Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MỸ NỮ
MSSV: 4104078
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP MAY MÙNG MỀN BÌNH HÒA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã ngành: 52310101
Tháng 11, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MỸ NỮ
MSSV: 4104078
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP MAY MÙNG MỀN BÌNH HÒA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã ngành: 52310101
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tháng 11, 2012
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, thực tập tại cơ sở em đã được
hướng dẫn rất nhiều kiến thức hữu ích từ các Thầy cô trong Khoa, các cô, chú,
anh, chị tại cơ quan thực tập để thực hiện và hoàn thành luận văn “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất sản phẩm Mùng của làng
nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng mền Bình Hòa”
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Hồng Diễm
là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu
cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn tất cả các giáo viên khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, những người đã trang bị cho em những
kiến thức quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong ở phòng kinh
tế hạ tầng huyện Châu Thành, nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ em, hướng
dẫn em những kiến thức liên quan và tạo điều kiện để em có thể trực tiếp đến
địa bàn để phỏng vấn và thu thập số liệu cũng như đã nhiệt tình cung cấp cho
em các tài liệu và số liệu liên quan.
Do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận văn khó
tránh khỏi các sơ sót. Em mong nhận được sự góp ý của các Thầy, các Cô để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy các Cô dồi dào sức khoẻ và luôn
thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 06 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mỹ Nữ
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 06 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mỹ Nữ
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
............................................................
Ngày 06 tháng 12 năm 2013
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTCN: Tiểu Thủ Công Nghiệp
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3 Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 2
1.3.1 Kiểm định giả thuyết ......................................................................................... 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.5 Kết quả mong đợi và đối tượng thụ hưởng ........................................................... 4
1.5.1 Kết quả mong đợi............................................................................................... 4
1.5.2 Đối tượng thụ hưởng .......................................................................................... 4
1.6 Lược khảo tài liệu ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 5
2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế .............................................................. 5
2.1.2 Một số định nghĩa, khái niệm và thuật ngữ kinh tế .......................................... 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ...................................................... 10
2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................ 10
Bảng 2.1: Ma trận SWOT ......................................................................................... 15
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 17
TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MAY
MÙNG MỀN CỦA XÃ BÌNH HÒA HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG17
3.1 Tổng quan về làng nghề ...................................................................................... 17
3.1.1 Vị trí địa lí và dân cư ....................................................................................... 17
3.1.2 Sự hình thành và phát triển của làng nghề ....................................................... 22
3.1.3 Giới thiệu về sản phẩm mùng, sản phẩm chủ lực của làng nghề ..................... 23
3.2.4 Các doanh nghiệp tham gia trong làng nghề và tính hợp tác của các doanh
nghiệp với nhau......................................................................................................... 25
3.3 Khái quát về hoạt động của làng nghề ................................................................ 26
3.3.1 Khái quát về tình hình sản xuất ....................................................................... 26
3.3.2 Khái quát về tình hình tiêu thụ của làng nghề ................................................. 27
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 36
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN
PHẨM MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TTCN MAY MÙNG MỀN BÌNH HOÀ ...... 36
4.1 Phân tích chung về các nhân tố trong làng nghề ................................................ 36
v
4.1.1 Phân tích tình hình tố chức sản xuất của các hộ sản xuất trong làng nghề...... 36
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của các cơ sở trong làng
nghề ttcn may mùng mền bình hoà ........................................................................... 46
4.3.1 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng của mô hình ............................................. 46
4.3.2 Kết quả xử lí mô hình và giải thích biến ......................................................... 47
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................. 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ ............................................................................ 53
5.1. Cơ sở hình thành giải pháp ................................................................................ 53
5.2 Giải pháp cho làng nghề ..................................................................................... 53
5.1.1 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề TTCN may
mùng mền Bình Hoà. ................................................................................................ 53
5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT .................................... 57
5.2.1 Một số giải pháp cho sản phẩm ....................................................................... 57
5.2.2 Giải pháp cho chủ cơ sở, lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề 59
5.2.3 Giải pháp về vốn .............................................................................................. 61
5.2.4 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm........................................................................ 62
CHƯƠNG 6 .............................................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 63
6.1. Kết luận .............................................................................................................. 63
6.2. Kiến nghị............................................................................................................ 63
6.2.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương .................................................... 63
6.2.2. Kiến nghị đối các cơ sở tham gia trong làng nghề ......................................... 64
6.2.3 Đối với người lao động .................................................................................... 65
6.2.4 Đối với các tổ chức tín dụng ............................................................................ 66
vi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là một vùng đất ở
vùng đầu nguồn sông Cửu Long, nổi bật trong khu vực khi có đường biên giới
đất liền tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài gần 100 ki lô mét với 4 cửa
khẩu chính. Không những vậy, An Giang còn là trung tâm kinh tế, thương mại
giữa 3 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và thủ đô
Phnômpênh. Ngoài ra, tỉnh còn được ưu đãi khi có nhánh sông Tiền và sông
Hậu chảy qua địa phận khoảng 100 ki lô mét, rất thuận lợi cho vận chuyển
hàng hóa, đi lại bằng đường bộ lẫn đường thủy. Song song đó, có Cảng Mỹ
Thới thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu
buôn có trọng tải đến 10.000 tấn. Đây là cảng trung chuyển trong đường vận
chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối ASEAN và quốc tế: Campuchia,
Philipine, Singapore, Đông Timo, vv…
Với điều kiện thuận lợi như vậy nhưng người dân An Giang chỉ chủ yếu sản
xuất nông nghiệp thì chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực của địa
phương. Với điều kiện hiện tại của các tỉnh ĐBSCL nói chung và An Giang
nói riêng thì phát triển công nghiệp nặng là điều không khả quan. Nên thay vì
đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, An Giang nhắm đến một hướng phát
triển mới đó là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Là một vùng đất nông nghiệp
với nhiều làng nghề truyền thống. Hiện tại, An Giang có 34 làng nghề
TTCNvới 24 làng nghề được tỉnh công nhận giải quyết cho hơn 11.000 lao
động như: làng nghề dệt thổ cẩm, lụa, thêu ren, đồ mỹ nghệ, mắm Châu Đốc
vv… Với việc địa phương có nhiều làng nghề như vậy thì việc cần có những
chính sách, chiến lược hổ trợ để các làng nghề TTCN trên được tồn tại và phát
triển là điều tất yếu. Cũng theo đúng chủ trương chung của Đảng và Nhà nước
đã nhấn mạnh phát triển CN khu vực nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững của một địa phương đồng
thời đây cũng được coi là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong đó, phát triển các làng nghề
TTCN cũng là một trong những chính sách đang được chú trọng trong giai
đoạn hiện nay. Song song đó, có thể nhấn mạnh, làng nghề là một bộ phận
quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Ngoài việc đem lại thu
nhập, việc làm cho các hộ gia đình, làng nghề còn có vai trò không kém phần
quan trọng khi giúp gìn giữ những giá trị tinh tế, kỹ xảo trong từng sản phẩm
1
mà làng nghề sản xuất ra và đưa các sản phẩm này đến với tay người tiêu
dùng.
Bởi các mặt tích cực mà làng nghề TTCN mang lại nên trong những biện
pháp hỗ trợ để làng nghề tồn tại thì giải pháp đẩy mạnh khâu sản xuất sản
phẩm là một trong những yếu tố giúp cho làng nghề chuẩn bị được nền tảng
tốt nhất để tiến hành kinh doanh sản phẩm trên thị trường.. Với những làng
nghề mới thành lập thì sự hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất sản phẩm là điều cần thiết
bởi vừa hình thành không lâu, làng nghề vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu vốn,
thiếu công nghệ vv.
Nhận thức được sự quan trọng của việc sản xuất và kinh doanh tạo đầu ra
sản phẩm cho làng nghề TTCN may mùng mền của xã Bình Hòa, cũng như đề
ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm cho làng nghề, hôm nay em xin chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất Mùng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp
may mùng mền Bình Hòa” của xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang để nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình
hình sản xuất và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho làng nghề
TTCN may mùng mền Bình Hòa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nội dung nghiên cứu sẽ hướng 03 nội dung cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các
cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm mùng trong làng nghề.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của
làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hòa.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm
mùng, mền của làng nghề.
1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Kiểm định giả thuyết
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài đặt ra các giả thuyết sau:
2
- Giả thuyết 1: Sản lượng sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề sẽ bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố vốn cố định, vốn lưu động, vốn vay, lao động, đầu
ra, trình độ học vấn, giới tính, thâm niên và tuổi của chủ cơ sở.
- Giả thuyết 2: Tình hình sản xuất của làng nghề chưa đạt được hiệu quả
cao.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu đã được tổng hợp thành bảng câu hỏi để khảo sát
trực tiếp các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. Bảng câu hỏi được
bổ sung ở phần phụ lục 6.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề TTCN và các giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm của làng nghề.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất sản phẩm của làng nghề
may mùng mền Bình Hòa của xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
1.4.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
Trong đó thời gian cụ thể cho việc thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp như
sau:
- Số liệu thứ cấp: được thu thập và tổng hợp trong thời gian thực hiện
thực tập tại phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành từ ngày 19 tháng 08
năm 2013 đến ngày 10 tháng 11 năm 2013
- Số liệu sơ cấp: được thu thập và tổng hợp từ ngày 1 tháng 10 năm 2013
đến ngày 7 tháng 10 năm 2013.
1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất của sản phẩm
mùng trong làng nghề TTCN may mùng mền tại xã Bình Hòa, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang trong thời gian thông qua việc kiểm tra và đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sản phẩm và từ đó đề ra một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho làng nghề.
3
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
1.5.1 Kết quả mong đợi
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, đề tài khái quát được bức tranh tổng
quát về thực trạng sản xuất sản phẩm của làng nghề TTCN may mùng mền
Bình Hòa, từ đó làm cơ sở cho địa phương nói chung và các cơ sở trong làng
nghề nói riêng để có những chủ trương, chính sách, biện pháp và hướng đi
đúng đắn để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất sản phẩm mùng.
1.5.2 Đối tượng thụ hưởng
Mong muốn khi thực hiện nghiên cứu này là mang lại lợi ích thiết thực
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề tiểu thủ công nghiệp may
mùng mền của xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Đem lại cho
làng nghề một hướng đi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí,
nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho cơ sở cũng người lao động trong làng
nghề. Đồng thời đưa ra một giải pháp kết hợp với du lịch để tăng thu hút của
khách du lịch mở rộng hướng kinh doanh cho làng nghề. Qua đó góp phần vào
sự phát triển đời sống kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phầm xóa đói
giảm nghèo, giữ gìn và phát huy làng nghề cũng là giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc nước nhà.
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trương Hồng Thanh (2010): “ Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại
xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ”. Đề tài đã sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, số tương đối, phân tích các
chỉ số tài chính nhằm phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu tại địa phương.
Song song đó bài viết sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu và thu nhập của nông hộ. Phương
pháp thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn nông hộ.
Qua tham khảo đề tài này, bản thân rút ra được kinh nghiệm làm bài trong vấn
đề thiết kế mô hình hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản
lượng sản xuất. Đề tài đã chạy 2 mô hình để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất (sản lượng sản xuất/ đơn vị diện tích) dưa hấu và mô hình các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng dưa hấu trên địa bàn. Do
tính chất khác nhau về loại hình sản xuất nên đề tài đang thực hiện chỉ kế thừa
cách lập mô hình và một số biến phù hợp để thực hiện đề tài “Phân tích các
yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất sản phẩm Mùng của làng nghề tiểu thủ
công nghiệp may mùng mền xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm về làng nghề, cách phân loại và tiêu chí công nhận
làng nghề
a/ Khái niệm:
Làng nghề là một thuật ngữ dùng để chỉ một cộng đồng dân cư, hoặc
nhiều cụm dân cư trong cùng một thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động sản
xuất kinh doanh chung cùng một ngành nghề truyền thống. Thường sản xuất
ra các sản phẩm thủ công cùng chủng loại hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
có cùng chung tính chất kinh tế và cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt
Nam.
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp là làng nghề mang đặc điểm công cụ lao
động đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc.
Nhiều loại sản phẩm có công nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn
tay khéo léo của người thợ. Những người thợ tham gia trong làng nghề thường
không qua đào tạo.
b/ Đặc điếm của làng nghề:
Làng nghề có 2 đặc điểm sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề. Số lượng
các hộ tùy thuộc vào loại hình sản phẩm mà làng nghề kinh doanh
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập của làng.
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi
là làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định.
2.1.1.2 Phân loại làng nghề
- Làng nghề truyền thống (Làng nghề cổ truyền)
Theo Thông tư số 116/2006TT-BNN, ngày 18/12/2006 đã nêu rõ về khái
niệm của nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, các tiêu chí công nhận
làng nghề. Cụ thể như sau:
5
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Để được công nhận nghề truyền thống, nghề đó phải đáp ứng 03 tiêu chí
sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm
công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Do đó làng nghề truyền thống được xác định là làng nghề có truyền
thống được hình thành lâu đời.
- Làng nghề mới
Làng nghề mới là làng nghề có nghề được hình thành mới gần đây,
không phải là làng nghề truyền thống.
2.1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điêm đề nghị công nhận
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.2 Một số định nghĩa, khái niệm và thuật ngữ kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất sản xuất sản phẩm
Sản xuất sản phẩm là quá trình sử dụng các yếu tố đào vào và các nguồn
lực cần thiết để tạo ra sản phẩm, hàng hoá một cách có hiệu quả nhất.
2.1.2.2 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các điều kiện chính
trị – xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đạt được kết quả
cao nhất theo mong muốn với mức chi phí thấp nhất.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Trước nay các nhà kinh tế đã đưa ra khá
nhiều các khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó khái niệm có
thể mang tính bao quát hơn cả: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
6
kinh kế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu vv… để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh
nghiệp đã xác định
Hiệu quả sản xuất bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân phối.
- Hiệu quả kinh tế: Theo thuật ngữ Kinh tế học thì hiệu quả kinh tế được
dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối
như thế nào? Theo thuyết hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết
quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tiêu chí và
hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị
thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả.
- Hiệu quả kỹ thuật: Là việc tạo ra một sản lượng sản phẩm nhất định từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật là một phần của
hiệu quả kinh tế vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước hết phải đạt được
hiệu quả kỹ thuật.
- Hiệu quả phân phối: Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người
tiêu dùng nghĩa là nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử
dụng nó là cao nhất.
Hai hiệu quả đầu là hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật liên quan đến
vấn đề sản xuất còn hiệu quả phân phối liên quan đến vấn đề thị trường.
2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh
* Nhân tố chủ quan
a. Nhân tố con người
Nhân tố con người đóng vai trò cực kì quan trọng trong mọi hoạt động.
Không có bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào mà không có sự tham gia
của con người cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trình độ lao động sẽ quyết
định cơ bản hiệu quả của mọi hoạt động. Nếu lao động có tay nghề cao sẽ làm
cho sản phẩm có chất lượng cao hơn, giảm tỉ lệ sản phẩm hư hỏng, tiết kiệm
được nguyên vật liệu. Trường hợp ngược lại sẽ làm cho phế phẩm tăng nhiều,
hao phí nguyên vật liệu, chi phí tăng cao dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.
Do có tầm quan trọng như vậy nên việc cơ sở cần có kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là vấn đề cấp bách và cần
được quan tâm.
7
b. Nhân tố về quản lí
Lực lượng quản lí là những lao động gián tiếp tuy không tạo ra sản phẩm
nhưng lại là người đề ra chiến lược cho cơ sở, điều hành cơ sở để cơ sở phát
triển theo một hướng tốt nhất. Do có tính quyết định đến khả năng thành bại
của cơ sở nên việc cần làm là trao dồi những kiến thức quản lí, hoạch định
chiến lược, khả năng markerting cho sản phẩm của cơ sở là điều quan trọng và
cấp thiết.
c. Nhân tố về vốn
Mỗi cơ sở muốn thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhu
cầu về vốn là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô hoạt động của cơ sở. Vốn
thường được hình thành từ ba nguồn chính là: vốn tự có, vốn do Ngân sách
Nhà nước cấp và vốn vay. Được phân bổ theo hai dạng là vốn cố định và vốn
lưu động.
d. Nhân tố công nghệ, kỹ thuật
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, một sản phẩm muốn
tồn tại và phát triển tốt thì sản phẩm phải chỉ chỉ đáp ứng về giá trị sử dụng mà
còn là cả sự hoàn thiện về các yếu tố về thẩm mỹ vv…Do đó, công nghệ kỹ
thuật lạc hậu sẽ không thể tạo ra các sản phẩm hiện đại, đáp ứng nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng ngày một khó tính được. Chính vì vậy, việc áp dụng công
nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất là yếu tó quan trọng và có tính quyết định đến
mẫu mã, hình thức của sản phẩm.
* Nhân tố khách quan
a. Môi trường vĩ mô
Bao gồm các điều kiện về tự nhiên, điều kiện về dân số và lao động, điều
kiện chính trị và các chính sách của nhà nước, xu hướng phát triển kinh tế xã
hội, tình hình ngoại thương, ngoại hối, các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các điều
kiện văn hoá xã hội có liên quan.
b. Môi trường vi mô
Bao gồm các yếu tố gắn liền với cụ thể từng cơ sở, từng doanh nghiệp
như thị trường đầu vào, thị trường đầu ra.
- Thị trường đầu vào: Là thị trường cung ứng nguyên vật liệu, ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình sản lượng sản xuất của cơ sở nên yêu cầu đòi hỏi
về sản lượng cung cấp cũng như giá cá và chất lượng.
- Thị trường đầu ra: Là thị trường tiêu thụ của sản phẩm nó quyết định
sản lượng tiêu thu của doanh nghiệp, của cơ sở sản xuất do đó nó quyết định
sản lượng sản xuất và năng lực sản xuất của cơ sở. Muốn cơ sở hoạt động sản
8
xuất có hiệu quả thì khâu nghiên cứu thị trường, dự đoán sản lượng đầu ra là
khâu quan trọng để có hướng xử lí và định hướng phát triển cho cơ sở trong
tương lai.
2.1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững
của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, mục tiêu bao trùm. Lâu dài của
doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh là đòi hỏi khách quan để các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận của
mình.
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn góp phầm giải
quyết mối quan hệ giữa tập thể nhà nước và lao động. Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh làm cho quỹ phúc lợi tập thể được nâng lên, đời sống người
dân từng bước được cải thiện, nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước
tăng.
2.1.2.5 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện khan hiếm
nguồn lực sản xuất như hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến nền kinh
tế nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng.
Đối với nền kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất sẽ tận dụng và góp phần
làm tiết kiệm được nguồn lực của đất nước. Thúc đẩy tiến bộ KHKT, đi nhanh
vào CNH-HĐH đất nước.
Đối với doanh nghiệp: Như đã phân tích ở trên thì nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong xã hội hiện đại đều có quyền tự do
sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật nên doanh nghiệp có trách
nhiệm trong kinh doanh nên phải coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề
hàng đầu. Ngoài ra, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là cơ sở để tái sản xuất,
mở rộng, nâng cao đời sóng vật chất, tinh thần cho chủ doanh nghiệp và lao
động tham gia trong doanh nghiệp đó.
9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
2.2.1.1 Số liệu và thông tin thứ cấp
Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ phòng KTHT
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, cùng với các báo cáo quy hoạch về làng
nghề, các bài báo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu, các thông tin có
sẵn trong các quyết định thành lập làng nghề, các Nghị quyết, báo cáo của
Đảng bộ xã, Niên giám thống kê huyện Châu thành năm 2012, báo cáo hàng
tháng của làng nghề cho phòng kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành, và nguồn
từ internet.
2.2.1.2 Số liệu và thông tin sơ cấp
Tổng mẫu trong làng nghề là 37 cơ sở trong đó có 9 cơ sở đã chuyển loại
hình kinh doanh sang quần áo may mặc, số còn lại do các yếu tố khách quan
không thể thu thập được nên thu được 21 mẫu để làm số liệu sơ cấp thông qua
phiếu điều tra được chuẩn bị trước bao gồm các câu hỏi được hướng đến với
nội dung:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực của cơ sở (trình độ học vấn,
kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, vốn, công nghệ..)
+ Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (sản lượng,
doanh thu..)
+ Tình hình về thị trường đầu vào nguyên liệu, quá trình sản xuất và tiêu
thụ của sản phẩm.
+ Tham khảo ý kiến của các cơ sở trong làng nghề về những thuận lợi,
khó khăn gặp phải
Thông tin sơ cấp được thu thập cùng với số liệu sơ cấp thông qua bảng
câu hỏi điều tra các cơ sở như đã trình bày.
2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu
Tổng hợp dữ liệu thu thập được tiến hành xử lý và mã hóa dữ liệu đưa
vào phần mềm Excel thông qua bảng câu hỏi điều tra từ các cơ sở, kết hợp sử
dụng phầm mềm Stata 11.0 để kiểm tra các yếu tố tác động có ý nghĩa đến tình
hình tiêu thụ của làng nghề. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong
đề tài là:
- Đối với mục tiêu 1 là tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh của các
cơ sở trong làng nghề sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần
10
số, so sánh tuyệt đối, so sánh số tương đối để phân tích thực trạng sản xuất của
các cơ sở sản xuất kinh doanh may mùng mền của làng nghề thông qua các
thông qua một số nguồn lực sẵn có như vốn, lao động.
◊ Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): Là các phương
pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô
tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên
cứu. Đề tài sử dụng phương pháp bình quân số học đơn giản, tỷ lệ % để phân
tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong làng nghề với các
nguồn lực sẵn có như: cơ sở sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất,
nguồn lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận,
doanh thu và các tỷ số tài chính.
◊ Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu gốc. Các phương pháp so sánh:
- Số tuyệt đối: Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
hoặc của quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ
thể. số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể
thiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các mặt
cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế- xã hội là cơ sở để tính toán các
chỉ tiêu tương đối và bình quân. Có 2 loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kì và
số tuyệt đối thời điểm. Bài viết sử dụng số tuyệt đối để khái quát đặc điểm tình
hình kinh tế- xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013.
- Số tương đối: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 chỉ tiêu
thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa 2
chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau, số tương đối có thể biểu hiện
bằng số lần, số phần trăm (%) hay các đơn vị kép. Ở đây bài viết sử dụng số
tương đối để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ giữa các yếu
tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, đồng thời để phân tích các tỷ số tài
chính nhằm phân tích hiệu quả của sản xuất kinh doanh của làng nghề.
- Phân tích tần số (Frequency Analysis): Là bảng tóm tắt dữ liệu được
xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối
tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
- Đối với mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để
phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mùng mền thông
qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các
cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu.
11
- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các cơ sở trong làng nghề, các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất, khả năng tiêu thụ của làng nghề. Chọn các yếu tố có
ý nghĩa thống kê. Mục đích của hồi qui tuyến tính là ước lượng mức độ liên hệ
(tương quan) giữa các biến độc lập (biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến
được giải thích). Mô hình hồi qui có dạng:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + ……. + BnXn + ε
Trong đó:
- Y là sản lượng sản xuất (biến phụ thuộc)
- B0 là hằng số
- B1-i : là các hệ số hay trọng số phân biệt (các tham số hồi quy)
- Xi: các biến độc lập có giả định ảnh hưởng đến Y, (i = 1;n )
Theo đề tài “Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ Khánh,
huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ” của tác giả Trương Hồng Thanh,
phân tích về sản lượng sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền, Thành phố Cần Thơ thì biến trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi
của chủ hộ, thâm niên thâm gia của chủ hộ, giới tính của chủ hộ có ý nghĩa
tác động ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sản lượng sản xuất dưa hấu trên địa
bàn xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, do đó, để kế thừa
nghiên cứu trên, thử đưa vào mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản
lượng sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề TTCN may
mùng mền Bình Hoà, để một lần nữa kiểm tra xem các nhân tố tuổi của chủ
hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, thâm niên tham gia của chủ hộ có ảnh hưởng
đến sản lượng sản xuất mùng tại làng nghề hay không.
Trong đề tài này mô hình phân tích hồi qui tương quan đa biến được áp
dụng để ước lượng các yếu tố tác động đến sản lượng sản xuất của làng nghề
TTCN may mùng mền Bình Hòa. Các biến giải thích đưa vào mô hình bao
gồm:
Tuổi (tuoi): Biến tuổi phản ánh số tuổi chủ cơ sở. Biến tuổi của chủ hộ
được dự kiến có ý nghĩa tác động đến sản lượng sản xuất của cơ sở bởi tuổi
của chủ hộ càng cao thì chủ hộ càng có nhiều khả năng xoay sở, có nhiều kinh
nghiệm và giao thiệp rộng cũng đồng nghĩa với khả năng quản lí, nhận định
thị trường của chủ hộ càng cao từ đó đưa ra những quyết định sản xuất hàng
hóa. Biến tuổi được đo lường thực tế là số tuổi của chủ cơ sở. Ví dụ chủ cơ sở
khi được phỏng vấn là 47 tuổi, biến tuổi trong mô hình sẽ được nhập ở mẫu
phỏng vấn này là 47.
12
Trình độ học vấn của chủ hộ (vanhoa): Theo cách hiểu thông thường
thì trình độ văn hóa có liên quan đến việc tiếp thu kiến thức, tính toán hiệu quả
do đó trình độ văn hóa càng cao sẽ có các quyết định và chọn lựa hiểu quả.
Ngược lại chủ cơ sở có trình độ văn hóa thấp sẽ khó nắm bắt được các thông
tin từ đó đưa ra các quyết định, lựa chọn hiệu quả. Các hộ có trình độ văn hóa
thấp thường gặp khó khăn về thủ tục pháp lí, vay vốn, thiếu am hiểu về thị
trường từ đó không dám mạnh dạn đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư sai mục đích
gây thua lỗ. . Biến trình độ học vấn được đo lường bằng số năm đi học của chủ
hộ. Ví dụ, chủ cơ sở có trình độ học vấn là lớp 5, biến tuổi sẽ được nhập là 5.
Thực tế mẫu của làng nghề nằm trong khoảng từ 0-12
Thâm niên của chủ hộ (thamnien): Thể hiện số năm tham gia vào sản
xuất sản phẩm mùng của chủ cô sở. Theo nhận định chung, số năm tham gia
của chủ cơ sở càng lớn nghĩa là thời gian tham gia vào nghề của chủ cơ sở
càng lâu thì kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lí kinh doanh cơ sở và
các yếu tố khác như bạn hàng lâu năm, sự thông thạo trong nghề vv… sẽ tác
động làm cho sản lượng sản xuất càng nhiều hơn. Biến thâm niên được đo
lường cụ thể bằng số năm tham gia của chủ cơ sở vào nghề may mùng mền.
Và được đo lường cụ thể bằng số năm tham gia.
Giới tính của chủ hộ (gioitinh): Giới tính của chủ cơ sở cũng có phần
tác động đến sản lượng sản xuất cụ thể có thể hiểu như sau: Nữ giới thường
đóng vai trò thứ yếu trong gia đình, trong các hoạt động kinh doanh. Do đó họ
thường ít có quan hệ xã hội rộng, ít nắm bắt thông tin trong thị trường hơn so
với nam giới. Từ đó dẫn đến nữ giưới làm chủ cơ sở thường thiếu quyết đoán
và mạnh dạn trong khâu sản xuất từ đó sẽ làm cho sản lượng sản xuất không
cao bằng nam giới làm chủ cơ sở. Do vậy, chủ hộ là nam giới được kì vọng
hơn trong việc điều hành cơ sở, quan hệ với nguồn nguyên liệu và đầu ra của
sản phẩm tốt hơn. Biến giới tính được đo lường như sau: nếu chủ cơ sở là
nam, biến giới tính sẽ là 1, ngược lại, chủ cơ sở là nữ, biến giới tính được nhập
là 0.
Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất (laodong): Biến này được hiểu
là tổng lao động tham gia sản xuất cho cơ sở. Số người lao động càng nhiều
thì khả năng sản xuất ra sản phẩm càng cao. Do lao động là người trực tiếp tạo
ra sản phẩm nên khi tăng thêm một lao động thì sản lượng sản xuất của lao
động đó sẽ làm tăng sản lượng sản xuất của cơ sở. Biến lao động được đo
lường cụ thể bằng chính số lao động tham gia sản xuất. Nghĩa là khi cơ sở
thuê 15 lao động cho hoạt động sản xuất mùng, biến lao động ở mẫu này sẽ là
15.
13
Vốn cố định (codinh): Cơ cấu vốn cố định của các hộ sản xuất trong làng
nghề bao gồm: Giá trị thiết bị sản xuất (thường rất nhỏ), nhà kho và phương
tiện vận tải. Thông thường thiết bị sản xuất của cơ sở càng hiện đại, tiên tiến,
nhà kho rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo an toàn cho nguyên liệu và sản
phẩm, phương tiện vận tải đạt chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ sở thì
sản phẩm của làng nghề sẽ được sản xuất ra ngày càng nhiều, càng đa dạng,
phong phú và hạn chế được sự hao mòn sản phẩm do bảo quản không tốt vv…
Do đó khi tăng thêm 1 đơn vị vốn cố định, kì vọng về sản lượng tiêu thụ sẽ
tăng theo một đơn vị sản phẩm nhất định. Vốn cố định được đo lường số tiền
cơ sở dùng cho hoạt động sản xuất mùng bao gồm nhà kho để chứa nguyên vật
liệu, thành phẩm của mùng, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị của cơ
sở. Đơn vị tính của biến này khi đưa vào mô hình là triệu đồng.
Vốn lưu động (luudong): Là số vốn được tính bình quân trong 1 kì kinh
doanh (1 tháng) bao gồm dùng cho chi phí mua nguyên vật liệu, vật tư sản
xuất, thuê lao động, và các chi tiêu khác trong sản xuất, vì thế vốn lưu động có
tác động trực tiếp đến sản lượng sản xuất của cơ sở, của làng nghề. Khi vốn
lưu động càng nhiều thì sản phẩm làm ra sẽ nhiều hơn và chất lượng có thể sẽ
cao hơn từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn và
hiệu quả hơn song song đó quá trình sản xuất, tái sản xuất sẽ được nâng cao
làm cho sản lượng sả xuất sẽ tăng cao. Kì vọng của biến này là khi tăng 1 đơn
vị vốn lưu động sẽ làm tăng một lượng hàng hoá sản xuất tương ứng. Biến vốn
lưu động được đo lường là số tiền trong một tháng chủ cơ sở dùng để duy trì
hoạt động sản xuất mùng trong 1 tháng. Đơn vị tính của biến này khi đưa vào
mô hình là triệu đồng.
Vốn vay (vay): Biến vốn vay được đề cập đến ở đây là vốn vay từ các tổ
chức tín dụng chính thức như Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng chính sách
xã hội, các Quỹ tín dụng vv…Lượng vốn vay tác động làm tăng đến lượng
vốn sản xuất của cơ sở nhưng áp lực về lãi suất buột các cơ sở phải kinh doanh
hiệu quả để chi cho tiền lãi và trả cả nợ gốc. Biểu hiện cơ bản là khi cơ sở vay
càng nhiều thì qui luật tất yếu là phải sản xuất ra nhiều hơn các sản phẩm để
đẩy mạnh tiêu thụ, bù đắp chi phí lãi vay. Biến vốn vay được đo lường là số
tiền chủ cơ sở vay thêm từ các tổ chức tín dụng. Đơn vị tính của biến này khi
đưa vào mô hình là triệu đồng.
Đầu ra (daura): Khi tham khảo tài liệu “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát ở quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ”,
thì tác giả Ngô Thị Kim Quyên đã đưa biến đầu ra (trong mô hình tác giả đạt
tên là nơi bán và được mã hoá (0: bán lẻ tại nơi sản xuất; 1: bán ngoài nơi sản
xuất), đã tác động đến sản lượng sản xuất sản phẩm đan lát ở quận Cái Răng
14
nên ở mô hình phân tích các yếu tố nhả hưởng đến sản lượng sản xuất mùng
của làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà để xem xét xem biến đầu ra có
ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất hay không. Biến đầu ra trong mô hình thể
hiện phương thức bán hàng của cơ sở bao gồm biến đầu ra là 0 khi cơ sở chỉ
bán lẻ; biến đầu ra là 1 khi cơ sở có hình thức bán là bán lẻ và bán sỉ. Nếu cơ
sở chỉ bán lẻ cho người tiêu dùng thì điều đó chứng tỏ qui mô của cơ sở nhỏ,
nhưng giá bán sẽ cao hơn điều đó làm sản lượng tiêu thụ ít. Theo khảo sát thực
tế tại làng nghề, thông thường giá bán lẻ sản phẩm mùng cao hơn giá bán sỉ từ
3.000 đồng đến 5.000 đồng tùy cơ sở. Ngược lại các cơ sở có cả 2 phương
thức bán lẻ và sỉ sản lượng sản xuất ra phải lớn để đáp ứng nhu cầu. Điều này
khuyến khích các co sở nên mở rộng đầu ra cho mình.
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu nhằm tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho
làng nghề.
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
SWOT
Liệt kê các cơ hội (O)
1.
Liệt kê các điểm mạnh
(S)
Liệt kê các
(W)
1.
1.
2.
2.
điểm yếu
Các chiến lược (SO)
PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ
Các chiến lược (WO)
TẬN DỤNG VÀ KHẮC
PHỤC
Các chiến lược (ST)
DUY TRÌ VÀ KHỐNG
CHẾ
Các chiến lược (WT)
KHẮC PHỤC VÀ NÉ
TRÁNH
2.
Liệt kê các thách thức
(T)
Nguồn: Thông qua các lí thuyết về ma trận SWOT, tự tổng hợp thành bảng
Qua phân tích bảng ma trận SWOT, ta sẽ nhận ra được các điểm mạnh,
điểm yếu, các cơ hội và thách thức mà làng nghề đang đối mặt từ đó có sự kết
hợp để xác định hướng đi đúng đắn cho làng nghề.
Các kết hợp từ ma trận SWOT có được như sau:
Thứ nhất là các chiến lược phát triển đầu tư: Đó là sự kết hợp từ điểm
mạnh và cơ hội của làng nghề. Vận dụng các điểm mạnh mà làng nghề đang
có cộng thêm các cơ hội hiện tại mà làng nghề đang có và sẽ có đây là thuận
15
lợi rất lớn nếu biết kết hợp đúng đắn và điều này có thể được vận dụng và tạo
bước ngoặt lớn cho làng nghề.
Thứ hai là các chiến lược về tận dụng và khắc phục. Đây là sự kết hợp
giữa các điểm yếu và cơ hội của làng nghề. Tận dụng các cơ hội đang có để
phát riển song song với việc khắc phục những yếu điểm của mình giúp cho
làng nghề tồn tại và dần phát triển tốt.
Thứ ba, chiến lược duy trì và khống chế. Chiến lược này là sự kết hợp
giữa điểm mạnh và các thách thức. Duy trì những lợi thế của bản thân làng
nghề và đẩy mạnh những lợi thế này để khống chế và xóa bỏ dần các thách
thức khó khăn mà làng nghề đang đối mặt. Điều này giúp cho làng nghề đứng
vững trước những khó khăn để tồn tại và phát triển.
Cuối cùng là chiến lược khắc phục và né tránh. Đây là chiến lược khá
khó khăn bởi nó là sự kết hợp giữa hai yếu tố bất lợi của làng nghề: Điểm yếu
và thách thức. Không chỉ phải khắc phục, sửa chữa các yếu điểm mà làng nghề
còn phải né trách các thách thức, khó khăn mà mình sẽ và đang gặp phải. Làm
tốt được điều này, làng nghề sẽ dần khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường.
16
CHƯƠNG 3
TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP MAY MÙNG MỀN CỦA XÃ BÌNH HÒA HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH AN GIANG
3.1 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
3.1.1 Vị trí địa lí và dân cư
Do làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hòa thuộc huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang nên về Tình hình Kinh tế - Xã hội khái quát theo của huyện sẽ
gần gũi hơn. Song song đó làng nghề trực thuộc quản lí của phòng KTHT
huyện Châu thành nên khi khái quát về tình hình kinh tế - xã hội sẽ chọn
huyện Châu Thành để khái quát.
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Hiện nay, huyện Châu Thành có 12 xã và 1 thị trấn đó là:
-
Thị trấn An Châu
-
Xã An Hòa
-
Xã Cần Đăng
-
Xã Vĩnh Hanh
-
Xã Bình Thạnh
-
Xã Vĩnh Bình
-
Xã Bình Hòa
-
Xã Vĩnh An
-
Xã Hòa Bình Thạnh
-
Xã Vĩnh Lợi
-
Xã Vĩnh Nhuận
-
Xã Tân Phú
-
Xã Vĩnh Thành
3.1.1.2 Diện tích và dân số
Diện tích đất đai của toàn huyện Châu Thành hiện tại là 35.506 ha, trong
đó xã Bình Hoà chiếm 6,27% diện tích đất đai của toàn huyện với diện tích
2.228 ha. Cụ thể cho từng loại đất được thống kê trong bảng 3.1 dưới đây:
17
Bảng 3.1: Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính năm 2012
ĐVT: ha
Tổng số
Đất nông Đất chuyên
nghiệp
dùng
1.634
366
183
Đất chưa sử dụng
và sông suối
45
2.610
1.058
504
5,31
12,30
14,15
8,20
94,69
87,70
85,85
91,80
Xã Bình
Hoà
2.228
Xã khác
trong
huyện
33.278
29.105
% xã Bình
Hoà
6,27
% xã khác
93,73
Đất ở
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
Về dân số, toàn huyện năm 2012 có 170.817 người trong đó có 85.734
nam và 85.083 nữ. Bảng 3.2 dưới đây sẽ đề cập đến dân số của huyện Châu
Thành, về số dân nam, nữ và tốc độ tăng tự nhiên của dân số từ năm 20082012
Bảng 3.2 : Dân số trung bình theo giới tính năm 2008- 2012
ĐVT: người
2008
Tổng (người)
2009
2010
169.477 170.443 170.541
2011
2012
170.710
170.817
Nam (người)
84.908
85.499
85.612
85.690
85.734
Nữ (người)
84.569
84.944
84.929
85.020
85.083
1,17
1,15
1,14
1,12
1,10
Tỉ lệ tăng tự nhiên
dân số (%)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm
dần qua các năm, cơ cấu dân số theo giới tính tương đối cân bằng giữa nam và
nữ, điều này chứng minh huyện có mức độ bình đẳng giới tương đối ổn định.
18
3.1.1.3 Về Kinh Tế
Tổng giá trị sản phẩm GDP năm 2012 trên địa bàn huyện là 1.613.950
triệu đồng ước đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 12,8%.
Bảng 3.3: GDP trên địa bàn huyện từ năm 2008-2012
ĐVT: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
GDP
1039531
1135690
1273821
1440001
1613950
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
Nhìn chung tổng sản lượng quốc nội GDP của huyện tăng liên tục qua
các năm với tốc độ tăng theo bảng sau:
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng GDP 2008-2012
ĐVT: %
Năm
2008
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
13,36
2009
9,25
2010
12,16
2011
13,05
2012
12,08
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
Sản xuất trên địa bàn phát triển tương đối nhanh, huyện đang chuyển dần
cơ cấu giảm dần tỉ trọng nông nghiệp – thủy sản tăng dần tỉ trọng công nghiệp,
xây dựng, thương mại, dịch vụ nên từ đó tiểu thủ công nghiệp, thương mại và
dịch vụ có điều kiện để phát triển.
Bảng 3.5 Cơ cấu Kinh tế theo khu vực 2008 - 2012
ĐVT: %
2008
Cơ cấu KT theo khu vực(%)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ - Thương mại
2009
2010
2011
2012
100
100
100
100
100
49,07
44.97
40,99
43,74
40,94
9,9
10,53
13,12
12,13
12,55
41,03
44,5
45,89
44,13
46,51
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
Qua bảng 3.5 ta thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã có bước
chuyển khá tốt về giảm tỉ lệ nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, nâng cao
chuyển dịch sang phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ- thương mại.
19
GDP BQ đầu người
26941
30000
24151
25000
20000
13756
15401
17798
15000
GDP BQ đầu người
10000
5000
0
2008
2009
2010
2011
2012
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
Hình 3.1 GDP bình quân đầu người huyện Châu Thành 2008-2012
Qua biểu đồ ta thấy GDP bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng
liên tục qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 (tăng thêm 6353.000
đồng /người/ năm hay 37%) cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong thu nhập của
người dân. Đây là tín hiệu đáng mừng cho địa phương.
3.1.1.4 Về xã hội
Về kết cấu hạ tầng nông thôn huyện đang ngày càng hoàn thiện hệ thống
giao thông, tráng nhựa bê tông được 182,26 ki lô mét trên toàn huyện, đã xóa
bỏ cầu tre, cầu khỉ, bê tông trên 100 cây cầu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đi lại của người dân cũng như trong lưu thông hàng hóa.
Hiện trên toàn huyện có 13 cơ sở y tế trên 13 xã, thị trấn với 1.651
giường bệnh và 2.75 bác sĩ trên 10.000 dân. Số giường bệnh và bác sĩ đang
được huyện tăng cường tích cực qua các năm để đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh cho người dân. Trên toàn huyện chỉ có 1 phòng khám đa khoa khu vực
tại thị trấn An Châu. Điều này gây khó khăn cho nhiều người dân ở khu vực
vùng sâu vùng xa, khi có người dân gặp vấn đề trong tình trạng nguy hiểm về
sức khỏe. Theo tình hình chung thì số lượng bác sĩ với nhân viên ngành y như
hiện nay trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chửa bệnh
cho người dân, nhất là ngành dược. Hơn nữa, cán bộ tay nghề vẫn chưa thật sự
cao, cần được đào tạo thêm.
Về tình hình hoạt động Bưu điện, Trên địa bàn huyện 100% các xã đều
có điện thoại nhng do sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động trong
những năm gần đây nên số điện thoại thuê bao đã giảm khá mạnh từ 8375 thuê
bao năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn toàn huyện chỉ còn 5.500 máy.
20
Về tình hình sử dụng nước sạch, số hộ dân được sử dụng nước sạch ngày
càng tăng với 79% số hộ có nước sạch sử dụng năm 2008 đến năm 2012 số
này đã tăng thành 85%. Và toàn huyện có 167.357 người thì trong đó có
82.494 người sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 49,29%.
Chính sách xã hội trên địa bàn huyện nổi bật là các Dự án quốc gia về hổ
trợ việc làm cho người dân. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu
Thành chi biết toàn huyện năm 2012 có tổng cộng 327 dự án hổ trợ việc làm
với số tiền là 6.609 triệu đồng (nguồn) tăng 133 dự án vói số tiền tăng thêm là
564 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy rõ sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước đến việc làm cũng nh đời sống của người dân ngày một cao hơn,
cần thiết hơn.
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về giáo dục
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm học 2012-2013
Số trường mẫu giáo
Trường
21
Số trường phổ thông
Trường
50
- Tiểu học
34
- Trung học cơ sở
13
- Trung học phổ thông
Số lớp học
3
Lớp
874
- Tiểu học
512
- Trung học cơ sở
242
- Trung học phổ thông
120
Số giáo viên
Người
1.838
- Tiểu học
838
- Trung học cơ sở
680
- Trung học phổ thông
320
Số học sinh
Người
- Tiểu học
25.755
14.903
- Trung học cơ sở
7.731
- Trung học phổ thông
3.121
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012
21
Về điều kiện Giáo dục của huyện cũng được chú trọng, trên địa bàn
huyện hiện có 21 trường Mẫu giáo (14 công lập, 7 Tư thục) với 230 giáo viên,
4.673 học sinh và 143 lớp học và 88 phòng học. 50 trường học công lập ở 3
cấp Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông với tổng là 874 lớp và
1.838 giáo viên với 25.755 học sinh( Số liệu năm học 2012-2013 từ Phòng
Giáo dục & Đào tạo huyện Châu Thành & các trường THPT).
3.1.2 Sự hình thành và phát triển của làng nghề
Làng nghề TTCN may mùng mền của xã Bình Hòa được nhận quyết
định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vào ngày 11 tháng 03
năm 2013 công nhận “ Làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hòa” nằm
trên địa phận xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với việc sản
xuất kinh doanh ngành nghề mùng mền. Làng nghề ra đời từ năm 1980.
Nghề may đã có từ rất lâu đời và gắn liền với người phụ nữ Việt Nam.
Hầu hết phụ nữ đều biết đến may vá không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc
của gia đình. Sau năm 1975, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhu cầu may mặc
giảm dần, các hộ dần chuyển sang may dịch vụ các mặt hàng gắn liền với
sinh hoạt hằng ngày.
Năm 1980, do có điều kiện học hỏi và tìm tòi học hỏi mà nghề may
mùng đã được hình thành. Ban đầu chỉ có vài hộ trong khu vực tự nắm bắt và
mua nguyên liệu từ TP. HCM về để sản xuất và phân phối chủ yếu trong địa
bàn huyện và một số huyện lân cận. Do đây là một nghề tiềm năng phát triển
nên số hộ tham gia ngày càng nhiều. Thực chất ban đầu các cơ sở đầu tiên
của làng nghề đi lên từ sản phẩm là đan võng. Võng vải được đan từ những
sợi vải dài và chắc. Do tình hình sản xuất kinh doanh khá thuận lợi nên các
chủ cơ sở này không mua nguyên liệu qua trung gian nữa mà trực tiếp đi thu
mua nguyên liệu từ TP. HCM, các chủ cơ sở có điều kiện thấy những miếng
vải lớn loại may mền và những cây vải lớn để may mùng nên bắt đầu nghĩ
đến sẽ cho ra đời những sản phẩm mùng mền để sản xuất thử và đợi sự phản
hồi và chấp nhận của khách hàng. Do là sản phẩm dân dụng cần thiết nên sản
phẩm bán ra rất chạy hàng và giúp các cơ sở ăn nên làm ra và đẩy mạnh sản
xuất, phát triển cơ sở đến ngày nay.
Từ năm 2000 đến nay thì số hộ tham gia vào may mùng mền, chăn gối
ngày một nhiều do ngành nghề này tương đối không khó để học hỏi cũng như
tiến hành sản xuất kinh doanh. Tính đến nay đã có đến 37 cơ sở sản xuất,
mua bán và có khoảng 125 hộ gia đình có thành viên tham gia sản xuất gia
công thuộc 06 tổ từ tổ 50 đến 55 của ấp Phú Hóa 1 xã Bình Hòa, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang. Hiện nay thì số lượng này đang dần được nhân rộng ra
22
các địa bàn các ấp lân cận, và các xã bạn điển hình là dọc quốc lộ 91 và tỉnh
lộ 941.
Quy trình sản xuất ban đầu rất đơn giản chỉ là cắt tay và sử dụng máy
may thông thường để làm ra sản phẩm, do từ khi thành lập thì các cơ sở đa
phần là tự phát, thiếu vốn, dụng cụ thô sơ ít đầu tư trang thiết bị. Về sau, mặt
hàng được tiêu thụ mạnh tạo điều kiện cho các cơ sở tái đầu tư vào quá trình
sản xuất như: đầu tư chuyển đổi từ máy may thô sơ được thay bằng máy may
công nghiệp. Đầu tư thêm nhiều máy phun vải mùng vv.. Nhu cầu ngày càng
phát triển các thành viên trong gia đình cơ sở không thể may đáp ứng nhu cầu
kinh doanh nữa nên đã làm chủ để điều khiển kinh doanh thay vào đó, các cơ
sở đưa nguyên liệu là vải cho các lao động nhàn rỗi may gia công sản phẩm
cho cơ sở. Hầu hết các cơ sở đều có giao hàng cho các hộ gia đình khác gia
công hàng và trả tiền công theo sản phẩm. Lao động chính của nghề là các bà
nội trợ nông thôn, ngoài công việc nội trợ ra hầu hết thời gian họ giành cho
công việc may nên năng suất cũng tạm ổn định, tạo thu nhập tương đối cho
gia đình.
3.1.3 Giới thiệu về sản phẩm mùng, sản phẩm chủ lực của làng
nghề
Như đã giới thiệu ở trên thì sản phẩm đầu tiên mà các cơ sở ngày nay sản
xuất là võng. Theo nhu cầu của xã hội nên các sản phẩm như mùng, mền, áo
gối, chăn, màn, quần áo dần được sản xuất và nắm bắt thị hiếu khách hàng nên
càng ngày các cơ sở càng đổi mới sản phẩm để tạo ra các sản phẩm đa dạng về
kích thước và đẹp về mẫu mã để có thể tồn tại và phát triển trong thời buổi thị
trường phát triển.
Các sản phẩm chủ lực trong mặt bằng chung của làng nghề là mùng,
mền, chăn, áo gối và quần áo may sẵn. Có rất nhiều cơ sở trong làng nghề sản
xuất hoặc nhập thêm các mặt hàng áo gối, chăn và quần áo may sẵn để kinh
doanh hoặc chuyển hẳn sang kinh doanh chăn, quần áo may sẵn.
Do giới hạn của nghiên cứu, đề tài chỉ chọn 1 sản phẩm chủ lực của làng
nghề, sản phẩm mang nét đặc trưng nhất của làng nghề đó là sản phẩm mùng.
Và sản phẩm này cũng cho sản lượng sản xuất và tiêu thụ cao nhất trong làng
nghề.
Mùng là danh từ thông được sử dụng ở miền Nam Việt Nam đặc biệt là
khu vực ĐBSCL còn ở miền Bắc được gọi là màn.
Mùng là vật dụng thường được may bằng vải mỏng, vải lưới, hoặc vải dệt
thưa đều, thường may thành như một cái thùng không đáy. Thông thường
23
mùng được may theo hình chữ nhật tuy nhiên có thể chủ động may theo nhu
cầu của người sử dụng với kích thước đa dạng. Mùng có 4 gốc và được mắc
vào 4 gốc giường hay tường nhà, cột nhà là có thể tạo thành 1 chổ ngủ lí
tưởng, tránh được muỗi, côn trùng và bụi bẩn.
Do đặc thù địa lí tự nhiên của khu vực ĐBSCL là khu vực có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, là vùng có khí hậu nóng nên muỗi dễ dàng sinh sản nên
việc có muỗi là điều không tránh khỏi. Chưa kể đến một số tỉnh như Rạch Giá,
Bạc Liêu, Cà Mau, hay các khu vực gần đồng ruộng, mương, kênh, rạch, gần
rừng nói chung thì muỗi xuất hiện dầy đặc. Không thể ngủ nếu không có
mùng. Không chỉ những khu vực kể trên có nhiều muỗi nên cần ngủ mùng mà
hầu hết do thoái quen sinh hoạt nên mùng là vật dụng không thể thiếu ở hầu
hết tất cả các gia đình. Do đó mùng là sản phẩm bán chạy cũng như được sản
xuất kinh doanh mạnh trên địa bàn. Đặc biệt là làng nghề may mùng mền Bình
hòa có khả năng đáp ứng sản phẩm cho toàn khu vực ĐBSCL.
Sản phẩm mùng của làng nghề sản xuất có nhiều mẫu mã và kích thước
nhưng chung qui loại có thể chia ra làm 3 loại kích thước sau:
- Mùng 1 nóc: Đây là loại mùng có kích thước 1mét * 2 mét, là loại
mùng mà thường giành cho một người ngủ. Loại này thích hợp cho sinh viên
học xa nhà, thường ngủ giường tầng ở nhà trọ hay kí túc xá, hoặc dùng cho
người lao động phải ngủ canh hàng, canh nguyên vật liệu ở các nơi đang thi
công, xí nghiệp vv.. nói chung loại mùng này khá nhỏ gọn, được sử dụng ở
những nơi có diện tích nhỏ, hẹp.
Thông thường loại sản phẩm này có mẫu mã đơn giản, màu sắc thường là
một màu, không có hoa văn.
- Mùng 2 nóc: Là loại mùng có kích thước 1,6m * 2m là loại giành cho 2
người ngủ. Đây chính là loại mùng thông thường và hay được sử dụng nhất ở
các hộ gia đình.
Do xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng hàng hóa của con
người cũng được nâng cao, không chỉ thỏa mãn nhu cầu chất lượng mà các sản
phẩm được sản xuất ra còn phải đẹp về mẫu mã và tinh tế từ màu sắc đến từng
đường kim mũi chỉ. Do đó mà các mặt hàng hiện tại của các cơ sở hầu hết đều
da dạng đáp ứng hầu hết thị hiếu của khách hàng. Loại sản phẩm này có sản
lượng tiêu thụ mạnh nhất của cơ sở và cũng là loại sản phẩm có màu sắc, mẫu
mã đa dạng nhất của các cơ sở. Không chỉ đa dạng về mẫu mã, chất liệu mà cả
màu sắc cũng khiến người tiêu dùng không dễ để chọn lựa. Sau đây là mẫu sản
phẩm mùng 2 nóc.
24
- Mùng 2 nóc rưỡi là loại mùng có kích thước 1,8m *2,2m loại này chủ
yếu được tiêu thụ ở nông thôn do truyền thống gia đình thích được cha mẹ, và
các con còn nhỏ ngủ chung cho ấm cúng nên kích thước mùng khá lớn. Tương
tự như loại mùng 1,6 mét * 2 mét thì loại mùng 1,8 mét * 2,2 mét cũng rất đa
dạng về mẫu mã và màu sắc
Nhìn chung mùng được sản xuất theo công đoạn nhập vải mùng nguyên
liệu theo từng cây vải lớn, về cắt ra theo kích thước cần may rồi giao cho lao
động nhận gia công đem về nhà may. Sau khi nhận lại sản phẩm lá những cái
mùng thành phẩm thì cơ sở đóng thành gói mỗi gói 5 sản phẩm.
Còn nếu vận chuyển cho khách sỉ ở các tỉnh thì đóng bao để thuận tiện
cho việc vận chuyển.
Do đa dạng về kích thước mẫu mã nên giá cả của sản phẩm cũng đa dạng
đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng từ người lao động có thu nhập thấp
đến người dùng kén chọn từ hình thức đến chất liệu.
Giá cả giữa các cơ sở trong làng nghề nhìn chung vẫn chưa thống nhất do
đó gây khó khăn cho một số cơ sở nhỏ.
3.2.4 Các doanh nghiệp tham gia trong làng nghề và tính hợp tác
của các doanh nghiệp với nhau
Làng nghề có tổng cộng 37 cơ sở tham gia vào sản xuất kinh doanh
trong đó chủ yếu thuộc khu vực ấp Phú Hòa 1 (chiếm 32/37 cơ sở). Do làng
nghề trực thuộc quản lí của phòng KTHT huyện Châu Thành nên số liệu về
sản lượng tiêu thụ và giá hàng hóa cũng như giá cố định của sản phẩm được
cán bộ của phòng KTHT huyện Châu Thành thu thập và xử lí hàng tháng.
Đây cũng là một nguồn số liệu khá chính xác và gần gũi với đề tài.
Khảo sát thực tế khi phỏng vấn thu mẫu, hiện tại chỉ có 28 cơ sở tham
gia vào sản xuất may mùng, 9 cơ sở còn lại đã chuyển dần và chuyển hẳn
sang kinh doanh quần áo may sẵn. Do sự cạnh tranh khá cao bởi các cơ sở
sản xuất lâu năm, có nguồn nguyên liệu ổn định với giá thấp, kinh nghiệm
cao về vận chuyển hàng hóa, đầu ra, hình thức kinh doanh nên giúp giá thành
sản phẩm rẻ hơn. Một số cơ sở ra sau, vốn ít, đầu ra chưa ổn định vv.. không
thể đứng vững nên phải chuyển sang loại hình kinh doanh khác để tồn tại và
phát triển.
Về tính hợp tác giữa các cơ sở trong làng nghề với nhau nhìn chung cũng
còn lõng lẽo và sự tương trợ hay hợp tác giữa các cơ sở trong cùng làng nghề
chưa cao. Các cơ sở do cùng sản xuất giống nhau về mặt hàng nên sự cạnh
25
tranh và giành khách hàng với nhau là điều không thể tránh khỏi, tuy diễn ra
âm thâm nhưng khá gay gắt.
3.3 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ
3.3.1 Khái quát về tình hình sản xuất
3.3.1.1 Các yếu tố đầu vào
Khi nói đến yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp hay một cơ sở sản
xuất ta thường nghĩ ngay đến các yếu tố: con người, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị, vốn, thông tin, vv… Và thực tế các yếu tố đầu vào của các cơ sở trong
làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà cũng vậy. Các yếu tố đầu vào cần
phân tích là:
a. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm là yếu tố khá quan
trọng trong quá trình sản xuất. Bởi nguyên vật liệu có tốt, cung cấp đủ, đúng,
kịp thời về số lượng, chất lượng và giá cả thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt
được tiêu chuẩn về sản lượng và chất lượng. Do nhận thức được tầm quan
trọng của nguyên vật liệu (chủ yếu là vải để may mùng) mà các cơ sở thường
tực tiếp tìm nguyên liệu để tự cơ sở kiểm tra về chất lượng cũng như giá cả
vv..
Nguyên vật liệu chính của sản phẩm mùng là vải mùng, chỉ may và ren
kết viền mùng.
+ Vải mùng: Vải mùng là nguyên liệu chính để sản xuất ra được sản
phẩm mùng. Vải mùng hiện nay khá đa dạng về chất liệu, màu sắc và kết cấu
vải.
Chính sự đa dạng như trên cũng làm cho sự chênh lệch về giá nguyên vật
liệu. Điều này cũng đòi hỏi sự nhạy bén và tinh tế của chủ cơ sở khi quyết
định chọn các loại vải cho cơ sở mình thực hiện sản xuất, kinh doanh.
+ Chỉ may: Nguyên liệu này hoàn toàn là của lao động gia công chịu
trách nhiệm về việc chọn lựa loại chỉ và chi trả cho chi phí mua chỉ may này.
Do chi phí này đã được các chủ cơ sở tính kèm vào phần giá lao động thuê khi
hoàn thành một sản phẩm. Đây là một khó khăn cho quá trình sản xuất đạt
hiệu quả cao. Bởi lẽ, khi lao động muốn tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập khi
hoàn thành được sản phẩm thì họ sẽ chọn mua loại chỉ có giá rẻ, chất lượng sẽ
không cao, điều này có thể gây “mục chỉ” làm sản phẩm mùng chất lượng
không tốt như kì vọng của chủ cơ sở và người tiêu dùng.
+ Ren kết viền mùng: Đây chỉ là nguyên liệu thứ yếu trong quá trình
sản xuất bởi không phải 100% sản phẩm sản xuất ra đều sử dụng ren viền để
26
kết vào mùng mà điều này phụ thuộc vào thiết kế của chủ cơ sở cho lao động
thực hiện.
Nhìn chung hầu hết nguyên vật liệu (bao gồm vải mùng và ren viền)
được cơ sở mua từ các công ty dệt trên TP.HCM. Cũng có các cơ sở nhỏ lẻ
mua nguyên liệu qua trung gian là các thương lái đến tận cơ sở ghi đơn hàng.
Hình thức thanh toán và cụ thể phương thức giao dịch sẽ được đề cập chi tiết ở
chương 4.
b. Yếu tố lao động
Do đặc thù của làng nghề là sản xuất bán thủ công, sử dụng các máy
móc đơn giản để tạo ra sản phẩm nên lực lượng lao động tham gia khá đông
(trên 300 lao động). Cũng do đặc thù của nghề cần sự khéo léo và tỉ mỉ nên
hầu hết lao động là nữ (chiếm trên 90%). Lao động là nhân tố tác động trực
tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm nên chất lượng lao động cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
c. Yếu tố vốn
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định qui mô, khả năng hoạt động sản
xuất của cơ sở nên vốn là vấn đề được quan tâm không kém các yếu tố đầu
vào khác bởi không cơ sở nào có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
mà không có vốn.
3.3.2 Khái quát về tình hình tiêu thụ của làng nghề
3.3.2.1 Về kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ sản phẩm là tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và
người bán lẻ, thông qua đó hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trên thị trường.
Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp.
-Kênh tiêu thụ trực tiếp:
Với hình thức này cơ sở sản xuất kiêm luôn nhà bán hàng và họ tận dụng
cửa hàng để giới thiệu sản phẩm kiêm luôn bán hàng.
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Nguồn: tự tổng hợp từ lí thuyết về kênh tiêu thụ trực tiếp
Hình 3.2: Kênh tiêu thụ trực tiếp
Ưu điểm: Thông qua kênh tiêu thụ trực tiếp, cơ sở đã giảm được chi phí
cho mình do các sản phẩm sản xuất ra được đưa nhanh vào tiêu thụ và cơ sở
27
trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng nên hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng, của thị trường, tình hình giá trên thị trường từ đó có điều kiện để gây uy
tín với khách hàng và có những chiến lược phát triển về sản phẩm cũng như
phương thức kinh doanh riêng.
Nhược điểm của hình thức này là hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ
chậm, cơ sở phải quan hệ với nhiều khách hàng.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp:
Nhà sản xuất
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người bán lẻ
Đại lí
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Nguồn tự tổng hợp từ các lí thuyết về kênh tiêu thụ gián tiếp
Hình3.3: Kênh tiêu thụ gián tiếp
Với kênh tiêu thụ gián tiếp này các cơ sở cung cấp hàng hóa của mình
cgo hị trường qua người trung gian, trong kênh này ngườ bán trung gian có
vai trò rất quan trọng.
Kênh I: Gồm một nhà trung gian gần với người tiêu dùng nhất.
28
Kênh II: Gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể là
ngời bán buôn hoặc người bán lẻ.
Kênh III: Gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có
nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ.
Thông qua kênh tiêu thụ gián tiếp này, khối lượng lớn hàng hóa được
các cơ sở sản xuất bán cho các nhà buôn, sau đó hàng hóa sẽ được phân phối
đến các nhà bán lẻ và cuối cùng là được bán đến tay người tiêu dùng.
Ưu điểm của hình thức này là cơ sở có thể trong một thời gian ngắn bán
được một khối lượng lớn hàng hóa và thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi
phí nhà kho, bảo quản vv…
Nhược điểm: Do không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là người tiêu
dùng nên việc nắm bắt thị trường của hình thức này rất kém. Song song đó là
thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài làm cho chi phí tiêu thụ tăng và cơ sở
sản xuất khó kiểm soát được khâu tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ hiện tại của làng nghề thông qua cả 2 kênh trực tiếp và
gián tiếp.
Về kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: Đó là đối với các cơ sở chỉ chọn
cho mình hình thức bán lẻ (6 cơ sở), các cơ sở sản xuất mùng mền và trực
tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng tại cơ sở.
Về kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp: Trong qui mô của làng nghề hiện
tại thì kênh tiêu thụ gián tiếp kênh I đang được áp dụng. Thường hàng hóa cơ
sở sản xuất ra được bán cho người bán lẻ rồi được bán cho người tiêu dùng.
Còn lại đa số các cơ sở đều chọn cho mình cả 2 kênh tiêu thụ sản phẩm là cả
trực tiếp bà gián tiếp.
Chưa có số liệu thống kê về số sản phẩm của làng nghề bán cho khách
du lịch nhưng vào các mùa lễ hội của tỉnh, du khách và khách hành hương
Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn có ghé các cơ sở để mua sắm mùng, mền và
các sản phẩm của làng nghề cho nhu cầu gia đình và làm quà tặng người
thân, bạn bè. Qua đây cho thấy các sản phẩm của làng nghề thực sự có thu
hút khách du lịch bởi thông thường khách đến An Giang vào các dịp lễ, tết
không chỉ là du khách đến từ các tỉnh ở khu vưc ĐBSCL mà còn có du khách
đến từ TP.HCM, và các tỉnh Đông Nam Bộ nên với thế mạnh làng nghề nằm
trên và gần trục quốc lộ 91 là một yếu tố thuận lợi giúp các du khách có thể
dễ dàng ghé tham quan và mua sắm tại cơ sở nếu như làng nghề có thể tạo
dựng và khẳng định cho mình một thương hiệu mùng mền có tên tuổi trên thị
trường.
29
3.3.2.2 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định cho đầu ra của sản phẩm. Làng nghề cần quan tâm đến việc mở
rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa.
Theo kết quả điều tra, hiện tại làng nghề chỉ bán sản phẩm trong nước
và chủ yếu là khu vực ĐBSCL đặc biệt là tại tỉnh An Giang với các tỉnh có
mức tiêu thụ mạnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh vv…
Có 2 hình thức tiêu thụ hiện tại của làng nghề là bán lẻ cho người tiêu
dùng và bán sỉ cho các cơ sở kinh doanh khác.
Nhìn chung do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
khó tính ở khu vực có mức sống cao như TP.HCM nên sản phẩm chỉ tập
trung tiêu thụ ở khu vực ĐBSCL. Do đó nếu chịu đầu tư, cải tiến sản phẩm,
hàng hóa của làng nghề có thể sẽ mở rộng thị trường ra khỏi khu vực mà
trước mắt là thị trường đầy tiềm năng: TP.HCM.
Ngoài ra, tiềm năng của làng nghề không chỉ ngừng lại trong nước mà
còn có thể phát triển ra các nước lân cận như Lào và Campuchia bởi hiện tại
làng nghề đã có sản phẩm chăn được xuất sang Campuchia. Nếu tìm được
hướng đi đúng đắn, làng nghề sẽ có thể xuất khẩu cả mùng và mền sang các
nước bạn để đẩy mạnh tiêu thụ cho làng nghề và phát triển giúp làng nghề lên
một đỉnh cao, một tầm cao mới.
3.3.2.3 Phân tích sản lượng tiêu thụ và doanh thu sản phẩm mùng của
cả làng nghề từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
a. Sản lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ của làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà được
thu thập hàng tháng bởi phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành, do đó sản
lượng tiêu thụ được thu thập khá chính xác và phản ánh rõ tình hình kinh
doanh của làng nghề khách quan và kịp thời nhất.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ của cả làng nghề là tổng hợp về sản
lượng tiêu thụ của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Sản
lượng tiêu thụ phản ánh cụ thể nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của
làng nghề. Cụ thể về sản lượng tiêu thụ mùng của làng nghề, phân tích bảng
3.8 về sản lượng bình quân theo tháng của làng nghề từ năm 2010 đến tháng 6
năm 2013 như sau:
30
Bảng 3.8: Tổng hợp về sản lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng sản phẩm
mùng của làng nghề từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: sản phẩm
Sản lượng bình
quân theo
tháng
Sản lượng
tháng cao
nhất
Sản lượng
tháng thấp
nhất
Năm 2010
31.000
39.000
27.000
Năm 2011
40.415
45.000
31.200
Năm 2012
62.848
66.960
59.670
6 T đầu năm 2013
83.127
94.500
76.590
Nguồn: tổng hợp từ sản lượng tiêu thụ hàng tháng của làng nghề thông qua Phòng
Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2012
Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của làng nghề đã có bước tăng trưởng khá
tốt, sản lượng bán ra ngày một nhiều hơn. Mức tăng sản lượng tiêu thụ này là
tín hiệu đáng mừng cho các cơ sở trong làng nghề tiếp tục giữ nghề và đẩy
mạnh phát triển thương hiệu của làng nghề ra khỏi khu vực.
Sản lượng bình quân theo tháng qua các năm ngày một có bước tăng
trưởng khá tốt. Nhìn vào bảng sản lượng tiêu thụ bình quân có thể nhận xét,
mức bán ra bình quân theo tháng của làng nghề tăng liên tục, sản lượng bán ra
của năm sau cao hơn năm trước, và tốc độ tăng ngày một có khoảng cách xa
hơn. Phân tích cụ thể dựa vào bảng 3.8 như sau:
Năm 2010, sản lượng bình quân hàng tháng của làng nghề là 31.000 sản
phẩm. Tương ứng mỗi ngày làng nghề bán được trên 1000 cái mùng. Đây là
một mức bán có thể nói là khá cao so với qui mô của làng nghề lúc bấy giờ.
Trong năm 2010, mức bán ra của làng nghề vào tháng cao nhất là tháng 2
với 39.000 sản phẩm và tháng thấp nhất làng nghề tiêu thụ được 27.000 vào
tháng 4. Mức chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhấp là 12.000 sản
phẩm tức bằng 30,77%, mức chênh lệch này khá cao, cho thấy sản lượng tiêu
thụ của làng nghề còn có sự chênh lệch khá cao. Tuy nhiên nhòn chung, sản
lượng tiêu thụ mùng của làng nghề trong năm 2010 ở các tháng còn lại khá ổn
định, xoay quanh mốc 28.000-30.000 sản phẩm trên tháng.
Không ngừng lại ở mức tiêu thụ bình quân 31.000 sản phẩm một tháng
năm 2010, sản lượng tiêu thụ bình quân của năm 2011 là 40.415 sản phẩm trên
tháng tăng bình quân 9.415 sản phẩm trên tháng tức bằng tăng 30,37%. Bình
quân mỗi ngày làng nghề bán được trên 1.347 sản phẩm. Điều này cho thấy,
31
làng nghề đã mở rộng qui mô hoạt động để tìm thêm khách hàng, tìm thêm
đơn hàng từ các tỉnh. Phân tích cụ thể về tình hình tiêu thụ các tháng trong
năm 2011 cho thấy sản lượng tiêu thụ trong năm 2011, ở tháng cao nhất là
45.000 vào tháng 5,6,7,8 và tháng 11, sản phẩm và tháng thấp nhất là 31.200
sản phẩm vào tháng 3, chênh lệch 44,23%. Sở dĩ có mức chênh lệch này bởi
làng nghề có hình thức bán cả sỉ và lẻ. Thông thường, theo cả khảo sát trực
tiếp cho thấy lượng khách sỉ đặt hàng của làng nghề khá ổn định, nên phần
chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ của các tháng một phần lo do lượng khách
lẻ làm tăng sản lượng bán ra (cả cho năm 2010, 2012).
Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm mùng trong năm 2010 là 372.000 sản
phẩm và sang năm 2011 tổng sản lượng tiêu thụ của năm là 484.976 sản phẩm
nghĩa là tăng 112.976 sản phẩm tức bằng 30,37 %. Tại mức sản lượng tiêu thụ
năm 2011 đã cho thấy được khả năng tiêu thụ của làng nghề là có nhiều tiềm
năng để phát triển, đẩy mạnh hơn nữa.
Không ngừng lại ở mức tiêu thụ bình quân 31.000 sản phẩm một tháng
năm 2010 và 40.415 sản phẩm một tháng năm 2011, sang năm 2012 mức tiêu
thụ này là 62.848 sản phẩm. Nếu so sánh mức tiêu thụ giữa năm 2012 với năm
2010 thì có thể nhận thấy chỉ cách 1 năm nhưng sản lượng tiêu thụ của làng
nghề đã tăng lên hơn 2 lần tức hơn 200%.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ của làng nghề trong các tháng đầu năm
khá cao và giảm nhẹ dần về cuối năm. Qua 3 năm 2010,2010 và năm 2012 thì
năm 2012 là năm có sản lượng tiêu thụ bình quân tháng ổn định nhất với sản
lượng bán ra tháng cao nhất là 66.960 sản phẩm và tháng thấp nhất là 59.670
sản phẩm, chỉ chênh lệch 12,2%, và cụ thể từng tháng chênh lệch nhau cũng
không lớn, qui chung về sản lượng bình quân tháng của năm 2012 xoay quanh
mức 59.670-66.960 sản phẩm.
Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2012 là 754.170 sản phẩm tăng 269.194 sản
phẩm (55,5%) so với năm 2011 và tăng 382.170 sản phẩm (tức 202,73%) so
với năm 2010. Mức sản lượng tiêu thụ của năm 2012 không chỉ ổn định và các
tháng mà còn có mức tăng trưởng rất tốt so với 2 năm trước đó. Điều này đã
và đang khẳng định khả năng và năng lực của làng nghề ngày một tốt hơn.
Qua đó cũng thấy được rằng, làng nghề đã thành công khi mở rộng vị trí kinh
doanh ra khỏi khu vực, không chỉ sản xuất và bán ra cho người dân địa
phương như khi mới thành lập, mà làng nghề đã mở rộng kinh doanh ra các
tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL. Đây đã cho thấy bước ngoặt khá ấn tượng
trong quá trình hình thành và phát triển của làng nghề. Chưa dừng lại ở đó,
sang những tháng đầu năm 2013 mức tiêu thụ của làng nghề đã tăng lên một
32
bước đáng mừng cụ thể bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm 2013,
làng nghề tiêu thụ được 83.127 sản phẩm.
100000
90000
80000
Sản lượng BQ Tháng
năm 2010
70000
Sản lượng BQ Tháng
năm 2011
60000
50000
Sản lượng BQ Tháng
năm 2012
40000
30000
Sản lượng BQ Tháng
năm 2013
20000
10000
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
Nguồn số liệu thu thập từ phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành
Hình 3.4: Sản lượng tiêu thụ của làng nghề
Do năm 2013 vẫn chưa kết thúc và số liệu chỉ thu thập được trong 6 tháng đầu
năm nên không thể phân tích tổng sản lượng tiêu thụ năm giữa các năm,
nhưng qua sản lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013, cũng đã phần nào
phản ánh được khả nảng cung ứng hàng hóa trên thị trường của làng nghề
đang mở rộng nhanh và mạnh mẽ.
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của làng nghề tăng từ 76.590
sản phẩm vào tháng 1 thì đến tháng 6, sản lượng tiêu thụ này là 94.500 sản
phẩm, mức tăng 23,4%.
b. Doanh thu của làng nghề
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh được tổng số tiền mà làng nghề nhận
được từ việc bán hàng hóa. Doanh thu phản ánh được sản lượng tiêu thụ và giá
bán của sản phẩm.
Bảng 3.9 Doanh thu tổng và bình quân của làng nghề qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Năm
2010
2011
2012
Tổng doanh thu cả năm
11.350
16.976
37.709
Doanh thu bình quân tháng
945,83 1.414,67 3.142,42
2013
/
4.156,4
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành
33
Phân tích chung về doanh thu của làng nghề:
Năm 2010, doanh thu sản phẩm mùng của làng nghề là 11.350 triệu
đồng. Doanh thu trong năm 2010 đạt mức trên 11 tỷ dồng là điều khá đặc biệt
và hứa hẹn nhiều kì vọng của các cơ sở trong làng nghề
Năm 2011, doanh thu sản phẩm mùng của làng nghề là 16.974 triệu
đồng. Tăng 5.624 triệu đồng (49,6%), mức tăng doanh thu này được giải thích
bởi sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ (đã phân tích ở phần trước) cộng với
việc giá bán của sản phẩm cũng ngày một tăng, có giá trị hơn trên thị trường.
Năm 2012, doanh thu của làng nghề là 37.709 triệu đồng. Tăng 20.735
triệu đồng (tương ứng 222,2%) so với năm 2011 và tăng 26.359 triệu đồng
(tương ứng 332,24%) so với năm 2010. Doanh thu của làng nghề tăng cao như
vậy cho thấy làng nghề đã có bước tiến khá tốt cho hoạt động bán hàng của
mình.
Phân tích doanh thu của cả năm chỉ phân tích được 3 năm 2010, 2011,
2012 còn năm 2013 chưa đủ dữ liệu vì chỉ có dữ liệu của 6 tháng đầu năm.
Hình 3.5 dưới đây thể hiện doanh thu của làng nghề từ 2010 đến tháng 6 năm
2013.
5000
4500
4000
DT hằng tháng năm
2010
3500
3000
DT hằng tháng năm
2011
2500
2000
DT hằng tháng năm
2012
1500
1000
DT hằng tháng năm
2013
500
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
Nguồn số liệu thu thập từ phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành
Hình 3.5: Doanh thu của làng nghề 2010-tháng 6 năm 2013
Phân tích doanh thu cụ thể từng tháng của làng nghề cho thấy doanh thu
bình quân theo tháng của làng nghề, cũng như sản lượng tiêu thụ, doanh thu
của sản phẩm mùng khá ổn định và tăng trưởng khá tốt. Cộng thêm việc giá
hàng hàng được định giá bán ngày càng cao. Là nguyên nhân dẫn đến doanh
thu của làng nghề ngày một cao hơn.
34
So sánh doanh thu cùng một tháng giữa các năm cho thấy, doanh thu của
làng nghề năm trước luôn thấp hơn năm sau, nghĩa là số tiền bán sản phẩm
mùng của làng nghề ngày một nhiều hơn.
Doanh thu năm 2010: Doanh thu trong năm này tương đối ổn định doanh
thu bình quân tháng của năm 2010 là 945,83 triệu đồng và doanh thu thực tế
các tháng cũng không chênh lệch cao. Doanh thu của tháng cao nhất và tháng
thấp nhất chênh lệch 520 triệu đồng, các tháng còn lại có doanh thu xoay
quanh cột mốc doanh thu bình quân 945,83 triệu đồng.
-
Doanh thu năm 2011: Nhìn chung, doanh thu các tháng trong năm 2011
cao ở các tháng từ tháng 5 đến tháng 8 với doanh thu hàng tháng lên đến 1.575
triệu đồng. Doanh thu bình quân theo tháng của năm 2011 là 1.14,67 triệu
đồng và chính các tháng 5, 6, 7, 8 đã bù đắp doanh thu của các tháng 1. 9, 10
với mức doanh thu dưới 1.300 triệu nên đã làm cho doanh thu của làng nghề
trong năm 2011 vẫn có mức tăng trưởng tốt so với năm 2010
-
Doanh thu năm 2012: Doanh thu bình quân tháng của năm này là
3.142,42 triệu đồng, tăng. Doanh thu trong năm 2012 khá ổn định nên sự
chênh lệch giữa doanh thu các tháng và doanh thu bình quân không có sự
chênh lệch nhiều. Nhìn chung, so với năm 2011, doanh thu bình quân tháng
năm 2012 tăng 1.727,75 triệu đồng và so với năm 2010 mức tăng này là
2.196,59 triệu đồng.
-
Doanh thu năm 2013: Mặc dù số liệu thu thập của năm chỉ có 6 tháng
nhưng qua 6 tháng đó có thể nhận định về qui mô hoạt động của làng nghề đã
có bước phát truển mạnh mẽ đặc biệt là vào năm 2013 này bởi không chỉ như
phần sản lượng tiêu thụ đã phân tích, doanh thu của làng nghề năm nay đã có
bược tăng mạnh mẽ, về doanh thu bình quân theo tháng của năm 2013 tăng
3.210,57 triệu đồng so với năm 2010, 2.741,73 triệu đồng so với năm 2011, và
tăng 1013,98 triệu đồng so với năm 2012. Mức tăng này thật sự là tín hiệu tin
cậy và đáng mừng cho các cơ sở trong làng nghề bởi quyết định tham gia vào
làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hòa.
-
35
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT SẢN PHẨM MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TTCN MAY
MÙNG MỀN BÌNH HOÀ
4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ TRONG LÀNG NGHỀ
4.1.1 Phân tích tình hình tố chức sản xuất của các hộ sản xuất trong
làng nghề
4.1.1.1 Các thông tin về chủ hộ
Toàn xã Bình Hòa có tổng cộng có 21.166 người trong đó có 10.539
nam và 10.627 nữ (2012). Hiện tại có 125 hộ tham gia vào sản xuất mùng
mền, chăn, nệm cho làng nghề với hơn 350 lao động.
a. Trình độ học vấn
Chủ hộ sản xuất là người quyết định mọi hoạt động liên quan đến sản
xuất sản phẩm và kinh doanh tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, trình độ và thâm niên
của chủ hộ càng cao thì năng lực sản xuất của cơ sở càng lớn và tiềm năng
phát triển của cơ sở càng cao. Trình độ học vấn của chủ hộ quyết định những
tính toán và sự linh động trong nắm bắt nhu cầu của thị trường
Bảng 4.1: Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ cơ sở trong làng
nghề
Tần số
Tỷ lệ
Trình độ học vấn
100%
- Không biết chữ
0
0%
- Tiểu học
5
23,8%
- Trung học cơ sở
8
38,1%
- Trung học phổ thông
8
38,1%
Trình độ chuyên môn
100%
- Không qua đào tạo
- Có qua đào tạo
21
100%
0
0%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
Trình độ học vấn của chủ các cơ sở trong làng nghề nhìn chung không
cao mặc dù không có chủ cơ sở nào không biết chữ nhưng trình độ học vấn chỉ
ở mức cấp 1, chủ yếu là lớp 5 với 5 người tươnng ứng 23,8%, cấp 2 là 8 người
36
và cấp 3 là 8 người tương ứng 38,1% đồng thời không có chủ cơ sở nào được
đào tạo trên Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học. Trình độ học vấn là yếu tố đến
các quyết định trong kinh doanh của chủ cơ sở. Trình độ học vấn của chủ cơ
sở càng cao sẽ giúp chủ cơ sở có những nhận định đúng đắn về thị trường, tiếp
thu thông tin một cách chính xác và linh động. Đồng thời trình độ học vấn cao
sẽ giúp các chủ cơ sở giao thiệp rộng với cả đầu vào nguyên liệu và khách
hàng đầu ra của sản phẩm. Song song với học vấn thì trình độ chuyên môn
cũng khá quan trọng trong sản xuất, kinh doanh. 100% chủ các cơ sở trong
làng nghề chưa qua bất kì lớp đào tạo chuyên ngành nào về ngành may mùng
hay lớp về Marketing, Quản trị, hình thức đào tạo liên quan đến ngành nghề
hiện tại. Thay vào đó là kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sản xuất chủ yếu
có được nghề truyền nghề, còn kinh nghiệm kinh doanh thường do năng khiếu
của mỗi người.
b. Giới tính của chủ hộ
Chủ hộ của các cơ sở trong làng nghề đa phần là nam giới với tỉ lệ 13/21
cơ sở là nam.
Bảng 4.2: Thống kê giới tính của chủ cơ sở trong làng nghề
Tần số
Tỉ lệ
Chủ hộ là nam
13
61,9%
Chủ hộ là nữ
8
38,1%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
Giới tính của chủ hộ trong làng nghề chủ yếu là nam bởi do đặc điểm của
làng nghề là ở khu vực nông thôn nên quan niệm nam giới làm chủ sẽ có lợi
thế hơn trong việc liên hệ về thủ tục, giấy tờ của cơ sở, về vay vốn, cũng như
các vấn đề về trực tiếp liên hệ vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa.
c. Tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ như đã đề cập phản ánh số tuổi hiện tại của chủ hộ trong
thời gian thực hiện nghiên cứu. Tuổi của chủ hộ càng cao thì kinh nghiệm
sống, kim nghiệm làm việc và khả năng nhận xét về tình hình sản xuất kinh
doanh sẽ khách quan hơn chủ cơ sở có tuổi đời trẻ hơn. Tuy nhiên, trong nền
kinh tế thị trường ngày nay, với những tiến bộ của thông tin liên lạc, phương
tiện truyền thông, cộng với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, những
người trẻ tuổi thường nhạy bén hơn trong việc nắm bắt và tìm kíếm thị trường
37
mới. Cho nên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở không chỉ được đo
lường thông qua số tuổi của người chủ cơ sở.
Bảng 4.3: Thống kê nhóm tuổi của chủ co sở trong làng nghề
Tần số
Tỉ lệ
Tuổi của chủ hộ từ 20-30 tuổi
1
4,76%
Tuổi của chủ hộ từ 31-40 tuổi
10
47,62%
Tuổi của chủ hộ từ 41-50 tuổi
9
42,86%
Tuổi của chủ hộ > 50 tuổi
1
4,76%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
d. Thâm niên của chủ cơ sở
Thâm niên của chủ cơ sở phản ánh số năm tham gia vào nghề may mùng
của chủ cơ sở. Bảng 3.4 phản ánh thâm niên của các chủ cơ sở trong làng nghề
Bảng 3.4: Thống kê thâm niên tham gia nghề của các cơ sở trong làng nghề
Tần số
Tỉ lệ
Thâm niên của chủ hộ thấp hơn hoặc bằng 5 năm
7
33,33%
Thâm niên của chủ hộ từ 6 đến 10 năm
9
42,86%
Thâm niên của chủ hộ từ 11 đến 15 năm
4
19,05%
Thâm niên của chủ hộ trên 15 năm
1
4,76%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
Thâm niên của các chủ cơ sở tập trung nhiều nhất là ở khoảng 6 đến 10
năm. Thâm niên phản ánh sự gắn bó của chủ cơ sở với nghề. Khi nhắc đến
thâm niên, thường hay nghĩ ngay đến thâm niên càng cao sẽ giúp cho cơ sở
càng có qui mô lớn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh sẽ cao, nhưng thực tế có
những chủ cơ sở có thâm niên đến 18 năm nhưng sản lượng sản xuất, qui mô
cơ sở lại không băng cơ sở có thâm niên chỉ 8 năm. Bởi thâm niên chỉ phán
ánh được thế mạnh về kinh nghiệm sản xuất, thông thạo trong quá trình sản
xuất, kinh doanh còn việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất có
hiệu quả, điều khiển, vận hành cơ sở một cách tốt nhất thì phụ thuộc vào khả
năng của chủ cơ sở.
38
4.1.1.2 Khái quát về tình hình lao động tham gia trong làng nghề
Về tình hình lao động tham gia trong làng nghề hầu hết là các lao động
được chủ cơ sở thuê để gia công mùng mền từ nguyên liệu thành thành phẩm
rồi giao lại cho chủ cơ sở để nhận tiền công theo số sản phẩm gia công được.
Do đề tài nghiên cứu có giới hạn nên chỉ thu thập số liệu trực tiếp từ các
chủ cơ sở sản xuất kinh doanh mùng mền mà không thể phỏng vấn trực tiếp
lao động tham gia trong làng nghề. Nhưng qua thông tin từ chủ cơ sở có thể
khái quát về tình hình lao động trong làng nghề như sau:
Hầu hết lao động trong làng nghề là những bà nội trợ trong gia đình,
ngoài thời gian nội trợ và chăm sóc gia đình ra, thời gian còn lại họ dùng để
gia công mùng mền để tăng thu nhập cho gia đình.
Do là lao động nông thôn nên trình độ học vấn của lao động thường
không cao và 100% lao động trong làng nghề chưa từng qua một lớp đào tạo
nào về nghề may mùng, mền cũng như bất kì lớp dạy nghề hay khóa tập huấn
nào liên quan đến kỹ thuật hoặc nâng cao tay nghề cho người lao động. Thông
thường các lao động tham gia nhờ vào sự giới thiệu của người thân, bạn bè
hoặc các chị em phụ nữ trong cùng xóm vv…Do tay nghề của lao động chưa
qua đào tạo mà chỉ “học lõm” từ người khác nên chất lượng lao động nhìn
chung là không ổn định, sản xuất ra các sản phẩm một cách gập khuôn, máy
móc. Sản phẩm sản xuất ra không sinh động và thật sự đặc biệt. Khi được hỏi,
trong tương lai, các chủ cơ sở có muốn cho lao động của cơ sở tham gia lớp
tập huấn hay dạy nghề để nâng cao tay nghề không thì có 14/21 cơ sở trả lời là
có bởi các lao động trong làng nghề đều muốn nâng cao năng suất cũng như
chất lượng các sản phẩm mà mình tạo ra. Số còn lại trả lời không bởi họ sợ tốn
chi phí cho lao động trong việc đào tạo và sợ ảnh hưởng đến thời gian của lao
động. Do đó, để nâng cao tay nghề của người lao động nhằm tăng thu nhập
cũng như chất lượng lao động cho làng nghề thì việc cần có các chính sách của
Nhà nước và địa phương hỗ trợ cho người lao động là điều cấp thiết. nên việc
cần mở các lớp học nghề cho lao động là điều cấp thiết để ổn định được chất
lượng sản phẩm.
Về thu nhập của người lao động. Do lao động nhận lương theo số sản
phẩm mà lao động làm ra nên tiền lương nhận được sẽ tỉ lệ thuận với số sản
phẩm sản xuất. Lao động làm ra được nhiều sản phẩm thì được trả nhiều tiền
hơn. Nhưng hầu hết lao động đều nhận về nhà để gia công nên thời gian tập
trung cho may sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như công việc
gia đình, việc đột xuất vv.. điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của họ.
Một vấn đề nữa là thu nhập của lao động còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình
39
hình kinh doanh của cơ sở. Ví dụ như vào các tháng chạy hàng (cuối năm và
đầu năm), đây là khoảng thời gian bán chạy nhất của các cơ sở, nên cơ sở sẽ
yêu cầu lao động may nhiều sản phẩm hơn để kịp cho kinh doanh cũng chính
vì thế nên thu nhập của lao động trong thời gian này sẽ cao hơn. Ngược lại,
khi cơ sở bán chậm hàng theo đó thu nhập của lao động cũng vì thế mà giảm
lại do không may được nhiều sản phẩm.
Có sở có thuê lao động cao nhất là 20 người, cơ sở có thuê số lao động ít
nhất là 6 người. Số lao động này có thể chủ động thay đổi chổ làm do không
hề kí kết với chủ cơ sở bất kì một hợp đồng lao động nào nhưng hầu hết do
mối thâm tình, quan hệ ổn định, dài lâu nên gần như lao động là cố định cho
các cơ sở.
Nhìn chung thu nhập của người lao động trong làng nghề khá ổn định bởi
sản lượng tiêu thụ của các cơ sở nhìn chung khá ổn định trừ những biến động
của các tháng mưa (ít hơn), tháng cận tết (cao hơn) nhưng không thật sự quá
nhiều. Điều này làm cho lượng hàng lao động nhận gia công hàng ngầy khá ổn
định nếu lao động có thể chủ động được thời gian giành cho gia công sản
phẩm. Cụ thể khi lao động giành toàn thời gian để may có thể thu nhập sẽ cao
hơn rất nhiều. Nhưng do đặc thù về lao động đã phân tích thì lao động chỉ có
thể tham gia sản xuất sau khi hoàn tất công việc nội trợ và công việc gia đình.
Ngoài ra một điểm khó của lao động trong làng nghề là phụ thuộc vào
quá trình sản xuất nông nghiệp nghĩa là các lao động có gia đình trồng lúa, khi
đến vụ mùa, họ hoàn toàn không có thời gian để tham gia sản xuất mùng mền,
do đó thu nhập của lao động trong thời gian này hoàn toàn không có và điều
này không chỉ ảnh hưởng đến lao động mà ảnh hưởng của nó rất lớn đến các
cơ sở. Bởi nếu tất cả lao động đều ngưng hoạt động sản xuất hàng hóa cho cơ
sở thì cơ sở sẽ không thể nhận đơn hàng của khách sỉ do hàng hóa ít được dự
trữ mà chỉ sản xuất theo nhu cầu bán ra hàng tháng. Đây là một trong những
khó khăn của làng nghề cần được giải quyết.
4.1.1.2 Vốn sản xuất
Vốn là yếu tổ cần thiết ban đầu tác động rất lớn đến kết quả sản xuất và
kinh doanh của làng nghề, nếu không có vốn hoặc nguồn vốn không đủ, không
ổn định thì lao động có dồi dào, nguyên liệu có ổn định hay các yếu tố khác
thuận lợi như thế nào thì cũng không sản xuất được.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, vốn của các cơ sở trong làng nghề có sự
chênh lệch đáng kể. Cụ thể, xét các nguồn vốn sau:
40
a. Tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động của các cơ sở trong làng
nghề
Bảng 4.2: Nguồn vốn cố định, lưu động và tổng nguồn vốn của các cơ sở
trong làng nghề
ĐVT: triệu đồng
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình
Vốn cố định
750
85
243,3
Vốn lưu động
456
54
157
1.010
139
441,3
Tổng vốn
Nguồn: tự thu thập và tổng hợp thông qua khảo sát làng nghề
Qua bảng trên ta thấy tổng vốn sản xuất của các cơ sở sản xuất là tương
đối khá cao trung bình là trên 400 triệu đồng trên một cơ sở cho cả vốn lưu
động và cố định.
- Vốn cố định của các cơ sở bao gồm vốn mua trang thiết bị, đầu tư nhà
kho, phương tiện vận tải thì thực tế số vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu của cơ sở. Thực tế cho thấy, các cơ sở muốn đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thì phương tiện vận chuyển là yếu tố rất quan trọng bởi khó khăn mà
làng nghề gặp phải hiện nay là vấn đề vận chuyển nguyên liệu từ công ty về cơ
sở với giá khá cao cộng với sự bất tiện của vận chuyển hàng hóa đến cho
khách hàng ở tỉnh khác qua hệ thống xe khách nên tận dụng được nguồn vốn
thích hợp để đầu tư hệ thống xe tải, xe vận chuyển hàng hóa sẽ làm cho sản
lượng tiêu thụ tăng cao. Sự chênh lệch trong vốn cố định giữa các cơ sở cũng
khá cao. Cụ thể có sự chênh lệch lớn như vậy là do sự đầu tư của các cơ sở có
vốn lớn, đầu ra ổn định vv… nên số vốn cố định của cơ sở sẽ cao và đa phần
số vốn này được dùng cho trang bị phương tiện vận chuyển. Riêng các cơ sở
có số vốn cố định nhỏ thường là do các cơ sở có sản lượng tiêu thụ thấp, chủ
yếu dùng hình thức bán lẻ nên không cần đầu tư nhiều cho phương tiện vận
tải, nhà kho vv..
Như đã phân tích vốn cố định của các cơ sở bao gồm thiết bị sản xuất,
nhà kho và phương tiện vận tải
- Thiết bị sản xuất thông thường của các cơ sở trong làng nghề chỉ là
máy may phục vụ cho sản xuất. Máy may thường trang bị ở cơ sở rất ít (1, 2
cái máy) giành cho việc sửa chữa những sản phẩm bị lỗi. Ngoài ra máy may
chính cho việc sản xuất kinh doanh là của lao động gia công mùng, mền cho
41
cơ sở. Thông thường, người dân nông thôn đa phần đều có máy may để phục
vụ nhu cầu gia đình, nhưng là loại máy gia đình, dùng sức người để vận hành
máy. Hiện nay, theo điều tra, hầu hết máy may của lao động đều là máy may
công nghiệp và tự lao động bỏ tiền ra trang bị. không liên quan đến vốn của
cơ sở. Trừ một số trường hợp lao động có hoàn cảnh khó khăn được chủ cơ
sở hổ trợ mua thiết bị và trả dần cho chủ cơ sở trong một khoảng thời gian,
nhưng số này rất ít và không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của cơ sở.
Cũng do đặc thù của nghề may mùng mền, thiết bị như máy cắt vải công
nghiệp để cắt hàng loạt như quần áo hay áo gối không thể áp dụng (do kích
thước mùng mền lớn, chỉ có thể cắt tay), nên máy móc hay trang thiết bị sản
xuất tương đối thô sơ và không đáng kể trong nguồn vốn cố định.
- Về nhà kho và phương tiện vận tải nhìn chung trong làng nghề phân ra
thành 2 nhóm:
+ Đối với các cơ sở lớn: nhà kho và phương tiện vận tải đều được cơ sở
trang bị khá đầy đủ.
Nhà kho thường được đặt ngay tại cơ sở để thuận tiện cho việc sản xuất,
kinh doanh. Chủ yếu chứa nguyên liệu vải chưa sản xuất và một ít thành phẩm
chờ tiêu thụ. Do đặc thù của nghề là vòng quay sản phẩm khá nhanh, nên hầu
hết nhà kho đều nhỏ, vừa phải. Các cơ sở đa phần mở tại nhà nên vốn cho cơ
sở và nhà kho là sẳn có.
Riêng về phương tiện vận tải: Các cơ sở đầu tư các loại xe tải có trọng tải
vừa và nhỏ để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa đến tận
nơi tiêu thụ. Điều này giúp các cơ sở chủ động hơn trong hoạt động kinh
doanh. Và nguồn vốn trong việc đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm một
phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn cố định. Phương tiện vận chuyển hàng hóa
không chỉ có xe tải, một số cơ sở còn trang bị cả thuyền, xà lan phục vụ cho
nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sông. Đây là một trong những thế
mạnh của làng nghề khi có thể vận chuyển hàng hóa bằng cả đường bộ lẫn
đường thủy.
Đối với các cơ sở nhỏ, lẻ: nhà kho và phương tiện vận chuyển chưa được
quan tâm bởi thiếu vốn. Về nguyên liệu, họ chỉ lấy đủ trong một kì sản xuất để
rút ngắn vòng quay vốn, và sản xuất tương đối với lượng tiêu thụ bình quân
nên vấn đề nhà kho là chưa cần thiết và chưa được quan tâm.
Tương tự cho phương tiện vận chuyển, do qui mô nhỏ nên việc trang bị
phương tiện vận chuyển như xe tải là chưa thích hợp vì chi phí khá lớn, nên
hầu hết việc vận chuyển nguyên liệu hoặc thành phẩm đến nơi tiêu thụ chủ yếu
42
bằng xe khách hoặc xe tải chở hàng thuê. Do đó chi phí vận chuyển xe cao
hơn so với vận chuyển bằng phương tiện tại cơ sở. Điều này làm đội giá thành
sản phẩm và gián tiếp làm giảm lượng tiêu thụ so với các cơ sở khác trong
cùng ngành.
Cũng chính lí do này mà việc hổ trợ vốn cho các cơ sở là điều quan trọng
giúp các cơ sở nhỏ tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay
- Vốn lưu động: Vốn lưu động là số vốn cơ sở dùng để mua nguyên vật
liệu, trả lương cho lao động và dùng để xoay chuyển trong 1 kì kinh doanh, ở
đây là 1 tháng.
Thông thường, nguyên vật liệu mà cơ sở mua thường trả 100% tiền mặt,
tuy nhiên theo khảo sát để hạn chế số vốn lưu động phải chi ra trong một tháng
quá lớn nên các cơ sở thường chia ra làm nhiều đợt nhập nguyên liệu, thường
sản xuất và tiêu thụ, thu tiền sẽ xoay 1 vòng mới. Điều này có thuận lợi là số
vốn lưu động trong kì sẽ thấp tuy nhiên nếu nhập nguyên vật liệu trong 1 lần
với số lượng lớn thì giá của nguyên vật liệu sẽ thấp hơn giá mua ít. Điều này
cho thấy nếu các cơ sở có nguồn vốn lưu động lớn hơn, sẽ mua được hàng với
giá thấp hơn từ đó giúp cho giá thành sản phẩm sản xuất ra thấp hơn và lượng
tiêu thụ sẽ cao hơn.
Cũng như vốn cố định, vốn lưu động của các cơ sở trong làng nghề cũng
có sự chênh lệch khá lớn giữa các cơ sở. Điều này ảnh hưởng trực tiếp bởi qui
mô và sản lượng sản xuất. Các cơ sở có qui mô càng lớn thì số vốn lưu động
cần có sẽ theo đó càng cao. Ngược lại các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ thì số
vốn lưu động cần có trong kì cũng sẽ thấp hơn. Hiện tại theo khảo sát, số vốn
lưu động cao nhất của cơ sở là 456 triệu đồng và số vốn lưu động của cơ sở
thấp nhất là 54 triệu đồng.
- Tổng vốn đầu tư của các cơ sở. Tổng vốn ở đây nhắc cơ sở có tổng số
vốn đầu tư cao nhất là 1.010 triệu đồng trong đó vốn cố định là 680 triệu đồng,
vốn lưu động là 330 triệu đồng. Bình quân tổng vốn của các cơ sở hiện tại là
441,3 triệu đồng và số cơ sở đạt được số vốn này chỉ chiếm chưa đến 50%
(10/21 cơ sở). Nhìn chung với số vốn 441,3 triệu đồng này cơ sở có thể đảm
tạm thời bảo cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do cơ sở trang bị
đầy đủ về nhà kho, phương tiện vận tải vv… Nhưng số cơ sở dưới số vốn bình
quân này còn khá cao (11/21 cơ sở) và các cơ sở này đang gặp khó khăn do
thiếu vốn. Một số cách giải quyết của các cơ sở là vay thêm tiền. Số tiền vay
đề cập đến là tiền vay từ các tổ chức tín dụng chính thức được đề cập dưới đây
43
b. Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn của các cơ sở trong làng nghề
ĐVT: triệu đồng
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình
Vốn tự có
750
0
306
Vốn vay
400
0
157
Nguồn tự thu thập và tổng hợp từ khảo sát tại làng nghề
Nguồn vốn của các cơ sở đa phần từ 2 nguồn là vốn tự có và vốn vay. Do
các cơ sở đều có giấy phép kinh doanh cộng với tài sản thế chấp là nhà đất vv..
nên hầu hết các cơ sở đều có vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (15/21
cơ sở). Vốn tự có cao nhất của cơ sở lên đến 750 triệu đồng. Vốn vay cao nhất
lên đến 400 triệu đồng. Hầu hết vốn vay của các cơ sở là vốn vay từ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Châu Thành
4.1.1.3 Nguồn nguyên liệu
a. Nguồn gốc đầu vào và phương thức cung cấp nguyên liệu
Hầu hết các cơ sở đều đặt hàng trực tiếp từ các cơ sở dệt may. Số ít còn
lại đặt hàng qua trung gian là các thương lái đến tận cơ sở ghi hóa đơn hàng
rồi giao hàng tận nơi cho cơ sở. Trong đó cũng có 6 cơ sở thu nguyên liệu
bằng cả 2 hình thức.
Bảng 4.4: Nguồn gốc nguyên vật liệu chính
Nguồn nguyên liệu
Tần số
Tỷ lệ (%)
Cơ sở tự liên hệ đến công ty sản xuất
11
52,4
Trung gian đến tận cơ sở ghi đơn hàng
4
19.0
Cả 2 hình thức
6
28,6
Nguồn: tự thu thập và tổng hợp từ làng nghề
Đặc thù của từng loại phương thức mua nguyên liệu như sau:
Cơ sở tự liên hệ công ty sản xuất: Hầu hết các cơ sở ban đầu đều từ tìm
tòi nguồn nguyên liệu từ các công ty sản xuất vải mùng, vải mền trên
TP.HCM. Sau vài lần trực tiếp đến công ty đặt hàng, các cơ sở đều đặt hàng
qua điện thoại. Hàng hóa sau khi liên hệ xong thường được chuyển xe về đến
tận cơ sở. Ưu điểm của phương thức này là mua hàng tận gốc, giá rẻ và nguồn
cung cấp nguyên liệu đa dạng và chủ động được nguồn hàng. Nhược điểm của
phương thức là 100% tiền hàng phải được cơ sở chuyển cho công ty để đảm
44
bảo về khả năng thanh toán. Song song đó là phương tiện vận chuyển của
nguyên liệu được công tay dệt may gửi hàng qua xe vận tải dịch vụ nên thời
gian phụ thuộc vào thời gian của bên vận chuyển.
Mua hàng qua thương lái đến cơ sở ghi đơn hàng: Song song với việc đặt
hàng từ nguồn nguyên liệu chính là các công ty, thì một số cơ sở cũng đặt
hàng thêm qua các trung gian đến tận cơ sở ghi hóa đơn sau đó chuyển hàng
một vài ngày sau đó. Hình thức vận chuyển hàng hóa vẫn là chuyển xe khách
nếu hàng hóa tương đối ít, hoặc xe tải nếu hàng hóa nhiều. Ưu điểm của
phương thức này khi các cơ sở giao dịch là khi hàng hóa chuyển đến nơi mới
thanh toán tiền hàng nên việc kiểm tra chất lượng hàng hóa được thực hiện
trước khi cơ sở chấp nhận nhận hàng. Điều này giúp cho các cơ sở chủ động
hơn trong việc kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu. Một ưu điểm lớn của
hình thức này là sự cạnh tranh giữa các thương lái với nhau nên việc cho nợ lại
một khoản tiền trên tổng số tiền mà cơ sở phải thanh toán cho thương lái.
Thông thường số tiền này cơ sở có thể dùng cho nhu cầu khác của cơ sở. Do
các cơ sở là cố định nên giao dịch này thương lái cũng an tâm ít có rủi ro và
dùng số tiền đó để giữ chân chủ cơ sở. Nhược điểm của hình thức này mà các
cơ sở phải chấp nhận đó là do qua trung gian nên giá của nguyên liệu sẽ cao
hơn so với nhập nguyên liệu từ công ty trực tiếp sản xuất.
b. Chất lượng nguồn nguyên liệu
Do uy tín và quan hệ bạn hàng lâu đời nên hầu hết nguồn nguyên liệu đều
ổn định về cả chất lượng, sản lượng và giá.
Tuy nhiên ban đầu khi mới vào nghề hầu hết các cơ sở đều gặp nhiều khó
khăn trong vấn đề nguyên liệu. Do chưa thông thạo về việc nhập hàng hóa,
hầu hết các cơ sở đều vấp phải chuyện hàng hóa không ổn định về chất lượng,
hàng hay bị lỗi. Nhưng hiện tại, hàng hóa các cơ sở đa phần đều nhập hàng ổn
định, hàng chất lượng, mẫu mã đẹp, sản lượng đúng với sản lượng cơ sở đặt
mua. Ít có tình trạng gửi hàng bị lỗi hay gửi hàng ít, nhiều hơn, gây khó khăn
cho cơ sở như trước. Nhưng vẫn còn 5/21 cơ sở chưa hài lòng với chất lượng
nguyên liệu như hiện tại. Vấn đề mà các cơ sở gặp phải là giá thành nguồn
nguyên liệu chưa thật sự ổn định.
c. Hình thức giao dịch và thanh toán khi mua nguyên liệu
Thông thường giao dịch của cơ sở với công ty nguyên liệu là qua điện
thoại đặt hàng nên hình thức thanh toán là qua chuyển khoản. Do hợp tác đã
lâu nên uy tín và tin tưởng nhau là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giao
dịch này.
45
Các bước giao dịch giữa các cơ sở với công ty nguyên liệu là
+ Bước 1: Cơ sở liên hệ đặt đơn hàng
+ Bước 2: Công ty báo đơn hàng chính thức
+ Bước 3: Cơ sở chuyển khoản
+ Bước 4: Công ty liên hệ gửi hàng.
Ở hình thức này thì 100% tiền hàng là được thanh toán đủ cho công ty.
Riêng khi giao dịch với thương lái thì các bước giao dịch là:
+ Bước 1: Thương lái đến cơ sở giới thiệu mẫu và ghi đơn hàng
+ Bước 2: Thương lái giao hàng cho cơ sở kiểm tra và nhận tiền.
Nhìn chung thì hiện tại vấn đề về nguồn nguyên liệu của làng nghề là
tương đối ổn định và không phải là vấn đề lớn mà các cơ sở trong làng nghề
gặp phải.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT
CỦA CÁC CƠ SỞ TRONG LÀNG NGHỀ TTCN MAY MÙNG MỀN BÌNH
HOÀ
4.3.1 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng của mô hình
Các biến được đa vào mô hình là các biến như đã phân tích ở chương 2,
dựa vào các nghiên cứu trước đây liên quan đến sản lượng sản xuất cũng như
một số biến được tham khảo ý kiến của các anh chị trong phòng KTHT huyện
Châu Thành trực tiếp quản lí về làng nghề, cũng như tham khảo ý kiến chuyên
gia là một số Thầy cô khoa Kinh tế nên tổng hợp các biến được đưa ra là: biến
tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, thâm niên của chủ hộ, biến tổng lao động, vốn
cố định, vốn lưu động, vốn vay và đầu ra.
46
Bảng 4.5 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng của mô hình
Biến độc lập
Kí hiệu
Đơn vị
Kì
vọng
Tuổi
tuoi
Tuổi
+
Giới tính
gioitinh
0 = nữ
+
1 = nam
Trình độ học vấn
vanhoa
Thâm niên
thamnien
năm
+
Tổng lao động
laodong
Người
+
Vốn cố định
codinh
Triệu đồng
+
Vốn lưu động
luudong
Triệu đồng
+
Vay
vay
Triệu đồng
+
Đầu ra
daura
0 = bán lẻ
1:+
+
1 = bán sỉ và lẻ
Nguồn: tự tổng hợp
4.3.2 Kết quả xử lí mô hình và giải thích biến
4.3.2.1 Kết quả xử lí mô hình
Ta có mô hình hồi qui tương quan như sau:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 + B8X8 +
B9X9 + ε
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc thể hiện sản lượng của làng nghề.
X1 là biến thể hiện tuổi của chủ cơ sở (năm)
X2 là là biến thể hiện giới tính của chủ hộ (nam/nữ)
X3 là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ cơ sở, thể hiện số cấp chủ cơ
sở hpjc
X4 là biến thâm niên thể hiện số năm tham gia vào nghề của chủ cơ sở
(năm)
X5 là biến thể hiện tổng số lao động hiện tại của cơ sở (người)
X6 là biến thể hiện vốn cố định của cơ sở (triệu đồng)
X7 là biến thể hiện vốn lưu động của cơ sở (triệu đồng)
47
X8 là biến thể hiện vốn vay của cơ sở (triệu đồng)
X9 là biến thể hiện đầu ra của sản phẩm của cơ sở (1: bán lẻ; 2: bán sỉ và
lẻ)
Kết quả xử lí 21 mẫu là 21 cơ sở thu thập được trong làng nghề tiểu thủ
công nghiêp may mùng mền của xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang bằng phần mền Stata 11.0 cho kết quả xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề như sau:
Bảng 4.6 Kết quả mô hình xử lí hồi qui đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến
sản lượng sản xuất của làng nghề TTCN may Mùng Mền Bình Hòa
Các biến
Diễn giải các
biến
constant
Hằng số
Văn hóa
(X3)
Hệ số
Mức ý
nghĩa
Vif
-2813,587
0,14
4
2,5
2
Thể hiện trình
độ học vấn
của chủ cơ sở
(năm)
172,808
7
0,07
4
1.8
6
Lao động
(X)
Số lao động
trực tiếp tham
gia sản xuất
153,457
5
0,06
2
3,0
5
Vốn lưu
động (X6)
Vốn lưu động
trong tháng
của cơ sở sản
xuất (triệu
đồng)
24,6546
3
0,00
0
5,3
0
Vay (X10)
Thể hiện số
tiền mà cơ sở
vay thêm
(triệu đồng)
-6,032551
0,01
3
2,9
1
Nguồn: kết quả xử lí số liệu thu thập năm 2013 bằng stata 11.0
48
4.3.2.2 Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình
a. Các biến có ý nghĩa trong mô hình
Kết quả phân tích mô hình cho thấy, mô hình có R-squared = 0,9452 hay
94,52%, có ý nghĩa là sản lượng sản xuất của làng nghề được giải thích bởi sự
thay đổi các biến được đưa vào mô hình, 5,48% còn lại được giải thích bởi các
yếu tố khác chưa được đa vào mô hình.
Dựa vào phương trình hồi qua đa biến ta thấy có 4 biến có ý nghĩa.
Trong đó có 3 tác động cũng chiều với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất là:
văn hóa, lao động, vốn lưu động, 1 biến có ý nghĩa tác động nghịch chiều vói
biến phụ thuộc sản lượng là biến vốn vay.
- Biến văn hóa: Ở mức ý nghĩa 10%, văn hóa là biến độc lập có ý nghĩa
tương quan với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Theo kết quả cho thấy từ
phương trình hồi qui có được hệ số của biến độc lập văn hóa cho kết quả
dương điều này chứng minh rằng biến văn hóa có tác động cùng chiều với
biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Hệ số của biến văn hóa là 172,8087 điều
này cho biết khi chủ cơ sở học cao hơn 1 lớp học sẽ làm cho sản lượng sản
xuất tăng thêm 172,8087 sản phẩm (giả sử các yếu tố khác không thay đổi).
Điều này cũng phù hợp với kì vọng ban đầu bởi trình độ học vấn của chủ cơ
sở là nhân tố quyết định đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận
hành cơ sở. Bởi đó cho nên trình độ học vấn của chủ cơ sở càng cao thì khả
năng tiếp cận thông tin, nhạy bén trong việc áp dụng những cái hay, cái mới
trong sản xuất, linh động trong việc tìm nguồn nguyên liệu tốt và đầu ra rộng
thì sản lượng sản xuất của cơ sở cũng theo đó mà tăng cao.
- Biến lao động: Theo như kì vọng biến lao động sẽ là biến có tác động
thuận chiều với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất cụ thể lao động càng nhiều
thì sản lượng sản xuất ra càng nhiều. Theo kết quả từ mô hình cho thấy, ở mức
ý nghĩa 10% biến lao động có hệ số là 153,4575 điều này nghĩa là khi cơ sở
thuê thêm một lao động nữa sẽ làm cho sản lượng sản xuất tăng thêm
153,4575 sản phẩm (giả sử các yếu tố khác không đổi). Bởi lao động là nhân
tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. lao động càng nhiều sản lượng sản xuất ra sẽ càng
nhiều.
- Biến vốn lưu động: ở mức ý nghĩa 10%, vốn lưu động là biến độc lập
có ý nghĩa tương quan với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Theo kết quả
cho thấy từ phương trình hồi qui có được hệ số của biến vốn lưu động là
24,65463 cho biết khi cơ sở tăng thêm 1 triệu đồng vốn lưu động sẽ làm tăng
thêm 24,65463 sản phẩm (giả sử các yếu tố khác không thay đổi). Điều này
49
cũng phù hợp với kì vọng bởi vốn lưu động là nguồn vốn trực tiếp tham gia
vào 1 kì sản xuất kinh doanh của cơ sở do đó vốn lưu động càng nhiều thì sẽ
sản xuất ra càng nhiều sản phẩm.
- Biến vốn vay: Ở mức ý nghĩa 10%, vốn vay là biến độc lập có ý nghĩa
tương quan với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Theo kết quả cho thấy từ
phương trình hồi qui có được hệ số của biến vốn vay là -6,032551 cho thấy
biến vốn vay có tương quan nghịch với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Cụ
thể khi cơ sở tăng thêm 1 triệu đồng tiền vốn vay sẽ làm cho sản lượng sản
xuất giảm đi 6,032551 sản phẩm. Điều này được giải thích thứ nhất là do mẫu
quan sát của mô hình khá nhỏ (21 mẫu) nên có thể ảnh hưởng đến kết quả của
mô hình. Thứ hai, vốn vay phải chịu áp lực của lãi suất cộng với việc có hay
không các chủ cơ sở lập kế hoạch đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay này một
cách cụ thể và hiệu quả. Theo thông thường, vốn vay thường là loại vốn ngắn
hạn nên được tổ chức tín dụng kì vọng cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn như
vốn lưu động, nhưng thực tế nguồn vốn vay này chưa được các chủ cơ sở có
sử dụng hoàn toàn đúng mục đích vào sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là có
hay không việc sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả? Do đó, kết quả mô hình
cho ra sự tác động nghịch chiều của vốn vay có thể giải thích bởi việc sử dụng
vốn vay sai mục đích và không hiệu quả. Thêm một thực tế tại địa bàn như
sau: các cơ sở trong làng nghề thường sử dụng nguồn vốn xoay vòng, nghĩa là
không hề có nghiệp vụ về kế toán xảy ra trong làng nghề, các hoạt động tự
mua nguyên liệu, trả tiền hàng, bán sản phẩm, thu tiền, trả các khoản chi phí
vv… đều không được tính toán trước mà chỉ thực hiện thủ công và ngẫu nhiên
theo thứ tự các nghiệp vụ phát sinh. Do đó, khi thu thập thông tin từ các cơ sở,
thông tin nhận được là nhiều trường hợp thu tiền hàng không đủ (có thể do
khách sỉ muốn gối đầu đợt hàng đó) làm cho cơ sở thiếu vốn để mua nguyên
liệu cho đợt hàng mới, số tiền vay có thường dùng cho việc chi trả các chi phí
của cơ sở và mua nguyên liệu nên số tiền vay cho mua nguyên liệu thường ít
lại
b. Các biến không có ý nghĩa trong mô hình
Bên cạnh các biến có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
sản xuất của các cơ sở trong làng nghề thì cũng có các biến được đưa vào mô
hình nhưng không có ý nghĩa thống kê đó là:
- Biến giới tính của chủ hộ: Như kì vọng giới tính là nam sẽ giúp cho
sản lượng sản xuất của cơ sở sẽ cao hơn nữ giới làm chủ cơ sở bởi lẽ nam giới
thường quyết đoán hơn trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên thực tế cho thấy
biến giới tính không có ý nghĩa trong mô hình. Bởi thực tế, chủ hộ là nam thì
50
cho thuận lợi trong việc ngoại giao, linh động… chủ hộ là nữ sẽ có ưu điểm
quen thuộc với nghề, gắn bó với lao động… Tuy nhiên các yếu tố về đặc tính
riêng của 2 giới tính nam, nữ không ảnh hưởng trực tiếp lên sản lượng sản
xuất của cơ sở.
- Biến tuổi: Theo kì vọng ban đầu, biến tuổi được kì vọng có tương quan
dương đến sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, theo kết quả mô hình hòi qui, biến
tuổi của chủ hộ không có ý nghĩa ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất. Điều này
có thể lí giải do tuổi của chủ hộ càng cao chỉ giúp cho chủ hộ có nhiều hơn
kinh nghiệm trong nghề, tuy nhiên khi tuổi của chủ hộ càng cao không hề ảnh
hưởng làm tăng sản lượng sản xuất hoặc ngược lại làm giảm sản lượng sản
xuất.
- Biến vốn cố định: Như các biến vừa giải thích ở trên, vốn cố định cũng
là một biến được kì vọng dương và tác động cùng chiều với biến phụ thuộc
sản lượng sản xuất. Tuy nhiên theo thực tế thì biến vốn cố định lại không ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc bởi đặc thù của ngành nghề mà làng nghề đang sản
xuất kinh doanh không cần nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Vốn cố định
được đề cập là số vốn cố định của chủ cơ sở phục vụ cho cơ sở, Tuy nhiên quá
trình sản xuất sản phẩm được thực hiện bởi ngưởi lao động và máy may là
phương tiện chủ yếu để sản xuất (máy may của lao động). Điều này cho thấy
được rằng vốn cố định không hề có ý nghĩa thực tế ảnh hưởng đến sản lượng
sản xuất bởi qui trình sản xuất khá đơn gian và không có sự tham gia của các
loại máy móc, thiết bị hiện đại.
- Biến thâm niên: Thông thường theo suy nghĩ chung, thâm niên sẽ được
kì vọng có tác động cùng chiều với sản lượng sản xuất, tuy nhiên thực tế thâm
niên càng cao chỉ giúp cho chủ cơ sở có kinh nghiệm hơn, thông thạo hơn
trong sản xuất kinh doanh nhưng điều đó không tác động trực tiếp đến sản
lượng sản xuất bởi không phải chủ hộ có thâm niên càng cao thì sản lượng sản
xuất của cơ sở càng nhiều. Có thể giải thích theo thực tế, có những cơ sở có
chủ cơ sở đã tham gia vào nghề hơn 10 năm, tuy nhiên qui mô cơ sở vẫn nhỏ,
sản lượng sản xuất chỉ đủ để cầm chừng cho hoạt động kinh doanh. Do đó,
thâm niên cao chỉ là ưu điểm để chủ cơ sở thông thạo về qui trình sản xuất,
kinh doanh.
-Biến đầu ra: Đầu ra là biến giả thể hiện hình thức bán ra của sản phẩm,
do đó kì vọng ban đầu đầu ra của cơ sở là bán cả sỉ và lẻ sẽ cho sản lượng sản
xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của cơ sở không hẳn là sẽ sản
xuất nhiều nếu bán sỉ, hay sẽ sản xuất ít, nếu bán lẻ, bởi nếu cơ sở bán lẻ,
nhưng nếu mỗi ngày tiêu thụ 200 sản phẩm thì một tháng sẽ bán được 6000
51
sản phẩm do đó cơ sở sẽ sản xuất tương ứng theo đó, mặc khác nếu cơ sở bán
cả sỉ và lẻ nhưng mỗi lần bán sỉ được 100 sản phẩm nhưng trong tháng chỉ
nhận được 2 đơn hàng sỉ và vài trăm sản phẩm lẻ thì sản lượng sản xuất cũng
không thể nhiều như kì vọng.
52
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT VÀ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ
5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP
Dựa trên kết quả thu thập, điều tra từ làng nghề, cộng với những kết quả
xử lí, phân tích, thống kê được về tình hình sản xuất của làng nghề. Đồng thời
thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất đưa
vào mô hình để kiểm tra xem các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
thâm niên của chủ hộ có tác động đến sản lượng sản xuất hay không? Vốn cố
định, vốn lưu động, vốn vay có ảnh hưởng đến sản lượng như thế nào? đầu
vào nguyên liệu, đầu ra của sản phẩm thay đổi có làm thay đổi sản lượng sản
xuất? Khi tăng thêm một lao động sản xuất có làm tăng thêm sản lượng sản
xuất? Từ đó kiểm tra bằng mô hình hồi qui đa biến cho ra kết quả biến trình độ
học vấn của chủ hộ, biến tổng số lao động tham gia, biến vốn lưu động và biến
vốn vay là 4 biến có ý nghĩa tương quan tác động ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc sản xuất. Trong khi đó, các biến còn lại là tuổi, giới tính và thâm niên
của chủ hộ, vốn cố định và biến đầu ra được kì vọng dương lại cho ra kết quả
không tương quan.
Thông qua các yếu tố vừa phân tích cộng với việc khảo sát trực tiếp về
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cụ thể của làng nghề như sau
5.2 GIẢI PHÁP CHO LÀNG NGHỀ
5.1.1 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho làng
nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà.
Trước khi đi vào phân tích giải pháp cho hoạt động tiêu thụ của làng
nghề, bài viết sẽ phân tích ma trận SWOT để nhận xét những điểm mạnh,
điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn để nhìn nhận khách quan nhất những
vấn đề đang gặp phải của làng nghề từ đó đưa ra hướng đi đúng đắn.
a. Phân tích ma trận SWOT
Ma trận SWOT được phân tích thông qua các khảo sát trực tiếp từ làng
nghề để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức để từ đó tìm
ra các chiến lược để phát triển làng nghề
53
Bảng 5.1: Ma trận SWOT về làng nghề
Những điểm mạnh –S
Những điểm yếu – W
1.
Vị trí địa lí
thuận lợi cho giao thông,
vận chuyển nguyên liệu,
thành phẩm.
1.
Lao động
phổ thông, đa phần là tự
phát, nghề dạy nghề,
chưa qua đào tạo bài
bảng.
2.
Có các mối
tiêu thụ truyền thống và
các khách hàng ổn định.
3.
Nguồn lao
động dồi dào, tương đối
rẻ.
4.
Điện, nước
và các loại thông tin liên
lạc trong làng nghề
tương đối ổn định.
2.
Phương
tiện vận chuyển chưa tiện
lợi.
3.
Vốn chưa
đáp ứng nhu cầu phát
triển của cơ sở
4.
Tính hợp
tác giữa các cơ sở trong
làng nghề thấp.
Các cơ hội – O
Các chiến lược – SO
Các chiến lược – WO
1.
Nhu cầu
sản phẩm ổn định, lâu
dài.
1.
Tạo mối
quan hệ chặt chẽ hơn với
các bạn hàng truyền
thống kết hợp tìm thêm
đầu ra mới ở các tỉnh bạn
1.
Chủ động
tìm kím, mở rộng thêm
thị trường ra nhiều tỉnh
thành và ra cả các nước
láng giềng.
2.
Liên kết
chặt chẻ giữa các cơ sở
trong làng nghề cần
được đẩy mạnh.
2.
Tăng
cường quảng bá về làng
nghề.
2.
Nhà nước
tạo điều kiện cho các
làng nghề phát triển
3.
Thị trường
tài chính tiền tệ phát
triển.
4.
Du lịch
tỉnh nhà đang được phát
huy.
3.
Nâng cao
chất lượng sản phẩm để
uy tín của các cơ sở
trong làng nghề, nâng
cao tính cạnh tranh.
4.
Kết hợp
cho khách du lịch tham
54
3.
Mở các lớp
bồi dưỡng, nâng cao tay
nghề, học tập các phương
pháp sản xuất khoa học
cho nhân công của các
cơ sở.
quan và mua sắm sản
phẩm.
Các thách thức – T
Các chiến lược – ST
Các chiến lược – WT
1.
Các mặt
hàng tương tự của Trung
Quốc, Thái Lan ngày
càng đổ nhiều vào Việt
Nam
2.
Có mức
giá tốt, chất lượng sản
phẩm tốt sẽ cạnh tranh
với sản phẩm của nước
ngoài.
1.
Đào
tạo
nguồn nhân lực để cải
tiến mẫu mã tăng sức
cạnh tranh
2.
Cạnh
tranh về giá giữa các cơ
sở với nhau.
3.
Cần
sự
thống nhất, họp tác giữa
các cơ sở để đẩy mạnh
thương hiệu của làng
nghề
2.
Hiện đại
hoác công nghệ sản xuất.
Nguồn: tự tổng hợp từ lí thuyết về ma trận SWOT cộng với khảo sát thực tế các vấn
đề hiện tại của làng nghề
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm song song với giải pháp
đẩy mạnh hiệu quả sản xuất sản phẩm. Chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ thì giải
pháp cơ bản nhất là tạo đầu ra cho sản phẩm một cách rộng và tốt nhất.
Như đã phân tích, thị trường hiện tại của làng nghề là khu vực đồng bằng
sông Cửu Long với sản phẩm đi hầu hết các tỉnh thành, nhưng qui mô còn
nhỏ. Hầu hết là do các cơ sở tự tìm các cửa hàng, các người mua sỉ về bán lẻ
rồi duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài. Do nhiều yếu tố khách quân như qui
mô, năng lực nên hiện tại các cơ sở chưa thúc đẩy hết khả năng việc tìm kiếm
các bạn hàng mới. Cũng như đã phân tích ở các giải pháp trước thì việc mở
rộng thị trường phải tiến hành song song với việc sáng tạo những mẫu sản
ohaarm mới để bước thêm sang một môi trường kinh doanh mới như
TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương vv… và nâng cấp sản phẩm để có thể tham
gia vào thị trường là một chổ đứng trong các siêu thị, của hàng chăn, màn cao
cấp vv..
Song song với việc tạo đầu ra cho sản phẩm việc nghiên cứu thị trường, nắm
bắt nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng là vấn đề không kém phần quan
trọng. Hầu hết hoạt động bán hàng của các cơ sở trong làng nghề thông qua cách
bán hàng thủ công, chỉ bán sản phẩm cơ sở sản xuất, chứ chưa thật sự khảo sát
trước nhu cầu thị trường. Mặc dù các cơ sở có nhận đặt hàng theo yêu cầu của
khách sỉ, khách lẻ tuy nhiên những mẫu mã mùng đặt cũng chỉ đơn giản theo các
mẫu sẵn có của cơ sở, chỉ khác là kích thước, màu sắc. Do đó nếu làng nghề chịu
55
đầu tư khảo sát thị trường, nhu cầu của khách hàng để cải tiến sản phẩm sản xuất
thì sản phẩm bán ra cao hơn hiện tại.
5.1.1.1 Những điểm mạnh của làng nghề
- Vị trí của làng nghề nằm chủ yếu trên trục giao thông chính nên thuận
tiện cho việc lưu thông hàng hóa, nguyên liệu
- Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh trong khu vực,
có những bạn hàng truyền thống lâu đời với sản lượng ổn định hàng tháng.
- Lực lượng lao động dồi dào, với giá thuê lao động tương đối rẻ
- Điều kiện về điện, nước, thông tin liên lạc tương đối ổn định, giúp cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh khá tốt.
5.1.1.2 Những điểm yếu của làng nghề
- Lao động phổ thông đa phần là tự học nghề may qua bạn bè, người
thân, chưa qua đào chuyên môn nên tay nghề chưa thật sự tốt để tạo ra các sản
phẩm tinh tế và đặc sắc.
- Phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu, chưa thuận tiện cho
việc nhập nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hoá một cách tốt nhất.
- Vốn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở. Nguồn vốn của chủ cơ
sở đa phần chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của cơ sở nên các cơ sở thường
vay thêm vốn từ Ngân hàng. Tín dụng cho các cơ sở vay mặc dù có ưu đãi
nhưng các chủ cơ sở vẫn chưa nắm bắt được thông tin, gây khó khăn trong
việc vay vốn.
- Các cơ sở chung làng nghề chưa có tính hợp tác cao để tạo nên một
thương hiệu chung cho làng nghề, cùng nhau cạnh tranh với các sản phẩm
tương tự có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Thái Lan vv…
5.1.1.3 Những cơ hội
- Nhu cầu sản phẩm là lâu dài và ổn định: Thông qua việc phân tích tình
hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ta đa thấy được sự tăng trưởng trong sản
lượng bán ra ứng với sản lượng bán ra ngày một tăng đó là nhu cầu về sử dụng
loại hàng hóa này của người dân là khá ổn định, cộng thêm việc phân tích về
đặc điểm khu vực cũng như tính năng, công dụng của sản phẩm, tất cả cho
thấy được tương lai sản phẩm sẽ có thể cần và nhu cầu cần của sản phẩm sẽ
ngày một mở rộng. Như đã phân tích ở trên, các sản phẩm của làng nghề là các
sản phẩm dân dụng thông thường và cần thiết với hầu hết người dân cũng như
56
các hộ gia đình. Thêm vào đó người Việt Nam thường có tâm lí mua sắm
những sản phẩm như mùng, mền, chiếu, gối vv… cho năm mới với mong
muốn gia đình được ấm cúng và hạnh phúc nên sản phẩm luôn có đầu ra ổn
định.
- Nhà nước và địa phương đang ngày một tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho làng nghề phát triển như theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 01
tháng 8 năm 2011 về qui định một số chính sách phát triển làng nghề, làng
nghề TTCN trên địa bàn tỉnh An Giang qui định rõ ràng cụ thể về mục tiêu,
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các lĩnh vực cũng như sự hổ trợ về tín
dụng, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề, ưu đãi về xúc tiến
thương mại, hổ trợ quảng cáo, đầu tư vv…cho làng nghề. Và đây là một trong
những cơ hội quan trọng cho làng nghề phát triển.
- Du lịch tỉnh nhà đang được phát huy, khai thác và đẩy mạnh phát triển.
Nhờ đó du khách đến An Giang ngày một nhiều hơn. Nhờ đó nếu tỉnh có kế
hoạch liên kết giữa làng nghề với du lịch tỉnh nhà thì sự phát triển của làng
nghề song song với sản lượng tiêu thụ có thể sẽ tăng rất nhiều.
5.1.1.4 Những mối đe dọa
- Các mặt hàng tương tự có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc được
nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều với giá thành khá cạnh tranh với
hàng nội địa bởi tâm lí của người dân vẫn còn ý thích chuộng hàng ngoại. Đây
cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm của làng nghề.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do nghề may mùng mền cũng
khá đơn giản, dễ dàng tham gia vào nghề khi đủ vốn và các yếu tố khác nên sự
cạnh tranh sẽ dễ dàng tham gia vào ngành tạo nên sức cạnh tranh lớn.
Từ tất cả các yếu tố đã phân tích trên, đề tài đưa ra một số giải pháp như
sau:
5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
5.2.1 Một số giải pháp cho sản phẩm
- Đa dạng hoá sản phẩm sản xuất:
Nhìn chung các sản phẩm hiện tại của cơ sở chỉ đáp ứng nhu cầu cho
người dân ở nông thôn hoặc khách hàng có gu thẩm mỹ đơn giản qua hình
thức sản phẩm là kiểu mùng truyền thống. Các cơ sở trong làng nghề chưa thử
mình trong các sản phẩm mới hơn về mẫu mã như loại mùng có cửa mở 2 bên,
loại mùng có kết hợp với dàn treo inox để thu gấp mà các gia đình hiện đại
đang chuyển sang sử dụng. Theo điều tra, khi được hỏi cơ sở có khả năng sản
57
xuất các loại sản phẩm hiện đại, kiểu dáng được cách tân như vậy không có 2
luồng ý kiến trả lời, một số cơ sở trả lời do lực lượng lao động của cơ sở chỉ
quen may các kiểu mùng truyền thống do hình thức đơn giản, chỉ cần học nghề
vài ngày có thể may sản phẩm để tiêu thụ do đó khả năng của lao động có thể
không thể may trong năng lực hiện tại nên đối với những mẫu mới có thể lao
động không thể may được như vậy. Một nữa còn lại cho hay họ có thể may
được sản phẩm như thế nhưng có thể chi phí sẽ cao hơn, với lại đầu ra của họ
(chủ yếu là khách sỉ chưa yêu cầu) nên họ chưa nghĩ đến sẽ sản xuất sản phẩm
như thế. Vấn đề đặt ra ở đây là muốn đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra
một tầm cao hơn, làng nghề có thể tìm thêm khách hàng là các cơ sở kinh
doanh ở thành phố hoặc thị trấn lớn như TP.HCM, Long Xuyên, Cần Thơ…
tại nơi đây nhu cầu về các sản phẩm cao cấp cao nên nếu cơ sở sản xuất được
các sản phẩm như đã nói, lượng hàng hóa tiêu thụ được của làng nghề sẽ được
lên một tầm mới.
Một sản phẩm cũng đang được ưa chuộng hiện nay là mùng chụp. Mùng
này hiện tại có một số cơ sở nhập hàng về bán nhưng giá thành khá cao nên
lượng tiêu thụ cũng không thật sự mạnh. Nếu làng nghề có kế hoạch nghiên
cứu sản xuất tại địa phương với giá thành rẻ có thể sẽ tiêu thụ rất tốt do sự tiện
lợi của loại mùng này bởi lí do hiện nay, để đảm bảo sức khỏe, người dân
không chỉ ngủ mùng buổi tối mà kể cả ban ngày, mọi người đều ngủ mùng để
chống muỗi, bụi bẩn. Do đó nếu sản xuất được loại mùng chụp tiện lợi cho cả
loại mùng tree m và mùng người lớn, tin chắc rằng doanh thu và cả lợi nhuận
của làng nghề sẽ tăng cao vượt xa mức hiện tại
Ngoài ra, việc phát triển sản xuất thêm các mặt hàng thuộc cùng nhóm
hàng để sản xuất và kinh doanh là điều khả quan. Hiện tại các cơ sở chỉ sản
xuất thêm áo gối, màn, võng… trong đó có áo gối nằm và áo gối ôm có sản
lượng tiêu thụ ngày một nhiều. Do đó, làng nghề có thể đẩy mạnh sản xuất
thêm các sản phẩm này để tăng khả năng tiêu thụ cho làng nghề. Áo gối là sản
phẩm dễ tiêu thụ và có qui trình sản xuất đơn giản. Do đó nếu đẩy mạnh loại
sản phẩm này, ngoài việc tăng doanh thu cho cơ sở còn giúp cho lao động
tange thu nhập bởi thời gian may áo gối ngắn và đơn giản hơn mùng, mền.
Một điều nữa là sản xuất áo gối có thể sử dụng các máy móc hiện đại như máy
cắt vải hàng loại, tiết kiệm chi thời gian và công sức.
Một sản phẩm cũng có thể đẩy mạnh hơn nữa giúp làng nghề phát triển là
quần short nam. Loại quần này hiện tại các cơ sở chỉ chủ yếu bán cho các bạn
hàng sạp tại chợ để bán ra cho người tiêu dùng. Khách quan mà nói, chất
lượng sản phẩm không thua kém các loại quần short nam được bày bán ở các
siêu thị. Nếu làng nghề đầu tư phát triển theo một hướng chuyên nghiệp hơn,
58
có thể liên kết với các siêu thị để sản xuất loại quần có mẫu mã đẹp hơn, chất
lượng tốt hơn. Không chỉ phục vụ cho người dân nông thôn mà còn cả người
dân thành thị ở mẫu sản phẩm này. Bởi hiện tại, đây chỉ là sản phẩm được
may, sản xuất thêm do nhu cầu của khách sỉ, quần short chỉ thuộc bên ngành
hàng may mặc, nhưng với năng lực của làng ngề, các cơ sở có thừa khả năng
để sản xuất mặt hàng này với chất lượng tốt và giá cả tương đối phù hợp với
người tiêu dùng.
Các giải pháp đưa ra này sẽ mang lại hiệu quả cao khi có những người
đứng ra thiết kế sản phẩm tinh tế, đẹp về mẫu mã, hình thức và tiện ích cho
nhu cầu sử dụng.
5.2.2 Giải pháp cho chủ cơ sở, lao động và đào tạo nguồn nhân lực
cho làng nghề
Như đã phân tích, trình độ văn hoá của chủ cơ sở có tác động ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng sản xuất của cơ sở nên việc nâng cao trình độ học vấn
của chủ cơ sở là vấn đề thiết thực và cần được các chủ cơ sở chú trọng để hoàn
thiện bản thân cũng như giúp bản thân có đủ trình độ, kiến thức để tham gia
quản lí cơ sở, đưa cơ sở vận hành và hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao nhất
Hầu hết lao động của làng nghề đều là các phụ nữ nội trợ của gia đình,
ngoài công việc nội trợ ra, tất cả thời gian gần như họ giành cho may mùng
hoặc gia công lại mền để kím thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng họ chỉ may
theo kinh nghiệm có sẵn từ kỹ năng của người phụ nữ Việt Nam, hoặc được
các chị em theo nghề trước chỉ dẫn lại nên việc người lao động chỉ làm việc
một cách gập khuôn và máy móc. Các sản phẩm họ tạo ra chỉ theo một thụ
động. Trước đây máy may mà các lao động sử dụng là loại máy may gia đình
thủ công dùng chân để đạp từng đường kim, mũi chỉ nên sản phẩm thường
không được sắc xảo nhưng sau này các gia đình tự chế lại bằng cách thiết kế
thêm mô-tưa điện để may nên việc việc khá thuận tiện hơn. Các sản phẩm cho
ra tương đối các mũi chỉ đều hơn.
Hầu hết người lao động trong làng nghề không được đào tạo qua trường
lớp mà nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm ngày một hoàn
thiện hơn về mẫu mã, chất lượng nên ngoài chất lượng nguồn nguyên liệu thì
chất lượng lao động là điều quan trọng quyết định sản phẩm làm ra có đạt
được yêu cầu của thị trường với các khách hàng ngày một khó tính.
Các mẫu mã của làng nghề chủ yếu may theo kiểu mùng, mền truyền
thống nhưng ngày một đổi mới mẫu mã nhưng đa phần là lấy ý tưởng từ các
59
sản phẩm của Trung Quốc hoặc Thái Lan, khái niệm thợ thiết kế mẫu hoàn
toàn xa lạ đối với làng nghề tại thời điểm hiện tại. Do đó, làng nghề muốn tạo
60
nét riêng trong từng sản phẩm thì việc cần có thợ thiết kế mẫu cũng là một
điều nên để giúp tạo ra những sản phẩm mang phong cách mới, ý tưởng mới. Đo
làng nghề được tồn tại ở nông thôn nên sản phẩm dù được cải tiến về mẫu mã,
màu sác hay kiểu dáng thì bản chất truyền thống trong sản phẩm vẫn còn gìn giữ.
Thực tế năng lực hiện tại của làng nghề chưa sản xuất được các sản phẩm hiện đại
như mùng ngủ cao cấp, mền ngủ cao cấp. Có thể lí giải nguyên nhân theo 2
hướng:
Một là năng lực, máy móc trang thiết bị chưa đáp ứng được
Hai là lao động chưa đủ trình độ để tạo ra được sản phẩm như yêu cầu.
Do vậy, muốn chất lượng nguồn hàng sản xuất ra được ổn định và mẫu mã
ngày càng đa dạng thì việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là điều cấp thiết.
Để thực hiện được việc này thì cần nhất là sự hợp tác của các chủ cơ sở và chính
quyền địa phương để mở các lớp dạy kề hoặc cái lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề
cho người lao động.
Để làng nghề tiểu thủ công nghiệp tồn tại và ngày càng phát triển không chỉ
có sự thay đổi về đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng tay nghề của người
lao động mà còn về vốn, và sức tiêu thụ của sản phẩm.
Một giải pháp khá thực tế để làng nghề có thể áp dụng ngay là các cơ sở nên
thuê một số lao động cố định, các lao động này sẽ trực tiếp sản xuất tại cơ sở song
song với việc làm quản lí cho các lao động nhãn rỗi nhận hàng gia công khác. Các
lao động được thuê trực tiếp này có vai trò như những quản đốc sẽ đốc thúc các
lao động gia công sản xuất kip tiến độ, không bị dồn hàng, đọng hàng, song song
với việc sẽ kiểm tra về chất lượn của sản phẩm. Không nhữn vậy, thuê các lao
động cố định là những người có kinh nghiệm và trách nhiệm, họ có thể kim luôn là
nhà thiết kế sản phẩm cho cơ sở, bởi kinh nghiệm cao, tay nghề tốt, nếu cộng thêm
việc có điều kiện nghiên cứu, học tập, họ sẽ có thể tìm tòi ra những sản phẩm mới,
tốt hơn cho cơ sở, cho làng nghề.
5.2.3 Giải pháp về vốn
Để cơ sở hoạt động kinh doanh được thuận lợi thì vốn là yếu tố không thể
thiếu. Với đặc thù các cơ sở trước khi tham gia vào làng nghề là các cơ sở tự phát,
dùng nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động, kinh doanh. Để tồn tại, và phát triển nên
các cơ sở vay thêm vốn. Vốn vay của ngườu thân và bạn bè chưa được khảo sát
61
chính xác nhưng vốn vay của các cơ sở hầu hết là từ Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành.
Nếu được trang bị thêm vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, các
cơ sở sẽ có cơ hội để vươn mình ra xa hơn nữa. hợp tác trong làng nghề để đẩy
mạnh thương hiệu làng nghề mùng mền Bình Hòa ra xa hơn khỏi khu vực
ĐBSCL.
Trong phân tích, nguồn vốn vay hiện tại của các cơ sở hoạt động chưa có
hiệu quả. Cụ thể là lượng vốn vay càng nhiều càng làm cho sản lượng sản xuất
giảm theo một tỉ lệ nhất định. Do đó việc lập kế hoạch kinh doanh, kể cho cả
nguồn vốn vay là vấn đề quan trọng, để việc sản xuất có hiểu quả thì không thể bỏ
qua hiệu quả của nguồn vốn vay. Cần sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh
đúng mục đích vay chứ không vay để dùng cho các nhu cầu khác. Bởi lẻ vốn vay
là nguồn vốn phải chịu áp lực lãi suất, nên khi vay thêm tiền về phải trả lãi suất mà
cơ sở sử dụng không hợp lí sẽ gây lỗ, và thiệt hại cho cơ sở.
5.2.4 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm
Như đã phân tích, thị trường hiện tại của làng nghề là khu vực đồng bằng
sông Cửu Long với sản phẩm đi hầu hết các tỉnh thành, nhưng qui mô còn nhỏ.
Hầu hết là do các cơ sở tự tìm các cửa hàng, các người mua sỉ về bán lẻ rồi duy trì
mối quan hệ bạn hàng lâu dài. Do nhiều yếu tố khách quân như qui mô, năng lực
nên hiện tại các cơ sở chưa thúc đẩy hết khả năng việc tìm kiếm các bạn hàng mới.
Cũng như đã phân tích ở các giải pháp trước thì việc mở rộng thị trường phải tiến
hành song song với việc sáng tạo những mẫu sản phẩm mới để bước thêm sang
một môi trường kinh doanh mới như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương vv… và
nâng cấp sản phẩm để có thể tham gia vào thị trường là một chổ đứng trong các
siêu thị, của hàng chăn, màn cao cấp vv..
62
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Làng nghề TTCN may mg Mền của xã Bình Hòa được nhận quyết định
thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vào ngày 11 tháng 03 năm 2013
công nhận, đây là cột mốc chính khẳng định vị thế của nghề cũng như tạo tiền đề
cho làng nghề tiếp tục phát triển. Qua quá trình tồn tại và phát triển, làng nghề
đang dần khẳng định vị trí và chổ đứng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
và đang bước mình xa hơn khi tiến chân vào khu vực mới là TP.HCM và một số
tỉnh khác.
Thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sản
phẩm mùng của làng nghề nhằm tìm ra những nhân tố tác động trực tiếp đến sản
lượng sản xuất của các cơ sở trong làng nghề, đồng thời tìm hiểu thực tế thực
trạng hiện tại của làng nghề để tìm ra những điểm thuận lợi, khó khăn, những cơ
hội và nguy cơ mà làng nghề đang đối mặt, các yếu tố tác động trực tiếp đến tình
hình sản xuất kinh doanh của làng nghề. Khi đã xác định được thuận lợi và cơ hội
mà làng nghề đang có được đó là: sản phẩm chính của nghề luôn có nhu cầu sử
dụng rất cao và ổn định, lực lượng lao động khá rẻ và dồi dào, mạng lưới thông tin
liên làng, đường xá khá thuận tiện…nên cần tập trung phát huy hơn nữa các điểm
mạnh nhằm biến các ưu điểm này thành sức cạnh tranh mạnh mẽ nhằm bù đắp và
khắc phục cho các điểm yếu của làng nghề. Các điểm yếu hiện tại như thiếu nguồn
lao động có trình độ, máy móc trang thiết bị còn thô sơ, sự cạnh tranh gay gắt của
thị trường trong và ngoài nước… để tìm ra những giải pháp khắc phục và dần loại
bỏ khó khăn, yếu điểm để giúp làng nghề ngày càng hoàn thiện và phát triển.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
Vốn là một trong những vấn đề mà hầu hết các cơ sở đang gặp phải trong
việc tồn tại và phát triển do vậy chính quyền địa phương cần có chế độ hổ trợ vốn
thích hợp cho các cơ sở. Nên điều tra khảo sát cụ thể từng cơ sở để nắm bắt nhu
cầu về vốn để có thể hổ trợ kịp thời cho các cơ sở. Chính quyền địa phương nên cụ
thể liên hệ với các Ngân hàng để có thể phục vụ nhu cầy vay vốn trực tiếp của cơ
sở. Song song đó là việc hổ trợ về vốn cho các lao động tham gia trong làng nghề
63
có tiền để mua máy may công nghiệp để tăng năng suất và cải thiện cuộc sống gia
đình.
Đào tạo nguồn lao động đạt yêu cầu cao hơn về cả số lượng lẫn chất lượng so
với hiện tại là điều cấp thiết nhất hiện nay. Do đó chính quyền địa phương cần kết
hợp vói các cơ sở trong làng nghề cũng như các trường dạy nghề hoặc trung tâm
dạy nghề mở ngay các lớp đào tạo ngắn và trung hạn cho các lao động hiện tại và
các đối tượng muốn tham gia vào làng nghề. Tuy nhiên việc nâng cao tay nghề
cho người lao động phải đi đôi với công tác nâng cao học vấn và hiểu biết cho
người lao động bởi lao động hầu hết là người dân nông thôn, trình độ học vấn thấp
nên cần kết hợp song song giữa tay nghề và trình độ của lao động để nâng cao
nhận thức và hiểu biết của người lao động theo hướng chủ động tự tìm tòi và
không ý lại vào bất kì ai.
Cần quan tâm nhiều hơn đến khâu tiêu thụ sản phẩm bằng cách chính quyền
địa phương cần hổ trợ giới thiệu sản phẩm, cụ thể thông qua các buổi hội chợ
thương mại giữa Việt Nam với Campuchia được tổ chức định kì, các buổi giới
thiệu và triễn lãm nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm không chỉ với người dân
trong nước mà cả với người dân nước bạn Campuchia. Song song đó là việc
hướng dẫn các cơ sở về thủ tục pháp lí khi xuất khẩu hàng sang nước ngoài để
thuận tiện cho các cơ sở đảm báo làm việc đúng trình tự pháp luật.
Việc tiến hành xúc tiến thương mại, quảng bá cho hình ảnh và sản phẩm cho
làng nghề là vấn đề mà chính quyền địa phương cần quan tâm, đẩy mạnh bởi mới
được công nhận nên làng nghề vẫn chưa thể trổi mình dậy tạo nên hình ảnh và
tiếng vang đối với khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần có kế hoạch quy hoạch và bảo tồn
làng nghề gắn liền với quy hoạch và phát triển kinh tế địa phương, xác định rõ
hướng đi của làng nghề trong tương lai là: cần đầu tư vào đâu, nhắm đến cái gì và
phải làm ra sao. Tất cả đều phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể có như vậy làng nghề
mới có thể phát triển một cách ổn định và bền vững.
6.2.2. Kiến nghị đối các cơ sở tham gia trong làng nghề
Cần mạnh dạng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Chủ động tìm thêm các
nguồn nguyên liệu mới có chất lượng và giá cả tốt hơn.
Chủ động tiếp cận nguồn vốn từ hổ trợ của địa phương và ngân hàng. Tránh
tối đa việc vay phi tín dụng cụ thể là vay nóng, vay nặng lãi.
64
Vì lợi ích to lớn hơn, các cơ sở nên liên kết, hợp tác cùng nhau để tạo nên
thương hiệu, tiếng vang tốt nhất cho làng nghề. Cùng nhau chia sẻ nguồn nguyên
liệu, ý tưởng, những sáng kiến với nhau để có thể tạo ra những sản phẩm tinh tế
hơn và bắt kịp với thị trường cạnh tranh hiện tại.
Tiếp thu cái mới là những thông tin về thị trường, sản phẩm, khoa học kỹ
thuật một cách chọn lọc. Tìm hiểu sâu và kỹ về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ
đó cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng tốt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.
Nên hợp đồng với người lao động, hạn chế việc có đơn đặt hàng hoặc hết
hàng mới thuê lao động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cả 2 phía là cơ sở và
lao động. Có như thế mới đáp ứng được kịp thời nhu cầu của thị trường và có thể
tạo ra được những sản phẩm chất lượng, phong phú đa dạng.
Cần tạo điều kiện tốt nhất cho lao động, cụ thể là việc giúp lao động có điều
kiện học nghề một cách chuyên nghiệp, hợp tác với chính quyền địa phương giúp
đỡ người lao động không chỉ học nghề mà còn nâng cao nhận thức và khả năng
sáng tạo một cách tốt nhất. Ngoài ra, nên tạo động lực cho người lao động bằng
cách quan tâm đến cuộc sống của họ, việc học của con cái lao động để kịp thời
giúp đỡ khi họ có nhu cầu, điều này tạo được lòng tin cho lao động, giúp họ có
động lực làm việc trung thành với cơ sở. Thêm nữa, vào những dịp lễ, tết nên có
những món quà nhỏ hoặc tặng những phần tiền thưởng giúp họ có tinh thần và
động lực làm việc tốt nhất.
6.2.3 Đối với người lao động
- Thường xuyên học hỏi nâng cao tay nghề và trình độ học vấn của bản thân
bằng cách tham gia vào các lớp học nghề của làng nghề và chính quyền địa
phương tổ chức, để có được kỹ năng tốt nhất tạo ra được các sản phẩm chất lượng,
sản lượng ổn định nhằm tăng thu nhập cho bản thân.
- Tìm tòi, sáng tạo cách sản xuất mới, nhanh chóng và hiệu quả. Chia sẻ kinh
nghiệm với các lao động khác và giữa lao động với chủ cơ sở sản xuất để cùng
nhau phát triển.
- Tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại, mạnh dạn tiếp xúc với những điều
mới lạ, thử sức sáng tạo với những sản phẩm mới vv… Làm việc hết mình vì sự
phát triển của gia đình, cơ sở, của làng nghề và của xã hội.
65
6.2.4 Đối với các tổ chức tín dụng
Song song với việc tồn tại và phát triển thì nhu cầu về vốn là đề tài muôn
thủơ gây khó khăn không ít đối với các cơ sở trong làng nghề TTCN. Do đó việc
hỗ trợ cho các chủ cơ sở có điều kiện để vay vốn là điều quan trọng và cần thiết.
Cụ thể qua các hành động sau:
Nhân viên của các tổ chức tính dụng nên hoà nhã, cụ thể hướng dẫn về thủ
tục vay vốn, về tài sản thế chấp, lãi suất và các vấn đề có liên quan.
-
Cần có những chính sách tín dung dành riêng cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong làng nghề hợp lí hơn, sát với tình hình thực tế của các cơ sở để có thể
nới lỏng số tiền vay, rút gọn thủ tục pháp lí.
-
Có thể trực tiếp tổ chức các buổi tiếp xúc với cơ sở để giải quyết những
khiếu nại, tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay cụ thể để các cơ sở có thể nắm bắt rõ hơn.
-
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lưu Thanh Đức Hải (2007). Giáo trình Nghiên cứu Marketing. Khoa
Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần Thơ.
2.
Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân
(2004), Giáo trình Kinh tế lượng, TP. HCM: NXB Thống kê
67
PHỤ LỤC 1
Sản lượng tiêu thụ mùng qua các năm từ 2010 đến tháng 6 năm 2012
Sản lượng/
tháng
2010
2011
2012
2013
Tháng 1
38.000
39.000
65.000
76.590
Tháng 2
39.000
41.600
66.960
77.112
Tháng 3
28.000
31.200
64.800
78.030
Tháng 4
27.000
36.000
64.800
78.030
Tháng 5
28.000
45.000
64.800
94.500
Tháng 6
28.000
45.000
65.200
94.500
Tháng 7
28.000
45.000
59.670
Tháng 8
28.000
45.000
64.260
Tháng 9
30.000
36.000
59.670
Tháng 10
30.000
36.000
59.670
Tháng 11
30.000
45.000
59.670
Tháng 12
38.000
40.176
59.670
Nguồn số liệu từ phòng kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành tự tổng hợp lại
68
PHỤ LỤC 2
Doanh thu hằng tháng của làng nghề từ sản phẩm mùng 2010 đến tháng
6 năm 2012
ĐVT: triệu đồng
DT hằng
tháng năm
2010
DT hằng
tháng năm
2011
DT hằng
tháng năm
2012
DT hằng
tháng năm
2013
1
1.140
1.365
3.250
3.829,5
2
1.170
1.456
3.348
3.855,6
3
840
1.092
3.240
3.901,5
4
810
1.260
3.240
3.901,5
5
840
1.575
3.240
4.725
6
840
1.575
3.260
4.725
7
840
1.575
2.983,5
8
840
1.575
3.213
9
900
1.260
2.983,5
10
900
1.260
2.983,5
11
900
1.575
2.983,5
12
1.330
1.406
2.983,5
Tháng
69
PHỤ LỤC 3
Tổng hợp danh sách các cơ sở trong làng nghề
Họ và tên
Tên Cơ sở
Địa chỉ
Lữ Đức Nhuận
Đức Nhuận
Ấp Phú Hòa I
Lê Thị Tuyết
Lê Tuyết
Ấp Phú Hòa I
Lâm Hồ Mỹ Hạnh
Lâm Hạnh
Ấp Phú Hòa I
Lê Thị Hưỡng
Ba Liêm
Ấp Phú Hòa I
Bùi Thị Thảo
Bùi Thị Thảo
Ấp Phú Hòa I
Ngô Phước Đa
Đa Nhiễn
Ấp Phú Hòa I
Đoàn Minh Trí
Minh Trí
Ấp Phú Hòa I
Trần Thị Thúy
Phương Thúy
Ấp Phú Hòa I
Lữ Thị Nữa
Ấp Phú Hòa I
Bùi Đắc Tâm
Tâm Liên
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Tấn Lộc
Phương Ánh 1
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Thanh Hùng
Hùng Yến
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Thanh Dũng
Sa Xuyến
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Thúy Hằng
Ấp Phú Hòa I
Lê Văn Hiền
Ấp Phú Hòa I
Cù Huỳnh Lệ Hoa
Mai Hân
Ấp Phú Hòa I
Đinh Thị Kiệt
Anh Thu
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Văn Hường
Văn Hường
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Văn Thanh
Thanh Thủy
Ấp Phú Hòa I
Võ Thị Nguyên
Ấp Phú Hòa I
Dương Thị Tuyết
Ấp Phú Hòa I
Lâm Kim Doãn
Ấp Phú Hòa I
70
Nguyễn Thị Út
Ấp Phú Hòa I
Võ Thị Bạch Tuyết
Bạch Tuyết
Ấp Phú Hòa I
Trần Kim Xòan
Kim Xoàn
Ấp Phú Hòa I
Huỳnh Văn Hoàng Em
Ấp Phú Hòa I
Trần Thị Kiều
Ấp Phú Hòa I
Võ Thị Thủy
Ấp Phú Hòa I
Trần Thị Hương
Hương
Huỳnh Thị Lệ Thủy
Ấp Phú Hòa I
Ấp Phú Hòa I
Huỳnh Tống Mỹ
Long Quân
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Thị Đôn
Phương Nhã 1
Ấp Phú Hòa I
Nguyễn Thanh Nuông
Thanh Nuông
Ấp Phú An I
Trần Thị Thảo Loan
Thảo Loan
Ấp Bình Phú II
Huỳnh Thị Đúng
Ánh Đuông
Ấp Bình Phú II
Huỳnh Quang Nhựt
Quang Nhựt
Ấp Bình Phú II
Nguyễn Quang Đởm
Hồ Nhẻ
Ấp Bình Phú I
71
PHỤ LỤC 4
Hình ảnh sản phẩm mùng của làng nghề
Nguồn tự chụp từ các cơ sở trong làng nghề khi thu thập
72
PHỤ LỤC 5
Kết quả hồi qui và các kiểm định
1. Chạy hàm hồi qui sản lượng sản xuất của làng nghề
. reg sanluong gioitinh tuoi vanhoa thamnien laodong luudong codinh vay daura
Source |
SS
df
MS
Number of obs =
-------------+------------------------------
F(
9,
21
11) =
21.09
Model |
119648921
9
13294324.6
Prob > F
=
0.0000
Residual |
6932602.47
11
630236.588
R-squared
=
0.9452
Adj R-squared =
0.9004
Root MSE
793.87
-------------+-----------------------------Total |
126581524
20
6329076.19
=
-----------------------------------------------------------------------------sanluong |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------gioitinh |
-462.9969
422.0949
-1.10
0.296
-1392.022
466.0278
tuoi |
28.70648
38.2268
0.75
0.468
-55.43015
112.8431
vanhoa |
172.8087
87.53805
1.97
0.074
-19.86121
365.4787
thamnien |
15.47399
56.64722
0.27
0.790
-109.2057
140.1537
laodong |
153.4575
73.95411
2.08
0.062
-9.314417
316.2294
luudong |
24.65463
3.775547
6.53
0.000
16.34471
32.96455
codinh |
-.4668593
1.388006
-0.34
0.743
-3.521839
2.588121
vay |
-6.032551
2.041373
-2.96
0.013
-10.52558
-1.53952
daura |
-488.6467
503.8499
-0.97
0.353
-1597.613
620.3193
_cons |
-2813.587
1786.814
-1.57
0.144
-6746.338
1119.165
------------------------------------------------------------------------------
Trong mô hình có 5 biến có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.1 (tức bằng 10%) nên 5 biến
này có tác động ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sản lượng.
73
2. Kiểm tra đa cộng tuyến bằng cor, vif
Kiểm tra đa cộng tuyến thông qua kiểm định cor
. corr gioitinh tuoi vanhoa thamnien laodong luudong codinh vay daura
(obs=21)
| gioitinh
tuoi
vanhoa thamnien
laodong
luudong
codinh
vay
daura
-------------+-------------------------------------------------------------------------------gioitinh |
1.0000
tuoi |
-0.0703
1.0000
vanhoa |
0.1871
-0.4720
1.0000
thamnien |
-0.2193
0.4865
-0.3293
1.0000
laodong |
0.0103
0.3182
-0.1092
0.4081
1.0000
luudong |
0.1606
0.4705
-0.3975
0.4589
0.7010
1.0000
codinh |
-0.0982
0.4487
-0.2304
0.5024
0.7090
0.6476
1.0000
vay |
0.0677
0.0155
-0.0488
0.3270
0.4827
0.6374
0.3613
daura |
0.2774
0.1585
0.1499
0.0753
0.4447
0.2965
0.3479
1.0000
-0.0698
1.0000
Do tương quan cặp giữa các biến giải thích < 0,8. Vì vậy mô hình hồi qui
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
74
3.Kiểm tra đa cộng tuyến thông qua kiểm định vif
. vif
Variable |
VIF
1/VIF
-------------+---------------------luudong |
5.30
0.188777
laodong |
3.05
0.328167
vay |
2.91
0.343721
codinh |
2.58
0.388141
tuoi |
1.98
0.505529
daura |
1.88
0.531979
vanhoa |
1.86
0.539059
thamnien |
1.73
0.577654
gioitinh |
1.40
0.714281
-------------+---------------------Mean VIF |
2.52
Không có biến nào có vif > 8 nên mô hình không có đa cộng tuyến
75
4. Kiểm tra tự tương quan
. gen stt=[_n]
. tsset stt
time variable:
delta:
stt, 1 to 21
1 unit
. dwstat
Durbin-Watson d-statistic( 10,
21) =
2.343927
Theo cách kiểm định Dubin-Waston thông thường nhất, giá trị 1 chi2 = 0,9913 > α = 0,1 (10%) nên chấp nhận H0: không có
phương sai sai số thay đổi.
Vậy mô hình không có phương sai sai số thay đổi
77
6. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi
. imtest, white
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(20)
=
21.00
Prob > chi2
=
0.3971
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
--------------------------------------------------Source |
chi2
df
p
---------------------+----------------------------Heteroskedasticity |
21.00
20
0.3971
Skewness |
8.08
9
0.5263
Kurtosis |
1.85
1
0.1737
---------------------+----------------------------Total |
30.93
30
0.4190
---------------------------------------------------
Do p = 0,3971 > 0,1 (10%) nên mô hình không xảy ra hiện tượng phương
sai sai số thay đổi.
78
PHỤ LỤC 6
Bảng câu hỏi phỏng vấn
Bảng câu hỏi phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm mùng
của làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà của xã Bình Hoà, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang
Xin chào Anh/Chị, em là NGUYỄN THỊ MỸ NỮ sinh viên khoa Kinh Tế
và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ.
Hiện nay, em đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài ““Phân tích các yếu tố
tác động đến hiệu quả sản xuất sản phẩm Mùng của làng nghề tiểu thủ công
nghiệp may mùng mền xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”’’ nên
cần khảo sát một số thông tin cũng như tham khảo ý kiến của Anh/Chị chủ cơ sở
kinh doanh may mùng mền có tham gia vào làng nghề để hoàn thành Luận Văn.
Rất mong Anh/Chị vui lòng bớt chút thời gian của mình trả lời một số câu
hỏi dưới đây. Em cam đoan mọi thông tin và các câu trả lời của Anh/Chị sẽ được
giữ bí mật tuyệt đối.
Chân thành cảm ơn!
THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Mẫu phỏng vấn số:
Ngày phỏng vấn:
Họ và tên:.............................................................................................
Giới tính: Nam
Nữ
A. Thông tin chung cơ sở sản xuất:
Cơ sở tên:
Chủ cơ sở là: ……………………………………………………….
Q1: Tuổi: …………
Q2: Giới tính: Nam
Nữ
79
Q3: Trình độ văn hóa của chủ hộ: …./12
Q4: Tổng số thành viên trong gia đình?
Q5: Số thành viên tham gia vào sản xuất kinh doanh mùng?
Q6: Thâm niên chủ cơ sở tham gia vào nghề?
B. Nhân công, Lao động.
Q7: Số nhân công cơ sở thuê thêm?
Q8: Nhân công được thuê và trả lương theo hình thức?
a. Thuê cố định, trả lương theo tháng
b. Thuê cho lao động gia công, trả lương theo số sản phẩm sản xuất được.
Q9: Lao động có được qua đào tạo lớp học nghề nào không? Nếu không anh
chị có muốn cho lao động của cơ sở được đào tạo qua trường lớp không? Cụ thể
nhu cầu cần đào tạo cho lao động của cơ sở?
Q10: Chất lượng lao động của cơ sở có ổn định không?
Q11: Anh chị có kí hợp đồng thuê lao động không?
C. Vốn, Tín Dụng
Q12: Nguồn vốn ban đầu khi thành lập cơ sở có nguồn gốc từ đâu?
Q13: Vốn cố định hiện tại của cơ sở là bao nhiêu?
Bao gồm:
-
Xe tải + phương tiện vận chuyển dùng cho kinh doanh
-
Nhà kho
-
Máy móc, trang thiết bị
-
Khác
Q14: Trong một tháng, số tiền của cơ sở dùng để sản xuất, kinh doanh, chi trả
các chi phí trước (vốn lưu động trong 1 tháng) …….. bao gồm
-
Số tiền dùng để mua nguyên vật liệu
-
Trả cho lao động
-
Hàng hóa dự trữ tại cơ sở
Q15: Cho biết số tiền vay hiện tại của cơ sở? vay ở đâu?
80
Q16: Nếu không vay, vui lòng cho biết lí do
-
Đủ vốn
-
Không có tài sản thế chấp
-
Thủ tục phức tạp
-
Khác
D. Nguyên Liệu
Q17: Cơ sở mua nguyên liệu từ đâu?
a. Tự tìm nguồn nguyên liệu từ các cơ sở sản xuất
b. Qua thương lái đến tận cơ sở ghi hóa đơn hàng
c. Tại chợ đầu mối
d. Khác
Q18 : Cơ sở thường đặt hàng bằng hình thức nào?
a. Trực tiếp đến nơi mua nguyên liệu
b. Qua trung gian
c. Điện thoại trực tiếp cho nơi sản xuất nguyên liệu
d. Khác
Q19: Có sự chênh lệch về chất lượng, giá cả giữa các hình thức không?
a. Có
b. Không
Q20: Cụ thể về sự chênh lệch giá đó?
Q21: Hình thức thanh toán cho nơi bán nguyên liệu là?
a. Trả tiền mặt trực tiếp
b. Chuyển khoản
c. Người bán trực tiếp đến thu tiền
d. Gửi trung gian cho dịch vụ gửi hàng của xe tải, xe dịch vụ
Q22: Câu nguồn nguyên liệu có ổn định không?
81
a. Có
b. Không
E. Sản Phẩm
Q23: Các sản phẩm được bán chạy nhất của cơ sở là
Qui cách
Giá bán
Giá thấp nhất
Giá cao nhất
1m*2m
1,6m*2m
1,8m*2,2m
Q24: Thị trường tiêu thụ hiện tại của co sở có yêu cầu các mặt hàng hiện đại
như mùng có cửa mở, mùng kết hợp với dàn inox để thuận tiện việc đóng mở,
mùng chụp, mền có thể xếp thành gối với hình dáng đáng yêu hay không?
Q25: Cơ sở có muốn tìm hiểu sản xuất thêm các mặt hàng đó không?
Q26: Với năng lực hiện tại của cơ sở, cơ sở có khả năng sản xuất các sản
phẩm vừa nhắc đến không?
Q27: Nếu được, anh chị có chấp nhận đầu tư để tìm hiểu và sản xuất các mặt
hàng hiện đại đó không?
F. Chi phí, doanh thu, sản lượng, lợi nhuận
Q27: Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất được bao nhiêu sản phẩm mùng
Cao nhất là ………………cái/ngày
Thấp nhất là ……………..cái/ngày
Q28: Sản lượng tiêu thụ bình quân hàng ngày của cơ sở là bao nhiêu sản phẩm
mùng
Cao nhất là ………………cái/ngày
Thấp nhất là ……………..cái/ngày
82
G. Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật
Q29: Hiện trạng trang thiết bị của cơ sở là
- Máy may gia đình:
+ Tại cơ sở
+ Của lao động gia công
- Máy may công nghiệp
+ Tại cơ sở
+ Của lao động gia công
Q30: Máy may mà lao động gia công đang sử dụng là
a. Của lao động
b. Của cơ sở hổ trợ
Q31: Theo Anh/ Chị thì trang thiết bị hiện tại của cở sở có đủ đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh không?
a. Có
b. Không
Q32: Anh/ Chị có muốn nâng cấp thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất không
a. Có
b. Không
Q33: Nếu có. Anh/ Chị vui lòng cho biết muốn nâng cấp trang thiết bị nào cho
cơ sở.
H. Thông Tin Về Thị Trường
Q34: Hàng hóa sau khi sản xuất Anh/ Chị thường bán cho ai
a. Bán sỉ cho người khác tiêu thụ
b. Bán lẻ tại cơ sở
c. Cả 2 hình thức
d. Khác.
83
Q35: Hàng hóa khi tiêu thụ có gặp vấn đề khó khăn gì không?
a. Có
b. Không
Q36: Nếu có. Xin cho biết cụ thể
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Q37: Anh/ chị vui lòng cho biết thêm về thuận lợi và khó khăn thực tế cơ sở
đag gặp phải?
Thuận lợi:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Khó khăn
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Anh/ Chị rất nhiều!!
84
[...]... phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mùng mền thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu 11 - Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các cơ sở trong làng nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến năng... thiết kế mô hình hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất Đề tài đã chạy 2 mô hình để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất (sản lượng sản xuất/ đơn vị diện tích) dưa hấu và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng dưa hấu trên địa bàn Do tính chất khác nhau về loại hình sản xuất nên đề tài đang thực hiện chỉ kế thừa cách lập mô hình và một... Các yếu tố đầu vào Khi nói đến yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp hay một cơ sở sản xuất ta thường nghĩ ngay đến các yếu tố: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, thông tin, vv… Và thực tế các yếu tố đầu vào của các cơ sở trong làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà cũng vậy Các yếu tố đầu vào cần phân tích là: a Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm là yếu. .. động đến sản lượng sản xuất sản phẩm đan lát ở quận Cái Răng 14 nên ở mô hình phân tích các yếu tố nhả hưởng đến sản lượng sản xuất mùng của làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà để xem xét xem biến đầu ra có ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất hay không Biến đầu ra trong mô hình thể hiện phương thức bán hàng của cơ sở bao gồm biến đầu ra là 0 khi cơ sở chỉ bán lẻ; biến đầu ra là 1 khi cơ sở có hình thức... gia của chủ hộ có ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất mùng tại làng nghề hay không Trong đề tài này mô hình phân tích hồi qui tương quan đa biến được áp dụng để ước lượng các yếu tố tác động đến sản lượng sản xuất của làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hòa Các biến giải thích đưa vào mô hình bao gồm: Tuổi (tuoi): Biến tuổi phản ánh số tuổi chủ cơ sở Biến tuổi của chủ hộ được dự kiến có ý nghĩa tác động đến. .. thực hiện đề tài Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất sản phẩm Mùng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng mền xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang” 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm về làng nghề, cách phân loại và tiêu chí công nhận làng nghề a/ Khái niệm: Làng nghề là một thuật... nghĩa tác động ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sản lượng sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, do đó, để kế thừa nghiên cứu trên, thử đưa vào mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà, để một lần nữa kiểm tra xem các nhân tố tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,... ra những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề Do đó làng nghề truyền thống được xác định là làng nghề có truyền thống được hình thành lâu đời - Làng nghề mới Làng nghề mới là làng nghề có nghề được hình thành mới gần đây, không phải là làng nghề truyền thống 2.1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề Làng nghề được công nhận... trong làng nghề Bảng câu hỏi được bổ sung ở phần phụ lục 6 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính của đề tài là hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề TTCN và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm của làng nghề 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình. .. ứng nguyên vật liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản lượng sản xuất của cơ sở nên yêu cầu đòi hỏi về sản lượng cung cấp cũng như giá cá và chất lượng - Thị trường đầu ra: Là thị trường tiêu thụ của sản phẩm nó quyết định sản lượng tiêu thu của doanh nghiệp, của cơ sở sản xuất do đó nó quyết định sản lượng sản xuất và năng lực sản xuất của cơ sở Muốn cơ sở hoạt động sản 8 xuất có hiệu quả thì ... sở làng nghề định tham gia vào làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hòa - 35 CHƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TTCN MAY MÙNG MỀN BÌNH HOÀ 4.1 PHÂN... DOANH NGUYỄN THỊ MỸ NỮ MSSV: 4104078 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MAY MÙNG MỀN BÌNH HÒA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC... HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MÙNG CỦA LÀNG NGHỀ TTCN MAY MÙNG MỀN BÌNH HOÀ 36 4.1 Phân tích chung nhân tố làng nghề 36 v 4.1.1 Phân tích tình hình tố chức sản xuất hộ sản xuất làng nghề