Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
3,44 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
GIANG KHÁNH VÂN
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
IN MEKONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
GIANG KHÁNH VÂN
MSSV: LT11272
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
IN MEKONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỮU ĐẶNG
Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau gần 2 năm học tập tại giảng đường Đại học (ĐH Cần Thơ) với
những kiến thức được tiếp thu từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt tình của Thầy Cô,
kết hợp với thời gian hơn 3 tháng thực tập tại công ty TNHH In Mekong đã
giúp tôi hiểu sâu hơn về lĩnh vực kế toán, trong đó công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề tôi rất
quan tâm, bởi vì đây là vấn đề mà chắc chắn sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ
giúp ích cho bản thân và gia đình tôi rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giảng dạy của Quý Thầy Cô bộ
môn Kế toán – Kiểm toán nói riêng và Quý Thầy Cô khoa kinh tế - Quản trị
kinh doanh – trường Đại học Cần Thơ nói chung. Đặc biệt là thầy Nguyễn
Hữu Đặng, Người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình chu đáo, Thầy còn cung
cấp rất nhiều kiến thức về lý thuyết và thực tế để giúp tôi hoàn thành luận văn
của mình.
Tôi kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc và toàn thể các
Anh, Chị phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp đầy đủ số
liệu để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài
luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp của Quý Thầy Cô và Ban Giám đốc Công ty giúp tôi khắc phục
được những thiếu sót và khuyết điểm của mình.
Cuối cùng, tôi xin kính gửi đến Quý Thầy Cô, Ban Giám đốc và toàn
thể Anh Chị đang công tác tại Công ty lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt./.
Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2013
Sinh viên thực hiện
Giang Khánh Vân
Trang i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2013
Sinh viên thực hiện
Giang Khánh Vân
Trang ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Trang iii
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN HỮU ĐẶNG
Học vị : Tiến sĩ
Chuyên ngành: Kế toán
Cơ quan công tác: Khoa kinh Tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học
Cần Thơ
Tên sinh viên: GIANG KHÁNH VÂN
Mã số sinh viên: LT11272
Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp
Tên đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hộp Probio
tại công ty trách nhiệm hữu hạn In Mekong
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
2. Về hình thức
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Trang iv
3. Ý nghĩa thực khoa học, thực tiễn tính cấp thiết của đề tài
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
7. Kết luận
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
Người nhận xét
Trang v
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................x
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ...................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 2
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .......................... 3
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................ 4
2.1.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí, đối tượng giá thành và kỳ tính
giá thành .................................................................................................15
2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..........16
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................24
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................25
CHƯƠNG 3 .................................................................................................27
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IN MEKONG.........27
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ....................................................................27
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................29
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN...........30
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................30
3.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH In Mekong............31
3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .........................................................34
3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ................34
3.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2010-2012........................................................................................35
3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY .................................................................................................36
CHƯƠNG 4 .................................................................................................38
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY
TNHH IN MEKONG ..................................................................................38
4.1 ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH VÀ KỲ TÍNH GIÁ THÀNH.........38
4.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHÍ PHÍ ...........................................................38
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................................................38
4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp................................................43
4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.......................................................47
Trang vi
4.4 KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.................................................54
4.4.1 Tính và hạch toán giá thành sản phẩm............................................54
4.4.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm hộp
Probio .....................................................................................................59
4.4.3 Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm hộp Probio từ
tháng 04 đến tháng 06 năm 2013.............................................................63
4.4.4 Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 năm 2010,
năm 2011, năm 2012...............................................................................65
CHƯƠNG 5 .................................................................................................70
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÊ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH IN
MEKONG....................................................................................................70
5.1 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH IN MEKONG...............................................................70
5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ NHẰM
GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .............................................................70
5.2.1 Đối với nguyên liệu đầu vào ..........................................................70
5.2.2 Tăng năng suất lao động.................................................................71
5.2.5 Sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất...................................71
CHƯƠNG 6 .................................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................73
6.1 KẾT LUẬN..........................................................................................73
6.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................73
6.2.1 Đối với ngành thuế.........................................................................73
6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương ...................................................76
Tài liệu tham khảo.........................................................................................77
Trang vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010, 2011, 2012 ............35
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013................................................................................................36
Bảng 4.1: Bảng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho hộp probio tháng 6 năm
2013 ..............................................................................................................41
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 6 năm 2013........45
Bảng 4.3: Bảng trích khấu hao TSCĐ tháng 6 năm 2013...............................50
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 6 năm 2013 ..............51
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 6 năm 2013.........................52
Bảng 4.7: Bảng tính kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu tháng.........60
6 năm 2013....................................................................................................60
Bảng 4.8: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm T6/2013.61
Bảng 4.9: Bảng so sánh giá thành sản phẩm hộp Probio từ tháng 04 đến tháng
06 năm 2013..................................................................................................63
Bảng 4.10: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2010 .....................................65
Bảng 4.11: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2011 .....................................66
Bảng 4.13: Bảng so sánh giá thành đơn vị giữa các năm 2010, 2011, 2012....67
Trang viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH In Mekong ..........................29
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH In Mekong ..........................31
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung ...................32
Hình 3.4 Qui trình hạch toán kế toán bằng máy vi tính ..................................33
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất hộp probio ...............................34
Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ doanh thu chi phí qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ..........35
Hình 4.1 Tỷ lệ chi phí nhân công tháng 6 năm 2013......................................46
Hình 4.2 Tỷ lệ chi phí chung trong tài khoản 627 – Chi phí chung ................52
Hình 4.3 Tỷ lệ chi phí trong giá thành tháng 06/2013 của sản phẩm hộp Probio
......................................................................................................................53
Hình 4.4 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .........................57
Hình 4.5 Biểu đồ giá thành năm 2010, 2011, 2012 ........................................67
Trang ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
CPNVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC
Chi phí sản xuất chung
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
CPSPDDĐK
Sản phẩm dở dang đầu kỳ
CPPSTK
Chi phí phát sinh trong kỳ
CPSPDDCK
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
KH
Khấu hao
TSCĐ
Tài sản cố định
Trang x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phiếu xuất kho - Xuất mực cho sản phẩm Probio
Phụ lục 2
Phiếu xuất kho - Xuất giấy Ivory 300
Phụ lục 3
Phiếu nhập kho – Nhập giấy Ivory theo HĐ 1893
Phụ lục 4
Phiếu nhập kho – Nhập Keo UV dầu, Mực In
Phụ lục 5
Lệnh sản xuất số 1065/0613
Phụ lục 6
Bảng tính lương thêm giờ
Phụ lục 7
Bảng thanh toán lương nhân viên
Phụ lục 8
Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 152
Phụ lục 9
Phiếu chi – Thanh toán tiền mua bóng đèn
Phụ lục 10
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Trang xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong xã hội ngày nay, khi nhu cầu của con người ngày một nâng cao,
chất lượng cuộc sống được thay đổi từ quan điểm ăn no ngủ ấm mà chuyển
sang xu hướng ăn ngon, mặc đẹp. Do vậy, không còn chuyện sản xuất hàng
hóa để phục vụ nhu cầu cơ bản của con người mà ngày nay con người đòi hỏi
với việc tối đa hóa nhu cầu. Từ đó, đẩy các nhà sản xuất ngoài việc đổi mới
công nghệ, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại mà còn phải biết
tìm cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
sản xuất nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chi phí cấu thành nên giá
thành sản phẩm, doanh nghiệp nào giữ được chất lượng sản phẩm mà tìm cách
giảm chi phí đầu vào thì mới có khả năng trụ vững trên nền kinh tế thị trường
hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả của sản phẩm là yếu tố
được người tiêu dùng quan tâm nhất. Ngay cả chúng ta cũng thế, khi bước vào
một cửa hàng hoặc một siêu thị, giữa các gian hàng được trưng bày cùng một
loại sản phẩm với nhiều nhà sản xuất khác nhau với giá cả khác nhau thì ngay
lập tức trong mỗi chúng ta sẽ có sự so sánh về chất lượng, về giá cả xem cái
nào phù hợp với túi tiền nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Với tiêu chí người
Việt sử dụng hàng Việt, hay hàng Việt Nam chất lượng cao, để được người
tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp ngoài việc cải tiến mẫu mã, bao bì còn
phải tìm mọi cách để hạ giá thành sao cho hợp lý. Đó là lý do em chọn đề tài
“Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH
In Mekong”.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em hiểu rõ hơn về công tác kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty, tìm hiểu xem hệ thống kế toán
tổ chức tại công ty. Đây cũng là cơ sở cho doanh nghiệp có thể tạo được điều
kiện quan trọng có thể giảm giá bán trên thị trường bằng cách sử dụng phương
pháp tính giá thành, xác định SPDD cho phù hợp cũng như sử dụng phần mềm
kế toán để tiết kiệm thời gian và chi phí và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Trang 1
1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành và phân tích
giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH In Mekong từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-
Đánh giá thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công Ty TNHH In Mekong;
-
Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và phân tích sản phẩm Hộp
Probio;
-
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí, tính giá
thành và nâng cao hiệu quả quản lý giá thành sản xuất các sản phẩm tại
Công Ty TNHH In Mekong.
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công Ty TNHH In Mekong
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2010, 2011 ,2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đề tài được thực hiện bắt đầu từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công Ty TNHH In Mekong sản xuất nhiều mặt hàng thuộc các lĩnh vực
như in, sản xuất hộp nhựa, sản xuất khay xốp… Nhưng do kiến thức hạn chế
nên em chỉ tập trung đi sâu về phân tích tổng hợp kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm in bao bì.
Trang 2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp
bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra chi
một kỳ sản xuất nhất định.
- Giá thành được xem là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất
lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại
doanh nghiệp. Cụ thể là phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao
động, tiền vốn trong quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì
nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn
cứ để tính giá thành của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành, sự tiết
kiệm hoặc lãng phí làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thấp hoặc
cao, quản lý giá thành phải gắn liền với chi phí sản xuất.
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất nhưng khác
nhau về lượng. Trong cùng một kỳ hạch toán thì tổng chi phí có thể lớn hơn,
nhỏ hơn hoặc bằng tổng giá thành. Khái niệm chi phí gắn với kỳ hạch toán,
còn khái niệm giá thành gắn liền với khối lượng, dịch vụ, lao vụ hoàn thành.
Hay nói cách khác giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chúng là
hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao
phí của quá trình sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản
xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản
Trang 3
xuất. Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá
thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, nếu
bộ phận chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không bằng nhau thì chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Điều đó được thể hiện
qua công thức sau:
Tổng giá
thành sản
phẩm
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí
phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
(2.1)
Như vậy, chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí
còn giá thành lại đồng thời liên quan tới cả chi phí phát sinh trong kỳ và chi
phí kỳ trước (chi phí dở dang đầu kỳ) chuyển sang. Giá thành sản phẩm gắn
với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kỳ
mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào. Còn chi phí sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một kỳ sản xuất kinh doanh mà không tính
đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
a. Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (theo
yếu tố)
Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế để
phân loại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất
kinh doanh nào, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền công và các khoản trích BHYT,
BHXH & KPCĐ và các khoản phải trả khác cho công nhân sản xuất, công
nhân sử dụng máy thi công và công nhân viên chức trong kỳ.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển
dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp
xây lắp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện, tiền nước, điện
thoại, Fax, thuê mặt bằng....
Trang 4
Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác
chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí
tiếp khách, hội nghị, công tác...
Phân loại chi phí theo tính chất kinh tế có tác dụng quản lý chi phí sản
xuất, phân tích, đánh giá tình hình lập dự toán chi phí sản xuất, đồng thời là
căn cứ lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài
chính.
b. Phân loại theo chức năng hoạt động
Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát
sinh để phân loại.
Toàn bộ chi phí được chia làm 2 loại
(1) Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo
sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, khoản trích theo tiền
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phải trả khác
cho công nhân sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: Là chi phí sản xuất khác hai loại trên, như
chi phí vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên sản xuất,
khấu hao tài sản cố định dùng sản xuất...
- Đối với doanh nghiệp xây lắp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả các chi phí nguyên
vật liệu dùng trực tiêp cho thi công xây lắp bao gồm:
+ Nguyên vật chính: gỗ, gạch, cát, đá, xi măng, sắt thép,…
+ Nguyên liệu phụ: đinh, kẽm, dây buộc, phụ gia,…
+ Nhiên liệu: than củi, dầu lửa,…
+ Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn, khung sườn lắp
sẵn;
+ Giá trị thiết kế bị đi kèm với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh,
thông gió, chiếu sáng, truyền dẫn…
Trang 5
Chi phí nhân công trực tiếp:
+ Tiền lương công nhân trực tiếp tham gia xây dựng trên công
trường và lắp đặt thiết bị; tiền công nhúng gạch, tưới nước; tháo dỡ, lắp đặt và
tháo dỡ coffa, giàn giáo;
+ Chi phí vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu, máy móc
trong trong lúc thi công…;
+ Các khoản phụ cấp thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm.
Tuy nhiên, không bao gồm các khoản tiền BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp, tiền lương của công nhân vận chuyển
ngoài công trình.
Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí nhân công trực tiếp điều
khiển máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài(thuê ngoài sửa chữa máy thi
công, chi phí điện nước, thuê máy, chi trả cho nhà thầu phụ). Tuy nhiên,
không bao gồm các khoản tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân
điều khiển và phục vụ máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ
xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như: chi phí phân xưởng; tất cả
các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của các nhân viên; chi phí vật liệu
(vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ); chi phí dịch
vụ mua ngoài.
(2) Chi phí khác ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá.
Bao gồm các khoản chi phí:
+ Chi phí vận chuyển, bốc vác;
+ Chi phí bao bì luân chuyển;
+ Chi phí tiền lương nhân viên bán hàng;
+ Chi phí hoa hồng bán hàng;
+ Chi phí khấu hao TSCĐ và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo
quản sản phẩm, hàng hoá...
+ Chi phí mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng;
+ Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong bộ phận bán hàng.
Trang 6
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành
chính, kế toán, quản lý chung...
c. Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chi phí
Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công
nghiệp thì các chi phí này gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và
được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
d. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi
của mức độ hoạt động kinh doanh, chi phí được chia thành 3 loại:
Định phí: Là những chi phí mà tổng số của nó không đổi khi mức
độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.
Biến phí: Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ
hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một
đơn vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh
doanh.
Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả chi phí biến phí và định phí.
Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của
định phí. Trong trường hoạt động vượt quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm
của biến phí.
Mối quan hệ giữa định phí và biến phí đối với chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp :
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
CHI PHÍ GIÁN TIẾP
ĐỊNH
PHÍ
Chi phí khấu hao máy móc,
Chi phí tiền lương nhân viên
thiết bị theo phương pháp
phục vụ và nhân viên quản lý
đường thẳng...
BIẾN
PHÍ
Chi phí nguyên vật liệu trực Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu,
tiếp, chi phí nhân công trực phụ tùng thay thế sử dụng cho
tiếp
công tác tổ chức và quản lý.
Trang 7
đ. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
Chi phí sản phẩm là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa.
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được
tính hết thành phí tồn trong kỳ đó để xác định kết quả kinh doanh.
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm chia làm 3 loại:
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở chi phí kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của
doanh nghiệp lập ra và được tiến hành trước khi bắt đầu chế tạo sản phẩm. Giá
thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp và là căn cứ được sử
dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành. Nó căn cứ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh, hiệu quả của các chi phí đã chi ra.
Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau
như sau:
Giá thành kế
hoạch
=
Giá thành định
mức
X
Tổng sản phẩm
theo kế hoạch
(2.2)
Giá thành định mức theo sản lượng thực tế là chỉ tiêu quan trọng, các
nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí và ra quyết định.
Giá thành thực tế là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc
chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh và kết quả sản xuất kinh
doanh thực tế đạt được.
2.1.2.3 Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm
a. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm cuối kỳ còn chế biến dở
dang trên dây chuyền công nghệ và những sản phẩm đã sản xuất hoàn thành
nhưng vẫn còn nằm tại phân xưởng do chưa được kiểm tra chất lượng hoặc chưa
làm thủ tục nhập kho.
Trang 8
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc vận dụng phương pháp
thích hợp để xác định thành phần chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối
kỳ.
a1) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này chỉ tính theo khoản mức chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn các chi phí chế biến khác tính hết
cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
DDK + CNVLCTT x QD
Chi phí sản xuất dở dang =
QTP + QD
cuối kỳ
(2.3)
Trong đó:
DDK: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
CNVLCTT : chi phí nguyên liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ.
QTP : Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
QD : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
a2) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này chỉ tính theo khoản mức chi phí nguyên vật liệu
chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn các chi phí chế biến khác tính hết
cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
DDK + CNVLC
Chi phí sản xuất dở dang =
QTP + QD
cuối kỳ
x QD
Trong đó:
DDK: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
CNVLC : chi phí nguyên liệu chính phát sinh trong kỳ.
QTP : Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
QD : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trang 9
(2.4)
a3) Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui sản
phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành.Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào
giờ công hoặc tiền lương định mức.
Trường hợp những chi phí sản xuất sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy
trình sản xuất (tỷ lệ hoàn thành sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100%)
Chi phí
SXDD
cuối kỳ
Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất DD trong kỳ
=
x
SLượng SP hoàn thành + SLượng SP dở dang cuối kỳ
SLượng
sp DD
cuối kỳ
(2.5)
Trường hợp những chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất:
Chi phí
SXDD
cuối kỳ
=
Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất DD trong kỳ
SL thành
phẩm
thu được
+
SL sản
phẩm DD
cuối kỳ
x
Tỷ lệ
hoàn
thành
x
SL sản
phẩm
DD cuối
kỳ
x
Tỷ lệ
hoàn
thành
(2.6)
a4) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo định mức
chi phí (hoặc giá thành kế hoạch)
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí áp
dụng cho những quy trình sản xuất đã xây dựng được định mức chi phí hao
phí cho một sản phẩm
Chi phí sản
xuất dở
dang cuối kỳ
=
Số lượng
sản phẩm dở
dang cuối kỳ
x
Số lượng
sản phẩm dở
dang cuối kỳ
Trang 10
x
Số lượng
sản phẩm dở (2.7)
dang cuối kỳ
Nếu NVL bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất thì tỷ lệ hoàn thành của
NVL là 100%, còn các chi phí khác tính theo tỷ lệ hoàn thành
b. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
b1) Phương pháp giản đơn
Áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất theo sản phẩm có qui trình công
nghệ đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, tập hợp chi
phí sản xuất theo từng loại sản phẩm, giá thành một đơn vị sản phẩm được tính
như sau:
Tổng giá
thành thực
tế SP
=
Giá trị
SP DD
đầu kỳ
Giá thành
đơn vị SP
+
Giá trị SP
DD phát
sinh trong
kỳ
-
Giá trị sản
phẩm DD
cuối kỳ
-
Giá trị các
khoản điều
chỉnh
giảm giá
thành
(2.8)
Tổng giá thành sản phẩm
=
Số lượng thành phẩm thu được trong kỳ
(2.9)
b2) Phương pháp tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm
phụ
Phương pháp loại trừ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm được áp
dụng trong trường hợp cùng một qui trình công nghệ sản xuất, đồng thời với
việc thu được sản phẩm chính còn có thu thêm sản phẩm phụ
Tổng giá
thành
=
thực tế
Giá trị
SP DD
đầu kỳ
Giá thành
đơn vị SP
chính HT
Giá trị
+ SP DD
phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị
sản phẩm DD cuối
Giá trị
sản phẩm
phụ
Tổng giá thành sản phẩm chính HT
=
(2.11)
Tổng số lượng SP chính HT trong kỳ
Giá trị sản phẩm phụ = Giá bán - lợi nhuận định mức
Trang 11
(2.10)
(2.12)
b3) Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp tính theo hệ số, áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp
có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà sử dụng của một loại nguyên vật
liệu, nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau
Bước 1: Dựa vào hệ số tính giá thành qui đổi tất cả các loại sản phẩm
về một loại sản phẩm chuẩn ( sản phẩm chuẩn có hệ số =1)
Tổng SP chuẩn =∑ ( số lượng SP loại (i) x hệ số của SP loại (i) )
(2.13)
Bước 2: Xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các
phương pháp trình bày ở trên
Bước 3: Xác định tổng giá thành của sản phẩm chuẩn
Tổng giá
thành thực
tế SP chuẩn
Giá trị SP
=
DD đầu kỳ
Giá trị SP
DD phát sinh trong kỳ
+
Giá trị sản
(2.14)
phẩm DD
cuối kỳ
Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn
Tổng giá thành sản phẩm chính chuẩn
Giá thành đơn vị
SP chính chuẩn
(2.15)
=
Tổng số lượng SP chuẩn qui đổi
Bước 5: Dựa vào hệ số tính giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm
chuẩn để xác định giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm chính
Giá thành
thực tế của
SP loại (i)
Tổng giá thành
thực tế của SP
loại (i)
=
=
Giá thành
đơn vị SP
chuẩn
Giá thành
đơn vị SP (i)
Trang 12
x
x
Hệ số quy đổi
của sản
phẩm loại (i)
Số lượng của
sản phẩm loại
(2.16)
(2.17)
b4) Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ áp dụng
thích hợp trong trường hợp cùng một qui trình công nghệ sản xuất, kết quả thu
được các sản phẩm cùng loại với chủng loại, phẩm cấp, qui cách khác nhau.
Dựa vào một tiêu thức hợp lệ để làm căn cứ tính tỷ lệ giá thành thực tế
cho các loại sản phẩm. Tiêu chuẩn phân bổ thường được lựa chọn là giá thành
định mức đơn vị sản phẩm, hoặc giá thành kế hoạch đơn vị.
Tính tổng giá thành định mức( hoặc tổng giá thành kế hoạch) của các
loại sản phẩm theo sản lượng thực tế.
Tổng giá thành ĐM
(KH)
=
∑ Z định
mức
x
Số lượng thực tế từng loại
sản phẩm
(2.18)
Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí sản
phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của qui trình để tính tổng giá thành thực tế
của từng loại sản phẩm
Tính tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành định mức
(hoặc kế hoạch)
Tổng giá
Chi phí
Chi phí sản
thành thực tế
= sản xuất + xuất phát sinh
của các loại
DD ĐK
trong kỳ
sản phẩm
Tỷ lệ
giá
thành
-
-
Chi phí
sản xuất
DD CK
(2.19)
Tổng giá thành thực tế
=
Tổng giá thành định mức ( hoặc kế hoạch)
(2.20)
Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm
Giá thành thực tế ZTT =
ZĐM
x tỷ lệ giá thành
(2.21)
b5)Phương pháp công đoạn ( phương pháp phân bước)
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm có qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục.
Trang 13
Đặc điểm là kết quả sản xuất của giai đoạn này, là đối tượng sản xuất
của giai đoạn kế tiếp.
Phương pháp phân bước có tính giá thành bán sản phẩm, giả sử sản xuất
qua nhiều giai đoạn
GIAI
ĐOẠN
TẬP HỢP CHI PHÍ
GIÁ THÀNH
GĐ1
Z bán thành phẩm bước 1
= CPNVL + Chi phí bước 1
GĐ 2
Z bán thành phẩm bước 2
=
Z bán thành phẩm bước 1 +
Chi phí bước 2
--
-------
=
Z bán thành phẩm bước n-1 +
Chi phí bước n
-----GĐn
----Z bán thành phẩm bước n
(2.22)
b6) Phương pháp theo đơn đặt hàng;
Nguyên tắc 1: Chi phí phát sinh để sản xuất theo ĐĐH nào thì tập hợp
vào tài khoản để tính giá thành của đơn đặt hàng đó
Nguyên tắc 2: Đối với chi phí chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng
thì kế toán phải phân bổ chi phí đó cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích
hợp. Khi tính giá thành là khi hoàn thành một đơn đặt hàng nhưng đơn đặt
hàng khác chưa hoàn thành được coi là sản phẩm dở dang.
Tổng giá
thành thực tế
SP từng đơn
đặt hàng
Giá thành
đơn vị SP
=
Tổng giá
CPSX tập hợp
theo đơn đặt
hàng
-
Giá trị các
khoản điều
chỉnh giảm
giá thành
Tổng giá thành thực tế SP từng đơn đặt hàng
=
(2.23)
(2.24)
Số lượng SP hoàn thành
b7) Phương pháp liên hợp
Áp dụng trong các doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất, qui hoạch
công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra phức tạp. Bên cạnh những sản phẩm
chính còn thu được những sản phẩm phụ. Để tính giá thánh sản phẩm chính
Trang 14
phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỉ lệ hoặc
phương pháp hệ số để tính giá thành cho từng loại sản phẩm chính.
2.1.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí, đối tượng giá thành và kỳ
tính giá thành
Để đạt được mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo chi phí thực tế, kế toán cần phải xác định đối tượng tập hợp kế toán
chi phí sản xuất thực tế, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.
2.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng chi phí tập hợp sản xuất thực chất là việc xác
định những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế.
Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, cần phải dựa vào
những căn cứ nhất định như địa bàn sản xuất cơ cấu tổ chức sản phẩm tính
chất qui trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu
cầu quản lý, trình độ và phương diện kế toán.
Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là loại sản phẩm, nhóm
sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất….
2.1.3.2 Đối tượng tính giá thành
Là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh
nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định phạm vi, giới
hạn cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Xác định đối
tượng tính giá thành phải dựa vào những căn cứ như: đặc điểm sản xuất của
doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ
và phương diện của kế toán.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là: Chi tiết sản
phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng….
2.1.3.3 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành
tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin
giá thành, kỳ tính giá thành có thể xác định khác nhau: hàng tháng ở những
đơn vị sản xuất công nghiệp, quý hoặc năm ở những đơn vị xây lắp, khoảng
thời gian theo đúng thời vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp nông nghiệp,
Trang 15
khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản
phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.
Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời
gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
để thu thập cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất
theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ.
2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh có thể liên quan trực tiếp đến
từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên vật liệu chính, hoặc có thể
liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên vật liệu
phụ….
b. Các chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho.
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu..
c. Tài khoản sử dụng hạch toán: Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp
Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh chi phí nguyên, vật liệu sử dụng
trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành
công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện,
kinh doanh khách sạn nhà hàng, du lịch, dịch vụ khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp.
Bên Nợ:
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản
xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên có:
Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc
Trang 16
TK 631 “giá trị sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản
phẩm dịch vụ.
Kết chuyển chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình
thường vào TK 632.
Trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có số dư cuối kỳ
2.1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là bao gồm tiền lương và các khoản trích
theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của
công nhân trực tiếp chế tạo, sản xuất ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp có thể liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi
phí.
- Các chứng từ sử dụng
STT
TÊN MẪU BIỂU
KÝ HIỆU
01
Bảng chấm công
Mẫu 01a - LĐTL
02
Bảng chấm công làm thêm giờ
Mẫu 01- LĐTL
03
Bảng thanh toán tiền lương
Mẫu 03 -LĐTL
04
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành
Mẫu 05 - LĐTL
05
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Mẫu 06 - LĐTL
06
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ
Mẫu 07 - LĐTL
07
Hợp đồng giao khoán
Mẫu 08 - LĐTL
08
Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng
giao khoán
Mẫu 09 - LĐTL
09
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Mẫu 10 - LĐTL
10
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã
hội
Mẫu 11-LĐTL
- Tài khoản sử dụng hạch toán: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp,
Trang 17
nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du
lịch, khách sạn, tư vấn,…).
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người
lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản
lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như:
tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ).
+ Nếu liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ
vào chứng từ ghi vào từng sổ chi phí công nhân trực tiếp được mở cho từng
đối tượng.
+ Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng
từ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chung theo từng loại từng nhóm sản
phẩm, sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính toán và ghi mức phân bổ vào
từng sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối tượng tập hợp chi
phí.
- Kết cấu nội dung phản ánh của TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”:
Bên nợ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực
hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên
tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản
xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 "Giá thành sản xuất”.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào
tài khoản 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
2.1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Chi phí sản xuất chung là bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai
khoản mục chi đã trình bày ở phần trên. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí
sản xuất chung như sau:
Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất tại
phân xưởng.
Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị.
Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất.
Trang 18
Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản
xuất sản phẩm.
Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa,
bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất…
Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo đối tượng tập hợp chi
phí từng phân xưởng sản xuất.
Các chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ tiền lương.
Bảng phân bổ khấu hao.
Hóa đơn dịch vụ…
Tài khoản sử dụng hạch toán: 627 “chi phí sản xuất chung”
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh
chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường…phục vụ sản xuất
sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ
phận, đội, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) được
tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ
phận, đội sản xuất.
Riêng đối với hoạt động kinh doanh xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ còn tính trên cả lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân
viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc danh sách lao động
trong doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất,
chi phí đi vay nếu được vốn hóa tính vào giá trị tài sản đang trong quá trình
sản xuất dở dang; chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp và những
chi phí khác liên quan tới hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ sản xuất, đội
sản xuất…
Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung
Bên nợ:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Trang 19
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào
giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công
suất bình thường của máy móc thiết bị.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi
phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, hoặc bên Nợ tài khoản 631 “Giá thành sản
xuất”.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các
khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân
xưởng, bộ phận, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân
xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được
tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân
xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…
Tài khoản 6272 – chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu xuất
dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công
cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời…
Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh các khoản chi
phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ
phận, tổ, đội sản xuất…
Tài khoản 6274 – chi phí khấu hao máy thi công: phản ánh chi phí
khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản
xuất như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại,
tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp).
Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các khoản chi
phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân
xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
2.1.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung sau khi đã được tập hợp riêng từng khoản mục thì
cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi
tiết theo từng đối tượng kế toán để tính giá thành sản phẩm (phần này đã được
trình bày ở trên).
Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tùy thuộc
vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
Trang 20
phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà sử
dụng tài khoản cho thích hợp.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng tài khoản 632 – “Giá thành sản
xuất” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản hạch toán – TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ
cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi trồng, chế biến
sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.
Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch
toán hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ phán ánh giá trị thực tế của sản phẩm,
dịch vụ dở dang cuối kỳ.
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
+ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” phản ánh chi
phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của
khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh
doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính,
phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây
lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…) hoặc ở các đơn vị kinh doanh
dịch vụ (vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,…).
+ Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt
động sản xuất, gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp
thương mại, nếu có tổ chức các loại hình kinh doanh hoạt đông này.
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên tài khoản 154 phải được
chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản
xuất, công trường,…); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản
phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc từng công đoạn của lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154 gồm những
chi phí sau:
(1) Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Trang 21
(2) Chi phí nhân công trực tiếp.
(3) Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp).
(4) Chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được không được
tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế
toán.
+ Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi
phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường (Có
TK 627, Nợ TK 154). Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn
công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung
cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công
suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được
(không tính vào giá thành sản phẩm) mà ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong
kỳ (Có TK 627, Nợ TK 632).
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ kết chuyển hết vào chi phí
chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Đối với hoạt động sản xuất xây lắp, tài khoản 154 “chi phí sản xuất,
kinh doanh dở dang” là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp, với các khoản mục tính giá thành: chi phí nguyên vật liệu,
vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công;
chi phí sản xuất chung.
+ Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm khác, tài khoản 154 dùng để phản
ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các phân xưởng hoặc bộ
phận sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài
gia công chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài hoặc phục vụ cho
việc sản xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập
hợp vào tài khoản 154.
+ Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí sau:
(1)
Chi phí bán hàng.
(2) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
(3) Chi phí tài chính và chi phí khác.
(4) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trang 22
(5) Chi sự nghiệp, chi dự án.
(6) Chi đầu tư xây dựng cơ bản.
(7) Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang”.
Bên nợ:
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan
đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ.
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan
đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá
khoán nội bộ.
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc
chuyển đi bán.
Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần,
hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây
lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ
tiêu thụ.
Chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành cung cấp
cho khách hàng.
Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;
Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho;
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được, không được
tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế
toán. Đối với đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chu kỳ sản
xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố
định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản
xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch
toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).
Trang 23
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, em đã tham khảo một số
bài luận văn của các anh, chị khóa trước như sau:
Võ Thị Thúy Hồng (2009), luận văn tốt nghiệp “ Phân tích các khoản
mục chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thực phẩm QVD”.
Bài viết phân tích về tìm hiểu đánh giá chung tình hình hoạt động và phân tích
các khoản mục chi phí để thấy được các khoản mục chi phí cấu thành nên giá
thành của sản phẩm, những khoản mục nào đã đạt được mức tiết kiệm hiệu
quả, những mục nào còn lãng phí, từ đó tìm ra biện pháp để khắc phục những
nhược điểm trong quản lý sản xuất, đồng thời phát huy những mặt mạnh đạt
được cho công ty. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế
liên hoàn để phân tích. Tham khảo bài luận văn trên đã giúp em hình thành
được phương hướng phân tích, trong đó chủ yếu là tham khảo về cách thức
trình bày, nội dung cơ sở lý luận. Tất cả những điều này sẽ là nền tảng cơ bản
cho việc thực hiện tốt đề tài của em.
Trương Kim Thành (2009), luận văn tốt nghiệp “ Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập
khẩu thủy sản Cadovimex”. Đề tài xoay quanh nội dung chính là phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các giải pháp tiết kiệm
chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doạnh của công ty. Đề tài sử dụng
phương pháp so sánh, số tương đối, số tuyệt đối để phân tích. Qua bài viết
này, em đã tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần đưa
ra để phân tích đề tài cũng như là áp dụng lý thuyết vào thực trạng của Công
ty.
Phạm Văn Nhự (2011), luận văn tốt nghiệp “ Kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy Xeo tại công ty TNHH sản xuất
thương mại Tân Hưng”. Đề tài nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm một loại sản phẩm giấy Xeo trên cơ sở tập
hợp chi phí đưa ra nhận xét đánh giá phân tích biến động giá thành của sản
phẩm giấy Xeo và từ đó nêu ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá
thành sản phẩm. Đề tài sử dụng phương pháp hạch toán kế toán để tiến hành
hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đồng thời sử dụng các phương
pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối để phân tích đánh giá tình hình
thực hiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm đơn vị, từ đó đưa ra nhận
xét và nêu lên các kiến nghị của mình.
Trang 24
Nội dung đề tài của em nghiên cứu tập hợp chi phí và tính giá thành
đơn vị hộp Probio, qui trình công nghệ sản xuất hoàn toàn khác với quy trình
sản xuất giấy Xeo, cách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của hai
công ty cũng có sự khác nhau.
Về phương pháp nghiên cứu đề tài của em và của bạn cơ bản giống
nhau về phương pháp thu thập số liệu, nhưng khác nhau về phương pháp phân
tích số liệu, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cũng hoàn toàn khác
nhau.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu nghiên cứu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp thu thập từ
phòng kế toán của công ty TNHH In Mekong tại thành phố Cần Thơ gồm:
Báo cáo giá thành sản phẩm (báo cáo giá thành phân xưởng, báo cáo giá
thành đơn vị).
Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu chi
Bảng tính khấu hao TSCĐ
Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
Bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương qua 3 năm 2010, 2011, 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
Đồng thời thu nhập một số thông tin từ sách, tạp chí, từ nguồn internet để
phục vụ thêm cho việc phân tích
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý bằng việc áp dụng các phương pháp kế
toán do doanh nghiệp cung cấp, tổng hợp các số liệu đã có thành một hệ thống
hoàn chỉnh. Việc phân tích số liệu thông qua một số phương pháp như
* Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu (Chỉ tiêu
kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở) nhằm thấy được sự biến động về mặt lượng
(mức) của chỉ tiêu cần phân tích
* Phương pháp so sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của hai chỉ tiêu
kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ
của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
của vấn đề cần phân tích.
Mục tiêu cụ thể phân tích giá thành sản phẩm:
Trang 25
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, để mô tả thực trạng công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, đối chiếu,
phân tích để tìm ra những nguyên nhân, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở số liệu mô tả thực trạng, phương pháp phân tích so sánh nêu
trên, dùng phương pháp suy luận, đối chiếu để đưa ra những giải pháp, kiến
nghị giúp Công ty hoàn thiện công tác quản lý và có những biện pháp nhằm
tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm.
Trang 26
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IN MEKONG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng
là vùng đồng bằng trù phú nhất cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam như : TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… Ngoài ra còn có các tỉnh
lân cận như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây là các
tỉnh ven biển, đang phát triển mạnh mẽ về nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thuỷ
sản, từ đó nhu cầu về bao bì trong sản xuất và tiêu thụ và bảo quản là rất lớn.
Bên cạnh đó Công ty có một lợi thế là tập hợp được một đội ngũ cán bộ kỹ
thuật có tay nghề cao trong ngành in và Ban lãnh đạo Công ty quen biết nhiều
Công ty Dược có nhu cầu về in ấn làm bao bì.
Chính vì lý do đó mà Công ty được thành lập 2004 có trụ sở tại số 26B
đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TPCT với tên “ Công Ty TNHH In Bao
Bì Mekong ”. Ban đầu công ty chỉ có 3 máy in và các công cụ kèm theo của
ngành in, nhà xưởng thuê lại của đơn vị khác. Lúc đó công ty chỉ làm hộp
giấy, nhãn cho cả công ty thuỷ sản, dược phẩm, nông dược…
Sau gần 2 năm hoạt động Ban giám đốc nhận thấy nhu cầu khay xốp,
khay nhựa đựng tôm, cá bên công ty thủy sản nhiều nên công ty mạnh dạn đầu
tư dây chuyền sản xuất nhựa với một máy đùn màng xốp và 2 máy định hình
khay.
Do nhà xưởng hiện tại không đủ diện tích nên Ban giám đốc thuê 1
phần đất của xưởng dược Quân khu 9 để đưa dây chuyền mới vào hoạt động.
Sau nhiều tháng vận hành máy, Công ty cho ra đời sản phẩm hộp xốp đựng
thực phẩm và vài loại khay đã được người tiêu dùng và các công ty thủy sản ở
Sóc Trăng chấp nhận sản phẩm của Mekong
Giữa năm 2008, BGĐ công ty mua đất ở khu Tiểu thủ Công nghiệp Cái
Sơn Hàng Bàng hơn 3.000 m2 để tập trung 2 xưởng in và nhựa ở Bình Thủy và
xưởng dược Quân khu 9 về một nơi để dễ quản lí và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Công ty đổi giấy phép kinh doanh mới với tên công ty là: Công ty
TNHH In Mekong.
Mặc dù bị khủng hoảng kinh tế 2008 nhưng với lòng yêu nghề cộng với
sự nhiệt huyết của của tập thể công nhân công ty Mekong vẫn từng bước phát
Trang 27
triển bền vững một cách vững chắc. Đến nay công ty đã có lượng khách hàng
ổn định, sản phẩm của công ty hầu như có mặt khắp các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long.
Năm 2011 Ban giám đốc đã mở thêm chi nhánh trong khu công nghiệp
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long trên diện tích dất 1,2 ha nằm ngay quốc lộ 1A
thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa.
Chi nhánh công ty chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 2013. Trang
thiết bị máy móc được trang bị mới hoàn toàn nên chất lượng sản phẩm được
nâng cao rõ rệt. Hiện công ty đã xâm nhập thị trường các tỉnh miền Đông nam
bộ trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tương lai công ty sẽ xây dựng thêm nhà xưởng mới trên diện tích
8.000 m 2 đất còn lại và xây chuẩn ISO để thương hiệu Mekong ngày càng
vươn xa hơn nữa.
Với phương châm phát triển bền vững Ban giám đốc đã đặt ra khẩu hiệu
“luôn đồng hành cùng khách hàng và phát triển bền vững”
Giới thiệu chung
Tên công ty: CÔNG TY TNHH IN MEKONG
Tên nước ngoài: MEKONG PRINTING LIMITED COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: Khu TTCN Cái Sơn Hàng Bàn, KV 4, Phường An
Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam
Vốn điều lệ :10.000.000.000 đồng
Trong đó :
+ Ông Tăng Văn Sang góp 8.000.000.000 đồng
+ Ông Lê Triều Thắng góp 2.000.000.000 đồng
Trang 28
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ
chức hành
Phòng kế
toán
Phòng kế
hoạch kinh
Phân xưởng
in
Phân xưởng
nhựa
Phân xưởng
xốp
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH In Mekong
(Nguồn:Phòng tổ chức hành chính Công ty)
3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Giám đốc: Là người có quyền và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền ủy
quyền cho phó giám đốc chịu trách nhiệm một số công việc, chức năng và
nhiệm vụ được phân công.
Phó giám đốc: Là người đứng thứ hai trong cơ cấu tổ chức, hỗ trợ
giám đốc trong việc hoạch định về các chiến lược kinh doanh, điều hành các
hoạt động mua bán, triển khai thực hiện các phương pháp kinh doanh, hoạch
định các chiến lược về sản xuất điều hành, giám sát các nhân viên kỹ thuật,
triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất đã được hoạch định phê duyệt. Đồng
thời hỗ trợ giám đốc trong việc hoạch định kế hoạch nguyên vật liệu, giá thành
cho Công ty.
Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc về vấn đề giải
quyết nhân sự và tài sản của Công ty, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên
cho các bộ phận, xây dựng nội quy, chế độ làm việc, tuyển dụng và kiến nghị
với Ban giám đốc để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của người lao động như: đề xuất tăng lương, chế độ bảo hiểm, kỷ luật… đồng
thời đào tạo các cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch, tổ chức sắp xếp cơ cấu, bộ máy
quản lý của Công ty và kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.
Trang 29
Phòng kế toán: Tham mưu cho Ban giám đốc về vấn đề tài chính, kế
toán của Công ty, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động
của công ty, lập quyết toán cuối kỳ. Tham mưu cho Ban giám đốc về giá cả
hàng hóa sự biến động của giá cả trong và ngoài thành phố, phương thức thanh
toán cho từng hợp đồng với khách hàng, theo dõi công nợ, kế toán tiền hàng,
lập kế hoạch ngân sách, xây dựng kế toán tiền lương hợp lý, lập báo cáo tài
chính tình hình hàng hóa tồn kho theo định kỳ, tổng kết việc thu chi tài chính,
cân đối thu chi tài chính trong Công ty, theo dõi kết quả kinh doanh và quản lý
về giá trị toàn bộ tài sản và các quỹ của Công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; chủ trì lập kế hoạch SXKD của
Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
tùy theo yêu cầu lãnh đạo của Công ty. Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện
các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được
phân công theo qui định.
Phân xưởng in: Đây là phân xưởng in ấn các sản phẩm theo đơn đặt
hàng chủ yếu là cho xí nghiệp dược và các công ty thủy sản ngoài ra công ty
còn nhận in các potster quảng cáo, in lịch trong các ngày Tết cổ truyền và rất
được người tiêu dùng ưa chuộng về mẫu mã lẫn chất lượng sản phẩm
Phân xưởng nhựa: Đây là phân xưởng sản xuất các khay nhựa, khay
thủy sản làm bao bì đóng gói phục vụ chủ yếu cho các công ty thủy sản.
Phân xưởng xốp: Đây là phân xưởng sản xuất các khay xốp các loại
như khay thủy sản, khay đựng thức ăn, hộp cơm, hộp xôi…. Hiện nay nhu cầu
về việc sử dụng các khay xốp đựng thức ăn ngày càng tăng cao. Phân xưởng
xốp luôn hoạt động hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Đặc thù bộ máy kế toán của công ty TNHH In Mekong là tổ chức kế toán
tập trung. Theo hình thức này, toàn Công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán
trung tâm còn ở các đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.
Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp,
chiu trách nhiệm thu thập, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán
phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế toán trung
tâm lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.
Trang 30
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG- KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
THỦ
QUỸ
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH In Mekong
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Chức năng và nhiệm vụ
Kế toán trưởng: thực hiện bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ công nhân
viên kế toán, kiểm tra quản lý tài chính trong công ty. Giám sát tình hình chấp
hành các chính sách chế độ quy định về kinh tế, tài chính kế toán của Nhà
nước tại đơn vị. Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức phân tích các
hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.
Kế toán tổng hợp: Theo dõi giá thành sản xuất, giá thành phân phối
tiêu thụ , công nợ và thuế. Tổng hợp thống kê tình hình hoạt động tài chính kế
toán của đơn vị, ghi chép phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng
tháng, quý, năm, hạch toán và báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị.
Kế toán tiền lương - Kế toán nguyên vật liệu: Hàng tháng, hàng quý
tính toán theo dõi việc thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương và
tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên. Tổng kết thống kê tình hình nguyên
vật liệu thu mua và kiểm tra tình hình cung ứng nguyên vật liệu về số lượng và
chất lượng. Xác định số lượng, giá trị nguyên vật liệu tiêu hao và tính vào cho
đối tượng sử dụng.
Thủ quỹ: có trách nhiệm cấp và phát tiền mặt theo chứng từ thu chi của
kế toán thanh toán, theo dõi toàn bộ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, báo
cáo quỹ và đối chiếu với kế toán thanh toán để xác định lượng tiền mặt và tiền
gửi ngân hàng
3.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH In Mekong
Công ty áp dụng cách phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công
dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau,
Trang 31
mỗi khoản mục bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công cụ, không
phân biệt nội dung kinh tế
- Đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng sản xuất.
- Công tác kế toán: Kế toán được thực hiện bằng phần mềm kế toán
Vietsun theo hình thức nhật ký chung
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong quá trình ghi chép là: đồng Việt Nam.
Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và
Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Tính giá thành theo phương pháp giản đơn(phương pháp trực tiếp).
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đăc biệt
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày(định kỳ)
Ghi vào cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Trang 32
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính để tiết kiệm thời
gian và nhân lực trong việc quản lý bộ máy kế toán.
Trình tự ghi sổ
(1) Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các
bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và số cái..) và
các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
(2) Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ(cộng sổ) và lập
báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được
thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã
được lập trong kỳ. Người làm kế toán có thể có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm số kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ
kế toán ghi bằng tay
SỔ KẾ TOÁN
Chứng từ kế toán
-Sổ tổng hợp
Phần
Mềm
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
-Sổ chi tiết
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản trị
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu , kiểm tra
Hình 3.4 Qui trình hạch toán kế toán bằng máy vi tính
Trang 33
3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Công ty TNHH In Mekong là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh
doanh các sản phẩm từ plastic như khay nhựa HIPS, EPS, PP…, ngoài ra
Công ty còn sản xuất thùng carton, màng xốp, khay xốp và Công ty nhận in
offset bao bì giấy, brochure, in lịch các loại, chứng từ biểu mẫu dùng cho
doanh nghiệp.
Công ty là một trong số các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả tại thành phố Cần Thơ, sự phát triển của Công ty đã có
những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng
như thành phố Cần Thơ nói riêng
Công ty là nơi cung cấp một số lượng lớn khay nhựa khay xốp, thùng
carton, hộp thuốc, toa thuốc theo yêu cầu của khách hàng...cho các tỉnh lân
cận nhằm phục vụ cho việc tiêu thụ, bảo quản sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa.
Tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa bàn, giảm bớt lực lượng lao
động nhàn rỗi trong xã hội, trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Phòng thiết kế, kỹ thuật
Máy cắt
Máy in
Bế hộp
Gỡ hộp
Phim chụp
Phơi phim trên bản kẽm
Dán hộp
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất hộp probio
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty)
Ban đầu Công ty mua giấy nguyên liệu về nhập kho. Phòng thiết kế kỹ
thuật tạo mẫu trên máy vi tính theo yêu cầu của khách hàng và chụp ra một
tấm phim hình. Sau đó đem phim sản phẩm được chụp sẽ phơi trên bảng kẽm
được chiếu dưới tia sáng của đèn hồng ngoại và cuối cùng dùng dung dịch
NAOH và sữa rửa bản kẽm để rửa bản kẽm . Bên cạnh đó nhân viên phân
xưởng cắt dùng máy cắt giấy Ivory khổ (0,79 x 0,88) mét thành hai khổ giấy:
khổ (0,41x0,46)mét và khổ (0,32x0,43)mét chia thành 20 sản phẩm đặt liền
nhau. Nhân viên phân xưởng in đặt bản kẽm và giấy vào máy in. Sau khi in
Trang 34
xong các tờ giấy sẽ được dưa vào máy bế hộp tách từng sản phẩm ra . Máy bế
chỉ dập đứt các đường nét trên sản phẩm nhưng chưa tách ra khỏi tờ giấy lớn.
vì vậy phải dùng đến máy gỡ hộp và cuối cùng là đưa sản phẩm vào máy dán
hộp.
3.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: Triệu đồng
CHI TIÊU
2010
2011
2011/2010
2012
SỐ TIỀN
2012/2011
%
SỐ TIỀN
%
Doanh thu
15.092
24.979
39.316
9.887
65,5
14.337
57,4
Chi Phí
14.643
24.126
37.905
9.483
64,8
13.779
57,1
449
853
1.411
404
90,0
558
65,4
Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH In Mekong)
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ doanh thu chi phí qua 3 năm 2010, 2011, 2012
Trang 35
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
6 tháng 6 tháng
CHI TIÊU đầu năm đầu năm
2012
2013
Doanh thu
Chi phí
Lãi
17.544
17.325
219
17.062
16.870
192
6 tháng đầu năm 2013/6
tháng đầu năm 2012
Số tiền
-482
-455
-27
%
-2,7
-2,6
-12,3
Do tình hình kinh tế ngày một khó khăn, do cạnh tranh các đơn vị cùng
nghành sản xuất nên số lượng sản phẩm tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 thấp
hơn 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí nhìn chung có giảm do mức tiêu hao
nguyên vật liệu giảm, giá mua nguyên vật liệu cũng giảm nhưng mức giảm
của chi phí không bằng mức giảm của doanh thu nên lợi nhuận 6 tháng đầu
năm 2013 thấp hơn lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012. Điều đó nói lên với một
giá bán cố định số lượng sản phẩm bán nhiều thì lợi nhuận càng nhiều.
3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY
Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất cũng như vị trí hiện tại của Công ty có
những thuận lợi cụng như không ít khó khăn, cụ thể như
3.6.1 Thuận lợi
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều công ty thủy sản
trong nước, nhu cầu bao bì, in ấn sản phẩm rất lớn.
Được lợi thế là vị trí trung tâm của Khu vực Tây Nam Bộ, thành phố
Cần Thơ là trung tâm, đầu mối lớn nhất khu vực, với lợi thế thuận tiền về mặt
đường thủy cũng như đường bộ Công ty Mekong có trụ sở tại trung tâm thành
phố Cần Thơ nên rất dể hàng giao thương với các khách hàng trong và ngoài
phạm vi cấp tỉnh.
Với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, không quá phức tạp thu hút
được lực lượng lao động trẻ nhàn rỗi tại địa phương. Công nhân ở Miền Tây
thật thà chất phác, luôn làm việc chăm chỉ, họ sẵn sàng tăng ca làm những đơn
đặt hàng gấp để giao hàng kịp thời cho các công ty Dược , công ty thủy sản .
Do đó Công ty Mekong luôn được ưu ái của khách hàng ở các tỉnh lân cận.
Ban giám đốc Công ty luôn đạt được sự đoàn kết nhất trí cao, tập thể và
cá nhân Giám đốc được qua đào tạo trường lớp, có hơn 30 năm gắn với nghề
Trang 36
bao bì và in ấn, thêm vào đó Ông là người có năng lực, chiu khó tìm tòi học
hỏi, dám nghĩ dám làm và rất năng động sáng tạo, nên luôn tạo được uy tín và
lòng tin với khách hàng truyền thống, đồng thời dễ thu hút khách hàng mới.
Công ty luôn có một lượng khách hàng truyền thống và tương đối ổn
định, đó là các công ty dược phẩm, các Công ty xuất nhập khẩu thủy sản trên
địa bàn Cần thơ và các tỉnh lân cận trong vùng
3.6.2 Khó khăn
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc cạnh tranh giữa các
cơ sở sản xuất cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề là không thể tránh khỏi. Giá cả
nguồn nguyên liệu đầu vào biến động thất thường do ảnh hưởng và tác động
của nền kinh tế.
Hiện Công ty vẫn mua nguyên liệu qua trung gian của của các công ty
ở thành phố Hồ Chí Minh cộng thêm tiền vận chuyển về Cần Thơ nên giá
thành sản phẩm cao.
Muốn cạnh tranh với các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh thì phải hạ
giá thành bằng hoặc thấp hơn thì mới bán được hàng cho nên lợi nhuận không
cao kéo theo lương công nhân thấp so với thành phố Hồ Chí Minh .
3.6.3 Định hướng phát triển của Công ty
Giữ vững thị trường truyền thống, tiếp tục sắp xếp lại kênh phân phối
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường mở rộng địa bàn tìm kiếm nhiều
khách hàng mới.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ và đủ năng lực,
kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhất là khi có trang thiết bị hiện đại.
Phương châm hoạt động của Công ty là luôn coi trọng chất lượng sản
phẩm, cung cách phục vụ khách hàng kể cả mua lẫn bán đều tận tình chu đáo,
luôn lắng nghe và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đa dạng
sản phẩm, tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực có sẵn của Công ty.
Kế hoạch sắp đến Công ty sẽ nhập nguyên vật liệu trực tiếp từ nước
ngoài về qua cảng Cần Thơ, mỗi tháng sẽ nhận 2 conts 20 feet, mỗi conts
khoản 18 tấn, khi đó lợi nhuận và lương công nhân sẽ được nâng lên. 2 năm
sau công ty sẽ tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng trên diện tích đất 8.000 m2
hiện có, để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho các công ty thủy sản.
Trang 37
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
4.1 ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH VÀ KỲ TÍNH GIÁ THÀNH
4.1.1 Đối tượng tính giá thành
Công Ty sản xuất nhiều sản phẩm cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau , có những nhu cầu quy cách chủng loại khác nhau nhưng sản phẩm
hộp giấy Probio ở phân xưởng in sản xuất liên tục trong mỗi tháng từ năm
2010 đến nay. Vì vậy đối tượng tính giá thành là sản phẩm hộp Probio, đơn vị
tính là hộp
4.1.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm hộp Probio
Qui trình sản xuất hộp Probio tương đối giản đơn, thời gian để sản xuất
ra thành phẩm ngắn nên Công ty chọn kỳ tính giá thành sản phẩm hộp Probio
theo tháng là phù hợp và hợp lý với thực trạng hiện nay
4.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHÍ PHÍ
Công ty TNHH In Mekong là đơn vị sản xuất với qui mô lớn sản xuất
theo dây chuyền của từng phân xưởng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là
phân xưởng. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mà Công
ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để sản xuất ra sản phẩm hộp Probio nguyên liệu trực tiếp là giấy Ivory,
mực in MG đỏ, vàng , xanh, keo UV. Vật liệu phụ là Kẽm TQ (55*65)
Giấy mua từ hai nguồn TP HCM và TP Cần Thơ, khi có hàng nhập về
kế toán căn cứ vào hóa đơn và số lượng hàng nhập thực tế kê toán ghi nợ vào
TK 1521, TK 1331 ghi có vào TK 331. Giá trị mua hàng được thanh toán
bằng chuyển khoản và tiền mặt. Tương tự nguyên vật liệu phụ mua về cũng
được nhập kho và sử dụng TK 1522
Giấy Ivory nhập về được cắt theo diện tích 0,79*0,88 m với qui cách là
300 gram/1 m2, cứ 100 tờ được đóng vào 1 bành giấy và được nhập về theo
đơn vị tính là kg.
Về giá xuất, Công ty sử dụng phương pháp đánh giá nguyên vật liệu
xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Tức là cuối tháng, kế
toán căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu nhập kho, giá nhập kho hàng ngày,
lượng tồn kho đầu kỳ để tính giá xuất kho bình quân sản phẩm Probio
Trang 38
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
THÁNG 06/2013
Dư đầu kỳ
Ngày
Số CT
Nội dung
TKĐƯ
03/06/2013 5XVL Xuất giấy Ivory cho hộp Probio
1521
theo LSX số 1065/0613
03/06/2013 6XVL Xuất kẽm theo LSX số 1065/0613
1522
04/06/2013 10XVL Xuất mực xanh cho hộp Probio
1521
04/06/2013 10XVL Xuất mực đỏ cho hộp Probio
1521
04/06/2013 10XVL Xuất mực vàng cho hộp Probio
1521
05/06/2013 12XVL Xuất keo UV dầu cho hộp probio
1521
07/06/2013 15XVL Xuất keo NLK Durabond
1522
10/06/2013 24XVL Xuất giấy Ivory cho hộp Probio
1521
theo LSX số 1068/0613
10/06/2013 30XVL Xuất kẽm theo LSX số 1068/0613
1522
11/06/2013 31XVL Xuất mực xanh cho hộp Probio
1521
11/06/2013 31XVL Xuất mực đỏ cho hộp Probio
1521
11/06/2013 31XVL Xuất mực vàng cho hộp Probio
1521
11/06/2013 36XVL Xuất keo UV cho hộp Probio
1521
15/06/2013 45XVL Xuất mực vàng cho hộp Probio
1522
20/06/2013 55XVL Xuất giấy Ivory cho hộp Probio
1521
theo LSX số 1081/0613
21/06/2013 60XVL Xuất kẽm cho hộp Probio
1522
22/06/2013 65XVL Xuất mực xanh cho hộp Probio
1521
22/06/2013 65XVL Xuất mực đỏ cho hộp Probio
1521
22/06/2013 65XVL Xuất mực vàng cho hộp Probio
1521
23/06/2013 68XVL Xuất keo UV dầu cho hộp probio
1521
25/06/2013 72XVL Xuất Keo Durabond cho hộp Probio 1522
30/06/2013 TH01 Kết chuyển chi phí
154
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 39
0
PS Nợ
33.346.285
PS Có
615.000
343.000
95.000
47.500
3.333.000
295.000
44.677.024
902.000
490.000
142.500
47.500
4.545.000
413.000
30.514.946
615.000
343.000
95.000
47.500
3.838.000
295.000
125.040.255
Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 621
THÁNG 06/2013
Mã số
Tên cấp
1 Hộp probio
Tổng cộng
Dư đầu kỳ
Nợ
Có
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
0
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
125.040.255 125.040.255
0 125.040.255 125.040.255
0
Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đơn giá thực tế
bình quân của
NVL trong kỳ
Giá thực tế
NVL xuất
dùng trong kỳ
=
=
0
Trị giá mua thực tế
Trị
giá kho
muađầu
thựckỳtế
VL tồn
VL tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng NVL tồn
Trị giá
khomua
đầuthực
kỳ tế
VL tồn kho đầu kkỳ
+
Giá thực tế
bình quân 1
đơn vi NVL
x
Trị giá mua thực tế VL
nhập kho trong kỳ
(4.1)
Số lượng NVL nhập
kho trong kỳ
Số lượng NVL
xuất kho
trong tháng
(4.2)
Số liệu tồn kho đầu kỳ của giấy Ivory tháng 6/2013 là 69,3 kg với giá
trị tồn đầu kỳ là 1.337.396 đồng. Số liệu nhập kho trong kỳ là 7.470,4 kg với
giá trị thực tế là 133.944.272 đồng. Số liệu xuất trong kỳ của giấy Ivory là
6.146,8 kg
Dựa vào công thức (4.1) và (4.2) ta có
Đơn giá thực tế
bình quân của =
NVL trong kỳ
1.337.396
69,3
+ 133.944.272
+
Trang 40
7.470,4
=
17.942,58 đồng/ kg
Bảng 4.1: Bảng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho hộp probio tháng 6 năm
2013
ĐVT: Cái
SLượng sản SLượng Số tờ giấy Số Số kg giấy Tỷ lệ Số giấy Giấy sử
phẩm cắt sp/1 tờ giấy khổ I300 kg/1tờ sử dụng hao hụt hao hụt dụng thực
bao gồm sản C300
0,79x0,88 giấy
tế
phẩm nhập 0,79x0,88
kho và dd
cuối kỳ)
500.974
20 25.048,70
0,21
5.260,23
15%
789,03
6.049,20
( Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Giá trị thực tế NVL giấy xuất dùng trong kỳ : 6.049,2 x 17.942,58 =
108.538.255 đồng
Một sản phẩm hộp Probio được sử dụng 3 màu mực : vàng, xanh, đỏ trộn
lẫn thành màu xanh lá cây
Chi phí mực in như sau: Mực xanh chiếm tỷ lệ 0,2% giấy sử dụng cho số
lượng sản phẩm theo định mức kế hoạch. Mực xanh chiếm 70%, mực đỏ
chiếm 20%, mực vàng chiếm 10% tổng số mực tiêu hao
Theo kế hoạch : với 500.974 sản phẩm với định mức kế hoạch tỷ lệ tiêu
hao giấy là 18% , số giấy sử dụng sẽ là: 6.207.07 kg . Số lượng mực xanh xuất
là: 12 kg, mực đỏ : 3.5 kg, mực vàng : 1.5 kg
Tương tự cách tính đơn giá bình quân cho 1kg giấy . Phòng kế toán tính
đơn giá mực như sau:
Đơn giá bình quân mực in Offset RP-R blue : 98.000 đồng/1kg
Đơn giá bình quân mực in MG đỏ cờ : 95.000 đồng/1kg
Đơn giá bình quân mực in Offset RP-R yellow : 95.000 đồng/1kg
Giá trị thực tế mực in xuất trong tháng 6 là:
(12x 98.000) +(3.5 x 95.000) + ( 1.5 x 95.000 )= 1.651.000 đồng
Keo UV dầu giúp cho sản phẩm thêm bóng mượt và không thấm nước
Công ty định mức keo UV là 1kg keo sử dụng cho 4.500 sản phẩm
Trong tháng 6 số lượng sản phẩm hoàn thành là 522.574 sản phẩm sẽ sử
dụng : 116 kg keo UV
Cách tính đơn giá bình quân cho 1kg keo giống như cách tính đơn giá
bình quân cho 1k giấy
Trang 41
Giá trị thực tế keo UV xuất trong tháng là (116 x101.000) = 11.716.000
đồng.
Tổng NVL chính là 121.905.255 đồng
Vật liệu phụ :
Kẽm dùng để in theo định mức cứ 60.000 sản phẩm sử dụng 6 tấm kẽm.
Trong kỳ xuất 52 tấm kẽm UP group 645* 830 . Đơn giá bình quân kẽm UP
group 41.000 đồng/1kg
Giá trị thực tế NVL kẽm xuất dùng trong kỳ: 52 x 41.000 = 2.132.000
đồng
Keo NLK Durabond 1560 dùng dán hộp. Theo định mức cứ 1kg keo sử
dụng cho 30.000 sản phẩm. Tháng 6 số sản phẩm hoàn thành 522.574 sản
phẩm dùng 17 kg keo NLK Durabond 1560
Đơn giá bình quân cho 1kg keo NLK Durabond 1560 : 59.000 đ/kg
Giá trị thực tế keo NLK Durabond 1560 xuất trong tháng là:
17 x 59.000 = 1.003.000 đồng
Tổng NVL phụ là : 3.135.000 đồng
Tổng trị giá NVL trực tiếp của hộp Probio là 125.040.255 đồng
Trình tự hạch toán: khi mua nguyên liệu, kế toán ghi
Nợ TK 1521 (giá chưa thuế)
Nợ TK 1331 (GTGT 10% )
Có TK 331
(tổng giá thanh toán)
Cuối tháng khi lập phiếu xuất kho, kế toán ghi
Nợ TK 6211
125.040.255
Có TK 1521
121.905.255
Có TK 1522
3.135.000
Nhận xét : Công ty hiện đang sử dụng hình thức kế toán là hình thức nhật
ký chung, hình thức này là phù hợp với quy mô của Công ty. Đặc biệt Công ty
sử dụng phần mềm Vietsun soft nên đã tiết kiệm được thời gian và công sức
của nhân viên kế toán, vì vậy Công ty tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu, ghi
chép đầy đủ thông tin các nội dung, ngày tháng ghi sổ…. Kế toán thực hiệp
ghi chép kịp thời liên tục theo trình tự thời gian trong khâu nhập xuất song
song với thủ kho đảm bảo số liệu chính xác theo từng thời điểm. Kế toán thực
Trang 42
hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ và khóa sổ theo quy định của luật kế
toán. Chứng từ sổ sách kế toán vật liệu của Công ty bao gồm phiếu nhập, thẻ
kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu, phiếu xuất, lệnh sản xuất… (Phụ lục 1- Phiếu
xuất kho), (Phụ lục 2- Phiếu xuất kho), ( Phụ lục 3- Phiếu nhập kho), (Phụ lục
4- Phiếu nhập kho), (Phụ lục 5- Lệnh sản xuất)
Công ty còn sử dụng hệ thống cáp quang để liên kết số liệu ở phân (Chi
nhánh Bình Minh, Vĩnh Long) với bộ phận kế toán đặt tại Công ty ( trụ sở Cái
Sơn Hàng Bàng) nhanh chóng , kịp thời và chính xác. Nhờ vậy mà Công ty có
thể quản lý được số lượng thành phẩm nhập xuất thường xuyên.
Mực đóng gói một lon là 0.5kg, 1kg và 2kg. Theo định mức có khi xuất
mực là 0,7kg. Thực tế mực không xuất 0,7kg vì khi cân đong lượng mực sẽ
bị hao hụt , do đó phải xuất 1kg mực. Như vậy là mực xuất thừa so với định
mức nhưng cuối tháng phân xưởng không xác định giá trị mực thừa còn lại
phân xưởng để giảm trừ chi phí vật liệu
4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Theo hạch toán của Công ty , chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được
hạch toán vào TK 622, lương quản đốc phân xưởng được hạch toán vào tài
khoản 6271.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Tiền lương cơ bản, tiền phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp độc hại, tiền cơm trưa, tiền lương ngoài giờ và các khoản
trích theo lương ( BHXH, BHYT, BHTN).
Công ty trả lương theo thời gian. Ngày quy định của công nhân là 26
ngày 1 tháng. Ngoài ra Công ty còn chấm công ngoài giờ để trả lương ngoài
giờ theo ca theo bậc lương của từng công nhân. Đơn giá lương thêm giờ
16.226 đồng/ 1 giờ.
Chứng từ sư dụng là các bảng chấm công thêm giờ các bảng thanh toán
tiền lương công nhân , bảng thanh toán tiền lương theo Hợp đồng lao động.
Cuối tháng quản đốc phân xưởng gởi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế
toán tiền lương căn cứ vào mức lương cơ bản, định mức ngoài giờ, phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp độc hại để tính lương cho từng công nhân, đồng thời
trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN theo quy định (chỉ tính trên mức
lương cơ bản để tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.)
Trang 43
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622
THÁNG 06/2013
Dư đầu kỳ 0
Ngày
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Số CT
12KTK
12KTK
12KTK
TH02
TH03
Nội dung
TKĐƯ Nợ
Có
Trích bảo hiểm tháng 6
3383 4.590.000
Trích bảo hiểm tháng 7
3384
810.000
Trích bảo hiểm tháng 8
3389
270.000
Tính lương công nhân trực tiếp
3341 46.160.938
Phân bổ chi phí nhân công
154
51.830.938
tháng 6/2013
Tổng 51.830.938 51.830.938
Dư cuối kỳ
0
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 622
THÁNG 06/2013
Mã số Tên cấp
1 Hộp Probio
Tổng cộng
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Dư đầu kỳ
Nợ
Có
0
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
51.830.938 51.830.938
0 51.830.938 51.830.938
0
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 44
0
Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Lương thêm giờ = lương cơ bản 1 giờ X 150 %
Mức lương cơ bản của công nhân phân xưởng in bằng nhau là 2.250.000
đồng
2.250.000
Đơn giá lương thêm giờ =
x
26 x 8
= 16.226 đồng
150 %
TK 338 “ phải trả, phải nộp khác”. Công ty đã thực hiện đầy đủ và đứng
các tỷ lệ trích nộp theo qui định nhà nước, BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN
1%. Tổng các khoản trích theo lương là 21%.
Trong tháng 6 năm 2013 Tổng số công nhân là : 12 công nhân
Tổng số lương cơ bản là
27.000.000 đồng
Lương phụ cấp là
11.750.000 đồng
Tiền cơm trưa là
7.200.000 đồng
Lương ngoài giờ là
210.938 đồng
Các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất là bảo hiểm ( tổng quỹ lương
cơ bản để tính bảo hiểm là 27.000.000 đồng)
BHXH : 27.000.000 x 17 % = 4.590.000
BHYT : 27.000.000 x 3 % =
810.000
BHTN : 27.000.000 x 1 % =
270.000
Tổng chi phí Bảo hiểm :
5.670.000
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 6 năm 2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Tỷ lệ %
Lương cơ bản
27.000.000
52,09
Lương phụ cấp
11.750.000
22,67
Tiền cơm trưa
7.200.000
13,89
210.938
0,41
Chi phí BHXH
4.590.000
8.86
Chi phí BHYT
810.000
1,56
Chi phí BHTN
270.000
0,52
51.830.938
100
Lương ngoài giờ
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Trang 45
Tỷ lệ %
8.86
1.56
13.89
Lương cơ bản
Lương ngoài giờ
Lương phụ cấp
0.52
52.09
Chi phí BHTN
Tiền cơm trưa
Chi phí BHYT
Chi phí BHXH
22.67
0.41
Hình 4.1 Tỷ lệ chi phí nhân công tháng 6 năm 2013
Hạch toán chi phí tiền lương
Nơ TK 622
51.830.938
Có TK 3341
46.160.938
Có TK 3383
4.590.000
Có TK 3384
810.000
Có TK 3389
270.000
Nhận xét: Công ty quản lý tốt ngày công của công nhân. Với việc sử
dụng máy chấm công bằng vân tay đảm bảo chính xác và công bằng thời
gian làm việc của công nhân. Ngoài ra công ty còn sử dụng bản chấm công
theo dõi bằng tay cho số giờ làm thêm của công nhân. Công ty thực hiện tốt
chế độ bảo hiểm cho người lao động. Công ty có chấm công thêm giờ (Phụ
lục 6- Bảng chấm công thêm giờ), (Phụ Lục 7- Bảng tính lương công nhân).
Theo Luật Lao Động 2013 mức lương thêm giờ được tính như sau
Làm thêm giờ ngày thường
Làm thêm giờ ngày nghỉ
Làm thêm giờ ngày lễ
Làm thêm đêm ngày thường
Làm thêm đêm ngày nghỉ
Làm thêm đêm ngày lễ
Lương giờ x 150 %
Lương giờ x 200 %
Lương giờ x 300 %
Lương giờ x (150 % +30%) + lương giờ x 150% x20 %
Lương giờ x (200 % +30%) + lương giờ x 150% x20 %
Lương giờ x (300 % +30%) + lương giờ x 150% x20 %
Trang 46
Công ty không làm đúng theo luật, không tính mức lương thêm giờ theo
từng khoản mục chỉ tính lương thêm giờ cố định (lương cơ bản x 150 %)
không phân biệt ngày thường, ngày lễ, ngày nghỉ và làm đêm . Lương tính
thêm giờ bằng lương cơ bản + phụ cấp x hệ số nhưng Công ty chỉ tính trên
mức lương cơ bản
4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Với phương tiện và nghiệp vụ kế toán của Công ty rất tốt nên mọi chi
phí sản xuất chung đều được theo dõi, hạch toán chi tiết và cụ thể cho phân
xưởng, cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý riêng biệt. Đối với chi phí
chung ở phân xưởng Công ty đã tách ra gồm các khoản chi phí
TK 6271- Tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất,
TK 6272- Chi phí vật tư, vật liệu cho phân xưởng,
TK 6273- Chi phí công cụ dụng cụ,
TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ,
TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
(a) Kế toán chi phí lương nhân viên phân xưởng
Lương nhân viên phân xưởng là lương của quản đốc phân xưởng bao
gồm lương cơ bản vả các khoản trích bảo hiểm
Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng
Nơ TK 6271
7.572.500
Có TK 3342
7.047.500
Có TK 3383
425.000
Có TK 3384
75.000
Có TK 3389
25.000
(b) Kế toán chi phí vật liệu phân xưởng
Chi phí vật liệu bao gồm cồn dùng trong máy in, bông đá, sữa rửa bảng
kẽm, keo Grum tráng bảng kẽm. Xút NAOH tổng chi phí vật liệu là 1.640.228
đồng.
Hạch toán chi phí vật liệu
Nơ TK 6272
1.640.228
Có TK 1523
1.105.000
Có TK 1528
535.228
Trang 47
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
THÁNG 06/2013
Dư đầu kỳ
Ngày
02/06/2013
03/06/2013
04/06/2013
04/06/2013
05/06/2013
10/06/2013
15/06/2013
16/06/2013
17/06/2013
18/06/2013
18/06/2013
19/06/2013
20/06/2013
22/06/2013
25/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Người ghi sổ
Số CT
5PC
4XVL
8XVL
8XVL
1XCC
2XCC
44XVL
3XCC
30PC
50XVL
50XVL
52XVL
6XCC
67XVL
71XVL
50PC
TH02
12KTK
12KTK
12KTK
TH03
TH03
TH04
TH05
TH06
Nội dung
TKĐƯ
Chi phí ra phim
1111
Xuất cồn
1522
Xuất sữa lau bảng
1528
Xuất bông đá
1528
Xuất nỉ lô số 6
1531
Xuất cao su
1531
Xuất cồn
1522
Xuất dao cắt
1531
Mua bóng đèn
1111
Xuất cồn
1522
Xuất vải
1528
Xuất NaOH
1528
Xuất dao cắt
1531
Xuất keo Gum
1528
Xuất cồn
1522
Chi trả tiền điện
331
KC lương nhân viên PX 3342
Trích bảo hiểm
3383
Trích bảo hiểm
3384
Trích bảo hiểm
3389
Phân bổ máy khoan
242
Phân bổ máy bào
242
Phân bổ cân điện tử
142
Trích KH TSCĐ
2141
KC chi phí
154
Tổng
Dư cuối kỳ
Kế toán trưởng
Trang 48
0
Nợ
Có
866.900
340.000
268.000
112.000
85.000
630.000
340.000
420.000
750.000
340.000
14.500
32.728
630.000
108.000
85.000
20.902.960
7.047.500
425.000
75.000
25.000
190.000
220.000
58.333
18.099.050
52.064.971
52.064.971 52.064.971
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 627
THÁNG 06/2013
Mã số
Tên cấp
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1 Hộp Propio
0
0 52064971 52064971
0
Tổng công
0
0 52064971 52064971
0
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
(c) Kế toán chi phí công cụ phân xưởng
Chi phí công cụ sản xuất bao gồm chi phí phân bổ dần của công cụ sử
dụng ngắn hạn và dài hạn và những công cụ mua vào sử dụng ngay như máy
khoan , máy bào, cân Exel, dao cắt, nỉ lô, cao su...
Tổng chi phí công cụ, dụng cụ trong tháng là: 2.333.333 đồng
Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ tại phân xưởng
Nợ TK 6273
2.233.333
Có TK 142
410.000
Có TK 242
58.333
Có TK 1531
1.765.000
(d) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng
Tài sản cố định của Công ty dùng tại phân xưởng là máy tráng màng
UV, máy bế giấy, máy cắt giấy khổ 1050, máy dán hộp tự động, máy in 2
màu, máy biến thế đèn UV, giá trị nhà xưởng,....Để theo dõi tình hình hiện có
và biến động khấu hao TSCĐ, Công ty đã sử dụng TK 2141.
Hiện công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được lập sẵn chương trình
khấu hao hàng tháng theo phương pháp đường thẳng. Căn cứ vào nguyên giá
Trang 49
0
0
TSCĐ, số năm sử dụng để tính ra mức trích khấu hao của từng tháng và được
tính thắng vào chi phí cho từng sản phẩm
Phương pháp tính khấu hao của Công ty như sau:
Mức khấu hao hằng năm bằng nguyên giá chia cho thời gian sử dụng
được qui định tại thông tư 203/2009/02GTTT3/001-BTC qui định về phương
pháp khấu hao, thời gian trích khấu hao chi tiết cho từng nhóm, loại tài sản
Mức khấu hao
hàng năm
=
Nguyên giá
SốTSCĐ
năm sử dụng
Mức khấu hao
hàng tháng
=
Mức khấu hao năm
12 tháng
(4.3)
(4.4)
Bảng 4.3: Bảng trích khấu hao TSCĐ tháng 6 năm 2013
BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Mã TS Tên tài sản
MM01 Biến thế đèn UV
MM02 Máy bế giấy
MC03 Máy cắt giấy
MD04 Máy dán tự động
MI05 Máy in 2 màu
MT06 Máy tráng UV
N07
Nhà xưởng
……… …………………
……….…………………
Tổng
ĐVT: Đồng
Năm SD
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Tiền căn cứ KH Năm KH Số tiền khấu hao
31/01/2010
15.000.000
7.678.589
15.000.000
7
178.571
31/01/2010
23.895.238
12.232.091
23.895.238
7
284.467
31/12/2009
58.595.333
29.296.653
58.595.333
7
697.540
31/12/2009
98.619.048
49.309.524
98.619.048
7
1.174.036
31/12/2009
267.380.952
133.690.658
267.380.952
7
3.183.107
31/12/2009
40.383.810
20.191.890
40.383.810
7
480.760
31/07/2010 3.630.170.688 2.924.304.163 3.630.170.688
15
20.167.615
…………… ……………….. ………………. ……………….. ……….. …………………
………….. ……………..
………………. ……………….. …………. …………………
14.139.453.240 11.458.989.626 13.816.953.239
152.876.117
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong Cần Thơ)
Trong đó máy móc thiết bị dùng cho việc sản xuất sản phẩm hộp Probio
là máy biến thế, máy bế giấy, máy cắt, mắt dán tự động, máy in, máy tráng
UV. Nhà xưởng phân bổ cho sản phẩm hộp Probio là 60% số tiền KH trong
tháng, 40% còn lại phân bổ cho phân xưởng khác. Vậy tổng chi phí khấu hao
cho sản phẩm hộp Probio là 18.099.050 đồng.
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng
Nợ TK 6274
Có TK 2141
18.099.050
18.099.050
Trang 50
(đ) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng
Chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng bao gồm tiền điện, tiền
nước, tiền mua vật tư phân xưởng và phí ra phim cho sản phẩm Tổng số chi
phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng là : 22.519.860 đồng
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng
Nợ TK 6277
22.519.860
Có TK 1111
1.616.900
Có TK 331
20.902.960
(e) Kế toán chi phí quản lý khác bằng tiền của phân xưởng: Công ty
không hạch toán
Bảng 4.4:Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 6 năm 2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ%
Chi phí nhân viên phân xưởng
7.572.500
14,54
Chi phí vật liệu
1.640.228
3,15
Chi phí công cụ dụng cụ
2.333.333
4,29
Chi phí khấu hao TSCĐ
18.099.050
34,76
Chi phí điện nước
20.902.960
40,15
1.616.900
3,11
48.636.929
100
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong Cần Thơ)
Trang 51
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 6 năm 2013
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
TỔNG SỐ TIỀN
I/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
125.040.255
- Chi phí nguyên vật liệu chính
121.905.255
- Chi phí nguyên liệu phụ
TỶ LỆ
54,6
3.135.000
II/ Chi phí nhân công trực tiếp
51.830.938
- Lương nhân viên
46.160.938
- Các khoản trích bảo hiểm
5.670.000
II/ Chi phí sản xuất chung
52.064.971
- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
7.572.500
-Chi phí vật liệu
1.640.228
- Chi phí công cụ phân xưởng
2.233.333
- Chi phí khấu hao TSCĐ
18.099.050
- Chi phí điện nước
20.902.960
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.616.900
( Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Tỷ lệ
3.11
14.54
3.15
4.29
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí công cụ dụng cụ
40.15
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí điện nước
Chi phí cdịch vụ mua ngoài
34.76
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Hình 4.2 Tỷ lệ chi phí chung trong tài khoản 627 – Chi phí chung
Trang 52
22,6
22,8
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Hình 4.3 Tỷ lệ chi phí trong giá thành tháng 06/2013 của sản phẩm hộp Probio
Định khoản nghiệp vụ kết chuyển chi phí sản xuất
Nợ TK 154
221.052.688
Có TK 621
125.040.255
Có TK 622
51.830.938
Có TK 672
52.064.971
Nhận xét: Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng
in, chứng từ sử dụng là phiếu chi tiền mặt, bảng tính mức khấu hao theo tháng,
hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào, phiếu kế toán và các
chứng từ khác có liên quan. Đồng thời, Công ty cũng mở chi tiết các tài khoản
tới cấp 2 để theo dõi các khoản chi phí phí thực tế phát sinh hàng tháng như
chi phí điện, chi phí mua ngoài…, thực hiện đúng nguyên tắc ghi nhận doanh
thu chi phí. Tất cả cá khoản chi phí phát sinh ở tháng nào đều được tính trực
tiếp của tháng đó.
Hàng tháng phòng kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào
đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng sản xuất hộp Probio, căn cứ vào chi
phí thực tế phát sinh trong tháng để tổng hợp ghi nhận trực tiếp chi phí phát
sinh để tính giá thành sản phẩm cho 1 đơn vị hộp Probio.
4.3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM DDCK ĐANG ÁP DỤNG
Trang 53
Thường xuyên sản phẩm dở dang thường ở khâu cắt giấy (chưa qua khâu in
ấn) mà giấy chiếm tỷ trọng lớn nên Công ty áp dụng phương pháp tính sản
phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
DDK + CNVLC
Chi phí sản xuất dở dang =
QTP + QD
cuối kỳ
x QD
Dở dang đầu kỳ tháng 6 : 28.000.000 sản phẩm trị giá 6.546.680 đồng
108.538.255 đồng
Chi phí NVLC phát sinh trong kỳ :
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ : 522.574 sản phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ :
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ =
=
6.400 sản phẩm
6.546.680 + 108.538.255
522.574 + 6.400
x 6.400
1.392.384 đồng
4.4 KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4.4.1 Tính và hạch toán giá thành sản phẩm
a. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Do Công ty sử dụng chương trình phần mềm kế toán tự viết theo nhu cầu,
nên vấn đề tập hợp chi phí và tính giá thành rất thuận lợi và nhanh chóng.
Hàng tháng Công ty theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí cho phân xưởng.
Đối tượng tính giá thành của Công ty hiện nay là sản phẩm hộp probio.
Đề tài nghiên cứu đối tượng tính giá thành sản phẩm là hộp Probio hoàn
thành nhập kho thành phẩm để chuyển bán.
b. Phương pháp tính giá thành
Hiện Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp). Đây là phương pháp phù hợp
với thực tế của Công ty
Trang 54
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154
THÁNG 06/2013
Dư đầu kỳ
Ngày
30/06/2013
30/06/2013
30/06/2013
Người ghi sổ
Số CT
TH01
TH03
TH06
Nội dung
Kết chuyển chi phí NVL
Phân bổ chi phí nhân công
KC chi phí
Tổng cộng
Dư cuối kỳ
6.546.680
TKĐƯ
Nợ
621 125.040.255
622 51.830.938
627 52.064.971
228.936.164
1.392.384
Kế toán trưởng
Có
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 154
THÁNG 06/2013
Mã số
Tên cấp
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1 Hộp Probio
0
0 234.090.467 234.090.467
0
Tổng cộng
0
0 234.090.467 234.090.467
0
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 55
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
0
0
Bảng 4.6: Bảng tính giá thành tháng 6 năm 2013
Tên sản phẩm: Hộp Probio
Khoản mục
chi phí
1.NVLTT
2.NC TT
3.CPSXC
Tổng số
SPDD
đầu kỳ
6.546.680
0
0
6.546.680
Số lượng:522.574 Cái
CPSX PS
trong kỳ
SPDD CK
125.040.255 1.392.384
51.830.938
0
52.064.971
0
228.936.164 1.392.384
ĐVT: Đồng
TỔNG GIÁ
THÀNH
130.194.551
51.830.938
52.064.971
234.090.460
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Trang 56
GIÁ
THÀNH
ĐƠN VỊ
249,1
99,2
99,6
447,9
Hình 4.4 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 621
TK154
125.040.255
6.546.680
125.040.255
51.830.938
51.830.938
TK155
234.090.460
TK 622
TK 627
52.064.971
52.064.971
228.936.164
1.392.384
Trang 57
234.090.460
234.090.460
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 155
THÁNG 06/2013
Dư đầu kỳ
Ngày
05/06/2013
06/06/2013
07/06/2013
09/06/2013
10/06/2013
13/06/2013
15/06/2013
16/06/2013
25/06/2013
24/06/2013
30/06/2013
Số CT
01NTP
02NTP
01XTP
03NTP
04NTP
02XTP
05NTP
06NTP
03XTP
07NTP
TH 07
Người ghi sổ
Nội dung
Nhập kho 70.000 hộp probio
Nhập kho 80.000 hộp probio
Xuất kho 140.000 TP
Nhập kho 82.574 hộp probio
Nhập kho 140,000 hộp probio
Xuất kho 222.574 TP
Nhập kho 40.000 hộp probio
Nhập kho 50.000 hộp probio
Xuất 160.000 TP
Nhập kho 60.000 hộp probio
Bổ sung giá thành
Tổng cộng
Kế toán trưởng
Trang 58
TKĐƯ
154
154
632
154
154
632
154
154
632
154
154
0
Nợ
32.000.000
28.000.000
Có
62.713.921
33.029.600
56.000.000
99.703.487
16.000.000
20.000.000
71.673.052
24.000.000
25.060.860
234.090.460 234.090.460
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TPCT
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 155
THÁNG 06/2013
Mã số
Tên cấp
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1 Hộp Probio
0
0 234.090.460 234.090.460
0
Tổng cộng
0
0 234.090.460 234.090.460
0
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
Nhận xét: Công ty chưa đánh giá được phế liệu thu hồi vì vây không có
giảm trừ giá thành cuối tháng. Nhiều băng giấy cắt sản phẩm còn thừa đem sử
dụng phòng hành chính hay phòng kế toán, công ty không nhập kho phế liệu
để giảm trừ giá thành rồi sau đó phân bổ lại cho bộ phận quản lý mà đem sử
dụng thẳng cho bộ phận văn phòng. Công ty bán phế liệu 3 tháng một lần và
hạch toán vào tài khoản 711 không hạch toán vào tài khoản 154. Việc phẩn bổ
nguyên vật liệu chưa hợp lý, nguyên liệu của tháng này sử dụng không hết
không hoàn nhập lại, nên việc tính giá thành hàng tháng chưa chính xác tuyệt
đối.
4.4.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm hộp
Probio
4.4.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Tháng 6 số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ là 28.000 sản phẩm. Sản
phẩm sản xuất trong tháng là 500.974 sản phẩm.
Trang 59
0
0
Bảng 4.7: Bảng tính kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu tháng
6 năm 2013
ĐVT : Cái
Tên sản phẩm : Hộp Probio
Số lượng
Kích thước Số SP trên
Số kg trên Số Kg giấy Tỷ lệ hao Giấy theo
Loại giấy
Số tờ giấy
TT
SP
tờ giấy
1 tờ giấy sử dụng hụt 18% định mức
500.974 (79x88)
75*55*40
20 25.048,7
0,21
5.260,2 946,84086 6.207,10
Về định mức chi phí NVL chính tháng 6/2013 là : 6.207,1 kg ( tỷ lệ
hao hụt là 18%).
Mực xanh 0.2% của số lượng giấy theo định mức tương đương với
7Kg ( chiếm 70% trên tổng số mực), mực đỏ chiếm 20% trên tổng số mực
tương đương với 3,4 kg, mực vàng chiếm 1% trên tổng số mực tương đương
với 1,6 kg .
Keo UV tính theo sản phẩm hoàn thành. Trong tháng 6 sản phẩm hoàn
thành nhập kho là: 522.574 sản phẩm (28.000 sp + 494.574 sp). Cứ 1 kg keo
thì sử dụng cho 4.500 sản phẩm.
Kẽm 60.000 sản phẩm dùng 6 tấm kẽm. Keo dán hộp cứ 1 kg keo dùng cho
30.000 sản phẩm
Về đơn giá nhân công trực tiếp. Công ty tách thành hai loại biến phí và
định phí. Định phí là mức trích bảo hiểm hàng tháng, biến phí là số giờ công .
Tổng mức lương cơ bản là 27.000.000đ/tháng (12 lao động), các khoản phụ
cấp là 11.750.000đ/tháng, phụ cấp cơm trưa là 7.200.000 đ/tháng và mức trích
bảo hiểm là 5.670.000 đồng/tháng. Số giờ công kế hoạch là 60 giờ đơn giá tiền
lương thêm giờ là 16.226 đồng/1 giờ.
Về chi phí sản xuất chung công ty cũng tách thành hai loại định phí và
biến phí. Định phí là chi phí khấu hao tài sản cố định, lương cơ bản của nhân
viên quản lý phân xưởng, phí tiền điện theo định mức Công ty điện lực quy
định. Biến phí là lương thêm giờ nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi
phí sửa chữa máy móc, phí tiền điện vượt định mức. Định phí kế hoạch là
26.139.883 đồng (chi phí khấu hao và công cụ dụng cụ cố định phân bổ hàng
tháng, lương cố định nhân viên phân xưởng). Biến phí cho một đơn vị sản
phẩm là 39 đồng một sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất chung kế hoạch tháng 6
là: 46.520.269 đồng.
Trang 60
4.4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện giá thành kế
hoạch
Bảng 4.8: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm T6/2013
ĐVT: Đồng
Thực tế
Khoản mục chi phí Tổng CP
CP SPDD đầu kỳ
Chênh lệch TT/KH
Kế hoạch
1ĐVSP
Tổng CP
%
1 ĐVSP
Số tiền
6.546.680
-
7.071.960
-
125.040.255
249,1
138.181.865
275,0
90,6
-25,9
CP Nhân công
51.830.938
99,2
52.593.560
100,6
98,5
-1,4
CP chung
52.064.971
99,6
46.520.269
89,0
111,9
10,6
CP NVL
Cộng
sp dở dang cuối kỳ
sản phẩm nhập kho
Giá thành đơn vị
228.936.164
237.295.694
1.392.384
1.549.952
522.574
522.574
447,9
464,6
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Theo số liệu ghi nhận trên bảng 4.8 ở chúng ta thấy rằng giá thành thực tế
chỉ chiếm 96,4% so với giá thành kế hoạch .Để đạt được kết quả như vậy,
không chỉ có sự thay đổi, đầu tư của Ban giám đốc mà còn sự chịu khó tìm tòi,
học hỏi, cải tiến của các toàn bộ quản đốc và nhân viên trong phân xưởng.
Nguyên nhân dẫn đến giá thành thực tế thấp hơn giá kế hoạch được
chứng minh bằng các yếu tố cấu thành sản phẩm như sau
(1) Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm năm 2013 chiếm
90,6% giảm 9,4% (tương đương: 25,9 đồng cho một sản phẩm) so với kế
hoạch, nguyên nhân là do Ban giám đốc , cán bộ kỹ thuật, đội ngũ công nhân
không ngừng học hỏi. Sau nhiều lần thất bại cũng như việc sử dụng phương
pháp cắt giấy, kỹ thuật in không đúng dẫn đến hao phí về giấy in cũng như
mực. Kể từ năm 2013, Ban giám đốc đã cho sử dụng phần mềm cắt giấy để
tính toán chính xác khối lượng cũng như diện tích từng loại thành phẩm được
tính chính xác từng centimet.
Theo kế hoạch mức hao hụt giấy chiếm tỷ lệ 18% ( tương đương :
946,8 kg). Thực tế tiêu hao chiếm tỷ lệ 15% ( tương đương 788,9 kg) . Như
vậy giấy đã giảm 16,6% (tương đương với 157,9 kg)
Trang 61
(2) Chi phí nhân công:
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát, tiền lương nhân công
điều chỉnh tăng theo mỗi năm.
Theo nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
04/12/2012 thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải điều chỉnh lương cơ bản
từ 1.780.000 đồng/tháng lên 2.100.000 đồng/tháng (đối với vùng 2) kể từ ngày
01/01/2013. Công ty điều chỉnh mức lương cơ bản cho mỗi nhân viên là
2.250.000 đồng.
Việc điều chỉnh lương cơ bản này là gánh nặng đối với Ban giám đốc,
một mặt tìm cách hạ giá thành sản phẩm để duy trì hoạt động của doanh
nghiệp, một mặt phải tăng lương để giữ chân người lao động.
Trong lúc khó khăn trên, Ban giám đốc suy nghĩ chỉ có một biện pháp
giải quyết bài toán khó hạ giá thành, tăng lương chỉ bằng cách tăng năng suất,
giảm tối thiểu hao hụt. Điều đó đã được chứng minh bằng chi phí bình quân
tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm của tháng 6 chỉ chiếm 98,5% giảm 1,4%
(tương đương 1,4 đồng) so với kế hoạch, việc giảm chi phí nhân công này
không phải giảm nhân công mà do Ban giám đốc biết tận dụng sức mạnh của
máy móc, quản lý điều động tốt nguồn nhân lực đã giảm ngày công lao động
từ 2.556 giờ công, xuống còn 2.509 giờ công.
(3) Chi phí chung
Chi phí chung tăng so với kế hoạch. Trong tháng 06 năm 2013 chi phí
chung bình quân cho một đơn vị sản phẩm tăng 11,9% so với kế hoạch (tương
đương 10,6 đồng) nguyên nhân tăng chi phí này là do thay đổi đơn giá điện
sản xuất tính theo định mức.
Tháng 6 năm 2013, Điện lực Cần Thơ thay đổi đồng hồ cơ bằng đồng hồ
điện tử nên giá điện tiêu thụ nằm trong giá điện giờ cao điểm bên cạnh đó do
biến động của thị trường nên một số chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng hơn
so với kế hoạch như chi phí sửa chữa máy, chi phí phụ tùng thay thế cũng tăng
theo. Định phí không thay đổi 26.139.883 đ/ tháng. Biến phí 49,6 đồng cho 1
sản phẩm. Như vậy biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm tăng 10,6 đ/sp
Tóm lại, mặc dù chi phí chung cao hơn so với kế hoạch nhưng việc tăng
của chi phí này không bằng mức giảm của chi phí nguyên vật liệu và chi phí
nhân công nên kết quả giá thành đơn vị giảm 3,6% (tương đương 16,7
đồng/cái) so với giá kế hoạch.
Trang 62
4.4.3 Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm hộp Probio từ
tháng 04 đến tháng 06 năm 2013
Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm hộp Probio tháng 6 so với
tháng 5 và tháng 4
Căn cứ vào nguồn số liệu do phòng kế toán cung cấp tổng hợp được giá
thành sản phẩm theo khoản mục chi phí của tháng 4, tháng 5, tháng 6/2013
như sau
Bảng 4.9: Bảng so sánh giá thành sản phẩm hộp Probio từ tháng 04 đến tháng
06 năm 2013
ĐVT: Đồng
GIÁ THÀNH TRÊN 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM
THÁNG 5
THÁNG 4
THÁNG 6
SỐ TIỀN %T6/T5 SỐ TIỀN % T6/T4
249,1
270,3
92,2%
92,6
NVLTT
269,0
99,2
74,1 133,9%
98,4
NCTT
100,8
99,6
90,1 110,5%
92,3
SXC
107,9
GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ
447,9
434,5 103,1%
93,8
477,7
522.574
888.150
540.750
TP NHẬP KHO
KHOẢN MỤC
CHI PHÍ
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Qua bảng 4.9 chúng ta có thể nhận xét rằng giá thành sản phẩm trong
tháng 6 tăng so với tháng 5 và giảm so với tháng 4.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 6 giảm so với chi phí nguyên vật
liệu tháng 5 là 7,8 % và tháng 4 là 7,4%
Chi phí nhân công tháng 6 tăng so với chi phí nhân công tháng 5 là 33,9
% và giảm so với tháng 4 là 1,6 %
Chi phí sản xuất chung tháng 6 tăng so với tháng 5 là 10,5 % và giảm
so với tháng 4 là : 7,7%
Cụ thể sự thay đổi trong cấu thành sản phẩm của các yếu tố như sau:
(1)Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Về trọng lượng
Với số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 6 là 500.974 sản phẩm
thì nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất theo định mức là 6.207,7 kg
giấy. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực tế xuất ra sản xuất
chỉ có 6.049,2 kg giấy. Với sự sụt giảm chi phí nguyên vật liệu này đã làm
Trang 63
giảm tỷ lệ hao hụt theo kế hoạch là 18% xuống còn 15% trong sản xuất thực
tế.
Còn đối với số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 5 là 896.350 sản
phẩm với mức nguyên vật liệu giấy thực tế sử dụng là 10.857,9 với tỷ lệ hao
hụt hơn 15,3%.
Tháng 4, số lượng sản phẩm sản xuất là 552.750 sản phẩm với mức
tiêu thụ nguyên vật liệu giấy là 6.848,5 kg với mức tỷ lệ hao hụt là 18%.
Xét về giá
Tháng 6 đơn giá 1kg giấy Ivory 300 (0,79 x 0,88) là 17.942,5 đồng.
Tháng 5 là 19.298,6 đồng, tháng 4 là 19.100 đồng. Số lượng tiêu hao và đơn
giá vật liệu phụ các tháng không thay đổi.
Tóm lại, Tháng 6 tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu ít hơn tháng 4 và tháng 5,
đơn giá vật liệu chính cũng thấp hơn so với tháng 4 và tháng 5.Vì vậy chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp tháng 6 thấp hơn tháng 4 và tháng 5.
(2) Về chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương tháng 6 tăng so với tháng 5.Với số nhân công của tháng 6
là 12 công nhân với số giờ công là 312 ngày làm việc bình thường và 13 giờ
làm thêm và tổng quỹ lương là 51.830.938 đồng. Tháng 5 số công nhân là 14
công nhân số ngày làm việc bình thường 364 ngày và 650 giờ làm thêm. Mặc
dù số giờ công của tháng 5 cao, số lượng công nhân nhiều hơn tháng 6 tổng
quỹ lương của tháng 5 là: 65.839.375 đồng nhưng do tháng 5 sản xuất nhiều
sản phẩm, máy chạy liên tục với công suất đều đặn, không bị gián đoạn, không
bị hao phí thời gian khởi động máy và công nhân làm việc không ngừng với
năng suất cao nên đơn giá cho chi phí nhân công cho một đơn vị sản phẩm
giảm thấp hơn so với tháng 6.
Chi phí nhân công bình quân tháng 6 so với tháng 5 tăng 33,9%
(tương đương với 25,1 đồng), so với tháng 4 giảm 1,6% ( tương đương với
1,6 đồng). Sỡ dĩ chi phí nhân công tháng 6 so với tháng 4 giảm là do Công ty
quản lý tốt nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp có qua trường
lớp thành thạo tay nghề.
(3) Về chi phí sản xuất chung
Chi phí chung bình quân cho một đơn vị sản phẩm tháng 6 tăng so
với tháng 5 là 10,5 % ( tương đương với số tiền là 9,5 đồng). Chi phí khấu hao
TSCĐ , chi phí công cụ cố định , Chi phí lương nhân viên phân xưởng không
đổi là: 26.139.883 đồng. Chi phí vật liệu, chi phí điện, chi phí khác bằng tiền
Trang 64
trong tháng 6 là 25.925.088 đồng. Chi phí vật liệu, chi phí điện, chi phí khác
bằng tiền trong tháng 5 là 53.909.640 đồng. Tháng 6 số lượng sản phẩm hoàn
thành là 522.574 sp. Tháng 6 số lượng sản phẩm hoàn thành là 888.150 sản
phẩm. Tỷ lệ tăng sản phẩm của tháng 5 so với tháng 6 là 69,9 % .Với một chi
phí cố định giống nhau số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng nhiều hơn sẽ
chịu ít chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm. Tỷ lệ chi phí vật liệu, điện…. của tháng
5 tăng so với tháng 6 là 2,1% thấp hơn tỷ lệ số lượng sản phẩm tháng 5 tăng so
với tháng 6 rất nhiều. Điều đó nói lên số lượng sản phẩm sản xuất nhiều sẽ tiết
kiệm được chi phí cố định và trong tháng 5 công ty đã tiết kiệm được chi phí
vật liệu dịch vụ mua ngoài
Chi phí chung bình quân cho một đơn vị sản phẩm tháng 6 giảm so với
tháng 4 là 7,7% (tương đương với 8,3 đồng) là do công ty đã tiết kiệm được
chi phí điện sản xuất. Tháng 6 chi phí điện là 20.903.960 đồng cho 522.574 sp.
Bình quân chi phí điện cho 1 đơn vị sản phẩm 40 đồng. Tháng 4 chi phí điện
là 27.037.545 đồng cho 540.750 sp. Bình quân chi phí điện cho 1 đơn vị sản
phẩm 50 đồng. Trong tháng 6 Công ty đã hạn chế làm việc trong những giờ
cao điểm để tránh giá điện tăng cao chẳng hạn như làm việc ngày chủ nhật và
nghỉ ngày thứ 2.
Tóm lại qua phân tích số liệu 3 tháng, nhận thấy để giảm bớt chi phí
Công ty cần tìm nguồn nguyên liệu giá thấp, số lượng sản phẩm sản xuất
nhiều tăng năng suất lao động của công nhân tiết kiệm chi phí điện sản xuất.
4.4.4 Phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm qua 3 năm 2010,
năm 2011, năm 2012
Căn cứ vào số liệu do phòng kế toán Công ty cung cấp tổng hợp được giá
thành bình quân của 3 năm (2010-2012) như sau:
Bảng 4.10: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2010
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NĂM 2010
Tên sản phẩm : Hộp Probio
Khoản
mục
SPDD
đầu kỳ
1.NVLTT
2.NC TT
0
0
3.CPSXC
0
Tổng số
0
CPSX PS
trong kỳ
Số lượng : 13.651.317 cái
ĐVT: Đồng
SPDD CK Tổng giá thành
Giá thành
đơn vị
4.588.324.309 4.842.731 4.583.481.578
560.729.311
0
560.729.311
335,70
41,10
74,9
9,2
972.133.753
71,20
15,9
6.121.187.373 4.842.731 6.116.344.642
448,00
100
972.133.753
0
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Trang 65
Tỷ lệ
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng giá thành đơn vị sản phẩm hộp Probio
năm 2010 là 448 đồng/ cái . Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 335,7
đồng /cái chiếm tỷ lệ 74,9%, chi phí nhân công trực tiếp là 41,1 đồng/cái
chiếm tỷ lệ 9,2%, chi phí sản xuất chung là 71,2 đồng/cái, chiếm tỷ lệ 15,9%.
Bảng 4.11: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2011
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NĂM 2011
Số lượng : 9.263.860 cái
Tên sản phẩm : Hộp Probio
Khoản mục
SPDD đầu
kỳ
CPSX PS
trong kỳ
1.NVLTT
4.842.731
2.816.884.460
2.NC TT
0
607.873.472
0
3.CPSXC
0
692.753.469
0
Tổng số
0
4.117.511.401
ĐVT:Đồng
SPDD CK Tổng giá thành
Giá thành
đơn vị
4.589.627 2.817.137.564
304,1
68,4
607.873.472
65,6
14,8
692.753.469
74,8
16,8
0 4.117.764.505
444,5
100
Tỷ lệ
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Năm 2011 giá thành đơn vị sản phẩm hộp Probio là đồng/cái. Trong đó,
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 304,1 đồng/cái, chiếm tỷ lệ 68,4%, chi phí
nhân công trực tiếp là 65,6 đồng/ cái chiếm tỷ lệ 14,8%, chi phí SXC là 74,8
đồng/ cái, chiếm tỷ lệ 16,8%.
Bảng 4.12: Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2012
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NĂM 2012
Tên sản phẩm : Hộp Probio
Khoản
mục
1.NVLTT
2.NC TT
3.CPSXC
Tổng số
SPDD đầu
kỳ
Số lượng : 9.024.482 cái
CPSX PS
trong kỳ
Tổng giá thành
SPDD CK
ĐVT: Đồng
Giá thành
đơn vị
Tỷ lệ
4.589.627
2.656.776.262
9.193.588
2.652.172.301
293,9
67,2
0
607.900.000
0
607.900.000
67,3
15,4
0
4.589.627
688.677.915
3.953.354.177
0
9.193.588
688.677.915
3.948.750.216
76,3
437,5
17,4
100
( Nguồn sô liệu từ phòng kế toán Công ty )
Năm 2012 giá thành đơn vị sản phẩm hộp Probio là 437,5 đồng/cái.
Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 293,9 đồng/cái, chiếm tỷ lệ
67,2%, chi phí nhân công trực tiếp là 67,3 đồng/cái chiếm tỷ lệ 15,4 %, chi phí
sản xuất chung là 76,3 đồng/cái chiếm tỷ lệ 17,4%.
Trang 66
Bảng 4.13: Bảng so sánh giá thành đơn vị giữa các năm 2010, 2011, 2012
BẢNG SO SÁNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ GIỮA CÁC NĂM
ĐVT: Đồng
Khoản mục chi phí
Chi phí NVLCTT
CPNC
CPSXC
Tổng
Giá thành đơn vị
2012/2011
2012/2010
2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
335,7 304,1 293,9 -10,2 -3,35 -41,8 -12,5
41,1 65,6 67,3
1,7 2,59
26,2 63,7
71,2 74,8 76,3
1,5 2,01
5,1 7,2
448 444,5 437,5
-
(Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH In Mekong)
Hình 4.5 Biểu đồ giá thành năm 2010, 2011, 2012
NHẬN XÉT
Qua số liệu trong bảng 12 ta thấy giá thành sản phẩm hộp Probio biến
động thất thường và chịu sự tác động trực tiếp của nền kinh tế Thế giới nói
chung và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước nói riêng. Bởi vì giấy
in nhập khẩu từ bên ngoài và Công ty phải mua qua trung gian của một doanh
nghiệp .Để làm rõ biến động giá thành sản phẩm qua 3 năm (2010-2011-2012)
ta đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí như sau:
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 67
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 giảm so với năm 2011
3,36% (tương đương với 10,21đồng) chủ yếu là do biến động về giá nguyên
vật liệu đầu vào. Giá nguyên liệu chính bình quân xuất dùng năm 2012 là
20.045 đ/kg giấy, keo UV tráng màng 101.000đ/1kg, mực bình quân 132.666
đ/1kg. Năm 2011 là 19.900 đồng/kg giấy, keo UV tráng màng 104.000 đ/1kg,
Mực bình quân 125.333 đ/1kg. Ngoài yếu tố giá nguyên liệu đầu vào làm biến
động về chi phí nguyên liệu chính thì mặt lượng cũng ảnh hưởng không kém.
Năm 2012 một kg giấy sản xuất 79 sản phẩm (hao hụt 20% định mức giấy)
còn năm 2011 thì một kg giấy sản xuất ra 78 sản phẩm ( hao hụt 22% định
mức giấy) Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ năm 2012 là 18.000 sản phẩm .
Số lượng sản phẩm sản xuất mới trong năm 2012 bao gồm sản phẩm dở dang
cuối kỳ là 9.042.882 sản phẩm. Công ty đã sử dụng 113.940 kg giấy. Nếu với
số lượng 9.042.882 sản phẩm thì với mức tiêu hao năm 2011 thì Công ty phải
sử dụng 115.839,3kg giấy. Như vậy năm 2012 Công ty 1.899,3 kg giấy. Mức
tiêu hao mực in và keo UV của 2 năm giống nhau. Tỷ lệ mức chênh lệch giá
của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn tỷ lệ mức tiêu hao nguyên liệu năm
2012 so với năm 2011. Vì vậy đơn giá nguyên vật liệu chính trực tiếp năm
2012 thấp hơn năm 2011.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 tăng so với năm 2010 là
12,47% (tương đương với 41,86đồng) đơn giá bình quân 1kg giấy xuất dùng
năm 2010 là 17.570,04 đồng/kg, keo UV là 98.000đ/kg, đơn giá bình quân của
mực là 115.166,67 đồng/kg. Tất cả các loại nguyên liệu năm 2010 đơn giá đều
thấp hơn năm 2012. Năm 2010 với một kg giấy chỉ sản xuất gần 61 sản phẩm
(mức hao hụt là 25% định mức giấy). Với số lượng 9.042.882 sản phẩm năm
2012 nếu sản xuất theo định mức năm 2010 thì cần sử dụng 148.359,7kg Như
vậy năm 2012 so với năm 2010 Công ty đã tiết kiệm được 34.419,7kg giấy.
Mặc dù đơn giá bình quân cho 1kg NVL năm 2012 cao hơn năm 2010 nhưng
do mức hao hụt năm 2012 thấp hơn năm 2010 với một số lượng rất lớn. Vì vậy
đơn giá bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2012 thấp hơn năm 2011. Từ
đó cho ta thấy rằng, việc tiết kiệm mức tiêu hao nguyên liệu xuất dùng là vấn
đề hết sức quan trọng đối với những sản phẩm có cơ cấu chi phí nguyên liệu
trực tiếp chiếm tỷ trọng cao như sản phẩm hộp Probio.
Về chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 là 67,36 đồng so với năm 2011
tăng 2,65% (tương đương với 1,74 đồng), so với năm 2010 tăng 63,97%
(tương đương với 26,28 đồng. Năm 2012 tổng quỹ lương là 607.900.000 đồng
(14 lao động). Năm 2011 tổng quỹ lương là 607.873.472đ (14 lao động). Tổng
quỹ lương năm 2010 là 560.729.311 (11 lao động). Công ty trả lương cho
Trang 68
công nhân theo lương thời gian nên vói số lao động của năm 2012 và năm
2011 bằng nhau nên tổng quỹ lương cũng tương đối bằng nhau. Tổng quỹ
lương năm 2012 cao hơn so với năm 2010 là do năm 2012 Công ty đã có chế
độ tăng lương cho nhân viên và tăng thêm lao động.
Về chi phí sản xuất chung
Số liệu chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí bình quân sản xuất
chung cho một đơn vị sản phẩm năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,05%
(tương đương với 1,53 đồng) tăng so với năm 2010 là 7,16 % (tương đương
với 5,1 đồng). Chi phí chung năm 2012 tăng so với năm 2011 với mức độ tăng
không đáng kể là do chênh lệch giá chi phí vật liệu và chi phí mua ngoài. Chi
phí khấu hao TSCĐ không thay đổi 156.685.751 đồng. Chi phí khấu hao
TSCĐ năm 2012 và năm 2010 cũng giống nhau. Chi phí vật liệu như điện
nước, chi phí vật liệu tăng do biến động giá cả thị trường. Năm 2012 cồn giá
17.000đ/kg, sữa lau bảng giá 67.000đ/kg, thuốc tẩy bản Nhật giá 16.364đ/kg.
Trong khi đó năm 2010 cồn giá 15.000đ/kg, sữa lau bảng giá 62.000đ/kg,
thuốc tẩy bản Nhật giá 11.868đ/kg. Máy móc sử dụng lâu năm bị cũ nên năm
2012 việc bảo trì máy móc thực hiện thường xuyên. Mặt khác năm 2012 số
lượng sản phẩm sản xuất ra ít hơn năm 2010 cho nên đơn giá chi phí khấu hao
TSCĐ năm 2012 cao hơn năm 2010.Vì vậy chi phí sản xuất chung cho một
đơn vị sản phẩm năm 2012 cao hơn năm 2011 và năm 2010. Do đó để tiết
kiệm chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm thì Công ty phải sản
xuất ra nhiều sản phẩm trong một chu kỳ và kiếm nguồn cung cấp chi phí vật
liệu trong phân xưởng đảm bảo giá thành rẻ và chất lượng.
Trang 69
CHƯƠNG 5
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÊ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
IN MEKONG
5.1 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH IN MEKONG
Đối với thiết bị công nghệ và quy trình sản xuất.
Ngày nay khi mà khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, do đó ngoài
hao mòn hữu hình các thiết bị máy móc của Công ty còn phải chịu hao mòn vô
hình, nên Công ty cần khấu hao nhanh thu hồi vốn để trang bị thiết bị dây
chuyền máy móc hiện đại hơn, tiêu tốn điện năng ít hơn, quy trình công nghệ
sản xuất hiện đại hơn nhằm tăng nhanh sản lượng và nâng cao năng suất, góp
phần hạ giá thành sản phẩm.
5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ NHẰM
GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Như chúng ta đã biết, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán và tổ chức
sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh tình hình sản xuất chính xác, kịp thời và là
cơ sở cho nhà quản trị ra quyết định về giá của sản phẩm, về chiến lược cạnh
tranh trên thị trường. Với vai trò quan trọng như vậy, việc không ngừng hoàn
thiện công tác kế toán khắc phục những hạn chế nhằm giảm giá thành sản
phẩm là hết sức cần thiết.
Mặc dù với kiến thức còn hạn chế, tuy nhiên với những kế thức được học
tập tại trường cùng với quá trình trải nghiệm thực tế tại công ty, em xin đưa ra
một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty như sau:
5.2.1 Đối với nguyên liệu đầu vào
Nguyên nhiên vật liệu và năng lượng tiêu hao trong qua trình sản xuất
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm nên việc quản lý và sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả những khoản chi này có ý nghĩa quan trọng đối với
việc hạ giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và năng lượng,
trước mắt Công ty cần xây dựng các định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật cho
từng loại nguyên nhiên vật liệu sát với thực tế hơn, căn cứ vào đó để khống
Trang 70
chế về mặt lượng nhất là đối với nguyên liệu chính là giấy, sao cho tỷ lệ tiêu
hao ít.
Về lâu dài, Công ty tạo mối quan hệ thân thiết với những khách hàng đã
cung cấp giấy với số lượng lớn và lâu năm. Công ty mở rộng và tìm kiếm
thêm nhà cung cấp mới không loại trừ những tỉnh xa, miễn là nguồn hàng ổn
định và giá cả chấp nhận được. Có chính sách động viên khuyến khích những
khách hàng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định. Để động viên khích lệ tinh
thần nhà cung cấp bằng cách ưu tiên được thanh toán tiền trước.
Vật liệu thừa trong sản xuất sau mỗi chu kỳ sản xuất cần phải đánh giá
lại để trừ vào chi phí sản xuất đảm bảo giá thành chính xác. Tiết kiệm nguyên
liệu cũng là một vấn đề quan trọng do máy in tự động cần có người đứng máy
để kiểm tra quá trình thực hiện. Nếu một công nhân không chú tâm trong giờ
làm việc cũng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hỏng gây lãng phí và chậm tiến độ sản
xuất. vì vậy, Công ty nên tăng cường công tác quản lý, giám sát công nhân sản
xuất để giảm thiểu đến mức thấp nhất vật liệu thừa trong sản xuất.
5.2.2 Tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động cũng chính là tăng số lượng sản phẩm sản xuất
chia bình quân (26 ngày/tháng) thì mỗi ngày đạt được 43.754 sản phẩm như
vậy so với năng lực và công suất của máy, thì tỷ lệ này chiếm tương đối.
Tuy nhiên, việc tăng sản lượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
yếu tố tiêu thụ sản phẩm mới là quan trọng và quyết định đến việc nâng cao
sản lượng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay, đi cùng biến động bất thường, tác động rất nhiều đến tốc độ tăng
trưởng của kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động thất thường, tác
động rất nhiều đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của Công ty. Do đó, cần
phải có giải pháp chiến lược để giải quyết vấn đề này.
5.2.3 Sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất
Hiệu quả hoạt động của Công ty qua các năm chứng minh được rằng
việc sử dụng công nghệ thông tin vào sản xuất là rất cần thiết. Cụ thể trong
lĩnh vực kế toán, như trước đây kế toán chỉ ghi chép trên phần excell thì không
thể nào hạch toán và báo cáo kịp thời giá thành sản phẩm cũng như việc phản
ánh chính xác giá thành của từng loại sản phẩm.
Việc xác định chính xác giá thành của một sản phẩm có ý nghĩa rất lớn
trong việc xác định giá bán, đây là yếu tố quan trọng trong việc chào hàng, báo
giá sản phẩm. Vì nhu cầu bao bì của các doanh nghiệp thủy sản, thuốc,... rất
Trang 71
lớn nên các khách hàng này tính đến từng đồng trên mỗi sản phẩm, nếu tính
chính xác giá vốn thì Công ty có thể ấn định giá bán chính xác hơn, tạo nhiều
lợi thể cạnh tranh hơn cho Công ty.
Ngoài ra, việc sức mạnh của công nghệ thông tin còn góp phần hạn chế
phế liệu, nhân công cụ thể đã được chứng minh việc áp dụng phần mềm cắt
giấy, như trước đây, việc đo và cắt giấy để làm các hộp nhỏ thường dùng mắt
thường và kéo để cắt nên tỷ lệ hao hụt rất lớn. Kể từ ngày sử dụng phần mềm
cắt giấy kết hợp việc sử dụng công nghệ tiết kiệm in đã giảm rõ rệt tỷ lệ hao
hụt rất nhiều. Đặc biệt nhờ cải tiến trong khâu in ấn ngoài việc tiết kiệm chi
phí mực còn tiết kiệm chi phí điện rất nhiều.
Trang 72
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Công ty TNHH In MeKong là một trong số ít các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tại Thành phố Cần Thơ, nhiều năm liền
được Cục thuế thành phố Cần Thơ tặng bằng khen, giấy khen và thành tích
nộp thuế đầy đủ đúng kỳ hạn. Do dó, Công ty giữ vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ trong những năm qua.
Công ty là nơi cung cấp một số hộp thuốc , nhãn thuốc , khay nhựa, khay
thủy sản phục vụ cho việc tiêu thụ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa tại thành phố
Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Góp phần vào công tác giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa
bàn, giảm đáng kể lực lượng lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Với ngành nghề sản xuất của mình, Công ty cũng đã có những đóng góp
ít nhiều vào việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Qua tìm hiểu thực trạng công tác “kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành hộp Probio tại Công ty TNHH In MeKong” cho thấy rằng cơ
bản Công ty đã tập hợp đầy đủ cho các khoản mục chi phí phục vụ cho việc
tính giá thành. Kỳ tính giá thành theo tháng là rất phù hợp với yêu cầu quản lý
của Công ty. Tuy nhiên, cũng còn những tồn tại hạn chế như đã nêu trên cần
sớm khắc phục trong những năm tới để Công ty thực sự là cánh chim đầu đàn
trong ngành sản xuất bao bì của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và của
nhà nước.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với ngành thuế
Để giúp ngành in và bao bì nói chung được phát triển bền vững không
chỉ có nổ lực của đơn vị sản xuất mà còn phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía cơ
quan chức năng cụ thể là ngành thuế về các chính sách thuế đã từng áp dụng
trước đây đã giúp đỡ doanh nghiệp trụ vững trong giai đoạn khủng hoảng kinh
tế 1999 – 2001.
Chỉ có cách miễn giảm một số sắc thuế mới .Năm nay là năm thứ hai
thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty được giảm 50% .Công ty được miến
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 100% trong 2 năm 2010 và 2011. Kể từ đầu
tháng 1 năm 2009 Nhà nước ban hành bãi bỏ luật miễn giảm thuế cho công ty
Trang 73
sản xuất mới thành lập, mở rộng dự án. Vì vậy đầu năm 2013 công ty mở rộng
chi nhánh ở Bình Minh- Vính Long. Công ty đã đầu tư xây dựng mặt bằng
mới, đầu tư máy móc thiết bị mới nhưng không được miễn giảm thuế cho
những năm sau. Chi phí mở rộng đầu tư rất nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá thành .
Miễn giảm thuế là một điều rất quan trọng giúp doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bao bì, in ấn trụ vững trong hậu suy
thoái kinh tế hiện nay . Vì vậy ngành thuế nên có chính sách giảm thuế cụ thể
như sau
6.2.1.1 Về thuế giá trị gia tăng
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên ban hành các giải pháp giảm, giãn
thuế như: giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động in (trừ một
số mặt hàng in chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) trong thời hạn 3 năm kể từ năm
2013.
Đối với giấy và sản phẩm giấy các loại được kéo dài thời hạn nộp thuế
giá trị gia tăng đối với số phát sinh dương theo tháng lên 180 ngày kể từ ngày
hến hạn nộp thuế hoặc 180 ngày đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá
trị gia tăng theo quí.
Giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu và ưu tiên giải quyết thời gian làm thủ
tục hải quan đối với các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay
thế, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của
doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp ngành in).
Nới rộng thời gian kê khai thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn lên 12
tháng thay vì 6 tháng như hiện nay.
Tăng số tiền bắt buộc chuyển khoản lên 40.000.000 đồng đối với hóa đơn
giá trị gia tăng ( hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay có giá trị từ 20 triệu trở lên
bắt buộc phải chuyển khoản mới đủ điều kiện khấu trừ thuế)
Chính phủ sớm ban hành văn bản chính thức công nhận việc thanh toán
qua ngân hàng không chỉ bằng ủy nhiệm chi bằng giấy như truyền thống mà
còn được công nhận hình thức thanh toán qua ngân hàng bao gồm các giao
dịch trực tuyến bằng internet, điện thoại di động và các hình thức thanh toán
khác.
Rút ngắn thời gian hoàn thuế trong vòng 07 ngày đối với trường hợp
hoàn trước kiểm sau và 15 ngày đối với trường kiểm trước hoàn sau kể từ
ngày nộp tờ đơn xin đề nghị hoàn thuế.
Trang 74
Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng
chưa thu tiền hoặc có chính sách miễn giảm đối với các hóa đơn bán hàng xác
định rằng không có khả năng thanh toán. Trong các năm vừa qua, việc các đại
gia thủy sản lâm vào bờ phá sản, những khách hàng cung cấp vật tư, bao bì,
nguyên liệu nói chung và các doanh nghiệp cung cấp bao bì, đóng gói cũng
chung số phận. Do chính sách thuế hiện nay, khi doanh nghiệp xuất hóa đơn
giá trị gia tăng phải kê khai thuế và nộp thuế nếu có số thuế phát sinh dương
mặc cho hóa đơn đó có được thanh toán hay chưa. Trường hợp lô hàng có giá
trị lớn, khách hàng chỉ đặt cọc 10-30% nên số tiền đó dùng để trả lương cho
công nhân nên bắt buộc doanh nghiệp nộp thuế thì chỉ còn cách đi vay ngân
hàng. Nhưng thời buổi khó khăn như hiện nay, mặc dù lãi suất đã giảm nhưng
để tiếp cận nguồn vốn ngân ngoài ngoài tài sản thế chấp phải "đẹp" mà còn
nhiều yếu tố khác mà không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Từ
chỗ khó khăn trên không ít doanh nghiệp vì tránh bị cơ quan thuế mời lên "đòi
nợ" đành phải đi vay nóng để thanh toán.
6.2.1.2 Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế TNDN hiện hành đã thực hiện cải cách chính sách ưu đãi để
nhằm tăng cường phân bổ nguồn lực vào phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng
miền còn khó khăn. Cụ thể:
Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho việc mở rộng đầu tư
Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn
15 năm, miễn 4 năm, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo
đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm, miễn 2
năm, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh
nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn.
Như vậy, các doanh nghiệp ngành in thành lập mới từ dự án đầu tư, kể cả
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nếu đáp ứng điều kiện về địa bàn có
điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn đều được hưởng
ưu đãi về thuế TNDN như nói trên.
Trong thực tế qui định nhu trên thì rất ít doanh nghiệp được hưởng, trong
địa bàn khó khăn thì không có nhu cầu in ấn thì dù có ưu đãi hay không cũng
không ảnh hưởng nhiều.
Trang 75
Do vậy, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được Chính phủ nên áp
dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn 20% trong năm 2013
chứ không cần đợi đến ngày 01/01/2014 và giảm còn 17% trong năm 2016
như thông tư 135/2013/02GTTT3/001-BTC áp dụng cho doanh nghiệp tổ chức
tài chính vi mô ( có doanh thu năm 2012 trên 20 tỷ)
6.2.1.3 Chính sách thuế nhập khẩu
Do khủng hoảng kinh tế thế giới, giá giấy nhập khẩu giảm mạnh, tác
động xấu đến ngành công nghiệp giấy trong nước, Bộ Tài chính sớm tập hợp ý
kiến của các Bộ ngành liên quan bao gồm cả Hiệp hội in để điều chỉnh tăng
thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giấy và nguyên liệu giấy bằng mức
cam kết trần WTO để hỗ trợ ngành giấy vượt qua giai đoạn khó khăn. Hiện
nay, kinh tế trong nước nói chung và ngành giấy nói riêng chưa thực sự hồi
phục, do đó việc giảm thuế nhập khẩu giấy lúc này là phù hợp.
6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương
Lộ Cái Sơn Hàng Bàng đã đưa vào sử dụng từ năm 1995, gần 20 năm
đưa vào sử dụng đã thấy nhiều bất cập từ việc diện tích đến chất lượng, đường
quá nhỏ mặc dù trước đây xây dựng con đường xác định phục vụ cho khu Tiểu
thủ công nghiệp nhưng đường không cho xe tên 8 tấn vào, mặt đường thì
nhiều ổ voi nên làm phát sinh rất nhiều chi phí vận chuyển.
Để các doanh nghiệp trong khu tiểu chủ công nghiệp Cái Sơn Hàng Bàng
thuận tiện hơn đề nghị chính quyền nhanh chóng cho dặm vá các ổ voi từng
bước mở rộng đường để xe trên 8 tấn có thể vào nhận và giao hàng cũng như
giảm ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông./.
Trang 76
Tài liệu tham khảo
Phan Đức Dũng (2009), Kế toán tài chính, NXB thống kê
Đàm Thị Phong Ba (2010), Bài giảng kế toán chi phí, Tủ sách ĐHCT
Huỳnh Thị Cẩm Tú (2009), Bài giảng kế toán chi phí, Tủ sách ĐHCT
Trần Quốc Dũng (2009), Bài giảng kế toán tài chính 1 và 2
Vũ Huy Cầm (2003), Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,
NXB thống kê, TPHCM
Bùi Văn Trường (2005), Kế toán chi phí, NXB thống kê
Huỳnh Lợi (2005), Kế toán chi phí, NXB thống kê
Lê Phước Hương (2008), Bài giảng kế toán quản trị 1 và 2
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BTC
Số liệu kế toán tại Công ty TNHH in Mekong
Trang 77
Phụ luc 1
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
Mẫu số : 01-VT
Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Số: 10 XVL
Ngày 10 tháng 06 năm 2013
Nợ: 6211
Có: 1521
Họ tên người nhận hàng: Phạm Thanh Nhã
Địa chỉ: phân xưởng in
Lý do xuất hàng: Xuất mực cho sản phẩm Probio
STT
Tên hàng
A
Mã số
B
ĐV
tính
C
Số lượng
Đơn giá
Theo chứng từ
D
Thành tiền
Thực nhập
1
2
3
4
01
Mực in
Offset RP-R
Yellow
06
kg
0.5
0.5
95.000
47.500
02
Mực in
Offset RP-R
Blue
05
kg
3.5
3.5
98.000
343.000
03
Mực in
Offset RP-R
red
01
kg
1
1
95.000
95.000
Tổng cộng
485.500
Viết bằng chữ: Bốn trăm tám mươi lăm nghìn năm trăm đồng chẵn./.
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trang i
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…tháng …năm 2013
Giám đốc
Phụ lục 2
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
Mẫu số : 01-VT
Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Số: 5 XVL
Ngày 03 tháng 06 năm 2013
Nợ: 6211
Họ tên người nhận hàng: Phạm Thanh Nhã
Địa chỉ: phân xưởng in
Lý do xuất hàng: Xuất giấy Ivory 300
STT
Tên hàng
A
01
B
Mã số
ĐV
tính
C
Giấy Ivory
D
kg
Có: 1521
Số lượng
Đơn giá
Theo chứng từ
1
1.858,5
Thành tiền
Thực xuất
2
1.858,5
Tổng cộng
3
4
17.942,58 33.346.285
33.346.285
Viết bằng chữ: Ba mươi ba triệu ba trăm bốn mươi sáu nghìn hai trăm tăm mươi lăm đồng chẵn./.
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trang ii
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…tháng …năm 2013
Giám đốc
Phụ lục 3
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
Mẫu số : 01-VT
Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Số :7 NVL
Ngày 01 tháng 06 năm 2013
Nợ: 1521,1331
Có: 331
Họ tên người giao hàng: Công ty TNHH SXTMDV Minh Hưng
Địa chỉ: 382 Thạch Lam P. Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP. HCM
Lý do nhập kho: Nhập theo HĐ 1893 ngày 8/6/2013
STT
Tên hàng
A
01
Mã số
B
Giấy Ivory
ĐV
tính
C
D
01
kg
Số lượng
Đơn giá
Theo chứng từ
1
7.470,4
Thành tiền
Thực nhập
2
7.470,4
Cộng tiền hàng
3
4
17.930 133.944.272
133.944.272
Thuế VAT
13.394.428
Tổng cộng
147.338.700
Viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi bảy triệu ba trăm ba mươi tám nghìn bảy trăm đồng chẵn./.
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trang iii
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…tháng …năm 2013
Giám đốc
Phụ lục 4
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
Mẫu số : 01-VT
Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 10 tháng 06 năm 2013
Số: 22 NVL
Nợ: 6211
Họ tên người giao hàng: Cơ sở Gia Huy
Có: 1521
Địa chỉ: 188/41/18 H Nguyễn Việt Hồng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
STT
Tên hàng
A
Mã số
B
ĐV
tính
C
Số lượng
Đơn giá
Theo chứng từ
Thành tiền
Thực nhập
D
1
2
3
4
01
Keo UV dầu
05
kg
40
40
101.000
4.040.000
02
Mực in Offset
RP-R Blue
08
kg
25
25
98.000
2.450.000
Cộng tiền hàng
6.490.000
Thuế VAT
649.000
Tổng cộng
7.139.000
Viết bằng chữ: Bảy triệu một trăm ba mươi chín nghìn đồng./.
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trang iv
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…tháng …năm 2013
Giám đốc
Phụ lục 5
Trang v
Phụ lục 6
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
BẢNG TÍNH LƯƠNG THÊM GIỜ
Tháng 6 năm 2013
Phân xưởng in
ĐVT: Đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Họ và Tên
Lương cơ bản
Phan văn Vinh
2.250.000
Lâm Minh Phà
2.250.000
Phạm Thanh Danh
2.250.000
Trần Thị Diễm Kiều
2.250.000
Nguyễn Hùng Cường
2.250.000
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
2.250.000
Trần Văn Chính
2.250.000
Phạm Thanh Nhã
2.250.000
Tổng Cộng
Đơn giá lương
Số giờ làm thêm Thực lãnh
16.225,96
2,00
32.452
16.225,96
2,00
32.452
16.225,96
1,00
16.226
16.225,96
2,00
32.452
16.225,96
1,00
16.226
16.225,96
2,00
32.452
16.225,96
1,00
16.226
16.225,96
2,00
32.452
13,00
210.938
Trang vi
Phụ lục 7
Trang vii
Phụ lục 8
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 152
Dư đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng Thành tiền
SL nhập Thành tiền
SL xuất Thành tiền
Số lượng Thành tiền
Giấy ivory
kg
69,3
1.337.396 7.470,4 133.944.272
6.049 108.538.255
1.490,5 26.743.413
Keo UV dầu
kg
107
10.807.000
40
4.040.000
116 11.716.000
31,0
3.131.000
Mực in Offset RP Blue kg
0
0
25
2.450.000
12
1.176.000
13,0
1.274.000
Mực đỏ
kg
4
380.000
0
0
3,5
332.500
0,5
47.500
Mực vàng
kg
0
0
3
285.000
1,5
142.500
1,5
142.500
Kẽm
Tấm
100
4.100.000
0
0
52
2.132.000
48
1968000
Keo NLK Durabond
kg
0
0
25
1.475.000
17
1.003.000
8
472000
Cồn
Lít
0
0
180
3.060.000
65
1.105.000
115
1955000
Sữa lau bảng
Lít
6
402.000
0
0
4
268.000
2
134000
Sút vẩy NaOH
kg
2
32.728
0
0
2
32.728
0
0
Bông đá
Miếng
4
112.000
0
0
4
112.000
0
0
Vải lau máy
kg
25
362.500
0
0
1
14.500
24
348000
……………………
……. ……………………..
………….…………… ………….…………… …………. …………..
Tổng
1.013.197.843
85.121.552
269.990.193
828.329.202
Tên cấp
ĐVT
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang viii
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc
Phụ lục 9
CÔNG TY TNHH IN MEKONG
KV4, KTTCN Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Bình, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT
PHIẾU CHI
Ngày 2 tháng 6 năm 2013
Mẫu số 02- TT
Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng
03 năm 2006 của bộ trưởng BTC
Quyển số 01
Số CT 03
Họ và tên người nhận tiền :
Địa chỉ
:
382 Thạch lam, P.Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP HCM
Lý do thanh toán
:
Thanh toán tiền mua bóng đèn
Số tiền
:
825.000 VNĐ
Viết bằng chữ
:
Tám trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn ./.
Ngày…tháng..năm..
Giám đốc
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Người lập phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Trang ix
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Phụ lục 10
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Đến ngày 30/06/2013
Từ ngày 01/06/2013
Đối tượng sử dụng Ghi có TK 1521 Ghi có TK 1522 Ghi có TK 1522
6211 Hộp probio
Tổng cộng
121.905.255
121.905.255
3.135.000
3.135.000
0
0
(Nguồn: Trích từ Bảng phân bổ NVL của Công ty)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Trang x
Ngày….tháng…năm 2013
Giám đốc
(Ký, hoc tên, đóng dấu)
[...]... phẩm 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH In Mekong; - Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và phân tích sản phẩm Hộp Probio; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí, tính giá thành và nâng cao hiệu quả quản lý giá thành sản xuất các sản phẩm tại Công Ty TNHH In Mekong 1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... được mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, kế toán cần phải xác định đối tượng tập hợp kế toán chi phí sản xuất thực tế, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 2.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng chi phí tập hợp sản xuất thực chất là việc xác định những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế... độ và phương diện của kế toán Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là: Chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng… 2.1.3.3 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, ... – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng tài khoản 632 – Giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tài khoản hạch toán – TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản. .. giá thành sao cho hợp lý Đó là lý do em chọn đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH In Mekong Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em hiểu rõ hơn về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty, tìm hiểu xem hệ thống kế toán tổ chức tại công ty Đây cũng là cơ sở cho doanh nghiệp có thể tạo được điều kiện quan trọng có thể giảm giá bán trên thị trường... tính giá thành, xác định SPDD cho phù hợp cũng như sử dụng phần mềm kế toán để tiết kiệm thời gian và chi phí và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trang 1 1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành và phân tích giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH In Mekong từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. .. bổ kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh + Đối với hoạt động sản xuất xây lắp, tài khoản 154 chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, với các khoản mục tính giá thành: chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công; chi phí. .. thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ 2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu... những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung c Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chi phí Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh... trình sản Trang 3 xuất Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tuy nhiên, nếu bộ phận chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không bằng nhau thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng Điều đó được thể hiện qua công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí