốn 27.763,76 100 40.419,83 100 37.997,49 100 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Mặt hàng thép hộp và tôn là hai mặt hàng kinh doanh chính tại chi nhánh do vậy giá vốn mặt hàng thép hộp, tôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá vốn. Năm 2010, chi phí giá vốn của thép hộp phải bỏ ra hơn 13,25 tỷ đồng (chiếm 47,72%), chi phí giá vốn của tôn hơn 10,27 tỷ đồng (chiếm 37,02%), các mặt hàng khác giá vốn chiếm tỷ trọng khá nhỏ (chiếm 1,09%), mặt hàng ống nhựa giá vốn khoảng hơn 3,93 tỷ đồng (chiếm 14,17%). Các mặt hàng nhựa, phụ 69 kiện ống nhựa, đinh,… có gía trị nhỏ do vậy chi phí giá vốn của các mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí giá vốn. Năm 2011 tỷ trọng giá vốn của các mặt hàng có sự thay đổi ít, nhìn chung mặt hàng thép ống và tôn vẫn chiếm tỷ trọng chi phí giá vốn cao, chi phí giá vốn của từng mặt hàng có thay đổi do tổng chi phí giá vốn thay đổi. Giá vốn thép hộp chiếm 48,31%, giá vốn tôn chiếm 41,52%, giá vốn ống nhựa chiếm 9,25%, giá vốn các sản phẩm khác chiếm 0,92 %. Năm 2012, tỷ trọng giá vốn thép hộp giảm nhẹ từ 48,31% năm 2011 còn 47,65%, tỷ trọng giá vốn của tôn cũng giảm từ 41,52% năm 2011 còn 40,51%. Giá vốn của mặt hàng khác phải bỏ ra nhiều hơn do công ty nhập thêm mặt hàng mới về tiêu thụ. Do vậy tỷ trọng giá vốn mặt hàng khác tăng từ 0,92% năm 2011 lên 2,01%. Qua các năm chi phí giá vốn có sự thay đổi do vậy giá vốn của từng mặt hàng cũng biến động. Để tìm hiểu rõ hơn sự tăng giảm chi phí giá vốn của từng mặt hàng và yếu tố tác động đến sự thay đổi đó lập bảng so sánh sự chênh lệch qua từng năm. Bảng 4.5b: So sánh giá vốn qua các năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Mặt hàng Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Thép hộp 6.276,96 47,37 -1.421,02 -7,28 Tôn 6.504,16 63,28 -1.389,53 -8,28 -195,28 -4,96 -3,68 -0,10 70,23 23,28 391,89 105,39 12.656,07 45,58 -2.422,34 -5,99 Ống nhựa Mặt hàng khác Tổng giá vốn Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Năm 2011 so với năm 2010: Giá vốn thép hộp tăng so với năm 2010 khoảng hơn 6,27 tỷ đồng (tăng 47,37%), giá vốn mặt hàng tôn tăng hơn 6,5 tỷ đồng (tăng 63,28%). Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng giá vốn các mặt hàng chính này là do giá nhập kho của hàng hóa, sản phẩm tăng cao. Năm 2011 các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng và vận chuyển về kho tăng, giá mua hàng hóa, sản phẩm cũng tăng do vậy chi phí giá vốn năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010. Giá vốn mặt hàng ống nhựa giảm khoảng 195,2 triệu đồng (giảm 4,96%), nguyên nhân 70 do năm 2011 có nhiều cửa hàng bán lẻ mặt hàng ống nhựa do vậy số lượng tiêu thụ mặt hàng này giảm. Giá vốn mặt hàng khác tăng hơn 70,23 triệu đồng (tăng 23,28%), nguyên nhân chủ yếu là do giá mua vào các mặt hàng này tăng lên. Các mặt hàng thép hộp, tôn giá vốn chiếm tỷ trọng cao do vậy khi hai mặt hàng này chi phí giá vốn tăng dẫn đến tổng chi phí giá vốn tăng cao, tăng hơn 12,65 tỷ đồng (tăng 45,58%). Năm 2012 so với năm 2011: Năm 2012 giá vốn các mặt hàng đa số giảm nhẹ trừ giá vốn các mặt hàng khác. Chi phí giá vốn thép hộp giảm hơn 1,42 tỷ đồng (giảm 7,28%), giá vốn tôn giảm hơn 1,39 tỷ đồng (giảm 8,28%). Hai mặt hàng này giảm chi phí giá vốn là do giá mua vào của mặt hàng này giảm hơn so với năm 2011. Công ty tổng chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế khó khăn năm 2011 do vậy các chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành tăng cao, tình hình chi phí đã được kiểm soát năm 2012 do vậy giá thành phẩm đã giảm. Giá vốn mặt hàng nhựa tương đối ổn định, giảm hơn 3 triệu đồng (giảm 0,1%). Giá vốn mặt hàng khác có sự biến động mạnh, tăng hơn 391 triệu đồng (tăng 105,39%) là do phát sinh giá vốn của mặt hàng mới. Bảng 4.6 Tình hình chi phí giá vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đvt: triệu đồng Mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Thép hộp 7.537,83 47,11 8.466,45 48,23 928,62 12,32 Tôn 6.622,60 42,39 7.434,25 42,35 811,66 12,26 Ống nhựa 1.516,85 9,48 1.260,40 7,18 -256,45 -16,91 Sản phẩm khác 323,21 2,02 393,22 2,24 70,01 21,66 100,00 1.553,84 9,71 Tổng giá vốn 16.000,48 100,00 17.554,32 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2012, 2013 Bảng 4.6 thể hiện tỷ trọng giá vốn các mặt hàng và so sánh giá vốn các mặt hàng giữa sáu tháng đầu năm 2012 với sáu tháng đầu năm 2013. Giá vốn các mặt hàng có xu hướng tăng trừ giá vốn mặt hàng ống nhựa giảm. Giá vốn mặt hàng thép hộp sáu tháng đầu năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí giá vốn (chiếm 47,11%) và tỷ trọng tăng lên 48,23% sáu tháng đầu năm 2013, nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng nên giá vốn tăng 71 khoảng 928,62 triệu đồng (tăng 12,32%). Mặt hàng tôn chiếm tỷ trọng 42,39% sáu tháng đầu năm 2012 và tỷ trọng này có giảm nhẹ còn 42,35%, giá vốn mặt hàng này tăng khoảng 811,66 triệu đồng do sản lượng tiêu thụ tăng. Tuy giá vốn tăng nhưng tỷ trọng giảm do giá vốn mặt hàng thép hộp chiếm tỷ trọng cao nhất cũng tăng và có tốc độ tăng lớn hơn do vậy tỷ trọng mặt hàng thép tăng thì tỷ trọng mặt hàng tôn giảm nhẹ. Giá vốn mặt hàng ống nhựa giảm khoảng 256,45 triệu đồng (giảm 16,91%) do có nhiều cửa hàng bán lẻ bán ống nhựa do vậy số lượng tiêu thụ giảm, chi nhánh cũng chưa có chính sách bán hàng ưu đãi hay giảm giá đối với mặt hàng này. Tổng giá vốn sáu thàng đầu năm 2013 tăng khoảng 1,55 tỷ đồng (tăng 9,71%).  Phân tích chi phí bán hàng Mục đích phân tích chi phí bán hàng là tính ra tỷ trọng, mức chênh lệch và tỷ lệ của các khoản mục chi phí bán hàng giữa các kỳ so sánh. Trên cơ sở đó nhận diện cách ứng xử của từng khoản mục, so với kết qủa của mức hoạt động tương ứng với chi phí phát sinh trong từng kỳ. Đối với các khoản mục có chênh lệch lớn và bất thường thì cần tập chung nghiên cứu sâu để tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra các biện pháp nhằm kịp thời khắc phục. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản mục: lương nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng môi giới, các chi phí khác. Chi phí khác gồm: phí chuyển khoản, khấu hao TSCĐ, dồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài,… Chi phí lương nhân viên bán hàng năm 2010 khoảng hơn 374,76 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí bán hàng (36,68%), chi phí vận chuyển khoảng hơn 431,81 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 42,26%), chi phí hoa hồng khoảng 12,3 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá nhỏ (1,20%), có nhiều khách hàng lâu năm giới thiệu khách hàng mới cho công ty nên công ty chi một phần hoa hồng cho khách hàng. Chi phí khác tại công ty phát sinh khá nhiều (chiếm 19,86% tổng chi phí bán hàng) như dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí đi lại của nhân viên tiếp thị,… Năm 2011 cơ cấu chi phí bán hàng có sự thay đổi tỷ trọng, chi phí vận chuyển tỷ trọng giảm còn 37,16%, chi phí lương nhân viên bán hàng khoảng 446,72 triệu đồng, tỷ trọng tăng lên 37,92%. Chi phí khác khoảng hơn 275,83 triệu đồng (chiếm 23,41% tổng chi phí bán hàng). Bảng 4.7a: Cơ cấu chi phí bán hàng năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 72 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Lương nhân viên bán hàng 374,76 36,68 446,72 37,92 456,65 46,95 Chi phí vận chuyển 431,81 42,26 437,74 37,16 348,83 35,86 12,30 1,20 17,76 202,91 19,86 275,83 Hoa hồng môi giới Chi phí khác Tổng chi phí bán hàng 1.021,78 100 1.178,05 1,51 20,84 2,14 23,41 146,38 15,05 100 972,7 100 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Năm 2012, chi phí lương nhân viên, chi phí vận chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bán hàng. Do bán hàng với các khách hàng ở xa địa bàn do vậy thường xuyên phải vận chuyển hàng bán đi mất một khoản phí vận chuyển khá nhiều. Bộ phận bán hàng có nhiều nhân viên do vậy chi phí lương, thưởng phát sinh nhiều. Cơ cấu chi phí bán hàng tăng, giảm qua từng năm được thể hiện qua bảng 4.7b. Bảng 4.7b: So sánh chi phí bán hàng năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Lương nhân viên bán hàng Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 71,96 19,20 9,93 2,22 Chi phí vận chuyển 5,93 1,37 -88,91 -20,31 Hoa hồng môi giới 5,46 44,39 3,08 17,34 72,92 35,94 -129,45 -46,93 156,27 15,29 -205,35 -17,43 Chi phí khác Tổng chi phí bán hàng Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Năm 2011 so với 2010: Lương nhân viên bán hàng tăng 71,96 triệu (tăng 19,20%) so với năm 2010 do năm 2011 công ty đã tăng lương cho nhân viên bán hàng. Chi phí vận chuyển tăng nhưng không nhiều khoảng hơn 5,93 triệu đồng (tăng 1,37%). Chi phí khác tăng 72,92 triệu đồng do các chi phí đi lại, dịch vụ mua ngoài,… tăng lên và năm 2011 công ty thuê gia công mặt hàng tôn do vậy làm cho chi phí 73 khác tăng 35,94%. Chi phí hoa hồng tăng nhẹ khoảng hơn 5,4 triệu đồng (tăng 44,39%). Năm 2012 so với 2011: Các khoản chi phí vận chuyển, chi phí khác đều giảm trừ chi phí hoa hồng môi giới, chi phí lương tăng. Lương nhân viên bán hàng khá ổn định, tăng nhẹ khoảng 9,93 triệu đồng (tăng 2,22%). Chi phí vận chuyển giảm 88,91 triệu đồng (giảm 20,31%) là do giá vận chuyển năm 2011 tăng hơn so với năm 2012 và trong năm 2012 có ít hơn các hợp đồng bán hàng mà khách hàng ở xa địa bàn. Chi phí khác năm 2012 giảm khoảng 129,45 triệu đồng (giảm 46,93%), nguyên nhân do năm 2011 công ty xuất nguyên vật liệu sử dụng cho bộ phận bán hàng và các chi phí điện, nước sử dụng nhiều hơn. Tổng chi phí bán hàng năm 2012 đã giảm khoảng 205,35 triệu đồng (giảm 17,43%), đây là tín hiệu tốt, công ty kiểm soát và tiết kiệm được chi phí bán hàng. Bảng 4.8 Tình hình chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Lương nhân viên bán hàng 216,55 46,64 215,78 51,06 -0,77 -0,36 Chi phí vận chuyển 135,23 29,13 134,03 31,72 -1,20 -0,89 Hoa hồng môi giới 15,11 3,25 15,89 3,76 0,78 5,16 Chi phí khác 97,40 20,98 56,90 13,46 464,29 100 422,60 100 Tổng chi phí bán hàng -40,50 -41,58 -41,69 -8,98 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2012, 2013 Tổng chi phí bán hàng giảm so với sáu tháng đầu năm 2012 khoảng 41,69 triệu đồng (giảm 8,98%). Các chi phí như lương nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí khác đều giảm nhẹ so với sáu tháng đầu năm 2012. Lương nhân viên bán hàng giảm khoảng 0,77 triệu đồng do số giờ tăng ca làm thêm của nhân viên bán hàng giảm. Các chi phí bằng tiền khác giảm khá nhiều khoảng 40,5 triệu đồng (giảm 41,58%), nguyên nhân do đầu năm 2012 phát sinh nhiều chi phí thuê gia công mặt hàng tôn hơn. Trong cơ cấu chi phí bán hàng thì chi phí lương nhân viên bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 74 46,64% sáu tháng đầu năm 2012 và tăng lên 51,06% sáu tháng đầu năm 2013. Chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng cao sau chi phí lương nhân viên, chiếm 29,13% và sáu tháng đầu năm 2013 tăng lên 31,72%. Giá trị các khoản chi phí này giảm nhẹ so với sáu tháng đầu năm 2013 tuy nhiên tỷ trọng lại tăng đó là do khoản chi phí khác giảm khá nhiều và tỷ trọng cũng giảm từ 20,98% còn chiếm 13,46% trong tổng chi phí bán hàng.  Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp Kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp cũng góp phần tăng lợi nhuận đạt được. Cơ cấu chi phí quản lý: lương nhân viên QLDN, chi phí dịch vụ mua ngoài, phân bổ CCDC, chi phí khác. Chi phí khác bao gồm: chi phí tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm,… Bảng 4.9a: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng 2010 Chỉ tiêu Lương nhân viên QLDN Số tiền 2011 Số tiền Tỷ trọng(%) 2012 Số tiền Tỷ Tỷ trọng(%) trọng(%) 300,66 69,06 359,92 68,90 360,65 56,39 Chi phí dịch vụ mua ngoài 49,09 11,28 46,55 8,91 50,68 7,92 Phân bổ CCDC 21,35 4,90 25,09 4,80 31,76 4,97 Chi phí quản lý khác 64,25 14,76 90,82 17,39 196,50 30,72 435,35 100 522,38 100 639,59 100 Tổng chi phí QLDN Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Năm 2010, chi phí lương nhân viên quản lý khoảng 300,66 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (69,06%), chi phí dịch vụ mua ngoài khoảng 49,09 triệu đồng (chiếm 11,28% tổng chi phí quản lý). Chi phí phân bổ CCDC khoảng 21,35 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khá nhỏ (4.90%) trong tổng chi phí quản lý. Chi phí quản lý khác khoảng 64,25 triệu đồng (tỷ trọng 14,76%), chiếm tỷ trọng cao sau chi phí lương. Năm 2011, cơ cấu chi phí có thay đổi tuy nhiên chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (68,90%). Chi phí lương khoảng 359,92 triệu đồng, chi phí khác khoảng 90,82 tỷ đồng (tỷ trọng tăng từ 14,76% lên 17,39%). 75 Năm 2012, tỷ trọng chi phí lương giảm từ 68,90% còn 56,39%, chi phi khác tỷ trọng tăng từ 17,39% lên 30,72%, tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phân bổ tăng giảm k nhiều. So sánh cơ cấu chi phí quản lý để thấy được qua các năm tăng giảm như thế nào, công ty đang tiết kiệm hay tăng chi phí quản lý. Bảng 4.9b: So sánh chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Lương nhân viên QLDN 59,26 19,71 0,73 0,20 Chi phí dịch vụ mua ngoài -2,54 -5,17 4,13 8,87 3,74 17,52 6,67 26,58 Chi phí quản lý khác 26,57 41,35 105,68 116,36 Tổng chi phí QLDN 87,03 19,99 117,21 22,44 Phân bổ CCDC Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè Tổng chi phí quản lý liên tiếp tăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Năm 2011 tăng 87,03 triệu so với năm 2010 do hai khoản mục chi phí lương, chi phí quản lý khác đều tăng. Năm 2012 chi phí quản lý tiếp tục tăng 117,21 triệu (tăng 22,44%) do tất cả các khoản mục trong chi phí quản lý tăng. Lương nhân viên năm 2011 tăng do vậy chi phí lương tăng 59,26 triệu (tăng 19,71%) so với năm 2010, công ty rất chú trọng đến nhân viên, có chế dộ tăng lương, thưởng để nhân viên quản lý cố gắng hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2011 giảm nhẹ (giảm 5,17%) so với năm 2010, chi phí quản lý khác tăng 26,57 triệu (tăng 41,35%) do chi phí văn phòng phẩm tăng. Năm 2012 mức lương nhân viên tương đối ổn định do vậy chi phí lương tăng rất ít so với năm 2011 (tăng 0,73 triệu đồng). Chi phí quản lý khác tăng khá cao tăng 105,65 triệu so với năm 2011 (tăng 116,36) nguyên nhân do các chi phí tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm tăng. Chi phí quản lý không ngừng tăng lên trong 3 năm 2010, 2011, 2012 điều này cho thấy công ty chưa kiểm soát tốt chi phí quản lý. 76 Bảng 4.10: Tình hình chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Lương nhân viên QLDN Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 210,12 85,67 244,44 83,97 34,32 16,33 9,97 4,06 16,20 5,57 6,23 62,49 Phân bổ CCDC 11,88 4,84 14,87 5,11 2,99 25,17 Chi phí khác 13,31 5,43 15,59 5,36 2,28 17,13 245,28 100 291,10 100 45,82 18,68 Chi phí dịch vụ mua ngoài Tổng chi phí QLDN Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2012, 2013 Chi phí quản lý liên tiếp tăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý cũng tăng so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng chi phí quản lý khoảng hơn 45,82 triệu đồng (tăng 18,68%) là do các chi phí như lương nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phân bổ CCDC, chi phí bằng tiền khác đều tăng. Chi phí lương nhân viên quản lý chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý, sáu tháng đầu năm 2012 là 85,67% và sáu tháng đầu năm 2013 giảm còn 83,97%. Tỷ trọng các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phân bổ CCDC, chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ từ 4% đến 6%. Bộ phận quản lý hầu hết phải làm thêm giờ do khối lượng công việc khá nhiều do vậy mức lương cho nhân viên tăng dẫn đến chi phí tiền lương tăng khoảng 34,32 triệu đồng (tăng 16,33%). Sử dụng quạt máy cho bộ phận quản lý do vậy chi phí phân bổ CCDC tăng thêm. Các chi phí bằng tiền khác tăng do tiền công tác phí cho giám đốc, phụ cấp tiền xăng cho nhân viên đi công tác tăng lên. 4.2.1.3 Phân tích lợi nhuận Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ban đầu tác động đến lợi nhuận. 77 Bảng 4.11a: Tình hình cơ cấu lợi nhuận Đvt: triệu đồng 2010 Chỉ tiêu Lợi nhuận từ hoạt động KD Số tiền 2011 Tỷ lệ(%) Số tiền 2012 Tỷ lệ(%) Số tiền 3.628,32 99,77 1.752,95 98,71 3.108,98 tỷ lệ(%) 98,63 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 0,24 0,01 0,46 0,03 0,30 0,01 Lợi nhuận khác 8,13 0,22 22,52 1,27 43,02 1,36 Tổng lợi nhuận 3.636,69 100 3.152,30 100 100 1.775,92 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2010, 2011, 2012 Qua bảng 4.11a có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận kế toán, tỷ trọng của lợi nhuận này năm 2011 giảm nhẹ do tỷ trọng từ lợi nhuận khác tăng. Tổng lợi nhuận năm 2010 cao nhất trong giai đoạn 2010-2012 đó là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (99,77%). Tỷ trọng lợi nhuận khác năm 2011 tăng là do khoản thu nhập khác tăng so với năm 2010. Năm 2012 tỷ trọng của hoạt động kinh doanh tiếp tục giảm và tỷ trọng hoạt đông khác tăng do chi phí khác giảm và thu nhập khác tăng hơn năm 2011. Có thể thấy được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty, do vậy nhà quản trị cần quan tâm lập nhiều kế hoạch kinh doanh hơn nữa cho lĩnh vực này, tuy nhiên việc quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động tài chính và hoạt động khác thì cũng không thể xem nhẹ được bởi vì thực chất thì cả 3 lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác đều có liên quan chặt chẽ với nhau, hoạt động tài chính và hoạt động khác có thể nói là phát sinh từ hoạt động kinh doanh. 78 Bảng 4.11b: So sánh lợi nhuận năm 2010, 2011, 2012 Đvt: triệu đồng Chênh Lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Chênh lệch Tỷ lệ (%) Lợi nhuận từ hoạt động KD Chênh Lệch 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) -1.875,37 -51,69 1.356,03 77,36 0,22 93,63 -0,15 -33,70 Lợi nhuận khác 14,39 176,93 20,50 91,03 Tổng lợi nhuận -1.860,76 -51,17 1.376,37 77,50 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2010, 2011, 2012 Năm 2011 so với năm 2010: Biến động lợi nhuận được thể hiện rõ qua bảng 4.11b, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 0,22 triệu (tăng 93,63%) do khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng tăng so với năm 2010. Lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 14,39 triệu đồng (tăng 176,93%), khoản thu hồi từ bán phế liệu, bao bì tăng do vậy thu nhập khác tăng. Lợi nhuận từ họat động kinh doanh giảm nhiều khoảng hơn 1,87 tỷ đồng (giảm 51,69%), do tốc độ tăng doanh thu (33,56%) nhỏ hơn tốc độ tăng giá vốn (45,58%), các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều tăng hơn năm 2010. Tuy hai chỉ tiêu lợi hoạt động tài chính, lợi nhuận hoạt động khác tăng nhưng do hai chỉ tiêu lợi nhuận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận do vậy tổng lợi nhuận năm 2011 đạt được giảm so với năm 2010 khoảng hơn 1,86 tỷ đồng (giảm 51,17%). Năm 2012 so với năm 2011: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 đạt được tăng hơn năm 2010 khoảng hơn 1,35 tỷ đồng (tăng 77,36%), do giá bán năm 2012 giảm nhẹ dẫn đến doanh thu thu được giảm, chi phí giá vốn giảm. Tốc độ giảm chi phí (5,99%) lớn hơn tốc độ giảm doanh thu (2.63%) do vậy lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng hơn năm 2011. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 0,15 triệu đồng (giảm 33,70%) do khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng giảm. Lợi nhuận hoạt động khác tăng 20,50 triệu đồng do trong năm chi nhánh có thanh lý máy tính cũ, thanh lý thiết bị trong văn phòng như quạt máy dẫn đến khoản thu nhập khác tăng. Tổng lợi nhuận tăng khoảng 1,37 tỷ đồng (tăng 77,50%) so với năm 2011 do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao 79 trong cơ cấu lợi nhuận mà chỉ tiêu này tăng nên lợi nhuận toàn chi nhánh cũng tăng. Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Chênh lệch Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 99,59 262,57 24,26 Lợi nhuận từ hoạt động KD 1.082,33 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 0,10 0,01 0,23 0,02 0,13 130,00 Lợi nhuận khác 17,34 1,58 5,35 0,40 -11,99 -69,15 Tổng lợi nhuận 1.099,77 100 1.350,48 100 250,71 22,80 98,41 1.344,90 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2012, 2013 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sáu tháng đầu năm 2012 tỷ trọng là 98,41% và tỷ trọng tăng lên 99,59% do giá trị lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng lên khoảng 262,57 triệu đồng (tăng 24,26%). Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ, do hoạt động tài chính khoản doanh thu tài chính chỉ có thu từ lãi tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Lợi nhuận hoạt động khác giảm khoảng 11,99 triệu đồng (giảm 69,15%) so với sáu tháng đầu năm 2012, nguyên nhân do khoản thu nhập khác từ bán phế liệu giảm, khoản chi phí khác thì tăng do chi tiền thưởng cho nhân viên thu hồi công nợ. Tổng lợi nhuận đạt được sáu tháng đầu năm 2013 cao hơn sáu tháng đầu năm 2012 khoảng 250,71 triệu đồng, tổng lợi nhuận cuối cùng đạt được ngày càng tăng chứng tỏ chi nhánh hoạt động rất tốt và kinh doanh có hiệu quả. 4.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong thời gian gần đây, tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng và quyết định đến chỉ tiêu lợi nhuận như các tỷ suất sinh lời, doanh thu, biến động của chi phí. Tính số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu để biết công ty có bị chiếm dụng vốn nhiều hay ít và số lần hàng hóa luân chuyển trong kỳ. Dựa vào công thức đã nêu phần cơ sở lý luận và các số liệu thực tế tại công ty ta tính và có bảng tổng hợp sau: 80 Bảng 4.13: Bảng các tỷ số tài chính Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận Đơn vị tính Năm 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Triệu đồng 32.849,21 43.873,20 42.718,76 11.023,99 -1.154,44 Triệu đồng 29.245,59 42.154,90 39.643,27 12.909,31 -2.511,63 Triệu đồng 4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (3)/(1) Lần 5. Tỷ suất doanh lợi trên chi phí (3)/(2) Lần 6. Hiệu suất sử dụng chi phí (1)/(2) Lần 7. Giá vốn Triệu đồng 3.636,69 1.752,95 3.108,98 -1.883,74 1.356,03 0,11 0,04 0,07 -0,07 0,03 0,12 0,04 0,08 -0,08 0,04 1,12 1,04 1,08 -0,08 0,04 27.763,76 40.419,83 37.997,49 12.656,07 -2.422,34 8. Hàng tồn kho đầu kỳ Triệu đồng 2.187,75 2.974,79 1.944,71 787,04 -1.030,08 9. Hàng tồn kho cuối kỳ Triệu đồng 2.974,79 1.944,71 3.007,99 -1.030,08 1.063,28 10. Hàng tồn kho bình quân trong kỳ: ((8)+(9))/2 Triệu đồng 2.581,27 2.459,75 2.476,35 -121,52 16,60 11. Số vòng quay hàng tồn kho: (7)/(10) Lần 10,76 16,43 15,34 5,68 -1,09 12. Phải thu đầu kỳ Triệu đồng 507,62 906,49 468,93 398,87 -437,56 Triệu đồng 906,49 468,93 618,74 -437,56 149,81 707,06 687,71 543,84 -19,35 -143,88 46,46 63,80 78,55 17,34 14,75 13. Phải thu cuối kỳ 14. Số dư bình quân các khoản phải: ((12)+(13))/2 Triệu đồng 15. Vòng quay các khoản phải thu: (1)/(14) Lần Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè 81 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho thấy trong 3 năm qua tỷ suất lợi nhuận này còn biến động không ổn định. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần là 0,11 lần, năm 2011 tỷ suất này giảm còn 0,04 lần và tăng lên 0,07 lần năm 2012. Tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn các khoản chi phí đầu vào như chi phí xăng dầu, điện ngày càng tăng. Năm 2010 tình hình kinh doanh đạt hiệu quả nhất vì có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần là cao nhất, 1 đồng doanh thu thì thu được 0,11 đồng lợi nhuận. Năm 2011, 1 đồng doanh thu chỉ mang lại 0,04 lợi nhuận, tỷ suất này đã giảm 0,07 lần so với năm 2010. Hiệu suất sử dụng chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ gia tăng của doanh thu thuần so với chi phí bỏ ra trong năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 nhưng không nhiều, trong năm 2010 hiệu suất sử dụng chi phí là 1,12 lần, năm 2011 hiệu suất sử dụng chi phí giảm xuống còn 1,04 lần, giảm 0,08 lần so với năm 2010 và hiệu suất sử dụng chi phí ở năm 2012 là 1,08 lần cao hơn so với năm 2011, điều này cho thấy năm 2011 Công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2010 và trong năm 2011 thì tình hình kinh doanh của công ty đã có khởi sắc hơn. Nhìn chung hiệu quả sử dụng chi phí của công ty qua các năm tuy có biến động nhưng chỉ là biến động nhỏ, không đáng kể, hiệu quả sử dụng chi phí qua từng năm đạt như vậy là tương đối tốt, công ty hoạt động có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng chi phí càng lớn thì kinh doanh càng hiệu quả. Doanh lợi trên chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy lợi nhuận đạt được trên 100 đồng chi phí bỏ ra. Năm 2010 công ty bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 12 đồng lợi nhuận. Năm 2011 vẫn là bỏ ra 100 đồng chi phí nhưng lợi nhuận thu được chỉ còn 4 đồng, năm 2012 lợi nhuận đạt được trên 100 đồng chi phí bỏ ra là 8 đồng tăng 4 đồng so với năm 2011, đây là một chiều hướng rất tốt, chứng tỏ trong năm 2012 công ty hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2011 tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả bằng năm 2010. Số vòng quay hàng tồn kho: Từ bảng số liệu cho thấy, vòng quay hàng tồn kho tăng. Cụ thể vòng quay hàng tồn kho trong năm 2010 là 10,76 vòng và sang năm 2011 đã tăng lên 16,43 vòng (tăng 5,68 vòng). Nguyên nhân số vòng quay hàng tồn kho tăng do giá trị hàng tồn kho bình quân trong kì giảm khoảng 121,52 triệu đồng và giá vốn hàng bán tăng hơn 12,6 tỷ đồng. Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho giảm hơn 1 vòng so với năm 2011 do giá trị hàng tồn kho bình quân trong kì tăng khoảng 16,6 triệu đồng. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn càng được đánh giá là tốt, số lượng tiêu thụ nhanh, hàng hóa không bị lưu kho quá lâu. 82 Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu qua các năm tương đối lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 46,46 vòng, năm 2012 tăng lên là 63,80 (tăng 17,34 vòng) và năm 2012 tăng 14,75 vòng so với năm 2011. Số vòng càng lớn thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của công ty không bị chiếm dụng. Vòng quay các khoản phải thu tăng dần do số dư các khoản phải thu giảm dần qua các năm, năm 2011 giảm 19,35 so với năm 2010, năm 2012 giảm 143,88 triệu so với năm 2011. Các khoản phải thu tại công ty bao gồm phải thu khách hàng và khoản phải thu nội bộ ngắn hạn. 4.3 SO SÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÁI BÈ – TIỀN GIANG VÀ CHI NHÁNH BÌNH MINH – VĨNH LONG So sánh tình hình biến động của chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010-2012 giữa các chi nhánh để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh so với các chi nhánh khác. Từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Các chi nhánh có thể trao đổi về phương thức tiêu thụ hiệu quả, việc sử dụng chi phí cho hợp lý,… để tình hình kinh doanh tại các chi nhánh ngày một tốt hơn và đạt hiệu quả cao. Tổng công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoa Sen có hệ thống các chi nhánh trải dài và rộng trên khắp cả nước. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc so sánh và do chỉ thu thập số liệu được tại chi nhánh Vĩnh Long nên tiến hành so sánh kết quả kinh doanh tại chi nhánh Tiền Giang và chi nhánh Vĩnh Long. 83 Bảng 4.14: So sánh kết quả kinh doanh của chi nhánh Vĩnh Long với chi nhánh Tiền Giang trong 3 năm từ năm 2010-2012 Đvt: triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu CN.Vĩnh Long 1 1. Doanh thu BH&CCDV 2.Các khoản giảm trừ DT 3. Giá vốn hàng bán 2011 CN.Tiền Giang Chênh lệch CN.Vĩnh Long 2 3=1-2 4 33.254,39 32.849,21 0,00 0,00 29.729,35 27.763,76 2012 CN.Tiền Giang Chênh lệch CN.Vĩnh Long 5 6=4-5 7 CN.Tiền Giang Chênh lệch 8 9=7-8 405,18 42.530,47 43.873,20 -1.342,73 39.605,96 42.718,76 0,00 28,31 0,00 28,31 1,59 -3.112,81 0,00 1,59 1.965,59 39.234,17 40.419,83 -1.185,66 35.923,62 37.997,49 -2.073,87 4. Chi phí bán hàng 840,85 1.021,78 -180,93 945,60 1.178,05 -232,45 964,35 972,70 -8,35 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 374,26 435,35 -61,09 455,23 522,38 -67,14 503,13 639,59 -136,46 6.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.379,14 3.636,69 -1.257,55 1.882,90 1.775,92 106,97 2.259,88 3.152,30 -892,42 Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Tiền Giang, chi nhánh Vĩnh Long 84 Hình 4.5 Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh Tiền Giang và chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012  Đặc điểm giống nhau giữa hai chi nhánh: Hai chi nhánh đều có đặc điểm giống nhau đó là kinh doanh những sản phẩm của tổng công ty, sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín trên thị trường và không kinh doanh những mặt hàng hay dịch vụ nào khác nên thuận tiện cho việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hai chi nhánh có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc kinh doanh, tọa lạc trên đường quốc lộ 1A, địa điểm thuận lợi trong việc vận chuyển, giao hàng cho khách hàng. Tổ chức bộ máy quản lý tương đối giống nhau, sử dụng cùng hình thức kế toán máy dựa trên hình thức chứng từ ghi sổ.  So sánh kết quả hoạt động kinh doanh Có thể nói lợi nhuận chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty, công ty kinh doanh tốt thì lợi nhuận cao và ngược lại kinh doanh không hiệu quả thì lợi nhuận ít hoặc có thể thua lỗ. Năm 2010: Qua bảng 4.14 so sánh chỉ tiêu doanh thu chi nhánh Vĩnh Long đạt doanh số cao hơn chi nhánh Tiền Giang chênh lệch hơn 405 triệu đồng. Doanh thu tiêu thụ chênh lệch là do sản lượng tiêu thụ tại chi nhánh Vĩnh Long đạt cao hơn. Sản lượng tiêu thụ cao hơn nên dẫn đến khoản chi phí giá vốn hàng bán cũng cao hơn so với chi nhánh Tiền Giang (chênh lệch hơn 1,965 tỷ đồng). Doanh thu hoạt động tài chính tại chi nhánh Tiền Giang là rất thấp chủ yếu là thu lãi từ tiền gửi tại ngân hàng, khách hàng giao dịch bằng chuyển khoản ít 85 do vậy số tiền gửi thanh toán trong tài khoản không nhiều. Chi phí quản lý doanh nghiệp tại chi nhánh Vĩnh Long được kiểm soát tốt hơn chi nhánh Tiền Giang, chênh lệch hơn 61,09 triệu đồng, nguyên nhân do tại chi nhánh Tiền Giang các chính sách khen thưởng cho nhân viên luôn được Giám đốc quan tâm tạo điều kiện cho nhân viên cố gắng làm việc đạt hiệu quả tốt nhất. Chi phí bán hàng tại chi nhánh Tiền Giang phát sinh nhiều hơn so với chi nhánh Vĩnh Long, chênh lệch hơn 180,9 triệu đồng. Chỉ tiêu quan trọng nhất đó chính là lợi nhuận, lợi nhuận chi nhánh Tiền Giang cao hơn chi nhánh Vĩnh Long khoảng 1,26 tỷ đồng. Do chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao mà giá vốn phát sinh tại chi nhánh Vĩnh Long nhiều hơn chi nhánh Tiền Giang. Năm 2010, chi nhánh Tiền Giang hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn chi nhánh Vĩnh Long. Năm 2011: Doanh thu bán hàng tại chi nhánh Tiền Giang thu được cao hơn chi nhánh Vĩnh Long là hơn 1,342 tỷ đồng và giá vốn cũng cao hơn 1,371 tỷ đồng. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại chi nhánh Tiền Giang đã gia tăng. Các khoản giảm giá hàng bán tại chi nhánh Tiền Giang không phát sinh, chi nhánh không giảm giá, chiết khấu mà thay vào đó là mua quà tặng khách hàng thân thiết. Tại chi nhánh Vĩnh Long thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ với chiến lược chiết khấu thương mại và do trong năm 2011 có lô hàng bán đã bị khách hàng trả lại do vậy khoản giảm trừ doanh thu phát sinh tăng hơn 28,3 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tại chi nhánh Tiền Giang phát sinh nhiều hơn chi nhánh Vĩnh Long lần lượt là 67,14 triệu đồng và 232,45 triệu đồng. Các khoản chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý tại chi nhánh Tiền Giang phát sinh nhiều hơn chi nhánh Vĩnh Long và tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng giá vốn do vậy lợi nhuận thu được đạt ít hơn, chi nhánh kinh doanh kém hiệu quả so với chi nhánh Vĩnh Long. Năm 2012: Doanh thu chi nhánh Tiền Giang đạt cao hơn chi nhánh Vĩnh Long hơn 3,11 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ tăng, chi phí giá vốn cũng cao hơn khoảng 3,11 tỷ đồng. Năm 2012 chi nhánh Tiền Giang đã kiểm soát được chi phí bán hàng nên có chênh lệch so với chi nhánh Vĩnh Long không nhiều, cao hơn khoảng 8,35 triệu. Nguyên nhân của sự chênh lệch năm 2010-2012 so với chi nhánh Vĩnh Long đó là do khoản mục chi trả lương cao hơn, chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí môi giới đều phát sinh nhiều hơn. Lợi nhuận năm 2012 chi nhánh Tiền Giang đạt cao hơn chi nhánh Vĩnh Long khoảng 892,42 86 triệu đồng. Điêu này chứng tỏ chi nhánh kinh doanh tốt hơn và đạt hiệu quả hơn chi nhánh Vĩnh Long. Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 có thể thấy kết quả kinh doanh của hai chi nhánh có sự biến động và chênh lệch khá rõ rệt, tuy lợi nhuận đạt được giảm hơn so với năm 2010 nhưng hai chi nhánh kinh doanh vẫn có lãi. Trong thời buổi kinh tế còn có nhiều khó khăn như hiện nay thì đạt được lợi nhuận là hoạt động kinh doanh đã có hiệu quả tốt. 87 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY VÀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1.1 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán Chi nhánh có bộ máy kế toán độc lập và hoàn chỉnh, tổ chức công tác kế toán tập trung dưới sự chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Nhờ vậy đảm bảo được sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp doanh nghiệp kiểm tra chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hệ thống sổ của hình thức chứng từ ghi sổ, việc áp dụng phần mềm kế toán máy giúp bộ phận kế toán giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán, giúp cho việc cập nhất thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác nếu có sai sót sẽ dễ điều chỉnh lại. Khi có yêu cầu của Giám đốc cần thông tin về sổ sách hay báo cáo thì kế toán chỉ cần thực hiện lệnh thì sẽ thực hiện kịp thời yêu cầu cho nhà quản lý. Từ đó chi nhánh quản lý toàn diện và đạt hiệu quả hơn. Tuân thủ theo hệ thống kế toán do Bộ tài chính qui định, giúp cho việc tiếp cận thông tin kế toán được nhanh chóng, việc cập nhật số liệu được dễ dàng. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng tại chi nhánh tương đối đầy đủ và đúng biểu mẫu hướng dẫn của Bộ tài chính. Sau khi quy định cho phép doanh nghiệp thực hiện việc tự in hóa đơn giá trị gia tăng đã được thực hiện từ cuối năm 2010 đã mang lại nhiều lơi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm thời gian và chi phí mua hóa đơn so với trước đây, việc thực hiện thủ tục hành chính cũng rất đơn giản, không tốn kém, … Tuy nhiên chi nhánh còn một số tồn tại cần khắc phục đó là bộ phận kế toán còn ít nhân viên, hiện nay có hai kế toán viên và kế toán trưởng. Do vậy một kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc như quản lý công nợ, làm công việc của kế toán kho. Khối lượng công việc nhiều tạo áp lực cho nhân viên như vậy công việc được giao ít nhiều bị ảnh hưởng. 5.1.2 Đánh giá về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh 88 Trong quá trình bán hàng, do nghiệp vụ diễn ra thường xuyên, số lượng khách hàng nhiều nên để thuận tiện trong việc hạch toán bán hàng chi nhánh đã mở thêm các tài khoản chi tiết theo từng loại hàng, từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: TK 5111 doanh thu bán hàng hóa, TK 51122 doanh thu bán hàng khách hàng (mặt hàng có thuế suất thuế TNDN 15%), TK 6321 giá vốn hàng hóa, TK 6322 giá vốn hàng hóa nội bộ,… Việc luân chuyển chứng từ trong quá trình tiêu thụ hàng hóa được thực hiện theo một quy trình khá chặt chẽ và rõ ràng, hạn chế được những mất mát có thể xảy ra. Khi nhận được yêu cầu mua hàng của khách hàng kế toán nhập dữ liệu để lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho vào phầm mềm kế toán sau đó in ra lưu trữ và giao cho khách hàng, bộ phận kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng để xuất kho hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng. Sau mỗi lần xuất hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ, dữ liệu bán hàng từ hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho phần mềm kế toán sẽ được ghi nhận vào sổ cái, sổ chi tiết của các doanh thu, chi phí, phải thu khách hàng,…Điều này thuận tiện trong công tác kiểm tra, đối chiếu và thực hiện chính xác các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Chi nhánh áp dụng tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cách tính này có ưu điểm giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, dễ sửa chữa và điều chỉnh khi phát hiện sai sót. Để tri ân khách hàng chi nhánh cũng thực hiên chính sách mua quà tặng khách hàng, giúp tăng doanh số tiêu thụ và giữ vững hợp tác lâu dài với các khách hàng. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu thì công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh còn có một số hạn chế. Đó là trong quá trình bán hàng công ty không sử dụng các khoản làm giảm trừ doanh thu. Một số khoản phát sinh trong quá trình mua hàng hóa như cước vận chuyển từ các chi nhánh khác kế toán ghi nhận vào TK 641 – Chi phí bán hàng như vậy là không hợp lý. Nếu số lượng hàng mua trong kì nhiều thì sẽ làm chi phí bị đội lên. 5.1.3 Đánh giá về kết qủa hoạt động kinh doanh Hiện nay nền kinh tế chung còn có rất nhiều khó khăn, giá các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như xăng, dầu, điện tăng làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng, tình hình kinh doanh rất khó khăn 89 do vậy có nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải năng động, thích ứng được với những biến động của thị trường. Công ty cũng chịu sự tác động chung của thị trường do vậy lợi nhuận đạt được năm 2011, 2012 giảm so với năm 2010. Năm 2010 lợi nhuận đạt hơn 3,64 tỷ đồng, năm 2011 lợi nhuận giảm còn hơn 1,76 tỷ đồng, năm 2012 tăng trở lại và đạt hơn 3,15 tỷ đồng. Với sự thuận lợi về nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng lẫn chất chất lượng, chi nhánh luôn phát huy hết khả năng kinh doanh của mình. Lợi nhuận thu được qua 3 năm 2010, 2011, 2012 có giảm tuy nhiên chi nhánh hoạt động vẫn có lãi. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY 5.2.1 Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh Chi nhánh cần tuyển dụng thêm nhân viên kế toán, mỗi nhân viên đảm nhiệm một chức năng cụ thể để đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao. Nhiệm vụ của kế toán được phân ra rõ ràng như: kế toán công nợ, kế toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán bán hàng, thủ quỹ. Đối với các khoản chi phí liên quan đến đầu vào của hàng hóa, sản phẩm khi vận chuyển từ chi nhánh khác về tiêu thụ như chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển kế toán sẽ hạch toán và ghi nhận vào TK 1562 – Chi phí mua hàng hóa, đến cuối kỳ hoặc sau mỗi lần xuất hàng hóa, thành phẩm sẽ phân bổ vào TK 632 – Giá vốn hàng bán theo sản lượng tiêu thụ. 5.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh  Tăng doanh thu tiêu thụ - Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, chi nhánh nên thực hiện các chính sách như: Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán... Nếu khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước thời hạn thì sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, đồng thời có chính sách ưu đãi khách hàng như chiết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng nhiều. Đây là chính sách tốt làm tăng lượng khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, những thủ thuật để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Hiện nay chi nhánh đang áp dụng chính sách mua quà tặng khách hàng nhưng chính sách này không áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khách hàng. Qua phân tích cho thấy mặt hàng ống nhựa có doanh thu giảm do có nhiều cửa hàng cạnh tranh, chi nhánh có thể thỏa thuận với các 90 cửa hàng bán lẻ kí hợp đồng cung cấp sản phẩm cho cửa hàng với giá bán sỉ để tăng doanh thu bán. - Quan tâm hơn nữa đến khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ mua bán, sử dụng chiến lược Marketing để công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới. Hiện nay đa số các doanh nghiệp đều quảng cáo sản phẩm rất tốt trên các hương tiện thông tin đại như truyền hình, internet, phát tờ rơi,…chi nhánh có thể áp dụng các phương pháp đó để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng. - Công ty cần phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường riêng và độc lập để từ đó có những thông tin chính xác, kịp thời nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Đồng thời đưa ra những kế hoạch bán hàng hoá trong thời gian tới. Là một chi nhánh với quy mô nhỏ, việc thiết lập bộ phận này không cần nhiều nhân viên chỉ cần 1 - 2 người như vậy sẽ đáp ứng được thông tin cần thiết để xử lý việc bán hàng một cách tốt nhất.  Giảm chi phí Nâng cao doanh số bán nhưng các khoản chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao và tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí thì lợi nhuận cuối cùng đạt được cũng không cao. Chính vì vậy kiểm soát, tiết kiệm các khoản chi phí là một công việc rất quan trọng và cần thiết cho chi nhánh. Giảm chi phí của các yếu tố đầu vào của các mặt hàng hóa, sản phẩm như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tìm kiếm những dịch vụ vận chuyển có giá thành thấp. Tiết kiệm các chi phí như chi phí điện, nước, chi phí văn phòng phẩm của các bộ phận. Có chính sách trả lương, thưởng phù hợp và đúng với năng lực của nhân viên do chi phí lương chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Tăng doanh số tiêu thụ để sản phẩm, hàng hóa không bị lưu kho quá lâu dẫn đến mất nhiều chi phí bảo quản, sản phẩm hàng hóa bị hao hụt nhiều, bị rỉ sét khi bán sẽ khó tiêu thụ hoặc bị giảm giá bán. Kiến nghị với công ty tổng một số biện pháp giảm giá thành sản xuất. Tăng năng xuất lao động, giảm các chi phí nguyên vật liệu, chi phi nhân công, sử dụng các nhân công lành nghề để đạt hiệu quả sản xuất cao, ít sản phẩm hỏng,…Giá thành của sản phẩm giảm đây chính là đầu vào của chi nhánh. 91 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh cho biết được Chi nhánh làm ăn có hiệu quả hay không? Thông qua các chỉ tiêu chất lượng từ đó có giải pháp thích hợp để khác phục. Do đó, nó cũng góp phần quan trọng vào sự thành công của chi nhánh. Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tổ chức em có những kiến thức về thực tế tại chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè. Với đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán quá trình kế toán xác định kết quả kinh doanh, phản ánh thực trạng của công tác kế toán này. Trong công tác kế toán việc xác định doanh thu và chi phí là yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh, đồng thời cũng tìm ra những hạn chế của công ty. Trong nền kinh tế với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Đề tài đã phần nào khái quát lên công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh, đưa ra những mặt hạn chế và những ưu điểm tại chi nhánh, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó ban quản lý chi nhánh có thể lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp và khắc phục những mặt còn hạn chế để tình hình kinh doanh tại chi nhánh ngày một hiệu quả hơn. 6.2 KIẾN NGHỊ Tổng công ty nên thiết lập tốt, lâu dài với nhà cung cấp các dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ gia công sản phẩm,… để được hưởng những chính sách ưu đãi như chiết khấu thương mại, giảm giá từ nhà cung cấp. Kiến nghị Tổng công ty có kế hoạch tuyển nhân sự có trình độ, kinh nghiệm và kí hợp đồng lâu dài, tránh trường hợp thay đổi nhân sự tại chi nhánh nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tại các chi nhánh. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước: cần xây dựng các thủ tục hành chính gọn, nhẹ tránh rườm rà để giảm thiểu những chi phí chờ đợi đi lại mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Có biện pháp điều chỉnh thị trường bằng các chính sách vĩ mô để hạn chế sự gia tăng giá cả của các mặt hàng xăng, 92 điện làm gia tăng chi phí kinh doanh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi,… 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính, 2009. Chế độ kế toán doanh nghiệp 2. Bộ Tài Chính, 2009. Mẫu biểu và hướng dẫn lập chứng từ và sổ sách kế toán 3. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 4. Huỳnh Thị Kim Thoa, 2011. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cửu Long. 5. Ngô Thị Thùy Trang, 2010. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Trà Bắc. Luận văn Đại học. Trường Đại học Trà Vinh. 6. Nguyễn Minh Được, 2013. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long. 7. Nguyễn Minh Tiến, 2010. Bài giảng kế toán tài chính doanh nghiệp II. Trường Đại học Cửu Long. 8. Nguyễn Thị Bích Dung, 2009. Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SAĐÉC. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 9. Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. 10. Vũ Đình Tiến, 2010. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên. Luận văn Đại học. Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. 94 PHỤ LỤC 01 Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè Địa chỉ: Quốc lộ 1,ấp An Thái,xã An Cư,Cái Bè,Tiền Giang Mẫu số: 01-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển số:…………… Ngày 04 tháng 03 năm 2013 Số:…TM11100009..….. Nợ:…TK 111…………. Có:…TK 511………….. Họ tên người nộp:.…Phạm Thị Kim Luyến………………………………………………. Địa chỉ: ……An Cư, Cái Bè, Tiền Giang…………………………………………………. Lý do thu:….Thu tiền bán hàng theo HĐ 0088674……………………………………….. Số tiền:….. 1.424.986 đ…………………………………………………………………… Viết bằng chữ:….Một triệu bốn trăm hai bốn ngàn chín trăm tám mươi sáu đồng..... Kèm theo chứng từ gốc:…….0088674…………………………………………………… Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ):..Một triệu bốn trăm hai bốn ngàn chín trăm tám mươi sáu đồng Ngày 04 tháng 03 năm 2013 Người lập phiếu Người nộp tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) 95 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 02 Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè Địa chỉ: Quốc lộ 1,ấp An Thái,xã An Cư,Cái Bè,Tiền Giang Mẫu số: 01-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 04 tháng 03 năm 2013 Nợ:……………. Có:…………….. Họ tên người nhận:.…Phạm Thị Kim Luyến……………………………………………… Địa chỉ: ……An Cư, Cái Bè, Tiền Giang…………………………………………………. Lý do xuất kho:…Xuất bán theo HĐ số 0088674 Xuất tại kho:…Kho NL, HH mua từ Hoa Sen Group (02) Tên sản phẩm, hàng hoá Mã số A B C 1 Tôn lạnh AZ mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.34 x 1200CQ TMLAAZ034BGL01 STT ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo yêu cầu Thực xuất D 1 2 3 4 kg 27 27 31.186 842.037 27 Cộng 842.037 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám trăm bốn mươi hai ngàn không trăm ba mươi bảy đồng Số chứng từ gốc kèm theo: 0088674 Xuất ngày 04 tháng 03 năm 2013 Người lập biểu Người nhận Thủ kho (ký,họ tên) hàng (ký,họ tên) Kế toán trưởng (ký,họ tên) (ký,họ tên) 96 Giám đốc (ký,họ tên) PHỤ LỤC 03 CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN Mẫu số: 01-GTKT3/002 Ký hiệu: HS/13P Số: 0088674 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho người mua Ngày 04 tháng 03 năm 2013 Đơn vị bán hàng: Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen tại Cái Bè……………… Mã số thuế:..3700381324-034………………………………………………………………… Địa chỉ:..Quốc lộ 1A, ấp An Thái, xã An Cư, Cái Bè, Tiền Giang………………………….... Số tài khoản:…6902201000400 tại NH NNPTNT Cái Bè, Tiền Giang………………………. Điện thoại:…0733.923.409……………………………………………………………………. Họ tên người mua hàng:.…Phạm Thị Kim Luyến…………………………………………….. Tên đơn vị:…………………………………………………………………………………….. Mã số thuế:…………………………………………………………………………………….. Địa chỉ: ……An Cư, Cái Bè, Tiền Giang……………………………………………………… Hình thức thanh toán:….Tiền mặt……Số tài khoản:………………………………………….. STT Tên hàng hóa,dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền tính A 01 B C 1 2 3=1x2 Tôn lạnh AZ mạ màu xanh ngọc BGL01: 0.34x1200CQ kg 27 47.939 1.295.442 Cộng tiền hàng……... ………………………………………… 1.295.442 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT………………………. 129.544 Tổng tiền thanh toán…………………………………………….. 1.424.986 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu bốn trăm hai bốn ngàn chin trăm tám sáu đồng. Người mua hàng Người bán hàng (ký,họ tên) (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên) 97 PHỤ LỤC 04 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số hiệu: TK 511 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Diễn giải Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có 0 SDĐK 02/03/2013 0088651 02/03 DT bán kẽm 111 257.000 02/03/2013 0088652 02/03 DT bán tôn lạnh 111 4.195.905 03/03/2013 0088664 03/03 DT bán ống nhựa nong trơn 112 76.280.905 03/03/2013 0088665 03/03 DT bán tôn kẽm 111 547.008 04/03/2013 0088673 04/03 DT bán tôn lạnh 112 12.496.869 04/03/2013 0088674 04/03 DT bán tôn lạnh, tôn kẽm 111 1.424.986 04/03/2013 0088675 04/03 DT bán tôn kẽm 111 585.012 05/03/2013 0088683 05/03 DT bán tôn lạnh 111 8.609.792 05/03/2013 0088684 05/03 DT bán tôn lạnh 111 3.256.070 06/03/2013 0088691 06/03 DT bán tôn lạnh 111 1.214.013 06/03/2013 0088692 06/03 DT bán thép hộp 111 1.359.994 … … … 28/03/2013 0149505 28/03 DT bán tôn kẽm nong tròn 111 4.560.006 29/03/2013 0149516 29/03 DT bán tôn lạnh, tôn kẽm 111 5.030.024 30/03/2013 0149530 30/03 DT bán tôn kẽm, thép cán nóng 111 4.775.064 31/03/2013 0149542 31/03 DT bán tôn kẽm 111 585.012 31/03/2013 31/03 K/C DT bán hàng 911 Cộng số phát sinh 2.797.927.227 2.797.927.227 2.797.927.227 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 98 PHỤ LỤC 05 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính Số hiệu: TK 515 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Diễn giải Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có 0 SDĐK 31/03/2013 31/03/2013 31/03/2013 31/03/2013 Thu lãi bằng TGNH K/C DT TC Cộng số phát sinh 112 911 34.500 34.500 34.500 34.500 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 99 PHỤ LỤC 06 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Thu nhập khác Số hiệu: TK 711 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ 0 SDĐK 25/03/2012 TM11100022 31/03/2012 25/03/2012 31/03/2012 Thu từ bán phế liệu K/C thu nhập khác Cộng số phát sinh Có 111 911 628.352 628.352 628.352 628.352 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 100 PHỤ LỤC 07 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: TK 632 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có 0 SDĐK 02/03/2013 0088651 02/03 Xuất hàng hóa 156 151.863 02/03/2013 0088652 02/03 Xuất hàng hóa 156 2.479.398 03/03/2013 0088664 03/03 Xuất hàng hóa 156 45.074.735 03/03/2013 0088665 03/03 Xuất hàng hóa 156 325.232 04/03/2013 0088673 04/03 Xuất hàng hóa 156 7.384.514 04/03/2013 0088674 04/03 Xuất hàng hóa 156 842.037 04/03/2013 0088675 04/03 Xuất hàng hóa 156 345.689 05/03/2013 0088683 05/03 Xuất hàng hóa 156 5.087.605 05/03/2013 0088684 05/03 Xuất hàng hóa 156 1.924.042 06/03/2013 0088691 06/03 Xuất hàng hóa 156 717.371 06/03/2013 0088692 06/03 Xuất hàng hóa 156 803.633 … … … 28/03/2013 0149505 28/03 Xuất hàng hóa 156 2.694.549 29/03/2013 0149516 29/03 Xuất hàng hóa 156 2.972.287 30/03/2013 0149530 30/03 Xuất hàng hóa 156 2.821.629 31/03/2013 0149542 31/03 Xuất hàng hóa 156 345.689 31/03/2013 31/03 K/C DT bán hàng 911 Cộng số phát sinh 2.269.632.678 2.269.632.678 2.269.632.678 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 101 PHỤ LỤC 08 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Chi phí bán hàng Số hiệu: TK 641 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có 0 SDĐK 01/03/2013 008792 01/03/2012 Trả tiền mua nhớt xe 1111 150.000 08/03/2013 062174 08/03/2012 Chi tiền mua card Mobi 1111 94.000 … 31/03/2013 … … K/C chi phí bán hàng Cộng số phát sinh 911 74.189.322 74.189.322 74.189.322 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 102 PHỤ LỤC 09 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Chi phí khác Số hiệu: TK 811 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có SDĐK 06/03/2013 06/03/2013 31/03/2013 31/03/2013 Chi tiền thưởng K/C chi phí khác Cộng số phát sinh 111 911 4.000.000 4.000.000 4.000.000 4.000.000 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 103 PHỤ LỤC 10 SỔ CÁI Từ ngày 01/03 - 31/03/2013 Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu: TK 911 ĐVT: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có SDĐK 31/03/2013 K/C doanh thu bán hàng 511 2.797.927.227 31/03/2013 K/C doanh thu HĐTC 515 34.500 31/03/2013 K/C giá vốn hàng bán 632 2.269.632.678 31/03/2013 K/C chi phí bán hàng 641 74.189.322 31/03/2013 K/C chi phí QLDN 642 101.083.925 31/03/2013 K/C thu nhập khác 711 31/03/2013 K/C chi phí khác 811 4.000.000 31/03/2013 K/C lãi cuối tháng 421 349.684.154 Cộng số phát sinh 628.352 2.798.590.079 2.798.590.079 SDCK Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 104 PHỤ LỤC 11 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tháng 03/2013 Đvt: đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2.797.927.227 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 VI.27 2.797.927.227 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 2.269.632.678 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 34.500 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 0 528.294.549 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 8. Chi phí bán hàng 24 74.189.322 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 101.083.925 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD [30=20 + (21-22) - (24+25)] 30 353.055.802 11. Thu nhập khác 31 628.352 12. Chi phí khác 32 4.000.000 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 -3.371.648 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40) 50 349.684.154 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.31 0 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.32 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51-52) 60 349.684.154 Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè, 2013 105 PHỤ LỤC 12 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: BHH.201303 Ngày 02 tháng 03 năm 2013 Đvt: VNĐ Tài khoản Nợ Có Trích yếu Số tiền Bán tôn kẽm cho công ty Huỳnh sang 111 511 233.636 Bán tôn lạnh 111 511 4.195.909 … Ghi chú … 25.422.355 Tổng cộng Ngày 02 tháng 03 năm 2013 Kèm theo…….chứng từ gốc. Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 106 PHỤ LỤC 13 Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè Địa chỉ: Quốc lộ 1,ấp An Thái,xã An Cư,Cái Bè,Tiền Giang Mẫu số: 01-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển số:…………… Ngày 25 tháng 03 năm 2013 Số:…TM11100022..….. Nợ:…TK 111…………. Có:…TK 711………….. Họ tên người nộp:.…Huỳnh Kim Thanh….………………………………………………. Địa chỉ: ……Nhân viên………………..…………………………………………………. Lý do thu:….Thu tiền bán phế liệu……………………………………………………….. Số tiền:….. 628.352 đ…………………………………………………………………… Viết bằng chữ:….Sáu trăm hai mươi tám ngàn ba trăm năm mươi hai đồng............. Kèm theo chứng từ gốc:…………….…………………………………………………… Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ):..Sáu trăm hai mươi tám ngàn ba trăm năm mươi hai đồng Ngày 25 tháng 03 năm 2013 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nộp tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 107 PHỤ LỤC 14 Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè Địa chỉ: Quốc lộ 1,ấp An Thái,xã An Cư,Cái Bè,Tiền Giang Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số:…………… Ngày 01 tháng 03 năm 2013 Số:…TM1110002....….. Nợ:…TK 641…………. Có:…TK 111………….. Họ tên người nộp:.…Trần Quốc Việt…….………………………………………………. Địa chỉ: ……Nhân viên bán hàng………………..………………………………………. Lý do chi:….Chi tiền mua nhớt xe……………………………………………………….. Số tiền:….. 136.365 đ…………………………………………………………………… Viết bằng chữ:….Một trăm ba mươi sáu ngàn ba trăm sáu mươi lăm đồng.............. Kèm theo chứng từ gốc:…………….…………………………………………………… Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ):.. Một trăm ba mươi sáu ngàn ba trăm sáu mươi lăm đồng Ngày 01 tháng 03 năm 2013 Người lập phiếu (Ký, họ tên Người nhận tiền (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) 108 Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) [...]... xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen chi nhánh Cái Bè – Tiền Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5 - Phân tích thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định. .. của doanh nghiệp trên thị trường Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề nêu trên, để tìm hiểu rõ hơn về kế toán xác định kết quả kinh doanh ở công ty, em chọn đề tài: “ Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Kế toán qúa trình xác. .. cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Có thể nói đề tài về kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhằm đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán cho doanh nghiệp... kế toán, tuy nhiên phần phân tích chưa đi sâu vào tình hình kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình biến động của doanh thu, chi phí đây cũng là điểm riêng của đề tài Bài viết sẽ mô tả lại hoạt động kế toán của doanh nghiệp liên quan đến các tài khoản doanh thu, chi phí, xác định kết qủa kinh doanh từ đó đưa ra nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết 7 ảu kinh doanh. .. (2010) Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Trà Bắc”, luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Trà Vinh Đề tài cũng đưa ra được phương pháp luận về kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Tác giả đã phân tích được tình hình biến động chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 2 năm 2008 và 2009 Tác giả Nguyễn Minh Được (2012) Kế toán doanh thu, chi. ..Hình 4.3 Mô hình công việc của kế toán xác định kết quả kinh doanh 57 Hình 4.4 Sơ đồ kế toán xác định kết qủa kinh doanh 59 Hình 4.5 Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh Tiền Giang và chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 81 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CN Chi nhánh CCDC Công cụ dụng cụ CKTM Chi t khấu thương mại DT Doanh thu GTGT Giá... để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ  TK 641 – Chi phí bán hàng Kết cấu và nội dung phản ánh TK 641 Bên nợ: - Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: - Các TK ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có) - Kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ  TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết. .. toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại chi nhánh Công ty Cổ Phần tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè – Tiền Giang 1.3.2 Phạm vi thời gian Luận văn được thực hiện từ 08/2013 đến 11/2013 Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn được lấy trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3... và xác định kết quả kinh doanh , luận văn tốt nghiệp Cao đẳng, Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long Đề tài cũng đưa ra một số chỉ tiêu phân tích tình hình, doanh thu, chi phí của công ty tuy nhiên chưa phân tích được tình hình kinh doanh trong giai đoạn gần đây Về nội dung các đề tài trên đã đưa ra được phần cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh Phần thực trạng nêu lên quy trình kế. .. sản phẩm đó Xác định kết quả kinh doanh là quá trình nhận thức và đánh giá toàn bộ tiến trình và kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó ta thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những tiềm tàng của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời có những biện pháp để quản lý Mặt khác việc xác định kết quả kinh doanh là công cụ cung

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN