Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của các cơ sở trong làng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng mền bình hòa (Trang 54)

CỦA CÁC CƠ SỞ TRONG LÀNG NGHỀ TTCN MAY MÙNG MỀN BÌNH HOÀ

4.3.1 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng của mô hình

Các biến được đa vào mô hình là các biến như đã phân tích ở chương 2, dựa vào các nghiên cứu trước đây liên quan đến sản lượng sản xuất cũng như một số biến được tham khảo ý kiến của các anh chị trong phòng KTHT huyện Châu Thành trực tiếp quản lí về làng nghề, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia là một số Thầy cô khoa Kinh tế nên tổng hợp các biến được đưa ra là: biến tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, thâm niên của chủ hộ, biến tổng lao động, vốn cố định, vốn lưu động, vốn vay và đầu ra.

Bảng 4.5 Tổng hợp các biến với dấu kì vọng của mô hình

Biến độc lập Kí hiệu Đơn vị Kì vọng

Tuổi tuoi Tuổi +

Giới tính gioitinh 0 = nữ 1 = nam

+

Trình độ học vấn vanhoa +

Thâm niên thamnien năm +

Tổng lao động laodong Người + Vốn cố định codinh Triệu đồng + Vốn lưu động luudong Triệu đồng +

Vay vay Triệu đồng +

Đầu ra daura 0 = bán lẻ 1 = bán sỉ và lẻ

1:+

Nguồn: tự tổng hợp

4.3.2 Kết quả xử lí mô hình và giải thích biến

4.3.2.1 Kết quả xử lí mô hình

Ta có mô hình hồi qui tương quan như sau:

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 + B8X8 + B9X9 + ε Trong đó:

Y là biến phụ thuộc thể hiện sản lượng của làng nghề. X1 là biến thể hiện tuổi của chủ cơ sở (năm)

X2 là là biến thể hiện giới tính của chủ hộ (nam/nữ)

X3 là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ cơ sở, thể hiện số cấp chủ cơ sở hpjc

X4 là biến thâm niên thể hiện số năm tham gia vào nghề của chủ cơ sở (năm)

X5 là biến thể hiện tổng số lao động hiện tại của cơ sở (người) X6 là biến thể hiện vốn cố định của cơ sở (triệu đồng)

X8 là biến thể hiện vốn vay của cơ sở (triệu đồng)

X9 là biến thể hiện đầu ra của sản phẩm của cơ sở (1: bán lẻ; 2: bán sỉ và lẻ)

Kết quả xử lí 21 mẫu là 21 cơ sở thu thập được trong làng nghề tiểu thủ công nghiêp may mùng mền của xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bằng phần mền Stata 11.0 cho kết quả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề như sau:

Bảng 4.6 Kết quả mô hình xử lí hồi qui đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của làng nghề TTCN may Mùng Mền Bình Hòa

Các biến Diễn giải các biến Hệ số Mức ý nghĩa Vif constant Hằng số -2813,587 0,14 4 2,5 2 Văn hóa (X3) Thể hiện trình độ học vấn của chủ cơ sở (năm) 172,808 7 0,07 4 1.8 6 Lao động (X) Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất 153,457 5 0,06 2 3,0 5 Vốn lưu động (X6) Vốn lưu động trong tháng của cơ sở sản xuất (triệu đồng) 24,6546 3 0,00 0 5,3 0 Vay (X10) Thể hiện số tiền mà cơ sở vay thêm (triệu đồng) -6,032551 0,01 3 2,9 1

4.3.2.2 Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình

a. Các biến có ý nghĩa trong mô hình

Kết quả phân tích mô hình cho thấy, mô hình có R-squared = 0,9452 hay 94,52%, có ý nghĩa là sản lượng sản xuất của làng nghề được giải thích bởi sự thay đổi các biến được đưa vào mô hình, 5,48% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác chưa được đa vào mô hình.

Dựa vào phương trình hồi qua đa biến ta thấy có 4 biến có ý nghĩa. Trong đó có 3 tác động cũng chiều với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất là: văn hóa, lao động, vốn lưu động, 1 biến có ý nghĩa tác động nghịch chiều vói biến phụ thuộc sản lượng là biến vốn vay.

- Biến văn hóa: Ở mức ý nghĩa 10%, văn hóa là biến độc lập có ý nghĩa tương quan với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Theo kết quả cho thấy từ phương trình hồi qui có được hệ số của biến độc lập văn hóa cho kết quả dương điều này chứng minh rằng biến văn hóa có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Hệ số của biến văn hóa là 172,8087 điều này cho biết khi chủ cơ sở học cao hơn 1 lớp học sẽ làm cho sản lượng sản xuất tăng thêm 172,8087 sản phẩm (giả sử các yếu tố khác không thay đổi). Điều này cũng phù hợp với kì vọng ban đầu bởi trình độ học vấn của chủ cơ sở là nhân tố quyết định đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành cơ sở. Bởi đó cho nên trình độ học vấn của chủ cơ sở càng cao thì khả năng tiếp cận thông tin, nhạy bén trong việc áp dụng những cái hay, cái mới trong sản xuất, linh động trong việc tìm nguồn nguyên liệu tốt và đầu ra rộng thì sản lượng sản xuất của cơ sở cũng theo đó mà tăng cao.

- Biến lao động: Theo như kì vọng biến lao động sẽ là biến có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất cụ thể lao động càng nhiều thì sản lượng sản xuất ra càng nhiều. Theo kết quả từ mô hình cho thấy, ở mức ý nghĩa 10% biến lao động có hệ số là 153,4575 điều này nghĩa là khi cơ sở thuê thêm một lao động nữa sẽ làm cho sản lượng sản xuất tăng thêm 153,4575 sản phẩm (giả sử các yếu tố khác không đổi). Bởi lao động là nhân tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. lao động càng nhiều sản lượng sản xuất ra sẽ càng nhiều.

- Biến vốn lưu động: ở mức ý nghĩa 10%, vốn lưu động là biến độc lập có ý nghĩa tương quan với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Theo kết quả cho thấy từ phương trình hồi qui có được hệ số của biến vốn lưu động là 24,65463 cho biết khi cơ sở tăng thêm 1 triệu đồng vốn lưu động sẽ làm tăng thêm 24,65463 sản phẩm (giả sử các yếu tố khác không thay đổi). Điều này

cũng phù hợp với kì vọng bởi vốn lưu động là nguồn vốn trực tiếp tham gia vào 1 kì sản xuất kinh doanh của cơ sở do đó vốn lưu động càng nhiều thì sẽ sản xuất ra càng nhiều sản phẩm.

- Biến vốn vay: Ở mức ý nghĩa 10%, vốn vay là biến độc lập có ý nghĩa tương quan với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Theo kết quả cho thấy từ phương trình hồi qui có được hệ số của biến vốn vay là -6,032551 cho thấy biến vốn vay có tương quan nghịch với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Cụ thể khi cơ sở tăng thêm 1 triệu đồng tiền vốn vay sẽ làm cho sản lượng sản xuất giảm đi 6,032551 sản phẩm. Điều này được giải thích thứ nhất là do mẫu quan sát của mô hình khá nhỏ (21 mẫu) nên có thể ảnh hưởng đến kết quả của mô hình. Thứ hai, vốn vay phải chịu áp lực của lãi suất cộng với việc có hay không các chủ cơ sở lập kế hoạch đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay này một cách cụ thể và hiệu quả. Theo thông thường, vốn vay thường là loại vốn ngắn hạn nên được tổ chức tín dụng kì vọng cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn như vốn lưu động, nhưng thực tế nguồn vốn vay này chưa được các chủ cơ sở có sử dụng hoàn toàn đúng mục đích vào sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là có hay không việc sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả? Do đó, kết quả mô hình cho ra sự tác động nghịch chiều của vốn vay có thể giải thích bởi việc sử dụng vốn vay sai mục đích và không hiệu quả. Thêm một thực tế tại địa bàn như sau: các cơ sở trong làng nghề thường sử dụng nguồn vốn xoay vòng, nghĩa là không hề có nghiệp vụ về kế toán xảy ra trong làng nghề, các hoạt động tự mua nguyên liệu, trả tiền hàng, bán sản phẩm, thu tiền, trả các khoản chi phí vv… đều không được tính toán trước mà chỉ thực hiện thủ công và ngẫu nhiên theo thứ tự các nghiệp vụ phát sinh. Do đó, khi thu thập thông tin từ các cơ sở, thông tin nhận được là nhiều trường hợp thu tiền hàng không đủ (có thể do khách sỉ muốn gối đầu đợt hàng đó) làm cho cơ sở thiếu vốn để mua nguyên liệu cho đợt hàng mới, số tiền vay có thường dùng cho việc chi trả các chi phí của cơ sở và mua nguyên liệu nên số tiền vay cho mua nguyên liệu thường ít lại

b. Các biến không có ý nghĩa trong mô hình

Bên cạnh các biến có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất của các cơ sở trong làng nghề thì cũng có các biến được đưa vào mô hình nhưng không có ý nghĩa thống kê đó là:

cho thuận lợi trong việc ngoại giao, linh động… chủ hộ là nữ sẽ có ưu điểm quen thuộc với nghề, gắn bó với lao động… Tuy nhiên các yếu tố về đặc tính riêng của 2 giới tính nam, nữ không ảnh hưởng trực tiếp lên sản lượng sản xuất của cơ sở.

- Biến tuổi: Theo kì vọng ban đầu, biến tuổi được kì vọng có tương quan dương đến sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, theo kết quả mô hình hòi qui, biến tuổi của chủ hộ không có ý nghĩa ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất. Điều này có thể lí giải do tuổi của chủ hộ càng cao chỉ giúp cho chủ hộ có nhiều hơn kinh nghiệm trong nghề, tuy nhiên khi tuổi của chủ hộ càng cao không hề ảnh hưởng làm tăng sản lượng sản xuất hoặc ngược lại làm giảm sản lượng sản xuất.

- Biến vốn cố định: Như các biến vừa giải thích ở trên, vốn cố định cũng là một biến được kì vọng dương và tác động cùng chiều với biến phụ thuộc sản lượng sản xuất. Tuy nhiên theo thực tế thì biến vốn cố định lại không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc bởi đặc thù của ngành nghề mà làng nghề đang sản xuất kinh doanh không cần nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Vốn cố định được đề cập là số vốn cố định của chủ cơ sở phục vụ cho cơ sở, Tuy nhiên quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện bởi ngưởi lao động và máy may là phương tiện chủ yếu để sản xuất (máy may của lao động). Điều này cho thấy được rằng vốn cố định không hề có ý nghĩa thực tế ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất bởi qui trình sản xuất khá đơn gian và không có sự tham gia của các loại máy móc, thiết bị hiện đại.

- Biến thâm niên: Thông thường theo suy nghĩ chung, thâm niên sẽ được kì vọng có tác động cùng chiều với sản lượng sản xuất, tuy nhiên thực tế thâm niên càng cao chỉ giúp cho chủ cơ sở có kinh nghiệm hơn, thông thạo hơn trong sản xuất kinh doanh nhưng điều đó không tác động trực tiếp đến sản lượng sản xuất bởi không phải chủ hộ có thâm niên càng cao thì sản lượng sản xuất của cơ sở càng nhiều. Có thể giải thích theo thực tế, có những cơ sở có chủ cơ sở đã tham gia vào nghề hơn 10 năm, tuy nhiên qui mô cơ sở vẫn nhỏ, sản lượng sản xuất chỉ đủ để cầm chừng cho hoạt động kinh doanh. Do đó, thâm niên cao chỉ là ưu điểm để chủ cơ sở thông thạo về qui trình sản xuất, kinh doanh.

-Biến đầu ra: Đầu ra là biến giả thể hiện hình thức bán ra của sản phẩm, do đó kì vọng ban đầu đầu ra của cơ sở là bán cả sỉ và lẻ sẽ cho sản lượng sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của cơ sở không hẳn là sẽ sản xuất nhiều nếu bán sỉ, hay sẽ sản xuất ít, nếu bán lẻ, bởi nếu cơ sở bán lẻ, nhưng nếu mỗi ngày tiêu thụ 200 sản phẩm thì một tháng sẽ bán được 6000

sản phẩm do đó cơ sở sẽ sản xuất tương ứng theo đó, mặc khác nếu cơ sở bán cả sỉ và lẻ nhưng mỗi lần bán sỉ được 100 sản phẩm nhưng trong tháng chỉ nhận được 2 đơn hàng sỉ và vài trăm sản phẩm lẻ thì sản lượng sản xuất cũng không thể nhiều như kì vọng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ

5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP

Dựa trên kết quả thu thập, điều tra từ làng nghề, cộng với những kết quả xử lí, phân tích, thống kê được về tình hình sản xuất của làng nghề. Đồng thời thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất đưa vào mô hình để kiểm tra xem các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên của chủ hộ có tác động đến sản lượng sản xuất hay không? Vốn cố định, vốn lưu động, vốn vay có ảnh hưởng đến sản lượng như thế nào? đầu vào nguyên liệu, đầu ra của sản phẩm thay đổi có làm thay đổi sản lượng sản xuất? Khi tăng thêm một lao động sản xuất có làm tăng thêm sản lượng sản xuất? Từ đó kiểm tra bằng mô hình hồi qui đa biến cho ra kết quả biến trình độ học vấn của chủ hộ, biến tổng số lao động tham gia, biến vốn lưu động và biến vốn vay là 4 biến có ý nghĩa tương quan tác động ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sản xuất. Trong khi đó, các biến còn lại là tuổi, giới tính và thâm niên của chủ hộ, vốn cố định và biến đầu ra được kì vọng dương lại cho ra kết quả không tương quan.

Thông qua các yếu tố vừa phân tích cộng với việc khảo sát trực tiếp về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cụ thể của làng nghề như sau

5.2 GIẢI PHÁP CHO LÀNG NGHỀ

5.1.1 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề TTCN may mùng mền Bình Hoà.

Trước khi đi vào phân tích giải pháp cho hoạt động tiêu thụ của làng nghề, bài viết sẽ phân tích ma trận SWOT để nhận xét những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn để nhìn nhận khách quan nhất những vấn đề đang gặp phải của làng nghề từ đó đưa ra hướng đi đúng đắn.

a. Phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT được phân tích thông qua các khảo sát trực tiếp từ làng nghề để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức để từ đó tìm ra các chiến lược để phát triển làng nghề

Bảng 5.1: Ma trận SWOT về làng nghề

Những điểm mạnh –S

1. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thông, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm.

2. Có các mối tiêu thụ truyền thống và các khách hàng ổn định.

3. Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.

4. Điện, nước và các loại thông tin liên lạc trong làng nghề tương đối ổn định. Những điểm yếu – W 1. Lao động phổ thông, đa phần là tự phát, nghề dạy nghề, chưa qua đào tạo bài bảng.

2. Phương tiện vận chuyển chưa tiện lợi.

3. Vốn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở

4. Tính hợp tác giữa các cơ sở trong làng nghề thấp.

Các cơ hội – O

1. Nhu cầu sản phẩm ổn định, lâu dài.

2. Nhà nước tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển 3. Thị trường tài chính tiền tệ phát triển. 4. Du lịch tỉnh nhà đang được phát Các chiến lược – SO 1. Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với các bạn hàng truyền thống kết hợp tìm thêm đầu ra mới ở các tỉnh bạn 2. Liên kết chặt chẻ giữa các cơ sở trong làng nghề cần được đẩy mạnh. 3. Nâng cao chất lượng sản phẩm để uy tín của các cơ sở Các chiến lược – WO 1. Chủ động tìm kím, mở rộng thêm thị trường ra nhiều tỉnh thành và ra cả các nước láng giềng. 2. Tăng cường quảng bá về làng nghề. 3. Mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, học tập các phương pháp sản xuất khoa học

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất sản phẩm mùng của làng nghề tiểu thủ công nghiệp may mùng mền bình hòa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)