3.3.1 Khái quát về tình hình sản xuất
3.3.1.1 Các yếu tố đầu vào
Khi nói đến yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp hay một cơ sở sản xuất ta thường nghĩ ngay đến các yếu tố: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, thông tin, vv… Và thực tế các yếu tố đầu vào của các cơ sở trong làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà cũng vậy. Các yếu tố đầu vào cần phân tích là:
a. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm là yếu tố khá quan trọng trong quá trình sản xuất. Bởi nguyên vật liệu có tốt, cung cấp đủ, đúng, kịp thời về số lượng, chất lượng và giá cả thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt được tiêu chuẩn về sản lượng và chất lượng. Do nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu (chủ yếu là vải để may mùng) mà các cơ sở thường tực tiếp tìm nguyên liệu để tự cơ sở kiểm tra về chất lượng cũng như giá cả vv..
Nguyên vật liệu chính của sản phẩm mùng là vải mùng, chỉ may và ren kết viền mùng.
+ Vải mùng: Vải mùng là nguyên liệu chính để sản xuất ra được sản phẩm mùng. Vải mùng hiện nay khá đa dạng về chất liệu, màu sắc và kết cấu vải.
Chính sự đa dạng như trên cũng làm cho sự chênh lệch về giá nguyên vật liệu. Điều này cũng đòi hỏi sự nhạy bén và tinh tế của chủ cơ sở khi quyết định chọn các loại vải cho cơ sở mình thực hiện sản xuất, kinh doanh.
+ Chỉ may: Nguyên liệu này hoàn toàn là của lao động gia công chịu trách nhiệm về việc chọn lựa loại chỉ và chi trả cho chi phí mua chỉ may này. Do chi phí này đã được các chủ cơ sở tính kèm vào phần giá lao động thuê khi hoàn thành một sản phẩm. Đây là một khó khăn cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, khi lao động muốn tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập khi
kết vào mùng mà điều này phụ thuộc vào thiết kế của chủ cơ sở cho lao động thực hiện.
Nhìn chung hầu hết nguyên vật liệu (bao gồm vải mùng và ren viền) được cơ sở mua từ các công ty dệt trên TP.HCM. Cũng có các cơ sở nhỏ lẻ mua nguyên liệu qua trung gian là các thương lái đến tận cơ sở ghi đơn hàng. Hình thức thanh toán và cụ thể phương thức giao dịch sẽ được đề cập chi tiết ở chương 4.
b. Yếu tố lao động
Do đặc thù của làng nghề là sản xuất bán thủ công, sử dụng các máy móc đơn giản để tạo ra sản phẩm nên lực lượng lao động tham gia khá đông (trên 300 lao động). Cũng do đặc thù của nghề cần sự khéo léo và tỉ mỉ nên hầu hết lao động là nữ (chiếm trên 90%). Lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm nên chất lượng lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
c. Yếu tố vốn
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định qui mô, khả năng hoạt động sản xuất của cơ sở nên vốn là vấn đề được quan tâm không kém các yếu tố đầu vào khác bởi không cơ sở nào có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có vốn.
3.3.2 Khái quát về tình hình tiêu thụ của làng nghề
3.3.2.1 Về kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ sản phẩm là tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và người bán lẻ, thông qua đó hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trên thị trường. Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp.
-Kênh tiêu thụ trực tiếp:
Với hình thức này cơ sở sản xuất kiêm luôn nhà bán hàng và họ tận dụng cửa hàng để giới thiệu sản phẩm kiêm luôn bán hàng.
Nguồn: tự tổng hợp từ lí thuyết về kênh tiêu thụ trực tiếp Hình 3.2: Kênh tiêu thụ trực tiếp
Ưu điểm: Thông qua kênh tiêu thụ trực tiếp, cơ sở đã giảm được chi phí cho mình do các sản phẩm sản xuất ra được đưa nhanh vào tiêu thụ và cơ sở
Nhà sản xuất
trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng nên hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của thị trường, tình hình giá trên thị trường từ đó có điều kiện để gây uy tín với khách hàng và có những chiến lược phát triển về sản phẩm cũng như phương thức kinh doanh riêng.
Nhược điểm của hình thức này là hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, cơ sở phải quan hệ với nhiều khách hàng.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp:
Nguồn tự tổng hợp từ các lí thuyết về kênh tiêu thụ gián tiếp Hình3.3: Kênh tiêu thụ gián tiếp
Nhà sản xuất
Người bán lẻ Người bán buôn Đại lí
Người bán lẻ Người bán buôn
Người bán lẻ
Kênh II: Gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể là ngời bán buôn hoặc người bán lẻ.
Kênh III: Gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ.
Thông qua kênh tiêu thụ gián tiếp này, khối lượng lớn hàng hóa được các cơ sở sản xuất bán cho các nhà buôn, sau đó hàng hóa sẽ được phân phối đến các nhà bán lẻ và cuối cùng là được bán đến tay người tiêu dùng.
Ưu điểm của hình thức này là cơ sở có thể trong một thời gian ngắn bán được một khối lượng lớn hàng hóa và thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí nhà kho, bảo quản vv…
Nhược điểm: Do không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là người tiêu dùng nên việc nắm bắt thị trường của hình thức này rất kém. Song song đó là thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài làm cho chi phí tiêu thụ tăng và cơ sở sản xuất khó kiểm soát được khâu tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ hiện tại của làng nghề thông qua cả 2 kênh trực tiếp và gián tiếp.
Về kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: Đó là đối với các cơ sở chỉ chọn cho mình hình thức bán lẻ (6 cơ sở), các cơ sở sản xuất mùng mền và trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng tại cơ sở.
Về kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp: Trong qui mô của làng nghề hiện tại thì kênh tiêu thụ gián tiếp kênh I đang được áp dụng. Thường hàng hóa cơ sở sản xuất ra được bán cho người bán lẻ rồi được bán cho người tiêu dùng. Còn lại đa số các cơ sở đều chọn cho mình cả 2 kênh tiêu thụ sản phẩm là cả trực tiếp bà gián tiếp.
Chưa có số liệu thống kê về số sản phẩm của làng nghề bán cho khách du lịch nhưng vào các mùa lễ hội của tỉnh, du khách và khách hành hương Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn có ghé các cơ sở để mua sắm mùng, mền và các sản phẩm của làng nghề cho nhu cầu gia đình và làm quà tặng người thân, bạn bè. Qua đây cho thấy các sản phẩm của làng nghề thực sự có thu hút khách du lịch bởi thông thường khách đến An Giang vào các dịp lễ, tết không chỉ là du khách đến từ các tỉnh ở khu vưc ĐBSCL mà còn có du khách đến từ TP.HCM, và các tỉnh Đông Nam Bộ nên với thế mạnh làng nghề nằm trên và gần trục quốc lộ 91 là một yếu tố thuận lợi giúp các du khách có thể dễ dàng ghé tham quan và mua sắm tại cơ sở nếu như làng nghề có thể tạo dựng và khẳng định cho mình một thương hiệu mùng mền có tên tuổi trên thị trường.
3.3.2.2 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định cho đầu ra của sản phẩm. Làng nghề cần quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa.
Theo kết quả điều tra, hiện tại làng nghề chỉ bán sản phẩm trong nước và chủ yếu là khu vực ĐBSCL đặc biệt là tại tỉnh An Giang với các tỉnh có mức tiêu thụ mạnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh vv…
Có 2 hình thức tiêu thụ hiện tại của làng nghề là bán lẻ cho người tiêu dùng và bán sỉ cho các cơ sở kinh doanh khác.
Nhìn chung do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khó tính ở khu vực có mức sống cao như TP.HCM nên sản phẩm chỉ tập trung tiêu thụ ở khu vực ĐBSCL. Do đó nếu chịu đầu tư, cải tiến sản phẩm, hàng hóa của làng nghề có thể sẽ mở rộng thị trường ra khỏi khu vực mà trước mắt là thị trường đầy tiềm năng: TP.HCM.
Ngoài ra, tiềm năng của làng nghề không chỉ ngừng lại trong nước mà còn có thể phát triển ra các nước lân cận như Lào và Campuchia bởi hiện tại làng nghề đã có sản phẩm chăn được xuất sang Campuchia. Nếu tìm được hướng đi đúng đắn, làng nghề sẽ có thể xuất khẩu cả mùng và mền sang các nước bạn để đẩy mạnh tiêu thụ cho làng nghề và phát triển giúp làng nghề lên một đỉnh cao, một tầm cao mới.
3.3.2.3 Phân tích sản lượng tiêu thụ và doanh thu sản phẩm mùng của cả làng nghề từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
a. Sản lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ của làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà được thu thập hàng tháng bởi phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành, do đó sản lượng tiêu thụ được thu thập khá chính xác và phản ánh rõ tình hình kinh doanh của làng nghề khách quan và kịp thời nhất.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ của cả làng nghề là tổng hợp về sản lượng tiêu thụ của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Sản lượng tiêu thụ phản ánh cụ thể nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của làng nghề. Cụ thể về sản lượng tiêu thụ mùng của làng nghề, phân tích bảng
Bảng 3.8: Tổng hợp về sản lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng sản phẩm mùng của làng nghề từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: sản phẩm Sản lượng bình quân theo tháng Sản lượng tháng cao nhất Sản lượng tháng thấp nhất Năm 2010 31.000 39.000 27.000 Năm 2011 40.415 45.000 31.200 Năm 2012 62.848 66.960 59.670 6 T đầu năm 2013 83.127 94.500 76.590
Nguồn: tổng hợp từ sản lượng tiêu thụ hàng tháng của làng nghề thông qua Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2012
Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của làng nghề đã có bước tăng trưởng khá tốt, sản lượng bán ra ngày một nhiều hơn. Mức tăng sản lượng tiêu thụ này là tín hiệu đáng mừng cho các cơ sở trong làng nghề tiếp tục giữ nghề và đẩy mạnh phát triển thương hiệu của làng nghề ra khỏi khu vực.
Sản lượng bình quân theo tháng qua các năm ngày một có bước tăng trưởng khá tốt. Nhìn vào bảng sản lượng tiêu thụ bình quân có thể nhận xét, mức bán ra bình quân theo tháng của làng nghề tăng liên tục, sản lượng bán ra của năm sau cao hơn năm trước, và tốc độ tăng ngày một có khoảng cách xa hơn. Phân tích cụ thể dựa vào bảng 3.8 như sau:
Năm 2010, sản lượng bình quân hàng tháng của làng nghề là 31.000 sản phẩm. Tương ứng mỗi ngày làng nghề bán được trên 1000 cái mùng. Đây là một mức bán có thể nói là khá cao so với qui mô của làng nghề lúc bấy giờ.
Trong năm 2010, mức bán ra của làng nghề vào tháng cao nhất là tháng 2 với 39.000 sản phẩm và tháng thấp nhất làng nghề tiêu thụ được 27.000 vào tháng 4. Mức chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhấp là 12.000 sản phẩm tức bằng 30,77%, mức chênh lệch này khá cao, cho thấy sản lượng tiêu thụ của làng nghề còn có sự chênh lệch khá cao. Tuy nhiên nhòn chung, sản lượng tiêu thụ mùng của làng nghề trong năm 2010 ở các tháng còn lại khá ổn định, xoay quanh mốc 28.000-30.000 sản phẩm trên tháng.
Không ngừng lại ở mức tiêu thụ bình quân 31.000 sản phẩm một tháng năm 2010, sản lượng tiêu thụ bình quân của năm 2011 là 40.415 sản phẩm trên tháng tăng bình quân 9.415 sản phẩm trên tháng tức bằng tăng 30,37%. Bình quân mỗi ngày làng nghề bán được trên 1.347 sản phẩm. Điều này cho thấy,
làng nghề đã mở rộng qui mô hoạt động để tìm thêm khách hàng, tìm thêm đơn hàng từ các tỉnh. Phân tích cụ thể về tình hình tiêu thụ các tháng trong năm 2011 cho thấy sản lượng tiêu thụ trong năm 2011, ở tháng cao nhất là 45.000 vào tháng 5,6,7,8 và tháng 11, sản phẩm và tháng thấp nhất là 31.200 sản phẩm vào tháng 3, chênh lệch 44,23%. Sở dĩ có mức chênh lệch này bởi làng nghề có hình thức bán cả sỉ và lẻ. Thông thường, theo cả khảo sát trực tiếp cho thấy lượng khách sỉ đặt hàng của làng nghề khá ổn định, nên phần chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ của các tháng một phần lo do lượng khách lẻ làm tăng sản lượng bán ra (cả cho năm 2010, 2012).
Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm mùng trong năm 2010 là 372.000 sản phẩm và sang năm 2011 tổng sản lượng tiêu thụ của năm là 484.976 sản phẩm nghĩa là tăng 112.976 sản phẩm tức bằng 30,37 %. Tại mức sản lượng tiêu thụ năm 2011 đã cho thấy được khả năng tiêu thụ của làng nghề là có nhiều tiềm năng để phát triển, đẩy mạnh hơn nữa.
Không ngừng lại ở mức tiêu thụ bình quân 31.000 sản phẩm một tháng năm 2010 và 40.415 sản phẩm một tháng năm 2011, sang năm 2012 mức tiêu thụ này là 62.848 sản phẩm. Nếu so sánh mức tiêu thụ giữa năm 2012 với năm 2010 thì có thể nhận thấy chỉ cách 1 năm nhưng sản lượng tiêu thụ của làng nghề đã tăng lên hơn 2 lần tức hơn 200%.
Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ của làng nghề trong các tháng đầu năm khá cao và giảm nhẹ dần về cuối năm. Qua 3 năm 2010,2010 và năm 2012 thì năm 2012 là năm có sản lượng tiêu thụ bình quân tháng ổn định nhất với sản lượng bán ra tháng cao nhất là 66.960 sản phẩm và tháng thấp nhất là 59.670 sản phẩm, chỉ chênh lệch 12,2%, và cụ thể từng tháng chênh lệch nhau cũng không lớn, qui chung về sản lượng bình quân tháng của năm 2012 xoay quanh mức 59.670-66.960 sản phẩm.
Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2012 là 754.170 sản phẩm tăng 269.194 sản phẩm (55,5%) so với năm 2011 và tăng 382.170 sản phẩm (tức 202,73%) so với năm 2010. Mức sản lượng tiêu thụ của năm 2012 không chỉ ổn định và các tháng mà còn có mức tăng trưởng rất tốt so với 2 năm trước đó. Điều này đã và đang khẳng định khả năng và năng lực của làng nghề ngày một tốt hơn. Qua đó cũng thấy được rằng, làng nghề đã thành công khi mở rộng vị trí kinh
bước đáng mừng cụ thể bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm 2013, làng nghề tiêu thụ được 83.127 sản phẩm. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sản lượng BQ Tháng năm 2010 Sản lượng BQ Tháng năm 2011 Sản lượng BQ Tháng năm 2012 Sản lượng BQ Tháng năm 2013
Nguồn số liệu thu thập từ phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Thành Hình 3.4: Sản lượng tiêu thụ của làng nghề
Do năm 2013 vẫn chưa kết thúc và số liệu chỉ thu thập được trong 6 tháng đầu năm nên không thể phân tích tổng sản lượng tiêu thụ năm giữa các năm, nhưng qua sản lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013, cũng đã phần nào phản ánh được khả nảng cung ứng hàng hóa trên thị trường của làng nghề đang mở rộng nhanh và mạnh mẽ.
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của làng nghề tăng từ 76.590 sản phẩm vào tháng 1 thì đến tháng 6, sản lượng tiêu thụ này là 94.500 sản phẩm, mức tăng 23,4%.
b. Doanh thu của làng nghề
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh được tổng số tiền mà làng nghề nhận được từ việc bán hàng hóa. Doanh thu phản ánh được sản lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm.
Bảng 3.9 Doanh thu tổng và bình quân của làng nghề qua 3 năm 2010-2012