4.1.1 Phân tích tình hình tố chức sản xuất của các hộ sản xuất trong làng nghề
4.1.1.1 Các thông tin về chủ hộ
Toàn xã Bình Hòa có tổng cộng có 21.166 người trong đó có 10.539 nam và 10.627 nữ (2012). Hiện tại có 125 hộ tham gia vào sản xuất mùng mền, chăn, nệm cho làng nghề với hơn 350 lao động.
a. Trình độ học vấn
Chủ hộ sản xuất là người quyết định mọi hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm và kinh doanh tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, trình độ và thâm niên của chủ hộ càng cao thì năng lực sản xuất của cơ sở càng lớn và tiềm năng phát triển của cơ sở càng cao. Trình độ học vấn của chủ hộ quyết định những tính toán và sự linh động trong nắm bắt nhu cầu của thị trường
Bảng 4.1: Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ cơ sở trong làng nghề Tần số Tỷ lệ Trình độ học vấn 100% - Không biết chữ 0 0% - Tiểu học 5 23,8% - Trung học cơ sở 8 38,1% - Trung học phổ thông 8 38,1% Trình độ chuyên môn 100% - Không qua đào tạo 21 100%
và cấp 3 là 8 người tương ứng 38,1% đồng thời không có chủ cơ sở nào được đào tạo trên Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học. Trình độ học vấn là yếu tố đến các quyết định trong kinh doanh của chủ cơ sở. Trình độ học vấn của chủ cơ sở càng cao sẽ giúp chủ cơ sở có những nhận định đúng đắn về thị trường, tiếp thu thông tin một cách chính xác và linh động. Đồng thời trình độ học vấn cao sẽ giúp các chủ cơ sở giao thiệp rộng với cả đầu vào nguyên liệu và khách hàng đầu ra của sản phẩm. Song song với học vấn thì trình độ chuyên môn cũng khá quan trọng trong sản xuất, kinh doanh. 100% chủ các cơ sở trong làng nghề chưa qua bất kì lớp đào tạo chuyên ngành nào về ngành may mùng hay lớp về Marketing, Quản trị, hình thức đào tạo liên quan đến ngành nghề hiện tại. Thay vào đó là kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sản xuất chủ yếu có được nghề truyền nghề, còn kinh nghiệm kinh doanh thường do năng khiếu của mỗi người.
b. Giới tính của chủ hộ
Chủ hộ của các cơ sở trong làng nghề đa phần là nam giới với tỉ lệ 13/21 cơ sở là nam.
Bảng 4.2: Thống kê giới tính của chủ cơ sở trong làng nghề
Tần số Tỉ lệ Chủ hộ là nam 13 61,9%
Chủ hộ là nữ 8 38,1%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
Giới tính của chủ hộ trong làng nghề chủ yếu là nam bởi do đặc điểm của làng nghề là ở khu vực nông thôn nên quan niệm nam giới làm chủ sẽ có lợi thế hơn trong việc liên hệ về thủ tục, giấy tờ của cơ sở, về vay vốn, cũng như các vấn đề về trực tiếp liên hệ vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa.
c. Tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ như đã đề cập phản ánh số tuổi hiện tại của chủ hộ trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Tuổi của chủ hộ càng cao thì kinh nghiệm sống, kim nghiệm làm việc và khả năng nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khách quan hơn chủ cơ sở có tuổi đời trẻ hơn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, với những tiến bộ của thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông, cộng với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, những người trẻ tuổi thường nhạy bén hơn trong việc nắm bắt và tìm kíếm thị trường
mới. Cho nên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở không chỉ được đo lường thông qua số tuổi của người chủ cơ sở.
Bảng 4.3: Thống kê nhóm tuổi của chủ co sở trong làng nghề Tần số Tỉ lệ Tuổi của chủ hộ từ 20-30 tuổi 1 4,76% Tuổi của chủ hộ từ 31-40 tuổi 10 47,62% Tuổi của chủ hộ từ 41-50 tuổi 9 42,86% Tuổi của chủ hộ > 50 tuổi 1 4,76%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
d. Thâm niên của chủ cơ sở
Thâm niên của chủ cơ sở phản ánh số năm tham gia vào nghề may mùng của chủ cơ sở. Bảng 3.4 phản ánh thâm niên của các chủ cơ sở trong làng nghề Bảng 3.4: Thống kê thâm niên tham gia nghề của các cơ sở trong làng nghề
Tần số Tỉ lệ Thâm niên của chủ hộ thấp hơn hoặc bằng 5 năm 7 33,33%
Thâm niên của chủ hộ từ 6 đến 10 năm 9 42,86% Thâm niên của chủ hộ từ 11 đến 15 năm 4 19,05% Thâm niên của chủ hộ trên 15 năm 1 4,76%
Nguồn: tự tổng hợp từ khảo sát làng nghề
Thâm niên của các chủ cơ sở tập trung nhiều nhất là ở khoảng 6 đến 10 năm. Thâm niên phản ánh sự gắn bó của chủ cơ sở với nghề. Khi nhắc đến thâm niên, thường hay nghĩ ngay đến thâm niên càng cao sẽ giúp cho cơ sở càng có qui mô lớn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh sẽ cao, nhưng thực tế có những chủ cơ sở có thâm niên đến 18 năm nhưng sản lượng sản xuất, qui mô cơ sở lại không băng cơ sở có thâm niên chỉ 8 năm. Bởi thâm niên chỉ phán ánh được thế mạnh về kinh nghiệm sản xuất, thông thạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh còn việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất có hiệu quả, điều khiển, vận hành cơ sở một cách tốt nhất thì phụ thuộc vào khả
4.1.1.2 Khái quát về tình hình lao động tham gia trong làng nghề
Về tình hình lao động tham gia trong làng nghề hầu hết là các lao động được chủ cơ sở thuê để gia công mùng mền từ nguyên liệu thành thành phẩm rồi giao lại cho chủ cơ sở để nhận tiền công theo số sản phẩm gia công được.
Do đề tài nghiên cứu có giới hạn nên chỉ thu thập số liệu trực tiếp từ các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh mùng mền mà không thể phỏng vấn trực tiếp lao động tham gia trong làng nghề. Nhưng qua thông tin từ chủ cơ sở có thể khái quát về tình hình lao động trong làng nghề như sau:
Hầu hết lao động trong làng nghề là những bà nội trợ trong gia đình, ngoài thời gian nội trợ và chăm sóc gia đình ra, thời gian còn lại họ dùng để gia công mùng mền để tăng thu nhập cho gia đình.
Do là lao động nông thôn nên trình độ học vấn của lao động thường không cao và 100% lao động trong làng nghề chưa từng qua một lớp đào tạo nào về nghề may mùng, mền cũng như bất kì lớp dạy nghề hay khóa tập huấn nào liên quan đến kỹ thuật hoặc nâng cao tay nghề cho người lao động. Thông thường các lao động tham gia nhờ vào sự giới thiệu của người thân, bạn bè hoặc các chị em phụ nữ trong cùng xóm vv…Do tay nghề của lao động chưa qua đào tạo mà chỉ “học lõm” từ người khác nên chất lượng lao động nhìn chung là không ổn định, sản xuất ra các sản phẩm một cách gập khuôn, máy móc. Sản phẩm sản xuất ra không sinh động và thật sự đặc biệt. Khi được hỏi, trong tương lai, các chủ cơ sở có muốn cho lao động của cơ sở tham gia lớp tập huấn hay dạy nghề để nâng cao tay nghề không thì có 14/21 cơ sở trả lời là có bởi các lao động trong làng nghề đều muốn nâng cao năng suất cũng như chất lượng các sản phẩm mà mình tạo ra. Số còn lại trả lời không bởi họ sợ tốn chi phí cho lao động trong việc đào tạo và sợ ảnh hưởng đến thời gian của lao động. Do đó, để nâng cao tay nghề của người lao động nhằm tăng thu nhập cũng như chất lượng lao động cho làng nghề thì việc cần có các chính sách của Nhà nước và địa phương hỗ trợ cho người lao động là điều cấp thiết. nên việc cần mở các lớp học nghề cho lao động là điều cấp thiết để ổn định được chất lượng sản phẩm.
Về thu nhập của người lao động. Do lao động nhận lương theo số sản phẩm mà lao động làm ra nên tiền lương nhận được sẽ tỉ lệ thuận với số sản phẩm sản xuất. Lao động làm ra được nhiều sản phẩm thì được trả nhiều tiền hơn. Nhưng hầu hết lao động đều nhận về nhà để gia công nên thời gian tập trung cho may sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như công việc gia đình, việc đột xuất vv.. điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Một vấn đề nữa là thu nhập của lao động còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình
hình kinh doanh của cơ sở. Ví dụ như vào các tháng chạy hàng (cuối năm và đầu năm), đây là khoảng thời gian bán chạy nhất của các cơ sở, nên cơ sở sẽ yêu cầu lao động may nhiều sản phẩm hơn để kịp cho kinh doanh cũng chính vì thế nên thu nhập của lao động trong thời gian này sẽ cao hơn. Ngược lại, khi cơ sở bán chậm hàng theo đó thu nhập của lao động cũng vì thế mà giảm lại do không may được nhiều sản phẩm.
Có sở có thuê lao động cao nhất là 20 người, cơ sở có thuê số lao động ít nhất là 6 người. Số lao động này có thể chủ động thay đổi chổ làm do không hề kí kết với chủ cơ sở bất kì một hợp đồng lao động nào nhưng hầu hết do mối thâm tình, quan hệ ổn định, dài lâu nên gần như lao động là cố định cho các cơ sở.
Nhìn chung thu nhập của người lao động trong làng nghề khá ổn định bởi sản lượng tiêu thụ của các cơ sở nhìn chung khá ổn định trừ những biến động của các tháng mưa (ít hơn), tháng cận tết (cao hơn) nhưng không thật sự quá nhiều. Điều này làm cho lượng hàng lao động nhận gia công hàng ngầy khá ổn định nếu lao động có thể chủ động được thời gian giành cho gia công sản phẩm. Cụ thể khi lao động giành toàn thời gian để may có thể thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng do đặc thù về lao động đã phân tích thì lao động chỉ có thể tham gia sản xuất sau khi hoàn tất công việc nội trợ và công việc gia đình.
Ngoài ra một điểm khó của lao động trong làng nghề là phụ thuộc vào quá trình sản xuất nông nghiệp nghĩa là các lao động có gia đình trồng lúa, khi đến vụ mùa, họ hoàn toàn không có thời gian để tham gia sản xuất mùng mền, do đó thu nhập của lao động trong thời gian này hoàn toàn không có và điều này không chỉ ảnh hưởng đến lao động mà ảnh hưởng của nó rất lớn đến các cơ sở. Bởi nếu tất cả lao động đều ngưng hoạt động sản xuất hàng hóa cho cơ sở thì cơ sở sẽ không thể nhận đơn hàng của khách sỉ do hàng hóa ít được dự trữ mà chỉ sản xuất theo nhu cầu bán ra hàng tháng. Đây là một trong những khó khăn của làng nghề cần được giải quyết.
4.1.1.2 Vốn sản xuất
Vốn là yếu tổ cần thiết ban đầu tác động rất lớn đến kết quả sản xuất và kinh doanh của làng nghề, nếu không có vốn hoặc nguồn vốn không đủ, không ổn định thì lao động có dồi dào, nguyên liệu có ổn định hay các yếu tố khác
a. Tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động của các cơ sở trong làng nghề
Bảng 4.2: Nguồn vốn cố định, lưu động và tổng nguồn vốn của các cơ sở trong làng nghề
ĐVT: triệu đồng Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình
Vốn cố định 750 85 243,3
Vốn lưu động 456 54 157
Tổng vốn 1.010 139 441,3
Nguồn: tự thu thập và tổng hợp thông qua khảo sát làng nghề
Qua bảng trên ta thấy tổng vốn sản xuất của các cơ sở sản xuất là tương đối khá cao trung bình là trên 400 triệu đồng trên một cơ sở cho cả vốn lưu động và cố định.
- Vốn cố định của các cơ sở bao gồm vốn mua trang thiết bị, đầu tư nhà kho, phương tiện vận tải thì thực tế số vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ sở. Thực tế cho thấy, các cơ sở muốn đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì phương tiện vận chuyển là yếu tố rất quan trọng bởi khó khăn mà làng nghề gặp phải hiện nay là vấn đề vận chuyển nguyên liệu từ công ty về cơ sở với giá khá cao cộng với sự bất tiện của vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng ở tỉnh khác qua hệ thống xe khách nên tận dụng được nguồn vốn thích hợp để đầu tư hệ thống xe tải, xe vận chuyển hàng hóa sẽ làm cho sản lượng tiêu thụ tăng cao. Sự chênh lệch trong vốn cố định giữa các cơ sở cũng khá cao. Cụ thể có sự chênh lệch lớn như vậy là do sự đầu tư của các cơ sở có vốn lớn, đầu ra ổn định vv… nên số vốn cố định của cơ sở sẽ cao và đa phần số vốn này được dùng cho trang bị phương tiện vận chuyển. Riêng các cơ sở có số vốn cố định nhỏ thường là do các cơ sở có sản lượng tiêu thụ thấp, chủ yếu dùng hình thức bán lẻ nên không cần đầu tư nhiều cho phương tiện vận tải, nhà kho vv..
Như đã phân tích vốn cố định của các cơ sở bao gồm thiết bị sản xuất, nhà kho và phương tiện vận tải
- Thiết bị sản xuất thông thường của các cơ sở trong làng nghề chỉ là máy may phục vụ cho sản xuất. Máy may thường trang bị ở cơ sở rất ít (1, 2 cái máy) giành cho việc sửa chữa những sản phẩm bị lỗi. Ngoài ra máy may chính cho việc sản xuất kinh doanh là của lao động gia công mùng, mền cho
cơ sở. Thông thường, người dân nông thôn đa phần đều có máy may để phục vụ nhu cầu gia đình, nhưng là loại máy gia đình, dùng sức người để vận hành máy. Hiện nay, theo điều tra, hầu hết máy may của lao động đều là máy may công nghiệp và tự lao động bỏ tiền ra trang bị. không liên quan đến vốn của cơ sở. Trừ một số trường hợp lao động có hoàn cảnh khó khăn được chủ cơ sở hổ trợ mua thiết bị và trả dần cho chủ cơ sở trong một khoảng thời gian, nhưng số này rất ít và không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của cơ sở.
Cũng do đặc thù của nghề may mùng mền, thiết bị như máy cắt vải công nghiệp để cắt hàng loạt như quần áo hay áo gối không thể áp dụng (do kích thước mùng mền lớn, chỉ có thể cắt tay), nên máy móc hay trang thiết bị sản xuất tương đối thô sơ và không đáng kể trong nguồn vốn cố định.
- Về nhà kho và phương tiện vận tải nhìn chung trong làng nghề phân ra thành 2 nhóm:
+ Đối với các cơ sở lớn: nhà kho và phương tiện vận tải đều được cơ sở trang bị khá đầy đủ.
Nhà kho thường được đặt ngay tại cơ sở để thuận tiện cho việc sản xuất, kinh doanh. Chủ yếu chứa nguyên liệu vải chưa sản xuất và một ít thành phẩm chờ tiêu thụ. Do đặc thù của nghề là vòng quay sản phẩm khá nhanh, nên hầu hết nhà kho đều nhỏ, vừa phải. Các cơ sở đa phần mở tại nhà nên vốn cho cơ sở và nhà kho là sẳn có.
Riêng về phương tiện vận tải: Các cơ sở đầu tư các loại xe tải có trọng tải vừa và nhỏ để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa đến tận nơi tiêu thụ. Điều này giúp các cơ sở chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Và nguồn vốn trong việc đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm một phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn cố định. Phương tiện vận chuyển hàng hóa không chỉ có xe tải, một số cơ sở còn trang bị cả thuyền, xà lan phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sông. Đây là một trong những thế