Giải pháp cho làng nghề

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng mền bình hòa (Trang 61)

5.1.1 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà.

Trước khi đi vào phân tích giải pháp cho hoạt động tiêu thụ của làng nghề, bài viết sẽ phân tích ma trận SWOT để nhận xét những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn để nhìn nhận khách quan nhất những vấn đề đang gặp phải của làng nghề từ đó đưa ra hướng đi đúng đắn.

a. Phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT được phân tích thông qua các khảo sát trực tiếp từ làng nghề để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức để từ đó tìm ra các chiến lược để phát triển làng nghề

Bảng 5.1: Ma trận SWOT về làng nghề

Những điểm mạnh –S

1. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thông, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm.

2. Có các mối tiêu thụ truyền thống và các khách hàng ổn định.

3. Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.

4. Điện, nước và các loại thông tin liên lạc trong làng nghề tương đối ổn định. Những điểm yếu – W 1. Lao động phổ thông, đa phần là tự phát, nghề dạy nghề, chưa qua đào tạo bài bảng.

2. Phương tiện vận chuyển chưa tiện lợi.

3. Vốn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở

4. Tính hợp tác giữa các cơ sở trong làng nghề thấp.

Các cơ hội – O

1. Nhu cầu sản phẩm ổn định, lâu dài.

2. Nhà nước tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển 3. Thị trường tài chính tiền tệ phát triển. 4. Du lịch tỉnh nhà đang được phát Các chiến lược – SO 1. Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với các bạn hàng truyền thống kết hợp tìm thêm đầu ra mới ở các tỉnh bạn 2. Liên kết chặt chẻ giữa các cơ sở trong làng nghề cần được đẩy mạnh. 3. Nâng cao chất lượng sản phẩm để uy tín của các cơ sở Các chiến lược – WO 1. Chủ động tìm kím, mở rộng thêm thị trường ra nhiều tỉnh thành và ra cả các nước láng giềng. 2. Tăng cường quảng bá về làng nghề. 3. Mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, học tập các phương pháp sản xuất khoa học

quan và mua sắm sản phẩm.

Các thách thức – T

1. Các mặt hàng tương tự của Trung Quốc, Thái Lan ngày càng đổ nhiều vào Việt Nam

2. Cạnh tranh về giá giữa các cơ sở với nhau.

Các chiến lược – ST

2. Có mức giá tốt, chất lượng sản phẩm tốt sẽ cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.

3. Cần sự thống nhất, họp tác giữa các cơ sở để đẩy mạnh thương hiệu của làng nghề

Các chiến lược – WT

1. Đào tạo nguồn nhân lực để cải tiến mẫu mã tăng sức cạnh tranh

2. Hiện đại hoác công nghệ sản xuất.

Nguồn: tự tổng hợp từ lí thuyết về ma trận SWOT cộng với khảo sát thực tế các vấn đề hiện tại của làng nghề

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm song song với giải pháp đẩy mạnh hiệu quả sản xuất sản phẩm. Chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ thì giải pháp cơ bản nhất là tạo đầu ra cho sản phẩm một cách rộng và tốt nhất.

Như đã phân tích, thị trường hiện tại của làng nghề là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với sản phẩm đi hầu hết các tỉnh thành, nhưng qui mô còn nhỏ. Hầu hết là do các cơ sở tự tìm các cửa hàng, các người mua sỉ về bán lẻ rồi duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài. Do nhiều yếu tố khách quân như qui mô, năng lực nên hiện tại các cơ sở chưa thúc đẩy hết khả năng việc tìm kiếm các bạn hàng mới. Cũng như đã phân tích ở các giải pháp trước thì việc mở rộng thị trường phải tiến hành song song với việc sáng tạo những mẫu sản ohaarm mới để bước thêm sang một môi trường kinh doanh mới như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương vv… và nâng cấp sản phẩm để có thể tham gia vào thị trường là một chổ đứng trong các siêu thị, của hàng chăn, màn cao cấp vv..

Song song với việc tạo đầu ra cho sản phẩm việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng là vấn đề không kém phần quan trọng. Hầu hết hoạt động bán hàng của các cơ sở trong làng nghề thông qua cách bán hàng thủ công, chỉ bán sản phẩm cơ sở sản xuất, chứ chưa thật sự khảo sát trước nhu cầu thị trường. Mặc dù các cơ sở có nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách sỉ, khách lẻ tuy nhiên những mẫu mã mùng đặt cũng chỉ đơn giản theo các mẫu sẵn có của cơ sở, chỉ khác là kích thước, màu sắc. Do đó nếu làng nghề chịu

đầu tư khảo sát thị trường, nhu cầu của khách hàng để cải tiến sản phẩm sản xuất thì sản phẩm bán ra cao hơn hiện tại.

5.1.1.1 Những điểm mạnh của làng nghề

- Vị trí của làng nghề nằm chủ yếu trên trục giao thông chính nên thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, nguyên liệu

- Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh trong khu vực, có những bạn hàng truyền thống lâu đời với sản lượng ổn định hàng tháng.

- Lực lượng lao động dồi dào, với giá thuê lao động tương đối rẻ

- Điều kiện về điện, nước, thông tin liên lạc tương đối ổn định, giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh khá tốt.

5.1.1.2 Những điểm yếu của làng nghề

- Lao động phổ thông đa phần là tự học nghề may qua bạn bè, người thân, chưa qua đào chuyên môn nên tay nghề chưa thật sự tốt để tạo ra các sản phẩm tinh tế và đặc sắc.

- Phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu, chưa thuận tiện cho việc nhập nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hoá một cách tốt nhất.

- Vốn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở. Nguồn vốn của chủ cơ sở đa phần chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của cơ sở nên các cơ sở thường vay thêm vốn từ Ngân hàng. Tín dụng cho các cơ sở vay mặc dù có ưu đãi nhưng các chủ cơ sở vẫn chưa nắm bắt được thông tin, gây khó khăn trong việc vay vốn.

- Các cơ sở chung làng nghề chưa có tính hợp tác cao để tạo nên một thương hiệu chung cho làng nghề, cùng nhau cạnh tranh với các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Thái Lan vv…

5.1.1.3 Những cơ hội

- Nhu cầu sản phẩm là lâu dài và ổn định: Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ta đa thấy được sự tăng trưởng trong sản lượng bán ra ứng với sản lượng bán ra ngày một tăng đó là nhu cầu về sử dụng

các hộ gia đình. Thêm vào đó người Việt Nam thường có tâm lí mua sắm những sản phẩm như mùng, mền, chiếu, gối vv… cho năm mới với mong muốn gia đình được ấm cúng và hạnh phúc nên sản phẩm luôn có đầu ra ổn định.

- Nhà nước và địa phương đang ngày một tạo điều kiện thuận lợi hơn cho làng nghề phát triển như theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2011 về qui định một số chính sách phát triển làng nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh An Giang qui định rõ ràng cụ thể về mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các lĩnh vực cũng như sự hổ trợ về tín dụng, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề, ưu đãi về xúc tiến thương mại, hổ trợ quảng cáo, đầu tư vv…cho làng nghề. Và đây là một trong những cơ hội quan trọng cho làng nghề phát triển.

- Du lịch tỉnh nhà đang được phát huy, khai thác và đẩy mạnh phát triển. Nhờ đó du khách đến An Giang ngày một nhiều hơn. Nhờ đó nếu tỉnh có kế hoạch liên kết giữa làng nghề với du lịch tỉnh nhà thì sự phát triển của làng nghề song song với sản lượng tiêu thụ có thể sẽ tăng rất nhiều.

5.1.1.4 Những mối đe dọa

- Các mặt hàng tương tự có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều với giá thành khá cạnh tranh với hàng nội địa bởi tâm lí của người dân vẫn còn ý thích chuộng hàng ngoại. Đây cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm của làng nghề.

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do nghề may mùng mền cũng khá đơn giản, dễ dàng tham gia vào nghề khi đủ vốn và các yếu tố khác nên sự cạnh tranh sẽ dễ dàng tham gia vào ngành tạo nên sức cạnh tranh lớn.

Từ tất cả các yếu tố đã phân tích trên, đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:

5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 5.2.1 Một số giải pháp cho sản phẩm

- Đa dạng hoá sản phẩm sản xuất:

Nhìn chung các sản phẩm hiện tại của cơ sở chỉ đáp ứng nhu cầu cho người dân ở nông thôn hoặc khách hàng có gu thẩm mỹ đơn giản qua hình thức sản phẩm là kiểu mùng truyền thống. Các cơ sở trong làng nghề chưa thử mình trong các sản phẩm mới hơn về mẫu mã như loại mùng có cửa mở 2 bên, loại mùng có kết hợp với dàn treo inox để thu gấp mà các gia đình hiện đại đang chuyển sang sử dụng. Theo điều tra, khi được hỏi cơ sở có khả năng sản

xuất các loại sản phẩm hiện đại, kiểu dáng được cách tân như vậy không có 2 luồng ý kiến trả lời, một số cơ sở trả lời do lực lượng lao động của cơ sở chỉ quen may các kiểu mùng truyền thống do hình thức đơn giản, chỉ cần học nghề vài ngày có thể may sản phẩm để tiêu thụ do đó khả năng của lao động có thể không thể may trong năng lực hiện tại nên đối với những mẫu mới có thể lao động không thể may được như vậy. Một nữa còn lại cho hay họ có thể may được sản phẩm như thế nhưng có thể chi phí sẽ cao hơn, với lại đầu ra của họ (chủ yếu là khách sỉ chưa yêu cầu) nên họ chưa nghĩ đến sẽ sản xuất sản phẩm như thế. Vấn đề đặt ra ở đây là muốn đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra một tầm cao hơn, làng nghề có thể tìm thêm khách hàng là các cơ sở kinh doanh ở thành phố hoặc thị trấn lớn như TP.HCM, Long Xuyên, Cần Thơ… tại nơi đây nhu cầu về các sản phẩm cao cấp cao nên nếu cơ sở sản xuất được các sản phẩm như đã nói, lượng hàng hóa tiêu thụ được của làng nghề sẽ được lên một tầm mới.

Một sản phẩm cũng đang được ưa chuộng hiện nay là mùng chụp. Mùng này hiện tại có một số cơ sở nhập hàng về bán nhưng giá thành khá cao nên lượng tiêu thụ cũng không thật sự mạnh. Nếu làng nghề có kế hoạch nghiên cứu sản xuất tại địa phương với giá thành rẻ có thể sẽ tiêu thụ rất tốt do sự tiện lợi của loại mùng này bởi lí do hiện nay, để đảm bảo sức khỏe, người dân không chỉ ngủ mùng buổi tối mà kể cả ban ngày, mọi người đều ngủ mùng để chống muỗi, bụi bẩn. Do đó nếu sản xuất được loại mùng chụp tiện lợi cho cả loại mùng tree m và mùng người lớn, tin chắc rằng doanh thu và cả lợi nhuận của làng nghề sẽ tăng cao vượt xa mức hiện tại

Ngoài ra, việc phát triển sản xuất thêm các mặt hàng thuộc cùng nhóm hàng để sản xuất và kinh doanh là điều khả quan. Hiện tại các cơ sở chỉ sản xuất thêm áo gối, màn, võng… trong đó có áo gối nằm và áo gối ôm có sản lượng tiêu thụ ngày một nhiều. Do đó, làng nghề có thể đẩy mạnh sản xuất thêm các sản phẩm này để tăng khả năng tiêu thụ cho làng nghề. Áo gối là sản phẩm dễ tiêu thụ và có qui trình sản xuất đơn giản. Do đó nếu đẩy mạnh loại sản phẩm này, ngoài việc tăng doanh thu cho cơ sở còn giúp cho lao động tange thu nhập bởi thời gian may áo gối ngắn và đơn giản hơn mùng, mền. Một điều nữa là sản xuất áo gối có thể sử dụng các máy móc hiện đại như máy cắt vải hàng loại, tiết kiệm chi thời gian và công sức.

có thể liên kết với các siêu thị để sản xuất loại quần có mẫu mã đẹp hơn, chất lượng tốt hơn. Không chỉ phục vụ cho người dân nông thôn mà còn cả người dân thành thị ở mẫu sản phẩm này. Bởi hiện tại, đây chỉ là sản phẩm được may, sản xuất thêm do nhu cầu của khách sỉ, quần short chỉ thuộc bên ngành hàng may mặc, nhưng với năng lực của làng ngề, các cơ sở có thừa khả năng để sản xuất mặt hàng này với chất lượng tốt và giá cả tương đối phù hợp với người tiêu dùng.

Các giải pháp đưa ra này sẽ mang lại hiệu quả cao khi có những người đứng ra thiết kế sản phẩm tinh tế, đẹp về mẫu mã, hình thức và tiện ích cho nhu cầu sử dụng.

5.2.2 Giải pháp cho chủ cơ sở, lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề

Như đã phân tích, trình độ văn hoá của chủ cơ sở có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất của cơ sở nên việc nâng cao trình độ học vấn của chủ cơ sở là vấn đề thiết thực và cần được các chủ cơ sở chú trọng để hoàn thiện bản thân cũng như giúp bản thân có đủ trình độ, kiến thức để tham gia quản lí cơ sở, đưa cơ sở vận hành và hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất

Hầu hết lao động của làng nghề đều là các phụ nữ nội trợ của gia đình, ngoài công việc nội trợ ra, tất cả thời gian gần như họ giành cho may mùng hoặc gia công lại mền để kím thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng họ chỉ may theo kinh nghiệm có sẵn từ kỹ năng của người phụ nữ Việt Nam, hoặc được các chị em theo nghề trước chỉ dẫn lại nên việc người lao động chỉ làm việc một cách gập khuôn và máy móc. Các sản phẩm họ tạo ra chỉ theo một thụ động. Trước đây máy may mà các lao động sử dụng là loại máy may gia đình thủ công dùng chân để đạp từng đường kim, mũi chỉ nên sản phẩm thường không được sắc xảo nhưng sau này các gia đình tự chế lại bằng cách thiết kế thêm mô-tưa điện để may nên việc việc khá thuận tiện hơn. Các sản phẩm cho ra tương đối các mũi chỉ đều hơn.

Hầu hết người lao động trong làng nghề không được đào tạo qua trường lớp mà nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng nên ngoài chất lượng nguồn nguyên liệu thì chất lượng lao động là điều quan trọng quyết định sản phẩm làm ra có đạt được yêu cầu của thị trường với các khách hàng ngày một khó tính.

Các mẫu mã của làng nghề chủ yếu may theo kiểu mùng, mền truyền thống nhưng ngày một đổi mới mẫu mã nhưng đa phần là lấy ý tưởng từ các

sản phẩm của Trung Quốc hoặc Thái Lan, khái niệm thợ thiết kế mẫu hoàn toàn xa lạ đối với làng nghề tại thời điểm hiện tại. Do đó, làng nghề muốn tạo

nét riêng trong từng sản phẩm thì việc cần có thợ thiết kế mẫu cũng là một điều nên để giúp tạo ra những sản phẩm mang phong cách mới, ý tưởng mới. Đo làng nghề được tồn tại ở nông thôn nên sản phẩm dù được cải tiến về mẫu mã, màu sác hay kiểu dáng thì bản chất truyền thống trong sản phẩm vẫn còn gìn giữ. Thực tế năng lực hiện tại của làng nghề chưa sản xuất được các sản phẩm hiện đại như mùng ngủ cao cấp, mền ngủ cao cấp. Có thể lí giải nguyên nhân theo 2 hướng:

Một là năng lực, máy móc trang thiết bị chưa đáp ứng được

Hai là lao động chưa đủ trình độ để tạo ra được sản phẩm như yêu cầu.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng mền bình hòa (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)